04a. Chương Bốn Pháp – The Book of the Fours – Phẩm 01 -03 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

The Book of the Fours – page 387 – 419 of 1925.

The First Fifty

I. Bhandagama – Phẩm Bhandagana

 

1(1) Understood – [(I) (1) Giác Ngộ]

 

  1. Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Vajjis at Bhandagama. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. “Bhikkhus, it is because of not understanding and penetrating four things that you and I have roamed and wandered for such a long stretch of lime. What four?
  2. “It is, bhikkhus, because of not understanding and penetrating noble virtuous behavior, noble concentration, noble wisdom, and noble liberation that you and I have roamed and wandered for such a long stretch of time.
  3. “Noble virtuous behavior has been understood and penetrated. Noble concentration has been understood and penetrated. Noble wisdom has been understood and penetrated. Noble liberation has been understood and penetrated. Craving for existence has been cut off; the conduit to existence has been destroyed; now there is no more renewed existence.”
  4. This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

 

“Virtuous behavior, concentration, wisdom,

and unsurpassed liberation:

these things the illustrious Gotama

understood by himself.

 

“Having directly known these things,

the Buddha taught the Dhamma to the bhikkhus.

The Teacher, the end-maker of suffering,

the One with Vision, has attained nibbana.”

Như vậy, tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: 

2.- Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập bốn pháp, như vậy phải chạy dài, luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy! Thế nào là bốn? 

  1. Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập Thánh giới, như vậy phải chạy dài, phải luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy. Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, không thể nhập Thánh định, … Thánh tuệ, … Thánh giải thoát, như vậy phải chạy dài, phải luân chuyển trong một thời gian dài, đối với Ta và đối với các Thầy. 
  2. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh giới này được giác ngộ, được thể nhập; Thánh tuệ được giác ngộ, được thể nhập; Thánh định được giác ngộ, được thể nhập; Thánh giải thoát được giác ngộ, được thể nhập; hữu ái được chặt đứt, dây cột của hữu được đoạn tận, nay không còn tái sanh. 

5.-Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ sau khi nói vậy xong, bậc Ðạo sư lại nói thêm:

Giới, Thiền định, Trí tuệ
Với giải thoát vô thượng
Gotama danh xưng
Giác ngộ những pháp này
Ðức Phật thắng tri chúng
Thuyết pháp cho Tỷ-kheo
Ðạo sư đoạn tận khổ
Bậc Tuệ nhãn tịch tịnh. 

 

2 (2) Fallen – [(II) (2) Rời Khỏi]

 

  1. At Savatthi. “Bhikkhus, one who does not possess four things is said to have fallen from this Dhamma and discipline. What four? (1) One who does not possess noble virtuous behavior is said to have fallen from this Dhamma and discipline. (2) One who does not possess noble concentration … (3) One who does not possess noble wisdom … (4) One who does not possess noble liberation is said to have fallen from this Dhamma and discipline. One who does not possess these four things is said to have fallen from this Dhamma and discipline.
  2. “But, bhikkhus, one who possesses four things is said to be secure in this Dhamma and discipline. What four?
  3. (1) One who possesses noble virtuous behavior is said to be secure in this Dhamma and discipline. (2) One who possesses noble concentration … (3) One who possesses noble wisdom … (4)

One who possesses noble liberation is said to be secure in this Dhamma and discipline. One who possesses these four things is said to be secure in this Dhamma and discipline.”

 

Collapsed and fallen, they fall away;

the greedy ones come back again.

Done is the task, the delightful is delighted in;

happiness is reached by happiness.

1.- Người không thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. Thế nào là bốn? 

Không thành tựu Thánh giới, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này. Không thành tựu Thánh Thiền định, này các Tỷ-kheo, … không thành tựu Thánh Trí tuệ, này các Tỷ-kheo … không thành tựu Thánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này.

Không thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bị rời khỏi pháp luật này.

  1. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này. Thế nào là bốn? 
  2. Thành tựu Thánh giới, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này. Thành tựu Thánh định, này các Tỷ-kheo, … thành tựu Thánh Trí tuệ, này các Tỷ-kheo … thành tựu Thánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này.

Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là không rời khỏi pháp luật này.

Sau khi chết họ rơi
Bị rơi họ tham ái
Do vậy họ trở lại
Một lần nữa tái sanh
Ðã làm việc phải làm
Ðã thích việc đáng thích
Người ấy được an lạc
Do an lạc đưa đến

 

3 (3) Maimed (1) – [(III) (3) Mất Gốc (1)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What four?

(1) “Without investigating and scrutinizing, he speaks praise of one who deserves dispraise. (2) Without investigating and scrutinizing, he speaks dispraise of one who deserves praise. (3) Without investigating and scrutinizing, he believes a matter that merits suspicion. (4) Without investigating and scrutinizing, he is suspicious about a matter that merits belief. Possessing

these four qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit.

  1. “Bhikkhus, possessing four qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What four?

(1) “Having investigated and scrutinized, he speaks dispraise of one who deserves dispraise. (2) Having investigated and scrutinized, he speaks praise of one who deserves praise. (3) Having investigated and scrutinized, he is suspicious about a matter that merits suspicion. (4) Having investigated and scrutinized, he believes a matter that merits belief. Possessing these four

qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”

 

He who praises one deserving blame,

or blames one deserving praise,

casts with his mouth an unlucky throw

by which he finds no happiness.624

 

Slight is the unlucky throw at dice

that results in the loss of one’s wealth,

[the loss] of all, oneself included;

much worse is this unlucky throw

of harboring hate against the fortunate ones.625

 

For a hundred thousand and thirty-six

Nirabbudas,  plus five abbudas,

the slanderer of noble ones goes to hell,

having defamed them with evil speech and mind.

– Tán thán, không tán thán, tín nhiệm, không tín nhiệm. 

  1. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là bốn? 

Không có suy xét, không có cứu xét, tán thán người không đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, không tán thán người đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ không đáng tín nhiệm; Không có suy xét, không có cứu xét, bất tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. 

Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.

  1. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là bốn? 

Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, không tán thán những người không đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tán thán những người đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ đáng tín nhiệm; sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều phước đức.

Ai khen người đáng chê
Ai chê người đáng khen
Kẻ ấy với miệng lưỡi
Chứa chấp điều bất hạnh
Do vì bất hạnh ấy
Không tìm được an lạc
Nhỏ nhen không đáng kể
Là loại bất hạnh này
Bất hạnh do cờ bạc
Phá hoại các tài sản
Lớn hơn, lớn hơn nhiều
Là loại bất hạnh này
Cho tất cả mọi người
Và cả với riêng mình
Những ai với ác ý
Ðối với bậc Thiện thệ
Trải qua một trămngàn
Thời Nirabbudà
Và cộng ba mươi sáu
Với năm Abbudà
Bị sanh vào địa ngục
Trong suốt thời gian ấy
Nếu mắng nhiếc bậc Thánh
Với lời, ý, nguyện ác. 

 

4 (4) Maimed (2) – [(IV) (4) Mất Gốc (2)]

 

  1. “Bhikkhus, behaving wrongly toward four persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. What four? (1) Behaving wrongly toward his mother, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition;

he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit. (2) Behaving wrongly toward his father … (3) Behaving wrongly toward the Tathagata … (4) Behaving wrongly toward a disciple of the Tathagata … Behaving wrongly toward these four persons, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit.

  1. “Bhikkhus, behaving rightly toward four persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What four? (1) Behaving rightly toward his mother, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. (2) Behaving rightly toward his father … (3) Behaving rightly toward the Tathagata … (4) Behaving rightly toward a disciple of the Tathagata … Behaving rightly toward these four persons, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”

 

3.

 

A person who behaves wrongly

toward his mother and father,

toward the enlightened Tathagata,

or toward his disciple,

generates much demerit.

 

Because of that unrighteous conduct

toward mother and father,

the wise criticize one here in this world

and after death one goes to the plane of misery.

 

A person who behaves rightly

toward his mother-and father,

toward the enlightened Tathagata,

or toward his disciple,

generates much merit.

 

Because of that righteous conduct

toward mother and father,

the wise praise one in this world

and after death one rejoices in heaven.

1.- Do tà hạnh trong bốn sự, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình sử xự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nhiều điều vô phước. Thế nào là tà hạnh trong bốn sự?

Tà hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh … tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, … Tà hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ-kheo,… Tà hạnh đối với đệ tử của Như Lai, này các Tỷ-kheo….., kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân … và tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, … tạo nên nhiều điều vô phước.

  1. Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự không như người mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là chánh hạnh trong bốn sự?

Chánh hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh … tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, … Chánh hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ kheo… Chánh hạnh đối với đệ tử Như Lai, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình sử xự không như người mất gốc … tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, … tạo nhiều phước đức.

3.

Ðối với mẹ và cha
Ai hành xử tà vạy
Với Như Lai Chánh Giác
Hay với đệ tử Ngài
Người xử sự như vậy
Tạo nhiều điều vô phước
Những ai có ác hạnh
Ðối với mẹ và cha
Ðời này, bậc trí trách
Ðời sau sanh đọa xứ
Ðối với mẹ và cha
Ai hành xử chơn chánh
Với Như Lai Chánh Giác
Hay với đệ tử Ngài
Người xử sự như vậy
Tạo nhiều điều phước đức
Những ai có chánh hạnh
Ðối với mẹ và cha
Ðời này, bậc trí khen
Ðời sau hưởng Thiên giới

 

5 (5) Along with the Stream – [(V) (5) Thuận Dòng]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? The person who goes along with the stream; the one who goes against the stream; the one who is inwardly firm; and the one who has crossed over and gone beyond, the brahmin who. stands on high g round.

(1) “And what Is the person who goes. along with the stream? Here, someone indulges in. sensual pleasures and performs bad deeds. This is called the person who goes along with the stream.

(2) “And what is the person who goes against the stream? Here, someone does not indulge in sensual pleasures or perform bad deeds. Even with pain and dejection, weeping with a tearful face, he lives the complete and purified spiritual life. This is called the person who goes against the stream.

(3) “And what is the person who is inwardly firm? Here, with the utter destruction of the five lower fetters, some person is of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. This is called the person who is inwardly firm.

(4) “And what is the one who has crossed over and gone beyond, the brahmin who stands on high ground? Here, with the destruction of the taints, some person has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon

it, he dwells in it. This is called the person who has crossed over and gone beyond, the brahmin who stands on high ground.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

2.

Those people who are uncontrolled in sense pleasures,

not rid of lust, enjoying sense pleasures here,

repeatedly coming back to birth and old age,

immersed in craving, are “the ones who go along with

the stream.”

Therefore, a wise person with mindfulness established,

not resorting to sense pleasures and bad deeds,

should give up sense pleasures even if it’s painful:

they call this person “one who goes against the stream.”

 

One who has abandoned five defilements,

a fulfilled trainee, unable to retrogress,

attained to mind’s mastery, his faculties composed:

this person is called “one inwardly firm.”

 

One who has comprehended things high and low,

burnt them up, so they’re gone and exist no more:

that sage who has lived the spiritual life,

reached the world’s end, is called

“one who has gone beyond.”

1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, hiện hữu có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ biên kia, đứng trên đất liền. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thọ hưởng các dục và làm các nghiệp ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi thuận dòng. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi ngược dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, với khổ, với ưu, nước mắt đầy mặt, khóc than, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi ngược dòng. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do diệt tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời ấy nữa. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự đứng lại. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bên bờ kia, đứng trên đất liền? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do hoại diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền. 

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

2.

Những ai sống ở đời 
Không chế ngự các dục
Không từ bỏ ly tham
Thọ hưởng các dục vọng
Họ đi đến sanh già
Ðến rồi lại đến nữa
Bị khát ái trói buộc
Họ đi thuận dòng đời
Do vậy bậc có trí
Ở đời, trú chánh niệm
Không thọ hưởng các dục
Không hành trì điều ác
Dầu chịu sự khổ đau
Từ bỏ các dục vọng
Họ được gọi hạng người
Ði ngược lại dòng đời.

3.

Những ai quyết đoạn tận 
Năm phiền não kiết sử
Bậc hữu học viên mãn
Không còn bị thối thất
Ðạt được tâm điều phục
Các căn được định tĩnh
Vị ấy được gọi là
Người đã tự đứng lại
Ðối các pháp thắng liệt
Vị ấy được giác tri
Ðã được quét, quạt sạch
Các pháp được chấm dứt
Vị ấy bậc trí giả
Phạm hạnh được thành tựu
Ðược tên gọi danh xưng
Bậc đã đi đến nơi
Chỗ tận cùng thế giới
Bậc đã đến bờ kia. 

 

 

6 (6) One of Little Learning – [(VI) (6) Học Hỏi Ít.]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four kinds of persons found existing in the world. What four? One of little learning who is not intent on what he has learned; one of little learning who is intent on what he has learned; one of much learning who is not intent on what he has learned; and one of much learning who is intent on what he has learned.

(1) “And how is a person one of little learning who is not intent on what he has learned? Here, someone has learned little—that is, of the discourses, mixed prose and verse, expositions, verses, inspired utterances, quotations, birth stories, amazing accounts, and questions-and-answers—but he does not understand the meaning of what he has learned; he does not understand the Dhamma; and he does not practice in accordance with the Dhamma. In such a way, a person is one of little learning who is not intent on what he has learned.

(2) “And how is a person one of little learning who is intent on what he has learned? Here, someone has learned little—that is, of the discourses … questions-and-answers—but having understood the meaning of what he has learned, and having understood the Dhamma, he practices in accordance with the Dhamma. In such a way, a person is one of little learning who is intent on what he has learned.

(3) “And how is a person one of much learning who is not intent on what he has learned? Here, someone has learned much—that is, of the discourses … questions-and-answers—but he does not understand the meaning of what he has learned; he does not understand the Dhamma; and he does not practice

in accordance with the Dhamma. In such a way, a person is one of much learning who is not intent on what he has learned.

(4) “And how is a person one of much learning who is intent on what he has learned? Here, someone has learned much — that is, of the discourses … questions-and-answers—and having understood the meaning of what he has learned, and having understood the Dhamma, he practices in accordance with the Dhamma. In such a way, a person is one of much learning who is intent on what he has learned.

“These, bhikkhus, are the four kinds of persons found existing in the world.”

2.

If one has little learning

and is not settled in the virtues,

they criticize him on both counts,

virtuous behavior and learning.

 

If one has little learning

but is well settled in the virtues, ‘

they praise him for his virtuous behavior;

his learning has succeeded.

 

If one is highly learned

but is not settled in the virtues,

they criticize him for his lack of virtue;

his learning has not succeeded.

 

If one is highly learned

and is settled in the virtues,

they praise him on both counts,

virtuous behavior and learning.

 

When a disciple of the Buddha is highly learned,

an expert on the Dhamma, endowed with wisdom,

like a coin of refined mountain gold,

who is fit to blame him?

Even the devas praise such a one;

by Brahma too he is praised.

1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe ít, điều đã được nghe được khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp đúng pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe được khởi lên?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên. 

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. 

2.

Nếu là người nghe ít
Không định tĩnh trong giới
Họ chỉ trích người ấy,
Cả hai, giới và ngheNếu là người nghe ít
Nhưng khéo định trong giới
Họ khen về giới đức
Về nghe không đầy đủ

Nếu là người nghe nhiều
Không định tĩnh trong giới
Họ chỉ trích người ấy,
Về nghe được đầy đủ

Nếu là người nghe nhiều
Lại khéo định trong giới
Họ tán thán người ấy
Cả hai, giới và nghe

Phật đệ tử nghe nhiều
Trì pháp, có trí tuệ
Như vàng cõi diêm phủ
Ai có thể chỉ trích?
Chư thiên khen vị ấy
Phạm thiên cũng ngợi khen

 

7 (7) They Adorn – [(VI I) (7) Chói Sáng Tăng Chúng]

 

“Bhikkhus, these four kinds of persons who are competent, disciplined, self-confident, learned, experts on the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, adorn the Sangha. What four?

(1) “A bhikkhu who is competent, disciplined, self-confident, learned, an expert on the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, adorns the Sangha. (2) A bhikkhuni who is competent … (3) A male lay follower who is competent … (4) A female lay follower, who is competent, disciplined, self-confident, learned, an expert on the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, adorns the Sangha.

“Bhikkhus, these four kinds of persons who are competent, disciplined, self-confident, learned, upholders of the Dhamma, practicing in accordance with the Dhamma, adorn the Sangha.”

 

One who is competent and self-confident,

learned, an expert on the Dhamma,

practicing in accord with the Dhamma,

is called an adornment of the Sangha.

 

A bhikkhu accomplished in virtue,

a learned bhikkhuni,

a male lay follower endowed with faith,

a female lay follower endowed with faith:

these are the ones that adorn the Sangha;

these are the Sangha’s adornments.

– Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Thế nào là bốn? 

Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Tỷ-kheo-ni, này các Tỷ-kheo, … nam cư sĩ, này các Tỷ-kheo, … , nữ cư sĩ, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. 

Ai là người thông minh
Là người không sợ hãi
Lại là người nghe nhiều
Và cũng hạng trì pháp
Ðối với chánh diệu pháp
Thực hành pháp tùy pháp
Người như vậy được gọi
Vị chói sáng tăng chúng
Vị Tỷ-kheo đủ giới
Tỷ-kheo-ni nghe nhiều
Bậc cư sĩ tín nam
Bậc cư sĩ tín nữ
Họ chói sáng Tăng chúng
Là ánh sáng Tăng chúng

 

8 (8) Self-Confidence – [(VIII) (8) Vô Sở Úy]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of self-confidence that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the brahma wheel. What four?

(1) “I do not see any ground on the basis of which an ascetic or brahmin or deva or Mara or Brahma or anyone in the world might reasonably reprove me, saying: ‘Though you claim to be perfectly enlightened, you are not fully enlightened about these things,’ Since I do not see any such ground, I dwell secure, fearless, and self-confident.

(2) “I do not see any ground on the basis of which an ascetic or brahmin or deva or Mara or Brahma or anyone in the world might reasonably reprove me, saying: ‘Though you claim to be one whose taints are destroyed, you have not fully destroyed these taints.’ Since I do not see any such ground, I dwell secure,

fearless, and self-confident.

(3) “I do not see any ground on the basis of which an ascetic or brahmin or deva or Mara or Brahma or anyone in the world might reasonably reprove me, saying: ‘These things that you have said to be obstructive are not able to obstruct one who engages in them.’ Since I do not see any such ground, I dwell

secure, fearless, and self-confident.

(4) “I do not see any ground on the basis of which an ascetic or brahmin or deva or Mara or Brahma or anyone in the world might reasonably reprove me, saying: ‘The Dhamma does not lead one who practices it to the complete destruction of suffering, the goal for the sake of which you teach it.’ Since I

do not see any such ground, I dwell secure, fearless, and self-confident.

“These, bhikkhus, are the four kinds of self-confidence that the Tathagata has, possessing which he claims the place of the chief bull, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets in motion the wheel of Brahma.”

 

These pathways of doctrine,

formulated in diverse Ways,

relied upon by ascetics and brahmins,

do not reach the Tathagata,

the self-confident one who has passed

beyond the pathways of doctrine.635

 

Consummate, having overcome [everything],

he set in motion the wheel of Dhamma

out of compassion for all beings.

Beings pay homage to such a one,

the best among devas and humans,

who has gone beyond existence.

– Có bốn vô sở úy của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân. Thế nào là bốn? 

Ngài tự nhận là Chánh Ðẳng Giác, nhưng những pháp này không được Ngài Chánh Ðẳng Giác. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. 

Như Lai tự nhận là Ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc, nhưng các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. 

Các pháp Như Lai nói là các chướng ngại pháp, ai có thọ dụng chúng không đủ có chướng ngại gì. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi. 

Pháp và mục đích mà Như Lai tuyên bố, không được Người chơn chánh thực hành đoạn diệt khổ đau. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. 

Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi.

Bốn pháp không sợ hãi này của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân. 

Các loại luận đàm này, 
Ðược y chỉ rộng rãi
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nương tựa, y chỉ họ
Khi họ đến Như Lai
Họ không còn tồn tại
Các luận đàm được nói
Họ run sợ, sợ hãi
Ai chinh phục tất cả
Chuyển vận được Pháp luân
Vì lòng thương tất cả
Mọi chúng sanh hữu tình
Với những bậc như vậy
Tối thắng giữa Thiên nhân
Mọi chúng sanh đảnh lễ
Bậc vượt quan sanh hữu. 

 

9 (9) Craving – [(IX) (9) Khát Ái]

 

“Bhikkhus, there are these four ways in which craving arises in a bhikkhu. What four?

Craving arises in a bhikkhu because of robes, alms food, lodgings, or for the sake of life here or elsewhere. These are the four ways in which craving arises in a

bhikkhu.”

With craving, as companion

a person wanders during this long time.

Going from one state to another,

he does not overcome samsara.

 

Having known this danger—

that craving is the origin of suffering –

free from craving, devoid of grasping,

a bhikkhu should wander mindfully.

– Có bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? 

Do nhận y áo, này các Tỷ-kheo, ái khi khởi lên, khởi lên nơi vị Tỷ-kheo, hay do nhận đồ ăn khất thực … hay do nhận sàng tọa … hay do nhận đây là hữu, đây là phi hữu, ái khi khởi lên, khởi lên vị Tỷ-kheo. 

Bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo.

Người có ái làm bạn
Sẽ luân chuyển dài dài
Khi hiện hữu chỗ này
Khi hiện hữu chỗ khác
Người ấy không dừng được
Sự luận chuyển tái sanh
Rõ biết nguy hại này
Chính ái sanh đau khổ
Tỷ-kheo từ bỏ ái
Không nắm giữ chấp thủ
An trú, không thất niệm
Vị ấy sống xuất gia. 

 

10 (10) Bonds – [(X) (10) Các Ách]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four bonds. What four? The bond of sensuality, the bond of existence, the bond of views, and the bond of ignorance.

(1) “And what, bhikkhus, is the bond of sensuality?

Here, someone does not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to sensual pleasures. When one does not understand these things as they really are, then sensual lust, sensual delight,

sensual affection, sensual infatuation, sensual thirst, sensual passion, sensual attachment, and sensual craving lie deep within one in regard to sensual pleasures. This is called the bond of sensuality.

(2) “Such is the bond of sensuality. And how is there the bond of existence? Here, someone does not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to states of existence. When one does not understand these things as they really are,

then lust for existence, delight in existence, affection for existence,

infatuation with existence, thirst for existence, passion for existence, attachment to existence, and craving for existence lie deep within one in regard to states of existence. This is called the bond of existence.

(3) “Such are the bond of sensuality and the bond of existence. And how is there the bond of views?

Here, someone does not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to views. When one does not understand these things as they really are,

then lust for views, delight, in views, affection for views, infatuation with views, thirst for views, passion for views, attachment to views, and craving for views lie deep within one in regard to views. This is called the bond of views.

(4) “Such are the bond of sensuality, the bond of existence, and the bond of views. And how is there the bond of ignorance?

Here, someone does not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to the six bases for contact. When one does not understand these things as they really are, then, ignorance and unknowing lie deep within one in regard to the six bases for contact. This is called the bond of ignorance. Such are the bond of sensuality, the bond of existence, the bond of views, and the bond of ignorance. “One is fettered by bad unwholesome states that are defiling, conducive to renewed existence, troublesome, ripening in suffering, leading to future birth, old age, and death; therefore, one is said to be ‘not secure from bondage.’ These are the four

bonds.

  1. “There are, bhikkhus, these four severances of bonds. What four? The severance of the bond of sensuality, the severance of the bond of existence, the severance of the bond of views, and the severance of the bond of ignorance.

(1) “And what, bhikkhus, is the severance of the bond of sensuality?

Here, someone understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to sensual pleasures. When one understands these things as they really are, then sensual lust, sensual

delight, sensual affection, sensual infatuation, sensual thirst, sensual passion, sensual attachment, and sensual craving do not lie within one in regard to sensual pleasures. This is called the severance of the bond of sensuality.

(2) “Such is the severance of the bond of sensuality. And how is there the severance of the bond of existence?

Here, someone understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to states of existence. When one understands these things as they really are, then lust for existence, delight in existence, affection for existence, infatuation with existence, thirst for existence, passion for existence, attachment to existence, and craving for existence do not lie within one in regard to states of existence. This is called the severance of the bond of existence.

(3) “Such are the severance of the bond of sensuality and the severance of the bond of existence. And how is there the severance of the bond of views?

Here, someone understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to views. When one understands these things as they really are; then lust for views, delight in views, affection for views, infatuation with views, thirst for views, passion for views, attachment to views, and craving for views do not lie within one in regard to views. This is called the severance of the bond of views.

(4) “Such are the severance of the bond of sensuality, the severance of the bond of existence, and the severance of the bond of views. And how is there the severance of the bond of ignorance?

Here, someone understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to the six bases for contact. When one understands these things as they really are, then ignorance and unknowing do not lie within one in regard to the six bases for contact. This is called the severance of the bond of ignorance. Such are the severance of the bond of sensuality, the severance

of the bond of existence, the severance of the bond of views, and the severance of the bond of ignorance.

“One is detached from bad unwholesome states that are defiling; conducive to renewed existence, troublesome, ripening in suffering, leading to future birth, old age, and death; therefore, one is said to be ‘secure from bondage.’ These are the four severances of bonds.”

3.

Fettered by the bond of sensuality

and the bond of existence,

fettered by the bond of views,

preceded by ignorance,

beings go on in samsara,

led on in birth and death.

 

But having entirely understood

sense pleasures and the bond of existence,

having uprooted the bond of views

and dissolved ignorance,

the sages have severed all bonds;

they have gone beyond bondage.

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn ách này. Thế nào là bốn? Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là dục ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các dục. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các dục, nên dục tham, dục hỷ, dục luyến, dục đam mê, dục khát, dục não, dục chấp thủ, dục ái trong các dục xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là dục ách. 

Và thế nào là hữu ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các hữu. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các hữu, nên hữu tham, hữu hỷ, hữu luyến, hữu đam mê, hữu khát, hữu não, hữu chấp thủ, hữu ái trong các hữu xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu ách. 

Và thế nào là kiến ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến. Do như không thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly các kiến, nên kiến tham, kiến hỷ, kiến luyến, kiến đam mê, kiến khát, kiến não, kiến chấp thủ, kiến ái trong các kiến xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kiến ách. 

Và thế nào là vô minh ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của sáu xúc xứ. Do như không thật quán tri sự tập khởi … sự xuất ly của sáu xúc xứ, nên vô minh, vô trí trong sáu xúc xứ xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh ách. 

Ðây là dục ách, hữu ách, kiến ách và vô minh ách. 

Bị trói buộc bởi các ác bất thiện pháp, các phiền não, các pháp bị tái sanh, phiền nhiễu, các quả khổ dị thục trong tương lai, bởi sanh già, chết, do vậy được gọi là không an ổn khỏi các ách. Này các Tỷ-kheo, có bốn ách này. 

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn ách ly này. Thế nào là bốn? Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ly dục ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các dục. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các dục, nên dục tham, dục hỷ, dục luyến, dục đam mê, dục khát, dục não, dục chấp thủ, dục ái trong các dục không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly dục ách. 

Và thế nào là ly hữu ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các hữu. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các hữu, nên hữu tham, hữu hỷ, hữu luyến, hữu đam mê, hữu khát, hữu não, hữu chấp thủ, hữu ái trong các hữu không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly hữu ách. 

Và thế nào là ly kiến ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến, nên kiến tham, kiến hỷ, kiến luyến, kiến đam mê, kiến khát, kiến não, kiến chấp thủ, kiến ái trong các kiến không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly kiến ách. 

Và thế nào là ly vô minh ách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của sáu xúc xứ. Do như thật quán tri sự tập khởi … sự xuất ly của sáu xúc xứ, nên vô minh, vô trí trong sáu xúc xứ không xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly vô minh ách. 

Ðây là ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách và ly vô minh ách. 

Không bị trói buộc bởi các ác bất thiện pháp, các phiền não, các pháp bị tái sanh, phiền nhiễu, các quả khổ dị thục trong tương lai, bởi sanh già, chết, do vậy được gọi là an ổn khỏi các ách. Này các Tỷ-kheo, có bốn ly ách này. 

3.

Bị trói buộc cả hai
Dục ách và hữu ách
Bị trói buộc kiến ách
Với vô minh thượng phủ
Chúng sanh bị luân chuyển
Ði đến sanh và chết
Những ai liễu tri dục
Và toàn bộ hữu ách
Nhổ vất bỏ kiến ách
Và từ bỏ vô minh
Ly hệ tất cả ách
Họ vượt khỏi các ách

 

II. Walking – [II. Phẩm Hành]

 

11 (1) Walking – [(11) Hành]

 

  1. (1) “Bhikkhus, if a sensual thought, a thought of ill will, or a thought of harming arises in a bhikkhu while walking, and he tolerates it, does not abandon it, dispel it, terminate it, and obliterate it, then that bhikkhu is said to be devoid of ardor and moral dread; he is constantly and continuously lazy and lacking in energy while walking.

(2) “If a sensual thought … arises in a bhikkhu while standing … (3) If a sensual thought … arises in a bhikkhu while sitting … (4) If a sensual thought, a thought of ill will, or a thought of harming arises in a bhikkhu while wakefully lying down, and he tolerates it, does not abandon it, dispel it, terminate it, and obliterate it, then that bhikkhu is said to be devoid of ardor and moral dread; he is constantly and continuously lazy and lacking in energy while wakefully lying down.

(1) “But, bhikkhus, if a sensual thought, a thought of ill will, or a thought of harming arises in a bhikkhu while walking, and he does not tolerate it but abandons it, dispels it, terminates it, and obliterates it, then that bhikkhu is said to be ardent and to dread wrongdoing; he is constantly and continuously energetic and resolute while walking.

(2) “If a sensual thought … arises in a bhikkhu while standing … (3) If a sensual thought … arises in a bhikkhu while sitting … (4) If a sensual thought, a thought of ill will, or a thought of harming arises in a bhikkhu while wakefully lying down, and he does not tolerate it but abandons it, dispels it, terminates

it, and obliterates it, then that bhikkhu is said to be ardent and to dread wrongdoing; he is constantly and continuously energetic and resolute while walking.”

 

Whether walking or standing,

sitting or lying down,

one who thinks bad thoughts

connected with the household life

has entered upon a dire path,

infatuated by delusive things:

such a bhikkhu cannot reach

the highest enlightenment.

 

But one who, whether walking,

standing, sitting, or lying down,

has calmed his thoughts

and delights in the stilling of thought:

a bhikkhu such as this can reach

the highest enlightenment.

1.- Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng … khi đang ngồi … khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.

  1. Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng … khi đang ngồi … khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Nếu khi đi khi đứng
Khi ngồi hay khi nằm
Khởi lên ác tầm tư
Liên hệ đến gia đình
Thực hành theo ác đạo
Mờ ám bởi si mê
Vị Tỷ-kheo như vậy
Không chứng Vô thượng giác
Ai khi đi khi đứng
Khi ngồi hay khi nằm
Ðiều phục được tâm tư
Yêu thích tầm chỉ định
Vị Tỷ-kheo như vậy
Chứng được Vô thượng giác

 

12 (2) Virtuous Behavior – [(II) (12) Chế Ngự]

 

“Bhikkhus, dwell observant of virtuous behavior, observant of the Patimokkha. Dwell restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken them, train in the training rules. When you have done so, what further should be done?

(1) “Bhikkhus, if a bhikkhu has gotten rid of longing and ill will while walking; if he has abandoned dullness and drowsiness, restlessness and remorse, and doubt; if his energy is aroused without slackening; if his mindfulness is established and unmuddled; if his body is tranquil and undisturbed; if his

mind is concentrated and one-pointed, then that bhikkhu is said to be ardent and to dread wrongdoing; he is constantly and continuously energetic and resolute while walking.

(2) “If a bhikkhu has gotten rid of longing and ill will while standing … (3) If a bhikkhu has gotten rid of longing and ill will while sitting … (4) If a bhikkhu has gotten rid of longing and ill will while wakefully lying down; if he has abandoned

dullness and drowsiness, restlessness and remorse, and doubt; if his energy is aroused without slackening; if his mindfulness is established and unmuddled; if his body is tranquil and undisturbed; if his mind is concentrated and one-pointed, then that bhikkhu is said to be ardent and to dread wrongdoing;

he is constantly and continuously energetic and resolute while wakefully lying down.”

 

Controlled in walking, controlled in standing,

controlled in sifting and in lying down;

controlled, a bhikkhu draws in the limbs,

and controlled, he stretches them out.

Above, across and below,

as far as the world extends,

he is one who scrutinizes the arising and vanishing

of such phenomena as the aggregates.

 

Training in what is conducive

to serenity of mind, always mindful,

they call such a bhikkhu

one constantly resolute.

– Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha. Hãy sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Ðã sống sống đầy đủ giới, này các Tỳ kheo, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, đã được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha, sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, còn có gì cần phải làm thêm nữa? 

Nếu Tỷ-kheo trong khi đi, tham, sân, si được từ bỏ, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được từ bỏ, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang đi có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Nếu Tỷ-kheo trong khi đứng, … nếu Tỷ-kheo trong khi ngồi … nếu Tỷ-kheo trong khi nằm thức, tham, sân, si được từ bỏ … hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được đoạn tận , tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuống nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang thức có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Ði đứng biết tự chế
Ngồi nằm biết tự chế
Tỷ-kheo biết tự chế
Khi co tay, duỗi tay
Phía trên, ngang cùng khắp
Xa cho đến cùng tột
Bất cứ sanh thú nào
Ở tại thế giới này
Khéo quán sát sanh diệt
Của tất cả pháp uẩn
Tâm chỉ tịnh chánh hạnh
Thường xuyên chuyên học tập
Liên tục, hằng siêng năng
Tỷ-kheo được gọi vậy. 

 

13 (3) Striving – [(III) (13) Chánh Cần]

“Bhikkhus, there are these four right strivings. What four? (1) Here, a bhikkhu generates desire for the non-arising of unarisen bad unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. (2) He generates desire, for the abandoning of at isen bad unwholesome states; he makes an

effort, arouses energy, applies his mind, and strives. (3) He generates desire for the arising of unarisen wholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. (4) He generates desire for the persistence of arisen wholesome states, for their non-decline, increase, expansion, and fulfillment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his

mind, and strives. These are the four right strivings.”

 

Those who strive rightly

overcome the realm of Mara;

they are unattached,

gone bevond fear of birth and death.

 

They are contented and unstirred,

having conquered Mara and his mount;

those happy ones have overcome

all Namuci’s armies.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được diệt trừ, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; này các Tỷ-kheo, đây là bốn chánh cần. 

Với các pháp chánh cần
Chúng chinh phục Ma giới
Không dính chúng vượt qua
Sợ hãi về sanh tử
Hoan hỷ ly dục vọng
Chúng thắng Ma, Ma quân
Mọi lực namuci
Chúng thoát ly an lạc.

 

14 (4) Restraint – [(IV) (14) Chế Ngự]

 

“Bhikkhus, there are these four strivings. What four? Striving by restraint, striving by abandonment, striving by development, and striving by protection.

(1) “And what, bhikkhus, is striving by restraint? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint, of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states

of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. This is called striving by restraint.

(2) “A nd what is striving by abandonment? Here, a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought; he abandons it, dispels it, terminates it, and obliterates it. He does not tolerate an arisen thought of ill will … an arisen thought of harming … bad unwholesome states whenever they arise; he abandons them, dispels them, terminates them, and obliterates them. This is

called striving by abandonment.

(3) “And what is striving by development? Here, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. He develops the enlightenment factor of discrimination of phenomena … the enlightenment factor of energy … the

enlightenment factor of rapture … the enlightenment factor of tranquility … the enlightenment factor of concentration … the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. This is called striving by development.

(4) ” And what is striving by protection? Here, a bhikkhu protects an arisen excellent object of concentration: the perception of a skeleton, the perception of a worm-infested corpse, the perception of a livid corpse, the perception of a festering corpse, the perception of a fissured corpse,, the perception of a bloated corpse. This is called striving by protection.

“These, bhikkhus, are the four kinds of striving.”

 

Restraint and abandonment,

development and protection:

these four strivings were taught

by the Kinsman of the Sun.

By these means an ardent bhikkhu here

can attain the destruction of suffering.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn tinh cần này. Thế nào là bốn? Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần chế ngự? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên vì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … mũi ngửi hương … lưỡi nếm vị … thâm cảm xúc … ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật hành sự hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần đoạn tận? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại; không có chấp nhận sân tầm khởi lên … không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại, không có chấp nhận các ác bất thiện khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi … tu tập tinh tấn giác chi … tu tập hỷ giác chi … tu tập khinh an giác chi … tu tập định giác chi … tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì định tướng hiền thiện đã sanh, tướng bộ xương, tướng trùng ăn, tướng bầm xanh, tướng đầy ứ, mủ nồng, tướng nứt nẻ, tướng phồng trướng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì. 

Này các Tỷ-kheo, có bốn này tinh cần này.

Chế ngự và đoạn tận
Tu tập và hộ trì
Bốn loại tinh cần này
Ðược bà con mặt trời
Tuyên bố và thuyết giảng
Ở đời vị Tỷ-kheo
Nhiệt tình đối với chúng
Ðạt được diệt khổ tận

 

15 (5) Proclamations – [(V) (15) Thi Thiết]

 

“Bhikkhus, there are these four proclamations of the foremost. What four?

(1) “The foremost of those with bodies is Rahu, lord of the asuras. (2) The foremost of those who enjoy sensual pleasures is King Mandhata. (3) The foremost of those who exercise authority is Mara the Evil One. (4) In this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and

brahmins, its devas and humans, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is declared foremost. These are the four proclamations of those who are foremost.”

Rahu is the foremost of those with bodies,

Mandhata, of those enjoying sense pleasures;

Mara is the foremost of rulers,

blazing with power and glory. r

 

In this world together with its devas

above, across, and below,

as far as the world extends,

the Buddha is declared foremost.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn thi thiết tối thượng này. Thế nào là bốn? 

Tối thượng trong những kẻ có tự ngã, này các Tỷ-kheo, tức là Ràhu, A-tu-la vương. Tối thượng trong các vị thọ hưởng các dục, này các Tỷ-kheo, tức là vua Mandhàtà. Tối thượng trong các vị có quyền lực tối thắng, này các Tỷ-kheo, tức là ác Ma. Trong thế giới chư Thiên, Ác ma, Phạm thiên, cùng với các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, Như Lai được gọi là tối thượng, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sự thi thiết tối thượng này. 

Ràhù là tối thượng
Trong các vị tự ngã
Mandhàtà tối thượng
Trong các vị hưởng dục
Màrà là tối thượng
Giữa những bậc uy quyền
Với thần túc danh xưng
Vị ấy được chói sáng
Phía trên, ngang phía dưới
Khắp sanh thú ở đời
Trong thế giới chư Thiên
Phật được gọi tối thượng. 

 

16 (6) Exquisiteness – [(VI) (16) – Trí Tế Nhị]

 

“Bhikkhus, there are these four kinds of exquisiteness. What four? (1) Here, a bhikkhu possesses supreme exquisiieness of form. He does not perceive any other exquisiteness of form more excellent or sublime than that one; he does not yearn for any other exquisiteness of form more excellent or sublime

than that one. (2) He possesses supreme exquisiteness of feeling … (3) … supreme exquisiteness of perception … (4) … supreme exquisiteness of volitional activities. He does not perceive any other exquisiteness of volitional activities more excellent or sublime than that one; he ddes not yearn for

any other exquisiteness of volitional activities more excellent or sublime than that one.

“These are the four kinds of exquisiteness.”

 

Haying known the exquisiteness of form,

the origination of feelings,

how perception arises,

and where it disappears;

having known volitional activities

as alien, as suffering, and not as self,

truly that bhikkhu who sees rightly,

peaceful, delights in the peaceful state.

He bears his final body,

having conquered Mara and his mount.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn trí tế nhị này. Thế nào là bốn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu trí tế nhị đối với sắc, không thấy một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với thọ, không thấy một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với tưởng … thành tựu trí tế nhị đối với các hành, không thấy một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn trí tế nhị. 

Biết trí tế nhị sắc
Biết hiện hữu các thọ
Từ đâu tưởng sanh khởi
Tại đâu tưởng chấm dứt
Biết các hành biến khác
Là không, không là ngã
Nếu Tỷ-kheo thấy chánh
Tịch tịnh, ưu tịch tịnh
Thọ trì thân tối hậu
Thắng Ma và Ma quân.

 

17 (7) Wrong Courses (1) – [(VI) (17) Sanh Thú Không Nên Ði]

 

“Bhikkhus, there are these four ways of taking a wrong course What four? One takes a wrong course because of desire, because; of hatred, because of delusion, or because of fear. These are the four ways of taking a wrong course.”

 

If through desire, hate, fear, or delusion

one transgresses against the Dhamma,

one’s fame diminishes like the moon

in the dark fortnight.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này không nên đi mà đi. Thế nào là bốn? 

Ði đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Có bốn sanh thú không nên đi mà đi này. 

Dắt dẫn bởi dục sân
Bới sợ hãi si mê
Ai vượt qua chánh pháp
Thời danh xưng người ấy
Bị tổn hại hư hại
Như trăng trong thời tối.

 

18 (8) Wrong Courses (2) – [(VIII) (18) Sanh Thú Nên Ði]

 

“Bhikkhus, there are these four ways of not taking a wrong course. What four? One does not take a wrong course because of desire, because of hatred, because of delusion, or because of fear. These are the four ways of not taking a wrong course.”

 

If one does not transgress the Dhamma

through desire, hate, fear, or delusion,

one’s fame becomes full like the moon

in the bright fortnight.

– Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này nên đi mà đi. Thế nào là bốn? 

Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú nên đi mà đi này. 

Dắt dẫn bởi dục sân
Bởi sợ hãi si mê
Ai không vượt chánh pháp
Thời danh xưng người ấy
Ðược đầy đủ vuông tròn
Như trăng trong thời sáng

 

19 (9) Wrong Courses (3) – [(IX) (19) Không Nên Ði]

 

“Bhikkhus, there are these four ways of taking a wrong course. Whatfour? One takes a wrong course because of desire … [as in 4:17] … These are the four ways of taking a wrong course.

“Bhikkhus, there are these four ways of not taking a wrong course. What four? One does not take a wrong course because of desire … [as in 4:18] … These are the four ways of taking a wrong course.”

 

If through desire, hate, fear, or delusion

one transgresses against the Dhamma,

one’s fame diminishes like the moon

in the dark fortnight.

 

If one does not transgress the Dhamma

through desire, hate, fear, or delusion,

one’s fame becomes full like the moon

in the bright fortnight.

(Kinh này là kinh 17 và kinh 18 hợp lại)

 

2 0 (10) An Assigner of Meals – [(X) (20) Người Ðầu Bếp]

 

“Bhikkhus, if an assigner of meals possesses four qualities, he is deposited in hell as if brought there. What four? He takes a wrong course because of desire, because of hatred, because of delusion, or because of fear. If an assigner of meals possesses these four qualities, he is deposited in hell as if brought there.

“Bhikkhus, if an assigner of meals possesses four qualities, he is deposited in heaven as if brought there. What four? He does not take a wrong course because of desire, because of hatred, because of delusion, or because of fear. If an assigner of meals possesses these four qualities, he is deposited in heaven as if brought there.”

 

Those people uncontrolled in sensual pleasures,

who are unrighteous, not revering the Dhamma,

gone [astray] through desire, hate, and fear

are called a stained assembly.

Such is said by the Ascetic who knows.

 

Therefore, those good persons who are praiseworthy,

firm in the Dhamma, who do nothing bad,

unswayed by desire, hate, and fear,

are called an elite assembly.

Such is said by the Ascetic who knows.

– Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là bốn?

Ði đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, một người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.

– Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, một người đầu bếp như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?

Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

Những ai đối với dục
Hạng người không chế ngự
Là hạng người phi pháp
Tôn trọng điều phi pháp
Họ đi bị dắt dẫn
Bởi dục sân, sợ hãi
Làm uế nhiễm hội chúng
Họ được gọi như vậy
Như vậy họ được gọi
Bởi Sa-môn hiểu biết
Do vậy bậc Chân nhân
Các bậc đáng tán thán
Họ trú vào Chánh pháp
Họ không làm điều ác
Họ đi, không bị dẫn
Bởi dục, sân, sợ hãi
Tinh hoa của hội chúng
Họ được gọi nva
Như vậy họ được gọi
Bởi Sa-môn hiểu biết

 

 

III. Uruvela – [III. Phẩm Uruvelà(I)]

 

21 (1) Uruvela ( ) – [(21) Tại Uruvelà (1)]

 

  1. Thus, have I heard. On One occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus?”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, on one occasion I was dwelling at Uruvela, by the goatherds’ banyan tree on the bank of the Neranjara River, just after I had attained full enlightenment. Then, while I was alone in seclusion, a course of thought arose in my mind thus: It is painful to dwell without reverence and deference. Now what ascetic or brahmin can I honor, respect, and dwell in dependence on?’

“Then it occurred to me: (1) ‘If my aggregate of virtuous behavior were incomplete, for the sake of completing it. I would honor, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However, in this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I do not see another ascetic or brahmin

more accomplished in virtuous behavior than myself whom I could honor, respect, and dwell in dependence on.

(2) “‘If my aggregate of concentration were incomplete, for the sake of completing it I would honor, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However, … I do not see another ascetic or brahmin more accomplished in concentration than myself …

(3) ” If my aggregate of wisdom were incomplete, for the sake of completing it I would honor, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However, … I do not see another ascetic or brahmin more accomplished in wisdom than myself …

(4) ‘”If my aggregate of liberation were incomplete, for the sake of completing it I would honor, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However, in this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I do not see another ascetic or brahmin more accomplished in liberation than myself whom I could honor, respect, and dwell in dependence on.

“It occurred to me: ‘Let me then honor, respect, and dwell in dependence, only on this. Dhamma to which I have become fully enlightened.’

  1. “Then Brahma Sahampati, having known with his own mind the reflection in my mind, disappeared from the brahma world and reappeared before me just as a strong man might extend his drawn-in arm. or d raw in his extended arm. He arranged his upper robe o ver one shoulder, bent down with his right knee on the ground, reverently saluted me, and said: ‘So it is, Blessed One! So, it is, Fortunate One! Bhante, those who were the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones in the past—those Blessed Ones, too, h onored, respected, and dwelled

in dependence only on the Dhamma: Those who will be the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones in the future—those Blessed Ones, too, will honor, respect, and dwell in dependence only on the Dhamma. Lei the Blessed One, too, who is at present the Arahant, the Perfectly Enlightened. One, honor, respect, and dwell in dependence only on the Dhamma.’

“This is what Brahma Sahampati said. Having said this, he further said this:

 

“‘The perfect Buddhas of the past,

the Buddhas of the future,

and the present Buddha

who removes the sorrow of many;

all those dwelled, now dwell,

and [in the future] will dwell

revering the good Dhamma.

This is the nature of the Buddhas.

 

‘“Therefore, one desiring the good,

aspiring for greatness,

should revere the good Dhamma,

recollecting the Buddhas’ teaching.’

 

“This was what Brahma Sahampati said. He then paid homage to me, and keeping me on his right, he disappeared right there. Then, having acknowledged Brahma’s request and what was proper for myself, I honored, respected, and dwelled in dependence only on the Dhamma to which I had become fully

enlightened. And now that the Sahgha has acquired greatness, I have respect for the Sahgha, too.’

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo. 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

– Một thời, này các Tỷ-kheo, ta trú ở Uruvelà trên bờ sống Neranjarà, dưới cây bàng ajapàla, khi mới thành Chánh giác. Trong khi ta Thiền tịnh độc cư, này các Tỷ-kheo, tư tưởng sau đây được khởi lên: “Thật là khó khăn, sống không cung kính, không vâng lời, vậy Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn”. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Với mục đích làm cho giới uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Aùc ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác với giới đầy đủ hơn Ta, mà ta có thể cung kính, đảnh lễ, sống y chỉ. Với mục đích làm cho định uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác … Với mục đích làm cho tuệ uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác … Với mục đích làm cho giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác với giới đầy đủ hơn Ta, mà ta có thể sống cung kính, đảnh lễ, sống y chỉ”. Rồi này các Tỷ-kheo, ta suy nghĩ như sau: “Với pháp này mà Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ pháp ấy”. 

  1. Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm tư của mình biết tâm tư của ta, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra. Cũng như vậy, Phạm thiên Sahampati biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt ta. 

Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào môt bên vai, với đầu gối chân mặt quỳ trên đất, chắp tay hướng đến ta và thưa với ta: “Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, trong thời quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, chư Tôn giả ấy đã cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, các vị sẽ thành A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, các Tôn giả ấy sẽ cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, mong rằng thời hiện tại, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hãy cung kính đảnh lễ, sống y chỉ vào Chánh pháp”. Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói như vậy, lại nói thêm như sau:

Chư Phật thời quá khứ
Chư Phật thời vị lai
Và đức Phật hiện tại
Ðoàn sầu muộn nhiều người.
Tất cả các vị ấy
Ðã đang và sẽ sống
Cung kính và đảnh lễ
Pháp chơn chánh vi diệu
Pháp nhĩ là như vậy
Ðối với chư Phật-đà
Vậy muốn lợi cho mình
Ước vọng làm đại nhân
Hãy cung kính đảnh lễ
Pháp chơn chánh vi diệu
Hãy ghi nhớ giáo pháp
Chư Phật Chánh Ðẳng Giác 

Này các Tỷ-kheo, Phạm Thiên Sahampati nói như vậy; nói vậy xong, đảnh lễ ta, thân hữu hướng về bên ta rồi biến mất tại chỗ. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi biết được thỉnh nguyện của Phạm thiên, và thích ứng với Ta, Ta sống cung kính, tôn trọng và y chỉ pháp ấy và ta đã tự Chánh Ðẳng Giác. Và này các Tỷ-kheo, vì rằng chúng Tăng thành tựu sự cao cả nên ta tôn trọng đặc biệt chúng Tăng.

 

22 (2) Uruvela (2) – [(II) (22) Tại Uruvelà (2)]

 

  1. “Bhikkhus, on one occasion I was dwelling at Uruvela, by the goatherds’ banyan tree on.the bank of the Neranjara River, just after I had attained full enlightenment. Then a number of brahmins, old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, approached me and exchanged greetings with me. When they had concluded their greetings and cordial talk,

they sat down to one side and said to me:

“‘We have heard, Master Gotama: “The ascetic Gotama does not pay homage to brahmins who are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat.” This is indeed true, for Master Gotama does not pay homage to brahmins who are old, aged,

burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does, he stands up for them or offer them a seat. This is not proper, Master Gotama.’

  1. “It then occurred to me: These venerable ones do not know what an elder is or what the qualities that make one an elder is. Even though someone is old—eighty, ninety, or a hundred years from birth—if he speaks at an improper time, speaks falsely, speaks what is unbeneficial, speaks contrary to the Dhamma

and the discipline, if at an improper time he speaks words that are worthless, unreasonable, rambling, and unbeneficial, then he is reckoned as a foolish [childish] elder. “But even though someone is young, a youth with black hair, endowed with the blessing of youth, in the prime of life, if he speaks at a proper time, speaks what is truthful, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline, and if at a proper time he speaks words that are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial, then he is reckoned as a wise elder.

  1. “There are, bhikkhus, these four qualities that make one an elder. What four?

(1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having Undertaken the training rules, he trains in them.

(2) “He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in. the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which

proclaim the perfectly complete and pure spiritual life—such teachings as these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, investigated with the mind, and penetrated well by view.

(3) “He is one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life.

(4) “With the destruction of the taints, he has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“These are the four qualities that make one an elder.”

The dullard with a restless mind

who speaks much chatter,

his thoughts unsettled,

delighting in a bad teaching,

holding bad views, disrespectful,

is far from an elder’s stature.

 

But one accomplished in virtue,

learned and discerning,

self-controlled in the factors of firmness,

who clearly sees the meaning with wisdom;

gone beyond all phenomena,

not barren, discerning;

who has abandoned birth and death,

consummate in the spiritual life,

in whom there are no taints—

he is the one I call an elder.

With the destruction of the taints

a bhikkhu is called an elder.

  1. Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta trú ở Uruvelà, trên bờ sống Neranjarà, dưới cây bàng Nigrodha, khi mới thành Chánh giác. Rồi này các Tỷ-kheo, rất nhiều Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng, đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời, đi đến ta; sau khi đến, nói lên với ta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn ấy nói với Ta như sau: “Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi được nghe như sau: “Sa-môn Gotama không có kính lễ, không có đứng dậy, không có lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời”. Thưa Tôn giả Gotama, có phải sự tình là như vậy không? Nếu Tôn giả môn Gotama không có kính lễ, không có đứng dậy, không có lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời, sự tình như vậy, thưa Tôn giả Gotama là không được tốt đẹp”. 
  2. Này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: “Các Tôn giả này không hiểu gì về trưởng lão, hay các pháp tác thành vị trưởng lão”. 

Nếu trưởng lão, này các Tỷ-kheo, là 80 tuổi, hay 90 tuổi, hay 100 tuổi đời, và nếu vị ấy nói phi thời, nói phi chân, nói phi nghĩa, nói phi pháp, nói phi luật, nói những lời không đáng giữ gìn, lời nói không hợp thời cơ, không hợp lý, không có giới hạn, không có liên hệ đến mục đích, thời vị ấy chỉ được gọi là vị trưởng lão ngu. Nếu là một vị tuổi trẻ, này các Tỷ kheo, một thanh niên còn non trẻ, tóc đen nhánh, trong tuổi hiền thiện của đời, còn trong tuổi thanh xuân, vị ấy nói lời đúng thời, nói lời chân thực, nói lời có nghĩa, nói lời đúng pháp, nói lời đúng luật, nói những lời đáng giữ gìn, lời nói hợp thời cơ, hợp lý, có giới hạn, liên hệ đến mục đích, thời vị ấy chỉ được gọi là vị trưởng lão hiền trí.

  1. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp tác thành trưởng lão này. Thế nào là bốn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe, những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì đọc tụng bằng lời, quán sát với ý, thể nhập với chánh kiến, đối với bốn thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này tác thành vị trưởng lão. 

Ai với tâm cống cao
Nói nhiều lời phù phiếm
Với tư duy không định
Như thú không ưa pháp
Xa địa vị trưởng lão
Ác kiến, không kính trọng
Và ai đủ giới hạnh
Nghe nhiều trí biện tài
Sống chế ngự bậc trí
Ðối với tất cả pháp
Vị ấy với trí tuệ
Quán thấy chơn ý nghĩa
Ðạt cứu cánh các pháp
Không hoang vu, biện tài
Ðoạn tận sanh và chết
Viên mãn hành Phạm hạnh
Vị ấy ta gọi tên
Trưởng lão không lậu hoặc
Do đoạn trừ lậu hoặc
Ðược gọi là trưởng lão.

 

  • (3) The World – [(III) (23). Thế Giới]

 

  1. “Bhikkhus, the Tathagata has fully awakened to the world; the Tathagata is detached from the world. The Tathagata has fully awakened to the origin of the world; the Tathagata has abandoned the origin of the world. The Tathagata has. Fully awakened to the cessation of the world; the Tathagata has realized the cessation of the world. The Tathagata has fully awakened to the way leading to the cessation of the world; the Tathagata has developed the way leading to the cessation of the world.
  2. (1) “Bhikkhus, in this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind—all

that the Tathagata has fully awakened to; therefore, he is called the Tathagata.

  1. (2) “Bhikkhus, whatever the Tathagata speaks, utters, or expounds in the interval between the night when he awakens to the unsurpassed perfect enlightenment and the night when he attains final nibbana,65r all that is just so and not otherwise; therefore, he is called the Tathagata.

(3) “Bhikkhus, as the Tathagata speaks, so he does; as he does, so he speaks. Since he does as he speaks and speaks as he does, therefore, he is called the Tathagata.

(4) “Bhikkhus, in this woirld with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, the Tathagata is the vanquisher, che unvanquished, the universal seer, the wielder of mastery;

Therefore, he is called the Tathagata.”

 

Having directly known all the world—

All in the world just as it is—

he is detached from all the world,

disengaged from all the world.

 

He is the vanquisher of all,

the wise one who has untied all knots.

He has reached the supreme peace,

nibbana, inaccessible to fear.

He is the Buddha, his taints destroyed,

untroubled, all doubts cut off;

having reached the destruction of all kamma,

he is liberated in the extinction of acquisitions.

 

He is the Blessed One, the Buddha,

he is the lion unsurpassed;

in this world with its devas,

he set in motion the wheel of Brahma.

 

Thus, those devas and human beings

who have gone for refuge to the Buddha

assemble and pay homage to him,

the great one free from diffidence:

 

“Tamed, he is the best of tamers;

peaceful, he is the seer among peace-bringers;

freed, lie is the chief of liberators;

crossed over, he is the best of guides across. ”

 

Thus, indeed they pay him homage,

the great one free from diffidence.

In this world together with its devas,

there is no one who can rival vou.

  1. – Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai Chánh Ðẳng Giác, Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới đoạn diệt được Như Lai đoạn tận. Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập. 
  2. Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Do vậy, được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được Chánh Ðẳng Giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai. 
  3. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai. 

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai. 

Do thắng tri thế giới
Ðúng như thật như vậy
Ly hệ mọi thế giới
Không chấp thủ thế giới
Thắng tất cả bậc trí
Giải thoát mọi buộc ràng
Cảm thọ tối thắng tịnh
Niết-bàn, không sợ hãi
Vị này đoạn lậu hoặc
Bậc Giác ngộ, Trí giả
Không dao động nhiễu loạn
Nghi ngờ được chặt đứt
Ðạt diện tận mọi nghiệp
Giải thoát diệt sanh y
Là Thế Tôn là Phật
Bậc Sư tử vô thượng
Trong thế giới, Thiên giới
Chuyển bánh xe pháp luân
Như vậy hàng Thiên, Nhân
Ðến quy y đức Phật
Gặp nhau đảnh lễ Ngài
Vĩ đại không sanh hữu
Ðiều phục bậc tối thượng
Trong người được điều phục
Anh tịnh bậc ẩn sĩ
Những người được an tịnh
Giải thoát bậc tối thượng
Những người được giải thoát
Vượt qua bậc tối thắng
Những người được vượt qua
Như vậy họ lễ Ngài
Vĩ đại, không sanh hữu
Thiên giới, thế giới này
Không ai được bằng ngài. 

 

24 (4) Kalaka – [(IV) (24) Kàlaka]

 

  1. Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Saketa, at Kalaka’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus?”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, in this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its a scetics and brahmins, its devas and humans, whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind, that I know. “Bhikkhus, in this world with its devas, Mara, and Brahma, among this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind— that I have directly known. It has been known by the Tathagata, but the

Tathagata did not become subservient to it.

“Bhikkhus, if I were to say, ‘In this world with its devas … whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind—that I do not know, that would be a falsehood on my part.

“Bhikkhus, if I were to say, ‘In this world with its devas … whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind—that I both know and do not know, that too would be just the same.

“Bhikkhus, if I were to say. ‘In this world with its devas … whatever is seen, heard, sensed, cognized, reached, sought after, examined by the mind— that I neither know nor do not know, that would be a fault on my part.

(1) “So, having seen what can be seen, the Tathagata does not misconceive the seen, does not misconceive the unseen, does not misconceive what can be seen, does not misconceive one who sees. (2) Having heard what can be heard, he does not misconceive the heard, does not misconceive the unheard, does not misconceive what can be heard, does not misconceive one who hears. (3) Having sensed what can be sensed, he does not misconceive the sensed, does not misconceive the unsensed, does not misconceive what can be sensed, does not misconceive one who senses. (4) Having cognized what can be cognized, he

does not misconceive the cognized, does not misconceive the uncognized, does not misconceive what can be cognized, does not misconceive one who cognizes.

“Thus, bhikkhus, being ever stable among things seen, heard, sensed, and cognized, the Tathagata is a stable one. And, I say, there is no stable one mote excellent or sublime than that stable one.”

 

Amid those who are self-constrained, the Stable One

would not posit as categorically true or false

anything seen, heard, or sensed,

clung to and considered truth by others.

 

Since they have already seen this dart

to which people cling and adhere,

[saying] “I know, I see, it is just so,”

the Tathagatas cling to nothing.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàketa, tại khu vườn Kàlaka. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: 

– Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy … được ý tư sát, tất cả ta đều biết. Này các Tỷ-kheo, cái gì trong toàn thế giới này … được thấy, được ý tư sát, Ta đã được biết rõ như sau: “Tất cả đều được Như Lai biết đến. Như Lai không có dựng đứng lên”. Này các Tỷ-kheo, nếu ta nói rằng: “Ta biết tất cả, cái gì trong toàn thế giới … được thấy, được ý tư sát”. Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu ta nói như sau: “Ta cả hai biết và không biết”. Như vậy, là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: “Ta không biết và cũng không phải biết”. Như vậy là có nói láo trong Ta. Như vậy có lỗi trong Ta. 

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Ðã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Ðã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Ðã thức tri những gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy.

Cái gì được thấy, nghe
Ðược cảm giác chấp trước
Ðược nghĩ là chân thực
Bởi các hạng người khác
Giữa những người thấy vậy
Ta không phải như vậy
Những điều chúng tuyên bố
Dầu là thật hay láo
Ta không xem tối hậu
Ta trong thời đã qua
Thấy được mũi tên này
Loài Người bị câu móc
Ta biết và Ta thấy
Các đức Phật Như Lai
Không tham đắm như vậy. 

 

25 (5) The Spiritual Life – [(V) (25) Phạm Hạnh]

 

  1. “Bhikkhus, this spiritual life is not lived for the sake of deceiving people and cajoling them; nor for the benefit of gain, honor, and praise; nor for the benefit of winning in debates; nor with the thought; “Let the people know me thus.’ But rather, this spiritual life is lived for the sake of restraint, abandoning, dispassion,

and cessation.”

The Blessed One taught the spiritual life,

not based on tradition, culminating in nibbana,

lived for the sake of

restraint and abandoning.

 

This is the path of the great beings,

the path followed by the great seers.

Those who practice it

as taught by the Buddha,

acting upon the Teacher’s guidance,

will make an end of suffering.

1.- Phạm hạnh được sống, này các Tỷ-kheo, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đính mơn trớn quần chúng, không vì mục đích được lợi ích về lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì mục đích được lợi ích thoát khỏi lời phê bình bàn tán, không với ý nghĩ: “Mong quần chúng biết ta như vậy”. Và này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh này được sống với mục đích được chế ngự, với mục đính đoạn tận, với mục đích ly tham, với mục đích đoạn diệt.

Với mục đích chế ngự,
Với mục đích đoạn tận,
Là đời sống Phạm hạnh,
Tránh xa lời nói suông,
Thế Tôn đã tuyên bố,
Ði đến nhập Niết-bàn,
Con đường này được đi,
Bởi đại nhân, đại sĩ,
Ai dấn bước thực hành,
Ðúng như lời Phật dạy,
Sẽ chấm dứt khổ đau,
Làm theo Ðạo Sư dạy.

 

26 (6) Deceivers – [(VI) (26) Kẻ Lừa Dối]

 

  1. (1) “Bhikkhus, those bhikkhus who are deceivers, stubborn, talkers, imposters, haughty, and unconcentrated are not bhikkhus of mine. (2) They have strayed from this Dhamma and discipline, and they do not achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline. (3) But those bhikkhus who are

honest, sincere, steadfast, compliant, and well concentrated are bhikkhus of mine. (4) They have not strayed from this Dhamma and discipline, and they achieve growth, progress, and maturity in this Dhamma and discipline.”

2.

Those who are deceivers, stubborn, talkers,

imposters, haughty, unconcentrated,

do not make progress in the Dhamma

that the Perfectly Enlightened One has taught.

 

But those who are honest and sincere,

steadfast, compliant, and well concentrated,

make progress in the Dhamma

that the Perfectly Enlightened One has taught.

1.- Những vị Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, lừa dối cứng đầu, lắm mồm lắm miệng, hoang dâm, hỗn hào, không có định tĩnh, những Tỷ-kheo ấy không phải là Tỷ-kheo của Ta. Những Tỷ-kheo ấy đã rơi khỏi Pháp Luật này. Và họ không đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp Luật này. Và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo nào không lừa dối, không lắm mồm lắm miệng, có trí, không cứng đầu, khéo định tĩnh, những Tỷ-kheo ấy phải là Tỷ-kheo của Ta. Và những Tỷ-kheo ấy không rơi khỏi Pháp Luật này, và họ đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp Luật này.

Kẻ lừa dối cứng đầu,
Kẻ lắm mồm, hoang dâm,
Kẻ hỗn hào, không định,
Không tăng trưởng các pháp,
Ðược bậc Chánh Ðẳng Giác,
Tuyên bố và thuyết giảng,
Không lừa, không lắm mồm,
Có trí, không cứng đầu,
Với tâm khéo định tĩnh,
Chúng tăng trưởng các pháp,
Ðược bậc Chánh Ðẳng Giác,
Tuyên bố và thuyết giảng.

 

27 (7) Contentment – [(VII) (27) Biết Ðủ]

 

  1. ”Bhikkhus, there are these four trifles, easily gained and blameless. What four?

(1) “A rag-robe is a trifle among robes, easily gained and blameless. (2) A lump of almsfood is a trifle among meals, easily gained and blameless. (3) The foot of a tree is a trifle among lodgings, easily gained and blameless. (4) Putrid urine is a trifle among medicines, easily gained, and blameless.

“These are the four trifles, easily gained and blameless. When a bhikkhu is satisfied with what is trifling and easily gained, I say that he has one of the factors of the ascetic life.”

2.

When one is content with what is blameless,

trifling and easily gained;

when one’s mind is not distressed

because of a lodging,

robe, drink, and food,

one is not hindered anywhere.

 

These qualities, rightly said

to conform to the ascetic life,

are acquired by a bhikkhu

who is content and heedful.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Thế nào là bốn?

Trong các loại y, này các Tỷ-kheo, y phấn tảo (y lượm từ đống rác) là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại đồ ăn, này các Tỷ-kheo, khi khất thực từng miếng là không quan trọng, dễ được và không vi phạm. Trong các sàng tọa, này các Tỷ-kheo, gốc cây là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại dược phẩm, này các Tỷ-kheo, nước đái quỉ là không quan trọng, dễ được và không có phạm lỗi.

Bốn loại, này các Tỷ-kheo, không quan trọng dễ được, không có phạm lỗi này, nếu Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết đủ, với các loại không quan trọng dễ được này, Ta tuyên bố rằng đây là một trong những chi phần của Sa-môn hạnh.

Biết đủ với sự vật,
Không quan trọng, dễ được,
Lại không có phạm tội,
Tâm không bị phiền nhiễu,
Về vấn đề trú xứ,
Y áo và ăn uống,
Tâm không bị lo lắng,
Về phương hướng phải đi,
Các pháp được tuyên bố,
Thuận lợi Sa-môn hạnh,
Chúng được có đầy đủ.
Với vị biết vừa đủ,
Với vị không phóng dật,
Tinh cần trong học tập.

 

28 (8) Noble Lineages – [(VIII) (28) Truyền Thống]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four noble lineages, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins. What four?

(1) “Here, a bhikkhu is content with any kind of robe, and he speaks in praise of contentment with any kind of robe, and he does not engage in a wrong search, in what is improper, for the sake of a robe. If he does not get a robe he is not agitated, and if he gets one he uses it without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape from it. Yet he does not extol himself or disparage others because of this. Any bhikkhu w ho is skillful in this, diligent, clearly comprehending and ever mindful, is said to be standing in an ancient, primal noble lineage.

(2) “Again, a bhikkhu is content with any kind of almsfood, and he speaks in praise of contentment with any kind of almsfood, and he does not engage in a wrong search, in what is improper, for the sake of almsfood- If he does not get almsfood he is not agitated, and if he gets sortie he uses it without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape from it. Yet he does not extol himself or disparage others because of this. Any bhikkhu who is skillful in this, diligent, clearly com p re hending and ever mindful, is said to be standing in an ancient, primal noble lineage …

(3) “Again, a bhikkhu is content with any kind of lodging, and he speaks in praise of contentment with any kind of lodging, and he does not engage in a wrong search, in what is improper, for the sake of lodging. If he does not get lodging

he is not agitated, and if he gets it he uses it without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape from it. Yet he does not extol himself o r disparage others because of this. Any bhikkhu who is skillful in this, diligent, clearly comprehending and ever mindful, is said to be standing in an ancient, primal noble lineage.

(4) “Again, a bhikkhu finds delight in development, is delighted with development, finds delight in abandoning, is delighted with abandoning. Yet he does not extol himself or disparage others because of this. Any bhikkhu who is skillful in this, diligent, clearly comprehending and ever mindful, is said to be standing in an ancient, primal noble lineage.

“These, bhikkhus, are the four noble lineages, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins.

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu possesses these four noble lineages, if he dwells in the east he vanquishes discontent, discontent does not vanquish him; if he dwells in the west he vanquishes discontent, discontent does not vanquish him; if he dwells in the north he vanquishes discontent, discontent does not vanquish him; if he dwells in the south he vanquishes discontent, discontent does not vanquish him. For what reason? Because he is a steadfast one who vanquishes discontent and delight.”

3.

Discontent does not vanquish the steadfast one,

[for] the steadifast one is not vanquished by discontent,

The steadfast one vanquishes discontent,

for the steadfast one is a vanquisher, of discontent.

 

Who can obstruct the dispeller?

who has discarded all kamma?

Who is fit to blame one who is like

a coin of refined gold?

Even.the devas praise such a one;

by Brahma too he is praised.

  1. – Có bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại y nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại y nào, không vì nhân y phục rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được y, không có lo âu tiếc nuối; nếu được y không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ y, không vì biết đủ với bất cứ loại y nào, không có khen mình chê người. Ai ở đây, không khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đấy gọi là Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào…

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, không vì nhân khất thực rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được đồ ăn khất thực, không có lo âu tiếc nuối; nếu được đồ ăn khất thực, không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ đồ ăn khất thực, không vì biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, không có khen mình, chê người. Ai ở đây khôn khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, không vì nhân sàng tọa rời vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được sàng tọa, không có lo âu tiếc nuối; nếu được sàng tọa, không có tham lam, mê say, đắm đuối; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ sàng tọa, không có khen mình chê người. Ai ở đây khôn khéo, (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo đứng ở trên Thánh truyền thống kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận, nhưng không vì ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận mà khen mình chê người. Ai ở đây khôn khéo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đứng trên Thánh truyền thông, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

  1. Thành tựu bốn Thánh truyền thống này, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trú ở phương Ðông, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Tây, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Bắc, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Nam, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì bậc trí nhiếp phục không hoan hỷ và hoan hỷ. 

Hoan hỷ không nhiếp phục,
Không nhiếp phục bậc trí,
Không hoan hỷ không nhiếp,
Không nhiếp phục bậc trí,
Bậc trí nhiếp phục được,
Nhiếp phục không hoan hỷ.
Vị xóa bỏ mọi nghiệp,
Trừ khử và ngăn chặn,
Như vàng ròng Diêm-phù.
Ai xứng đáng cất giữ?
Chư Thiên khen vị ấy,
Phạm thiên cũng tán thán.

 

29 (9) Dhamma Factors – [(IX) (29) Pháp Cú]

 

  1. “Bhikkhus, there are these four Dhamma factors, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins. What four?

(1) “Non-longing is a Dhamma factor, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, which is not repudiated by wise ascetics and brahmins. (2) Good will is a Dhamma factor, primal, of long standing … (3) Right mindfulness is a Dhamma factor, primal, of long standing … 4) Right concentration is a Dhamma factor, primal, of long standing … not repudiated by wise ascetics and brahmins.

“These are the four Dhamma factors, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins.”

2.

One should dwell free from longing

with a heart of good will.

One should be mindful and one-pointed in mind,

internally well concentrated.

  1. – Có bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn?

Không tham, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ… có trí quở trách. Không sân, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ… có trí quở trách. Chánh niệm, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ… có trí quở trách. Chánh định, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ… có trí quở trách.

Bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thông, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

Hãy sống không có tham,
Với tâm không có sân,
Chánh niệm và nhất tâm,
Nội tâm khéo định tĩnh.

 

30 (10) Wanderers – [(X) (30) Các Du Sĩ]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion, a number of very well-known wanderers were residing at the wanderers’ park on the bank of the river Sappini, namely, Annabhara, Varadhara, SakuludayI the wanderer, and other very well-known

wanderers.

Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the wanderers’ park on the bank of the Sappini. He sat down on a seat that was prepared and said to those wanderers: “Wanderers, there are these four Dhamma factors that are , primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated

and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins. What four?

(1) “Non-longing is a Dhamma factor that is primal, of long standing, traditional; ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, which is not repudiated by wise ascetics and brahmins. (2) Good will is a Dhamma factor that is primal, of long

Standing … (3) Right mindfulness is a Dhamma factor that is primal, of long standing … (4) Right concentration is a Dhamma factor that is primal, of long standing … not repudiated by wise ascetics and brahmins.

“These are the four Dhamma factors that are primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, which are not repudiated by wise ascetics and brahmins.

(1) “If, wanderers, anyone should say: ‘I will reject this Dhamma factor of non-longing and point out a [real] ascetic or brahmin who is full of longing, deeply passionate about sensual pleasures,’ I would respond to him thus: ‘Let him come, speak, and converse. Let me see how mighty he is!’ Indeed, it would

be impossible for him to reject non-longing as a Dhamma factor and to point out a [real] ascetic or brahmin who is full of longing, deeply passionate about sensual pleasures.

(2) “If anyone should say: I will reject this Dhamma factor of good will and point out a [real] ascetic or brahmin who has a mind of ill will and intentions of hate.’ I would respond to him thus: ‘Let him come, speak, and converse. Let me see how mighty he is!’ Indeed, it would be impossible for him to reject good will as a Dhamma factor and to point out a [real] ascetic or brahmin who has a mind of ill will and intentions of hate.

(3) “If anyone should say: ‘I will reject this Dhamma factor of right mindfulness and point out a [real] ascetic or brahmin who is muddled in mind and lacks clear comprehension,’ I would respond to him thus: ‘Let him come, speak, and converse. Let me see how mighty he is!’ Indeed, it would be impossible for

him to reject right mindfulness as a Dhamma factor and to point out a [real] ascetic, or brahmin who is muddled in mind and lacks clear comprehension.

(4) “If anyone should say: ‘I will reject this Dhamma factor of right concentration and point out a [real] ascetic or brahmin who is unconcentrated, with a wandering mind,’ I would respond to him thus: ‘Let him come, speak, and converse. Let me see how mighty he is!’ Indeed, it would be impossible for him to reject right concentration as a Dhamma factor and to point out a [real] ascetic or brahmin who is unconcentrated, with a wandering mind.

“If, wanderers, anyone thinks these four Dhamma factors should be censured and repudiated, then, in this very life, he incurs four reasonable criticisms and grounds for censure. What four?

“If you censure and repudiate this Dhamma factor of nonlonging, then you must regard as worthy of worship and praise those ascetics and brahmins who are full of longing and deeply passionate about sensual pleasures. If you censure and repudiate this Dhamma factor of good will, then you must regard as worthy of worship and praise those ascetics and brahmins who have minds of ill will and intentions of hate. If you censure and repudiate this Dhamma factor of right mindfulness, then you must regard as worthy of worship and praise those ascetics and bramins who are muddle-minded and lack clear comprehension.

If you censure and repudiate this Dhamma factor of right concentration, then you must regard as worthy of worship and praise those ascetics and brahmins who are unconcentrated, with wandering minds.’

“If, wanderers, anyone thinks these four Dhamma factors should be censured and repudiated, then, in this very life, he incurs these four reasonable criticisms and grounds for censure. Even those w anderers Vassa and Bhafma of Ukkala, who were proponents of non-causality, inactivity, and nihilism, did not

think that these four Dhamma factors should be censured and repudiated. For what reason? From fear of blame, attack, and refutation.”

 

One of good will, ever mindful,

inwardly well concentrated,

training to remove longing,

is said to be heedful.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0103.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf