04b. Chương Bốn Pháp – The Book of the Fours – Phẩm 04 – 06 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Fours – – Phẩm 04 – 06 – page 419 – 448 of 1925.

 IV. The Wheel – [IV. Phẩm Bánh Xe(I)]

 

31 (1) The Wheel – [(31) Bánh Xe]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four wheels. When these four wheels turn, those devas and humans who possess them soon attain greatness and abundance of wealth: What four? Dwelling in a suitable locality, relying on good persons, right resolution, and merits done in the past. These are the four wheels. When these

four wheels turn, those devas and humans who possess them soon attain greatness and abundance of wealth.”

 

 

When a person dwells in a suitable locality

and makes friends with the noble ones,

when he has formed right resolutions,

and done deeds of merit in the past,

grain, riches, fame, and reputation,

along with happiness accrue to him.

  1. Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài nguời không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn? Trú xứ thích hợp, thân cận các bậc Chân nhân, tự nguyện chân chánh, trước đã làm phước. Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người, thành tựu với chúng, chư Thiên và loài Người không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản.

Sống địa phương thích hợp,
Làm bạn với bậc Thánh,
Tự nguyện được chân chánh,
Trước đã làm phước đức
Người ấy về lúa gạo,
Tài sản và danh xưng,
Danh tiếng cùng an lạc,
Ðược đưa đến đầy đủ.

 

32 (2) Sustaining – [(II) (32) Nhiếp Pháp]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four means of sustaining a favorable relationship. What four? Giving, endearing speech, beneficent conduct, and impartiality. These are the four means of sustaining a favorable relationship.”

2.

Giving, endearing speech,

beneficent conduct, and impartiality

under diverse worldly conditions,

as is suitable to fit each case: these means

of sustaining a favorable relationship

are like the linchpin of a rolling chariot.

 

If there were no such means

of sustaining a favorable relationship,

neither mother nor father

would be able to obtain esteem

and veneration from their children.

 

But since there exist these means

of sustaining a favorable relationship,

wise people respect them;

thus, they attain to greatness

and are highly praised.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn?

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự
Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Ðây là bốn nhiếp pháp.

2.

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự,
Ðối với những pháp này,
Ở đời đối xử nhau,
Chỗ này và chỗ kia,
Như vậy thật tương xứng,
Và bốn nhiếp pháp này,
Như đỉnh đầu trục xe,
Nếu thiếu nhiếp pháp này,
Thời cả mẹ lẫn cha
Không được các người con
Tôn trọng và cung kính,
Do vậy bậc Hiền trí,
Ðồng đẳng nhìn nhiếp pháp
Nhờ vậy họ đạt được,
Sự cao lớn, tán thán.

 

33 (3) The Lion – [(II) (33) Con Sư Tử]

 

  1. “Bhikkhus, in the evening the lion, the king of beasts, comes out from his lair, stretches his body, surveys the four quarters all around, and roars his lion’s roar three times. Then he sets out in search of game.

“Whatever animals hear the lion roaring for the most part is filled with fear, a sense of urgency, and terror. Those who live in holes enter their holes; those who live in the water enter the water; those who live in the woods enter the woods; and the birds resort to the sky. Even those royal bull elephants, bound

by strong thongs in the villages, towns, and capital cities, burst and break their bonds asunder; frightened, they urinate and defecate and flee here and there. So powerful among the animals is the lion, the king of beasts, so majestic and mighty.

  1. “So too, bhikkhus, when the Tathagata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One, he teaches the Dhamma thus: “(1) Such is personal existence, (2) such the origin of personal existence, (3) such the cessation of personal existence, (4) such the way to the cessation of personal existence.’

“When those devas who are long-lived, beautiful, abounding in happiness, dwelling for a long time in lofty palaces, hear the Tathagata’s teaching of the Dhamma, for the most part they are filled with fear, a sense of urgency, and terror thus: It seems that we are actually impermanent, though we thought ourselves permanent; it seems that we are actually transient, though we

thought ourselves everlasting; it seems that we are actually non-eternal, though we thought ourselves eternal. It seems that we are impermanent, transient, hon-eternal, included in personal existence.’ So powerful is the Tathagata, so majestic and mighty is he in this world together with its devas.”

 

 

When, through direct knowledge,

the Buddha, the teacher, the peerless person

in this world with its devas,

. sets in motion the wheel of Dhamma,

[he teaches] personal existence, its cessation,

the origin of personal existence,

and the noble eightfold path

that leads to the calming down of suffering.

 

Then even those devas with long life spans—

beautiful, ablaze with glory—

become fearful and filled with terror,

like beasts who hear the lion’s roar.

“It seems that we are impermanent,

not beyond personal existence,” [they say],

when they hear the word of the Arahant,

the Stable One who is fully freed.

  1. – Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều đi ra khỏi hang. Sau khi ra khỏi hang, nó duỗi thân mình và chân. Sau khi duỗi thân mình và chân, nó nhìn chung quang bốn phương. Sau khi nhìn chung quanh bốn phương nó rống lên tiếng rống con sư tử ba lần. Sau khi rống tiếng rống con sư tử ba lần, nó đi ra tìm mồi. Này các Tỷ-kheo, các loài thú thuộc loại bàng sanh nghe tiếng rống của con sư tử, vua các loài thú, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Các loài ở hang tìm vào hang. Các loài ở nước tìm xuống nước. Các loài ở rừng tìm vào rừng. Các loài chim bay lên hư không.

Này các Tỷ-kheo, các loài voi chúa ở tại làng, thị trấn hay thành phố, bị trói bởi các dây da cứng chắc, bứt đứt, giật đứt những sợi dây ấy, khiếp đảm cuồng chạy tung cả phân và nước tiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của con sư tử, vua các loài thú, đối với các loài bàng sanh, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vị ấy thuyết pháp: “Ðây là thân, đây là thân tập khởi, đây là thân đoạn diệt, đây là con đường đưa đến thân diệt”. Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên tuổi thọ dài, có dung sắc, hưởng lạc nhiều, đã sống lâu trong các lâu đài to lớn. Các chư Thiên này, sau khi nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn họ trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm, họ nghĩ: “chúng ta là vô thường, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường còn. Chúng ta là không thường hằng, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường hằng. Chúng ta là không thường trú, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường trú. Này chư Tôn giả, chúng ta là vô thường, không thường hằng, không thường trú, bị thâu nhiếp trong một thân này”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của Như Lai đối với chư Thiên và thế giới chư Thiên, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thuyết giảng như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Khi Phật với thắng trí,
Chuyển bánh xe Chánh pháp,
Cho Thiên giới, Nhân giới,
Bậc Ðạo Sư vô tỷ,
Sự đoạn diệt thân uẩn,
Sự hiện hữu thân uẩn
Và đường Thánh tám ngành,
Ðưa đến khổ diệt tận,
Chư Thiên được trường thọ,
Có dung sắc danh xưng,
Sanh khiếp đảm sợ hãi,
Như thú thấy sư tử,
Vì chưa thoát thân uẩn,
Nghe chúng ta vô thường,
Khi nghe lời ứng Cúng,
Ðược giải thoát như vậy.

 

34 (4) Confidence – [(IV) (34) Các Lòng Tin]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four foremost kinds of confidence. What four?

(1) “To whatever extent there are beings, whether footless or with two feet, four feet, or many feet, whether having form or formless, whether percipient or non-percipient, or neither percipient nor non-percipient, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is declared the foremost among them.

Those who have confidence in the Buddha have confidence in the foremost, and for those who have confidence in the foremost, the result is foremost.

(2) “To whatever extent there are phenomena that are conditioned, the noble eightfold path is declared the foremost among them. Those who have confidence in the noble eightfold path have confidence in the foremost, and for those’ who have confidence in the foremost, the result is foremost.

(3) “To whatever extent there are phenomena conditioned or unconditioned, dispassion is declared the foremost among them, that is, the crushing of pride, the removal of thirst, the uprooting of attachment, the termination of the round, the destruction of- craving, dispassion, cessation, nibbana. Those who have confidence in the Dhamma have confidence in the foremost, and for those who have confidence in the foremost, the result is foremost.

(4) “To whatever extent there are Sanghas or groups, the Sangha of the Tathagata’s disciples is declared the foremost among them, that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world. Those who have confidence in the Sangha have confidence in the foremost, and for those who have confidence in the foremost, the result is foremost.

“These are the four foremost kinds of confidence.”

 

For those confident in regard to the foremost,

knowing the foremost Dhamma,

confident in the Buddha—the foremost –

unsurpassed, worthy of offerings;

 

for those confident in the foremost Dhamma,

in the blissful peace of dispassion;

for those confident in the foremost Sangha,

the unsurpassed field of merit;

 

for those giving gifts to the foremost,

the foremost kind of merit increases:

the foremost life span, beauty, and glory,

good reputation, happiness, and strength.

 

The wise one who gives to the foremost,

concentrated upon the foremost Dhamma,

having become a deva or a human being,

rejoices, having attained the foremost.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn lòng tin tối thượng này. Thế nào là bốn?

Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Này các Tỷ-kheo, dầu cho loại pháp hữu vi nào, Thánh đạo tám ngành được xem là tối thượng, những ai đặt lòng tin vào Thánh đạo Tám ngành, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

  1. Dầu cho loại pháp nào, này các Tỷ-kheo, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, tức là sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Dầu cho loại chúng Tăng hay hội chúng nào, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng đệ tử của Như Lai được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy. Tức là bốn đôi tám vị, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng. Này các Tỷ-kheo, đây là tốn tin tưởng tối thượng.

Tin tưởng vào tối thượng, 
Biết được pháp tối thượng,
Tin tưởng Phật tối thượng,
Ðáng tôn trọng vô thượng,
Tin tưởng Pháp tối thượng,
Ly tham, an tịnh, lạc,
tin tưởng Tăng tối thượng,
Là ruộng phước vô thượng,
Bố thí bậc tối thượng,
Phước tối thượng tăng trưởng,
Tối thượng về thọ mạng,
Dung sắc và danh văn,
Tối thượng về an lạc,
Tối thượng về sức mạnh,
Bậc trí thí tối thượng,
Pháp tối thượng chánh định,
Chư Thiên hay loài người,
Ðạt được hỷ tối thượng.

 

35 (5) Vassakara – [(V) (35) Vassakàra]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha in the Bamboo Grove, the squirrel sanctuary. Then the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one

side and said to the Blessed One:

“Master Gotama, we describe someone who possesses four qualities as a great man with great wisdom. What four?

  1. (1) Here, someone is highly learned in the various, fields of learning. (2) He understands the meaning of various statements, so that he can say: “This is the meaning of this statement; this is the meaning of that one.’ (3) He has a good memory; he remembers and recollects what was done and said long ago! (4) He is skillful and diligent in attending to the diverse chores of a householder; he possesses sound judgment about them in order to carry out and arrange them properly. We describe someone who possesses these four qualities as a great man with great wisdom. If Master Gotama thinks what I say should be approved, let him approve it. If he thinks what I say should be rejected, let him reject it.”
  2. “I neither approve of your [statement], brahmin, nor do I reject it. Rather, I describe one who possesses four [other] qualities as a great man with great wisdom. What four? (1) Here, he is practicing for the welfare and happiness of many people; he is one who has established many people in the noble method,

that is, in the goodness of the Dhamma, in the wholesomeness of the Dhamma. (2) He thinks whatever he wants to think and does not think what he does not want to think; he intends whatever he wants to intend and does not intend what he does not want to intend; thus, he has attained to mental mastery over

the ways of thought. (3) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (4) With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by

wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. “I neither approve of your [statement], brahmin, nor do I reject it. But I describe someone who possesses these four qualities as a great man with great wisdom.”

  1. “It is astounding and amazing, Master Gotama, how well this has been stated by Master Gotama. And we consider Master Gotama as one who possesses these four qualities. (1) For he is practicing for the welfare and happiness of many people; he is one who has established many people in the noble method, that is, in the goodness of the Dhamma, in the wholesomeness of the Dhamma. (2) He thinks whatever he wants to think and does not think what he does not want to think; he intends whatever he wants to intend and does not intend what he does not want to intend; thus, he has attained to mental mastery over the ways of thought. (3) He gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (4) With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.”
  2. “Surely, brahmin, your words are prying and intrusive. Nevertheless, I will answer you. (1) Indeed, I am practicing for the welfare and happiness of many people; I have established many people in the noble method, that is, in the goodness of the Dhamma, in the wholesomeness of the Dhamma. (2) I think what I want to think and do not think what I do not want to think; I intend what I want to intend and do not intend what I do not want to intend; thus, I have attained to mental mastery

over the ways of thought. (3) I gain at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life. (4) With the destruction of the taints, I have realized for myself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by

wisdom, and having entered upon it, I dwell in it.”

6.

He who found for the sake of all beings

release from the snare of death;

who revealed the Dhamma, the method,

for the benefit of devas and humans;

he in whom many people gain confidence

when they see and listen to him;

the one skilled in the path and what is not the path,

the taintless one who accomplished his task;

the Enlightened One bearing his final body

is called “a great man of great wisdom.”

  1. – Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvanna (Trúc Lâm) chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần xứ Magadha, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakàra nói với Thế Tôn:

– Người nào thành tựu bốn pháp, thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi tuyên bố là bậc Ðại tuệ, là bậc Ðại nhân. Thế nào là bốn?

  1. Ở đây, này Tôn giả Gotama, người nghe nhiều, được nghe điều gì, điều gì, vị ấy biết ý nghĩa của lời ấy: “Ðây là ý nghĩa của lời này. Ðây là ý nghĩa của lời này”; có chánh niệm, ức niệm nhớ đến điều đã làm từ lâu, đã nói từ lâu; lại trong các công việc của gia chủ, những công việc gì cần phải làm, vị ấy ở đây có thiện xảo, không có thụ động, thành tựu với sự quán sát về phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Thưa Tôn giả Gotama, thành tựu với bốn pháp này, chúng tôi tuyên bố là bậc Ðại tuệ, là bậc Ðại nhân. Nếu Tôn giả Gotama nghĩ con đáng được tùy hỷ, mong Tôn giả Gotama hãy tùy hỷ con! Nếu Tôn giả Gotama nghĩ con đáng bị bài xích, Tôn giả Gotama hãy bài xích con!
  2. – Này Bà-la-môn, Ta không tùy hỷ, Ta không bài xích Ông. Này Bà-la-môn, thành tựu với bốn pháp này, Ta tuyên bố là bậc Ðại tuệ, bậc Ðại nhân. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Bà-la-môn, có người thực hiện hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người. Với người này, nhiều người được an lập trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh. Với tầm tư nào vị ấy nghĩ cần phải tầm tư, vị ấy tầm tư tầm tư ấy. Với tầm tư nào vị ấy nghĩ không cần phải tầm tư, vị ấy không tầm tư tầm tư ấy. Với tư duy nào vị ấy nghĩ cần phải tư duy, vị ấy tư duy tư duy ấy. Với tư duy nào vị ấy nghĩ không cần phải được tư duy, vị ấy không tư duy tư duy ấy. Như vậy, vị ấy đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư, đói với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, vị ấy được không khó khăn, được không mệt nhọc, được không phí sức. Do đoạn diệt các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Bà-la-môn, Ta không tùy hỷ, Ta không bài xích Ông. Thành tựu với bốn pháp này, này Bà-la-môn, Ta tuyên bố là bậc Ðại tuệ, là bậc Ðại nhân.

  1. – Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Cho đến như vậy, Tôn giả Gotama đã khéo nói. Chúng con thọ trì rằng Tôn giả Gotama đã thành tựu bốn pháp này, Tôn giả Gotama đã thực hành, hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người, đã an lập nhiều người trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh. Tôn giả Gotama là vị, với tầm tư nào, vị ấy nghĩ cần phải tầm tư, vị ấy tầm tư tầm tư ấy; với tầm tư nào, vị ấy nghĩ không cần phải tầm tư, vị ấy không tầm tư tầm tư ấy; với tư duy nào, vị ấy nghĩ cần phải tư duy, vị ấy tư duy tư duy ấy; với tư duy nào, vị ấy nghĩ không cần phải tư duy, vị ấy không tư duy tư duy ấy. Tôn giả Gotama đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư, Tôn giả Gotama đối với bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Tôn giả Gotama, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
  2. – Thật vậy, này Bà-la-môn, lời tuyên bố của Ông là một thách thức cho Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta đã thực hành, hướng đến hạnh phúc cho nhiều người, hướng đến an lạc cho nhiều người, đã an lập nhiều người trên Thánh lý, tức là hiền thiện pháp tánh, thiện pháp tánh. Ta là vị, với tầm tư nào Ta nghĩ cần phải tầm tư, Ta tầm tư tầm tư ấy. Với tầm tư nào Ta nghĩ không cần phải tầm tư, Ta không tầm tư tầm tư ấy. Với tư duy nào Ta nghĩ cần phải tư duy, Ta tư duy tư duy ấy, Với tư duy nào Ta nghĩ không cần phải tư duy, Ta không tư duy tư duy ấy. Này Bà-la-môn, Ta đạt được tâm tự tại trong các đường hướng tầm tư. Này Bà-la-môn đối với bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, Ta có được không khó khăn, Ta có được không mệt nhọc, Ta có được không phí sức. Này Bà-la-môn, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí, Ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Ai trong mọi chúng sanh,
Hiểu rõ được giải thoát,
Khỏi cạm bẫy thần chết,
Vì hạnh phúc nhân thiên,
Tuyên bố về chánh lý,
Tuyên bố về Chánh pháp.
Quần chúng thấy nghe vậy,
Liền hoan hỷ tịnh tín,
Thiện xảo đạo, phi đạo,
Việc nên làm đã làm,
Vô lậu bậc Giác ngộ,
Với thân này thân cuối,
Ngài được gọi tôn xưng,
Bậc Ðại tuệ, Ðại nhân.

 

36 (6) Dona – [(VI) (36) Tùy Thuộc Thế Giới]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was traveling along the highway between Ukkattha and Setavya. The brahmin Dona was also traveling along the highway between Ukkattha and Setavya. The brahmin Dona then saw the thousand-spoked wheels of the Blessed One’s footprints, with their rims and hubs,

complete in all respects, and thought: “It is astounding and amazing! These surely could not be the footprints of a human being!”

  1. Then the Blessed One left the highway and sat down at the foot of a tree, folding his legs crosswise, straightening his body, arid establishing mindfulness in front of him. Tracking the Blessed One’s footprints, the brahmin Dona saw the Blessed One sitting at the foot of the tree— graceful, inspiring confidence, with peaceful faculties and peaceful mind, one who had attained to the highest taming and serenity, [like] a tamed and guarded bull elephant with controlled faculties. He then approached the Blessed One and said to him:

 

(1) “Could you be a deva, sir?”

“I will not be a deva, brahmin.”

(2) “Could you be a gandhabba, sir?”

“I will not be a gandhabba, brahmin.”

(3) “Could you be a yakkha, sir?”

“I will not be a yakkha, brahmin.”

(4) “Could you be a human being, sir?”

“I will not be a human being, brahmin.”

“When you are asked: ‘Could you be a deva, sir?’ you say: ‘I will not be a deva, brahmin.’ When you aire asked: ‘Could you be a gandhabba, sir?’ you say: ‘I will not be a gandhabba, brahmin.’ When you are asked: ‘Could you be a yakkha, sir?’ you say: ‘I will not be a yakkha, brahmin.’ When you are asked: ‘Could you be a human being, sir?’ you say: ‘I will not be a human being, brahmin.’ What, then, could you be, sir?”

  1. (1) “Brahmin, I have abandoned those taints because of which I might have become a deva; I have cut them off at the root, made them like palm stumps, obliterated them so that they are no longer subject to future arising. (2) I have abandoned those taints because of which I might have become a gandhabba

…  (3) … might have become a yakkha … (4) … might have become a human being; I have cut them off at the root, made them like palm stumps, obliterated them so that they are no longer subject to future arising. Just as a blue, red, or white lotus flower, though born in the water and grown up in the water, rises above the water and stands unsoiled by the water, even so, though born in the world and grown up in the world, I have overcome the world and dwell unsoiled by the world. Remember me, brahmin, as a Buddha.

4.

“I have destroyed those taints by which

I might have been reborn as a deva

or as a gandhabba that travels through the sky;

by which I might have reached the state of a yakkha,

or arrived back at the human stated

I have dispelled and cut down these taints.

 

”As a lovely white lotus

is not soiled by the water,

I am not soiled by the world:

therefore, O brahmin, l am a Buddha.”

  1. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Bà-la-môn Dona cũng đang đi trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Bà-la-môn Dona thấy trên những dấu chân của Thế Tôn có dấu bánh xe một ngàn cọng, với vành xe, trục xe và đầy đủ tất cả các tướng khác. Thấy vậy, vị ấy suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Những dấu chân này không phải là của loài Người!”.
  2. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây, ngồi kiết-già, thân thẳng, đặt niệm trước mặt. Bà-la-môn Dona theo dấu chân của Thế Tôn, thấy Thế Tôn đang ngồi dưới một gốc cây đẹp đẽ, khởi lên tịnh tín, các căn tịch tịnh, tâm ý tịch tịnh, đạt được tịnh chỉ do điều phục tối thượng, giống như một con voi được điều phục, được phòng hộ với căn tịch tịnh, thấy vậy Bà-la-môn Dona liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, thưa với Thế Tôn:

– Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là vị tiên?

– Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không là tiên.

– Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là Thát-bà?

– Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không Thát-bà,

– Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là Dạ-xoa?

– Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không Dạ-xoa.

– Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là loài Người?

– Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không là Người.

– Hỏi “Ngài có phải sẽ là tiên không?”, Ngài trả lời: “Này Bà-la-môn, Ta sẽ không phải là tiên”. Hỏi “ngài có phải sẽ là Càn-thát-bà không?”, Ngài trả lời: “Này Bà-la-môn, Ta sẽ không phải là Càn-thát-bà”. Hỏi “Ngài có phải sẽ là Dạ-xoa không?” Ngài trả lời: “Này Bà-la-môn, Ta sẽ không phải là Dạ-xoa”. hỏi “Ngài có phải sẽ là loài Người không?”, Ngài trả lời: “Ta sẽ không phải loài Người”. Vậy sở hành của Ngài là gì và Tôn giả sẽ là gì?

  1. – Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn-thát-bà, Ta có thể là Dạ-xoa, Ta có thể là Người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt dứt từ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Ví như, này Bà-la-môn, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-môn sanh ta trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì.

Với lậu hoặc chưa đoạn, 
Ta có thể là tiên,
Có thể Càn-thát-bà,
Có thể là loài chim
Hay đi đến Dạ-xoa,
Hay vào trong thai người,
Với Ta lậu hoặc tận,
Bị phá hủy, trừ khử
Như sen trắng tươi đẹp
Không bị nước thấm ướt,
Ðời không thấm ướt Ta,
Do vậy Ta được gọi,
Ta là Phật Chánh giác,
Hỡi này Bà-la-môn.

 

37 (7) Non-Decline – [(VII) (37) Không Thể Rơi Xuống]

 

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who possesses four qualities is incapable of decline and is in the vicinity of nibbana. What four?

Here, a bhikkhu is accomplished in virtuous behavior, guards the doors of the sense faculties, observes moderation in eating, and is intent on wakefulness.

  1. (1) “And how is a bhikkhu accomplished in virtuous behavior? Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing d anger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. It is in this way that a bhikkhu is accomplished

in virtuous behavior.

  1. (2) “And how does a bhikkhu guard the doors of the sense faculties? Here, having seen a form, with the eye, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having

heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. It is in this way that a bhikkhu guards the doors of the sense faculties.

  1. (3) “And how does a bhikkhu observe moderation in eating?

Here, reflecting carefully, a bhikkhu consumes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for avoiding harm, and for assisting the spiritual life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and dwell at ease.’ It is in this way that a bhikkhu observes moderation in eating.’

  1. (4) “And how is a bhikkhu intent on wakefulness? Here, during the d ay, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive qualities. In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive qualities. In the middle watch of the

night he lies down on the right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising. After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive qualities. It is in this way that a bhikkhu is intent on wakefulness.

“A bhikkhu who possesses these four qualities is incapable of decline and is in the vicinity of nibbana.”

6.

Established in virtuous behavior,

restrained in the sense faculties,

moderate in eating,

intent on wakefulness:

 

a bhikkhu dwells thus ardently,

unwearying by day and night,

developing wholesome qualities

to attain security from bondage.

 

A bhikkhu who delights in heedfulness,

seeing the danger in heedlessness,

is incapable of decline:

he is close to nibbana.

  1. – Thành tựu bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể bị thối đọa, vị ấy gần Niết-bàn. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ giới, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ giới? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.
  2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, làm cho nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, làm cho ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. 

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì các căn. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn khất thực, không phải vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn.”

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là biết tiết độ trong ăn uống.

  1. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo chú tâm cảnh giác?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày đi kinh hành, hay trong lúc ngồi, tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm, canh một, vị ấy đi kinh hành hay trong lúc ngồi tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm, canh giữa, vị ấy nằm dáng nằm con sư tử bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến thức dậy lại. Ban đêm, canh cuối, vị ấy thức dậy đi kinh hành hay trong lúc ngồi, tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thể thối đọa, tiến gần đến Niết-bàn.

Tỷ-kheo an trú giới,
Sống chế ngự các căn,
Biết tiết độ ăn uông,
Và chú tâm cảnh giác,
Sống an trú như vậy,
Ngày đêm không mệt mỏi
Tu tập các thiện pháp,
Ðạt an ổn ách nạn,
Ưa thích không phóng dật,
Thấy sợ hãi phóng dật,
Không có thể thối đọa,
Tỷ-kheo gần Niết-bàn.

 

38 (8) Drawn Back – [(VIII) (38) Tránh Né]

 

  1. “Bhikkhus, a bhikkhu who has dispelled personal truths, totally renounced seeking, and tranquilized bodily activity is said to have drawn back.
  • “And how, bhikkhus, has a bhikkhu dispelled personal truths?

Here, whatever ordinary personal truths may be held by ordinary ascetics and brahmins— that is, ‘The world is eternal’ or ‘The world is not eternal’; ‘The world is finite’ or ‘The .world is infinite’; ‘The soul and the body are the same’ or ‘The soul is one thing, the body another’; ‘The Tathagata exists after death,’ or ‘The Tathagata does not exist after death, or ‘The Tathagata both exists and does not exist after death, or ‘The Tathagata neither exists nor does not exist after death’—a bhikkhu has discarded and dispelled them all, given them up, rejected them, let go of them, abandoned and relinquished them. It is in this way that a bhikkhu has dispelled personal truths.

  1. “And how has a bhikkhu totally renounced seeking?

Here, a bhikkhu has abandoned the search for sensual pleasures and the search for existence and has allayed the search for a spiritual life. It is in this way that a bhikkhu has totally renounced seeking,

  1. (3) “And how has a bhikkhu tranquilized bodily activity?

Here, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. It is in this way that a bhikkhu has tranquilized bodily activity.

  1. (4) “And how has a bhikkhu drawn back?

Here, a bhikkhu has abandoned the conceit ‘I am,’ cut it off at the root, made it

like a palm stump, obliterated it so that if is no longer subject to future arising. It is in this w ay that a bhikkhu has drawn back.

“Bhikkhus, a bhikkhu who has dispelled personal truths, totally renounced seeking, and tranquilized bodily activity is said to have drawn back.”

5.

Seeking for sense pleasures,

seeking for existence,

seeking for a spiritual life;

the tight grasp “Such is the truth,”

viewpoints [that are] swellings:

 

for one entirely detached from lust,

liberated by the. destruction of craving,

such seeking has been relinquished,

and viewpoints are uprooted.

 

That peaceful, mindful bhikkhu,

tranquil, undefeated, enlightened

by breaking through conceit,

is called “one who has drawn back.”

  1. – Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân, này các Tỷ-kheo, đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu hay thân hành được khinh an, vị ấy được gọi là vị độc hành.

Và này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo đã trừ khử sự thật cá nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các sự thật cá nhân phổ thông của các Sa-môn, Bà-la-môn nói chung, ví như thế giới là thường còn, hay thế giới là không thường còn, hay thế giới là có giới hạn, hay thế giới là không giới hạn, sinh mạng và thân này là một, hay sinh mạng và thân này là khác, Như Lai sau khi chết có tồn tại, hay Như Lai sau khi chết không tồn tại, hay Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại, hay Như Lai sau khi chết không có tồn tại và không không tồn tại. Tỷ-kheo đối với tất cả các sự thật cá nhân ấy đã trừ khử, đã xả bỏ, đã nhổ ra, đã giải thoát, đã đoạn tận, đã từ bỏ.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, dục tầm cầu được đoạn tận, hữu tầm cầu được đoạn tận, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã từ bổ hoàn toàn các tầm cầu.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thân hành được khinh an?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thân hành được khinh an.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo độc cư?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo ngã mạn được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây ta-la, được khiến cho không thể hiện hữu, khiến cho không thể sanh khởi trong tương lai.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo độc cư, Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân, này các Tỷ-kheo, đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu, hay thân hành được khinh an, vị ấy được gọi là vị độc hành.

Dục và hữu tầm cầu,
Cùng Phạm hạnh tầm cầu,
Chấp thủ sự thật này,
Chỗ kiến xứ chất chứa,
Ai không thích mọi tham,
Giải thoát được ái diệt,
Các tầm cầu từ bỏ,
Kiến xứ được nhổ lên,
Tỷ kheo ấy an tịnh,
Thật chánh niệm khinh an,
Không bị ai chiến bại,
Minh kiến được kiêu mạn,
Vị ấy được danh xưng,
Bậc Giác ngộ độc cư.

 

39 (9) Ujjaya – [(IX) (39) Ujjaya]

 

  1. Then the brahmin Ujjaya approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

“Does Master Gotama praise sacrifice?”

  1. “I do not praise all sacrifice, brahmin, nor do I withhold praise from all sacrifice. (1) I do not praise a violent sacrifice at which cattle, goats, rams, chickens, and pigs are slain, at which various creatures are led to slaughter. (2) For what reason? Because arahants and those who have entered the path to arahantship do not attend a violent sacrifice.

(3) “But I praise a nonviolent sacrifice at which cattle, goats, rams, chickens, and pigs are not slain, where various creatures are not slaughtered, that is, a regular giving, a sacrifice offered by family custom. (4) For what reason? Because arahants and those who have entered the path to arahantship attend a nonviolent sacrifice.”

The horse sacrifice, human sacrifice,

sammapasa, vajapeyya, niraggala:

these grand sacrifices, fraught with violence,

do not bring great fruit.

 

The great seers of right conduct

do not attend a sacrifice

where goats, rams, cattle,

and various creatures are slain.

 

But when they regularly offer by family custom

sacrifices free from violence,

no goats, sheep, and cattle

or various creatures are slain.

 

That is the sacrifice the great seers

of right conduct attend.

The wise person should offer this;

this sacrifice.is very fruitful.

 

For one who makes such sacrifice

it is indeed better, never worse.

Such a sacrifice is truly vast

and the deities too are pleased.

  1. Rồi Bà-la-môn Ujjaya đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ujjaya bạch Thế Tôn: 

– Có phải Tôn giả Gotama không tán thán tế đàn?

  1. – Này Bà-la-môn, Ta không tán thán tất cả loại tế đàn. Nhưng này Bà-la-môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn. Trong loại tế đàn nào, này Bà-la-môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại, loại tế đàn ấy, này Bà-la-môn, liên hệ đế sát sanh; Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Vì cớ sao? Tế đàn có sát sanh như vậy, này Bà-la-môn, các A-la-hán, và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán không có đi đến. Tại tế đàn nào, này Bà-la-môn, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gia cầm, heo bị giết, không có các sinh vật khác bị giết, này Bà-la-môn, Ta tán thán tế đàn không có sát sanh như vậy, tức là bố thí thường làm từ lâu, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. vì cớ sao? Tế đàn không có sát sanh như vậy, này Bà-la-môn các A-la-hán và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán có đi đến.

Lễ tế ngựa, tế người,
Lễ uống nước thắng trân,
Lễ ném cầu may rủi,
Lễ rút lui khóa cửa,
Lễ ấy nhiều sát sanh,
Không đem lại quả lớn.
Chỗ nào giết dê cừu,
Bò và sinh vật khác,
Các bậc theo Chánh đạo,
Các bậc Ðại ẩn sĩ,
Tại tế đàn như vậy
Họ không có đi tới.
Tế đàn không sát sanh,
Thường cầu phước gia đình,
Không giết dê, cừu, bò,
Không giết sinh vật khác,
Các bậc theo Chánh đạo,
Các bậc Ðại ẩn sĩ,
Tại tế đàn như vậy,
Họ đến tế đàn ấy,
Lễ ấy bậc trí làm,
Tế đàn ấy quả lớn,
Tế đàn vậy tốt lành,
Không đem đến ác hại,
Tế đàn càng to lớn,
Chư Thiên càng hoan hỷ.

 

  • 10) Udayi – [(X) (40) Udayi]

 

1-2. Then the brahmin Udayi approached the Blessed One … and said to him:

[The prose portion is identical with that of 4:39.]

When a sacrifice is timely and allowable,

well prepared and nonviolent,

the self-controlled followers of the spiritual life

attend such a sacrifice as this.

 

Those in the world who have removed the coverings,

transcenders of time and destination,

the Buddhas who are proficient in sacrifice,

praise this kind of sacrifice.

 

Having prepared an appropriate gift,

whether of the ordinary kind or in memory of the dead,

one makes the sacrifice with a confident mind

to a fertile field, to followers of the spiritual life.

 

When what has been properly obtained

is properly offered, properly sacrificed,

to those worthy of offerings,

the sacrifice is vast and the deities are pleased.

 

The wise person endowed with faith,

haying sacrificed thus with a generous mind,

is reborn in a happy world,

in [a realm] without affliction.

  1. Rồi Bà-la-môn Udàyi đi đến Thế Tôn; sau khi đến… Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Udàyi bạch Thế Tôn:

– Có phải Tôn giả Gotama không tán thán tế đàn?

  1. – Này Bà-la-môn, Ta không tán thán tất cả tế đàn. Nhưng này Bà-la-môn, Ta không phải không tán thán tất cả loại tế đàn. Trong loại tế đàn nào, này Bà-la-môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại, loại tế đàn ấy, này Bà-la-môn, liên hệ đế sát sanh; Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Vì cớ sao? Tế đàn có sát sanh như vậy, này Bà-la-môn, các A-la-hán, và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán không có đi đến. Tại tế đàn nào, này Bà-la-môn, trong ấy không có bò bị giết, không có de cừu bị giết, không có gia cầm, heo bị giết, không có các sinh vật khác bị giết, này Bà-la-môn, Ta tán thán tế đàn không có sát sanh như vậy, tức là bố thí thường làm từ lâu, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. vì cớ sao? Tế đàn không có sát sanh như vậy, này Bà-la-môn các A-la-hán và những ai đã đi trên con đường hướng đến A-la-hán có đi đến.

Tế đàn không sát sanh,
Làm đúng thời thích hợp,
Tế đàn vậy, các bậc,
Phạm hạnh khéo chế ngự,
Ðã vén rộng bức màn,
Khi còn ở trên đời,
Các bậc vượt thời gian,
Ði đến tế đàn ấy.
Bậc Giác ngộ thiện xảo,
Tán thán tế đàn ấy,
Hoặc tại lễ tế đàn,
Hoặc tín thí vong linh,
Tế vật cúng xứng đáng,
Tế lễ tâm hoan hỷ,
Hướng đến ruộng phước lành,
Ðối các vị Phạm hạnh,
Khéo cúng, khéo tế lễ,
Khéo dâng bậc đáng cúng,
Tế đàn vậy rộng lớn,
Chư Thiên đều tán thán,
Bậc Trí sau khi lễ,
Tín thành tâm giải thoát.

 

V. Rohitassa – [V. Phẩm Rohitassa(I)]

 

41 (1) Concentration – [(41) Ðịnh]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four developments of concentration. What four? (1) There is a development of concentration that leads to dwelling happily in this very life. (2) There is a development of concentration that leads to obtaining knowledge and vision. (3) There is a development of concentration that leads to mindfulness and clear comprehension. (4) There is a development of concentration that leads to the destruction of the taints.
  2. (1) “And what, bhikkhus, is the development of concentration that leads to dwelling happily in this very life? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure b om of seclusion, accompanied

by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he

dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: “He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy

and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity. This is called the development of concentration that leads to dwelling happily in this very life.

  1. (2) “And what is the development of concentration that leads to obtaining knowledge and vision? Here, a bhikkhu attends to the perception of light; he focuses on the perception of day thus: ‘As by day, so at night; as at night, so by day.’ Thus, with a mind that is open and uncovered, he develops a mind imbued

with luminosity. This is the development of concentration that leads to obtaining knowledge and vision.

  1. (3) “And what is the development of concentration that leads to mindfulness and clear comprehension? Here, a bhikkhu knows feelings as they arise, as they remain present, as they disappear; he knows perceptions as they arise, as they

remain present, as they disappear; he knows thoughts as they arise, as they remain present, as they disappear. This is the development of concentration that leads to mindfulness and clear comprehension.

  1. (4) “And what is the development of concentration that leads to the destruction of the taints? Here, a bhikkhu dwells contemplating arising and vanishing in the five aggregates subject to clinging: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional activities … such is consciousness, such its origin, such its passing away.’ This is the development of concentration that leads to the destruction of the taints.

“These are the four developments of concentration. And it was with reference to this that I said in the Parayana, in ‘The Questions of Punnaka’:

6.

“Having comprehended the world’s highs and lows,

he is not perturbed by anything in the world.

Peaceful, fumeless, untroubled, wishless,

he has, I say, crossed over birth and old age.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Thế nào là bốn?

Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Có định tu tập, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện… chứng đạt và an trú sơ thiền … thiền thứ hai … thiền thứ ba … thiền thứ tư.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý tưởng ánh sáng, an trú tưởng ban ngày, ngày như thế nào thời đêm như vậy, đêm như thế nào thời ngày như vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có bị bao phủ, tu tập tâm đến chỗ sáng chói.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chứng được tri kiến.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo, thọ khởi lên được rõ biết, thọ an trú được rõ biết, thọ chấm dứt được rõ biết; tưởng khởi lên được rõ biết, tưởng an trú được rõ biết, tưởng chấm dứt được rõ biết; tầm khởi lên được rõ biết, tầm an trú được rõ biết, tầm chấm dứt được rõ biết.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định tu tập, do tu tập, do tàm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú tùy quán sanh diệt trong năm thủ uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt; đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt; đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt; đây là các hành, đây là các hành tập khởi, đây là các hành chấm dứt; đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt.

Này các Tỷ-kheo, đây là định tu tập, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, có bốn định tu tập này. Và cũng về vấn đề này, Ta có nói đến trong phẩm về mục đích, trong kinh gọi là “Các câu hỏi của Punnaka”.

Do tư sát, ở đời,
Các sự vật thắng, liệt,
Không vật gì ở đời,
Làm vị ấy dao động.
An tịnh, không mời mịt,
Không phiền não, không tham,
Ta nói vị ấy vượt,
Qua khỏi sanh và già.

 

42 (2) Questions – [(II) (42) Các Câu Hỏi]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four ways of answering questions. What four? (1) There is a question to be answered categorically; (2) there is a question to be answered after making a distinction; (3) there is a question to be answered with a counter-question; and (4) there is a question to be set aside. These are the four ways of answering questions.”

2.

One kind is given a categorical answer,

another is answered after making a distinction;

to the third, one should raise a counter-question,

but the fourth should be set aside.

 

When a bhikkhu knows how to answer

each type in the appropriate way,

they say that he is skilled;

in the four kinds of questions.

 

He is hard to attack, hard to defeat,

deep, hard to assault;

he is proficient in both

what is beneficial and harmful.

 

The wise person avoids what is harmful,

and takes up what is beneficial.

By arriving at what is beneficial,

the steadfast one is said to be wise.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn cách thức để trả lời câu hỏi. Thế nào là bốn?

Có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi câu trả lời nhất hướng (một chiều dứt khoát); có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi một câu hỏi phản nghịch; có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải để một bên; có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải trả lời một cách phân tích.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách thức để trả lời câu hỏi này.

Một trả lời nhất hướng,
Rồi trả lời phân tích,
Thứ ba là câu hỏi,
Ðòi câu hỏi phản nghịch,
Loại câu hỏi thứ tư,
Cần phải để một bên,
Trong các câu hỏi ấy,
Ai rõ biết thuận pháp,
Tỷ-kheo ấy được gọi,
Thiện xảo bốn câu hỏi.
Khó nhiếp phục, khó thắng,
Thâm sâu, khó chiến thắng,
Thiện xảo trong nghĩa lý,
Cả hai, nghĩa không nghĩa,
Từ bỏ không ý nghĩa,
Bậc Trí nắm lấy nghĩa,
Bậc Trí minh kiến nghĩa
Ðược gọi là bậc Trí.

 

43 (3) Anger (1) – [(III) (43) Phẫn Nộ (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? (1) One who values anger, not the good Dhamma; (2) one who values denigration, not the good Dhamma; (3) one who values gain, not the good Dhamma; and (4) one who values honor, not the good Dhamma. These are the four kinds of persons found existing in the world.
  2. “There are, bhikkhus, these four [other] kinds of persons found existing in the world. What four? (1) One who values the good Dhamma, not anger; (2) one who values the good Dhamma, not denigration; (3) one who values the good Dhamma, not gain; (4) one who values the good Dhamma, not honor. These are the [other] four kinds of persons found existing in the world.”

3.

Bhikkhus who value anger and denigration,

who value gain and honor,

do not grow in the good Dhamma

taught by the Perfectly Enlightened One.

 

But those who value the good Dhamma,

who dwelled thus in the past and dwell thus now,

truly grow in the Dhamma

taught by the Perfectly Enlightened One.

  1. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Kính trọng phẫn nộ, không kính trọng diệu pháp; kính trọng gièm pha, không kính trọng diệu pháp; kính trọng lợi dưỡng, không kính trọng diệu pháp; kính trọng cung kính, không kính trọng diệu pháp.

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

  1. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Kính trọng diệu pháp, không kính trọng phẫn nộ; kính trọng diệu pháp, không kính trọng gièm pha; kính trọng diệu pháp, không kính trọng lợi dưỡng; kính trọng diệu pháp, không kính trọng cung kính.

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

Các Tỷ-kheo kính trọng,
Phẫn nộ và gièm pha,
Kính trọng các lợi dưỡng,
Kính trọng sự cung kính,
Vị ấy không lớn mạnh,
Trong pháp đức Phật thuyết,
Ai hiện sống, đã sống,
Kính trọng Chánh diệu pháp,
Các vị ấy lớn mạnh
Trong pháp đức Phật thuyết.

 

44 (4) Anger (2) – [(IV) (44) Sự Phẫn Nộ (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four things contrary to the good Dhamma. What four? (1) Valuing anger, not the good Dhamma; (2) valuing denigration, not the good Dhamma; (3) valuing gain, not the good Dhamma; and (4) valuing honor, not the good Dhamma. These are four things contrary to the good Dhamma.
  2. “There are, bhikkhus, these four [other] things in accord with the good Dhamma. What four? (1) Valuing the good Dhamma, not anger; (2) valuing the good Dhamma, not denigration; (3) valuing the good Dhamma, not gain; and (4) valuing the good Dhamma, not honor. These are the four [other] things in accord with the good Dhamma.”

Bhikkhus who value anger and denigration,

who value gain and honor,

are like rotten seeds in a fertile field:

they do not grow in the good Dhamma.

 

But those who value the good Dhamma,

who dwelled thus in the past and dwell thus now,

are like moistened medicinal plants:

they grow in the Dhamma.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn phi diệu pháp này. Thế nào là bốn?

Kính trọng phẫn nộ, không kính trọng diệu pháp; kính trọng gièm pha, không kính trọng diệu pháp; kính trọng lợi dưỡng, không kính trọng diệu pháp; kính trọng cung kính, không kính trọng diệu pháp.

Này các Tỷ-kheo, có bốn phi diệu pháp này.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn diệu pháp này. Thế nào là bốn?

Kính trọng diệu pháp, không kính trọng phẫn nộ; kính trọng diệu pháp, không kính trọng gièm pha; kính trọng diệu pháp, không kính trọng lợi dưỡng; kính trọng diệu pháp, không kính trọng cung kính.

Này các Tỷ-kheo, có bốn diệu pháp này.

Trọng phẫn nộ, gièm pha,
trong lợi dưỡng, cung kính,
Như gột giống hư thối,
Trong thửa ruộng tốt lành,
Tỷ-kheo ấy không lớn,
Trong Chánh pháp vi diệu.
Ai đã sống, hiện sống,
Kính trong Chánh diệu pháp,
Các vị ấy lớn mạnh,
Trong Chánh pháp vi diệu,
Như dược thảo, dùng dầu,
Chữa trị lớn mạnh hơn.

 

45 (5) Rohitassa (l) – [(V) (45) Rohitassa (1)]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at SavatthI in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, when the night had advanced, the young deva Rohitassa, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One. He paid homage to the Blessed One, stood to one side, and said:

– “Is it possible, Bhante, by traveling to know, see, or reach the end of the world, where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn?”

– “I say, friend, that by traveling one cannot know, see, or reach that end of the world where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn.”

  1. “It is astounding and amazing, Bhante, how well this was stated by the Blessed One: ‘I say, friend, that by traveling one cannot know, see, or reach that end of the world where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn.’ “In the past, Bhante, I was a seer named Rohitassa, son of Bhoja, one possessing psychic potency, able to travel through the sky. My speed was like that of a light arrow easily shot by a firm-bowed archer—-one trained, skillful, and experienced – across the shadow of a palmyra tree. My stride was such that it could reach from the eastern ocean to the western ocean.” Then, while I possessed such speed and such a stride, the wish arose in me: I will reach the end of the world by traveling.’ Having a life span of a hundred years, living for a hundred years, I traveled for a hundred years without pausing except to eat, drink, chew, and taste, to defecate and urinate, and to dispel fatigue with sleep; yet I died along the way without having reached the end of the world. “It is astounding and amazing, Bhante, how well this was stated by the Blessed One: I say, friend, that by traveling one cannot know, see, or reach that end of the world where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn.”
  2. “I say, friend, that by traveling one cannot know, see, or reach that end of the world where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn: Yet I say that without having reached the end of the world there is no making an end of suffering. It is in this fathom-long body endowed with perception and mind that I proclaim (1) the world, (2) the origin of the world, (3) the cessation of the world, and (4) the way leading to the cessation of the world.”

4.

The end of the world can never be reached

by means of traveling [across the world];

yet without reaching the world’s end

there is no release from suffering.

 

Hence the wise one, the world-knower,

who has reached the world’s end and lived the spiritual life,

having known the world’s end, at peace,

does not desire this world or another.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thiên tử Rohitassa sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chiếu sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

– Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?

– Này Hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.

  1. – Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: “Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể đạt được tận cùng của thế giới, nhưng giữa đường con đã chết. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
  2. – Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt.

Với đi, không bao giờ,
Ðạt tận cùng thế giới.
Nếu không, không đạt được,
Chỗ tận cùng thế giới,
Thời không có giải thoát,
Ra khỏi ngoài khổ đâu.
Do vậy, bậc có trí,
Hiểu biết rõ thế giới,
Ði tận cùng thế giới,
Với Phạm hạnh thành tựu,
Bậc đạt được an tịnh,
Biết tận cùng thế giới,
Không mong cầu đời này,
Không mong cầu đời sau.

 

46 (6) Rohitassa (2) – [(VI) (46) Rohitassa (2)]

 

  1. Then when that night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, the young deva Rohitassa, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached me, paid homage to me, stood to one side, and said:

“‘Is it possible, Bhante, by traveling to know, see, or reach the end of the world, where one is not born, does not grow old and die, does not pass away and get reborn?'”

  1. [What follows is identical with 4:45, including the verses, but spoken in the first-person narrative voice.]
  2. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, bảo các Tỷ-kheo: 

– Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, Thiên tử Rohitassa, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên tử Rohitassa bạch với Ta: 

“- Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới?”

Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói với Thiên tử Rohitassa như sau: 

“- Này Hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.

Khi nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên tử Rohitassa nói với Ta như sau: 

“- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới!”. Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: “Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể đạt được tận cùng của thế giới, nhưng giữa đường con đã chết. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.

Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói với Thiên tử Rohitassa:

“-Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt.

Với đi, không bao giờ,
Ðạt tận cùng thế giới.
Nếu không, không đạt được,
Chỗ tận cùng thế giới,
Thời không có giải thoát,
Ra khỏi ngoài khổ đâu.
Do vậy, bậc có trí,
Hiểu biết rõ thế giới,
Ði tận cùng thế giới,
Với Phạm hạnh thành tựu,
Bậc đạt được an tịnh,
Biết tận cùng thế giới,
Không mong cầu đời này,
Không mong cầu đời sau.

 

47 (7) Far Apart – [(VII) (47) Rất Xa Xăm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four pairs of things extremely far apart. What four? (1) The sky and the earth. (2) The near and the far shores of the ocean. (3) The place where the sun rises and the place where it sets. (4) The teaching of the good and the teaching of the bad. These are the four pairs of things extremely far apart.”

2.

The sky and the earth are far apart,

the ocean’s far shore is said to be far,

and so the place where the sun rises

from the place where it sets.

 

But even farther apart, they say,

are the teachings of the good and the bad.

The company of the good is constant;

so long as it endures, it is just the same.

But the company of the bad is fickle;

Thus, the teaching of the good

is far from the bad.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn sự việc này, rất xa, rất xa với nhau. Thế nào là bốn?

Trời và đất, này các Tỷ-kheo, là sự việc thứ nhứt rất xa, rất xa với nhau. Bờ biển bên này, này các Tỷ-kheo với bờ biển bên kia, là sự việc thứ hai rất xa, rất xa với nhau. Từ chỗ mặt trời mọc lên, này các Tỷ-kheo, đến chỗ mặt trời lặn xuống, là sự việc thứ ba rất xa, rất xa với nhau. Pháp của hạng người bất thiện, này các Tỷ-kheo, với pháp của hạng người thiện, là sự việc thứ tư rất xa, rất xa với nhau.

Này các Tỷ-kheo, đây là bốn sự việc rất xa, rất xa với nhau này.

Rất xa là bầu trời,
Cũng rất xa, quả đất,
Người ta nói rất xa,
Là bờ biển bên kia.
Từ chỗ mặt trời mọc,
Chói sáng, tỏa ánh sáng,
Ðến chỗ mặt trời lặn.
Rằng xa, thật là xa,
Người ta nói xa hơn,
Là pháp của bậc thiện,
Với pháp kẻ bất thiện,
Thật xa, xa hơn nhiều.
Hòa hợp với bậc thiện,
Thường hằng, không hoại diệt,
Khi nào còn đứng vững,
Vẫn như vậy kiên trì,
Còn hòa hợp bất thiện,
Rất mau bị phá hoại,
Do vậy pháp bậc thiện,
Rất xa pháp kẻ ác.

 

48 (8) Visakha – [(VIII) (48) Visàkhà]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the Venerable Visakha Pancaliputta was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus in the assembly hall with a Dhamma talk, [spoken] with speech that was polished,

clear, articulate, expressive of the meaning, comprehensive, and unhindered.

Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and approached the assembly hall. He sat down on the appointed seat and addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, who has been instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus in the assembly hall with a. Dhamma talk, [spoken]

with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning, comprehensive, and unhindered?”

“It was Venerable Visakha Pancaliputta, Bhante.” Then the Blessed One said to the Venerable Visakha Pancaliputta: “Good, good, Visakha! It is good that you instruct, exhort, inspire, and gladden the bhikkhus in the assembly hall with a Dhamma talk, [spoken] with speech that is polished, clear, articulate, expressive of the meaning, comprehensive, and unhindered.”

When the wise man is in the midst of fools,

they do not know him if he does not speak.

But they know him when he speaks,

teaching the deathless state.

He should speak and illustrate the Dhamma;

he should lift high the seers’ banner.

Well-spoken words are the seers’ banner:

for the Dhamma is the banner of seers.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Visàkhà Pancàliputta, trong hội trường với pháp thoại, đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều từ chỗ thiền tịnh đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, ai đang thuyết pháp trong hội trường cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào, với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng?

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Cisàkhà Pancàliputta đang thuyết pháp trong hội trường cho các Tỷ kheo, khích lệ…. không có ngập ngừng.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Visàkhà Panàliputta: 

– Lành thay, lành thay này Visàkhà! Lành thay, này Visàkhà, Thầy đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo… không có ngập ngừng.

Nếu vị ấy không nói,
Chúng không biết vị ấy,
Như vậy bậc Hiền trí,
Lẫn lộn với kẻ ngu,
Nếu vị ấy nói lên,
Chúng biết đến vị ấy,
Khi vị ấy thuyết giảng,
Con đường đến bất tử,
Vậy hãy thuyết giảng lên,
Chói sáng chơn diệu pháp,
Hãy dâng cao ngọn cờ,
Ngọn cờ các ẩn sĩ,
Khéo nói là ngọn cờ,
Của các bậc ẩn sĩ,
Và pháp là ngọn cờ,
Của những bậc ẩn sĩ.

49 (9) Inversions – [(IX) (49) Tưởng Ðiên Ðảo]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four inversions of perception, inversions of mind, and inversions of view. What four? (1) The inversion of perception, mind, and view that takes the impermanent to be permanent; (2) the inversion of perception, mind, and view that takes what is suffering to be pleasurable; (3) the inversion of perception, mind, and view that takes what is non-self to be self; (4) the inversion of perception, mind, and view that takes what is unattractive to be attractive. These are the four inversions of perception, mind, and view.
  2. “There are, bhikkhus, these four non-inversions of perception, non-inversions of mind, and non-inversions of view. What four? (1) The non-inversion of perception, mind, and view that takes the impermanent to be impermanent; (2) the non-inversion of perception, mind, and view that takes w hat is suffering to be suffering; (3) the non-inversion of perception, mind, and view that takes what is non-self to be non-self; (4) the non-inversion of perception, mind, and view that takes what is unattractive to be unattractive. These are the four non-inversions of perception, mind, and view.”

3.

Perceiving permanence in the impermanent,

percei ving pleasure in what is suffering,

perceiving a self in what is non-self,

and perceiving attractiveness in what is unattractive,

beings resort to wrong views,

their minds deranged, their perception twisted.

 

Such people are bound by the yoke of Mara,

and do not reach security from bondage.

Beings continue in samsara,

going to birth and death.

 

But when the Buddhas arise in the world,

sending forth a brilliant light,

they reveal this Dhamma that leads

to the stilling of suffering,

 

Having heard it, wise people

have regained their sanity.

They have seen the impermanent as impermanent

and what is suffering as suffering.

 

They have seen what is non-self as non-self

and the unattractive as unattractive.

By the acquisition of right view,

they have overcome all suffering.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong khổ nghĩ là không khổ, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong vô ngã, nghĩ là ngã, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong không thanh tịnh, nghĩ là thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này.

  1. Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là vô thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo. Trong khổ, nghĩ là khổ, trong vô ngã, nghĩ là vô ngã, trong không thành tịnh nghĩ là không thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo.

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này.

Trong vô thường, tưởng thường.
Trong khổ, tưởng là lạc,
Trong vô ngã, tưởng ngã,
Trong bất tịnh, tưởng tịnh,
Chúng sanh đến tà kiến,
Tâm động, tưởng tà vọng,
Bị ma trói buộc chặt,
Không thoát khỏi ách nạn,
Chúng sanh bị luân chuyển,
Trong sanh tử luân hồi.
Khi chư Phật xuất hiện,
Ở đời chói hào quang,
Tuyên thuyết diệu pháp này,
Ðưa đến khổ lắng dịu.
Nghe pháp, được trí tuệ,
Trở lại được tự tâm,
Thấy vô thường, không thường,
Thấy đau khổ, là khổ,
Thấy tự ngã, không ngã,
Thấy bất tịnh, không tịnh,
Do hành chánh tri kiến,
Vượt qua mọi đau khổ.

 

50 (10) Defilements – [(X) (50) Các Uế Nhiễm]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four defilements of the sun and moon because of which the sun and moon do not shine, blaze, and radiate. What four? Clouds are a defilement of the sun and moon because of which the sun and moon do not shine, blaze, and radiate; fog is a defilement of the sun and moon … smoke

and dust is a defilement of the sun and moon … and Rahu, lord of the asuras, is a defilement of the sun and moon because of which the sun and moon do not shine, blaze, and radiate. These are the four defilements of the sun and moon because of which the sun and moon do not shine, blaze, and radiate.

  1. “So too, bhikkhus, there are four defilements of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze, and radiate. What four?

(1) “There are some ascetics and brahmins who drink liquor arid wine arid do not refrain from drinking liquor and wine. This is the first defilement of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze, and radiate.

(2) “There are some ascetics and brahmins who indulge in sexual intercourse and do not refrain from sexual intercourse. This is the second defilement of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze, and radiate.

(3) “There are some ascetics and brahmins who accept gold and silver and do not refrain from receiving gold and silver. This is the third defilement of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze, and radiate.

(4) “There are some ascetics and brahmins who earn their living by wrong livelihood and do not refrain from wrong livelihood. This is the fourth defilement of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze., and radiate.

“These are the four defilements of ascetics and brahmins because of which some ascetics and brahmins do not shine, blaze, and radiate.”

3.

Some ascetics and brahmins

are drag ged around by lust and hatred;

men hindered by ignorance

seek delight in pleasant things.

 

They drink liquor and wines,

indulge in sexual activity;

the ignorant accept

silver and gold.

 

Some ascetics and brahmins

live by wrong livelihood.

These are the defilements that the Buddha,

Kinsman of the Sun, described.

 

Defiled by these,

some ascetics and brahmins—

impure, dusty creatures—

do not shine and blaze.

 

Shrouded in darkness,

slaves of craving, led along,

they take renewed existence

and fill the terrible charnel ground.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của mặt trăng, mặt trời. Do những uế nhiễm này làm ô nhiễm mặt trăng, mặt trời không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng. Thế nào là bốn?

Mây, này các Tỷ-kheo, là uế nhiễm của mặt trăng, mặt trời, do uế nhiễm này làm ô nhiễm mặt trăng, mặt trời không có cháy sáng… không có rực sáng. Mù, này các Tỷ-kheo là uế nhiễm của mặt trăng, mặt trời… khói và bụi, này các Tỷ-kheo là uế nhiễm của mặt trăng, mặt trời… Ràhu, vua các loài A-tu-la, này các Tỷ-kheo, là uế nhiễm của mặt trăng, mặt trời; do uế nhiễm này làm ô nhiễm, mặt trăng, mặt trời không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của mặt trăng, mặt trời, do những uế nhiễm này làm ô nhiễm, mặt trăng, mặt trời không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của các Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn uống rượu men, uống rượu nấu, không có từ bỏ rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ nhất của Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn, không có cháy sáng… không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn, hưởng thọ dâm dục, không từ bỏ dâm dục. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ hai… không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn chấp nhận vàng và bạc, không từ bỏ nhận lấy vàng và bạc. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ ba… không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn sinh sống với tà mạng, không từ bỏ tà mạng. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ tư của các Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của các Sa-môn, Bà-la-môn, do những uế nhiễm này làm ô nhiễm, nên các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.

Có Sa-môn, Phạm chí,
Bị tham sân trói buộc,
Bị vô minh bao phủ,
Loài người ưa sắc đẹp,
Uống rượu men rượu nấu,
Hưởng thụ pháp dâm dục,
Mê hoặc, họ chấp nhận,
Nhận lấy vàng và bạc,
Các Sa-môn, Phạm chí,
Sinh sống theo tà mạng.
Phật, bà con mặt trời
Nói đến uế nhiễm ấy,
Bị ô nhiễm bởi chúng,
Các Sa-môn, Phạm chí,
Không cháy sang, chói sáng,
Ánh sáng bụi ô nhiễm,
Bao phủ bởi tối tăm,
Nô lệ bởi ái dục,
Bị ái kéo, dắt dẫn,
Họ làm đầy dẫy thêm,
Bãi tha ma ghê tởm,
Chúng lại phải tái sanh.

 

The Second Fifty

  1. Streams of Merit – [VI. Phẩm Nguồn Sanh Phước (I)]

 

51 (1) Streams of Merit (1) – [(51) Phẩm Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness— heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven— that lead to what is wished for, desired, and agreeable,’ to one’s welfare and happiness. What four?

“(1) When a bhikkhu enters and dwells in a measureless concentration of mind while using a robe [that one has given him], one acquires a measureless stream of merit, stream of the wholesome, a nutriment of happiness … that leads… to one’s welfare and happiness. (2) When a bhikkhu enters and dwells in a measureless concentration of mind while using almsfood [that one has given him], one acquires a measureless stream of merit, stream of the wholesome, a nutriment of happiness … that leads … to one’s welfare and happiness. (3) When a bhikkhu enters and dwells in a measureless concentration of mind

while using a lodging [that one has given him], one acquires a measureless stream of merit, stream of the wholesome, a nutriment of happiness … that leads … to one’s welfare and happiness. (4) When a bhikkhu enters and dwells in a measureless concentration of mind while using medicines and provisions

for the sick [that one has given him], one acquires a measureless stream of merit, stream of the wholesome, a nutriment of happiness … that leads to one’s welfare and happiness. “These are the four streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to he aven— that lead to what is wished for, desirecl, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

  1. “When, bhikkhus, a noble disciple possesses these four streams of merit, streams of the wholesome, it is not easy to measure his merit thus: ‘just so much is his stream of merit, stream of the wholesome, nutriment of happiness: … that leads to … one’s welfare and happiness’; rather, it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable, great mass of merit.
  2. “Bhikkhus, just as it is not easy to measure the water in the great ocean thus: ‘There are so many gallons of water,’ or ‘There are so many hundreds of gallons of water,’ or ‘There are so many thousands of gallons of water,’ or ‘There are so many hundreds of thousands of gallons of water, but rather it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable, great mass of water; so too, when a noble disciple possesses these four streams of merit … it is reckoned simply as an incalculable, immeasurable, great mass of merit.”

4.

Just as the many rivers used by the hosts of people,

flowing downstream, reach the ocean,

the great mass of water, the boundless sea,

the fearsome receptacle of heaps of gems;

so the streams of merit reach the wise man

who is a giver’of food, dri nk, and cloth;

[they reach] the donor of beds, seats, and covers

like livers carrying their-waters to the sea.

  1. Nhân duyên ở Sàvatthi
  2. – Có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ y của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ đồ ăn khất thực của ai…

… Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ trú xứ của ai… hưởng thọ dược phẩm trị bệnh của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

  1. Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì để nắm lấy một số lượng phước thiện, và nói rằng: “Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, đem lại an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục đem đến cõi trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc”; vì rằng cả khối phước thiện lớn được xem là vô số vô lượng.
  2. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì để nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: “Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước”; vì rằng cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì nắm lấy một số lượng phước thiện và nói rằng: “có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, đem lại an lạc thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, đem đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc; vì rằng cả khối phước thiện lớn được xem là vô số vô lượng.

Biển lớn không hạn lượng,
Hồ lớn nhiều sợ hãi,
Là kho tàng cất giữ,
Vô số lượng châu báu,
Cũng là chỗ trú ẩn,
Vô số các loại cá,
Là chỗ các sóng lớn,
Quy tụ chảy ra biển,
Cũng vậy người bố thí,
Ðồ ăn và đồ uống,
Vải mặc và giường nằm,
Chỗ ngồi và thảm nệm,
Bậc Hiền thí như vậy,
Phước đức ùa chảy đến,
Như sông dẫn dòng nước,
Ùa chảy vào bể cả.

 

52 (2) Streams of Merit (2) – [(II) (52) Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are thesefour streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that lead to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness. What four?

(1) “Here, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One,

the Blessed One.’ This is the first stream of merit.

(2) “Again, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’ This is the second stream of merit …

(3) “Again, a noble disciple possesses Unwavering confidence in the Sahgha thus: ‘The Sahgha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practic in g the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Sahgha of

the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ This is the third stream of merit …

(4) “Again, a noble disciple possesses the virtuous behavior loved by the noble ones, unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. This is theTourth stream of merit …

“These are the four streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness— heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven— that lead to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.”

2.

When one has faith in the Tathagata,

unshakable and well-established,

and virtuous behavior that is good,

loved by the noble dhes and praised;

when one has confidence in the Sangha

 

and one’s view has been straightened out,

they say that one is not poor,

that one’s life is not lived in vain.

 

Therefore, an intelligent person,

remembering the Buddhas’ teaching,

should be intent on faith and virtuous behavior,

confidence and vision of the Dhamma.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện… hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Phật; bậc Thế Tôn ấy là bậc ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn… Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ nhất… hạnh phúc an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ hai… hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, Thiện hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Như lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ ba… hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với những giới, được bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ tư… hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai tin giới, hiền thiện,
Bậc Thánh khen, mến chuộng.
Ai tịnh tín chúng Tăng,
Với cái nhìn chánh trực,
Người ấy được họ gọi,
Không phải là người nghèo.
Ðời sống người như vậy,
Không phải đời trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thắng pháp,
Bậc trí chú tâm niệm,
Lời dạy của chư Phật.

 

53 (3) Living Together (1)

 

  1. On one occasion, the Blessed One was traveling along the highway between Madhura and Veranja. A number of male and female householders were also traveling along the same highway. Then the Blessed One left the highway and sat down at the foot of a tree. The male and female householders saw the

Blessed One sitting there and approached him, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to them:

  1. “Householders, there are these four ways of living together. What four?

A wretch lives together with a wretch; a wretch lives together with a female deva; a deva lives together with a wretch; a deva lives together with a female deva.

  1. (1). “And how, householders, does a. wretch live together with a wretch? Here, the husband is one who destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness; he is immoral, of bad character; he dwells at home with a heart obsessed by the stain of miserliness; he insults and reviles ascetics and brahmins. And his wife is also one who destroys life … she insults and reviles ascetics and brahmins. It is in such a way that a wretch lives together with a wretch.
  2. (2) “And how does a wretch live together with a female deva? Here, the husband is one who destroys life … he insults and reviles ascetics and brahmins. But his wife is one who abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from liquor, wine,

and intoxicants, the basis for heedlessness; she is virtuous, of good character; she dwells at home with a heart free from the stain of miserliness; she does not insult or revile ascetics and brahmins. It is in such a way that a wretch lives together with a female deva.

  1. (3) “And how does a deva live tog ether with a wretch? Here, the husband is one who abstains from the destruction of life … he does not insult or revile ascetics and brahmins. But his wife is one who destroys life … she insults and reviles ascetics and brahmins. It is in such a way that a deva lives together

with a wretch.

  1. (4) “And how does a deva live together with a female deva? Here, the husband is one who abstains from the destruction of life … he does not insult or revile ascetics and brahmins. And his wife is also one who abstains from the destruction of life … she does not insult or revile ascetics and brahmins. It is in

such a way that a deva lives together with a female deva.

“These are the four ways of living together.”

7.

When both are immoral,

miserly and abusive,

husband and wife

live together as wretches.

 

The husband is immoral,

miserly and abusive,

but his wife is Virtuous,

charitable, generous.

 

She is a female deva living

with a wretched husband.

The husband is virtuous,

charitable, generous,

but his wife is immoral,

miserly and abusive.

She is a wretch living

with a deva husband.

 

Both husband arid wife is endowed with faith,

charitable and self-controlled,

living their lives righteously,

addressing each other with pleasant words.

 

Then many benefits accrue to them

and they dwell at ease.

Their enemies are saddened

when both are the same in virtue.

 

Having practiced the Dhamma here,

the same in virtuous behavior and observances,

delighting [after death] in a deva world,

they rejoice, enjoying sensual pleasures.

  1. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Madhurà và Veranja. Và nhiều nam gia chủ và nữ gia chủ cũng đang đi trên con đường giữa Madhurà và Veranja. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây, trên chỗ đã được sửa soạn. Các nam gia chủ và nữ gia chủ thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ đang ngồi một bên:
  2. – Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?

Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chúng với Thiên nữ. Thiên nam sống chúng với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ. 

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này gia chủ, người chồng sát sanh… nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với một đê tiện nữ?

Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho… nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn, và người vợ cũng là người không sát sanh… không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.

Này các Gia chủ, có bốn loại chung sống này.

Cả hai là ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Cặp vợ và chồng ấy,
Ðê tiện sống đê tiện.
Chồng là người ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Như vậy vợ Thiên nữ
Sống với chồng đê tiện.
Chồng là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Vợ là đê tiện nữ,
Chúng sống chồng, Thiên nam.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng.
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành.
Ở đây sống theo pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều cầu mong.

 

54 (4) Living Together (2) – [(IV) (54) Sống Chung (2)]

 

“Bhikkhus, there are these four ways of living together. What four? A wretch lives together with a wretch; a wretch lives

together with a female deva; a deva lives together with a wretch; a deva lives together with a female deva.

[The rest, including the verses, is identical with 4:53 but

addressed to the bhikkhus.] [60 – 61]

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?

Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chồng là người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam chung sống với đê tiện nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh… nhiếc mắng, chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không có sân tâm, chánh kiến, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm vị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho… nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.

  1. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh… không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn; và người vợ cũng là người không sát sanh… không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.

Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này.

Cả hai là ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Cặp vợ và chồng ấy,
Ðê tiện sống đê tiện,
Chồng là người ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Như vậy vợ Thiên nữ
Sống với chồng đê tiện.
Chồng là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Còn người vợ ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là đê tiện nữ,
Chung sống chồng, Thiên nam.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều cầu mong.

 

55 (5) The Same in Living (1) – [(V) (55) Xứng Ðôi (1)]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Bhaggas in Sumsumaragira in the deer park at Bhesakala Grove. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and ro.be, and went to the residence of the householder Nakulapita, where he sat down in the prepared seat. Then the householder Nakulapita and the housewife Nakulamata approached the Blessed One, paid h om age to him, and sat down to one side. The householder Nakulapita then said to the Blessed One:
  2. “Bhante, since I was young, when the young girl Nakulamata was given to me in marriage, I do not recall ever transgressing against her even in thought, much less by deed. We wish, Bhante, to see one another not only in this present life but also in future lives.”

The housewife Nakulamata in turn said to the Blessed One: “Bhante, since I was a young girl given to the young householder Nakulapita in marriage, I do not recall ever transgressing against him even in thought, much less by deed. We wish, Bhante, to. see one another not only in this present life but also in future lives.”

“Householders, if both husband and wife wish to see one another not only in this present life but also in future lives, they should have the same faith, the same virtuous behavior, the same generosity, and the same wisdom. Then they will see one another not only in this present life but also in future lives.”

 

Both husband and wife are endowed with faith,

charitable and self-controlled,

living their lives righteously,

addressing each other with pleasant words,

 

Then many benefits accrue to them

and they dwell at ease.

Their enemies are saddened

when both are the same in virtue.

 

Having practiced the Dhamma here,

the same in virtuous behavior and observances,

delighting [after death] in a deva world,

they rejoice, enjoying sensual pleasures.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulà, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakulà và nữ gia chủ mẹ Nakulà đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulà bạch Thế Tôn:
  2. – Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulà được đem về đây cho con khi con còn trẻ nhỏ, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.

Nữ gia chủ mẹ Nakulà bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulà, khi con còn trẻ nhỏ, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakulà, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.

– Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.

Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều sở cầu.

 

56 (6) The Same in Living (2) – [(VI) (56) Xứng Ðôi (2)]

 

“Bhikkhus, if both husband and wife wish to behold one another not only in this present life but also in future lives, they should have the same faith, the same virtuous behavior, the same generosity, and the same wisdom. Then they Will behold one another not only in this present life but also in future lives.”

[The verses are identical with those of 4:55.]

(Kinh này giống như kinh trước, nhưng chỉ bắt đầu với lời của Thế Tôn dạy và nói cho các Tỷ-kheo). 

 

57 (7) Suppavasa – [(VII) (57) Suppavàsà] – page 446 of 1925

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Koliyans near the Koliyan town named Sajjanela. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and went to the residence of the Koliyan daughter Suppavasa, where he sat down in the prepared seat. Then the Koliyan daughter

Suppavasa, with her own hand, served and satisfied the Blessed One with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished eating and had put away his bowl, the Koliyan daughter Suppavasa sat down to one side. The Blessed One then said to her:

  1. “Suppavasa, a female noble disciple who gives food gives the recipients four things. What four? She gives life, beauty, happiness, and strength. (1) Having given life, she partakes of life, whether celestial or human. (2) Having given beauty, she partakes of beauty, whether celestial or human. (3) Having given happiness, she partakes of happiness, whether celestial or human. (4) Having given strength, she partakes of strength, whether celestial or human. Suppavasa, a female noble disciple who gives food gives the recipients these four things.”

3.

When one gives well-prepared food,

pure, delicious, and flavorful,

to the upright ones who are

exalted and of excellent conduct,

that offering, which links merit with merit,

is praised as very fruitful

by the world-knowers.

 

Those recollecting such generosity

dwell in the world inspired by joy.

Having removed the stain of miserliness and its root,

blameless, they go to the heavenly abode.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koli tại thị trấn của dân chúng Koli tên là Sajjanela. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y cầm y bát, đi đến trú xứ của Suppavàsà, người dân Koli, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Suppavàsà người dân Koli, sau khi tự tay mời Thế Tôn dùng cho đến thỏa mãn các món ăn loại cứng và loại mềm, rồi Suppavàsà, thuộc dân tộc Koli, sau khi Thế Tôn ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Suppavàsà, người dân Koli, đang ngồi một bên:
  2. – Các Thánh nữ đệ tử khi bố thí đồ ăn, này Suppavàsà, bố thí bốn sự cho những người nhận. Thế nào là bốn?

Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh. Sau khi cho thọ mạng, người cho được chia phần thọ mạng, thuộc cõi Trời hay cõi Người. Sau khi cho dung sắc, người cho được chia phần dung sắc, thuộc cõi Trời hay cõi Người. Sau khi cho an lạc, người cho được chia phần an lạc, hoặc thuộc cõi Trời, hoặc thuộc cõi Người. Sau khi cho sức mạnh, người cho được chia phần sức mạnh, thuộc cõi Trời, hay cõi Người. Này Suppavàsà, khi Thánh nữ đệ tử bố thí đồ ăn, bố thí bốn sự này cho những người nhận.

Cho đồ ăn khéo làm,
Sạch, thù diệu, vị ngon,
Nàng với sự cúng dường,
Bố thí vị chánh trực,
Những vị sống chánh hạnh,
Là những bậc đại hành,
Với đức gặt công đức,
Lại được quả to lớn,
Bậc hiểu biết thế gian,
Có lời tán thán nàng,
ức niệm tế đàn vậy,
Họ dạo quanh thế giới,
Với tâm tư hoan hỷ
Nhiếp phục gốc xan tham,
Không bị ai chỉ trích,
Chứng đạt được cõi Trời.

 

58 (8) Sudatta – [(VIII) (58) Sudatta]

 

  1. Then the householder Anathapindika approached the Blessed One … The Blessed One then said to him:
  2. “Householder, a noble disciple who gives food gives the recipients four things. What four? He gives life, beauty, happiness, and strength. (1) Having given life, he partakes of life, whether celestial or human. (2) Having given beauty, he

partakes of beauty, whether celestial or human. (3) Having given happiness, he partakes of happiness, whether celestial or human. (4) Having given strength, he partakes of strength, whether celestial or human. Householder, a noble disciple who gives food gives the recipients these four things.”

One who respectfully gives timely food

to those self-controlled ones who eat what others give,

provides them-with four things:

life, beauty, happiness, and strength.

 

The man who gives life and beauty,

who gives happiness and strength,

will obtain long life and fame

wherever he is reborn.

  1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
  2. – Này Gia chủ, bậc Thánh đệ tử bố thí đồ ăn, bố thí bốn sự cho người nhận. Thế nào là bốn?

Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh. Sau khi cho thọ mạng, người cho được chia phần thọ mạng, thuộc chư Thiên hay loài Người. Sau khi cho dung sắc, người cho được chia phần dung sắc, thuộc chư Thiên hay loài Người. Sau khi cho an lạc, người cho được chia phần an lạc, thuộc chư Thiên hay loài Người. Sau khi cho sức mạnh, người cho được chia phần sức mạnh, thuộc chư Thiên hay loài Người. Này Gia chủ, người Thánh đệ tử bố thí món ăn, bố thí bốn sự này cho những người nhận.

Những ai khéo chế ngự,
Sống nhờ người bố thí,
Ai tùy thời, nhiệt thành,
Bố thí đồ ăn uống,
Ðem lại cho các vị,
Bốn sự kiện như sau,
Cho thọ mạng, dung sắc,
Cho an lạc, sức mạnh,
Vị bố thí thọ mạng,
Vị bố thí sức mạnh,
Người bố thí sức mạnh,
Thọ mạng dài, danh xưng,
Dầu sanh tại chỗ nào.

 

59 (9) Food – [(IX) (59) Các Ðồ Ăn]

 

“Bhikkhus, when a donor gives food, he gives the recipients four things. What four? … [as in preceding sutta] … Bhikkhus, when a donor gives food, he gives the recipients these four things.”

[The verses are identical with those of 4:58.] [65]

  1. – Người bố thí đồ ăn, này các Tỷ-kheo, bố thí bốn sự cho người nhận. Thế nào là bốn?

Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh. Sau khi cho thọ mạng, người cho được chia phần thọ mạng, thuộc chư Thiên hay loài Người. Sau khi cho dung sắc… cho an lạc… Sau khi cho sức mạnh, được chia phần sức mạnh, thuộc chư Thiên hay loài Người.

Này các Tỷ-kheo, người bố thí các món ăn, bố thí bốn sự này cho người nhận.

Những ai khéo chế ngự,
Sống bố thí người khác,
Ai tùy thời nhiệt thành,
Bố thí đồ ăn uống,
Ðem lại cho các vị,
Bốn sự kiện như sau,
Cho thọ mạng, dung sắc,
Cho an lạc, sức mạnh,
Vị bố thí thọ mạng,
Vị bố thí dung sắc,
Người bố thí an lạc,
Người bố thí sức mạnh,
Thọ mạng dài, danh xưng,
Dầu sanh tại chỗ nào.

 

60 (10) The Layperson’s Proper Practice – [(X) (60) Bổn Phận Người Gia Chủ]

 

Then the householder Anathapindika approached the Blessed One … The Blessed One said to him:

“Householder, a noble disciple who possesses four qualities is practicing the way proper to the layperson, a way that brings the attainment of fame and leads to heaven. What four?

“Here, householder, a noble disciple serves the Sangha of bhikkhus with robes; he serves the Sangha of bhikkhus with almsfood; he serves the Sangha of bhikkhus with lodgings; he serves the Sangha of bhikkhus with medicines and provisions for the sick.

“Householder, a noble disciple who possesses these four qualities is practicing the way proper to the layperson, a way that brings the attainment of fame and leads to heaven.”

 

When the wise practice the way

proper for the layperson, they serve

the virtuous monks of upright conduct

with robes, almsfood, lodgings, and medicines:

 

for them both by day and night

merit always increases;

having done excellent deeds,

they pass on to a heavenly state.

Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên: 

– Thành tựu bốn pháp, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con đường thích đáng của người gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa đến cõi Trời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ-kheo, hộ trì chúng Tỷ-kheo với y, hộ trì chúng Tỷ-kheo với đồ ăn khất thực, hộ trì chúng Tỷ-kheo với sàng tọa, hộ trì chúng Tỷ-kheo với dược phẩm trị bệnh.

Thành tựu với bốn pháp này, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con đường thích đáng của người gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa đến cõi Trời.

Bậc Hiền trí thực hiện, 
Con đường thật xứng đáng,
Của người làm gia chủ,
Hộ trì bậc có giới,
Bậc sở hành chơn chánh,
Hộ trì với y áo,
Với đồ ăn khất thực,
Sàng tọa, thuốc trị bệnh,
Công đức họ tăng trưởng,
Thường hằng, ngày lẫn đêm,
Do làm nghiệp hiền thiện,
Ði đến cảnh chư Thiên.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0103.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf