06a. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Sáu Pháp – The Book of the Sixes – Phẩm 01 – 03 – Song ngữ
The Numerical Discourses of the Buddha
Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group.
The Book of the Sixes – page 857 – 894 of 1925.
The First Fifty
I. Worthy of Gifts
1 (1) Worthy of Gifts (1) – [(I) (1) Ðáng Ðược Cung Kính (1)]
- Thus, have I heard.
On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus:
– “Bhikkhus!”
– “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
- (1) Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending. (2) Having heard a sound with the ear, a bhikkhu is neither joyful nor saddened,
but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending. (3) Having smelled an odor with the nose, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending. (4) Having experienced a taste with the tongue, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending. (5) Having felt a tactile object with the body, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending. (6) Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful, and clearly comprehending.
Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.
- Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
- – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không có ưa thích, không có ghét bỏ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết pháp, không có ưa thích, không có ghét bỏ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
2 (2) Worthy of Gifts (2) – [(II) (2) Ðáng Ðược Cung Kính (2)]
- “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
- (1) “Here, a bhikkhu wields the various kinds of psychic potency: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through a rampart, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as
though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he exercises mastery with the body as far as the brahma world.
- (2) “With the divine ear element, which is purified and surpasses the human, he hears both kinds of sounds, the divine and human, those that are far as well as near.
- (3) “He understands the minds of other beings and persons, having encompassed them with his own mind. He understands a mind with lust as a mind with lust and a mind without lust as a mind without lust; a mind with hatred as a mind with hatred and a mind without hatred as a mind without hatred; a mind with delusion as a mind with delusion and a mind without
delusion as a mind without delusion; a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; a surpassable mind as surpassable and an unsurpassable mind as unsurpassable; a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.
- (4) “He recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many
eons of world-dissolution and world-evolution thus: There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here. Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details.
- – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chứng được các loại thần thông: một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết già hay đi trên hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến Phạm thiên.
- Với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, nghe được hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người ở xa và gần.
- Sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài Người với tâm của mình, vị ấy rõ biết như sau: “Tâm có tham, rõ biết là tâm có tham, hay tâm ly tham… hay tâm có sân… hay tâm ly sân… hay tâm có si… hay tâm ly si… hay tâm chuyên chú… hay tâm tán loạn… hay đại hành tâm… hay không phải đại hành tâm… hay tâm chưa vô thượng… hay tâm vô thượng… hay tâm Thiền định… hay tâm không Thiền định… hay tâm giải thoát… hay tâm không giải thoát, rõ biết là tâm không giải thoát”.
- (5) “With the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma thus: ‘These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in
hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world. Thus, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how being’s faire in accordance with their kamma.
- (6) “With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.
“Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
- Nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời; nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp; vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
- Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi trời, cõi đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Do đoạn tận các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.
3 (3) Faculties – [(III) (3) Các Căn]
- “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
- The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom; and with the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the
taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.
Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field
of merit for the world.”
- – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
- Với tín căn, với tấn căn, với niệm căn, với định căn, với tuệ căn, do đoạn tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, ngay trong hiện tại chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là vô thượng phước điền ở đời.
4 (4) Powers – [(IV) (4) Các Lực]
- “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
- The power of faith, the power of energy, the power, of mindfulness, the power of concentration, the power of wisdom; and with the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered
upon it, he dwells in it.
Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
- – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là sáu?
- Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, do đoạn tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, ngay trong hiện tại, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là vô thượng phước điền ở đời.
5 (5) Thoroughbred (1) – [(V) (5) Con Ngựa Thuần Chủng (1)]
- “Bhikkhus, possessing six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What six?
- Here, a king’s excellent thoroughbred horse patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes,
patiently endures tactile objects, and it is endowed with beauty.
Possessing these six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. “So too, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six? [
- Here, a bhikkhu patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes, patiently endures tactile objects, and patiently endures mental phenomena.
Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
1- Thành tựu sáu chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, và đầy đủ dung sắc.
Thành tựu sáu chi phần này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo đáng được cúng dường… là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, kham nhẫn các pháp.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính… là ruộng phước vô thượng ở đời.
6 (6) Thoroughbred (2) – [(VI – VII) (6 – 7) Con Ngựa Thuần Chủng (2)]
- “Bhikkhus, possessing six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What six?
- Here, a king’s excellent thoroughbred horse patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures
tastes, patiently endures tactile objects, and it is endowed with strength. Possessing these six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. “So too, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What six?
- Here, a bhikkhu patiently endures forms, patiently endures, sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes, patiently endures tactile objects, and patiently endures mental phenomena. Possessing these six qualities, a bhikkhu
is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
(Như kinh trên, số 5, chỉ thay đổi “đầy đủ dung sắc”, với “đầy đủ sức mạnh” cho số 6, và với “đầy đủ tốc lực” cho số 7).
7 (7) Thoroughbred (3) – [Con Ngựa Thuần Chủng (3)]
- “Bhikkhus, possessing six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What six?
- Here, a king’s excellent thoroughbred horse patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes,
patiently endures tactile objects, and it is endowed with speed. Possessing these six factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. “So too, possessing six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.
What six?
- Here, a bhikkhu patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes, patiently endures tactile objects, and patiently endures mental phenomena.
Possessing these six qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
(Như kinh trên, số 5, chỉ thay đổi “đầy đủ dung sắc”, với “đầy đủ sức mạnh” cho số 6, và với “đầy đủ tốc lực” cho số 7).
8 (8) Unsurpassed Things – [(VIII) (8) Vô Thượng]
- “Bhikkhus, there are these six unsurpassed things. What six?
- The unsurpassed sight, the unsurpassed hearing, the unsurpassed
gain, the unsurpassed training, the unsurpassed service, and the unsurpassed recollection.
These are the six unsurpassed things.”
- – Có sáu vô thượng này, này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu?
- Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học vô thượng, hành vô thượng, tùy niệm vô thượng. Này các Tỷ-kheo, có sáu vô thượng này.
9 (9) Subjects of Recollection – [(IX) (9) Tùy Niệm Xứ]
- “Bhikkhus, there are these six subjects of recollection. What six?
- Recollection of the Buddha, recollection of the Dhamma, recollection of the Sangha, recollection of virtuous behavior, recollection of generosity, and recollection of the deities.
These are the six subjects of recollection.”
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm xứ này. Thế nào là sáu?
- Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm Thí, tùy niệm Thiên.
Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm này.
10 (10) Mahanama – [(X) (10) Mahànàma]
On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Tree Park. Then Mahanama the Sakyan approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to the Blessed One:
– “Bhante, how does a noble disciple who has arrived at the fruit and understood the teaching often dwell?”
– “Mahanama, a noble disciple who has arrived at the fruit and understood the teaching often dwells in this way:
(1) “Here, Mahanama, a noble disciple recollects the Tathagata thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the
Blessed One. When a noble disciple recollects the Tathagata, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based on the Tathagata. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma,
gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As one who has entered the stream of the Dhamma, he develops recollection of the Buddha.
Một thời, Thế Tôn trú giữa các vị Thích-ca, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
– Vị Thánh đệ tử này, bạch Thế Tôn, đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, đời sống gì vị ấy sống một cách sung mãn?
– Này Mahànàma, Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, với nếp sống này, sống một cách sung mãn.
(1) Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật”.
(2) “A gain, Mahanama, a noble disciple, recollects the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise. When a noble disciple recollects the Dhamma, on that occasion his mind
is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based on the Dhamma. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with
a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As one who has entered the stream of the Dhamma, he develops recollection of the
Dhamma.
(2) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”. Này Mahànama, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Pháp. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Pháp”.
(3) “Again, Mahanama, a noble disciple recollects the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals— this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world. When a noble disciple recollects the Sangha, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based
on the Sangha. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling
pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As
one who has entered the stream of the Dhamma, he develops recollection of the Sangha.
(3) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm chúng Tăng, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Tăng. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Tăng. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Tăng”.
(4) “Again, Mahanama, a noble disciple recollects his own virtuous behavior as unbroken, flawless; unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. When a noble disciple recollects his virtuous behavior, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based on virtuous behavior. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the
body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced
population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As one who has entered the stream of the Dhamma; he develops recollection of virtuous behavior.
(4) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Giới. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Giới. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Giới”.
(5) “Again, Mahanama, a noble disciple recollects his own generosity thus: It is truly my good fortune and gain that in a population obsessed by the stain of miserliness, I dwell at home with a mind devoid of the stain of miserliness, freely generous, openhanded, delighting in relinquishment, devoted to charity,
delighting in giving and sharing. When a noble disciple recollects his generosity, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based on generosity. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in
the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced
population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As one who has entered the stream of the Dhamma, he develops recollection of generosity.
(5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí”. Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm bố thí, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Thí. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Thí. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thí”.
(6) “Again, Mahanama, a noble disciple recollects the deities thus: ‘There are devas [ruled by] the four great kings, Tavatimsa devas, Yama devas, Tusita devas, devas who delight in creation, devas who control what is created by others, devas of Brahma’s company, and devas still higher than these. There exists in me too such faith as those deities possessed because of which,
when they passed away here, they were reborn there; there exists in me too such virtuous behavior … such learning … such generosity … such wisdom as those deities possessed because of which, when they passed away here, they were reborn there.’
When a noble disciple recollects the faith, virtuous behavior, learning, generosity, and wisdom in himself and in those deities, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred or delusion; on that occasion, his mind is simply straight, based on the deities. A noble disciple whose mind is straight gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains joy connected with the Dhamma. When he is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.
This is called a noble disciple who dwells in balance amid an unbalanced population, who dwells unafflicted amid an afflicted population. As one who has entered the stream of the Dhamma, he develops recollection of the deities.
“Mahanama, a noble disciple who has a rrived at the fruit and understood the teaching often dwells in just this way.”
(6) Lại nữa, này Mahànama, Thánh đệ tử tu tập tùy niệm Thiên: “Có chư Thiên bốn Thiên vương Thiên, có chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, có chư Thiên Yàma, có chư Thiên Tusità (Ðâu-suất), có chư Thiên Hóa lạc Thiên, có chư Thiên Tha hóa Tự tại, có chư Thiên Phạm chúng, có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với Thí như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ ở nơi ta. Ðầy đủ với Tuệ như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng đầy đủ nơi ta”. Khi vị ấy niệm Tín, Giới, nghe Pháp, Thí và Tuệ của tự mình và chư Thiên ấy; trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào chư Thiên. Và này Mahànàma, Thánh đệ tử với tâm chánh trực được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thiên”.
Này Mahànàma, vị Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, vị ấy sống một cách sung mãn với nếp sống này.
II. Cordiality – [II. Phẩm Cần Phải Nhớ]
11 (1) Cordiality (1) – [(I) (11) Cần Phải Nhớ (1)]
- “Bhikkhus, there are these six principles of cordiality. What six?
- (1) “Here, a bhikkhu maintains bodily acts of loving-kindness toward his fellow monks both openly and privately. This is a principle of cordiality.
- (2) “Again, a bhikkhu maintains verbal acts of loving-kindness toward his fellow monks both openly and privately. This, too, is a principle of cordiality.
- (3) “Again, a bhikkhu maintains mental acts of lovingkindness toward his fellow monks both openly and privately. This, too, is a principle of cordiality.
- (4) “Again, a bhikkhu shares without reservation any righteous gains that have been righteously obtained, including even the contents of his alms bowl, and uses such things in common with his virtuous fellow monks. This, too, is a principle of cordiality.
- (5) “Again, a bhikkhu dwells both openly and privately possessing in common with his fellow monks virtuous behavior that is unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. This, too, is a principle of cordiality.
- (6) “Again, a bhikkhu dwells both openly and privately possessing in common with his fellow monks a view that is noble and emancipating, which leads out, for one who acts upon it, to the complete destruction of suffering. This, too, is a principle of cordiality.
“These, bhikkhus, are the six principles of cordiality.”
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp cần phải ghi nhớ này. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú ý nghĩ từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các đồng Phạm hạnh trước mặt lẫn sau lưng.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ.
12 (2) Cordiality (2) – [(II) (12) Cần Phải Nhớ (2)]
- “Bhikkhus, there are these six principles of cordiality that create affection and respect and conduce to cohesiveness, nondispute, concord, and unity. What six?
- (1) “Here, a bhikkhu maintains bodily acts of loving-kindness toward his fellow monks both openly and privately. This is a principle of cordiality that creates affection and respect and conduces to cohesiveness, non-dispute, concord, and unity.
- (2) “Again, a bhikkhu maintains verbal acts of loving-kindness toward his fellow monks both openly and privately. This, too, is a principle of cordiality that creates affection and respect.
- (3) “Again, a bhikkhu maintains mental acts of lovingkindness toward his fellow monks both openly and privately. This, too, is a principle of cordiality that creates affection and respect.
- (4) “Again, a bhikkhu shares without reservation any righteous gains that have been righteously obtained, including even the contents of his alms bowl, and uses such things in common with his virtuous fellow monks. This, too, is a principle of cordiality that creates affection and respect.
- (5) “Again, a bhikkhu dwells both openly and privately possessing in common with his fellow monk’s virtuous behavior that is unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. This, too, is a principle of cordiality that creates affection and
respect.
- (6) “Again, a bhikkhu dwells both openly and privately possessing in common with his fellow monks a view that is noble and emancipating, which leads out, for one who acts upon it, to the complete destruction of suffering. This, too, is a principle of cordiality th a t creates affection and respect.
“These, bhikkhus, are the six principles of cordiality that create affection and respect and conduce to cohesiveness, to nondispute, to Concord, and to unity.”
- – Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các vị đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ… ý nghĩ từ đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
Ðây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
13 (3) Escape – [(III) (13) Xuất Ly Giới]
- ”Bhikkhus, there are these six elements of escape. What six?
- (1) “Here, a bhikkhu might say thus: I have developed and cultivated the liberation of the mind by loving-kindness, made it my vehicle and basis, carried it out, consolidated it, and properly undertaken it, yet ill will still obsesses my mind. He should be told: ‘Not so! Do not speak thus. Do not misrepresent
the Blessed One; for it is not good to misrepresent the Blessed One, The Blessed One would certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that one might develop and cultivate the liberation of the mind by
loving-kindness, make it one’s vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it, yet ill will could still obsess one’s mind. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from ill will, namely, the liberation of the mind by loving-kindness.’
- (2) “Then, a bhikkhu might say thus: I have developed and cultivated the liberation of the mind by compassion, made it my vehicle and basis, carried it out, consolidated it, and properly undertaken it, yet the thought of harming still obsesses my mind.’ He should be told: ‘Not so! Do not speak thus. Do not
misrepresent the Blessed One; for it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One w ould certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that one might develop and cultivate the liberation of the mind by compassion, make it one’s vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it, yet the thought of h arming could
still obsess one’s mind. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from the thought of harming, namely, the liberation of the mind by compassion.’
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp xuất ly giới này. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nói như sau: “Ta đã tu từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị tâm ta”. Vị ấy cần phải được nói như sau: “Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện như vậy không xảy ra, này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát sân tâm, tức là từ tâm giải thoát”.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nói như sau: “Ta đã tu tập, bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị tâm ta”. Vị ấy cần phải được nói như sau: “Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát hại tâm, tức là bi tâm giải thoát”.
- (3) “Then, a bhikkhu might say thus: I have developed and cultivated the liberation of the mind by altruistic joy, made it my vehicle and basis, carried it out, consolidated it, and properly undertaken it, yet discontent still obsesses my mind. He should be told: ‘Not so! Do not speak thus. Do not misrepresent
the Blessed One; for it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that one might develop and cultivate the liberation of the mind by altruistic joy, make it one’s vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it, yet discontent could still obsess one’s mind. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from discontent, namely, the liberation of the mind by altruistic joy.
- (4) “Then, a bhikkhu might say thus: ‘I have developed and cultivated the liberation of the mind by equanimity, made it my vehicle and basis, carried it out, consolidated it, and properly undertaken it, yet lust still obsesses my mind.’ He should be toldr “Not so! Do not speak thus. Do not misrepresent the Blessed One; for it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that one might develop and cultivate the liberation of the mind by equanimity, make it one’s vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it, yet lust could still obsess one’s mind. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from lust, namely, the liberation of the mind by equanimity.
- (5) “Then, a bhikkhu might say thus: T have developed and cultivated the markless liberation of the mind, made it my vehicle and basis, carried it out, consolidated it, and properly undertaken it, yet my consciousness still follows after marks.’ He should be told: ‘Not so! Do not speak thus. Do not misrepresent
the Blessed One; for it is not good to misrepresent the Blessed One. The Blessed One would certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that one might develop and cultivate the markless liberation of the
mind, make it one’s vehicle and basis, carry it out, consolidate it, and properly undertake it, yet one’s consciousness could still follow after marks. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from all marks, namely, the markless liberation of the mind.’
- (6) “Then, a bhikkhu m ight say: I have discarded [the notion] “I am,” and I do not regard [anything as] “This I am,” yet the dart of doubt and bewilderment still obsesses my mind.’ He should be told: ‘Not so! Do not speak thus. Do not misrepresent the Blessed One; for it is riot good to misrepresent the Blessed
One. The Blessed One would certainly not speak in such a way. It is impossible and inconceivable, friend, that when [the notion] “I m” has been discarded, and one does not regard [anything as] “This I am,’ the dart of doubt and bewilderment could still obsess one’s mind. There is no such possibility. For this, friend, is the escape from the dart of doubt and bewilderment, namely, the uprooting of the conceit ” I m.”
“These, bhikkhus, are the six elements of escape.”
- Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: “Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta”. Vị ấy cần phải được nói như sau: “Chớ có như vậy. Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát bất lạc tâm, tức là hỷ tâm giải thoát”.
- Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nói như sau: “Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, tham tâm vẫn ngự trị tâm ta”. Vị ấy cần được nói: “Chớ có như vậy, Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, tham tâm vẫn ngự trị an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát tham tâm, tức là xả tâm giải thoát”.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nói như sau: “Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, thức của ta vẫn tùy niệm tướng”. Vị ấy cần phải được nói như sau: “Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, thức vẫn sẽ tùy niệm tướng, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát tất cả tướng, tức là vô tướng tâm giải thoát”.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nói như sau: “Tôi đã từ bỏ tư tưởng “Tôi là”. Tôi không có tùy quán “Cái này là tôi”, tuy vậy, mũi tên nghi ngờ, do sự xâm chiếm tâm tôi và an trú”. Vị ấy cần được nói như sau: “Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Với ai đã từ bỏ tư tưởng “Tôi là”, với ai không có tùy quán “Cái này là tôi”, tuy vậy, mũi tên nghi ngờ, do dự xâm chiếm tâm người ấy và an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát mũi tên nghi hoặc do dự, tức là sự nhổ lên kiêu mạn “Tôi là””.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp xuất ly giới.
14 (4) A Good Death – [(IV) (14) Hiền Thiện]
- There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”
“Friend!” those bhikkhus replied.
The Venerable Sariputta said this:
- “Friends, a bhikkhu passes his time in such a way that he does not have a good death. And how does a bhikkhu pass his time in such a way that he does not have a good death?
- “Here, (1) a bhikkhu delights in work, takes delight in work, is devoted to delight in work; (2) he delights in talk, takes delight in talk, is devoted to delight in talk; (3) he delights in sleep, takes delight in sleep, is devoted to delight in sleep; (4) he delights in company, takes delight in company, is devoted
to delight in company; (5) he delights in bonding, takes delight in bonding, is devoted to delight in bonding; (6) he delights in proliferation, takes delight in proliferation, is devoted to delight in proliferation. When a bhikkhu passes his time in such a way he does not have a good death. This is called a bhikkhu who delights in personal existence, who has not abandoned personal existence to completely make an end of suffering.
- Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo” – “Thưa Hiền giả”.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
- – Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo nếu sống nếp sống như vậy, như vậy, do sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung không được hiền thiện, khi mệnh chung không được hiền thiện! Và như thế nào, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung không được hiền thiện, khi mệnh chung không được hiền thiện?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo ưa công việc, thích thú công việc, chuyên tâm ưa thích công việc; ưa nói chuyện, thích thú nói chuyện, chuyên tâm ưa thích nói chuyện; ưa ngủ, thích thú ngủ, chuyên tâm ưa thích ngủ; ưa hội chúng, thích thú hội chúng, chuyên tâm ưa thích hội chúng; ưa liên lạc giao thiệp, thích thú liên lạc giao thiệp, chuyên tâm ưa thích liên lạc giao thiệp; ưa hý luận, thích thú hý luận, chuyên tâm ưa thích hý luận. Như vậy, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung không được hiền thiện, khi mệnh chung không được hiền thiện. Này các Hiền giả, đây được gọi là Tỷ-kheo ái lạc có thân, không từ bỏ có thân để chân chánh chấm dứt khổ đau.
- “Friends, a bhikkhu passes his time in such a way that he has a good death. And how does a bhikkhu pass his time in such a way that he has a good death?
- “Here, (1) a bhikkhu does not delight in work, does not take delight in work, is not devoted to delight in work; (2) he does not delight in talk, does not take delight in talk, is not devoted to delight in talk; (3) he does not delight in sleep, does not take delight in sleep, is not devoted to delight in sleep; (4) he does
not delight in company, does not take delight in company, is not devoted to delight in company; (5) he does not delight in bonding, does not take delight in bonding, is not devoted to delight in bonding; (6) he does not delight in proliferation, does not take delight in proliferation, is not devoted to delight in proliferation. When a bhikkhu passes his time in such a way he has a good death. This is called a bhikkhu who delights, in nibbana, who has abandoned personal existence to completely make an end of suffering.”
The creature devoted to proliferation,
who is delighted with proliferation,
has failed to attain nibbana,
the unsurpassed security from bondage.
But one who has abandoned proliferation,
who finds delight in non-proliferation,
has attained nibbana,
the unsurpassed security from bondage.
- Này các Hiền giả, Tỷ-kheo nếu sống nếp sống như vậy, như vậy, do sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung được hiền thiện, khi mệnh chung được hiền thiện. Và như thế nào, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung được hiền thiện, khi mạng chung được hiền thiện?
- Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không ưa công việc, không thích thú công việc, không chuyên tâm ưa thích công việc; không ưa nói chuyện, không thích thú nói chuyện, không chuyên tâm ưa thích nói chuyện; không ưa ngủ, không thích thú ngủ, không chuyên tâm ưa thích ngủ; không ưa hội chúng, không thích thú hội chúng, không chuyên tâm ưa thích hội chúng; không ưa liên lạc giao thiệp, không thích thú liên lạc giao thiệp, không chuyên tâm ưa thích liên lạc giao thiệp; không ưa hý luận, không thích thú hý luận, không chuyên tâm ưa thích hý luận. Như vậy, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung được hiền thiện, khi mệnh chung được hiền thiện. Này các Hiền giả, đây được gọi là Tỷ-kheo ái lạc Niết-bàn, từ bỏ có thân để chân chánh chấm dứt khổ đau.
Ai chuyên ưa hý luận,
Như thích thú hý luận,
Ði ngược lại Niết-bàn,
Nơi an ổn vô thượng.
Ai từ bỏ hý luận,
Ưa thích không hý luận.
Thuận hướng đến Niết-bàn,
Nơi an ổn vô thượng.
15 (5) Regret – [(V) (15) Không Hối Hận]
- There, the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:
– “Friends, a bhikkhu passes his time in such a way that he dies with regret. And how does a bhikkhu pass his time in such a way that he dies with regret?
- “Here, (1) a bhikkhu delights in work, takes delight in work, is devoted to delight in work … [as in 6:14] … (6) he delights in proliferation, takes delight in proliferation, is devoted to delight in proliferation. When a bhikkhu passes his time in such a way he dies with regret. This is called a bhikkhu who delights in
personal existence, who has not abandoned personal existence to completely make an end of suffering. “Friends, a bhikkhu passes his time in such a way that he dies without regret. And how does a bhikkhu pass his time in such
a way that he dies without regret? “Here, (1) a bhikkhu does not delight in work, does not take delight in work, is not d evoted to delight in work … [295] … (6) does not delight in proliferation, does not take delight in proliferation,
is not devoted to delight in proliferation. When a bhikkhu passes his time in such a way he dies without regret. This is called a bhikkhu who delights in nibbana, who has abandoned personal existence to completely make an end of suffering.” [The verses are identical with those of 6:14.]
- Ở nơi đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
– Này chư Hiền, Tỷ-kheo nếu sống nếp sống như vậy, như vậy, do nếp sống như vậy, khi lâm chung có hối hận, khi mệnh chung có hối hận. Và như thế nào, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sống nếp sống như vậy, như vậy, khi lâm chung có hối hận, khi mệnh chung có hối hận?
2…. (Giống như kinh số 14, chỉ khác là thay thế không hiền thiện bằng có hối hận, thay thế có hiền thiện bằng không hối hận )…
16 (6) Nakula – [(VI) (16) Cha Mẹ Của NakuLa (1)]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove. Now on that occasion the householder Nakulapita was; sick, afflicted, gravely ill. Then the housewife Nakulamata said this to him:
- “Do not die full of concern, householder. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed One. (1) “It may be, householder, that you think thus: After I’m gone, Nakulamata won’t be able to support our children and maintain the household. But you should not look at the matter in this way. I am skilled at weaving cotton and knitting wool. After you are gone, I’ll be able to support the children and maintain the household. Therefore, householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full, of concern has been criticized by the Blessed One.
- Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesakàla, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi nữ gia chủ, mẹ của Nakula nói với cha của Nakula như sau:
- -Thưa Gia chủ, chớ có mạng chung với tâm còn mong cầu ái luyến. Thưa Gia chủ, đau khổ là người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung còn mong cấu ái luyến. Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, không có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa”. Thưa Gia chủ, chớ có nghĩ như vậy! Thưa Gia chủ, tôi khéo léo dệt vải và chải lông cừu. Thưa Gia chủ, sau khi Gia chủ mệnh chung, tôi có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, này Gia chủ, là người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cấu ái luyến.
“It may be, householder, that you think thus: After I’m gone, Nakulamata will take another husband. But you should not look at the matter in this way. You know, householder, and so do I, that for the last sixteen years we have led the layperson’s celibate life. Therefore, householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed One.
Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ Gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ đi đến một gia đình khác”. Thưa Gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Thưa Gia chủ, Gia chủ cũng đã biết, trong mười sáu năm chúng ta sống làm người gia chủ, tôi đã sống thực hành Phạm hạnh như thế nào. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, thưa Gia chủ, là người khi mệnh chung còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung còn mong cầu ái luyến.
“It may be, householder, that you think thus: ‘After I’m gone, Nakulamata won’t want to see the Blessed One and the Sangha of bhikkhus. But you should not look at the matter in this way. After you are gone, householder, I will be even keener to see the Blessed One and the Sangha of bhikkhus. Therefore,
householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed One.
Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ không còn muốn yết kiến Thế Tôn, sẽ không còn muốn yết kiến chúng Tăng”. Thưa Gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Sau khi gia chủ mệnh chung, tôi sẽ muốn yết kiến Thế Tôn nhiều hơn, sẽ muốn yết kiến chúng Tăng nhiều hơn. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, này Gia chủ, là người khi mệnh chung, còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến.
“It may be, householder, that you think thus: ‘Nakulamata does not fulfill virtuous behavior.’ But you should not look at the matter in this way. I am one of the Blessed One’s white robed female lay disciples who fulfill virtuous behavior. If anyone has any doubt or uncertainty about this, the Blessed One,
the Arahant, the Perfectly Enlightened One is dwelling among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove. They can go and ask him. Therefore, householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed One.
Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ không giữ giới một cách đầy đủ”. Thưa Gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Thưa Gia chủ, cho đến khi nào, các nữ đệ tử gia chủ mặc áo trắng của Thế Tôn còn giữ Giới Luật một cách đầy đủ, tôi là một trong những người ấy. Nếu ai có nghi ngờ hay phân vân, hiện nay, Thế Tôn đang ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesakàla, vườn Lộc Uyển, người ấy hãy đi đến Thế Tôn và hỏi. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, thưa Gia chủ, là người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến.
“It may be, householder, that you think thus: ‘Nakulamata does not obtain internal serenity of mind. But you should not look at the matter in this way. I am one of the Blessed One’s white-robed female lay disciples who obtain internal serenity of mind. If anyone has any doubt or uncertainty about this,
the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is dwelling among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove. They can go and ask him. Therefore, householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed
One.
Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula không có chứng được nội tâm tịnh chỉ”. Thưa Gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Thưa Gia chủ, cho đến khi nào, các nữ đệ tử gia chủ mặc áo trắng của Thế Tôn còn chứng được nội tâm tịnh chỉ, tôi sẽ là một trong những vị ấy. Nếu ai có nghi ngờ hay phân vân, hiện nay Thế Tôn đang ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesakàla, vườn Lộc Uyển, người ấy hãy đi đến Thế Tôn và hỏi. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, thưa Gia chủ, là người khi mệnh chung, tâm còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến.
“It may be, householder, that you think thus: ‘Nakulamata has not attained a foothold, a firm stand, assurance in this Dhamma and discipline, she has not crossed over doubt, gotten rid of bewilderment, attained self-confidence, and become independent of others in the Teacher’s teaching.’ But you should
not look at the matter in this way. I am one of the Blessed One’s white-robed female lay disciples who have attained a foothold, a firm stand, assurance in this Dhamma and discipline; I am one of those who have crossed over doubt, gotten rid of bewilderment, attained self-confidence, and become independent
of others in the Teacher’s teaching. If anyone has any doubt or uncertainty about this, the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is dwelling among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove. They can go and ask him. Therefore, householder, do not die full of concern. To die full of concern is painful. To die full of concern has been criticized by the Blessed One.”
Thưa Gia chủ, Gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, trong Pháp và Luật này không đạt được thể nhập, không đạt được an trú, không đạt được thoải mái, không vượt khỏi nghi hoặc, không rời được do dự, không đạt được vô úy, còn phải nhờ người khác sống trong lời dạy đức Bổn Sư”. Thưa Gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Thưa Gia chủ, cho đến khi nào, các nữ đệ tử gia chủ mặc áo trắng của Thế Tôn, trong Pháp và Luật này đạt được thể nhập, đạt được an trú, đạt được thoải mái, vượt khỏi nghi hoặc, rời được do dự, đạt được vô úy, không phải nhờ người khác sống trong lời dạy đức Bổn Sư, tôi sẽ là một trong những người ấy. Nếu có ai có nghi ngờ hay phân vân, hiện nay Thế Tôn đang ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesakàla, vườn Lộc Uyển, người ấy hãy đi đến Thế Tôn và hỏi. Do vậy, thưa Gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Ðau khổ, thưa Gia chủ, là người khi mệnh chung, tâm còn mong cầu ái luyến. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cầu ái luyến.
- Then, while the householder Nakulapita was being exhorted in this way by the housewife Nakulamata, his ailment subsided on the spot. Nakulapita recovered from that illness, and that is how his illness was abandoned. Then, not long after he had re covered, the householder Nakulapita, leaning on a staff, approached the Blessed One. He paid homage to the Blessed One and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
- Rồi cha của Nakula được nữ gia chủ, mẹ của Nakula giáo giới với lời giáo giới này, bệnh hoạn liền khi ấy được khinh an và gia chủ, cha của Nakula thoát khỏi bệnh ấy. Ðược đoạn tận như vậy là bệnh ấy của gia chủ, cha của Nakula. Rồi gia chủ, cha của Nakula được lành bệnh, sau khi lành bệnh không bao lâu, chống gậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ, cha của Nakula đang ngồi xuống một bên:
- “It is truly your good fortune and gain, householder, that the housewife Nakulamata has compassion for you, desires your good, and exhorts and instructs you. Nakulamata is one of my white-robed female lay disciples who fulfill virtuous behavior. She is one of my white-robed female lay disciples who obtain internal serenity of mind. She is one of my white-robed female lay disciples who have attained a foothold, a firm stand, assurance in this Dhamma and discipline, who have crossed over doubt, gotten rid of bewilderment, attained self-confidence, and become independent of others in the Teacher’s teaching. It is truly your good fortune and gain, householder, that the
housewife Nakulamata has compassion for you, desires your good, and exhorts and instructs you.”
- – Thật lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ! Ðược nữ gia chủ, mẹ của Nakula với lòng từ mẫn, vì muốn hạnh phúc, đã giáo giới, đã khuyên dạy Ông. Cho đến khi nào, này Gia chủ, Ta còn có những đệ tử gia chủ mặc áo trắng gìn giữ Giới Luật viên mãn, nữ gia chủ, mẹ của Nakula là một trong những vị ấy. Cho đến khi nào, này Gia chủ, Ta còn có những đệ tử gia chủ mặc áo trắng chứng được nội tâm tịnh chỉ, nữ gia chủ, mẹ của Nakula là một trong những vị ấy. Cho đến khi nào, này Gia chủ, Ta còn có những đệ tử gia chủ mặc áo trắng, trong Pháp và Luật này đạt được thể nhập, đạt được an trú, đạt được thoải mái, vượt khỏi nghi hoặc, rời được do dự, đạt được vô úy, không còn phải nhờ người khác sống trong lời dạy đức Bổn Sư, nữ gia chủ, mẹ của Nakula là một trong những vị ấy. Thật lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ, được nữ gia chủ, mẹ của Nakula với lòng từ mẫn, vì muốn hạnh phúc, đã giáo giới, đã khuyên dạy Ông.
17 (7) Wholesome – [(VII) (17) Cha mẹ Của Nakula (2)
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the meeting hall, where he sat down in the seat that was prepared. In the evening, the Venerable Sariputta, too, emerged from seclusion
and went to the meeting hall, where he paid homage to the Blessed One and sat down to one side. The Venerable Mahamoggallana … the Venerable Mahakassapa … the Venerable Mahakaccayana … the Venerable Mahakotthita … the Venerable Mahacunda … the Venerable Mahakappina … the Venerable Anuruddha … the Venerable Revata … the Venerable Ananda, too, emerged from seclusion and went to the meeting hall, where he paid homage to the Blessed One and sat down to one side.
Then, having passed most of the night sitting, the Blessed One got up from his seat and entered his dwelling. Soon after the Blessed One had left, those venerable ones, too, got up from their seats and went to their own dwellings. But those bhikkhus who were newly ordained, who had not long gone forth
and had just recently come to this Dhamma and discipline, slept, snoring away until sunrise. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Blessed One saw those bhikkhus asleep, snoring away until sunrise. He then went to the meeting hall, sat down in the seat prepared for him, and
addressed those bhikkhus:
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều, sau khi từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến giảng đường; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahàmoggallàna, Tôn giả Mahàkassapa, Tôn giả Mahàkaccàna, Tôn giả Mahàkotthita, Tôn giả Mahàcunda, Tôn giả Mahàkappina, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Revata, Tôn giả Ananda vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy đi đến giảng đường; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn, sau khi ngồi như vậy đến quá phần lớn của đêm, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá. Các Tôn giả ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi về tinh xá của mình. Nhưng tại đấy, các Tỷ-kheo tân học xuất gia không bao lâu, đi đến Pháp và Luật này chưa nhiều thời gian, ngáy và ngủ tại chỗ cho đến sáng. Rồi Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân thấy các Tỷ-kheo ấy ngáy và ngủ tại chỗ cho đến sáng, thấy vậy liền đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo ấy:
- “Bhikkhus, where is Sariputta? Where is Mahamoggallana? Where is Mahakassapa? Where is Mahakaccayana? Where is Mahakotthita? Where is Mahacunda? Where is Mahakappina? Where, is Anuruddha? Where is Revata? Where is Ananda? Where have those elder disciples gone?”
– “Bhante, not long after the Blessed One left, those venerable ones, too, got up from their seats and went to their own dwellings.”
– “Bhikkhus, when the elder bhikkhus left, why did you newly ordained ones’ sleep, snoring away until sunrise?
(1) “What do you think, bhikkhus? Have you ever seen or heard that a head-anointed khattiya king, while exercising rule all his life, is pleasing and agreeable to the country if he spends as much time as he wants yielding to the pleasure of
rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep?”
– “No, Bhante.”
– “Good, bhikkhus. I too have never seen or heard of such a thing.
- – Này các Tỷ-kheo, Sàriputta ở đâu? Mahàmoggallàna ở đâu? Mahàkassapa ở đâu? Mahàkaccàna ở đâu? Mahàkotthita ở đâu? Mahàcunda ở đâu? Mahàkappina ở đâu? Anuruddha ở đâu? Revata ở đâu? Ananda ở đâu? Này các Tỷ-kheo, các đệ tử trưởng lão ấy đã đi đâu?
– Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đi về tinh xá của mình.
– Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy không có các Tỷ-kheo trưởng lão, các tân học Tỷ-kheo ngáy và ngủ cho đến trời sáng!
Các Thầy nghĩ thế nào? Này các Tỷ-kheo! Các Thầy có thấy và có nghe như sau: “Một vua Sát-đế-ly đã làm lễ quán đảnh, sống chuyên tâm hưởng thọ cho đến thỏa thích lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, có thể cai trị cả nước cho đến trọn đời, được quốc dân ái mộ và ưa thích”?
– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: Này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-ly đã làm lễ quán đảnh, sống chuyên tâm hưởng thọ cho đến thỏa thích lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, có thể cai trị cả nước cho đến trọn đời, được quốc dân ái mộ và ưa thích.
(2) “What do you think, bhikkhus? Have you ever seen or heard that a royal official … (3) … a favorite son … (4) … a general … (5) … a village headman … (6) … a guild master, while exercising leadership over the guild all his life, is pleasing and agreeable to the guild if he spends as much time as he wants
yielding to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep?”
– “No, Bhante.”
– “Good, bhikkhus. I too have never seen or heard of such a thing.
Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Người thôn quê sống trên đất trại của người cha, vị tướng quân trong quân đội, vị thôn trưởng ở làng, vị tổ trưởng các tổ hợp sống chuyên tâm hưởng thọ cho đến thỏa thích lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, có thể trọn đời làm tổ trưởng các tổ hợp và được các tổ viên ái mộ, ưa thích”?
– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau, này các Tỷ-kheo: Một người thôn quê sống trên đất trại của người cha, vị tướng quân sống trong quân đội, vị thôn trưởng ở làng, vị tổ trưởng các tổ hợp sống chuyên tâm hưởng thọ lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, có thể trọn đời làm tổ trưởng các tổ hợp và được các tổ viên ái mộ và ưa thích.
“Bhikkhus, what do you think? Suppose there is an ascetic or brahmin who spends as much time as he wants yielding to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep; one who does not guard the doors of the sense faculties, who is immoderate in eating, and is not intent on wakefulness; who
lacks insight into wholesome qualities; who does not dwell intent on the endeavor to develop the aids to enlightenment in the earlier and later phases of the night. Have you ever seen or heard that such a one, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the
taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it?”
– “No, Bhante.”
– “Good, bhikkhus. I too have never seen or heard of such a thing;
- “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will guard the doors of the sense faculties, be moderate in eating, and be intent on wakefulness; we will have insight into wholesome qualities, and will dwell intent on the endeavor to develop the aids.to enlightenment in the earlier and later phases
of the night. Thus, bhikkhus, should you train yourselves.”
Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có hay có nghe như sau: “Vị Sa-môn hay Bà-la-môn sống chuyên tâm hưởng thọ cho đến thỏa thích lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, không phòng hộ các căn môn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không quán các thiện pháp, đầu đêm cuối đêm không sống chuyên tâm tu tập các pháp giác chi, do đoạn tận các lậu hoặc, có thể tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát”?
– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau, này các Tỷ-kheo: Một vị Sa-môn hay Bà-la-môn sống chuyên tâm hưởng thọ cho đến thỏa thích lạc về giường nằm, lạc về nằm dài, lạc về ngủ nghỉ, không phòng hộ các căn môn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không quán các thiện pháp, đầu đêm cuối đêm không sống chuyên tâm tu tập các pháp giác chi, do đoạn tận các lậu hoặc, có thể tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:
- Với căn môn được phòng hộ, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, quán các thiện pháp, đầu đêm cuối đêm sống chuyên tâm tu tập các pháp giác chi, do đoạn tận các lậu hoặc, có thể tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
18 (8) The Fish Dealer – [(VIII) (18) Con Cá]
- On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus. Then, while traveling along the highway, in a certain spot the Blessed One saw a fish dealer killing fish and selling them. He left the highway, sat down on a seat that was prepared for him at the foot of a tree, and addressed the bhikkhus:
- “Bhikkhus, do you see that fish dealer killing fish and selling them?”
– “Yes, Bhante.”
– (1) “What do you think, bhikkhuis? Have you ever seen or heard that a fish dealer, killing fish and selling them, might, by means of this work and livelihood, travel around by elephant or horse, by chariot or vehicle, or enjoy wealth or live
off a large accumulation of wealth?”
– “No, Bhante.”
– “Good, bhikkhus. I too have never seen or heard of such a thing. For what reason? Because he looks on cruelly at the captive fish as they are brought for slaughter. Therefore, he does not travel around by elephant or horse, by chariot or vehicle, or enjoy wealth or live off a large accumulation of wealth.
- Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- – Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, hay được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống”? Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người đánh cá ấy với ác ý nhìn các con cá bị giết, bị đem đi giết hại, vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa tài sản lớn và tài sản chất đống.
(2) “What do you think, bhikkhus? Have you ever seen or heard that a cattle butcher, killing cows and selling them … [303] (3) … a butcher of sheep … (4) … a butcher of pigs … (5) … a butcher of poultry … (6) … a butcher of deer, killing deer and selling them, might, by means of that work and livelihood, travel around by elephant or horse, by chariot or vehicle, or enjoy wealth or live off a large accumulation of wealth?
– “No, Bhante.”
– “Good, bhikkhus. I too have never seen or heard of such a thing. For what reason? Because he looks on cruelly at the captive deer as they are brought for slaughter. Therefore, he does not travel around by elephant or horse, by chariot or vehicle, or enjoy wealth or live off a large accumulation of wealth.
“Bhikkhus, one who looks on cruelly at captive animals as they are brought for slaughter will not travel around by elephant or horse, by chariot or vehicle, or enjoy wealth or live off a large accumulation of wealth. What then can be said about one who looks on cruelly at a condemned human being brought up for slaughter? This will lead to his harm and suffering for a long time. With the breakup of the body after death, he will be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”
Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Một người đồ tể, sau khi giết các con bò, giết các con bò rồi đi bán; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa các tài sản lớn hay tài sản chất đống”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Một người đồ tể, sau khi giết bò, giết bò rồi đem bán; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, hay được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống”? Vì sao? Người đồ tể giết bò ấy với ác ý nhìn các con bò bị giết, bị đem đi giết hại, vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa các tài sản lớn và tài sản chất đống.
Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Một người giết dê… một người giết heo… một người giết chim… hay một người giết các loài thú rừng, sau khi giết các thú rừng, giết các thú rừng rồi đem bán; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy được cưỡi voi… hay được sống giữa các tài sản lớn và tài sản chất đống”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe… Vì sao? Người giết các loài thú rừng ấy, với ý nhìn các con thú rừng bị giết, bị đem đi giết hại; vì vậy người ấy không được cưỡi voi, không được cưỡi ngựa, không được cưỡi xe, không được cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa các tài sản lớn hay tài sản chất đống.
Thật vậy, này các Tỷ-kheo, ai với ác ý nhìn các loài bàng sanh bị giết, đem đi giết hại; vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, không được cưỡi ngựa, không được cưỡi xe, không được cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa các tài sản lớn hay tài sản chất đống. Còn nói gì về người với ác ý nhìn các loài Người bị giết, bị đem đi giết hại! Thật vậy, này các Tỷ-kheo, như vậy là bất hạnh, đau khổ lâu dài cho người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
19 (9) Mindfulness of Death (1) – [(IX) (19) Niệm Chết (1)]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Nadika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!” “Venerable sir!” those bhikkhus replied.
The Blessed One said this:
- “Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is o f great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. But do you, bhikkhus, develop mindfulness of death?”
- (1) When this was said, one bhikkhu said to the Blessed One:
– “Bhante, I develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- Một thời, Thế Tôn trú ở Nàdika, tại Ginjakàvasattha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy tu tập niệm chết.
- Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- (2) Another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (3) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (4) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– ” I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”
- (5) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– ” I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death,”
- (6) Still another bhikkhu said to the Blessed One:
– “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”
– “But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”
– “Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I
develop mindfulness of death.”
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.
– Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Cho đến khi nào, sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn”. Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
- When this was said, the Blessed One said to those bhikkhus:
– “Bhikkhus, (1) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (2) the one w ho develops mindfulness of death thus: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I
could then accomplish much!’; and (3) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (4) the one who develops mindfulness of death, thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedlessly. They develop mindfulness of death sluggishly for the destruction of the taints. “But (5) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (6)
the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedfully. They develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus:
- ‘We will dwell heedfully. We will develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints.’
Thus, should you train yourselves.”
- Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo ấy:
– Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”. Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. Do vậy, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải tu học như sau:
- “Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
20 (10) Mindfulness of Death (2) – [(X) (20) Niệm Chết (2)]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling a t Nadika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus:
- “Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. And how is this so?
- Một thời, Thế Tôn trú ở Nàdika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo:
- – Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào thời đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử?
- “Here, bhikkhus, when day has receded and night has approached, a bhikkhu reflects thus: ‘I could die on account of many causes, (1) A snake might bite me, or a scorpion or centipede might sting me, and I might die; that would be an
obstacle for me. (2) I might stumble and fall down, or (3) my food might disagree with me, or (4) my bile might become agitated, or (5) my phlegm might become agitated, or (6) sharp winds in me might become agitated, and I might die; that would be an obstacle for me.’ “This bhikkhu should reflect thus: “Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which
might become an obstacle for me if I were to die tonight?’ If, upon review, the bhikkhu knows: I have bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight, then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those
bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal,
enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities.
“But if, upon review, the bhikkhu knows thus: I do not have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight, then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: “Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỷ-kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
“But when night has receded and day has approached, a bhikkhu reflects thus: I could die on account of many causes. A snake might bite me … or sharp winds might become agitated in me, and I might die; that would be an obstacle for me.
“This bhikkhu should reflect thus: ‘Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned which might become an obstacle for me if I were to die this day?’ If, upon review, the bhikkhu knows: I have bad unwholesome
qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day, then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes
or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities.
“But if, upon review, the bhikkhu knows: I do not have any bad unwholesome qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day, then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.
“It is, bhikkhus, when mindfulness of death is developed and cultivated in this way that it is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.”
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: “Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỷ-kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Này các Tỷ-kheo, niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
III. The Unsurpassed Things – [III. Phẩm Trên Tất Cả] – page 880 of 1925
21 (1) Samaka – [(I) (21) Tại Sàmagàma]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Samagamaka near the lotus pond. Then, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire lotus pond, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to the Blessed
One:
– “Bhante, there are these three qualities that lead to the decline of a bhikkhu. What three? (1) Delight in work, (2) delight in talk, and (3) delight in sleep. These are the three qualities that lead to the decline of a bhikkhu.”
This is what that deity said. The Teacher agreed. Then that deity, thinking, “The Teacher agrees with me,” paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and disappeared right there.
- Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Sàmagàma, gần hồ sen. Rồi một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng hồ sen, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:
– Có ba pháp này, bạch Thế Tôn, đưa đến Tỷ-kheo thối đọa. Thế nào là ba? Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ. Ba pháp này, bạch Thế Tôn, đưa đến Tỷ-kheo thối đọa.
Vị Thiên nhân ấy nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên nhân ấy, với ý nghĩ: “Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta”, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.
- Then, when the night had passed, the Blessed One addressed
the bhikkhus:
– “Last night, bhikkhus, when the night had advanced, a certain deity of stunning beauty, illuminating the entire lotus pond, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said to me: ‘Bhante, there are these three qualities
that lead to the decline of a bhikkhu. What three? Delight in work, delight in talk, and delight in sleep. These are the three qualities that lead to the decline of a bhikkhu. This is what that deity said. Having said this, that deity paid homage to me, circumambulated me keeping the right side toward me, and
disappeared right there. “It is, bhikkhus, a misfortune and loss for those of you whom even the deities know are declining in wholesome qualities. “I will teach, bhikkhus, another three qualities that lead to decline. Listen and attend closely. I will speak.”
– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “And what, bhikkhus, are the three [other] qualities that lead to decline? (4) Delight in company, (5) being difficult to correct, and (6) bad friendship.
Those are the three [other] qualities that lead to decline.
- “Bhikkhus, all those in the past who declined in wholesome qualities declined because of these six qualities. All those in the future who will decline in wholesome qualities will decline because of these six qualities. And all those at present who are declining in wholesome qualities are declining because of these
six qualities.”
- Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, đêm nay, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng hồ sen, đi đến Ta; sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, có ba pháp này, bạch Thế Tôn, đưa đến Tỷ-kheo thối đọa. Thế nào là ba? Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ. Ba pháp này, bạch Thế Tôn, đưa đến Tỷ-kheo thối đọa”. Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ. Này các Tỷ-kheo, thật không được gì cho các Thầy, thật không khéo được gì cho các Thầy, vì rằng các Thiên nhân ấy biết được các pháp dắt dẫn các Thầy thối đọa trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng ba pháp khác đưa đến thối đọa, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Này các Tỷ-kheo, thế nào là ba pháp đưa đến thối đọa? Ưa hội chúng, ác ngôn, ác bạn hữu. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo đưa đến thối đọa.
- Này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ đã thối đọa trong các thiện pháp, tất cả đều vì sáu pháp này, sẽ bị thối đọa trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, những ai trong tương lai sẽ bị thối đọa trong các thiện pháp, tất cả đều vì sáu pháp này, sẽ bị thối đọa trong các thiện pháp. Này các Tỷ kheo, những ai trong hiện tại bị thối đọa trong các thiện pháp, tất cả đều vì sáu pháp này, bị thối đọa trong các thiện pháp.
22 (2) Non-Decline – [(II) (22) Không Thối Ðọa]
- “Bhikkhus, I will teach you these six qualities that lead to nondecline. Listen and attend closely. I will speak.”
– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “And what, bhikkhus, are the six qualities that lead to nondecline?
Not taking delight in work, not taking delight in talk, not taking delight in sleep, not taking delight in company, being easy to correct, and good friendship.
These are the six qualities that lead to non-decline.
- “Bhikkhus, all those in the past who did not decline in wholesome qualities did not decline because of these six qualities. All those in the future who will not decline in wholesome qualities will not decline because of these six qualities. And all those at present who are not declining in wholesome qualities are not declining because of these six qualities.”
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp không thối đọa này, Ta sẽ thuyết, hãy lắng nghe.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu pháp không thối đọa?
Không ưa công việc, không ưa nói chuyện, không ưa ngủ nghỉ, không ưa hội chúng, thiện ngôn, thiện bạn hữu.
Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp không thối đọa này.
- Này các Tỷ-kheo, những ai trong thời quá khứ không bị thối đọa, trong các thiện pháp, tất cả đều nhờ sáu pháp này, không bị thối đọa trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, những ai trong thời vị lai sẽ không bị thối đọa trong các thiện pháp, tất cả đều nhờ sáu pháp này, sẽ không bị thối đọa trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, những ai trong thời hiện tại không bị thối đọa trong các thiện pháp, tất cả đều nhờ sáu pháp này, không bị thối đọa trong các thiện pháp.
23 (3) Peril – [(III) (23) Sợ Hãi]
(1) “Bhikkhus, ‘peril’ is a designation for sensual pleasures. ‘Suffering’ is a designation for sensual pleasures. (3) ‘Disease’ is a designation for sensual pleasures. (4) ‘Boil’ is a designation for sensual pleasures. (5) ‘Tie’ is a designation for sensual pleasures. (6) ‘Swamp’ is a designation for sensual
pleasures.
- “And why, bhikkhus, is ‘peril’ a designation for sensual pleasures?
One excited by sensual lust, bound by desire and lust, is not freed from the perils pertaining to the present life or from the perils pertaining to future lives. Therefore ‘peril’ is a designation for sensual pleasures.
- “And why is ‘suffering’ … ‘disease’… ‘boil ‘ … ‘ tie ‘ … ‘swamp’ a designation for sensual pleasures?
One excited by sensual lust, bound by desire and lust, is not freed from the
swamps pertaining to the present life or from the swamps pertaining to future lives. Therefore ‘swamp’ is a designation for sensual pleasures.”
Peril, suffering, and disease,
a boil, a tie, and a swamp:
these describe the sensual pleasures
to which the worldling is attached.
Having seen the peril in clinging
as the origin of birth and death,
being liberated by non-clinging
in the extinction of birth and death,
those happy ones have attained security;
they have reached nibbana in this very life.
Having overcome all enmity and peril,
they have transcended all suffering.
24 (4) Himalayas – [(IV) (24) Núi Tuyết Sơn]
- “Bhikkhus, possessing six qualities, a bhikkhu might split the Himalayas, the king of mountains, how much more then vile ignorance! What six?
- Here, a bhikkhu is (1) skilled in the attainment of concentration; (2) skilled in the duration of concentration; (3) skilled in emergence from concentration; (4)
skilled in fitness for concentration; (5) skilled in the area of concentration; and (6) skilled in resolution regarding concern tration.
Possessing these six qualities, a bhikkhu might split the Himalayas, the king of mountains, how much more then vile ignorance!”
- – Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể phá vỡ vua núi Tuyết sơn, còn nói gì vô minh hạ liệt. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo nhập được Thiền định, thiện xảo trú được Thiền định, thiện xảo xuất khỏi Thiền định, thiện xảo trong sự an lạc Thiền định, thiện xảo trong cảnh giới Thiền định, thiện xảo trong sự dẫn khởi đến Thiền định.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể phá vỡ vua núi Tuyết sơn, còn nói gì vô minh hạ liệt.
25 (5) Recollection – [(V) (25) Tùy Niệm Xứ]
- “Bhikkhus, there are these six subjects of recollection. What six?
- (1) “Here, bhikkhus, a noble disciple recollects the Tathagata thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the
Blessed One. When a noble disciple recollects the Tathagata, on that occasion his mind is not obseissed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed, freed himself from it, emerged from it. ‘Greed,’ bhikkhus, is a designation for the five objects of sensual
pleasure. Having made this a basis, some beings here are purified in such a way.
- (2) “Again, a noble disciple recollects the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’ When a noble disciple recollects the Dhamma, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed … some beings here are purified in such a way.
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu Tùy niệm xứ này. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán… Phật, Thế Tôn”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm được chánh trực, ra khỏi, giải thoát, xuất khỏi tham. Tham, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục trương dưỡng. Do lấy cái này làm đối tượng, này các Tỷ-kheo, ở đây một số các loài hữu tình được thanh tịnh.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết… được người trí tự mình giác hiểu”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm được chánh trực… các loài hữu tình được thanh tịnh.
- (3) “Again, a noble disciple recollects the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the triie way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals— this Sangha of the Blessed One’s
disciples are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ When a noble disciple recollectsthe Sangha, on that occasion his mind is not obsessed by
lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed … some beings here are purified in such a way.
- (4) “Again, a noble disciple recollects his own virtuous behavior as unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. When a noble disciple recollects his virtuous behavior, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed … some beings here are purified in such a way.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn… là ruộng phước vô thượng ở đời”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử niệm Tăng… các loài hữu tình được thanh tịnh.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tùy niệm giới: “Giới không bị bể vụn… đưa đến Thiền định”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử tùy niệm giới, trong khi ấy tâm không bị tham chi phối… các loài hữu tình được thanh tịnh.
- (5) “Again, a noble disciple recollects his own generosity thus: It is truly my good fortune and gain that in a population obsessed by the stain of miserliness, I dwell with a mind devoid of the stain of miserliness, freely generous, openhanded, delighting in relinquishment, devoted to charity, delighting in
giving and sharing. When a noble disciple recollects his generosity, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion his mind is simply straight. He has departed from greed … some beings here are purified in such a way.
- (6) “Again, a noble disciple recollects the deities thus: ‘There are devas [ruled by] the four great kings, Tavatimsa devas, Yama devas, Tusita devas, devas who delight in creation, devas who control what is created by others, devas of Brahma’s company, and devas still higher than these. I too have such faith
as those deities possessed, because of which, when they passed away here, they were reborn there; I too have such virtuous behavior … such learning … such generosity … such wisdom as those deities possessed, because of which, when they passed away here, they were reborn there. When a noble disciple recollects the faith, virtuous behavior, learning, generosity, and wisdom in himself and in those deities, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed, freed himself from it, emerged from it. ‘Greed.’ bhikkhus, is a designation for the five objects of sensual pleasure. Having made this a basis, too, some beings here are purified in such a way.
“These, bhikkhus, are the six subjects of recollection.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tự mình tùy niệm thí của mình: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta… trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối… các loài hữu tình được thanh tịnh”.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tùy niệm Thiên: “Có bốn Thiên vương, có chư Thiên cõi Trời Ba mươi ba, có chư Thiên Yàma, có chư Thiên Tusità (Ðâu-suất), có chư Thiên Hóa Lạc Thiên, có chư Thiên Tha hóa Tự tại, có chư Thiên Phạm chúng, có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ ở nơi ta. Ðầy đủ với giới, với nghe pháp, với thí, với tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ ở nơi ta”. Khi vị ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, ra khỏi, giải thoát, xuất khỏi tham. Tham, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Do lấy cái này làm đối tượng, này các Tỷ-kheo, ở đây, một số các loài hữu tình được thanh tịnh.
Này các Tỷ-kheo, đây là sau Tùy niệm xứ.
26 (6) Kaccana – [(VI) (26) Kaccàna]
- There the Venerable Mahakaccana addressed the bhikkhus:
– “Friends, bhikkhus!”
– “Friend!” those bhikkhus replied.
The Venerable Mahakaccana said this:
- “It’s astounding and amazing, friends, that the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, who knows and sees, has discovered the opening in the midst of confinement for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the
achievement of the method, for the realization of nibbana, that is, the six subjects of recollection. What six?
- Tại đấy, Tôn giả Mahàkaccàna gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Hiền giả Tỷ-kheo!
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàkaccàna. Tôn giả Mahàkaccàna nói như sau:
- – Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đã chứng ngộ và đạt được sự mở rộng khỏi bị trói buộc, nhờ vậy, các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt khỏi sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là sáu Tùy niệm xứ. Thế nào là sáu?
- (1) “Here, friends, a noble disciple recollects the Tathagata thus: The Blessed One is an arahant … the Enlightened One, the Blessed One. When a noble disciple recollects the Tathagata, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has
departed from greed, freed himself from it, emerged from it. ‘Greed,’ friends, is a designation for the five objects of sensual pleasure. This noble disciple dwells with a mind entirely like space: vast, exalted, measureless, without enmity and ill will. Having made this a basis, some beings here become pure in such a way.
- (2) “Again, a noble disciple recollects the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One … to be personally experienced by the wise. When a noble disciple recollects the Dhamma, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed some beings here become pure in such a way.
- Ở đây, này các Hiền giả, Thánh đệ tử niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán… Phật, Thế Tôn”. Này chư Hiền, trong khi Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân hận chi phối, tâm không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm được chánh trực, ra khỏi, giải thoát, xuất khỏi tham. Tham, này chư Hiền, là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Thánh đệ tử ấy, này chư Hiền, trong tất cả thời, sống với tâm đồng đẳng với hư không, rộng lớn quảng đại, vô lượng, không hận, không sân. Này chư Hiền, lấy cái này làm đối tượng, ở đây một số loài hữu tình được thanh tịnh.
- Lại nữa, này chư Hiền, vị Thánh đệ tử niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết… được các người có trí tự mình giác hiểu”. Này chư Hiền, trong khi Thánh đệ tử niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si phối, trong khi ấy, tâm được chánh trực, ra khỏi, giải thoát, xuất khỏi tham. Tham, này chư Hiền, là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Thánh đệ tử ấy, trong tất cả thời, sống với tâm đồng đẳng với hư không, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân. Này chư Hiền, lấy cái này làm đối tượng, ở đây một số loài hữu tình được thanh tịnh.
5 (3) “Again, a noble disciple recollects the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way … the unsurpassed field of merit for the world. When a noble disciple recollects the Sangha, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed … [316] … some beings here become pure in such a way.
- (4) “Again, a noble disciple recollects his own virtuous behavior as unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. When a noble disciple recollects his virtuous behavior, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on
that occasion his mind is simply straight. He has departed from
greed … some beings here become pure in such a way.
- (5) “Again, a noble disciple recollects his own generosity thus: ‘It is truly my good fortune … that in a population obsessed by the stain of miserliness, I dwell with a mind devoid of the stain of miserliness … delighting in giving and haring.
When a noble disciple recollects his generosity, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed … beings here become pure in such a way.
- (6) “Again, a noble disciple recollects the deities thus: ‘There are devas [ruled by] the four great kings … [317] … I too have such faith … such virtuous behavior … such learning … such generosity … such wisdom as those deities possessed, because of which, when they passed away here, they were reborn there. When a noble disciple recollects the faith, virtuous behavior,
learning, generosity, and wisdom in himself and in those deities, on that occasion his mind is not obsessed by lust, hatred, or delusion; on that occasion, his mind is simply straight. He has departed from greed, freed himself from it, emerged from it. ‘Greed,’ friends, is a designation for the five objects of sensual
pleasure. This noble disciple dwells with a mind entirely like space: vast, exalted, measureless, without enmity and ill will. Having made this a basis; too, some beings here become pure in such a way.
“It’s astounding and amazing, friends, that the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, who knows and sees, has discovered the opening in the midst of confinement for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the
achievement of the method, for the realization of nibbana, that is, the six subjects of recollection.”
5-8. Lại nữa, này chư Hiền, vị Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn… là ruộng phước vô thượng ở đời… niệm các giới… niệm thí… niệm chư Thiên…” Thánh đệ tử, này chư Hiền, trong khi niệm chư Thiên, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm được chánh trực, ra khỏi, giải thoát, xuất khỏi tham. Tham, này chư Hiền, là đồng nghĩa với các dục trưởng dưỡng. Thánh đệ tử ấy, trong tất cả thời, sống với tâm đồng đẳng với hư không, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân. Này chư Hiền, lấy tư tưởng này làm đối tượng, ở đây, một số loài hữu tình được thanh tịnh.
Thật vi diệu thay, này chư Hiền! Thật hy hữu thay, này chư Hiền, Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đã chứng ngộ và đạt được sự mở rộng khỏi bị trói buộc, nhờ vậy các loài hữu tình được thanh tịnh vượt khỏi sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là sáu Tùy niệm xứ.
27 (7) Occasion (1) – [(VII) (27) Các Thời Gian (1)]
- Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:
– “Bhante, how many proper occasions are there for going to see an esteemed
bhikkhu?”
- “There are, bhikkhu, these six proper occasions for going to see an esteemed bhikkhu. What six?
- (1) “Here, bhikkhu, when a bhikkhu’s mind is obsessed and oppressed by sensual lust, and he does not understand as it really is the escape from arisen sensual lust, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: ‘Friend, my mind is obsessed and oppressed by sensual lust, and I do not understand as it really is the escape from arisen sensual lust. Please teach me the Dhamma for abandoning sensual lust. The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for abandoning sensual lust. This, is the first proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
- Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Có bao nhiêu thời gian để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý?
- – Có sáu thời gian, này Tỷ-kheo, để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý. Thế nào là sáu?
- Ở đây, này Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo sống với tâm bị dục tham chi phối, bị dục tham ám ảnh, vị ấy không như thật rõ biết dục tham đang khởi lên, trong khi ấy, sau khi đến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý, vị ấy cần được nói như sau: “Thưa Hiền giả, tôi sống với tâm bị dục tham chi phối, bị dục tham ám ảnh, tôi không như thật rõ biết xuất ly khỏi dục tham. Lành thay, nếu Tôn giả thuyết pháp cho tôi để đoạn tận dục tham”. Và Tỷ-kheo đã được tu tập về ý thuyết pháp để đoạn tham. Này Tỷ-kheo, đây là thời thứ nhất để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- (2) “Again, whenabhikkhu’s mind is obsessed and oppressed by ill will, and he does not understand as it really is the escape from arisen ill will, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: ‘Friend, my mind is obsessed and oppressed by ill will … The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for abandoning ill will. This is the second proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
- (3) “Again, when a bhikkhu’ s mind is obsessed and oppressed by dullness and drowsiness, and he does not understand as it really is the escape from arisen dullness and drowsiness, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: “Friend, my mind is obsessed and oppressed by dullness and drowsiness … The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for abandoning dullness and drowsiness.
This is the third proper occasion for going; to see an esteemed bhikkhu.
- Lại nữa, này Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo sống với tâm bị sân chi phối, bị sân ám ảnh, không như thật rõ biết xuất ly khỏi sân được khởi lên, trong khi ấy, sau khi đến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý, vị ấy cần được nói như sau: “Thưa Hiền giả, tôi sống với tâm bị dục sân chi phối, bị dục sân ám ảnh, tôi không như thật rõ biết xuất ly khỏi sân. Lành thay, nếu Tôn giả thuyết pháp cho tôi để đoạn tận sân”. Và Tỷ-kheo đã được tu tập về ý thuyết pháp để đoạn sân. Này Tỷ-kheo, đây là thời thứ hai để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- Lại nữa, này Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối, bị hôn trầm thụy miên ám ảnh… bị trạo hối chi phối, bị trạo hối ám ảnh… bị nghi chi phối, bị nghi ám ảnh, không như thật rõ biết xuất ly khỏi nghi được khởi lên, trong khi ấy, sau khi đến, Tỷ-kheo đã được tu tập về ý, vị ấy cần được nói như sau: “Thưa Hiền giả, tôi sống với tâm bị nghi chi phối, bị tâm bị nghi ám ảnh. Tôi không như thật rõ biết xuất ly khỏi nghi. Lành thay, nếu Tôn giả thuyết pháp cho tôi để đoạn tận nghi”. Và Tỷ-kheo đã được tu tập về ý thuyết pháp để đoạn tận nghi. Này Tỷ-kheo, đây là thời thứ năm để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- (4) “Again, when a bhikkhu’s mind is obsessed and oppressed by restlessness and remorse, and he does not understand as it really is the escape from arisen restlessness and remorse, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: “Friend, my mind is obsessed, and oppressed by restlessness and remorse … [319] … The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for abandoning restlessness and remorse. This is the fourth proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
- (5) “Again, when a bhikkhu’s mind is obsessed and oppressed by doubt, and he does not understand as it really is the escape from arisen doubt, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: ‘Friend, my mind is obsessed and oppressed by doubt, and I do not understand as it really
is the escape from arisen doubt. Please teach me the Dhamma for abandoning doubt. The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for abandoning doubt. This is the fifth proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
- (6) “Again, when a bhikkhu does not know and see what object to rely on and attend to in order to attain the immediate destruction of the taints, on that occasion he should approach an esteemed bhikkhu and say to him: ‘Friend, I do
not know and see what object to rely on and attend to in order to attain the immediate destruction of the taints. Please teach me the Dhamma for the destruction of the taints.’ The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for the destruction of the taints. This is the sixth proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
“These, bhikkhu, are the six proper occasions for going to see an esteemed bhikkhu.”
6-8. Lại nữa, này Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo y cứ nơi tướng nào, do tác ý tướng ấy, các lậu hoặc được đoạn diệt, không có gián đoạn, vị ấy không biết, không thấy tướng ấy, trong khi ấy, sau khi đi đến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý, vị ấy cần được nói như sau: “Thưa Hiền giả, y cứ nơi tướng nào, do tác ý tướng ấy các lậu hoặc được đoạn diệt, không có gián đoạn, tôi không biết không thấy tướng ấy. Lành thay, nếu Tôn giả thuyết pháp cho tôi để đoạn diệt các lậu hoặc”. Và Tỷ-kheo đã được tu tập về ý thuyết pháp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này Tỷ-kheo, đây là thời thứ sáu để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
Ðây là sái thời gian, mày Tỷ-kheo, để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
28 (8) Occasion (2) – [(VIII) (28) Các Thời Gian (2)]
- On one occasion, a number of elder bhikkhus were dwelling at Baranasi in the deer park at Isipatana. Then, after their meal, on returning from their alms round, those elder bhikkhus assembled and were sitting together in the pavilion hall when this conversation arose among them:
– “What, friends, is the proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu?”
- When this was said, one bhikkhu told those elders:
– “Friends, after his meal, when an esteemed bhikkhu has returned from his alms round, washed his feet, and is sitting with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him: that is the proper occasion for going to see him.”
- When he had spoken, another bhikkhu told him:
– “Friend, that isn’t the proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
After his meal, when an esteemed bhikkhu has returned from his alms round, washed his feet, and is sitting with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him, his fatigue on account of his walking [for alms] and his meal has not yet subsided. Therefore, that is not the proper occasion for going to see him. But in the evening, when an esteemed bhikkhu has emerged from seclusion and is sitting in the shade of his dwelling with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him: that is the proper occasion for going to see him.”
- Một thời, rất nhiều Tỷ-kheo trú tại Bàrànasi, chỗ chư Thiên đọa xứ, vườn Lộc Uyển. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, các vị Tỷ-kheo ngồi tụ họp lại trong căn nhà hình tròn, và câu chuyện sau đây được khởi lên:
– Này chư Hiền, thời giờ nào để đi đến yết kiến vị Tỷ-kheo đã được tu tập về ý?
- Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo bạch với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Thưa chư Hiền, khi nào vị Tỷ-kheo đã được tu tập về ý, sau buổi ăn trưa, trên con đường khất thực trở về, sau khi rửa chân, đã ngồi xuống, kiết-già, lưng thẳng, an trú niệm trước mặt, đấy là thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác nói với Tỷ-kheo ấy:
– Thưa Hiền giả, đây không phải thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý. Này Hiền giả, trong khi Tỷ-kheo được tu tập về ý, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, sau khi rửa chân, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, bị mệt mỏi vì đi bộ, trong khi ấy, không cảm thấy khinh an, bị mệt mỏi vì ăn uống, trong khi ấy, không cảm thấy khinh an. Do vậy, không phải thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo được tu tập về ý. Này Hiền giả, trong khi Tỷ-kheo được tu tập về ý, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, dưới bóng của tịnh xá, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, thời ấy chính là thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- When he had spoken, another bhikkhu told him:
– “Friend, that isn’t the proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
In the evening, when an esteemed bhikkhu has emerged from seclusion and is sitting in the shade of his dwelling with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him, the object of concentration that he attended to during the day is still present to him. Therefore, that is not the proper occasion for going to see him. But when an esteemed bhikkhu has risen as the night begins to fade and is sitting with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him: that is the proper occasion far going to see him.”
- When he had spoken, another bhikkhu told him:
– “Friend, that isn’t the proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
When an esteemed bhikkhu has risen as the night begins to fade and he is sitting with his legs crossed, holding his body straight, having established mindfulness before him, on that occasion his body is fresh; it is easy for him to attend to the teaching of the Buddhas. Therefore, that is hot the proper occasion for going to see him.”
- Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác nói với vị Tỷ-kheo ấy:
– Thời ấy không phải thời để đi yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý. Thưa Hiền giả, trong khi Tỷ-kheo được tu tập về ý, vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, dưới bóng ngôi tịnh xá, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, định tướng gì vị ấy tác ý ban ngày, định tướng ấy trong khi ấy được hiện hành. Do vậy, đây không phải là thời để đi yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý. Này Hiền giả, Tỷ-kheo được tu tập về ý, sau khi đêm vừa mãn, mới thức dậy, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Khi ấy là thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
- Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác nói với Tỷ-kheo ấy:
– Khi ấy không phải thời để đi đến yết kiến Tỷ-kheo được tu tập về ý. Này Hiền giả, trong khi Tỷ-kheo được tu tập về ý, sau khi đêm đã mãn, thức dậy, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, trong khi ấy, thân thể đầy nhựa sống, vị ấy cảm giác thoải mái, tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Do vậy, khi ấy không phải là thời để yết kiến Tỷ-kheo được tu tập về ý.
- When this was said, the Venerable Mahakaccana said to those elder bhikkhus:
– “Friends, in the presence of the Blessed One I heard and learned this:
“‘There are, bhikkhu, these six proper occasions for going to see an esteemed bhikkhu. What six?
- (1) Here, bhikkhu, when a bhikkhu’s mind is obsessed and oppressed by sensual lust … [as in 6:27] [322] … (2) … obsessed and oppressed by ill will …
(3) … obsessed and oppressed by dullness and drowsiness … (4) … obsessed and oppressed by restlessness and remorse … (5) … obsessed and oppressed by doubt … (6) … when a bhikkhu does not know and see what object to rely on and attend to in order to attain the immediate destruction of the taints … The esteemed bhikkhu then teaches him the Dhamma for the destruction of the taints. This is the sixth proper occasion for going to see an esteemed bhikkhu.
“Friends, in the presence of the Blessed One I heard and learned this: ‘These, bhikkhu, are the six proper occasions for going to see an esteemed bhikkhu.”
- Ðược nói vậy, Tôn giả Mahà Kaccàna nói với các Tỷ-kheo trưởng lão ấy:
– Thưa các Hiền giả, tôi tự thân nghe từ Thế Tôn, tự thân lãnh thọ như sau: Có sáu thời này, Tỷ-kheo nên đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý. Thế nào là sáu?
7-8. Mahà Kaccàna (lặp lại kinh 27 ở trên).
– Thưa chư Hiền, chính tôi tự thân nghe từ Thế Tôn, tự thân lãnh thọ như sau: Có sáu thời này, Tỷ-kheo cần đi đến yết kiến Tỷ-kheo đã được tu tập về ý.
29 (9) Udayi – [(IX) (29) Udàyi]
- Then the Blessed One addressed the Venerable Udayi:
– “Udayi, how many subjects of recollection are there?”
When this was said, the Venerable Udayi was silent. A second time … A third time the Blessed One addressed the Venerable Udayi:
– “Udayi, how many subjects of recollection are there?” And a third time the Venerable Udayi was silent. Then the Venerable Ananda said to the Venerable Udayi:
– “The Teacher is addressing you, friend Udayi.’
– “I heard him, friend Ananda. “Here, Bhante, a bhikkhu recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births … [as in 6:2] … Thus, he recollects
his manifold past abodes with their aspects and details. This, Bhante, is a subject of recollection.”
Then the Blessed One addressed the Venerable Ananda:
– “I knew, Ananda, that this hollow man Udayi does not devote himself to the higher mind. How many subjects of recollect tion are there, Ananda?”
“There are, Bhante, five subjects of recollection. What five?
- Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Udàyi:
– Này Udàyi, có bao nhiêu chỗ để tùy niệm?
Ðược nói vậy, Tôn giả Udàyi giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn bảo Tôn giả Udàyi:
– Có bao nhiêu chỗ để tùy niệm?
Lần thứ hai, Tôn giả Udàyi giữ im lặng. Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tôn giả Udàyi:
– Có bao nhiêu chỗ để tùy niệm? Lần thứ ba, Tôn giả Udàyi giữ im lặng. Rồi Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Udàyi:
– Này Hiền giả Udàyi, Thế Tôn gọi Hiền giả!
– Thưa Hiền giả Ananda, tôi có nghe Thế Tôn gọi. Bạch Thế Tôn, khi Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời trước ở quá khứ như một đời, hai đời… vị ấy nhớ nhiều đời trước với các nét đại cương và các chi tiết. Bạch Thế Tôn, đây là chỗ để tùy niệm.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
– Ta đã biết, này Ananda, kẻ ngu Udàyi này không sống chuyên tâm vào tăng thượng tâm. Này Ananda, có bao nhiêu chỗ để tùy niệm?
– Bạch Thế Tôn, có năm chỗ để tùy niệm. Thế nào là năm?
- (1) “Here, Bhante, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of
mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehend ing, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones
declare: ‘He is equanimous, mindful, one w ho dwells happily. This subject of recollection, developed and cultivated in this way, leads to a happy dwelling in this very life.
- (2) “Again, Bhante, a bhikkhu attends to the perception of light; he focuses on the perception of day thus: “As by day, so at night; as at night, so by day. Thus, with a mind that is open and uncovered, he develops a mind imbued with luminosity. This subject of recollection, developed and cultivated in this
way, leads to obtaining knowledge and vision.
- (3) “Again, Bhante, a bhikkhu reviews this very body upward from the soles of the feet, downward from the tips of the hairs, enclosed in skin, as full of many kinds of impurities: ‘There are in this body head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen,
lungs, intestines, mesentery, stomach, excrement, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, saliva, snot, fluid of the joints, urine.’ This subject of recollection, developed and cultivated in this way, leads to abandoning sensual lust.
- Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện… chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Bạch Thế Tôn, đây là chỗ để tùy niệm, như vậy tu tập, như vậy làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo tác ý với tưởng ánh sáng, trú vào tưởng ban ngày. Ngày như thế nào thời đêm như vậy. Ðêm như thế nào thời ngày như vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có hạn chế, vị ấy tu tập tâm với ánh sáng, chiếu sáng. Bạch Thế Tôn, đây là chỗ để tùy niệm, tu tập như vậy, làm cho sung mãn, đưa đến chứng đắc tri kiến.
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên trên, từ đảnh tóc trở xuống, được da bọc và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Bạch Thế Tôn, đây là chỗ để tùy niệm, tu tập như vậy, làm sung mãn như vậy, đưa đến đoạn tận tham dục.
- (4) “A gain, Bhante, suppose a bhikkhu were to see a corpse thrown aside in a charnel ground, one, two, or three days dead, bloated, livid, and festering. He compares his own body with it thus: ‘This body, too, is of the same nature; it will be like that; it is not beyond that. Or suppose he were to see a corpse
thrown aside in a charnel ground, being devoured by crows, hawks, vultures, dogs, jackals, or various kinds of living beings. He compares his own body with it thus: ‘This body, too, is of the same nature; it will be like that; it is not beyond that. Or suppose he were to see a corpse thrown aside in a charnel ground,
a skeleton with flesh and blood, held together with sinews … a fleshless skeleton smeared with blood, held together with sinews … a skeleton without flesh and blood, held together with sinews disconnected bones scattered in all directions: here a handbone, there a footbone, here a shinbone, there a thighbone, here a hipbone, there a backbone, and there the skull. He compares
his own body with it thus: ‘This body, too, is of the same nature; it will be like that; it is not beyond that. Or suppose he were to see a corpse thrown aside in a charnel ground, bones bleached white, the color of shells … bones heaped up, more than a year old … bones rotted, crumbled to dust. He compares his own body with it thus: ‘This body, too, is of the same nature; it will be like that; it is not beyond that. This subject of recollection, developed and cultivated in this way, leads to the uprooting of the conceit ‘I am.’
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, ví như vị Tỷ-kheo thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, một ngày hay hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh ứ lại, thối ra mủ chảy. Tỷ-kheo ấy đem so sánh với thân này như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Ví như vị ấy thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loại quạ ăn; hay bị các loài diều hâu ăn; hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài dã can ăn; hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo ấy đem so sánh với thân này như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Ví như vị ấy thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, với các xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt, nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại; với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; chỉ còn xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây, là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là đầu. Tỷ-kheo ấy đem so sánh với thân này như sau: “Thân này bản chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Hay ví như vị ấy thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc, chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm, chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo ấy đem so sánh với thân này như sau:: “Thân này bản chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Ðây là chỗ để tùy niệm, bạch Thế Tôn, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, đưa đến nhổ tận gốc kiêu mạn “Tôi là”.
- (5) “Again, Bhante, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. This subject of recollection, developed and cultivated in
this way, leads to the penetration of numerous elements.
“These, Bhante, are the five subjects of recollection.”
– “Good, good, Ananda! Therefore, Ananda, remember this sixth subject of recollection, too. “Here, ever mindful a bhikkhu goes forward, ever mindful
he returns, ever mindful he stands, ever mindful he sits, ever mindful he lies down to sleep, ever mindful he undertakes work. This subject of recollection, developed and cultivated in this way, leads to mindfulness and clear comprehension.”
- Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo bỏ lạc, bỏ khổ… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Ðây là chỗ để tùy niệm, bạch Thế Tôn, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, đưa đến sự thể nhập hoàn toàn các giới sai khác nhau.
Bạch Thế Tôn, đây là năm chỗ để tùy niệm.
– Lành thay, lành thay, này Ananda! Ðây là chỗ tùy niệm thứ sáu, hãy thọ trì ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo chánh niệm đi ra, chánh niệm đi vào, chánh niệm ngồi, chánh niệm nằm, chánh niệm trong khi làm việc. Này Ananda, đây là chỗ để tùy niệm, như vậy tu tập, như vậy làm cho sung mãn, được đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
30 (10) Unsurpassed Things – [(X) (30) Trên Tất Cả]
- “Bhikkhus, there are these six unsurpassed things. What six?
- (1) The unsurpassed sight, (2) the unsurpassed hearing, (3) the unsurpassed gain, (4) the unsurpassed training, (5) the unsurpassed service, and (6) the unsurpassed recollection. (1) “And what, bhikkhus, is the unsurpassed sight?
- Here, someone goes to see the elephant-gem, the horse-gem, the jewel-gem, or to see various sights; or else they go to see an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this seeing; this I do not deny. But this seeing is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, goes to see the Tathagata or a disciple of the Tathagata: this
unsurpassed sight is for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed sight. Such is the unsurpassed sight. (2) “And how is there the unsurpassed hearing?
- – Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp vô thượng này. Thế nào là sáu?
- Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thấy vô thượng?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đi xem voi báu, đi xem ngựa báu, đi xem châu báu, hay đi xem các vật lớn nhỏ, hay đi xem Sa-môn, hay Bà-la-môn có tà kiến, có tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây có phải là thấy không? Ta nói rằng: Ðây là không thấy”. Sự thấy ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, ai đi yết kiến Thế Tôn hay đệ tử Thế Tôn, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, thời này các Tỷ-kheo, đây là thấy vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là đi yết kiến Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thấy vô thượng, đây là thấy vô thượng. Còn nghe vô thượng là gì?
- Here, someone goes to hear the sound of drums, the sound of lutes, the
sound of singing, or to hear various sounds; or else they go to hear the Dhamma of an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this hearing; this I do not deny. But this hearing is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation,
peace, direct knowledge, enlightenment, and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, goes to hear the Tathagata or a disciple of the Tathagata: this unsurpassed hearing is for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the
passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed hearing. Such is the unsurpassed sight and the unsurpassed hearing. (3) “And how is there the unsurpassed gain?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đi nghe tiếng trống, đi nghe tiếng sáo, đi nghe tiếng ca, hay đi nghe tiếng cao thấp khác nhau, hay đi nghe pháp các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây có phải là nghe không? Ta nói rằng: “Ðây là không nghe”. Sự nghe ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, ai đi đến để nghe pháp của Như Lai hay của đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, thời này các Tỷ-kheo, đây là sự nghe vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là đi nghe pháp của Như Lai hay của đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghe vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng. Còn lợi đắc vô thượng là gì?
- Here, someone gains a son, a wife, or wealth; or they gain various goods;
or else they obtain faith in an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this gain; this I do not deny. But this gain is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, obtains faith in the Tathagata or in a disciple of the Tathagata:
this unsurpassed gain is for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed gain. Such is the unsurpassed sight, the unsurpassed hearing, and
the unsurpassed gain. (4) “And how is there the unsurpassed training?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được con, được vợ, được tài sản, được các vật cao thấp khác nhau, được lòng tin vào các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây có lợi đắc hay không? Ta nói rằng: “Ðây là không lợi đắc”. Lợi đắc ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, ai được lòng tin vào Như Lai hay của đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, thời này các Tỷ-kheo, đây là đắc lợi vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là được lòng tin vào Như Lai hay của đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đắc lợi vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng, đắc lợi vô thượng. Còn học tập vô thượng là gì?
- Here, someone trains in elephantry, in horsemanship, in chariotry, in archery, in swordsmanship; or they train in various fields; or else they train under an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this training; this I do not deny. But this training is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation,
peace, direct knowledge, enlightenment, and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, trains in the higher virtuous behavior, the higher mind, and the higher wisdom in the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata: this unsurpassed training is for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed training. Such is the unsurpassed sight, the unsurpassed hearing, the unsurpassed gain, and the
unsurpassed training. (5) “And how is there the unsurpassed service?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người học tập về voi, học tập về ngựa, học tập về xe, học tập về cung pháp, học tập về kiếm pháp, học tập về các nghề cao thấp sai biệt hay học tập theo các Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây là có học tập hay không? Ta nói rằng: “Ðây là không học tập”. Học tập ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, ai học tập Tăng thượng giới, học tập tăng thượng định, học tập tăng thượng tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, đây là học tập vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là học tập Tăng thượng giới, học tập tăng thượng định, học tập tăng thượng tuệ trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là học tập vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng. Còn phục vụ vô thượng là như thế nào?
- Here, someone serves a khattiya, a brahmin, a householder; or they serve
various others; or else they serve an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this kind of service; this I do not deny. But this kind of service is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment,
and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, serves the Tathagata or a disciple of the Tathagata: this unsurpassed service is for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed service. Thus, there is the unsurpassed sight, the unsurpassed hearing, the unsurpassed gain, the unsurpassed training, and the unsurpassed service. (6) “And how is there the unsurpassed recollection?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phục vụ Sát-đế-ly, phục vụ Bà-la-môn, phục vụ gia chủ, phục vụ các người cao thấp sai biệt hay phục vụ Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây là có phục vụ hay không? Ta nói rằng: “Ðây là không phục vụ”. Phục vụ ấy, này các Tỷ-kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, ai phục vụ Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, đây là phục vụ vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là phục vụ Như Lai hay đệ tự Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phục vụ vô thượng, đây là thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng. Và thế nào là tùy niệm vô thượng?
- Here, someone recollects the gain of a son, a wife, or wealth; or else they recollect various kinds of gain; or else they recollect an ascetic or brahmin of wrong views, of wrong practice. There is this kind of recollection; this I do not deny. But this kind of recollection is low, common, worldly, ignoble, and unbeneficial; it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and nibbana. When, however, one of settled faith, of settled devotion, decided, full of confidence, recollects the Tathagata or a disciple of the Tathagata: this unsurpassed recollection is for the purification
of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. This is called the unsurpassed recollection.’
These, bhikkhus, are the six unsurpassed things:
Having gained the best of sights.’
and the unsurpassed hearing,
having acquired the unsurpassed gain,
delighting in the unsurpassed training,
attentive in service,
they develop recollection
connected with seclusion,
secure, leading to the deathless.
Rejoicing in heedfulness,
prudent, restrained by virtue,
in time they realize
where it is that suffering ceases.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0103.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
- https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-vi-sau-phap-i-pham-dang-duoc-cung-kinh-pham-1-3/