04f. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Bốn Pháp – The Book of the Fours – Phẩm 22 – 28 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The Book of the Fours – Phẩm 22 – 28 – page 596 – 620 of 1925.

XXII. Adornments of the Assembly – [XXII. Phẩm Ô Uế]

 

211 (1) Assembly – [(I) (211) Chúng]

 

  1. “Bhikkhus, these four are blemishes of an assembly. What four?

A bhikkhu who is immoral, of bad character; a bhikkhuni who is immoral, of bad character; a male lay follower who is immoral, of bad character; and a female lay follower who is immoral, of bad character.

These four are blemishes of an assembly.

  1. “Bhikkhus, these four are adornments of an assembly. What four?

A bhikkhu who is virtuous, of good character; a bhikkhuni who is virtuous, of good character; a male lay follower who is virtuous, of good character; and a female lay follower who is virtuous, of good character.

These four are adornments of an assembly.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ ác giới, theo ác pháp, làm ô uế hội chúng!

Này các Tỷ-kheo, có bốn ô uế hội chúng này.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo-ni có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nam cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng; này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ có giới, theo thiện pháp, làm thanh tịnh hội chúng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh hội chúng này.

 

212 (2) View – [(II) (212) Tà Kiến]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

Bodily misconduct, verbal misconduct, mental misconduct, and wrong view. One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in heaven as if brought there. What four?

Bodily good conduct, verbal good conduct, mental good conduct, and right view.

One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.”

1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?

Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?

Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

213 (3) Ingratitude – [(III) (213) Không Biết Ơn]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

Bodily misconduct, verbal misconduct, mental misconduct, and ingratitude or non-thankfulness.

One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in

heaven as if brought there. What four?

Bodily good conduct, verbal good conduct, mental good conduct, and gratitude or thankfulness.

One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.”

1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?

Thành tựu với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với không biết ơn, không biết trả ơn.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?

Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, biết ơn, biết trả ơn.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

214 (4) Destruction, of Life – [(IV) (214) Sát Sanh]

 

[4:214-19 follow the same pattern as 4:213, with the following qualities respectively responsible for rebirth in hell and heaven.]

“… One destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, and speaks falsely …

“… One abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, arid from false speech …”

(Như kinh 213, chỉ khác là bốn pháp khác: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).

 

215 (5) Path (1) – [(V) (215) Con Ðường (1)]

 

“… One is of wrong view, wrong intention, wrong speech, and wrong action …

“… One is of right view, right intention, right speech, and right action …”

(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp)

 

216 (6) Path (2) – [(VI) (216) Con Ðường (2)]

 

“… One is of wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration …

“… One is of right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration …”

(Như kinh 213, các pháp được đề cập đến là tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, và chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định)

 

217 (7) Courses of Expression (1) – [(VII) (217) Cách Thức Nói (1)]

 

“… One says that one has seen what one has not seen; one says that one has heard what one has not heard; one says that one has sensed what one has not sensed; one says that one has cognized what one has not cognized …

“… One says that one has not seen what one has not seen; one says that one has not heard what one has not heard; one says that one has not sensed what one has not sensed; one says that one has not cognized what one has not cognized …”

(Như kinh 213, các pháp được đề cập là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không thức tri nói có thức tri; không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không có cảm giác, không thức tri nói không có thức tri)

 

218 (8) Courses of Expression (2) – [(VIII) (218) Cách Thức Nói (2)]

 

“… One says that one has not seen what one has seen; one says that one has not heard what one has heard; one says that one has not sensed what one has sensed; one says that one has not cognized what one has cognized …

“… One says that one has seen what one has seen; one says that one has heard what one has heard; one says that one has sensed what one has sensed; one says that one has cognized what one has cognized …”

(Như kinh 213, các pháp được đề cập là thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, có cảm giác nói không có cảm giác, có thức tri nói không thức tri; thấy nói có thấy, nghe nói có nghe, có cảm giác nói có cảm giác, có thức tri nói có thức tri)

 

219 (9) Morally Shameless – [(IX) (219) Không Xấu Hổ]

“… One is devoid of faith, immoral, morally shameless, and morally reckless …

“… One is endowed with faith, virtuous, and has a sense of moral shame and moral dread …”

1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?

Thành tựu với không có lòng tin, với ác giới, với không xấu hổ, với không sợ hãi.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?

Thành tựu với lòng tin, với có giới, với xấu hổ, với sợ hãi.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

220 (10) Unwise – [(X) (220) Với Liệt Tuệ]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

One is devoid of faith, immoral, lazy, and unwise.

One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four [other] qualities are deposited in heaven as if brought there. What four?

One is endowed with faith, virtuous, energetic, and wise.

One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.”

(Như kinh trên, các pháp được đề cập như sau: không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ; có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ).

 

XXIII. Good Conduct – [XXIII. Phẩm Diệu Hạnh]

 

221 (1) Misconduct – [(I) (221) Diệu Hạnh]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of verbal misconduct. What four?

False speech, divisive speech, harsh speech, and idle chatter. These are the four kinds of verbal misconduct.

“Bhikkhus, there are these four kinds of verbal good conduct. What four? Truthful speech, non-divisive speech, gentle speech, and judicious speech. These are the four kinds of verbal good conduct.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này. Thế nào là bốn?

Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lời ác hành này.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này. Thế nào là bốn?

Nói thật, không nói hai lưỡi, nói lời nhu nhuyến, nói lời thông tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lời thiện hành này.

 

222 (2) View – [(II) (222) Kiến]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What four? Bodily misconduct, verbal misconduct, mental misconduct, and wrong view. Possessing, these four qualities … he generates much demerit.
  2. “Bhikkhus, possessing, four [other] qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; arid he generates much merit. What four?

Bodily good conduct, verbal good conduct, mental good conduct, and right view. Possessing these four qualities … he generates much merit.”

  1. – Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước. Thế nào là với bốn?

Với thân làm ác, với lời nói ác, với ý nghĩ ác, với tà kiến.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải Chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, không có sinh khí, có tội, bị các người trí quở trách, và tạo nhiều vô phước.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, một kẻ có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức. Thế nào là với bốn?

Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với chánh tri kiến.

 

223 (3) Ingratitude – [(III) (223) Vô Ơn]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What four? Bodily misconduct, verbal misconduct, mental misconduct, and ingratitude or no thankfulness.

Possessing these four qualities … he generates much demerit.

  1. “Bhikkhus, possessing four [other] qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What four?

Bodily good conduct, verbal good conduct, mental good conduct, and gratitude or thankfulness.

Possessing these four qualities … he generates much merit.”

(như kinh trên, các pháp được đề cập là thân làm ác, lời nói ác, ý nghĩ ác, không biết ơn, không trả ơn; thân làm thiện, lời nói thiện, ý nghĩ thiện, biết ơn, trả ơn).

 

224 (4) Destruction of Life – [(IV) (224) Sát sanh]

 

“… He destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, and speaks falsely …

“… He abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, and abstains from false speech …”

(như kinh trên, các pháp được đề cập là: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo; từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo).

 

225 (5) Path (1) – [(V) (225) Con Ðường]

 

“… He is of wrong view, wrong intention, wrong speech, and wrong action …

“… He is of right view, right intention, right speech, and right action …”

Có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp; Có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp.

Có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định; Có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định.

 

226 (6) Path (2) – [(VI) (226) Cách Thức Nói (1)]

 

“… He is of wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration …

“… He is of right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration …”

… Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không tri thức nói có tri thức; không thấy nói không thấy.., không nghe nói không nghe.., không cảm giác nói không có cảm giác…, không tri thức nói không có tri thức.

 

227 (7) Courses of Expression (1) – [(VII) (227) Cách Thức Nói (2)]

 

“… He says that he has seen what he has not seen; he says that he has heard what he has not heard; he says that he has sensed what he has not sensed; he says that he has. cognized what he has not cognized …

“… He says that he has not seen what he has not seen; he says that he has not heard what he has not heard; he says that he has not sensed what he has not sensed; he says that he has not cognized what he has not cognized …”

Có thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, cảm giác nói không cảm giác, tri thức nói không tri thức; thấy nói có thấy.., nghe nói có nghe.., cảm giác nói có cảm giác…, tri thức nói có tri thức.

 

228 (8) Courses of Expression (2) – [(VIII) (228) Không Xấu Hổ]

 

“… He says that he has not seen what he has seen; he says that he has not heard what he has heard; he says that he has not sensed what he has sensed; he says that he has not cognized what he has cognized …

“… He says that he has seen what he has seen; he says that he has heard what he has heard; he says that he has sensed what he has sensed; he says that he has cognized what he has cognized …”

… không có lòng tin, … ác giới, không xấu hổ, và không sợ hãi … có lòng tin, … có giới, có xấu hổ, có sợ hãi …

 

229 (9) Morally Shameless – [(IX) (229) Liệt Tuệ]

 

“… He is devoid of faith, immoral, morally shameless, and morally reckless …

“… He is endowed with faith, virtuous, and has a sense of moral shame and moral dread …”

… không có lòng tin, ác giới, biếng nhác, liệt tuệ … có lòng tin, có giới, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, có sinh khí, không có tội, không bị các người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức.

 

230 (10) Unwise

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What tour?

He is devoid of faith, immoral, lazy, and unwise. Possessing these four qualities … he generates much demerit.

  1. “Bhikkhus, possessing four [other] qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What four?

He is endowed with faith, is virtuous, energetic, and wise. Possessing these four qualities … he generates much merit.”

 

231 (11) Poets – [(X) (230) Các Thi Sĩ]

 

  • “Bhikkhus, there are these four kinds of poets. What four?

The reflective poet, the narrative poet, the didactic poet; and the inspirational poet. These are the four kinds of poets.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này. Thế nào là bốn?

Thi nhân có tưởng tượng, thi nhân theo truyền thống, thi nhân có lý luận, thi nhân có biện tài. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thi sĩ này.

 

XXIV. Kamma – [XXIV. Phẩm Nghiệp]

 

232 (1) In Brief – [(I) (231) Tóm Tắt]

 

– “Bhikkhus, there are these four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge. What four?

There is dark kamma with dark result; there is bright kamma with bright result; there is dark-and-bright kamma with dark-and-bright result; and there is kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that

leads to the destruction of kamma. These are the four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge.”

– Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các Tỷ-kheo, có nghiệp trắng quả trắng; này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, này các Tỷ kheo, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.

 

233 (2) In Detail – [(II) (232) Với Chi Tiết]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge. What four?

There is dark kamma with dark result; there is bright kamma with bright result; there is dark-and-bright kamma with dark-and-bright result; and there is kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma.

  1. (1) “And what, bhikkhus, is dark kamma with dark result?

Here, someone performs an afflictive bodily volitional activity, an afflictive verbal volitional activity, an afflictive mental volitional activity. As a consequence, he is reborn in an afflictive world. When he is reborn in such a world, afflictive contacts touch him. Being touched by afflictive contacts, he feels afflictive feelings, exclusively painful, as in the case of hell beings.

This is called dark kamma with dark result.

  1. (2) “And what is bright kamma with bright result?

Here, someone performs a non-afflictive bodily volitional activity, a non-afflictive verbal volitional activity, a non-afflictive mental volitional activity. As a consequence, he is reborn in a no afflictive world. When he is reborn in such a world, no afflictive contacts touch him. Being touched by non-afflictive contacts, he feels non-afflictive feelings, exclusively pleasant, as in the case of the devas of refulgent glory. This is called bright kamma with bright result.

  1. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các , có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.

 

  1. (3) “And what is dark-and-bright kamma with dark-and-bright result?

Here, someone, performs a bodily volitional activity that is both afflictive and non-afflictive, a verbal volitional activity that is both afflictive and non-afflictive, a, mental volitional activity that is both afflictive and hon-afflictive. As a consequence, he is reborn in a world that is both afflictive and non-afflictive. When he is reborn in such a world, contacts that are both afflictive and non-afflictive touch him. Being touched by contacts that are both afflictive and non-afflictive, he feels feelings that are both afflictive and non-afflictive, mingled

pleasure and pain, as in the case of human beings and some devas and some beings in the lower worlds. This is called dark-and-bright kamma with dark-and-bright result.

  1. (4) “And what is kamma that is neither dark nor bright with

neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction

of kamma?

The volition for abandoning the kind of kamma that is dark with dark result, the volition for abandoning the kind of kamma that is bright with bright result, and the volition for abandoning the kind of kamma that is dark and bright with dark-and-bright result: this is called kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma.

“These, bhikkhus, are the four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt?

Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp trắng quả trắng này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen trắng quả đen trắng này; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng.

 

234 (3) Sonakàyana – [(III) (233) Sonakàyana]

 

  1. Then the brahmin Sikhamoggallana approached the Blessed One and exchanged greetings with him … Then, sitting to one side, he said to the Blessed One:

– “In earlier days, Master Gotama, a long time ago, the brahmin student Sonakayana approached me and said: ‘The ascetic Gotama prescribes the desistance from all kamma. But by prescribing the desistance from all kamma, he advocates the annihilation of the world. This world, sir, which has kamma as its substance, continues through the undertaking of kamma.'”

– [The Blessed One:] “I do not recall even seeing the brahmin student Sonakayana, brahmin. How then could there have been such a discussion? There are, brahmin, these four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge. What four?”

[The rest of the sutta is identical with 4:233,]

  1. Rồi Bà-la-môn Sikha Moggallàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sikha Moggallàna thưa với Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, những ngày trước đây, trước đây nữa, thanh niên Sonakàyana có đến con, và sau khi đến nói với con như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả. Chủ trương tất cả nghiệp đều không có kết quả, vị ấy nói đến sự đoạn diệt của thế giới, nhưng thế giới này thiệt là có do nghiệp tác thành thế giới và được tồn tại do tác động của nghiệp”.

– Này Bà-la-môn, Ta chưa từng thấy thanh niên Sonakàyana. Từ đâu lại có câu chuyện như vậy?

  1. Này Bà-la-môn, có bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn?

… (Hoàn toàn giống như kinh 232)

 

235 (4) Training Rules (1) – [(IV) (234) Các Học Pháp (1)]

 

  1. [Opening as in 4:233.] [234]
  2. (1) “A nd what, bhikkhus, is dark kamma with dark result?

Here, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called dark kamma writh dark result.

  1. (2) “And what is bright kamma with bright result?

Here, someone abstains from the destruction of life, abstains from taking

what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, and abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called bright kamma with bright result.

  1. (3) “And what is dark-and-bright kamma with dark-andbright

result?

Here, someone performs a bodily volitional activity that is both afflictive and non-afflictive, a verbal volitional activity that is both afflictive and non-afflictive, a mental volitional activity that is both afflictive and non-afflictive. As a consequence, he is reborn in a world that is both afflictive and non-afflictive. When he is reborn in such a world, contacts that are both afflictive and non-afflictive touch him. Being touched by contacts that are both afflictive and non-afflictive he feels feelings that are both afflictive and non-afflictive, mingled pleasure and pain, as in the case of human beings and soipe devas and some beings in the lower worlds. This is called dark-andbright kamma with dark-and-bright result.

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn? (Như kinh 231)

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp đen quả đen.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp trắng quả trắng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân nghiệp có tổn hại và không tổn hại … (như kinh 232.4).

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.

 

  1. (4) “And what is kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma?

The volition for abandoning the kind of kamma that is dark with dark result, the volition for abandoning the kind of kamma that is bright with bright result, and the volition for abandoning the kind of kamma that is dark and bright with dark-and-bright result: this is called kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma.

“These, bhikkhus, are the four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?

Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có nghiệp đen quả đen này … (như kinh 232.5). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, bốn nghiệp này đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố.

 

236 (5) Training Rules (2) – [[(IV) (234) Các Học Pháp (2)]

 

  1. [Opening as in 4:233.]
  2. (1) “Arid what, bhikkhus, is dark kamma with dark result?

Here, someone takes his mother’s life, takes his father’s life, takes an arahant’s life, with a mind of hatred sheds the Tathagata’s blood, or creates a schism in the Sangha. This is called dark kamma with dark result. ‘

  1. Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng quả đen trắng; có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạt mạng sống của mẹ, đoạt mạng sống của cha, đoạt mạng sống của vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.

 

  1. (2) “And what is bright kamma with bright result?

Here, someone abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from divisive speech, abstains from harsh speech, and abstains from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. This is called bright kamma with bright result.

  1. (3) “And what is dark-and-bright kamma with dark-andbright

result? … [as in 4:235] … This is called dark-and-bright kamma with dark-and-bright result.

  1. (4) “And what is kamma that is neither dark nor bright with

neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction

of kamma? … [as in 4:235] … this is called kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma.

“These, bhikkhus, are the four kinds of kamma proclaimed by

me after T realized them for myself w ith direct knowledge.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp quả trắng quả trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham, từ bỏ sân, có chánh kiến.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân nghiệp có tổn hại và không tổn hại … (như kinh 232.4)

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?

Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này … (như kinh 232.5). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

Có bốn loại nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết.

 

237 (6) Noble Path – [(V) (235) Thánh Ðạo]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge. What four?

 [All as in 4:233 down to:] [236]

“And what is kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma?

Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration: this is called kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to

the destruction of kamma.

“These, bhikkhus, are the four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen … (như kinh 232).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

Ðây là chánh tri kiến … chánh định.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

 

238 (7) Enlightenment Factors – [(VI) (236) Giác Chi]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of kamma proclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge. What four?

[All as in 4:233 down to:] [237]

  1. “And what is kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma?

The enlightenment factor of mindfulness, the enlightenment factor of discrimination of phenomena, the enlightenment factor of energy, the enlightenment factor of rapture, the enlightenment factor of tranquility, the enlightenment factor of concentration, and the enlightenment factor of

equanimity: this is called kamma that is neither dark nor bright with neither-dark-nor-bright result, kamma that leads to the destruction of kamma.

“These, bhikkhus, are the four kinds of kamma p roclaimed by me after I realized them for myself with direct knowledge.

1.- Có bốn nghiệp này … (như kinh 232.1)

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen? (như kinh 232.2)
  2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng? (như kinh 232.3)
  3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng? (như kinh 232.4)
  4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?

Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại nghiệp này, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết.

 

239 (8) Blameworthy – [(VII) (237) Ðáng Quở Trách]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

Blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, blameworthy mental action, and blameworthy view. One possessing these four qualities is deposited

in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in heaven as if brought there. What four?

Blameless bodily action, blameless verbal action, blameless mental action, and blameless view. One possessing these four qualities is deposited in heaven

as if brought there.”

1.- Này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn?

Với thân nghiệp có tội, với ngữ nghiệp có tội, với ý nghiệp có tội, với kiến có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn?

Với thân nghiệp không có tội, với khẩu nghiệp không có tội, với ý nghiệp không có tội, với kiến không có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

240 (9) Non-Afflictive – [(VIII) (238) Có Hại]

 

  1. ”Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

Afflictive bodily action, afflictive verbal action, afflictive mental action, and afflictive view. One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in heaven as if brought there. What four?

Non-afflictive bodily action, non-afflictive verbal action, non-afflictive mental action, and non-afflictive view. One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.”

1.- Này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn?

Với thân nghiệp có tổn hại, với khẩu nghiệp có tổn hại, với ý nghiệp có tổn hại, với kiến có tổn hại.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn?

Với thân nghiệp không có tổn hại, với khẩu nghiệp không có tổn hại, với ý nghiệp không có tổn hại, với kiến không có tổn hại.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

241 (10) Ascetics – [(IX) (239) Vị Sa Môn]

 

  1. “Bhikkhus, ‘only here is there an ascetic, a second ascetic, a third ascetic, and a fourth ascetic. The other sects are empty of ascetics.’ It is in such a way that you should rightly roar your lion’s roar.
  2. (1) “And what, bhikkhus is the first ascetic?

Here, with the utter destruction of three fetters, a bhikkhu is a stream-enterer,

no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment this is the first ascetic.

  1. (2) “And what is the second ascetic?

Here, with the utter destruction of three fetters and with the diminishing of greed, hatred, and delusion, a bhikkhu is a once-retumer who, after coming back to this world only one more time, will make an end of suffering. This is the second ascetic.

1.- Chỉ ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn thứ nhất, có Sa-môn thứ hai, có Sa-môn thứ ba, có Sa-môn thứ tư, còn ngoại đạo khác không có Sa-môn. Như vậy, này các Tỷ kheo, các Thầy chơn chánh rống tiếng rống con sư tử.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ nhất?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không bị rơi vào đọa xứ, chắc chắn hướng đến giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, người này là Sa-môn thứ nhất.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ hai?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Các Tỷ-kheo do đoạn diệt ba kiết sử, do làm cho nhẹ bớt tham và sân, là bậc Nhất Lai, còn đi lại thế giới này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ hai.

 

  1. (3) “And what is the third ascetic?

Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu is of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without returning

from that world. This is the third ascetic.

  1. (4) “And what is the fourth ascetic?

Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this v e ry life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. This is the fourth ascetic.

“Bhikkhus, ‘only here is there an ascetic, a second ascetic, a third ascetic, and a fourth ascetic. The other sects are empty of ascetics.’ It is in such a way that you should rightly roar your lion’s roar.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại đấy, chứng Niết-bàn, không phải trở lui từ thế giới ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ ba.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ tư?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, tự mình với thắng trí ngay trong hiện tại, chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ tư.

Chỉ ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn thứ nhất, ở đây có Sa-môn thứ hai, ở đây có Sa-môn thứ ba, ở đây có Sa-môn thứ tư, còn ngoại đạo khác không có Sa-môn. Như vậy, này các Tỷ kheo là chơn chánh rống tiếng rống con sư tử này.

 

242 (11) Benefits of a Good Person – [(X) (240) Các Lợi Ích Nhờ Bậc Chân Nhân]

 

– “Bhikkhus, by relying on a good person, four benefits are to be expected. What four?

One grows in noble virtuous behavior; one grows in noble concentration; one grows in noble wisdom; and one grows in noble liberation. By relying on a good person, these four benefits are to be expected.”

– Nhờ y tựa bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, chờ đợi là bốn lợi ích. Thế nào là bốn?

Lớn mạnh nhờ Thánh giới, lớn mạnh nhờ Thánh định, lớn mạnh nhờ Thánh trí tuệ, lớn mạnh nhờ Thánh giải thoát.

Nhờ y tựa bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, chờ đợi là bốn lợi ích này.

 

XXV. Perils of Offenses – [XXV. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội] – page 607 of 1925

 

243 (1) Schism – [(I) (241) Phạm Tội (1)]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kosambi in Ghosita’s Park. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

– “Has that disciplinary issue been settled yet, Ananda?”

– “How could that disciplinary issue be settled, Bhante? The Venerable Anuruddha’s pupil Bahiya is still fully intent on creating a schism in the Sangha, but the Venerable Anuruddha doesn’t think of saying even a single word about it.”

– “But, Ananda, when has Anuruddha ever concerned himself with disciplinary issues in the midst of the Sangha? Shouldn’t you, and Sariputta and Moggallana, settle any disciplinary issues that arise?

  1. “Seeing these four advantages, Ananda, an evil bhikkhu delights in a schism in the Sangha. What four?

(1) “Here, an evil bhikkhu is immoral, of bad character, impure, of suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one, inwardly rotten, corrupt, depraved. It occurs to him: ‘If the bhikkhus find out that I am immoral … depraved, and they are united, they will expel me, but if they are divided into factions they won’t expel me.  Seeing this first advantage, an evil bhikkhu delights in a schism in the Sangha.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên:

– Này Ananda, sự tranh chấp ấy đã được chấm dứt chưa?

– Từ đâu, bạch Thế Tôn, sự tranh chấp ấy sẽ chấm dứt được? Bàhiya, vị đồng trú với Tôn giả Anuruddha hoàn toàn đứng về phía hòa hợp tăng. Do vậy, Tôn giả Anuruddha nghĩ rằng không nên nói một lời nào.

– Này Ananda, có khi nào Anuruddha lại can thiệp vào những vấn đề tranh chấp giữa chúng Tăng? Phải chăng, này Ananda, khi nào có vấn đề tranh chấp gì khởi lên, chính hai Thầy Sàriputta và Moggallàna làm chấm dứt tất cả tranh chấp ấy?

  1. Này Ananda, do thấy bốn lợi ích này, kẻ ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Ananda, kẻ ác Tỷ-kheo, do theo ác giới, theo ác pháp không trong sạch, sở hành đáng nghi ngờ, có hành động che giấu, không phải Sa-môn nhưng tự xưng là Sa-môn, không hành Phạm hạnh nhưng tự xưng là hành Phạm hạnh, nội tâm mục nát, đầy ứ dục vọng, một đống rác dơ bẩn. Vị ấy nghĩ như sau: “Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết Ta là ác giới, theo ác pháp, không thanh tịnh … một đống rác dơ bẩn; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta”. Này Ananda, do thấy lợi ích thứ nhất này, ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.

 

  1. (2) “Again, an evil bhikkhu holds wrong view; he resorts to an extremist view. It occurs to him: ‘If the bhikkhus find out that I hold wrong view, that I resort to an extremist view, and they are united, they will expel me, but if they are divided into factions they won’t expel me.’ Seeing this second advantage, an

evil bhikkhu delights in a schism in the Sangha.

  1. (3) “Again, an evil bhikkhu is of wrong livelihood; he earns his living by wrong livelihood. It occurs to him: ‘If the bhikkhus find out that I am of wrong livelihood and earn my living by wrong livelihood, and they are united, they will expel me, but if they are divided into factions they won’t expel me.’ Seeing

this third advantage, an evil bhikkhu delights in a schism in the Sangha.

  1. (4) “Again, an evil bhikkhu is desirous of gain, honor, and admiration. It occurs to him: ‘If the bhikkhus find out that I am desirous of gain, honor, and admiration, and they are united, they will not honor, respect, esteem, and venerate me; but if they are divided into factions they, will honor, respect, esteem, and venerate me.’ Seeing this fourth advantage, an evil bhikkhu

delights in a schism in the Sangha … “Seeing these four advantages, Ananda, an evil bhikkhu delights in a schism in the Sangha. “

  1. Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo có tà kiến, thành tựu với chấp thủ biên kiến, vị ấy nghĩ như sau: “Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết Ta là có ác tri kiến, chấp thủ tri kiến; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta”. Này Ananda, do thấy lợi ích thứ hai này, ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.
  2. Lại nữa, này Ananda, ác Tỷ-kheo có tà mạng, nuôi sống mình với tà mạng. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết Ta có tà mạng, nuôi sống mình với tà mạng; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta”. Này Ananda, do thấy lợi ích thứ ba này, ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.
  3. Lại nữa, này Ananda, ác Tỷ-kheo tham muốn lợi dưỡng, tham muốn cung kính, tham muốn không bị khinh miệt; Vị ấy suy nghĩ như sau: “Nếu các Tỷ-kheo sẽ biết Ta là tham muốn lợi dưỡng, tham muốn cung kính, tham muốn không bị khinh miệt; nếu họ hòa hợp, họ sẽ làm hại ta; nếu họ chia rẽ, họ sẽ không làm hại được ta”. Này Ananda, do thấy lợi ích thứ tư này, ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.

Do thấy bốn lợi ích này, này Ananda, kẻ ác Tỷ-kheo thích thú với phá hòa hợp Tăng.

 

244 (2) Offenses – [(II) (242) Phạm Tội (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four perils of offenses. What four?
  2. (1) “Suppose, bhikkhus, they were to arrest a thief, a criminal, and show him to the king, saying: ‘Your majesty, this is a thief, a criminal. Let your majesty impose a penalty on him.’ The king would say to them: ‘Go, sirs, and tie this man’s arms tightly behind his back with a strong rope, shave his head, and

lead him around from street to street, from square to square, to the ominous beating of a drum. Then take him out through the south gate and behead him south of the city.’ The king’s men would do as instructed and behead that man south of the city. A man standing on the sidelines might think: ‘Truly, this man

must have committed an evil deed, reprehensible, punishable by beheading, insofar as the king’s men tied his arms tightly behind his back with a strong rope … and beheaded him south of the city. Indeed, I should never do such an evil deed, reprehensible, punishable by beheading.’ “So too, when a bhikkhu or bhikkhuni has set up such a keen perception of peril in regard to the parajika offenses, it can be expected that one who has never yet committed a parajika offense will not commit one; and one who has committed such an offense

will make amends for’it in accordance with the Dhamma.

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn sợ hãi phạm tội này. Thế nào là bốn?

Ví như, này các Tỷ-kheo, người ta bắt được một người ăn trộm, một người phạm tội, dắt đến cho nhà vua và thưa: “Thưa Ðại vương, đây là người ăn trộm, đây là người phạm tội. Ðại vương hãy gia phạt người ấy theo hình phạt nào Ðại vương muốn”. Vua ấy nói như sau: “Các ông hãy đem người này, lấy dây thật chắc trói cánh tay người này thật chặt lại về phía sau. Cạo đầu người ấy đi, dắt người ấy đi xung quanh với một cái trống, có tiếng chát tai, đi từ đường này đến đường khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam”. Những người của vua, lấy dây thật chắc trói cánh tay nó thật chặt lại về phía sau, cạo trọc đầu, dắt nó đi xung quanh với một cái trống, có tiếng chát tai, đi từ đường này đến đường khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam. Tại đấy, có một người đứng một bên suy nghĩ như sau: “Thật sự người này đã làm một điều ác đáng bị quở trách, đáng bị chém đầu. Vì rằng những người của vua lấy dây thật chắc trói cánh tay nó thật chặt lại về phía sau, cạo trọc đầu, dắt nó đi xung quanh với một cái trống, có tiếng chát tai, đi từ đường này đến đường khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam. Chắc chắn ta chớ có làm nghiệp ác như vậy, đáng bị quở trách, đáng bị chém đầu”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, các tưởng sợ hãi sắc bén như vậy, được an trú, thời trong những pháp, tội ba-la-di được chờ đợi như sau về vị ấy: Nếu không phạm tội, thời không rơi vào tội ba-la-di; nếu đã phạm tội, thời sẽ như pháp sám hối pháp ba-la-di.

 

  1. (2) “Suppose, bhikkhus, a man was to wrap himself in a black cloth, loosen his hair, put a club on his shoulder, and tell a large crowd of people: ‘Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, punishable by clubbing. Let me do whatever will make you pleased with me. A man standing on the sidelines might think: ‘Truly, this man must have committed an evil deed, reprehensible, punishable by clubbing, insofar as he has wrapped himself in a black cloth, loosened his hair, put a club on his shoulder, and tells a large crowd of people: “Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, deserving a

clubbing. Let me do whatever will make you pleased with me.” Indeed, I should never do such an evil deed, reprehensible, punishable by clubbing.’ “So too, when a bhikkhu or bhikkhuni has set up such a keen perception of peril in regard to the sanghadisesa offenses, it can be expected that one who has never yet committed a sanghadisesa offense will not commit one, and one who has committed such an offense will make amends for it in accordance with the Dhamma.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, mang trên vai một cái hèo và đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị đánh hèo. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Rồi một người đứng một bên suy nghĩ như sau: “Thật sự, người này đã làm một điều ác đáng bị quở trách, đáng bị đánh hèo. Vì rằng, người ấy đã mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, mang trên vai một cái hèo và đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị đánh hèo. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Vậy chắc chắn ta chớ có làm nghiệp ác như vậy, đáng bị quở trách, đáng bị đánh hèo”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, các tưởng sợ hãi sắc bén như vậy, được an trú, thời trong những pháp tăng tàn, được chờ đợi như sau về vị ấy: “Nếu không phạm tội thời sẽ không rơi vào tội tăng tàn. Nếu đã phạm tội thời sẽ như pháp phát lộ tội tăng tàn”.

 

(3) “Suppose, bhikkhus, a man Were to wrap himself in a black cloth, loosen his hair, put a sack of ashes on his shoulder, and tell a large crowd of people: ‘Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, punishable by a sack of ashes. Let me do whatever will make you pleased with me. A man standing on the sidelines might think: ‘Truly, this man must have committed an evil deed, reprehensible, punishable by a sack of ashes, insofar as he has wrapped himself in a black cloth, loosened his hair, put a sack of ashes on his shoulder, and tells

a large crowd of people: “Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, punishable by a sack of ashes. Let me do whatever will make you pleased with me.” Indeed, I should never do such an evil deed, reprehensible, [to be punished with a sack of ashes. “So too, when a bhikkhu or bhikkhuni has set up such a keen perception of peril in regard to the pacittiya offenses, it can be expected that one who has never yet committed a pacittiya offense will not commit one, and one who has committed such an offense will make amends for it in accordance with the Dhamma.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, mang theo trên vai một bị đồ ăn và đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị hình phạt. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Rồi một người đứng một bên suy nghĩ như sau: “Thật sự, người này đã làm một điều ác đáng bị quở trách, đáng bị hình phạt. Vì rằng người ấy đã mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, mang theo trên vai một bị đồ ăn và đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị hình phạt. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Vậy chắc chắn ta chớ có làm nghiệp ác như vậy, đáng bị quở trách, đáng bị hình phạt”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, các tưởng sợ hãi sắc bén như vậy, được an trú, thời trong những pháp pàcittiyà ba-dật-đề, được chờ đợi như sau về vị ấy: “Nếu không phạm tội thời sẽ không rơi vào tội pàcittiyà. Nếu phạm tội thời sẽ như pháp phát lộ tội pàcittiyà”.

 

(4) “Suppose, bhikkhus, a man was to wrap himself in a black cloth, loosen his hair, and tell a large crowd of people: ‘Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, censurable. Let me do whatever will make you pleased with me. A man standing on the sidelines might think: ‘Truly, this man must have committed an evil deed, reprehensible, censurable, insofar as he has wrapped himself in a black cloth, loosened his hair, and tells a large crowd of people: “Worthy sirs, I have committed an evil deed, reprehensible, censurable. Let me do whatever will make you pleased with m e.” Indeed, I should

never do such an evil deed, reprehensible, censurable.’ “So too, when a bhikkhu or bhikkhuni has set up such a keen perception of peril in regard to the patidesaniya offenses, it can be expected that one who has never yet committed a patidesaniya offense will not commit one, and one who has committed such an offense will make amends for it in accordance with the Dhamma. “These, bhikkhus, are the four perils of offenses.”

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị phê bình. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Rồi một người đứng một bên suy nghĩ như sau: “Thật sự, người này đã làm một điều ác đáng bị quở trách, đáng bị phê bình. Vì rằng người này mang áo vải đen, xả bối tóc xuống, đi đến trước đại chúng và nói như sau: “Thưa quý vị, tôi đã làm một nghiệp ác đáng bị quở trách, đáng bị phê bình. Do vậy tôi xin đặt mình theo sở thích của quý vị”. Vậy chắc chắn ta chớ có làm nghiệp ác như vậy, đáng bị quở trách, đáng bị phê bình”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, các tưởng sợ hãi sắc bén như vậy, được an trú, thời trong những pháp pàtidesaniya (cần phải phát lộ) được chờ đợi như sau: Nếu không phạm tội thời sẽ không rơi vào phạm tội pàtidesaniya. Nếu phạm tội thời sẽ như pháp sám hối, pháp pàtidesaniya.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sợ hãi phạm tội này.

 

245 (3) Training – [(III) (243) Lợi ích Học Tập]

 

  1. “Bhikkhus, this spiritual life is lived with the training, as its benefit, with wisdom as its supervisor, with liberation as its core, and with mindfulness as its authority.

(1) “And how, bhikkhus, is training its benefit?

Here, the training pertaining to proper conduct has been prescribed by me to my disciples so that those without confidence gain confidence and those with confidence increase [in their confidence]. One takes up this training pertaining to proper conduct in just the way that I have prescribed it to my disciples, keeping it unbroken, flawless, unblemished, and unblotched, so that those

without confidence gain confidence and those with confidence increase [in their confidence]. Having undertaken them, one trains in the training rules.

“Again, the training fundamental to the spiritual life has been prescribed by me to my disciples for the utterly complete destruction of suffering. One take up this training fundamental to the spiritual life in just the way that I have prescribed it to my disciples for the utterly complete destruction of suffering,

keeping it unbroken, flawless, unblemished, and unblotched. Having undertaken them, one trains in the training rules. It is in this way that the training is its benefit.

  1. – Phạm hạnh này được sống, được lợi ích trong học tập, được trí tuệ vô thượng, được giải thoát kiên cố, được niệm tăng thượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lợi ích học tập?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các học pháp thắng hạnh được Ta đặt cho các đệ tử, để những ai ít lòng tin phát khởi lòng tin. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các học pháp thắng hạnh được Ta chế đặt cho các đệ tử, để những ai ít lòng tin phát khởi lòng tin, để những ai có lòng tin, được tăng trưởng lòng tin. Do vậy, một đệ tử sau khi chấp nhận và học tập trong các học pháp, đối với học pháp ấy là người sở hành không bị bể vụn, sở hành không cắt xén, sở hành không bị vết nhơ, sở hành không bị chấm đen.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các học pháp sở hành Phạm hạnh được Ta đặt cho các đệ tử, để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các học pháp sở hành Phạm hạnh được Ta chế đặt cho các đệ tử, để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Do vậy, một đệ tử sau khi chấp nhận và học tập trong các học pháp, đối với học pháp ấy là người sở hành không bị bể vụn, sở hành không cắt xén, sở hành không bị vết nhơ, sở hành không bị chấm đen. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là lợi ích của học tập.

 

(2) “And how is wisdom its supervisor?

Here, the teachings have been taught by me to m y disciples for the utterly complete destruction of suffering. One scrutinizes those teachings with

wisdom in just the way that I have taught them to my disciples for the utterly complete destruction of suffering. It is in this way that wisdom is its supervisor.

(3) “And how is liberation its core?

Here, the teachings have been taught by me to my disciples for the utterly complete destruction of suffering. Through liberation one experiences

those teachings in just the way that I have taught them to my disciples for the utterly complete destruction of suffering. It is in this way that liberation is its core.

(4) “And how is mindfulness its authority?

One’s mindfulness is well established internally thus: Tnjust such a way I will

fulfill the training pertaining to good conduct that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects the training pertaining to good conduct that I have fulfilled. And one’s mindfulness is well established internally thus: In just such a way I will fulfill the training pertaining to the fundamentals of the spiritual life that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects the training pertaining to the fundamentals of the spiritual life that I have fulfilled. And one’s mindfulness is well established internally thus: In just such a

way I will scrutinize with wisdom the teachings that I have not yet scrutinized or assist with wisdom in various respects the teachings that I have scrutinized.’ And one’s mindfulness is well established internally thus: In just such a way I will experience through liberation the Dhamma that I have not yet experienced

or assist with wisdom in various respects the Dhamma that I have experienced.’ It is in this way that mindfulness is its authority. “Thus, when it was said: ‘Bhikkhus, this spiritual life is lived with the training as its benefit, with wisdom as its supervisor, with liberation as its core, and with mindfulness as its authority,’ if is because of this that this was said.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ vô thượng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các pháp Ta thuyết giảng cho các đệ tử để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các pháp Ta thuyết giảng cho các đệ tử để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Do vậy các pháp ấy được trí tuệ quán sát một cách đồng đẳng.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là trí tuệ vô thượng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giải thoát kiên cố?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các pháp được Ta thuyết giảng cho các đệ tử để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các pháp được Ta thuyết giảng cho các đệ tử để chơn chánh đoạn diệt đau khổ một cách hoàn toàn. Do vậy các pháp ấy được khéo cảm xúc với giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là giải thoát kiên cố.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm tăng thượng?

Với tư tưởng: “Ta sẽ là viên mãn học pháp thắng hạnh chưa được đầy đủ; hay nếu học pháp thắng hạnh chưa được đầy đủ, Ta sẽ bổ sung thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Do vậy, niệm nội tâm được khéo an trú với tư tưởng: “Ta sẽ là viên mãn học pháp sở hành Phạm hạnh chưa được đầy đủ; hay nếu học pháp sở hành Phạm hạnh được đầy đủ, ta sẽ bổ sung thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Do vậy, niệm nội tâm được khéo an trú. Với tư tưởng: “Ta sẽ quán sát đồng đẳng với trí tuệ pháp chưa được đồng đẳng quán sát; hay nếu pháp đã được đồng đẳng quán sát, ta sẽ bổ sung thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Do vậy, niệm nội tâm được khéo an trú. Với tư tưởng: “Ta sẽ cảm xúc với giải thoát, pháp chưa được cảm xúc; hay nếu pháp đã được cảm xúc, ta sẽ bổ sung thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ. Do vậy, niệm nội tâm được khéo an trú”. Như vậy này các Tỷ-kheo, là niệm tăng thượng.

Phạm hạnh này được sống, này các Tỷ-kheo, để được lợi ích trong học tập, được trí tuệ vô thượng, được giải thoát kiên cố, được niệm tăng thượng. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.

 

246 (4) Lying Down – [(IV) (244) Cách Nằm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four postures for lying down. What four?

The corpse’s posture, the sensualist’s posture, the lion’s posture, and the Tathagata’s posture. (1) “And what is the corpse’s posture?

Corpses usually lie flat on their backs. This is called the corpse’s posture.

(2) “And what is the sensualist’s posture?

The sensualist usually lies on his left side. This is called the sensualist’s

posture.

(3) ‘”And what is the lion’s posture?

The lion, the king of beasts, lies down on his right side, having covered one foot

with the other and tucked his tail in between his thighs. When he awakens, he raises his front quarters and looks back at his hind quarters. If the lion sees any disorderliness or distension of his body, he is displeased. If he does not see any disorderliness or distension of his body, he is pleased. This is called the lion’s posture.

(4) “And what is the Tathagata’s posture?

Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states,

the Tathagata enters and dwells in the first jhana … the fourth jhana. This is called the Tathagata’s posture. “These are the four postures.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn cách nằm này. Thế nào là bốn?

Cách nằm của ngạ quỷ, cách nằm của kẻ hưởng thọ dục vọng, cách nằm của con sư tử, cách nằm của Như Lai. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cách nằm của ngạ quỷ?

Này các Tỷ-kheo, phần lớn các ngạ quỷ nằm ngửa. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là cách nằm của ngạ quỷ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cách nằm của người hưởng thọ các dục vọng?

Và này các Tỷ-kheo, phần lớn người hưởng thọ các dục vọng nằm phía bên trái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là cách nằm của kẻ hưởng thọ các dục vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cách nằm của con sư tử?

Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, nằm về phía hông bên mặt, hai chân gác lên nhau và cuộn cái đuôi vào giữa hai bắp vế; khi thức dậy, nó duỗi ra phía thân trước, rồi nó ngó lui ra phía thân sau. Này các Tỷ-kheo, nếu con sư tử, vua các loài thú, thấy thân phần nào đặt sai chỗ hay lộn xộn, thời này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, không được hoan hỷ. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu con sư tử, vua các loài thú, thấy thân phần nào không đặt sai chỗ hay lộn xộn, thời này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, được hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây là cách nằm con sư tử.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cách nằm của Như Lai?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, đây là cách nằm của Như Lai. Này các Tỷ-kheo, có bốn cách nằm này.

 

247 (5) Worthy of a Stupa – [(V) (245) Xứng Ðáng Ðược Dựng Tháp]

 

“Bhikkhus, these four are worthy of a stupa. What four?

The Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One; a paccekabuddha; a Tathagata’s disciple; and a universal monarch. These four are worthy of a stupa.’

– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này xứng được để được dựng tháp. Thế nào là bốn?

Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xứng đáng được dựng tháp; vị Ðộc Giác Phật xứng đáng được dựng tháp; đệ tử của Như Lai xứng đáng được dựng tháp; Chuyển Luân Vương xứng đáng được dựng tháp.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng được dựng tháp.

 

248 (6) The Growth of Wisdom – [(VI) (246) Trí Tuệ Tăng Trưởng]

 

  1. “Bhikkhus, these four things lead to the growth of wisdom. What four?

Association with good persons, hearing the good Dhamma, careful attention, and practice in accordance with the Dhamma. These four things lead to the growth of wisdom.’

1.- Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến trí tuệ tăng trưởng. Thế nào là bốn?

Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hành pháp tùy pháp.

Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến trí tuệ tăng trưởng.

 

249 (7) Helpful – [(VII) (247) Cách Thức Nói (1)]

 

– “Bhikkhus, these four things are helpful to a human being. What four?

– Association with good persons, hearing the good Dhamma, careful attention, and practice in accordance with the Dhamma. These four things are helpful to a human being.”

Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, giúp ích nhiều cho vị sanh ra làm người. Thế nào là bốn?

Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hành pháp tùy pháp.

Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, giúp ích nhiều cho vị sanh ra làm người.

 

250 (8) Declarations (1) – [(VII) (247) Cách Thức Nói (1)]

 

– “Bhikkhus, there are these four ignoble declarations. What four?

– Saying that one has seen what one has not seen, saying that one

has heard what one has not heard, saying that one has sensed

what one has not sensed, saying that one has cognized what one

has not cognized. There are these four ignoble declarations.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này. Thế nào là bốn?

– Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói cảm giác, không thức tri nói thức tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này.

 

257 (9) Declarations (2) – [(VIII) (248) Cách Thức Nói (2)]

 

– “Bhikkhus, there are these four noble declarations. What four?

– Saying that one has not seen what one has not seen, saying that one has not heard what one has not heard, saying that one has not sensed what one has not sensed, saying that one has not cognized what one has not cognized. There are these four noble declarations.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này. Thế nào là bốn?

– Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không cảm giác, không thức tri nói không thức tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này.

 

252 (10) Declarations (3) – [(IX) (249) Cách Thức Nói (3)]

 

– “Bhikkhus, there are these four ignoble declarations. What four?

– Saying that one has not seen what one has seen, saying that one has not heard what one has heard, saying that one has not sensed what one has sensed, saying that one has not cognized what one has cognized.

There are these four ignoble declarations.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này. Thế nào là bốn?

– Thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, cảm giác nói không cảm giác, tưởng tri nói không tưởng tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này.

 

253 (11) Declarations (4) – [(X) (250) Cách Thúc Nói (4)]

 

– “Bhikkhus, there are these four noble declarations. What four?

– Saying that one has seen what one has seen, saying that one has heard what one has heard, saying that one has sensed what one has sensed, saying that one has cognized what one has cognized. There are these four noble declarations.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này. Thế nào là bốn?

– Thấy nói thấy, nghe nói nghe, cảm giác nói cảm giác, thức tri nói thức tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này.

 

XXVI. Direct Knowledge – [XXVI. Phẩm Thắng Trí]

 

254 (1) Direct Knowledge – [(I) (251) Thắng Trí]

 

– “Bhikkhus, there are these four things. What four?

(1) There are things to be fully understood by direct knowledge. (2) There

are things to be abandoned by direct knowledge. (3) There are things to be developed by direct knowledge. (4) There are things to be realized by direct knowledge.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải liễu tri với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải tu tập với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí.

 

(1) “And what, bhikkhus, are the things to be fully understood

by direct knowledge?

– The five aggregates subject to clinging. These are called the things to be fully understood by direct knowledge.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải liễu tri với thắng trí?

– Năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải liễu tri với thắng trí.

(2) “And what are the things to be abandoned by direct knowledge?

– Ignorance and craving for existence. These are called the things to be abandoned by direct knowledge.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí?

Vô minh và hữu ái, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí.

 

(3) “And what are the things to be developed by direct knowledge?

– Serenity and insight. These are called the things to be developed by direct knowledge.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải tu tập với thắng trí?

Chỉ và quán, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải tu tập với thắng trí.

 

(4) “And what are the things to be realized by direct knowledge?

True knowledge and liberation. These are called the things to be realized by direct knowledge. “These, bhikkhus, are the four things.”

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí?

Minh và giải thoát, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này.

 

255 (2) Quests – [(II) (252) Tầm Cầu]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four ignoble quests. What four?

(1) Here, someone who is himself subject to old age seeks only what is subject to old age; (2) who is himself subject to illness seeks only what is subject to. illness; (3) who is himself subject to death seeks only w hat is subject to death; and (4) who is himself subject to defilement seeks only what is subject to defilement. These are the four ignoble quests.

  1. “There are, bhikkhus, these four noble quests. What four?

(1) Here, someone who is himself subject to old age, having understood the danger in what is subject, to old age, seeks the un aging; unsurpassed security from bondage, nibbana; (2) who is himself subject to illness, having understood the danger in what is subject to illness, seeks the illness-free, unsurpassed security from bondage, nibbana; (3) who is himself subject to death, having understood the danger in what is subject to death, seeks the deathless, unsurpassed security from bondage, nibbana; (4) who is himself subject to defilement, having understood the danger in what is subject to defilement, seeks the undefiled, unsurpassed security from bondage, nibbana. These are

the four noble quests.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp phi Thánh cầu này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị già, tầm cầu cái bị già; tự mình bị bệnh, tầm cầu cái bị bệnh; tự mình bị chết, tầm cầu cái bị chết; tự mình bị uế nhiễm, tầm cầu cái bị uế nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp phi Thánh cầu này.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp Thánh cầu này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị già, sau khi biết sự nguy hại của bị già, tầm cầu cái không bị già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết sự nguy hại của bị bệnh, tầm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết sự nguy hại của bị chết, tầm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình uế nhiễm, sau khi biết sự nguy hại của uế nhiễm, tầm cầu cái không bị uế nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp Thánh cầu này.

 

256 (3) Sustaining – [(III) (253) Nhiếp Pháp]

 

– “Bhikkhus, there are these four means of sustaining a favorable relationship. What four?

– Giving, endearing speech, beneficent conduct, and impartiality. These are the four means of sustaining a favorable relationship.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp này. Thế nào là bốn?

– Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này.

 

257 (4) Malunkyaputta – [(IV) (254) Con của Màlunkyàputta]

 

  1. Then the Venerable Malunkyaputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:

– “Bhante, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute.’

“Here now, Malunkyaputta, what should w e say to the young bhikkhus when an old man like you, decrepit and advanced in years, asks for a brief exhortation from the Tathagata?”

– “Bhante, let the Blessed One teach me the Dhamma in brief! Let the Fortunate One teach me the Dhamma in brief! Perhaps I can understand the meaning of the Blessed One’s statement; perhaps I can become an heir of the Blessed One’s statement.”

  1. “There are, Malunkyaputta, these four sources of craving for a bhikkhu. What four?

Craving arises in a bhikkhu because of robes, almsfood, lodgings, or for the sake of life here or elsewhere. These are the four sources of craving for a bhikkhu.

When, Malunkyaputta, a bhikkhu has abandoned craving, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of suffering.”

  1. Rồi Tôn giả Màlunkyàputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Màlunkyàputta bạch Thế Tôn:

– Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con; sau khi nghe thuyết pháp con sẽ sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

– Nay ở đây, này Màlunkyàputta, Ta nói gì cho các Tỷ-kheo trẻ, trong khi Thầy đã già yếu, tuổi thọ cao, là bậc trưởng thượng, lại cầu Như Lai giáo giới một cách vắn tắt?

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, chắc chắn con sẽ hiểu được ý nghĩa lời nói của Thế Tôn, chắc chắn con sẽ trở thành người thừa tự lời của Thế Tôn.

  1. Này Màlunkyàputta, có bốn ái sanh này, ở đây, ái được sanh cho Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

Hoặc do nhân y, này Màlunkyàputta, có ái sanh, do ở đây, ái được sanh cho Tỷ-kheo. Hoặc do nhân đồ ăn khất thực … hoặc do nhân sàng tọa … hoặc do nhân sanh hữu này hay sanh hữu khác. Này Màlunkyàputta, có ái sanh, do đây ái được sanh cho vị Tỷ-kheo.

Này Màlunkyàputta, có bốn ái sanh này, ở đây, ái sanh được sanh cho Tỷ-kheo.

Khi nào, này Màlunkyàputta, ái được đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Vị ấy, này Màlunkyàputta, được gọi là vị Tỷ-kheo đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, chơn chánh minh kiến kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau.

 

  1. Then the Venerable Malunkyaputta, exhorted in this way by the Blessed One, rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.

Then, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time the Venerable Malunkyaputta realized for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness,

and. having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.” And the Venerable Malunkyaputta became one of the arahants.

  1. Rồi Tôn giả Màlunkyàputta, sau khi nghe Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới này, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về phía Ngài rồi ra đi.

Rồi Tôn giả Màlunkyàputta, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, không bao lâu, do mục đích gì các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Rồi Tôn giả Màlunkyàputta trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

258 (5) Families – [(V) (255) Lợi Ích Cho Gia Ðình]

 

  1. “Bhikkhus, whatever families do not last long after attaining abundance of wealth, all do not last long for four reasons, or a particular one among them. What four?

(1) They do not seek what has been lost; (2) they do not repair what has become

decrepit; (3) they overindulge in eating and drinking; or (4) they appoint an immoral woman or man to be their chief. Whatever families do not last long after attaining abundance of wealth, all do not last long for these four reasons, or a particular one among them.

“Bhikkhus, whatever families last long after attaining abundance of wealth, all last long for four reasons, or a particular one among them. What four?

  1. (1) They seek what has been lost; (2) they repair what has become decrepit; (3) they are moderate in eating and drinking; and (4) they appoint a virtuous woman or man to be their chief. Whatever families last long a fter attaining

abundance of wealth, all last long for these four reasons, or a particular one among them.’

1.- Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn?

Không tìm những gì đã mất; không sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống quá độ; đặt ác giới nữ nhân, nam nhân trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này.

Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn?

  1. Tìm những gì đã mất; sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống không quá độ; đặt nữ nhân, nam nhân có giới trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này.

 

259 (6) Thoroughbred (1) – [(VI) (256) Con Ngựa Thuần Chủng (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four factors a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What four?

Here, a king’s excellent thoroughbred, horse possesses beauty, strength,

speed, and the right proportions. Possessing these four factors, a king’s excellent thoroughbred horse is … reckoned as a factor of kingship.

“So too, bhikkhus, possessing four qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings; worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What four?

  1. Here, a bhikkhu possesses beauty, strength, speed, and the right proportions.

(1) “And how does a bhikkhu possess beauty?

Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed

of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. It is in this way that a bhikkhu possesses beauty.

1.- Ðầy đủ với bốn đức tánh, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần chủng, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, được xem như một biểu tượng của vua. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện thuần chủng, đầy đủ với sắc đẹp, đầy đủ với sức mạnh, đầy đủ với tốc lực, đầy đủ với cân đối. Ðầy đủ với bốn đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần chủng, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ với bốn pháp, môt Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bốn?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp, đầy đủ với sức mạnh, đầy đủ với tốc lực, đầy đủ với cân đối.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có giới luật, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp.

 

  1. (2) “And how does a bhikkhu possess strength?

Here, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities

and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating w holesome qualities. It is in this w ay that a bhikkhu possesses strength.

  1. (3) “And how does a bhikkhu possess speed?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is isuffering’; he understands as

it really is: ‘This is the origin of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ It is in this way that a bhikkhu possesses speed.

  1. (4) ”And how does a bhikkhu possess the right proportions?

Here, a bhikkhu is one who gains robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. It is in this way that a bhikkhu possesses the right proportions. “Possessing these four qualities, a bhikkhu is worthy of gifts,

worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống thanh tịnh, tinh cần, tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu đầy đủ các pháp thiện, nỗ lực, kiên trì, dõng mãnh, không từ bỏ trách nhiệm đối với các pháp thiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”; như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sự cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được thâu nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sự cân đối. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp này, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

 

260 (7) Thoroughbred (2) – [(VII) (257) Con Ngựa Thuần Chủng (2)]

 

[All as in 4:259, with only the following difference:]

(3) “And. how does a bhikkhu possess speed?

Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself

with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. It is in this way that a bhikkhu possesses speed.”

(Giống như kinh trước, chỉ khác định nghĩa về tốc độ của Tỷ-kheo, có thể giải thích khác như sau)

… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tốc độ vị Tỷ-kheo?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.

(các đức tánh khác như kinh trước)

 

261 (8) Powers – [(VIII) (258) Lực]

 

– “Bhikkhus, there are these four powers. What four?

The power of energy, the power of. mindfulness, the power of concentration,

and the power of wisdom. These are the four powers.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

 

262 (9) Forest – [(IX) (259) Sống Trong Rừng]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities a bhikkhu is not fit to resort to remote lodgings in forests and jungle groves. What four?

[He thinks] (1) sensual thoughts, (2) thoughts of ill will, and (3) thoughts of harming; and (4) he is unwise, stupid, dull. Possessing these four qualities a bhikkhu is not fit to resort to remote lodgings in forests and jungle groves.

  1. “Possessing four [other] qualities a bhikkhu is fit to resort to remote lodgings in forests and jungle groves. What four?

[He thinks] (1) thoughts of renunciation, (2) good will, and (3) harmlessness; and (4) he is wise, not stupid or dull. Possessing these four qualities a bhikkhu is fit to resort to remote lodgings in forests and jungle groves.”

1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đủ điều kiện để sống trong rừng, các ngôi rừng rậm rạp, các trú xứ xa vắng. Thế nào là với bốn?

Với dục tầm, với sân tầm, với hại tầm, liệt tuệ, đần độn, câm ngọng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không đủ điều kiện để sống trong rừng, các ngôi rừng rậm rạp, các trú xứ xa vắng.

2.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đủ điều kiện để sống trong rừng, các ngôi rừng rậm rạp, các trú xứ xa vắng. Thế nào là với bốn?

Với xuất ly tầm, với vô sân tầm, với bất hại tầm, không đần độn, không câm ngọng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đủ điều kiện để sống trong rừng, các ngôi rừng rậm rạp, các trú xứ xa vắng.

 

263 (10) Action – [(X) (260) Hành Ðộng]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What four? Blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, blameworthy mental

action, and blameworthy view. Possessing these four qualities … he generates much demerit.

  1. “Bhikkhus, possessing four [other] qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What four?

Blameless bodily action, blameless verbal action, blameless mental action, and blameless view. Possessing these four qualities . . . he generates much merit.”

  1. – Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ bị mất gốc, không sinh lực, có tội, bị người trí quở trách, tạo nhiều vô phước. Thế nào là bốn?

Với thân nghiệp có tội, với khẩu nghiệp có tội, với ý nghiệp có tội, với tri kiến có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ bị mất gốc, không sinh lực, có tội, bị người trí quở trách, tạo nhiều vô phước.

  1. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc, có sinh lực, không có tội, không bị người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức. Thế nào là bốn?

Với thân nghiệp không có tội, với ngữ nghiệp không có tội, với ý nghiệp không có tội, với tri kiến không có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc, có sinh lực, không có tội, không bị người trí quở trách, tạo nhiều phước đức.

 

XXVII. Courses of Kamma – [XXVII. Phẩm Nghiệp Ðạo]

 

264 (1) The Destruction-of Life – [(I) (261) Chấp Nhận (1)]

 

  1. “Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

He himself destroys life; he encourages others to destroy life; he approves of the destruction of life; and he speaks in praise of the destruction of life. One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

  1. “Bhikkhus, one possessing four [other] qualities is deposited in heaven as if brought there. What four?

He himself abstains from the destruction of life; he encourages others to abstain

from the destruction of life; he approves of abstaining from the destruction of life; and he speaks in praise of abstaining from the destruction of life. One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.”

1.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình sát sanh, khích lệ người khác sát sanh, chấp nhận sát sanh và tán thán sát sanh.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

2.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, chấp nhận từ bỏ sát sanh và tán thán từ bỏ sát sanh.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

265 (2) – 273 (10) Taking What Is Not Given, Etc.

“Bhikkhus, one possessing four qualities is deposited in hell as if brought there. What four?

(1) He himself takes what is not given … [254] … engages in sexual misconduct … speaks falsely … speaks divisively … speaks harshly … [255] … indulges in idle chatter … is full of longing … bears, ill will … holds wrong view; (2) he encourages others in wrong view; (3) he approves of wrong view; and (4) he speaks in praise of wrong view. One possessing these four qualities is deposited in hell as if brought there.

“Bhikkhus, one possessing four [other] qualities are deposited in heaven as if brought there. What four?

(1) He himself abstains from taking what is not given … holds right view; (2) he encourages others in right view; (3) he approves of right view; and (4) he speaks in praise of right view. One possessing these four qualities is deposited in heaven as if brought there.’

(II) (262) Chấp Nhận (2)

(Như trên, pháp ở đây là “lấy của không cho và từ bỏ lấy của không cho”).

(III) (263) Chấp Nhận (3)

(Như trên, pháp ở đây là “tà hạnh trong các dục và từ bỏ tà hạnh trong các dục”).

(IV) (264) Chấp Nhận (4)

(Như trên, pháp ở đây là “nói láo và từ bỏ nói láo”).

(V) (265) Chấp Nhận (5)

(Như trên, pháp ở đây là “tự mình nói hai lưỡi và từ bỏ nói hai lưỡi”).

(VI) (266) Chấp Nhận (6)

(Như trên, pháp ở đây là “tự mình nói lời thô ác và từ bỏ nói lời thô ác”).

(VII) (267) Chấp Nhận (7)

(Như trên, pháp ở đây là “tự mình nói lời phù phiếm và từ bỏ nói lời phù phiếm”).

(VIII) (268) Chấp Nhận (8)

(Như trên, pháp ở đây là “tự mình tham dục và tự mình không tham dục”).

(IX) (269) Chấp Nhận (9)

(Như trên, pháp ở đây là “tự mình có tâm sân hận và tự mình không có tâm sân hận”).

(X) (270) Chấp Nhận (10)

1.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

2.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình có chánh kiến, khích lệ người khác có chánh tri kiến, chấp nhận chánh tri kiến và tán thán chánh tri kiến.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

 

XXVIII: Lust and So Forth Repetition Series – [XXVIII. Phẩm Tham]

 

274 (1) Four Establishments of Mindfulness – [(I) (271) Tham]

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, four things are to be developed. What four?

(1) Here, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world. (2) He dwells contemplating feelings in feelings … (3) … mind in mind … (4) … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world. For direct knowledge of lust, these four things are to be developed.’

 

275 (2) Four Right Strivings

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, four things are to be developed. What four?

(1) Here, a bhikkhu generates desire for the non-arising of unarisen bad unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. (2) He generates desire for the abandoning of arisen bad unwholesome

states … (3) … for the arising of unarisen wholesome states … (4) … for the maintenance of arisen wholesome states, for their non-decline, increase, expansion, and fulfillment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. For direct knowledge of lust, these four things are to be developed.”

 

276 (3) Four Bases for Psychic Potency

 

  1. “Bhikkhus, for direct knowledge of lust, four things are to be developed. What four?

(1) Here, a bhikkhu develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to desire and activities of striving. (2) He develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to energy … (3) … that

possesses concentration due to mind … (4) … that possesses concentration due to investigation and activities of striving.

For direct knowledge of lust, these four things are to be developed.”

 

277 (4)-303 (30)

 

“Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … [257] … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … For the relinquishment of lust, these four things are to bedeveloped.’

 

304 (31)—783 (510)

 

“Bhikkhus, for direct knowledge … for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishin g … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … of delusion … of anger … of hostility … of denigration … of insolence … of envy … of miserliness … of deceitfulness

… of craftiness … of obstinacy … of vehemence … of conceit … of arrogance … of intoxication … of heedlessness … these four things are to be developed. What four?

(1) Here, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body … (2) … feelings

in feelings … (3) … mind in mind … (4) … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world.

(1) Here, a bhikkhu generates desire for the non-arising of unarisen bad unwholesome states … (2) … for the abandoning of arisen bad unwholesome states … (3) … for the arising of unarisen wholesome states … (4) … for the maintenance of arisen wholesome states, for fcheir non-decline, increase,

expansion, and fulfillment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. (1) Here, a bhikkhu develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to desire … (2) … that possesses concentration due to energy … (3) … that possesses concentration due to

mind … (4) … that possesses concentration due to investigation and activities of striving. For the relinquishment of heedlessness, these four things are to be developed.”

(I) (271) Tham

  1. – Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, bốn pháp cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; tùy quán thọ trên các cảm thọ … tùy quán tâm trên tâm … tùy quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, bốn pháp cần phải tu tập.

  1. – Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, bốn pháp cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng; tinh tấn, sách tâm, trì tâm không cho sanh khởi; đối với các pháp ác bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn cố gắng; tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng đoạn tận; đối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng; tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến cho sanh khởi; đối với các pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn cố gắng; tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng được duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bốn pháp này cần phải tu tập.

  1. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, bốn pháp cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, thành tựu với dục Thiền định tinh cần hành; tu tập như ý túc, thành tựu với tinh tấn Thiền định tinh cần hành; tu tập như ý túc, thành tựu với tâm Thiền định tinh cần hành; tu tập như ý túc, thành tựu với tư duy Thiền định tinh cần hành.

Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, bốn pháp cần phải tu tập.

  1. Ðể liễu tri, này các Tỷ-kheo, để đoạn diệt, đoạn tận, trừ diệt, tiêu diệt, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ, xả bỏ tham, bốn pháp này cần phải tu tập.

Ðể liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận, trừ diệt, tiêu diệt, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ, xả bỏ sân… si… phẫn nộ… hiềm hận… gièm pha… nhiệt não… tật đố… xan tham… man trá… xảo trá… ngoan cố… bồng bột… mạn… quá mạn… say mê… phóng dật, bốn pháp này cần phải tu tập.

 

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.

The Book of the Fours is finished.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-2228.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf