09a. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Chín Pháp – Phẩm 01 – 03 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The First Fifty

I. Enlightenment – [I. Phẩm Chánh Giác]

 

1 (1) Enlightenment – [(I) (1) Chánh Giác]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!” – “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One

said this:

  1. “Bhikkhus, wanderers of other sects may ask you: ‘What, friends, is the proximate cause for the development of the aids to enlightenment?’ If you are asked thus, how would you answer them?”

– “Bhante, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Then listen, bhikkhus, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. – Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

  1. – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: “Thưa chư Hiền, các pháp chánh giác phần lấy gì làm sở y để tu tập?”

Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như thế nào?

– Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Thật lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, if wanderers of other sects should ask you: ‘What, friends, is the proximate cause for the development of the aids to enlightenment?’ you should answer them as follows. (1) “‘Here, friends, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades. This is the first proximate cause for the development of the aids to enlightenment.
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: “Thưa chư Hiền, các pháp chánh giác phần, lấy gì làm sở y để tu tập?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Ở đây, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này chư Hiền, đây là sở y thứ nhất để tu tập các pháp chánh giác phần”.

 

  1. (2) “‘Again, friends, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. This is the second proximate cause …
  2. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo có giới, sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Này chư Hiền, đây là sở y thứ hai để tu tập các pháp chánh giác phần.

 

  1. (3) “‘Again, friends, a bhikkhu gets to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart, that is, talk on fewness of desires, on contentment, on solitude, on not getting bound up [with others], on arousing energy, on virtuous behavior, on concentration, on wisdom, on liberation, on the knowledge and vision of liberation. This is the third proximate cause …
  2. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo có định, câu chuyện này có khả năng đoạn giảm hướng thượng đưa đến tâm được rộng mở như luận về ít dục, luận về biết đủ, luận về viễn ly, luận về không tụ hội, luận về tinh tấn tinh cần, luận về giới, luận về định, luận về tuệ, luận về giải thoát, luận về giải thoát tri kiến, những câu chuyện như vậy, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Này chư Hiền, đây là sở y thứ ba để tu tập các pháp chánh giác phần.

 

  1. (4) “‘Again, friends, a bhikkhu has aroused energy, for abandoning

unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. This is the fourth proximate cause …

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để thành tựu các pháp thiện, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Này chư Hiền, đây là sở y thứ tư để tu tập các pháp chánh giác phần.

 

  1. (5) ‘”Again, friends, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. This is the fifth proximate cause for the development of the aids to enlightenment.’
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh và diệt, với Thánh thể nhập (quyết trạch) đi đến con đường đoạn tận khổ đau. Này chư Hiền, đây là sở y thứ năm để tu tập các pháp chánh giác phần.

 

  1. “When, bhikkhus, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will be virtuous, one who dwells restrained by the Patimokkha … will train in them.

“When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will get to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart, that is, talk on fewness of desires … on the knowledge and vision of liberation. “When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will arouse energy for abandoning unwholesome qualities … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. “When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will be wise, possessing the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.

“Having based himself on these five things, the bhikkhu should develop further [another] four things. (6) [The perception of] unattractiveness should be developed to abandon lust. (7) Loving-kindness should be developed to abandon ill will. (8) Mindfulness of breathing should be developed to cut

off thoughts, (9). The perception of impermanence should be developed to eradicate the conceit ‘I am.’ When one perceives impermanence, the perception of non-self is stabilized. One who perceives non-self eradicates the conceit ‘I am.’ [which is] nibbana in this very life.”

  1. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, thời được chờ đợi như sau: sẽ giữ giới, sẽ sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, thời được chờ đợi như sau: Câu chuyện này có khả năng đoạn giảm, đưa đến tâm rộng mở, như luận về ít dục… những câu chuyện như vậy, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, thời được chờ đợi như sau: sẽ sống tinh cần tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện… trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, thời được chờ đợi như sau: sẽ có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh và diệt, với Thánh thể nhập đi đến con đường chơn chánh đoạn tận khổ đau.

Và này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo ấy đã trú trong năm pháp này, bốn pháp nữa cần phải tu tập. Cần phải tu tập tưởng bất tịnh để đoạn tận tham ái, cần phải tu tập từ tâm để đoạn tận sân, cần phải tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra để cắt đứt tầm, cần phải tu tập tưởng vô thường để phá hoại ngã mạn. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo có tưởng vô thường, tưởng vô ngã được an trú; với Tỷ-kheo có tưởng vô ngã, ngã mạn bị phá hoại, ngay trong hiện tại, đạt được Niết-bàn.

 

2 (2) Support – [(II) (2) Y Chỉ]

 

  1. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “It is said, Bhante:

– ‘Equipped with supports, equipped with supports.’ In what way is a bhikkhu equipped with supports?”

  1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Ðầy đủ y chỉ, đầy đủ y chỉ, bạch Thế Tôn, được nói lên như vậy. Bạch Thế Tôn cho đến như thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ y chỉ?

 

  1. (1) “If, bhikkhu, supported by faith, a bhikkhu abandons the unwholesome and develops the wholesome, the unwholesome is indeed abandoned by him. (2) If, supported by a sense of moral shame … (3) … supported by moral dread … (4) … supported by energy … (5) … supported by wisdom, a bhikkhu abandons the unwholesome and develops the wholesome, that unwholesome is indeed abandoned by him. A bhikkhu has abandoned and well abandoned the unwholesome when he has abandoned it by seeing it with noble wisdom. “Basing himself on these five things, that bhikkhu should rely on four things. What four?
  2. – Nếu Tỷ-kheo y chỉ lòng tin, đoạn tận bất thiện tu tập thiện, như vậy, với vị ấy, bất thiện được đoạn tận. Nếu Tỷ-kheo y chỉ tàm (xấu hổ)… nếu Tỷ-kheo y chỉ sợ hãi… nếu Tỷ-kheo y chỉ tinh tấn… nếu Tỷ-kheo y chỉ trí tuệ, đoạn tận bất thiện, tu tập thiện, như vậy với vị ấy, bất thiện được đoạn tận. Như vậy Tỷ-kheo ấy đã đoạn tận, đã khéo đoạn tận bất thiện, khi bất thiện ấy được thấy với Thánh trí tuệ và được đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, sau khi Tỷ-kheo ấy an trú trong năm pháp này, có bốn pháp nữa vị ấy phải y chỉ. Thế nào là bốn?

 

  1. Here, (6) having reflected, a bhikkhu uses some things; (7) having reflected, he patiently endures some things; (8) having reflected, he avoids some things; and (9) having reflected, he dispels some things. “It is in this way, bhikkhu, that a bhikkhu is equipped with supports.”
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi cân nhắc (ước lượng), thực hành một sự, sau khi cân nhắc, kham nhẫn một sự, sau khi cân nhắc, từ bỏ một sự, sau khi cân nhắc, trừ sạch một sự. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ y chỉ.

 

3 (3) Meghiya – [(III) (3) Tôn Gỉa Meghiya]

 

  1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Calika on Mount Calika. Now on that occasion, the Venerable Meghiya was the Blessed One’s attendant. Then the Venerable Meghiya approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to him:

– “Bhante, I would like to enter Jantugama for alms.”

– “You may do so, Meghiya, at your own convenience.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Càlikà, tại núi Càlikà. Lúc bấy giờ, Tôn giả Meghiya là người thị giả Thế Tôn. Rồi Tôn giả Meghiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Tôn giả Meghiya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con muốn đi vào làng Jantu để khất thực.

– Này Meghiya, nay Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời.

 

  1. Then, in the morning, the Venerable Meghiya dressed, took his bowl and robe, and entered Jantugama for alms. When he had walked for alms in Jantugama, after his meal, on returning from his alms round, he went to the bank of the Kimikala River. As he was walking and wandering around for exercise along the bank of the Kimikala River, the Venerable Meghiya saw

a lovely and delightful mango grove. It occurred to him: “This mango grove is truly lovely and delightful, suitable for the striving of a clansman intent on striving. If the Blessed One permits me, I will come back to this mango grove to strive.”

  1. Rồi Tôn giả Meghiya vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào làng Jantu để khất thực. Sau khi khất thực ở làng Jantu xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến bờ sông Kimikàlà, trong khi bộ hành, đi bách bộ qua lại trên bờ sông Kimikàla, Tôn giả Meghiya thấy một rừng xoài đẹp đẽ khả ái. Thấy vậy Tôn giả suy nghĩ: “Rừng xoài này thật là đẹp đẽ khả ái. Vậy thật là vừa đủ để cho thiện nam tử ưa thích tinh cần để tinh cần, và nếu Thế Tôn chấp thuận, ta sẽ đi đến rừng xoài này để tinh cần”.

 

  1. Then the Venerable Meghiya: approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “This morning, Bhante, I dressed, took my bowl and robe, and entered Jantugama for alms [All as above, but in the first

person.] … I thought: ‘This mango grove is truly lovely and delightful, suitable for the striving of a clansman intent on striving. If the Blessed One permits me, I will go back to that mango grove to strive.’ So, if the Blessed One would permit me, I will go back to that mango grove to strive.”

– “As we are alone, Meghiya, wait until another bhikkhu comes along.”

  1. Rồi Tôn giả Meghiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên. Tôn giả Meghiya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, ở đây vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát và đi vào làng Jantu để khất thực. Ði khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, con đi đến bờ sông Kimikàlà. Bạch Thế Tôn, khi con bộ hành, đi bách bộ qua lại trên bờ sông Kimikàlà, con thấy một rừng xoài đẹp đẽ khả ái. Thấy vậy, con suy nghĩ như sau: “Rừng xoài này thật đẹp đẽ, khả ái. Vậy thật là vừa đủ cho thiện nam tử ưa thích tinh cần để tinh cần, và nếu Thế Tôn chấp thuận ta, ta sẽ đi đến rừng xoài ấy để tinh cần”.

– Hãy chờ đợi này Meghiya cho đến khi một Tỷ-kheo khác có mặt, vì chúng ta chỉ có một mình.

 

  1. A second time the Venerable Meghiya said to the Blessed One:

– “Bhante, for the Blessed One there is nothing further to be done and no [need to] increase what has been done. But, Bhante, I have something further to be done and [need to] increase what has been done. If the Blessed One would permit me, I will go back to that mango grove to strive.”

– “As we are alone, Meghiya, wait until another bhikkhu comes along.”

  1. A third time the Venerable Meghiya said to the Blessed One:

– “Bhante, for the Blessed One there is nothing further to be done and no [need to] increase what has been done. But, Bhante, I have something further to be done and [need to] increase what has been done. If the Blessed One would permit me, I will go back to that mango grove to strive.”

– “Since you speak of striving, Meghiya, what can I say to you? You may go at your own convenience.”

  1. Lần thứ hai, Tôn giả Meghiya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn không có gì nữa cần phải làm thêm, không có cái gì cần phải làm thêm vào sự việc đã làm. Còn con, bạch Thế Tôn, có sự việc cần phải làm thêm, còn có việc cần phải làm thêm vào sự việc đã làm. Nếu Thế Tôn chấp thuận con, con sẽ đi đến rừng xoài ấy để tinh cần.

– Hãy chờ đợi này Maghiya, cho đến khi một Tỷ-kheo khác có mặt, vì chúng ta chỉ có một mình.

  1. Lần thứ ba, Tôn giả Meghiya bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không có gì nữa cần phải làm thêm, không có cái gì cần phải thêm vào sự việc đã làm. Nếu Thế Tôn chấp thuận con, con sẽ đi đến rừng xanh xoài ấy để tinh cần.

– Này Meghia, khi Thầy đã nói tinh cần, thời chúng ta có thể còn nói gì nữa? Vậy này Meghiya, nay Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời.

 

  1. Then the Venerable Meghiya rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and went to the mango grove. He entered and sat down at the foot of a tree to pass the day. Then, while the Venerable Meghiya was dwelling in that mango grove, three kinds of bad unwholesome thoughts frequently occurred to him: sensual

thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. It then occurred to him: “This is truly astounding and amazing! I have gone forth out of faith from the household life into homelessness, yet I am still stalked by these three kinds of bad unwholesome thoughts: sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming.”

  1. Rồi Tôn giả Meghiya từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, ra đi đến rừng xoài ấy, sau khi đến, đi sâu vào rừng xoài, rồi ngồi nghỉ ban ngày dưới một gốc cây. Trong khi Tôn giả Meghiya trú trong rừng ấy, phần lớn ba ác bất thiện tầm hiện hành, tức là dục tầm, sân tầm và hại tầm. Rồi Tôn giả Meghiya suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay. Ta vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng ba ác bất thiện tầm này xâm nhập tức là dục tầm, sân tầm, hại tầm”.

 

  1. Then the Venerable Meghiya approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said: “Here, Bhante, while I was dwelling in that mango grove, three kinds of bad unwholesome thoughts frequently occurred to me: sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. It then occurred to me: ‘This is truly astounding and amazing! I have gone forth out of faith from the household life into homelessness, yet I am still stalked by these three kinds of bad unwholesome thoughts: sensual thoughts, thoughts of ill will,

and thoughts of harming.’’’

– “Meghiya, when liberation of mind has not matured, five things lead to its maturation. What five?

  1. Rồi Tôn giả Meghiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Meghiya bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, khi con sống tại rừng xoài ấy, ba ác bất thiện tầm hiện hành, tức là dục tầm, sân tầm, hại tầm. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng ba ác bất thiện tầm này xâm nhập, tức là dục tầm, sân tầm, hại tầm”.

– Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, năm pháp đưa đến thuần thục. Thế nào là năm?

 

  1. (1) “Here, Meghiya, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades. When liberation of mind has not matured, this is the first thing that leads to its maturation.
  2. Ở đây, này Meghiya, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ nhất đưa đến thuần thục.

 

  1. (2) “Again, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. When liberation of mind has not matured, this is the second thing that leads to its maturation.
  2. Lại nữa, này Meghiya, Tỷ-kheo có giới, sống được bảo vệ sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ hai đưa đến thuần thục.

 

  1. (3) “Again, a bhikkhu gets to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart, that is, talk on fewness of desires, on contentment, on solitude, on not getting bound up [with others], on arousing energy, on virtuous behavior, on concentration, on wisdom, on liberation, on the knowledge and vision of liberation. When liberation of mind has not matured, this is the third thing that leads to its maturation.
  2. Lại nữa, này Meghiya, câu chuyện này có khả năng đoạn giảm (hướng thượng) đưa đến tâm được rộng mở, như luận về ít dục, luận về biết đủ, luận về viễn ly, luận về không tụ hội, luận về tinh tấn tinh cần, luận về giới, luận về định, luận về tuệ, luận về giải thoát, luận về giải thoát tri kiến. Những câu chuyện như vậy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ ba đưa đến thuần thục.

 

  1. (4) “Again, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. When liberation of mind has not matured, this is the fourth thing that leads to its maturation.
  2. Lại nữa, này Meghiya, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để được đầy đủ các pháp thiện, nỗ lực, kiên trì không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ tư đưa đến thuần thục.

 

  1. (5) “Again, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads, to the complete destruction of suffering. When liberation of mind has not matured, this is the fifth thing that leads to its maturation.
  2. Lại nữa, này Meghiya, có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh và diệt, với Thánh thể nhập đi đến con đường đoạn tận khổ đau. Này Meghiya, với tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ năm đưa đến thuần thục.

 

  1. “When, Meghiya, a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will be virtuous, one who dwells restrained by the Patimokkha … will train in them.

“When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will get to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart, that is, talk on fewness of desires … on the knowledge and vision of liberation.

“When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will arouse energy for abandoning unwholesome qualities … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. “When a bhikkhu has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will be wise, possessing the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. “Having based himself on these five things, the bhikkhu

should develop further [another] four things: (6) [The perception of] unattractiveness should be developed to abandon lust. (7) Loving-kindness should be developed to abandon ill will. (8) Mindfulness of breathing should be developed to cut off thoughts. (9) The perception of impermanence should be

developed to eradicate the conceit ‘I am’. When one perceives impermanence, the perception of non-self is stabilized. One who perceives non-self eradicates the conceit ‘I am ’ [which is] nibbana in this very life.”

  1. Này Meghiya, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, được chờ đợi như sau: sẽ sống có giới, được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Này Meghiya, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, được chờ đợi như sau: Câu chuyện này có khả năng đoạn giảm (hướng thượng) như luận về ít dục… Những câu chuyện như vậy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Này Meghiya, với Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ sống tinh cần tinh tấn… không từ bỏ trách nhiệm trong các thiện pháp. Này Meghiya, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ có trí tuệ… chơn chánh đoạn tận khổ đau. Và này Meghiya, khi Tỷ-kheo ấy đến trú trong năm pháp này, bốn pháp nữa cần phải tu tập: tu tập tưởng bất tịnh để đoạn tận tham ái, tu tập từ bi để đoạn tận sân, tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra để cắt đứt tầm, tu tập tưởng vô thường để phá hoại ngã mạn. Này Meghiya, với Tỷ-kheo có tưởng vô thưởng, tưởng vô ngã được tồn tại. Có tưởng vô ngã, thời ngã mạn bị phá hoại, ngay trong hiện tại đạt được Niết-bàn.

 

4(4) Nandaka – [(IV) (4) Tôn Giả Nandaka]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion, the Venerable Nandaka was instructing, encouraging, inspiring, and gladdening the bhikkhus in the assembly hall with a Dhamma talk.
  2. Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the assembly hall. He stood outside the door waiting for the talk to end. When he knew that the talk was finished, he cleared his throat and tapped on the bolt. The bhikkhus opened the door for him. The Blessed One

then entered the assembly hall, sat down on the seat that was prepared for him, and said to the Venerable Nandaka:

– “You gave the bhikkhus a long exposition of the Dhamma. My back was aching while I stood outside the door waiting for the talk to end.”

  1. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nandaka đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo trong hội trường, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ.
  2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, đứng ngoài cửa hội trường, chờ đợi cho cuộc thuyết giảng chấm dứt. Biết được bài giảng đã chấm dứt, Thế Tôn đằng hắng và gõ vào then cửa. Các Tỷ-kheo ấy mở cửa cho Thế Tôn. Rồi Thế Tôn bước vào hội trường và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn bảo Tôn giả Nandaka:

– Dài thay, này Nandaka là pháp môn này, Thầy đã giảng cho các Tỷ-kheo! Lưng Ta đã mỏi khi đứng ở ngoài cửa, chờ cho buổi thuyết giảng chấm dứt.

 

  1. When this was said, the Venerable Nandaka, feeling embarrassed,

said to the Blessed One:

– “Bhante, I did not know that the Blessed One was standing outside the door. If I had known, I wouldn’t have spoken so long.”

Then the Blessed One, having understood the Venerable Nandaka’s embarrassment, said to him:

– “Good, good, Nandaka! It is proper for clansmen like you who have, gone forth out of faith from the household life into homelessness to sit together for the sake of a Dhamma talk. When you assemble, Nandaka, you should do one of two things: either talk on the Dhamma or maintain noble silence. (1) “Nandaka, a bhikkhu maybe endowed with faith but he is not virtuous; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith and also be virtuous?’ But when a bhikkhu is

endowed with faith and is also virtuous, then he is complete with respect to that factor. (2) “A bhikkhu maybe endowed with faith and virtuous but he

does not gain internal serenity of mind; thus, he is incomplete with respect to that factor. He should fulfill that factor, [thinking]: ‘H ow can I be endowed with faith and virtuous, and also gain internal serenity of mind?’ But when a bhikkhu is endowed with faith and is virtuous, and also gains internal serenity of

mind, then he is complete with respect to that factor. (3) “A bhikkhu may be endowed with faith and virtuous, and he may gain internal serenity of mind, but he does not gain the higher wisdom of insight into phenomena; thus he

is incomplete with respect to that factor. Just as a four-legged animal with one lame or defective leg would be incomplete with respect to that limb; so too, when a bhikkhu is endowed with faith and is virtuous, and gains internal serenity of mind, but he does not gain the higher wisdom of insight into phenomena, then he is incomplete with respect to that factor. He should

fulfill that factor, [thinking]: ‘How can I be endowed with faith and virtuous, gain internal serenity of mind, and also gain the higher wisdom of insight into phenomena?’ (4) But when a bhikkhu is (i) endowed with faith and (ii) if

virtuous, (iii) and he gains internal serenity of mind and (iv also gains the higher wisdom of insight into phenomena, ther he is complete with respect to that factor.”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One rose from his seat and entered his dwelling.

  1. Khi được nói vậy, Tôn giả Nandaka lấy làm bối rối bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, chúng con không biết Thế Tôn đứng ở ngoài cửa. Nếu chúng con biết Thế Tôn đứng ở ngoài cửa, thời chúng con đã không nói dài như vậy.

Thế Tôn sau khi biết tâm trạng bối rối của Tôn giả Nandaka liền nói với Tôn giả Nandaka:

– Lành thay, lành thay, này Nandaka! Thật là xứng đáng cho các thiện nam tử các Thầy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Thầy ngồi lại với nhau để nghe pháp. Này Nandaka, khi các Thầy hội họp với nhau, này Nandaka, có hai việc cần phải làm: nói pháp hay giữ yên lặng của bậc Thánh. Này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin nhưng không có giới, như vậy vị ấy không đầy đủ về chi phần ấy. Do vậy, cần phải làm cho đầy đủ chi phần ấy: “Làm thế nào ta có lòng tin và cả giới nữa?”. Và khi nào, này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, như vậy vị ấy đầy đủ về chi phần ấy. Và này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, nhưng nội tâm không được tịnh chỉ; như vậy vị ấy không đầy đủ về chi phần ấy. Do vậy, cần phải làm cho đầy đủ về chi phần ấy: “Làm thế nào ta có lòng tin và cả giới và có nội tâm tịnh chỉ?”. Và khi nào, này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới và có được tâm tịnh chỉ; như vậy vị ấy đầy đủ về chi phần ấy. Và này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nội tâm được tịnh chỉ, nhưng không được tăng thượng tuệ pháp quán, như vậy, vị ấy không đầy đủ về chi phần ấy. Do vậy, cần phải làm cho đầy đủ về chi phần ấy: “Làm thế nào ta có lòng tin, có giới, có được nội tâm tịnh chỉ, và có được tăng thượng tuệ pháp quán?” Và khi nào, này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có được nội tâm tịnh chỉ, và có được tăng thượng tuệ pháp quán, như vậy vị ấy đầy đủ về chi phần ấy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, bước vào tinh xá.

 

  1. Then not long after the Blessed One had left, the Venerable Nandaka

addressed the bhikkhus:

– “Just now, friends, before he rose from his seat and entered his dwelling, the Blessed One revealed the perfectly complete and pure spiritual life in four terms: ‘Nandaka, a bhikkhu may be endowed with faith but not virtuous

[Nandaka here repeats the Buddha’s discourse down to:] … But when a bhikkhu is endowed with faith and is virtuous, and he gains internal serenity of mind and also gains the higher wisdom of insight into phenomena, then he is complete

with respect to that factor.’

“There are, friends, these five benefits in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma. What five?

  1. Rồi Tôn giả Nandaka khi Thế Tôn đi không bao lâu gọi các Tỷ-kheo:

– Này, này chư Hiền, Thế Tôn với bốn câu, sau khi thuyết trình Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá. “Này Nandaka, Tỷ-kheo có lòng tin… như vậy, vị ấy được đầy đủ với chi phần ấy”.

Này chư Hiền, có năm lợi ích này, do nghe pháp đúng thời và luận đàm về pháp đúng thời. Thế nào là năm?

 

  1. (5) “Here, friends, a bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure. In whatever way the bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning … [and] reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure, in just that way the Teacher becomes pleasing and agreeable to him, respected and esteemed by him. This is the first benefit in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.
  2. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này chư Hiền, nhiều như thế nào, như thế nào, vị Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện… đầy đủ trong sạch, nhiều như vậy, như vậy, vị ấy ái mộ bậc Ðạo Sư, thích ý, kính trọng và noi gương theo. Thưa chư Hiền, đây là lợi ích thứ nhất, do đúng thời nghe pháp, đúng thời đàm luận về pháp.

 

  1. (6) “Again, a bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure. In whatever way the bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in

the beginning … [and] reveals the spiritual life thait is perfectly complete and pure, in just that way, in relation to that Dhamma, he experiences inspiration in the meaning and inspiration in the Dhamma. This is the second benefit in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.

  1. (7) “Again, a bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure. In whatever way the bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning … [and] reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure, in just that way he sees in that Dhamma a deep and pithy matter after piercing it through with wisdom. This is the third benefit in timely, listening to

the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.

  1. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn.. đầy đủ trong sạch. Này chư Hiền, nhiều như thế nào, như thế nào, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện… đầy đủ trong sạch, nhiều như vậy, như vậy, vị ấy thọ trì về nghĩa, thọ trì về pháp. Thưa chư Hiền, đây là lợi ích thứ hai, do đúng thời nghe pháp, đúng thời đàm luận về pháp.
  2. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, sơ thiện… đầy đủ trong sạch. Này chư Hiền, nhiều như thế nào, như thế nào, vị ấy thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện… đầy đủ trong sạch, này chư Hiền, nhiều như vậy, như vậy, vị ấy, sau khi thể nhập nghĩa cú thâm sâu trong pháp ấy, vị ấy thấy. Này chư Hiền, đây là lợi ích thứ ba, do nghe pháp đúng thời và đàm luận về pháp đúng thời.

 

(8) “Again, a bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure. In whatever way the bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in

the beginning … [and] reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure, in just that way his fellow monks esteem him more highly, [thinking]: ‘Surely, this venerable has attained or will attain.’ This is the fourth benefit in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.

  1. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện… đầy đủ trong sạch. Này chư Hiền, nhiều như thế nào, như thế nào, vị ấy thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện… đầy đủ trong sạch, nhiều như vậy, như vậy, các vị đồng Phạm hạnh tôn trọng noi gương thêm nữa, nghĩ rằng: “Vị ấy đã chứng hay sẽ chứng”. Này chư Hiền, đây là lợi ích thứ tư, do nghe pháp đúng thời và đàm luận về pháp đúng thời.

 

(9) “Again, a bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure. In whatever way the bhikkhu teaches the bhikkhus the Dhamma that is good in

the beginning … [and] reveals the spiritual life that is perfectly complete and pure, on hearing that Dhamma those bhikkhus there who are trainees, who have not attained their heart’s ideal, who dwell aspiring for the unsurpassed security from bondage, arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of

the as-yet-unrealized. But having heard that Dhamma, those bhikkhus who are arahants, whose taints are destroyed, who have lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and are completely liberated through final

knowledge, are devoted simply to a pleasant dwelling in this very life. This is the fifth benefit in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.”

“These are the five benefits in timely listening to the Dhamma, in timely discussion on the Dhamma.”

  1. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này chư Hiền, nhiều như thế nào, như thế nào, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các Tỷ-kheo sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Ở đây, ở đây các Tỷ-kheo nào là hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, họ được nghe pháp ấy, khởi lên tinh tấn để chứng đạt được những gì chưa được chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa được chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa được chứng ngộ. Còn các Tỷ-kheo nào ở đây là các bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Những vị ấy sau khi nghe pháp, sống chú tâm vào hiện tại lạc trú. Này chư Hiền, đây là lợi ích thứ năm, do nghe pháp đúng thời và do đàm luận về pháp đúng thời.

Này chư Hiền, đó là năm lợi ích do nghe pháp đúng thời, và do đàm luận về pháp đúng thời.

 

5 (5) Powers – [(V) (5) Những Sức Mạnh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four powers. What four?
  2. The power of wisdom, the power of energy, the power of blamelessness,

and the power of sustaining a favorable relationship. (1) “And what, bhikkhus, is the power of wisdom?

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn sức mạnh này. Thế nào là bốn?
  2. Tuệ lực, tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ lực?

 

  1. One has clearly seen and explored with wisdom those qualities that are

unwholesome and reckoned as unwholesome; those that are wholesome and reckoned as wholesome; those that are blamable and reckoned as blamable; those that are blameless and reckoned as blameless; those that are dark and reckoned as dark; those that are bright and reckoned as bright; those that

should not be cultivated and are reckoned as not to be cultivated; those that should be cultivated and are reckoned as to be cultivated; those that are unworthy of the noble ones and reckoned as unworthy of the noble ones; those that are worthy of the noble ones and reckoned as worthy of the noble ones.

This is called the power of wisdom. (2) “And what is the power of energy?

  1. Những pháp nào bất thiện được xem là bất thiện; những pháp nào thiện được xem là thiện; những pháp nào có tội được xem là có tội; những pháp nào vô tội được xem là vô tội, những pháp nào đen được xem là đen; những pháp nào trắng được xem là trắng; những pháp nào không nên thực hiện được xem là không nên thực hiện; những pháp nào nên thực hiện được xem là nên thực hiện; những pháp nào không xứng đáng bậc Thánh được xem là không xứng đáng bậc Thánh; những pháp nào xứng đáng bậc Thánh được xem là xứng đáng bậc Thánh. Những pháp ấy cần phải được khéo quán sát, khéo thẩm sát với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn lực?

 

  1. One generates desire to abandon those qualities that are unwholesome and reckoned as unwholesome; those that are blamable and reckoned as blamable;

those that are dark and reckoned as dark; those that should not be cultivated and are reckoned as not to be cultivated; those that are unworthy of the noble ones and reckoned as unworthy of the noble ones. One makes an effort, arouses energy, applies one’s mind, and strives for this. One generates desire to obtain all those qualities that are wholesome and reckoned as wholesome;

those that are blameless and reckoned as blameless; those that are bright and reckoned as bright; those that should be cultivated and are reckoned as to be cultivated; those that are worthy of the noble ones and reckoned as worthy of the noble ones. One makes an effort, arouses energy, applies one’s mind,

and strives for this. This is called the power of energy.

(3) “And what is the power of blamelessness?

  1. Những pháp nào bất thiện được xem là bất thiện; những pháp nào có tội được xem là có tội; những pháp nào đen được xem là đen; những pháp nào không nên thực hiện được xem là không nên thực hiện; những pháp nào không xứng đáng bậc Thánh được xem là không xứng đáng bậc Thánh. Ðối với các pháp ấy, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm để đoạn tận. Những pháp nào thiện được xem là thiện; những pháp nào vô tội được xem là vô tội, những pháp nào trắng được xem là trắng; những pháp nào nên thực hiện được xem là nên thực hiện; những pháp nào xứng đáng bậc Thánh được xem là xứng đáng bậc Thánh. Ðối với các pháp ấy, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm để chứng được. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô tội lực?

 

  1. Here, a noble disciple engages in blameless bodily, verbal, and mental action.

This is called the power of blamelessness.

(4) “And what is the power of sustaining a favorable relationship?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử thành tựu thân nghiệp vô tội, thành tựu khẩu nghiệp vô tội, thành tựu ý nghiệp vô tội. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô tội lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là năng nhiếp lực?

 

  1. There are these four means of sustaining a favorable relationship: giving, endearing speech, beneficent conduct, and impartiality. Among gifts, the best is the gift of the Dhamma. Among types of endearing speech, the best is repeatedly teaching the Dhamma to one who is interested in it and listens with

eager ears. Among types of beneficent conduct, the best is when one encourages, settles, and establishes a person without faith in the accomplishment of faith, an immoral person in the accomplishment of virtuous behavior, a miserly person in the accomplishment of generosity, and an unwise person in the accomplishment of wisdom. Among types of impartiality, the

best is that a stream-enterer is equal to a stream-enterer, a oncereturner

is equal to a once-returner, a non-returner is equal to a non-returner, and an arahant is equal to an arahant. This is called the power of sustaining a favorable relationship.

“These, bhikkhus, are the four powers.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn Nhiếp pháp này: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Tối thượng trong các loại bố thí, này các Tỷ-kheo, là pháp thí. Tối thượng trong các loại ái ngữ, này các Tỷ-kheo là tiếp tục thuyết pháp cho những ai hy cầu và lóng tai nghe. Tối thượng trong các lợi hành, này các Tỷ-kheo, là đối với người không có lòng tin, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ lòng tin; đối với người không giữ giới, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ giới; đối với người xan tham khích lệ, đặt vào an trú vào bố thí; đối với người ác tuệ, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, tối thượng trong đồng sự là đồng sự giữa bậc Dự Lưu với bậc Dự Lưu, bậc Nhất Lai với bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai với bậc Bất Lai, bậc A-la-hán với bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, đây là sức mạnh năng nhiếp.

Này các Tỷ-kheo, đó là bốn sức mạnh.

 

  1. When a noble disciple possesses these four powers, he has transcended five fears. What five?
  2. Thành tựu bốn sức mạnh ấy, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử vượt qua năm sợ hãi. Thế nào là năm?

 

  1. (5) Fear of [loss of] livelihood, (6) fear of disrepute, (7) fear of timidity in assemblies, (8) fear of death, and (9) fear of a bad destination. The noble disciple reflects thus:
  2. Sợ hãi về sinh sống, sợ hãi về tiếng đồn xấu, sợ hãi về xấu hổ trong hội chúng, sợ hãi về chết, sợ hãi về ác thú. Này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử ấy thẩm sát như sau:

 

  1. I am not afraid on account of my livelihood. Why should I be afraid on account of my livelihood? I have the four powers: the power of wisdom, the power of energy, the power of blamelessness, and the power of sustaining a favorable relationship. An unwise person might be afraid on account of his livelihood; a lazy person might be afraid on account of his livelihood; a person who engages in blamable bodily, verbal, and mental action might be afraid on account of his livelihood; a person who does not sustain favorable relationships might be afraid on account of his livelihood. ‘”I am not afraid of disrepute … I am not afraid of timidity in assemblies … I am not afraid of death I am not afraid of a bad destination. Why should I be afraid of a bad destination? I have

the four powers: the power of wisdom, the power of energy, the power of blamelessness, and the power of sustaining a favorable relationship. An unwise person might be afraid of a bad destination; a lazy person might be afraid of a bad destination; a person who engages in blamable bodily, verbal, and mental action might be afraid of a bad destination; a person who does not sustain

favorable relationships might be afraid of a bad destination.’

“When a noble disciple possesses these four powers, he has transcended these five fears.”

  1. “Ta không sợ hãi sự sợ hãi về sinh sống. Vì sao? Ta có bốn lực này: tuệ lực, tinh tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực. Kẻ ác tuệ có thể sợ hãi sự sợ hãi về sinh sống. Kẻ biếng nhác có thể sợ hãi sự sợ hãi về sinh sống. Kẻ có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có tội có thể sợ hãi sự sợ hãi về sinh sống. Kẻ không năng nhiếp có thể sợ hãi sự sợ hãi về sinh sống. Ta không có sợ sự sợ hãi về tiếng đồn xấu… Ta không có sợ sự sợ hãi về xấu hổ trong hội chúng… Ta không có sợ sự sợ hãi về chết… Ta không có sợ sự sợ hãi về ác thú. Vì sao? Ta có bốn lực này: tuệ lực, tinh tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực. Kẻ ác tuệ lực có thể sợ hãi sự sợ hãi về ác thú; kẻ biếng nhác có thể sợ hãi sự sợ hãi về ác thú; kẻ có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có thể sợ hãi sự sợ hãi về ác thú; kẻ không năng nhiếp có thể sợ hãi sự sợ hãi về ác thú.”

Thành tựu bốn lực ấy, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử vượt qua năm sự sợ hãi này.

 

6 (6) Association – [(VI) (6) Cần Phải Thân Cận]

 

  1. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”

“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

  1. “Friends, persons should be understood to be twofold: those to be associated with and those not to be associated with. Robes, too, should be understood to be twofold: those to be used and those not to be used. Almsfood … Lodgings, too, should be understood to be twofold: those to be used and those not to be

used. Villages or towns should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to. Countries or regions should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to.

  1. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo: “Này chư Hiền”. – “Thưa Hiền giả”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
  2. – Này chư Hiền, con người cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần phải thân cận hay không cần phải thân cận. Y áo, này chư Hiền, cần phải tìm hiểu trên hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng. Ðồ ăn khất thực, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng. Sàng tọa, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng. Làng và thị trấn, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần được tìm đến hay không cần được tìm đến. Quốc độ, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần được tìm đến hay không cần được tìm đến.

 

  1. (1) “When it was said: ‘Persons, friends, should be understood to be twofold: those to be associated with and those not to be associated with,’ for what reason was this said?

If one knows of a person: ‘When I associate with this person, unwholesome

qualities increase in me and wholesome qualities decline; and the requisites of life that should be obtained by one gone forth – robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick – are obtained with difficulty; and the goal of the ascetic life for the sake of which I have gone forth from the household

life into homelessness does not reach fulfillment by development for me, in that case one should depart from that person any time night or day even without taking leave of him. One should not continue to follow him. (2) ‘If one knows of a person: ‘When I associate with this person, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline; but the requisites of life that should be obtained by one gone forth – robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick – are obtained without difficulty; but still, the goal of the ascetic life, for the sake of which I have gone forth from the household life into homelessness, does not reach fulfillment by development for me, in that case, having reflected, one should depart from that person after taking leave of him. One should not continue to follow him. (3) “If one knows of a person: ‘When I associate with this person, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase; but the requisites of life that should be obtained by one gone forth – robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick – are obtained with difficulty; still, the goal of the ascetic life, for the sake of which I have gone forth from the household life into homelessness, reaches fulfillment by development for me,’ in that case, having reflected, one should continue to follow that person. One should not depart from him. (4) “If one knows of a person: ‘When I associate with this person, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase; and the requisites of life that should be obtained by one gone forth – robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick – are obtained without difficulty; and the goal of the ascetic life, for the sake of which I have gone forth from the household life into homelessness, reaches fulfillment by development for me,’ in that case one should continue to follow that person as long as one lives. One should not depart from him even if one is dismissed.

“When it was said: ‘Persons, friends, should be understood to be twofold: those to be associated with and those not to be associated with,’ it is because of this that this was said.

  1. Con người, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần phải thân cận hay không cần phải thân cận được nói đến như vậy. Do duyên gì, được nói đến như vậy?

Ở đây, khi biết được về một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện bị đoạn giảm. Các vật dụng cần thiết cho đời sống xuất gia mà ta phải có như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng ấy có được một cách khó khăn. Và vì mục đích gì ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Mục đích của Sa-môn hạnh ấy, không đi đến tu tập viên mãn”. Ðối với một người như vậy, này chư hiền, bất luận đêm hay ngày, không hỏi gì, cần phải bỏ đi, không được theo người ấy. Ở đây, khi biết được một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện bị đoạn giảm. Các vật dụng cần thiết cho đời sống xuất gia mà ta phải có như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng ấy có được một cách không khó khăn. Và vì mục đích gì ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Mục đích của Sa-môn hạnh ấy, không đi đến tu tập viên mãn”. Ðối với một người như vậy, này chư Hiền, sau khi tính toán, không hỏi gì, cần phải bỏ đi, không được theo người ấy. Ở đây, khi biết được một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện giảm thiểu, các pháp thiện tăng trưởng, những vật dụng cần thiết cho đời sống xuất gia mà ta phải có như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng ấy có được một cách khó khăn. Và vì mục đích gì ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Mục đích của Sa-môn hạnh ấy, đi đến tu tập viên mãn”. Này chư Hiền, đối với một người như vậy, sau khi tính toán, cần phải theo người ấy, không được bỏ đi. Ở đây, sau khi biết được một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện giảm thiểu, các pháp thiện tăng trưởng, những vật dụng cần thiết cho đời sống xuất gia mà ta phải có như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng ấy có được một cách không khó khăn. Và vì mục đích gì ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Mục đích của Sa-môn hạnh ấy, đi đến tu tập viên mãn”. Này chư Hiền, đối với một người như vậy, cần phải theo cho đến trọn đời, không được bỏ đi, dầu có bị từ chối.

Này chư Hiền, một người cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được thân cận và không cần được thân cận đã được nói đến như vậy, chính do duyên này được nói đến.

 

  1. (5) “When it was said: ‘Robes, friends, should be understood to be twofold: those to be used and those not to be used,’ for what reason was this said?

If one knows of a robe: “When I use this robe, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not use such a robe.

But if one knows of a robe: ‘When I use this robe, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should use such a robe. When it was said: ‘Robes, friends, should be understood to be twofold: those to be used and those not to be used,’ it is because of this that this was said.

  1. Y áo, này chư Hiền, cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?

Ở đây, sau khi biết được về y như sau: “Nếu ta sử dụng y này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; y như vậy không nên sử dụng”. Ở đây, sau khi biết được về y như sau: “Nếu ta sử dụng y này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; y như vậy nên sử dụng”.

Này chư Hiền, y áo cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng, được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.

 

  1. (6) “When it was said: ‘Almsfood, friends, should be understood to be twofold: that to be used and that not to be used,’ for what reason was this said? If one knows of some almsfood: ‘When I use this almsfood, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not use such almsfood. But if one knows of some almsfood: ‘When I use this almsfood, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase, one should use such almsfood.

When it was said: ‘Almsfood, friends, should be understood to be twofold: that to be used and that not to be used,’ it is because

of this that this was said.

  1. Ðồ ăn khất thực, này chư Hiền, cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?

Ở đây, sau khi biết được về đồ ăn khất thực như sau: “Nếu ta sử dụng đồ ăn khất thực này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; đồ ăn khất thực như vậy không nên sử dụng”. Ở đây, sau khi biết được về đồ ăn khất thực như sau: “Nếu ta sử dụng đồ ăn khất thực này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; đồ ăn khất thực như vậy nên sử dụng”.

Này chư Hiền, đồ ăn khất thực cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.

 

  1. (7) “When it was said: ‘Lodgings, friends, should be understood to be twofold: those to be used and those not to be used,’ for what reason was this said?

If one knows of a lodging: ‘When I use this lodging, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not use such a lodging. But if one knows of a lodging: ‘When I use this lodging, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should use such a lodging.

When it was said: ‘Lodgings, friends, should be understood to be twofold: those

to be used and those not to be used,’ it is because of this that this was said.

  1. Sàng tọa, này chư Hiền, cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?

Ở đây, sau khi biết được về sàng tọa như sau: “Nếu ta sử dụng sàng tọa này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; sàng tọa như vậy không nên sử dụng”. Ở đây, sau khi biết được về sàng tọa như sau: “Nếu ta sử dụng sàng tọa này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; sàng tọa như vậy nên sử dụng”.

Này chư Hiền, sàng tọa cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.

 

  1. (8) “When it was said: ‘Villages or towns, friends, should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ for what reason was this said?

If one knows of a village or town: ‘When I resort to this village or town, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not resort to such a village or town. But if one knows of a village or town: ‘When I resort to this village or town, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should resort to such a village or

town.

When it was said: ‘Villages or towns, friends, should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ it is because of this that this was said.

  1. Làng, thị trấn, này chư Hiền, cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được tìm đến và không cần được tìm đến đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?

Ở đây, sau khi biết được về làng, thị trấn như sau: “Nếu ta tìm đến làng, thị trấn này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; làng và thị trấn như vậy không nên được tìm đến”. Ở đây, sau khi biết được về làng, thị trấn như sau: “Nếu ta tìm đến làng, thị trấn, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; làng, thị trấn như vậy cần được tìm đến”.

Này chư Hiền, làng, thị trấn cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được tìm đến hay không cần được tìm đến, được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.

 

  1. (9) “When it was said: ‘Countries or regions, friends, should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ for what reason was this said?

If one knows of a country or region: ‘When I resort to this country or region, unwholesome qualities increase in me and wholesome qualities decline,’ one should not resort to such a country or region. But if one knows of a country or region: ‘When I resort to this country or region, unwholesome qualities decline in me and wholesome qualities increase,’ one should resort to such a country or region.

When it was said: ‘Countries or regions friends, should be understood to be twofold: those to be resorted to and those not to be resorted to,’ it is because of this that this was said.”

  1. Quốc độ, này chư Hiền, cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được tìm đến và không cần được tìm đến đã được nói như vậy. Do duyên gì được nói đến?

Ở đây, sau khi biết được về quốc độ như sau: “Nếu ta tìm đến quốc độ này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; quốc độ như vậy không nên được tìm đến”. Ở đây, sau khi biết được về quốc độ như sau: “Nếu ta tìm đến quốc độ này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; quốc độ như vậy nên được tìm đến”.

Này chư Hiền, quốc độ cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: nên được tìm đến hay không nên được tìm đến, được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.

 

7 (7) Sutava – [(VII) (7) Du Sĩ Sutavà]

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then the wanderer Sutava approached, the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial

talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

  1. “Bhante, on one occasion the Blessed One was dwelling right here in Rajagaha, the Mountain Fort. At that time, in the presence of the Blessed One, I heard and learned this: ‘Sutava, a bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed, who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid

down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge – is incapable of transgression in five cases. He is incapable of intentionally depriving a living being of life; he is incapable of taking by way of theft what is not given; he

is incapable of engaging in sexual intercourse; he is incapable of deliberately speaking falsehood; he is incapable of storing things up in order to enjoy sensual pleasures as he did in the past when a layman. Bhante, did I hear that correctly from the Blessed One, grasp it correctly, attend to it correctly, remember

it correctly?”

  1. Như vậy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta. Rồi du sĩ Sutavà đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sutavà bạch Thế Tôn;

  1. – Bạch Thế Tôn, có một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Giribbaja. Tại đây, bạch Thế Tôn, con có nghe từ miệng Thế Tôn, con có chấp nhận từ miệng Thế Tôn:

“Này Sutavà, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể làm năm sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể có ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể lấy của không cho được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước còn làm gia chủ”. Bạch Thế Tôn, như vậy không biết con có khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì lời Thế Tôn dạy hay không?

 

  1. “Yes, Sutava, you heard that correctly, grasped it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. In the past, Sutava, and also now I say thus: ‘A bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed … one completely liberated through final knowledge – is incapable of transgression in nine cases. (1) He is incapable of intentionally depriving a living being of life; (2) he is incapable of taking by way of theft what is not given; (3) he is incapable of engaging in sexual intercourse; (4) he is incapable of deliberately speaking falsehood; (5) he is incapable of storing things up in order to enjoy sensual

pleasures as he did in the past when a layman; (6) he is incapable of rejecting the Buddha; (7) he is incapable of rejecting the Dhamma; (8) he is incapable of rejecting the Sangha; (9) he is incapable of rejecting the training. In the past, Sutava, and also now I say thus: ‘A bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed … one completely liberated through final knowledge – is incapable of transgression in these nine cases.”

  1. – Thật vậy, này Sutavà, như vậy Thầy đã khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì. Xưa kia, và cả nay nữa, này Sutavà, Ta đã nói như sau: “Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát, vị ấy không có thể vi phạm chín sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt tận các lậu hoặc không thể lấy của không cho được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể hưởng thọ các dục do các đồ ăn cất chứa đem lại, như trước còn làm gia chủ; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể đi đến dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể đi đến sân; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể đi đến si; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể đi đến sợ hãi”. Xưa kia và cả nay nữa, Ta nói như sau: “Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự”.

 

8 (8) Sajjha – [(VIII) (8) Du Sĩ Sajjha]

 

  1. Thus have I heard.

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then the wanderer Sajjha approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial

talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

  1. ‘Bhante, on one occasion the Blessed One was dwelling right here in Rajagaha [as in 9:7] … Bhante, did I hear that correctly from the Blessed One, grasp it correctly, attend to it correctly, remember it correctly?”
  2. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta. Rồi du sĩ Sajjha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm xã giao, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sajjha bạch Thế Tôn:

  1. – Bạch Thế Tôn, có một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Giribaja. Tại đây, bạch Thế Tôn, con có nghe từ miệng Thế Tôn, con có chấp nhận từ miệng Thế Tôn.

” Này Sajjha, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm năm sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước làm gia chủ”. Bạch Thế Tôn, như vậy không biết con có khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì lời Thế Tôn dạy hay không?

 

  1. – “Yes, Sajjha, you heard that correctly, grasped it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. In the past, Sajjha, and also now I say thus: A bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed … one completely liberated through final knowledge – is incapable of transgression: in

nine cases: (1) He is incapable of intentionally depriving a living being of life; (2) he is incapable of taking by way of theft what is not given; (3) he is incapable of engaging in sexual, intercourse; (4) he is incapable of deliberately speaking falsehood; (5) he is incapable of storing things up in order to enjoy sensual pleasures as he did in the past when a layman; (6) he is incapable of entering upon a wrong course on account of desire; (7) he is incapable of entering upon a wrong course on account of hatred; (8) he is incapable of entering upon a wrong

course on account of delusion; (9) he is incapable of entering upon a wrong course on account of fear.’

In the past, Sajjha, and also now I say thus:

‘A bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed … one completely liberated through final knowledge – is incapable of transgression in these nine

cases.”

  1. – Thật vậy, này Sajjha, như vậy Thầy đã khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì. Xưa kia và cả nay nữa, này Sajjha, Ta đã nói như sau:

“Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước còn làm gia chủ. Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Phật; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Pháp; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận chúng Tăng; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Học pháp”.

– Xưa kia và cả nay nữa, Ta tuyên bố như sau:

“Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự”.

 

9 (9) Persons – [(IX) (9) Các Hạng Người]

 

  1. “‘Bhikkhus, there are these nine kinds of persons found existing

in the world. What nine?

  1. The arahant, the one practicing for arahantship; the non-returner, the one practicing for realization of the fruit of non-returning; the once-returner, the one practicing for realization of the fruit of once-returning; the stream-enterer, the one practicing for realization of the fruit of stream-entry; the worldling. These are the nine kinds of persons found existing in the world.’
  2. – Này các Tỷ-kheo, có chín hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là chín?
  3. Bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng đắc quả A-la-hán; bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Bất lai; bậc Nhất lai, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Nhất lai; bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Dự lưu; kẻ phàm phu.

Này các Tỷ-kheo, có chín hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

 

10 (10) Worthy of Gifts – [(X) (10) Ðáng Cung Kính]

 

  1. “Bhikkhus, these nine persons are worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What nine?
  2. The arahant, the one practicing for arahantship; the non-returner, the one practicing for realization of the fruit of non-returning; the once-returner, the one practicing for realization of the fruit of once-returning; the stream-enterer, the one practicing for realization of the fruit of stream-entry; the clan member.

These nine persons are worthy of gifts … an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có chín hạng người này đáng được cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là chín?
  2. Bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng đắc quả A-la-hán; bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Bất lai; bậc Nhất lai, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Nhất Lai; bậc Dư lưu, bậc đã hướng đến chứng đắc quả Dự lưu; bậc chuyển tánh (gotrabhù).

 

  1. The Lion’s Roar – [II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử]

 

11 (1) Lion’s Roar – [(I) (11) Sau Khi An Cư]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “Bhante, I have completed the rains residence at Savatthi. I want to depart on a tour of the countryside.”

– “You may go, Sariputta, at your own convenience.”

Then the Venerable Sariputta rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.

  1. Như vậy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con đã sống an cư trong mùa mưa tại Sàvatthi. Bạch Thế Tôn, nay con muốn ra đi du hành trong quốc độ.

– Này Sàriputta, nay Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Sàriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

 

  1. Then, not long after the Venerable Sariputta had left, a certain bhikkhu said to the Blessed One:

– “Bhante, the Venerable Sariputta struck me and then set out on tour without apologizing.”

Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu:

– “Go, bhikkhu, in my name call Sariputta, [telling him]: ‘The Teacher is calling you, friend Sariputta.”

– “Yes, Bhante,” that bhikkhu replied. Then he approached the Venerable Sariputta and said: “The Teacher is calling you, friend Sariputta.”

– “Yes, friend,’ the Venerable Sariputta replied.

Now on that occasion the Venerable Mahamoggallana and the Venerable Ananda took a key and wandered from dwelling to dwelling, [calling out]: “Come forth, venerables! Come forth, venerables! Now the Venerable Sariputta will roar his lion’s roar in the presence of the Blessed One!”

  1. Rồi một Tỷ-kheo, sau khi Tôn giả Sàriputta ra đi không bao lâu, bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta xâm phạm con, đã bỏ đi du hành, không có xin lỗi con.

Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo:

– Này Tỷ-kheo, hãy đến nhân danh Ta, nói với Sàriputta: “Thưa Hiền giả, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả”.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy, vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Hiền giả Sàriputta, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.

– Thưa vâng, này Hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Moggallàna và Tôn giả Ananda cầm chìa khóa, đi từ tinh xá này đến tinh xá khác nói rằng:

– Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Nay Tôn giả Sàriputta sẽ rống tiếng rống con sư tử trước mặt Thế Tôn.

 

  1. Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One said to him:

– “Sariputta, one of your fellow monks has made a complaint about you, [saying]: ‘Bhante, the Venerable Sariputta struck me and then set out on tour without apologizing.”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên Thế Tôn, nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

– Ở đây, này Sàriputta, một đồng Phạm hạnh có điều bất mãn với Thầy: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta xâm phạm con đã bỏ đi du hành, không có xin lỗi con”.

 

  1. (1) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing.

Just as they throw pure and impure things on the earth – feces, urine, spittle, pus, and blood – yet the earth is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like the earth, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.

  1. – Thật vậy, bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm trên thân, người ấy, ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, trên đất, người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ bất tịnh, quăng phẩn uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không xấu hổ, hay không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như đất, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

 

(2) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as they wash pure and impure things in water – feces, urine, spittle, pus, and blood – yet the water is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like water, vast, exalted, and measureless, without enmity and iii will.

(3) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as fire burns pure and impure things – feces, urine, spittle, pus, and blood – yet the fire is not repelled, humiliated, or disgusted

because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like fire, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.

(4) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as air blows upon pure and impure things – feces, urine, spittle, pus, and blood – yet the air is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like air, vast,

exalted, and measureless, without enmity and ill will.

(5) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a duster wipes off pure and impure things – feces, urine, spittle, pus, and blood – yet the duster is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like a duster, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.

(6) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as an outcast boy or girl, clad in rags and holding a vessel, enters a village or town with a humble mind; so too, Bhante, I dwell

with a mind like an outcast boy, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.

(7) “B hante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow, monk and then set out on tour, without apologizing. Just as a bull with his horns cut, mild, well tamed and well trained, wanders from street to street and from square to square without

hurting anyone with its feet or horns; so too, Bhante, I dwell with a mind like that of a bull with horns cut, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.

(8) “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a woman or a man – young, youthful, and fond of ornaments, with head bathed – would be repelled, humiliated, and disgusted if the carcass of a snake, a dog, or a human being were slung around her or his neck; so too, Bhante, I am repelled, humiliated, and disgusted by this foul body.

(9) ‘”Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a person might carry around a cracked and perforated bowl of liquid fat that oozes and drips; so too, Bhante, I carry around

this cracked and perforated body that oozes and drips. “Bhante, one who has not established mindfulness directed to the body in regard to his own body might strike a fellow monk here and then set out on tour without apologizing.”

Ví như, bạch Thế Tôn, trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ bất tịnh, rửa sạch phẩn uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch máu, rửa sạch mủ; tuy vậy nước không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như nước, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ bất tịnh, đốt phẩn uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như lửa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ bất tịnh, thổi phẩn uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu; tuy vậy gió không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như gió, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một miếng vải lau chùi lau các đồ tịnh, lau các đồ bất tịnh, lau phẩn uế, lau nước tiểu, lau nước miếng, lau mủ, lau máu; tuy vậy miếng vải lau chùi không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như miếng vải lau chùi, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, con trai của một người Candàla (Chiên-đà-la: hạ liệt) hay con gái của một người Candàla, với tây cầm bát ăn xin, mặc đồ rách rưới, đi vào làng hay đi vào thị trấn, với một tâm trạng hạ liệt. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như con trai của một người Candàla hay con gái của một người Candàla, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một con bò đực, với sừng bị cưa, hiền lương, khéo điều phục, khéo huấn luyện, đi lang thang từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, không hại một ai với chân hay với sừng. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như một con bò đực với sừng bị cưa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một nữ nhân hay một nam nhân còn trẻ tuổi, thanh niên, ưa thích trang điểm, sau khi gội đầu, sẽ lo âu, xấu hổ, nhàm chán nếu xác rắn, hay xác chó, hay xác người được cuốn vào cổ người ấy. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con lo âu, xấu hổ, nhàm chán với cái thân đầy bất tịnh này. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, có người mang một cái bát đầy mỡ, có thủng nhiều lỗ, thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con mang cái thân này, có thủng nhiều lỗ, có thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

 

  1. Then that [accusing] bhikkhu rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, prostrated himself with his head at the Blessed One’s feet, and said to the Blessed One:

– “Bhante, I have committed a transgression in that I so foolishly, stupidly, and unskillfully slandered the Venerable Sariputta on grounds that are untrue, baseless, and false. Bhante, may the Blessed One accept my transgression seen as a transgression for the sake of future restraint.”

– “Surely, bhikkhu, you have committed a transgression in that you so foolishly, stupidly, and unskillfully slandered the Venerable Sariputta on grounds that are untrue, baseless, and false. But since you see your transgression as a transgression and make amends for it in accordance with the Dhamma, we

accept it. For it is growth in the Noble One’s discipline that one sees one’s transgression as a transgression, makes amends for it in accordance with the Dhamma, and undertakes future restraint.”

  1. Rồi Tỷ-kheo ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện. Con đã xuyên tạc Tôn giả Sàriputta, không ý thức, trống không, vọng ngôn, không thật. Mong Thế Tôn chấp nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn đón về tương lai.

– Này Tỷ-kheo, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Thầy đã xuyên tạc Tôn giả Sàriputta, không ý thức, trống không, vọng ngôn, không thật. Này Tỷ kheo, vì Thầy đã thấy tội ấy là một tội, đã phát lộ đúng pháp, Ta chấp nhận tội ấy cho Thầy. Ðây là một sự tiến bộ, này Tỷ-kheo, trong Pháp Luật của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, phát lộ đúng pháp, và ngăn đón trong tương lai.

 

  1. The Blessed One then addressed the Venerable Sariputta:

– “Sariputta, pardon this hollow man before his head splits into seven pieces right there.”

– “I will pardon this venerable one, Bhante, if this venerable one says to me: ‘And let the venerable, one pardons me.”

  1. Rồi Thế Tôn, nói với Tôn giả Sàriputta:

– Này Sàriputta, hãy tha thứ kẻ ngu si này, trước khi ở đây, đầu nó sẽ bị vỡ tan làm bảy mảnh.

– Bạch Thế Tôn, con tha thứ cho Tôn giả ấy, nếu Tôn giả ấy nói với con: “Hãy tha thứ cho”, và cũng mong Tôn giả ấy tha thứ cho con.

 

12 (2) With Residue Remaining – [(II) (12) Không Có Dư Y]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Savatthi at Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, in the morning, the Venerable Sariputta dressed, took his bowl and robe, and entered Savatthi for alms. It then occurred to him: “It is still too early to walk for alms in Savatthi. Let me go to the park of the

wanderers of other sects.” Then the Venerable Sariputta went to the park of the wanderers of other sects. He exchanged greetings with those wanderers and, when they had concluded their greetings and cordial talk, sat down to one side. 2. Now on that occasion those wanderers had assembled and were sitting together when this conversation arose among them: “Friends, anyone who passes away with a residue remaining is not freed from hell, the animal realm, or the sphere of afflicted spirits; he is not freed from the plane of misery, the bad destination, the lower world.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika, rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: “Nay còn quá sớm để vào Sàvatthi khất thực. Vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Tôn giả Sàriputta đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm , sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
  2. Lúc bấy giờ, trong khi các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp, câu chuyện này khởi lên: “Thưa chư Hiền, ai chết có dư y, tất cả không được giải thoát khỏi địa ngục, không được giải thoát khỏi bàng sinh, không được giải thoát ngạ quỷ, không được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ”.

 

  1. Then the Venerable Sariputta neither delighted in nor rejected the statement of those wanderers, but rose from his seat and left, [thinking]: “I shall find out what the Blessed One has to say about this statement.” Then, when the Venerable Sariputta had walked for alms in Savatthi, after his meal, on returning from his alms round, he approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side.

[He here reports verbatim the entire course of events and ends:] “I rose from my seat and left, [thinking]: I shall, find out what the Blessed One has to say about this statement.’”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta không hoan hỷ, không chỉ trích lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy, không hoan hỷ, không chỉ trích, Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi, với ý nghĩ: “Ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”. Rồi Tôn giả Sàriputta khất thực ở Sàvatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi con suy nghĩ như sau: “Nay còn quá sớm để vào Sàvatthi khất thực. Vậy ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, con nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón, hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, con ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ, trong khi các du sĩ ngoại đạo đang ngồi tụ họp, câu chuyện này khởi lên: “Thưa chư Hiền, ai chết có dư y, tất cả người ấy không được giải thoát khỏi địa ngục, không được giải thoát khỏi bàng sinh, không được giải thoát ngạ quỷ, không được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ”. Rồi bạch Thế Tôn, con không hoan hỷ, không chỉ trích lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy. Không hoan hỷ, không chỉ trích, con từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi, với ý nghĩ rằng: “Ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.

 

  1. “Who, Sariputta, are those foolish and incompetent wanderers of other sects and who are those that know one with a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one without residue remaining as ‘one without residue remaining’? “These nine persons, Sariputta, passing away with a residue

remaining, are freed from hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; freed from the plane of misery, the bad destination, the lower world. What nine?

  1. – Này Sàriputta, một số các du sĩ ngoại đạo là những kẻ ngu si, không thông minh, một số sẽ biết: “Người có dư y là người có dư y”, hay sẽ biết: “Người không có dư y là người không có dư y”. Này Sàriputta, có chín hạng người này, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Thế nào là chín?

 

  1. (1) “Here, Sariputta, some person fulfills virtuous behavior and concentration but cultivates wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of the five lower fetters, this person is an attainer of nibbana in the interval. This is the first person, passing away with a residue remaining, who is freed from hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; freed from the plane of misery, the bad destination, the lower world.
  2. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Trung gian Bát-niết-bàn (antarà parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ nhất , khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

 

  1. (2) – (5) “Again, some person fulfills virtuous behavior and concentration but cultivates wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of the five lower fetters, this person is an attainer of nibbana upon landing … an attainer of nibbana without exertion … an attainer of nibbana through exertion … one bound upstream, heading toward the Akanittha realm. This is the fifth person, passing away with a residue remaining, who is freed from hell … the lower world.
  2. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Tổn hại Bát-niết-bàn (uppahacca parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ hai, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Vô hành Bát Niết Bàn (asankhàra parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ ba, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Hữu hành Bát-niết-bàn (sasankhàra parinibbàyì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ tư, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, viên mãn trong định, nhưng không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, là vị Thượng Lưu đi đến Sắc cứu cánh thiên (uddhamsota akanitthagàmì). Này Sàriputta, đây là hạng người thứ năm, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sinh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

 

  1. (6) “Again, some person fulfills virtuous behavior but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of three fetters and with the diminishing of greed, hatred, and delusion, this person is a oncereturner who, after coming back to this world only one more time, makes an end of suffering. This is the sixth person, passing away with a residue remaining, who is freed from hell … the lower world.
  2. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, không viên mãn trong định, không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, làm nhẹ bớt tham, sân, si, là vị Nhất Lai, còn đến thế giới này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ sáu, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục… được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

 

  1. (7) “Again, some person fulfills virtuous behavior but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of three fetters, this person is a one-seed attainer who, after being reborn once more as a human being, makes an end of suffering. This is the seventh person, passing away with a residue remaining, who is freed from hell … the lower world.
  2. (8) “Again, some person fulfills virtuous behavior but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of three fetters, this person is a family-to-family attainer who, after roaming and wandering on among good families two or three times, makes an end of

suffering. This is the eighth person, passing away with a residue remaining, who is freed from hell … the lower world.

  1. (9) “Again, some person fulfills virtuous behavior but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. With the utter destruction of three fetters, this person is a seven-times-at-most attainer who, after roaming and wandering on among devas and humans seven times at most, makes an end of suffering. This is the ninth person, passing away with a residue

remaining; who is freed from hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; freed from the plane of misery, the bad destination, the lower world.

“Who, Sariputta, are those foolish and incompetent wanderers of other sects, and who are those that know one with a residue remaining as ‘one with a residue remaining’ and one without residue remaining as ‘one without residue remaining’?

“These nine persons, passing away with a residue remaining, are freed from hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; freed from the plane of misery, the bad destination, the lower world. Sariputta, I had not been disposed to give this Dhamma exposition to the bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers. For what reason?

I was concerned that on hearing this Dhamma exposition, they might take to the ways of heedlessness. However, I have spoken this Dhamma exposition for the purpose of answering your question.’’

  1. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, không viên mãn trong định, không viên mãn trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị Nhất Chủng (ekabìji), còn sanh hiện hữu làm người một lần nữa rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ bảy, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục… được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.
  2. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, thành tựu vừa phải trong định, thành tựu vừa phải trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị Gia gia (kolankolo), sau khi dong ruỗi, sau khi luân chuyển hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ tám, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục… được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.
  3. Lại nữa, này Sàriputta, ở đây có hạng người viên mãn trong các giới, thành tựu vừa phải trong định, thành tựu vừa phải trong tuệ. Vị ấy, sau khi diệt tận ba kiết sử, là vị trở lui tối đa là bảy lần (Thất Lai, sattakkhattu-paramo), sau khi dong ruỗi, sau khi luân chuyển, tối đa là bảy lần giữa chư Thiên và loài Người, rồi đoạn tận khổ đau. Này Sàriputta, đây là hạng người thứ chín, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Này Sàriputta, một số người du sĩ ngoại đạo là ngu si, không thông minh, một số người sẽ biết: “Có dư y là có dư y” hay một số người sẽ biết: “Không có dư y là không dư y”.

Này Sàriputta, chín hạng người này, khi chết có dư y, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Nhưng này Sàriputta, cho đến nay, pháp môn này chưa được nói cho các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ. Vì cớ sao? Mong rằng khi nghe pháp môn này, họ không đem lại phóng dật. Lại nữa, này Sàriputta, pháp môn này được Ta nói đến vì Ta được hỏi đến.

 

13 (3) Kotthita – [(III) (13) Tôn Giả Mahàkotthita]

 

  1. Then the Venerable Mahakotthita approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sariputta:

– “Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced in this life become kamma [whose result] I am to experience in a future life’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: “Let kamma [whose result] is to be experienced in a future life become kamma [whose result] I am to experience in this life’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: “Let kamma [whose result] is to be experienced as pleasant become kamma [whose result] I am to experience as painful?’”

– “Certainly not, friend.”

– “Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced as painful become kamma [whose result] I am to experience as pleasant’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let my kamma [whose result] is to be experienced when it has matured become kamma [whose result] I am to experience while it has not matured’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced while it has not matured become kamma [whose result] I am to experience when it has matured’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced copiously become kamma [whose result] I am to experience just slightly’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced just slightly become kamma [whose result] I am to experience copiously’?”

– “Certainly not, friend.”

– “Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: ‘Let kamma [whose result] is to be experienced become kamma [whose result] I am not to experience’?”

– “Certainly not, friend:”

– “Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this, purpose: ‘Let kamma [whose result] is not to be experienced become kamma [whose result] I am to experience’?”

– “Certainly not, friend.”1863

  1. Rồi Tôn giả Mahàkotthita đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, chào đón hỏi thăm Tôn giả Sàriputta, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ hiện tại, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ trong tương lai”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ tương lai, mong rằng nghiệp ấy, ta được cảm thọ trong hiện tại”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm giác là lạc thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là khổ thọ?”

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

-Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm giác là khổ thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là lạc thọ”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

-Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là thuần thục, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là không thuần thục”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là không thuần thục, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là thuần thục”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là nhiều, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là ít”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là ít, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là nhiều”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì không được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta không được cảm thọ”?

– Không phải vậy, thưa Hiền giả.

 

  1. “Friend Sariputta, when you are asked: ‘Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: “Let kamma [whose result] is to be experienced in this life become kamma [whose result] I am to experience in a future life”?’ you say: ‘Certainly not, friend.’ And when you are asked: ‘Then is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: “Let kamma [whose result] is to be experienced in a future life become kamma [whose result] I am to experience in this life”?’ you say: ‘Certainly not, friend.’ … When you are asked: ‘Now, friend Sariputta, is the spiritual life lived under the Blessed One for this purpose: “Let kamma [whose result] is to be experienced become kamma [whose result] I am not to experience”?’ you say: ‘Certainly liiot, friend.’ And when you are asked: ‘Then is the spiritual life lived under the Blessed One

for this purpose: “Let kamma [whose result] is not to be experienced become kamma [whose result] Lam to experience”?’ you say: ‘Certainly not, friend.’ Then for what purpose does one live the spiritual life under the Blessed One?”

  1. – Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ hiện tại, mong rằng nghiệp ấy, ta được cảm thọ trong tương lai?” Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả?” Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ tương lai, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ hiện tại?” Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm giác là lạc thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là khổ thọ”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm giác là khổ thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là lạc thọ”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ thuần phục, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ là không thuần phục”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ không thuần phục, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ là thuần phục”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là nhiều, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là ít”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ là ít, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là nhiều”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta không được cảm thọ”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì sao khi được hỏi: “Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: “Phàm nghiệp gì không được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ”?. Hiền giả trả lời: “Không phải vậy, thưa Hiền giả”. Vì mục đích gì sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn?

 

  1. “One lives the spiritual life under the Blessed One, friend, for the purpose of knowing, seeing, attaining, realizing, and penetrating what one has not known, seen, attained, realized, and penetrated.”

– “But, friend, what is it that one has not known, seen, attained, realized, and penetrated?”

– “‘This is suffering,’ friend, is what one has not known, seen, attained, realized, and penetrated, and it is for the purpose of knowing, seeing, attaining, realizing, and penetrating this that one lives the spiritual life under the Blessed One. ‘This is the origin of suffering’ … ‘This is the cessation of suffering’ … ‘This is the way leading to the cessation of suffering’ is what one has not known, seen, attained, realized, and penetrated, and it is for the purpose of knowing, seeing, attaining, realizing, and penetrating this that one lives the spiritual life under the

Blessed One. This, friend, is what one has not known, seen, attained, realized, and penetrated, and it is for the purpose of knowing, seeing, attaining, realizing, and penetrating this that one lives the spiritual life under the Blessed One.”

  1. – Thưa Hiền giả, với những gì không biết, không thấy, không đạt, không chứng ngộ, không hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.

– Nhưng thưa Hiền giả, do không biết gì, không thấy gì, không đạt gì, không chứng ngộ gì, không hiện quán gì, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn?

– “Ðây là Khổ”, này Hiền giả, là điều không được biết, không được thấy, không đạt, không chứng ngộ, không hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy… mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. “Ðây là Khổ tập”… “Ðây là Khổ diệt”… “Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt”, này Hiền giả, là điều không được biết, không được thấy, không được đạt, không được chứng ngộ, không được hiện quán, với mục đích được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Thưa Hiền giả, đây là điều không được biết, không được thấy, không đạt, không được chứng ngộ, không được hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.

 

14 (4) Samiddhi – [(IV) (14) Tôn Giả Samiddhi]

 

  1. Then the Venerable Samiddhi approached the Venerable Sariputta, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Sariputta then said to him:

– (1) “On what basis, Samiddhi, do intentions and thoughts arise in a person?”

– “On the basis of name-and-form, Bhante.”

– (2) “Where do they become diversified?”

– “In relation to the elements.”

– (3) “From what do they originate?”

– “They originate from contact.”

– (4) “Upon what do they converge?”

– “They converge upon feeling.”

– (5) “By what are they headed?”

– “They are headed by concentration.”

– (6) “What exercises authority over them?”

– “Mindfulness exercises authority over them.”

– (7) “What is their supervisor?”

– “Wisdom is their supervisor.”

– (8) “What is their core?”

– “Liberation is their core.”

– (9) “In what do they culminate?”

– “They culminate in the deathless.”

  1. Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, chào đón hỏi thăm Tôn giả Sàriputta, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Samiddhi đang ngồi xuống một bên:

– Do sở duyên gì, này Samiddhi, một người khởi lên các tư duy tầm?

– Do danh sắc làm sở duyên, thưa Tôn giả.

– Nhưng này Samiddhi, cái gì khiến chúng đi đến sai khác?

– Các giới, thưa Tôn giả.

– Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm tập khởi?

– Lấy xúc làm tập khởi, thưa Tôn giả.

– Này Samiddhi, chúng qui tụ ở đâu?

– Chúng qui tụ ở các cảm thọ, thưa Tôn giả.

– Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm thượng thủ?

– Chúng lấy định làm thượng thủ, thưa Tôn giả.

– Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm tăng thượng?

– Chúng lấy niệm làm tăng thượng, thưa Tôn giả.

– Này Samiddhi, chúng lấy cái gì làm tối thượng?

– Chúng là tuệ làm tối thượng, thưa Tôn giả.

– Này Samiddhi, chúng lấy gì làm lõi cây?

– Chúng lấy giải thoát làm lõi cây, thưa Tôn giả.

– Này Samiddhi, chúng thể nhập vào gì?

– Chúng thể nhập vào bất tử, thưa Tôn giả.

 

  1. “When you were asked: ‘On what basis, Samiddhi, do intentions and thoughts arise in a person?’ you said: ‘On the basis of name-and-form, Bhante.’ … When you were asked; In what do they culminate?’ you said: ‘They culminate in the

Deathless.’ Good, good, Samiddhi! When you were asked such questions, you answered well, but don’t become conceited because of that.”

  1. – Khi được hỏi: “Này Samiddhi, do sở duyên gì một người khởi lên các tư duy tầm?”, Hiền giả đáp: “Do danh sắc làm sở duyên, thưa Tôn giả”. Này Samiddhi, khi được hỏi: “Cái gì khiến chúng đi đến sai khác?”, Hiền giả đáp:” Trong các giới, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tập khởi?”, Hiền giả đáp: “Lấy xúc làm tập khởi, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chỗ qui tụ của chúng là gì?”, Hiền giả đáp: “Chỗ qui tụ của chúng là thọ, thưa Tôn giả”. khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng lấy gì làm thượng thủ?”, Hiền giả đáp: “Chúng lấy định làm thượng thủ, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tăng thượng?”, Hiền giả đáp: “Chúng lấy niệm tăng thượng, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tối thượng?” Hiền giả đáp: “Chúng lấy tuệ làm tối thượng, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng lấy gì làm lõi cây?”, Hiền giả đáp: “Chúng lấy giải thoát làm lõi cây, thưa Tôn giả”. Khi được hỏi: “Này Samiddhi, chúng thể nhập vào gì?”, Hiền giả đáp: “Chúng thể nhập vào bất tử, thưa Tôn giả”. Lành thay, này Samiddhi! Lành thay, này Samiddhi! Hiền giả đã trả lời các câu hỏi. Nhưng Hiền giả chớ có kiêu mạn về vấn đề này.

 

15 (5) Boil – [(V) (15) Một Ung Nhọt]

 

  1. ”Bhikkhus, suppose there was a boil many years old. It would have nine wound orifices, nine natural orifices. Whatever would flow out from them would be impure, foul-smelling, and disgusting. Whatever would ooze out from them would be impure, foul-smelling, and disgusting.
  2. ‘”A boil.’ bhikkhus, is a designation for this body consisting of the four great elements, originating from mother and father, built up out of rice and gruel, subject to impermanence, to kneading and abrasion, to breaking apart and dispersal. It has nine wound orifices, nine natural orifices. Whatever flows

out from them is impure, foul-smelling, and disgusting. Whatever oozes out from them is impure, foul-smelling, and disgusting. Therefore, bhikkhus, become disenchanted with this body.”

  1. – Ví như, này chư Hiền, một ung nhọt đã trải nhiều năm. Nó có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.
  2. Ung nhọt, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân này do bốn đại tác thành, do cha mẹ sinh ra, do cơm cháo chất chứa nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, tan nát, hủy hoại, hoại diệt, có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy nhàm chán thân này.

 

16 (6) Perceptions – [(VI) (16) Tưởng]

 

  1. “Bhikkhus, these nine perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation. What nine?
  2. The perception of unattractiveness, the perception of death, the perception of the repulsiveness of food, the perception of nondelight in the entire world, the perception of impermanence, the perception of suffering in the impermanent, the perception of non-self in what is suffering, the perception of abandoning, and the perception of dispassion.

These nine perceptions, when developed and cultivated, are of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as their consummation.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có chín tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là chín?
  2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng ghê tởm đối với các món ăn, tưởng không ưa thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Này các Tỷ-kheo, chín tưởng này được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

17 (7) Families – [(VII) (17) Gia Ðình]

 

  1. “Bhikkhus, possessing nine factors, a family that has not yet been approached is not worth approaching, or one that has been approached is not worth sitting with. What nine?
  2. – Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần, nếu chưa đến thời không nên đến, nếu đã đến thời không nên ngồi xuống. Thế nào là chín?

 

  1. (1) They do not rise up in an agreeable way. (2) They do not pay homage in an agreeable way. (3) They do not offer a seat in an agreeable way. (4) They hide what they have from one. (5) Even when they have much, they give little. (6) Even when they have excellent things, they- give coarse things. (7) They give

without respect, not respectfully. (8) They do not sit close by to listen to the Dhamma. (9) They do not savor the flavor of one’s words.

Possessing these nine factors, a family that has not yet been approached is not worth approaching, and one that has been approached is not worth sitting with.

  1. Không vui vẻ đứng dậy; không vui vẻ đảnh lễ; không vui vẻ mời ngồi; nếu có, họ giấu đi; có nhiều, họ cho ít, có đồ tốt, họ cho đồ xấu; họ cho không cẩn thận; họ cho không có chu đáo; họ không có ngồi xung quanh để nghe pháp, không thưởng thức lời nói.

Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần này, nếu chưa đến thời không nên đến, nếu đã đến thời không nên ngồi xuống.

 

  1. ”Bhikkhus, possessing nine factors, a family that has not yet been approached is worth approaching or one that has been approached is worth sitting with. What nine?
  2. (1) They rise up in an agreeable way. (2) They pay homage in an agreeable way. (3) They offer a seat in an agreeable way. (4) They do not hide what

they have from one. (5) When they have much, they give much. (6) When they have excellent things, they give excellent things. (7) They give respectfully, not without respect. (8) They sit close by to listen to the Dhamma. (9) They savor the flavor of one’s words.

Possessing these nine factors, a family that has not yet been approached is worth approaching, and one that has been approached is worth sitting with.”

  1. Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần, nếu chưa đến thời nên đến, nếu đã đến thời nên ngồi xuống. Thế nào là chín?
  2. Họ vui vẻ đứng dậy; họ vui vẻ đảnh lễ; họ vui vẻ mời ngồi; nếu có, họ không giấu đi; có nhiều, họ cho nhiều, có đồ tốt, họ cho đồ tốt; họ cho cẩn thận; họ cho một cách chu đáo; họ ngồi xung quanh để nghe pháp, họ thưởng thức lời nói.

Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần này, nếu chưa đến thời nên đến, nếu đã đến thời nên ngồi xuống.

 

18 (8) Loving-Kindness – [(VIII) (18) Từ Bi]

 

  1. “Bhikkhus, wbien it is observed complete in nine factors, the uposatha is of great fruit and benefit, very brilliant and pervasive. And how is the uposatha observed complete in nine factors, so that it is of great fruit and benefit; extraordinarily brilliant and pervasive?
  2. – Này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu chín chi phần được thực hành, có quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn. Ðược thực hành như thế nào, này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu chín chi phần, có quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn?

 

  1. (1) “Here, bhikkhus, a noble disciple reflects thus: ‘As long as they live the arahants abandon and abstain from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, they dwell compassionate toward all living beings. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain

from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, I too shall dwell compassionate toward all living beings. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the first factor it possesses.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh là loài hữu tình. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.

 

(2) “‘As long as they live the arahants abandon and abstain from taking what is not given; they take only what is given, expect only what is given, and dwell honestly without thoughts of theft. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from taking what is not given; I shall accept only what

is given, expect only what is given, and dwell honestly without thoughts of theft. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the second factor it possesses.

  1. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành trai giới”. Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.

 

  1. (3) ‘”As long as they live the arahants abandon sexual activity and observe celibacy, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice. Today, for this night and day, I too shall abandon sexual activity and observe celibacy, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common

person’s practice. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the third factor it possesses.

  1. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lìa, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lìa, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.

 

  1. (4) “‘As long as they live, the arahants abandon and abstain from false speech; they speak truth, adhere to truth; they are trustworthy and reliable, no deceivers of the world. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from false speech; I shall be a speaker of truth, an adherent of truth, trustworthy and reliable, no deceiver of the world. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the fourth factor it possesses.
  2. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành trai giới”. Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.

 

  1. (5) “‘As long as they live the arahants abandon and abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will

be observed by me.’ This is the fifth factor it possesses.

  1. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày này ta cũng đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.

 

  1. (6) “‘As long as they live the arahants eat once a day, abstaining from eating at night and from food outside the proper time. Today, for this night and day, I too shall eat once a day, abstaining from eating at night and from food outside the proper time. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the sixth factor it possesses.
  2. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán mỗi ngày dùng một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng dùng mỗi ngày dùng một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.

 

  1. (7) ‘”As long as they live the arahants abstain from dancing, singing, instrumental music, and unsuitable shows, and from adorning and beautifying themselves by wearing garlands and applying scents and unguents. Today, for this night and day, I too shall abstain from dancing, singing, instrumental music,

and unsuitable shows, and from adorning and beautifying myself by wearing garlands and applying scents and unguents. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the seventh factor it possesses.

  1. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng từ bỏ xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.

 

  1. (8) “‘As long as they live the arahants abandon and abstain from the use of high and luxurious beds; they lie down on a low resting place, either a small bed or a straw mat. Today, for this night and day, I too shall abandon, and abstain from the use of high and luxurious beds; I shall lie down on a low resting place, either a small bed or a straw mat. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’ This is the eighth factor it possesses.
  2. “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận giường cao, giường lớn, từ bỏ giường cao, giường lớn, các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ, trên thảm cỏ. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận giường cao, giường lớn, từ bỏ giường cao, giường lớn, ta nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ, trên thảm cỏ. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới”. Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.

 

  1. (9.) “Here, a noble disciple dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with

loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. This is the ninth factor it possesses.

“It is in this way, bhikkhus, that the uposatha is observed complete in nine factors, so that it is of great fruit and benefit, extraordinarily brilliant and pervasive.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử với tâm câu hữu với từ, biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ hai… như vậy phương thứ ba… như vậy phương thứ tư… như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy với tâm câu hữu với từ, biến mãn và an trú, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, được thực hành ngày trai giới thành tựu chín chi phần, có quả lớn, có lợi ích, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn.

 

19 (9) Deities – [(IX) (16) Chư Thiên]

 

  1. “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, a number of deities of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove approached me, paid homage to me, and stood to one side. (1) “Those deities then said: In the past, Bhante, when we were human beings, monks approached our homes. We rose

up for them but did not pay homage to them. Not having fulfilled our duty, full of regret and remorse, we were reborn in an inferior class [of deities].’

  1. – Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một số đông chư Thiên, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến chỗ Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, đứng một bên, các Thiên nhân ấy thưa với Ta: “Bạch Thế Tôn, khi chúng con sống giữa loài Người, trong thời quá khứ, các vị xuất gia không có gia đình đến chúng con. Bạch Thế Tôn, chúng con đã đứng dậy, nhưng chúng con không đảnh lễ. Bạch Thế Tôn, do không làm đầy đủ bổn phận, chúng con sanh ra hối hận, phiền não, vì bị sanh với thân hạ liệt”.

 

  1. (2) “Some other deities approached me and said: In the past, Bhante, when we were human beings, monks approached our homes. We rose up for them and paid homage to them, but we did not offer them seats. Not having fulfilled our duty, full of regret and remorse, we were reborn in an inferior class [of deities].’
  2. Này các Tỷ-kheo, lại có nhiều chư Thiên khác đến chỗ Ta và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, khi chúng con sống giữa loài Người, trong thời quá khứ, các vị xuất gia không có gia đình đến chúng con. Chúng con đã đứng dậy, chúng con đã đảnh lễ, nhưng con không mời ghế ngồi. Bạch Thế Tôn, do không làm đầy đủ bổn phận, chúng con sanh ra hối hận, phiền não, vì bị sanh với thân hạ liệt”.

 

  1. (3) “Some other deities approached me and said: ‘In the past, Bhante, when we were human beings, monks approached our homes. We rose up for them, paid homage to them, and offered them seats, but we did not share things with them to the best of our ability and capacity … (4) … we shared things with them to the best of our ability and capacity, but we did not sit close by to listen to the Dhamma … (5) … we sat close by to listen to the Dhamma, but we did not listen to it with eager ears … (6) … we listened to it with eager ears, but having heard it, we did not retain the Dhamma in mind … (7) … having heard it, we retained the Dhamma in mind but we did not examine the meaning of the teachings that had been retained in mind … (8) … we examined the meaning of the teachings

that had been retained in mind but we did not understand the meaning and the Dhamma and then practice in accordance with the Dhamma. Not having fulfilled our duty, full of regret and remorse, we were reborn in an inferior class [of deities].’ (9) “Some other deities approached me and said: In the past, Bhante, when we were human beings, monks approached our homes, (i) We rose up for them, (ii) paid homage to them, (iii) offered them seats, and (iv) shared things with them to the best of our ability and capacity, (v) We sat close by to listen to

the Dhamma and (vi) listened to it with eager ears; (vii) having heard it, we retained the Dhamma in mind; (viii) we examined the meaning of the teachings that had been retained in mind; and (ix) we understood the meaning and the Dhamma and then practiced in accordance with the Dhamma. Having fulfilled our duty, free of regret and remorse, we were reborn in a superior class [of deities].’

“These are the feet of trees, bhikkhus, these are empty huts. Meditate, bhikkhus, do not be heedless. Do not have cause to regret it later, like those prior deities.”

  1. Này các Tỷ-kheo, lại có nhiều chư Thiên khác đến chỗ Ta và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, khi chúng con sống giữa loài Người, trong thời quá khứ, các vị xuất gia không có gia đình đến chúng con. Chúng con đã đứng dậy, chúng con đã đảnh lễ, chúng con đã mời ghế ngồi nhưng chúng con không chia xẻ (đồ ăn) tùy theo khả năng và sức lực của chúng con… Chúng con chia xẻ (đồ ăn), tùy theo khả năng và sức lực của chúng con, nhưng chúng con không ngồi xung quanh để nghe pháp… chúng con có ngồi xung quanh để nghe pháp, nhưng chúng con không lóng tai nghe pháp… chúng con lóng tai nghe pháp, nhưng chúng con sau khi nghe không có thọ trì pháp… chúng con sau khi nghe, có thọ trì pháp, nhưng không có suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì… chúng con có suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, nhưng chúng con sau khi biết nghĩa, biết pháp, không thực hành pháp và tùy pháp. Bạch Thế Tôn, do không làm đầy đủ bổn phận, chúng con sanh ra hối hận, phiền não, vì bị sanh ra với thân hạ liệt”.
  2. Này các Tỷ-kheo, lại có nhiều chư Thiên khác đến chỗ Ta và thưa như sau: “Bạch Thế Tôn, khi chúng con sống giữa loài Người, trong thời gian quá khứ, các vị xuất gia không có gia đình đến chúng con. Bạch Thế Tôn, chúng con đã đứng dậy, chúng con đã đảnh lễ, chúng con đã mời ghế ngồi, chúng con đã chia xẻ (đồ ăn) tùy theo khả năng và sức lực của chúng con, chúng con đã ngồi xung quanh để nghe pháp, chúng con lóng tai nghe pháp, chúng con sau khi nghe thọ trì pháp, chúng con có suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, chúng con sau khi biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp và tùy pháp. Bạch Thế Tôn, do chúng con làm đầy đủ bổn phận, chúng con không sanh hối hận, phiền não, vì được sanh với thân thù thắng”.

Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những ngôi nhà trống. Này các Tỷ-kheo, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau, như các Thiên nhân đã được nói đến trước đây.

 

20 (10) Velama – [(X) (20) Velàma]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta ‘s Grove, Anathapindika’s Park. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One asked him:

– “Are alms given in your family, householder?”

– “Alms are given in my family, Bhante, but they consist of broken rice accompanied by rice gruel.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:

– Này Gia chủ, Ông có bố thí trong gia đình của Ông không?

– Bạch Thế Tôn, trong gia đình của con có bố thí, nhưng chỉ có món ăn thô tệ làm bằng hột gạo bể, và cháo chua.

 

  1. “If, householder, one gives alms, coarse or excellent, and one gives disrespectfully, gives inconsiderately, does not give with one’s own hand, gives what would be discarded, gives without a view of future consequences, then wherever the result of that gift is produced for one, one’s mind does not incline toward the enjoyment of superb food, nor toward the enjoyment of superb clothing, nor toward the enjoyment of superb vehicles, nor toward the enjoyment of whatever is superb among the five objects of sensual pleasure. Also, one’s children and wives, and one’s slaves, servants, and workers, do not want to listen to one, do not lend an ear, and do not apply their minds to understand. For what reason? Just this is the result of actions that are done disrespectfully.
  2. – Này Gia chủ, dầu bố thí các món thô hay tế, nếu bố thí không cẩn thận, bố thí không có chú tâm, bố thí không tự tay mình, bố thí những vật quăng đi, bố thí không có nghĩ đến tương lai; chỗ nào, chỗ nào, sự bố thí ấy sanh quả dị thục, thời tâm không thiên về thưởng thức các món ăn thù diệu, tâm không thiên về thưởng thức y áo thù diệu, tâm không thiên về thưởng thức các cỗ xe thù diệu, tâm không thiên về thưởng thức năm dục công đức thù diệu. Và các người con, hay vợ, hay những người phục vụ, hay những người đưa tin, hay những người làm công, họ không có khéo nghe, họ không có lóng tai, họ không có an trú tâm hiểu biết. Vì sao? Này Gia chủ, như vậy là quả dị thục của các nghiệp làm không có cẩn thận.

 

  1. “If, householder, one gives alms, whether coarse or excellent, and one gives respectfully, gives considerately, gives with one’s own hand, gives what would not be discarded, gives with a view of future consequences, then wherever the result of that gift is produced for one, one’s mind inclines toward the enjoyment of superb food, toward the enjoyment of superb clothing, toward the enjoyment of superb vehicles, toward the enjoyment of whatever is superb among the five objects of sensual pleasure. Also, one’s children and wives, and one’s slaves, servants, and workers, want to listen to one, lend an ear, and apply their minds to understand. For what reason? Just this is the result of

actions that are done respectfully.

  1. Này Gia chủ, dầu có bố thí các món thô hay tế, nếu bố thí có cẩn thận, bố thí có chú tâm, bố thí tự tay mình, bố thí những vật không quăng bỏ đi, bố thí có nghĩ đến tương lai; chỗ nào, chỗ nào, sự bố thí ấy sanh quả dị thục, thời tâm thiên về thưởng thức các món ăn thù diệu, tâm thiên về thưởng thức y áo thù diệu, tâm thiên về thưởng thức các cỗ xe thù diệu, tâm thiên về thưởng thức năm dục công đức thù diệu. Và các người con, hay vợ, hay những người phục vụ, hay những người đưa tin, hay những người làm công, họ có khéo nghe, họ có lóng tai, họ có an trú tâm hiểu biết. Vì sao? Này Gia chủ, như vậy là quả dị thục của việc làm có cẩn thận.

 

  1. “In the past, householder, there was a brahmin named Velama. He gave such some great alms offering as this: (1) eightyfour thousand golden bowls filled with silver; (2) eighty-four thousand silver bowls filled with gold; (3) eighty-four thousand bronze bowls filled with bullion; (4) eighty-four thousand elephants with golden ornaments, golden banners, covered with nets of gold thread; (5) eighty-four thousand chariots with upholstery of lion skins, tiger skins, leopard skins, and saffron-dyed blankets, with golden ornaments, golden banners,

covered with nets of gold thread; (6) eighty-four thousand milk cows with jute tethers and bronze palls; (7) eighty-four thousand maidens adorned with jeweled earrings; (8) eightyfour thousand couches spread with rugs, blankets, and covers, with excellent coverings of antelope hide, with canopies and red bolsters at both ends; (9) eighty-four thousand kotismi of cloths made of fine linen, fine silk, fine wool, and fine cotton. How much more of food and drink, snacks, meals, refreshments, and beverages? It seemed to be flowing like rivers.

  1. Thuở xưa, này Gia chủ, có một vị Bà-la-môn tên là Velàma. Vị ấy bố thí rộng lớn như sau: Vị ấy bố thí 84.000 bát bằng vàng đựng đầy bạc. Vị ấy bố thí 84.000 bát bằng bạc đựng đầy vàng. Vị ấy bố thí 84.000 bát bằng đồng đựng đầy châu báu. Vị ấy bố thí 84.000 con voi với đồ trang sức bằng vàng, với các ngọn cờ bằng vàng, bao trùm với những lưới bằng chỉ vàng và 84.000 cỗ xe, được trải với da sư tử, được trải với da cọp, được trải với da báo, được trải với mềm màu vàng, với những trang sức bằng vàng, với các ngọn cờ bằng vàng, bao trùm với những lưới bằng chỉ vàng. Vị ấy bố thí 84.000 con bò sữa, cột bằng những sợi dây gai mịn với những thùng sữa bằng bạc. Vị ấy bố thí 84.000 thiếu nữ, trang sức với những bông tai bằng châu báu. Vị ấy bố thí 84.000 giường nằm trải nệm bằng len thêu bông, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lầu che phía trên, có đầu gối chân màu đỏ hai phía. Vị ấy bố thí 84.000 thước vải, bằng vài gai mịn màng nhất, bằng vải lụa mịn màng nhất, bằng vải len mịn màng nhất, bằng vải bông mịn màng nhất. Và ai có thể nói về các đồ ăn, đồ uống, loại cứng, loại mềm, các loại đồ ăn nếm và các loại nước đường. “Chúng tôi nghĩ chúng chảy như dòng sông”.

 

  1. “You might think, householder: ‘He was someone else, the brahmin Velama who on that occasion gave that great alms offering.’ But you should not look at it in such a way. I myself was the brahmin Velama who on that occasion gave that great alms offering. “Now, householder, at that alms offering there was no one worthy of offerings, no one who purified the offering. Even more fruitful than the great alms offering that the brahmin Velama gave would it be to feed; one person accomplished in view. Even more fruitful than the great alms offering that the brahmin Velama gave, and feeding a hundred persons accomplished in view, would it be to feed one once-returner. Even more fruitful than the great alms, offering that the brahmin Velama gave, and feeding a hundred once-returners, would it be to feed one non-returner. Even more fruitful than … feeding a hundred non-returners, would it be to feed one arahant. Even more fruitful than … feeding a hundred arahants, would it be to feed one paccekabuddha. Even more fruit– ful than … feeding a hundred paccekabuddhas, would it be to feed the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One … would it be to feed the Sangha of bhikkhus headed by

the Buddha … would it be to build a dwelling dedicated to the Sangha of the four quarters … would it be for one with a mind of confidence to go for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha … would it be for one with a mind of confidence to undertake the five training rules: to abstain from the destruction of life, to abstain from taking what is not given, to abstain from sexual misconduct, to abstain from false speech, to abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Even more fruitful … would it be to develop a mind of loving-kindness even for the time it takes to pull a cow’s udder. “Even more fruitful, householder, than the great alms offering that the brahmin Velama gave, and feeding one person accomplished in view, and feeding a hundred persons accomplished in view; and feeding one once-returner, and feeding a hundred once-returners; and feeding one non-returner, and feeding a hundred non-returners; and feeding one arahant, and feeding a hundred arahants; and feeding one paccekabuddha, and feeding a hundred paccekabuddhas; and feeding the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One; and feeding the Sangha of bhikkhus headed by the Buddha; and building a dwelling dedicated to the Sangha of the four quarters; and for one with a mind of confidence to go for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha; and for one with a mind of confidence to undertake the five training rules: to abstain from the destruction of life … to abstain from liquor,

wine, and intoxicants, the basis for heedlessness; and for one to develop a mind of loving-kindness even for the time it takes to pull a cow’s udder, would it be to develop the perception of impermanence just for the time of a finger nap.”

  1. Có thể, này Gia chủ, Ông nghĩ: “Có thể Bà-la-môn Velàma là một người nào khác, vị đã bố thí một cách rộng lớn như vậy”. Này Gia chủ, chớ có nghĩ như vậy. Chính lúc ấy, Ta là Bà-la-môn Velàma, chính Ta đã bố thí rộng lớn ấy. Nhưng này Gia chủ, khi bố thí ấy được cho, không có một ai xứng đáng để nhận bố thí. Không có một ai làm cho thanh tịnh bố thí ấy. Này Gia chủ, dầu Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, nếu có ai bố thí cho một người chánh kiến, bố thí này lớn hơn quả lớn kia. Này Gia chủ, dầu Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn và có ai bố thí cho 100 người chánh kiến, và có ai bố thí cho một vị Nhất lai, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí rộng lớn, và có ai bố thí cho 100 người Nhất lai, và có ai bố thí cho một vị Bất lai, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, và có ai bố thí cho 100 vị Bất lai, và có ai bố thí cho một vị A-la-hán, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn hơn, và có ai bố thí cho một vị A-la-hán, và có ai bố thí cho một vị Ðộc Giác Phật, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn và có người bố thí cho 100 vị Ðộc Giác Phật, có ai bố thí cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, và có ai bố thí cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị thượng thủ, và có ai xây dựng một tinh xá cho chúng Tăng trong bốn phương… và có ai với tâm tịnh tín qui y Phật, Pháp và Tăng, và có ai với tâm tịnh tín chấp nhận học pháp, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu… Và có ai với tâm tịnh tín, chấp nhận học pháp… từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu, và ai tu tập từ tâm giải thoát, cho đến trong khi khoảnh khắc vắt sữa bò, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Này Gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, có ai bố thí một vị đầy đủ chánh kiến.. và có ai bố thí cho 100 vị đầy đủ chánh kiến.. và có ai bố thí một vị Bất lai… và có ai bố thí trăm vị Bất lai, và có ai bố thí một vị A-la-hán… và có ai bố thí trăm vị A-la-hán… và có ai bố thí một vị Ðộc giác Phật, và có ai bố thí trăm vị Ðộc giác Phật, và có ai bố thí Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… và có ai bố thí chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, và có ai cho xây dựng một tinh xá cho chúng Tăng trong bốn phương… và có ai với tâm tịnh tín qui y Phật, Pháp và chúng Tăng… và có ai tâm tịnh tín chấp nhận học pháp, từ bỏ sát sanh… từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu… và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc vắt sữa bò, tu tập từ tâm, và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc búng ngón tay, tu tập tưởng vô thường, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia.

 

III. A bodes of Beings – [III. Phẩm Chỗ Cư Trú Của Hữu Tình]

 

21 (1) Respects – [(I) (21) Trong Ba Phương Diện]

 

  1. “Bhikkhus, in three respects the people of Uttarakuru surpass the Tavatimsa devas and the people of Jambudipa. What three?
  2. (1) They are without selfishness and possessiveness; (2) their life span is fixed; and (3) their living conditions are exceptional.

In these three respects the people of Uttarakuru surpass the Tavatimsa devas and the people of Jambudipa.

1.- Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện người Uttarakurukà (Bắc Cu-lô châu) thù thắng hơn chư Thiên cõi Ba mươi ba và loài Người ở Jambudìpa (Diêm-phù-đề). Thế nào là ba?

  1. Không có ngã sở, không có chấp trước, tuổi thọ được quy định là những thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện này, người Uttarakuruka thù thắng hơn chư Thiên cõi Ba mươi ba và loài Người ở Jambudìpa.

 

  1. “In three respects the Tavatimsa devas surpass the people of Uttarakuru and the people of Jambudipa. What three?
  2. (4) In celestial life span, (5) in celestial beauty, and (5) in celestial happiness. In these three respects the Tavatimsa devas surpass the people of Uttarakuru and the people of Jambudipa.
  3. Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện, chư Thiên cõi trời Ba mươi ba thù thắng hơn loài Người ở Uttarakuruka và loài Người ở Jambudìpa. Thế nào là ba?
  4. Về thiên thọ mạng, về thiên dung sắc, về thiên lạc. Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện này, chư Thiên cõi trời Ba mươi ba thù thắng hơn loài Người ở Uttarakuruka và loài Người ở Jambudìpa.

 

  1. “In three respects the people of Jambudipa surpass the people of Uttarakuru and the Tavatimsa devas. What three?

(7) They are heroes; (8) they are mindful; and (9) there is the living of the spiritual life here.

In these three respects the people of Jambudipa surpass the people of Uttarakuru and the Tavatimsa devas.”

  1. Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện, loài Người ở Jambudìpa thù thắng hơn loài Người ở cõi Uttarakuruka và chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Thế nào là ba?

Họ là anh hùng, có trú niệm và sống Phạm hạnh ở đời này.

Này các Tỷ-kheo, trong ba phương diện này, loài Người ở cõi Jambudìpa thù thắng hơn loài Người ở cõi Uttarakuruka và chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.

 

22 (2) Wild Colts – [(II) (22) Ngựa Chưa Ðược Ðiều Phục]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the three kinds of wild colts and the three kinds of persons who are like wild colts; the three kinds of good horses and the three kinds of persons who are like good horses; the three kinds of excellent thoroughbred horses and the three kinds of excellent thoroughbred persons. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante/’ those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa chưa được điều phục và ba hạng người chưa được điều phục; ba loại ngựa được điều phục, và ba hạng người được điều phục; ba loại ngựa hiền thiện thuần lương và ba hạng người hiền thiện thuần lương. Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “And what, bhikkhus, are the three kinds of wild colts?

(1) Here, one kind of wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of wild colt possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) And still another kind of wild colt possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of wild colts.

2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa chưa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối bề cao, chu vi bề ngoài. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa chưa được điều phục.

 

  1. “And what, bhikkhus, are the three kinds of persons who are like wild colts? (1) Here, one kind of person who is like a wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of person who is like a wild colt possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) And still another kind of person who is like a wild colt possesses speed, beauty,

and the right proportions.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người chưa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa được điều phục.

 

  1. (1) “And how, bhikkhus, does a person who is like a wild colt possess speed but not beauty or the right proportions?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This

is the origin of suffering,’ and ‘This is the cessation of suffering,’ and ‘This is the way leading to the cessation of suffering,’ This, I say, is his speed. But when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he falters and does not answer. This, I say, is his lack of beauty. And he does not gain robes,

almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way a person who is like a wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions.

  1. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ”, như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ tập”, như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ diệt”, như thật tuệ tri: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy lại ngập ngừng, không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

 

  1. (2) “And how does a person who is like a wild colt possess speed and beauty but not the right proportions?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering’ … ‘This is the

way leading to the cessation of suffering,’ This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. But he does not gain robes … and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way

a person who is like a wild colt possesses speed and beauty but hot the right proportions.

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa có điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ”, như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ tập”, như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ diệt”, như thật tuệ tri: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy liền trả lời, không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Nhưng vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối.

 

  1. (3) “And how does a person who is like a wild colt possess speed, beauty, and the right proportions?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering”… ‘This is the

way leading to the cessation of suffering,’ This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes … and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way a person who is like a wild colt possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of persons who are like wild colts.

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Ðây là Khổ”…, như thật tuệ tri: “Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy liền trả lời, không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa được điều phục.

 

  1. “And what, bhikkhus, are the three kinds of good horses?

(4) – (6) Here, one kind of good horse. [as above for the wild colts] … possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of good horses.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Các loại này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng loại ngựa được điều phục.

 

  1. “‘And what, bhikkhus, are the three kinds of persons who are like, good horses?

(4) – (6) Here, one person who is like a good horse … [as above for the persons who are like wild colts] … possesses speed, beauty, and the right proportions.

(4) – (6) “And how, bhikkhus, does a person who is like a good horse … possess speed, beauty, and the right proportions?

Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu is one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma and the discipline, he answers and does’not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes … and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way a person who is like a good horse possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of persons that are like good horses.’

“And what, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred horses? (7) – (9) Here, one kind of excellent thoroughbred horse … [as above for the wild colts] … possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the

three kinds of excellent thoroughbred horses.

 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy, được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy ngập ngừng, không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy, được nhập Niết-bàn, không phải trở lui đời này nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy trả lời, không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Nhưng vị này không nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối.

 

9-11. “And what, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred persons? (7) – (9) Here, one kind of excellent thoroughbred person … [as above for the persons who are like wild colts] … possesses speed, beauty, and the right

proportions.

(7) – (9) “And how, bhikkhus, does an excellent thoroughbred person … possess speed, beauty, and the right proportions?

Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma and the discipline, he

answers and does not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way an excellent thoroughbred person possesses speed, beauty, and the right proportions. These, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred persons.”

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không phải trở lui đời này nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy liền trả lời, không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Và vị ấy nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người được điều phục.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa hiền thiện thuần lương?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa hiền thiện thuần lương, có tốc lực nhưng có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa hiền thiện thuần lương.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại người hiền thiện thuần lương?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người hiền thiện thuần lương.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chúng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy ngập ngừng, không trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chúng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy liền trả lời, không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp nhưng không có cân đối.

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chúng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp, thắng luật, vị ấy liền trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy nhận được các đồ tư dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện thuần lương, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người hiền thiện thuần lương.

 

23 (3) Craving – [(III) (23) Ái]

 

  1. ‘I will teach you, bhikkhus, nine things rooted in craving. Listen and attend closely. I will speak.” “Yes, Bhante,’ those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “And what are the nine things rooted in craving?
  2. (1) In dependence on craving there is seeking. (2) In dependence on seeking there is gain. (3) In dependence on gain there is judgment. (4) In dependence on judgment there is desire and lust. (5) In dependence on desire and lust there is attachment. (6) In dependence on attachment there is possessiveness. (7) Independence on possessiveness there is miserliness. (8) In dependence

on miserliness there is safeguarding. (9) With safeguarding as the foundation originate the taking up of rods and weapons, quarrels, contentions, and disputes, accusations, divisive speech, and false speech, and many [other] bad unwholesome things.

These are the nine things rooted in craving.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về chín pháp lấy ái làm cội gốc. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chín pháp lấy ái làm cội gốc?
  2. Do duyên ái nên cầu tìm; do duyên cầu tìm nên có được; do duyên có được nên có quyết định; do duyên quyết định nên có dục tham; do duyên dục tham nên đắm trước; do duyên đắm trước nên có chấp trước; do duyên chấp trước nên có xan tham; do duyên xan tham nên có thủ hộ, chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ, rất nhiều các ác, bất thiện pháp khởi lên.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín pháp lấy ái làm cội gốc.

 

24 (4) Beings – [(IV) (24) Các Loại Hữu Tình]

 

  1. “Bhikkhus, there are these ‘nine abodes of beings. What nine?
  2. (1) “There are, bhikkhus, beings that are different in body and different in perception, such as humans, some devas, and some in the lower world. This is the first abode of beings.
  3. – Này các Tỷ-kheo, có chín chỗ cư trú của loài hữu tình. Thế nào là chín?
  4. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở các đọa xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ nhất.

 

  1. (2) “There are beings that are different in body but identical in perception, such as the devas of Brahma’s company that are reborn through the first [jhana]. This is the second abode of beings.
  2. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, chư Phạm Chúng thiên, khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai.

 

  1. (3) “There are beings that are identical in body but different in perception, such as the devas of streaming radiance. This is the third abode of beings.
  2. (4) “There are beings that are identical in body and identical in perception, such as the devas of refulgent glory. This is the fourth abode of beings.
  3. (5) “There are beings that are non-percipient, without experience, such as the devas that are non-percipient. This is the fifth abode of beings.
  4. Này các Tỷ-kheo, có loại hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như Quang âm thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ ba.
  5. Này các Tỷ-kheo, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất, như Tịnh Cư thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tư.
  6. Này các Tỷ-kheo, có những loại hữu tình không có tưởng, không có thọ như Vô Tưởng thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ năm.

 

  1. (6) “There are beings that, with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ belong to the base, of the infinity of space. This is the sixth abode of beings.
  2. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các đối ngại tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng được Không vô biên xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ sáu.

 

  1. (7) “There are beings that, by completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving]’ consciousness is infinite,’ belong to the base of the infinity of consciousness. This is the seventh abode of beings.
  2. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình, vượt khỏi hư Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng được Thức vô biên xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ bảy.

 

  1. (8) “There are beings that, by completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing,’ belong to the base of nothingness. This is the eighth abode of beings.
  2. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: “Không có gì tất cả”, chứng được Vô sở hữu xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tám.

 

  1. (9) “There are beings that, by completely surmounting the base of nothingness, belong to the base of neither-perceptionnor-non-perception. This is the ninth abode of beings.

“These are the nine abodes of beings.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ chín.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín chỗ cư trú của các loài hữu tình.

 

25 (5) Wisdom – [(V) (25) Trí Tuệ]

 

  1. “Bhikkhus, when the mind of a bhikkhu is well consolidated by wisdom, he is able to assert: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’

“And how is the mind of a bhikkhu well consolidated by wisdom?

  1. – Này các Tỷ-kheo, khi nào tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ, thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy nói như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập?

 

  1. (1) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is without lust. (2) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is without hatred,’ (3) His mind is well consolidated by wisdom [when

he knows]: ‘My mind is without delusion.’ (4) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to infatuation.’ (5) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to animosity.’ (6) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to confusion.’ (7) His mind is well console dated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to sense-sphere existence.’ (8) His mind is well consolidated by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to form-sphere existence.’ (9) His mind is well consolidated

by wisdom [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to formless-sphere existence.’

“When, bhikkhus, the mind of a bhikkhu is well consolidated by wisdom, he is able to assert; ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.”

  1. “Ly tham là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Ly sân là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Ly si là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh không có tham là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh sân là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh không có si là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh không chuyển hướng về dục hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh không chuyển hướng về sắc hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ. “Tánh không chuyển hướng về vô sắc hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, khi nào tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ, thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy nói như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””.

 

26 (6) The Stone Pillar – [(VI) (26) Trụ Ðá]

 

  1. Thus have I heard. On one occasion the Venerable Sariputta and the Venerable Candikaputta were dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the squirrel sanctuary. There the Venerable Candikaputta addressed the bhikkhus: – “Friends, bhikkhus!” “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Candikaputta said this:

– “Friends, Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘When, friends, a bhikkhu’s mind is consolidated by mind, it is fitting for him to declare: “I understand: Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.”‘”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Candikàputta trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Tại đấy, Tôn giả Candikàputta gọi các Tỷ-kheo, nói rằng:

– Này các Hiền giả, Devadatta thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Thưa các Hiền giả, khi nào tâm vị Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ, thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””.

 

  1. Then the Venerable Sariputta said to the Venerable Candikaputta:

– “Friend Candikaputta, it is not in such a way that Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus. Rather, Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘When, friends, a bhikkhu’s mind is well consolidated by mind, it is fitting for him to declare: “I understand: Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.””

  1. Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Candikàputta:

– Này Hiền giả Candikàputta, Devadatta không có thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Thưa các Hiền giả, khi nào tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””. Này Hiền giả Candikàputta. Devadatta thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Thưa các Hiền giả, khi nào tâm vị Tỷ-kheo được khéo tích tập với tâm ý thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””.

 

  1. A second time … A third time the Venerable Candikaputta addressed the bhikkhus: “Friends, Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘When, friends, a bhikkhu’s mind is consolidated by mind, it is fitting for him to declare: “I understand: Destroyed is birth, the spiritual life has been lived,

what had to be done has been done, there is no more coming bade to any state of being.”‘”

A third time the Venerable Sariputta said to the Venerable Candikaputta:

– “Friend Candikaputta, it is not in such a way that Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus. Rather, Devadatta teaches the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘When, friends, a bhikkhu’s mind is well consolidated by mind, it is fitting for him to declare: “I understand: Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.”‘

  1. Lần thứ hai… Lần thứ ba, Tôn giả Candikàputta gọi các Tỷ-kheo, nói rằng:

– Thưa các Hiền giả, Devadatta thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Khi nào tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ thời thật hợp lý cho vị Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””.

Lần thứ ba, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Candikàputta:

– Này Hiền giả Candikàputta, Devadatta không có thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Thưa các Hiền giả, khi nào tâm Tỷ-kheo được khéo tích tập với trí tuệ thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa””. Này Hiền giả Candikàputta. Devadatta thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Thưa các Hiền giả, khi nào tâm vị Tỷ-kheo được khéo tích tập với tâm ý thời thật hợp lý cho Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa””.

 

  1. “And how, friend, is the mind of a bhikkhu well consolidated by mind?

(1) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is without lust.’ (2) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is without hatred.” (3) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is without delusion.’ (4) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to lust.’ (5) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to hatred.’ (6) His mind is well

consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to delusion.’ (7) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to sense-sphere existence.’ (8) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to form-sphere existence.’ (9) His mind is well consolidated by mind [when he knows]: ‘My mind is not subject to return to formless-sphere existence.’

  1. – Và như thế nào, này Hiền giả, tâm vị Tỷ-kheo được khéo tích tập với tâm ý?

– “Ly tham là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Ly sân là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Ly si là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không có tham là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không có sân là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không có si là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không chuyển hướng về dục hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không chuyển hướng về sắc hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý. “Tánh không chuyển hướng về vô sắc hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích tập với tâm ý.

 

  1. “When, friend, a bhikkhu is thus perfectly liberated in mind, even if powerful forms cognizable by the eye come into range of the eye, they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady, attained to imperturbability, and he observes its vanishing. Even if powerful sounds cognizable by the ear come into range of the ear … Even if powerful odors

cognizable by the nose come into range of the nose … Even if powerful tastes cognizable by the tongue come into range of the tongue … Even if powerful tactile objects cognizable by the body come into range of the body … Even if powerful phenomena cognizable by the mind come into range of the mind,

they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady, attained to imperturbability, and he observes its vanishing. “Suppose, friend, there was a stone pillar eight meters long. Four meters would be below ground and four meters above ground. If a violent rainstorm should then arrive from

the east, it would not shake it or make it quake, wobble, and tremble; if a violent, rainstorm should then arrive from the west … from the north from the south, it would not shake it or make it quake, wobble, and tremble. For what reason? Because the stone pillar is deep in the ground, and is securely planted. So too, friend, when a bhikkhu is thus perfectly liberated in mind, even if powerful forms cognizable by the eye come into range of the ey e … Even if powerful phenomena cognizable by the mind come into range of the mind, they do not obsess his mind; his mind is not at all affected. It remains steady,

attained to imperturbability, and he observes its vanishing.”

  1. Như vậy, này Hiền giả, với Tỷ-kheo có tâm chánh giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của con mắt, các sắc không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng; nếu các tiếng do tai nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ tai… nếu các hương do mũi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vực của lỗ mũi… nếu các vị do lưỡi nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của lưỡi… nếu các xúc do thân nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của thân. nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của ý… Các pháp không chinh phục, tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng. Ví như, này Hiền giả, một trụ đá cao mười sáu khuỷu tay, tám khuỷu tay chôn sâu xuống đất, tám khuỷu tay nổi lên trên, nếu từ phương Ðông, mưa to gió lớn đến, không làm rung động, không làm chuyển động, không làm chuyển động mạnh trụ đá ấy; nếu từ phương Tây… nếu từ phương Bắc… nếu từ phương Nam, mưa to gió lớn đến, không làm rung động, không làm chuyển động, không làm chuyển động mạnh trụ đá ấy. Vì sao? Này Hiền giả, vì trụ đá được đào sâu, được chôn sâu. Cũng vậy, này Hiền giả, với Tỷ-kheo có tâm chánh giải thoát như vậy, nếu các sắc do mắt nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của con mắt, các sắc không chinh phục tâm của vị ấy, tâm được an trú không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng. Nếu các tiếng do tai nhận thức… nếu các pháp do ý nhận thức mạnh mẽ đi vào giới vức của ý, các pháp không chinh phục tâm vị ấy, tâm được an trú, không bị tạp nhiễm, không bị lay động. Vị ấy tùy quán sự diệt tận của chúng.

 

27 (7) Enmity (1) – [(VII) (27) Sợ Hãi Hận Thù (1)]

 

  1. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
  2. “Householder, when a noble disciple has eliminated, five perils and enmities and possesses the four factors of streamentry, he might, if he so wished, declare of himself: I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’
  3. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
  4. – Này Gia chủ, khi nào năm sợ hãi hận thù của vị Thánh đệ tử được chỉ tức, thời vị ấy thành tựu được bốn Dự lưu phần. Nếu vị ấy muốn, có thể tuyên bố về ngã đối với tự ngã: “Ðịa ngục đối với ta được đoạn tận, loài bàng sanh đối với ta được đoạn tận, cõi ngạ quỷ đối với ta được đoạn tận, cõi dữ, ác thú, đọa xứ đối với ta được đoạn tận. Ta là vị Dự lưu, không còn thối đọa, chắc chắn đạt đến Chánh giác”.

 

  1. “What are the five perils and enmities that have been eliminated?

(1) Householder, one who destroys life, with the destruction of life as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from the destruction of life does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from the destruction of life, that peril and enmity has thus been eliminated.

(2) “One who takes what is not given … (3) who engages in sexual misconduct … (4) who speaks falsely … (5) who indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, with indulgence in liquor, wine, and intoxicants as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril

and enmity pertaining to future lives and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, that peril and enmity has thus been eliminated.

“These are the five perils and enmities that have been eliminated.

  1. Thế nào là năm sợ hãi hận thù được chỉ tức?

Này Gia chủ, sợ hãi hận thù do sát sanh, vì duyên sát sanh, đưa đến trong hiện tại; sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ. Từ bỏ sát sanh, sợ hãi hận thù không đưa đến trong hiện tại, sợ hãi hận thù không đưa đến trong tương lai, kể cả không có tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ… Ðối với vị từ bỏ sát sanh, như vậy sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Này Gia chủ, sợ hãi hận thù do lấy của không cho, vì duyên lấy của không cho đưa đến trong hiện tại; sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ… Ðối với vị từ bỏ lấy của không cho, như vậy sự sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Này Gia chủ, sợ hãi hận thù do sống tà hạnh trong các dục, vì duyên sống tà hạnh trong các dục đưa đến trong hiện tại; sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ… Ðối với vị từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, như vậy sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Này Gia chủ, sợ hãi hận thù do nói láo, vì duyên nói láo đưa đến trong hiện tại; sự sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ… Ðối với vị từ bỏ nói láo, như vậy sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Này Gia chủ, sợ hãi hận thù do đắm say rượu men, rượu nấu, vì duyên đắm say rượu men, rượu nấu đưa đến trong hiện tại; sự sợ hãi hận thù đưa đến trong tương lai, kể cả tâm khổ, tâm ưu người ấy cảm thọ… Ðối với vị từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù được nhiếp phục.

Năm sự sợ hãi hận thù này được nhiếp phục.

 

  1. “And what are the four factors of stream-entry that he possiesses?

(6) Here, householder, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans,

the Enlightened One, the Blessed One.’

(7) He possesses unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’

(8) He possesses unwavering confidence in the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals – this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’

(9) He possesses the virtuous behavior loved by the noble ones, unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. These are the four factors of stream-entry that he possesses. “Householder, when a noble disciple has eliminated these five perils and enmities and possesses these four factors of stream-entry, he might, if he so wished, declare of himself: I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer

subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.'”

  1. Thế nào là bốn Dự lưu phần được đầy đủ?

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử, đầy đủ lòng tin tuyệt đối với đức Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.

Vị ấy đầy đủ lòng tin tuyệt đối với Pháp: “Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”.

Vị ấy đầy đủ lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn, đáng được cung kính, đang được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.

Vị ấy đầy đủ các giới đức được bậc Thánh quý mến, không bị bể vụn, không bị hủy hoại, không có tỳ vết, không có vết nhơ, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị nhiễm trước, đưa đến Thiền định. Bốn Dự lưu phần này được thành tựu.

 

28 (8) Enmity (2) – [(VIII) (28) Sợ Hãi Hận Thù (2)]

 

[Identical with 9:27, but addressed by the Buddha to the bhikkhus.]

(Thế Tôn thuyết lại kinh 26 cho các Tỷ-kheo).

 

29 (9) Resentment (1) – [(IX) (29) Xung Ðột Sự]

 

  1. “Bhikkhus, there are these nine grounds for resentment. What nine?
  2. (1) [Thinking:] ‘He acted for my harm,’ one harbors resentment. (2) [Thinking:] ‘He is acting for my harm,’ one harbors resentment. (3) [Thinking:] ‘He will act for my harm,’ one harbors resentment. (4) [Thinking:] ‘He acted for the harm of one pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (5)

[Thinking:] ‘He is acting for the harm of one pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (6) [Thinking:] ‘He will act for the harm of one pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (7) [Thinking;] ‘He acted, for the benefit of one displeasing and disagreeable to me,’ one harbors, resentment; (8)

[Thinking:] ‘He is acting for the benefit of one displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (9) [Thinking:] ‘He will act for the.benefit of one displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. These, bhikkhus, are the nine grounds for resentment.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có chín xung đột sự. Thế nào là chín?
  2. “Vị ấy đã làm hại tôi”, xung đột khởi lên. “Vị ấy đang làm hại tôi”, xung đột khởi lên. “Vị ấy sẽ làm hại tôi”, xung đột khởi lên. “Vị ấy đã làm hại người tôi thương, tôi mến”… “Vị ấy đang làm hại người tôi thương, tôi mến”… “Vị ấy sẽ làm hại người tôi thương, tôi mến”, xung đột khởi lên. “Vị ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến”… “Vị ấy đang làm lợi…” Vị ấy sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến”, xung đột khởi lên.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín xung đột sự.

 

30 (10) Resentment (2) – [(X) (30) Ðiều Phục Xung Ðột Sự]

 

  1. “Bhikkhus, there are these nine ways of removing resentment. What nine?

(1) [Thinking:] ‘He acted, for my harm, but what can be done about it?’one removes resentment. (2) [Thinking:] ‘He is acting for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. (3) [Thinking:] ‘He will act for my harm, but what can be done about it?7 one removes resentment. (4) [Thinking:] ‘He acted for the harm of one who is pleasing and agreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. (5) [Thinking:] ‘He is acting for the harm of one who is pleasing and agreeable to me, but what can be done

about it?’ one removes resentment. (6) [Thinking:] ‘He will act for the harm of one who is pleasing and agreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. (7) [Thinking:] ‘He acted for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me, but what can be done about it?’ one

removes resentment. (8) [Thinking:] ‘He is acting for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. (9) [Thinking:] ‘He will act for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. These, bhikkhus, are the nine ways of removing

resentment.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có chín điều phục xung đột sự. Thế nào là chín? “Vị ấy đã làm hại tôi; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy”, nhờ vậy xung đột được điều phục. “Vị ấy sẽ làm hại tôi; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy”, nhờ vậy xung đột được điều phục. “Vị ấy đã làm hại người tôi thương mến; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy”, nhờ vậy xung đột được điều phục. “Vị ấy đã làm hại… vị ấy làm hại người tôi thương tôi mến; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy”, nhờ vậy xung đột được điều phục. “Vị ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến”… “Vị ấy đang làm lợi… vị ấy sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến, có lợi ích gì mà nghĩ như vậy”, nhờ vậy xung đột được điều phục

Này các Tỷ-kheo, đây là chín xung đột sự được điều phục.

 

31 (11) Progressive Cessation – [(XI) (31) Chín Thứ Ðệ Diệt]

 

  1. “Bhikkhus, there are these nine progressive cessations. What nine?

(1) For one who has attained the first jhana, sensual perception has ceased. (2) For one who has attained the second jhana, thought and examination have ceased: (3) For one who has attained the third jhana, rapture has ceased. (4) For one who has attained the fourth jhana, in-breathing and out-breathing

have ceased. (5) For one who has attained the base of the infinity of space, the perception of form has ceased. (6) For one who has attained the base of the infinity of consciousness, the perception pertaining to the base of the infinity of space has ceased. (7) For one who has attained the base of nothingness, the perception pertaining to the base of the infinity of consciousness has ceased. (8) For one who has attained the base of neither-perception-nor-non-perception, the perception pertaining to the base of nothingness has ceased. (9) For one who has attained the cessation of perception and feeling, perception and

feeling have ceased.

These, bhikkhus, are the nine progressive cessations.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có chín thứ đệ diệt. Thế nào là chín?
  2. Thành tựu sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu đệ nhị Thiền, các tầm tứ bị đoạn diệt. Thành tựu đệ tam Thiền, hỷ bị đoạn diệt. Thành tựu đệ tứ Thiền, hơi thở vào, hơi thở ra bị đoạn diệt. Thành tựu Không vô biên xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Thức vô biên xứ, Không vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Diệt thọ tưởng định, các tưởng và các cảm thọ bị đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín thứ đệ diệt.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi09-0103.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-ix-chin-phap-i-pham-chanh-giac-pham-1-3/