06b. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Sáu Pháp – The Book of the Sixes – Phẩm 04 – 05 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Sixes – page 895 – 932 of 1925.

IV. Deities – [IV. Phẩm Chư Thiên]

 

31 (1) Trainee – [(I) (31) Hữu Học]

 

  1. “Bhikkhus, these six qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee. What six?
  2. Delight in work, delight in talk, delight in sleep, delight in company, not guarding the doors of the sense faculties, and lack of moderation in eating.

These six qualities lead to the decline of a bhikkhu who is a trainee.

  1. “Bhikkhus, these six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee. What six?
  2. Not taking delight in work, not taking delight in talk, not taking delight in sleep, not taking delight in company, guarding the doors of the sense faculties,

and moderation in eating.

These six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu who is a trainee.”.

  1. – Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?
  2. Ưa công việc, ưa nói chuyện, ưa ngủ, ưa hội chúng, các căn không phòng hộ, ăn uống không tiết độ.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.

  1. Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?
  2. Không ưa công việc, không ưa nói chuyện, không ưa ngủ nghỉ, không ưa hội chúng, các căn có phòng hộ, ăn uống có tiết độ.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.

 

32 (2) Non-Decline (1) – [(II) (32) Không Thối Ðọa (1)]

 

  1. Then, when the night had advanced, a certain deity of stunning, beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to the Blessed One:”Bhante, there are these six qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What six? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence

for the training, reverence for heedfulness, and reverence for hospitality.

These six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.”

This is what that deity said. The Teacher agreed. Then that deity, thinking, “The Teacher agrees with me,” paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.

  1. Rồi một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa.

Thiên nhân ấy nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên nhân ấy nghĩ rằng: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta”, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

 

  1. Then, when the night had p assed, the Blessed One ad dressed the bhikkhus:

– “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: “Bhante, there are these six qualities

that lead to the non-decline of a bhikkhu. What six? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence for the training, reverence for heedfulness, and reverence for hospitality.

These six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu. This is what that deity said. Then that deity paid homage to me, circumambulated me keeping the

right side toward me, and disappeared right there.”

 

Respectful toward the Teacher,

respectful toward the Dhamma,

deeply revering the Sangha,

respectful toward heedfulness,

revering hospitality: this bhikkhu

cannot fall away, but is close to nibbana.

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, gọi các Tỷ-kheo:

– Ðêm qua, này các Tỷ-kheo, có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

Tỷ-kheo kính Ðạo Sư,
Cung kính Pháp và Tăng,
Học pháp không phóng dật,
Cung kính nghinh tiếp đón,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết-bàn
.

 

33 (3) Non-Decline (2) – [(III) (33) Không Thối Ðọa (2)]

 

  1. “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these six qualities that lead to the non-decline of a bhikkhu. What six? Reverence for the Teacher, reverence for the Dhamma, reverence for the Sangha, reverence for the training, reverence for a sense of moral shame, and reverence for moral dread. These six qualities lead to the non-decline of a bhikkhu.’ This is what that deity said. Then the deity paid homage to me, circumambulated me keeping the

right side toward me, and disappeared right there.”

 

Respectful toward the Teacher,

respectful toward the Dhamma,

deeply revering the Sangha,

endowed with moral shame and moral dread:

one who is deferential and reverential

cannot fall away, but is close to nibbana.

  1. – Ðêm qua, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jatavana, đi đến Ta; sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy thưa với Ta: “Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng hổ thẹn, kính trọng sợ hãi. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

Cung kính bậc Ðạo Sư,
Cung kính lớn Pháp Tăng,
Ðầy đủ tàm và quý
Kính nhường và cung kính,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết-bàn
.

 

34 (4) Moggallana – [(IV) (34) Ðại Mục Kiền Liên]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, while the Venerable Mahamoggallana was alone in seclusion, the following course of thought arose in him: “Which devas know: I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed

in destiny, heading for enlightenment’?”

Now at that time, a bhikkhu named Tissa had recently died and been reborn in a certain brahma world. There too they knew him as “the brahma Tissa, powerful and mighty.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, chỗ khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna trong khi độc cư thiền tịnh, những suy nghĩ như sau được khởi lên: “Có bao nhiêu chư Thiên có trí như sau: ‘Ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt được giác ngộ?’ “

Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo Tissa mệnh chung không bao lâu, được lên một Phạm thiên giới. Tại đấy, họ biết vị ấy là: “Phạm thiên Tissa, có đại thần lực, có đại uy lực”.

 

  1. Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahamoggallana disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahma world. When he saw the Venerable Mahamoggallana coming in the distance, the brahma Tissa said to him:

– “Come, respected Moggallana! Welcome, respected Moggallana! It has been long since you took the opportunity to come here. Sit down, respected Moggallana. This seat has been prepared.”

The Venerable Mahamoggallana sat down on the prepared seat. The brahma Tissa paid homage to him and sat down to one side. The Venerable Mahamoggallana then said to him:

– “Which devas, Tissa, know: I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment’?”

  1. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Phạm thiên Tissa thấy Tôn giả Mahà Moggallàna từ xa đi đến; sau khi thấy, nói Tôn giả Mahà Moggallàna:

– Hãy đến, bạn Moggallàna! Thiện lai, bạn Moggallàna! Ðã lâu, bạn Moggallàna, mới tạo cơ hội này, tức là đến đây. Này bạn Moggallàna, hãy ngồi trên chỗ đã soạn này!

Tôn giả Mahà Moggalàna ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Phạm thiên Tissa đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggallàna, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahà Moggallàna nói với Phạm thiên đang ngồi một bên:

– Có bao nhiêu Thiện nhân, này Tissa, có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?

 

– (1) “The devas [ruled by] the four great kings have such knowledge, respected Moggallana,”

– “Do all the devas [ruled by] the four great kings have such

knowledge, Tissa?”

– “Not all, respected Moggallana. Those who do not possess unwavering confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and who lack the virtuous behavior loved by the noble ones, do not have such knowledge. But those who possess unwavering confidence in the Buddha, the Dhamma, and

the Sangha, and who have the virtuous behavior loved by the noble ones, know: ‘I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.”

– Này bạn Moggallàna, bốn Thiên vương có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.

– Này Tissa, có phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?

– Này bạn Moggallàna, không phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Này bạn Moggallana, Bốn Thiên vương nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu các Giới Luật được các bậc Thánh ái kính, Bốn Thiên vương ấy không có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Và này bạn Moggallàna, Bốn Thiên vương nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, thành tựu lòng tịnh tín đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được bậc trí ái kính, Bốn Thiên vương ấy có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.

 

– (2) “Do only the devas [ruled by] the four great kings have such knowledge, or do the Tavatimsa devas … (3) … the Yama devas … (4) … the Tusita devas … (5) … the devas who delight in creation … (6) … the devas who control what is created by others have it?”

– “The devas who control what is created by others also have such knowledge, respected Moggallana.”

– “Do all the devas who control what is created by others have such knowledge, Tissa?”

– “Not all, respected Moggallana. Those who do not possess unwavering  confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and who lack the virtuous behavior loved by the noble ones, do not have such knowledge. But those who possess unwavering confidence in the Buddha, the Dhamma, and

the Sangha, and who have the virtuous behavior loved by the noble ones, know: I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.'”

– Này Tissa, có phải chỉ có Bốn Thiên vương mới có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”, hay các chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba… hay các chư Thiên Dạ-ma… hay các chư Thiên ở cõi Tusità (Ðâu-suất)… hay chư thiên Hóa lạc hay chư Thiên Tha Hóa Tự tại… cũng có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?

– Này bạn Moggallàna, chư Thiên Tha hóa Tự tại có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.

– Này Tissa, có phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ”?

– Này bạn Moggallàna, không phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được các bậc Thánh ái kính, các chư Thiên ấy không có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”. Và này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu các Giới được các bậc Thánh ái kính, chỉ những chư Thiên ấy mới có trí như sau: “Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ”.

 

  1. Then, having delighted and rejoiced in the statement of the brahma Tissa, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahamoggallana disappeared from the brahma world and reappeared in Jeta’s Grove.
  2. Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna sau khi hoan hỷ tín thọ lời nói của Phạm thiên Tissa, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất tại Phạm thiên giới và hiện ra tại Jetavana.

 

35 (5) Pertain to True Knowledge – [(V) (35) Minh Phần]                                                       

 

  1. “Bhikkhus, these six things pertain to true knowledge. What six?
  2. The perception of impermanence, the perception, of suffering

in the impermanent, the perception of non-self in what is suffering, the perception of abandoning, the perception of dispassion, and the perception of cessation.

These six things pertain to true knowledge.”

  1. – Có sáu pháp này thuộc về minh phần. Thế nào là sáu?
  2. Tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, là thuộc về minh phần.

 

36 (6) Disputes – [(VI) (36) Gốc Rễ Của Ðấu Tranh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these six roots of disputes. What six?
  2. (1) “Here, a bhikkhu is angry and hostile.

When a bhikkhu is angry and hostile, he dwells without respect and deference

toward the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and he does not fulfill the training. Such a bhikkhu creates a dispute in the Sangha that leads to the harm of many people, to the unhappiness of many people, to the ruin, harm, and suffering of devas and humans. If, bhikkhus, you perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should strive to abandon this evil root of dispute. And if you do not perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should practice so that this evil root of dispute does not emerge in the future. In such a way, this evil root of dispute is abandoned

and does not emerge in the future.

  1. – Có sáu gốc rễ đấu tranh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là sáu?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phẫn nộ và hiềm hận.

Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo phẫn nộ, hiềm hận. Này các Tỷ-kheo, ai phẫn nộ, hiềm hận, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không lợi ích, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, này các Tỷ-kheo, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thấy, này các Tỷ kheo, các Thầy hãy tác động đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là đoạn tận ác tranh căn ấy. Như vậy là ngăn chận nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.

 

(2) “Again, a bhikkhu is a denigrator and insolent … (3) … envious and miserly … (4) … crafty and hypocritical … (5) … one who has evil desires and wrong view … (6) … one who adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty. When a bhikkhu adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty, he dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and he does not fulfill the training. Such a bhikkhu creates a dispute in the Sangha that leads to the harm of many people, to the unhappiness of

many people, to the ruin, harm, and suffering of devas and humans. If, bhikkhus, you perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should strive to abandon this evil root of dispute. And if y ou do not perceive any such root of dispute either in yourselves or others, you should

practice so that this evil root of dispute does not emerge in the future. In such a way, this evil root of dispute is abandoned and does not emerge in the future.

“These, bhikkhus, are the six roots of dispute.”

  1. Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vị Tỷ-kheo giả dối và não hại… tật đố và xan tham… lừa đảo và man trá… ác dục và tà kiến… chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc đạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư… Pháp… Tăng… không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không ích lợi, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy được ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy hãy gìn giữ đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là sự đoạn tận ác tránh căn ấy. Như vậy là ngăn chặn nguy hại ác tranh căn ấy trong tương lai.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu tranh căn.

 

37 (7) Giving – [(VII) (37) Bố Thí]

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the female lay follower Velukantaki Nandamata had prepared an offering possessed of six factors for the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Blessed One saw the female lay follower Velukantaki Nandamata preparing this offering and he then addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus, the female lay follower Velukantaki Nandamata is preparing’an offering possessed of six factors for the Sangha of bhikkhus headed by Sariputta and Moggallana. And how is an offering possessed of six factors?

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavata, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sariputta và Moggallàna. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Sau khi thấy vậy Thế Tôn liền bảo các Tỷ-kheo:

– Có mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng?

 

  1. Here, the donor has three factors and the recipients have three factors.

“What are the three factors of the donor? (1) The donor is joyful before giving; (2) she has a placid, confident mind in the act of giving; and (3) she is elated after giving. These are the three factors of the donor.

“What are the three factors of the recipients? Here, (4) the recipients are devoid of lust or are practicing to remove lust; (5) they are devoid of hatred or are practicing to remove hatred; (6) they are devoid of delusion or are practicing to remove delusion. These are the three factors of the recipients. “Thus, the donor has three factors, and the recipients have three factors. In such a way, the offering possesses six factors.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có ba phần thuộc người bố thí và có ba phần thuộc người nhận đồ bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Ðây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những người nhận vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Ðây là ba phần của những người nhận vật bố thí. Như vậy là ba phần của người bố thí và ba phần của những người nhận được vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là thí vật gồm có sáu phần.

 

  1. It is not easy to measure the merit of such an offering thus: ‘Just so much is the stream of merit, stream of the wholesome, nutriment of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness’; rather, it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable, great mass of merit. Bhikkhus, just as it is not easy to measure the water in the g reat ocean thus: ‘There are so many gallons of water,’ or ‘There are so many hundreds of gallons of water, or ‘There are so many thousands of gallons of water,’ or ‘There are so

many hundreds of thousands of gallons of water,’ but rather it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable, great; mass of water; so too, it is hot easy to measure the merit of such an offering … rather, it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable; great mass of merit.”

 

Prior to giving one is joyful;

while giving one settles the mind in trust;

after giving one is elated:

this is success in the act of offering.

 

When they are devoid of lust and hatred,

devoid of delusion, without taints,

self-controlled, living the spiritual life,

the field for the offering is complete.

 

Having cleansed oneself1307

and given with one’s own hands,

the act of charity is very fruitful

for oneself and in relation to others.

 

Having performed such a charitable deed

with a mind free from miserliness,

the wise person, rich in faith,

is reborn in a happy, non-afflictive world.

  1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, thực không dễ gì nắm được số lượng về công đức một thí vật gồm có sáu phần như vậy: “Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc”; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: “Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước”; vì rằng, cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để nắm được số lượng về công đức của một thí vật gồm sáu phần như vậy: “Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn lạc. thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc an lạc”; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng.

Trước bố thí, ý vui,
Khi bố thí, tâm tín.
Sau bố thí, hoan hỷ,
Ðây lễ thí đầy đủ.
Ly tham và ly sân,
Ly si, không lậu hoặc,
Vị Phạm hạnh chế ngự
Là ruộng phước lễ thí.
Nếu tự thanh tịnh mình,
Tự tay mình bố thí,
Tự mình đến đời sau,
Lễ thí vậy, quả lớn.
Lễ thí vậy, bậc trí,
Với tín, tâm giải thoát,
Không hận thù, an lạc,
Bậc Hiền sanh ở đời.

 

38 (8) Self-Initiative – [(VIII) (38) Tự Làm]

 

  1. Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had exchanged greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
  2. “Master Gotama, I hold such a thesis and view as this: ‘There is no self-initiative; there is no initiative taken by others.'”

– “Brahmin, I have never seen or heard of anyone holding such a thesis and view as this. For how can one who comes on his own and returns on his own say: “There is no self-initiative; there is no initiative taken by others’? (1) “What do you think, brahmin? Does the element of instigation exist?”

– “Yes, sir.”

– “When the element of instigation exists, are beings seen to instigate activity?”

– “Yes, sir.”

– “When beings are seen to instigate activity because the element of instigation exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others. (2) “What do you think, brahmin? Does the element of persistence exist?”

– “Yes, sir.”

– “When the element of persistence exists, are beings seen to persist in activity?”

– “Yes, sir.”

– “When beings are seen to persist in activity because the element of persistence exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others.

(3) “What do you think, brahmin? Does the element of exertion exist?”

– “Yes, sir.”

– “When the element of exertion exists, are beings seen to exert themselves in activity?”

– “Yes, sir.”

– “W h en beings are seen to exert themselves in activity because the element of exertion exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others.

(4) “What do you think, brahmin? Does the element of strength exist?”

“Yes, sir.”

– “When the element of strength exists, are beings seen to be possessed of strength?”

– “Yes, sir.”

– “When beings are seen to be possessed of strength because the element of strength exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others.

(5) ”What do you think, brahmin? Does the element of continuation exist?”

– “Yes, sir.”

– “When the element of continuation exist, are beings seen to continue [in an action]?”

– “Yes, sir.”

– “When beings are seen to continue [in an action] because the element of continuation exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others.

(6) “What do you think, brahmin? Does the element of force exist?”

– “Yes, sir.”

– “When the element of force exists, are beings seen to act with force?”

– “Yes, sir.”

  1. Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

2-6. – Thưa Tôn giả Gatama, tôi nói như sau, có tri kiến như sau: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”.

– Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe lời nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta có thể tự mình bước tới, hay tự mình bước lui, lại có thể nói rằng: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”? Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có phát khởi giới hay không? (Có vấn đề khởi sự bắt đầu không?)

– Thưa có, thưa Tôn giả.

Nếu đã có sự khởi sự, thời các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự không?

– Thưa có, thưa Tôn giả.

– Này Bà-la-môn, đã có khởi sự, các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có sự khởi xuất giới… có sự khởi nhập giới… có sự nỗ lực giới… có sự kiên trì giới… có sự dõng tiến giới hay không?

– Thưa có, thưa Tôn giả.

– Này Bà-la-môn, nếu đã có sự dõng tiến giới, thời các loài hữu tình có được nêu rõ có sự dõng tiến giới không?

– Thưa có, thưa Tôn giả.

 

– “When beings are seen to act with force because the element of force exists, this is the self-initiative of beings; this is the initiative taken by others.

– “Brahmin, I have never seen or heard of anyone holding such a thesis and view [as yours]. For how can one who comes on his own and returns on his own say: ‘There is no self-initiative; there is no initiative on the part of others’?”

– “Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to faster Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– Này Bà-la-môn, đã có sự dõng tiến giới, các loài hữu tình có được nêu rõ là có sự dõng tiến giới, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta lại có thể tự mình bước tới, tự mình bước lui lại có thể nói rằng: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”.

– Thật vi diệu thay, Thưa Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama… Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

39 (9) Origination – [(IX) (39) Nhân Duyên]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three causes for the origination of kamma. What three?
  2. (1) Greed is a cause for the origination of kamma; (2) hatred is a cause for the origination of kamma; and (3) delusion is a caiise for the origination of kamma.

“It is not non-greed that originates from greed; rather, it is just greed that originates from greed. It is not non-hatred that originates from hatred; rather, it is just hatred that originates from hatred, it is not non-delusion that originates

from delusion; rather, it is just delusion that originates from delusion.

“It is not [the realms] of devas and humans— or any other good destinations— that are seen because of kamma born of greed, hatred, and delusion; rather, it is hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits— as well as other bad destinations— that are seen because of kamma born of greed, hatred, and delusion. These are three causes for the origination of kamma.

  1. – Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?
  2. Tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ tham, không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ tham, chỉ có tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ sân, không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ sân, chỉ có sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ si, không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ si, chỉ có si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ tham sanh, không phải do nghiệp từ sân sanh, không phải do nghiệp từ si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, hay những loài khác đang ở trong thiện thú. Này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ tham sanh, chính do nghiệp từ sân sanh, chính do nghiệp từ si sanh, địa ngục được nêu rõ, các loài bàng sanh được nêu rõ, các loại ngạ quỷ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú.

Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.

 

  1. “There are, bhikkhus, these three [other] causes for the origination of kamma. What three?
  2. (4) Non-greed is a cause for the origination of kamma; (5) non-hatred is a. cause for the origination of kamma; and (6) non-delusion is a cause for the origination of kamma. “It is not greed that originates from non-greed; rather, it is just non-greed that originates from non-greed. It is not hatred that originates from non-hatred; rather, it is just non-hatred that originates from non-hatred. It is not delusion that originates from non-delusion; rather, it is just non-delusion that originates from non-delusion. “It is not hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits— or any other bad destinations— that are seen because of kamma born of non-greed, non-hatred, and non-delusion; rather, it is [the realms] of devas and humans— as well as other good destinations— that are seen because of kamma born of non-greed, non-hatred, and non-delusion. These are three [other] causes for the origination of kamma.”
  3. Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên. Thế nào là ba?
  4. Không tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không sân là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên, không si là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên. Không phải từ không tham, tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không tham, chỉ có không tham khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không sân, sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không sân, chỉ có không sân khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải từ không si, si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, chính từ không si, chỉ có không si khởi lên. Này các Tỷ-kheo, không phải do nghiệp từ không tham sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, không phải do nghiệp từ không sân sanh, địa ngục được nêu rõ, loài bàng sanh được nêu rõ, cõi ngạ quỹ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú. Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do nghiệp từ không tham sanh, chính do nghiệp từ không sân sanh, chính do nghiệp từ không si sanh, chư Thiên được nêu rõ, loài Người được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong thiện thú.

Ðây là ba nhân duyên, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp khởi lên.

 

40 (10) Kimbila – [(X) (40) Tôn Giả Kimbila]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kimbila in a nicula grove. Then the Venerable Kimbila approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

  1. “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana?”
  2. “Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana, (1) the bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers dwell without reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell without reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell without reverence and

deference toward the Sangha. (4) They dwell without reverence and deference toward the training. (5) They dwell without reverence and deference toward heedfulness. (6) They dwell without reverence and deference toward hospitality. This is the cause and reason why the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana.’

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

  1. – Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không còn tồn tại lâu dài?
  2. – Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận tiếp đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp không tồn tại lâu dài.

 

  1. “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana?”
  2. “Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana, (1) the bhikkhus, bhikkhunls, male lay followers, and female lay followers dwell with reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell with reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell with reverence and deference toward the Sangha. (4) They dwell with reverence and deference toward the training. (5) They dwell with reverence and deference toward heedfulness. (6) They dwell with reverence and deference toward hospitality. This is the cause and reason

why the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana.”

  1. – Do nhân gì, do duyên gì khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?
  2. Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.

 

41 (11) A Block of Wood – [(XI) (41) Ðống Gỗ]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Venerable Sariputta was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then, in the morning, the Venerable Sariputta dressed, took his bowl and robe, and descended from Mount Vulture Peak together with a

number of bhikkhus. In a certain place, he saw a large block of wood and addressed the bhikkhus: “Do you see, friends, that large block of wood?”

– “Yes, friend.”

  1. (1) “If he so wished, friends, a bhikkhu possessing psychic potency who has attained mastery of mind might focus on that block of wood as earth. What is the basis for this? Because the earth element exists in that block of wood. On this basis, a bhikkhu possessing psychic potency who has attained mastery

of mind might focus on it as earth.

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta. Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát cùng với số đông Tỷ-kheo, từ núi Gijjhakùta đi xuống. Tôn giả thấy tại một chỗ nọ, một đống gỗ to lớn, thấy vậy liền nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy đống gỗ to lớn ấy không?

– Thưa Hiền giả, có thấy.

  1. – Nếu muốn, này các Hiền giả, một Tỷ-kheo có thần không, đạt được tâm tự tại có thể quán (Tập Sớ Sallakkheyya: Thắng giải, thiên về, hướng về) đống gỗ ấy thành địa đại. Vì cớ sao? Vì rằng có địa giới trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại có thể quán đống gỗ ấy thành địa đại.

 

  1. (2-4) “If he so wished, friends, a bhikkhu possessing psychic potency who has attained mastery of mind might focus on that block of wood as water … as fire … as air. What is the basis for this? Because the water element … the fire element … the air element exists in that block of wood. On this basis, a bhikkhu

possessing psychic potency who has attained mastery of mind might focus on it as air, (5)-(6) “If he so wished, friends, a bhikkhu possessing psychic potency who has attained mastery of mind might focus on that block of wood as beautiful … as unattractive. For what reason? Because the element of beauty … the element of the unattractive exists in that block of wood. On this basis, a bhikkhu possessing psychic potency who has attained mastery of mind might focus on that, block of wood as unattractive.”

  1. Nếu muốn, này các Hiền giả, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ lớn ấy thành nước… thành lửa… thành gió… thành tịnh… thành bất tịnh. Vì cớ sao? Vì rằng có bất tịnh trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành bất tịnh.

 

42 (12) Nagita – [(XII) (42) Tôn Giả Nagita]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus When he reached the Kosalan brahmin village named Icchanangala. There the Blessed One dwelled in the Icchanangala woodland thicket. The brahmin householders of Icchanangala heard: “It is said that the ascetic Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan family, has arrived at Icchanangala and is now dwelling in the Icchanangala woodland thicket. Now a good report about that Master Gotamai has circulated thus: ‘That Blessed One is an a rahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed

leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. Having realized by his own direct knowledge the world with its devas, Mara, and Brahma, this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, he makes it known to others. He teaches a Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure. Now it is good to see such arahants.” Then, when the night had passed, the brahmin householders of Icchanangala took abundant food of various kinds and went to the Icchanangala woodland thicket. They stood outside the entrance making an uproar and a racket.

  1. Như vậy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn đang bộ hành giữa các người Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn tên là Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangala, trong khóm rừng Icchànangala. Các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangala được nghe: “Tôn giả Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia đình họ Thích, đã đến Icchànangala, trú ở Icchànangaka trong khóm rừng Icchànagala. Về Tôn giả Gotama ấy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Sau khi đã chứng ngộ, Ngài tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy! “. Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangala, sau khi đêm ấy đã mãn, cầm theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến khóm rừng Icchànangala, sau khi đến, đứng ở ngoài cổng vào, cao tiếng và lớn tiếng.

 

  1. Now on that occasion the Venerable Nagita was the Blessed One’s attendant. The Blessed One then addressed the Venerable Nagita:

– “Who is making such an uproar and a racket, Nagita? One would

think it was fishermen at a haul of fish.”

– “Bhante, these are the brahmin householders of Icchanahgala who have brought abundant food of various kinds. They are standing outside the entrance, [wishing to offer it] to the Blessed One and the Sangha of bhikkhus.”

– “Let me never come upon fame, Nagita, and may fame never catch up with me. One who does not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation, bliss of solitude, bliss of peace, bliss of enlightenment that I gain at will, without trouble or difficulty, might accept that vile pleasure, that slothful pleasure, the pleasure of gain, honor, and praise.”

  1. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Nàgita:

– Này Nàgita, những ai đã cao tiếng và lớn tiếng như những người đánh cá đang giết hại cá?

– Các người ấy, bạch Thế Tôn, là các Bà-la-môn gia chủ trú ở Icchànangala đang đứng ở khu viên cổng ngoài, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và chúng Tăng.

– Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta, Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.

 

– “Let the Blessed One now consent, Bhante, let the Fortunate One consent. This is now the time for the Blessed One to consent. Wherever the Blessed One will go now, the brahmin householders of town and countryside will incline in the same direction. Just as, when thick drops of rain are pouring down, the water

flows down along the slope, so too, wherever the Blessed One will go now, the brahmin householders of town and country will incline in the same direction. For what reason? Because of the Blessed One’s virtuous behavior and wisdom.”

– “Let me never come upon fame, Nagita, and m ay fame never catch up with me. One who does not gain at will, without trouble or difficulty, this bliss of renunciation … might accept that vile pleasure, that slothful pleasure, the pleasure of gain, honor, and praise.

– Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy chấp nhận! Thiện Thệ hãy chấp nhận! Nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về cúng dường. Ví như trời mưa nặng hột, và nước được chảy tùy theo chiều dốc; cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về cúng dường. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn!

– Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được có khó khăn, tìm được có mệt nhọc, tìm được có phí sức an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc mà Ta đã tìm được không khó khăn, tìm được không mệt nhọc, tìm được không phí sức, hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.

 

  1. (1) “Here, N agita, I see a bhikkhu dwelling on the outskirts of a village sitting in a state of concentration. It then occurs to me: ‘Now a monastery attendant or a novice or a co-religionist will cause that venerable one to fall away from that concentration.’ For this reason, I am not pleased with this bhikkhu’s dwelling on the outskirts of a village.
  2. (2) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting and dozing in the forest. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will dispel this sleepiness and fatigue and attend only to the perception of forest, [a state of] oneness.’ For this reason, I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
  3. (3) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting in the forest in an unconcentrated state. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will concentrate his unconcentrated mind or guard his concentrated mind.’ For this reason, I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
  4. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy một Tỷ-kheo ngồi Thiền định tại trú xứ ở cuối làng. Này Nàgita, về vị ấy, Ta suy nghĩ như sau: “Nay có người coi khu vườn hay người Sa-di phá phách vị Tỷ-kheo này, làm cho vị này xuất khỏi thiền định”. Do vậy, này Nàgita, Ta không có hoan hỷ với trú xứ của vị ấy.
  5. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy một Tỷ-kheo đang ngồi ngủ ngục ở trong rừng. Này Nàgita, Ta suy nghĩ về vị ấy như sau: “Nay vị Tỷ-kheo này, sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ và mệt nhọc, sẽ tác ý tưởng về rừng đạt được nhất tâm”. Do vậy, nầy Nàgita, ta hoan hỷ với trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
  6. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng, ngồi không Thiền định trong rừng. Này Nàgita, đối với vị ấy, Ta suy nghĩ: “Nay Tỷ-kheo này sẽ Thiền định được tâm không Thiền định, hay sẽ bảo vệ tâm đã được Thiền định”. Do vậy, này Nàgita. Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.

 

  1. (4) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu sitting in the forest, in a state of concentration. It then occurs to me: ‘Now this venerable one will liberate his unliberated mind or guard his liberated mind.’ For this reason, I am pleased with this bhikkhu’s dwelling in the forest.
  2. (5) “I see, Nagita, a bhikkhu dwelling on the outskirts of a village, who gains robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. Desiring gain, honor, and fame, he neglects seclusion; he neglects remote lodgings in forests and jungle groves. Having entered the villages, towns, and capital cities, he takes up his residence. For this reason, I am not pleased with this bhikkhu’s dwelling on the outskirts of a village.
  3. (6) “I see, Nagita, a forest-dwelling bhikkhu who gains robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. Having dispelled that gain, honor, and praise, he does not neglect seclusion; he does not neglect remote lodgings in forests and jungle groves. For this reason, I am pleased with this

bhikkhu’s dwelling in the forest.

“When, Nagita, I am traveling on a highway and do not see anyone ahead of me or behind me, even if it is for the purpose of defecating and urinating, on that occasion I am at ease.”

  1. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng ngồi với tâm Thiền định ở rừng. này Nàgita, đối với vị ấy, Ta suy nghĩ: “Nay Tỷ-kheo này sẽ giải thoát, tâm chưa được giả thoát hay sẽ bảo vệ tâm sẽ được giải thoát”. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.
  2. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở cuối làng, nhận được vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thích thú với các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, bỏ phế thiền tịnh, bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng, đi xuống làng, thị trấn, kinh đô để lo nuôi sống. Do vậy, này Nàgita, Ta không có hoan hỷ về trú xứ cuối làng của Tỷ-kheo ấy.
  3. Ở đây, này Nàgita, Ta thấy Tỷ-kheo sống ở rừng nhận được các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng chận đứng các lợi dưỡng, cung kính, danh văn ấy, không bỏ phế Thiền tịnh, không bỏ phế các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Do vậy, này Nàgita, Ta hoan hỷ về trú xứ tại rừng của Tỷ-kheo ấy.

Nhưng khi Ta đang bước đi trên con đường, trước mặt, Ta không thấy ai; sau lưng, Ta không thấy ai; trong khi ấy, Ta cảm thấy an ổn, này Nàgita, cho đến vấn đề đi đại, tiểu tiện.

 

V. Dhammika – [V. Phẩm Dhammika]

 

43 (1) The Naga – [(I) (43) Con Voi]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and entered Savatthi for alms. When he had walked for alms in Savatthi, after his meal, on returning from his alms round, he addressed the

Venerable Ananda:

– “Come, Ananda, let us go to Migaramata’s Mansion in the Eastern Park to pass the day.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied.

Then the Blessed One, together, with the Venerable Ananda, went to Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. Then in the evening the Blessed One emerged-from seclusion and addressed the Venerable Ananda:

– “Come, Ananda, let us go to the eastern gate to bathe.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied.

Then the Blessed One, together with the Venerable Ananda, went to the eastern gate to bathe. Having bathed at the eastern gate and come out, he stood in one robe drying himself.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvavatthì để khất thực. Khất thực ở Sàvavatthì xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Ngài gọi Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Ðông Viên, giảng đường Mẹ của Migàra để nghỉ trưa.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Ðông Viên, chỗ giảng đường Mẹ của Migàra. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ thiền tịnh đứng dậy, gọi Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbakotthaka để rửa tay rửa chân.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Pubbkotthaka để rửa tay rửa chân. Sau khi rửa tay rửa chân ở Pubbakotthaka xong, Thế Tôn lên đứng trên bờ, đắp một tấm y, phơi tay chân cho khô.

 

  1. On that occasion, King Pasenadi of Kosala’s bull elephant named “Seta” was coming out through the eastern gate to the accompaniment of instrumental music and drumming. People saw him and said: “The king’s bull elephant is handsome! The king’s bull elephant is beautiful! The king’s bull elephant is graceful! The king’s bull elephant is massive! He’s a naga, truly a naga.”

When this was said, the Venerable Udayl said to the Blessed One:

– “Bhante, is it only when people see an elephant possessed of a large massive body that they say: ‘A naga, truly a naga!’ or do people also say this when they see [other] things possessed of a large massive body?”

– “(1) Udayi, when people see an elephant possessed of a large massive body, they say: ‘A naga, truly a naga!’

(2) When people see a horse possessed of a large massive body, they say: ‘A naga, truly a naga!’ (3) When people see a bull possessed of a large massive body, they say: A naga, truly a naga!’ (4) When people see a serpent possessed of a large massive body, they say: ‘A naga, truly a naga!’ (5) When people see a tree possessed of a large massive body, they say: ‘A naga, truly a naga!’ (6)

When people see a human being possessed of a large massive body, they say: ‘A naga, truly a naga!’ But, Udayi, in the world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I call one a naga who does no evil by body, speech, and mind.”

  1. Lúc bấy giờ, Seta, con voi của vua Pasenadi nước Kosala, từ Pubbokatthaka đi ra, với nhiều tiếng các loại trống và nhạc lớn tiếng, dân chúng thấy vậy liền nói: “Ôi đẹp đẽ thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Ðáng nhìn thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Thoải mái thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Thân thể đầy đủ thay, thưa các Ngài, là con voi của vua! Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi!” Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, quần chúng, do thấy con voi to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nói như sau: “Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi! “. Hay là thấy một cái gì khác to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nên họ nói như vậy: “Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi!”

– Này Udàyi, quần chúng do thấy con voi to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nên nói như sau: “Con voi, thưa các Ngài thật xứng đáng là con voi! “

Này Udàyi, thấy con ngựa… Này Udàyi, thấy con bò… Này Udàyi, thấy con rắn… Này Udàyi, thấy cây… này Udàyi thấy con người to lớn, đồ sộ, với thân thể đẫy đà nên nói như sau: “Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi! “Nhưng Ta tuyên bố rằng, này Udàyi, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, ai không phạm một tội về thân, về lời, về ý nghĩ, người ấy Ta nói rằng: “Người ấy là con voi”.

 

– “It’s astounding and amazing, Bhante, how well this was stated by the Blessed One: ‘But, Udayi, in the world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I call one a naga who does no evil by body, speech, and mind.’ I rejoice, Bhante, in this

good statement of the Blessed One with these verses:

 

“A human being who is fully enlightened,

self-tamed and concentrated,

traveling on the path of brahma,

he takes delight in peace of mind.

“I have heard from the Arahant

that even the devas pay homage to him,

to the same one whom humans venerate,

the one who has gone beyond everything.

“He has transcended all fetters

and emerged from the jungle to the clearing;

delighting in renunciation of sensual pleasures,

he is like pure gold freed frorri its ore.

“He is the naga who outshines all,

like the Himalayas amid the other mountains.

Among all things named naga,

he, unsurpassed^ is the one truly named.

“[ will extol for you the naga:

indeed, he does no evil.

Mildness and harmlessness

are two feet of the naga.

“Austerity and celibacy

are the naga’s other two feet.

Faith is the great naga’s trunk,

and equanimity his ivory tusks.

“Mindfulness is his neck, his head is wisdom,

investigation, and reflection on phenomena.

Dhamma is the balanced heat of his belly,

and seclusion is his tail.

“This meditator, delighting in consolation,

is inwardly well concentrated.

When walking, the naga is concentrated;

when standing, the n aga is concentrated.

“When lying down, the naga is concentrated;

when sitting, too, the naga is concentrated.

Everywhere, the naga is restrained:

this is the naga’s accomplishment.

“He eats blameless food,

but doesn’t eat what is blameworthy.

When he gains food and clothing,

he avoids storing it up.

“Having cut off all fetters and bonds,

whether they be gross or subtle,

in whatever direction he goes,

he goes without concern.

“The: lotus flower

is born and grown up in water,

yet is not soiled by the water

but remains fragrant and delightful.

“Just so the Buddha, well born in the world,

dwells in the world,

yet is not soiled by the world

like the lotus [unsoiled] by water.

“A great fire all ablaze

settles down when deprived of fuel,

and when all the coals have gone out,

it is said to be extinguished.

“This simile, which conveys the meaning,

was taught by the wise.

Great nagas will know the naga

that was taught by the naga.

“Devoid of lust, devoid of hatred,

devoid of delusion, without taints,

the naga, discarding his body,

taintless, is utterly quenched

and attains final nibbana;”

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn. Thế Tôn đã khéo nói như sau: “Này Udàyi, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, ai không phạm một tội về thân, về lời, về ý, người ấy Ta nói rằng: “Người ấy là con voi””.

Bạch Thế Tôn, lời nói tốt đẹp này của Thế Tôn, con xin tùy hỷ với những câu kệ như sau:

Là con người tự giác,
Tự nhiếp phục, được định,
Ðang đi đường Phạm thiên,
Tâm tịnh tín, hoan hỷ,
Cùng tận tất cả Pháp,
Vị ấy, loài người kính,
Vị ấy, chư thiên trọng.
Vị ấy, con được nghe,
Là bậc A-la-hán.
Mọi kiết sử vượt qua,
Thoát rừng, đến Niết-bàn,
Hoan hỷ sống an ổn,
Rời khỏi các dục vọng,
Như vàng thoát đá sỏi.
Voi ấy rực chói sáng,
Chiếu sáng khắp tất cả,
Như ngọn núi Tuyết sơn,
Cao hơn mọi núi đá.
Vị đạt chân, vô thượng,
Vượt tất cả loài voi,
Ta sẽ khen vị voi,
Không làm các tội phạm,
Nhu hòa và thất bại,
Là hai bàn chân trước,
Khổ hạnh và Phạm hạnh,
Là hai bàn chân sau.
Lòng tin là vòi voi,
Trú xả đôi ngà trắng,
Niệm là cổ của voi.
Nếu có suy tư gì
Là suy tư Chánh pháp
Bụng là chỗ chứa pháp,
Ðuôi là sống viễn ly,
Vị ấy tu Thiền định,
Hoan hỷ trong hơi thở,
Với nội tâm định tĩnh,
Khéo định tâm Thiền định.
Voi đi là hành Thiền,
Voi đứng là hành Thiền,
Voi nằm là hành Thiền,
Voi ngồi là hành Thiền
Voi hộ trì tất cả,
Ðây viên mãn của voi.
Voi ăn, không phạm lỗi,
Có phạm lỗi không ăn.
Nhận được cơm và áo,
Quyết từ bỏ chất chứa,
Các kiết sử lớn nhỏ,
Cắt đứt mọi trói buộc.
Chỗ nào vị ấy đi,
Vị ấy đi không cầu
Giống như bông hoa sen,
Sanh và lớn trong nước,
Không bị nước uế nhiễm,
Hương thơm đẹp ý người.
Cũng vậy là đức Phật,
Khéo sanh, vượt khỏi đời,
Không bị đời uế nhiễm,
Như sen không dính nước,
Như lửa lớn cháy đỏ,
Không nhiên liệu, tự tắt,
Ai lắng dịu các hành,
Ðược gọi bậc Tịch tịnh.
Ví dụ này nhiều nghĩa,
Do bậc trí thuyết giảng
Bậc voi lớn được biết
Lấy voi dạy cho voi.
Bậc ly tham, ly sân,
Ly si, không lậu hoặc,
Voi này từ bỏ thân,
Nhập diệt, không lậu hoặc.

 

44 (2) Migasala – [(II) (44) Migasàlà]

 

  1. Then, in the morning, the Venerable Ananda dressed, took his bowl and robe, and went to the house of the female lay follower Migasala, where he sat down on the seat prepared for him. Then the female lay disciple Migasala approached the Venerable Ananda, paid homage to him, sat down to one side, and said:
  2. “Bhante Ananda, just how should this teaching of the Blessed One be understood, where one who is celibate and one who is not celibate both have-exactly the same destination in their future life? My father Purana was celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.

When he died, the Blessed One declared: ‘He attained to the state of a once-returner and has been reborn in the Tusita group [of devas].’ My paternal uncle Isidatta was not celibate but lived a contented married life. When he died, the Blessed One also declared: ‘He attained to the state of a once-returner and has been reborn in the Tusita group [of devas].’ Bhante Ananda, just how should this teaching of the Blessed One be understood, where one who is celibate and one who is not celibate both have exactly the same destination in their future

life?”

– “It was just in this way, sister, that the Blessed One declared it.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của nữ tu sĩ Migasàlà; sau khi đến, ngồi trên ghế đã soạn sẵn. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Migasàlà thưa với Tôn giả Ananda:

2.- Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai sống Phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai? ” Puràna, thân phụ của con, thưa Tôn giả, sống Phạm hạnh, sống biệt lập, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Dự lưu sanh với thân ở Tusità (Ðâu-suất)”. Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Dự lưu, sanh với thân ở Tusità”. Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai sống Phạm hạnh và sống không Phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”?

– Này Chị, như vậy là câu trả lời của Thế Tôn.

 

  1. Then, when the Venerable Ananda had received almsfood at Migasala’s house, he rose from his seat and departed. After his meal, on returning from his alms round, he went to the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Here, Bhante, in the morning, I dressed, took my bowl and robe, and

went to the house of the female lay follower Migasala … [all as above, down to] … When she asked me this, I replied: ‘It was just in this way, sister, that the Blessed One declared it.”

– [The Blessed One said:] “Who, indeed, is the female lay follower Migasala, a foolish, incompetent woman with a woman’s intellect? And who are those [who have] the knowledge of other persons as superior and inferior? “There are, Ananda, these six types of persons found existing in the world. What six?

  1. Tôn giả Ananda sau khi nhận đồ ăn khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi. Rồi Tôn giả Ananda, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Nữ cư sĩ Migasàlà đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Migasàlà thưa với con: “Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai sống Phạm hạnh và sống không Phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”. Puràna thân phụ con, thưa Tôn giả, sống Phạm hạnh, sống biệt lập, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Dự lưu, sanh với thân ở Tusità”. Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Dự lưu, sanh với thân ở Tusità”. Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Phạm hạnh và sống không Phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”? “Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà: “Này Chị, như vậy là câu trả lời của Thế Tôn”.

– Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người? Này Ananda, có sáu hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là sáu?

 

  1. (1) “Here, Ananda, there is one person who is mild, a pleasant companion, with whom his fellow monks gladly dwell. But he has not listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he does not attain temporary liberation.’ With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to

deterioration, not to distinction.

4.- Ở đây, này Ananda, có người khéo tự chế ngự, dễ chung sống, các đồng Phạm hạnh hoan hỷ sống chung. Vị ấy nghe Pháp không có tác động, học nhiều không có tác động, không thể nhập vào tri kiến, không chứng đắc thời giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.

 

  1. (2) “Then, Ananda, there is one person who is mild, a pleasant companion, with whom his fellow monks gladly dwell. And he has listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction,

not to deterioration. “Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them: ‘This one has the same qualities as the other. Why should one be inferior and the other superior?’ That [judgment] of theirs will indeed lead to their harm and suffering for a long time. “Between them, Ananda, the person who is mild, a pleasant companion, one with whom his fellow monks gladly dwell, who has listened [to the teachings], become learned [in them],

and penetrated [them] by view, and who attains temporary liberation, surpasses and excels the other person. For what reason? Because the Dhamma-stream carries him along. But who can know this difference except the Tathagata? “Therefore, Ananda, do not be judgmental regarding people.

Do not pass judgment on people. Those who pass judgment on people harm themselves. I alone, or one like me, may pass judgment on people.

  1. Ở đây, này Ananda, có người khéo tự chế ngự, dễ chung sống, các đồng Phạm hạnh hoan hỷ sống chung. Vị ấy nghe Pháp có tác động, học nhiều có tác động, có thể nhập vào tri kiến, có chứng đắc thời giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi về thối đọa. Ở đây, này Ananda, những kẻ đo lường đo lường như sau: “Những pháp ấy của vị này là như vậy, những pháp ấy của vị kia là như vậy; làm sao trong những hạng người này, có người hạ liệt, có người là thắng diệu? Và do sự đo lường ấy, này Ananda, đối với những người đo lường là không hạnh phúc, là đau khổ lâu dài. Ở đây, này Ananda, hạng người này, khéo tự chế ngự, dễ chung sống, các đồng Phạm hạnh hoan hỷ sống chung. Vị này nghe pháp có tác động, học nhiều có tác động, thể nhập được vào tri kiến, chứng được thời giải thoát. Hạng người này, này Ananda, so sánh với hạng người trước là tiến bộ hơn, là thắng diệu hơn. Vì cớ sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có là người đo lường các hạng người. Chớ có lấy sự đo lường của các hạng người. Này Ananada, tự đào hố cho mình là người đi lấy sự đo lường của các hạng người. Chỉ có ta, này Ananda, mới có thể lấy sự đo lường của các hạng người, hay là người như Ta.

 

  1. (3) “Then, Ananda, in one-person anger and conceit are found, and from time to time states of greed arise in him. And he has not listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.
  2. (4) “Then, Ananda, in one-person anger and conceit are found, and from time to time states of greed arise in him. But he has listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for

distinction, not for deterioration; he is one going to distinction, not to deterioration. “Ananda, those who are judgmental will pass such judgment

on them alone, or one like me, may pass judgment on people.

  1. Ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng các tham pháp khởi lên; với người này, nghe pháp không có tác động, học nhiều không có tác động, không thể nhập tri kiến, không chứng được thời giải thoát. Hạng người này sau khi thân hoại mạng chung hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.
  2. Ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng các tham pháp khởi lên; với người này, nghe pháp có tác động, học nhiều có tác động, có thể nhập tri kiến, có chứng được thời giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa…

 

  1. (5) “Then, Ananda, in one-person anger and conceit are found, and from time to time he engages in exchanges of words. And he has not listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he does not attain temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for deterioration, not for distinction; he is one going to deterioration, not to distinction.
  2. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng khẩu hành khởi lên; với người này, nghe pháp không có tác động, học nhiều không có tác động, không thể nhập tri kiến, không chứng được thời giải thoát. Hạng người này sau khi thân hoại mạng chung hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

 

  1. (6) “Then, Ananda, in one-person anger and conceit are found, and from time to time he engages in exchanges of words. But he has listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and he attains temporary liberation. With the breakup of the body, after death, he heads for distinction, not for deterioration; he is one going to distinction,

not to deterioration. “Ananda, those who are judgmental will pass such judgment on them: “This one has the same qualities as the other. Why

should one be inferior and the other superior?’ That [judgment] of theirs will indeed lead to their harm and suffering for a long time.

  1. Ở đây, này Ananda, có hạng người đã chinh phục được phẫn nộ và kiêu mạn, nhưng thỉnh thoảng khẩu hành khởi lên. Với người này, nghe pháp có tác động, học nhiều có tác động, có thể nhập tri kiến, chứng được thời giải thoát. Hạng người này sau khi thân hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, Này Ananda, những kẻ đo lường đo lường như sau: “Những pháp ấy của vị này là như vậy; những pháp ấy của vị kia là như vậy. Làm sao trong những hạng người là hạ liệt, cò người là thắng diệu?” Và sự đo lường ấy, này Ananda, đối với những người đo lường là không hạnh phúc, là đau khổ lâu dài.

 

“Between them, Ananda, the person in whom anger and conceit are found,, and who from time to time engages in exchanges of words, but who has listened [to the teachings], become learned [in them], and penetrated [them] by view, and who attains temporary liberation, surpasses and excels the other person. For

what reason? Because the Dhamma-stream carries him along.

Ở đây, này Ananda, hạng người này khéo tự chế ngự, dễ chung sống, các đồng Phạm hạnh hoan hỷ sống chung. Vị này nghe pháp có tác động, học nhiều có tác động, thể nhập được vào tri kiến, chứng được thời giải thoát. Hạng người này, này Ananda, so sánh với hạng người trước là tiến bộ hơn, là thắng diệu hơn. Vì cớ sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước.

 

But who can know this difference except the Tathagata? “Therefore, Ananda, do not be judgmental regarding people. Do not pass judgment on people. Those who pass judgment on people harm themselves. I alone, or one like me, may pass judgment on people.

“Who, indeed, is the female lay follower Migasala, a foolish, incompetent woman with a woman’s intellect? And who are those [who have] the knowledge of other persons as superior and inferior? “These are the six types of persons found existing in the world. “Ananda, if Isidatta had possessed the same kind of virtuous behavior that Purana had, Purana could not have even known his destination. And if Purana had possessed the same kind of wisdom that Isidatta had, Isidatta could not have even known his destination. In this way, Ananda, these two persons were each deficient in one respect.”

Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt? Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có lấy sự đo lường của các hạng người. Này Ananda, tự đào hố cho mình là người đi lấy sự đo lường của các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể lấy sự đo lường của các hạng người này hay là người như Ta.

Và này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể biết sự thắng liệt giữa các người? Này Ananda, có sáu hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Giới như thế nào, này Ananda, Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu. Do vậy ở đây, Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta. Tuệ như thế nào, này Ananda, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu. Do vậy ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna. Như vậy, này Ananda, cả hai người này đều có thiếu sót một chi phần.

 

45 (3) Debt – [(III) (45) Nghèo Khổ]

 

(1) “Bhikkhus, isn’t poverty suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante “

– “If a poor, destitute, indigent person gets into debt, isn’t his indebtedness, too, suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante.”

– “If a poor, destitute, indigent person who has gotten into debt promises to pay interest, isn’t the interest, too, suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante.”

(4) “If a poor, destitute, indigent person who has promised to pay interest cannot pay it when it falls due, they reprove him. Isn’t being reproved, too, suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante.”

– “If a poor, destitute, indigent person who is reproved does not pay, they prosecute him. Isn’t prosecution, too, suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante.”

-“If a poor, destitute, indigent person who is prosecuted does not pay, they imprison him. Isn’t imprisonment, too, suffering in the world for one who enjoys sensual pleasures?”

– “Yes, Bhante.”

“So, bhikkhus, for one who enjoys sensual pleasures, poverty is suffering in the world; getting into debt is suffering in the world; having to pay interest is suffering in the world; being reproved is suffering in the world; prosecution is suffering in the world; and imprisonment is suffering in the world.

(1) “So too, bhikkhus, when one does not have faith in [cultivating wholesome qualities, when one does not have a sense of moral shame in [cultivating] wholesome qualities, when one does not h av e moral dread in [cultivating] wholesome qualities, when one does not have energy in [cultivating] wholesome qualities, when one does not have wisdom in [cultivating]

wholesome qualities, in the Noble One’s discipline one is called a poor, destitute, indigent person.

  1. – Sự nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Khi một người khổ không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ, mắc nợ ấy, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Khi một người nghèo khổ không có sở hữu, sống túng thiếu, sau khi mắc nợ, phải chấp nhận tiền lời. Tiền lời, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Khi một người nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, không có sở hữu, sống túng thiếu phải chấp nhận tiền lời, và khi thời hạn đến, không trả được tiền lời, người ta hối thúc, đốc thúc người ấy. Sự thối thúc, đốc thúc, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch thế Tôn.

– Khi một người nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, không có sở hữu, sống túng thiếu, bị hối thúc, không trả được, người ta theo sát gót truy tìm người ấy. Bị theo sát gót, bị truy tìm, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Khi một người nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, không có sở hữu, sống túng thiếu, bị theo sát gót, bị truy tìm, không trả nợ được, người ta bắt trói người ấy. Sự bắt trói, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, như vậy, nghèo khổ là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời; mắc nợ cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời; tiền lời cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời; bị hối thúc, đốc thúc cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời; bị theo sát gót, bị truy tìm cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời; bị bắt trói cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp, không có lòng sợ hãi trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp; người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu trong Luật của bậc Thánh.

 

(2) “Having no faith, no sense of moral shame, no moral dread, no energy, no wisdom in [cultivating] wholesome qualities, that poor, destitute, indigent person engages in misconduct by body, speech, and mind. This, I say, is his getting into debt. (3) “To conceal his bodily misconduct, he nurtures, an evil

desire. He wishes: ‘Let no one know me’; he intends [with the aim]: ‘Let no one know me’; he utters statements [with the aim]: “Let no one know me’; he makes bodily endeavors [with the aim]: ‘Let no one know me.’ “To conceal his verbal misconduct … To conceal his mental misconduct, he nurtures an evil desire. He wishes: ‘Let no one know me’; he intends [with the aim]: ‘Let no one know me’; he utters statements [with the aim]: ‘Let no one know me’; he makes bodily endeavors [with the aim]: ‘Let no one know me.’ This, I say, is the interest he must pay. (4) “Well-behaved fellow monks speak thus about him: ‘This venerable one acts in such a way, behaves in such away.’ This, I say, is his being reproved. (5) “When he has gone to the forest, to the foot of a tree, or to

an empty dwelling, bad unwholesome thoughts accompanied by remorse assail him. This, I say, is his prosecution.

  1. Nay chính người ấy, này các Tỷ-kheo, nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu, không có lòng tin trong các thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp, không có lòng sợ hãi trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp, làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời, làm ác hạnh về ý nghĩ. Ta gọi người ấy là người mắc nợ. Người ấy do nhân che giấu thân ác hạnh, khởi lên ác dục, muốn rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”, suy nghĩ rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”, nói rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”, cố gắng với tác động về thân, nghĩ rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”. Người ấy, do nhân che giấu ác hạnh về lời… ác hạnh về ý, khởi lên ác dục, muốn rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”, suy nghĩ rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”, Nói rằng : “Mong rằng không ai biết ta làm”, cố gắng với tác động về thân, nghĩ rằng: “Mong rằng không ai biết ta làm”. Ðây Ta gọi rằng: “Tiền lời gia tăng”. Và các đồng Phạm hạnh thuần thành nói về người ấy như sau: “Tôn giả này có làm như vậy, có sở hành như vậy”. Ðây Ta nói rằng, người ấy bị hối thúc, đốc thúc, rồi đi đến rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, các ác bất thiện tầm, câu hữu với hối lỗi hiện hành. Ðây Ta gọi là bị theo sát gót, bị truy tìm.

 

  1. (6) “Then, with the breakup of the body, after death, that poor, destitute, indigent person who engaged in misconduct by body, speech, and mind is bound in the prison of hell or the prison of Ihe animal realm. I do not see, bhikkhus, any other prison tha t is as terrible and harsh, [and] such an obstacle to attaining the unsurpassed security from bondage, as the prison of hell or the prison of the animal realm.”

 

Poverty is called suffering in the world;

so too is getting into debt.

A poor person who becomes indebted

is troubled while enjoying himself.

 

Then they prosecute him

and he also incurs imprisonment.

This imprisonment is indeed suffering

for one yearning for gain and sensual pleasures.

 

Just so in the Noble One’s discipline,

one in whom faith is lacking,

who is shameless and brash,

heaps up a mass of evil kamma.

 

Having engaged in misconduct

by body, speech, and mind,

he forms the wish:

“May no one find out about me.”

 

He twists around with his body,

[twists around] by speech or mind;

he piles up his evil deeds,

in one way or another, repeatedly.

 

This foolish evildoer, knowing

his own misdeeds, is a poor person

who falls into debt,

troubled while enjoying himself.

 

His thoughts then prosecute him;

painful mental states born of remorse

[follow him wherever he goes]

whether in the village or the forest.

 

This foolish evildoer,

knowing his own misdeeds,

goes to a certain [animal] realm

or is even bound in hell.

 

This indeed is the suffering of bondage

from which the wise person is freed,

giving [gifts] with wealth righteously gained,

settling his mind in confidence.

 

The householder endowed with faith

has made a lucky throw in both cases:

for his welfare in this present life

and happiness in future lives.

 

Thus, it is that for home-dwellers

this merit increases through generosity.

Just so, in the Noble One’s discipline,

one whose faith is firm,

who is endowed with shame, dreading wrong,

wise and restrained b y virtuous behavior,

is said to live happily

in the Noble One’s discipline.

Having gained spiritual happiness,

one then resolves on equanimity.

Having abandoned the five hindrances, .

always arousing energy,

he enters upon the jhanas,

unified, alert, and mindful.

 

Having known things thus as they really are,

through complete non-clinging

the mind is rightly liberated

with the destruction of all fetters.

 

With the destruction of the fetters of existence,

for the stable one, rightly liberated,

the knowledge occurs:

“My liberation is unshakable.”

 

This is the supreme knowledge;

this is unsurpassed happiness.

Sorrowless, dust-free, and secure,

this is the highest freedom from debt.

  1. Nay chính người ấy, này các Tỷ-kheo, nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu, sau khi làm ác hạnh về thân, sau khi làm ác hạnh về lời, sau khi làm ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, bị trói buộc trong trói buộc của Ðịa ngục, bị trói buộc trong trói buộc của loài bàng sanh. Và này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một trói buộc nào khác lại khắc nghiệt như vậy, lại ác liệt như vậy, lại làm chướng ngại như vậy cho sự chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, này các Tỷ-kheo, giống như sự trói buộc Ðịa ngục hay sự trói buộc các loài bàng sanh.

Nghèo khổ và mắc nợ,
Ðược gọi khổ ở đời!
Kẻ bần cùng mắc nợ,
Thọ dụng, bị tổn hại,
Rồi bị người truy lùng,
Cho đến bị trói buộc.
Trói buộc vậy là khổ,
Cho người cầu được dục.
Như vậy trong Luật Thánh,
Ai sống không lòng tin,
Không xấu hổ, sợ hãi,
Quyết định chọn ác nghiệp.
Sau khi làm ác hạnh,
Về thân, lời và ý.
Lại mong muốn được rằng:
“Chớ ai biết ta làm”.
Người ấy khéo che giấu,
Với thân, lời và ý,
Làm tăng trưởng ác nghiệp,
Tại đây, đó, làm nữa.
Người ác tuệ, ác nghiệp,
Biết việc ác mình làm,
Như kẻ nghèo mắc nợ,
Thọ dụng, bị tổn hại.
Những tư tưởng khổ đau
Sanh ra từ hối hận
Vẫn truy tìm người ấy,
Ở làng hoặc ở rừng.
Người ác nghiệp, ác tuệ,
Biết việc ác mình làm,
Hoặc rơi vào bàng sanh,
Hoặc bị trói Ðịa ngục.
Trói buộc này là khổ.
Bậc trí được giải thoát,
Ai tâm tịnh bố thí,
Với vật dụng đúng pháp,
Gieo cầu may hai đường,
Tín tại gia tìm cầu,
Hiện tại được hạnh phúc,
Ðời sau được an lạc.
Như vậy tại gia thí,
Tăng trưởng các công đức.
Như vậy trong Luật Thánh
Tín tâm được an trú.
Có xấu hổ, sợ hãi,
Có trí, bảo hộ giới,
Bậc ấy, trong Luật Thánh,
Ðược gọi: “Sống an lạc”.
Ðược lạc không vật chất,
An trú trên tánh xả.
Từ bỏ năm triền cái,
Thường siêng năng, tinh cần,
Chứng Thiền định, nhứt tâm,
Thận trọng, giữ chánh niệm.
Biết như thật là vậy,
Ðoạn diệt mọi kiết sử,
Hoàn toàn không chấp thủ,
Chơn chánh, tâm giải thoát,
Với chánh giải thoát ấy,
Nếu trí như vậy khởi:
“Bất động ta giải thoát,
Ðoạn diệt hữu kiết sử”.
Trí này, trí tối thượng,
Lạc này, lạc vô thượng,
Không sầu, không trần cấu,
Ðược an ổn, (giải thoát),
Trạng thái không nợ này,
Ðược xem là tối thượng.

 

46 (4) Cunda – [(IV) (46) Mahàcunda]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Venerable Mahacunda was dwelling among the Cetis at Sahajati. There he addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Mahacunda said this:

  1. (1) “Here, friends, bhikkhus who are Dhamma specialists disparage those bhikkhus who are meditators, saying: ‘They meditate and cogitate, [claiming): “We are meditators, we are meditators!” Why do they meditate? In what way do they meditate? How do they, meditate?’ In this case, the bhikkhus who are Dhamma specialists aren’t pleased, and the bhikkhus who are meditators, aren’t pleased, and they aren’t practicing for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings.
  2. Như vậy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sahajàti. Tại đấy, Tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả Tỷ-kheo!

– Thưa Hiền giả!

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:

  1. – Ở đây, này chư Hiền, một số Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ-kheo tu Thiền, nói như sau: “Các người này nói: ‘Chúng tôi tu Thiền, chúng tôi tu Thiền’. Họ tu Thiền, họ hành Thiền. Những người này Thiền cái gì? Những người này Thiền có lợi ích gì? Những người này Thiền như thế nào? ‘”. Ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ, và các Tỷ-kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.

 

  1. (2) “But the meditating bhikkhus disparage the bhikkhus who are Dhamma specialists, saying: ‘They are restless, puffed up, vain, talkative, rambling in their talk, muddle-minded, lacking clear comprehension, unconcentrated, with wandering minds, with loose sense faculties, [claiming]: “We are Dhamma specialists, we are Dhamma specialists!” Why are they Dhamma specialists? In what way are they Dhamma specialists? How are they Dhamma specialists?’ In this case, the meditators aren’t pleased, and the Dhamma specialists aren’t pleased, and they aren’t practicing for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings.
  2. Ở đây, này chư hiền, một số Tỷ-kheo tu thiền không ưa thích các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, nói như sau: “Các người này nói: ‘Chúng tôi chuyên tâm về Pháp, chúng tôi chuyên tâm về Pháp”. Họ tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Những người này chuyên tâm về Pháp cái gì? Những người này chuyên tâm về Pháp có lợi ích gì? Những người này chuyên tâm về Pháp như thế nào? ‘”. Ở đây, này các Tỷ-kheo tu Thiền không có hoan hỷ, và các Tỷ-kheo, chuyên tu về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.

 

  1. (3) “Friends, the bhikkhus who are Dhamma specialists praise only bhikkhus who are Dhamma specialists, not those who are meditators. In this case, the bhikkhus who are Dhamma specialists aren’t pleased, and those who are meditators aren’t pleased, and they aren’t practicing for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings.
  2. (4) “But the bhikkhus who are meditators praise only bhikkhus who are also meditators, not those who are Dhamma specialists. In this case, the bhikkhus who are meditators aren’t pleased, and those who are Dhamma specialists aren’t pleased, and they aren’t practicing for the welfare of many people, for

the happiness of m any people, for the good, welfare, and happiness of many people; of devas and human beings.

  1. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, chỉ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, không tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền. Và ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ. Hành đông như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
  2. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo tu Thiền chỉ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền, không tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp. Và ở đây, các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ. Sở hành như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều nguời, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người.

 

  1. (5) “Therefore,’friends, you should train yourselves thus:

Those of us who are Dhamma specialists will praise those bhikkhus who are meditators.’ Thus, should you train yourselves. For what reason? Because, friends, these persons are astounding and rare in the world who dwell having touched the deathless element with the body.

  1. (6) “Therefore, friends, you should train yourselves thus:

‘Those of us who are meditators will praise those bhikkhus who are Dhamma specialists,’ Thus should you train yourselves. For what reason? Because, friends, these persons are astounding and rare in the world who see a deep and pithy matter after piercing it through with wisdom.”

  1. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:

“Chúng ta là những người chuyên tâm về Pháp, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền “. Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người cảm giác bất tử giới với thân và an trú.

  1. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:

“Chúng ta là những người tu thiền, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp”. Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người với trí tuệ thể nhập và thấy con đường thâm sâu hướng dẫn đến đích.

 

47 (5) Directly Visible (1) – [(V) (47) Cho Ðời Này (1)]

 

  1. Then the wanderer MoliyaSivaka approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings arid cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– “Bhante, it is said: ‘The directly visible Dhamma, the directly visible Dhamma.’ In what way, Bhante, is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise’?”

  1. Rồi du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, său khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka bạch Thế Tôn:

-Pháp là thiết thực hiện tại, Pháp là thiết thực hiện tại, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

 

  1. “Well then, Sivaka, I will question you in turn about this. Answer as you see fit. What do you think, Sivaka? (1) When there is greed within you, do you know: ‘There is greed within me,’ and when there is no greed within you, do you know: There is no greed within me’? “

– “Yes, Bhante.”

– “Since, Sivaka, when there is greed within you, you know: There is greed within me,’ and when there is no greed within you, you know: There is no greed within me,’ in this way the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

“What do you think, Sivaka? (2) When there is hatred within you … (3) … delusion within you … (4) … a state connected with greed within you … (5) … a state connected with hatred within you … (6) … a state connected with delusion within you, do you know: There is a state connected with delusion within me,’ and when there is no state connected with delusion within you, do you know: There is no state connected with delusion within me’?”

– “Yes, Bhante.”

2.- Vậy này Sìvaka, ở đây Ta sẽ hỏi Ông; nêu Ông có thể kham nhẫn thời hãy trả lời. Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có tham, Ông có biết: “Nội tâm ta có tham”? Nội tâm không có tham, Ông có biết: “Nội tâm ta không có tham”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Này Sìvaka, nội tâm có tham, Ông có biết: “Nội tâm ta có tham”. Nội tâm không có tham, Ông có biết: “Nội tâm ta không có tham”. Như vậy này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại… Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có sân…( Như trên)…Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có si, Ông có biết: “Nội tâm ta có si”? Hay nội tâm không si, Ông có biết: “Nội tâm ta không si”?

-Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Này Sìvaka, nội tâm có si, Ông có biết: “Nội tâm ta có si”, hay nội tâm không có si, Ông có biết: “Nội tâm ta không si”. như vậy, này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại… Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có tham pháp,… hay nội tâm có sân pháp…, hay nội tâm có si pháp…, Ông có biết: “Nội tâm ta có si pháp”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Hay nội tâm không có si pháp. Ông có biết: “Nội tâm ta không có si pháp”?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

 

“Since, Sivaka, when there is a state connected with delusion within you, you know: ‘There is a state connected with delusion within me,’ and when there is no state connected with delusion within you, you know: ‘There is no state connected with delusion within, me,’ in this way the Dhamma is directly

visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”

– “Excellent, Bhante! … [as at 6:38] … Let the Blessed One consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– Này Sìvaka, nội tâm có si pháp, Ông có biết: “Nội tâm ta có si pháp”, hay nội tâm không có si pháp, Ông có biết: “Nội tâm ta không có si pháp. “Như vậy, này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu.

– Thật vi diệu thay! … Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

48 (6) Directly Visible (2) – [(VI) (48) Cho Ðời Này (2)]

 

  1. Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– “Master Gotama, it is said: ‘The directly visible Dhamma, the directly visible Dhamma.’ In what way, Master Gotama, is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”

  1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

– Pháp là thiết thực hiện tại, pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu?

 

  1. “Well then, brahmin, I will question you in turn about this. Answer as you see fit. What do you think, brahmin? (1) When there is lust within you, do you know: ‘There is lust within me,’ and when there is no lust within you, do you know: “There is no lust within me’?”

– “Yes, sir.”

– “Since, brahmin, when there is lust within you, you know: ‘There is lust within me,’ and when there is no lust within you, you know: ‘There is no lust within me,’ in this way the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

– “What do you think, brahmin? (2) When there is hatred within you … (3) … delusion within you … (4) … a bodily fault within you … (5) … a verbal fault within you … (6) … a mental fault within you, do you know: ‘There is a mental fault within me,’ and when there is no mental fault within you, do you know:

‘There is no mental fault within me.’? “

– “Yes, sir.”

2.- Vậy này Bà-la-môn, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông có thể kham nhẫn thời hãy trả lời; Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn? Nội tâm có tham ái, Ông có biết: “Nội tâm ta có tham ái”? Hay nội tâm không có tham ái. Ông có biết: “Nội tâm ta không có tham ái”?

– Thưa có, thưa Tôn giả.

– Này Bà-la-môn, nội tâm có tham ái, Ông có biết: “Nội tâm ta có tham ái”. Hay nội tâm không có tham ái, Ông có biết: “Nội tâm ta không có tham ái. “Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại… Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn? Nội tâm ta có si”? Hay nội tâm không có si, Ông có biết: “Nội tâm ta không có si”?

-Thưa có, thưa Tôn giả.

– Này Bà-la-môn, nội tâm có si, Ông có biết: “Nội tâm ta có si.” Hay nội tâm không có si, Ông có biết: “Nội tâm ta không có si.” Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại…Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn? Nội tâm có thân uế…, hay nội tâm có khẩu uế…hay nội tâm có ý uế, Ông có biết: “Nội tâm ta có ý uế”? Hay nội tâm không có ý uế, Ông có biết: “Nội tâm ta không có ý uế…”?

– Thưa có, thưa Tôn giả.

 

– ‘”Since, brahmin, when there is a mental fault within you, you know: “There is a mental fault within me,’ and when there is no mental fault within you, you know: ‘There is no mental fault within me,’ in this way the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one. to come and see, applicable, to be personally

experienced by the wise.”

– “Excellent, Master Gotama! … [as in 6:38] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– Này Bà-la-môn, nội tâm có ý uế, Ông có biết: “Nội tâm ta có ý uế”. Hay nội tâm không có ý uế, Ông có biết: “Nội tâm ta không có ý uế”. Như vậy này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama… Mong Tôn giả Gotama nhận con làm để tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

49 (7) Khema – [(VII) (49) Khema]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the Venerable Khema and the Venerable Sumana were dwelling at Savatthi in the Blind Men’s G rove. Then they approached the Blessed One, paid homage.to him, and sat down to one side. The Venerable. Khema then said to the Blessed One:

– “Bhante, when a bhikkhu is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge, it does not occur to him: (1) “There is

someone better than me,’ or (2) “There is someone equal to me,’ or (3) “There is someone inferior to me.”

– This is what the Venerable Khema said. The Teacher agreed. Then the Venerable Khema, thinking, “The Teacher agrees with me,’ got up from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping, the. right side toward him, and left.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Sumana trú ở Sàvavatthì, tại rừng Andha. Rồi Tôn giả Khema và Tôn giả Sumana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Khema bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Vị ấy không nghĩ rằng: “Có người tốt hơn ta” hay “Có người giống như ta” hay “Có người hạ liệt hơn ta”.

Tôn giả Khema nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Tôn giả Khema nghĩ rằng: “Thế Tôn đã chấp nhận ta”. Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tôn giả Sumana, khi Tôn giả Khema ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Vị ấy không nghĩ rằng: “Có người tốt hơn ta”, hay “Có người giống như ta”, hay “Có người hạ liệt hơn ta”.

Tôn giả Sumana nói như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Tôn giả Sumana nghĩ rằng: “Thế Tôn đã chấp nhận ta”. Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

 

  1. Then, right after the Venerable Khema had left, the Venerable Sumana said to the Blessed One: “”Bhante, when a bhikkhu is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence,

one completely liberated through final knowledge, it does not occur to him: (4) “There is no one better than me,’ or (5) “There is no one equal to me,’ or (6) “There is no one inferior to me.””This is what the Venerable Sumana said. The Teacher agreed. Then the Venerable Sumana, thinking, “The Teacher agrees with me,’ got up from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and left.

Then, soon after both monks had left, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, it is in such a way that clansmen declare final knowledge. They state the meaning but don’t bring themselves into the picture. But there are some

foolish men here who, it seems, declare final knowledge as a joke. They will meet with distress later.”

 

They [do not rank themselves] as superior or inferior,

nor do they rank themselves as equal.

Destroyed is birth, the spiritual life has been lived;

they continue on, freed from fetters.

  1. Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn giả Khema và Tôn giả Sumana ra đi không bao lâu, liền bảo các Tỷ-kheo:

– Như vậy, này các Tỷ-kheo, các thiện nam tử nói lên chánh trí, có nói đến mục đích, nhưng không đề cập đến tự ngã. Tuy vậy, ở đây một số kẻ ngu nói lên chánh trí một cách ngạo mạn đắc chí. Họ về sau rơi vào nguy hại.

Không thắng, không hạ liệt,
Không ai đồng đẳng Ta,
Những tư tưởng như vậy
Không chi phối các vị.
Sanh khởi đã chấm dứt,
Phạm hạnh được viên thành,
Họ lìa bỏ kiết sử,
Hoàn toàn được giải thoát
.

 

50 (8) Sense Faculties – [(VIII) (50) Các Căn]

 

  1. “Bhikkhus, (1) when there is no restraint of the sense faculties, for one deficient in restraint of the sense faculties, (2) virtuous behavior lacks its proximate cause. When there is no virtuous behavior, for one deficient in virtuous behavior, (3) right concentration lacks its proximate cause. When there is no right concentration, for one deficient in right concentration, (4) the

knowledge and vision of things as they really are lacks its proximate cause. When there is no knowledge and vision of things as they really are, for one deficient in the knowledge and vision of things as they really are, (5) disenchantment and dispassion lack their proximate cause. When there is no disenchantment and dispassion, for one deficient in disenchantment and dispassion, (6) the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause.

  1. – Với căn không phòng hộ, này các Tỷ-kheo, với người khiếm khuyết phòng hộ các căn, giới đi đến hủy hoại; với giới không có, có ai khiếm khuyết về giới, chánh định đi đến hủy hoại. Với chánh định không có, với ai khiếm khuyết chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy hoại. Với tri kiến như thật không có, với ai khiếm khuyết tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến hủy hoại. Với nhàm chán, ly tham không có, với ai khiếm khuyết nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy hoại.

 

  1. “Suppose there is a tree deficient in branches and foliage. Then its shoots do not grow to fullness; also its bark, softwood, and heartwood do not grow to fullness. So too, when there is no restraint of the sense faculties, for one deficient in restraint of the sense faculties, virtuous behavior lacks its proximate

cause. When there is no virtuous behavior … the knowledge and vision of liberation lacks its proximate cause.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây, với cành và lá khiếm khuyết, thời các chồi non không đi đến viên mãn, vỏ cây không đi đến viên mãn, giác cây không đi đến viên mãn, lõi cây không đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với căn không phòng hộ, với người khiếm khuyết phòng hộ các căn… giải thoát tri kiến đi đến hủy hoại.

 

  1. “Bhikkhus, (1) when there is restraint of the sense faculties, for one who exercises restraint over the sense faculties, (2) virtuous behavior possesses its proximate cause. When there is virtuous behavior, for one whose behavior is virtuous, (3) right concentration possesses its p roximate cause. When there is right concentration, for one possessing right concentration, (4) the knowledge and vision of things as they really are possesses its proximate cause. When there is the knowledge and vision of things as they really are, for one possessing the knowledge and vision of things as they really are, (5) disenchantment and

dispassion possesses their proximate cause. When there is disenchantment and dispassion, for one possessing disenchantment and dispassion, (6) the knowledge and vision of liberation possesses its proximate cause.

  1. “Suppose there is a tree possessing branches and foliage. Then its shoots grow to fullness; also, its bark, softwood, and heartwood grow to fullness. So too, when there is restraint of the sense faculties, for one who exercises restraint over the sense! faculties, virtuous behavior possesses its proximate cause. When there is virtuous behavior … the knowledge and vision of liberation possesses its proximate cause.”
  2. Với các căn được phòng hộ, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ các căn được phòng hộ, giới đi đến đầy đủ. Với giới có mặt, với người đầy đủ giới, chánh định đi đến đầy đủ. Với chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ. Với tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến đầy đủ. Với nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.
  3. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây với cành và lá đầy đủ, thời chồi non đi đến viên mãn, vỏ cây đi đến viên mãn, giác cây đi đến viên mãn, lõi cây đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với căn được phòng hộ, với người đầy đủ phòng hộ các căn, giới đi đến đầy đủ… giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.

 

51 (9) Ananda – [(IX) (51) Ananda]

 

  1. Then the Venerable Ananda approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sariputta:
  2. “Friend Sariputta, how does a bhikkhu get to hear a teaching he has not heard, before, not forget those teachings he has already heard, bring to mind those teachings with which he is already familiar, and u n derstand what he has not understood?”

– “The Venerable Ananda is learned. Please clear up this matter yourself.”

– “Then listen, friend Sariputta, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, friend,” the Venerable Sariputta replied. The Venerable Ananda said this:

  1. “Here, friend Sariputta, (1) a bhikkhu learns the Dhamma: the discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-and-answers. (2) He teaches the Dhamma to others in detail as he has heard it and learned it. (3) He makes others repeat the Dhamma in detail as they have heard it and learned it. (4) He recites the Dhamma in detail as he has heard it and learned it. (5) He ponders, examines, and mentally inspects the Dhamma as he has heard it and learned it. (6) He enters upon the rains in a residence where there live elder bhikkhus who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines. From time to time he approaches them and inquires: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this? Those venerable ones then disclose to him what has not been disclosed, clear up what is obscure, and dispel his perplexity about numerous perplexing points. It is in this way, friend Sariputta, that a bhikkhu gets to hear a teaching he has not heard before, does not forget tho se teachings he has already heard, brings to mind those teachings with which he is already familiar, and understands what he has not

understood.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Sàriputta:
  2. – Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo nghe pháp trước kia chưa được nghe, với pháp đã được nghe, không đi đến rối loạn, còn đối với các pháp trước kia tâm đã từng cảm xúc, chúng vẫn được hiện hành, và vị ấy biết được điều trước kia chưa biết?

– Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều, Tôn giả hãy nói lên!

– Vậy thưa Hiền giả Sàriputta, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói!

– Thưa vâng, hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:

  1. – Ở đây, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo học thông suốt pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bản sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Vị ấy thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy khiến cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy tụng đọc pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Tại trú xứ nào các Tỷ-kheo trưởng lão trú ở, các vị nghe nhiều, được trao truyền các tập Agama, bậc Trì pháp, Trì luật, Trì toát yếu, tại các chỗ ấy, vị ấy an cư vào mùa mưa, thỉnh thoảng đến các Tôn giả ấy; sau khi đến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? “Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác, còn có chỗ nghi ngờ, các Tôn giả ấy giải thích các sự nghi ngờ. Cho đến như vậy, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo nghe pháp chưa được nghe, với pháp đã được nghe, không đi đến rối loạn, còn đối với các pháp trước kia tâm đã từng cảm xúc, chúng vẫn được hiện hành, và vị ấy biết được điều trước kia chưa biết.

 

  1. “It’s astounding and amazing, friend, how well this has been stated by the Venerable Ananda. And we consider the Venerable Ananda to be one who possesses these six qualities: (1) For the Venerable Ananda has learned the Dhamma: the discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-andanswers. (2) He teaches the Dhamma to others in detail as he has

heard it and learned it. (3) He makes others repeat the Dhamma in detail as they have heard it and learned it [from him] … (4) He recites the Dhamma in detail as he has heard it and learned it. (5) He ponders, examines, and mentally inspects the Dhamma as he has heard it and learned it. (6) He enters upon the rains in a residence where there live elder bhikkhus who are highly learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines. From time to time he approaches them and inquires: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this?’ Those venerable ones then disclose to him what has not been disclosed, clear up what is obscure, and dispel his perplexity about numerous perplexing points.”

  1. – Thật vi diệu thay, thưa Hiền giả! Thật hy hữu thay, thưa Hiền giả! Khéo nói cho đến như vậy, chính là điều đã được Tôn giả Ananda nói lên. Và chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Ananda đã được thành tựu sáu pháp:
  2. Tôn giả Ananda học thông suốt pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bản sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Tôn giả Ananda thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã nghe, như đã được học thông suốt. Tôn giả Ananda khiến cho các người khác nói lên pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Tôn giả Ananda đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt. Tôn giả Ananda với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Tôn giả Ananda, tại trú xứ nào các Tỷ-kheo trưởng lão trú ở, các vị nghe nhiều, được trao truyền các tập Agama, bậc Trì pháp, Trì luật, Trì toát yếu, tại các chỗ ấy, Tôn giả Ananda an cư vào mùa mưa, thỉnh thoảng đến các vị ấy, sau khi đến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? “Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác, còn có chỗ nghi ngờ, các vị ấy giải thích các sự nghi ngờ.

 

52 (10) Khattiya – [(X) (52) Vị Sát Ðế Lỵ]

 

  1. Then the brahmin Janussoni approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
  2. (1) “Master Gotama, what is the aim of khattiyas? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “Wealth, brahmin, is the aim of khattiyas; their quest is for wisdom; their support is power; they are intent on territory; and their final goal is sovereignty.”

(2) “But, Master Gotama, what is the aim of brahmins? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “Wealth, brahmin, is the aim of brahmins; their quest is for wisdom; the Vedic hymns are their support; they are intent on sacrifice; and their final goal is the brahma world.”

(3) “But, Master Gotama, what is the aim of householders? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “Wealth, brahmin, is the aim of householders; their quest is for wisdom; their craft is their support; they are intent on work; and their final goal is to complete their work.”

(4) “But, Master Gotama, what is the aim of women? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “A man, brahmin, is the aim of women; their quest is for adornments; sons are their support; they are intent on being without a rival; and their final goal is authority.”

(5) “But, Master Gotama, what is the aim of thieves? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “Robbery, brahmin, is the aim of thieves; their quest is for thickets; craftiness is their support; they are intent on dark places; and their final goal is to remain unseen.”

(6) “But, Master Gotama, what is the aim of ascetics? What is their quest? What is their support? What are they intent on? What is their final goal?”

– “Patience and mildness, brahmin, is the aim of ascetics; their quest is for wisdom; virtuous behavior is their support; they are intent on nothingness; and their final goal is nibbana.”

– “It’s astounding and amazing, Master Gotama! Master Gotama knows the aim, quest, support, intent, and final goal of khattiyas, brahmins, householders, women, thieves, and ascetics.

  1. “Excellent, Master Gotama! … [as in 6:38] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
  2. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
  3. – Ðối với Sát-đế-lỵ, thưa Tôn giả Gotama, vị ấy mong muốn cái gì, cận hành cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với Sát-đế-lỵ, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, sức mạnh là điểm tựa, xu hướng là trái đất, cứu cánh là tự tại.

– Nhưng đối với Bà-la-môn, thưa Tôn giả Gotama, mong muốn cái gì, cận hành cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với Bà-la-môn, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, chú thuật là điểm tựa, tế tự là xu hướng, cứu cánh là Phạm thiên giới.

– Nhưng đối với gia chủ, thưa Tôn giả Gotama, mong muốn cái gì, cận hành cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với gia chủ, này Bà-la-môn, tài sản là mong muốn, trí tuệ là cận hành, nghề nghiệp là điểm tựa, công việc là xu hướng, thành tựu công việc là cứu cánh.

– Nhưng đối với nữ nhân, thưa Tôn giả Gotama, mong muốn cái gì, cận hành tận cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với nữ nhân, này Bà-la-môn, đàn ông là mong muốn, trang điểm là cận hành, điểm tựa là con cái, không có địch thù là xu hướng, tự tại là cứu cánh.

– Nhưng đối với người ăn trộm, thưa Tôn giả Gotama, mong muốn cái gì, cận hành cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với người ăn trộm, này Bà-la-môn, đồ lấy được là mong muốn, rừng rậm là cận hành, đao trượng là điểm tựa, tối tăm là xu hướng, không bị thấy là cứu cánh.

– Nhưng đối với Sa-môn, thưa Tôn giả Gotama, mong muốn cái gì, cận hành cái gì, điểm tựa cái gì, xu hướng cái gì, cứu cánh cái gì?

– Ðối với Sa-môn, này Bà-la-môn, nhẫn nhục nhu hòa là mong muốn, trí tuệ là cận hành, giới hạnh là điểm tựa, không có sở hữu là xu hướng, Niết-bàn là cứu cánh.

  1. – Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama. Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama rõ biết mong muốn, cận hành, điểm tựa, xu hướng và cứu cánh của các Sát-đế-lỵ, Tôn giả Gotama rõ biết mong muốn, cận hành, điểm tựa, xu hướng, cứu cánh của các Bà-la-môn… của các gia chủ… của các nữ nhân… của các người ăn trộm… của các Sa-môn. Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung con xin trọn đời quy ngưỡng!

 

53 (11) Heedfulness – [(XI) (53) Không Phóng Dật]

 

  1. Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
  2. “Master Gotama, is there one thing which, when developed and cultivated, can accomplish both kinds of good, the good pertaining to the present life and the good pertaining to the future life?”

– “There is such a thing, brahmin.”

– “And what is it?”

  1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
  2. – Có một pháp nào, thưa Tôn giả Gotama, được tu tập, được làm cho sung mãn, pháp ấy bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai?

– Có một pháp, này Bà-la-môn, được tu tập, được làm cho sung mãn bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai.

– Một pháp ấy là gì, thưa Tôn giả Gotama được tu tập, được làm cho sung mãn, pháp ấy bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai?

 

  1. “It is heedfulness. (1) “Just as, brahmin, the footprints of all animals that walk fit into the footprint of the elephant, and the elephant’s footprint is declared to be foremost among them with respect to size, so too heedfulness is the one thing that, when developed and cultivated, can accomplish both kinds of good, the good pertaining to the present life and the good pertaining to the future life. (2) “Just as all the rafters of a peaked house lean toward the roof peak, slope toward the roof peak, converge upon the roof peak, and the roof peak is declared to be foremost among them, so too heedfulness is the one thing that … can accomplish both kinds of good … (3) “Just as a reed-cutter, having cut a bunch of reeds, grabs them by the top, shakes the bottom, shakes the two sides, and beats them, so too heedfulness is the one thing that … can accomplish both kinds of good … (4) “Just as, when the stalk of a bunch of mangoes is cut, all the mangoes attached to the stalk follow along with it, so too heedfulness is the one thing that … can accomplish both kinds of good … (5) “Just as all petty princes are the vassals of a wheel-turning monarch, and the wheel-turning monarch is declared to be foremost among them, so too heedfulness is the one thing that … can accomplish both kinds of good … (6) “Just as the radiance of all the stars does not amount to a sixteenth part of the radiance of the moon, and the radiance of the moon is declared to be foremost among them, so too

heedfulness is the one thing that … can accomplish both kinds of good … “This, brahmin, is the one thing which, when developed and cultivated, can accomplish both kinds of good, the good pertaining to the present life and the good pertaining to the future life.”

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. – Không phóng dật, này Bà-la-môn là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai. Ví như, này Bà-la-môn, phàm có những dấu chân của các loại bộ hành nào, tất cả dấu chân ấy đều được thâu nhiếp trong dấu chân voi. Dấu chân voi được gọi là tối thắng trong các dấu chân ấy, cũng vậy, này Bà-la-môn, không phóng dật là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai. Ví như này Bà-la-môn, trong một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả rui kèo đều hướng về nóc nhọn, thiên về nóc nhọn, quy tụ về nóc nhọn, nóc nhọn được gọi là tối thắng trong các vật ấy. Cũng vậy, này Bà-la-môn, không phóng dật… Ví như, này Bà-la-môn, người cắt cỏ, trong khi cắt cỏ, sau khi túm lấy đầu các ngọn cỏ, liền lùa cỏ qua lại, vặt cỏ lên xuống và đập cỏ. Cũng vậy, này Bà-la-môn… Ví như, này Bà-la-môn, nhánh cây có chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng vậy, này Bà-la-môn… Ví như, này Bà-la-môn, phàm có các tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển Luân. Vua Chuyển Luân được gọi là tối thắng trong các vị vua ấy. Cũng vậy, này Bà-la-môn… Ví như, này Bà-la-môn, ánh sáng của các vì sao, tất cả ánh sáng các ngôi sao không bằng giá trị một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng được gọi là tối thắng trong tất cả ánh sáng. Cũng vậy, này Bà-la-môn, không phóng dật là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai. Ðây là một pháp, này Bà-la-môn, được tu tập, được làm cho sung mãn, bao trùm và an trú hai lợi ích: lợi ích hiện tại và lợi ích trong tương lai.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

54 (12) Dhammika – [(XII) (54) Dhammika]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling in Rajagaha on Mount Vulture Peak.

On that occasion, the Venerable Dhammika was the resident monk in his native district, in all the seven monasteries in his native district. There the Venerable

Dhammika insulted visiting bhikkhus, reviled them, harmed them, attacked them, and scolded them, and then those visiting bhikkhus left. They did not settle down but vacated the monastery. Then it occurred to the lay followers of the native district: “We serve the Sangha of bhikkhus with robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick, but the visiting bhikkhus leave. They do not settle down but vacate the monastery. Why is that so?” Then it occurred to them: “This Venerable Dhammika insults visiting bhikkhus, reviles them, harms them, attacks them, and scolds them, and then those visiting bhikkhus leave. They do not settle down but vacate the monastery. Let’s banish the Venerable Dhammika.” Then the lay followers went to the Venerable Dhammika and said to him: “Bhante, leave this monastery. You ‘ve stayed here long enough.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại núi Gijihakùta (Linh Thứu).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Dhammika trú tại chỗ sanh trưởng của mình và có tất cả bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng ấy. Tại đấy, Tôn giả Dhammika đối với các khách Tỷ-kheo, mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận với những lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng, suy nghĩ như sau: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo Tăng các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ?” Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: “Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi chỗ khác.” Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với Tôn giả Dhammika: “Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy từ bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi.”

 

  1. The Venerable Dhammika then went from that monastery to another one, where again he insulted visiting bhikkhus, reviled them, harmed them, attacked them, and scolded them. And then those visiting bhikkhus left. They did not settle down but vacated the monastery. Then it occurred to the lay followers … [all as above] … and said to him: “Bhante, leave this monastery. You’ve stayed here long enough.”
  2. Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một trú xứ khác. Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói, liền bỏ đi, không an trú, và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ?” Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: “Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi đến chỗ khác”. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với Tôn giả Dhammika: “Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy từ bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi”.

 

  1. Then the Venerable Dhammika went from that monastery to still another one, where again he insulted visiting bhikkhus. They did not settle down but vacated the monastery. Then it occurred to the lay followers: “We serve the Sangha of bhikkhus with robes, almsfood, lodgings, and medicines and

provisions for the sick, but the visiting bhikkhus leave. They do not settle down but vacate the monastery. Why is that so?” Then it occurred to the lay followers: “This Venerable Dhammika insults visiting bhikkhus … They do not settle down hut vacate the monastery. Let’s banish the Venerable Dhammika

from all the seven monasteries in the native district.” Then the lay followers of the native district went to the Venerable Dhammika and said to him: “Bhante, depart from all the seven monasteries in the native district.”

  1. Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một xứ khác . Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với lời nói, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? “. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: “Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng”. Rồi các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, nói với Tôn giả Dhammika: “Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng”.

 

  1. The Venerable Dhammika then thought: “I am banished by the lay followers from all seven monasteries here. Where shall I go?” It then occurred to him: “Let me go to the Blessed One.” Then the Venerable Dhammika took his bowl and robe and – left for Rajagaha. Gradually he reached Rajagaha, and then

went to Mount Vulture Peak, where he approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then asked him:

– “Where are you coming from, Brahmin Dhammika?”

– “Bhante, the lay followers of my native district have banished me from all seven monasteries there.”

– “Enough, Brahmin Dhammika! Now that you’ve come to me, why be concerned that you have been banished from those places?

  1. In the past, Brahmin Dhammika, some seafaring merchants set out to sea in a ship, taking along a land-spotting bird. When the ship had still not caught sight of land they released the bird. It went to the east, the west, the north, the south, upward, and to the intermediate directions. If it saw land anywhere, it went straight for it. But if it didn’t see land, it returned to the ship. In the same way, when you have been banished from those places, you’ve come to me.”
  2. Rồi Tôn giả Dhammika suy nghĩ: “Ta đã bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng. Nay ta sẽ đi tại chỗ nào? Ta hãy đi đến Thế Tôn”. Rồi Tôn giả Dhammika cầm y bát, ra đi, hướng đến Ràjagaha (Vương Xá), dần dần đi đến núi Gijihakùta (Linh Thứu) tại Ràjagaha; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Dhammika đang ngồi xuống một bên:

– Này Bà-la-môn Dhammika, Ông đi từ đâu đến?

– Bạch Thế Tôn, con bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng!

– Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn Dhammika! Sự việc này, đối với Ông có hề hấn gì! Dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta!

  1. Trong quá khứ, này Bà-la-môn Dhammika, các nhà buôn đường biển đem theo một con chim để tìm bờ, khi họ đi tàu ra biển. Khi chiếc tàu ra xa, không thấy bờ, họ thả con chim đi tìm bờ. Con chim bay về hướng Ðông, bay về hướng Tây, bay về hướng Bắc, bay về hướng Nam, bay về hướng Trên, bay về hướng Gió. Nếu nó thấy bờ xung quanh, nó liền bay luôn. Nếu nó không thấy bờ xung quanh, nó bay trở lui về tàu. Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta.

 

  1. “In the past, Brahmin Dhammika, King Koravya had a royal banyan tree named ‘Well Grounded, which had five branches, cast a cool shade, and gave delight. Its canopy extended for twelve yojanas; its network of roots for five yojanas. Its fruits were as large as cooking pots and as sweet as pure honey. The

king and his harem made use of one section of the tree, the army used another section, the townfolk and countryfolk used still another, ascetics and brahmins used still another, and the beasts and birds used still another. No one guarded the tree’s fruits, yet no one took another’s fruits. “Then, Brahmin Dhammika, a certain man ate as much as he wanted of the tree’s fruits, broke off a branch, and left. It occurred to the deity who lived in the tree: ‘It’s astounding and

amazing how evil this man is! He ate as much as he wanted of the tree’s fruits, broke off a branch, and left! Let me see to it that in the future the royal banyan tree does not yield fruit.’ Then in the future the royal banyan tree did not yield fruit. Thereupon, King Koravya approached Sakka the ruler of the devas and said to him: ‘Listen, respected sir, you should know that the royal banyan tree does not yield fruit.’ “Then Sakka the ruler of the devas performed a feat of psychic

potency such that a violent rainstorm came and twisted and uprooted the royal banyan tree. “Then, Brahmin Dhammika, the deity that lived in the tree stood to one side, sad and miserable, weeping with a tearful face. Sakka approached this deity and said:

  1. Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya có một cây bàng chúa tên là Suppatittha, cây này có năm cành, có bóng mát dịu, rất là khả ý. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha tỏa rộng ra đến mười hai do tuần, các rễ mọc lan rộng đến năm do tuần. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha có những trái cây to lớn, lớn như những cái nồi con; những trái cây ngọt lịm như vậy, trong sáng và ngọt như mật ong. Này Bà-la-môn Dhammika, vua với các cung nữ hưởng thụ một cành cây của cây bàng chúa Suppatittha; quân đội hưởng thụ một cành; các Sa-môn, Bà-la-môn hưởng thụ một cành; các loài thú, loài chim hưởng thụ một cành. Này Bà-la-môn Dhammika, không có ai phòng hộ các trái của cây bàng chúa Suppatittha, và không có ai hại nhau vì trái cây. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, một người sau khi đã ăn hết cho đến thỏa thích những trái của cây bàng chúa Suppatittha, liền bẻ gãy một cành rồi bỏ đi. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha suy nghĩ như sau: “Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, con người lại ác cho đến như vậy! Sau khi ăn cho đến thỏa thích các trái của cây bàng chúa Suppatittha, lại bẻ một cành rồi bỏ đi! Vậy cây bàng chúa Suppatittha hãy đừng sanh trái nữa trong tương lai! “Rồi này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa trong tương lai. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến, thưa với Thiên chủ Sakka: “Tôn giả có biết không? Cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa! “Rồi này Bà-la-môn Dhammika, Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông, khiến cho mưa to gió lớn khởi lên, làm cây bàng chúa Suppatittha ngã xuống và bật gốc rễ. Này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên. Này Bà-la-môn Dhammika, rồi Thiên chủ Suppatittha đi đến vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha, sau khi đến, nói với vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha như sau:

 

– ‘Why, deity, do you stand to one side, sad and miserable, weeping with a tearful face?’

– ‘It is, sir, because a violent rainstorm came and twisted and uprooted my dwelling.’

– ‘But, deity, were you following the duty of a tree when the violent rainstorm came and twisted and uprooted your dwelling?’

– ‘But how, sir, does a tree follow the duty of a tree?’

– ‘Here, deity, those who need roots take its roots; those who need bark take its bark; those who need leaves take its leaves; those who need flowers take its flowers; and those who need fruit take its fruit. Yet because of this the

deity does not become, displeased or discontent. That’s how

a tree follows the duty of a tree.’

– ‘Sir, I wasn’t following the duty of a tree when the violent rainstorm came and twisted and uprooted my dwelling.’

– If, deity, you would follow the duty of a tree, your dwelling might return to its former state.’

‘I will, sir, follow the duty of a tree. Let my dwelling be as before.’

“Then, Brahmin Dhammika, Sakka the ruler of the devas performed such a feat of psychic potency that a violent rainstorm came and turned upright the royal banyan tree and its roots were covered with bark.

“- Vì sao, này vị Thiên kia, Ông lại khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên?

“- Thưa Tôn giả, có cơn mưa to gió lớn khởi lên, và làm cho chỗ trú xứ của con bị ngã xuống và bật gốc rễ lên.

“- Này vị Thiên kia, có phải Ông đang gìn giữ cây pháp, nhưng cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm trú xứ của Ông bị ngã xuống và bật gốc rễ lên?

“- Làm thế nào, thưa Tôn giả, một cây… được gìn giữ như một cây pháp?

“- Ở đây, này vị Thiên kia, những người cần rễ đến lấy rễ cây đi, những người cần vỏ đến lấy vỏ cây đi. Những người cần lá đến lấy lá đi. Những người cần bông đến lấy bông đi. Những người cần trái đến lấy trái đi. Như vậy, không có gì để khiến cho một vị Thiên phải không hoan hỷ, không vui vẻ. Như vậy, là một cây được gìn giữ như một cây pháp.

“- Thưa Tôn giả, con không gìn giữ một cây pháp, khi cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm chỗ trú xứ của con ngã xuống và bật gốc rễ lên!

“- Này vị Thiên kia, nếu Ông gìn giữ cây pháp, thời trú xứ của Ông sẽ trở lại như xưa.

Thưa Tôn giã, con sẽ gìn giữ cây pháp, mong rằng trú xứ cuả con trở lại như xưa.

Rồi Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông khiến cho mưa to gió lớn đến dựng đứng lại cây bàng chúa và chữa lành những rễ cây.

 

So too, Brahmin Dhammika, were you following the duty of an ascetic when the lay followers of the native district banished you from all seven monasteries?”

– “But how, Bhante, does an ascetic follow the duty of an ascetic?”

– “Here, Brahmin Dhammika; an ascetic does not insult one who insults him, does not scold one who scolds him, and does not argue with one who argues with him. That is how an ascetic follows the duty of an ascetic.”

– “Bhante, I wasn’t following the duty of an ascetic when the lay followers banished me from all seven monasteries.”

Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, Ông có gìn giữ Sa-môn pháp, khi các người cư sĩ tại chỗ sanh trưởng mời Ông đi khỏi bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng không?

– Như thế nào, thưa Tôn giả, là một Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp?

– Như thế này, này Bà-la-môn Dhammika, ở đây, một Sa-môn không có mắng nhiếc lại người đã mắng nhiếc mình, không có tức giận người đã tức giận mình, không có quở trách người đã quở trách mình. Như vậy, này Bà-la-môn Dhammika, là vị Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp.

– Thưa Tôn giả, con không gìn giữ Sa-môn pháp khi những người cư sĩ ở tại chỗ sanh trưởng mời con đi khỏi hoàn toàn bảy trú xứ trong chỗ được sanh trưởng.

 

  1. (1) “In the past, Brahmin Dhammika, there was a teacher named Sunetta, the founder of a spiritual sect, one without lust for sensual pleasures. The teacher Sunetta had many hundreds of disciples. He taught a Dhamma to his disciples for companionship with the brahma world. When he was teaching such a Dhamma, those who did not place confidence in him were, with the breakup of the body, after death, reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but those who placed confidence in him were reborn in a good destination, in a heavenly world. (2) “In the past, there was a teacher named Mugapakkha … (3) … a teacher named Aranemi … (4) … a teacher named Kuddalaka … (5) … a teacher named Hatthipala … (6) … a teacher named Jotipala, the founder of a spiritual sect, one without lust for sensual pleasures When he was teaching such a Dhamma, those who did not place confidence in him were, with the breakup of the body, after death, reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but those who placed confidence in him were reborn in a good destination, in a heavenly world.

“What do you think, Brahmin Dhammika? These six teachers were founders of spiritual sects, men without lust for sensual pleasures who had retinues of many hundreds of disciples. If, with a mind of hatred, one had insulted and reviled them and their communities of disciples, wouldn’t one have generated much demerit?” ‘

– “Yes, Bhante.”

  1. – Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có một ngoại đạo sư tên là Sunettto (Diệu Nhãn) đã viễn ly các dục. Này Bà-la-môn Dhammika, ngoại đạo sư Sunetto có hàng trăm đệ tử. Ngoại đạo sư Sunetto thuyết pháp về cộng trú tại Phạm thiên giới cho các người đệ tử. Những ai nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cộng trú tại Phạm thiên giới, này Bà-la-môn Dhammika, tâm không được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những ai, này Bà-la-môn Dhammika, nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cọng trú tại Phạm thiên giới, tâm được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có ngoại đạo sư tên là Mugapakkha… có ngoại đạo sư tên là Aranemi… có ngoại đạo sư tên là Kuddàlaka… có ngoại đạo sư tên là Hatthipàla… có ngoại đạo sư tên là Jotipàla đã viễn ly các dục… được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy có sanh khởi ra nhiều vô phước không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

 

  1. “If, with a mind of hatred, one had insulted and reviled these six teachers together with their communities of disciples, one would have generated much demerit. But if, with a mind of hatred, one reviles and insults a single person accomplished in view, one generates even more demerit. For what reason? I

say, Brahmin Dhammika, there is no injury against outsiders like that against [your] fellow monks. Therefore, Brahmin Dhammika, you should train yourself thus:

  1. – Thật vậy, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, có sanh khởi ra nhiều vô phước. Còn ai, đối với vị đầy đủ chánh kiến, với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy sanh khởi ra nhiều vô phước hơn nữa. Vì cớ sao? Ta tuyên bố rằng, này Bà-la-môn Dhammika, sự tổn hại đối với các ngoại đạo sư như vậy không bằng sự tổn hại nếu đối xử với các vị đồng Phạm hạnh. Do vậy, này các Bà-la-môn Dhammika, cần phải học tập như sau:

 

  1. ‘We will not let hatred arise in our minds toward our fellow monks.’ Thus,

Brahmin Dhammika, should you train yourself.”

 

Sunetta, Mugapakkha,

the brahmin Aranemi,

Kuddalaka, and Hatthipala,

the brahmin youth, were teachers.

 

And Jotipala [known as] Govinda

the chaplain of seven [kings]:

these were harmless ones in the past,

six teachers possessed of fame.

 

Unspoiled, liberated by compassion,

these men had transcended the fetter of sensuality.

Having expunged sensual lust,

they were reborn in the brahma world.

 

Their disciples too

numbering many hundreds

were unspoiled, liberated in compassion,

men who had transcended the fetter of sensuality.

Having expunged sensual lust,

they were reborn in the brahma world.

 

That man who, with thoughts of hatred,

reviles these outside seers devoid of lust

[whose minds] were concentrated,

generates abundant demerit.

 

But the man who, with thoughts of hatred,

reviles a disciple of the Buddha,

a bhikkhu accomplished in view,

generates even more demerit.

 

One should not attack a holy person

one who has abandoned viewpoints.

This one is called the seventh person

of the Sahgha of noble ones,

one not devoid of lust for sensual pleasures,

whose five faculties are weak:

faith, mindfulness, energy,

serenity, and insight.

 

If one attacks such a bhikkhu,

one first harms oneself;

then, having harmed oneself,

one afterward harms the other.

 

When one protects oneself,

the other person is also protected.

Therefore, one should protect oneself;

the wise person is always unhurt.

  1. Chúng tôi sẽ không có tâm uế nhiễm đối với vị đồng Phạm hạnh”. Này Bà-la-môn Dhammika, các Ông cần phải học tập như vậy.

Các vị Bà-la-môn,
Như Sư Sunetto,
Sư Mugapakkha,
Và Aranemi,
Sư Kuddalaka,
Và Hatthipàla,
Sư Jotipàla,
Và Sư Govinda,
Là quốc sư thứ bảy.
Sáu Sư bạn vị này,
Là những vị danh tiếng,
Quá khứ không hại ai,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Và các hàng đệ tử,
Con số lên hàng trăm,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Ẩn sĩ ngoại đạo ấy,
Ly tham, tâm Thiền định,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng nhiếc họ,
Người như vậy tạo ra,
Rất nhiều sự vô phước.
Ðối một đệ tử Phật,
Tỷ-kheo có chánh kiến,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng vị ấy,
Người như vậy tạo ra,
Nhiều vô phước hơn nữa
Chớ phật lòng bậc thiện,
Hãy từ bỏ kiến xứ,
Tối thượng trong Thánh chúng,
Vị ấy được gọi vậy.
Ai chưa ly các dục,
Năm căn còn mềm dịu,
Tín, niệm và tinh tấn,
Với chỉ và với quán,
Nếu phật ý vị ấy,
Trước hết tự hại mình,
Sau khi tự hại mình,
Lại hại đến người khác,
Ai tự bảo vệ mình,
Bề ngoài cũng bảo vệ,
Do vậy, bảo vệ mình,
Bậc trí không tổn hại.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0405.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf