04d. Chương Bốn Pháp – The Book of the Fours – Phẩm 13 – 18 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Fours – Phẩm 13 – 18 – page 501 – 547 of 1925.

XIII. Perils – [XIII. Phẩm Sợ Hãi]

 

121 (1) Self-Reproach – [(I) (121) Tự Trách]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four perils. What four? The peril of self-reproach, the peril of reproach by others, the peril of punishment, and the peril of a bad destination.
  2. (1) “And what, bhikkhus, is the peril of self-reproach?

Here, someone reflects thus: If I were to engage in bodily, verbal, or mental misconduct, wouldn’t I reprove myself because of my behavior?’ Afraid of the peril of self-reproach, he abandons bodily misconduct and develops bodily good conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he

abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the peril of self-reproach.

  1. (2) “And what is the peril of reproach by others?

Here, someone reflects thus: ‘If I were to engage in bodily, verbal, or mental misconduct, wouldn’t others reprove me because of my behavior?’ Afraid of the peril of reproach by others, he abandons bodily misconduct and develops bodily good conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the peril of reproach by others.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn? Sợ hãi tự mình trách, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.

2.-

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới: “Sao lại làm nghiệp ấy?”. Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.

 

  1. (3) “And what is the peril of punishment?

Here, someone sees that when kings arrest a thief who has committed a crime,

they subject him to various punishments: they have him flogged with whips, beaten with canes, beaten with clubs; they have his hands cut off, his feet cut off, his hands and feet cut off; his ears cut off, his nose cut off, his ears and nose cut off; they have him subjected to the ‘porridge pot, to the, polished-shell shave, to the ‘Rahu’s mouth, to the ‘fiery wreath, to the ‘flaming hand, to the ‘blades of grass,’ to the ‘bark dress, to the ‘antelope, to the ‘meat hooks, to the ‘coins, to the ‘lye pickling,’ to the ‘pivoting pin, to the ‘rolled-up palliasse’; and they have him splashed with boiling oil, and they have him devoured by dogs,

and they have him impaled alive on a stake, and they have his head cut off with a sword. “It occurs to him: ‘When kings have arrested a thief who has committed a crime, they subject him to various punishments because of such bad deeds: they have him flogged with whips … they have his head cut off with a sword. Now if I were to commit such an evil deed, and if kings were to arrest me, they would subject me to the same punishments. They would have me flogged with whips … they would have my head cut off with a sword. Afraid of the peril of punishment, he does not go about plundering the belongings of others. This is called the peril of punishment.

  1. (4) “And what is the peril of a bad destination?

Here, someone reflects thus: Bodily misconduct has bad results in future lives; verbal misconduct has bad results in future lives; mental misconduct has bad results in future lives. Now if I were to engage in misconduct with body, speech, and mind, then with the breakup of the body, after death, I would be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.” Afraid of the peril of a bad destination, he abandons bodily misconduct and develops bodily good conduct; he abandons, verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct;

he maintains himself in purity. This is called the peril of a bad destination.

“These, bhikkhus, are the four perils.”

4.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau: “Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác … họ lấy gươm chặt đầu”. Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi trộm, cướp tài sản người khác.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi hình phạt.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi ác thú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau: “Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác … với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?”. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sợ hãi này.

 

122 (2) Waves – [(II) (122) Sóng Biển]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four perils to be expected for one who enters the water. What four? The peril of waves, the peril of crocodiles, the peril of whirlpools, and the peril of fierce fish. These are the four perils to be expected for one who enters the water.
  2. So too, there are these four perils to be expected for a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness in this Dhamma and discipline. What four? The peril of waves, the peril of crocodiles, the peril of whirlpools, and the peril of fierce fish.
  3. (1) “And what, bhikkhus, is the peril of waves? Here, a clansman has gone forth out of faith from the household life into homelessness with the thought: I am immersed in birth, old age, and death; in sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. I am immersed in suffering, afflicted by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be attained. Then, after he has thus gone forth, his fellow monks exhort and instruct him: “You should go forward in this way, return in this way; look ahead in this way, look aside in this way; draw in your limbs in this way, extend them in this way; you should

wear your robes and carry your outer robe and bowl in this way. He thinks: “Formerly, when I was a layman, I exhorted and instructed others. But now these [monks], who are young enough to be my sons or grandsons, presume to exhort and instruct me. Being angry and displeased, he gives up the training

and reverts to the lower life. This is called a bhikkhu who has given up the training and reverted to the lower life because of the peril of waves. ‘The peril of waves is a designation for anger and irritation. This is called the peril of waves.

  1. – Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước.
  2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, có bốn sự sợ hãi được chờ đợi. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.
  3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: “Thầy cần phải đi ra như vậy, Thầy cần phải đi về như vậy, Thầy cần phải ngó tới như vậy, Thầy cần phải ngó quanh như vậy. Thầy cần phải co tay như vậy, Thầy cần phải duỗi tay như vậy, Thầy cần phải mang y sanghati như vậy, mang bát y như vậy”. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyên giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyên giáo chúng ta”. Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ, từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi về sóng. Này các Tỷ Kheo sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não. Này các Tỷ Kheo đây gọi là sợ hãi về sóng.

 

  1. (2) “And what is the peril of crocodiles?

Here, a clansman has gone forth out of faith from the household life into homelessness with the thought: I am immersed in birth, old age, and death; in sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. I am immersed in suffering, afflicted by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be attained. Then, after he has thus gone forth, his fellow monks exhort and instruct him: ‘You may consume this but not that; you may eat this but not that; you may taste this but not that; you may drink this but not that. You can consume, eat, taste, and drink what is allowable, not what is unallowable. You may consume, eat, taste, and drink within the proper time, not outside the proper time. He thinks: ‘Formerly, when I was a layman, I consumed whatever f wanted to consume and did not consume anything I did not wish to consume. I ate whatever I wanted to eat and did not eat anything I did not wish to eat. I tasted whatever I wanted to taste and did not taste anything I did not wish to taste. I drank whatever I wanted to drink and did not drink anything I did not wish to drink. I consumed, ate, tasted, and drank both what Was allowable and what was not allowable. I consumed, ate, tasted, and drank both within the proper time and outside the proper time. But now when faithful householders give us delicious things to consume and eat during the day outside the proper time, these [monks] seem to put a gag over our mouths.’ Being angry and displeased, he gives up the training and reverts to the lower life. This is called a bhikkhu who has given up the training and reverted to the lower life because of the peril of crocodiles. The peril of crocodiles is a designation for gluttony. This is called the peril of crocodiles.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: “Thầy cần phải nhai cái này, Thầy không nên nhai cái này; Thầy nên ăn cái này, Thầy không nên ăn cái này; Thầy nên nếm cái này, Thầy không nên nếm cái này; Thầy nên uống cái này, Thầy không nên uống cái này. Cái gì Thầy được phép, Thầy nên nhai; cái gì Thầy không được phép, Thầy không nên nhai. Cái gì được phép, Thầy nên ăn; cái gì không được phép, Thầy không nên ăn. Cái gì được phép, Thầy nên nếm, cái gì không được phép, Thầy không nên nếm. Cái gì được phép, Thầy nên uống, cái gì không được phép, Thầy không nên uống. Đúng thời, Thầy nên nhai; không đúng thời, Thầy không nên nhai. Đúng thời, Thầy nên ăn; không đúng thời, Thầy không nên ăn. Đúng thời, Thầy nên nếm; không đúng thời, Thầy không nên nếm. Đúng thời, Thầy nên uống; không đúng thời, Thầy không nên uống”. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống. Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng uống. Khi các gia đình có tín tâm cúng dường chúng ta ban ngày, phi thời, những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như những món này, chúng ta bị chận đứng lại trên miệng”. Như vậy, vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ kheo, đây được gọi là vị Tỷ kheo bị sợ hãi với sự sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi về cá sấu.

 

  1. (3) “And what is the peril of whirlpools?

Here, a clansman has gone forth out of faith from the household life into homelessness with the thought: I am immersed in birth, old age, and death; in sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. I am immersed in suffering, afflicted by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be attained. Then, after he has thus gone forth, in the morning he dresses, takes

his bowl and robe, and enters a village or town for alms, with body, speech, and mind unguarded, without having established mindfulness, his sense faculties unrestrained. He sees a householder or a householder’s son there enjoying himself, furnished and endowed with the five objects of sensual pleasure.

It occurs to him: ‘Formerly, when I was a layman, I enjoyed myself, furnished and endowed with the five objects of sensual pleasure. My, family has wealth. I can both enjoy that wealth and do meritorious deeds. Let me now give up the training and revert to the lower life so that I can both enjoy that wealth and do meritorious deeds. So he gives up the training and reverts to the lower life. This is called a bhikkhu who has given up the training and reverted to the lower life because of the peril of whirlpools. ‘The peril of whirlpools’ is a designation

for the five objects of sensual pleasure. This is called the peril of whirlpools.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không phòng hộ, hưởng thụ được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ, được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong đó. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thụ tài sản, vừa làm các công đức”. Vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về nước xoáy.

 

  1. (4) “And what is the peril of fierce fish?

Here, a clansman has gone forth out of faith from the household life into homelessness with the thought: ‘I am immersed in birth, old age, and death; in sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. I am immersed in suffering, afflicted by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be attained. Then, after he has thus gone forth, in the morning he dresses, takes his bowl and robe, and enters a village or town for alms, with body, speech, and mind unguarded, without having established mindfulness, his sense faculties unrestrained. There he sees women with their dress in disarray and loosely attired. When he sees them, lust invades his mind. With his mind invaded by

lust, he gives up the training and reverts to the lower life. This is called a bhikkhu who has given up the training and reverted to the lower life because of the peril of fierce fish. The peril of fierce fish is a designation for women. This is called the peril of fierce fish.

“These, bhikkhus, are the four perils to be expected for a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness in this Dhamma and discipline,”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh. Khi thấy những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh, ái dục phá hoại tâm của vị ấy. Vị này, tâm bị ái dục phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về cá dữ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này, ở đây, một số thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.

 

123 (3) Difference (1) – [(III) (123) Hạng Người Sai Khác (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, some person enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of Brahma’s company. The life span of the devas of Brahma’s company is an eon. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell,

to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

(2) “Again, some person, with the subsiding of thought and examination, enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it.

If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of streaming radiance. The life span of the devas of streaming radiance is two eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas,

he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the

instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

  1. – Có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp này, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Quang âm thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú … Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

 

(3) “Again, some person, with the fading away as well of rapture, dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of w hich the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ He relishes it,

desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of refulgent glory. The life span of the devas of refulgent glory is four eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed

the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the

disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is; when there is future destination and rebirth.

(4) “Again, some person; with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, enters and dwells in. the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. He relishes it, desireslt, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in cbmpanionship with the devas of great fruit. The life span of the devas of great fruit is five hundred eons. The worldling remains, there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence.

This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba, vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy … được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú … Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng các chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

 

124 (4) Difference (2) – [(IV) (124) Các Hạng Người Sai Khác (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, bhikkhus; secluded from sensual pleasures … some person enters and dwells in the first jhana … He contemplates whatever phenomena there pertain to form, feeling, perception, volitional activities, and consciousness as impermanent, as suffering, as a disease, as a boil, as a dart, as misery, as

art affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as non-self. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas of the pure abodes. This is a rebirth not shared with worldlings.

(2) “Again, some person, with the subsiding of thought and examination, enters and dwells in the second jhana (3) With the fading away as well of rapture … he enters and dwells in the third jhana … (4) With the abandoning of pleasure and

pain, and with the previous passing away of joy and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. He contemplates whatever phenomena there pertain to form, feeling, perception, volitional activities, and consciousness as

impermanent, as suffering, as a disease, as a boil, as a dart, as misery, as an affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as non-self. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas of the pure abodes. This is a rebirth not shared with worldlings.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly ác pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất. Ở đây, về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc tưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng với các hàng phàm phu.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ … Thiền thứ hai … Thiền thứ ba … Thiền thứ tư và an trú. Vị ấy, ở đây về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc trưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng các hàng phàm phu.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

125 (5) Loving-Kindness (1) – [(V) (125) Từ (1)]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, bhikkhus, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with

loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of Brahma’s company. The life span of the

devas of Brahma’s company is an eon. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire

life span of those devas, he attains final nibbana in that very, same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

(2) “Again, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with compassion, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of streaming radiance. The life span of the devas of streaming radiance is two eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire llife span of those devas, he attains

final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

(3) “Again, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with altruistic joy, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells peri vading the entire w orld with a mind imbued with altruistic joy,

vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of refulgent glory. The life span of the devas of refulgent glory is four

eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

(4) “Again, some person here dwells pervading one quarter with a mind imbued with equanimity, likewise, the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, arid everywhere, and to all as to himself, he

dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of great fruit. The life span of the devas of great fruit is five hundred eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi … với tâm cùng khởi với hỷ … với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

 

126 (6) Loving-Kindness (2) – [(VI) (126) Từ (2)]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, bhikkhus, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells p ervading the entire world with a mind imbued with

loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He contemplates whatever phenomena there pertain to form, feeling, perception, volitional activities, and consciousness as impermanent, as suffering, as a disease, as a boil, as a dart, as misery, as an affliction, as alien, as disintegrating,

as empty, as non-self. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas of the pure abodes. This is a rebirth not shared with worldlings.

(2) “Again, some person dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … (3) … altruistic joy … (4) … equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across,

and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He contemplates whatever phenomena there pertain to form, feeling, perception, volitional activities, and consciousness as impermanent, as suffering, as a disease, as a boil, as a dart, as misery, as

an affliction, as alien, as disintegrating, as empty, as non-self. With the breakup of the body, after death, he is reborn in companionship with the devas of the pure abodes. This is a rebirth not shared with worldlings.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

– Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm cùng khởi với từ … (như kinh 125, 1Ẩ) không hận, không sân. … (như kinh 121, 1) là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.

 

127 (7) Astounding (1) – [(VII) (127) Vi Diệu (1)]

 

“Bhikkhus, with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One, four astounding and amazing things become manifest. What four?

(1) “When, bhikkhus, a bodhisatta passes away from the Tusita heaven and mindfully and with clear comprehension enters his mother’s womb, then in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing the divine majesty of the devas. Even in those world intervals, vacant and abysmal, regions of gloom and impenetrable darkness where the light of the sun and moon, so powerful and mighty, does not reach, there too a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing

the divine majesty of the devas. Those beings who have been reborn there perceive one another by this radiance and say: Indeed, it seems there are other beings who have been reborn here. This is the first astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

(2) “Again, when a bodhisatta mindfully and with clear comprehension

emerges from his mother’s womb, then in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this, population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing the divine majesty of the devas. Even in those world intervals … [beings] say;

Indeed, it seems there are other beings who have been reborn here. This is the second astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

1- Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát từ bỏ thân ở cõi trời Ðâu-suất, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, từ bụng mẹ sanh ra, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.

 

(3) “Again, when a Tathagata awakens to the unsurpassed perfect enlightenment, then in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing the divine majesty of the devas. Even in those world intervals … [beings] say: Indeed, it seems there are other beings who have been reborn here. This is the third astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

(4) “Again, when a Tathagata sets in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma, then in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins; its devas and humans, a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing the divine majesty of the devas.

Even in those world intervals, vacant and abysmal, regions of gloom and impenetrable darkness where the light of the sun and moon, so powerful and mighty, does not reach, there too a measureless glorious radiance becomes manifest, surpassing the divine majesty of the devas. Those beings who have been reborn there perceive one another by this radiance and say: Indeed, it seems there are other beings who have been reborn here. This is the fourth astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

“These, bhikkhus, are the four astounding and amazing things that become manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chứng ngộ được vô thượng Chánh Ðẳng Giác, khi ấy trong thế giới chư Thiên … (như trên)… “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chuyển bánh xe pháp vô thượng, khi ấy trong thế giới chư Thiên.. (như trên)… “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.

Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán,Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.

 

228 (8) Astounding (2) – [(VIII) (128) Vi Diệu (2)]

 

“Bhikkhus, with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One, four astounding and amazing things become manifest. What four?

(1) “People delight in attachment, take delight in attachment, rejoice in attachment. But when a Tathagata is teaching the Dhamma about non-attachment, people wish to listen, and they lend an ear and set their minds on understanding it. This is the first astounding and amazing thing that becomes

manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

(2) “People delight in conceit, take delight in conceit, rejoice in conceit. But when a Tathagata is teaching the Dhamma for the removal of conceit, people wish to listen, and they lend an ear and set their minds on understanding it. This is the second astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

(3) “People delight in excitement, take delight in excitement, rejoice in excitement. But when a Tathagata is teaching the Dhamma that leads to peace, people wish to listen, and they lend an ear and set their minds on understanding it. This is the third astounding and amazing thing that becomes manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One. ‘

(4) “People are immersed in ignorance, become like an egg, completely (enveloped. But when a Tathagata is teaching the Dhamma for the removal of ignorance, people wish to listen, and they lend an ear and set their minds on understanding it. This is the fourth astounding and amazing thing that becomes

manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.

“These, bhikkhus, are the four astounding and amazing things that become manifest with the manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích chấp giữ, thích thú chấp giữ, hoan hỷ chấp giữ, khi pháp không chấp giữ được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.

  1. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú kiêu mạn, hoan hỷ kiêu mạn, khi pháp không kiêu mạn được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.
  2. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích không an tịnh, thích thú không an tịnh, hoan hỷ không an tịnh, khi pháp an tịnh được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.
  3. Này các Tỷ-kheo, quần chúng đi đến vô minh, trở thành mù quáng, bị trói buộc che đậy, khi Như Lai thuyết pháp nhiếp phục vô minh, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.

Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.

 

129 (9) Astounding (3) – [(IX) (129) Vi Diệu (3)]

 

“Bhikkhus, there are these four astounding and amazing things about Ananda. What four?

(1) “If an assembly of bhikkhus comes to see Ananda, they are elated when they see him. If Ananda speaks to them on the Dhamma, they are also elated by his speech, and that assembly of bhikkhus is still unsated when Ananda falls silent.

(2) “If an assembly of bhikkhunls comes to see Ananda, they are elated when they see him. If Ananda speaks to them on the Dhamma, they are also elated by his speech, and that assembly of bhikkhunis is still unsated when Ananda falls silent.

(3) “If an assembly of male lay followers comes to see Ananda, they are elated when they see him. If Ananda speaks to them on the Dhamma, they are also elated by his speech, and that assembly of male lay followers is still unsated when Ananda falls silent.

(4) “If an assembly of female lay followers comes to see Ananda, they are elated when they see him. If Ananda speaks to them on the Dhamma, they are also elated by his speech, and that assembly of female lay followers is still unsated when Ananda falls silent.

“These, bhikkhus, are the four astounding and amazing things about Ananda.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đi đến yết kiến Ananda, hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Ở đây, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni … nếu chúng nam cư sĩ … nếu chúng nữ cư sĩ đi đến yết kiến Ananda. Hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Tại đấy, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy được hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo-ni … nếu chúng nam cư sĩ, chúng nữ cư sĩ sẽ không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.

 

130 (10) Astounding (4) – [(X) (130) Vi Diệu (4)]

 

“Bhikkhus, there are these four astounding and amazing things about a wheel-turning monarch. What four?

(1) “If an assembly of khattiyas comes to see a wheel-turning monarch, they are elated when they see him. If the wheelturning monarch speaks to them, they are also elated by his speech, and that assembly of khattiyas is still unsated when the wheel-turning monarch falls silent.

(2) “If an assembly of b rahmins comes to see a wheel-turning monarch, they are elated when they see him. If the wheelturning monarch speaks to them, they are also elated by his speech, and that assembly of brahmins is still unsated when the wheel-turning monarch falls silent.

(3) “If an assembly of householders comes to see a wheel turning monarch, they are elated when they see him. If the wheel-turning monarch speaks to them, they are also elated by his speech, and that assembly of householders is still unsated when the wheel-turning monarch falls silent.

(4) “If an assembly of ascetics comes to see a wheel-turning monarch, they are elated when they see him. If the wheelturning monarch speaks to them, they are also elated by his speech, and that assembly, of ascetics is still unsated when, the wheel-turning monarch falls silent.

“These; bhikkhus, are the four astounding and amazing things about a wheel-turning monarch.

“So too, bhikkhus, there are these four astounding and amazing things about Ananda. What four? … [complete as in 4:129] …

“These, bhikkhus, are the four astounding and amazing things about Ananda.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Sát-đế-lỵ đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sát-đế-lỵ bị thất vọng.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Bà-la-môn, … nếu có chúng gia chủ , nếu có chúng Sa-môn đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sa-môn bị thất vọng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đến để yết kiến Ananda … nếu Ananda giữ im lặng.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni …
  2. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nam cư sĩ …
  3. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nữ cư sĩ …

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda.

 

XIV. Persons – [XIV. Phẩm Loài Người]

 

131 (1) Fetters – [(I) (131) Kiết Sử]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

“(1) Here, bhikkhus, some person has not abandoned the lower fetters, the fetters for obtaining rebirth, or the fetters for obtaining existence. (2) Some other person has abandoned the lower fetters, but not the fetters for obtaining rebirth or the fetters for obtaining existence. (3) Still another person has abandoned the lower fetters and the fetters for obtaining rebirth, but not the fetters for obtaining existence. (4) And still another person has abandoned the lower,fetters, the fetters for obtaining rebirth, and the fetters for obtaining existence.

(1) “What kind of person has not abandoned the lower fetters, the fetters for obtaining rebirth, or the fetters for obtaining existence? The once-returner. This person has not abandoned the lower fetters, the fetters for obtaining rebirth, or the fetters for obtaining existence.

(2) “What kind of person has abandoned the lower fetters, but not the fetters for obtaining rebirth or the fetters for obtaining existence? The one bound upstream, heading toward the Akanittha realm. This person has abandoned the lower fetters but not the fetters for obtaining rebirth o r the fetters for obtaining existence.

(3) “What kind of person has abandoned the lower fetters and the fetters for obtaining rebirth but not the fetters for obtaining existence? The one who attains final nibbana in the interval. This person has abandoned the lower fetters and the fetters for obtaining rebirth but not the fetters for obtaining existence.

(4) “What kind of person has abandoned the lower fetters, the fetters for obtaining rebirth, and the fetters for obtaining existence? The arahant. For this person has abandoned the lower fetters, the fetters for obtaining rebirth, and the fetters for obtaining existence.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.

  1. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được tái sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với vị Nhất Lai. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử … các kiết sử khiến được sanh … các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

  1. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với hạng người Thượng lưu, đi đến Sắc cứu kính. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, … các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

  1. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với hạng người Trung gian Bát-Niết-bàn. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

  1. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận?

Ðối với bậc A-la-hán. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

132 (2) Discernment – [(II) (132) Trả Lời]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

One whose discernment is incisive but not free-flowing; one whose discernment is free-flowing but not incisive; one whose discernment is both incisive and free-flowing; and one whose discernment is neither incisive nor free-flowing.

These are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Trả lời tương ứng, trả lời không tự tại; trả lời tự tại, trả lời không tương ứng; trả lời tương ứng và trả lời tự tại; trả lời không tương ứng và trả lời không tự tại.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

133 (3) Of Quick Understanding – [(III) (133) Lanh Trí]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

One who understands quickly; one who understands through elaboration; one who needs to be guided; and one for whom the word is the maximum.

These are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Biết một cách tổng quát, biết một cách rộng rãi với các chi tiết, biết cần phải hướng dẫn, chỉ giỏi về chữ nghĩa.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

134 (4) Effort – [(IV) (134) Nỗ Lực]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

One who lives off the fruit of his effort but not off the fruit of his kamma; one who lives off the fruit of his kamma but not off the fruit of his effort; one who lives off the fruit of both his effort and his kamma; and one who lives off the fruit of neither his effort nor his kamma.

These are the four kinds of persons found existing in the world.”

– Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Sống nhờ kết quả của nỗ lực, sống nhờ kết quả của hành động, sống không nhờ kết quả của hành động, sống không nhờ kết quả của nỗ lực; Sống nhờ kết quả của nỗ lực và sống nhờ kết quả của hành động; Sống không nhờ kết quả của nỗ lực và sống không nhờ kết quả của hành động.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

135 (5) Blameworthy – [(V) (135) Có Tội]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

The blameworthy, the mostly blameworthy, the slightly blameworthy, and the blameless.

(1) “And how, bhikkhus, is a person blameworthy?

Here, a person engages in blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, and blameworthy mental action. It is in this way that a person is blameworthy.

(2) “And how is a person mostly blameworthy?  

Here, a person engages in bodily action that is mostly blameworthy, verbal

action that is mostly blameworthy, and mental action that is mostly blameworthy. It is in this way that a person is mostly blameworthy.

(3) “And how is a person slightly blameworthy?

Here, a person engages in bodily action that is mostly blameless, verbal

action that is mostly blameless, and mental action that is mostly blameless. It is in this way that a person is slightly blameworthy.

(4) “And how is a person blameless?

Here, a person engages in blameless bodily action, blameless verbal action, and blameless mental action. It is in this way that a person is blameless.

“These are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Có tội, nhiều tội, ít tội, không có tội.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có tội?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp có tội, thành tựu với khẩu nghiệp có tội, thành tựu với ý nghiệp có tội. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có tội.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nhiều tội?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp có tội nhiều, không tội ít, thành tựu với khẩu nghiệp có tội nhiều, không tội ít, thành tựu với ý nghiệp có tội nhiều, không tội ít. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người với nhiều tội.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với ít tội?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít, thành tựu khẩu nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít, thành tựu ý nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người ít tội.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không tội?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp không có tội, thành tựu với khẩu nghiệp không có tội, thành tựu với ý nghiệp không có tội. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không có tội.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

136 (6) Virtuous Behavior (1) – [(VI) (136) Có Giới (1)]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) Here, bhikkhus, some person does not fulfill virtuous behavior, concentration, and wisdom. (2) Another person fulfills virtuous behavior but does not fulfill concentration and wisdom. (3) Still another person fulfills virtuous behavior and concentration but does n ot fulfill wisdom. (4) And still another person fulfills virtuous behavior, concentration, and wisdom.

These are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, đầy đủ về tuệ.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

137 (7) Virtuous Behavior (2) – [(VII) (137) Có Giới (2)]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, bhikkhus, some person does not value virtuous behavior or take virtuous behavior as an authority, does not value concentration or take concentration as an authority, and does not value wisdom or take wisdom as an authority.

(2) “Another person values virtuous behavior and takes virtuous behavior as an authority, but does not value concentration or take concentration as an authority, and does not value wisdom or take wisdom as an authority.

(3) “Still another person values virtuous behavior and takes virtuous behavior as an authority, values concentration and takes concentration as an authority, but does not value wisdom or take wisdom as an authority.

(4) “And still another, person values virtuous behavior and takes virtuous behavior as an authority, values concentration and takes concentration as an authority, and values wisdom and takes wisdom as an authority.

“These are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người không kính trọng giới, không xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng, Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng. Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng, Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, kính trọng tuệ, xem tuệ là tốt thượng,

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

138 (8) Retreat – [(VIII) (138) Viễn Ly]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

One who has gone on retreat by body but not gone on retreat by mind; one who has not gone on retreat by body but has gone on retreat by mind; one who

has not gone on retreat either by body or by mind; and one who has gone on retreat both by body and by mind.

(1) “And how, bhikkhus, has a person gone on retreat bybody but not gone on retreat by mind?

Here, some person resorts to remote lodgings in forests and jungle g roves, but there he thinks sensual thoughts, thoughts of ill w ill, and thoughts of harming.

It is in this way that a person has gone on retreat by body but has not gone on retreat by mind.

(2) “And how has a person not gone on retreat by body but

gone on retreat by mind?

Here, some person does not resort to remote lodgings in forests and jungle groves, but he thinks thoughts of renunciation, thoughts of good will, and thoughts of harmlessness. It is in this way that a person has not gone on

retreat by body but gone on retreat by mind.

(3) “And how has a person gone on retreat neither by body

nor by mind?

Here, some person does not resort to remote lodgings in forests and jungle groves, and he thinks sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. It is in this way that a person has gone on retreat neither by body nor

by mind.

(4) “And how has a person gone on retreat both by body

and by mind?

Here, some person resorts to remote lodgings in forests and jungle groves, and there he thinks thoughts of renunciation, thoughts of good will, and thoughts of harmlessness. It is in this way that a person has gone on retreat both by

body and by mind.

“These, bhiJkkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Thân viễn ly, tâm không viễn ly; thân không viễn ly, tâm viễn ly; thân không viễn ly, tâm không viễn ly; thân viễn ly và tâm viễn ly.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly, tâm không viễn ly?

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly, nhưng tâm không viễn ly.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly?

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm vô sân, nghĩ đến tầm bất hại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, tâm không viễn ly?

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; Tại đấy, vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, tâm không viễn ly.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly và tâm viễn ly?

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm không sân, nghĩ đến tầm không hại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly và tâm viễn ly.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

 

139 (9) Dhamma Speakers – [(IX) (139) Thuyết Pháp]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of Dhamma speakers. What four?

(1) “Here, bhikkhus, some Dhamma speaker speaks little and [his speech is] pointless, and his assembly is not skilled in distinguishing what is meaningful from what is pointless. Such a Dhamma speaker is reckoned as a Dhamma speaker by such an assembly.

(2) “Another Dhamma speaker speaks little but [his speech is] meaningful, and his assembly is skilled in distinguishing what is meaningful from what is pointless. Such a Dhamma speaker is reckoned as a Dhamma speaker by such an assembly.

(3) “Still another Dhamma speaker speaks much but [his speech is] pointless, and his assembly is not skilled in distinguishing what is meaningful from what is pointless. Such a Dhamma speaker is reckoned as a Dhamma speaker by such

an assembly.

(4) “And still another Dhamma speaker speaks much and [his speech is] meaningful, and his assembly is skilled in distinguishing what is meaningful from what is pointless. Such a Dhamma speaker is reckoned as a Dhamma speaker by such an assembly.

“These, bhikkhus, are the four kinds of Dhamma speakers.”

  1. – Có bốn hạng người thuyết pháp này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, ít nói và không liên hệ đến vấn đề; và hội chúng không thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, ít nói và liên hệ đến vấn đề; và hội chúng thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, nói nhiều và không liên hệ đến vấn đề; và hội chúng không thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, nói nhiều và liên hệ đến vấn đề; và hội chúng thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người thuyết pháp này.

 

140 (10) Speakers – [(X) (140) Hạng Thuyết Trình]

 

“Bhikkhus, there are these four speakers. What four? (1) There is the speaker who exhausts the meaning but not the phrasing. (2) There is the speaker who exhausts the phrasing but not the meaning. (3) There is the speaker who exhausts both the meaning and the phrasing. (4) And there is the speaker who

does not exhaust either the meaning or the phrasing. These are the four speakers. It is impossible and inconceivable that one who possesses the four analytical knowledges will exhaust either the meaning or the phrasing.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thuyết trình này. Thế nào là bốn?

Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về nghĩa, không về văn; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về văn, nhưng không về nghĩa; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, không đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thuyết trình này.

Không có trường hợp nào, này các Tỷ-kheo, không có cơ hội này, là một người thành tựu bốn vô ngại giải, lại đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn.

 

  1. Splendors – [XV. Phẩm Ánh Sáng] – page 519 of 1925

 

141 (1) Splendors – [(I) (141) Hào Quang]

 

“Bhikkhus, there are these four splendors. What four?

The splendor of the moon, the splendor of the sun, the splendor of fire, and the splendor of wisdom. These are the four splendors.

Of these four splendors, the splendor of wisdom is foremost.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại hào quang. Thế nào là bốn?

Hào quang mặt trăng, hào quang mặt trời, hào quang ngọn lửa, hào quang trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại hào quang này.

Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại hào quang là hào quang trí tuệ.

 

142 (2) Radiances – [(II) (142) Ánh Sáng]

 

“Bhikkhus, there are these four radiances. What four?

The radiance of the moon, the radiance of the sun, the radiance of fire,

and the radiance of wisdom. These are the four radiances.

Of these four radiances, the radiance of wisdom is foremost.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn?

Ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời, ánh sáng ngọn lửa, ánh sáng trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh sáng này.

Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh sáng là ánh sáng trí tuệ.

 

143 (3) Lights – [(III) (143) Ánh Lửa]

 

“Bhikkhus, there are these four lights. What four?

The light of the moon, the light of the sun, the light of fire, and the light of

wisdom. These are the four lights.

Of these four lights, the light of wisdom is foremost.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh lửa. Thế nào là bốn?

Ánh lửa mặt trăng, ánh lửa mặt trời, ánh lửa ngọn lửa, ánh lửa trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh lửa này.

Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh lửa là ánh lửa trí tuệ.

 

144 (4) Lusters – [(IV) (144) Ánh Chiếu]

 

“Bhikkhus, there are these four lusters. What four?

The luster of the moon, the luster of the sun, the luster of fire, and the luster

of wisdom.

These are the four lusters. Of these four lusters, the luster of wisdom is foremost.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh chiếu. Thế nào là bốn?

Ánh chiếu mặt trăng, ánh chiếu mặt trời, ánh chiếu ngọn lửa, ánh chiếu trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh chiếu này.

Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh chiếu là ánh chiếu trí tuệ.

 

145 (5) Luminaries – [(V) (145) Ánh Ðèn]

 

“Bhikkhus, there are these four luminaries. What four?

The moon is a luminary, the sun is a luminary, fire is a luminary, and wisdom is a luminary. These are the four luminaries.

Of these four luminaries, wisdom is foremost.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh đèn. Thế nào là bốn?

Ánh đèn mặt trăng, ánh đèn mặt trời, ánh đèn ngọn lửa, ánh đèn trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh đèn này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh đèn là ánh đèn trí tuệ.

 

146 (6) Times (1)  – [(VI) (146) Thời Gian (1)]

 

“There are, bhikkhus, these four times. What four?

The time for listening to the Dhamma, the time for discussing the Dhamma,

the time for serenity, and the time for insight.

These are the four times.”

– Có bốn loại thời gian này. Thế nào là bốn?

Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại thời gian này.

 

 

147 (7) Times (2) – [(VII) (147) Thời Gian (2)]

 

  1. “Bhikkhus, these four times, rightly developed and coordinated, gradually culminate in the destruction of the taints. What four?

The time for listening to the Dhamma, the time for discussing the Dhamma, the time, for serenity, and the time for insight. These four times, rightly developed and coordinated, gradually culminate in the destruction of the taints.

  1. “Just as, when it is raining and the rain pours down in thick droplets on a mountain top, the water flows down along the slope and fills the clefts, gullies, and creeks; these, becoming full, fill up the pools; these, becoming full, fill up the lakes; these, becoming full, fill up the streams; these, becoming full, fill

up the rivers; and these, becoming full, fill up the great ocean.

So too, these four times, rightly developed and coordinated, gradually culminate in the destruction of the taints.”

  1. – Có bốn thời gian này, này các Tỷ-kheo, nếu khéo tu tập, nếu khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn?

Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời.

Bốn thời gian này, này các Tỷ-kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đỉnh núi, trời mưa nặng hột, và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thời ao nhỏ được tràn đầy. Ao nhỏ được tràn đầy, thời ao lớn được tràn đầy. Ao lớn được tràn đầy, thời sông nhỏ được tràn đầy. Sông nhỏ được tràn đầy, thời sông lớn được tràn đầy. Sông lớn được tràn đầy, thời biển lớn đại dương được tràn đầy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bốn thời gian này, nếu khéo tu tập, nếu khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

 

148 (8) Conduct (1) – [(VIII) (148) Hạnh Ác Về Lời Nói]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of verbal misconduct. What four?

False speech, divisive speech, harsh speech, and idle chatter.

These are the four kinds of verbal misconduct,”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh ác về lời nói này. Thế nào là bốn?

Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh ác về lời nói này.

 

149 (9) Conduct (2) – [(IX) (149) Hạnh Thiện Về Lời Nói]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of verbal good conduct. What four? Truthful speech, non-divisive speech, gentle speech, and judicious speech.

These are the four kinds of verbal good conduct.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh thiện về lời nói này. Thế nào là bốn?

Nói thật, không nói hai lưỡi, nói lời nhu hòa, nói lời thông minh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh thiện về lời nói này.

 

150 (10) Cores – [(X) (150) Lõi (Tinh túy)]

 

“Bhikkhus, there are these four cores. What four?

The core of virtuous behavior, the core of concentration, the core of wisdom,

and the core of liberation.

These are the four cores.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lõi này. Thế nào là bốn?

Lõi về giới, lõi về định, lõi về tuệ, lõi về giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại lõi này.

 

The Fourth Fifty

 

XVI. Faculties – [XVI. Phẩm Các Căn]

 

151 (1) Faculties – [(I) (151) Các Căn]

 

“Bhikkhus, there are these four faculties. What four?

The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, and

the faculty of concentration.

These are the four faculties.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này. Thế nào là bốn?

Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này.

 

152 (2) Faith – [(II) (152) Lực (1)]

 

“Bhikkhus, there are these four powers. What four?

The power of faith, the power of energy, the power of mindfulness, and the

power of concentration.

These are the four powers.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

 

153 (3) Wisdom – [(III) (153) Lực (2)]

 

“Bhikkhus, there are these four powers. What four?

The power of wisdom, the power of energy, the power of blamelessness,

and the power of sustaining a favorable relationship.

These are the four powers.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Tuệ lực, tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

 

154 (4) Mindfulness – [(IV) (154) Lực (3)]

 

“Bhikkhus, there are these four powers. What four?

The power of mindfulness, the power of concentration, the power of blamelessness, and the power of sustaining a favorable relationship.

These are the four powers.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Niệm lực, định lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

 

155 (5) Reflection – [(V) (155) Lực (4)]

 

“Bhikkhus, there are these four powers. What four?

The power of reflection, the power of development, the power of blamelessness, and the power of sustaining a favorable relationship.

These are the four powers.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Giản trạch lực, tu tập lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

 

156 (6) Eon – [(VI) (156) Kiếp]

 

“Bhikkhus, there are these four incalculable divisions of an eon. What four?

(1) “The time during which an eon dissolves, which cannot easily be calculated as ‘so many years’ or ‘so many hundreds of years’ or ‘so many thousands of years’ or ‘so many hundreds of thousands of years.’

(2) “The time during which an eon remains in a state of dissolution, which cannot easily be calculated as “so many years’ or ‘so many hundreds of years’ or ‘so many thousands of years’ or ‘so many hundreds of thousands of years.’

(3) “The time during which an eon evolves, which cannot easily be calculated as ‘so many years’ or ‘so many hundreds of years’ or ‘so many thousands o f years’ or ‘so many hundreds of thousands of years.’

(4) “The time during which an eon remains in a state of evolution, which cannot easily be calculated as ‘so many years’ or ‘so many hundreds of years’ or ‘so many thousands of years’ or ‘so many hundreds of thousands of years.’

“These, bhikkhus, are the four incalculable divisions of an eon.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này. Thế nào là bốn?

Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy. Có nhiều trăm ngàn năm như vậy.

Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy.

Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy … như vậy.

Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính … như vậy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.

 

157 (7) Illness – [(VII) (157) Bệnh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these two kinds of illness. Which two?

Bodily illness and mental illness. People are found who can claim to enjoy bodily health for one, two, three, four, and five years; for ten, twenty, thirty, forty, and fifty years; and even for a hundred years and more. But apart from those whose

taints have been destroyed, it is hard to find people in the world who can claim to enjoy mental health even for a moment.

  1. “There are, bhikkhus, these four illnesses incurred by a monk. What four?

(1) Here, a bhikkhu has strong desires, undergoes distress, and is not content with any kind of robe, almsfood, lodging, or medicines and provisions for the sick. (2) Because he has strong desires, undergoes distress, and is not content

with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick, he submits to evil desire for recognition and for gain, honor, and praise. (3) He arouses himself, strives, and makes an effort to obtain recognition and gain, honor, and praise. (4) He cunningly approaches families, cunningly sits down, cunningly speaks on the Dhamma, and cunningly holds in his excrement and urine. These are the four illnesses incurred by a monk.

  1. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will not have strong desires or undergo distress, and we will not be discontent with any kind of robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick. We will not submit to evil desires for recognition and for gain, honor, and praise. We will not arouse ourselves, strive, and make an effort to obtain recognition and gain, honor, and praise. We will patiently endure cold and heat, hunger and thirst; contact with flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and serpents; rude and offensive ways of speech; we will bear up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality.’ It is in this way, bhikkhus, that you should train yourselves.”
  2. – Này các Tỷ-kheo, có hai loại bệnh này. Thế nào là hai? Bệnh về thân và bệnh về tâm.

Này các Tỷ-kheo, chúng ta thấy có chúng sanh tự nhận mình là không thân bệnh được một năm, tự nhận mình là không thân bệnh được hai năm, được ba … được bốn … được năm … được mười … được hai mươi … được ba mươi … được bốn mươi … tự nhận mình là không thân bệnh được năm mươi năm, tự nhận mình là không thân bệnh được một trăm năm. Các chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, rất khó tìm được ở đời là những chúng sanh tự nhận mình là không tâm bệnh dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bệnh này cho người xuất gia. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người có dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các đồ vật như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Người ấy vì nhiều dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các vật dụmg như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khởi lên thèm khát, ác dục, muốn được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy nỗ lực, cố gắng, tinh tấn để được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy sau khi tính toán, đi đến các gia đình; sau khi tính toán, ngồi xuống; sau khi tính toán, thuyết pháp; sau khi tính toán, ngưng nín tiểu tiện, đại tiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bốn chứng bệnh của người xuất gia.

  1. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Ta sẽ không có dục lớn, bực bội tức tối, tự bằng lòng với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ta sẽ không khởi lên thèm khát, ác dục, muốn được các điều không đáng được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ không nỗ lực, không cố gắng, không tinh tấn để được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm với ruồi và muỗi, với gió và mưa và các vật bò sát, (kham nhẫn) các hình thức nói phô khó chịu, khó chấp nhận. Ta sẽ chịu đựng các khổ thọ về thân, khởi lên khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, đứt mạng sống”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

158 (8) Decline – [(VIII) (158) Thối Ðọa]

 

  1. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”

“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

– “Friends, any bhikkhu or bhikkhuni who observes four things inwardly can come to the conclusion: I am declining in wholesome qualities. This is called decline by the Blessed One. What four?

An abundance of lust, an abundance of hatred, an abundance of delusion, and his wisdom eye does not tread in the deep matters of what is possible and impossible.

Any bhikkhu or bhikkhuni who observes these four things inwardly can come to the conclusion: I am declining in wholesome qualities. This is called decline by the Blessed One.’

  1. “Friends, any bhikkhu or bhikkhuni who observes four things inwardly can come to the conclusion: I am not declining in wholesome qualities. This is called non-decline by the Blessed One.’ What four? The diminishing of lust, the diminishing of hatred, the diminishing of delusion, and his wisdom eye treads

in the deep matters of what is possible and impossible. Any bhikkhu or bhikkhuni who observes these four things inwardly can come to the conclusion: I am not declining in wholesome qualities. This is called non-decline by the Blessed One.”

  1. Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:

– Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: “Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp “. Ðây được Thế Tôn gọi là thối đọa. Thế nào là bốn?

Tham ái tăng thịnh, sân tăng thịnh, si tăng thịnh, đối với các vấn đề có mặt, không có mặt, không có tuệ nhãn soi thấu.

Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: “Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp “. Ðây được Thế Tôn gọi là thối đọa.

  1. Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: “Tôi không thối đọa khỏi các thiện pháp “. Ðây được Thế Tôn gọi là không thối đọa. Thế nào là bốn?

Tham ái giảm thiểu, sân giảm thiểu, si giảm thiểu. Ðối với các vấn đề có mặt, không có mặt, có tuệ nhãn soi thấu.

Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: “Ta không thối đọa khỏi các thiện pháp “. Ðây được Thế Tôn gọi là không thối đọa.

 

159 (9) The Bhikkhuni – [(IX) (159) Tỷ-Kheo Ni]

 

  1. On one occasion, the Venerable Ananda was dwelling at KosambI in Ghosita’s Park. Then a certain bhikkhuni addressed a man thus:

– ‘Come, good man, approach Master Ananda and pay homage to him in my name with your head at his feet. Then say: ‘Bhante, the bhikkhuni so-and-so is sick, afflicted, gravely ill. She pays homage to Master Ananda with her head at his feet. Then say: It would be good, Bhante, if, out of compassion, Master Ananda would come to visit that bhikkhuni in the bhikkhunis’ quarters.”

– “Yes, noble lady,” that man replied. He then approached the Venerable Ananda, paid homage to him, sat down to one side, and delivered his message. The Venerable Ananda consented by silence.

  1. Then the Venerable Ananda dressed, took his bowl and robe, and went to the bhikkhunis’ quarters. When that bhikkhuni saw the Venerable Ananda coming in the distance, she covered herself from the head down and lay down on her bed: Then the Venerable Ananda approached that bhikkhuni, sat down in the appointed seat, and said to her:
  2. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Rồi một Tỷ-kheo ni gọi một người và nói:

“- Hãy đến đây, thưa Ông. Hãy đi đến Tôn giả Ananda, và nhân danh tôi, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và nói: “Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên là … bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Tỷ-kheo-ni với đầu đảnh lễ Tôn giả Ananda và nói như sau: “Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn”.

“- Thưa vâng, nữ Tôn giả”. Người ấy vâng đáp Tỷ-kheo-ni ấy, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy nói với Tôn giả Ananda:

– Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên này bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và nói như sau: “Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn”.

Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.

  1. Rồi Tôn giả Ananda, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ Tỷ-kheo-ni. Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền trùm đầu và nằm trên giường. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tỷ-kheo-ni ấy, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Ananda nói với Tỷ-kheo-ni ấy:

 

  1. “Sister, this body has originated from nutriment; in dependence on nutriment, nutriment is to be abandoned. This body has originated from craving; in dependence on craving, craving is to be abandoned. This body-has originated from conceit; in dependence on conceit, conceit is to be abandoned. This body has originated from sexual intercourse, but in regard to sexual intercourse the Blessed One has declared the demolition of the bridge.
  2. (1) “When it was said: “This body, sister, has originated from nutriment; in dependence on nutriment, nutriment is to be abandoned, for what reason was this said? Here, sister, reflecting carefully, a bhikkhu consumes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for avoiding harm, and for assisting the spiritual life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and dwell at ease.’ Some time later, in dependence upon nutriment, he abandons nutriment. When it was said: ‘This body, sister, has originated from nutriment; in dependence on nutriment, nutriment is to be abandoned, it is because of this that this was said.
  3. – Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do dâm dục được tác thành, y cứ vào dâm dục; dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.
  4. Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến. Này chị, ở đây, Tỷ-kheo như lý quán sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu, và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Vị ấy sau một thời gian, dầu cho y cứ vào đồ ăn, vẫn không đắm trước đồ ăn.

Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến.

 

  1. (2) “When it was said; ‘This body has originated from craving; in dependence on craving, craving is to be abandoned,’ for what reason was this said? Here, sister, a bhikkhu hears: ‘The bhikkhu named so-and-so, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.’ He thinks: ‘When will I, with the destruction of the taints, realize for myself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of

mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it?’ Some time later, in dependence upon craving, he abandons craving. When it was said: ‘This body has originated from craving; in dependence on craving, craving is to be abandoned, it was because of this that this was said.

  1. (3) “When it was said: ‘This body has originated from conceit; in dependence on conceit, conceit is to be abandoned. With reference to what was this said? Here, sister, a bhikkhu hears: ‘The bhikkhu named so-and-so, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.’ He thinks: ‘That venerable one, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. Why, so can I!’ Some time later, in dependence upon conceit, he abandons conceit. When it was said: ‘This body has originated from conceit; in dependence on conceit, conceit is to be abandoned, it was because of this that this was said.
  2. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe: “Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Vị ấy suy nghĩ: “Thật vậy, ta cũng do đoạn tận các lậu hoặc … ta sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào ái, đoạn tận ái.

Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, do duyên này được nói đến.

  1. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe: “Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc … vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Vị ấy suy nghĩ: “Vậy sao ta không như vậy?”. Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào kiêu mạn, đoạn tận kiêu mạn.

Này chị, thân này do kiêu mạn tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đọan tận. Như vâỵ được nói đến, do duyên này được nói đến.

 

  1. (4) “This body, sister, has originated from sexual intercourse, but in regard to sexual intercourse, the Blessed One has declared the demolition of the bridge.”
  2. Then that bhikkhuni got up from her bed, arranged her upper robe over one shoulder, and having prostrated herself with her head at the Venerable Ananda’s feet, she said to the Venerable Ananda:

– “Bhante, I have committed a transgression in that I so foolishly, stupidly, and unskillfully behaved as I did. Bhante, may Master Ananda accept my transgression seen as a transgression for the sake of future restraint.”

  1. “Surely, sister, you have committed a transgression in that you so foolishly, stupidly, and unskillfully behaved as you did. But since you see your transgression as a transgression and make amends for it in accordance with the Dhamma, we accept it. For it is growth in the Noble One’s discipline that

one sees one’s transgression as a transgression, makes amends for it in accordance with the Dhamma, and undertakes future restraint.”

  1. Này chị, thân này do dâm dục tác thành, dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.
  2. Rồi Tỷ-kheo-ni ấy, từ giường đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa với Tôn giả Ananda:

– Một lỗi con đã vi phạm, thưa Tôn giả, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Ananda chấp nhận cho con tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai !

  1. – Thật vậy, này chị, thật sự chị đã phạm tội vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Chị đã làm như vậy. Này chị, vì Chị thấy phạm tội là phạm tội, và như Pháp phát lộ, nên chúng tôi chấp nhận tội ấy cho chị. Này chị, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng khi thấy được phạm tội là phạm tội, và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.

 

160 (10) A Fortunate Onew – [(X) (160) Luật Của Bậc Thiện Thệ]

 

  1. “Bhikkhus, while the Fortunate One or the Fortunate One’s discipline remains in the world, this is for the welfare of many people, for the happiness of many people, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans. “And who, bhikkhus, is the Fortunate One?

Here, the Tathagata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One. This is the Fortunate One.

  1. “And what is the Fortunate One’s discipline?

He teaches the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals the perfectly complete and pure spiritual life. This is the Fortunate One’s discipline. Thus, while the Fortunate One or the Fortunate One’s discipline remains in the world, this is for the welfare of many people, for the happiness of many people, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.

  1. – Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thiện Thệ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai có mặt ở đời, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Nghự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Này các Tỷ-kheo, đây là bậc Thiện Thệ.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Luật của bậc Thiện Thệ?

Vị ấy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây là Luật của bậc Thiện Thệ.

Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

 

  1. “There are, bhikkhus, these four things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma. What four?

(1) “Here, the bhikkhus learn discourses that have been badly acquired, with badly set down words and phrases. When the words and phrases are badly set down, the meaning is badly interpreted. This is the first thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. (2) “Again, the bhikkhus are difficult to correct and possess qualities that make them difficult to correct. They are impatient and do not accept instruction respectfully. This is the second thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.
  2. (3) “Again, those bhikkhus who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines, do not respectfully teach the discourses to others. When they have passed away, the discourses are cut off at the root, left without anyone to preserve them. This is the third thing that leads tty the decline and disappearance of the good Dhamma.
  3. Có bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh, được lãnh thọ sai lầm, với văn cú sắp đặt bị đảo lộn. Do văn cú bị sắp đặt đảo lộn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý bị hướng dẫn sai lạc. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành khó nói, khó kham nhẫn. Họ không kính trọng lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy không nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh bị cắt đứt tại gốc rễ, không có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

 

  1. (4) “Again, the elder bhikkhus are luxurious and lax, leaders in backsliding, discarding the duty of solitude; they do not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. [Those in] the next generation follow

their example. They, too, become luxurious and lax, leaders in backsliding, discarding the duty of solitude; they, too, do not arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fourth thing that leads to the decline and disappearance of the good Dhamma.

“These are the four things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma.

  1. “There are, bhikkhus, these four [other] things that lead to the continuation, non-decline, and. non-disappearance of the good Dhamma. What four?

(1) “Here, the bhikkhus learn discourses that have been well acquired, with well, set down words and phrases. When the words and phrases are well set down, the meaning is well interpreted. This is the first thing that leads to the continuation, nondecline, and non-disappearance of the good Dhamma.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo là những vị sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ sau tiếp nối theo tà kiến của họ. Thế hệ ấy cũng sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
  2. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh được khéo lãnh thọ, với văn cú sắp đặt đúng đắn. Do văn cú được sắp đặt đúng đắn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý được hướng dẫn đúng đắn. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.

 

  1. (2) “Again, the bhikkhus are easy to correct and possess qualities that make them easy to correct. They are patient and accept instruction respectfully. This is the second thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  2. (3) “Again, those bhikkhus who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines, respectfully teach the discourses to others. When they have passed away, the discourses are not cut off at the root for there are those who preserve them. This is the third thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.
  3. (4) “Again, the elder bhikkhus are not luxurious and lax, but they discard backsliding and take the lead in solitude; they arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. [Those in] the next generation follow

their example. They, too, do not become luxurious and lax, but they discard backsliding and take the lead in solitude; they, too, arouse energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is the fourth thing that leads to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good

Dhamma.

“These, bhikkhus, are the four things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành dễ nói, kham nhẫn. Họ kính trọng những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh không bị cắt đứt tại gốc rễ, có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo không là những vị sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ về sau tiếp nối theo chánh kiến của họ. Thế hệ ấy không sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, không bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.

Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này đưa đến diệu pháp được an trú, không bị hỗn loạn, không biến mất.

 

XVII. Modes of Practice – [XVII. Phẩm Ðạo Hành] – page 528 of 1925

 

161 (1) In Brief – [(I) (161) Tóm Tằt]

 

“Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?

(1) Practice that is painful with sluggish direct knowledge; (2) practice that is painful with quick direct knowledge; (3) practice that is pleasant with sluggish direct knowledge; and (4) practice that is pleasant with quick direct knowledge. These are the four modes of practice.”

– Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này các Tỷ-kheo, cố bốn đạo hành này.

 

162 (2) In Detail – [(II) (162) Với Chi Tiết]

 

“Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?

(1) Practice that is painful with sluggish direct knowledge; (2) practice that is painful with quick direct knowledge; (3) practice that is pleasant with sluggish direct knowledge; and (4) practice that is pleasant with quick direct knowledge.

  1. (1) “And what, bhikkhus, is the practice that is painful with sluggish direct knowledge?

Here, someone is by nature strongly prone to lust and often experiences pain and dejection born of lust. By nature, he is strongly prone to hatred and often experiences pain and dejection born of hatred. By nature, he is strongly prone to delusion and often experiences pain and dejection born of delusion. These five faculties arise in him feebly: the faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, and the faculty of wisdom; Because these five faculties are feeble in him, he sluggishly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is painful with sluggish direct knowledge.

  1. (2) “And what is practice that is painful with quick direct knowledge?

Here, someone is by nature strongly prone to lust … hatred … delusion and often experiences pain and dejection born of delusion. These five faculties arise in him prominently: the faculty of faith … the faculty of wisdom. Because these five faculties are prominent in him, he quickly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is painful with quick direct knowledge.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

2.-Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm?

Ở đây, có người bản tánh tham dục rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh; bản tánh sân rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do sân hận sanh; bản tánh si rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí chậm.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bản tánh tham dục rất cường thịnh … luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra hết sức dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này hết sức dồi dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách mau chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí nhanh.

 

  1. (3) “And what is practice that is pleasant with sluggish direct knowledge?

Here, someone by nature is not strongly prone to lust and does not often experience pain and dejection born of lust. By nature, he is not strongly prone to hatred and does not often experience pain and dejection born of hatred. By nature, he is not strongly prone to delusion and does not often experience

pain and dejection born of delusion. These five faculties arise in him feebly: the faculty of faith … the faculty of wisdom. Because these five faculties are feeble in him, he sluggishly attains the immediacy condition for the destruction of

the taints. This is called practice that is pleasant with sluggish direct knowledge. 5. (4) “And what is practice that is pleasant with quick direct knowledge?

Here, someone by nature is not strongly prone to lust … hatred … delusion and does not often experience pain and dejection born of delusion. These five faculties arise in him prominently: the faculty of faith … the faculty of wisdom.

Because these five faculties are prominent in him, he quickly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is pleasant with quick direct knowledge.

“These, bhikkhus, are the four modes of practice.”

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bản tánh tham dục không có cường thịnh … thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh … bản tánh sân không có cường thịnh … bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bản tánh tham dục không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh; bản tánh sân không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do sân sanh; bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

 

163 (3) Unattractiveness – [(III) (163) Bất Tịnh]

 

  1. [Opening paragraph as above.]
  2. (1) “And what, bhikkhus, is practice that is painful with sluggish direct knowledge?

Here, a bhikkhu dwells contemplating the unattractiveness of the body, perceiving the repulsiveness of food, perceiving non-delight in the entire world, contemplating impermanence in all conditioned phenomena; and he has

the perception of death well established internally. He dwells depending upon these five trainee powers: the power of faith, the power of moral shame, the power of moral dread, the power of energy, and the power of wisdom. These five faculties arise in him feebly: the faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, and the faculty of wisdom. Because these five faculties are feeble, he sluggishly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is painful

with sluggish direct knowledge.

  1. (2) “And what is practice that is painful with quick direct knowledge?

Here, a bhikkhu dwells contemplating the unattractiveness of the body … and he has the perception of death well established internally. He dwells depending upon these five trainee powers: the power of faith … the power of wisdom.

These five faculties arise in him prominently: the faculty of faith … the faculty of wisdom. Because these five faculties are prominent, he quickly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is painful with quick direct knowledge.

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn? Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất mềm yếu, đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí chậm.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, chứng được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí nhanh.

 

  1. (3) “And what is practice that is pleasant with sluggish direct knowledge? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily. With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. He dwells depending upon these five trainee powers: the power of faith … the power of wisdom. These five faculties arise in him feebly: the faculty of faith … the faculty of wisdom. Because these five faculties are feeble, he sluggishly attains the immediacy condition for the

destruction of the taints. This is called practice that is pleasant with sluggish direct knowledge.

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ nhất; làm cho tịnh chỉ tầm và tứ … chứng và trú Thiền thứ hai; ly hỷ trú xả … chứng và trú Thiền thứ ba … xả lạc, xả khổ, chấm dứt khổ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn mềm yếu này, đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.

 

  1. (4) “And what is practice that is pleasant with quick direct knowledge?

Here, secluded from sensual pleasures secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … the second jhana … the third jhana … the fourth jhana. He’ dwells depending upon these five trainee powers: the power of faith … the power of wisdom. These five faculties arise in him prominently: the faculty of faith … the faculty of wisdom. Because these five faculties are prominent, he quickly attains the immediacy condition for the destruction of the taints. This is called practice that is pleasant with quick

direct knowledge.

“These, bhikkhus, are the four modes of practice.”

  1. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ nhất … chứng và trú Thiền thứ hai … chứng và trú Thiền thứ ba … chứng và trú Thiền thứ tư … Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực này, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn hiện khởi rất dồi dào này, vị ấy chứng được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

 

164 (4) Patient (1) – [(IV) (164) Kham Nhẫn (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?

The impatient practice, the patient practice, the taming practice,

and the calming practice.

  1. (1) “And what, bhikkhus, is the impatient practice?

Here, someone insults one who insults him, scolds one who scolds him, and argues with one who picks an argument with him. This is called the impatient practice.

  1. (2) “And what is the patient practice?

Here, someone does not insult one who insults him, does not scold one who scolds him, and does not argue with one who picks an argument with him. This is called the patient practice.

  1. (3) “And what is the taming practice? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the

restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object-with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. This is called the taming practice.

(4) “And what is the calming practice?

Here, a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought; he abandons it, dispels it, calms it down, terminates it, and obliterates it. He does not tolerate an arisen thought of ill will … an arisen thought of harming … bad unwholesome states whenever they arise; he abandons them, dispels them, calms them down, terminates them, and obliterates them. This is called’ the calming practice.

“These, bhikkhus, are the four modes of practice.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưởi mắng lại kẻ đã chưởi mắng, sân hận lại với kẻ đã sân hận, gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không nhiếc mắng lại kẻ đã nhiếc mắng, không sân hận lại kẻ đã sân hận, không gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành kham nhẫn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, sống với sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc … khi ý biết pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì ý căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, thọ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là đạo hành an tịnh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu, không có chấp nhận sân tầm khởi lên … không có chấp nhận hại tầm khởi lên … không có chấp nhận các pháp ác bất thiện tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

 

165 (5) Patient (2) – [(V) (165) Kham Nhẫn (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?

The impatient practice, the patient practice, the taming practice, and the calming practice.

  1. (1) “And what, bhikkhus, is the impatient practice?

Here, someone does not patiently endure cold’and heat; hunger and thirst; contact with flies, mosquitoes, wind, the burning sun, and. serpents; rude and offensive ways of speech; he is unable to bear up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality. This is called the impatient practice.

  1. (2) “And what is the patient practice?

Here, someone patiently endures cold and heat … rude and offensive ways of speech; he is able to bear up with arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality. This is called the patient practice.

  1. (3) “And what, bhikkhus, is the faming practice? … [as in 4:164] …
  2. (4) “And what, bhikkhus, is the calming practice? … [as in 4:164] …

“These, bhikkhus, are the four modes of practice.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; không kham nhẫn những hình thức chưởi mắng, phỉ báng, không thể chịu đựng được cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người kham nhẫn lạnh, nóng … chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành kham nhẫn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung … (như kinh 164.4). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành an tịnh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chấp nhận dục tầm khởi lên … (như kinh 164.5) … Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

 

166 (6) Both – [(VI) (166) Với Các Chi Tiết]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four modes of practice. What four?

(1) Practice that is painful with sluggish direct knowledge; (2)

practice that is painful with quick direct knowledge; (3) practice

that is pleasant with sluggish direct knowledge; and (4) practice

that is pleasant with quick direct knowledge.

  1. (1) “The mode of practice that is painful with sluggish direct knowledge is declared to be inferior for both reasons: because it is painful and because direct knowledge is sluggish. This mode of practice is declared to be inferior for both reasons.
  2. (2) “The mode of practice that is painful with quick direct knowledge is declared to be inferior because of its painfulness.
  3. (3) “The mode of practice that is pleasant with sluggish direct knowledge is declared to be inferior because of its sluggishness.
  4. (4) “The mode of practice that is pleasant with quick direct knowledge is declared to be superior for both reasons: because practice is pleasant and because direct knowledge is quick. This mode of practice is declared to be superior for both reasons.

“These, bhikkhus, are the four modes of practice.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn? Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này khổ, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này là khổ, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này thắng trí chậm, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là khổ, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này do đau khổ nên gọi là hạ liệt.
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là lạc, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này do chậm nên gọi là hạ liệt.
  4. Tại đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng. Ðạo hành này lạc, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Ðạo hành này nhanh chóng, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

 

167 (7) Moggallana – [(VII) (167) Sàriputta Và Moggallàna]

 

Then the Venerable Sariputta approached the Venerable Mahamoggallana and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable ahamoggallana:

“Friend Moggallana, there are these four modes of practice. What four? (1) Practice that is painful with sluggish direct knowledge; (2) practice that is painful with quick direct knowledge; (3) practice that is pleasant with sluggish direct knowledge; and (4) practice that is pleasant with quick direct knowledge.

Through which of these four modes of practice was your mind liberated from the taints by non-clinging?” “Of these four modes of practice, friend Sariputta, it was through the mode that is painful with quick direct knowledge that my mind was liberated from the taints by nonclinging.”

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Tôn giả Moggallàna, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Moggallàna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Moggallàna:

– Này Hiền giả Moggallàna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này Hiền giả, có bốn đạo hành này.

  1. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành nào do đi đến đạo hành này, tâm của Hiền giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?

– Này Hiền giả Sàriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh. Này Hiền giả, có bốn đạo hành này. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành này khổ, thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

268 (8) Sariputta – [(VIII) (168) Moggallàna và Sàriputta]

 

Then the Venerable Mahamoggallana approached the Venerable Sariputta … and said to him:

– “Friend Sariputta, there are these four modes of practice … Through which of these four modes of practice was your mind liberated from the taints by non-clinging?”

“Of these four modes of practice, friend Moggallana, it was through the mode that is pleasant with quick direct knowledge that my mind was liberated from the taints by non-clinging.”

  1. Tôn giả Moggallàna đi đến Tôn giả Sàriputta … Ngồi xuống một bên, Tôn giả Moggallàna nói với Tôn giả Sàriputta:

– Này Hiền giả Sàriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn? … Này Hiền giả, có bốn đạo hành này.

  1. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành nào do đi đến đạo hành này, tâm của Hiền giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?

– Này Hiền giả Moggallàna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?

Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này Hiền giả, trong bốn đạo hành này, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

169 (9) Through Exertion – [(IX) (169) Với Một Vài Nỗ Lực]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, some person attains nibbana through exertion in this very life. (2) Another person attains nibbana through exertion with the breakup of the body. (3) Still another person attains nibbana without exertion in this very life. (4) And

still another person attains nibbana without exertion with the breakup of the body.

  1. (1) “And how, bhikkhus, does a person attain nibbana through exertion in this very life?

Here, a bhikkhu dwells contemplating the unattractiveness of the body, perceiving the repulsiveness of food, perceiving non-delight in the entire world, contemplating impermanence in all conditioned phenomena; and he has

the perception of death well established internally. He dwells depending upon these five trainee powers: the power of faith, the power of moral shame, the power of moral dread, the power of energy, and the power of wisdom. These five faculties arise iri him prominently: the faculties of faith, energy, mindfulness, concentration, and wisdom. Because these five faculties are prominent, he attains nibbana through exertion in this very life. This is how a person attains nibbana through exertion in this very life.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, ngay trong hiện tại, chứng được Hữu hành Niết-bàn.

 

  1. (2) “And how does a person attain nibbana through exertion with the breakup of the body?

Here, a bhikkhu dwells contemplating the unattractiveness of the body … and he has the perception of death well established internally. He dwells depending upon these five trainee powers: the powers of faith … and wisdom. These five faculties arise in him feebly: the faculties of faith … and wisdom. Because these five faculties are feeble, he attains nibbana through exertion with the breakup

of the body. This is how a person attains nibbana through exertion with the breakup of the body.

  1. (3) “And how does a person attain nibbana without exertion in this very life? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … the fourth jhana. He dwells depending upon these five trainee powers: the powers of faith … and wisdom. These five faculties arise in him prominently: the faculties of faith … and wisdom. Because these five faculties are prominent, he attains nibbana without exertion in this very life. This is how a person attains nibbana without exertion in this very life.
  2. (4) “And how does a person attain nibbana without exertion with the breakup of the body?

Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … the fourth jhana. He dwells depending upon these five trainee powers: the powers of faith … and wisdom. These five faculties arise in him feebly: the faculties of faith … and wisdom. Because these five faculties are feeble, he attains nibbana without exertion with the breakup of the body. This is how a person attains nibbana without exertion with the breakup of the body.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing

in the world.”

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân … với tưởng chết, khéo an trú trên nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra mềm yếu, khi thân hoại mạng chung, vị ấy chứng được Hữu hành Niết-bàn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng được Vô hành Niết-bàn.

Như vậy này các Tỷ kheo, Có hạng người ngay trong hiện tại chứng được vô hành Niết Bàn.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này khởi lên mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, vị ấy khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

 

170 (10) In Conjunction – [(X) (170) Gắn Liền Cột Chặt]

 

  1. On one occasion, the Venerable Ananda was dwelling at KosambI in Ghosita’s Park. There the Venerable Ananda addressed the bhikkhus:
  • “Friends, bhikkhus!”
  • “Friend,’ those bhikkhus replied. The Venerable Ananda said this:

“Friends, whatever bhikkhu or bhikkhuni has declared the attainment of arahantship in my presence has done so by these four paths or by a certain one among them. What four?

  1. (1) “Here, a bhikkhu develops insight preceded by serenity. As he is developing insight preceded by serenity, the path is generated. He pursues this path; develops it, and cultivates it. As he is pursuing, developing, and cultivating this path, the fetters are abandoned and the underlying tendencies are uprooted.
  2. (2) “Again, a bhikkhu develops serenity preceded by insight. As he is developing serenity preceded by insight, the path is generated. He pursues this path, develops it, and cultivates it. As he is pursuing, developing, and cultivating this path, the fetters are abandoned and the underlying tendencies are uprooted.
  3. Một thời, Tôn giả Ananda sống ở Kosàmbi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ananda gọi các Tỷ-kheo:

– Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ananda nói như sau:

– Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

  1. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.
  2. Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

 

  1. (3) “Again, a bhikkhu develops serenity and insight in conjunction. As he is developing serenity and insight in conjunction, the path is generated. He pursues this path, develops it, and cultivates it. As he is pursuing, developing, and cultivating this path, the fetters are abandoned and the underlying tendencies are uprooted.
  2. (4) “Again, a bhikkhu’s mind is seized by restlessness about the Dhamma. But there comes an occasion when his mind becomes internally steady, composed, unified, and concentrated. Then the path is generated in him. He pursues this path, develops it, and cultivates it. As he is pursuing, developing, and cultivating this path, the fetters are abandoned and the underlying tendencies are uprooted. “Whatever bhikkhu or bhikkhuni, friends, has declared the

attainment of arahantship in my presence has done so by these four paths or by a certain one among them.”

  1. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.
  2. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. 

Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

 

XVIII. Volitional – [XVIII. Phẩm Tư Tâm Sở]

 

171 (1) Volition – [(I) (171) Với Tư Tâm Sở]

 

  1. “Bhikkhus, when there is the body, then because of bodily volition pleasure and pain arise internally; when there is speech, then because of verbal volition pleasure and pain arise internally; when there is the m ind; then because of mental volition pleasure and pain arise internally— with ignorance itself

as condition.

  1. “Either on one’s own, bhikkhus, one performs that bodily, volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally, or others make one generate that bodily volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally. Either with clear comprehension one performs

that bodily volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally, or without clear comprehension one performs that bodily volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally.

  1. “Either on one’s own, bhikkhus, one performs that verbal volitional activity conditioned by which p leasure and pain arise in one internally, or others make one perform that verbal volitional activity conditioned by whijch pleasure and pain arise in one internally. Either with clear comprehension one performs

that verbal volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally, or without clear comprehension one performs that verbal volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally.

  1. Này các Tỷ-kheo, khi nào có hành động về thân, do nhân thân tư tâm sở, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về lời, do nhân tư tâm sở về lời, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về ý, do nhân ý tư tâm sở , khởi lên lạc khổ nội tâm. Hay là do vô minh …
  2. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm thân hành, do duyên này, khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm thân hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.
  3. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm khẩu hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

 

  1. “Either on one’s own, bhikkhus, one performs that mental volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally, or others make one perform that mental voliItional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally. Either with clear comprehension one performs

that mental volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally, or without clear comprehension one performs that mental volitional activity conditioned by which pleasure and pain arise in one internally.

  1. “Ignorance is comprised within these states. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance that body does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise in one internally; that speech does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise in one internally;

that mind does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise in one internally. That field does not exist, that site does not exist, that base does not exist, that location does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise in one internally.

  1. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm ý hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.
  2. Này các Tỷ-kheo, trong những pháp này, có vô minh tháp tùng. Do sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn của vô minh, thân hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; khẩu hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; ý hành không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Thửa ruộng không có, căn cứ không có, xứ không có, duyên sự không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

 

**** – [(II) (172) Ðược Ngã Tánh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four acquisitions of individuality. What four?

(1) There is an acquisition of individuality in which one’s own volition operates, not the volition of others. (2) There is an acquisition of individuality in which the volition of others operates, not one’s own volition. (3) There is an acquisition of

individuality in which both one’s own volition and the volition of others operate. (4) And there is an acquisition of individuality in which neither one’s own volition nor the volition of others operates.

These are the four acquisitions of individuality.”

  1. When this was said, the Venerable Sariputta said to the Blessed One:

– “Bhante, I understand in detail the meaning of this statement that the Blessed One has spoken in brief to be as follows. (1) In that acquisition of individuality in which one’s own volition operates but n o t the volition of others, it is by reason of their own volition that beings pass away from that group. (2) In that acquisition of individuality in which the volition of others operates but not one’s own volition, it is by reason of the volition of others that beings pass away from that group. (3) In that acquisition of individuality in which both one’s own volition and the volition of others operate, it is by reason of both one’s own volition and the volition of others that beings pass away from that group.

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh. Thế nào là bốn?

Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

  1. Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

 

  1. (4) But, Bhante, what kind of devas should be understood as the acquisition of individuality in which neither one’s own volition nor the volition of others operates?”

– “They are, Sariputta, the devas of the base of neitherperception-nor-non-perception.”

– “Why is it, Bhante, that some beings who pass away from that group are returners, who come back to this state of being, while others are non-returners, who do not come back to this state of being?”

  1. “Here, Sariputta, some person has not abandoned the lower fetters. In this very life, he enters and dwells-in the base of neither-perception-nor-non-perception. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas in the base of neither-perceptionnor-non-perception. When he passes away from there he is a returner who comes back to this state of being.

“But some [other] person here has abandoned the lower fetters. In this very life he enters and dwells in the base of neitherperception-nor-non-perception. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in.it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas in the base of neither-perceptionnor-non-perception. When he passes away from there he is a non-returner who does not come back to this state of being.

“This, Sariputta, is the reason some beings here who pass away from that group are returners, who come back to this state of being, while others are non-returners, who do not come back to this state of being.”

  1. Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này?

– Này Sàriputta, hạng chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, đã trở lui lại trong trạng thái này? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở không trở lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này?

  1. – Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.
  2. Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái) ấy, nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy … đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

 

172 (2) Analysis – [(III) (173) Phân Tích]

There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus:

  • “Friends, bhikkhus!”
  • “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

(1) “A half-month, friends, after my full ordination I realized the analytical knowledge of meaning by way of its divisions and formulation. In many ways I explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate it. [Let] anyone who is perplexed or uncertain [approach] me with a question; I [will satisfy him] with my answer. Our teacher, who is highly skilled in our teachings, is present. (2) “A half-month after my full ordination I realized the analytical knowledge of the Dhamma by w ay of its divisions and formulation. In many ways I explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate it. [Let] anyone who is perplexed or uncertain [approach] me with a question; I [will satisfy him] with my answer. Our teacher, who. is highly skilled in our teachings, is present. (3) “A half-month after my full o rdination I realized the analytical knowledge of language by way of its divisions and formulation. In many ways I explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, arid elucidate it. [Let] anyone who is perplexed or uncertain [approach] me with a question; I [will satisfy him] with my answer. Our teacher, who is highly skilled in our teachings, is present.

(4) “A half-month after my full ordination I realized the analytical knowledge of discernment by way of its divisions and formulation. In many ways I explain it, teach it, proclaim it, establish it, disclose it, analyze it, and elucidate it. [Let] anyone who is perplexed or uncertain [approach] me with a question; I [will satisfy him] with my answer. Our teacher, who is highly skilled in our teachings, is present.”

Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

– Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

– Thưa vâng Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như:

– Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, nghĩa là vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, pháp vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt … tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới trong nửa tháng, từ vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt … tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, biện tài vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

 

173 (3) Kotthita – [(IV) (174) Kotthita]

 

  1. Then the Venerable Mahakotthita approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and asked the Venerable Sariputta:

(1) “Friend, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, is there anything else?”

“Do not say so, friend.”

(2) “With the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, is there nothing else?”

“Do not say so, friend.”

(3) “With the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, is there both something else and nothing else?”

“Do not say so, friend.”

(4) “With the remainderless fading aw ay and cessation of the six bases for contact, is there neither something else nor nothing else?”

“Do not say so, friend.”

  1. Rồi Tôn giả Mahàkotthita đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón thăm hỏi … ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita thưa với Tôn giả Sàriputta:

– Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa?

– Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có một cái gì khác nữa?

– Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa?

– Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

– Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa?

– Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

 

  1. “Friend, when you are asked: With the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, is there something else?’ you say: ‘Do not say so, friend.’ And when you are asked: ‘With the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, is there nothing else?… Is there both

something else and nothing else? … Is there neither something else nor nothing else?’ [in each case] you say: ‘Do not say so, friend.’ In what way should the meaning of this statement be understood?”

  1. (1) “Friend, if one says: ‘With the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, there is something else, one proliferates that which is not to be proliferated. (2) If one says: ‘Friend, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, there is nothing else, one

proliferates that which is not to be proliferated. (3) If one says: ‘Friend, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact, there is both something else and nothing else, one proliferates that which is not to be proliferated. (4) If one says: ‘Friend, with the remainderless fading away and

cessation of the six bases for contact, there is neither something else nor nothing else, one proliferates that which is not to be proliferated.

“Friend, as far as the range of the six bases for contact extends, just so far extends the range of proliferation. As far as the range of proliferation extends, just so far extends the range of the six bases for con tact. With the emainderless fading away and cessation of the six bases for contact there is the cessation

of proliferation, the subsiding of proliferation.”

2.- Thưa Hiền giả, khi được hỏi: “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa”, Hiền giả nói: “Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả”. Khi được hỏi: “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có một cái gì khác nữa”, Hiền giả nói: “Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả”. Khi được hỏi: “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa”, Hiền giả nói: “Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả”. Sau khi được hỏi: “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa”, Hiền giả nói: “Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả”. Thưa Hiền giả, như thế nào cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này?

3.- “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa !”, nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, … không có dư tàn, không có cái gì khác nữa !”, nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, … không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa !”, nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. “Thưa Hiền giả, sau khi đoạn diệt, … không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa !”, nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. Thưa Hiền giả, cho đến khi nào có sự đi đến sáu xúc xứ, cho đến khi ấy có sự đi đến hý luận. Cho đến khi nào có sự đi đến hý luận, cho đến khi ấy có sự đi đến sáu xúc xứ. Thưa Hiền giả, do sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, hý luận được đoạn diệt, hý luận được chỉ tịnh.

 

174 (4) Ananda

 

Then the Venerable Ananda approached the Venerable Mahakotthita and exchanged greetings with him.

[This sutta is exactly the same as 4:173 except that here Ananda asks the questions and Mahakotthita responds.]

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Mahàkotthita, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahàkotthita những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Mahàkotthita:

– Thưa Hiền giả, do sự đoạn diệt ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, có phải còn có vật gì khác?

– Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

… (giống như đoạn trước, khi Sàriputta trả lời cho Mahàkotthita … cho đến… “hý luận được chỉ tịnh”).

 

175 (5) Upavana – [(V) (175) Upavàna]

 

  1. Then the Venerable Upavana approached the Venerable Sariputta … and-said-to-him:

(1) “Friend Sariputta, does one become an end-maker by means of knowledge?”

“This is not the case, friend.”

(2) “Then does one become an end-maker by means of conduct?”

“This is not the case, friend.”

(3) “Then does one become an end-maker by means of knowledge and conduct?”

“This is not the case, friend.”

(4) “Then does one become an end-maker otherwise than by means of knowledge and conduct?”

“This is not the case, friend.”

  1. Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta … ngồi xuống một bên.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh hay không?

– Thưa không, này Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh hay không?

– Thưa không, này Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh hay không?

– Thưa không, này Hiền giả.

– Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh hay không?

– Thưa không, này Hiền giả.

 

  1. “When you are asked: Triend Sariputta, does one become an end-maker by means of knowledge?’ you say: ‘This is not the case, friend.’ When you are asked: ‘Then does one become an end-maker by means of conduct? … by means of knowledge and conduct? … otherwise than by means of knowledge and

conduct?’ [in each case] you say: ‘This is not the case, friend.’

Then in what way does one become an end-maker?”

  1. (1) “If, friend, one was to become an end-maker by means of knowledge, even one who still has clinging would become an end-maker. (2) If one were to become an end-maker by means of conduct, even one who still has clinging would become an end-maker. (3) If one were to become an end-maker by means of knowledge and conduct, even one who still has clinging would

become an end-maker- (4) If one were to become an end-maker otherwise than by means of knowledge and conduct, then a worldling would be an end-maker; for a worldling is destitute of knowledge and conduct.

“Friend, one deficient in conduct does not know and see things as they are. One accomplished in conduct knows and sees things as they are. Knowing and seeing things as they are, one becomes an end-maker.”

  1. – Khi được hỏi: “Thưa Tôn giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh hay không?”, Tôn giả nói: “Thưa không, này Hiền giả”. Khi được hỏi: “Thưa Tôn giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh hay không?”, Tôn giả nói: “Thưa không, này Hiền giả”. Khi được hỏi: “Thưa Tôn giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh hay không?”, Tôn giả nói: “Thưa không, này Hiền giả”. Khi được hỏi: “Thưa Tôn giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh hay không?”, Tôn giả nói: “Thưa không, này Hiền giả”. … Như thế nào, thưa Tôn giả, (cần phải hiểu) có người chấm dứt (đau khổ)?

3.- Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh, thời một người phàm phu có thể là người chấm dứt (đau khổ). Thưa Hiền giả, người phàm phu không có minh và hạnh nên không như thật thấy và biết, nhưng nếu có minh và hạnh đầy đủ như thật thấy và biết, là người chấm dứt (đau khổ).

 

176 (6) Aspiring – [(VI) (176) Mong Cầu]

 

(1) “Bhikkhus, a bhikkhu endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like Sariputta and Moggallana!’ This is the standard and criterion for my bhikkhu disciples, that is, Sariputta and Moggallana.

(2) “Bhikkhus, a bhikkhuni endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like the bhikkhunis Khema and Uppalavanna!’ This is the standard and criterion for my bhikkhuni disciples, that is, the bhikkhunls Khema and Uppalavanna.

(3) “Bhikkhus, a male lay follower endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like Citta the householder and Hatthaka of Alavi!’ This is the standard and criterion for my male lay disciples, that is, Citta the householder and Hatthaka of Alavi.

(4) “Bhikkhus, a female lay follower endowed with faith, rightly aspiring, should aspire thus: ‘May I become like the female lay follower Khujjuttara and VelukantakI Nandamata!’

This is the standard and criterion for my female lay disciples, that is, the female lay follower Khujjuttara and Velukantaki Nandamata.”

1.- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như Sàriputta, Moggallàna”.

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo của ta, tức là Sàriputta, Moggallàna.

  1. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như Khema và Tỷ-kheo-ni Uppalavannà”.

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo-ni của ta, tức là Khema và Uppalavannà.

  1. Này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như gia chủ Citta, và Hatthaka người Alavì”.

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nam cư sĩ của ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka người Alavì.

  1. Này các Tỷ-kheo, nữ cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà”.

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nữ cư sĩ của ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà.

 

177 (7) Rahula – [(VII) (177) Rahula]

 

Then the Venerable Rahula approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

(1) “Rahula, the internal earth element and the external earth element are just the earth element. This should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself. Having seen this thus as it really is with correct wisdom, one becomes disenchanted with the earth element; one detaches the mind from the earth element.

(2) “Rahula, the internal water element and the external water element are just the water element. This should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not; this is not my self. Having seen this thus as it really is with correct wisdom, one becomes disenchanted with the water

element; one detaches the mind from the water element.

(3) “Rahula, the internal fire element and the external fire element are just the fire element. This should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self. Having seen this thus as it really is with correct wisdom, one becomes disenchanted w ith the fire element; one

detaches the mind from the fire element.

(4) “Rahula, the internal air element and the external air element

are just the air element. This should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self. Having seen this thus as it really is with correct wisdom, one becomes disenchanted with the air element; one detaches the mind from the air element.

  1. “When, Rahula, a bhikkhu does not recognize a self or the belongings of a self in these four elements, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of

suffering.”

  1. Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:

– Này Ràhula, phàm có nội địa giới gì, phàm có ngoại địa giới gì, đều là địa giới này. Cần phải như thật thấy địa giới ấy với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Do thấy như thật (địa giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán địa giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

2-4. Này Ràhula, phàm có nội thủy giới gì, phàm có ngoại thủy giới gì, đều là thủy giới này…., phàm có nội hỏa giới gì, phàm có ngoại hỏa giới gì, đều là hỏa giới này…., phàm có nội phong giới gì, phàm có ngoại phong giới gì, đều là phong giới này. Cần phải như thật thấy phong giới ấy với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Do thấy như thật (phong giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán phong giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

  1. Khi nào, này Ràhula, Tỷ-kheo đối với bốn giới này, không có tùy quán là tự ngã hay thuộc ngã sở, này Ràhula, vị này được gọi là Tỷ-kheo đã cắt dứt ái, đã giải tỏa các kiết sử, đã chơn chánh minh quán kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.

 

178 (8) The Reservoir – [(VIII) (178) Hồ Nước Ở Làng]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four?

(1) “Here, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind. He attends to the cessation of personal existence. As he is doing so, his mind does not launch out toward it, acquire confidence, become steady, and focus on it. This bhikkhu cannot be expected to attain the cessation of personal existence. Suppose a man were to grab hold of a branch with his hand smeared with gum. His hand would stick to it, adhere to it, and be fastened to it. So too, a bhikkhu enters and dwells in a ce r ta in peaceful liberation of mind … This bhikkhu cannot be expected to attain the cessation of personal existence.

(2) “Here, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind. He attends to the cessation of personal existence. As he is doing so, his mind launches out toward it, acquires confidence, becomes steady, and focuses on it. This bhikkhu can be expected to attain the cessation of personal existence. Suppose a man were to grab hold of a branch with a clean hand. His hand would not stick to it, adhere to it, or be fastened to it. So too, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind This bhikkhu can be expected to

attain the cessation of personal existence.

(3) “Here, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind. He attends to the breaking up of ignorance. As he is doing so, his m ind does not launch outtowarddt, acquire confidence, become steady, and focus on it. This bhikkhu cannot be expected to attain the breaking up of ignorance. Suppose

there was a reservoir many years old. A man would close off its inlets and open up its outlets, and sufficient rain would not fall. In such a case, it could not be expected that this reservoir’s embankment would break. So too, a bhikkhu enters and dwells in a certain p eaceful liberation of mind … This bhikkhu cannot

be expected to attain the breaking up of ignorance.

(4) “Here, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind. He attends to the breaking up of ignorance. As he is doing so, his mind launches out toward it, acquires confidence, becomes steady, and focuses on it. This bhikkhu can be expected to attain the breaking up of ignorance. Suppose there were a reservoir many years old. A man would open up its inlets and close off its outlets, and sufficient rain would fall. In such a case, it could be expected that this reservoir’s embankment would break. So too, a bhikkhu enters and dwells in a certain peaceful liberation of mind. He attends to the breaking up of ignorance. As he is doing so, his mind launches out toward it, acquires confidence, becomes steady, and focuses on it. This bhikkhu can be expected to attain the breaking up of ignorance.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay có dính nhựa cầm một cành cây, tay của vị ấy sẽ dính vào, nắm lấy, cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chứng đạt và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay sạch cầm một cành cây, tay của vị ấy không dính vào, không nắm lấy, không cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh, không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được vô minh phá hoại. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy vào, mở ra tất cả các lỗ nước chảy ra, và trời lại không mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, không có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được vô minh phá hoại .
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được vô minh phá hoại. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy ra, mở ra tất cả các lỗ nước chảy vào, và trời lại mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

 

179 (9) Nibbana – [(IX) (179) Niết Bàn]

 

  1. Then the Venerable Ananda approached the Venerable Sariputta … and said to him:

– “Why is it, friend Sariputta, that some beings do not attain nibbana in this very life?”

– “Here, friend Ananda, [some] beings do not understand as it really is: ‘These perceptions pertain to deterioration; these perceptions pertain to stabilization; these perceptions pertain to distinction; these perceptions pertain to penetration.’ This is why some beings here do not attain nibbana in this very life.

  1. “Why is it, friend Sariputta, that some beings here attain nibbana in this very life?”

– “Here, friend Ananda, [some] beings understand as it really is: ‘These perceptions pertain to deterioration; these perceptions pertain to stabilization; these perceptions pertain to distinction; these perceptions pertain to penetration.’ This is why some beings here attain nibbana in this very life.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta. sau khi đến … ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:

– Do nhân dì, thưa Hiền giả Sàriputta, do duyên gì ở đây, lại có một số chúng sanh ngay trong hiện tại không có chứng nhập Niết-bàn?

– Ở đây, này Hiền giả Ananda, chúng sanh không có như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thối đọa”, không có như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào an trú”, không có như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thù thắng”, không có như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thể nhập”. Này Hiền giả Ananda, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại, không chứng nhập Niết-bàn.

  1. – Thưa Hiền giả Sàriputta, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại chứng nhập được Niết-bàn?

– Ở đây, này Hiền giả Ananda, chúng sanh như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thối đọa”, như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào an trú”, như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thù thắng”, như thật quán tri: “Các tưởng này dự phần vào thể nhập”. Do nhân này, do duyên này, này Hiền giả Ananda, ở đây có các chúng sanh ngay trong hiện tại, chứng nhập Niết-bàn.

 

180 (10) The Great Referencesy – [(X) (180) Căn Cứ Ðịa]

 

  1. On one occasion, the Blessed One w as dwelling at Bhoganagara near the Ananda Shrine. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, I will teach you these four great references. Listen and attend closely; I will speak.”

  • “Yes, Bhante, those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“What, bhikkhus, are the four great references?

  1. (1) “Here, bhikkhus, a bhikkhu might say: In the presence of the Blessed One I heard this; in his presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching!”‘ That bhikkhu’s statement should neither be approved nor rejected. Without approving or rejecting it, you should

thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are not included among the discourses and are not to be seen in the discipline, you should

draw the conclusion: ‘Surely, this is not the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been badly learned by this bhikkhu.’ Thus, you should discard it.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Bhoganagara, tại điện Ananda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về bốn đại căn cứ địa này. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn đại căn cứ địa?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau: “Này Hiền giả, đối diện với Thế Tôn, tôi nghe như vậy, đối diện với Thế Tôn, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư”. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

 

  1. “But a bhikkhu might say: In the presence of the Blessed One I heard this; in his presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching!”‘ That bhikkhu’s statement should neither be approved nor rejected. Without approving or rejecting it, you should thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are included among the discourses and. are to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is the word o f the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been learned well by this bhikkhu.’ You should remember this first great reference.
  2. (2) “Then a bhikkhu might say: Tn such and such a residence a Sangha is dwelling with elders and prominent monks. In the presence of that Sangha I heard this; in its presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching.”‘ That bhikkhu’s statement should neither be approved nor rejected. Without approving or rejecting it, you should thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are not included among the discourses and are not to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is hot the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been badly learned by that Sangha.’ Thus, you should discard it.
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau: “Này Hiền giả, đối diện với Thế Tôn, tôi nghe như vậy, đối diện với Thế Tôn, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo tốt đẹp”. Này các Tỷ-kheo, đây là đại căn cứ địa thứ nhất các Thầy cần phải thọ trì.
  4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có Tăng chúng ở với vị thượng tọa, với vị thủ chúng. Ðối diện Tăng chúng, tôi nghe như vậy, đối diện với Tăng chúng, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật và nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

 

  1. “But … if, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are included among the discourses and are to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been learned well by that Sangha.’ You should remember this second great reference.
  2. (3) “Then a bhikkhu might say: In such and such a residence several elder bhikkhus are dwelling who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines. In the presence of those elders I heard this; in their presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching!'” That bhikkhu’s statement should neither be approved nor rejected: Without approving or rejecting it, you should thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them

in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are not included among the discourses and are not to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is not the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been badly learned by those

elders. Thus, you should discard it.

  1. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có Tăng chúng ở với vị thượng tọa, với vị thủ chúng. Ðối diện với Tăng chúng, tôi nghe như vậy, đối diện với Tăng chúng ấy, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vây là đại căn cứ địa thứ hai các Thầy cần phải thọ trì.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo trưởng lão ở, những vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với các trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với các trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật và nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

 

  1. “But … if, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are included among the discourses and are to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been learned well by those elders.’ You should remember this third great reference.
  2. (4) “Then a bhikkhu might say: ‘In such and such a residence one elder bhikkhu is dwelling who is learned, an heir to the heritage, an expert on the Dhamma, an expert on the discipline, an expert on the outlines. In the presence of that elder I heard this; in his presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching!” That bhikkhu’s statement should neither be approved nor rejected. Without approving or rejecting it, you should thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them in

the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are not included among the discourses and are not to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is not the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been badly learned by that elder.

Thus, you should discard it.

  1. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo trưởng lão ở, những vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với các trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với các trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là đại căn cứ địa thứ ba các Thầy cần phải thọ trì.
  2. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng

 

  1. “But a bhikkhu might say: In such and such a residence one elder bhikkhu is dwelling who is learned, an heir to the heritage,

an expert on the Dhamma, an expert on the discipline, an expert on the outlines. In the presence of that elder I heard this; in his presence, I learned this: “This is the Dhamma; this is the discipline; this is the Teacher’s teaching!”‘ That bhikkhu’s statement should neither be ap p rov ed nor rejected. Without

approving or rejecting it, you should thoroughly learn those words and phrases and then check for them in the discourses and seek them in the discipline. If, when you check for them in the discourses and seek them in the discipline, [you find that] they are included among the discourses and are to be seen in the discipline, you should draw the conclusion: ‘Surely, this is the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. It has been learned well by that elder.’ You should remember this fourth great reference.

“These, bhikkhus, are the four great references.”

  1. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau: “Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Ðối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy: “Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của bậc Ðạo sư””. Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và các Trưởng lão ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là đại căn cứ địa thứ tư các Thầy cần phải thọ trì.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đại căn cứ địa này.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-1318.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf