04e. Chương Bốn Pháp – The Book of the Fours – Phẩm 19 – 21 – Song ngữ
The Numerical Discourses of the Buddha
Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
The Book of the Fours – Phẩm 19 – 21 – page 547 – 596 of 1925.
XIX. Brahmins – [XIX. Phẩm Chiến Sĩ]
181 (1) Warrior – [(I) (181) Người Chiến Sĩ]
- “Bhikkhus, possessing four factors, a warrior is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned a factor of kingship. What four?
Here, a warrior is skilled in places, a long-distance shooter, a sharp-shooter, and one who splits a great body.
Possessing these four factors, a warrior is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned a factor of kingship.
- So too, possessing four factors, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What four?
Here, a bhikkhu is skilled in places, a long-distance shooter, a sharp-shooter, and one who splits a great body.
- (1) “And how, bhikkhus, is a bhikkhu skilled in places?
Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. It is in this way that a bhikkhu is skilled in places.
1.- Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chiến sĩ thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.
Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu bốn pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là người có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, có uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ, chấp nhận và học tập các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình.
- (2) “And how is a bhikkhu a long-distance shooter?
Here, any kind of form whatsoever— whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near—a bhikkhu sees all form as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’
Any kind of feeling whatsoever … Any kind of perception whatsoever … Any kind of volitional activities whatsoever … Any kind of consciousness whatsoever— whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near—a bhikkhu sees all consciousness as it really is with correct wisdom thus: This is not mine, this I am not, this is not myself. It is in this way that a bhikkhu is a long-distance shooter.
- (3) “And how is a bhikkhu a sharp-shooter?
Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering. He understands as
it really is: ‘This is the origin of suffering. He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering. He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering. It is in this way that a bhikkhu is a sharp-shooter.
- (4) “And how is a bhikkhu one who splits a great body?
Here, a bhikkhu splits the great mass of ignorance. It is in this way that a bhikkhu is one who splits a great body. “Possessing these four qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm sắc gì thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Phàm có cảm thọ gì thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả cảm thọ, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Phàm có tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả tưởng, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Phàm có các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Phàm có thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật quán tri: “Ðây là khổ”, như thật quán tri: “Ðây là khổ tập”; như thật quán tri: “Ðây là khổ diệt”, như thật quán tri “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng.
- Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn.
Ðầy đủ bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
182 (2) Guarantor – [(II) (182) An Toàn]
“Bhikkhus, against four things there can be no guarantor, neither an ascetic, a brahmin, a deva, Mara, Brahma, nor anyone in the world. What four?
(1) “There can be no guarantor, neither an ascetic … nor anyone in the world, that what is subject to old age will not grow old.
(2) “There can be no guarantor, neither an ascetic … nor anyone in the world, that what is subject to illness will not fall ill.
(3) “There can be no guarantor, neither an ascetic … nor anyone in the world, that what is subject to death will not die.
(4) “There can be no guarantor, neither an ascetic … nor anyone in the world, that bad kamma— defiled, conducive to renewed existence, troublesome, ripening in suffering, leading to future birth, old age, and death— will not produce its result.
“Against these four things, bhikkhus, there can be no guarantor, neither an ascetic, a brahmin, a deva, Mara, Brahma, nor anyone in the world.”
1.- Này các Tỷ-kheo, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp. Thế nào là bốn?
Bản tánh bị già, mong rằng không già, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.
- Bản tánh bị bệnh, mong rằng không bệnh, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.
- Bản tánh bị chết, mong rằng không bị chết, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.
- Khổ quả của những ác nghiệp ấy (những nghiệp) tạp nhiễm, đưa đến tái sanh, đem lại phiền muộn, đem lại khổ quả dị thục sanh, già, chết trong tương lai, kết quả của những nghiệp ấy mong rằng không có hiện hữu. Không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp này.
Này các Tỷ-kheo, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp này.
183 (3) Heard – [(III) (183) Ðiều Ðược Nghe]
On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the squirrel sanctuary. Then the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, approached the Blessed One and exchanged greetings with him … Then, sitting to one side, he said to the Blessed One:
“Master Gotama, I hold the thesis and view that there is no fault when one speaks about the seen, saying: ‘Such was seen by me’; no fault when one speaks about the heard, saying: ‘Such was heard by me’; no fault when one speaks about the sensed, saying: ‘Such was sensed by me’; no fault when one speaks
about the cognized, saying: ‘Such was cognized by me.'”
(1) “I do not say, brahmin, that everything seen should be spoken about, nor do I say that nothing seen should be spoken about. (2) I do not say that everything heard should be spoken about, nor do I say that nothing heard should be
spoken about. (3) I do not say that everything sensed should be spoken about, nor do I say that nothing sensed should be spoken about. (4) I do not say that everything cognized should be spoken about, nor do I say that nothing cognized should be spoken about.’
(1) “For, brahmin, if, when one speaks about what one has seen, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, I say that one should not speak about what one has seen. But if, when one speaks about what one has seen, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, I say that one should speak about what one has seen.
(2) “If, when one speaks about what one has heard, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, I say that one should not speak about what one has heard. But if, when one speaks about what one has heard, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, I say that
one should speak about what one has heard.
(3) “If, when one speaks about what one has sensed, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, I say that one should not speak about what one has sensed. But if, when one speaks about what one has sensed, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, I say that
one should speak about what one has sensed.
(4) “If, when one speaks about w h a t one has cognized, unwholesome qualities increase and wholesome qualities decline, I say that, one should not speak about what one has cognized. But if, when one speaks about what one has cognized, unwholesome qualities decline and wholesome qualities increase, I say that one should speak about what one has cognized.”
Then the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, rose from his seat and departed.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi. Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, thấy như sau: “Khi người nào nói lên điều mình thấy: “Tôi thấy như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình nghe: “Tôi nghe như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình cảm giác: “Tôi cảm giác như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình thức tri: “Tôi thức tri như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì”.
- – Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng: “Tất cả điều được thấy cần phải nói ra”. Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng: “Tất cả điều được thấy không nên nói ra”. Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng: “Tất cả điều được nghe nên nói ra”. Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng: “Tất cả điều được nghe không nên nói ra”. Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng: “Tất cả điều được cảm giác nên nói ra”. Ta không nói rằng: “Tất cả điều được cảm giác không nên nói ra”. Ta không nói rằng: “Tất cả điều được thức tri nên nói ra”. Ta không nói rằng: “Tất cả điều được thức tri không nên nói ra”.
- Này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều thấy như vậy không nên nói ra. Và này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều thấy như vậy nên nói ra. Này Bà-la-môn, phàm nói ra điều nghe gì … phàm nói ra điều cảm giác gì … phàm nói ra điều thức tri gì … các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều thức tri như vậy không nên nói ra. Và này Bà-la-môn, phàm nói ra điều thức tri gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều thức tri như vậy nên nói ra.
Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.
184 (4) Fearless – [(IV) (184) Không Sợ Hãi]
- Then the brahmin Janussoru approached the Blessed One and exchanged greetings with him … Then, sitting to one side, he said to the Blessed One:
– “Master Gotama, I hold the thesis arid view that there is no one subject to death who is not frightened and terrified of death.”
– “Brahmin, there are those subject to death that are frightened and terrified of death, but there are also those subject to death that are not frightened and terrified of death.
- “And, brahmin, who are those subject to death that are frightened and terrified of death?
(1) “Here, someone is not devoid of lust, desire, affection, thirst, passion, and craving for sensual pleasures. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: ‘Alas, the sensual pleasures dear to me will leave me, and I will have to leave those sensual pleasures.’ He sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused. This is one subject to death who is frightened and terrified of death.
- (2) “Again, someone is not devoid of lust, desire, affection, thirst, passion, and craving for the body. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: ‘Alas, this body dear to me will leave me, and I will have to leave this body.’ He sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused. This, too, is one subject to death who is frightened and terrified of death.
- Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, tôi thấy như sau: “Không có một ai bản tánh bị chết mà không sợ hãi, không rơi vào run sợ, khi nghĩ đến chết”.
– Này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết. Nhưng này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không ly tham đối với các dục, không ly ham muốn, không ly luyến ái, không ly khát ái, không ly nhiệt não, không ly tham ái. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái”. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ thân khả ái”. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- (3) “Again, someone has not done what is good and wholesome or made a shelter for himself, but he has done what is evil, cruel, and defiled. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: ‘Alas, I have not done anything good and wholesome, nor have I made a shelter for myself, but I have done what is evil, cruel, and defiled. When I pass on, I will meet the appropriate fate.’ He sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused. This, too, is one subject to death who is frightened and terrified of death.
- (4) “Again, someone here is perplexed, doubtful, and undecided about the good Dhamma. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: ‘Alas, I am perplexed, doubtful, and undecided about the good Dhamma.’ He sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused. This, too, is one subject to death who is frightened and terrified of death.
“These are four subjects to death that are frightened and terrified of death.
- “And, brahmin, who are those subject to death that are not frightened and terrified of death?
(1) “Here, someone is devoid of lust, desire, affection, thirst, passion, and craving for sensual pleasures. When he incurs a severe and debilitating illness, he does not think: ‘Alas, the sensual pleasures dear to me will leave me, and I will have to leave those sensual pleasures.’ He does not sorrow, languish,
and lament; he does not weep beating his breast and become confused. This is one subject to death who is not frightened and terrified of death.
- (2) “Again, someone is devoid of lust, desire, affection, thirst, passion, and craving for the body. When he incurs a severe and debilitating illness, he does not think: ‘Alas, this body dear to me will leave me, and I will have to leave this body. He does not sorrow, languish, and lament; he does not weep beating his
breast and become confused. This, too, is one subject to death who is not frightened and terrified of death.
- (3) “Again, someone has not done what is evil, cruel, and defiled, but has done what is good and wholesome and made a shelter for himself. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: ‘Indeed, I have not done anything evil, cruel, and defiled, but I have done what is good and wholesome and made a shelter for myself. When I pass on, I will meet the appropriate fate. He does not sorrow, languish, and lament; he does not weep beating his breast and become confused. This, too, is one subject to death who is not frightened and terrified
of death.
- (4) “Again, someone is unperplexed, doubt-free, and decided about the good Dhamma. When he incurs a severe and debilitating illness, he thinks: I am unperplexed, doubt-free, and decided about the good Dhamma. He does not sorrow, languish, and lament; he does not weep beating his breast and.
become confused. This, too, is one subject to death who is not frightened and terrified of death.
“These, brahmin, are four subjects to death that are not frightened and terrified of death.”
“Excellent, Master Gotama! … [as at 4:100] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp”. Tại sanh thú nào mà những người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp, đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự ta có nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp”. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là bốn hạng người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người ly tham đối với các dục, ly ham muốn, ly luyến ái … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái”. Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân, ly ham muốn, ly luyến ái … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ thân khả ái”. Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Tại sanh thú nào mà những người không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy”. Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
- Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp”. Người ấy không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
Này Bà-la-môn, có bốn hạng người bản tánh bị chết, không có sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết
– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama … Mong Tôn giả Gotama chấp nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
185 (5) Brahmin Truths – [(V) (185) Các Sự Thật Bà La Môn]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion a number of very well-known wanderers were residing at the wanderers’ park on the bank of the river Sappini, that is, Annabhara, Varadhara, Sakuludayi, and other very well-known wanderers.
Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went
to the wanderers’ park on the bank of the river Sappini. Now on that occasion the wanderers of other sects had assembled and were sitting together when this conversation arose: “Such are the brahmin truths, such are the brahmin truths. “
- Then the Blessed One approached those wanderers, sat down on a seat that was prepared, and asked them:
– “Wanderers, what discussion where you engaged in just now? What was the conversation that was underway?”
– “Here, Master Gotama, we had assembled and were sitting together when this conversation arose: ‘Such are the brahmin truths, such are the brahmin truths.”
- “Wanderers, there are these four brahmin truths that I have proclaimed, having realized them for myself with direct knowledge. What four?
– (1) “Here, wanderers, a brahmin says thus: ‘ All living beings are to be spared.’ Speaking thus, a brahmin speaks truth, not falsehood. He does not, on that account, misconceive himself as ‘an ascetic’ or as ‘a brahmin.’ He does not misconceive: I am better’ or ‘I am equal’ or ‘I am worse.’ Rather, having directly
known the truth in that, he is practicing simply out of sympathy and compassion for living beings.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, nhiều vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng sống ở khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini như Annabhàra, Varadhara, Sakuludàyi, và những vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng khác.
Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy, đi đến khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini. Lúc bấy giờ, giữa các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tập họp, câu chuyện này được khởi lên: “Ðây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn”.
- Rồi Thế Tôn đi đến các du sĩ ấy, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xong, Thế Tôn nói với các du sĩ ấy:
– Nay câu chuyện gì được khởi lên, này các du sĩ, khi các Ông đang ngồi họp ở đây? Câu chuyện gì chưa được nói xong giữa các Ông?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi đang ngồi họp, câu chuyện sau này khởi lên giữa chúng tôi: “Ðây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn”.
3.- Bốn sự thật Bà La Môn này, này các du sĩ, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, đã được ta tuyên bố lên. Thế nào là bốn?
– Ở đây, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: “Tất cả loài hữu tình không được làm hại”. Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến “Sa-môn”, không nghĩ đến “Bà-la-môn”, không nghĩ đến: “Ta hơn (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta bằng (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta là hạ liệt”. Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hành lòng thương tưởng, lòng từ mẫn đối với các loài hữu tình.
- (2) “Again, a brahmin says thus: ‘All sensual pleasures are impermanent, suffering, and subject to change.’ Speaking thus, a brahmin speaks truth, not falsehood. He does not, on that account, misconceive himself as ‘an ascetic’ or as ‘a brahmin.’ He does not misconceive: ‘I am better’ or ‘I am equal’ or ‘I am worse.’ Rather, having directly known the truth in that, he is practicing simply for disenchantment with sensual pleasures, for their fading away and cessation.
- (3) “Again, a brahmin says thus: ‘All states of existence are impermanent, suffering, and subject to change.’ Speaking thus, a brahmin speaks truth, not falsehood. He does not, on that account, misconceive himself as ‘an ascetic’ or as ‘a brahmin.’ He does not misconceive: ‘I am better’ or ‘I am equal’ or ‘I am
worse.’ Rather, having directly known the truth in that, he is practicing simply for disenchantment with states of existence, for their fading away and cessation.
- (4) “Again, wanderers, a brahmin says thus: ‘I am not anywhere the belonging of anyone, nor is there anywhere anything in any place that is mine.’ Speaking thus, a brahmin speaks truth, not falsehood. He does not, on that account, misconceive himself as ‘an ascetic’ or as ‘a brahmin. ‘ He does not misconceive:
‘I am better’ or ‘I am equal’ or ‘I am worse.’ Rather, having directly known the truth in that, he is practicing the path of nothingness.
“These, wanderers, are the four brahmin truths that I have proclaimed, having realized them for myself with direct knowledge.”
- Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: “Mọi dục là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại”. Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến “Sa-môn”, không nghĩ đến “Bà-la-môn”, không nghĩ đến: “Ta hơn (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta bằng (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta là hạ liệt”. Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, (trong lời nói ấy), người ấy thực hành nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các dục.
- Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: “Tất cả hữu là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại”. Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến “Sa-môn”, không nghĩ đến “Bà-la-môn”, không nghĩ đến: “Ta hơn (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta bằng (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta là hạ liệt”. Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hiện nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các hữu.
- Lại nữa, này các du sĩ, người Bà-la-môn nói như sau: “Ta không là bất cứ ai, bất cứ thuộc ai, bất cứ là gì. Trong ấy, không có cái gì được gọi là của ta, bất cứ ở đâu, bất cứ là gì”. Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến “Sa-môn”, không nghĩ đến “Bà-la-môn”, không nghĩ đến: “Ta hơn (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta bằng (các người khác)”, không nghĩ đến: “Ta là hạ liệt”. Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, (trong lời nói ấy) người ấy thực hành con đường không có sự vật gì.
Này các du sĩ, có bốn sự thật Bà-la-môn này, Ta đã tự mình chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố lên.
186 (6) Acumen – [(VI) (186) Con Ðường Sai Lạc]
- Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:
– (1) “Bhante, by what is the world led? By what is the world dragged around? When what has arisen does [the world] go under its control?”
– “Good, good, bhikkhu! Your acumen is excellent. Your discernment is excellent. Your inquiry is a good one. For you have asked thus: “Bhante, by what is the world led? By what is the world dragged around? When what has arisen does [the world] go under its control?'”
– “Yes, Bhante.”
– “The world, bhikkhu, is led by the mind; it is dragged around by the mind; when the mind has arisen, [the world] goes under its control.”
- Saying, “Good, Bhante,” that bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement. Then he asked the Blessed One a further question:
– (2) “It is said, Bhante, ‘a learned expert on the Dhamma, a learned expert on the Dhamma. In what way is one a learned expert on the Dhamma?”
– “Good, good, bhikkhu! Your acumen is excellent. Your discernment is excellent. Your inquiry is a good one. For you have asked thus: It is said, Bhante, “a learned expert on the Dhamma, a learned expert on the Dhamma.” In what way is one a learned expert on the Dhamma?'”
– “Yes, Bhante.”
“I have taught many teachings, bhikkhu: discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-and answers. If, after learning the meaning and Dhamma of even a four-line verse, one practices in accordance with the Dhamma, that is enough for one to be called ‘a learned expert on the
Dhamma.”
- Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?
– Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: “Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Này Tỷ-kheo, thế giới do tâm hướng dẫn. Thế giới do tâm được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của tâm được khởi lên.
- – Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác:
– Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?
– Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: “Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Nhiều, này Tỷ-kheo, là pháp ta thuyết giảng: Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Này Tỷ-kheo, nếu ai hiểu nghĩa một bài kệ có bốn câu, hiểu pháp và thực hành pháp tùy pháp, người ấy được gọi là vị nghe nhiều, trì pháp.
- Saying, “Good, Bhante,” that bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement. Then he asked the Blessed One a further question:
– (3) “It is said, Bhante, ‘learned, of penetrative wisdom; learned, of penetrative wisdom.’ In what way is one learned, of penetrative wisdom?”
– “Good, good, bhikkhu! Your acumen is excellent. Your discernment is excellent. Your inquiry is a good one. For you have asked thus: It is said, Bhante, “learned, of penetrative wisdom; learned, of penetrative wisdom.” In what way is one learned, of penetrative wisdom?”
– “Yes, Bhante.”
– “Here, bhikkhu, a bhikkhu has heard: ‘This is suffering, and he sees the meaning of this, having pierced through it with wisdom. He has heard: “This is the origin of suffering, and he sees the meaning of this, having pierced through it with wisdom. He has heard: This is the cessation of suffering, and he sees the meaning of this, having pierced through it with wisdom. He has heard: “This is the way leading to the cessation of suffering, and he sees the meaning of this having pierced through it with wisdom … It is in this way that one is learned, of
penetrative wisdom.”
- Saying, “Good, Bhante,” that bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement. Then he asked the Blessed One a further question:
(4) “It is said, Bhante, “a wise person of great wisdom, a wise person of great wisdom. In what way is one a wise person of great wisdom?”
– “Good, good, bhikkhu! Your acumen is excellent. Your discernment is excellent. Your inquiry is a good one. For you have asked thus: It is said, Bhante, “a wise person of great wisdom, a wise person of great wisdom.” In what way is one a wise person of great w isdom?'”
– “Yes, Bhante.”
“Here, bhikkhu, a wise person of great wisdom does not intend for his own affliction, or for the affliction of others, or for the affliction of both. Rather, when he thinks, he thinks only of his own welfare, the welfare of others, the welfare of both, and the welfare of the whole world.900 It is in this way that one is a wise person of great wisdom.”
- Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?
– Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: “Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên?”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Này Tỷ-kheo, thế giới do tâm hướng dẫn. Thế giới do tâm được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của tâm được khởi lên.
- – Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác:
– Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?
– Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: “Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp?”
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Nhiều, này Tỷ-kheo, là pháp ta thuyết giảng: Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Này Tỷ-kheo, nếu ai hiểu nghĩa một bài kệ có bốn câu, hiểu pháp và thực hành pháp tùy pháp, người ấy được gọi là vị nghe nhiều, trì pháp.
187 (7) Vassakara – [(VII) (187) Vassakàra]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the squirrel sanctuary. Then the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, approached the Blessed One and exchanged greetings with him— Then, sitting to one side, he said to the Blessed One:
– (1) “Master Gotama, can a bad person know of a bad person: ‘This fellow is a bad person’?”
– “It is, brahmin, impossible and inconceivable that a bad person can know of a bad person: ‘This fellow is a bad person.”
- (2) “Then can a bad person know of a good person: ‘This fellow is a good person’?”
– “It is also impossible and inconceivable that a bad person can know of a good person: ‘This fellow is a good person.'”
- (3) “Then can a good person know of a good person: ‘This fellow is a good person’?”
– “It is possible that a good person can know of a good person: ‘This fellow is a good person.4. “
- (4) “Then can a good person know of a bad person;’This fellow is a bad person’?”
– “It is also possible that a good person can know of a bad person: ‘This fellow is a bad person.”
- Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, một đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi. Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà-la-môn Vassakàra, bậc đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”?
– Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”.
2.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết bậc chân nhân là: “Vị này là bậc chân nhân”?
– Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”.
3.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc chân nhân có thể biết một bậc chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”?
– Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”.
- – Nhưng thưa Tôn giả Gotama, có trường hợp một người chân nhân biết một người không phải là chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”?
– Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”.
- “It is astounding and amazing, Master Gotama, how well this has been stated, by Master Gotama: ‘It is, brahmin, impossible and inconceivable that a bad person can know of a bad person … [all as above] … It is also possible that a good person can know of a bad person: “This fellow is a bad person.”‘
- “On one occasion, Master Gotama, the members of the brahmin Todeyya’s assembly were carping against others, [saying]: ‘This King Eleyya is a fool, for he has complete confidence in the ascetic Ramaputta and shows him supreme honor by paying homage to him, rising up for him, reverentially saluting him,
and observing proper etiquette toward him. These vassals of King Eleyya— Yamaka, Moggalla, Ugga, NavindakI, Gandhabba, and Aggivessa— are fools as well, for they, too, have complete confidence in the ascetic Ramaputta and show him supreme honor by paying homage to him, rising up for him,
reverentially saluting him, and observing proper etiquette toward him.’
– Thereupon the brahmin Todeyya led them around by this method: ‘What do you think, sirs, in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, isn’t King Eleyya wise and more astute even than those who
are very astute?’
– “[They replied:] ‘Yes, sir, in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, King Eleyya is wise and more astute even than those who are very astute.’ “‘But, sirs,’ [he said,] ‘it is because the ascetic Ramaputta is wiser than the wise King Eleyya, more astute than this astute [king] in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, that King Eleyya has complete confidence in him and shows him supreme honor by paying homage to him, rising up for him, reverentially saluting him, and observing proper etiquette toward him.
– ‘“What do you think, sirs, in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, are King Eleyya’s vassals— Yamaka, Moggalla, Ugga, Navindaki, Gandhabba, Aggivessa—wise and more astute even than those who are very astute?’
– “‘Yes, sir, in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, King Eleyya’s vassals—Yamaka … Aggivessa— are wise and more astute even than those who are very astute.’ ‘”But, sirs, it is because the ascetic Ramaputta is wiser than King Eleyya’s vassals, more astute than those astute [vassals] in matters pertaining to tasks and administrative duties, to edicts and proclamations, that King Eleyya’s vassals have complete confidence in him and show him supreme honor by paying homage to him, rising up for him, reverentially saluting him, and observing proper etiquette, toward him.'”
- “It is astounding and amazing, Master Gotama, how well this has been stated by Master Gotama: ‘It is impossible and inconceivable that a bad person can know of a bad person: “This fellow is a bad person.” It is also impossible and inconceivable that a bad person can know, of a good person: “This fellow is a
good person.” It is possible that a good person can know of a good person: “This fellow is a good person.” It is also possible that a good person can know of a bad person: “This fellow is a bad person.”‘ And now, Master Gotama, we must be going. We are busy and have much to do.”
“You may go, brahmin, at your own convenience.”
Then the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, rose from his seat and departed.
- – Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama: “Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”. Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”. Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”. Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”.
- Một thời, thưa Tôn giả Gotama, hội chúng của Bà-la-môn Todeyya đang nói lên những lời nhiếc mắng người khác như sau: “Ngu si là vua Eleyya, đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện. Lại nữa, những tập đoàn này của vua Eleyya là ngu si, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Những người này đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện”.
– Này Bà-la-môn, Ông có thấy như thế nào Bà-la-môn Todeyya dẫn dắt chúng bằng cách dắt dẫn này: “Các vị nghĩ thế nào, hiền trí là vua Eleyya? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng?”
– Thưa vâng, Tôn giả! Hiền trí là vua Eleyya. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích; do vậy vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.
– Các Tôn giả nghĩ thế nào “Hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa không? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải tập đoàn của vua Eleyya là những bậc có minh kiến thù thắng?
– Thưa vâng, Tôn giả! Hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, tập đoàn của vua Eleyya được xem là những bậc có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta được xem còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của tập đoàn vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải thích những vấn đề cần được giải thích; do vậy tập đoàn của vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.
- – Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama: “Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải bậc chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”. Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải bậc chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”. Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: “Vị này là bậc chân nhân”. Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: “Vị này không phải là bậc chân nhân”.
Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng tôi phải đi, chúng tôi có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.
– Này Bà-la-môn, Ông hãy làm những gì mà Ông nghĩ là hợp thời.
Rồi Bà-la-môn Vassakàra, một đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.
188 (8) Upaka – [(VIII) (188) Upaka]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Then Upaka Mandikaputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said:
– “Bhante, I hold such a thesis and view as this: If anyone carps against others and does not at all substantiate it, he is blameworthy and at fault.”
– “If, Upaka, anyone carping against others does not substantiate it, he is blameworthy and at fault. But you carp against others and do not substantiate it, so you are blameworthy and at fault.'”
- “Bhante, just as one might catch [a fish] emerging [from the water] with a large snare, just so, when I emerged, the Blessed One caught me with a large snare in debate.”
– (1) “Upaka, I have proclaimed: This is unwholesome. The Tathagata has unlimited Dhamma teachings about this, with unlimited words and phrases, [declaring]: For such and such reasons, this is unwholesome.’ (2) “Upaka, I have proclaimed: “That which is unwholesome should be abandoned. The Tathagata has unlimited Dhamma teachings about this, with unlimited words and phrases, [declaring]: “For such and such reasons, that which is unwholesome should be abandoned.” (3) “”Upaka, I have proclaimed: “This is wholesome. The Tathagata has unlimited Dhamma teachings about this, with unlimited words and phrases, [declaring]: “For such and such reasons, this is wholesome.’ (4) “”Upaka, I have proclaimed: “That which is wholesome should be developed.” The Tathagata has unlimited Dhamma teachings about this, with unlimited words and phrases, [declaring]: ‘For such and such reasons, that which is wholesome should be developed.”
- Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Gijjhakùta. Rồi Upaka Mandikàputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Upaka Mandikàputta bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con nói như sau, con thấy như sau: “Ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội”.
– Này Upaka, ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội! Này Upaka, Ông bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, Ông về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, Ông đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội!
- – Ví như, bạch Thế Tôn, một người bắt con vật của mình săn với một bẫy sập lớn, khi con vật thò đầu ra. Cũng vậy, con bị Thế Tôn bắt với cái bẫy sập lớn bằng chữ khi con vừa mới mở miệng (khi con vừa mới thò đầu ra).
– Này Upaka, “Ðây là bất thiện”. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. “Ðây là bất thiện!”, này Upaka, bất thiện này cần phải đoạn tận. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. “Ðây, pháp bất thiện này cần phải đoạn tận”. “Ðây là thiện”, này Upaka. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn: “Ðây là pháp thiện”. Thiện pháp này cần phải tu tập. Này Upaka, Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn: “Ðây, pháp thiện này cần phải tu tập”.
- Then Upaka Mandikaputta, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, rose from his seat, paid homage to the Blessed One, and circumambulated him keeping the right side toward him. He then went to King Ajatasattu Vedehiputta of Magadha and reported to the king his entire conversation with the Blessed One.
When he had spoken, King Ajatasattu became angry and displeased and said to Upaka Mandikaputta:
– “How bold indeed is this salt-maker’s boy! How rude, how impudent, in that he thinks he can attack the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Go away, Upaka, be gone! Get out of my sight!”
- Rồi Upaka Mandikàputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về phía Ngài, rồi đi đến Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha. Sau khi đến, Upaka tường thuật lại cho Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha nghe tất cả cuộc đàm luận với Thế Tôn.
Ðược nghe nói như vậy, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha phẫn nộ, không hoan hỷ nói với Upaka Mandikàputta:
– Thật là độc hại, đứa trẻ làm muối này! Thật là lắm mồm, thật là kẻ liều mạng. Nghĩ rằng nó có thể nhiếc mắng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy đi đi, này Upaka! Chớ để Ta thấy Ông nữa!
189 (9) Realization – [(IX) (189) Chứng Ngộ]
- “Bhikkhus, there are these four things to be realized. What four?
“There are things to be realized by the body; there are things to be realized by memory; there are things to be realized by the eye; there are things to be realized by wisdom.
- (1) “And what, bhikkhus, are the things to be realized by the body? The eight emancipations, bhikkhus, are to be realized by the body.
- (2) And what are the things to be realized by memory? One’s past abodes are to be realized by memory,
- (3). And what are the things to be realized by the eye? The passing away and
rebirth of beings are to be realized by the eye.
- (4) And what are the things to be realized by wisdom? The destruction of the
taints are to be realized by wisdom.
“These, bhikkhus, are the four things to be realized.”
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này cần phải chứng ngộ. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, có pháp cần phải chứng ngộ bằng thân; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng niệm; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng mắt; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng thân? Tám giải thoát, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng thân.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng niệm? Ðời sống trước, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng niệm.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng con mắt? Sanh tử của chúng sanh, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng con mắt.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ? Sự đoạn diệt các lậu hoặc, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này cần phải chứng ngộ.
190 (10) Uposatha – [(X) (190) Ngày Trai Giới]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. Now on that occasion, on the day of the uposatha, the Blessed One was sitting surrounded by the Sahgha of bhikkhus. Then, having surveyed the utterly silent Sangha of bhikkhus, the Blessed One addressed the bhikkhus:
“Bhikkhus, this assembly is free from prattle; this assembly is without prattle, pure, established in the core. Such a Sangha of bhikkhus, such an assembly, is rarely seen in the world. Such a Sangha of bhikkhus, such an assembly, is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. Even a little given to such a Sangha of bhikkhus, to such an assembly, becomes plentiful, while much given to it becomes even more plentiful. Such a Sangha of bhikkhus, such an assembly, is worth traveling many yojanas to see, even with a shoulder
bag. Such is this Sangha of bhikkhus.
- “There are bhikkhus in this Sangha who dwell having attained the state of devas. There are bhikkhus in this Sahgha who dwell having attained the state of brahmas. There are bhikkhus in this Sangha who dwell having attained the imperturbable. There are bhikkhus in this Sangha who dwell having attained the state of noble ones.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma trong lâu đài của mẹ Migàrà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày lễ trai giới, đang ngồi có chúng Tỷ-kheo vây quanh. Sau khi nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang im lặng, im lặng, rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
– Không nói lời phù phiếm, này các Tỷ-kheo, là hội chúng này; không nói lời vô ích, này các Tỷ-kheo, là hội chúng này, thanh tịnh, an lập trên căn bản. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng như vậy khó tìm được ở đời! Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng như vậy, đáng được tôn trọng, đáng được cung kính, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy dầu cho ít, được lợi nhiều, còn cho nhiều, lại được lợi nhiều hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo! Hội chúng này như vậy, nếu phải đi một do tuần để được yết kiến cũng nên đi, dầu có phải mang theo trên vai túi đựng đồ ăn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chúng Tỷ-kheo này.
- Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị chư Thiên. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị Phạm Thiên. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị Bất động. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được Thánh vị.
- (1) “And how has a bhikkhu attained the state of a deva?
Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of
rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. It is in this way that a bhikkhu has attained the state of a deva.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị chư Thiên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục … chứng và trú Sơ Thiền … Thiền thứ hai … Thiền thứ ba … chứng và trú Thiền thứ tư và an trú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị chư Thiên.
- (2) “And how has a bhikkhu attained the state of a brahma?
Here, a bhikkhu dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across,
and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. It is in this way that a bhikkhu has attained the state of a brahma.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Phạm Thiên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm cùng khởi với từ – biến mãn một phương và an trú … với tâm cùng khởi với bi … với tâm cùng khởi với hỷ … với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương và an trú. Cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên thế giới, vị ấy biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Phạm Thiên.
- (3) “And how has a bhikkhu attained the imperturbable?
Here, with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite/ a bhikkhu enters and dwells in the base of the infinity of space. By completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite, he enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. By completely surmounting the base of the infinity of consciousness, [perceiving] ‘there is nothing, he enters and dwells in the base of nothingness. By completely surmounting the base of nothingness, he enters and dwells in the base of neitherperception-nor-non-perception. It is in this way that a bhikkhu has attained the imperturbable.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Bất động?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi chấm dứt các tưởng chướng ngại, sau khi không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên” chứng đạt và an trú “Không vô biên xứ”. Sau khi vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng đạt và an trú “Thức vô biên xứ”. Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: “Không có vật gì” chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ. Sau khi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo chứng đạt Bất động.
- (4) “And how has a bhikkhu attained the state of a noble one?
Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering: ‘He understands as it really is: ‘This is the origin of suffering.’ He understands as it really is: This is the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ It is in this way that a bhikkhu has attained the state of a noble one.”
- – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chứng đạt địa vị bậc Thánh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật quán tri: “Ðây là khổ” … “Ðây là khổ tập” … “Ðây là Khổ diệt” … như thật quán tri: “Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đạt được địa vị bậc Thánh.
- The Great Chapter – [XX. Ðại Phẩm]
191 (1) Followed by Ear – [(I) (191) Nghe Với Tai]
- “Bhikkhus, when one has followed the teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view, four benefits a re to be expected. What four?
(1) “Here, a bhikkhu masters the Dhamma: discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-andanswers. He has followed those teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them
well by view. He passes away muddled in mind and is reborn into a certain group of devas. There, the happy ones recite passages of the Dhamma to him. The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction.
This is the first benefit to be expected when one has followed the
teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view.
- (2) “Again, a bhikkhu masters the Dhamma: discourses … and questions-and-answers. He has followed those teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view. He passes away muddled in mind and is reborn into a certain group of devas. There, the
happy ones do not recite passages of the Dhamma to him, but a bhikkhu with psychic potency who has attained mastery of mind teaches the Dhamma to an assembly of devas. It occurs to him: “This is the Dhamma and discipline in which I formerly lived the spiritual life. The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction.
Suppose a man were skilled in the sound of a kettledrum: While traveling along a highway he might hear the sound, of a kettledrum and would not be at all perplexed or uncertain about the sound; rather, he would conclude: “That is the sound of a kettledrum. So too, a bhikkhu masters the Dhamma … The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction.
This is the second benefit to be expected when one has followed the teachings by ear, recited them verbally, examined them with the rnind, and penetrated them well by view.
1.- Này các Tỷ-kheo, các pháp do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc đọc các pháp cú cho vị ấy. Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ nhất được chờ đợi.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc không đọc các pháp cú cho vị ấy. Nhưng có Tỷ-kheo có thần thông, đã đạt được tâm tự tại, thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên. Vị ấy sung sướng nghĩ như sau: “Ðây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh”. Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng trống. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng trống. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng trống hay không phải là tiếng trống. Người ấy đi đến kết luận: “Ðây là tiếng trống”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai … chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, đây là lợi ích thứ hai được chờ đợi.
- (3) “Again, a bhikkhu masters the Dhamma: discourses … and questions-and-answers. He has followed those teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view. He passes away muddled in mind and is reborn into a certain group of devas. There, the happy ones do not recite passages of the Dhamma to him, nor does a bhikkhu with psychic potency who has attained mastery of mind teach the Dhamma to an assembly of devas. However, a young deva teaches the Dhamma to an assembly of devas. It occurs to him: “This is the Dhamma and discipline in which I formerly lived the spiritual life.” The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction.
Suppose a man were skilled in the sound of a conch. While traveling along a highway he might hear the sound of a conch and he would not be at all perplexed or uncertain about the sound; rather, he would conclude: “That is the sound of a conch. So too, a bhikkhu masters the Dhamma … The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction. This is the third benefit to be expected when one has followed the teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view.
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ðây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh”. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng tù và. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng tù và. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng tù và hay không phải là tiếng tù và. Người ấy đi đến kết luận: “Ðây là tiếng tù và”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ðây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh”. Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Này các Tỷ-kheo, do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ ba được chờ đợi.
- (4) “Again, a bhikkhu masters the Dhamma: discourses … and questions-and-answers. He has followed those teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view. He passes away muddled in mind and is reborn into a certain group of devas. There, the
happy ones do not recite passages of the Dhamma to him, nor does a bhikkhu with psychic potency who has attained mastery of mind teach the Dhamma to an assembly of devas, nor does a young deva teach the Dhamma to an assembly of devas. However, one being who has been spontaneously reborn reminds
another who has been spontaneously reborn: ‘Do you remember, dear sir? Do you remember where we formerly lived the spiritual life?’ The other says: I remember, dear sir. I remember. The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction.
Suppose there were two friends who had played together in the mud. By chance they would meet one another later in life. Then one friend would say to the other: ‘Do you remember this, friend? Do you remember that, friend?’ And the other would say: I remember, friend, I remember.’ So too, a bhikkhu masters the Dhamma … The arising of his memory is sluggish, but then that being quickly reaches distinction. This is the fourth benefit to be expected
when one has followed the teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view.’
“These are the four benefits to be expected when one has followed the teachings by ear, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view.”
- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh, nhắc nhở khiến cho nhớ lại sự hóa sanh :”Này bạn, bạn có nhớ không? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh?”. Vị ấy trả lời: “Này bạn, tôi nhớ! Này bạn, tôi nhớ”. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Ví như, này các Tỷ-kheo, hai người bạn cùng chơi trò chơi đất bùn, hai người vào một thời nào, một chỗ nào được gặp nhau. Người bạn này có thể nói với người bạn kia: “Này bạn, bạn có nhớ cái này không? Này bạn, bạn có nhớ cái này không?”. Người ấy có thể trả lời: “Này bạn, tôi có nhớ! Này bạn, tôi có nhớ!”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh: Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, do được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh, nhắc nhở cho nhớ lại sự hoá sanh : ”Này bạn, bạn có nhớ không? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh?”. Vị ấy trả lời: “Này bạn, tôi nhớ! Này bạn, tôi nhớ”. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ tư được chờ đợi.
Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; có bốn lợi ích này được chờ đợi.
192 (2) Facts – [(II) (192) Trường Hợp]
- “Bhikkhus, four facts [about people] can be known from four [other] facts. What four?
(1) “By dwelling together their virtuous behavior can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inatteintive; and by one who is wise, not by one who is unwise.
(2) “By dealing [with them] their integrity can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.
(3) “In misfortune, their fortitude can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.
(4) “By conversation their wisdom can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn trường hợp này, cần phải được hiểu với bốn trường hợp. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, với cùng một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, trong những hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, với đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài … với liệt tuệ.
- (1) “It was said: ‘By dwelling together their virtuous behavior can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise. On account of what was this said?
“Here, bhikkhus, by dwelling together with another person, one comes to know him thus: For a long time, this venerable one’s conduct has been broken, flawed, blemished, and blotched, and he does not consistently observe and follow virtuous behavior. This venerable one is immoral, not virtuous.’
“But in another case, by dwelling together with another person, one comes to know him thus: ‘For a long time this venerable one’s conduct has been unbroken, flawless, unblemished, and unblotched, and he consistently observes and follows virtuous behavior. This venerable one is virtuous, not immoral.” It was on account of this that it was said: ‘By dwelling together their virtuous behavior can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.’
- Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến … Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người do cộng trú với một người khác biết được như sau: “Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên tục trong các giới. Ác giới là Tôn giả này, Tôn giả này không giữ giới”.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, người này do cộng trú với người kia, biết như sau: “Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ, không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải ác giới”.
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.
- (2) “Further it was said: ‘By dealing [with them] their integrity can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise. On account of what was this said?
“Here, bhikkhus, when dealing with a person, one comes to know him thus: ‘This venerable one deals with one person in one way, in another way if he deals with two, in still another way if he deals with three, and in still another way if he deals with many. His dealings in one case deviate from his dealings
in another. This venerable one is impure in his dealings with others, not pure in such dealings.’
“But in another case, when dealing with a person, one comes to know him thus: ‘In the same way as he deals with one, he deals with two, three, or many. His dealings in one case do not deviate from his dealings in another. This venerable one is pure in his dealings with others, not impure in such dealings.’
“It was on account of this that it was said: ‘By dealing [with them] their integrity can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.’
- Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau: “Khác thay, vị Tôn giả này khi làm việc với một người; khác thay, với hai người; khác thay, với ba người; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này. Vị Tôn giả này có sở hành không thanh tịnh. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau: “Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người, như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này.”
Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (3) “Further it was said: In misfortune, their fortitude can be known, and this only after a long time, riot casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise. On account of what was this said?
“Here, bhikkhus, someone is afflicted with the loss of relatives, wealth, or health, but he does not reflect thus: ‘Human life in the world is of such a nature that the eight worldly conditions revolve around the world, and the. world revolves around these eight worldly conditions, namely, gain and loss,
disrepute and fame, blame and praise, and pleasure and pain.’
Thus, when afflicted with loss of relatives, wealth, or health, he sorrows, languishes, and laments; he weeps beating his breast and becomes confused.
“But in another case, someone is afflicted with the loss of relatives, wealth, or health, but he does reflect thus: ‘Human life in the world is such that the eight worldly conditions revolve around the world, and the world revolves around these eight worldly conditions, namely, gain and loss, disrepute and fame,
blame and praise, and pleasure and pain. Thus, when afflicted with the loss of relatives, wealth, or health, he does not sorrow, languish, and lament; he does not weep beating his breast and become confused.
“It was on account of this that it was said: ‘In misfortune their fortitude can be known, and this Only a fter a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.’
- Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau: “Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này; Bản chất như vậy là bản tánh tự ngã có được này; Bản chất như vậy là sự an trú thế giới. Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã. Tám thế giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và khen, lạc và khổ”. Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau: “Bản chất như vậy là sự an trú thế giới … lạc và khổ”. Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh.
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
- (4) “Further it was said: ‘By conversation their wisdom can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise. On account of what was this said?
“Here, bhikkhus, when conversing with someone, one comes to know: ‘Judging from the way this venerable one initiates, formulates, and poses a question, he is unwise, not wise. For what reason? This venerable one does not speak about matters that are deep, peaceful, sublime, beyond the sphere of reasoning,
subtle, comprehensible to the wise. When this venerable one speaks on the Dhamma, he is not able to explain, teach, describe, establish, reveal, analyze, and explicate its meaning either briefly or in detail. This venerable one is unwise, not wise. Just as if a man with good sight, standing on the bank of a pond, were to see a small fish emerging, he would think: Judging from the way this fish emerges, from the ripples it makes; and from its force, this is a small fish, not a big one, so too, when conversing with a person, one comes to know: ‘Judging from the way this venerable one initiates, formulates, and poses a question, he is unwise, not wise.’ “But in another case, when conversing with someone, one comes to know: ‘Judging from the way this venerable one initiates, formulates, and poses a question, he is wise, not unwise. For what reason? This venerable one speaks about matters that are deep, peaceful, sublime, beyond the sphere of reasoning, subtle, comprehensible to the wise. When this venerable one speaks on the Dhamma, he is able to explain, teach, describe, establish, reveal, analyze, and explicate its meaning both briefly and in detail. This venerable one is wise, not unwise. Just as if a man with good sight, standing on the bank of a pond, were to see a big fish emerging, he would think: ‘Judging from the way this fish emerges, from the ripples it makes, and from its
force, this is a big fish, not a small one, so too, when conversing w ith someone, one comes to know: ‘Judging from the way this venerable one initiates, formulates, and poses a question, he is wise, not unwise.”It was on account of this that it was said: ‘By conversation their wisdom can be known, and this only after a long time, not casually; by one who is attentive, not by one who is inattentive; and by one who is wise, not by one who is unwise.’
“These, bhikkhus, are the four facts [about people] that can be known from four [other] facts.”
- Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết như vầy: “Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ”. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: “Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con cá này không lớn”.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người do đàm luận với một người khác, biết như vầy: “Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị này có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ”. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: “Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ”.
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
Có bốn trường hợp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu với bốn trường hợp này.
193 (3) Bhaddiya – [(III) (193) Bhaddiya]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesall in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then Bhaddiya the Licchavi approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
“Bhante, I have heard this: The ascetic Gotama is a magician who knows a converting magic by which he converts the disciples of teachers of other sects. Do those who speak thus state what has been said by the Blessed One and not misrepresent him w ith what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma so that they do not incur any reasonable criticism or ground for censure? For we do not want to misrepresent the Blessed One.”
- “Come, Bhaddiya, do not go by oral tradition, by lineage of teaching, by hearsay, by a collection of scriptures, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic is our guru. But when you know for yourself: ‘These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are censured by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to harm and suffering/ then you should abandon them.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo”, những người ấy, bạch Thế Tôn, có phải nói đúng ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật. Có phải họ trả lời về pháp hợp với chánh pháp? Và ai là vị đồng pháp, theo đồng môt quan điểm, không có lý do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn”.
2.- Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau”, thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!
- (1) “What do you think, Bhaddiya? When greed arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”
– “For his harm, Bhante.”
– “Bhaddiya, a greedy person, overcome by greed, with mind obsessed by it, destroys life, takes what is not given, transgresses with another’s wife, and speaks falsehood; and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”
– “Yes, Bhante.”
- (2) “What do you think, Bhaddiya? When hatred … (3) … delusion … (4) … vehemence arises in a person, is it for his welfare or for his harm? “
– “For his harm, Bhante.”
– “Bhaddiya, a vehement person, overcome and with mind obsessed by vehemence, destroys life … and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”
– “Yes, Bhante.”
- Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Lòng tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
– Người này có tham, này Bhaddiya, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
- – Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, lòng sân … lòng si … lòng hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
– Người này có lòng hung bạo, này Bhaddiya, bị hung bạo chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
- “What do you think, Bhaddiya? Are these things wholesome or unwholesome?”
– “Unwholesome, Bhante.”
– “Blameworthy or blameless?” – “Blameworthy, Bhante.”
– “Censured or praised by the wise?”
– “Censured by the wise, Bhante.”
“Accepted and undertaken, do they lead to harm and suffering or not, or how do you take it?”
– “Accepted and undertaken, these things lead to harm and suffering. So, we take it.”
- – Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
– Có tội hay không có tội?
– Có tội, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
– Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây là thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp nhận, chúng đem lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
- “Thus, Bhaddiya, when we said: ‘Come, Bhaddiya, do not go by oral tradition … But when you know for yourself: “These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are censured by the wise; these things, if undertaken and practiced, lead to harm and suffering,” then you should abandon them, it is because of this that this was said.
6.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt với những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau”, thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!”. Như vậy, đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
- “Come, Bhaddiya, do not go by oral tradition, by lineage of teaching; by hearsay, by a collection of texts, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic is
our guru.’ But when you know for yourself: ‘These things are wholesome; these things are blameless; these things are praised by the wise, these things, if accepted and undertaken, lead to welfare and happiness, then you should live in accordance with them.
- (1) “What do you think, Bhaddiya? When non-greed arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”
– “For his welfare, Bhante.”
– “Bhaddiya, a person without greed, not overcome by greed, his mind not obsessed by it, does not destroy life, take what is not given, transgress with another’s wife, or speak falsehood; nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”
– “Yes, Bhante.”
- Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết … chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào ông tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này là không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú.
- Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Không tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không tham, này Bhaddiya, không bị tham chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
- (2) “What do you think, Bhaddiya? When non-hatred … (3) … non-delusion … (4) … non-vehemence arises in a person, is it for his welfare or his harm?”
– “For his welfare, Bhante.”
“Bhaddiya, a non-vehement person, not overcome by vehemence, his mind not bbsessed by it, does not destroy life … nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”
- “Yes, Bhante.”
- “What do you think, Bhaddiya? Are these things wholesome or unwholesome?”
— “Wholesome, Bhante.”
– Blameworthy or blameless?”
— “Blameless, Bhante.”
– “Censured or praised by the wise?”
— “Praised by the wise, Bhante.”
— “Accepted and undertaken, do they lead to welfare and happiness or not, or how do you take it?” – “Accepted and undertaken, these things lead to welfare and happiness. So, we take it.”
- – Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, không sân … không si … không hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không có lòng hung bạo, này Bhaddiya, không bị hung bạo chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
- – Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là thiện, bạch Thế Tôn.
– Có tội hay không có tội?
– Không có tội, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
– Ðược người có trí tán thán, bạch Thế Tôn.
– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đem lại hạnh phúc an lạc không, hay ở đây là thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp nhận, Bạch Thế Tôn. chúng đem lại hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
- “Thus, Bhaddiya, when we said: “Come, Bhaddiya, do not go by o ral tradition … But when you know for yourself: “These things are wholesome; these things are blameless; these things are praised by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to welfare and happiness,” then you should live in accordance with them, it is because of this that this was said.
- “Bhaddiya, the good persons in the world encourage their disciples thus: “Come, good man, you should, constantly remove greed. When you constantly remove greed, you will not do any action born of greed, whether by body, speech or mind. You should constantly remove hatred. When you constantly remove hatred, you will not do any action born of hatred, whether by body, speech, or mind. You should constantly remove delusion. When y ou constantly remove delusion, you will not do any action born of delusion, whether by body, speech, or mind. You should constantly remove vehemence. When you constantly remove vehemence, you will not do any action born of vehemence,
whether by body, speech, or mind.”
11.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc và an lạc”, thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú”. Ðiều này đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
- Này Bhaddiya, tất cả những bậc Chân nhân tịch tịnh ở đời, khích lệ đệ tử như sau: “Hãy đến, này bạn! hãy nhiếp phục tham, hãy sống nhiếp phục tham! Do sống nhiếp phục tham, bạn sẽ không làm nghiệp do tham sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục sân! Hãy nhiếp phục sân! Do sống nhiếp phục sân, bạn sẽ không làm nghiệp do sân sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục si! Hãy nhiếp phục si! Do sống nhiếp phục si, bạn sẽ không làm nghiệp do si sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục hung bạo! Hãy nhiếp phục hung bạo! Do sống nhiếp phục hung bạo, bạn sẽ không làm nghiệp do hung bạo sanh, về thân, về lời, về ý!”.
- When this was said, Bhaddiya the Licchavi said to the Blessed One:
– “Excellent, Bhante! … [as at 4:111] … Let the Blessed One consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
– “Now, Bhaddiya, did I say to you: ‘Come, Bhaddiya, be my disciple and I will be your teacher?'”
– “Surely not, Bhante.”
– “But, Bhaddiya, though I speak thus and declare [my teaching] in such a way, some ascetics and brahmins untruthfully, baselessly, falsely, and wrongly misrepresent me when they say: ‘The ascetic Gotama is a magician who knows a converting magic by which he converts the disciples of teachers of other sects.'” – “Excellent is that converting magic, Bhante! Good is that converting magic! If my beloved relatives and family members would be converted by this conversion, that would lead to their welfare and happiness for a long time. If all khattiyas would be converted by this conversion, that would lead to their welfare and happiness for a long time. If all brahmins … vessas … suddas would be converted by this conversion, that would lead to their welfare and happiness for a long time.”
– “So, it is, Bhaddiya, so it is! If all khattiyas would be converted by this conversion toward the abandoning of unwholesome qualities and the acquisition of wholesome qualities, that would lead to their welfare and happiness for a long time. If all brahmins … vessas … suddas would be converted by this conversion toward the abandoning of unwholesome qualities
and the acquisition of wholesome qualities, that would lead to their welfare and happiness for a long time.
If the world with its devas, Mara, and Brahma, this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, would be converted by this conversion toward the. abandoning of unwholesome qualities and the acquisition of wholesome qualities, that would lead to the welfare and happiness of the world for a long time.
If these great sal trees would be converted by this conversion toward the abandoning of unwholesome qualities and the acquisition of wholesome qualities, that would lead to the welfare and happiness even of these great sal trees for a long time, if they could choose. How much more then for a human being!”
- Khi được nói như vậy, Bhaddiya người Licchavi bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, … Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
– Này Bhaddiya, Ta có nói với Ông như sau: “Hãy đến, này Bhaddiya; hãy đến làm đệ tử của Ta, này Bhaddiya! Ta sẽ là Ðạo sư (của Ông)” không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Như vậy, này Bhaddiya, những Sa-môn, Bà-la-môn nói như sau, tuyên bố như sau, những vị ấy là không thiện, trống không, nói láo, xuyên tạc với điều không thật: “Là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo!”.
– Bạch Thế Tôn, hiền thiện là huyễn thuật dụ dỗ này. Bạch Thế Tôn, hiền lành là huyễn thuật dụ dỗ này. Con mong rằng, bạch Thế Tôn, các bà con huyết thống thân ái của con được huyễn thuật dụ dỗ này dụ dỗ. Như vậy, những bà con huyết thống của con tất cả được hạnh phúc an lạc lâu dài! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Bạch Thế Tôn, nên tất cả người Bà-la-môn … tất cả người Phệ xá … tất cả Thủ đà được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Thủ đà ấy được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
– Như vậy là phải, này Bhaddiya! Như vậy là phải, này Bhaddiya! Này Bhadiya, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Này Bhàddiya, nếu tất cả người Bà-la-môn … tất cả người Phệ xá … tất cả mọi người Thủ đà được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Thủ đà được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu thế giới cùng với chư Thiên, Màra, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy chúng được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu các cây sala to lớn này được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả cây sala to lớn này được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài nếu chúng có thể suy nghĩ được, còn nói gì với con người!
194 (4) Sapuga – [(IV) (194) Các Vị Sàpùga] – page 570 of 1925
- On one occasion, the Venerable Ananda was dwelling among the Koliyans near the Koliyan town named Sapuga. Then a number of young Koliyans from Sapuga approached the Venerable Ananda, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Ananda then said to them:
– “Byagghapajjas, there are these four factors of striving for purity that the Blessed One, the! Arahant, the Perfectly Enlightened One, knowing and seeing, has rightly expounded for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana. What four?
The factor of striving for purity of virtuous behavior, the factor of striving for purity of mind, the factor of striving for purity of view, and the factor of striving for purity of liberation.
- Một thời, Tôn giả Ananda trú ở giữa các dân chúng Koliya tại một thị trấn các Koliya tên là Sàpùgà. Rồi rất nhiều Koliya tử ở Sàpùgà đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda nói với các Koliya tử ấy ở Sàpùgà:
– Này các Vyagghapajjà, có bốn thanh tịnh tinh cần chi phần này được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên để chúng sanh được thanh tịnh, để vượt qua sầu bi, để chấm dứt khổ ưu, để đạt đến chánh lý, để chứng ngộ Niết-bàn. Thế nào là bốn?
Giới thanh tịnh tinh cần chi phần, tâm thanh tịnh tinh cần chi phần, kiến thanh tịnh tinh cần chi phần, giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần.
- (1) “And what, Byagghapajjas, is the factor of striving for purity of virtuous behavior?
Here, a bhikkhu is virtuous … [as at 4:181] … he trains in them. This is called purity of virtuous behavior. The desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability,
mindfulness, and clear comprehension [applied with the intention]: ‘In just such a way I will fulfill purity of virtuous behavior that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects purity of-virtuous behavior that I have fulfilled’—this is called the factor of striving for purity of virtuous behavior.
- Và này các Vyagghapajjà, thế nào là giới thanh tịnh tinh cần chi phần?
Ở đây, này Vyagghapajjà, Tỷ-kheo có giới …, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là giới thanh tịnh; với lời nguyền: “Nếu giới thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu giới thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là giới thanh tịnh tinh cần chi phần.
- (2) “And what, Byagghapajjas, is the factor of striving for purity of mind?
Here, secluded from sensual pleasures … a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhana. This is called purity of mind. The desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension [applied with the intention]: ‘In just such a way I will fulfill purity of mind that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects purity of mind that I have fulfilled’— this is called the factor of striving for purity of mind.
- (3) “And what, Byagghapajjas, is the factor of striving for purity of View? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering’ … ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is called purity of view. The desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension
[applied with the intention]: In just such a way I will fulfill purity of view that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects purity of view that I have fulfilled’— this is called the factor of striving for purity of view.
- Và này các Vyagghapajjà, thế nào là tâm thanh tịnh tinh cần chi phần?
Ở đây, này các Vyagghapajjà, vị Tỷ-kheo ly các dục … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là tâm thanh tịnh; với lời nguyện: “Nếu tâm thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu tâm thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là tâm thanh tịnh tinh cần chi phần.
- Và này các Vyagghapajjà, thế nào là kiến thanh tịnh tinh cần chi phần?
Ở đây, này các Vyagghapajjà, Tỷ-kheo như thật quán tri: “Ðây là khổ”; như thật quán tri: “Ðây là khổ tập”; như thật quán tri: “Ðây là khổ diệt”; như thật quán tri: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là kiến thanh tịnh; với lời nguyện: “Nếu kiến thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu kiến thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là kiến thanh tịnh tinh cần chi phần.
(4) “And what, Byagghapajjas, is the factor of striving for purity of liberation? That same noble disciple, possessing this factor of striving for purity of virtuous behavior, this factor of striving for purity of mind, and this factor of striving for
purity of view, detaches his mind from the things that cause attachment and emancipates his mind through the things that bring emancipation. He thereby reaches right liberation. This is called purity of liberation. The desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension [applied with the intention]: In just such a way I will fulfill purity of liberation that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects purity of liberation that I have fulfilled’—this is called the factor of striving for purity of liberation.
“These, Byagghapajjas, are the four factors of striving for purity that the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, knowing and seeing, has rightly expounded for the purification of beings, for.the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the
achievement of the method, for the realization of nibbana.”
- Và này các Vyagghapajjà, thế nào là giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần?
Vị Thánh đệ tử nào, này các Vyagghapajjà, thành tựu với giới thanh tịnh tinh cần chi phần này, thành tựu với tâm thanh tịnh tinh cần chi phần này, và thành tựu với kiến thanh tịnh tinh cần chi phần này, tâm được ly tham đối với các pháp hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được giải thoát. Vị ấy, sau khi tâm được ly tham đối với các pháp hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được giải thoát, cảm xúc chánh giải thoát. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là giải thoát thanh tịnh; với lời nguyện: “Nếu giải thoát thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu giải thoát thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có thối thất, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần.
Bốn thanh tịnh tinh cần chi phần này, này các Vyagghapajjà, đã được Thế Tôn, bậc đã biết đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên để chúng sanh được thanh tịnh, để vượt qua sầu bi, để chấm dứt khổ ưu, để chứng đắc chánh lý, để chứng ngộ Niết-bàn!
195 (5) Vappa – [(V) (195) Vappa]
- On one occasion, the Blessed One Was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Tree Park. Then Vappa the Sakyan, a disciple of the Niganthas, approached the Venerable Mahamoggallana, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Mahamoggallana then said to him:
– ”Here, Vappa, if one is restrained by body, speech, and mind, then, with the fading away of ignorance and the arising of true knowledge, do you see anything on account of which taints productive of painful feeling might flow in upon such a person in future lives?”
– “I do see such a possibility, Bhante. In the past one did an evil deed whose result has not yet ripened. On that account taints, productive of painful feeling might flow in upon a person in some future life.”
While this conversation between the Venerable Mahamoggallana and Vappa the Sakyan was underway.
- Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu khu vườn Nigrodha. Rồi thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đi đến Tôn giả Mahàmoggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahàmoggalàna rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàmoggallàna nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đang ngồi một bên:
– Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai?
– Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do một nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai.
Và câu chuyện này giữa Tôn giả Mahàmoggallàna và Thích tử Vappa, đệ tử của Niganthà bị bỏ dở.
- In the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the attendance hall. He sat down on the appointed seat and said to the Venerable Mahamoggallana:
– “What, Moggallana, was the discussion that you were engaged in just now? And what was the conversation of yours that was underway?”
[The Venerable Mahamoggallana here relates his entire conversation with Vappa the Sakyan, concluding:]
– “This, Bhante, was the conversation I was having with Vappa the Sakyan when the Blessed One arrived.”
- Then the Blessed One said to Vappa the Sakyan: “If, Vappa, you would admit what should be admitted and reject what should be rejected; and if, when you do not understand the meaning of my words, you would question me about them further, saying: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this?’; then we might discuss this.”
“Bhante, I will admit to the Blessed One what should be admitted and reject what should be rejected; and when I do not understand the meaning of his words, I will question him about them further, saying: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this?’ So, let’s discuss this.”
- Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy đi đến hội trường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:
– Này Mahàmoggallàna, câu chuyện gì được nói đến, khi các Ông ngồi tụ họp ở đây? Và câu chuyện giữa các Ông chưa được nói xong?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha: “Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai?” Bạch Thế Tôn, khi được nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha nói với con như sau: “Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai!”. Bạch Thế Tôn, ở đây là câu chuyện giữa Thích Tử Vappa, đệ tử của Nigantha và chúng con, câu chuyện bị bỏ dở khi Thế Tôn đến!
- Rồi Thế Tôn nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha:
– Này Vappa, nếu Ông có thể chấp nhận điều Ông có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp Ông không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Ta, nếu Ông hỏi ta thêm về vấn đề ấy: “Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì?”, thời có thể có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
– Bạch Thế Tôn, con có thể chấp nhận điều con có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp con không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Thế Tôn, con sẽ hỏi Thế Tôn thêm về vấn đề ấy: “Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì?”, mong rằng ở đây có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
- (1) “What do you think, Vappa? Those taints, distressing and feverish, that might arise because of bodily undertakings do not occur when one refrains from them. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible,
immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally
experienced by the wise.
Do you see, Vappa, anything on account of which taints productive of painful feeling might flow in upon such a person in future lives?”
– “No, Bhante.”
- (2) “What do you think, Vappa? Those taints, distressing and feverish, that might arise b ecause of verbal undertakings do not occur when one refrains from them. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.
Do you see, Vappa, anything on account of which taints productive of painful feeling might flow in upon such a person in future lives?”
– “No, Bhante.”
4.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên thân khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được thân khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn!
- – Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên lời khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được lời khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, … trong tương lai không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn
- (3) “What do you think, Vappa? Those taints, distressing and feverish, that might arise because of mental undertakings do not occur when one refrains from them. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally
experienced by the wise.
Do you see, Vappa, anything on account of which taints productive of painful feeling might flow in upon such a person in future lives?”
– “No, Bhante.”
- (4) “What do you think, Vappa? With the fading away of ignorance and the arising of true knowledge, those taints, distressing and feverish, that arise with ignorance as condition no longer occur. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.
Do you see, Vappa, anything on account of which taints
productive of painful feeling might flow in upon such a person
in future lives?”
- “No, Bhante.”
6.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên ý khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được ý khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có với người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn!
7.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Ðối với các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy do duyên vô minh khởi lên, vô minh được ly tham, minh được khởi lên, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có với người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy do lý do nào, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn!
- “A bhikkhu thus perfectly liberated in mind, Vappa, achieves six constant dwellings. Having seen a form with the eye, he is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful and clearly comprehending. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having experienced a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful and clearly comprehending.
“When he feels a feeling terminating with the body, he understands: I feel a feeling terminating with the body. When he feels a feeling terminating with life, he understands: ‘I feel a feeling terminating with life. He understands: “With the breakup of the body, following the exhaustion of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.
8.- Như vậy, này Vappa, với vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc … khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy quán tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy quán tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy quán tri: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh”.
- “Suppose, Vappa, a shadow is seen on account of a stump. Then a man would come along bringing a shovel and a basket. He would cut down the stump at its foot, dig it up, and pull out the roots, even the fine rootlets and root-fibiers. He
would cut the stump into pieces, split the pieces, and reduce thiem to slivers. Then he would dry the slivers in the wind and sun, burn them in a fire, and reduce them to ashes. Having done so, he would winnow the ashes in a strong wind or let them be carried away by the swift current of a river. Thus the
shadow, that depended on that stump would be cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising.
“So too, Vappa, a bhikkhu thus perfectly liberated in mind achieves six constant dwellings. Having seen a form with the eye … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is neither joyful nor saddened, but dwells equanimous, mindful and clearly comprehending. When he feels a feeling terminating with the body, he understands … “With the breakup of the body, following the exhaustion of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.”
- When this was Said, Vappa the Sakyan, a disciple of the Niganthas, said to the Blessed One: “Suppose, Bhante, there was a man in quest of profit who raised horses for sale, but he would not gain a profit and instead would only reap weariness and distress. Just so, in quest of profit, I attended upon the foolish Niganthas, but I did not gain a profit and instead only reaped weariness and distress. Starting today, whatever confidence I had in the foolish Niganthas, I win now in a strong wind or let it be carried away by the current of a river.
“Excellent, Bhante! … Let the Blessed One consider me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
- Ví như, này Vappa, duyên một thân cây, bóng cây hiện ra. Rồi có người đến cầm các cuốc và cái giỏ, chặt thân cây ấy ở nơi rễ. Sau khi chặt ở nơi rễ, người ấy đào cái mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con và rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc, sau khi chặt tùng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi người ấy vun thành đống tro, người ấy sàng tro giữa gió lớn, hay để tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này Vappa, do duyên thân cây nên có bóng cây. Bóng cây ấy, rễ bị chấm dứt, làm thành như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh trong tương lai, không thể sống lại được. Cũng vậy, này Vappa, vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng.., khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc … khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy biết: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh”.
- Khi được nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha bạch Thế Tôn:
– Ví như, bạch Thế Tôn, một người mong ước được tài sản, lo nuôi dưỡng tài sản của mình, nhưng không được tăng trưởng gì, trái lại chỉ được mệt nhọc và dự phần vào phiền muộn. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cầu mong được lợi ích khi con hầu hạ kẻ ngu Nigantha này. Con đã không được lợi ích gì, trái lại con chỉ được mệt nhọc và dự phần vào phiền muộn. Bắt đầu từ hôm này, bạch Thế Tôn, với lòng tin gì con đã có với kẻ ngu Nigantha, con sẽ sàng lòng tin ấy giữa gió lớn, hay để lòng tin ấy vào dòng nước lạnh cho nước cuốn đi.
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, … Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
196 (6) Salha – [(VI) (196) Sàlha]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then Salha the Licchavi and Abhaya the Licchavi approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. Salha the Licchavi then said to the Blessed One:
– “Bhante, there are some ascetics and brahmins who proclaim the crossing of the flood through two things: by means of purification of virtuous behavior and by means of austerity and disgust. What does the Blessed One say about this?”
- “I say, Salha, that purification of virtuous behavior is one of the factors of asceticism. But those ascetics and brahmins who advocate austerity and disgust, who regard austerity and disgust as the essence, and who adhere to austerity and disgust are incapable of crossing the flood. Also, those ascetics and brahmins whose bodily, verbal, and mental behavior are impure, and whose livelihood is impure, are incapable of knowledge and vision, of unsurpassed enlightenment.
- Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli (Tỳ-xá-ly) tại Ðại Lâm, trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavì Sàlha và Licchavì Abhaya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavì Sàlha bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, có những Sa-môn, Bà-la-môn trình bày sự vượt qua dòng nước mạnh với hai pháp môn: nhân giới thanh tịnh và nhân khổ hạnh nhàm chán. Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có nói gì?
- Này Sàlha, Ta nói rằng giới thanh tịnh là một chi phần của Sa-môn hạnh. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, này Salha, sống chủ trương nhân khổ hạnh nhàm chán, xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, chấp chặt vào khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy không thể nào vượt qua dòng nước mạnh. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, này Sàlha, thân hành không thanh tịnh, lời nói không thanh tịnh, ý hành không thanh tịnh, sanh sống không thanh tịnh, những vị ấy không có thể đạt được tri kiến vô thượng Bồ-đề.
- “Suppose, Salha, a man desiring to cross a river were to take a sharp axe and enter a grove. There he would see a large sal sapling, straight, fresh, without a fruit-bud core. He would cut it down at its root, cut off the top, completely strip off the branches and foliage, trim it with axes, trim it further with hatchets, scrape it with a scraping tool, polish it with a stone ball, and set out to cross the river. What do you think, Salha? Could that man cross the river?”
- “No, Bhante.
- For what reason? Because although that sal sapling has been thoroughly prepared externally, it has not been purified within. It can be expected that the sal sapling will sink and the man will meet with calamity and disaster.”
– “So too, Salha, those ascetics and brahmins who advocate austerity and disgust, who regard austerity and disgust as the essence, and who adhere to austerity and disgust are incapable of crossing the flood. Also, those ascetics and brahmins whose bodily, verbal, and mental behavior are impure, and whose livelihood is impure, are incapable of knowledge and vision, of unsurpassed enlightenment. “But, Salha, those ascetics and brahmins who do not advocate austerity and disgust, who do not regard austerity and disgust as the essence, and who do not adhere to austerity and disgust are capable of crossing the flood. Also, those ascetics and brahmins whose bodily, verbal, and mental behavior are pure, and whose livelihood is pure, are capable of knowledge and vision, of unsurpassed enlightenment.
- Ví như, này Sàlhà, một người muốn vượt qua sông, cầm một cây búa sắc bén đi vào rừng. Tại đấy, nó thấy một cây sàla lớn, cao, thẳng, còn trẻ, không có lồi lõm. Nó chặt cây ấy tại gốc, sau khi chặt ở gốc, nó đốn ngọn. Sau khi đốn ngọn, nó tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru. Sau khi tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru, nó gọt đẽo với cái búa. Sau khi gọt đẽo với cái búa, nó gọt đẽo với con dao. Sau khi gọt đẽo với con dao, nó bào sạch với cái bào. Sau khi bào sạch với cái bào, nó bào sạch với hòn đá mài. Sau khi bào sạch với hòn đá mài, nó đem cây ấy xuống sông. Ý Ông nghĩ thế nào, này Sàlhà người ấy có thể vượt qua sông được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì cây sàla ấy, tuy bề ngoài rất khéo làm, nhưng bề trong không được làm sạch. Do vậy, sự việc chờ đợi rằng: “Cây sàla ấy chìm xuống và người ấy rơi vào ách nạn”.
– Cũng vậy, này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sống khổ hạnh nhàm chán, xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, chấp chặt lấy khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy không có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành không thanh tịnh, lời nói không thanh tịnh, ý hành không thanh tịnh, sinh sống không thanh tịnh, chúng không có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề. Này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào sống không chủ trương khổ hạnh nhàm chán, không xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, không chấp chặt lấy khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sinh sống thanh tịnh, những vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề.
- “Suppose, Salha, a man desiring to cross a river were to take a sharp axe and enter a grove. There he would see a large sal sapling, straight, fresh, without a fruit-bud core. He would cut it down at its root, cut off the top, completely strip off the branches and foliage, trim it- with axes, trim it further with hatchets, take a chisel and thoroughly cleanse it within, scrape it with a scraping tool, polish it with a stone ball, and make it into a boat. Then he would equip it with oars and a rudder and set out to cross the river. What do you think, Salha? Could that man cross the river?”
– “Yes, Bhante.
- For what reason? Because that sal sapling has been thoroughly prepared externally, well purified within, made into a boat, and equipped with oars and a rudder. It can be expected that the sal sapling will not sink and the man will
safely reach the other shore.”
– (1) “So too, Salha, those ascetics and brahmins who do not advocate austerity and disgust, who do not regard austerity and disgust as the essence, and who do not adhere to austerity and disgust are capable of crossing the flood. Also, those ascetics and brahmins whose bodily, verbal, and mental behavior are pure, and whose livelihood is pure, are capable of knowledge and vision, of unsurpassed enlightenment.
- “Even though a warrior knows many different feats that can be done with arrbws, it is only if he possesses three qualities that he is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned a factor of kingship. What three?
He is a long-distance shooter, a sharp-shooter, and one who splits a great body.
- Ví như, này Sàlhà, một người muốn vượt qua sông, cầm một cây búa sắc bén đi vào rừng. Tại đấy, người ấy thấy một cây sàla lớn, cao, thẳng, còn trẻ, không có lồi lõm. Nó chặt cây ấy tại gốc, sau khi chặt ở gốc, người ấy đốn ngọn. Sau khi đốn ngọn, người ấy tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru. Sau khi tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru, người ấy gọt đẽo với cái búa. Sau khi gọt đẽo với cái búa, người ấy gọt đẽo với con dao. Sau khi gọt đẽo với con dao, người ấy lấy cái đục, khéo đục sạch nội phần. Sau khi khéo đục sạch nội phần, người ấy bào sạch với cái bào. Sau khi bào sạch với cái bào, người ấy bào sạch với hòn đá mài. Sau khi bào sạch với hòn đá mài, người ấy làm thành chiếc thuyền, cột với cái chèo và bánh lái, rồi cuối cùng người ấy thả xuống sông. Ý Ông nghĩ thế nào, này Sàlhà người ấy có thể vượt qua sông được không?
– Thưa được, bạch Thế Tôn.
- Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì cây sàla ấy, bề ngoài rất khéo làm, bề trong được làm sạch, được cột với cái chèo và bánh lái. Do vậy, sự việc chờ đợi rằng: “Chiếc thuyền ấy không chìm, và người ấy sẽ đến bờ bên kia an toàn”.
– Cũng vậy, này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không chủ trương khổ hạnh nhàm chán, … những vị ấy có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sinh sống thanh tịnh, những vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề”.
- Ví như, này Sàlhà, một chiến sĩ dầu nó biết được nhiều cung thuật, nhưng về ba phương diện nó xứng đáng là của vua, thuộc sở hữu của vua, đi đến làm biểu tượng của vua. Thế nào là ba?
Bắn xa, bắn nhanh như chớp nhoáng, và bắn thủng được vât lớn.
- (2) “Just as the warrior is a long-distance shooter, so too the noble disciple has right concentration. Whatever kind of form there is— whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near— a noble disciple with right concentration sees all form as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.
Whatever kind of feeling there is … Whatever kind of perception there i s … Whatever kind of volitional activities there are … Whatever kind of consciousness there is— whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near—a noble disciple with right concentration sees all consciousness as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.
- (3) “Just as the warrior is a sharp-shooter, so too the noble disciple has right view. The noble disciple with right view understands as it really is: “This is suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the origin of suffering. He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering. He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’
- (4) “Just as the warrior splits a g reat body, so too the noble disciple has right liberation. The noble disciple with right liberation has split the great mass of ignorance.”
- Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ bắn xa, cũng vậy, này Sàlhà, là Thánh đệ tử có chánh định; phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, cần phải như thật thấy với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Phàm có thọ gì … phàm có tưởng gì … phàm có hành gì … phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, cần phải như thật thấy với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”.
- Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ bắn như chớp nhoáng; cũng vậy, này Sàlhà là vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến. Vị Thánh đệ tử này Sàlhà, có chánh tri kiến như thật quán tri: “Ðây là khổ … Ðây là khổ tập…, Ðây là khổ diệt…., Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”.
- Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ đâm thủng được thân hình lớn. Cũng vậy, này Sàlhà là vị Thánh đệ tử có chánh giải thoát. Vị Thánh đệ tử này Sàlhà, có chánh giải thoát đâm thủng được vô minh uẩn to lớn.
197 (7) Mallika – [(VII) (197) Mallika]
- On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi, in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then Queen Mallika approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
– (1) “Bhante, why is it that some women here are (i) ugly, ill formed, and unsightly; (ii) poor, destitute, and indigent; and (iii) lacking in influence?
– (2) And why is it that some are (i) ugly, ill formed, and unsightly; but (ii) rich, with great wealth and property; and (iii) influential?
– (3) And why is it that some women here are (i) beautiful, attractive, and graceful, possessing supreme beauty of complexion; but (ii) poor, destitute, and indigent; and (iii) lacking in influence?
– (4) And why is it that some are (i) beautiful, attractive, and graceful, possessing
supreme beauty of complexion; (ii) rich, with great wealth and property; and (iii) influential?”
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), khu vườn ông Anàthapinkida. Rồi hoàng hậu Mallikà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn:
– Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?
Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn?
Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, tuy vậy nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?
Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn?
- (1) “Here, Mallika, (i) some woman is prone to anger and easily exasperated. Even if she is criticized slightly she loses her temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; she displays anger, hatred, and bitterness, (ii) She does not give things to ascetics or brahmins: food and drink; clothing and vehicles; garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings, and lighting, (iii) And she is envious, one who envies, resents, and begrudges the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others. When she passes away from that state, if she comes back to this world, wherever she is reborn (i) she is ugly, ill formed, and unsightly; (ii) poor, destitute, and indigent; and (iii) lacking in influence.
2.- Ở đây, này Mallikà, có hạng nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh hạ liệt, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.
- (2) “A nother woman is (i) prone to anger and easily exasperated … (ii) But she gives things to ascetics or brahmins … (iii) And she is without envy, one who does not envy, resent, or begrudge the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others. When she passes away from that state, if she comes back to this world, wherever she is reborn (i) she is ugly, ill formed, and unsightly; (ii) but she is rich, with great wealth and property; and (iii) influential.
- Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.
- (3) “Still another woman is (i) not prone to anger or often exasperated. Even if she is criticized a lot she does not lose her temper and become irritated, hostile, and stubborn; she does not display anger, hatred, and bitterness, (ii) But she does not give things to ascetics or brahmins (iii) And she is envious, one who envies, resents, and begrudges the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others. When she passes away from that state, if she comes back to this world, wherever she is reborn (i) she is beautiful, attractive, and graceful, possessing supreme beauty of complexion; (ii) but she is poor,
destitute, with little wealth; (iii) and lacking in influence.
- Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, nhưng nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.
- (4) “And still another woman is (i) not prone to anger or often exasperated (ii) And she gives things to ascetics or brahmins … (iii) And she is without envy, one who does not envy, resent, or begrudge the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others. When she passes away from that
state, if she comes back to this world, wherever she is reborn (i) she is beautiful, attractive, and graceful, possessing supreme beauty o f complexion; (ii) rich, with great wealth and property; and (iii) influential.
- “This, Mallika, is why some women here are (i) ugly, ill formed, and unsightly; (ii) poor, destitute, and indigent; and (iii) lacking in influence.
This is why some are (i) ugly, ill formed, and unsightly; but (ii) rich, with great wealth and property; and (iii) influential.
This is why some women here are (i) beautiful, attractive, and graceful, possessing supreme beauty of complexion; but (ii) poor, destitute, and indigent; and (iii) lacking in influence.
This is why some are (i) beautiful, attractive, and graceful, possessing supreme beauty of complexion; (ii) rich, with great wealth and property; and (iii) influential.”
- When this was said, Queen Mallika said to the Blessed One: “I suppose, Bhante, (i) that in some earlier life I was prone to anger and often exasperated; that even when I was criticized slightly I lost my temper arid became irritated, hostile, and stubborn, and displayed anger, hatred, and bitterness. Therefore I
am now ugly, ill formed, and unsightly, (ii) But I suppose that in some earlier life I gave things to ascetics or brahmins … bedding, dwellings, and lighting. Therefore, I am now rich, with great wealth and property, (iii) And I suppose that in some earlier life I was without envy, not one who envied, resented,
and begrudged the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others. Therefore, I am now influential. In this court, there are girls of khattiya, brahmin, and householder families over whom I exercise command.
“From today, Bhante, (i) I will not be prone to anger and often exasperated. Even when I am criticized a lot I will not lose my temper and become irritated, hostile, and stubborn; I will not display anger, hatred, and bitterness, (ii) And I will give things to ascetics or brahmins: food and drink; clothing and vehicles;
garlands, scents, and unguents; bedding, dwellings, and lighting. (iii) And I will not be envious, one who envies, resents, and begrudges the gain, honor, respect, esteem, homage, and worship given to others.
“Excellent, Bhante! … [as at 4:111] … Let the Blessed One consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
- Ở đây, này Mallikà, có hạng nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.
- Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu … ảnh hưởng uy tín ít.
Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu … ảnh hưởng uy tín lớn.
Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp … ảnh hưởng uy tín ít.
Ở đây, này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp … ảnh hưởng uy tín lớn.
- Khi được nói như vậy, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn:
– Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, nhưng nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Và bạch Thế Tôn, nay con dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con có bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Và bạch Thế Tôn, nay con được giàu sang, có tài sản lớn, có sở hữu lớn. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Và bạch Thế Tôn, nay con được có ảnh hưởng uy tín lớn.
Bạch Thế Tôn, trong nội cung này, có những thiếu nữ hoàng tộc, có những thiếu nữ Bà-la-môn, có những thiếu nữ gia chủ, con có chủ quyền thủ lãnh. Và bạch Thế Tôn, bắt đầu từ nay, con sẽ không phẫn nộ, không có nhiều não hại, dầu cho bị nói nhiều, con sẽ không nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn. Con sẽ không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Con sẽ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; con sẽ không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con sẽ không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn … mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử nữ cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
198 (8) Self-Torment – [(VIII) (198) Tự Hành Hạ Mình]
- “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?
(1) Here, a certain kind of person torments himself and pursues the practice of torturing himself.
(2) But another kind of person torments others and pursues the practice of torturing others.
(3) Still another kind of person torments himself and pursues the practice of torturing himself, and also torments others and pursues the practice of torturing
others.
(4) And still another kind of person does not torment himself or pursue the practice of torturing himself, and does not torment others or. pursue the practice of torturing others. Since he torments neither himself nor others, in this very life he dwells hungerless, quenched and cooled, experiencing bliss, having himself become divine.
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, và hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Hạng người ấy không hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào phạm thể.
- (1) “And how, bhikkhus, is a person one who torments himself and pursues the practice of torturing himself?
Here, a certain person goes naked, rejecting conventions, licking his hands, not coming when asked, not stopping when asked; he does not accept food brought or food specially made or an invitation to a meal; he receives nothing from a pot, from a bowl, across a threshold, across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a woman nursing a child, from a woman being kept by a man, from where food is advertised to be distributed, from where a dog is waiting, from where, flies are buzzing; he accepts no fish or
meat, he drinks no liquor, wine, or fermented brew. He keeps to one house [on alms round], to one morsel of food; he keeps to two houses, to two morsels … he keeps to seven houses, to seven morsels. He lives on one saucer a day, on two saucers a day … on seven saucers a day. He takes food once a day, once every two days … once every seven days; thus, even up to once every fortnight, he dwells pursuing the practice of taking food at stated intervals.
“He is an eater of greens or millet or forest rice or hide-parings or moss or rice bran or rice scum or sesame flour or grass or cow dung. He subsists on forest roots and fruits; he feeds on fallen fruits.
“He wears hemp robes, robes of hemp-mixed cloth, robes made from shrouds, rag-robes, tree bark, antelope hides, strips of antelope hide,’robes of kusa grass, bark fabric, or wood shavings fabric; a mantle made of head hair or of animal wool, a covering made of owls’ wings.
“He is one who pulls out hair and beard, pursuing the practice of pulling out hair and beard. He is one who stands continuously, rejecting seats. He is one who squats continuously, devoted to maintaining the squatting position. He is one who uses a mattress of thorns; he makes a mattress of thorns his bed. He dwells pursuing the practice of bathing in water three times daily including the evening. Thus, in such a variety of ways he dwells pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. It is in this way that a person torments himself and pursues the practice of torturing himself.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang đi đến giữa người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, không uống nước cháo. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà hay chỉ nhận ăn hai miếng, … hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà hay chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát … nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy, vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bọt tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, vải gai thô lẫn các vải khác, mặc vải tẩn liệm, rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vải vỏ cây tirita làm áo, mặc áo da con sơn dương đen, mặc áo bện từ từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng vỏ cát tường, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người chuyên sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường nằm ngủ trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
- (2) “And how is a person one who torments others and pursues the practice of torturing others?
Here, a certain person is a butcher of sheep, a butcher of pigs, a fowler, a trapper of wild beasts, a hunter, a fisherman, a thief, ah executioner, a prison
warden, or one who follows ariy other such bloody occupation. It is in this way that a person is one who torments others and pursues the practice of torturing others.
- (3) “And how is a person one who torments h imself and pursues the practice of torturing himself and also torments others and pursues the practice of torturing others?
Here, some person is a head-anointed khattiya king or an affluent brahmin. Having had a new sacrificial temple built to the east of the city, and having shaved off his hair and beard, dressed himself in rough antelope hide, and greased his body with ghee and oil, scratching his back with a deer’s horn, he enters the sacrificial temple together w ith his chief queen and his brahmin high priest. There he lies down on the bare ground strewn with grass. The king
lives on the milk in the first teat of a cow with a calf of the same color while the chief queen lives on the milk in the second teat and the brahmin high priest lives on the milk in the third teat; the milk in the fourth teat they pour onto the fire, and the calf lives on what is left. He says: ‘Let so many bulls be slaughtered
for sacrifice, let so many bullocks be slaughtered for sacrifice, let so many heifers be slaughtered for sacrifice, let so many goats be slaughtered for sacrifice, let so many sheep be slaughtered for sacrifice, let so many trees be felled for the sacrificial posts, let so much grass be cut for the sacrificial grass. And then his slaves, messengers, and servants make preparations, weeping with tearful faces, being spurred on by threats of punishment and by fear. It is in this way that a person is one who torments himself and pursues the practice of torturing himself and who also torments others and pursues the practice of torturing others.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là người giết trâu, bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, người đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và các người làm các nghề ác độc khác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, hay một vị Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây một giảng đường mới về phía đông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da khô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lá cỏ. Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một màu sắc. Bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba, sữa từ vú thứ tư thường dùng để tế lửa. Còn con nghé con sống với đồ còn lại. Vua nói như sau: “Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy giết một số ngựa để tế lễ, hãy chặt một số thân cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbhà để làm chỗ tế lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
- (4) “And how is a person one who does not torment himself or pursue the practice of torturing himself and does not torment others or pursue the practice of torturing others—the one who, since he torments neither himself nor others, in this very life dwells hungerless, quenched and cooled, experiencing bliss,
having himself become divine?
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người? Hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.
- “Here, bhikkhus, the Tathagata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. Having realized with his own direct knowledge this world with its devas, Mara, and Brahma, this population with its ascetics and brahmins, with its devas and humans, he makes it known to others. He teaches the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the perfectly complete and pure spiritual life. “A householder or householder’s son or one born in some other clan hears this Dhamma.
- Ở đây, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố bốn điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn, đầy đủ nghĩa. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Người gia trưởng hay con của người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tin ở Như Lai.
- He then acquires faith in the Tathagata and considers thus: Household life is crowded and dusty; life gone forth is wide open. It is not easy, while living at home, to lead the spiritual life that is utterly perfect and pure as a polished conch shell. Suppose I shave off my hair and beard, put on ochre robes, and go forth from the household life into homelessness.’ On a later occasion, having abandoned a small or a large fortune, having abandoned a small or a large circle of relatives, he shaves off his hair, and beard, puts on ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness.
- Khi có được lòng tin ấy, người ấy suy nghĩ: “Gò bó là đời sống gia đình, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
- “Having thus gone forth and possessing the bhikkhus’ training and way of life, having abandoned the destruction of life, he abstains from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he d wells compassionate toward all living beings. Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given; he takes only what is given, expects only what is given, and dwells honestly without thoughts of theft. Having abandoned sexual activity, he observes celibacy, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice.
“Having abandoned false speech, he abstains from false speech; he speaks truth, adheres to truth; he is trustworthy and reliable, no deceiver of the world. Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech; he does not repeat elsewhere what he has heard here in order to divide [those people]
from these, nor does he repeat to these what he has heard elsewhere in order to divide [these people] from those; thus, he is one who reunites those who are divided, a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. Having abandoned
harsh speech, he abstains from harsh speech; he speaks words that are gentle, pleasing to the ear, lovable, words that go to the heart, courteous words that are desired by many people and agreeable to many people. Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter; he speaks at a proper time, speaks
what is truthful, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at the proper time, he speaks such words as are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial.
- Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống của các vị Tỷ-kheo, đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy đoạn tận đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt. Vị ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi., nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở nhũng người kia. Như vậy, vị này sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hoà hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói liên hệ đến nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng giữ gìn, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
- “He abstains from injuring seeds and plants. He eats once a day, abstaining from eating at night and outside the proper time. He abstains from dancing, singing, instrumental music, and unsuitable shows. He abstains’from adorning and beautifying himself by wearing garlands and applying scents and unguents. He abstains from high and large beds. He abstains from accepting gold and silver, raw grain, raw meat, women and girls, men and women slaves, goats and sheep,’ fowl and pigs, elephants, cattle, horses, and mares, fields and land. He
abstains from going on errands and running messages; from buying and selling; from cheating with weights, metals, and measures; from accepting bribes, deceiving, defrauding, and trickery. He abstains from w ounding, murdering, binding, brigandage, plunder, and violence.
- Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các loại hạt giống và các kloài cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống; từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai;; từ bỏ không dùng người làm môi giới, hoặc tự mình làm người đưa tin; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, gạt lường; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, cướp đường, cướp giật, cưỡng đoạt.
- “He is content with robes to protect his body and almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes he sets out taking only these with him. Just as a bird, wherever it goes, flies with its wings as its only burden, so too, a bhikkhu is content with robes to protect his body and almsfood to maintain his stomach, and wherever he goes he sets out taking only these with him. Possessing this aggregate of noble virtuous behavior, he experiences blameless bliss within himself.
- Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát), như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh. Cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc không có lỗi lầm.
- “Having seen a form with the eye, he does not grasp at its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongu e … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he does not grasp at its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. Possessing this noble restraint of the faculties, he experiences unsullied bliss within himself.
- Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do nguyên nhân gì khiến nhãn căn này không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng…, mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc.. ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do nguyên nhân gì không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng vô uế lạc.
- “He acts with clear comprehension when going forward and returning; he acts with clear comprehension when looking ahead and looking away; he acts with clear comprehension when bending and stretching his limbs; he acts with clear comprehension when wearing his robes and carrying his outer robe and bowl; he acts with clear comprehension when eating, drinking, consuming food, and tasting; he acts with clear comprehension when defecating and urinating; he acts with clear comprehension when walking, standing, sitting, falling asleep,
waking up, talking, and keeping silent.
- Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y dép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
- “Possessing this aggregate of noble virtuous behavior, and this noble restraint of the faculties, and this noble mindfulness and clear comprehension, he resorts to a secluded lodging: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, a jungle thicket, an open space, a heap of straw. “After his meal, on returning from his alms round, he sits down, folding his legs crosswise, straightening his body, and establishing mindfulness in front of him. Having abandoned longing for the world, he dwells with a mind free from longing; he purifies his mind from longing. Having abandoned ill will
and hatred, he dwells with a mind free from ill will, compassionate toward” all living beings; he purifies his mind from ill will and hatred. Having abandoned dullness and drowsiness, he dwells free from dullness and drowsiness, percipient of light, mindful and clearly comprehending; he purifies his mind from dullness and drowsiness. Having abandoned restlessness and remorse, he dwells without agitation, with a mind inwardly peaceful; he purifies his mind from restlessness and remorse. Having abandoned doubt, he dwells having
gone beyond doubt, unperplexed about wholesome qualities; he purifies his mind from doubt.
- Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tưu Thánh chánh niệm tỉnh giác này (thành tựu Thánh biết đủ này), lựa một trú xứ thanh vắng như khu rừng, gốc cây, đồi, núi, khe nước, hang đá, bãi tha ma, rừng rậm, ngoài trời, đống rơm. Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy đoạn tận tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Ðoạn tận sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Ðoạn tận hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Ðoạn tận trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa hết tâm trạo cử, hối quá. Ðoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với pháp thiện.
- “Having thus abandoned these five hindrances, defilements of the mind, qualities that weaken wisdom, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure bom of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters
and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure bom of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure
with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant,
which has purification of mindfulness by equanimity.
- Vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
- “When his mind, has been concentrated in this way, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to the knowledge of the recollection of past abodes … [as in 3:58§1] … to the knowledge of the passing away and rebirth of
beings … [as in 3:58§2] … to the knowledge of the destruction of the taints. He understands as it really is: ‘This is suffering’; he understands as it really is: ‘This is the origin of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘These are the taints’; he understands as it really is: ‘This is the origin of the taints’; he understands as it really is: ‘This is the cessation of the taints’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’
“When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensuality, from the taint of existence, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘[It’s] liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’
- “It is in this way that a person is one who does not torment himself or pursue the practice of torturing himself and who does not torment others or pursue the practice of torturing others—one who, since he torments neither himself nor others, in this very life dwells hungerless, quenched and cooled, experiencing bliss, having himself become divine.
“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”
- Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, tinh khiết, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”; biết như thật: “Ðây là khổ tập”; biết như thật: “Ðây là khổ diệt”; biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của những lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy quán tri: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa”.
- Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, trong hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
199 (9) Craving – [(IX) (199) Ái] – page 586 of 1925
- “Bhikkhus, I will teach you about craving— the ensnarer, streaming, widespread, and sticky —by which this world has been smothered and enveloped, and by which it has become a tangled skein, a knotted ball of thread, a mass of reeds and rushes, so that it does not pass beyond the plane of misery, the bad destination, the lower world, samsara. Listen and attend closely; I will speak.”
– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- “And what, bhikkhus, is craving— the ensnarer, streaming, widespread, and sticky—by which this world has been smothered and enveloped, and by which it has become a tangled skein, a knotted ball of thread, a mass of reeds and rushes, so that it does not pass beyond the plane of misery, the bad destination,
the lower world, samsara?
“There are, bhikkhus, these eighteen currents of craving related to the internal and eighteen currents of craving related to the external.
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ái, lưới triền khiến cho lưu chuyển được rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái, thế nào là lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử?
Này các Tỷ-kheo, có mười tám ái hành này, liên hệ đến nội tâm, có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.
- “And what are the eighteen currents of craving related to
the internal?
When there is [the notion] ‘I am,’ there are [the notions] ‘I am thus,’ I am just so,’ ‘I am otherwise,’ ‘I am lasting,’ I am evanescent,’ ‘I may be,’ ‘I may be thus,’ I may be just s,’ I may be otherwise,’ ‘May I be,’ ‘May I be thus,’ ‘May I be just so,’ ‘May I be otherwise,’ ‘I shall be,’ ‘I shall be thus,’ ‘I shall be just so,’ ‘I shall be otherwise.’ These are the eighteen currents of craving related to the internal.
- Thế nào là mười tám ái hành liên hệ đến nội tâm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào có ý nghĩ: “Ta có mặt”, thời có những ý nghĩ: “Ta có mặt trong đời này”; “Ta có mặt như vậy”; “Ta có mặt khác như vậy”; “Ta không phải thường hằng”; “Ta là thường hằng”; “Ta phải có mặt hay không?”; “Ta phải có mặt trong đời này?”; “Ta phải có mặt như vậy”; “Ta phải có mặt khác như vậy”; “Mong rằng ta có mặt”; “Mong rằng ta có mặt trong đời này”; “Mong rằng ta có mặt như vậy!”; “Mong rằng ta có mặt khác như vậy!”; “Ta sẽ có mặt”; “Ta sẽ có mặt trong đời này”; “Ta sẽ có mặt như vậy”; “Ta sẽ có mặt khác như vậy”. Có mười tám ái hành này liên hệ với nội tâm.
- “And what are the eighteen currents of craving related to the external?
When there is [the notion], I am because of this,’ there are [the notions]: I am thus because of this,’ I am just so because of this,’ ‘I am otherwise because of this,’ I am lasting because of this,’ I am evanescent because of this,’ I may be because of this,’ I may be thus because of this,’ I may be just so because of this,’ ‘I may be otherwise because of this, ‘May I be because of this, ‘May I be thus because of this,’ ‘May I be just so because of this,’ ‘May I be otherwise because of this,’ ‘I shall be because of this,’ ‘I shall be thus because of this,’ ‘I shall be just so because of this,’ ‘I shall be otherwise because of this.’ These are the eighteen currents of craving related to the external.
- Thế nào là mười tám ái hành liên hệ đến ngoại cảnh?
Khi nào có tư tưởng: “Với cái này, Ta có mặt”, thời có những tư tưởng như sau: “Với cái này, Ta có mặt trong đời này”; “Với cái này, Ta có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta có mặt khác như vậy”; “Với cái này, Ta không phải thường hằng”; “Với cái này, Ta là thường hằng”; “Với cái này, Ta phải có mặt hay không?”; “Với cái này, Ta phải có mặt trong thế giới này?”; “Với cái này, Ta có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta có mặt khác như vậy”; “Với cái này, mong rằng Ta có mặt”; “Với cái này, mong rằng Ta có mặt trong đời này”; “Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy!”; “Với cái này, mong rằng Ta có mặt khác như vậy!”;” Với cái này, Ta sẽ có mặt”; “Với cái này, Ta sẽ có mặt trong đời này”;” Với cái này, Ta sẽ có mặt như vậy”;” Với cái này, Ta sẽ có mặt khác như vậy”.
Có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.
- “Thus, there are eighteen currents of craving related to the internal, and eighteen currents of craving related to the external. These are called the thirty-six currents of craving. There are thirty-six such currents of craving pertaining to the past, thirty-six pertaining to the future, and thirty-six pertaining to the present. So, there are one hundred and eight currents of craving.
- “This, bhikkhus, is that craving-—the ensnarer, streaming, widespread, and sticky—by which this world has been smothered and enveloped, and by which it has become a tangled skein, a knotted ball of thread, a mass of reeds and rushes, so that it does not pass beyond the plane of misery, the bad destination,
the lower world, samsara.”
- Mười tám ái hành này liên hệ đến nội tâm, và mười tám ái hành này liên hệ đến ngoại cảnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ba mươi sáu ái hành. Ba mươi sáu ái hành quá khứ như vậy; ba mươi sáu ái hành vị lai như vậy; ba mươi sáu ái hành hiện tại như vậy. Như vậy là một trăm lẻ tám ái hành.
- Này các Tỷ-kheo, đây là ái này, lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
200 (10) Affection – [(X) (200) Luyến Ái]
- “Bhikkhus, there are these four things that are born. What four?
Affection is born from affection; hatred is born from affection; affection is born from hatred; and hatred is born from hatred.
- (1) “And how, bhikkhus, is affection born from affection?
Here, one person is desirable, lovable, and agreeable to another. Others treat that person in a way that is desirable, lovable, and agreeable. It occurs to the latter: ‘Others treat that person who is desirable, lovable, and agreeable to me in a way that is desirable, lovable, and agreeable.’ He thus feels affection for them. It is in this way that affection is born from affection.
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn sự được sanh khởi này. Thế nào là bốn?
Luyến ái sanh từ luyến ái, sân sanh từ luyến ái, luyến ái sanh từ sân, sân sanh từ sân.
2.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là luyến ái sanh từ luyến ái?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối xử với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý. Người kia suy nghĩ như sau: “Người này khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta, lại được các người khác đối xử khả lạc, khả hỷ, khả ý”. Do đó người ấy khởi lên luyến ái đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là luyến ái sanh khởi từ luyến ái.
- (2) “And how is hatred born from affection?
Here, one person is desirable, lovable, and agreeable to another. Others treat that person in a way that is undesirable, unlovable, and disagreeable. It occurs to the latter: ‘Others treat that person who is desirable, lovable, and agreeable to me in a way that is undesirable, unlovable, and disagreeable.’ He thus feels hatred for them. It is in this way that hatred is born from affection.
- (3) “And how is affection born from hatred?
Here, one person is undesirable, unlovable, and disagreeable, to another. Others treat that person in a way that is undesirable, unlovable, and
disagreeable. It occurs to the latter: ‘Others treat that person who is undesirable, unlovable, and disagreeable to me in a way that is undesirable, unlovable, and disagreeable.’ He thus feels affection for them. It is in this w ay that affection is born from hatred.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sân được sanh khởi từ luyến ái?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối xử với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Người kia suy nghĩ như sau: “Người này là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta, nhưng không được các người khác đối xử khả lạc, khả hỷ, khả ý”. Do đó người ấy khởi lên lòng sân đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sân được sanh khởi từ luyến ái.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là luyến ái được sanh khởi từ sân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Người kia suy nghĩ như sau: “Người này không khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta. Và các người khác đối xử với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý”. Do đó người ấy khởi lên luyến ái đối với các người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là luyến ái được sanh khởi từ sân.
- (4) “And how is hatred born from hatred?
Here, one person is undesirable, unlovable, and disagreeable to another.
Others treat that person in a way that is desirable, lovable, and agreeable. It occurs to the latter: ‘Others treat that person who is undesirable, unlovable, and disagreeable to me in a way that is desirable, lovable, and agreeable.’ He thus feels hatred for them. It is in this way that hatred is born from hatred.
“These are the four things that are born.
- “When, secluded from sensual pleasures … a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, on that occasion affection born from affection does not exist in him, hatred born from affection does not exist in him, affection born from hatred does not exist in him, and hatred born from hatred does not exist in him.
- “When, with the subsiding of thought and examination, a bhikkhu enters and dwells in the second jhana. . .the third jhana . . . the fourth jhana, on that occasion affection born from affection does not exist in him, hatred born from affection does not exist in him, affection born from hatred does not exist in
him, and hatred born from hatred does not exist in him.
- Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là lòng sân được sanh khởi từ lòng sân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối xử với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý. Người kia suy nghĩ như sau: “Người này không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý đối với ta. Và các người khác đối xử với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý”. Do đó người ấy khởi lên lòng sân đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sân được sanh khởi từ lòng sân.
Này các Tỷ-kheo, có bốn luyến ái này sanh ra.
- Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo ly các dục, ly các pháp bất thiện … chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ luyến ái, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt. Luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ sân, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt.
- Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ các tầm và tứ … chứng đạt và an trú Thiền thứ hai … Thiền thứ ba … Thiền thứ tư. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh khởi từ luyến ái, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt. Luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ sân, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt.
- “When, with the destruction pf the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered up on it, he dwells in it, then he has abandoned affection born from affection, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising;
he has abandoned hatred born from affection, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising; he has abandoned affection born from hatred, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising; and
he has abandoned hatred born from hatred, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising.
“This is called a bhikkhu who neither picks up nor pushes away, who does not fume, does not blaze, and does not ruminate.
- Này các Tỷ-kheo, trong thời gian Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Sân sanh ra từ luyến ái, sân ấy đã được đoạn tận … không thể sanh khởi trong tương lai; luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Sân sanh ra từ sân, sân ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không lôi cuốn, không phản ứng, không un khói, không bốc cháy, không sửng sờ.
- “And how does a bhikkhu pick up?
Here, a bhikkhu regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He regards feeling as self … perception as self … volitional activities as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. It is in this way that a bhikkhu picks up.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo lôi cuốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sắc từ tự ngã, hay quán tự ngã có sắc, hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc; quán thọ từ tự ngã, hay quán tự ngã có thọ, hay quán thọ trong tự ngã, hay quán tự ngã trong thọ; quán tưởng từ tự ngã, hay quán tự ngã có tưởng, hay quán tưởng trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong tưởng; quán các hành từ tự ngã, hay quán tự ngã có các hành, hay quán các hành trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong các hành; quán thức từ tự ngã, hay quán tự ngã có thức, hay quán thức ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo lôi cuốn.
- “And how does a bhikkhu not pick up?
Here, a bhikkhu does not regard form as self, or self as possessing iform, or form as in self, or self as in form. He does not regard feeling as self … perception as self … volitional activities as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. It is in this way that, a bhikkhu does not pick up.
- “And how does a bhikkhu push away?
Here, a bhikkhu insults one who insults him, scolds one who scolds him, and
argues with one who picks an argument with him. It is in this way that a bhikkhu pushes away.
- “And how does a bhikkhu not push away?
Here, a bhikkhu does not insult one who insults him, does not scold one who
scolds him, and does not argue with one who picks an argument with him. It is in this way that a bhikkhu does not push away.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không lôi cuốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không quán sắc từ tự ngã, hay không quán tự ngã có sắc, hay không quán sắc trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc; không quán thọ … không quán tưởng … không quán các hành … không quán thức từ tự ngã, hay không quán tự ngã có thức, hay không quán thức trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không lôi cuốn.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phản ứng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo mắng chưởi lại những ai mắng chưởi, nổi sân lại những ai nổi sân, gây hấn lại những ai gây hấn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo phản ứng.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không phản ứng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không mắng chưởi lại những ai mắng chưởi, không nổi sân lại những ai nổi sân, không gây hấn lại những ai gây hấn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không phản ứng.
- “And how does a bhikkhu fume?
When there is [the notion] I am,’ there are [the notions] I am thus,’ I am just so,’ I am otherwise,’ I am lasting,’ I am evanescent,’ I m ay be,’ I may be thus,’ I may be just so,’ I may be otherwise,’ ‘May I be,’ ‘May I be thus,’ ‘May I be just so,’ ‘May I be otherwise,’ I shall be,’ ‘I shall be thus,’ ‘I shall be just so,’ ‘I shall be otherwise.’ It is in this way that a bhikkhu fumes.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo un khói?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi nào có ý nghĩ: “Ta có mặt”, thời có những ý nghĩ: “Ta có mặt trong đời này”; “Ta có mặt như vậy”; “Ta có mặt khác như vậy”; “Ta không phải thường hằng”; “Ta là thường hằng”; “Ta phải có mặt hay không?”; “Ta phải có mặt trong đời này?”; “Ta phải có mặt như vậy”; “Ta phải có mặt khác như vậy”; “Mong rằng ta có mặt”; “Mong rằng ta có mặt trong đời này”; “Mong rằng ta có mặt như vậy!”; “Mong rằng ta có mặt khác như vậy!”; “Ta sẽ có mặt”; “Ta sẽ có mặt trong đời này”; “Ta sẽ có mặt như vậy”; “Ta sẽ có mặt khác như vậy”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo un khói.
- “And how does a bhikkhu not fume?
When there is no [notion] ‘I am,’ there are no [notions] ‘I am thu s ‘ … ‘I shall be
Otherwise,’ It is in this way that a bhikkhu does not fume.
- “And how doe a bhikkhu blaze?
When there is [the notion],
‘I am b ecause of this,’ there are [the notions]: I am thus because of this,’ I am just so because of this,’ I am otherwise because of this,’ “I am lasting because of this.’ ‘I am evanescent because of this,’ ‘I may be because of this,’ I may be thus because of this,’ I may be just so because of this,’ I may be otherwise because of
This,’ ‘May I be because of this,’ ‘May I be thus because of this,’ ‘May I be just so because of this,’ ‘May I be otherwise because of this,’ ‘I shall be because of this,’ ‘I shall be thus because of this,’ ‘I shall be just so because of this,’ ‘I shall be otherwise because of this,’ It is in this way that a bhikkhu blazes.
- “And how does a bhikkhu not blaze?
When there is no [notion], ‘I am because of this,’ there are no [notions]: ‘I am
thus because of this’ … ‘I shall be otherwise because of this,’ It is in this way that a bhikkhu does not blaze.
- “And how does a bhikkhu ruminate?
Here, a bhikkhu has not abandoned the conceit ‘I am,’ cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. It is in this wiay that a bhikkhu ruminates.
- “And how does a bhikkhu not ruminate?
Here, a bhikkhu has abandoned the conceit ‘I am,’ cut it off at the root, made it
like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. It is in this way that a bhikkhu does not ruminate.”
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không un khói?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi nào không có ý nghĩ: “Ta có mặt”, thời cũng không có những ý nghĩ: “Ta có mặt trong đời này”; “Ta có mặt như vậy”; “Ta có mặt khác như vậy”; “Ta không phải thường hằng”; “Ta là thường hằng”; “Ta phải có mặt hay không?”; “Ta phải có mặt trong đời này?”; “Ta phài có mặt như vậy”; “Ta phải có mặt khác như vậy”; “Mong rằng ta có mặt”; “Mong rằng ta có mặt trong đời này”; “Mong rằng ta có mặt như vậy!”; “Mong rằng ta có mặt khác như vậy!”; “Ta sẽ có mặt”; “Ta sẽ có mặt trong đời này”; “Ta sẽ có mặt như vậy”; “Ta sẽ có mặt khác như vậy”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không un khói.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bốc cháy?
Khi nào có tư tưởng: “Với cái này, Ta có mặt”, thời có những tư tưởng sau: “Với cái này, Ta có mặt trong đời này”; “Với cái này, Ta có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta có mặt khác như vậy”; “Với cái này, Ta không phải thường hằng”; “Với cái này, Ta là thường hằng”; “Với cái này, Ta phải có mặt hay không?”; “Với cái này, Ta phải có mặt trong đời này?”; “Với cái này, Ta phải có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta phải có mặt khác như vậy”; “Với cái này, mong rằng ta sẽ có mặt”; “Với cái này, mong rằng ta có mặt trong đời này”; “Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy!”; “Với cái này, mong rằng ta có mặt khác như vậy!”” Với cái này, ta sẽ có mặt”; “Với cái này, ta sẽ có mặt trong đời này”;” Với cái này, ta sẽ có mặt như vậy”;” Với cái này, ta sẽ có mặt khác như vậy”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bốc cháy.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không bốc cháy?
Khi nào không có tư tưởng: “Với cái này, Ta có mặt”, thời có những tư tưởng sau: “Với cái này, Ta không có mặt trong đời này”; “Với cái này, Ta không có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta không có mặt khác như vậy”; “Với cái này, Ta không phải không thường hằng”; “Với cái này, Ta không phải thường hằng”; “Với cái này, Ta không phải có mặt ?”; “Với cái này, Ta không phải có mặt trong đời này?”; “Với cái này, Ta không phải có mặt như vậy”; “Với cái này, Ta không phải có mặt khác đi”; “Với cái này, mong rằng ta không có mặt”; “Với cái này, mong rằng ta không có mặt trong đời này”; “Với cái này, mong rằng ta không có mặt như vậy!”;” Với cái này, ta sẽ không có mặt khác đi”; “Với cái này, tôi sẽ có mặt”, “Với cái này tôi sẽ có mặt trong đời này”;” Với cái này, tôi sẽ có mặt như vậy”;” Với cái này, tôi sẽ có mặt khác như vậy”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không bốc cháy.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không có sửng sờ?
Ở đây, sự kiêu mạn: “Tôi là” của vị Tỷ-kheo được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không có sửng sờ.
The Fifth Fifty
XXI. The Good Person – [XXI. Phẩm Bậc Chân Nhân]
201 (1) Training Rules – [(I) (201) Các Học Pháp]
- “Bhikkhus, I will teach you about the bad person and the person inferior to the bad person; about the good person and the person superior to the good person. Listen and attend closely; I will speak.”
“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants,
the basis for heedlessness. This is called the bad person.
- (2) “And who is the person inferior to the bad person?
Here, someone himself destroys life and encourages others to destroy life; he himself takes what is not given and encourages others to take what is not given; he himself engages in sexual misconduct and encourages others to engage in sexual misconduct; he himself speaks falsely and encourages others to speak falsely; he himself indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, and encourages others to indulge in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is the person inferior to the bad person.
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh và khích lệ người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho và khích lệ người khác lấy của không cho; tự mình sống tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác sống tà hạnh trong các dục, tự mình nói láo và khích lệ người khác nói láo, tự mình đắm say rượu men, rượu nấu và khích lệ người khác đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, and abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called the good person.
- (4) “And who is the person superior to the good person?
Here, someone himself abstains from the destruction o f life and encourages others to abstain from the destruction of life; he himself abstains from taking what is not given and encourages others to abstain from taking what is not given; he himself abstains from sexual misconduct and encourages others to
abstain from sexual misconduct; he himself abstains from false speech and encourages others to abstain from false speech; he himself abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, and encourages others to abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called the person superior to the good person.”
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh và khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khích lệ người từ bỏ khác tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khích lệ người khác từ bỏ nói láo, tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu và khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
202 (2) Devoid of Faith – [(II) (202) Người Có Lòng Tin]
- [Opening as in 4:201]
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone is devoid of faith, morally shameless, morally reckless, deficient
in learning, lazy, muddle-minded, and unwise. This is called the bad person.
- (2) “And who is the person inferior to the bad person?
Here, someone is himself devoid of faith and encourages others to be devoid of faith; he is himself morally shameless and encourages others to be morally shameless; he is himself morally reckless and encourages others to be morally reckless; he is himself deficient in learning and encourages others to be deficient in learning; he is himself lazy and encourages others in laziness;
he is himself muddle-minded and encourages others in being muddle-minded; he is himself unwise and encourages others in lack of wisdom. This is called the person inferior to the bad person.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone is endowed with faith, has a sense of moral shame and moral dread; and is learned, energetic, mindful, and wise. This is called the good
person.
- (4) “A n d who is the person superior to the good person?
Here, someone is himself accomplished in faith and encourages others to be accomplished in faith; he himself has a sense of moral shame and encourages others in moral shame; he himself has moral dread and encourages others in moral dread; he is himself learned and encourages others in learning; he is
himself energetic and encourages others to arouse energy; he is himself mindful and encourages others to’establish mindfulness; he. is himself wise and encourages others to be accomplished in wisdom. This is called the person superior to the good person.”
1.- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, không có xấu hổ, không có sợ hãi, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình không tin và khích lệ người khác không tin; tự mình không xấu hổ và khích lệ người khác không xấu hổ; tự mình không sợ hãi và khích lệ người khác không sợ hãi; tự mình nghe ít và khích lệ người khác nghe ít; tự mình biếng nhác và khích lệ người khác biếng khác; tự mình thất niệm và khích lệ người khác thất niệm; tự mình liệt tuệ và khích lệ người khác liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có trí tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình đầy đủ lòng tin, còn khích lệ người khác có đầy đủ lòng tin; tự mình có xấu hổ và khích lệ người khác có xấu hổ; tự mình có sợ hãi và khích lệ người khác có sợ hãi; tự mình nghe nhiều và khích lệ người khác nghe nhiều; tự mình siêng năng tinh cần và khích lệ người khác siêng năng tinh cần; tự mình chánh niệm và khích lệ người khác chánh niệm; tự mình có trí tuệ và khích lệ người khác có trí tuệ.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
203 (3) Seven Actions – [(III) (203) Kẻ Tàn Hại Chúng Sanh]
- [Opening as in 4:201.]
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsehood, speaks divisively, speaks harshly, and indulges in idle chatter.
- (2) “And who is the person inferior to the bad person?
Here, someone himself destroys life and encourages others to destroy life … he himself indulges in idle chatter and encourages others to indulge in idle chatter. This is called the person inferior to the bad person.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone abstains from the destruction of life … abstains from idle hatter. This is called the good person.
- (4) “And who is the person superior to the good person?
Here, someone himself abstains from the destruction of life and encourages others to abstain from the destruction of life … he himself abstains from idle chatter and encourages others to abstain from idle chatter. This is called the person superior to the good person.”
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho và khích lệ người khác lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo và khích lệ người khác nói láo; tự mình nói hai lưỡi và khích lệ người khác nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác và khích lệ người khác nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm và khích lệ người khác nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khích lệ người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khích lệ người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khích lệ người khác từ bỏ nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
204 (4) Ten Actions – [(IV) (204) Mười Hạnh]
- [Opening as in 4:201.]
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone destroys life … indulges in idle chatter; he is full of longing, bears ill will, and holds wrong view. This is called the bad person.
- (2) “And who is the person inferior to the. bad person?
Here, someone himself destroys life and encourages others to destroy life … he himself holds wrong view and encourages others in wrong view. This is called the person inferior to the bad person.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone abstains from the destruction of life … abstains from idle chatter; he is without longing, of good will, and holds right view. This is called the good person.
- (4) “And who is the person superior to the good person?
Here, someone himself abstains from the destruction of life and encourages others to abstain from the destruction of life … he is himself without longing and encourages others in non-longing; he is himself of good will and encourages others in good will; he himself holds right view and encourages others in right view.
This is called the person superior to the good person.”
(Giống như kinh 203, chỉ thêm vào ba pháp sau là có tham, có sân và tà kiến).
205 (5) Eightfold – [(V) (205) Con Ðường Tám Ngành]
- [Opening as in 4:201.]
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone is of wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action,
wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration. This is called the bad person.
- (2) “And who is the person inferior to the bad person?
Here, someone is himself of wrong view and encourages others in wrongview … he is himself of wrong concentration and encourages others in wrong concentration. This is called the person inferior to the bad person.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone is of right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This is called the good person.
- (4) “And who is the person superior to the good person?
Here, someone is himself of right view and encourages others in right view … he is himself of right concentration and encourages others in right concentration. This is called the person superior to the good person.’
- (Như kinh 203, 1)
2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến; có tà tư duy..; có tà ngữ..; có tà nghiệp ..; có tà mạng …; có tà tinh tấn …; có tà niệm …; có tà định, còn khích lệ người khác có tà định.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có chánh tri kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp, có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình có chánh tri kiến, còn khích lệ người khác có chánh tri kiến; có chánh tư duy…; có chánh ngữ…; có chánh nghiệp…; có chánh mạng…; có chánh tinh tấn…; có chánh niệm…; có chánh định, còn khích lệ người khác có chánh định.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.
206 (6) Tenfold Path – [(VI) (206) Con Ðường Mười Ngành]
- [Opening as in 4:201]
- (1) “And who, bhikkhus, is the bad person?
Here, someone is of. wrong view … wrong concentration, wrong knowledge,
and wrong liberation. This is called the bad person.
- (2) “And who is the person inferior to the bad person?
Here, someone is himself of wrong view and encourages others in wrong view … he is himself of wrong liberation and encourages others in wrong liberation. This is called the person inferior to the bad person.
- (3) “And who is the good person?
Here, someone is of right view … right concentration, right knowledge, and right liberation. This is called the good person.
- (4) “And who is the person superior to the good person?
Here, someone is himself of right view and encourages others in right view… he is himself of right liberation and encourages others in right liberation. This is called the person superior to the good person.”
… (Như kinh 205, chỉ thêm hai pháp: tà trí, tà giải thoát cho người không Chân nhân, và chánh trí, chánh giải thoát cho bậc Chân nhân) …
207 (7) Bad Character (1) – [(VII) (207) Kẻ Ác Ðộc (1)]
- “Bhikkhus, I will teach you w hat is bad and what is worse than that bad. And I will teach you what is good and what is better than that good. Listen …
- (1) “And what, bhikkhus, is bad?
Here, someone destroys life … and holds wrong view. This is called bad.
- (2) “And what is w orse than that bad?
Here, someone himself destroys life and encourages others to destroy life … he himself holds wrong view and encourages others in wrong view. This is called what is worse than that bad.
- (3) “And what is good?
Here, someone abstains from the destruction of life … and holds right view.
This is called good.
- (4) “And what is better than that good?
Here, someone himself abstains from the destruction of life and encourages others to abstain from the destruction of life … he himself holds right view and encourages others in right view. This is called what is better than that good.”
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người độc ác và người độc ác hơn cả người độc ác; về người hiền thiện và người hiền thiện hơn cả người hiền thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người độc ác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh … (như kinh 204.2) … có tà kiến
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người độc ác còn hơn cả người độc ác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh; có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác còn hơn người độc ác.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh … có chánh kiến.
Người này, này các Tỷ kheo, được gọi là người hiền thiện.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người hiền thiện còn hơn cả người hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh …; tự mình có chánh kiến, còn khích lệ người khác có chánh kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người hiền thiện còn hơn cả bậc hiền thiện.
208 (8) Bad Character (2) – [(VIII) (208) Kẻ Ác Ðộc (2)]
- [Opening as in 4:207.]
- (1) “And what, bhikkhus, is bad?
Here, someone is of wrong view … wrong liberation. This is called bad.
- (2) “And what is worse than that bad?
Here, someone is himself of wrong view and encourages others in wrong view … he is himself of wrong liberation and encourages others in wrong liberation. This is called what is worse than that bad.
- (3) “And what is good?
Here, someone is of right view … of right liberation. This is called good.
- (4) “And what is better than that good?
Here, someone is himself of right view and encourages others in right view … he
is himself of right liberation and. encourages others in right liberation.
This is called what is better than that good.”
(Giống như kinh 206 với mười đức tánh, chỉ khác ở đây có kẻ ác độc và người hiền thiện, kinh trước nói đến người không Chân nhân và bậc Chân nhân).
209 (9) Bad Character (3) – [(IX) (209) Ác Tánh]
- “Bhikkhus, I will teach you about one of bad character and about one of still worse character. I will teach you about one of good character and about one of still better character. Listen …
- (1) “And who, bhikkhus, is of bad character?
Here, someone destroys life … and holds wrong view. This is called one of bad
character.
- (2) “And who is one of still worse character?
Here, someone himself destroys life and encourages others to destroy life … he
holds wrong view himself and encourages others in wrong view. This is called one of still worse character.
- (3) “And what is one of good character?
Here, someone abstains from the destruction of life … and holds right view.
This is called one of good character.
- (4) “And what is one of still better character?
Here, someone himself abstains from the destruction of life and encourages
others to abstain from the destruction of life … he himself holds right view and encourages others in right view. This is called one of still better character.”
1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về có người ác tánh và người có ác tánh hơn cả người có ác tánh; về người có tánh hiền thiện và người có tánh hiền thiện hơn cả người có tánh hiền thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người ác tánh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh … có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có ác tánh.
- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người có ác tánh còn hơn cả người có ác tánh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình sát sanh, còn khích lệ người khác sát sanh …; có người tự mình có tà kiến, còn khích lệ người khác có tà kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người độc ác còn hơn người có ác tánh.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có tánh hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh … có chánh tri kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có tánh hiền thiện.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có tánh hiền thiện còn hơn cả người có thánh hiền thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh, còn khích lệ người khác từ bỏ sát sanh …; tự mình có chánh tri kiến, còn khích lệ người khác có chánh tri kiến.
Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có tánh hiền thiện còn hơn cả người có tánh hiền thiện.
210 (10) Bad Character (4) – [(X) (210) Tánh Ác Ðộc]
- [Opening as in 4:209.]
- (1) “And what, bhikkhus, is one of bad character?
Here, someone is of wrong view … of wrong liberation. This is called
one of bad character.’
- (2) “And what is one of still worse character?
Here, someone is himself o f wrong view and encourages others in wrong view … he is himself of wrong liberation and encourages others in wrong liberation. This is called one of still worse character.
- (3) “And what is one of good character?
Here, someone is of right view … of right liberation. This is called one of good
character.
- (4) “And what is one of still better character?
Here, someone is himself of right view ahd encourages others in right view … he
is himself of right liberation and encourages others in right liberation.
This is called one of still better character.’
(Như kinh 208)
Sources:
Tài liệu tham khảo: