05c. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Năm Pháp – The Book of the Fives – Phẩm 13 – 18 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Fives – Phẩm 13 – 18 – page 740 – 798 of 1925.

XIII. Sick – [XIII. Phẩm Bệnh]

 

121 (1) Sick – [(I) (121) Người Bệnh]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and approached the infirmary, where he saw a certain bhikkhu who was frail and sick. He then sat down in the prepared seat and addressed

the bhikkhus:

– “Bhikkhus, if five things do not slip away from a frail and sick bhikkhu, it can be expected of him: ‘In no long time, with the destruction of the taints, he will realize for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he will dwell in it. What five?

  1. Here, a bhikkhu dwells contemplating the unattractiveness of the body, perceiving the repulsiveness of food, perceiving non-delight in the entire world, contemplating impermanence in all conditioned phenomena; and he has the perception of death well established internally.

If these five things do not slip away from a frail and sick bhikkhu, it can be expected of him: ‘In no long time, with the destruction of the taints, he will realize for himself, with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he will dwell in it.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tạo Ðại Lâm, giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hành lang người bệnh. Thế Tôn thấy một Tỷ-kheo ốm yếu bệnh hoạn, thấy vậy ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nếu năm pháp này không rời bỏ một kẻ ốm yếu bệnh hoạn, thời người ấy được chờ đợi như sau: Không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là năm?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng ghê tởm đối với các món ăn, với tưởng không thích thú đối với tất cả thế giới, quán vô thường trong tất cả hành, và nội tâm khéo an trú trong tưởng về chết.

– Này các Tỷ-kheo, nếu năm pháp này không rời bỏ một kẻ ốm yếu bệnh hoạn, thời người ấy được chờ đợi như sau: Không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

 

122 (2) Establishment of Mindfulness – [(II) (122) Niệm Xứ]

 

  1. “Bhikkhus, if any bhikkhu or bhikkhuni develops and cultivates five things, one of two fruits is to be expected: either final knowledge in this very life or, if there is a residue remaining, the state of non-returning. What are the five?
  2. Here, a bhikkhu has mindfulness well established internally for [gaining] the

wisdom that discerns the arising and passing away of phenomena; he dwells contemplating the unattractiveness of the body, perceiving the repulsiveness of food, perceiving non-delight in the entire world, and contemplating impermanence in all conditioned phenomena. If any bhikkhu or bhikkhuni

develops and cultivates these five things, one of two fruits are to be expected: either final knowledge in this very life or, if there is a residue remaining, the state of non-returning.”

  1. – Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, này các Tỷ-kheo, tu tập làm cho sung mãn năm pháp, một trong hai quả sau đây được chờ đợi cho vị ấy: Ngay trong hiện tại, được chánh trí, hay nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nội tâm niệm được khéo an trú với trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp; sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng ghê tởm đối với các món ăn, với tưởng không thích thú đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành.

Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, này các Tỷ-kheo, tu tập năm pháp này, làm cho sung mãn năm pháp này, một trong hai quả sau đây được chờ đợi cho vị ấy: Ngay trong hiện tại, được chánh trí, hay nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.

 

123 (3) An Attendant (1) – [(III) (123) Săn Sóc Bệnh]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a patient is difficult to take care of. What five?
  2. (1) He does what is harmful. (2) He does not observe moderation in what is beneficial. (3) He does not take his medicine. (4) He does not accurately disclose his symptoms to his kindhearted attendant; he does not report, as fits the case, that his condition is getting worse, or getting better, or remaining the same. (5) He cannot patiently endure arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality.

Possessing these five qualities, a patient is difficult to take care of.

  1. “Bhikkhus, possessing five [other] qualities, a patient is easy to take care of. What five?
  2. (1) He does what is beneficial. (2) He observes moderation in what is beneficial. (3) He takes his medicine. (4) He accurately discloses his symptoms to his kindhearted attendant; he reports, as fits the case, that his condition

is getting worse, or getting better, or remaining the same. (5) He can patiently endure arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality.

Possessing these five qualities, a patient is easy to take care of.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người bị bệnh tự săn sóc bệnh không được tốt đẹp. Thế nào là năm?
  2. Làm điều không thích đáng; không biết vừa phải trong khi chữa trị; không sử dụng thuốc; với người săn sóc bệnh muốn lợi ích (cho mình, cho người bệnh); không có như thật nói rõ bệnh hoạn: Khi tăng tiến là tăng tiến như vậy, khi giảm thiểu là giảm thiểu như vậy, khi đứng lại là đứng lại như vậy; đối với các khổ thọ thuộc về thân khởi lên, khốc liệt, cường liệt, mãnh liệt, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng, khó lòng nhẫn thọ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ bị bệnh không săn sóc bệnh mình cho được tốt đẹp.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người bị bệnh là người săn sóc bệnh mình được tốt đẹp. Thế nào là năm?
  2. Làm điều thích đáng; biết vừa phải trong khi chữa trị; có sử dụng thuốc; với người săn sóc bệnh muốn lợi ích (cho mình); như thật nói rõ bệnh hoạn: Khi tăng tiến là tăng tiến như vậy, khi giảm thiểu là giảm thiểu như vậy, khi đứng lại là đứng lại như vậy; đối với các khổ thọ thuộc về thân khởi lên khốc liệt, cường liệt, mãnh liệt, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng, có thể nhẫn chịu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người bị bệnh là người săn sóc bệnh mình được tốt đẹp.

 

124 (4) An Attendant (2) – [(IV) (124) Săn Sóc Bệnh (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, an attendant is not qualified to take care of a patient. What five?
  2. (1) He is unable to prepare medicine. (2) He does not know what is beneficial and harmful, so he offers what is harmful and withholds what is beneficial. (3) He takes care of the patient for the sake of material rewards, not with a mind of loving-kindness. (4) He is disgusted at having to remove feces, urine, vomit, or spittle. (5) He is unable from time to time to instruct, encourage, inspire, and gladden the patient with a Dhamma talk.

Possessing these five qualities, an attendant is not qualified to take care of a

patient.

  1. “Bhikkhus, possessing five [other] qualities, an attendant is qualified to take care of a patient. What five?
  2. (1) He is able to prepare medicine. (2) He knows what is beneficial and harmful, so that he withholds what is harmful and offers what is beneficial, (3) He takes care of the patient with a mind of lovingkindness, not for the sake of material rewards. (4) He is not disgusted at having to remove feces, urine, vomit, or spittle, (5) He is able from time to time to instruct, encourage, inspire,

and gladden the patient with a Dhamma talk.

Possessing these five qualities, an attendant is qualified to take care of a

Patient.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người săn sóc bệnh không đủ khả năng để săn sóc người bệnh. Thế nào là năm?
  2. Không có năng lực pha thuốc; không biết cái gì thích đáng, cái gì không thích đáng; đưa cái gì không thích đáng, không đưa cái gì thích đáng, vì muốn lợi ích vật chất, săn sóc người bệnh, không phải vì lòng từ, cảm thấy ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra, hay đờm; không có năng lực thỉnh thoảng với pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ người bệnh.

Thành tựu năm pháp này, một người săn sóc bệnh không đủ khả năng để săn sóc người bệnh.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người săn sóc bệnh có đủ khả năng để săn sóc người bệnh. Thế nào là năm?
  2. Có năng lực pha thuốc; biết cái gì thích đáng, cái gì không thích đáng; đưa cái gì thích đáng, không đưa cái gì không thích đáng, vì lòng từ săn sóc người bệnh, không vì lợi ích vật chất, không cảm thấy ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra, hay đờm; có năng lực thỉnh thoảng với pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ người bệnh.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người săn sóc bệnh có đủ khả năng để săn sóc người bệnh.

 

125 (5) Vitality (1) – [(V) (125) Tuổi Thọ (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five things that reduce vitality. What five?
  2. One does what is harmful; one does not observe moderation in what is beneficial; one has poor digestion; one walks [for alms] at an improper time; one is not celibate. These are the five things that reduce vitality.
  3. “Bhikkhus, there are these five things that increase vitality. What five?
  4. One does what is beneficial; one observes moderation in what is beneficial; one has good digestion; one walks [for alms] at the proper time; one is celibate. These are the five things that increase vitality.”
  5. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm?
  6. Làm việc không thích đáng, không biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ không tiêu hóa, du hành phi thời, và sống không Phạm hạnh.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không gia tăng tuổi thọ.

  1. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm?
  2. Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời, và sống Phạm hạnh.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ.

 

126 (6) Vitality (2) – [(VI) (126) Tuổi Thọ (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five things that reduce vitality. What five?
  2. One does what is harmful; one does not observe moderation in what is beneficial; one has poor digestion; one is immoral; one has bad friends. These are the five things that reduce vitality.
  3. “Bhikkhus, there are these five things that increase vitality. What five?
  4. One does what is beneficial; one observes moderation in what is beneficial; one has good digestion; one is virtuous; one has good friends.

These are the five things that increase vitality.”

(…Như kinh trên, chỉ khác hai pháp sau cùng du hành phi thời và sống không Phạm hạnh được thế vào với ác giới và bạn bè ác. Và hai thiện pháp du hành phải thời và sống Phạm hạnh được thế vào với có giới và bạn bè thiện…)

 

127 (7) Living Apart – [(VII) (127) Sống Biệt Lập]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is not fit to live apart from the Sangha. What five?
  2. He is not content with any kind of robe; he is not content with any kind of alms food; he is not content with any kind of lodging; he is not content with any kind of medicines and provisions for the sick; and he dwells engrossed in thoughts of sensuality.

Possessing these five qualities, a bhikkhu is not fit to live apart from the

Sangha.

  1. “Bhikkhus, possessing five [other] qualities, a bhikkhu is fit to live apart from the Sangha. What five?
  2. He is content with any kind of robe; he is content with any kind of alms food;

he is content with any kind of lodging; he is content with any kind of medicines and provisions for the sick; and he dwells engrossed in thoughts of renunciation. Possessing these five qualities, a bhikkhu is fit to live apart from the Sangha.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, vị Tỷ-kheo không đủ điều kiện để sống biệt lập chúng Tăng. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự vừa đủ với y nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với đồ ăn khất thực nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với sàng tọa nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với dược phẩm trị bệnh nhận được chỗ này chỗ kia; và sống với nhiều tư duy về dục.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo không đủ điều kiện để sống biệt lập chúng Tăng.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo đủ điều kiện để sống biệt lập với chúng Tăng. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự vừa đủ với y nhận được chỗ này chỗ kia; tự vừa đủ với đồ ăn khất thực nhận được chỗ này chỗ này; tự vừa đủ với sàng tọa nhận được chỗ này chỗ kia; tự vừa đủ với dược phẩm nhận được chỗ này chỗ kia; sống nhiều tư duy về viễn ly.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đủ điều kiện để sống biệt lập với chúng Tăng.

 

128 (8) An Ascetic’s Happiness – [(VIII) (128) Các Ðiều Khổ Cho Sa Môn]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of suffering for an ascetic. What five?
  2. Here, a bhikkhu is not content with any kind of robe; he is not content with any kind of alms food; he is not content with any kind of lodging; he is not content with any kind of medicines and provisions for the sick; and he lives the

spiritual life dissatisfied.

These are the five kinds of suffering for an ascetic.

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of happiness for an ascetic. What five? 4. Here, a bhikkhu is content with any kind of robe; he is content with any kind of alms food; he is content with any kind of lodging; he is content with any kind of medicines and provisions for the sick; and he lives the spiritual life with satisfaction.

These are the five kinds of happiness for an ascetic.”

  1. – Có năm điều khổ này cho Sa-môn. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo không tự vừa đủ với y nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với đồ ăn khất thực nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với sàng tọa nhận được chỗ này chỗ kia; không tự vừa đủ với dược phẩm trị bệnh nhận được chỗ này chỗ kia; sống không vui thích trong Phạm hạnh.

Này các Tỷ-kheo, có năm điều khổ này cho Sa-môn.

  1. Có năm an lạc này, này các Tỷ-kheo, cho Sa-môn. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự vừa đủ với y nhận được chỗ này chỗ kia; tự vừa đủ với đồ ăn khất thực nhận được chỗ này chỗ kia; tự vừa đủ với sàng tọa nhận được chỗ này chỗ kia; tự vừa đủ với dược phẩm trị bệnh nhận được chỗ này chỗ kia; sống vui thích trong Phạm hạnh.

Này các Tỷ-kheo, có năm an lạc này cho vị Sa-môn.

 

129 (9) Lesions – [(IX) (129) Ngũ Nghịch]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five incurable lesions that lead to the plane of misery, that lead to hell. What five?
  2. One deprives one’s mother of life; one deprives one ‘s father of life; one

deprives an arahant of life; with a mind of hatred one sheds the Tathagata’s blood; one creates a schism in the Sangha.

These are the five incurable lesions that lead to the plane of misery, that lead to hell.”

  1. – Có năm nghịch tội này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không có thể chữa trị. Thế nào là năm?
  2. Ðoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng.

Này các Tỷ-kheo, năm pháp ngũ nghịch này, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không thể chữa trị.

 

130 (10) Accomplishments – [(X) (130) Thành Tựu]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five disasters. What five?
  2. Disaster due to [loss of] relatives, disaster due to [loss of] wealth, disaster

due to illness, disaster regarding virtuous behavior, and disaster regarding view. It is not because of a disaster due to [loss of] relatives, or a disaster due to [loss of] wealth, or a disaster due to illness that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. It is because of a disaster regarding virtuous behavior and a disaster regarding view that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. These are the five disasters.

  1. “Bhikkhus, there are these five accomplishments. What five?
  2. Accomplishment in relatives, accomplishment in wealth, accomplishment

in health, accomplishment in virtuous behavior, and accomplishment in view. It is not because of accomplishment in relatives, accomplishment in wealth, or accomplishment in health that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world. It is because of accomplishment in virtuous behavior and accomplishment in view that with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world.

These are the five accomplishments.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm điều tổn thất này. Thế nào là năm?
  2. Tổn thất bà con, tổn thất tài sản, tổn thất tật bệnh, tổn thất giới, tổn thất tri kiến. Này các Tỷ-kheo, không do nhân tổn thất bà con, hay không do nhân tổn thất tài sản, hay không do nhân tổn thất bệnh hoạn mà các loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, chính do nhân tổn thất giới, hay tổn thất tri kiến mà các loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, có năm tổn thất này.
  3. Này các Tỷ-kheo, có năm thành tựu này. Thế nào là năm?
  4. Thành tựu bà con, thành tựu tài sản, thành tựu vô bệnh, thành tựu giới, thành tựu tri kiến. Này các Tỷ-kheo, không do nhân thành tựu bà con, hay không do nhân thành tựu tài sản, hay không do nhân thành tựu vô bệnh, mà các loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung sanh được lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân thành tựu giới hay do nhân thành tựu tri kiến, mà các loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm thành tựu này.

 

XIV. Kings – [XIV. Phẩm Vua] – page 744

 

131 (1) Continuing to Turn the Wheel (1) – [(I) (131) Chuyển Luân Vương]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, a wheel-turning monarch sets the wheel in motion solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any hostile creature in human form. What five?
  2. Here, a wheel-turning monarch is one who knows what is good, who knows the Dhamma, who knows the right measure, who knows the proper time, and who knows the assembly.

Possessing these five factors, a wheel-turning monarch sets the wheel in motion solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any hostile

creature in human form.

  1. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One sets in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any ascetic, brahmin, deva, Mara, or Brahma, or by anyone in the world. What five?
  2. Here, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is one who knows what is good, who knows the Dhamma, who knows the right measure, who knows the proper time, and who knows the assembly.

Possessing these five qualities, the Tathagata … sets in motion the unsurpassed

wheel of the Dhamma solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back … by anyone in the world.”

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân chuyển bánh xe với pháp; bánh xe ấy không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân chuyển bánh xe với pháp; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển Pháp luân Vô thượng với pháp; bánh xe ấy, không do một ai ở đời có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển Pháp luân Vô Thượng với pháp; bánh xe ấy, không một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.

 

132 (2) Continuing to Turn the Wheel (2) – [(II) (132) Chuyển Luân Vương (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, the eldest son of a wheel-turning monarch continues, solely through the Dhamma, to turn the wheel set in motion by his father, a wheel that cannot be turned back by any hostile creature in human form. What five?
  2. Here, the eldest son of a wheel-turning monarch is one who knows what is good, who knows the Dhamma, who knows the right measure, who knows the proper time, and who knows the assembly. Possessing these five factors, the eldest son of a wheel-turning monarch continues, solely through the Dhamma, to turn the wheel set in motion by his father, a wheel that cannot be turned back by any hostile creature in human form.
  3. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, Sariputta continues, solely through the Dhamma, to turn the unsurpassed wheel of the Dhamma set in motion by the Tathagata, a wheel that cannot be turned back by any ascetic, brahmin, deva, Mara, or Brahma, or by anyone in the world. What five?
  4. Here, Sariputta is one who knows what is good, who knows the Dhamma, who knows the right measure, who knows the proper time, and who knows the assembly. Possessing these five qualities, Sariputta continues, solely through the Dhamma, to turn the unsurpassed wheel of the Dhamma set in motion

by the Tathagata, a wheel that cannot be turned back by any ascetic, brahmin, deva, Mara, or Brahma, or by anyone in the world.”

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con trưởng vua Chuyển Luân tiếp tục chuyển vận bánh xe pháp do phụ vương đã chuyển vận; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con trưởng vua Chuyển Luân biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.

Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con trưởng vua Chuyển Luân tiếp tục chuyển vận bánh xe pháp do phụ vương đã chuyển vận; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Sàriputta thành tựu năm pháp chơn chánh tiếp tục chuyển vận Vô thượng pháp luân do Như Lai đã chuyển vận; bánh xe ấy, không do một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo Sàriputta biết nghĩa, biết pháp, biết vừa đủ, biết thời và biết hội chúng.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta chơn chánh tiếp tục chuyển vận Vô thượng pháp luân do Như Lai đã chuyển vận; bánh xe ấy, không do một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.

 

133 (3) The King – [(III) (133) Chuyển Luân Vương (3)]

 

  1. “Bhikkhus, even a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, does not turn the wheel without a king above him.”

When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One:

– “But, Bhante, who could be the king above a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma?”

– “It is the Dhamma, bhikkhu,” the Blessed One said.

  1. “Here, a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard for the people in his court.
  2. Again, a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma … provides righteous protection, shelter, and guard for his khattiya Vassals; for his army; for brahmins and householders; for the people of town and countryside; for ascetics and brahmins; for the animals and birds.

Having provided such righteous protection, shelter, and guard, that wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, turns the wheel

solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any hostile creature in human form.

  1. – Này các Tỷ-kheo, ai là vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, vị ấy chuyển vận bánh xe không phải không thuộc của vua.

Khi nghe nói vậy, một vị Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, ai là vua cho vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương?

– Chính là pháp, này Tỷ-kheo.

Thế Tôn nói vậy.

  1. – Ở đây, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước.
  2. Lại nữa, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy hành, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim.

Như vậy, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương ấy, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước. Sau khi sắp đặt một sự phòng hộ bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy tùng, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim, vị ấy chuyển vận bánh xe với pháp; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại dầu là con của người thù địch.

 

“So too, bhikkhu, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard for the bhikkhus, saying: (1) ‘Such bodily action should be cultivated; such bodily action should not be cultivated. (2) Such verbal action should be cultivated; such verbal action should not be cultivated. (3) Such mental action should be cultivated;

such mental action should not be cultivated. (4) Such livelihood should be cultivated; such livelihood should not be cultivated. (5) Such a village or town should be resorted to; such a village or town should not be resorted to.’

  1. “Again, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard for the

bhikkhunis … for the male lay followers … for the female lay followers, saying: ‘Such bodily action should be cultivated … Such verbal action should be cultivated … Such mental action should be cultivated Such livelihood should be cultivated; such livelihood should not be cultivated. Such a village or town

should be resorted to; such a village or town should not be resorted to.’

“Having provided such righteous protection, shelter, and guard, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, sets in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma solely through the

Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any ascetic, brahmin, deva, Mara, or Brahma, or by anyone in the world.”

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các hàng Tỷ kheo: Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.

  1. Lại nữa, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, giữa các Tỷ-kheo-ni, giữa các nam cư sĩ, giữa các nữ cư sĩ: Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.

Như vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo ni, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nam cư sĩ, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nữ cư sĩ, Như Lai làm cho chuyển vận Vô thượng pháp luân với pháp, bánh xe ấy không một Sa-môn hay Bà-la-môn, Thiên Ma hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời có thể chuyển ngược lại.

 

134 (4) In Whatever Quarter – [(IV) (134) Tại Mỗi Phương Hướng]

 

  1. “Bhikkhus, in whatever quarter he might dwell, a head-anointed khattiya king who possesses five factors dwells in his own realm. What five?
  2. “(1) Here, a head-anointed khattiya king is well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. (2) He is rich, with great wealth and property, with full treasuries and storerooms. (3) He is powerful, possessing an army of four divisions that is obedient and compliant to his commands. (4) His counselor is wise, competent, and intelligent, able to consider benefits pertaining to the past, future, and present. (5) These four qualities of his promote his fame. Possessing these five qualities inclusive

of fame, he dwells in his own realm in whatever quarter he might dwell. For what reason? Because this is how it is for the victorious ones.

“So too, bhikkhus, in whatever quarter he might dwell, a bhikkhu who possesses five qualities dwells liberated in mind. What five?

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sống tại phương hướng nào, vị ấy sống trong lĩnh vực mình chiếm đoạt được. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà giàu có, đại phú, sung túc tài sản, ngân khố, kho lúa sung mãn; có uy lực, đầy đủ bốn loại binh chủng trung thành và sẵn sàng tuân lệnh. Vị tư lệnh là bậc Hiền trí, tinh luyện, sáng suốt và có suy tư về những vấn đề quá khứ, vị lai, hiện tại. Và bốn pháp này khiến danh xưng vị ấy được chín muồi. Thành tựu với pháp danh xưng thứ năm này, tại phương hướng nào vị ấy trú ở, vị ấy sống trong lãnh vực mình chiếm đoạt được. Vì sao? Vì như vậy là địa hạt của những người thắng trận.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo sống tại phương hướng nào, vị ấy sống với tâm giải thoát. Thế nào là năm?

 

  1. “(1) Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. This is like the head-anointed khattiya king’s being well born. (2) He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right

meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual

life—such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, mentally investigated, and penetrated well by view. This is like the head-anointed khattiya king’s being rich, with great wealth and property, with full treasuries and storerooms. (3) He has aroused energy for abandoning

unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. This is like the head-anointed khattiya king’s being powerful. (4) He is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and, passing away, which is noble and

penetrative and leads to the complete destruction of suffering. This is like the head-anointed khattiya king’s having a good counselor. (5) These four qualities of his promote his liberation. Possessing these five qualities inclusive of liberation, in whatever quarter he might dwell, he dwells liberated in mind.

For what reason? Because this is how it is for those who are liberated in mind.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, chấp nhận, và học tập trong các học pháp. Như vậy giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ về thọ sanh. Vị ấy là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe, đối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến. Giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, giàu có, đại phú, sung túc tài sản, ngân khố, kho lúa sung mãn, sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ uy lực, có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau. Giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ với vị tư lệnh. Bốn pháp này khiến sự giải thoát của vị ấy được chín muồi. Thành tựu với pháp giải thoát thứ năm này, vị ấy trú tại phương hướng nào, vị ấy trú với tâm giải thoát. Vì sao? Vì như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là (địa hạt) của những tâm giải thoát.

 

135 (5) Yearning – [(V) (135) Mục Ðích (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, the eldest son of a head-anointed khattiya king yearns for kingship. What five?
  2. (1) Here, the eldest son of a head-anointed khattiya king is well bom on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. (2) He is handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion. (3)

He is pleasing and agreeable to his parents. (4) He is pleasing and agreeable to the people of the towns and countryside. (5) He is trained and proficient in the arts of head-anointed khattiya kings, whether elephant riding, horsemanship, driving a chariot, archery, or swordsmanship. “It occurs to him: (1) ‘I am well bom on both sides … impeccable with respect to birth, so why shouldn’t I yearn for kingship? (2) I am handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion, so why shouldn’t I yearn for kingship? (3) I am pleasing and agreeable to my parents, so why shouldn’t I yearn for kingship? (4) I am pleasing and agreeable to the people of the towns and countryside, so why shouldn’t I yearn for kingship? (5) I am trained and proficient in the arts of head-anointed khattiya kings, whether elephant riding, horsemanship, driving a chariot, archery, or swordsmanship, so why shouldn’t I yearn for kingship?’ Possessing these five factors, the eldest son of a head-anointed khattiya king yearns for kingship. “So too, bhikkhus; possessing five qualities, a bhikkhu yearns for the destruction of the taints. What five?

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có hy vọng về quốc độ. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, được cha mẹ thương yêu ưa thích, được dân chúng quốc độ thị trấn thương yêu ưa thích; đối với các nghề nghiệp thuộc vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như nghề voi, ngựa, xe, cung và chuôi gươm, vị ấy hoàn toàn được huấn luyện. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta được thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta được cha mẹ thương yêu ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta được dân chúng quốc độ thị trấn thương yêu ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ðối với các nghề nghiệp thuộc vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh như nghề voi, ngựa xe, cung và chuôi gươm ta hoàn toàn được huấn luyện, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ?”

Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng vào quốc độ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là năm?

 

  1. (1) Here, a bhikkhu is endowed with faith. He places faith in the enlightenment of the Tathagata thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly

enlightened … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ (2) He is seldom ill or afflicted, possessing an even digestion that is neither too cool nor too hot but moderate and suitable for striving. (3) He is honest and open, one who reveals himself as he really is to the Teacher and his wise fellow monks. (4) He has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. (5) He is wise; he possesses the wisdom

that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. “It o ccurs to him: (1) ‘I am endowed with faith; I place faith in the enlightenment of the Tathagata thus: “The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One,” so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (2) I am seldom ill or afflicted, possessing an even digestion that is neither too cool nor too hot but moderate and suitable for striving, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (3) I am honest and open; I reveal myself as I really am to the Teacher and my wise fellow monks, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (4) I have aroused energy for the abandoning of unwholesome qualities … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities, so why shouldn’t I yearn for the destruction

of the taints? (5) I am wise; I possess the wisdom … [that] leads to the complete destruction of suffering, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints?’

“Possessing these five qualities, a bhikkhu yearns for the destruction of the taints.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Tỷ-kheo ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Tỷ-kheo ấy không lừa đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Tỷ-kheo ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu với các thiện pháp. Tỷ-kheo ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sanh diệt các pháp, Thành tựu sự thể nhập thuộc bậc Thánh, đưa đến chân chánh đoạn diệt khổ đau. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán,…Phật, Thế Tôn”. Tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc? Ta ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc. Ta không lừa đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm hạnh, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?. Ta sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc? Ta có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sanh diệt của các pháp, thành tựu sự thể nhập thuộc bậc Thánh, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?”

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đặt hy vọng và sự đoạn diệt các lậu hoặc.

 

136 (6) Yearning (2) – [(VI) (136) Mục Ðích (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, the eldest son of a head-anointed khattiya king yearns to be the viceroy. What five?
  2. (1) Here, the eldest son of a head-anointed khattiya king is well born … as far back as the seventh paternal generation. (2) He is handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion. (3) He is pleasing and agreeable to his parents. (4) He is pleasing and agreeable to the armed forces. (5) He is wise, competent, and intelligent, able to consider benefits pertaining

to the past, future, and present. “It occurs to him: (1) ‘I am well born … as far back as the seventh paternal generation, so why shouldn’t I yearn to be the viceroy? (2) I am handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion, so why shouldn’t I yearn to be the viceroy? (3) I am pleasing and agreeable to my parents, so why shouldn’t I yearn to be the viceroy? (4) I am pleasing and agreeable to the armed forces, so why shouldn’t I yearn to be the viceroy? (5) I am wise, competent, and intelligent, able to consider benefits pertaining to the past, future, and present, so why shouldn’t I yearn to be the viceroy?’

Possessing these five factors, the eldest son of a head-anointed khattiya king yearns to be the viceroy. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu yearns for the destruction of the taints. What five?

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng về phó vương. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen; được cha mẹ thương yêu, ưa thích; được quân đội thương yêu, ưa thích; có trí tuệ, thiện xảo, thông minh, có khả năng suy nghĩ những vấn đề quá khứ, tương lai, hiện tại. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta được thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vương phó vương? Ta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta được cha mẹ thương yêu, ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta được quân đội thương yêu, ưa thích; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta là bậc có trí tuệ, thiện xảo, thông minh, có khả năng suy nghĩ những vấn đề quá khứ, tương lai, hiện tại; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương?”.

Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng vào địa vị phó vương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm pháp đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là năm?

 

  1. (1) Here, a bhikkhu is virtuous … he trains in them. (2) He has learned much … and penetrated well by view. (3) He is one whose mind is well established in the four establishments of mindfulness. (4) He has aroused energy … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. (5) He is wise; he possesses the wisdom … [that] leads to the complete destruction of suffering. ‘It occurs to him: (1) I am virtuous … I train in them, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (2) I have learned much … and penetrated well by view, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (3) I am one

whose mind is well established in the four establishments of mindfulness, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints? (4) I have aroused energy for the abandoning of unwholesome qualities … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities, so why shouldn’t I yearn for the destruction

of the taints? (5) I am wise; I possess the wisdom … [that] leads to the complete destruction of suffering, so why shouldn’t I yearn for the destruction of the taints?’

“Possessing these five qualities, a bhikkhu yearns for the destruction of the taints.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Vị Tỷ-kheo có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, chấp nhận, và học tập trong các học pháp; là bậc nghe nhiều, giữ gìn điều được nghe, tích tập điều được nghe, đối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy, được nghe nhiều, được thọ trì, đã được ghi nhớ nhờ đọc tụng, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến; đối với Bốn niệm xứ, tâm khéo an trú; vị ấy sống tinh cần tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp; có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, ta chấp nhận và học tập các thiện pháp; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc? Ta là người nghe nhiều, gìn giữ điều được nghe, tích tập điều được nghe. Ðối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy, ta được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ nhờ đọc tụng, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc? Ta khéo an trú tâm ta vào Bốn niệm xứ; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc? Ta sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc? Ta là bậc có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?”

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc.

 

137 (7) Little Sleep – [(VII) (137) Ngủ Rất Ít]

 

  1. “Bhikkhus, these five sleep little at night but mostly keep awake. What five?
  2. A woman intent on a man, a man intent on a woman, a thief intent on theft, a king engaged with his royal duties, and a bhikkhu intent on severing the bonds. These five sleep little at night but mostly keep awake.”
  3. – Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít, thức nhiều. Thế nào là năm?
  4. Người đàn bà, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Người đàn ông, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Người ăn trộm, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Vị vua, này các Tỷ-kheo, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

 

138 (8) A Consumer of Food – [(VIII) (138) Ăn Các Ðồ Thực Vật]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, a king’s bull elephant is a consumer of food, an occupant of space, a discharger of dung, a ticket-taker, and yet still is reckoned as a king’s bull elephant. What five?
  2. It cannot patiently endure forms, cannot patiently endure sounds, cannot patiently endure odors, cannot patiently endure tastes, and cannot patiently endure tactile objects.

Possessing these five factors, a king’s bull elephant is a consumer of food … yet still is reckoned as a king’s bull elephant. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is a consumer of food, an occupant of space, a crusher of chairs, a ticket-taker, and yet still is reckoned as a bhikkhu. What five?

  1. Here, a bhikkhu cannot patiently endure forms, cannot patiently endure sounds, cannot patiently endure odors, cannot patiently endure tastes, and cannot patiently endure tactile objects.

Possessing these five factors, a bhikkhu is a consumer of food, an occupant of space … yet still is reckoned as a bhikkhu.”

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con voi của vua ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, vung vãi đại tiện, nắm giữ thẻ đồ ăn được gọi là con voi của vua. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con voi của vua ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, vung vãi đại tiện, nắm giữ thẻ đồ ăn được gọi là con voi của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, làm đổ giường nằm và nắm giữ thẻ đồ ăn, được xem chỉ là một Tỷ-kheo. Thế nào là năm?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, làm đổ giường nằm và nắm giữ phiếu đồ ăn, vị ấy được gọi chỉ là một Tỷ-kheo.

 

139 (9) Cannot Patiently Endure – [(IX) (139) Không Có Thể Kham Nhẫn]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, a king’s bull elephant is not worthy of a king, not an accessory of a king, and not reckoned as a factor of kingship. What five?
  2. It cannot patiently endure forms, cannot patiently endure sounds, cannot patiently endure odors, cannot patiently endure tastes, and cannot patiently

endure tactile objects. (1) “And how is it that a king’s bull elephant cannot patiently endure forms?

  1. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, on seeing the elephant troops, the cavalry, the charioteers, or the infantry, it sinks, founders, does not brace itself, and cannot enter the battle. It is in this way that a king’s bull

elephant cannot patiently endure forms. (2) “And how is it that a king’s bull elephant cannot patiently endure sounds?

  1. – Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không xứng đáng cho vua, không là tài sản của vua, không được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các sắc?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi đi đến chiến trận, thấy đoàn voi hay thấy đoàn ngựa, hay thấy đoàn xe, hay thấy đoàn bộ binh đã chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không kham nhẫn đối với các sắc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các tiếng?

 

  1. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, on hearing the sounds of elephants, horses, chariots, or infantrymen, or the sounds of drums, kettledrums, conches, and tom-toms, it sinks, founders, does not brace itself, and cannot enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant cannot patiently endure sounds. (3) “And how is it that a king’s bull elephant cannot patiently endure odors?
  2. Here, when a king’s buli elephant has gone to battle, on smelling the odor of the urine and feces of the royal bull elephants that are of pedigree stock and accustomed to battle, it sinks, founders, does not brace itself, and cannot enter

the battle. It is in this w ay that a king’s bull elephant cannot patiently endure odors. (4) “And how is it that a king’s bull elephant cannot patiently endure tastes?

  1. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, if it is deprived of one portion of grass and water, or two, three, four, or five portions, it sinks, founders, does not brace itself, and cannot enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant cannot patiently endure tastes. (5) “And how is it that a king’s bull elephant cannot patiently endure tactile objects?
  2. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, if it is pierced by one volley of arrows, or by two, three, four, or five volleys, it sinks, founders, does riot brace itself, and cannot enter the battle. It is in this way that a king’s

bull elephant cannot patiently endure tactile objects.

“Possessing these five factors, a king’s bull elephant is not worthy of a king, not an accessory of a king, and not reckoned as a factor of kingship. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is not worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What five?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi nghe tiếng voi, nghe tiếng ngựa, nghe tiếng xe, nghe tiếng bộ binh, hay nghe tiếng trống lớn, thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không kham nhẫn các tiếng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các hương?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, khi đó ngửi mùi phân và nước tiểu của các con voi của vua thuộc loại quý chủng đã quen chiến trận, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua không kham nhẫn các hương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các vị?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua khi đi đến chiến trận, chán ngấy một máng cỏ và nước, hay chán ngấy hai, ba, bốn hay năm máng cỏ và nước, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua không kham nhẫn các vị. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các xúc?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, khi bị trúng một mũi tên, hay hai, hay ba, hay bốn, hay năm mũi tên, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua không kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con voi của vua không xứng đáng của vua, không là tài sản của vua, không được xem là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một vị Tỷ-kheo thành tựu năm pháp không đáng cung kính, không đáng tôn trọng, không đáng cúng dường, không đáng chắp tay, không còn là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là năm?

 

  1. He cannot patiently endure forms, cannot patiently endure sounds, cannot patiently endure odors, cannot patiently endure tastes, and cannot patiently endure tactile objects. (1) “And how is it that a bhikkhu cannot patiently endure forms?
  2. Here, when a bhikkhu sees a form with the eye, he becomes enamored of a tantalizing form and cannot concentrate his mind. It is in this w ay that a bhikkhu cannot patiently endure forms. (2) “And how is it that a bhikkhu cannot patiently endure sounds?
  3. Here, when a bhikkhu hears a sound with the ear, he becomes enamored of a tantalizing sound and cannot concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu cannot patiently endure sounds. (3) “And how is it that a bhikkhu cannot patiently endure odors?
  4. Here, when a bhikkhu smells an odor with the nose, he becomes enamored of a tantalizing odor and cannot concentrate his mind. It is in this w ay that a bhikkhu cannot patiently endure odors. (4) “And how is it that a bhikkhu cannot patiently endure tastes?
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc?
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc liền tham đắm các sắc khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các tiếng?
  7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng liền tham đắm các tiếng khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không kham nhẫn các tiếng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các hương?
  8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mũi ngửi hương liền tham đắm các hương khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các hương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các vị?

 

  1. Here, when a bhikkhu experiences a taste with the tongue, he becomes enamored of a tantalizing taste and cannot concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu cannot patiently endure tastes. (5) “And how is it that a bhikkhu cannot patiently endure tactile objects?
  2. Here, when a bhikkhu feels a tactile object with the body, he becomes enamored of a tantalizing tactile object and cannot concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu cannot patiently endure tactile objects. “Possessing these five qualities, a bhikkhu is not worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.
  3. “Bhikkhus, possessing five factors, a king’s bull elephant is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What five?
  4. It patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes, and patiently endures tactile objects. (1) “And how is it that a king’s bull elephant patiently endures forms?
  5. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, on seeing the elephant troops, the cavalry, the charioteers, or the infantry, it does not sink and founder, but braces itself and can enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant patiently endures forms. (2) “And how is it that a king’s bull elephant patiently endures sounds?
  6. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, on hearing the sounds of elephants, horses, chariots, or infantrymen, or the sounds of drums, kettledrums, conches, and tom-toms, it does not sink and founder but braces itself and can enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant

patiently endures sounds. (3) “And how is it that a king’s bull elephant patiently endures odors?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi lưỡi nếm vị liền tham đắm các vị khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các vị. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo không kham nhẫn các xúc?
  2. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi thân cảm xúc liền tham đắm các xúc khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đáng được cung kính, không đáng được tôn trọng, không đáng được cúng dường, không đáng được chắp tay, không còn là vô thượng phước điền ở đời.

  1. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua kham nhẫn các sắc?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi thấy đoàn voi hay khi thấy đoàn ngựa, hay khi thấy đoàn xe, hay khi thấy đoàn bộ binh, liền không chùn chân, rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua kham nhẫn các sắc. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, con voi của vua kham nhẫn các tiếng?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi nghe tiếng voi, hay khi nghe tiếng ngựa, hay khi nghe tiếng xe, hay khi nghe tiếng bộ binh, hay khi nghe tiếng trống lớn, thanh la, tù và, trống nhỏ, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua kham nhẫn các tiếng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua kham nhẫn các hương?

 

  1. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, on smelling the odor of the urine and feces of royal bull elephants that are of pedigree stock and accustomed to battle, it does not sink and founder but braces itself and can enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant patiently endures odors. (4) “And how is it that a king’s bull elephant patiently endures

tastes?

  1. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, though it is deprived of one portion of grass and water, or of two, three, four, or five portions, it does not sink and founder but braces itself and can enter the battle. It is in this way that a king’s bull elephant patiently endures tastes. (5) “And how is it that a king’s bull elephant patiently endures tactile objects?
  2. Here, when a king’s bull elephant has gone to battle, though it is pierced by one volley of arrows, or by two, three, four, or five volleys, it does not sink and founder but braces itself and can enter the battle. It is in this way that a king’s

bull elephant patiently endures tactile objects.

“Possessing these five factors, a king’s bull elephant is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. “So too, bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What five?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, đối với các con voi của vua thuộc loại quý chủng, quen thuộc chiến trận, khi nó ngửi mùi phân và nước tiểu của những con voi ấy, nó không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua kham nhẫn các hương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua kham nhẫn các vị?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, khinh miệt một máng cỏ và nước, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn hoặc năm máng cỏ và nước, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua kham nhẫn các vị. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua kham nhẫn các xúc?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, khi bị một mũi tên bắn trúng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của vua, và được gọi là biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là năm?

 

  1. He patiently endures forms, patiently endures sounds, patiently endures odors, patiently endures tastes, and patiently endures tactile objects. (1) “And how is it that a bhikkhu patiently endures forms?
  2. Here, when a bhikkhu sees a form with the eye, he does not become enamored of a tantalizing form and can concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu patiently endures forms. (2) “And how is it that a bhikkhu patiently endures sounds?
  3. Here, when a bhikkhu hears a sound with the ear, he does not become enamored of a tantalizing sound and can concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu patiently endures sounds. (3) “And how is it that a bhikkhu patiently endures odors?
  4. Here, when a bhikkhu smells an odor with the nose, he does not become enamored of a tantalizing odor and can concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu patiently endures odors. (4) “And how is it that a bhikkhu patiently endures tastes?
  5. Here, when a bhikkhu experiences a taste with the tongue, he does not become enamored of a tantalizing taste and can concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu patiently endures tastes. (5) “And how is it that a bhikkhu patiently endures tactile objects?
  6. Here, when a bhikkhu feels a tactile object with the body, he does not become en am o red of a tantalizing tactile object and can concentrate his mind. It is in this way that a bhikkhu patiently endures tactile objects.

“Possessing these five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không tham đắm các sắc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các tiếng?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng, không tham đắm các tiếng khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các tiếng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các hương?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mũi ngửi các hương, không tham đắm các hương khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các hương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các vị?
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi lưỡi nếm các vị, không tham đắm các vị khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các vị. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo kham nhẫn các xúc?
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi thân cảm các xúc, không tham đắm các xúc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các xúc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.

 

140 (10) One Who Listens – [(X) (140) Biết Nghe]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five factors, a king’s bull elephant is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What five?
  2. Here, a king’s bull elephant is one who listens, who destroys, who guards, who patiently endures, and who goes. (1) “And how is a king’s bull elephant one who listens?
  3. Here, whatever task the elephant trainer sets for it, whether or not it has ever done it before, the king’s bull elephant heeds it, attends to it, directs its whole mind to it, and listens with eager, ears. It is in this way that a king’s bull elephant is oneb who listens. (2) “And how is a king’s bull elephant one who destroys?
  4. Here, when a king’s bull elephant has entered the battle, it destroys elephants and elephant riders, horses and cavalry, chariots and charioteers, and infantry. It is in this way that a king’s bull elephant is one who destroys. (3) “And how is a king’s bull elephant one who guards?
  5. Here, when the king’s bull elephant has entered a battle, it guards its front quarters, its back quarters, its front feet, its back feet, its head, its ears, its tusks, its trunk, its tail, and its rider. It is in this way that a king’s bull elephant is one who guards. (4) “And how is a king’s bull elephant one who patiently

endures?

  1. Here, when a king’s bull elephant has entered the battle, it patiently endures being struck by spears, swords, arrows, and axes; it endures the sounds of drums, kettledrums, conches, and tom-toms. It is in this way that a k ing’s bull elephant is one who patiently endures … (5) “And how is a king’s, bull elephant one who goes?
  2. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là năm?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết nghe?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài sai làm một công tác hoặc đã làm từ trước, hoặc chưa làm từ trước, nhiệt tâm tác ý, hoàn toàn chú tâm, lóng tai và nghe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết sát hại?
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, giết voi, giết kẻ cưỡi voi, giết ngựa, giết kẻ cưỡi ngựa, phá xe, giết kẻ cưỡi xe, giết các bộ binh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết sát hại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết phòng hộ?
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đi đến chiến trận, con voi của vua phòng hộ phần thân trước, phòng hộ phần thân sau, phòng hộ đầu, phòng hộ tai, phòng hộ ngà, phòng hộ vòi, phòng hộ đuôi, phòng hộ người cưỡi voi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết kham nhẫn?
  7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua khi lâm trận, kham nhẫn bị thương đâm, kham nhẫn bị kiếm đâm, kham nhẫn bị trúng tên, kham nhẫn các thứ tiếng, như tiếng trống lớn, tiếng thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết kham nhẫn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết đi đến?

 

  1. Here, the king’s bull elephant quickly goes to whatever region the elephant trainer sends it, whether or not it has ever gone there before. It is in this way that a king’s bull elephant is one who goes.

“Possessing these five factors, a king’s bull elephant is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship: “So too, bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What five?

  1. Here, a bhikkhu is one who listens, who destroys, who guards, who patiently endures, and who goes. (1) “And how is a bhikkhu one who listens?
  2. Here, when the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata is being

taught, a bhikkhu heeds it, attends to it, directs his whole mind to it, and listens to the Dhamma with eager ears. It is in this way that a bhikkhu is one who listens. (2) “And how is a bhikkhu one who destroys?

  1. Here, a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought, but abandons

it, dispels it, terminates it, and obliterates it. He does not tolerate an arisen thought of ill will … an arisen thought of harming … any other bad unwholesome states that arise from time to time, but abandons them, dispels them, terminates them, and obliterates them. It is in this way that a bhikkhu is one who destroys. (3) “And how is a bhikkhu one who guards?

  1. Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its marks

and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind … he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. It is in this way that a bhikkhu is one who guards. (4) “And how is a bhikkhu one who patiently endures?

  1. Here, a bhikkhu patiently endures cold and heat; hunger and thirst; contact with flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and serpents; rude and offensive ways of speech; he is able to bear up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality. It is in this way that a bhikkhu is one who patiently endures … (5) “And how is a bhikkhu one who goes?
  2. Here, a bhikkhu is one who quickly goes to that region where he has never before gone in this long time, that is, to the stilling of all activities, the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, nibbana. If is in this way that a bhikkhu is one who goes.

“Possessing these five qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài (huấn luyện voi) sai đi về hướng nào, hoặc trước kia đã có đi, hay trước kia chưa có đi, liền mau mắn đi về chỗ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết đi đến.

Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng là của vua, là tài sản của vua, và được gọi là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, vị Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là năm?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết nghe?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi Pháp và Luật do Như Lai thuyết được thuyết giảng, nhiệt tâm, tác ý, hoàn toàn chú tâm lắng tai nghe pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết sát hại?
  3. Ở dây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các dục tâm đã khởi lên, không có gìn giữ, nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu; đối với sân tầm đã sanh…đối với các hại tầm đã sanh…đối với các pháp ác, bất thiện đã sanh hay chưa sanh, không có gìn giữ nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết sát hại. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết phòng hộ?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được bảo vệ, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng…khi mũi ngửi hương…khi lưỡi nếm vị…khi thân cảm xúc…khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết kham nhẫn?
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, những cách nói mạ lỵ, phỉ báng, các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, nhói đau, chói đau, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo kham nhẫn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo biết đi đến?
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, phương hướng nào trước kia chưa từng đi, tại đây mọi hành được chỉ tịnh, mọi sanh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt, ly tham, hoại diệt, Niết-bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo biết đi đến.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

 

  1. TlKANDAKl – [XV. Phẩm Tikandaki]

 

141 (1) Having Given, One Despises – [(I) (141) Cho Là Khinh] – page 757

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of persons found in the world. What five?
  2. The one who gives and then despises; the one who despises as a result of living together; the one gullible for gossip; the capricious one; and the one who is dull and stupid. (1) “And how is a person one who gives and then despises?
  3. Here, one person gives another a robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. It occurs to him: I give; he receives.’ Having given to him, he despises him. It is in this way that a person is one who gives and then despises. (2) “And how does a person despise as a result of living together?
  4. Here, one person lives together with another for two or three years. He then despises the other because they have lived together. It is in this way that a person despises as a result of living together. (3) “And how is a person gullible for gossip?
  5. – Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?
  6. Sau khi cho, khinh rẻ; sau khi cùng sống, khinh rẻ; miệng nuốt tất cả; người không vững chắc; người ám độn ngu si. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người sau khi cho, khinh rẻ?
  7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Vị ấy suy nghĩ: “Ta là người cho, người này là người nhận”. Sau khi cho, vị ấy khinh rẻ (người nhận).

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi cho, khinh rẻ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, sau khi sống chung, khinh rẻ?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi sống chung, khinh rẻ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người miệng nuốt tất cả?

 

  1. Here, when praise or dispraise is being spoken about another person, he

readily believes it. It is in this way that a person is gullible for gossip. (4). “And how is a person capricious?

  1. Here, a person’s faith, devotion, affection, and confidence are fickle. It is in this way that a person is capricious. (5) “And how is a person dull and stupid?
  2. Here, a person does not know which qualities are wholesome and which unwholesome, which qualities are blameworthy and which blameless,

which qualities are inferior and which superior; he does not know dark and bright qualities along with their counterparts. It is in this, way that a person is dull and stupid.

“These, bhikkhus, are the five kinds of persons found in the world.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người khi nghe người ta tán thán hay chỉ trích người khác, liền mau mắn thích thú.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người miệng nuốt tất cả. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không vững chắc?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin nhỏ bé, có lòng tín ngưỡng nhỏ bé, có lòng ái mộ nhỏ bé, có tịnh tín nhỏ bé.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không vững chắc. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ám độn ngu si?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người ám độn ngu si.

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

142 (2) One Violates – [(II) (142) Làm Sai Lạc]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five kinds of persons found in the world. What five?
  2. (1) “Here, one person violates and then becomes remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease without remainder. (2) “Here, one person violates and does not become remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease without remainder. (3) “Here, one person does not violate and yet becomes remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad

unwholesome states of his cease without remainder. (4) “Here, one person does not violate and does not become remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad

unwholesome states of his cease without remainder. (5) “Here, one person does not violate and does not become remorseful, and understands as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome

states of his cease without remainder.

  1. – Có năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, và như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

 

  1. (1) “Bhikkhus, the person among these who violates and then becomes remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease w ithout remainder, should be told: ‘Taints born of violation are found in you, and taints born of remorse increase. Please abandon the taints born of violation and dispel the taints born of remorse; then develop your mind and wisdom. In this way, you will be exactly the same as the fifth type of person.’

“The person among these who violates and does not become remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease without remainder, should be told: ‘Taints born of violation are found in you, but taints born of remorse do not increase. Please abandon the taints born of violation, and then develop your mind and wisdom. In this way, you will be exactly the same as the fifth type of person.’

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn. Hạng người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận được tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, và không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

 

  1. “The person among these who does not violate and yet becomes remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease without remainder, should be told: ‘Taints born of violation are not found in you, yet

taints born of remorse increase. Please dispel the taints born of remorse, and then develop your mind and wisdom. In this way, you will be exactly the same as the fifth type of person.’

“The person among these who does not violate and does not become remorseful, and does not understand as it really is the liberation of mind, liberation by wisdom, where these arisen bad unwholesome states of his cease without remainder, should be told: ‘Taints born of violation are not found in you, and taints born of remorse do not increase. Please develop your mind and wisdom. In this way, you will be exactly the same as the fifth type of person.’

“Thus, bhikkhus, when persons of these four types are exhorted and instructed by the example of the fifth type of person, they gradually attain the destruction of the taints.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này không làm điều vi phạm, không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, Tôn giả hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này, với hạng người thứ năm được giáo giới như vậy, được khuyên dạy như vậy, dần dần đạt đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

 

143 (3) Sarandada – [(III) (143) Tại Ðền Sàrandada]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and entered Vesali for alms.

Now on that occasion five hundred Licchavis had assembled at the Sarandada Shrine and were sitting together when this conversation arose:

  1. “The manifestation of five gems is rare in the world. What five?

The elephant-gem, the horse-gem, the jewel-gem, the woman-gem, and the stewardgem.

The manifestation of these five gems is rare in the world.”

  1. Then the Licchavis stationed a man on the road and told him:

– “Good man, when you see the Blessed One coming, you should inform us.”

The man saw the Blessed One coming in the distance, went to the Licchavis, and told them:

– “Sirs, this Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is coming. You may go at your own convenience.”

Then the Licchavis approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. Standing there, they said to him:

– “Please, Bhante, let-the Blessed One go to the Sarandada Shrine out of compassion.”

The Blessed One silently consented. He went to the Sarandada Shrine, sat down on a seat that was prepared, and said to the Licchavis:

– “What discussion where you engaged in just now as you were sitting together here? What was the con versation that was underway?”

– “Here, Bhante, when we had assembled and were sitting together, this conversation arose … [He here repeats the entire conversation above] … ‘The manifestation of these five gems is rare in the world.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Ðại Lâm, chỗ giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vesàlì để khất thực.

Lúc bấy giờ, khoảng 500 người Licchavì đang ngồi tụ họp tài đền Sàrandada, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

  1. “Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Thế nào là năm?

Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời.

Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời”.

  1. Rồi các người Licchavì ấy đặt một người ở trên đường và nói:

– Này Bạn, khi nào Bạn thấy Thế Tôn đi đến, hãy báo cho chúng tôi biết.

Người ấy thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy, liền đi đến các người Licchavì và nói:

– Thưa Quý vị, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy đã đến. Nay Quý vị hãy làm những gì Quý vị nghĩ là hợp thời!

Rồi các người Licchavì ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, các người Licchavì ấy bạch Thế Tôn:

– Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến đền Sàrandada vì lòng thương tưởng chúng con!

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến đền Sàrandada, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các người Licchavì ấy:

– Này các Licchavì, hôm nay các Ông ngồi tụ họp, nói đến vấn đề gì? Và vấn đền gì giữa các Ông đã bị gián đoạn?

– Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đang ngồi tụ họp, vấn đề này được khởi lên: “Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm? Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời!”.

 

  1. “Intent on sensual pleasures, the Licchavis were engaged in a conversation about sensual pleasures! Licchavis, the manifestation of five gems is rare in the world. What five?

(1) The manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened

One is rare in the world. (2) A person who teaches the Dhamma and discipline proclaimed by a Tathagata is rare in the world. (3) When the Dhamma and discipline proclaimed by a Tathagata has been taught, a person who understands it is rare in the world. (4) When the Dhamma and discipline

proclaimed by a Tathagata has been taught and understood, a person who practices in accordance with the Dhamma is rare in the world. (5) A grateful and thankful person is rare in the world. Licchavis, the manifestation of these five gems is rare in the world.”

  1. – Ðối với các Ông, người Licchavì đang thiên nặng về dục, cuộc nói chuyện y cứ trên đục được khởi lên. Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm?

Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời. Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp là Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời.

Sự hiện hữu của năm châu báu này, này các Licchavì, khó tìm được ở đời.

 

144 (4) Tikandaki – [(IV) (144) Tại Rừng Tikandaki]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Saketa in the Tikandakl Grove. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir,” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. “(1) Bhikkhus, it is good for a bhikkhu from time to time to dwell perceiving the repulsive in the unrepulsive. (2) It is good for a bhikkhu from time to time to dwell perceiving the unrepulsive in the repulsive, (3) It is good for a bhikkhu from time to time to dwell perceiving the repulsive in both the unrepulsive

and the repulsive. (4) It is good for a bhikkhu from time to time to dwell perceiving the unrepulsive in both the repulsive and the unrepulsive. (5) It is good for a bhikkhu from time to time to dwell equanimous, mindful and clearly comprehending, having turned away from both the repulsive and the unrepulsive. (1) “And for the sake of what benefit should a bhikkhu dwell perceiving the repulsive in the unrepulsive?

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Tikandaki. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo!

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

  1. – Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng ghê tởm đối với các vật không ghê tởm! Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm! Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng ghê tởm đối với các vật không ghê tởm và ghê tởm! Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng không ghê tởm đối với các vật ghê tởm và không ghê tởm! Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác! Và này các Tỷ-kheo, do duyên lợi ích gì, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể trú với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm?

 

  1. ‘Let no lust arise in me toward things provocative of lust!’: for the sake of this benefit a bhikkhu should dwell perceiving the repulsive in the unrepulsive. (2) “And for the sake of what benefit should a bhikkhu dwell perceiving the unrepulsive in the repulsive?
  2. ‘Let no hatred arise in me toward things provocative of hatred!’: for the sake of this benefit a bhikkhu should dwell perceiving the unrepulsive in the repulsive. (3) “And for the sake of what benefit should a bhikkhu dwell perceiving the repulsive in both the unrepulsive and the repulsive?
  3. ‘Let no lust arise in me toward things provocative of lust, and no hatred toward things provocative of hatred!’: for the sake of this benefit a bhikkhu should dwell perceiving the repulsive in both the unrepulsive and the repulsive.

(4) “And for the sake of what benefit should a bhikkhu dwell perceiving the unrepulsive in both the repulsive and the unrepulsive?

  1. “Mong rằng, đối với các pháp khả ái, tham chớ có khởi lên nơi ta”. Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm. Và này các Tỷ-kheo, do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm?
  2. “Mong rằng đối với các pháp đáng sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta” Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm. Và này các Tỷ-kheo, do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm, và ghê tởm?
  3. “Mong rằng đối với các pháp khả ái, lòng tham chớ có khởi lên nơi ta. Mong rằng đối với các pháp đáng sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta”. Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm và ghê tởm. Và này các Tỷ-kheo, do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm và không ghê tởm?

 

  1. ‘Let no hatred arise in me toward things provocative of hatred, and no lust toward things provocative of lust!’: for the sake of this benefit a bhikkhu should dwell perceiving the unrepulsive in both the repulsive and the unrepulsive.

(5) “And for the sake of what benefit should a bhikkhu dwell equanimous, mindful and clearly comprehending, having turned away from both the repulsive and the unrepulsive?

  1. ‘Let no lust at all arise in me anywhere in any way regarding things provocative of lust! Let no hatred at all arise in me anywhere in any way regarding things provocative of hatred! May no delusion at all arise in me anywhere in any way regarding things that breed delusion!’: for the sake of this benefit a bhikkhu should dwell equanimous, mindful and clearly comprehending, having turned away from both the repulsive and the unrepulsive.”
  2. “Mong rằng đối với các pháp đáng được sân hận, lòng sân chớ khởi lên nơi ta”. Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm và không ghê tởm. Và này các Tỷ-kheo, do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác?
  3. “Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào và như thế nào, đối với các pháp khả ái, lòng tham chớ có khởi lên nơi ta! Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào là như thế nào, đối với các pháp đáng được sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta! Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào và như thế nào, đối với các pháp có thể làm cho si mê, lòng si không khởi lên nơi ta!” do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác.

 

145 (5) Hell – [(V) (145) Con Ðường Ðến Ðịa Ngục]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing five qualities is deposited in hell as if brought there. What five?
  2. One destroys life, takes what is hot given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

One possessing these five qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing five [other] qualities is deposited in heaven as if brought there. What five?
  2. One abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

One possessing these five qualities is deposited in heaven as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là năm?
  2. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say trong rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là năm?
  2. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.

 

146 (6) Friend – [(VI) (146) Người Bạn]

 

  1. “Bhikkhus, one should not take as a friend a bhikkhu who possesses five qualities. What five?
  2. He instigates work projects; he takes up disciplinary issues; he is hostile toward eminent bhikkhus; he is intent on lengthy and unsettled wandering; he

is unable to instruct, encourage, inspire, and gladden one from time to time with a Dhamma talk.

One should not take as a friend a bhikkhu who possesses these five qualities.

  1. “Bhikkhus, one should take as a friend a bhikkhu who possesses five [other] qualities. What five?
  2. He does not instigate work projects; he does not take up disciplinary issues; he is not hostile toward eminent bhikkhus; he is not intent on lengthy and unsettled wandering; he is able to instruct, encourage, inspire, and gladden one from time to time with a Dhamma talk.

One should take as a friend a bhikkhu who possesses these five qualities.”

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn. Thế nào là năm?
  2. Bảo làm việc đồng áng; ưa thích kiện tụng; chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; sống đời sống không có mục đích, kéo dài đời sống như vậy; không có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn.

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được làm một người bạn. Thế nào là năm?
  2. Không bảo làm việc đồng áng; không ưa thích kiện tụng; không chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; không sống đời sống không có mục đích, không kéo dài đời sống như vậy; có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được làm bạn.

 

147 (7) A Bad Person – [(VII) (147) Bố Thí Không Xứng Bậc Chân Nhân]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five gifts of a bad person. What five?
  2. He gives casually; he gives without reverence; he does not give with his own hand; he gives what would be discarded; he gives without a view about the returns of giving.

These are the five gifts of a bad person.

  1. “Bhikkhus, there are these five gifts of a good person. What five?
  2. He gives respectfully; he gives with reverence; he gives with his own hand; he gives what would not be discarded; he gives with a view about the returns of giving.

These are the five gifts of a good person.”

  1. – Có năm loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, không xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?
  2. Bố thí không cung kính, bố thí không suy nghĩ, bố thí không tự tay mình, bố thí đồ quăng bỏ, bố thí không nghĩ đến tương lai.

Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm loại bố thí không xứng bậc Chân nhân.

  1. Năm loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, là loại bố thí xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?
  2. Bố thí có cung kính, bố thí có suy nghĩ, bố thí tự tay mình, bố thí đồ không quăng bỏ, bố thí có nghĩ đến tương lai.

Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân.

 

148 (8) A Good Person – [(VIII) (148) Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five gifts of a good person. What five?
  2. He gives a gift out of faith; he gives a gift respectfully; he gives a timely gift; he gives a gift unreservedly; he gives a gift without injuring himself or others.’

“(1) Because he has given a gift out of faith, wherever the result of that gift is produced, he becomes rich, with great wealth and property, and he is handsome, attractive, graceful, possessing supreme beauty of complexion.

(2) Because he has given a gift respectfully, wherever the result of that gift is produced, he becomes rich, with great wealth and property, and his sons and wives, slaves, servants, and workers are obedient, lend an ear, and apply their minds to understand.

(3) Because he has given a timely gift, wherever the result of that gift is

produced, he becomes rich, with great wealth and property, and timely benefits come to him in abundance.

(4) Because he has given a gift unreservedly, wherever the result of that gift

is produced, he becomes rich, with great wealth and property, and his mind inclines to the enjoyment of tire five kinds of fine sensual pleasures.

(5) Because he has given a gift without injuring himself or others, wherever the result of that gift is produced, he becomes rich, with great wealth and property,

and no damage comes to his property from any source, whether from fire, floods, kings, thieves, or displeasing heirs.

These are the five gifts of a good person.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?
  2. Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.

Này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với lòng tin chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, đẹp trai, dễ ngó, có thành tín và thành tựu dung sắc thù thắng như hoa sen.

Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí có cung kính, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các con trai, các bà vợ, các người nô tỳ, các người đưa tin, các người làm công, những người ấy đều sẵn sàng vâng theo người ấy, họ lóng tai và phục vụ với tâm hiểu biết.

Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí đúng thời, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các vật dụng đến với người ấy đúng thời và sung túc.

Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với tâm không gượng ép, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, và hướng tâm thụ hưởng đầy đủ năm dục công đức.

Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí không làm thương tổn mình và người, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và không một tai nạn nào từ đâu đến, đến với tài sản của người ấy, hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ các người thù địch hay từ các người thừa tự.

Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân này.

 

149 (9) Temporarily Liberated (1) – [(IX) (149) Thời Giải Thoát]

 

  1. “Bhikkhus, these five things lead to the decline of a temporarily liberated bhikkhu. What five?
  2. Delight in work, delight in talk, delight in sleep, delight in company; and he does not review the extent to which the mind is liberated.

These five things lead to the decline of a temporarily liberated bhikkhu.

  1. “Bhikkhus, these five things lead to the non-decline of a temporarily liberated bhikkhu. What five?
  2. There is no delight in work, no delight in talk, no delight in sleep, no delight in

company; and he reviews the extent to which the mind is liberated.

These five things lead to the non-decline of a temporarily liberated bhikkhu.”

  1. – Có năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát. Thế nào là năm?
  2. Ưa thích làm việc (về thân), ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ, ưa thích hội chúng, không quan sát tâm như đã được giải thoát.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.

  1. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự thối đọa cho vị Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát. Thế nào là năm?
  2. Không ưa thích làm việc (về thân), không ưa thích nói chuyện, không ưa thích ngủ, không ưa thích hội chúng, có quan sát tâm như đã được giải thoát.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.

 

150 (10) Temporarily Liberated (2) – [(X) (150) Thời Giải Thoát]

 

  1. “Bhikkhus, these five things lead to the decline of a temporarily liberated bhikkhu. What five?
  2. Delight in work, delight in talk, delight in sleep, not guarding the doors of the sense faculties, and lack of moderation in eating.

These five things lead to the decline of a temporarily liberated bhikkhu.

  1. “Bhikkhus, these five things lead to the non-decline of a temporarily liberated bhikkhu. What five?
  2. There is no delight in work, no delight in talk, no delight in sleep, guarding the doors of the sense faculties, and moderation in eating.

These five things lead to the non-decline of a temporarily liberated bhikkhu.”

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát. Thế nào là năm?
  2. Ưa thích làm việc (về thân), ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ, không chế ngự các căn, không biết tiết độ trong ăn uống.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát. Thế nào là năm?
  2. Không ưa thích làm việc (về thân), không ưa thích nói chuyện, không ưa thích ngủ, chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.

 

The Fourth Fifty

XVI. The Good Dhamma – [XVI. Phẩm Diệu Pháp]

 

151 (1) The Fixed Course of Rightness (1) – [(I) (151) Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. One disparages the talk; one disparages the speaker; one disparages oneself; one listens to the Dhamma with a distracted and scattered mind; one attends to it carelessly.

Possessing these five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. One does not disparage the talk; one does not disparage the speaker; one does not disparage oneself; one listens to the Dhamma with an undistracted and one-pointed mind; one attends to it carefully.

Possessing these five qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome

Qualities.”

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  2. Khinh lời thuyết giảng, khinh người thuyết giảng, khinh tự mình, nghe pháp với tâm tán loạn, không nhứt tâm và không như lý tác ý.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  2. Không khinh lời thuyết giảng, không khinh người thuyết giảng, không khinh tự mình, nghe pháp với tâm không tán loạn, nhứt tâm và như lý tác ý.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

 

152 (2) The Fixed Course of Rightness (2) – [(II) (152) Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. One disparages the talk; one disparages the speaker; one disparages oneself; one is unwise, stupid, obtuse; one imagines that one has understood what one has not understood.

Possessing these five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting inj rightness in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. One does not disparage the talk; one does not disparage the speaker; one does not disparage oneself; one is wise, intelligent, astute; one does not imagine that one has understood what one has not understood.

Possessing these five qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.”

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  2. Khinh lời thuyết giảng, khinh người thuyết giảng, khinh tự mình, ác tuệ; đần độn, câm điếc, không tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.
  3. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  4. Không khinh lời thuyết giảng, không khinh người thuyết giảng, không khinh tự mình, có trí tuệ; không đần độn, không câm điếc, tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

 

153 (3) The Fixed Course of Rightness (3) – [(II) (153) Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (3)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. (1) One listens to the Dhamma as a denigrator obsessed with denigration; (2) one listens to the Dhamma with the intention of criticizing it, seeking faults; (3) one is ill disposed toward the teacher, intent on attacking him; (4) one is unwise, stupid, obtuse; (5) one imagines that one has understood what one has not understood.

Possessing these five qualities, even while listening to the good Dhamma one is incapable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, while listening to the good Dhamma one is capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities. What five?
  2. (1) One does not listen to the Dhamma as a denigrator obsessed with denigration; (2) one listens to the Dhamma without any intention of criticizing it, not as one who seeks faults; (3) one is not ill disposed toward the teacher, and intent on attacking him; (4) one is wise, intelligent, astute; (5) one does not imagine that one has understood what one has not understood.

Possessing these five qualities, while listening to the good Dhamma one is

capable of entering upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities.”

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  2. Nghe pháp với tâm chê bai, với tâm bị chê bai ám ảnh; nghe pháp với tâm cật nạn, tìm tòi khuyết điểm; trong khi pháp được giảng, tâm bị choáng váng, bị chai sạn; ác tuệ; đần độn, câm điếc, không tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp. Thế nào là năm?
  2. Nghe pháp với tâm không chê bai, không bị chê bai ám ảnh; nghe pháp với tâm không cật nạn, không tìm tòi khuyết điểm; trong khi pháp được giảng, tâm không bị choáng váng, không bị chai sạn; có trí tuệ; không đần độn, không câm điếc, tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

 

154 (4) Decline of the Good Dhamma (1) – [(IV) (154) Diệu Pháp Hỗn Loạn (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) Here, the bhikkhus do not respectfully listen to the Dhamma; (2) they

do not respectfully learn the Dhamma; (3) they do not respectfully retain the Dhamma in mind; (4) they do not respectfully examine the meaning of the teachings they have retained in mind; (5) they do not respectfully understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma.

These five things lead to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. “Bhikkhus, there are these five [other] things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) Here, the bhikkhus respectfully listen to the Dhamma; (2) they respectfully learn the Dhamma; (3) they respectfully retain the Dhamma in mind; (4) they respectfully examine the meaning of the teachings they have retained in mind; (5) they respectfully understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma.

These five things lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.”

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không cẩn trọng nghe pháp; không cẩn trọng học thuộc lòng pháp; không cẩn trọng thọ trì pháp; không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; không cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất.

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cẩn trọng nghe pháp; cẩn trọng học thuộc lòng pháp; cẩn trọng thọ trì pháp; cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

 

155 (5) Decline of the Good Dhamma (2) – [(V) (155) Diệu Pháp Hỗn Loạn (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) “Here, the bhikkhus do not learn the Dhamma: discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-andanswers.

This is the first thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. (2) “Again, the bhikkhus do not teach the Dhamma to others in detail as they have heard it and learned it. This is the second thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  2. (3) “Again, the bhikkhus do not make others repeat the Dhamma in detail as they have heard it and learned it. This is the third thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  3. (4) “Again, the bhikkhus do not recite the Dhamma in detail as they have heard it and learned it. This is the fourth thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  4. (5) “Again, the bhikkhus do not ponder, examine, and mentally inspect the Dhamma as they have heard it and learned it. This is the fifth thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

“These are the five things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, và biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không học thuộc lòng Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không thuyết pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không để cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không có đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo với tâm không tùy tầm, không tùy tứ, với ý không tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, và biến mất.

 

  1. “Bhikkhus, there are these five [other] things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) “Here, the bhikkhus learn the Dhamma: d iscourses … and questions-and-answers. This is the first thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  3. (2) “Again, the bhikkhus teach the Dhamma to others in detail as they have heard it and learned it. This is the second thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  4. (3) “Again, the bhikkhus make others repeat the Dhamma in detail as they have heard it and learned it. This is the third thing that leads to the continuation, non-decline, and nondisappearance of the good Dhamma.
  5. (4) “Again, the bhikkhus recite the Dhamma in detail as they have heard it and learned it. This is the fourth thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  6. (5) “Again, the bhikkhus ponder, examine, and mentally inspect the Dhamma as they have heard it and learned it. This is the fifth thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.

“These are the five things that lead to the continuation, nondecline, and non-disappearance of the good Dhamma.”

  1. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo thuyết pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo để cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo với tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

 

156 (6) Decline of the Good Dhamma (3) – [(VI) (156) Diệu Pháp Hỗn Loạn (3)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) “Here, the bhikkhus learn discourses that have been badly acquired, with badly set down words and phrases. When the words and phrases are badly set down, the meaning is badly interpreted. This is the first thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  3. (2) “Again, the bhikkhus are difficult to correct and possess qualities that make them difficult to correct. They are impatient and do not accept instruction respectfully. This is the second thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  4. (3) “Again, those bhikkhus who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines, do not respectfully teach the discourses to others. When they have passed away, the discourses are cut off at the root, left without anyone to preserve them. This is the third thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  5. (4) “Again, the elder bhikkhus are luxurious and lax, leaders in backsliding, discarding the duty of solitude; they do not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the-as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. [Those in] the next generation follow

their example. They, too, become luxurious and lax, leaders in backsliding, discarding the duty of solitude; they, too, do not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-Unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fourth thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. (5) “Again, there is a schism in the Sangha, and when there is a schism in the Sangha there are mutual insults, mutual reviling, mutual disparagement, and mutual rejection. Then those without confidence do not gain confidence, while some of those with confidence change their minds. This is the fifth thing that

leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

“These are the five things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. – Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển bị nắm giữ sai lạc, với những văn cú đặt sai lầm. Này các Tỷ-kheo, với văn cú đặt sai lầm, ý nghĩa bị hướng dẫn sai lạc. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nói, đầy đủ những tánh khiến họ trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, khiến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy không cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, Khế kinh như bị đứt gốc, không còn là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão là những vị sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, không có hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, sẽ không hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, này các Tỷ-kheo, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

 

  1. “There are, bhikkhus, these five [other] things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma. What five?
  2. (1) “Here, the bhikkhus learn discourses that have been well acquired, with well set-down words and phrases. When the words and phrases are well set down, the meaning is well interpreted. This is the first thing that leads to the continuation, nondecline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  3. (2) “Again, the bhikkhus a re easy to correct and possess qualities that make them easy to correct. They are patient and accept instruction respectfully. This is the second thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  4. (3) “Again, those bhikkhus who are learned, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines, respectfully teach the discourses to others. When they have passed away, the d iscourses are not cut off at the root, for there are those who preserve them. This is the third thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the

good Dhamma.

  1. (4) “Again, the elder bhikkhus are not luxurious and lax, but discard backsliding and take the lead in solitude; they arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. [Those in] the next generation follow

their example. They, too, do not become luxurious and lax, but discard backsliding and take the lead in solitude; they, too, arouse energy for the attainment-of-the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fourth thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the

good Dhamma.

  1. (5) “Again, the Sangha is dwelling at ease—in concord, harmoniously,

without disputes, with a single recitation. When the Sangha is in concord, there are no mutual insults, no mutual reviling, no mutual disparagement, and no mutual rejection. Then those without confidence gain confidence and those

with confidence increase [in their confidence]. This is the fifth thing that leads to the continuation, non-decline, and nondisappearance of the good Dhamma.

“These, bhikkhus, are the five things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.”

  1. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển được nắm giữ tốt đẹp, với những văn cú được phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hướng dẫn chơn chánh. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biết mất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, dễ kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, kinh điển không bị đứt gốc, là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một giáo lý, sống an ổn. Khi chúng Tăng hòa hợp, này các Tỷ-kheo, không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự đấu khẩu lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau, không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

 

157 (7) Wrongly Addressed Talk – [(VII) (157) Ác Thuyết]

 

  1. “Bhikkhus, a talk is wrongly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [inappropriate] types of persons. What five?
  2. A talk on faith is wrongly addressed to one devoid of faith; a talk on virtuous

behavior is wrongly addressed to an immoral person; a talk on learning is wrongly addressed to one of little learning; a talk on generosity is wrongly addressed to a miser; a talk on wisdom is wrongly addressed to an unwise person. (1) “And why, bhikkhus, is a talk on faith wrongly addressed to one devoid of faith?

  1. When a talk on faith is being given, a person devoid of faith loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that faith in

himself and obtain rapture and joy based upon it. Therefore, a talk oh faith is wrongly addressed to a person devoid of faith. (2) “And why is a talk on virtuous behavior wrongly addressed to an immoral person?

  1. When a talk on virtuous behavior is being given, an immoral person loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that virtuous behavior in himself and obtain rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on virtuous behavior is wrongly addressed to an immoral person. (3) “And why is a talk on learning wrongly addressed to a person of little learning?
  2. When a talk on learning is being given, a person of little learning loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that learning in himself and obtain rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on learning is wrongly addressed to a person of little learning. (4) “And why is a talk on generosity wrongly addressed to a miser?
  3. When a talk on generosity is being given, a miser loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness: For what reason? Because he does not perceive that generosity in himself and obtain rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on generosity is wrongly addressed to a miser. (5) “And why is a talk on wisdom wrongly addressed to an unwise person?
  4. When a talk on wisdom, is being given, an unwise person loses his temper and, becoiries irritated, hostile, and stubborn; he displays anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he does not perceive that wisdom in himself and obtain rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on wisdom is wrongly addreissed to an unwise person.

“A talk is wrongly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [inappropriate] types of persons.

  1. – Lời nói của năm hạng người, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?
  2. Nói về tín với người không tin, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết; nói về giới với người ác giới là ác thuyết; nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết; nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết; nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tín với người không tin là ác thuyết?
  3. Người không tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói về lòng tin liền tức tối, phẫn nộ, hiềm khích, mất bình tĩnh, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người không có lòng tin là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới với người ác giới là ác thuyết?
  4. Người ác giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói về giới liền tức tối, phẫn nộ…Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người ác giới là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết?
  5. Người nghe ít, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều liền tức tối, phẫn nộ…Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ nghe nhiều, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết?
  6. Người xan tham, này các Tỷ-kheo, khi được nói về bố thí liền tức tối, phẫn nộ…Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ bố thí, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tuệ với người ác tuệ là ác thuyết?
  7. Người ác tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ liền tức tối, phẫn nộ…Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ trí tuệ, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết.

Lời nói của năm hạng người này là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.

 

  1. “Bhikkhus, a talk is properly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [appropriate] types of persons. What five?
  2. A talk on faith is properly addressed to one endowed with faith; a talk on

virtuous behavior is properly addressed to a virtuous person; a talk on learning is properly addressed to a learned person; a talk on generosity is properly addressed to a generous person; a talk on wisdom is properly addressed to a wise person. (1) “And why, bhikkhus, is a talk on faith properly addressed

to one endowed with faith?

  1. When a talk on faith is being given, a person endowed with faith does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display

anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that faith in himself and obtains rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on faith is property addressed to a person endowed with faith. (2) “And why is a talk on virtuous beh avior properly add ressed to a virtuous person?

  1. When a talk on virtuous behavior is being given, a virtuous person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display

anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that virtuous behavior in himself and obtains rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on virtuous behavior is properly addressed to a virtuous person. (3) “And why is a talk on learning properly, addressed to a learned person?

  1. When a talk on learning is being given, a learned person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that learning in himself and obtains rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on learning is properly addressed to a learned person. (4) “And why is a talk on generosity properly addressed to a generous person?
  2. When a talk on generosity is being given, a generous person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that generosity in himself and obtains rapture and joy based upon it. Therefore, a

talk on generosity is properly addressed to a generous person. (5) “And why is a talk on wisdom properly addressed to a wise person?

  1. When a talk on wisdom is being given, a wise person does not lose his temper and become irritated, hostile, and stubborn; he does not display anger, hatred, and bitterness. For what reason? Because he perceives that wisdom in himself and obtains rapture and joy based upon it. Therefore, a talk on wisdom is properly addressed to a wise person.

“Bhikkhus, a talk is properly addressed when, having weighed one type of person against another, it is addressed to these five [appropriate] types of persons.”

  1. Lời nói của năm hạng người này là thiện thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?
  2. Thuyết về tín cho người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết; thuyết về giới cho người giữ giới là thiện thuyết; thuyết về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết; thuyết về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết; thuyết về trí tuệ cho người trí tuệ là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao thuyết về lòng tin cho người có lòng tin là thiện thuyết?
  3. Người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến lòng tin thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người có lòng tin là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới cho người giữ giới là thiện thuyết?
  4. Người giữ giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến về giới thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người có giữ giới là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết?
  5. Người nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích…không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có nghe nhiều, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người có nghe nhiều là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết?
  6. Người bố thí, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến bố thí thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích…không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có bố thí, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người có bố thí là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về trí tuệ cho người có trí tuệ là thiện thuyết?
  7. Người trí tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ thì không tức tối…không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có trí tuệ, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người có trí tuệ là thiện thuyết.

Lời thuyết của năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết khi có sự đối chứng giữa người và người.

 

158 (8) Timidity – [VIII (158) Sợ Hãi]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a bhikkhu is overcome by timidity. What five?
  2. Here, a bhikkhu is devoid of faith, immoral, unlearned, lazy, and unwise. Possessing these five qualities, a bhikkhu is overcome by timidity.
  3. “Bhikkhus, possessing five [other] qualities, a bhikkhu is selfconfident. What five?
  4. Here, a bhikkhu is endowed with faith, virtuous, learned, energetic, and wise. Possessing these five qualities, a bhikkhu is self-confident.”
  5. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi. Thế nào là năm?
  6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi.

  1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có sợ hãi.

 

159 (9) Udayi – [(IX) (159) Tôn Guả Udàyi]

 

  1. Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling a t Kosambi in Ghosita’s Park. Now on that occasion the Venerable Udayi, surrounded by a large a ssembly of laypeople, was sitting teaching the Dhamma. The Venerable Ananda saw this and approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, the Venerable Udayi, surrounded by a large assembly of laypeople, is teaching the Dhamma.”

– “It isn’t easy, Ananda, to teach the Dhamma to others. One who teaches the Dhamma to others should first set up five qualities internally. What five?

  1. (1) [Having determined:] I will give a progressive talk,’ one should teach the Dhamma to others. (2) [Having determined:] ‘I will give a talk that shows reasons, one should teach the Dhamma to o thers. (3) [Having determined:] I will give a talk out of sympathy.’ One should teach the Dhamma to others. (4) [Having determined:] I will not give a talk while intent on material gain, one should teach the Dhamma to others. (5) [Having determined:] ‘I will give a

talk without harming myself or others, one should teach the Dhamma to others. – It isn’t easy, Ananda, to teach the Dhamma to others. One who teaches the Dhamma to others should first set up these five qualities internally.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp. Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Udàyi có hội chúng đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp, sau khi thấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp.

– Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác. Thế nào là năm?

  1. “Ta sẽ thuyết pháp tuần tự”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người”. Thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

– Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.

 

160 (10) Hard to Dispel – [(X) (160) Khó Trừ Khử]

 

  1. “Bhikkhus, these five things, once arisen, are hard to dispel. What five?
  2. Lust, once arisen, is hard to dispel. Hatred … Delusion … Discernment … The urge to travel, once arisen, is hard to dispel.

These five things, once arisen, are hard to dispel.”

  1. – Năm pháp này khởi lên, này các Tỷ-kheo, thật khó trừ khử. Thế nào là năm?
  2. Tham khởi lên, thật khó trừ khử; sân khởi lên, thật khó trừ khử; si khởi lên, thật khó trừ khử; ham nói khởi lên, thật khó trừ khử; tâm lang thang thật khó trừ khử.

Năm pháp này đã khởi lên, này các Tỷ-kheo, thật khó trừ khử.

 

XVII. Resentment – [XVII. Phẩm Hiềm Hận]

 

161 (1) Removing Resentment (1) – [(I) (161) Trừ Khử Hiềm Hận (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these five ways of removing resentment by which a bhikkhu should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone. What five?
  2. (1) One should develop loving-kindness for the person one resents; in this way, one should remove the resentment toward that person.
  3. (2) One should develop compassion for the person one resents; in this way, one should remove the resentment toward that person:
  4. (3) One should develop equanimity toward the person one resents;

in this way, one should remove the resentment toward that person.

  1. (4) One should disregard the person one resents and pay no attention to him; in this way, one should remove the resentment toward that person.
  2. (5) One should apply the idea of the ownership of kamma to the person one resents, thus: ‘This venerable one is the owner of his kamma, the heir of his kamma; he has kamma as his origin, kamma as his relative, kamma as his resort; he will be the heir of any kamma he does, good or bad.’ In this way, one should remove the resentment toward that person.

These are the five ways of removing resentment by which a bhikkhu should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone.”

  1. – Có năm trừ khử hiềm hận này, này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
  2. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, từ cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.
  3. Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy, bi cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.
  4. Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy xả cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
  5. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, vô niệm, vô tác ý cần được thực hiện. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
  6. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, sự kiện nghiệp do mình tạo cần phải an lập là: “Tôn giả là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là khởi nguyên của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm nghiệp thiện hay ác được làm Tôn giả sẽ là người thừa tự nghiệp ấy”. Như vậy, trong người ấy, hiềm hận cần phải được trừ khử.

Này các Tỷ-kheo, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.

 

162 (2) Removing Resentment (2) – [(II) (162) Trừ Khử Hiềm Hận (2)]

 

  1. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:

– “Friends, bhikkhus!”

– “Friend,” those bhikkhus replied.

The Venerable Sariputta said this:

  1. “Friends, there are these five ways of removing resentment by which a bhikkhu should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone. What five?
  2. (1) Here, a person’s bodily behavior is impure, but his verbal behavior is pure; one should remove resentment toward such a person.
  3. (2) A person’s verbal behavior is impure, but his bodily behavior is pure; one

should also remove resentment toward such a person.

  1. (3) A person’s bodily behavior and verbal behavior are impure, but from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind; one should also remove resentment toward such a person.
  2. (4) A person’s bodily behavior and verbal behavior are impure, arid he does not gain an opening of the mind, placidity of mind from time to time; one should also remove resentment toward such a person.
  3. (5) A person’s bodily behavior and verbal behavior are pure, and from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind; one should also remove resentment toward such a person.
  4. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:

  1. – Này các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
  2. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
  3. Ở đây, này các Hiền giả, có người khẩu hành không thanh tịnh, thân hành thanh tịnh, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
  4. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng tâm được mở rộng, tâm được tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
  5. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không thanh tịnh, và thỉnh thoảng không được tâm rộng mở, không được tâm tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
  6. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và thỉnh thoảng tâm được rộng mở, tâm được tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.

 

  1. (1) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily behavior is impure but whose verbal behavior is pure?
  2. Suppose a rag-robed bhikkhu sees a rag by the roadside. He would press it down with his left foot, spread it out with his right foot, tear off an intact section, and take it away with him; so too, when a person’s bodily behavior is impure but his verbal behavior is pure, on that occasion one should not attend to the impurity of his bodily behavior but should instead attend to the purity of his verbal behavior. In this way resentment toward that person should be removed.
  3. (2) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose verbal behavior is impure but whose bodily behavior is pure?
  4. Suppose there is a pond covered with algae and water plants. A man might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. He would plunge into the pond, sweep away the algae and water plants with his

hands, drink from his cupped hands, and then leave; so too, when a person’s verbal behavior is impure but his bodily behavior is pure, on that occasion one should not attend to the impurity of his verbal behavior but should instead attend to the purity of his bodily behavior. In this way resentment toward

that person should be removed.

  1. Ở đây, này các Hiền giả, người này thân hành không thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần được trừ khử?
  2. Ví như, này các Hiền giả, Tỷ-kheo mặc áo lượm từ đống rác, thấy một tấm vải (liệng ở đống rác) trên con đường xe đi, liền lấy chân trái chận lại, lấy chân mặt kéo tấm vải cho rộng ra, đoạn nào là đoạn chánh, làm cho nó có thể sử dụng được rồi cầm lấy mang đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về thân hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
  3. Ở đây, này các Hiền giả, người này với khẩu hành không thanh tịnh, với thân hành thanh tịnh. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
  4. Ví như, này các Hiền giả, một hồ nước đầy bùn và cây lau. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy ngụp lặn trong hồ nước ấy, lấy hai tay gạt ra ngoài bùn và lá cây, lấy bàn tay bụm nước lại, uống rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với khẩu hành không thanh tịnh, với thân hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về khẩu hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

 

  1. (3) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily behavior and verbal behavior are impure but who from time to time gains an opening of the mind, placidity of mind?
  2. Suppose there is a little water in a puddle. Then a person might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. He would think: ‘This little bit of water is in the puddle. If I try to drink it with my cupped hands or a vessel, I will stir it up, disturb it, and make it undrinkable. Let

me get down on all fours, suck it up like a cow, and depart.’ He then gets down on all fours, sucks the water up like a cow, and departs. So too, when a person’s bodily behavior and verbal behavior are impure but from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should not attend to the impurity of his bodily and verbal behavior, but should instead attend to the opening of the mind, the placidity of mind, he gains from time to time. In this way, resentment toward that person should be removed.

  1. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, thỉnh thoảng tâm được rộng mở, tâm được tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
  2. – Ví như, này các Hiền giả, ít nước trong dấu chân của con bò. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy suy nghĩ như sau: “Một ít nước này trong dấu chân con bò, nếu ta uống với núm tay hay với cái chén, ta sẽ làm nước ấy dao động và di động, khiến nước không thể uống được. Vậy ta hãy gieo mình xuống với cả bốn thân phần uống nước rồi ra đi”. Rồi người ấy gieo mình xuống với cả bốn thân phần, uống nước rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, với tâm thỉnh thoảng được mở rộng và tịnh tín; những cái gì thuộc thân hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc khẩu hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc tâm thỉnh thoảng được rộng mở và sáng suốt, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

 

  1. (4) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily and verbal behavior are impure and who does not gain an opening of the mind, placidity of mind, from time to time?
  2. Suppose a sick, afflicted, gravely ill person was traveling along a highway, and the last village behind him and the next village ahead of him were both far away. He would not obtain suitable food and medicine or a qualified attendant;

he would not get [to meet] the leader of the village district. Another man traveling along the highway might see him and arouse sheer compassion, sympathy, and tender concern for him, thinking: ‘Oh, may this man obtain suitable food, suitable medicine, and a qualified attendant! May he get [to meet] the leader of the village district! For what reason? So that this man

does not encounter calamity and disaster right here.’ So too, when a person’s bodily and verbal behavior are impure and he does not gain from time to time an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should arouse sheer compassion, sympathy, and tender concern for him, thinking, ‘Oh, may this venerable one abandon bodily misbehavior and develop good bodily behavior; may he abandon verbal misbehavior and develop good verbal behavior; may he abandon mental misbehavior and develop good mental behavior! For what reason? So that, with the breakup of the body, after death,

he will not be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.’ In this way resentment toward that person should be removed.

  1. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh và thỉnh thoảng tâm không được rộng mở và tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
  2. – Ví như, này các Hiền giả, có người đau bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, đang đi giữa đường, có làng xa trước mặt, có làng xa sau lưng, nó không có được các đồ ăn thích đáng, nó không có được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, không có được sự giúp đỡ thích đáng, không có người hướng dẫn đưa đến tận cuối làng.

Một người khác cũng đang đi trên đường thấy người ấy. Người này đối với người ấy khởi lên lòng từ, khởi lên lòng thương tưởng, khởi lên lòng từ mẫn: “Ôi, mong rằng người này được các đồ ăn thích đáng, được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, được các sự giúp đỡ thích đáng, được người hướng dẫn đi đến cuối làng”. Vì sao? Vì mong rằng người này ở đây không bị suy tổn, tử vong. Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm không được mở rộng và tịnh tín, người như vậy cần phải khởi lên lòng từ, cần phải khởi lên lòng thương tưởng, cần phải khởi lên lòng từ mẫn: “Ôi, mong rằng Tôn Giả này, sau khi đoạn tận thân ác hành cần phải tu tập thân thiện hành, sau khi đoạn tận khẩu ác hành cần phải tu tập khẩu thiện hành, sau khi đoạn tận ý ác hành cần phải tu tập ý thiện hành”. Vì sao? Vì mong rằng Tôn giả ấy sau khi thân hoại mạng chung, không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

 

  1. (5) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily and verbal behavior are pure and who from time to time gains an opening of the mind, placidity of mind?
  2. Suppose there were a pond with clear, sweet, cool water, clean, with smooth banks, a delightful place shaded by various trees. Then a man might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. Having plunged into the pond, he would bathe and drink, and then, after coming out, he would sit or lie down in the shade of a tree right there. So too, when a person’s bodily and verbal behavior are pure and from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should attend to his pure bodily behavior, to his pure verbal behavior? and to the opening of the mind, the placidity of mind, that he gains from time to time. In this way resentment toward that person should be removed. Friends, by means of a person who inspires confidence in every way, the mind gains confidence.

“These, friends, are the five ways of removing resentment by means of which a bhikkhu can entirely remove resentment toward whomever it has arisen.”

  1. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm được rộng mở và tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
  2. Ví như, này các Hiền giả, một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt đẹp đẽ và được nhiều loại cây che bóng. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy sau khi lặn xuống trong hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước, nó ra khỏi hồ, liền qua ngồi hay nằm dưới bóng cây. Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm được cởi mở tịnh tín. Những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý; những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý và điều gì thỉnh thoảng tâm được rộng mở và tịnh tín, lúc bấy giờ cần phải được tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

Này các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.

 

163 (3) Discussions – [(III) (163) Cuộc Nói Chuyện]

 

[This sutta is identical with 5:65, except that it is spoken by Sariputta to the bhikkhus.] [191]

  1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Này các hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa Hiền giả.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:

  1. … (Giống như kinh số 65 ở trước)

 

  1. (4) Wax of Life – [(IV) (164) Một Ví Dụ]

 

[This sutta is identical-with 5:66, except that it is spoken by Sariputta to the bhikkhus.]

(Tôn giả Sàriputta nói lại kinh số 66 ở trước).

 

165 (5) Asking Questions – [(V) (165) Những Câu Hỏi]

 

  1. There the Venerable Sariputta … said this:
  2. “Friends, whoever asks another person a question does so for five reasons or for a particular one among them. What five?
  3. (1) One asks another person a question because of one’s dullness and stupidity; (2) one with evil desires, motivated by desire, asks another person a question; (3) one asks another person a question as a way of reviling [the other person]; (4) one asks another person a question because one wishes to learn;

(5) or one asks another person a question with the thought: If, when he is asked a question by me, he answers correctly, that is good; but if he does not answer correctly, I will give him a correct explanation.’ Friends, whoever asks another person a question does so for these five reasons or for a particular one among them. Friends, I ask another person a question with the thought: If, when he is asked a question by me, he answers correctly, that is good; but if he does not answer correctly, I will give him a correct explanation.”

  1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo… (như trên)…
  2. Này các Hiền giả, ai hỏi một người khác câu hỏi gì, tất cả đều nằm trong năm trường hợp này, hay một trong năm trường hợp này. Thế nào là năm?
  3. Do đần độn ngu si, hỏi người khác câu hỏi; do ác dục, tham dục, hỏi người khác câu hỏi; do khinh thường, hỏi người khác câu hỏi; với tâm muốn hiểu biết, hỏi người khác câu hỏi, với tâm phân vân hỏi người khác câu hỏi, nghĩ rằng nếu do ta hỏi, vị ấy trả lời đúng đắn, thời như vậy tốt đẹp, nhưng nếu do ta hỏi, vị ấy trả lời không chân chánh, thời ta sẽ trả lời chân chánh cho vị ấy.

Này các Hiền giả, ai hỏi một người khác câu hỏi gì đều nằm trong năm trường hợp này, hay một trong năm trường hợp này. Này các Hiền giả, ta với tâm như sau hỏi người khác câu hỏi: Nếu do ta hỏi, người ấy trả lời một cách chân chánh, thời như vậy thật tốt đẹp. Nếu ta hỏi và vị ấy trả lời không chơn chánh, thời ta sẽ trả lời chơn chánh.

 

166 (6) Cessation – [(VI) (166) Diệt Thọ Tưởng Ðịnh]

 

  1. There the Venerable Sariputta … said this:
  2. “Here, friends, a bhikkhu accomplished in virtuous behavior, concentration, and wisdom might enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is this possibility. But if he does not reach final knowledge in this very life, having been reborn among a certain group of mind-made [deities] that

transcend the company of devas that subsist on edible food, he might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling.” There is this possibility.”

When this was said, the Venerable Udayi said to the Venerable Sariputta:

– “This is impossible, friend Sariputta, it cannot happen that a bhikkhu, having been reborn among a certain group of mind-made [deities] that transcend the company of devas that subsist on edible food, might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is no such possibility.”

A second time … A third time, the Venerable Sariputta said:

– Here, friends, it is possible that a bhikkhu accomplished in virtuous behavior

… having been reborn among a certain group of mind-made [deities] … might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is

this possibility.”

A third time, the Venerable Udayi said to the Venerable Sariputta:

– “This is impossible, friend Sariputta, it cannot happen that a bhikkhu, having been reborn among a certain group of mind-made [deities] … might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is

no such possibility.”

  1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:…(như trên)…
  2. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ có thể nhập vào một cách hoàn toàn và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có thể xảy ra. Nếu ngay trong hiện tại, vị ấy không đạt được chánh trí, thời vị ấy chắc chắn vượt khỏi cộng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý làm ra, (với điều kiện) vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có xảy ra.

Khi được nói vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:

– Không có sự kiện này, thưa Hiền giả Sàriputta, không có trường hợp này: “Rằng vị Tỷ-kheo chắc chắn vượt khỏi cọng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý làm ra, vị ấy có thể nhập và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định”; sự kiện này không xảy ra.

Lần thứ hai… Lần thứ ba, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:

– Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có xảy ra. Nếu ngay trong hiện tại, vị ấy không đạt được chánh trí, thời vị ấy chắc chắn vượt khỏi cọng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý làm ra, (với điều kiện) vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có xảy ra.

Lần thứ ba, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:

– Không có sự kiện này, thưa Hiền giả Sàriputta: “Không có trường hợp này rằng vị Tỷ-kheo chắc chắn vượt khỏi cọng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý làm ra, với điều kiện vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định”; sự kiện này không xảy ra.

 

  1. Then it occurred to the Venerable Sariputta: “The Venerable Udayi has rejected me up to the third time, and not a single bhikkhu expresses agreement with me. Let me approach the Blessed One.” Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and addressed the bhikkhus:

– “Here, friends, a bhikkhu accomplished in virtuous behavior, concentration, and wisdom might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is this possibility. If he does not reach final knowledge in this very life, having been reborn among a certain group of mindmade [deities] that transcend the company of devas that subsist on edible food, he m ight [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is this possibility.” When this was said, the Venerable Udayi said to the Venerable

Sariputta: “This is impossible, friend Sariputta, it cannot happen that a bhikkhu, having been reborn among a certain group of mind-made [deities] transcending the company of devas that subsist on edible food, might [again] enter and

emerge from the cessation of perception and feeling. There is no such possibility.” A second time … A third time, the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Here, friends, a bhikkhu accomplished in virtuous behavior … [194] … having been reborn among a certain group of mind-made [deities] … might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is this possibility.”

A third time, the Venerable Udayi said to the Venerable Sariputta:

– “This is impossible, friend Sariputta, it cannot happen that a bhikkhu … reborn among a certain group of mind-made [deities] … might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is no such possibility.”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: “Cho đến lần thứ ba, Tôn giả Udàyi phản kháng ta và không một Tỷ-kheo nào tùy hỷ ta, vậy ta hãy đi đến Thế Tôn”. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:

– Ở đây, này các chư Hiền, Tỷ-kheo đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ… (với điều kiện) vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có thể xảy ra…

Lần thứ ba, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:

— Không có sự kiện này, thưa Hiền giả Sàriputta, không có trường hợp này, rằng: “Tỷ-kheo chắc chắn vượt khỏi cọng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực và được sanh với thân do ý làm ra, (với điều kiện) vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định”; sự kiện này không xảy ra.

 

  1. Then it occurred to the Venerable Sariputta: “Even when I am in the presence of the Blessed One, the Venerable Udayi rejects me up to the third time, and not a single bhikkhu expresses agreement with me. Let me just keep silent.” Then the Venerable Sariputta fell silent. Then the Blessed One addressed the Venerable Udayi:

– “Udayi, just what do you understand by a mind-made group?”

– “Bhante, it is those devas that a re formless, perception made.”

– “What are you saying, Udayi, you foolish and incompetent fellow? Yet you think you have to speak up!”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: “Trước mặt Thế Tôn, Tôn giả Udàyi cho đến ba lần phản kháng ta và không một Tỷ-kheo nào tùy hỷ ta, vậy ta hãy im lặng”. Rồi Tôn giả Sàriputta giữ im lặng. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Udàyi:

– Này Udàyi, Thầy đi đến kết luận ai có thân do ý làm ra?

– Bạch Thế Tôn, có Chư Thiên vô sắc, do tưởng làm ra.

– Này Udàyi, Thầy nghĩ thế nào mà nói lên câu nói của kẻ ngu, không thông minh sáng suốt?

 

  1. Then the Blessed One addressed the Venerable Ananda:

– “Ananda, do you just look on passively as an elder bhikkhu is being harassed? Don’t you have any compassion toward an elder bhikkhu when he’s being harassed?”

Then tine Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Here, bhikkhus, a bhikkhu accomplished in virtuous behavior, concentration,

and wisdom might enter and emerge from the cessation of perception and feeling. If he does not reach final knowledge in this very life, then, having been reborn among a certain group of mind-made [deities] that transcend the company of devas that subsist on edible food, he might [again] enter and emerge from the cessation of perception and feeling. There is this possibility.”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One got up from his seat and entered his dwelling.

  1. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, các Thầy có thể nhìn một cách thản nhiên khi một Tỷ-kheo trưởng lão bị làm phiền não như vậy. Này Ananda, lòng từ bi không có thể khởi lên một khi Tỷ-kheo trưởng lão bị làm phiền não! (mà các Thầy không có phản ứng).

Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có thể xảy ra. Nếu ngay trong hiện tại, không thể đạt được chánh trí, vị ấy chắc chắn vượt khỏi cộng trú với chư Thiên, ăn các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý làm ra, (với điều kiện) vị ấy có thể nhập vào và xuất khỏi Diệt thọ tưởng định; sự kiện này có xảy ra.

Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tinh xá.

 

  1. Then, not long after the Blessed One had left, the Venerable Ananda approached the Venerable Upavana and said to him:

– “Here, friend Upavana, they were harassing other elder bhikkhus, but we didn’t question them. It would not be surprising if this evening, when he emerges from seclusion, the Blessed One makes a pronouncement about this matter, and he might call upon the Venerable Upavana himself [to give an account]. Just now I feel timid.”

  1. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the meeting hall. He sat down in the appointed seat and said to the Venerable Upavana:

– “Upavana, how many qualities should an elder bhikkhu possess to be pleasing and agreeable to his fellow monks and to be respected and esteemed by them?”

– “Possessing five qualities, Bhante, an elder bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them. What five?

  1. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, đi đến Tôn giả Upavàna, sau khi đến, nói với Tôn giả Upavàna:

– Ở đây, này Hiền giả Upavàna, một số người làm phiền não Tỷ-kheo trưởng lão và chúng ta không ai đặt câu hỏi. Do vậy, thật không có gì kỳ lạ, thưa Hiền giả, rằng Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, nêu lên vấn đề này và sự việc như thế nào, kể lại cho Tôn giả Upavàna nghe tất cả. Nay chúng ta cảm thấy sợ hãi.

  1. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến ngôi giảng đường, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Upanàva:

– Này Upavàna, thành tựu bao nhiêu pháp, Tỷ-kheo trưởng lão được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, tôn trọng và noi gương tu tập?

– Bạch Thế Tôn, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trưởng lão được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, tôn trọng và được noi gương tu tập. Thế nào là năm?

 

  1. (1) He is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha … [as in 5:134] … he trains in them. (2) He has learned much … [as in 5:134] … he has penetrated

well by view. (3) He is a good speaker with a good delivery; he is gifted with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning. (4) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (5) With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

Possessing these five qualities, an elder is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them.”

  1. Ở đây, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo trưởng lão giữ giới, sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhiệm, chấp nhận và học tập các học pháp, nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến; thiện ngôn dùng lời thiện ngôn, lời nói tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, đem đến hiện tại lạc trú. Do đoạn tận các lậu hoặc, vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thành tựu năm pháp này, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo trưởng lão được các đồng Phạm hạnh ái mộ, ưa thích, tôn trọng và được noi gương tu tập.

 

  1. “Good, good, Upavana! Possessing those five qualities, an elder is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them. But if these five qualities are not found in an elder bhikkhu, why should bis fellow monks honor, respect, esteem, and venerate him? On account of his broken teeth, grey hair, and wrinkled skin? But because these five qualities are found in an elder bhikkhu, his fellow monks honor, respect, esteem, and venerate him.”
  2. – Lành thay, lành thay, này Upavàna! Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo trưởng lão được các đồng Phạm hạnh ái mộ, ưa thích , tôn trọng và được noi gương tu tập. Nếu Tỷ-kheo trưởng lão không có được năm pháp này, thời có phải các đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy vì răng rụng, tóc bạc và da nhăn. Do vậy, này Upavana, do năm pháp này có hiện hữu trong Tỷ-kheo trưởng lão, cho nên các đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy.

 

167 (7) Reproving – [(VII) (167) Buộc Tội]

 

  1. There the Venerable Sariputta ad d re ssed the bhikkhus thus:

– “Friends, a bhikkhu who wishes to reprove another should first establish five things in himself. What five?

  1. (1) [He should consider:] I will speak at a proper time, not at an improper time; (2) I will speak truthfully, not falsely; (3) I will speak gently, not

harshly; (4) I will speak in a beneficial way, not in a harmful way; (5) I will speak with a mind of loving-kindness, not while harboring hatred.’

A bhikkhu who wishes to reprove another should first establish these five things in himself.

  1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả, khi Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội. Thế nào là năm?

  1. “Tôi sẽ nói đúng thời, không phải phi thời”; “Tôi sẽ nói chơn thật, không phải phi chơn thật”; “Tôi sẽ nói nhu hòa, không phải thô bạo”; “Tôi sẽ nói lời liên hệ đến lợi ích, không phải lời không liên hệ đến lợi ích”; “Tôi sẽ nói với từ tâm, không phải với sân tâm”.

Này các Hiền giả, khi vị Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội người khác.

 

  1. “Here, friends, I see some person being reproved at an improper time, not disturbed at a proper time; being reproved about what is false, not disturbed about what is true; being reproved harshly, not disturbed gently; being reproved in a harmful way, not disturbed in a beneficial w ay; being reproved

by one who harbors hatred, not disturbed by one with a mind of loving-kindness.

  1. “Friends, when a bhikkhu is reproved in a way contrary to the Dhamma, non-remorse should be induced in him in five ways: (1) ‘Friend, you were reproved at an improper time, not at a proper time; that is sufficient for you to be without

remorse. (2) You were reproved falsely, riot truthfully; that is sufficient for you to be without remorse. (3) You were reproved harshly, not gently; that is sufficient for you to be without remorse. (4) You were reproved, in a harmful way, not in a beneficial way; that is sufficient for you to be without remorse.

You were reproved by one harboring hatred, not by one with a mind of loving-kindness; that is sufficient for you to be without remorse.’

  1. Ở đây, này các Hiền giả, tôi thấy có người bị buộc tội phi thời, nhưng phản ứng không đúng thời; có người bị buộc tội phi chơn thạt và có phản ứng không chơn thật; bị buộc tội thô bạo và có phản ứng không nhu hòa; bị buộc tội không liên hệ đến lợi ích và có phản ứng không liên hệ đến lợi ích; bị buộc tội với sân tâm và có phản ứng không có từ tâm.
  2. Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do không cần sắp đặt sám hối: “Tôn giả bị buộc tội phi thời, không đúng thời, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội phi chơn thật, không phải chơn thật, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối”; “Tôn giả bị buộc tôi không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối”.

Tỷ-kheo bị buộc tội một cách phi pháp, có năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối.

 

  1. When a bhikkhu is reproved in a way contrary to the Dhamma, non-remorse should be induced in him in these five ways. “Friends, when a bhikkhu reproves in a way contrary to the Dhamma, remorse should be induced in him in five ways: (1) ‘Friend, you reproved him at an improper time, not at a proper time; that is sufficient for you to feel remorse. (2) You reproved him falsely, not truthfully; that is sufficient for you to feel remorse. (3) You rep ro v ed him harshly, not gently; that is sufficient for you to feel remorse. (4) You reproved him in a harmful way, not in a beneficial way; that is sufficient for you to feel remorse. (5) You reproved him while harboring hatred, not w ith a mind of loving-kindness; that is sufficient for you to feel remorse.’

When a bhikkhu reproves in a way contrary to the Dhamma, remorse should be induced in him in these five ways. For what reason? So that another bhikkhu would not think of reproving falsely.

  1. Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do cần sắp đặt sám hối: “Hiền giả đã buộc tội phi thời, không phải đúng thời, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối”; “Hiền giả đã buộc tội phi chơn, không phải chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối”; “Hiền giả đã buộc tội một cách thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối”; “Tôn giả đã buộc tôi liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối”; “Hiền giả đã buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối”.

Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, này các Hiền giả, có năm lý do này cần phải sắp đặt sám hối. Vì sao? Vì rằng nhờ vậy không một Tỷ-kheo nào khác nghĩ rằng có thể buộc tội phi chơn thật.

 

  1. “Here, friends, I see some person being reproved at a proper time, not disturbed at an improper time; being reproved truthfully, not disturbed falsely; being rep ro ved gently, not disturbed harshly; being reproved in a beneficial way, not disturbed in a harmful way; being reproved by one with a mind of

loving-kindness, not disturbed by one who harbors hatred.

  1. Ở đây, này các Hiền giả, tôi thấy có người bị buộc tội đúng thời, không phản ứng phi thời; bị buộc tội chơn thật, không phản ứng phi chơn thật; bị buộc tội nhu hòa, không phản ứng thô bạo; bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phản ứng không liên hệ đến lợi ích, bị buộc tội với từ tâm, không phản ứng với sân tâm.

 

  1. “Friends, when a bhikkhu is reproved in accordance with the Dhamma, remorse should be induced in him in five ways: (1) ‘Friend, you were reproved at a proper time, not at an improper time; that is sufficient for you to feel remorse. (2) You were reproved truthfully not falsely; that is sufficient for you to feel remorse. (3) You were reproved gently, not harshly; that is sufficient for you to feel remorse. (4) You were reproved in a beneficial way, not in a harmful way; that is sufficient for you to feel remorse. (5) You were reproved by one with a mind of loving-kindness, not by one harboring hatred; that is sufficient for you to feel remorse.’

When a bhikkhu is reproved in accordance with the Dhamma, remorse should be induced in him in these five ways.

  1. Tỷ-kheo, này các Hiền giả, bị buộc tội đúng pháp có năm lý do cần phải sắp đặt sám hối: “Tôn giả bị buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội nhu hòa không thô bạo, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối”; “Tôn giả bị buộc tội với từ tâm, không phải với sân tâm, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối”.

Tỷ-kheo bị buộc tội đúng pháp có năm lý do này, cần phải sắp đặt sám hối.

 

  1. “Friends, when a bhikkhu reproves in accordance with the Dhamma, non-remorse should be induced in him in five ways: (1) ‘Friend, you reproved him at a proper time, not at an improper time; that is sufficient for you to be without remorse. (2) You reproved him truthfully, not falsely; that is sufficient for you to be without remorse. (3) You reproved him gently, not harshly; that is sufficient for you to be without remorse. (4) You reproved him in a beneficial way, not in a harmful way; that is sufficient for you to be without remorse. (5) You reproved him with a mind of loving-kindness, not while harboring hatred; that is sufficient for you to be without remorse.’

When a bhikkhu reproves in accordance with the Dhamma, non-remorse should be induced in him in these five ways. For what reason? So that another bhikkhu would think of reproving about what is true.

  1. Tỷ-kheo, này các Hiền giả, buộc tội đúng pháp có năm lý do để không phải sắp đặt sám hối: “Hiền giả buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối”; “Hiền giả bị buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối”; “Hiền giả bị buộc tội nhu hoà, không phải thô bạo, như vậy vừa đủ để hiền giả không sám hối”; “Hiền giả bị buộc tội không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối”; “Hiền giả bị buộc tội với từ tâm, không với sân tâm, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối”.

Này các Hiền giả, Tỷ-kheo buộc tội đúng pháp, do năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối. Vì sao? Vì nhờ vậy, các Tỷ-kheo khác nghĩ rằng buộc tội cần phải đúng pháp.

 

  1. “Friends, a person who is reproved should be established in two things: in truth and non-anger. If others should reprove me— whether at a proper time or at an improper time; whether about what is true or about what is false; whether gently or harshly; whether in a beneficial way or in a harmful way;

whether with a mind of loving-kindness or while harboring hatred— I should still be established in two things: in truth and non-anger. “If I know: ‘There is such a quality in me.’ I tell him: It exists. This quality is found in me.’ If I know: ‘There is no such quality in me.’ I tell him: Tt doesn’t exist. This quality isn’t found in me.’

  1. Người bị buộc tội, thưa các Hiền giả, cần phải an trú trong hai pháp: chơn thực và bất động. Này các Hiền giả, nếu các người khác buộc tội tôi, đúng thời hay phi thời, chơn thật hay phi chơn thật, nhu hòa hay thô bạo, liên hệ đến lợi ích hay không liên hệ đến lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm, thì cần phải an trú trong hai pháp: Chơn thực và bất động. Nếu tôi biết: “Pháp này có trong tôi”, nếu tôi nghĩ là “có”, tôi sẽ nói: “Pháp này có trong tôi”. Nếu tôi biết: “Pháp này không có trong tôi”, nếu tôi nghĩ là “không có”, tôi sẽ nói: “Pháp này không có trong tôi”.

 

  1. [The Blessed One said:]

– “Sariputta, even when you are speaking to them in such a way, some foolish men here do not respectfully accept what you say.”

  1. Thế Tôn nói:

– Như vậy này Sàriputta, khi Thầy nói như vậy, ở đây có một số người ngu nào không có khả năng nắm được vấn đề?

 

  1. “There are, Bhante, persons devoid of faith who have gone forth from the household life into homelessness, not out of faith but intent on earning a living; they are crafty, hypocritical, deceptive, restless, puffed up, vain, talkative, rambling in their talk, unguarded over the doors of the senses, immoderate

in eating, not intent on wakefulness, indifferent to the ascetic life, not keenly respectful of the training, luxurious and lax, leaders in baicksliding, discarding the duty of solitude, lazy, devoid of energy, muddle-minded, lacking in clear comprehension, unconcentrated, with wandering minds, unwise, stupid.

When I speak to them in such a way, they do not respectfully accept what I say.

“But, Bhante, there are clansmen who have gone forth from the household life into homelessness out of faith, who are not crafty, hypocritical, deceptive, restless, puffed up, vain, talkative, and rambling in their talk; who keep guard over the doors of the senses; who are moderate in eating, intent on wakefulness, intent upon the ascetic life, keenly respectful of the training;

who are riot luxurious and lax; who discard backsliding and take the lead in solitude; who are energetic, resolute, mindful, clearly comprehending, concentrated, w ith one-pointed minds, wise, intelligent. When I speak to them in such a way, they respectfully accept what I say.”

  1. – Bạch Thế Tôn, những người nào không có lòng tin, với mục đích mưu sống, không vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình; sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng; khi con nói như vậy, họ không có khả năng nắm được vấn đề. Nhưng các thiện nam tử, bạch Thế Tôn, vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng. Khi con nói như vậy, các vị này có khả năng nắm giữ vấn đề.

 

  1. “Sariputta, leave alone those people who are devoid of faith and have gone forth from the household life into homelessness, not out of faith but intent on earning a living; who are crafty … unwise, stupid. But, Sariputta, you should speak to those clansmen who have gone forth from the household life into homelessness out of faith, who are not crafty … who are wise, intelligent. Exhort your fellow monks, Sariputta! Instruct your fellow monks, Sariputta, [thinking:] ‘I will cause my fellow monks to emerge from what is contrary to the good Dhamma and will establish them in the good Dhamma.’ Thus, Sariputta, should you train yourself.”
  2. – Này Sàriputta, các người nào không vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng, hãy để họ một bên. Nhưng này Sàriputta, những thiện nam tử, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng, hãy nói chuyện với họ. Hãy giáo giới các vị đồng Phạm hạnh, hãy giảng dạy, này Sàriputta, các vị đồng Phạm hạnh nghĩ rằng: “Sau khi giúp ra khỏi phi diệu pháp, tôi an trú các vị đồng Phạm hạnh trong diệu pháp”. Này Sariputta hãy như vậy học tập.

 

168 (8) Virtuous Behavior – [(VIII) (168) Giới]

 

[This sutta is identical with 5:24, except that it is spoken by Sariputta to the bhikkhus.] [201]

(Ngài Sàriputta nói lại kinh số 24, phẩm III)

 

169 (9) Of Quick Apprehension – [(IX) (169) Ðưa Ðến Biết]

 

  1. Then the Venerable Ananda approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said:
  2. “In what way, friend Sariputta, is a bhikkhu one of quick apprehension concerning wholesome teachings, one who grasps well what he has learned, learns abundantly, and does not forget what he has learned?”

– “The Venerable Ananda is learned, so let him clear this up himself.”

– “Then listen, friend Sariputta, and attend closely I will speak.”

– “Yes, friend,” the Venerable Sariputta replied.

The Venerable Ananda said this:

  1. “Here, friend Sariputta, a bhikkhu is skilled in meaning, skilled in the Dhamma, skilled in language, skilled in phrasing, and skilled in sequence. In this way, friend Sariputta, a bhikkhu is one of quick apprehension concerning wholesome teachings, one who grasps well what he has learned, learns

abundantly, and does not forget what he has learned.”

– “It’s astounding and amazing, friend, how well this has been stated by the Venerable Ananda! We consider the Venerable Ananda to be one who possesses these five qualities: ‘The Venerable Ananda is skilled in meaning, skilled in Dhamma, skilled in language, skilled in phrasing, and skilled in sequence.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Sàriputta:
  2. – Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo mau chóng đi đến hiểu biết đối với thiện pháp, sự nắm giữ của vị ấy là khéo nắm giữ, nắm giữ nhiều và không quên điều đã nắm giữ.

– Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều, mong Tôn giả Ananda hãy nói lên.

– Vậy thưa Hiền giả Sàriputta, hãy khéo tác ý, tôi sẽ nói.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:

  1. Ở đây, thưa Hiền giả Sàriputta, có Tỷ-kheo thiện xảo về ý nghĩa, thiện xảo về pháp, thiện xảo về văn cú, thiện xảo về địa phương ngữ, thiện xảo về liên hệ trước sau. Cho đến như vậy, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo mau chóng đi đến hiểu biết đối với các thiện pháp, sự nắm giữ của vị ấy là khéo nắm giữ, nắm giữ nhiều, và không quên điều đã nắm giữ.

– Thật là vi diệu, thưa Hiền giả! Thật là hy hữu, thưa Hiền giả! Khó nói thay, điều này được Tôn giả Ananda nói lên. Chúng tôi tin rằng Tôn giả Ananda thành tựu năm pháp này. Tôn giả Ananda thiện xảo về nghĩa, thiện xảo về pháp, thiện xảo về văn cú, thiện xảo về địa phương ngữ, thiện xảo về liên hệ trước sau.

 

170 (10) Bhacddaji – [(X) (170) Bhaddaji]

 

  1. On one occasion, the Venerable Ananda was dwelling at Kosambi in Ghosita’s Park. Then the Venerable Bhaddaji approached the Venerable Ananda and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side. The Venerable Ananda then said to him:
  2. “Friend Bhaddaji, what is the foremost of sights? What is the foremost kind of hearing? What is the foremost happiness? What is the foremost perception? What is the foremost among states of existence?”

– “(1) There is, friend, Brahma, the vanquisher, the unvanquished, the universal seer, the wielder of power. Getting to see Brahma is the foremost sight. (2) There are the devas of streaming radiance who are suffused and inundated with happiness. They sometimes utter the inspired utterance: ‘Oh, what happiness! Oh, what happiness!’ Getting to hear that sound is the foremost kind of hearing. (3) There are the devas of refulgent glory. Being happy, they experience very peaceful happiness: this is the foremost happiness. (4) There are the devas

of the base of nothingness: this is the foremost perception. (5) There are the devas of the base of neither-perception-nor-nonperception: this is the foremost state of existence.”

  1. – Thưa Hiền giả Bhaddaji, cái gì là tối thượng trong những điều được thấy? Cái gì là tối thượng trong những điều được nghe? Cái gì là tối thượng trong các lạc? Cái gì là tối thượng trong những điều được tưởng? Cái gì là tối thượng trong các hữu?

– Thưa Hiền giả, có Phạm Thiên, là bậc tối thắng (Tự thắng), là bậc vô địch, bậc biến nhãn, tự tại đối với tất cả loại hữu tình. Thấy Phạm Thiên là tối thượng trong những điều được thấy. Thưa Hiền giả, có chư Thiên Quang Âm tràn đầy và biến mãn an lạc. Khi nào và chỗ nào họ thốt lên lời cảm hứng ngữ: “Ôi sung sướng thay! Ôi sung sướng thay!” Ai nghe tiếng ấy, có là sự nghe tối thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên Biến Tịnh, họ sống thoải mái trong tịch tịnh, họ cảm giác lạc thọ. Ðây là lạc tối thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên đạt được Vô sở hữu xứ. Ðây là tưởng vô thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là hữu tối thượng.

 

  1. “Then does the Venerable Bhaddaji agree with the multitude about this?

– “The Venerable Ananda is learned, so let him clear this up himself.”

– “Then listen, friend Bhaddaji, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, friend,” the Venerable Bhaddaji replied.

The Venerable Ananda said this:

– “(1) In whatever way, friend, one sees such that immediately afterward the destruction of the taints occurs: this is the foremost sight. (2) In whatever way, one hears such that immediately afterward the destruction of the taints occurs: this is the foremost kind of hearing. (3) In whatever way, one is happy such that immediately afterward the destruction of the taints occurs: this is the foremost happiness. (4) In whatever way, one perceives such that immediately afterward the destruction of the taints occurs: this is the foremost perception. (5) In whatever way, one exists such that immediately afterward the destruction of the taints occurs: this is the foremost state of existence.”

  1. – Lời nói của Tôn giả Bhaddaji, đây là lời của quần chúng.

– Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều. Tôn giả Ananda hãy nói lên.

– Vậy này Hiền giả Bhaddaji, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Bhaddaji vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:

– Khi người ta nhìn, này Hiền giả, không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự thấy tối thượng. Khi người ta nghe không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự nghe tối thượng. Khi người ta cảm giác lạc thọ không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là an lạc tối thượng. Khi người ta cảm tưởng không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là tưởng tối thượng. Khi người ta hiện hữu không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là hữu tối thượng.

 

XVIII. The Lay Follower – [XVIII. Phẩm Nam Cư Sĩ]

 

171 (1) Timidity – [(I) (171) Sợ Hãi]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is overcome by timidity. What five? He destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a lay follower is overcome by timidity.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is selfconfident. What five? He abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a lay follower is self-confident.”

  1. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Taị đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ rơi vào sợ hãi. Thế nào là năm? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ rơi vào sợ hãi.

  1. – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ không có sợ hãi. Thế nào là năm? Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ không có sợ hãi.

 

172 (2) Self-Confidence – [(II) (172) Không Sợ Hãi]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower dwells without self-confidence at home. What five? He destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a lay follower dwells without self-confidence at home.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower dwells self-confident at home. What five? He abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Possessing these five qualities, a lay follower dwells self-confident at home.”
  2. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ sống trong gia đình có sự sợ hãi. Thế nào là năm? Sát sanh…đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ sống ở gia đình có sợ hãi.

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ sống trong gia đình không có sợ hãi. Thế nào là năm? Từ bỏ sát sanh…từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ sống ở gia đình không có sợ hãi.

 

273 (3) Hell – [(III) (173) Ðịa Ngục]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is deposited in hell as if brought there. What five? He destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a lay follower is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is deposited in heaven as if brought there. What five? He abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Possessing these five qualities, a lay follower is deposited in heaven as if brought there.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm? Sát sanh…đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là năm? Từ bỏ sát sanh…từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

174 (4) Enmities – [(IV) (174) Sợ Hãi Hận Thù]

 

  1. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
  2. “Householder, without having abandoned five perils and enmities, one is called immoral and is reborn in hell. What five? The destruction of life, taking what is not given, sexual misconduct, false speech, and [indulging in] liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Without having abandoned these five perils and enmities, one is called immoral

and is reborn in hell.

  1. “Householder, having abandoned five perils and enmities, one is called virtuous and is reborn in heaven. What five? The destruction of life … and [indulging in] liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness.

Having abandoned these five perils and enmities, one is called virtuous and is reborn in heaven. ‘

  1. (1) “Householder, one who destroys life thereby engenders peril and enmity pertaining to the present life and the future life, and also experiences mental pain and dejection. One who abstains from the destruction of life does not engender peril and enmity pertaining to the present life and the future life,

nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from the destruction of life, that peril and enmity has thus subsided.

  1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
  2. – Này Gia chủ, ai không đoạn tận năm sợ hãi hận thù, được gọi là ác giới và sanh vào địa ngục. Thế nào là năm? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Này Gia chủ, ai không đoạn tận năm sợ hãi hận thù này, được gọi là ác giới và sanh vào địa ngục.

  1. – Này Gia chủ, ai đoạn tận năm sợ hãi hận thù, được gọi là có giới và sanh lên cõi Trời. Thế nào là năm? Sát sanh, lấy của không cho…đắm say rượu men, rượu nấu.

Này Gia chủ, ai đoạn tận năm sợ hãi hận thù này, được gọi là có giới và sanh lên cõi Trời.

  1. Này Gia chủ, do duyên sát sanh, người sát sanh hiện tại sanh khởi sợ hãi hận thù, đời sau sanh khởi sợ hãi hận thù, tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ sát sanh, hiện tại không sanh khởi sợ hãi hận thù, đời sau không sanh khởi sợ hãi hận thù, tâm không cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, như vậy, sợ hãi hận thù ấy được tịnh chỉ.

 

  1. (2) “Householder, one who takes what is not given … (3) … engages in sexual misconduct … (4) … speaks falsely … (5) … indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, thereby engenders peril and enmity pertaining to the present life and the future life, and also experiences mental

pain and dejection. One who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, does not engender peril and enmity pertaining to the present life and the future life, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, that peril and enmity has thus subsided.”

 

There’s a man in the world who destroys life,

speaks falsely, ahd takes what is not given,

who goes to the wives of others,

and indulges in liquor and wine.

Harboring within the five enmities,

he is called immoral.

With the breakup of the body,

that unwise person is reborn in hell.

 

But there is a man in the world

who does not destroy life,

speak falsely, take what is not given,

go to the wives of others,

or indulge in liquor and wine.

Having abandoned the five enmities,

he is called virtuous.

With the breakup of the body,

that wise person is reborn in heaven.

  1. Này Gia chủ, người lấy của không cho…Này Gia chủ, người có tà hạnh trong các dục…Này Gia chủ, người nói láo…Này Gia chủ, người đắm say rượu men, rượu nấu, do duyên đắm say rượu men, rượu nấu, hiện tại sanh khởi sợ hãi hận thù, đời sau sanh khởi sợ hãi hận thù, tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, hiện tại không sanh khởi sợ hãi hận thù, đời sau không sanh khởi sợ hãi hận thù, tâm không cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy, sợ hãi hận thù ấy được tịnh chỉ.

Ai sát hại sanh linh,
Và nói láo ở đời,
Lấy của cải không cho,
Ði đến vợ người khác,
Và người mãi đắm say,
Uống rượu men, rượu nấu,
Không đoạn năm hận thù,
Ðược gọi là ác giới,
Mạng chung, sanh ác tuệ,
Bị rơi vào địa ngục.

Ai không hại sanh linh,
Không nói láo ở đời,
Không lấy của không cho,
Không đi đến vợ người,
Người nào không đắm say,
Rượu men và rượu nấu,
Ðoạn tận năm hận thù,
Ðược gọi là có giới,
Mạng chung, sanh trí tuệ,
Ðược sanh lên cõi lành.

 

175 (5) Candala – [(V) (175) Kẻ Bị Vất Bỏ]

 

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is a candela of a lay follower, a stain of a lay follower, the last among lay followers. What five?

(1) He is devoid of faith; (2) he is immoral; (3) he is superstitious and believes in auspicious signs, not in kamma; (4) he seeks outside here for a person worthy of offerings; and (5) he first does [meritorious] deeds there.

Possessing these five qualities, a lay follower is a candala of a lay follower,

a stain of a lay follower, the last among lay followers.

  1. “Bhikkhus, possessing five qualities, a lay follower is a gem of a lay follower, a red lotus of a lay follower, a white lotus of a lay follower. What five?

(1) He is endowed with faith; (2) he is virtuous; (3) he is not superstitious and believes in kamma, not in auspicious signs; (4) he does not seek outside here for

a person worthy of offerings; and he first does [meritorious] deeds here. Possessing these five qualities, a lay follower is a gem of a lay follower, a red lotus of a lay follower, a white lotus of a lay follower.”

  1. – Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là kẻ bị vất bỏ khỏi giới nam cư sĩ, là cấu uế cho nam cư sĩ, là tối hạ liệt cho nam cư sĩ. Thế nào là năm?

Không tin; ác giới; đoán tương lai với những nghi lễ đặc biệt; tin tưởng điềm lành; không tin hành động; tìm kiếm ngoài (Tăng chúng) người xứng đáng tôn trọng và tại đấy phục vụ trước.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là kẻ bị vất bỏ khỏi giới nam cư sĩ, là cấu uế cho nam cư sĩ, là tối hạ liệt cho nam cư sĩ.

  1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là hòn ngọc trong giới nam cư sĩ, là hoa sen hồng trong giới nam cư sĩ, là hoa sen trắng trong giới nam cư sĩ. Thế nào là năm?

Có lòng tin; có giới; không đoán tương lai với những nghi lễ đặc biệt; không tin tưởng điềm lành; tin tưởng ở hành động; không tìm kiếm ngoài Tăng chúng người xứng đáng tôn trọng và tại đấy phục vụ trước.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là hòn ngọc trong giới nam cư sĩ, là hoa sen hồng trong giới nam cư sĩ, là hoa sen trắng trong giới nam cư sĩ.

 

176 (6) Rapture – [(VI) (176) Hoan Hỷ] – page 789

 

  1. Then the householder Anathapindika; accompanied by five hundred lay followers, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to the householder Anathapindika. [and his retinue]:
  2. “Householders, you have presented robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick to the Sangha of bhikkhus. You should not be content merely with this much, [thinking]: ‘We have presented robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick to the Sangha of bhikkhus.’

Therefore, householders, you should train yourselves thus:

  1. “How can we from time to time enter and dwell in the rapture of solitude?’ It is in such a way that you should train yourselves.”
  2. Rồi Gia chủ Anàthapindika với khoảng năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
  3. – Này Gia chủ, Ông đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Do vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập như sau:
  4. “Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh”. Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

 

  1. When this was said, the Venerable Sariputta said to the Blessed One:

– “I t’s astounding and amazing, Bhante, how well that was said by the Blessed One. Bhante, whenever a noble, disciple enters and dwells in the rapture of solitude, on that occasion five things do not occur in him. (1) Pain and dejection

connected with sensuality do not occur in him. (2) Pleasure and joy connected with sensuality do not occur in him. (3) Pain and dejection connected w ith the unwholesome do not occur in him. (4) Pleasure and joy connected with the unwholesome do not occur in him. (5) Pain and dejection connected with the wholesome do not occur in him. Bhante, whenever a noble disciple

enters and dwells in the rapture of solitude, on that occasion these five things do not occur in him.”

– “Good, good, Sariputta! Sariputta, whenever a noble disciple enters and dwells in the rapture of solitude … [The Buddha repeats in full the entire statement of the Venerable Sariputta, down to:] … on that occasion these five things do not occur in him.”

  1. Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Khéo nói thay là lời nói này của Thế Tôn: “Này Gia chủ, Ông đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Do vậy, Ông cần phải học tập như sau: “Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh!” Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập”. Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đến và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc không xảy ra: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đến và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc này không xảy ra.

– Lành thay, lành thay, này Sàriputta, trong khi Thánh đệ tử đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự kiện không xảy ra cho người ấy: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Này Sàriputta, trong khi vị Thánh đệ tử đạt đến và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự kiện này không xảy ra cho người ấy.

 

177 (7) Trades – [(VII) (177) Người Buôn Bán]

 

“Bhikkhus, a lay follower should not engage in these five trades. What five? Trading in weapons, trading in living beings, trading in meat, trading in intoxicants, and trading in poisons.

A lay follower should not engage in these five trades.”

  1. – Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc.

Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm.

 

178 (8) Kings – [(VIII) (178) Các Vua]

 

(1) “Bhikkhus, what do you think? Have you ever seen or heard that when a person abandons and abstains from the destruction of life, kings have him arrested on the charge of so abstaining and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands?”

– “Surely not, Bhante.”

– “Good, bhikkhus! I too have not seen or heard of such a thing. But rather, it is when they inform kings of his evil deed, saying: ‘This person has taken the life of a woman or a man, that kings have him arrested on the charge of taking life and

then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands. Have you ever seen or heard of such a case?”

– “We have seen this, Bhante, and we have heard of it, and we will hear of it [in time to come].”

  1. – Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau không: “Người này đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Rồi do nhân từ bỏ sát sanh, các vua bắt người ấy sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Người này đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Rồi do nhân từ bỏ sát sanh, các vua bắt người ấy sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn!” Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: “Người này sát hại sinh mạng của nữ nhân hay nam nhân”. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân sát hại sinh mạng, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Các Thầy có thấy như vậy, hay nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy và nghe như vậy. Và sẽ được nghe như vậy nữa.

 

  1. (2) “Bhikkhus, what do you think? Have you ever seen or heard that when a person abandons and abstains from taking what is not given, kings have him arrested on the charge of so abstaining and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands?”

– “Surely not, Bhante.”

– “Good, bhikkhus! I too have not seen or heard of such a thing. But rather it is when they inform kings of his evil deed, saying: ‘This person has stolen something from the village or forest,’ that kings have him arrested on the charge of stealing and then execute him, imprison him, banish him, or do with

him as the occasion demands. Have you ever seen or heard of such a case?”

– “We have seen this, Bhante, and we have heard of it, and we will hear of it [in time to come],”

  1. – Này các Tỷ-kheo, các Thầy nghĩ thế nào, các Thầy có thấy hay có nghe như sau không: “Người này đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ lấy của không cho, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Người này đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ lấy của không cho, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: “Người này lấy của không cho gọi là ăn trộm, từ làng hay từ khu rừng. Rồi các vua bắt người ấy, do duyên lấy của không cho, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Các Thầy có thấy như vậy, hay nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy và có nghe như vậy. Và sẽ được nghe như vậy nữa.

 

  1. (3) “Bhikkhus, what do you think? Have you ever seen or heard that when a person abandons and abstains from sexual misconduct, kings have him arrested on the charge of so abstaining and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands?”

– “Surely not, Bhante/’

– “Good, bhikkhus! I too have not seen or h eard of such a thing. But rather it is when they inform kings of his evil deed, saying: ‘This man has committed misconduct with someone else’s women and girls, that kings have him arrested on the charge of sexual misconduct and then e xecute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands. Have you ever seen or heard of such a case?”

– “We have seen this, Bhante, and we have heard of it, and we will hear of it [in time to come].’

  1. (4) “Bhikkhus, what do you think? Have you ever seen or heard that when a person abandons and abstains from false speech, kings have him arrested on the charge of so abstaining and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands?”

– “Surely not, Bhante.”

– “Good, bhikkhus! I too have not seen or heard of such a thing. But rather it is when they inform kings of his evil deed, saying: ‘This person has ruined a householder or a householder’s son with false speech, that kings have him arrested on the charge of false speech and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands. Have you ever seen

or heard of such a case?”

– “W e have seen this, Bhante, and we have heard of it, and we will hear of it [in time to come].”

  1. – Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau không: “Người này đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ tà hạnh trong các dục, sát hại, hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Người này đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ tà hạnh trong các dục, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn!” Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: “Người này có tà hạnh với những người đàn bà của người khác, với những thiếu nữ của người khác. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân tà hạnh trong các dục, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Các Thầy có thấy như vậy, hay có nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy và có nghe như vậy. Và sẽ được nghe như vậy nữa.

  1. – Này các Tỷ-kheo, các Thầy nghĩ thế nào, các Thầy có thấy và có nghe như sau không: “Người này đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ nói láo, sát hại, hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Người này đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Rồi các vua chúa bắt người ấy, do nhân từ bỏ nói láo, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: “Người này do nói láo, phá hoại hạnh phúc của người gia chủ hay con người gia chủ”. Rồi các vua bắt người ấy, và do nhân nói láo, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Các Thầy có thấy như vậy hay có nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy và nghe như vậy. Và sẽ được nghe như vậy nữa.

 

(5) “Bhikkhus, what do you think? Have you ever seen or heard that when a person abandons and abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, kings have him arrested on the charge of so abstaining and then execute him, imprison him, banish him, or do with him as the occasion demands?”

– “Surely not, Bhante.”

– “Good, bhikkhus! I too have not seen or heard of such a thing. But rather it is when they inform kings of his evil deed, saying: ‘This person, under the influence of liquor, wine, and intoxicants, has taken the life of a woman or a man; or he has stolen something from a village or a forest; or he has committed

misconduct with someone else’s wom en and girls; or he has ruined a householder or a householder’s son with false speech, that kings have him arrested on the charge of using liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, and then execute him, imprison him, banish him, or do with him

as the occasion demands. Have you ever seen or heard of such a case?”

– “We have seen this, Bhante, and we have heard of it, and we will hear of it [in time to come].”

  1. – Này các Tỷ-kheo, các Thầy nghĩ thế nào, các Thầy có thấy hay có nghe như sau không: “Người này đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, sát hại, bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: “Người này đoạn tận đắm say rượu men rượu nấu. Rồi các vua chúa bắt người ấy, do nhân từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, sát hại, hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: “Người này do đắm say rượu men rượu nấu, lấy của không cho, gọi là ăn trộm từ làng hay từ khu rừng; người này do nhân đắm say rượu men rượu nấu, có tà hạnh đối với những nữ nhân của các người khác, đối với các thiếu nữ của những người khác; người này do nhân đắm say rượu men rượu nấu, nói láo, phá hoại hạnh phúc người gia chủ hay con người gia chủ. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân đắm say rượu men rượu nấu, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn”. Các Thầy có thấy như vậy, có nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy, có nghe như vậy và sẽ được nghe như vậy nữa.

 

179 (9) A Layman – [(IX) (179) Gia Chủ]

 

  1. Then the householder Anathapindika, accompanied by five hundred lay followers, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then addressed the Venerable Sariputta:
  2. “You should know, Sariputta, that any white-robed householder whose actions are restrained by five training rules and who gains at will, without

trouble or difficulty, four pleasant visible dwellings that pertain to the higher mind, might, if he so wished, declare of himself: I am finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; I am finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer

subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’ (1) “What are the five training rules by which his actions

are restrained?

  1. Gia chủ Anàthapindika với khoảng 500 nam cư sĩ đoanh vây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
  2. – Này Sàriputta, Thầy có biết người gia chủ mặc áo trắng nào mà sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: “Ta sẽ đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác”? Sở hành được bảo vệ trong năm học giới nào?

 

  1. Here, Sariputta, a noble disciple abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from liquor, wine, and intoxicants, the basis-for heedlessness.

His actions are restrained by these five training rules. “What are the four pleasant visible dwellings that pertain to the higher mind, which he gains at will, without trouble or difficulty?

  1. (2) “Here, the noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. This is the first pleasant visible dwelling that pertains to the higher mind, which he has achieved for the purification of, the impure mind, for the cleansing of the unclean mind.
  2. Ở đây, này Sàriputta, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Sở hành được bảo vệ trong năm học giới này.

Vị ấy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú nào?

  1. Ở đây, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ nhất đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

 

  1. (3) “Again, the noble disciple possesses unwavering confidence in the Dhamma thus: The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise. This is the second pleasant visible dwelling that pertains to the higher mind, which he has achieved for the purification

of the impure mind, for the cleansing of the unclean mind.

  1. (4) “Again, the noble disciple possesses unwavering confidence in the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individual— this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world. This is the third pleasant visible dwelling that pertains to the higher mind, which he has achieved for the purification of the impure mind, for the cleansing of the unclean mind.
  2. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được kẻ trí tự mình giác hiểu”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ hai đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
  3. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

 

  1. (5) “Again, the noble disciple possesses the virtuous behavior loved by the noble ones, unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. This is the fourth pleasant visible dwelling that pertains to the higher mind, which he has achieved for the purification of the impure mind, for the cleansing of the unclean mind.

“These are the four pleasant visible dwellings that pertain to the higher mind, which he gains at will, without trouble or difficulty.

  1. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu giới được bậc Thánh ái kính, không có bể vụn, không bị sứt mẻ, không tì vết, không ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, làm cho an lạc, hướng đến Thiền định. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú này được chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

 

  1. “You should know, Sariputta, that any white-robed householder whose actions are restrained by these five training rules and who gains at will, without trouble or difficulty, these four pleasant visible dwellings that pertain to the higher mind, might, if he so wished, declare of himself: I am finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; I am finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.”

 

Having seen the peril in the hells,

one should avoid evil deeds;

having undertaken the noble Dhamma,

the wise one should avoid them.

To the utmost of one’s ability,

one should not injure living beings;

one should not knowingly speak falsely;

one should not take what is not given.

One should be content with one’s own wives,

and should refrain from the wives of others.

A person should not drink wine and liquor,

which cause mental confusion.

One should recollect the Buddha

and ponder on the Dhamma.

One should develop, a benevolent mind,

which leads to the world of the devas.

When things to be given are available,

for one needing and wanting merit

an offering becomes vast

if first given to the holy ones.

I will describe the holy ones,

Sariputta, listen to me.

Among cattle of any sort,

whether black, white, red, or golden,

mottled, uniform, or pigeon-colored,

the tamed bull is born,

the one that can bear the load,

possessing strength, advancing with good speed.

They yoke the burden just toihim;

they are not concerned about his color.

So too, among human beings

it is in any kind of birth—

among khattiyas, brahmins, vessas,

suddas, candalas, or scavengers—

among people of any sort

that the tamed person of good manners is born:

one firm in Dfiamma, virtuous in conduct,

truthful in speech, endowed with moral shame;

one who has abandoned birth and death,

consummate in the spiritual life,

with the burden dropped, detached,

who has done his task, free of taints;

who has gone beyond all things [of the world]

and by non-clinging has reached nibbana:

an offering is truly vast

when planted in that spotless field.

Fools devoid of understanding,

dull-witted, unlearned,

do not attend on the holy ones

but give their gifts to those outside.

Those, however, who attend on the holy ones,

on the wise ones esteemed as sagely,

and those whose faith in the Fortunate One

is deeply rooted and well established,

go to the world of the devas

or are born here in a good family.

Advancing in successive steps,

those wise ones attain nibbana.

  1. Này Sàriputta, người gia chủ mặc áo trắng nào mà Thầy biết sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú; nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: “Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác”.

Thấy sợ hãi địa ngục,
Hãy tránh xa điều ác,
Khéo chấp nhận Chánh pháp,
Bậc Hiền trí tránh xa,
Không hại các chúng sanh,
Những vật có nỗ lực,
Biết không có nói láo,
Không lấy của không cho,
Tự bằng lòng vợ mình,
Tránh xa vợ người khác,
Người biết không uống rượu,
Khiến tâm trí mê loạn,
Hãy tùy niệm đến Phật,
Hãy tùy niệm đến Pháp,
Hãy tu tâm không sân,
Hãy tu tâm nhiêu ích,
Ðể xứng đáng được sanh,
Cảnh giới các chư Thiên,
Cầu công đức lợi ích,
Hãy cung cấp vật thí,
Trước thí bậc Chí thiện,
Mới mong có quả lớn,
Này Sàriputta,
Ta sẽ nói cho Thầy,
Các bậc Chí thiện ấy,
Thầy hãy lắng nghe Ta,
Như trong một đàn bò,
Có con đen, trắng, đỏ,
Màu hung hay có đốm,
Có con màu bồ câu,
Dầu con bò màu gì,
Kiếm được con bò thuần,
Con vật kéo sức mạnh,
Ðẹp, lanh và hăng hái,
Mặc kệ nó màu gì,
Liền mắc vào gánh nặng,
Cũng vậy, giữa loài Người,
Dầu có sinh chỗ nào,
Hoàng tộc, Bà-la-môn,
Thương gia hay nô bộc,
Kẻ không có giai cấp,
Hay hạ cấp đổ phân,
Giữa những người như vậy,
Ai điều phục, thuần thục,
Ngay thẳng, đủ giới đức,
Nói thực, biết tàm quý,
Sanh tử đã đoạn tận,
Phạm hạnh được vẹn toàn,
Gánh nặng đã hạ xuống,
Không còn bị trói buộc,
Việc cần làm đã làm,
Không còn bị lậu hoặc,
Ðã đến bờ bên kia,
Không chấp trước tịch tịnh,
Phước điền ấy vô cấu,
Quả lớn đáng cúng dường.
Những kẻ ngu không biết,
Thiếu trí, ít nghe nhiều,
Chỉ bố thí bên ngoài,
Không đến gần kẻ thiện,
Những ai gần kẻ thiện,
Có tuệ, tôn bậc Hiền,
Họ tin bậc Thiện Thệ,
An trú tận gốc rễ,
Sanh Thiên hay ở đây,
Ðược sanh gia đình tốt,
Bậc trí tuần tự tiến,
Chứng được cảnh Niết-bàn.

 

180 (10) Gavesi – [(X) (180) Gavesì, Người Tầm Cầu]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus. Then, while traveling along the highway, the Blessed One saw a large sal-tree grove in a certain place. He left the highway, entered the sal-tree grove, and smiled when he reached a certain place. Then it occurred to che Venerable Ananda: “Why did the Blessed One smile? Tathagatas do not smile without a reason.” Then the Venerable Ananda said to the Blessed One:

– “Why, Bhante, did the Blessed One smile? Tathagatas do not smile without a reason.”

  1. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đang đi trên đường, Thế Tôn thấy một chỗ có khóm rừng cây sàla to lớn; thấy vậy, Ngài bước xuống đường, đi đến khóm rừng cây sàla ấy, đi sâu vào rừng sàla ấy, và tại một địa điểm, Ngài mỉm cười. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ: “Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn tỏ lộ mỉm cười? Không phải không có duyên cớ, các Như Lai tỏ lộ mỉm cười”. Rồi Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn tỏ lộ mỉm cười? Không phải không có duyên cớ, các Như Lai tỏ lộ mỉm cười.

 

  1. “In the past, Ananda, in this place there was an affluent, prosperous, well-populated city, one teeming with people. Now the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One Kassapa lived in dependence on that city. The Blessed One Kassapa had a lay follower named Gavesi who had not fulfilled virtuous behavior. And Gavesi taught and guided five hundred lay followers

who had not fulfilled virtuous behavior. (1) ‘Then, Ananda, it occurred to Gavesi: I am the benefactor, the leader, and the guide of these five hundred lay followers, yet neither I myself nor these five hundred lay followers have

fulfilled virtuous behavior. Thus, we are on the same level, and I am not the least bit better. Let me surpass them. “Then Gavesi approached the five hundred lay followers and said to them: ‘From today on, you should consider me to be one fulfilling virtuous behavior.

  1. – Thuở xưa, này Ananda, tại địa điểm này, có một thành phố phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Tại thành phố ấy, này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở gần đây. Này Ananda, Gavesì là một nam cư sĩ của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nhưng giữ giới không được viên mãn. Rồi này Ananda, có khoảng 500 nam cư sĩ được cư sĩ Gavesì thuyết pháp và khích lệ, các người này giữ giới luật không được viên mãn. Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì suy nghĩ như sau: “Ta giúp đỡ rất nhiều 500 vị nam cư sĩ này. Ta đi trước, ta khích lệ họ, nhưng ta giữ giới luật không được viên mãn. Như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn”. Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 nam cư sĩ ấy như sau: “Này các Tôn giả, bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ thọ trì viên mãn trong các giới luật “.

 

Then it occurred to those five hundred lay followers: ‘Master Gavesi is our benefactor, leader, and guide. Now Master Gavesi will fulfill virtuous behavior.

Why shouldn’t we do so too?’ “Then those five hundred lay followers approached Gavesi and said to him: ‘From today onward let. Master Gavesi consider us to be fulfilling virtuous behavior.

Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Gavesì đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước, đã khích lệ chúng ta. Tôn giả Gavesì sẽ gìn giữ viên mãn trong các giới luật. Tại sao chúng ta lại không như vậy?”. Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesì; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: “Bắt đầu từ hôm nay, thưa Tôn giả Gavesì, chúng tôi sẽ thọ trì viên mãn trong các giới luật”.

 

(2) “Then, Ananda, it occurred to the lay follower Gavesi: I am the benefactor, leader, and guide of these five hundred lay followers. Now I am fulfilling virtuous behavior, and so too are these five hundred lay followers. Thus, we are on the same level, and I am not the least b it better. Let me surpass them.’

“Then Gavesi approached the five hundred lay followers and said to them: ‘From today on, you should consider me to be celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.’

Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì suy nghĩ như sau: “Ta giúp đỡ rất nhiều cho 500 nam cư sĩ này, ta đi trước, ta khích lệ họ. Và năm trăm nam cư sĩ này gìn giữ viên mãn trong các giới luật, như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn”. Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 vị nam cư sĩ ấy như sau: “Bắt đầu từ ngày hôm nay, này các Tôn giả, ta sẽ thọ trì Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt”.

 

Then it occurred to those five hundred lay followers: ‘Master Gavesi is our benefactor, leader, and guide. Now Master Gavesi will be celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.

Why shouldn’t we do so too?’ “Then those five hundred lay followers approached Gavesi and said to him: ‘From today onward let Master Gavesi consider us to be celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse,

the common persons practice.’

Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Gavesì giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Và Tôn giả Gavesì sẽ hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Tại sao chúng ta lại không như vậy?”. Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesì; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: “Bắt đầu từ hôm nay, thưa Tôn giả Gavesì, chúng tôi sẽ thọ trì Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ”.

 

(3) “Then, Ananda, it occurred to the lay follower Gavesi: ‘I am the benefactor, leader, and guide of these five hundred lay followers. Now I am fulfilling virtuous behavior, and so too are these five hundred lay followers. I am celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s

practice, and so too are these five hundred lay followers. Thus, we are on the same level, and I am not the least bit better. Let me surpass them.’

“Then Gavesi approached the five hundred lay followers and said to them: ‘From today on, you should consider me to be eat once a day, refraining from a night meal, abstaining from eating outside the proper time.

Rồi nam cư sĩ Gavesì suy nghĩ như sau: “Ta giúp đỡ rất nhiều cho 500 nam cư sĩ này, ta đi trước, ta khích lệ họ. Ta giữ gìn viên mãn trong các giới luật, 500 nam cư sĩ này giữ gìn viên mãn trong các giới luật. Và ta hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Và 500 nam cư sĩ này hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hạ liệt. Như vậy là đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn”. Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì đi đến 500 nam cư sĩ ấy; sau khi đến, nói với 500 vị nam cư sĩ ấy như sau: “Bắt đầu từ ngày hôm nay, này các Tôn giả, ta sẽ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời”.

 

Then it occurred to those five hundred lay followers: ‘Master Gavesi is our benefactor, leader, and guide. Now Master G avesi eats once a day, refraining from a night meal, abstaining from eating outside the proper time. Why shouldn’t we do so too?’ “Then those five hundred lay followers approached Gavesi and said to him: ‘From today onward let Master Gavesi consider us to be eating once a day, refraining from a night meal, abstaining from eating outside the proper time.’

Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Gavesì giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Tôn giả Gavesì sẽ ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Tại sao chúng ta lại không như vậy?”. Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến nam cư sĩ Gavesì; sau khi đến, nói với nam cư sĩ Gàvesi: “Bắt đầu từ hôm nay, thưa Tôn giả Gavesì, 500 nam cư sĩ này sẽ thọ trì ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời”.

 

(4) “Then, Ananda, it occurred to the lay follower Gavesi: ‘I am the benefactor, leader, and guide of these five hundred lay followers. Now I am fulfilling virtuous behavior, and so too are these, five hundred lay followers. I am celibate, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s

practice, and so too are these five hundred lay followers. I eat once a day, refraining from a night meal, abstaining from eating outside the proper time, and so too do these five hundred lay followers. Thus, we are on the same level, and I am not the least bit better. Let me surpass them.’ “Then Gavesi approached the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One Kassapa, and said to him:

  1. Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì suy nghĩ như sau: “Ta giúp đỡ cho 500 nam cư sĩ này rất nhiều. Ta đã đi trước và khích lệ họ. Nay ta giữ gìn viên mãn trong các giới luật, 500 nam cư sĩ này giữ gìn viên mãn trong các giới luật. Ta hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ, 500 nam cư sĩ này hành Phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Ta ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. 500 nam cư sĩ này cũng ăn mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Như vậy là có sự đồng đẳng giống nhau, không có gì trội hơn, nhiều hơn. Vậy ta hãy làm cái gì trội hơn, nhiều hơn”. Rồi này Ananda, Tôn giả Gavesì đi đến Thế Tôn Kassapa; bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến, bạch với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

 

– ‘Bhante, may I obtain the going forth and full ordination under the Blessed One?’

The lay follower Gavesi obtained the going forth and full ordination under the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One Kassapa. Soon after his full ordination, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, the bhikkhu Gavesi realized for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the

household life into homelessness, and having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’

And the bhikkhu Gavesi became one of the arahants. “Then, Ananda, it occurred to those five hundred lay followers: ‘Master Gavesi is our benefactor, leader, and guide. Now Master Gavesi, having shaved off his hair and beard and

put on ochre robes, has gone forth from the household life into homelessness. Why shouldn’t we do so too?’ “Then those five hundred lay followers approached the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One Kassapa, and said to him:

– Bạch Thế Tôn, hãy cho con xuất gia với Thế Tôn, hãy cho con thọ đại giới”.

Rồi này Ananda, nam cư sĩ Gavesì được xuất gia với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được thọ đại giới. Ðược thọ đại giới không bao lâu này Ananda, Tỷ-kheo Gavesì sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần và không bao lâu, vị này chứng được mục đính tối cao mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, vị này ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú. Và vị ấy xác chứng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các điều nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Và này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo Gavesì giúp đỡ chúng ta rất nhiều, đã đi trước và khích lệ chúng ta. Nay Tôn giả Gavesì đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tại sao chúng ta lại không như vậy?” Rồi này Ananda, 500 nam cư sĩ ấy đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

 

– ‘Bhante, may we obtain the going forth and full ordination under the Blessed One?’

Then those five hundred lay followers obtained the going forth and full ordination under the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One Kassapa. (5) “Then, Ananda, it occurred to the bhikkhu Gavesi: I obtain at will, without trouble or difficulty, the unsurpassed bliss of liberation. Oh, that these five hundred bhikkhus could obtain at will, without trouble or difficulty, the unsurpassed bliss of liberation!’ Then, Ananda, dwelling each alone, withdrawn,

heedful, ardent, and resolute, in no long time those five hundred bhikkhus realized for themselves with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, they dwelled in it. They directly knew: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’

– “Bạch Thế Tôn, hãy cho chúng con xuất gia với Thế Tôn, cho chúng con thọ đại giới”.

Và này Ananda, năm trăm nam cư sĩ ấy được xuất gia với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được thọ đại giới. Rồi này Ananda, Tỷ-kheo Gavesì suy nghĩ như sau: “Ta đã chứng minh được vô thượng giải thoát này không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức. Mong rằng 500 vị Tỷ-kheo ấy có thể chứng minh được vô thượng giải thoát này không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức”. Rồi này Ananda, 500 vị Tỷ-kheo ấy sống an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, không bao lâu, các vị ấy chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, các vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú. Và các vị ấy xác chứng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc phải làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

  1. “Thus, Ananda, those five hundred bhikkhus headed by Gavesi, striving in successively higher and more sublime ways, realized the unsurpassed bliss of liberation. Therefore, Ananda, you should train yourselves thus:
  2. “Striving in successively higher and more sublime ways, we will realize

the unsurpassed bliss of liberation. Thus, Ananda, should you train yourselves.”

  1. Như vậy, này Ananda, 500 vị Tỷ-kheo ấy, do Gavesì cầm đầu, trong khi tinh tấn đạt đến những gì cao hơn nữa, những gì tối thắng hơn nữa, đã chứng ngộ vô thượng giải thoát. Do vậy, này Ananda, cần phải học tập như sau:
  2. “Hãy tinh tấn để đạt đến những gì cao hơn nữa, tối thắng hơn nữa, chúng ta sẽ chứng ngộ vô thượng giải thoát”.

Như vậy, này Ananda, các Thầy cần phải học tập.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1318.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-v-nam-phap-xiii-pham-benh-pham-13-18/