05d. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Năm Pháp – The Book of the Fives – Phẩm 19 – 26 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Fives – Phẩm 19 – 26 – page 798 – 850 of 1925.

XIX. Forest Dwellers – [XIX. Phẩm Rừng]

 

181 (1) Forest Dwellers – [(I) (181) Rừng]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of forest dwellers. What five?
  2. (1) One who becomes a forest dweller because of his dullness and stupidity; (2) one who becomes a forest dweller because he has evil desires, because he is driven by desire; (3) one who becomes a forest dweller because he is mad and mentally deranged; (4) one who becomes a forest dweller, [thinking]: ‘It is praised by the Buddhas and the Buddhas’ disciples’; (5) and one who becomes a forest dweller for the sake of fewness of desires, for the sake of contentment, for the sake of eliminating [defilements], for the sake of solitude, for the sake of simplicity.

These are the five kinds of forest dwellers.

  1. – Có năm hạng người này sống ở rừng. Thế nào là năm?
  2. Hạng đần độn ngu si sống ở rừng; hạng ác dục, ác tánh sống ở rừng; hạng kiêu mạn loạn tâm sống ở rừng; hạng ở rừng vì được nghe Thế Tôn và các đệ tử Phật tán thán; hạng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này sống ở rừng;

Này các Tỷ-kheo, có năm hạng người này sống ở rừng.

 

  1. One who becomes a forest dweller for the sake of fewness of desires, for the sake of contentment, for the sake of eliminating [defilements], for the sake of solitude, for the sake of simplicity, is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these five kinds of forest dwellers.

“Just as, bhikkhus, from a cow comes milk, from milk comes curd, from curd comes butter, from butter comes ghee, and from ghee comes cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so one who becomes a forest dweller for the sake of fewness of desires … for the sake of simplicity, is the

foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these five kinds of forest dwellers.”

  1. Trong năm hạng người này sống ở rừng, này các Tỷ-kheo, hạng sống ở rừng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này sống ở rừng. Hạng người này trong năm hạng người ấy là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ, là tối thượng, là tối diệu.

Ví như này các Tỷ-kheo, từ con bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ. Ðây được gọi là đệ nhất. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong năm hạng người sống ở rừng, này các Tỷ-kheo, hạng sống ở rừng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này ăn từ bình bát. Hạng người này trong năm hạng người ấy là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ, là tối thượng, là tối diệu.

 

182 (2)—190 (10) Wearers of Rag-Robes, Etc. – [(II – IX) (182 – 189) Các Hạng Người Khác]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of wearers of rag-robes …
  2. These five who dwell at the foot of a tree …
  3. These five who dwell in a charnel ground …
  4. These five who dwell in the open air …
  5. These five who observe the sitter’s practice …
  6. These five who observe the any-bed-user’s practice …
  7. These five who observe the one-session practice …
  8. These five who observe the later-food-refuser’s practice …
  9. – Này các Tỷ-kheo, năm hạng người mặc y nhặt từ đống rác này…
  10. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người sống dưới gốc cây này…
  11. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người sống ở nghĩa địa này…
  12. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người sống ở ngoài trời này…
  13. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người ngồi không chịu nằm này…
  14. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người nằm bất cứ chỗ nào được mời này…
  15. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người chỉ ngồi ăn một lần này…
  16. Này các Tỷ-kheo, năm hạng người theo hạnh ăn xong, sau không ăn nữa…

 

(X) (190) Ăn Từ Bình Bát.

 

  1. These five who observe the practice of eating only food in the alms-bowl. What five?
  2. (1) One who observes the practice of eating only food in the alms-bowl

because of his dullness and stupidity; (2) one who observes the practice of eating only food in the alms-bowl because he has evil desires, because he is driven by desire; (3) one who observes the practice of eating only food in the alms-bowl because he is mad and mentally deranged; (4) one who observes the practice of eating only food in the alms-bowl, [thinking]: It is praised by the Buddhas and Buddhas’ disciples’; (5) and one who observes the practice of eating only food in the alms-bowl for the sake of fewness of desires, for the sake of contentment, for the sake of eliminating [defilements], for the sake of solitude, for the sake of simplicity.

These are the five who observe the practice of eating only food in the alms-bowl.

  1. One who observes the practice of eating only food in the alms- bowl for

the sake of fewness of desires … for the sake of simplicity, is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these five who observe the practice of eating only food in the alms-bowl.

“Just as, bhikkhus, from a cow comes milk, from milk comes curd, from curd comes butter, from butter comes ghee, and from ghee comes cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so this one who observes the practice of eating only food in the alms-bowl for the sake of fewness of

desires … for the sake of simplicity, is the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these five who observe the practice of eating only food in the alms-bowl.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm hạng người ăn từ bình bát này. Thế nào là năm?
  2. Hạng đần độn ngu si ăn từ bình bát; hạng ác dục ác tánh ăn từ bình bát; hạng kiêu mạn loạn tâm ăn từ bình bát; hạng ăn từ bình bát vì được nghe Thế Tôn và các đệ tử Phật tán thán; hạng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này ăn từ bình bát.

Này các Tỷ-kheo, có năm hạng người ăn từ bình bát này.

  1. Trong năm hạng người này ăn từ bình bát này, này các Tỷ-kheo, hạng ăn từ bình bát vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này ăn từ bình bát. Hạng người này trong năm hạng người ấy là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ, là tối thượng, là tối diệu.

Ví như này các Tỷ-kheo, từ con bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ. Ðây được gọi là đệ nhất. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong năm hạng người này ăn từ bình bát, này các Tỷ-kheo, hạng ăn từ bình bát vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này ăn từ bình bát. Hạng người này trong năm hạng người ấy là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ, là tối thượng, là tối diệu.

 

  1. Brahmins – [XX. Phẩm Bà-La-Môn]

 

191 (1) Dogs – [(I) (191) Ví Dụ Con Chó]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five ancient brahmin practices that are now seen among dogs but not among brahmins. What five?
  2. (1) “In the past, brahmins coupled only with brahmin women, not with non-brahmin women. But now brahmins couple with both brahmin women and non-brahmin women. Dogs, however, still couple only with female dogs, not with other female animals. This is the first ancient brahmin practice that is now

seen among dogs but not among brahmins.

  1. (2) “In the past, brahmins coupled with brahmin women only when they were in season, not out of season. But now brahmins couple with brahmin women both when they are in season and out of season. Dogs, however, still couple with female dogs only when they are in season, not out of season. This is the second ancient brahmin practice that is now seen among dogs but not among brahmins.
  2. Có năm cựu Bà-la-môn pháp này, này các Tỷ-kheo, nay được thấy giữa các con chó, không được thấy giữa các Bà-la-môn. Thế nào là năm?
  3. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn chỉ đi đến nữ Bà-la-môn, không đến phi nữ Bà-la-môn. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn đi đến nữ Bà-la-môn, cũng đi đến phi nữ Bà-la-môn. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực chỉ đi đến con chó cái, không đi đến không phải con chó cái. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không thấy được giữa các Bà-la-môn.
  4. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn chỉ đi đến nữ Bà-la-môn trong thời có thể thụ thai, không có đi trong thời kỳ không thể thụ thai. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn đi đến nữ Bà-la-môn trong thời có thể thụ thai và cũng trong thời không thể thụ thai. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực chỉ đi đến con chó cái trong thời có thể thụ thai, không đi đến trong thời kỳ không thể thụ thai. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không thấy được giữa các Bà-la-môn.

 

  1. (3) “In the past, brahmins did not buy and sell brahmin women, and they would initiate cohabitation only through mutual affection, doing so for the sake of family continuity. But now brahmins buy and sell brahmin women, and they

initiate cohabitation both through mutual affection and without mutual affection, doing so for the sake of family continuity. Dogs, however, still do not buy and sell female dogs, and they initiate cohabitation only through mutual affection, doing so for the sake of family continuity. This is the third ancient brahmin practice that is now seen among dogs but not among brahmins.

  1. (4) “In the past, brahmins did not store up wealth, grain, silver, and gold. But now brahmins store up wealth, grain, silver, and gold. Dogs, however, still do not store up wealth, grain, silver, and gold. This is the fourth ancient brahmin practice that is now seen among dogs but not among brahmins.
  2. (5) “In the past, brahmins went seeking alms-food in the evening for their evening meal and in the morning for their morning meal. But now brahmins eat as much as they want until their bellies are full, and then leave taking the leftovers away. Dogs, however, still go seeking food in the evening for their evening meal and in the morning for their morning meal. This is the fifth

ancient brahmin practice that is now seen among dogs but not among brahmins.

“These, bhikkhus, are the five ancient brahmin practices that are now seen among dogs but not among brahmins.”

  1. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn không mua, không bán nữ Bà-la-môn cọng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn mua và bán nữ Bà-la-môn, cọng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực không mua, không bán con chó cái cọng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không thấy được giữa các Bà-la-môn.
  2. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn không cất chứa tài sản, ngũ cốc, bạc và vàng. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn cất chứa tài sản, ngũ cốc, bạc và vàng. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các loài chó không cất chứa tài sản, ngũ cốc, bạc và vàng. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không được thấy giữa các Bà-la-môn.
  3. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn vào buổi chiều tìm đồ ăn buổi chiều, vào buổi sáng tìm đồ ăn buổi sáng. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn ăn cho đến no nê thỏa bụng, rồi lấy các đồ ăn còn lại và mang đi. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó, vào buổi chiều tìm đồ ăn buổi chiều, vào buổi sáng tìm đồ ăn buổi sáng. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không được thấy giữa các Bà-la-môn.

Năm cựu Bà-la-môn pháp này, này các Tỷ-kheo, nay được thấy giữa các loài chó, không được thấy giữa các Bà-la-môn.

 

192 (2) Dona – [(II) (192) Ba-La-Môn Dona]

 

  1. Then the brahmin Dona approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When he had concluded his greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
  2. “I have heard, Master Gotama: ‘The ascetic Gotama does not pay homage to brahmins who are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat.’ This is indeed true, for Master Gotama does hot pay homage to brahmins who are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat. This is not proper, Master Gotama.”

– “Do you too claim to be a brahmin,Dona?”

– “Master Gotama, if one could rightly say of anyone: ‘He is a brahmin well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation; he is a reciter and preserver of the hymns, a master of the three Vedas with

their vocabularies, ritual, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he is fully versed in natural philosophy and in the marks of a great man’— it is precisely of me that one might say this. For I,

Master Gotama, am a brahmin well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. I am a reciter and preserver of the hymns, a master of the three Vedas with their vocabularies, ritual, phonology,

and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, I am fully versed in natural philosophy and in the marks of a great man.”

– “Dona, the ancient seers among the brahmin—that is, Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Ariglrasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa, and Bhagu—were the creators of the hymns and the composers of the hymns, and it is their ancient hymns, formerly chanted, declared, and compiled, that

the brahmins nowadays still chant and repeat, repeating what was spoken, reciting what was recited, and teaching what was taught. Those ancient seers described these five kinds of brahmins: the one similar to Brahma, the one similar to a deva, the one who remains within the boundary, the one who has crossed the boundary, and the candala of a brahmin as the fifth. Which

of these are you, Dona?”

– “We do riot know these five kinds of brahmins, Master Gotama. All we know is [the word] ‘brahmins.’ Please, let Master Gotama teach me the Dhamma in such a way that I might know these five kinds of brahmins.”

– “Then listen, brahmin, and attend closely. I will speak.”

“Yes, sir, ‘the brahmin Dona replied.

The Blessed One said this:

  1. Rồi Bà-la-môn Dona đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Dona bạch Thế Tôn:
  2. – Thưa Tôn giả Gotama, tôi có nghe như sau: “Sa-môn Gotama không đảnh lễ, hay không đứng dậy, hay không mời ghế các vị Bà-la-môn già yếu, tuổi lớn, trưởng lão, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời.” Thưa Tôn giả Gotama, sự thể là như vậy; Tôn giả Gotama không đảnh lễ, hay không đứng dậy, hay không mời ghế các vị Bà-la-môn già yếu, tuổi lớn, trưởng lão, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thật là không tốt đẹp.

– Này Dona, Ông có tự cho mình là Bà-la-môn không?

– Thưa Tôn giả Gotama, nếu có ai nói một cách chân chánh, vị ấy phải nói rằng: “Vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Ðại nhân”. Thưa Tôn giả Gotama, nói về tôi, nói một cách chơn chánh là nói như vầy. Thưa Tôn giả Gotama, tôi là Bà-la-môn, thiện sanh cả từ mẫu hệ đến phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế và tướng của vị Ðại nhân.

– Này Dona, có phải các vị Bà-la-môn thời xưa, những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm? Những vị ẩn sĩ ấy tên là Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamadaggi, Angìrasa, Bharadvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu. Những vị ấy tuyên bố có năm hạng Bà-la-môn này: “Ðồng đẳng với Phạm thiên, đồng đẳng với chư Thiên, các vị biết giới hạn, các vị vượt lên giới hạn và thứ năm là Bà-la-môn bị vứt bỏ”. Này Dona, Ông là ai giữa các vị ấy?

– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi không biết năm vị Bà-la-môn này. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi là Bà-la-môn. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi biết được năm vị Bà-la-môn này.

– Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Dona vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. (1) “And how, Dona, is a brahmin similar to Brahma?

Here, a brahmin is well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He lives the spiritual life of virginal celibacy for forty-eight years, studying the hymns. He then seeks a teacher’s fee for his teacher solely in accordance with the Dhamma, not contrary to the Dhamma.

And what, Doha, is the Dhamma in that case? Not by agriculture, not by trade, not by raising cattle, not by archery, not by service to the king, not by a particular craft, but solely by wandering for alms without scorning the alms bowl. Having offered the teacher’s fee to his teacher, he shaves off his

hair and beard, puts on ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness. When he has gone forth, he dwells pervading one quarter with a mind imbued with lovingkindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the

fourth quarter. Thus above, below, a cross, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. Having developed these four divine abodes, with the breakup of the body, after death, he is reborn in a good destination, in the brahma world. In this way a brahmin is similar to Brahma.

  1. – Thế nào, này Dona, là Bà-la-môn đồng đẳng với Phạm Thiên?

Ở đây, này Dona, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ đến phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập chân ngôn (chú thuật). Sau khi sống 48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho bậc Ðạo Sư một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì? Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư, cho bậc Ðạo sư, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sà, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi… với hỷ… với xả. Cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xã, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy, sau khi tụ tập bốn phạm trú này, khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú Phạm thiên giới. Như vậy, này Dona, là vị Bà-la-môn đồng đẳng với Phạm Thiên.

 

  1. (2) “And how, Dona, is a brahmin similar to a deva?

Here, a brahmin is well born oil both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He lives the spiritual life of virginal celibacy for forty-eight years, studying the hymns. He then seeks a teacher’s fee for his teacher solely in accordance with the Dhamma, not contrary to the Dhamma.

And what, Dona, is the Dhamma in that case? Not by agriculture, not by trade, not by raising cattle, not by archery, not by service to the king, not by a particular craft, but solely by wandering for alms without scorning the alms bowl. Having offered the teacher’s fee to his teacher, he seeks a wife solely

in accordance with the Dhamma, not contrary to the Dhamma. And what, Dona, is the Dhamma in that case? Not by buying and selling, [he takes] only a brahmin woman given to him by the pouring of water. He couples only with a brahmin woman, not with a khattiya woman, a vessa woman, a sudda woman, or a candala woman, nor with a woman from a family of hunters, bamboo workers, chariot makers, or flower scavengers. He does not couple with a pregnant woman, nor with a woman who is nursing, nor with a woman out of season. “And why, Dona, doesn’t the brahmin couple with a pregnant woman? Because, if he were to couple with a pregnant woman, the little boy or girl would be born in excessive filth; therefore, he does not couple with a pregnant woman. And why doesn’t he couple with a woman who is nursing? Because, if he were to couple with a woman who is nursing, the little boy or girl would drink back the foul substance; therefore, he does not couple with a woman who is nursing. Why doesn’t he couple with a woman out of season? Because his brahmin wife does not serve for sensual pleasure, amusement, and sensual

delight, but only for procreation. When he has engaged in sexual activity, he shaves off his hair and beard, puts on ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness. When he has gone forth, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states … he enters and dwells in

the first jhana … [as in 5:14] … the fourth jhana. Having developed these four jhanas, with the breakup of the body, after death, he is reborn in a good destination, in a heavenly world. In this way a brahmin is similar to a deva.

  1. Và này Dona, thế nào là Bà-la-môn đồng đẳng với Chư Thiên?

Ở đây, này Dona, Bà-la-môn thiện sanh cả tử mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một gièm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập châm ngôn. Sau khi sống 48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho vị Ðạo Sư một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì? Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư cho bậc Ðạo sư, vị ấy đi tìm vợ một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Và này Dona, ở đây, pháp là gì? Không phải do mua, không phải do bán, nhưng chỉ với một nữ Bà-la-môn đã được nước tưới lên, vị ấy đi đến nữ Bà-la-môn, không đi đến nữ Sát-đế-lỵ, nữ Tỳ-xá, nữ Thủ-đà, nữ Chiên-đà-la, nữ săn bắn, nữ đan tre, nữ làm xe, nữ thổ dân, không đi đến người đàn bà có mang, không đi đến người đàn bà cho con bú, không đi đến người đàn bà trong thời kỳ không thể thụ thai. Và này Dona, vì sao người Bà-la-môn không đi đến người đàn bà có mang? Này Dona, nếu người Bà-la-môn đi đến người đàn bà có mang, thời đứa đồng nam hay đồng nữ được sanh hoàn toàn bị ô uế; do vậy, này Dona, vị Bà-la-môn không đi đến người đàn bà có mang. Và vì sao, này Dona, Bà-la-môn không đi đến người đàn bà cho con bú? Này Dona, nếu Bà-la-môn đi đến người đàn bà cho con bú, thời này Dona, đứa đồng nam hay đồng nữ bú sữa không được thanh tịnh; do vậy, này Dona, vị Bà-la-môn không đi đến người đàn bà cho con bú. Và vì sao, này Dona, Bà-la-môn không đi đến người đàn bà trong thời kỳ không thể thụ thai? Này Dona, nếu vị Bà-la-môn đi đến người đàn bà trong thời không thể thụ thai, thời nữ Bà-la-môn ấy trở thành một phương tiện để thỏa lòng dục, để vui đùa, để thỏa thích. Nữ Bà-la-môn đối với nam Bà-la-môn chỉ có mục đích đẻ con. Vị ấy từ dâm dục (đúng pháp) sinh con rồi, liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, ly dục, ly pháp bất thiện… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy, sau khi tu tập bốn Thiền, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này Dona, là Bà-la-môn đồng đẳng với chư Thiên.

 

  1. (3) “And how, Dona, is a brahmin one who remains within the boundary? Here, a brahmin is well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He lives the spiritual life of virginal celibacy

for forty-eight years … [alias above down to] … Because his brahmin wife does not serve for sensual pleasure, amusement, or sensual delight, but only for procreation. When he has engaged in sexual activity, out of attachment to his sons he remains settled on his property and does not go forth from the household life into homelessness. He stops at the boundary of the ancient brahmins but does not violate it. Since he stops at the boundary of the ancient brahmins but does not violate it, he is called a brahmin who remains within the boundary. It is in this way that a brahmin is one who remains within the

boundary.

  1. Và thế nào, này Dona, là một Bà-la-môn có giới hạn?

Ở đây, này Dona, Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một gièm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập chân ngôn. Sau khi sống 48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho vị Ðạo Sư một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì? Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư cho bậc Ðạo sư, vị ấy đi tìm vợ một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Và này Dona, ở đây, pháp là gì? Không phải do mua, không phải do bán, nhưng chỉ với một nữ Bà-la-môn đã được nước tưới lên, vị ấy đi đến nữ Bà-la-môn, không đi đến nữ Sát-đế-lỵ, nữ Tỳ-xá, nữ Thủ-đà, nữ Chiên-đà-la, nữ săn bắn, nữ đan tre, nữ làm xe, nữ thổ dân, không đi đến người đàn bà có mang, không đi đến người đàn bà cho con bú, không đi đến người đàn bà trong thời kỳ không thể thụ thai. Và này Dona, vì sao người Bà-la-môn không đi đến người đàn bà có mang? Này Dona, nếu vị Bà-la-môn đi đến người đàn bà có mang…(như trên)…Nữ Bà-la-môn đối với nam Bà-la-môn chỉ có mục đích đẻ con. Vị ấy từ dâm dục (đúng pháp) sinh con rồi, do ưa thích con nít, sống trong gia đình, không xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Cho đến sự giới hạn của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy đứng tại đấy, không vượt qua giới hạn ấy. Cho đến giới hạn của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy đứng ở đấy, không vượt qua giới hạn ấy. Này Dona, do vậy Bà-la-môn được gọi là có giới hạn. Như vậy, này Dona, là Bà-la-môn có giới hạn.

 

  1. (4) “And how, Dona, is a brahmin one who has crossed the boundary?

Here, abrahmin is well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He lives the spiritual life of virginal celibacy for

forty-eight years, studying the hymns. He then seeks a teacher’s fee for his teacher solely in accordance with the Dhamma, not contrary to the Dhamma. And what, Dona, is the Dhamma in that case? Not by agriculture, not by trade, not by raising cattle, not by archery, not by service to the king, not by a particular craft, but solely by wandering for alms without scorning the alms bowl. Having offered the teacher’s fee to his teacher, he seeks a wife both in accordance with the Dhamma and contrary to the Dhamma. [He takes a wife] by buying and selling as well as a brahmin woman given to him by the pouring of water. He couples with a brahmin woman, a khattiya woman, a vessa woman, a sudda woman, and a candala woman, and a woman from a family of hunters, bamboo workers, chariot makers, or flower scavengers. He couples with a pregnant woman, a woman who is nursing, a woman in season, and a woman out of season. His brahmin wife serves for sensual pleasure, amusement, and sensual delight, as well as for procreation. He does not stop at the boundary of the ancient brahmins but violates it. Since he does not stop at the boundary of the ancient brahmins but violates it, he is called a brahmin who has crossed

the boundary. It is in this way that a brahmin is one who has crossed the boundary.

  1. Và này Dona, thế nào là một Bà-la-môn vượt qua giới hạn?

Ở đây, này Dona, Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ… về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập chân ngôn. Sau khi sống 48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho vị Ðạo Sư một cách đúng pháp, không phải phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì? Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư cho bậc Ðạo sư, vị ấy đi tìm vợ một cách đúng pháp và phi pháp. Do mua, do bán với nữ Bà-la-môn được nước tưới lên, vị ấy đi đến nữ Bà-la-môn, cũng đi đến nữ Sát-đế-lỵ, cũng đi đến nữ Tỳ-xá, cũng đi đến nữ Thủ-đà, cũng đi đến nữ Chiên-đà-la, cũng đi đến nữ săn bắn, cũng đi đến nữ đan tre, cũng đi đến nữ làm xe, cũng đi đến nữ thổ dân, cũng đi đến người đàn bà có mang, cũng đi đến người đàn bà đang cho con bú, cũng đi đến người đàn bà trong thời kỳ không thể thụ thai. Nữ Bà-la-môn đối với vị ấy là phương tiện để thỏa lòng dục, để vui đùa, để thỏa thích. Nữ Bà-la-môn đối với nam Bà-la-môn có mục đích đẻ con. Cho đến sự giới hạn của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy không đứng tại đấy, vị ấy vượt qua giới hạn ấy. Cho đến giới hạn của các Bà-la-môn thời xưa, vị ấy không đứng ở đấy, vị ấy vượt qua giới hạn ấy. Này Dona, do vậy Bà-la-môn được gọi vị đã vượt qua giới hạn. Như vậy, này Dona, là Bà-la-môn vượt qua giới hạn.

 

  1. (5) “And how, Dona, is a brahmin a candala of a brahmin?

Here, a brahmin is well bom on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He lives the spiritual life of virginal celibacy for forty-eight years, studying the hymns. He then seeks a teacher’s fee for his teacher both in accordance with the Dhamma and contrary to the Dhamma—by agriculture, by trade, by raising cattle, by archery, by service to the king, by a particular craft, and not only by wandering for alms without scorning the alms

bowl. Having offered the teacher’s fee to his teacher, he seeks a wife both in accordance with the Dhamma and contrary to the Dhamma. [He takes a wife] by buying and selling as well as a brahmin woman given to him by the pouring of water. He couples with a brahmin woman, a khattiya woman, a vessa woman,

a sudda woman, and a candala woman, and a woman from a family of hunters, bamboo workers, chariot makers, or flower scavengers. He couples with a pregnant woman, a woman who is nursing, a woman in season, and a woman out of season. His brahmin wife serves for sensual pleasure, amusement, and

sensual delight, as well as for procreation. He earns his living by all kinds of work. Brahmins say to him: ‘Why, sir, while claiming to be a brahmin, do you earn your living by all kinds of work?’ He answers them: ‘Just as fire burns pure things and impure things yet is not thereby defiled, so too, sirs, if a brahmin

earns his living by all kinds of work, he is not thereby defiled. Since he earns his living by all kinds of work, this brahmin is called a candala of a brahmin. It is in this way that a brahmin is a candala of a brahmin.

  1. Và này Dona, thế nào là Bà-la-môn Chiên-đà-la?

Ở đây, này Dona, Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một gièm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy trong 48 năm sống Phạm hạnh đồng trinh, học tập chân ngôn. Sau khi sống 48 năm Phạm hạnh đồng trinh, sau khi học tập chân ngôn, vị ấy tìm kiếm tài sản Ðạo Sư cho vị Ðạo Sư một cách đúng pháp và phi pháp. Ở đây, này Dona, pháp là gì? Không phải nhờ cày bừa, không phải nhờ buôn bán, không phải nhờ chăn bò, không phải do cung tên, không phải do làm người của vua, không phải do một nghề gì khác, hoàn toàn chỉ do khất thực, không khinh thường bình bát của người khất sĩ. Sau khi giao lại tài sản Ðạo sư cho bậc Ðạo sư, vị ấy đi tìm vợ một cách đúng pháp và phi pháp. Do mua, do bán với nữ Bà-la-môn được nước tưới lên, vị ấy đi đến nữ Bà-la-môn, cũng đi đến nữ Sát-đế-lỵ, cũng đi đến nữ Tỳ-xá, cũng đi đến nữ Thủ-đà, cũng đi đến nữ Chiên-đà-la, cũng đi đến nữ săn bắn, cũng đi đến nữ đan tre, cũng đi đến nữ làm xe, cũng đi đến nữ thổ dân, cũng đi đến người đàn bà có mang, cũng đi đến người đàn bà đang cho con bú, cũng đi đến người đàn bà trong thời kỳ không thể thụ thai. Nữ Bà-la-môn đối với vị ấy là phương tiện để thỏa lòng dục, để vui đùa, để thỏa thích. Nữ Bà-la-môn đối với nam Bà-la-môn có mục đích đẻ con. Vị ấy để nuôi mạng sống, làm tất cả nghề. Rồi các Bà-la-môn nói với vị ấy như sau: “Sao Tôn giả tự cho mình là Bà-la-môn, lại làm tất cả nghề để nuôi mạng sống?” Vị ấy trả lời như sau: “Như lửa đốt vật sạch, cũng đốt vật nhớp, nhưng không phải vì vậy mà ngọn lửa bị uế nhiễm”. Cũng vậy, này các Tôn giả, nếu Bà-la-môn làm tất cả nghề để nuôi mạng sống, nhưng không phải vì vậy mà Bà-la-môn bị uế nhiễm. Vì làm tất cả nghề để nuôi mạng sống, này Dona, nên Bà-la-môn được gọi là Bà-la-môn Chiên-đà-la. Như vậy, này Dona, là Bà-la-môn Chiên-đà-la.

 

  1. “Dona, the ancient seers among the brahmin— that is, Atthaka, Vamaka, Vamadeva,Vessamitta, Yamataggi, Anglrasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa, and Bhagu – were the creators of the hymns and the composers of the hymns, and it is their ancient hymns, formerly chanted, declared, and compiled, that the brahmins now adays still chant and repeat, repeating what was spoken, reciting what was recited, and teaching what was taught. Those ancient seers described these five kinds of brahmins: the one similar to Brahma, the one similar to a deva, the one who remains within the boundary, the one who has

crossed the boundary, and the candala of a brahmin as the fifth. Which of these are you, Dona?”

– “Such being the case, Master Gotama, we do not even measure up to the candala of a brahmin. Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness

so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let M aster Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Này Dona, có phải các Bà-la-môn thời xưa, những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay, những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm. Những vị ấy tên là Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamadaggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu. Những vị ấy tuyên bố có năm hạng Bà-la-môn này: “Vị đồng đẳng với Phạm thiên, vị đồng đẳng với chư Thiên, các vị có giới hạn, các vị vượt lên giới hạn và thứ năm là Bà-la-môn Chiên-đà-la”. Này Dona, Ông là ai giữa các vị ấy?

– Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chúng con chưa thành tựu đầy đủ Bà-la-môn Chiên-đà-la. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama!… Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ. Từ nay cho đến mạng chung con trọn đời quy ngưỡng.

 

193 (3) Sangarava – [(III) (193) Bà-La-Môn Sangarava]

 

  1. Then the brahmin Sangarava approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
  2. “Master Gotama, why is it that sometimes even those hymns that have been recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited? Why is it that sometimes even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have

been so recited?”  [Why the hymns are not remembered]

  1. (1) “Brahmin, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by sensual lust, and one does not understand as it really is the escape from arisen sensual lust, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns

that have been recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited.

Suppose there were a bowl of water mixed with lac, turmeric, blue dye, or crimson dye. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would not know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by sensual lust … let alone those that have not been so recited.

  1. Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava thưa với Thế Tôn:
  2. – Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!
  3. – Này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, và không như thật biết rõ sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình, trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

 

  1. (2) “Again, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by ill will, and one does not understand as it really is the escape from arisen ill-will, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of o thers, and the good of both. Then even those hymns that have been

recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited.

Suppose there were a bowl of water being heated over a fire, bubbling and boiling. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it,

he would not know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by ill will … let alone those that have not been so recited.

  1. (3) “Again, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by dullness and drowsiness, and one does not understand as it really is the escape from arisen dullness and drowsiness, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have been recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited. Suppose there were a bowl of water covered over with algae and water plants. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would not know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by dullness and drowsiness … let alone those that have not been so recited.
  2. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị sân chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi sân đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước được lửa đun sôi, sôi lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị sân xâm chiếm…cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị hôn trầm thụy miên chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi hôn trầm thụy miên, đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm… còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

 

  1. (4) “Again, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by restlessness and remorse, and one does not understand as it really is the escape from arisen restlessness and remorse, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have been recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited.

Suppose there were a bowl of water stirred by the wind, rippling, swirling, churned into wavelets. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would not know and see it as it really is. So too, when one

dwells with a mind obsessed and oppressed by restlessness and worry … [233] … let alone those that have not been so recited.

  1. (5) “Again, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by doubt, and one does not understand as it really is the escape from arisen doubt, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have been

recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so recited. Suppose there were a bowl of water that is cloudy, turbid, and muddy, placed in the dark. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would not know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind obsessed and oppressed by doubt, and one does not understand as it really is the escape from arisen doubt, on that occasion one does not know and see as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have been recited over a long period do not recur to the mind, let alone those that have not been so

recited. [Why the hymns are remembered]

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị trạo hối chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị gió thổi, dao động, chấn động, nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm… còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị khuấy động, khuấy đục, khuấy bùn, đặt trong bóng tối. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối… còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

 

  1. (1) “Brahmin, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by sensual lust, and one understands as it really is the escape from arisen sensual lust, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those

that have been so recited.

Suppose there were a bowl of water not mixed with lac, turmeric, blue dye, or crimson dye. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by sensual lust … let alone those that have been so recited.

  1. (2) “Again, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by ill will, and one understands as it really is the escape from arisen ill will, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been

so recited.

Suppose there were a bowl of water not heated over a fire, not bubbling and boiling. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind that is not obsessed and-oppressed by ill will … let alone those that have been so recited.

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

 

  1. (3) “Again, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by dullness and drowsiness, and one understands as it really is the escape from arisen dullness and drowsiness, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been so recited.

Suppose there were a bowl of water not covered over with algae and water plants. If a man with good sight w ere to examine his own facial reflection in it, he would know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by dullness and drowsiness … let alone those that have been so recited.

  1. (4) “Again, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by restlessness and remorse, and one understands as it really is the escape from arisen restlessness and remorse, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even

those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been so recited.

Suppose there were a bowl of water not stirred by the wind, without ripples, without swirls, not churned into wavelets. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would know and see it as it really is. So too, when one dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by restlessness and remorse … let alone those that have been so recited.

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

  1. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối… còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

 

  1. (5) “Again, when One dwells with a mind that is not obsessed and oppressed by doubt, and one understands as it really is the escape from arisen doubt, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been so recited.

Suppose there were a bowl of w ater that is clear, serene, and limpid, placed in the light. If a man with good sight were to examine his own facial reflection in it, he would know and see it as it really is. So too, when one dwells vyith a mind that is not obsessed and oppressed by doubt, and one understands as it really is the escape from arisen doubt, on that occasion one knows and sees as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Then even those

hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been so recited. “This, brahmin, is the reason why sometimes even those hymns that have been recited over a long period do not recur

to the mind, let alone those that have not been so recited. This is the reason why sometimes even those hymns that have not been recited over a long period recur to the mind, let alone those that have been so recited.”

  1. “Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
  2. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối… còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

  1. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn…từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

194 (4) Karanapali – [(IV) (194) Ba La Môn Kàranapàli]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Now on that occasion the brahmin Karanapali was getting some work done for the Licchavis. The brahmin Karanapall saw the brahmin Pirigiyani coming in the distance and said to him:

– “Where is Master Pirigiyani qoming from in the middle of the day?”

– “I am coming, sir, from the presence of the ascetic Gotama.”

– “What do you think of the ascetic Gotama’s competence in wisdom? Do you consider him wise?”

– “Who am I, sir, that I could know the ascetic Gotama’s competence in wisdom? Certainly, only one like him could know his competence in wisdom!”

“You praise the ascetic Gotama with lofty praise, indeed.” “Who am I, sir, that I could praise the ascetic Gotama? Praised by those who are praised, Master Gotama is best among devas and humans!” “What grounds do you see, Master Pingiyam, for placing such full confidence in the ascetic Gotama?”

– (1) “Just as a man who has found satisfaction in the best of tastes will no longer desire tastes of an inferior kind. So too, sir, whatever one hears of Master Gotama’s Dhamma—be it discourses, mixed prose and verse, expositions, or amazing accounts—one will no longer yearn for the doctrines of ordinary ascetics and brahmins.

– (2) “Just as a man oppressed by hunger and weakness who receives a honey cake will enjoy a sweet, delicious taste wherever he eats of it. So too, sir, whatever one hears of Master Gotama’s Dhamma— discourses, mixed prose and verse, expositions, or amazing accounts— one will obtain satisfaction and

placidity of mind.

– (3) “Just as a man who comes upon a piece of sandalwood, whether yellow sandalwood or red sandalwood, will enjoy a pure, fragrant scent wherever he smells it, be it at the bottom, the middle, or the top. So too, sir, whatever one hears of Master Gotama’s Dhamma—discourses, mixed prose and verse, expositions, or amazing accounts— one will derive elation and joy.

– (4) “Just as a capable physician might instantly cure one who is afflicted, sick, and gravely ill. So too, sir, whatever one hears of Master Gotama’s Dhamma— discourses, mixed prose and verse, expositions, or amazing accounts—one’s sorrow. Lamentation, pain, dejection, and anguish will vanish.

– (5) “Just as there might be a delightful pond with pleasant – banks, its water clear, agreeable, cool, and limpid, and a man oppressed and exhausted by the heat, fatigued, parched, and thirsty, might come by, enter the pond, and bathe and drink; thus all his affliction, fatigue, and feverish burning would subside. So too, sir, whatever, one hears of Master Gotama’s Dhaimna—discourses, mixed prose and verse, expositions, or amazing accounts— all one’s affliction, fatigue, and feverish burning subside.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Mahàvana, chỗ giảng đường có nóc nhọn. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kàranapàli đang xây dựng nhà cho Licchavì. Bà-la-môn Kàranapàli thấy Bà-la-môn Pingiyàni từ đường xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Bà-la-môn Pingiyàni:

– Tôn giả Pingiyàni đi từ đâu đến sớm như vậy?

– Thưa Tôn giả, tôi đi từ chỗ Sa-môn Gotama về.

– Tôn giả Pingiyàni nghĩ thế nào về trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama? Ngài có nghĩ vị ấy là một bậc Hiền trí chăng?

– Tôi là ai, thưa Tôn giả, lại có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama. Chỉ có ai như vị ấy, mới có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama.

Thật là cao thượng lời Tôn giả Pingiyàni tán thán Sa-môn Gotama. “Tôi là ai, thưa Tôn giả, lại có thể nói lời tán thán Sa-môn Gotama”. Ðược tán thán bởi những bậc được tán thán là Tôn giả Gotama, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người. Tôn giả Pingyiàni thấy những lợi ích gì lại cực lực tin tưởng Sa-môn Gotama như vậy?

– Thưa Tôn giả, ví như một người đã thỏa mãn với vị ngọt tối thượng sẽ không còn thèm muốn các vị ngọt hạ liệt khác. Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp.., thời không còn thèm muốn các lý thuyết của những người khác, của các Sa-môn, Bà-la-môn thấp kém. Ví như, thưa Tôn giả, một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…vị ấy được hoan hỷ, tâm được tịnh tín. Ví như, thưa Tôn giả, một người tìm được một cành cây chiên-đàn, chiên-đàn vàng hay chiên-đàn đỏ, chỗ nào người ấy ngửi hoặc từ nơi rễ, hoặc từ nơi chặng giữa, hoặc từ nơi ngọn, người ấy được hương thơm thuần diệu. Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…thời vị ấy được thưởng thức hân hoan, được thưởng thức hoan hỷ. Ví như, thưa Tôn giả, một người bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, rồi có vị lương y lập tức chữa cho khỏi bệnh. Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…khi ấy, sầu bi khổ ưu não đi đến tiêu diệt. Ví như, thưa Tôn giả, một hồ sen, có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước mát trong, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, rồi một người đi đến, bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy, sau khi lặn xuống trong hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước, tất cả khổ cực mệt mỏi, nhiệt não đều được lắng dịu. Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…khi ấy tất cả khổ cực, mệt mỏi, nhiệt não đều được chỉ tức.

 

  1. When this was said, the brahmin Karanapali rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and placing his right knee on the ground, he reverently saluted the Blessed One and uttered three times these inspired words:

– ”Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One!

”Excellent, Master Pingiyani! Excellent, Master Pingiyani! Master Pingiyani has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the w ay to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good sight can see forms. Master Pingiyani, I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Pmgiyani consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Karanapàli từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, đầu gối bên phải quỳ trên mặt đất, chắp tay hướng đến Thế Tôn, và ba lần thốt lên lời cảm hứng sau đây:

– Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Pingiyàni! Thật vi diệu thay, Tôn giả Pingiyàni! Thưa Tôn giả Pingiyàni, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Thưa Tôn giả Pingiyàni, con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Pingyàni hãy chấp nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

195 (5) Pingiyani – [(V) (195) Bà La Môn Pingiyani]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Now on that occasion five hundred Licchavis were visiting the Blessed One. Some Licchavis were blue, with a blue complexion, clothed in blue, wearing blue ornaments. Some Licchavis were yellow, with a yellow complexion, clothed in yellow, wearing yellow ornaments. Some Licchavis were red, with a red complexion, clothed in red, wearing red ornaments. Some Licchavis were white, with a white complexion, clothed in white, wearing white ornaments. Yet the Blessed One outshone them all with

his beauty and glory. Then the brahmin Pingiyani rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and having reverently saluted the Blessed One, he said:

– “An inspiration has come to me, Blessed One! An inspiration has come to me. Fortunate One!”

– “Then express your inspiration, Pingiyani,” the Blessed One said.

Then, in the presence of the Blessed One, the brahmin Pingiyani extolled him with an appropriate verse:

 

“As the fragrant red kokanada lotus.

blooms in the morning, its fragrance unspent,

behold Angirasa radiant

like the sun beaming in the sky.”

 

Then those Licchavis presented the brahmin Pingiyani with five hundred upper robes. The brahmin Pingiyani presented those five hundred upper robes to the Blessed One. The Blessed One then said to those Licchavis:

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Mahàvana, chỗ giảng đường có nóc nhọn, có khoảng 500 người Licchavi hầu hạ Thế Tôn. Một số người Licchavi toàn xanh, màu sắc xanh, mặc vải màu xanh, mang đồ trang sức màu xanh. Một số người Licchavi toàn vàng, màu sắc vàng, mặc vải màu vàng, mang đồ trang sức màu vàng. Một số người Licchavi toàn đỏ, màu sắc đỏ, mặc vải màu đỏ, mang đồ trang sức màu đỏ. Một số người Licchavi toàn trắng, màu sắc trắng, mặc vải màu trắng, mang đồ trang sức màu trắng. Nhưng thật sự Thế Tôn đã chói sáng với dung sắc và sự huy hoàng. Rồi Bà-la-môn Pingiyàni từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Ðiều này được nói lên cho con, bạch Thế Tôn! Ðiều này được nói lên cho con, bạch Thế Tôn!

– Hãy nói lên, này Pingiyàni!

Thế Tôn nói như vậy. Rồi Bà-la-môn Pingiyàni trước mặt Thế Tôn, nói lên bài kệ thích đáng:

Như loại hoa sen hồng,
Buổi sáng hương ngào ngạt,
Khi đóa hoa càng nở,
Hương thơm càng ngát hương.
Xem Angìrasa,
Chiếu hào quang sáng chói,
Chói sáng thật rực rỡ,
Như mặt trời trên không.

Rồi các người Licchavi ấy đem 500 thượng y dâng đắp cho Bà-la-môn Pingiyàni. Và Bà-la-môn Pingiyàni đem 500 thượng y ấy dâng đắp cho Thế Tôn. Thế Tôn nói với các vị ấy:

 

  1. “Licchavis, the manifestation of five gems is rare in the world.” What five?
  2. (1) The manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One is rare in the world. (2) A person who can teach the Dhamma and discipline proclaimed by a Tathagata is rare in the world. (3) When the Dhamma and

discipline proclaimed by a Tathagata has been taught, a person who can understand it is rare in the world. (4) When the Dhamma and discipline proclaimed by a Tathagata has been taught, a person who can understand it and practice in accordance with the Dhamma is rare in the world. (5) A grateful and

thankful person is rare in the world. Licchavis, the manifestation of these five gems is rare in the world.”

  1. – Này các Licchavì, sự xuất hiện của năm châu báu khó tìm được ở đời. Thế nào là năm?
  2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời. Người thuyết được Pháp Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người hiểu được Pháp Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người thực hành pháp và tùy pháp, sau khi đã hiểu rõ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người biết ơn, nhớ ơn khó tìm được ở đời.

Này các Licchavi, sự xuất hiện của năm loại châu báu này khó tìm được ở đời.

 

196 (6) Dreams – [(VI) (196) Mộng]

 

  1. “Bhikkhus, before his enlightenment, while he was just a bodhisatta, not fully enlightened, five great dreams appeared to the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. What five?
  2. (1) “Before his enlightenment, while he was just a bodhisatta, not fully enlightened, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One [dreamt] that this mighty earth was his bed stead; the Himalaya, king of mountains, was his pillow; his left hand rested on the eastern sea, his right hand on the western sea, and his two feet on the southern sea. This was the first

great dream that appeared to the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One before his enlightenment, while he was just a bodhisatta, not fully enlightened.

  1. – Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, này các Tỷ-kheo, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, có năm mộng lớn hiện ra. Thế nào là năm?
  2. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy đất lớn này là giường lớn, Tuyết sơn, vua các loài núi là các gối, tay trái đặt nằm trên biển phía Ðông, tay mặt nằm trên biển phía Tây, hai chân nằm trên biển phía Nam. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ nhất này được hiện ra.

 

  1. (2) “Again, before his enlightenment … the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One [dreamt] that a kind of grass called tiriya rose up from his navel and stood touching the sky. This was the second great dream that appeared to the Tathagata … while he was just a bodhisatta, not fully

enlightened.

  1. (3) “Again, before his enlightenment … the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One [dreamt] that white worms with black heads crawled from his feet up to his knees and covered them. This was the third great dream that appeared to the Tathagata … while he was just a bodhisatta, not fully

enlightened.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy từ nơi lỗ rún, cỏ tiriya mọc ra, mọc cho đến khi chạm đến trời rồi mới dừng lại. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ hai này được hiện ra.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy các con sâu trắng, đầu đen, bò ra từ chân cho đến đầu gối và che đậy chúng. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ ba này được hiện ra.

 

  1. (4) “Again, before his enlightenment … the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One [dreamt] that four birds of different colors came from the four quarters, fell at his feet, and turned all white. This was the fourth great dream that appeared to the Tathagata … while he was just a bodhisatta, not

fully enlightened.

  1. (5) “Again, before his enlightenment … the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One [dreamt] that he climbed up a huge mountain of dung without being soiled by it. This was the fifth great dream that appeared to the Tathagata … while he was just a bodhisatta, not fully enlightened.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy bốn con chim màu sắc khác nhau, từ bốn phương bay đến, rơi xuống chân Ngài và trở thành trắng toát. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ tư này được hiện ra.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy Ngài đi kinh hành qua lại trên hòn núi đầy phân, nhưng không bị nhớp vì phân. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ năm này được hiện ra.

 

  1. (1) “Now, bhikkhus, when the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One—before his enlightenment, while just a bodhisatta, not fully enlightened— {dreamt] that this mighty earth was his bedstead and the Himalaya, king of mountains, his pillow; that his left hand rested on the eastern

sea, his right hand on the western sea, and his two feet on the southern sea, [this was a foretoken] that he would awaken to the unsurpassed, perfect enlightenment. This first great dream appeared to him [as a sign] that his awakening [was imminent].

  1. (2) “When the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One … [dreamt] that tiriya grass rose up from his navel and stood touching the sky, [this was a foretoken] that he would awaken to the noble eightfold path and would proclaim, it well among devas and humans. This second great dream appeared to him [as a sign] that his awakening [was imminent].
  2. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy quả đất lớn này làm giường nằm lớn, núi Tuyết sơn, vua các loài núi làm các gối, tay trái đặt nằm trên biển phía Ðông, tay mặt nằm trên biển phía Tây, hai chân đặt nằm trên biển phía Nam. Này các Tỷ-kheo, đối với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác Ngài chứng được Vô thượng Chánh giác ngộ, Chánh Ðẳng Giác. Trong khi Ngài Chánh Ðẳng giác ngộ, mộng lớn thứ nhất này được hiện ra.
  3. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy từ nơi lỗ rún, cỏ tiriya mọc ra, mọc cho đến khi chạm đến trời rồi mới dừng lại. Này các Tỷ-kheo, đối với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Thánh đạo tám ngành được hoàn toàn giác ngộ và khéo tuyên bố cho chư Thiên và loài Người. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ hai này được hiện ra.

 

  1. (3) “When the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One … [dreamt] that white worms with black heads crawled from his feet up to his knees and covered them, [this was a foretoken] that many white-robed householders would go for lifelong refuge to the Tathagata. This third great

dream appeared to him [as a sign] that his awakening [was imminent].

  1. (4) “When the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One … [dreamt] that four birds of different colors came from the four quarters, fell at his feet, and turned all white, [this was a foretoken] that members of the four classes—khattiyas; brahmins, vessas, and suddas—would go forth from the household life into homelessness in the Dhamma and discipline proclaimed

by the Tathagata and realize unsurpassed liberation.

This fourth great dream appeared to him [as a sign] that his awakening [was imminent].

  1. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy các con sâu trắng, đầu đen, bò ra từ chân cho đến đầu gối và che đậy chúng. Này các Tỷ-kheo, nhiều gia chủ bận áo trắng quy y Như Lai cho đến trọn đời. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ ba này được hiện ra.
  2. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy bốn con chim màu sắc khác nhau, từ bốn phương bay đến, rơi xuống chân Ngài và trở thành trắng toát. Bốn giai cấp này, này các Tỷ-kheo, Sát-đế-ly, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, các vị ấy chứng ngộ vô thượng giải thoát. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ tư này được hiện ra.

 

  1. (5) “When the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One … [dreamt] that he climbed up a huge mountain of dung without being soiled by it, [this was a foretoken] that he would receive robes, almsfood, dwellings, and medicines and provisions for the sick, and he would use them without being

tied to them, infatuated with them, and blindly absorbed in them, seeing the danger and knowing the escape. This fifth great dream appeared to him [as a sign] that his awakening [was imminent].

“These, bhikkhus, were the five great dreams that appeared to the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, before his enlightenment, while he was just a bodhisatta, not fully enlightened.”

  1. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy Ngài đi kinh hành qua lại trên hòn núi đầy phân, nhưng không bị nhớp vì phân. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Và ở đây, Như Lai thọ hưởng không bị trói buộc không bị tham đắm, không bị mê say, thấy sự nguy hại có trí tuệ và xuất ly. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ năm này được hiện ra.

Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, trước khi thành Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát năm mộng lớn này được hiện ra.

 

197 (7) Rain – [(VII) (197) Mưa]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five obstacles to rain that the forecasters do not know about, where their eyes do not tread. What five?
  2. (1) “Bhikkhus, the heat element in the upper regions of the sky becomes disturbed. Because of this, the clouds that have arisen are scattered. This is the first obstacle to rain that the forecasters ao not know about, where their eyes do not tread.
  3. (2) “A-gain, the air element in the upper regions of the sky becomes disturbed. Because of this, the clouds that have arisen are scattered. This is the second obstacle to rain …
  4. (3) “Again, Rahu the asura king receives the water with his hand and discards it into the ocean. This is the third obstacle to rain …
  5. (4) “Again, the rain-cloud devas become heedless. This is the fourth obstacle to rain.
  6. (5) “Again, human beings become unrighteous. This is the fifth obstacle to rain …

“These are the five obstacles to rain that the forecasters do not know about, where their eyes do not tread.”

  1. – Có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn. Thế nào là năm?
  2. Trên hư không, này các Tỷ-kheo, hỏa giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ nhất cho mưa, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trên hư không, phong giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ hai cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Ràhu, vua các loài A-tu-la dùng tay thây lấy nước rồi đổ xuống biển lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ ba cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên của các loại mây đem mưa trở thành biếng nhác. Ðây là chướng ngại thứ tư cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi loài Người trở thành phi pháp, này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ năm cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Này các Tỷ-kheo, có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

 

198 (8) Speech – [(VIII) (198) Lời Nói]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, speech is well spoken, not badly spoken; it is blameless and beyond reproach by the wise. What five?
  2. It is spoken at the proper time; what is said is true; it is spoken gently; what is said is beneficial; it is spoken with a mind of loving-kindness.

Possessing these five factors, speech is well spoken, not badly spoken; it is blameless and beyond reproach by the wise.”

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?
  2. Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với lời từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích.

 

199 (9) Families – [(IX) (199) Gia Ðình]

 

  1. “Bhikkhus; whenever virtuous monastics come to a home, the people there generate much merit on five, grounds. What five?
  2. (1) When people see virtuous monastics come to their home and they arouse hearts of confidence [toward them], on that, occasion that family is practicing the way conducive to heaven.
  3. (2) When people rise, pay homage, and offer a seat to virtuous monastics who come to their home, on that occasion that family is practicing the way conducive to birth in high families.
  4. (3) When people remove the stain of miserliness toward virtuous monastics who come to their home, on that occasion that family is practicing the way conducive to great influence.
  5. (4) When, according to their means, people share what they have with

virtuous monastics who come to their home, on that occasion that family is practicing the way conducive to great wealth.

  1. (5) When people question virtuous monastics who come to their home, make inquiries about the teachings, and listen to the Dhamma, on that occasion that family is practicing the way conducive to great wisdom.

Bhikkhus, whenever virtuous monastics come to a home, the people there generate much merit on these five grounds.”

  1. – Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp, được nhiều công đức. Thế nào là năm?
  2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người sau khi thấy họ tâm được tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, như vậy là đưa đến cõi Trời, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
  3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người đứng dậy, đảnh lễ họ, mời họ ngồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến được sanh vào các gia đình cao sang, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
  4. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người từ bỏ cấu uế của xan tham. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại uy lực, và gia đình ấy trong lúc ấy, đã bước được trên con đường ấy.
  5. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người tùy theo khả năng, tùy theo năng lực, san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến tài sản lớn, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.
  6. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người hỏi những câu hỏi, đặt những câu hỏi, nghe pháp. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại trí tuệ, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp này được nhiều công đức.

 

200 (10) Escape – [(X) (200) Xuất Ly]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five elements of escape. What five?
  2. (1) “Here, when a bhikkhu is attending to sensual pleasures, his mind does not launch out upon them, and become placid, settled, and focused on them. But when he is attending to renunciation, his mind launches out upon it and becomes placid, settled, and focused on it. His mind is well departed, well developed, well emerged, well liberated, and well detached from sensual pleasures. And he is freed from those taints, distressful and feverish, that arise with sensual p leasures as condition. He does not feel that kind of feeling. This is declared to be the escape from sensual pleasures.
  3. – Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này. Thế nào là năm?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về dục tâm không phấn chấn trong các dục, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến viễn ly, tâm liền phấn chấn trong viễn ly, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến dục. Và do duyên với dục, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi cái dục.

 

  1. (2) “Again, when a bhikkhu is attending to ill will, his mind does not launch out upon it, arid become placid, settled, and focused on it. But when he is attending to good will, his mind launches out upon it and becomes placid, settled, and focused on it. His mind is well departed, well developed, well emerged, well liberated, and well detached from ill will. And he is freed

from those taints, distressful and feverish, that arise with ill will as condition. He does not feel that kind of feeling. This is declared to be the escape from ill will.

  1. (3) “Again, when a bhikkhu is attending to harming, his mind does not launch out upon it and become placid, settled, and focused on it. But when he is attending to non-harming, his mind launches out upon it and becomes placid, settled, and focused on it. His mind is well departed, well developed, well

emerged, well liberated, and well detached from harming. And he is freed from those taints, distressful and feverish, that arise with harming as condition. He does not feel that kind of feeling. This is declared to be the escape from harming.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sân, tâm không phấn chấn trong sân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sân, tâm liền phấn chấn trong vô sân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sân. Và do duyên với sân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi sân.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về hại, tâm không phấn chấn trong hại, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô hại, tâm liền phấn chấn trong vô hại, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến hại. Và do duyên với hại, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi hại.

 

  1. (4) “Again, when a bhikkhu is attending to form, his mind does not launch out upon it and become placid, settled, and focused on it. But when he is attending to the formless, his mind launches out upon it and becomes placid, settled, and

focused on it. His mind is well departed, well developed, well emerged, well liberated, and well detached from form. And he is freed from those taints, distressful and feverish, that arise with form as condition. He does not feel that kind of feeling. This is declared to be the escape from form.

  1. (5) “Again, when a bhikkhu is attending to personal existence, his mind does not launch out upon it and become placid, settled, and focused on it. But when he is attending to the cessation of personal existence, his mind launches out upon it and becomes placid, settled, and focused on it. His mind is well departed, well developed, well emerged, well liberated, and well detached from personal existence. And he is freed from those taints, distressful and feverish, that arise with personal existence as condition. He does not feel that feeling. This is declared to be the escape from personal existence. “Delight in sensual pleasures does not lie within him; delight in ill will does not lie within him; delight in harming does not lie within him; delight in form does not lie within him; delight in personal existence does not lie within him.

Because he is without the underlying tendencies toward delight in sensual pleasures, delight in ill will, delight in harming, delight in form, and delight in p ersonal existence, he is called a bhikkhu devoid of underlying tendencies. He has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, he has

made an end of suffering.

These, bhikkhus, are the five elements of escape.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sắc, tâm không phấn chấn trong sắc, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sắc, tâm liền phấn chấn trong vô sắc, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sắc. Và do duyên với sắc, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi sắc.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về có thân, tâm không phấn chấn trong có thân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến đoạn diệt có thân, tâm liền phấn chấn trong đoạn diệt có thân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến có thân. Và do duyên với có thân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi có thân.

Ðối với vị ấy, dục hỷ không có tùy miên, sân hỷ không có tùy miên, hại hỷ không có tùy miên, sắc hỷ không có tùy miên, hữu thân hỷ không có tùy miên. Vị ấy không có tùy miên đối với dục hỷ, không có tùy miên đối với sân hỷ, không có tùy miên đối với hại hỷ, không có tùy miên đối với sắc hỷ, không có tùy miên đối với hữu thân hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi tùy miên, đã chặt đứt khát ái, giải tỏa kiết sử, do chánh pháp nhiếp phục kiêu mạn, đoạn tận khổ đau.

Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này.

 

The Fifth Fifty

XXI. Kimbila – [XXI. Phẩm Kimbila] – page 818 of 1925

 

201 (1) Kimbila – [(I) (201) Kimbila]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kimbila in a nicula grove. Then the Venerable Kimbila approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:
  2. “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana?”

– “(1) Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana, the bhikkhus, bhikkhunls, male lay followers, and female lay followers dwell without reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell without reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell without reverence and deference toward the Sangha. (4) They dwell without reverence and deference toward the training. (5) They dwell without reverence and deference toward each other. This is the cause and reason why the good Dhamma does not continue long after a Tathagata has attained final nibbana.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
  2. – Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp không được an trú lâu ngày?

– Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn trọng, không vâng lời bậc Ðạo sư; sống không tôn trọng, không vâng lời Pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời chúng Tăng; sống không tôn trọng, không vâng lời học pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời lẫn nhau. Do nhân này, do duyên này, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được an trú lâu ngày.

 

  1. “What is the cause and reason why, Bhante, the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana?”

– “(1) Here, Kimbila, after a Tathagata has attained final nibbana, the bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers dwell with reverence and deference toward the Teacher. (2) They dwell with reverence and deference toward the Dhamma. (3) They dwell with reverence and deference toward the Sangha. (4) They dwell with reverence and deference toward the training. (5) They dwell with reverence and deference toward each other. This is the cause and reason why the good Dhamma continues long after a Tathagata has attained final nibbana.”

  1. Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp được an trú lâu ngày?

– Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và vâng lời bậc Ðạo sư; sống tôn trọng và vâng lời Pháp; sống tôn trọng và vâng lời chúng Tăng; sống tôn trọng và vâng lời học pháp; sống tôn trọng và vâng lời lẫn nhau. Ðây là nhân, đây là duyên, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài.

 

202 (2) Listening to the Dhamma – [(II) (202) Nghe Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in listening to the Dhamma. What five?
  2. One hears what one has not heard; one clarifies what has been heard; one emerges from perplexity; one straightens out one’s view; one’s mind becomes placid. These are the five benefits in listening to the Dhamma.”
  3. – Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này. Thế nào là năm?
  4. Ðược nghe điều chưa nghe, làm cho trong sạch điều được nghe, đoạn trừ nghi, làm cho tri kiến chánh trực, làm cho tâm tịnh tín.

Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.

 

203 (3) Thoroughbred – [(III) (203) Con Ngựa Thuần]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What five?
  2. Rectitude, speed, gentleness, patience, and mildness. Possessing these five factors, a king’s excellent thoroughbred horse is … reckoned as a factor of kingship.
  3. “So too, possessing five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What five?
  4. Rectitude, speed, gentleness, patience, and mildness. Possessing these five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
  5. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua, xứng đáng là của vua, là tài sản của vua và được gọi là biểu tượng của vua. Thế nào là năm?
  6. Trực hành, chạy nhanh, nhu nhuyến lanh lẹ, nhẫn nhục, hiền lành. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua, xứng đáng là của vua, là tài sản của vua và được gọi là biểu tượng của vua.
  7. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng đường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là năm?
  8. Trực hành, chạy nhanh, nhu nhuyến lanh lẹ, nhẫn nhục, hiền lành.

Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng đường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.

 

204 (4) Powers – [(IV) (204) Các Sức Mạnh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five powers. What five?
  2. The power of faith, the power of moral shame, the power of moral dread,

the power of energy, and the power of wisdom. These are the five powers.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này. Thế nào là năm?
  2. Tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực.

Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này.

 

205 (5) Barrenness – [(V) (205) Tâm Hoang Vu]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of mental barrenness. What five?
  2. (1) “Here, a bhikkhu is perplexed about the Teacher, doubts him, is not convinced about him, and does not place confidence in him. When a bhikkhu is perplexed about the Teacher, doubts him, is not convinced about him, and does not place confidence in him, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the first kind of mental barrenness.
  3. (2) “Again, a bhikkhu is perplexed about the Dhamma, doubts it, is not convinced about it and does not place confidence in it. When a bhikkhu is perplexed about the Dhamma, doubts it, is not convinced about it and does not place, confidence in it, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving.

Since his mind does not incline to ardor … and striving, this, is the second kind of mental barrenness. (3) “Again, a bhikkhu is perplexed about the Sangha, doubts it, is not convinced about it, and does not place confidence in it. When a bhikkhu is perplexed about the Sangha, doubts it, is not convinced about it and does not place confidence in it, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the third kind of mental barrenness. (4) “Again, a bhikkhu is perplexed about the training, doubts it, is not convinced about it, and does not place confidence in it. When a bhikkhu is perplexed about the training, doubts it, is not convinced about it, and does not place confidence in it, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fourth kind of mental barrenness.

(5) “Again, a bhikkhu is irritated by his fellow monks, displeased with them, resentful toward them, ill disposed toward them. When a bhikkhu is irritated by his fellow monks, displeased with them, resentful toward them, ill disposed toward them, his mind does not incline; to ardor, effort, perseverance,

and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fifth kind of mental barrenness.

“These, bhikkhus, are the five kinds of mental barrenness.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm tâm hoang vu này. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Như vậy là tâm hoang vu thứ nhất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ Pháp … nghi ngờ Tăng … nghi ngờ học pháp … phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối cứng rắn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Như vậy là tâm hoang vu thứ năm.

Này các Tỷ-kheo, có năm tâm hoang vu này.

 

206 (6) Bondages – [(VI) (206) Tâm Triền Phược]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five bondages of the mind. What five?
  2. (1) “Here, a bhikkhu is not devoid of lust for sensual pleasures, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them. When a bhikkhu is not devoid of lust for sensual pleasures, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for them, his mind does not incline to ardor, effort,

perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the first bondage of the mind.

  1. (2) “Again, a bhikkhu is not devoid of lust for the body, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it. When a bhikkhu is not devoid of lust for the body, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the second bondage of the mind. (3) “Again, a bhikkhu is not devoid of lust for form, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it. When a bhikkhu is not devoid of lust for form, not devoid of desire, affection, thirst, passion, and craving for it, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the third bondage of the mind.

(4) “Again, having eaten as much as he wants until his belly is full, a bhikkhu yields to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep. When a bhikkhu … yields to the pleasure of rest, the pleasure of sloth, the pleasure of sleep, his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving. Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fourth bondage of the mind. (5) “Again, a bhikkhu lives the spiritual life aspiring for

[rebirth in] a certain order of devas, thinking: ‘By this virtuous behavior, observance, austerity, or spiritual life I will be a deva or one [in the retinue] of the devas. When he lives the spiritual life aspiring for [rebirth in] a certain order of devas … his mind does not incline to ardor, effort, perseverance, and striving.

Since his mind does not incline to ardor … and striving, this is the fifth bondage of the mind. “These, bhikkhus, are the five bondages of the mind.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm tâm triền phược này. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với cái dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt não, không phải không khát ái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với cái dục, không phải không tham ái… không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với thân không phải không tham ái… đối với sắc… Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, về khoái lạc ngủ nghỉ, về khoái lạc thụy miên, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh với mong cầu được sanh Thiên giới, với ý nghĩ: “Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, với Phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác!”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh… như vậy là tâm triền phược thứ năm.

Này các Tỷ-kheo, có năm tâm triền phược này.

 

207 (7) Rice Porridge – [(VII) (207) Cháo]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in rice porridge. What five?
  2. It stills hunger, dispels thirst, settles wind, cleans out the bladder, and promotes the digestion of the remnants of undigested food. These are the five benefits in rice porridge.”
  3. – Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của cháo. Thế nào là năm?
  4. Trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bọng đái (hay thuyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của cháo.

 

208 (8) Brushing – [(VII) (208) Tăm Xỉa Răng]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in not brushing one’s teeth. What five?
  2. It is bad for one’s eyes; one’s breath stinks; one’s taste buds are not purified; bile and phlegm envelop one’s food; and one’s food does not agree with one. These are the five dangers in not brushing one’s teeth.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits in brushing one’s teeth. What five?
  4. It is good for one’s eyes; one’s breath does not stink; one’s taste buds are purified; bile and phlegm do not envelop one’s food; and one’s food agrees with one.

These are the five benefits in brushing one’s teeth.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại do không dùng tăm xỉa răng. Thế nào là năm?
  2. Con mắt bị ảnh hưởng, miệng hôi thúi, thần kinh vị không trong sạch, nước mật và đàm dính vào đồ ăn, ăn không thấy ngon.

Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại này do không dùng tăm xỉa răng.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm điều lợi ích nhờ dùng tăm xỉa răng. Thế nào là năm?
  2. Con mắt không bị ảnh hưởng, miệng không hôi thúi, thần kinh vị được trong sạch, nước mật và đàm không dính vào đồ ăn, ăn thấy ngon.

Này các Tỷ-kheo, có năm điều lợi ích nhờ dùng tăm xỉa răng.

 

209 (9) Intonation – [(IX) (209) Thuyết Pháp Với Giọng Ca]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in reciting the Dhamma with a drawn-out, song-like intonation. What five?
  2. (1) One becomes infatuated with one’s own intonation. (2) Others become infatuated with one’s intonation. (3) Householders complain: ‘Just as we sing, so, too, do these ascetics who follow the son of the Sakyans.’ (4) There is a disruption of concentration for one wanting to refine the intonation. (5) [Those

in] the next generation follow one’s example.

These are the five dangers in reciting the Dhamma with a drawn-out, song-like

intonation,”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?
  2. Tự mình say đắm trong âm giọng ấy; người khác say đắm trong âm giọng ấy; các người gia chủ phê bình: “Như chúng ta hát, cũng vậy, các Sa-môn Thích tử này ca hát”; vì vị ấy cố gắng rèn luyện cho âm thanh điêu luyện nên định bị gián đoạn; các thế hệ sau bắt chước.

Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài.

 

210 (10) With a Muddled Mind – [(X) (210) Thất Niệm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for one who falls asleep with a muddled mind, lacking clear comprehension. What five?
  2. He sleeps badly; he awakens miserably; he has bad dreams; the deities do not protect him; and semen is emitted. These are the five dangers for one who falls asleep with a muddled mind, lacking clear comprehension.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits for one who falls asleep mindfully and with clear comprehension. What five?
  4. He sleeps well; he awakens happily; he does not have bad dreams; deities protect him; and semen is not emitted.

These are the five benefits for one who falls asleep mindfully and with clear

comprehension.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
  2. Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra, mộng tinh, di tinh.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
  2. Ngủ một các ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.

 

XXII. One Who Insults – [XXII. Phẩm Mắng Nhiếc]

 

211 (1) One Who Insults – [(I) (211) Mắng Nhiếc]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one who insults and disparages his fellow monks, a reviler of the noble ones, five dangers can be expected for him. What five?
  2. (1) He either commits a parajika and cuts off the outlet, or (2) commits a certain defiled offense, or (3) contracts a severe illness. (4) He dies confused.

(5) With the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

When a bhikkhu is one who insults and disparages his fellow monks, a reviler of the noble ones, these five dangers can be expected for him.”

  1. – Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại. Thế nào là năm?
  2. Phạm tội bị tẩn xuất, chặt đứt con đường hướng thượng; hay phạm một tội nhiễm; hay cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; khi mạng chung tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.

 

212 (2) Arguments – [(II) (212) Ðấu Tranh]

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu is a maker of arguments, quarrels, disputes, contentious talk, and disciplinary issues in the Sangha, five dangers can be expected for him. What five?
  2. (1) He does not achieve what he has not yet achieved; (2) he falls away from what he has achieved; (3) a bad report circulates about him; (4) he dies confused; and (5) with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower, world, in hell.

When a bhikkhu is a maker of arguments, quarrels, disputes, contentious talk,

and disciplinary issues in the Sangha, these five dangers can be expected for him.”

  1. – Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra các cuộc đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại. Thế nào là năm?
  2. Không chứng điều chưa chứng được; thối thất điều đã chứng được; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.

 

213 (3) Virtuous Behavior – [(III) (213) Ác Giới, Phá Giới]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for an immoral person because of his deficiency in virtuous behavior. What five?
  2. (1) “Here, an immoral person deficient in virtuous behavior loses much wealth because of heedlessness. This is the first danger for an immoral person because of his deficiency in virtuous behavior.
  3. (2) “Again, a bad report circulates about an immoral person deficient in virtuous behavior This is the second danger …
  4. (3) “Again, whatever assembly an immoral person deficient in virtuous behavior approaches— whether of khattiyas, brahmins, householders, or ascetics— he approaches it timid and disconcerted. This is the third-danger…
  5. (4) “Again, an immoral person deficient in virtuous behavior dies confused. This is the fourth danger …
  6. (5) “Again, with the breakup of the body, after death, an immoral person deficient in virtuous behavior is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. This is the fifth danger …

“These are the five dangers for an immoral person because of his deficiency in virtuous behavior.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm sự nguy hại này cho kẻ ác giới, phá giới. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ ác giới, phá giới, do nhân phóng dật, bị tổn thất tài sản lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ nhất cho kẻ ác giới, phá giới.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với kẻ ác giới, phá giới, tiếng ác đồn xa. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ hai cho kẻ ác giới, phá giới.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, kẻ ác giới, phá giới, khi đến hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, vị ấy đi đến hội chúng ấy, có sợ hãi, có hoang mang. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ ba cho kẻ ác giới, phá giới.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, kẻ ác giới, phá giới, khi mạng chung, tâm bị mê loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tư cho kẻ ác giới, phá giới.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, kẻ ác giới, phá giới sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ năm cho kẻ ác giới, phá giới.

Này các Tỷ-kheo, có năm sự nguy hại này cho kẻ ác giới, phá giới.

 

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits for a virtuous person because of his accomplishment in virtuous behavior. What five?
  2. (1) “Here, a virtuous person accomplished in virtuous behavior accumulates much wealth because of heedfulness. This is the first benefit for a virtuous person because of his accomplishment in virtuous behavior.
  3. (2) “Again, a virtuous person accomplished in virtuous behavior acquires a good reputation. This is the second benefit.
  4. (3) “Again, whatever assembly a virtuous person accomplished in virtuous behavior approaches— whether of khattiyas, brahmins, householders, or ascetics— he approaches it confidently and composed. This is the third benefit. 11. (4) “Again, a virtuous person accomplished in virtuous behavior dies unconfused. This is the fourth benefit.
  5. (5) “Again, with the breakup of the body, after death, a virtuous person accomplished in virtuous behavior is reborn in a good destination, in a heavenly world. This is the fifth benefit.

“These are the five benefits for a virtuous person because of

his accomplishment in virtuous behavior.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích cho vị có giới, đầy đủ giới. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người giữ giới, đầy đủ giới, do nhân không phóng dật, thâu được tài sản lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là lợi ích thứ nhất cho vị giữ giới, đầy đủ giới.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, với người giữ giới, đầy đủ giới, tiếng lành đồn xa. Này các Tỷ-kheo, đây là lợi ích thứ hai cho kẻ giữ giới, đầy đủ giới.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người giữ giới, đầy đủ giới, có đi đến hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, vị ấy đi đến hội chúng ấy không sợ hãi, không hoang mang. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lợi ích thứ ba cho người giữ giới, đầy đủ giới.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người giữ giới, đầy đủ giới, khi mạng chung, tâm không bị mê loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lợi ích thứ tư cho người giữ giới, đầy đủ giới.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người giữ giới, đầy đủ giới khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lợi ích thứ năm cho người giữ giới, đầy đủ giới.

Này các Tỷ-kheo, có năm sự lợi ích này cho vị giữ giới, đầy đủ giới.

 

214 (4) Speaking Much – [(IV) (214) Người Nói Nhiều]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for a person who speaks much. What five?
  2. He speaks falsely; he speaks divisively; he speaks harshly; he speaks idle chatter; with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

These are the five dangers for a person who speaks much.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits for a person of judicious speech. What five?
  2. He does not speak falsely; he does not speak divisively; he does not speak harshly; he does not speak idle chatter; with the breakup of the body, after death, he is reborn in a good destination, in a heavenly world.

These are the five benefits for a person of judicious speech.”

  1. – Có năm nguy hại này cho người nói nhiều. Thế nào là năm?
  2. Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại hạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người nói nhiều.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải. Thế nào là năm?
  2. Không nói láo; không nói hai lưỡi; không nói lời độc ác; không nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại hạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải.

 

215 (5) Impatience (1) – [(V) (215) Không Kham Nhẫn (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in impatience. What five?
  2. One is displeasing and disagreeable to many people; one has an abundance of enmity; one has an abundance of faults; one dies confused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a b ad destination, in the lower world, in hell. These are the five dangers in impatience.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits in patience. What five?
  4. One is pleasing and agreeable to many people; one does not have an abundance of enmity; one does not have an abundance of faults; one dies unconfused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world. These are the five benefits in patience.”
  5. – Có năm nguy hại này cho người không kham nhẫn. Thế nào là năm?
  6. Quần chúng không ái mộ, không ưa thích; nhiều người hận thù; nhiều người tránh né; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung; sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người không kham nhẫn.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người có kham nhẫn. Thế nào là năm?
  2. Quần chúng ái mộ, ưa thích; không có người hận thù; không có nhiều người tránh né; khi mạng chung, tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người có kham nhẫn.

 

216 (6) Impatience (2) – [(VI) (216) Không Kham Nhẫn (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in impatience. What five?
  2. One is displeasing and disagreeable to many people; one is violent; one is remorseful; one dies confused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. These are the five dangers in impatience.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits in patience. What five?
  4. One is pleasing and agreeable to m any people; one is not violent; one is without remorse; one dies unconfused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world.

These are the five benefits in patience.”

(Như kinh trên, số 215, chỉ thế vào mục 2: thay câu” nhiều người hận thù, nhiều người tránh né”, bằng câu “là người hung bạo, là người không hối quá”.)

 

217 (7) Not Inspiring Confidence (1) – [(VII) (217) Không Tịnh Tín (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in conduct that does not inspire confidence. What five?
  2. One blames oneself; the wise, having investigated, censure one; one acquires a bad reputation; one dies confused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. These are the five dangers in conduct that does not inspire confidence.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits in conduct that inspires confidence. What five?
  4. One does not blame oneself; the wise, having investigated, praise one; one acquires a good reputation; one dies unconfused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world.

These are the five benefits in conduct that inspires confidence.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người không tịnh tín. Thế nào là năm?
  2. Tự mình chỉ trích mình; bậc có trí sau khi suy xét, quở trách; tiếng ác đồn xa; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này, cho người không có tịnh tín.

  1. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người có tịnh tín. Thế nào là năm?
  2. Tự mình không chỉ trích mình; bậc có trí sau khi suy xét, tán thán tiếng lành đồn xa; khi mạng chung, tâm không mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện Thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này, cho người có tịnh tín.

 

218 (8) Not Inspiring Confidence (2) – [(VIII) (218) Không Tịnh Tín (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in conduct that does not inspire confidence. What five?
  2. Those without confidence do not gain confidence; some of those with confidence change their minds; the teaching of the Teacher is not carried out; [those in] the next generation follow one’s example; and one’s own mind does not become placid. These are the five dangers in conduct that does not inspire confidence.
  3. “Bhikkhus, there are these five benefits, in conduct that inspires confidence. What five?
  4. Those without confidence gain confidence; those with confidence increase [in their confidence]; the teaching of the Teacher is carried out; [those in] the next

generation follow one’s example; and one’s own mind becomes placid.

These are the five benefits in conduct that inspires confidence.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho kẻ không tịnh tín. Thế nào là năm?
  2. Những tư tưởng bất tín không được tịnh tín; một số tư tưởng đã tịnh tín có thể đổi khác; không làm theo lời dạy của bậc Ðạo Sư; thế hệ tiếp bắt chước tà kiến; tâm không được tịnh tín.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này, cho người không có tịnh tín.

  1. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người có tịnh tín. Thế nào là năm?
  2. Những tư tưởng bất tín được tịnh tín; những tư tưởng tịnh tín được tăng trưởng; lời dạy của bậc Ðạo Sư được làm theo; thế hệ tiếp bắt chước theo tri kiến; tâm được tịnh tín.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này, cho người có tịnh tín

 

219 (9) Fire – [(IX) (219) Lửa]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in fire. What five?
  2. It is not good for the eyes; it causes a bad complexion; it causes weakness; it promotes fondness of company; and it conduces to pointless talk. These are the five dangers in fire.”
  3. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong lửa. Thế nào là năm?
  4. Có hại cho mắt; tổn hại dung sắc; tổn hại sức mạnh; quần chúng tụ họp tăng trưởng; các câu chuyện về bàng sanh được nói lên.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong lửa.

 

220 (10) Madhura – [(X) (220) Tại Madhurà]

 

  1. ” Bhikkhus, there are these five dangers in Madhura. What five?
  2. It is uneven; it is dusty; its dogs are fierce; it has wild spirits; and it is difficult to gain almsfood there. These are the five dangers in Madhura.”
  3. – Có năm nguy hại này tại Madhurà. Thế nào là năm?
  4. Không bằng phẳng; nhiều bụi bặm; có chó dữ; có các loại dạ xoa bạo ngược; đồ ăn khất thực khó kiếm.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này ở Madhurà.

 

XXIII. Lengthy Wandering – [XXIII. Phẩm Du Hành Dài] – page 826 of 1925

 

221 (1) Lengthy Wandering (1)

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for one who engages in lengthy and unsettled wandering. What five?
  2. One does not hear what one has not heard; one does not clarify w hat one

has heard; one is not confident about the portion that one has heard; one contracts a severe illness; and one has no friends.

These are the five dangers for one who engages in lengthy and unsettled wandering.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in periodic wandering. What five?
  2. One gets to hear what one has not heard; one clarifies what one has heard; one is confident about some things one has heard; one does not contract a severe illness; and one has friends.

These are the five benefits in periodic wandering.”

  1. – Có năm điều nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người sống du hành dài, du hành không có mục đích. Thế nào là năm?
  2. Không nghe điều chưa được nghe; không làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; có sợ hãi một phần điều đã được nghe; cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; không có bạn bè.

Có năm điều nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người sống du hành dài, du hành không có mục đích.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người sống có mục đích. Thế nào là năm?
  2. Nghe điều chưa được nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; không có sợ hãi một phần điều đã được nghe; không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng; có bạn bè.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người sống có mục đích.

 

222 (2) Lengthy’Wandering (2) – [(II) (222) Du Hành Dài (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for one who engages in lengthy and unsettled wandering. What five?
  2. One does not achieve what one has not yet achieved; one fails away from

wha tone has already achieved; one is timid about some things one has achieved; one contracts a severe illness; and one has no friends.

These are the five dangers for one who engages in lengthy and unsettled wandering.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in periodic wandering. What five?
  2. One achieves w hat one has not yet achieved; one does not fall away from what one has already achieved; one is confident about the portion that one has achieved; one does not contract a severe illness; and one has friends.

These are the five benefits in periodic wandering.”

(Giống như kinh 221, chỉ có khác là thay vì: “Không nghe điều chưa được nghe, không làm cho thanh tịnh điều đã được nghe, có sợ hãi một phần điều đã được nghe”, thời được thế vào “Không chứng đắc điều chưa được chứng đắc, không làm cho thanh tịnh điều đã được chứng đắc, không có sợ hãi một phần điều đã được chứng đắc…” với những thay đổi cần thiết).

 

223 (3) Residing Too Long – [(III) (223) Sống Quá Lâu (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in residing too long [in the same place]. What five?
  2. (1) One comes to own and accumulate many goods; (2) one comes to own and accumulate many medicines; (3) one takes on many tasks and duties and becomes competent in the various things to be done; (4) one forms bonds

with householders and monastics in an unsuitable way typical of laypeople; and (5) when one departs from that monastery, one departs full of concern.

These are the five dangers in residing too long [in the same place].

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in residing for a balanced-period [in the same place]. What five?
  2. (1) One does not come to own and accumulate many goods; (2) one does not

come to own and accumulate many medicines; (3) one does not take on many tasks and duties and become competent in the various things to be done; (4) one does not form bonds with householders and monastics in an unsuitable way typical of laypeople; and (5) when one departs from that monastery, one

departs without concern.

These are the five benefits in residing for a balanced period [in the same place].”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Thế nào là năm?
  2. Ðồ dùng nhiều, cất chứa nhiều đồ dùng; nhiều dược phẩm, cất chứa nhiều dược phẩm; nhiều việc làm, nhiều công việc phải làm, không khéo léo trong những công việc gì phải làm; sống lẫn lộn với gia chủ và xuất gia, tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi ra đi bỏ trú xứ ấy, ra đi với sự luyến tiếc.

Này các Tỷ-kheo, đó là năm nguy hại nếu sống quá lâu tại một chỗ.

  1. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ. Thế nào là năm?
  2. Ðồ dùng không nhiều, không cất chứa nhiều đồ dùng; dược phẩm không nhiều, không cất chứa nhiều dược phẩm; không có nhiều việc làm, không nhiều công việc phải làm, khéo léo trong những công việc phải làm; không sống lẫn lộn với gia chủ và xuất gia, không tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi ra đi bỏ trú xứ ấy, ra đi không với sự luyến tiếc.

Này các Tỷ-kheo, đó là năm lợi ích nếu sống đồng đều tại một chỗ.

 

224 (4) Miserly – [(IV) (224) Sống Quá Lâu (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in residing too long [in the same place]. What five?
  2. One becomes miserly with dwelling places, miserly with families, miserly with gains, miserly with praise, and miserly with the Dhamma.

These are the five dangers in residing too long [in the same place].

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in residing for a balanced period [in the same place]. What five?
  2. One does not become miserly with dwelling places, miserly with families,

miserly with gains, miserly with praise, and miserly with the Dhamma. These are the five benefits in residing for a balanced period [in the same place].”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Thế nào là năm?
  2. Xan tham đối với trú xứ; xan tham đối với gia đình; xan tham đối với đồ vật cúng dường; xan tham đối với công đức; xan tham đối với pháp.

Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, nếu sống quá lâu tại một chỗ.

  1. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ. Thế nào là năm?
  2. Không xan tham đối với trú xứ; không xan tham đối với gia đình; không xan tham đối với đồ được cúng dường; không xan tham đối với công đức; không xan tham đối với pháp.

Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nếu sống đồng đều tại một chỗ.

 

225 (5) One Who Visits Families (1) – [(V) (225) Viếng Thăm Gia Ðình (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there a re these five dangers for one who visits families. What five?
  2. (1) One commits the offense of going to visit [families] without taking leave [of another bhikkhu]. (2) One commits the offense of sitting privately [with a woman]. (3) One commits the offense of sitting on a concealed seat [with a

woman]. (4) One commits the offense of teaching the Dhamma to a woman in more than five or six sentences. (5) One is infested by sensual thoughts.

These are the five dangers for one who visits families.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người viếng thăm gia đình. Thế nào là năm?
  2. Phạm lỗi không mời mà đến; phạm lỗi ngồi một mình; phạm lỗi ngồi chỗ kín đáo; phạm lỗi thuyết pháp cho nữ nhân hơn năm, sáu chữ; sống với nhiều suy tư về dục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người viếng thăm gia đình.

 

226 (6) One Who Visits Families (2) – [(VI) (226) Viếng Thăm Gia Ðình (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers when a bhikkhu who visits family’s bonds too closely with them. What five?
  2. (1) He often gets to see women. (2) When he often gets to see them, he

bonds with them. (3) When he bonds with them, they become intimate. (4) When they become intimate, lust finds an opening. (5) When his mind is in the grip of lust, it can be expected that he will lead the spiritual life dissatisfied, commit a certain defiled offense, or give up the training and return to the lower

life.

These are the five dangers when a bhikkhu who visits families bonds too closely with them.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, đối với vị Tỷ-kheo sống liên hệ quá nhiều với các gia đình. Thế nào là năm?
  2. Luôn luôn thấy nữ nhân; do thấy, nên có liên hệ; do có liên hệ nên có sự thân mật; do có sự thân mật nên có cơ hội (để tư thông); khi tâm đã có tư thông, thời được chờ đợi như sau: Sẽ không có hoan hỷ sống Phạm hạnh; hay sẽ rơi vào trong một tội nhiễm ô; hay từ bỏ học giới; trở lui lại đời sống thế tục.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm nguy hại đối với vị Tỷ-kheo sống liên hệ quá nhiều với các gia đình.

 

227 (7) Wealth – [(VII) (227) Tài Sản]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in wealth. What five?
  2. It is shared by fire, water, kings, thieves, and displeasing heirs.

These are the five dangers in wealth.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in wealth. What five?
  2. By means of wealth, (1) one makes oneself happy and pleased and properly maintains oneself in happiniess; (2) one makes one’s parents happy and pleased and properly maintains them in happiness; (3) one makes one’s wife and children, slaves, workers, and servants happy and pleased and properly

maintains them in happiness; (4) one makes one’s friends and companions happy and pleased and properly maintains them in happiness; (5) one establishes for ascetics and brahmins an uplifting offering of alms that is heavenly, resulting in happiness, and conducive to heaven.

These are the five benefits in wealth.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong các tài sản. Thế nào là năm?
  2. Tài sản bị nguy hiểm về lửa; bị nguy hiểm về nước; bị nguy hiểm về vua; bị nguy hiểm về trộm cướp; bị nguy hiểm về các người thừa tự không khả ái.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong các tài sản.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này trong các tài sản. Thế nào là năm?
  2. Nhờ tài sản, tự làm cho được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc ấy; làm cho mẹ cha được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc ấy; làm cho vợ con, các người phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc ấy; làm cho bạn bè thân hữu được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc ấy; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, cung cấp các sự cúng dường hướng thượng, đưa đến sự an lạc, dị thục liên hệ đến cõi trời và dẫn lên Thiên giới.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này trong các tài sản.

 

228 (8) A Meal – [(VIII) (228) Bữa Ăn]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers for a family that prepares their meal late in the day. What five?
  2. (1) Guests who are visiting are not served on time. (2) The deities that receive

oblations are not served on time. (3) Ascetics and brahmins who eat once a day and refrain from eating at night, abstaining from meals outside the proper time, are not served on time. (4) Slaves, workers, and servants grimace when they do their work. (5) Much of a poorly timed meal is not nutritious. These are the five dangers for a family that prepares their meal late in the day.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits for a family that prepares their meal at the proper time. What five?
  2. (1) Guests who are visiting are served on time. (2) The deities that receive oblations are served on time. (3) Ascetics and brahmins who eat once a day and refrain from eating at night, abstaining from meals outside the proper time, are served on time. (4) Slaves, workers, and servants do their work without grimacing. (5) Much of a properly limed meal is nutritious. These are the five benefits for a family that prepares their meal at the proper time.”
  3. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong gia đình ăn cơm phi thời sau giờ ngọ. Thế nào là năm?
  4. Ðối với các khách đến thăm, không cúng dường đúng thời; đối với chư Thiên lãnh thọ các vật cúng, không cúng dường đúng thời; đối với các Sa-môn, Bà-la-môn, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời, không cúng dường đúng thời; các người phục vụ, người làm công, làm công việc không được thoải mái; lại nữa, khi còn ăn phi thời, thời các món ăn thiếu chất bổ dưỡng.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm nguy hại trong gia đình ăn cơm quá chiều, sau giờ ngọ.

  1. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, trong gia đình ăn cơm đúng thời. Thế nào là năm?
  2. Ðối với các khách đến thăm, cúng dường đúng thời; đối với chư Thiên lãnh thọ các vật cúng, cúng dường đúng thời; đối với các Sa-môn, Bà-la-môn, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời, cúng dường đúng thời; các người phục vụ, người làm công, làm công việc được thoải mái; lại nữa, khi ăn đúng thời, thời các món ăn đầy đủ chất bổ dưỡng.

Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, trong gia đình ăn cơm đúng thời.

 

229 (9) Snake (1) – [(IX) (229) Rắn Ðen (1)]

 

  1. ”Bhikkhus, there are these five dangers in a black snake. What five?
  2. It is impure, foul-smelling, frightening, dangerous, and it betrays friends. These are the five dangers in a black snake.
  3. So too, there are these five dangers in women. What five?
  4. They are impure, foul-smelling, frightening, dangerous, and they betray

friends. These are the five dangers in women.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?
  2. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?
  2. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

 

230 (10) Snake (2) – [(X) (230) Rắn Ðen (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in a black snake. What five?
  2. It is wrathful, hostile. Of virulent venom, double-tongued, and it betrays friends.

These are the five dangers in a black snake.

  1. So too, there are these five dangers in women. What five?
  2. They are wrathful, hostile, of virulent venom, double-tongued, and they betray friends.
  3. “Bhikkhus, this is how women are of virulent venom: for the most part, they have strong lust. This is how women are double-tongued: for the most part, they utter divisive speech. This is how women betray friends: for the most part, they are adulterous. These are the five dangers in women.”
  4. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?
  5. Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc độc, lưỡi chia hai, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?
  2. Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc độc, lưỡi chia hai, làm hại bạn.
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nọc độc của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn hay tham đắm. Ở đây, này các Tỷ-kheo, lưỡi chia hai của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn nói hai lưỡi. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nữ nhân làm hại bạn như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn ngoại tình!

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

 

XXIV. Resident – [XXIV. Phẩm Trú Tại Chỗ]

 

231 (1) Not to Be Esteemed – [(I) (231) Trú Tại Chỗ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is not to be esteemed. What five?
  2. (1) He is not accomplished in manners and duties; (2) he is not learned or an expert in learning; (3) he is not given to effacement nor is he one who delights

in seclusion; (4) he is not a good speaker and he lacks a good delivery; (5) he is unwise, stupid, and obtuse.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is not to be esteemed.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is to be esteemed. What five?
  2. (1) He is accomplished in manners and duties; (2) he is learned and an expert in learning; (3) he is given to effacement and delights in seclusion; (4) he is a

good speaker with a good delivery; (5) he is wise, intelligent, and astute. Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is to be esteemed.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành không đáng được làm gương để tu tập. Thế nào là năm?
  2. Không đầy đủ về uy nghi, không đầy đủ về trách nhiệm; không nghe nhiều, không thọ trì điều được nghe; không biết sống đoạn giảm, không ưa thích sống Thiền tịnh; lời nói không hiền thiện, không là người nói lời hiền thiện; ác tuệ, đần độn, câm điếc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành không đáng được làm gương để tu tập.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành đáng được làm gương để tu tập. Thế nào là năm?
  2. Ðầy đủ về uy nghi, đầy đủ về trách nhiệm; nghe nhiều, thọ trì điều được nghe; biết sống đoạn giảm, ưa thích Thiền tịnh; lời nói hiền thiện, là người nói lời hiền thiện; có trí tuệ, không đần độn, không câm điếc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành đáng được làm gương để tu tập.

 

232 (2) Pleasing – [(II) (232) Ðược Ái Mộ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them. What five?
  2. (1) He is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. (2) He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life—-such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, mentally investigated, and penetrated well by view. (3) He is a good speaker with a good delivery; he is gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning. (4) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (5) With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them.”
  3. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ được các vị đồng Phạm hạnh ái mộ, ưa thích, kính trọng, và đáng được làm gương để bắt chước. Thế nào là năm?
  4. Có giới, sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các tội nhỏ nhiệm, chấp nhận và học tập các học pháp; nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe; các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến; thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác; chứng được không có khó khăn, chứng được không có mệt nhọc, chứng được không có phí sức bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, đem đến hiện tại lạc trú; do đoạn tận các lậu hoặc vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ được các vị đồng Phạm hạnh ái mộ, ưa thích, kính trọng, và đáng được làm gương để tu tập.

 

233 (3) Beautifying – [(III) (233) Làm Cho Chói Sáng]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu beautifies a monastery. What five?
  2. (1) He is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha … he trains in them. (2) He has learned much … and penetrated well by view. (3) He is a good

speaker with a good delivery; he is gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning. (4) He is able to instruct, encourage, inspire, and gladden with a Dhamma talk those who approach him. (5) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu beautifies a monastery.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ làm chói sáng chỗ ấy. Thế nào là năm?
  2. Có giới sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn… và học tập trong các học pháp; nghe nhiều… khéo thành tựu nhờ chánh kiến; thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn… giải thích nghĩa lý minh xác; có năng lực với pháp thoại nêu rõ, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ những người đến yết kiến; chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ làm chói sáng chỗ ấy.

 

234 (4) Very Helpful – [(IV) (234) Giúp Ðỡ Nhiều]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is very helpful to a monastery. What five?
  2. (1) He is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha … he trains in them. (2) He has learned much … and penetrated well by view. (3) He repairs what is broken and split. (4) When a large Sangha of bhikkhus has arrived including bhikkhus from various states, he approaches laypeople and informs them: ‘Friends, a large Sangha of bhikkhus has arrived including bhikkhus from various states. Make merit. It is an occasion to make merit. (5) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind arid are pleasant dwellings in this very life.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is very helpful to a monastery.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?
  2. Có giới… và học tập trong các học pháp; nghe nhiều… khéo thành tựu nhờ chánh kiến; vị ấy sửa chữa những gì bị gãy, bị hủy hoại. Khi đại chúng Tỷ-kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: “Nay đại chúng Tỷ-kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm các phước đức. Nay là thời làm các phước đức”; chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy.

 

235 (5) Compassionate – [(V) (235) Có Lòng Từ Mẫn]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu shows compassion to laypeople. What five?
  2. (1) He encourages them in regard to virtuous behavior. (2) He settles them in the vision of the Dhamma. (3) When they are ill he approaches them, and arouses mindfulness in them, saying: ‘Let the honorable ones establish mindfulness on that which is worthy. When a large Sangha of bhikkhus has arrived, including bhikkhus from various states, he approaches lay people and informs them: ‘Friends, a large Sangha of bhikkhus has arrived including bhikkhus from various states. Make merit. It is an occasion to make merit. (5) He himself eats whatever food they give him, whether coarse o r excellent; he does not squander what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu shows compassion to lay people.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. Thế nào là năm?
  2. Khích lệ tăng thượng giới; khiến chúng sống theo gương pháp; khi đến thăm người bệnh, an trú niệm cho người bệnh như sau: “Các vị hãy an trú niệm vào hướng đến quả A-la-hán”; khi đại chúng Tỷ-kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: “Nay đại chúng Tỷ-kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm các phước đức. Nay là thời làm các phước đức”; họ có cúng dường các món ăn gì, hoặc thô hoặc tế, tự mình thọ dụng, không làm cho của tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ.

 

236 (6) One Who Deserves Dispraise (1) – [(VI) (236) Không Tán Thán Tương Xứng]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. (1) Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who deserves dispraise. (2) Without investigating and scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. (3) Without investigating and scrutinizing, he believes a matter that merits suspicion. (4) Without investigating and scrutinizing, he is suspicious about a matter that merits belief. (5) He squanders

what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. (1) Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who

deserves dispraise. (2) Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. (3) Having investigated and scrutinized, he is suspicious about a matter that merits suspicion. (4) Having investigated and scrutinized, he believes a matter that merits belief. (5) He does not squander

what has been given out of faith. Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Không có suy xét, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, không tán thán người đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, đặt lòng tin (làm rõ ràng) vào những chỗ không đáng được tịnh tín; không suy xét, không thẩm sát, không đặt lòng tin vào những chỗ đáng được tịnh tín; làm rơi rớt các vật tín thí.

Do thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?
  2. Có suy xét, có thẩm sát, không tán thán người không đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, không đặt lòng tin vào những chỗ không đáng được tịnh tín; có suy xét, có thẩm sát, đặt lòng tin vào những chỗ đáng được tịnh tín; không làm rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.

 

237 (7) One Who Deserves Dispraise (2) – [(VII) (237) Xan Tham (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there: What five?
  2. (1) Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who

deserves dispraise. (2) Without investigating ahd scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. (3) He is miserly and greedy with regard to dwellings. (4) He is miserly and greedy with regard to families. (5) He squanders what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. (1) Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who

deserves dispraise. (2) Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. (3) He is not miserly and greedy with regard to dwellings. (4) He is not miserly and greedy with regard to families. (5) He does not squander what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Không suy xét, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, không tán thán người đáng được tán thán; xan tham trú xứ, tham đắm trú xứ; xan tham gia đình, tham đắm gia đình; làm cho rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?
  2. Có suy xét, có thẩm sát, không tán thán người không đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán; không xan tham trú xứ, không tham đắm trú xứ; không xan tham gia đình, không tham đắm gia đình; không làm cho rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.

 

238 (8) One Who Deserves Dispraise (3) – [(VIII) (238) Xan Tham (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. (1) Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who

deserves dispraise. (2) Without investigating and scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. (3) He is miserly with regard to dwellings. (4) He is miserly with regard to families. (5) He is miserly with regard to gains. Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as

if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. (1) Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who

deserves dispraise. (2) Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. (3) He is not miserly with regard to dwellings. (4) He is not miserly with regard to families. (5) He is not miserly with regard to gains.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there.”

(Như kinh 237, bỏ “tham đắm trú xứ”, bỏ “tham đắm gia đình”, thay thế “làm cho rơi rớt vật thí” bằng “xan tham lợi dưỡng”. Phần sau có những thay đổi cần thiết.)

 

239 (9) Miserliness (1) – [(IX) (239) Xan Tham (3)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. (1) He is miserly with regard to dwellings. (2) He is miserly with regard to families. (3) He is miserly with regard to gains. (4) He is miserly with regard to praise. (5) He squanders what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if

brought there.

  1. “Bhikkhus. possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. (1) He is not miserly with regard to dwellings. (2) He is not miserly with

regard to families. (3) He is not miserly with regard to gains. (4) He is not miserly with regard to praise. (5) He does not squander what has been given out of faith.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if

brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Xan tham chỗ ở, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, làm cho các vật tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?
  2. Không xan tham chỗ ở, không xan tham gia đình, không xan tham lợi dưỡng, không xan tham tán thán, không làm cho vật tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.

 

240 (10) Miserliness (2) – [(X) (240) Xan Tham (4)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. (1) He is miserly with regard to dwellings. (2) He is miserly with regard to families. (3) He is m iserly with regard to gains. (4) He is miserly with regard to praise. (5) He is miserly with regard to the Dhamma.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. (1) He is not miserly with regard to dwellings. (2) He is not miserly with regard to families. (3) He is not miserly with regard to gains. (4) He is not miserly with regard to praise. (5) He is not miserly with regard to the Dhamma.

Possessing these five qualities, a resident bhikkhu is deposited in heaven as if

brought there.”

(Hoàn toàn giống như kinh 239, chỉ khác pháp thứ năm là “xan tham pháp”, thế cho “làm cho vật tín thí rơi rớt”.)

 

XXV. Misconduct – [XXV. Phẩm Ác Hành]

 

241 (1) Misconduct – [(I) (241) Người Ác Hành (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in misconduct. What five?
  2. (1) One blames oneself. (2) The wise, having investigated, censure one. (3) One acquires a bad reputation. (4) One dies confused. (5) With the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

These are the five dangers in misconduct.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in good conduct. What five?
  2. (1) One does not censure oneself. (2) The wise, having investigated, praise one. (3) One acquires a good reputation. (4) One dies unconfused. (5) With the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world.

These are the five benefits in good conduct.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành. Thế nào là năm?
  2. Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm?
  2. Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; khi mạng chung, tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành.

 

242 (2) Bodily Misconduct – [(II-IV) (242 – 244) Người Ác Hành (2)]

 

“Bhikkhus, there are these five dangers in bodily misconduct. What five? … [as in 5:241] … These are the five dangers in bodily misconduct.

“Bhikkhus, there are these five benefits in bodily good conduct. What five? … [as in 5:241] … These are the five benefits in bodily good conduct.”

 

243 (3) Verbal Misconduct

“Bhikkhus, there are these five dangers in verbal misconduct. What five? … [as in 5: 241] … These are the five dangers in verbal misconduct.

“Bhikkhus, there are these five benefits in verbal good conduct. What five? … [as in 5:241] … These are the five benefits in verbal good conduct.”

836 The Book of the Fives

 

  1. (4) Mental Misconduct

“Bhikkhus, there are these five dangers in mental misconduct. What five? … [as in 5:241] … These are the five dangers in mental misconduct.

“Bhikkhus, there are these five benefits in mental good conduct. What five? … [as in 5:241] … These are the five benefits in mental good conduct.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người thân ác hành… cho người khẩu ác hành… cho người ý ác hành (giống như kinh 241 với những thay đổi cần thiết).

 

245 (5) Another on Misconduct – [(V) (245) Người Ác Hành (3)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in misconduct. What five?
  2. (1) One blames oneself. (2) The wise, having investigated, censure one. (3) One acquires a bad reputation. (4) One departs from the good Dhamma. (5) One becomes established in a bad Dhamma.

These are the five dangers in misconduct.

  1. “Bhikkhus, there are these five benefits in good conduct. What five?
  2. (1) One does not blame oneself. (2) The wise, having investigated, praise one. (3) One acquires a good reputation. (4) One departs from a bad Dhamma. (5) One becomes established in the good Dhamma.

These are the five benefits in good conduct.”

(Như kinh 241 chỉ thay hai đoạn sau: “Từ bỏ diệu pháp, an trú phi diệu pháp”, với những thay đổi cần thiết).

 

246 (6) Another on Bodily Misconduct – [(VI – VII) (246-247) Người Ác Hành (4)]

 

“Bhikkhus, there are these five dangers in bodily misconduct. What five? . . . [as in 5:245] … These are the five dangers in bodily misconduct.

“Bhikkhus, there are these five benefits in bodily good conduct. What five? … [as in 5:245] … These are the five benefits ift bodily good conduct.”

 

247 (7) Another on Verbal Misconduct

“Bhikkhus, there are these five dangers in verbal misconduct. What five? … [as in 5:245] … These are the five dangers in verbal misconduct.’

“Bhikkhus, there are these five benefits in verbal good conduct. What five? … [as in 5:245] … These are the five benefits in verbal good conduct.”

 

248 (8) Another on Mental Misconduct – [

“Bhikkhus, there are these five dangers in mental misconduct. What five? … [as in 5:245] … These are the five dangers in mental misconduct.

“Bhikkhus, there are these five benefits in mental good conduct. What five? … [as in 5:245] … These are the five benefits in mental good conduct.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người thân ác hành… cho người thân thiện hành… cho người khẩu ác hành… cho người khẩu thiện hành… người ý ác hành… cho người ý thiện hành.
  2. Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; từ bỏ phi diệu pháp; an trú diệu pháp.

Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người ý thiện hành.

 

249 (9) A Charnel Ground – [(IX) (249) Nghĩa Ðịa]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in a charnel ground. What five?
  2. It is impure, foul-smelling, dangerous, the abode of wild spirits, [a place where] many people weep.

These are the five dangers in a charnel ground.

  1. So too, there are these five dangers in a person who is similar to a charnel ground. What five?
  2. (1) “Here, some person engages in impure bodily, verbal, and mental action. This, I say, is how he is impure. Just as that charnel ground is impure, I say this person is similarly so.
  3. (2) “Since he engages in impure bodily, verbal, and mental action, he acquires a bad rejputation. This, I say, is how he is foul-smelling. Just as that charnel ground is foul-smelling, I say this person is similarly so.
  4. (3) “Since he engages in impure bodily, verbal, and mental action, his well-behaved fellow monks avoid him from afar. This, I say, is how he is [regarded as] dangerous. Just as that

charnel ground is [regarded as] dangerous, I say this person is similarly so.

  1. (4) “Engaging in impure bodily, verbal, and mental action, he dwells together with persons similar to himself. This, I say, is how he is an abode of wild [persons]. Just as that charnel ground is an abode of wild spirits, I say this person is similarly so.
  2. (5) “Having seen him engaging in impure bodily, verbal, and mental action, his well-behaved fellow monks lodge complaints about him, saying: ‘Oh, what misery it is for us to live together with such persons!’ This, I say, is how there is weeping over him. Just as that charnel ground is [a place where] many people

weep, I say this person is similarly so.

“These, bhikkhus, are the five dangers in a person who is like a charnel ground.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nghĩa địa. Thế nào là năm?
  2. Bất tịnh, hôi thúi, đáng sợ hãi, trú xứ các phi nhân hung bạo, làm cho quần chúng than khóc.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nghĩa địa.

  1. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong người được ví như nghĩa địa. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh. Ta nói rằng đây là sự bất tịnh của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, sự bất tịnh ấy của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.
  3. Ai thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, tiếng ác được đồn khắp. Ta nói rằng đây là mùi hôi thúi của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, mùi hôi thúi ấy của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.
  4. Với vị thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, các vị thuần tịnh đồng Phạm hạnh tránh né đứng xa. Ta nói rằng đây là sự đáng sợ hãi của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, sự đáng sợ hãi của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.
  5. Ai thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, sống chung với những hạng người cũng đồng chung với nếp sống ấy. Ta nói rằng đây là trú xứ hung bạo của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, trú xứ các phi nhân hung bạo của nghĩa địa, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.
  6. Với vị thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh này, các vị thuần tịnh đồng Phạm hạnh thấy vậy trở thành bất mãn và nói: “Ôi thật là khổ cho chúng tôi, chúng tôi phải chung sống với những người như vậy”. Ta nói rằng đây là làm cho quần chúng than khóc của người ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, nghĩa địa là chỗ làm cho nhiều người than khóc, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

Ðây là năm nguy hại, này các Tỷ-kheo, trong người được ví như nghĩa địa.

 

250 (10) Confidence in a Person – [(X) (250) Tịnh Tín Ðối Với Một Người]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five dangers in basing one’s confidence on a person. What five?
  2. (1) “The person in whom another has complete confidence may commit an offense because of which the Sangha suspends him. It occurs to the one [who had such confidence in him]: ‘The person who is pleasing and agreeable to me has been suspended by the Sangha. He then loses much of his confidence in bhikkhus. Since he has lost much of his confidence in them, he does not associate with other bhikkhus. Since he does not associate with other bhikkhus, he does not get to hear the good Dhamma. Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the first danger in

basing one’s confidence on a person.

  1. (2) ” Again, the person in whom another has complete confidence may commit an offense because of which the Sangha makes him sit at the end. It occurs to the one [who had such confidence in him]: ‘The Sangha has made the person who is pleasing and agreeable to me sit at the end. He then loses much

of his confidence in bhikkhus … Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the second danger in basing one’s confidence on a person. (3) “Again, the person in whom another has complete confidence may depart for some other quarter … (4) … may disrobe … (5) … may pass away. It occurs to the one [who had such confidence in him]: ‘The person who was pleasing and agreeable to me [has departed for some other quarter … has disrobed … has passed away? He does not associate with other bhikkhus. Since he does not associate with other bhikkhus, he does not get to hear the good Dhamma. Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the fifth danger in basing one’s confidence on a person.

“These, bhikkhus, are the five dangers in basing one’s confidence on a person.”

  1. – Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm?
  2. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, một người có lòng tịnh tín, và người ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng ngưng chức vị ấy. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng ngưng chức”, và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ với các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ nhất, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, và vị ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng bắt vị ấy ngồi vào phía cuối. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng bắt ra ngồi phía cuối”, và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ hai, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, rồi người ấy đi vào một địa phương khác…người ấy bị loạn tâm…người ấy mạng chung. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy mạng chung”. Người này không liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ năm, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.

 

The Sixth Fifty

XXVI. Full Ordination – [XXVI. Phẩm Cụ Túc Giới]

 

252 (1) Who May Give Full Ordination – [(251) Cụ Túc Giới]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu may give full ordination. What five?
  2. Here, a bhikkhu possesses the aggregate of virtuous hehavior of one beyond training; he possesses the aggregate of concentration of one beyond training; he possesses the aggregate of wisdom of one beyond training; he possesses the aggregate of liberation of one beyond training; he possesses the aggregate of the knowledge and vision of liberation of one beyond training.

Possessing these five qualities, a bhikkhu may give full ordination.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần được trao cụ túc giới. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần được trao cụ túc giới.

 

252 (2) Dependence – [(252 – 253) Che Chở Và Phục Vụ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu may give dependence. What five?
  2. Here, a bhikkhu possesses the aggregate of virtuous behavior … the aggregate of concentration … the aggregate of wisdom … the aggregate of liberation … the aggregate of the knowledge and vision of liberation of one beyond training.

Possessing these five qualities, a bhikkhu may give dependence.”

 

253 (3) Novice

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu may be attended upon by a novice. What five?
  2. Here, a bhikkhu possesses the aggregate of virtuous behavior … the aggregate of concentration … the aggregate of wisd om … the aggregate of

Liberation … the aggregate of the knowledge and vision of liberation of one beyond training.

Possessing these five qualities, a bhikkhu may be attended upon by a novice.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải cho sở y chỉ…cần phải được một Sa-di làm thị giả. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải được một sa-di làm thị giả.

 

254 (4) Miserliness – [(254) Xan Tham]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds o f miserliness. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families, miserliness with regard to gains, miserliness with regard to praise, and miserliness with regard to the Dhamma.

These are the five kinds of miserliness. Of these five kinds of miserliness, the vilest is miserliness with regard to the Dhamma.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Thế nào là năm?
  2. Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp.

Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Trong năm xan tham này, này các Tỷ-kheo, cái này là tối hạ liệt, tức là xan tham pháp.

 

255- (5) Abandoning Miserliness – [(255) Phạm Hạnh]

 

  1. “Bhikkhus, the spiritual life is lived for the abandoning and eradication of five kinds of miserliness. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families,

miserliness, with regard to gains, miserliness with regard to praise, and miserliness with regard to the Dhamma.

The spiritual life is lived for the abandoning and eradication of these five kinds of miserliness.”

  1. – Do đoạn tận, cắt đứt năm xan tham, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được thực hiện. Thế nào là năm?
  2. Do đoạn tận, cắt đứt xan tham trú xứ, Phạm hạnh được thực hiện. Do đoạn tận, cắt đứt xan tham gia đình…xan tham lợi dưỡng…xan tham tán thán…xan tham pháp, Phạm hạnh được thực hiện.

Do đoạn tận, cắt đứt năm xan tham này, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được thực hiện.

 

256 (6) First Jhana – [(256) Thiền]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned these five things one is incapable of entering and dwelling in the first jhana. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families, miserliness with regard to gains, miserliness with regard to praise, and miserliness with regard to the Dhamma.

Without having abandoned these five things, one is incapable of entering and dwelling in the first jhana.

  1. “Bhikkhus, having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings … miserliness with regard to the Dhamma.

Having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana.”

  1. – Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng đạt và an trú sơ Thiền. Thế nào là năm?
  2. Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp.

Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng đạt và an trú sơ Thiền.

  1. Do đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng đạt và an trú sơ Thiền. Thế nào là năm?
  2. Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp.

Do đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng đạt và an trú sơ Thiền.

 

257 (7)—263 (13) Second Jhana, Etc. – [(257 – 263) Thiền và Thánh Quả (1)]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned these five things one is incapable of entering and dwelling in the second jhana … the third jhana … the fourth jhana … one is incapable of realizing the fruit of stream-entry … the fruit of once-returning … the fruit of non-returning … the fruit of arahantship. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings … miserliness with regard to the Dhamma.

Without having abandoned these five things, one is incapable of realizing the fruit of arahantship.

  1. “Bhikkhus, having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the second jhana … the third jhana … the fourth jhana … one is capable of realizing the fruit of stream-entry … the fruit of once-returning … the fruit of non-returning … the fruit of arahantship. What five? Miserliness with regard to dwellings … miserliness with regard to the Dhamma. Having abandoned these five things, one is capable of realizing the fruit of arahantship.”
  2. – Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng đạt và an trú Thiền thứ hai… Thiền thứ ba… Thiền thứ tư… không thể có giác ngộ Dự lưu quả… Nhất lai quả… Bất lai quả… A-la-hán quả. Thế nào là năm?
  3. Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp.

Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ A-la-hán quả.

  1. Do đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng đạt và an trú Thiền thứ hai… Thiền thứ ba… Thiền thứ tư… có thể chứng ngộ Dự lưu quả… Nhất lai… Bất lai… A-la-hán quả. Thế nào là năm?

Do đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ A-la-hán quả.

 

264 (14) Another on the First Jhana – [(264 – 271) Thiền và Thánh Quả (2)]

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned these five things one is incapable of entering and dwelling in the first jhana. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families, miserliness with regard to gains, miserliness with regard to praise, and ingratitude or unthankfulness.

Without having abandoned these five things, one is incapable of entering

and dwelling in the first jhana.

  1. “Bhikkhus, having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families, miserliness with regard to gains, miserliness with regard to praise, and ingratitude or unthankfulness.

Having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the first jhana.”

(Như các kinh trên, chỉ thay pháp thứ năm xan tham pháp bằng không biết ơn, không nhớ ơn) …

 

265 (15)—271 (21) Another on the Second Jhana, Etc-.

 

  1. “Bhikkhus, without having abandoned these five things one is incapable of entering and dwelling in the second jhana … the third jhana … the fourth jhana … one is incapable of realizing the fruit of stream-entry … the fruit of once-returning … the fruit of non-returning … the fruit of arahantship. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings … ingratitude or unthankfulness.

Without having abandoned these five things, one is incapable of realizing the fruit of arahantship.

  1. “Bhikkhus, having abandoned these five things, one is capable of entering and dwelling in the second jhana … the third jhana … the fourth jhana … one is capable of realizing the fruit of stream-entry … the fruit of once-returning … the fruit of non-returning … the fruit of arahantship. What five?
  2. Miserliness with regard to dwellings … ingratitude or unthankfulness.

Having abandoned these five things, one is capable of realizing the fruit of arahantship.”

(Như các kinh trên, chỉ thay pháp thứ năm xan tham pháp bằng không biết ơn, không nhớ ơn) …

 

Discourses Extra to the Chapter – page 841 of 1925

  1. Agreed Upon Repetition Series

 

272 (1) An Assigner of Meals – [(272) Người Tri Phạn (Coi bữa ăn)]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing five qualities should not be appointed an assigner of meals. What five?
  2. He enters upon a wrong course because of desire; he enters upon a wrong course because of hatred; he enters upon a wrong course because of delusion; he enters upon a wrong course because of fear; he does not know which [meal] has been assigned and which has not been assigned.

One possessing these five qualities should not be appointed an assigner of meals.

  1. “Bhikkhus, one possessing five qualities may be appointed an assigner of meals. What five?
  2. He does not enter upon a wrong course because of desire; he does not enter upon a wrong course because of hatred; he does not enter upon a wrong course

because of delusion; he does not enter upon a wrong course because of fear; he knows which [meal] has been assigned and which has not been assigned.

One possessing these five qualities may be appointed an assigner of meals.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được lựa chọn là người tri phạn. Thế nào là năm?
  2. Ði đến dục, đi đến sân, đi đến si, đi đến sợ hãi, không biết chỉ định và không chỉ định.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được lựa chọn là người tri phạn.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được lựa chọn là người tri phạn. Thế nào là năm?
  2. Không đi đến dục, không đi đến sân, không đi đến si, không đi đến sợ hãi, biết chỉ định và không chỉ định.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được lựa chọn là người tri phạn.

 

(273 – 277) Tri Phạn

 

  1. (2) “Bhikkhus, if one who possesses five qualities is appointed an assigner of meals, he should not be sent. What five? He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [meal] has been assignedand which has not been assigned. If one who possesses these five qualities is appointed an assigner of meals, he should not be sent. “Bhikkhus, one who possesses five qualities, if appointed an assigjner of meals, should be sent. What five? He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which meal] has been assigned and which has not been assigned. One who possesses these five qualities; if appointed an assigner of meals, should be sent.” “Bhikkhus, an assigner of meals who possesses five qualities should be understood as foolish. What five? He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [meal] has been assigned and which has not been assigned. An assigner of meals who possesses these five qualities should be understood as foolish. “Bhikkhus, an assigner of meals who possesses five qualities should be understood as wise. What five? He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [meal] has been assigned and which has not been assigned. An assigner of meals who possesses these five qualities should be understood as wise.”(4) “Bhikkhus, an assigner of meals who possesses five qualities maintains himself in a maimed and injured condition. What five? He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [meal] has been assigned and which has not been assigned. An assigner of meals who possesses these five qualities maintains himself in a maimed and injured condition.

“Bhikkhus, an assignor of meals who possesses five qualities preserves himself unmaimed and uninjured. What five? He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [meal] has been assigned and w hich has not been assigned. An assigner of meals who possesses these five qualities

preserves himself unmaimed and uninjured.” (5) “Bhikkhus, an assigner of meals who possesses five qualities is deposited in hell as if brought there. What five? He enters upon a wrong course because of desire … he does not

know which [meal] has been assigned and which has not been assigned. An assigner of meals who possesses these five qualities is deposited, in hell as if brought there. “Bhikkhus, an assigner of meals who possesses five qualities

is deposited in heaven as if brought there. What five? He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [meal] has been assigned and which has not been assigned.

An assigner of meals who possesses these five qualities is deposited in heaven as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không nên lựa chọn là người chỉ định phân phối sàng tọa, nên lựa chọn là người phân phối sàng tọa… không biết phân phối và không phân phối… biết phân phối và không phân phối… không nên lựa chọn là người giữ kho… nên lựa chọn là người giữ kho… không biết bảo vệ và không bảo vệ… biết bảo vệ và không bảo vệ… không nên lựa chọn là người nhận y… nên lựa chọn là người nhận y… không biết lấy và không lấy… biết lấy và không lấy… không nên lựa chọn là người chia y… nên lựa chọn là người chia y… không nên lựa chọn là người chia cháo… nên lựa chọn là người chia cháo… không nên lựa chọn là người chia trái… nên lựa chọn là người chia trái… không nên lựa chọn là người chia bánh… nên lựa chọn là người chia bánh… không biết chia và không chia… biết chia và không chia… không nên lựa chọn là người phân phát các vật dụng nhỏ nhặt… nên lựa chọn là người phân phát các vật dụng nhỏ nhặt… không biết phân phát và không phân phát… biết phân phát và không phân phát… không nên lựa chọn là người lãnh thọ nội y… nên lựa chọn là người lãnh thọ nội y… không nên lựa chọn là người nhận lấy bình bát… nên lựa chọn là người nhận lấy bình bát… không biết nhận lấy và không nhận lấy… biết nhận lấy và không nhận lấy… không nên lựa chọn là người quản đốc người làm vườn… nên lựa chọn là người quản đốc người làm vườn… không nên lựa chọn là người giám sát Sa-di… nên lựa chọn là người giám sát Sa-di… được lựa chọn không nên gửi đi… được lựa chọn nên gửi đi… cần phải biết là một người ngu… cần phải biết là một người Hiền trí… tự xử sự như kẻ bị mất gốc, bị thương tích… tự xử sự như không bị mất gốc, không bị thương tích… như vậy tương xứng rơi vào địa ngục… như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới… Thế nào là năm?
  2. Không đi đến dục, không đi đến sân, không đi đến si, không đi đến sợ hãi, biết gửi đi và không gửi đi.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người giám sát Sa-di như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.

 

273 (2) -284 (13) An Appointer of Lodgings, Etc.

 

(273) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed an appointer of lodgings. He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [lodging] has been appointed and which has not been appointed Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed an

appointer of lodgings. He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [lodging] has been appointed and which [lodging] has not been appointed …”

 

(274) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed an allocator of lodgings … he does not know which [lodging] has been allocated and which [lodging] has not been allocated Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed an allocator of lodgings … he knows which [lodging] has been allocated and which [lodging] has not been allocated …”

 

(275) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a guardian of the storeroom … he does not know which [goods] are being protected and which are not being protected … Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a guardian of the storeroom … he knows

which [goods] are being protected and which are not being protected …

 

(276) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a receiver of robe-material … he does not know which [robe-material] has been received and which has not been received …Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a receiver of robe-material [275] … he knows which [robe-material] has been received and which has not been received.

 

(277) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a distributor of robe-material … he does not know which [robe-material] has been distributed and which has not been distributed Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a distributor of robe-material … he knows which [robe-material] lias been distributed and which has not been distributed …”

 

(278) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a distributor of rice porridge … he does not know which [rice porridge] has been distributed and which has not been distributed Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a distributor of rice porridge … he knows

which [rice porridge] has been distributed and which has not been distributed “

 

(279) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a distributor of fruit … he does not know which [fruit] has been distributed and which has not been distributed … Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a distributor of fruit … he knows which [fruit] has been distributed and which has not been distributed “

 

(280) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a distributor of cakes … he does not know which [cakes] have been distributed, and which have not been distributed Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a distributor of cakes … he knows which [cakes] have been distributed and which have not been distributed “

 

(281) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a dispenser of small accessories … he does not know which [small accessories] have been dispensed and which have not been dispensed … Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a dispenser of small accessories … he knows which [small accessories] have been dispensed and which have not been dispensed …

 

(282) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed an allocator of rains cloth … he does not know which [rains cloth] has been allocated and which has not been allocated Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed an allocator of rains cloth … he knows which [rains cloth] has been allocated and which has not been allocated “

 

(283) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed an allocator of bowls … he does not know which [bowls] have been allocated and which have not been allocated Bhikkhus, one who possesses five qualities may

be appointed an allocator of bowls … he knows which [bowls] have been allocated and which have not been allocated “

 

(284) “Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a supervisor of monastery attendants … he does not know which [monastery attendant] has been supervised and which has not been supervised … Bhikkhus, one who possesses five qualities may be appointed a supervisor of monastery

Attendants … he knows which [monastery attendant] has been supervised and which has not been supervised …”

 

285 (14) A Supervisor of Novices

 

  1. ”Bhikkhus, one who possesses five qualities should not be appointed a supervisor of novices. What five?

He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which

[novices] have been supervised and which have not been supervised.

One who possesses these five qualities should not be appointed a supervisor of novices.

“Bhikkhus, one who possesses five qualities maybe appointed a supervisor of novices. What five?

He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [novices] have been supervised and which have not been supervised. One who possesses these five qualities m ay be appointed a supervisor of novices.”

 

  1. “Bhikkhus, one who possesses five qualities, if appointed a supervisor of novices, should not be sent. What five?

He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [novices] have been supervised and which have not been supervised. One who possesses these five qualities, if appointed a supervisor of novices, should not be sent.

“Bhikkhus, one who possesses five qualities, if appointed a supervisor of novices, should be sent. What five?

He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [novices] have been supervised and which have not been supervised. One who possesses these five qualities, if appointed a supervisor of novices, should be sent.”

 

  1. “Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities should be understood as foolish. What five?

He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [novices] have been supervised and which have not been supervised. A supervisor of novices who possesses these five qualities should be understood as foolish.

“Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities should be understood as wise. What five?

He does not enter upon a wrong course because of desire … he knows which [novices] have been supervised and which have not been supervised: A supervisor of novices who possesses these five qualities should be understood as wise.”

 

(4) “Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities maintains himself in a maimed and injured condition. What five?

He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [novices] have been supervised and which have not been supervised. A supervisor of novices who possesses these five qualities maintains himself

in a maimed and injured condition.

“Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities preserves himself unmaimed and uninjured. What five?

He does not enter upon a wrong course because of d e sire … he knows which [novices] have been supervised and which have not been supervised. A supervisor of novices who possesses these five qualities preserves himself unmaimed and uninjured.”

 

(5) “Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities is deposited in hell as if brought there. What five?

He enters upon a wrong course because of desire … he does not know which [novices] have been supervised and which have not been supervised. A supervisor of novices who possesses these five qualities is deposited in hell as if brought there.

“Bhikkhus, a supervisor of novices who possesses five qualities is deposited in heaven as if brought there. What five?

He does not enter upon & wrong course because of desire … he knows which [novices] have been supervised and which have not been supervised. A supervisor of novices who possesses these five qualities is deposited in heaven as if brought there.”

 

  1. Training Rules Repetition Series – page 847 of 1925

 

286 (1) A Bhikkhu – [(343) Năm Pháp (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. He is one who destroys life, takes what is not given, does not observe celibacy, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Possessing these five qualities, a bhikkhu is deposited in hell as if brought there.
  3. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is deposited in heaven as if brought there. What five?
  4. He is one who abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual activity, from false speech, and from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a bhikkhu is deposited in heaven as if brought

there.” ‘

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Sát sanh; lấy của không cho; sống không Phạm hạnh; nói láo; đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là năm?
  2. Từ bỏ sát sanh; từ bỏ lấy của không cho; từ bỏ không Phạm hạnh; từ bỏ nói láo; từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.

 

287 (2)-290 (5) A Bhikkhuni, Etc. – [(344 – 350) Năm Pháp (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhuni … a female probationer … a male novice … a female novice is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. She destroys life … and indulges in liquor, wine, and intoxicants … Possessing these five qualities, a bhikkhuni … a female probationer … a male novice … a female novice is deposited in hell as if brought there.
  3. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhuni. . . a female probationer … a male novice … a female novice is deposited in heaven as if brought there. What five?
  4. She abstains from the destruction of life … from liquor, wine, and intoxicants … Possessing these five qualities, a bhikkhuni … a female probationer … a male novice … a female novice is deposited in heaven as if brought there.”
  5. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ni… vị chánh học nữ… vị nam Sa-di… vị nữ sa-di, vị nam cư sĩ, vị nữ cư sĩ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?

2 – 4 (như kinh 343, với những thay đổi cần thiết)

 

291 (6)-292 (7) A Male and Female Lay Follower

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a male lay follower … a female lay follower is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. She destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Possessing these five qualities, a male lay follower … a female lay follower is deposited in hell as if brought there.
  3. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, vị tà mạng ngoại đạo ly hệ… đệ tử trọc đầu… bện tóc… các du sĩ… các đệ tử của Magandika… kẻ theo phái cầm chĩa ba… người theo phái không phản đối… người theo phái Gotama… người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  4. Sát sanh, lấy của không cho, không có Phạm hạnh, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a male lay follower … a female lay follower is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. She abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Possessing these

five qualities, a male lay follower … a female lay follower is deposited in heaven as if brought there.”

 

293 (8) An Ajlvaka

 

“Bhikkhus, possessing five qualities, an Ajlvaka is deposited in hell as if brought there. What five?

He destroys life, takes what is not given, does not observe celibacy, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, an Ajlvaka is deposited in hell as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, vị tà mạng ngoại đạo ly hệ… đệ tử trọc đầu… bện tóc… các du sĩ… các đệ tử của Magandika… kẻ theo phái cầm chĩa ba… người theo phái không phản đối… người theo phái Gotama… người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Sát sanh, lấy của không cho, không có Phạm hạnh, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

 

294 (9)—302 (17) A Nigantha, Etc.

 

“Bhikkhus, possessing five qualities, a Nigantha … a shavenheaded disciple … a matted-hair ascetic … a wanderer … a magandika … a tedandika … an aruddhaka … a gotamaka … a devadhammika is deposited in hell as if brought there. What five?

He destroys life, takes what is not given, does not observe celibacy, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Possessing these five qualities, a devadhammika is deposited in hell as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, vị tà mạng ngoại đạo ly hệ… đệ tử trọc đầu… bện tóc… các du sĩ… các đệ tử của Magandika… kẻ theo phái cầm chĩa ba… người theo phái không phản đối… người theo phái Gotama… người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Sát sanh, lấy của không cho, không có Phạm hạnh, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người theo pháp như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

 

III. Lust and So Forth Repetition Series – page 848 of 1925

 

303 (1)

 

“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, five things are to be developed. What five?

The perception of unattractiveness, the perception of death, the perception of danger, the perception of the repulsiveness of food, and the perception of non-delight in the entire world.

For direct knowledge of lust, these five things are to be developed.”

 

304 (2)

 

“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, five things are to be developed. What five?

The perception of impermanence, the perception of non-self, the perception of death, the perception of the repulsiveness of food, and the perception of non-delight in the entire world.

For direct knowledge of lust, these five things are to be developed.”

 

305 (3) – [(362 – 363) Tham (2)]

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, five things are to be developed. What five?
  2. The perception of impermanence, the perception of suffering in what is impermanent, the perception of non-self, in what is suffering, the perception of abandoning, and the perception of dispassion.

For direct knowledge of lust, these five things are to be developed.”

 

306 (4)

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, five things are to be developed. What five?
  2. The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, and the faculty of wisdom.

For direct knowledge of lust, these five things are to be developed.”

 

307 (5) – [(364 – 365) Tham (3)]

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, five things are to be developed. What five?
  2. The power of faith, the power of energy, the power of mindfulness, the power of concentration, and the power of wisdom.

For direct knowledge of lust, these five things are to be developed.”

  1. – Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập. Thế nào là năm?
  2. Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn… Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập.

 

308 (6) – 316 (14)

 

  1. “Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of lust, five things are to be developed. What five?
  2. The perception of unattractiveness … [all five sets of five as above, down to]

… The power of faith, the power of energy, the power of mindfulness, the power of concentration, and the power of wisdom.

For the relinquishment of lust, these five things are to be developed.”

 

317 (15) – 1152 (850) – [(366 – 400) Tham (4)]

 

“Bhikkhus, for direct knowledge … for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … of delusion … of anger … of hostility … of denigration … of insolence … of envy … of miserliness … of deceitfulness

… of craftiness … of obstinacy … of vehemence … of conceit … of arrogance … of intoxication … of heedlessness, five things are to be developed. What five?

The perception of unattractiveness: [all five sets of five as above, down to] … The power of faith, the power of energy, the power of mindfulness, the power of concentration, and the power of wisdom.

For the relinquishment of heedlessness, these five things are to be developed.”

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.

The Book of the Fives is finished

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1926.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-v-nam-phap-xix-pham-rung-pham-19-26/