03d. Chương Ba Pháp – The Book of the Threes – Phẩm 11 – 16 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The Book of the Threes – Phẩm 11 – 16 – page 339 – 376 of 1925.

The Third Fifty

XI. Enlightenment – Phẩm Chánh Giác

 

103 (1) Before – [101.- Trước Khi Giác Ngộ] 

 

  1. “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was just a bodhisatta, not yet fully enlightened, it occurred to me: (1) ‘What is the gratification in the world? (2) What is the danger in it? (3) What is the escape from it?’

“Then, bhikkhus. it occurred to me: ‘The pleasure and joy that arise in dependence on the world: this is the gratification in the world. That the world is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in the world. The removal and abandonment of desire and just for the world, this is the

escape from the world.’

  1. “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as escape, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I directly knew as it really is the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as escape, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans …

“The knowledge arid vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.'”

  1. – Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, ta suy nghĩ như sau: “Cái gì là vị ngọt ở đời? Cái gì là nguy hại, cái gì là xuất ly?”. Rồi này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, tư tưởng sau đây khởi lên nơi ta: “Do duyên với đời, khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt ở đời. Cái gì ở đời là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hại ở đời. Ðiều phục dục tham ở đời, đoạn tận tham dục, đấy là xuất ly ở đời”. 
  2. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta: “Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa”.

 

104 (2) Gratification (1)

 

  1. (1) “Bhikkhus, I set out seeking the gratification in the world. Whatever gratification there is in the world— that I found. I have clearly seen with wisdom just how far the gratification in the world extends.

(2) “I set out seeking the danger in the world. Whatever danger there is in the world— that I found. I have clearly seen with wisdom just how far the danger in the world extends.

(3) “I set out seeking the escape from the world. Whatever escape there is from the world— that I found. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the world extends.

  1. “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as the escape, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this generation with its ascetics and brahmins, its I devas and humans.

But when I directly knew as it really is the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as escape, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans.

“The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.”‘

  1. Này các Tỷ-kheo, ta đã đi tìm cầu vị ngọt ở đời. Vị ngọt ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, vị ngọt có mặt ở đời, với trí tuệ ta khéo thấy vị ấy ngọt. Này các Tỷ-kheo, ta đã tìm cầu nguy hại ở đời. Nguy hại ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, nguy hại có mật ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy nguy hại ấy, này các Tỷ-kheo ta đã tìm cầu xuất ly ở đời. Xuất ly ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, xuất ly có mặt ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy xuất ly ấy.
  2. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta: “Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa”.

 

 

105 (3) Gratification (2) – [102.- Vị Ngọt]

 

  1. “Bhikkhus, (1) if there were no gratification in the world, beings would not become enamored of it; but because there is gratification in the world, beings become enamored of it. (2) If there were no danger in the world, beings would not become disenchanted with it; but because there is danger in the world, beings become disenchanted with it. (3) If there were no escape from

the world, beings would not escape from it; but because there is an escape from the world, beings escape from it.

  1. “So long, bhikkhus, as beings have not directly known as they really are the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as escape, they have not escaped from this world with its devas, Mara, and Brahma, from this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans; they have not become detached from it, released from it, nor do they dwell with a mind rid of barriers. But when beings have directly known as it really is the gratification in the world as gratification, the danger as danger,

and the escape from it as escape, then they have escaped from this world with … its devas and humans; they have become detached from it, released from it, and they dwell with a mind rid of barriers.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình không có tham nhiễm đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt ở đời, nên các loài hữu tình có tham nhiễm ở đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hại ở đời, thời các loài hữu tình không có nhàm chán đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hại ở đời, nên các loài hữu tình có nhàm chán đối với đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có xuất ly ra khỏi đời, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có xuất ly đối với đời, nên các loài hữu tình có xuất ly ra khỏi đời.

Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình không có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình đã như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. 

 

106 (4) Ascetics

 

“Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand as it really is (1) the gratification in the world as gratification, (2) the danger as danger, and (3) the escape from it as escape: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by

realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahmin hood.

“But those ascetics and brahmins who understand as it really is the gratification in the world as gratification, the danger as danger, and the escape from it as escape: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct

knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of Brahmin hood.”

Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết là vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta không được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, không được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại không có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.

Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại sẽ có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.

 

107 (5) Wailing – [103.- Khóc Than]

 

“Bhikkhus, (1) in the Noble One’s discipline, singing is wailing. (2) In the Noble One’s discipline, dancing is madness. (3) In the Noble One’s discipline, to laugh excessively, displaying one’s teeth, is childishness. Therefore, bhikkhus, in regard to singing and dancing [let there be] the demolition of the bridge. When

you smile rejoicing in the Dhamma, you may simply show a smile.”

Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh. Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy. Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng. Do luật này, này các Tỷ-kheo, hãy phá cây cầu đi đến hát. Hãy phá cây cầu đi đến múa nhảy. Thật là vừa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để tỏ là các Thầy được hoan hỷ.

 

108 (6) No Satiation – [104.- Không Thoả Mãn]

 

“Bhikkhus, there are three things that give no satiation by indulging in them. What three? (1) There is no satiation by indulging in sleep. (2) There is no satiation by indulging in liquor and wine. (3) There is no satiation by indulging in sexual intercourse. These are the three things that give no satiation by indulging in them.”

Này các Tỷ-kheo, hưởng thọ ba sự ở đời, không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba? 

Hưởng thọ ngủ nghỉ, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ rượu men rượu nấu, này các Tỷ-kheo, không bao giờ thỏa mãn. Hưởng thọ sự dâm dục giao hợp, này các Tỷ kheo, không bao giờ thỏa mãn.

 

109 (7) Peaked Roof (1) – [105.- Nóc Nhọn (1)]

 

Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

–“Householder, when the mind is unprotected, bodily, verbal, and mental actions are unprotected … ‘For one whose bodily, verbal, and mental deeds are unprotected, bodily, verbal, and mental actions become tainted. For one whose bodily, verbal, and mental deeds become tainted, bodily, verbal, and mental actions become rotten. One whose bodily, verbal, and mental deeds become rotten will not have a good death.

“Suppose a house with a peaked roof is badly thatched: then the roof peak, the rafters, and the walls are unprotected; the roof peak, the rafters, and the walls become tainted; the roof peak, the rafters, and the walls become rotten.

“So too, householder, when the mind is unprotected, bodily, verbal, and mental actions are unprotected … One whose bodily, verbal, and mental deeds are rotten will not have a good death.

“When, householder, the mind is protected, bodily, verbal, and mental actions are protected. “For one whose bodily, verbal, and mental deeds are protected, bodily, verbal, and mental actions do not become tainted. For one whose bodily, verbal, and mental deeds do not become tainted, bodily, verbal, and mental actions do not become rotten. One whose bodily, verbal, and mental deeds do not become rotten will have a good death.

“Suppose a house with a peaked roof is well thatched: then the roof peak, the rafters, and the walls are protected; the roof peak, the rafters, and the walls do not become tainted; the roof peak, the rafters, and the walls do not become rotten.

“So too, householder, when the mind is protected, bodily, verbal, and mental actions are protected … One whose bodily, verbal, and mental deeds do not become rotten will have a good death,”

Rồi gia chủ Anathapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; Thế Tôn nói với gia chủ Anathapindika đang ngồi xuống một bên: 

– Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.

Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ; nóc nhọn bị đấy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp … sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.

Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp đầy không ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý không nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện … 

Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ; nóc nhọn không đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo không đầy ứ rỉ nước, các vách tường không đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.

 

110 (8) Peaked Roof (2) – [106.- Nóc Nhọn (2)]

 

The Blessed One then said to the householder Anathapindika:

“Householder, when the mind has failed, bodily, verbal, and mental actions fail; One whose bodily, verbal, and mental deeds fail will not have a good death.

“Suppose a house with a peaked roof is badly thatched: then the roof peak, the rafters, and the walls fail. So too, when the mind has failed, bodily, verbal, and mental actions fail. One whose bodily, verbal, and mental deeds have failed will not have a good death.

“Householder, when the mind has not failed, bodily, verbal, and mental actions do not fail. One whose deeds of body, speech, and mind do not fail will have a good death.

“Suppose a house with a peaked roof is well thatched: then the roof peak, the rafters, and the walls do not fail. So too, when the mind has not failed, bodily, verbal, and mental actions do not fail. One whose deeds of body, speech, and mind do not fail will have a good death.”

(Kinh này hoàn toàn giống như kinh trên, chỉ khác có một chữ. Chỗ nào kinh trên dùng chữ “không phòng hộ”, thời ở đây dùng chữ “thất thế, lung lay” với những thay đổi cần thiết).

 

111 (9) Causes (1) – [107.- Ba Nhân Duyên (1)]

 

— “Bhikkhus, there are these three causes for the origination of kamma. What three?

Greed is a cause for the origination of kamma; hatred is a cause for the origination of kamma; delusion is a cause for the origination of kamma.

(1) “Any kamma fashioned by greed, born of greed, caused by greed, originating from greed, is unwholesome and blameworthy and results in suffering. That kamma leads to the origination of kamma, not to the cessation of kamma.

(2) “Any kamma fashioned by hatred … (3) Any kamma fashioned by delusion, born of delusion, caused by delusion, originating from delusion, is unwholesome and blameworthy and results in suffering. That kamma leads to the origination of kamma, not to the cessation of kamma.

“These are the three causes for the origination of kamma.

– Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba? 

Tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

Phàm nghiệp nào do tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, do tham làm nhân duyên, do tham tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. Phàm nghiệp nào do sân tác thành … Phàm nghiệp nào do si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si, do si làm nhân duyên, do si tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi. 

 

108.- Ba Nhân Duyên (2) 

 

“There are, bhikkhus, these three [other] causes for the origination of kamma. What three? Non-greed is a cause for the origination of kamma; nori-hatred is a cause for the origination of kamma; non-delusion is a cause for the origination of kamma.

(1) “Any kamma fashioned by non-greed, born of non-greed, caused by non-greed, originating from non-greed, is wholesome and blameless and results in happiness. That kamma leads to the cessation of kamma, not to the origination of kamma.

(2) “Any kamma fashioned by n on-hatred … (3) Any kamma fashioned by non-delusion, born of non-delusion, caused by non-delusion, originating from non-delusion, is wholesome and blameless and results in happiness. That kamma leads to the cessation of kamma, not to the origination of kamma.

“These are the three [other] causes for the origination of kamma.”

– Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba? 

Vô tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi, vô si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

Phàm nghiệp nào do vô tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô tham, do vô tham làm nhân duyên, do vô tham tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi. Phàm nghiệp nào do vô sân tác thành … Phàm nghiệp nào do vô si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô si, do vô si làm nhân duyên, do vô si tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi. 

 

112 (10) Causes (2) – [109.- Nhân Duyên (3)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three causes for the origination of kamma. What three?

(1) Desire arises with reference to things in the past that are the basis for desire and lust.

(2) Desire arises with reference to things in the future that are the basis for desire and lust.

(3) Desire arises with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust.

  1. (1) “And how, bhikkhus, does desire arise with reference to things in the past that are the basis for desire and lust?

One thinks about and mentally examines things in the past that are ‘the basis for desire and lust. As one does so, desire arises. When desire springs up, one is fettered by those things. The mental infatuation is what I call the fetter. It is in this way that desire arises with reference to things in the past that are the basis for desire and lust.

  1. (2) “And how does desire arise with reference to things in the future that are the basis for desire and lust?

One thinks about and mentally examines things in the future that are the basis for desire and lust. As one does so, desire arises. When desire springs up, one is fettered by those things. The mental infatuation is what I call the fetter. It is in this way that desire arises with reference to things in the future that are the basis for desire and lust.

  1. (3) “And how does desire arise with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust?

One thinks about and mentally examines things presently existing that are the basis for desire and lust. As one does so, desire arises. When desire springs up, one is fettered by those things.’ The mental infatuation is what I call the fetter. It is in this way that desire arises with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust.

“These are the three causes for the origination of kamma.”

  1. – Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba? 

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai; ước muốn khởi lên. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại; ước muốn khởi lên. 

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn khởi lên? 

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn sanh khởi.

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn sanh khởi ? 

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với các pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn sanh khởi.

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn khởi sanh? 

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát. Do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại; với tâm, nó tầm cầu, nó tư sát, nên ước muốn khởi sanh. Vì có ước muốn, nên nó bị liên hệ với pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng đó là một kiết sử, vì tâm ấy có tham ái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn sanh khởi.

 

  1. Nhân Duyên (4) 

 

“There are, bhikkhus, these three [other] causes for the origination of kamma. What three?

Desire does not arise with reference to things in the past that are the basis for desire and lust. Desire does not arise with reference to things in the future that are the basis for desire and lust. Desire does not arise with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust.

  1. (1) “And how, bhikkhus, does desire not arise with reference to things in the past that are the basis for desire and lust? One understands the future result of things in the past that are the basis for desire and lust. Having understood the future result, one avoids it. Having avoided it, one becomes dispassionate

in mind, and having pierced through with wisdom, one sees. It is in this way that desire does not arise with reference to things in the past that are the basis for desire and lust.

  1. (2) “And how, bhikkhus, does desire not arise with reference to things in the future that are the basis for desire and lust? One understands the future result of things in the future that are the basis for desire and lust. Having understood the future result, one avoids it. Having avoided it, one becomes dispassionate in

mind and, having pierced through with wisdom, one sees. It is in this way that desire does not arise with reference to things in the future that are the basis for desire and lust.

  1. (3) “And how, bhikkhus, does desire not arise with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust? One understands the future result of things presently existing that are the basis for desire and lust. Having understood the future result, one avoids it. Having avoided it, one becomes

dispassionate in mind and, having pierced through with wisdom, one sees. It is in this w ay that desire does not arise with reference to things presently existing that are the basis for desire and lust.

“These are the three [other] causes for the origination of kamma.”

  1. – Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba? 

Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ; ước muốn không khởi sanh. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai; ước muốn không khởi sanh. Này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại; ước muốn không sanh khởi. 

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn không sanh khởi? 

Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong quá khứ. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm; với trí tuệ, vị ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong quá khứ, ước muốn không sanh khởi.

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn không sanh khởi? 

Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong tương lai. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm; với trí tuệ, người ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong tương lai, ước muốn không sanh khởi.

  1. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn không sanh khởi? 

Có người rõ biết, này các Tỷ-kheo, quả dị thục trong tương lai của các pháp làm chỗ y xứ cho dục tham trong hiện tại. Sau khi biết rõ quả dị thục trong tương lai, người ấy tránh né quả dị thục ấy. Sau khi tránh né quả dị thục ấy, sau khi tâm người ấy không còn tham đắm; với trí tuệ, người ấy thể nhập và thấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên các pháp làm chỗ ý xứ cho dục tham trong hiện tại, ước muốn không sanh khởi.

 

  1. Bound for the Plane of Misery – [XII. Phẩm Ðọa Xứ]

 

113 (1) Bound for the Plane of Misery – [111.- Rơi Vào Ðọa Xứ]

 

“Bhikkhus, there are three who, if they do not abandon this [fault of theirs], are bound for the plane of misery, bound for hell. Which three?

(1) One who, though not celibate, claims to be celibate; (2) one who slanders a pure celibate leading a pure celibate life with a groundless charge of non-celibacy; and (3) one who holds such a doctrine and view as this: There is no fault in sensual pleasures, and then falls into indulgence in sensual pleasures. These are the three who, if they do not abandon this [fault of theirs], are bound for the plane of misery, bound for hell.”

Này các Tỷ-kheo, ba hạng người này rơi vào đọa xứ, rơi vào địa ngục, trừ phi họ đoạn bỏ pháp này. Thế nào là ba? 

Ai sống không Phạm hạnh, tự xưng là có sống Phạm hạnh; đối với người sống Phạm hạnh thanh tịnh, hành Phạm hạnh thật thanh tịnh, ai công kích là không Phạm hạnh một cách không căn cứ; ai chủ trương như sau: “Không có lỗi lầm trong các dục vọng” và rơi vào say đắm trong các dục vọng; những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người rơi vào trong đọa xứ, rơi vào địa ngục, trừ phi họ đoạn bỏ pháp này.

 

114 (2) Rare – [112.- Khó Tìm Ðược]

 

“Bhikkhus, the manifestation of three [persons] is rare in the world. What three?

(1) The manifestation of a Tathagata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One is rare in the world. (2) A person who teaches the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata is rare in the world. (3) A grateful and thankful

person is rare in the world.

The manifestation of these three [persons] is rare in the world.”

Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba? 

Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết pháp và luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời. 

Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.

 

115 (3) Immeasurable – [113. Không Thể Ước Lượng]

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The one who is easily measured, the one who is hard to measure, and the immeasurable one.

(1) “And what, bhikkhus, is the person who is easily measured?

Here, some person is restless, puffed up, personally vain, talkative, rambling in his talk, muddle-minded, without clear comprehension, unconcentrated, with a wandering mind, with loose sense faculties. This is called the person who is easily measured.

(2) “And what is the person who is hard to measure?

Here, some person is not restless, puffed up, and personally vain; he is not talkative and rambling in his talk; he has mindfulness established and clearly comprehends, is concentrated, with a one-pointed mind, with restrained sense faculties. This is called the person who is hard to measure.

(3) “And what is the person who is immeasurable?

Here, a bhikkhu is an arahant, one whose taints have been destroyed. This is called the person who is immeasurable.

“These are the three kinds of persons found existing in the world “

Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Dễ ước lượng, khó ước lượng và không thể ước lượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người dễ ước lượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người dễ ước lượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là người khó ước lượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, trú niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người khó ước lượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là người không thể ước lượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người không thể ước lượng.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

116 (4) Imperturbable – điềm tỉnh – [114.- Không Vô Biên Xứ]

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three?

(1) “Here, bhikkhus, with the complete surmounting of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, [perceiving] ‘space is infinite,’ some person enters and dwells in the base of the infinity of space. He relishes it,

desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of the base of the infinity of space. The life span of the devas of the base of the infinity of space is 20,000 eons. The worldling remains there all his life,

and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the

instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, xem “hư không là vô biên”, đạt đến an trú và Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

 

 

(2) “Again, by completely surmounting the base of the infinity of space, [perceiving] ‘consciousness is infinite,’ someone here enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of the base of the infinity of consciousness. The life span of the devas of the base of the infinity of consciousness is 40,000 eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

  1. Lại nữa, này các Tỷ Kheo, ở đây có người vượt qua Không vô biên xứ, xem “thức là vô biên”, đạt đến an trú Thức vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

 

(3) “Again, bhikkhus, by completely surmounting the base of the infinity of consciousness [perceiving] ‘there is nothing,’ some person here enters and dwells in the base of nothingness. He relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in.it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of the base of nothingness. The life span of the devas of the base of nothingness is 60,000 eons. The worldling remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he goes to hell, to the animal realm, or to the sphere of afflicted spirits. But the Blessed One’s disciple remains there all his life, and when he has completed the entire life span of those devas, he attains final nibbana in that very same state of existence. This is the distinction, the disparity, the difference between the instructed noble disciple and the uninstructed worldling, that is, when there is future destination and rebirth.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing

in the world.”

  1. Lại nữa, naỳ các Tỷ kheo, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem “không có gì cả”, đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

117 (5) Failures and Accomplishments – [115.- Khiếm Khuyết Và Viên Mãn]

 

“Bhikkhus, there are these three failures. What three? Failure in virtuous behavior, failure in mind, and failure in view.

(1) “And what is failure in virtuous behavior?

Here, someone destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsehood, speaks divisively, speaks harshly, and indulges in idle chatter. This is called failure in virtuous behavior.

 (2) “And what is failure in mind?

Here, someone is full of longing and has a mind of ill will. This is called failure in mind.

(3) “And what is failure in view?

Here, someone holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there is no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ This is called failure in view.

  1. “Because of failure in virtuous behavior, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Because of failure in mind— Because of failure in view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

“These, bhikkhus, are the three failures.

  1. “There are, bhikkhus, these three accomplishments. What three? Accomplishment in virtuous behavior, accomplishment in mind, and accomplishment in view.

(1) “And what is accomplishment in virtuous behavior?

Here, someone abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter. This is called accomplishment in virtuous behavior.

(2) “And what is accomplishment in mind?

Here, someone is without longing and has a mind free of ill will. This is called accomplishment in mind.

(3) “And what is accomplishment in view?

Here, someone holds right view and has a correct perspective thus: ‘There is what is given, sacrificed, and offered; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings spontaneously

reborn; there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ This is called accomplishment in view.

  1. “Because of accomplishment in virtuous behavior, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world. Because of accomplishment in mind … Because of accomplishment in view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination,

in a heavenly world.

“These, bhikkhus, are the three accomplishments.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về giới? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về giới. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tâm? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tham lam, với tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tâm.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có tà kiến, có tri kiến điên đảo: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có cúng tế, không có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, ở đời không có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tri kiến.

  1. Do nhân khiếm khuyết về giới, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tâm, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba khiếm khuyết.
  2. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về tri kiến. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về giới? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về giới. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tâm? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham lam, không có tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tâm.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có cúng tế, có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tri kiến.

  1. Do nhân viên mãn về giới, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tâm, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba viên mãn.

 

118 (6) Dice – hột súc sắc chính xác

 

  1. “Bhikkhus, there are these three failures. What three? Failure in virtuous behavior, failure in mind, and failure in view.

“And what is failure in virtuous behavior? Here, someone destroys life … [as in 3:117] … This is called failure in view.

“Because of failure in virtuous behavior, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. Because of failure in mind … Because of failure in view with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

  1. “Just as dice, when thrown upward, will rest firmly wherever they fall, so too because of failure in virtuous behavior … failure in mind … failure in view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in the plane of misery,

in a bad destination, in the lower world, in hell.

“These, bhikkhus, are the three failures.

  1. “There are, bhikkhus, these three accomplishments. What three? Accomplishment in virtuous behavior, accomplishment in mind, and accomplishment in view. “And what, bhikkhus, is accomplishment in virtuous behavior? Here, someone abstains from the destruction of life … [as in 3:117] … This is called accomplishment in view. “Because of accomplishment in virtuous behavior, with the breakup of the body,’ after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world. Because of accomplishment in mind … Because of accomplishment in view, with the breakup of the body after death, beings are reborn in a good destination,

in a heavenly world.

  1. “Just as dice, when thrown upward, will rest firmly wherever they fall, so too, because of accomplishment in virtuous behavior … accomplishment in mind … accomplishment in view, with the breakup of the body, after death, beings are reborn in a good destination, in a heavenly world.

“These, bhikkhus, are the three accomplishments.”

1.- Này các Tỷ kheo, có ba khiếm khuyết này, thế nào là ba?

Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến… (Giống như kinh 115, 1-4).

2.- Ví như naỳ các Tỷ Kheo, một hột súc sắc chính xác, nếu được liệng về mặt trên, được nằm về mặt ấy, được nằm khéo đặt. Cũng vậy, Này các Tỷ kheo, do nhân khiếm khuyết về giói các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục …. Do nhân khiếm khuyết về tâm …. Do nhân khiếm khuyết về tri kiến…… này các Tỷ-kheo, … sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các pháp này, naỳ các Tỷ kheo, là ba khuyết điểm.

3.- Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về tri kiến. …. (Như kinh 115, 5-8).

4.- Ví như này các Tỷ Kheo, một hột súc sắc chính xác, nếu được liệng về mặt trên, được nằm về mặt ấy, được nằm khéo đặt. Cũng vậy, Này các Tỷ kheo, do nhân viên mãn về giơi…. do nhân viên mãn về tâm …. do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này. Các pháp này, này các Tỷ kheo, là ba viên mãn.

 

119 (7) Activity – [117.- Hành Ðộng]

 

“Bhikkhus, there are these three failures. What three? Failure in activity, failure in livelihood, and failure in view.

(1) “And what is failure in activity?

Here, someone destroys life … and indulges in idle chatter. This is called failure in activity.

(2) “And what is failure in livelihood?

Here, someone is of wrong livelihood and earns a living by a wrong type of livelihood. This is called failure in livelihood.

(3) “And what is failure in view?

Here, someone holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given … there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world fox themselves by direct knowledge, make them known to others.’ This is called failure in view.

“These are the three failures.

  1. “There are, bhikkhus, these three accomplishments. What three? Accomplishment in activity, accomplishment in livelihood, and accomplishment in view.

(1) “And what is accomplishment in activity?

Here, someone abstains from the destruction of life … and from idle chatter. This is called accomplishment in activity.

  1. (2) ” And what is accomplishment in livelihood?

Here, someone is of right livelihood and earns a living by a right type of livelihood. This is called accomplishment in livelihood.

  1. (3) “And what is accomplishment in view?

Here, someone holds right view and has a correct perspective thus: ‘There is. what is given … there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others,’ This is called accomplishment in view.

“These, bhikkhus, are the three accomplishments.”

1 – Này các Tỷ-kheo, có ba khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về hành động, khiếm khuyết về sanh kế, khiếm khuyết về tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về hành động? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người sát sanh … (như 115.1) nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây là khiếm khuyết về hành động.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về sanh kế? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo tà sanh kế, nuôi sống bằng tà sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về sanh kế. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến? (như kinh 115.3).
  2. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba? Viên mãn về hành động, viên mãn về sanh kế, viên mãn về tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về hành động? … (như kinh 115.5)

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về sanh kế? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người theo chánh sanh kế, nuôi sống bằng chánh sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về sanh kế.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến? … (như kinh 115.7)

Này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba viên mãn.

 

120 (8) Purity (1) – [118.- Thanh Tịnh (1)]

 

“Bhikkhus, there are these three purities. What three? Bodily purity, verbal purity, and mental purity:

(1) “And what is bodily purity?

Here, someone abstains from the destruction of life, from taking what is not given, and from sexual misconduct. This is called bodily purity.

(2) “And what is verbal purity?

Here, someone abstains from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter. This is called verbal purity.

(3) “And what is mental purity?

Here, someone is without longing, without ill will, and holds right view. This is called mental purity.

“These, bhikkhus, are the three purities.”

– Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.

Thế nào là thân thanh tịnh? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sánh sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tục nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có tham lam, với tâm không sân không hận, có chánh tri kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.

 

121 (9) Purity (2) – [119.- Thanh Tịnh (2)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three purities. What three? Bodily purity, verbal purity, and mental purity.
  2. (1) “And what is bodily purity?

Here, a bhikkhu abstains from the destruction of life, from taking what is not given, and from sexual activity. This is called bodily purity.

  1. (2) “And what is verbal purity?

Here, a bhikkhu abstains from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter. This is called verbal purity!

  1. (3) “And what is mental purity?

Here, when there is sensual desire in him, a bhikkhu understands: ‘There is sensual desire in me’; or when there is no sensual desire in him, he understands: ‘There is no sensual desire in me’; and he also understands how un-arisen sensual desire arises, how arisen Sensual desire is abandoned, and how abandoned sensual desire does not arise again in the future.

  1. “When there is ill will in him … 6. When there is dullness and drowsiness in him … 7. When there is restlessness and remorse in him … 8. When there is doubt in him, he understands: ‘There is doubt in me’; or when there is no doubt in him, he understands: ‘There is no doubt in me’; and he also understands how un-arisen, doubt arises, how arisen doubt is abandoned, and how abandoned doubt does not arise again in the future. This is called mental purity.

 

 

“These, bhikkhus, are the three purities.”

Pure in body, pure in speech,

pure in mind, without taints:

they call the pure one, accomplished in purity,

“one who has washed away evil.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này, Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
  2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thân thanh tịnh? (như kinh 118, về thân thanh tịnh).
  3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh? (như kinh 118, về lời nói thanh tịnh).
  4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, nếu nội tâm có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có ước muốn về dục”. Nếu nội tâm không có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có ước muốn về dục”. Ước muốn về dục chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Ước muốn về dục đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và ước muốn về dục đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. 

  1. Nếu nội tâm có sân, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có sân”. Nếu nội tâm không có sân, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có sân”. Sân chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Sân đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và sân đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. 
  2. Nếu tâm có hôn trầm thụy miên, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có hôn trầm thụy miên”. Nếu nội tâm không có hôn trầm thụy miên, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có hôn trầm thụy miên”. Hôn trầm thụy miên chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Hôn trầm thụy miên đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và hôn trầm thụy miên đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. 
  3. Nếu tâm có trạo hối, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có trạo hối”. Nếu nội tâm không có trạo hối, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có trạo hối”. Trạo hối chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Trạo hối đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và trạo hối đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. 
  4. Nếu tâm có nghi, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có nghi”. Nếu nội tâm không có nghi, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có nghi”. Nghi chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Nghi đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và nghi đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. 

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.

9.

Thân và lời thanh tịnh 
Tâm thanh tịnh vô lậu
Trong sạch được thanh tịnh
Ðược gọi ác đoạn trừ. 

 

122 (10) Sagacity – [120.- Toàn Hảo]

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of sagacity. What three? Bodily sagacity, verbal sagacity, and mental sagacity.

(1) “And what is bodily sagacity? Here, someone abstains from the destruction of life, from taking what is not given, and from sexual activity. This is called bodily sagacity.

(2) “And what is verbal sagacity? Here, someone abstains from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter. This is called verbal sagacity.

(3) “And what is mental sagacity? Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. This is called mental sagacity.

“These, bhikkhus, are the three kinds of sagacity.”

 

A sage by body, a sage in speech,

a sage in mind, without taints:

they call the sage, accomplished in sagacity,

“one who has abandoned all.”

– Này các Tỷ-kheo, có ba sự toàn hảo. Thế nào là ba? Toàn hảo về thân, toàn hảo về lời nói, toàn hảo về ý. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về thân? … (như kinh 118)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về lời nói? … (như kinh 118)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là toàn hảo về ý? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn trừ có lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý toàn hảo. 

Này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba toàn hảo.

Thân và lời toàn hảo, 
Tâm toàn hảo vô lậu,
Toàn hảo, được toàn hảo
Ðược gọi đoạn tất cả.

 

III. Bharandu – [XIII. Phẩm Kusinàra] – page 353 of 1925

 

123 (1) Kusindra

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Kusinara, in the Baliharana forest thicket. There the Blessed One addressed the bhikkhus …

“Here, bhikkhus, a bhikkhu dwells in dependence on a certain village or town. A householder or a householder’s son approaches him and invites him for the next day’s meal. If he wishes, the bhikkhu accepts. When the night has passed, in the

morning the bhikkhu dresses, takes his bowl and robe, and goes to the residence of that householder or householder’s son. He sits down in the seat that has been prepared and that householder or householder’s son, with his own hand, serves and satisfies him with various kinds of delicious food. (1) It occurs to him: ‘How good, indeed, that this householder or householder’s son,

with his own hand., serves and satisfies me with various kinds of delicious food!’ (2) It also occurs to him: ‘Oh, in the future too-may this householder or householder’s son, with his own hand, serve and satisfy me with a similar variety of delicious food!’ (3) He uses that food while being tied to it, infatuated

with it, blindly absorbed in it, not seeing the danger in it and understanding the escape from it. He thinks sensual thoughts in relation to it; he thinks thoughts of ill will; he thinks thoughts of harming. What is given to such a bhikkhu, I say, is not of great fruit. For what reason? Because the bhikkhu is heedless.

Một thời Thế Tôn trú ở Kusinàra, tại khóm rừng Bariharana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo. 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

– Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn. Rồi người gia chủ hay con người gia chủ đi đến vị ấy mời mai lại dùng cơm. Nếu muốn, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhận lời. Sau khi đêm ấy đã mãn, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát và đi đến trú xứ người gia chủ hay con người gia chủ. Sau khi đến, vị ấy ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi người gia chủ hay con người gia chủ tự tay đứng mời và làm cho thỏa mãn Tỷ-kheo ấy với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm. Vị ấy suy nghĩ: “Thật tốt lành thay, người gia chủ hay con người gia chủ này tự tay đứng mời và làm thỏa mãn ta với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm! “Rồi vị ấy suy nghĩ như sau: “Mong rằng người gia chủ hay con người gia chủ này trong tương lai, tự tay đứng mời và làm thỏa mãn ta với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm!”. Vị ấy thọ hưởng món ăn khất thực ấy, tham dính say đắm, đam trước, không thấy sự nguy hại, không thấy được sự xuất ly. Vị ấy ở đây khởi lên suy tầm về dục, khởi lên sự suy tầm về sân, khởi lên sự suy tầm về hại. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng bố thí cho Tỷ-kheo như vậy không có quả lớn. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống phóng dật.

 

“Here, a bhikkhu dwells in dependence on a certain village or town. A householder or a householder’s son approaches him and invites him for the next day’s meal. If he wishes, the bhikkhu accepts. When the night has passed, in the morning the bhikkhu dresses, takes his bowl and robe, and goes to the residence of that householder or householder’s son. He sits d own in the seat

that has been prepared and that householder or householder’s son, with his own hand, serves and satisfies, him with various kinds of delicious food. (1) It does not occur to him: ‘How good, indeed, that this householder or householder’s son, with his own hand, serves and satisfies me with various kinds of delicious food!’ (2) It also does not occur to him: ‘Oh, in the future

too may this householder or householder’s son, with his own hand, serve and satisfy me with a similar variety of delicious food!’ (3) He uses that food without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, but seeing the danger in it and understanding the escape from it. He thinks thoughts of

renunciation in relation to it; he thinks thoughts of good will; he thinks thoughts of non-harming. What is given to such a bhikkhu, I say, is of great fruit. For what reason? Because the bhikkhu is heedful.”

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn. Rồi một gia chủ hay con người gia chủ đi đến vị ấy mời mai lại dùng cơm. Nếu muốn, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhận lời. Sau khi đêm ấy đã mãn, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát và đi đến trú xứ người gia chủ hay con người gia chủ. Sau khi đến, vị ấy ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi người gia chủ hay con người gia chủ tự tay đứng mời và làm cho thỏa mãn Tỷ-kheo ấy với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm. Vị ấy không có suy nghĩ: “Thật tốt lành thay, người gia chủ hay con người gia chủ này tự tay đứng mời và làm thỏa mãn ta với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm!”. Rồi vị ấy không suy nghĩ như sau: “Mong rằng người gia chủ hay con người gia chủ này trong tương lai, tự tay đứng mời và làm thỏa mãn ta với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm!”. Vị ấy thọ hưởng món ăn khất thực ấy, không tham dính, không say đắm, không đam trước, thấy được sự nguy hại, thấy được sự xuất ly. Vị ấy ở đây khởi lên suy tầm về viễn ly, khởi lên sự suy tầm về vô sân, khởi lên sự suy tầm về vô hại. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng bố thí cho Tỷ-kheo như vậy có quả lớn. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không sống phóng dật.

 

124 (2) Arguments – [122.- Tranh Luận]

 

“Bhikkhus, wherever bhikkhus take to arguing and quarreling and fall into a dispute, stabbing each other with piercing words, I am uneasy even about-directing my attention there, let alone about going there. I conclude about them: ‘Surely, those venerable ones have abandoned three things and cultivated three [other] things.’

“What are the three things they have abandoned? Thoughts of renunciation, thoughts of good will, and thoughts of nonharming. These are the three things they have abandoned.

“What are the three things they have cultivated? Sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. These are the three things they have cultivated.

“Wherever bhikkhus take to arguing and quarreling and fall into a dispute … I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned these three things and cultivated these three [other] things.’

“Bhikkhus, wherever bhikkhus are dwelling in concord, harmoniously, without disputes, blending like milk and water, viewing each other with eyes of affection, I am at ease about going there, let alone about directing my attention there. I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned three things and cultivated three [other] things.’

“What are the three things they have abandoned? Sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. These are the three things they have abandoned.

“What are the three things they have cultivated? Thoughts of renunciation, thoughts of good will, and thoughts of nonharming. These are the three things they have cultivated.

“Wherever bhikkhus are dwelling in concord … I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned these three things and cultivated these three [other] things.”

Tại phương hướng nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi, thật không thoải mái cho ta, này các Tỷ-kheo, khi nghĩ đến phương hướng ấy, còn nói gì đến chỗ ấy. Ở đây, Ta đi đến kết luận như sau: “Thật vậy, các Tỷ-kheo ấy đã từ bỏ ba pháp và đã làm quá nhiều ba pháp”.

Ba pháp họ đã từ bỏ là gì? Viễn ly tầm, vô sân tầm, bất hại tầm. Ba pháp này họ đã từ bỏ.

Ba pháp gì họ đã làm quá nhiều? Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Ba pháp này họ đã làm quá nhiều. 

Tại phương hướng nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi, thật không thoải mái cho ta, này các Tỷ-kheo, khi nghĩ đến phương hướng ấy, còn nói gì đến chỗ ấy. Ở đây, Ta đi đến kết luận như sau: “Thật vậy, các Tỷ-kheo ấy đã từ bỏ ba pháp này và đã làm quá nhiều ba pháp này”.

Tại phương hướng nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không đấu tranh nhau, như sữa và nước lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, này các Tỷ-kheo, đi đến phương hướng ấy thật thoải mái cho ta, còn nói gì nghĩ đến phương hướng ấy. Ở đây, Ta đi đến kết luận như sau: “Thật vậy, các Tỷ-kheo ấy đã từ bỏ ba pháp này và đã làm quá nhiều ba pháp này”.

Ba pháp họ đã từ bỏ là gì? Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Ba pháp này họ đã từ bỏ.

Ba pháp gì họ đã làm quá nhiều? Viễn ly vô tầm, vô sân tầm, bất hại tầm.

Tại phương hướng nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không đấu tranh nhau, như sữa và nước lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, này các Tỷ-kheo, đi đến phương hướng ấy thật thoải mái cho ta, còn nói gì nghĩ đến phương hướng ấy. Ở đây, Ta đi đến kết luận như sau: “Thật vậy, các Tỷ-kheo ấy đã từ bỏ ba pháp này và đã làm quá nhiều ba pháp này”.

 

125 (3) Gotamaka – [123.- Ðiện Thờ Gotama]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesali at the Gotamaka Shrine. There the Blessed One addressed the bhikkhus …

“Bhikkhus, (1) I teach the Dhamma through direct knowledge, not without direct knowledge. (2) I teach the Dhamma with a basis, not without.a basis. (3) I teach the Dhamma that is antidotal, not one w ithout antidotes. Since I teach the Dhamma through direct knowledge, not without direct knowledge; since

I teach the Dhamma with a basis, not without a basis; since I teach the Dhamma that is antidotal, not one without antidotes, my exhortation should be acted upon, my instructions should be acted upon. It is enough for you to rejoice, enough for you to be elated, enough for you to be joyful: The Blessed One is

perfectly enlightened! The Dhamma is well expounded by the Blessed One! The Sangha is practicing the good path!'”

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, the thousandfold world “system shook.

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại điện thờ Gotama. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

– Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp với thắng trí, không phải với không thắng trí. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp với nhân duyên, không phải với không nhân duyên. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp với thần thông, không phải với không thần thông. Này các Tỷ-kheo, do vì Ta thuyết pháp có thắng trí, không phải với không thắng trí; do vì Ta thuyết pháp có nhân duyên, không phải không có nhân duyên; do vì Ta thuyết pháp có thần thông, không phải không có thần thông, nên giáo giới cần phải làm, giảng dạy cần phải làm.

Thật là vừa đủ, này các Tỷ-kheo, để các Thầy bằng lòng. Thật là vừa đủ để các Thầy hân hoan. Thật là vừa đủ để các Thầy hoan hỷ, Chánh Ðẳng Giác là Thế Tôn! Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, khéo hành trì, chúng Tăng! 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ lời Thế Tôn giảng. Trong khi lời thuyết giảng này được nói lên, một ngàn thế giới đều rung động.

 

126 (4) Bharandu – [126 (4) Bharandu]

 

On one occasion, the Blessed One w as wandering on tour among the Kosalans when he reached Kapilavatthu. Mahanama the Sakyan heard: “The Blessed One has arrived at Kapilavatthu.” Then Mahanama the Sakyan approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. The Blessed One then

said to him:

“Go, Mahanama, and find a suitable rest house in Kapilavatthu

where we might stay for the night.”

“Yes, Bhante,” Mahanama replied. He then entered Kapilavatthu and searched the entire city but did not see a suitable rest house where the Blessed One could stay for the night. So he returned tp the Blessed One and told him: “Bhante, there is no suitable rest house in Kapilavatthu where the Blessed One might stay for the night. But Bharandu the Kalama, formerly the Blessed One’s fellow monk, [is here]. Let the Blessed One spend the night at his hermitage.”

“Go, Mahanama, and prepare a mat for me.”

“Yes, Bhante,” Mahanam a replied. Then he went to Bharandu’s hermitage, prepared a mat, set out water for washing the feet, returned to the Blessed One, and said:

“I have spread a mat, Bhante, and set out water for washing the feet. The Blessed One may go at his own convenience.”

Then the Blessed One went to Bharandu’s hermitage, sat down on the seat that was prepared for him, and washed his feet. It then occurred to Mahanama: “This is not a proper time for staying with the Blessed One, for he is tired. I will visit him tomorrow.” Then he paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed.

Then, when the night had passed, Mahanama approached the Blessed One, paid homage to him, and isat down to one side. The Blessed One then said to him:

Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala và đi đến Kapilavatthu. Họ Thích Mahànàma nghe tin Thế Tôn đã đến Kapilavatthu. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma đang đứng một bên: 

– Hãy đi, này Mahànàma và tìm xem ở Kapilavatthu có chỗ nào, tại chỗ ấy, hôm nay chúng ta sẽ trú lại một đêm.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Họ Thích Mahànàma vâng đáp Thế Tôn, đi vào Kapilavatthu, đi khắp toàn vùng Kapilavatthu và không thấy một chỗ nào, Thế Tôn có thể trú một đêm. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến bạch Thế Tôn: 

  1. – Bạch Thế Tôn, ở Kapilavatthu không có chỗ nào, tại đây, hôm nay Thế Tôn có thể trú một đêm. Nhưng có Bharandu, người Kàlàmà này, trước tu Phạm hạnh với Thế Tôn. Hôm nay, Thế Tôn hãy ở một đêm tại am thất của vị ấy. 

– Này Mahànàma, hãy đi và trải một tấm thảm cho ta ở đó. 

– Thua vâng, bạch Thế Tôn. 

Họ Thích Mahànàma vâng đáp Thế Tôn, đi đến am thất của Bharandu người Kàlàmà, sau khi đến, trải tấm thảm, đặt nước để rửa chân, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, tấm thảm đã trải, nước để rửa chân đã sẵn sàng, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời! 

  1. Rồi Thế Tôn đi đến am thất của Bharandu người Kàlàmà, sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân.

Rồi họ Thích Mahànàma nghĩ như sau: “Nay không phải thời để hầu hạ Thế Tôn. Thế Tôn đang mệt mỏi. Ngày mai ta sẽ đến hầu hạ Thế Tôn”. Nghĩ vậy xong bèn đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về ngài rồi đi ra. 

Họ Thích Mahànàma, sau khi đêm ấy đã mãn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma đang ngồi một bên: 

 

  1. “There are, Mahanama, these three kinds of teachers found existing in the world. What three?

(1) “Here, Mahanama, some teacher prescribes the full understanding of sensual pleasures, but not of forms or feelings. (2) Another teacher prescribes the full understanding of sensual pleasures and forms, but not of feelings. (3) Still another teacher prescribes the full understanding of sensual pleasures,

forms, and feelings. These are the three kinds of teachers found existing in the world. Is the goal of these three kinds of teachers the same or different?”

  1. When this was said, Bharandu the Kalama said to Mahanama: “Say the same, Mahanama.” But the Blessed One said to Mahanama: “Say different, Mahanama.”

A second time … A third time Bharandu the Kalama said to Mahanama: “Say the same, Mahanama.” But the Blessed One said to Mahanama: “Say different, Mahanama.”

  1. Then it occurred to Bharandu: “The ascetic Gotama has contradicted me three times in front of the influential Mahanama the Sakyan. I had better leave Kapilavatthu.”

Then Bharandu the Kalama left Kapilavatthu. When he left Kapilavatthu, he left for good and never returned.

  1. – Này Mahànàma, có ba vị đạo sư có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? 

Ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, nhưng không trình bày sự biến tri của các sắc, không trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, trình bày sự biến tri của các sắc, nhưng không trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Nhưng ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, trình bày sự biến tri của các sắc, trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Này Mahànàma, có ba vị đạo sư này có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba vị này, này Mahànàma, kết luận là một hay là sai khác? 

  1. Khi được nói như vậy, Bharandu, người Kàlàmà, nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là một. 

Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là khác.

Lần thứ hai, Brahandu, người Kàlàmà nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là một. 

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là khác.

Lần thứ ba Brahandu, người Kàlàmà nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là một. 

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma: 

– Này Mahànàma, hãy nói là khác.

  1. Rồi Bharandu, người Kàlàmà suy nghĩ như sau: “Trước mặt họ Thích Mahànàma có thế lực lớn này, ta bị Sa-môn Gotama nói trái ngược cho đến lần thứ ba. Vậy ta hãy rời khỏi Kapilavatthu”. 

Rồi Bharandu người Kàlàmà đi ra khỏi Kapilavatthu, một sự ra đi khỏi Kapilavatthu, không bao giờ có trở lại nữa.

 

127 (5) Hatthaka – [125.- Hatthaka]

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatth! In Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then, when the night had advanced, the young deva Hatthaka, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One. Having approached, [while thinking:] ” I will stand in front of the Blessed One,” he sank down, descended, and could not remain in place. Just as ghee or oil, when poured on sand, sinks down, descends, and does not remain in place, so the young deva Hatthaka, [while thinking:] “I will stand in front of the Blessed One,” sank down, descended, and could not remain in place. Then the Blessed One said to Hatthaka: “Create a gross body, Hatthaka.”

“Yes, Bhante,” Hatthaka replied. Then he created a gross body, paid homage to the Blessed One, and stood to one side. The Blessed One then said to him:

“Hatthaka, do those teachings that you could recall in the past, when you were a human being, come back to you now?”

“Bhante, those teachings that I could recall in the past, when I was a human being, come back to me now; and those teachings that I could not recall in the past, when I was a human being, come back to me now. Just as the Blessed One is now hemmed in by bhikkhus, bhikkhunis, m ale and female lay followers, kings and royal ministers, sectarian teachers and their disciples, so I am hemmed in by other young devas. Young devas come to me even from a distance, [thinking]: ‘We will hear the Dhamma from the young deva Hatthaka,’

“I died, Bhante, insatiable and unquenchable in three things. What three? (1) I died insatiable and unquenchable in seeing the Blessed One. (2) I died insatiable and unquenchable in hearing the good Dhamma. (3) I died insatiable and unquenchable in attending upon the Sangha. I died insatiable and unquenchable

in these three things.

 

“I could never get enough of

seeing the Blessed One,

hearing the good Dhamma,

and attending bn the Sangha.

 

“Training in the”higher virtuous behavior,

I rejoiced in hearing the good Dhamma.

Hatthaka has gone to [rebirth in] Aviha

not having gotten enough of these three things.”

  1. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetanava, khu vườn của Anàthapindika.

Rồi Thiên tử Hatthaka, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetanava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ đứng thẳng trước Thế Tôn”, nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không có thể đứng thẳng; ví như thục tô hay dầu đổ trên cát, chìm xuống, lún xuống, không thể giữ lại. Cũng vậy, Thiên tử Hatthaka nghĩ rằng: “Ta sẽ đứng thẳng trước mặt Thế Tôn”, nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không thể đứng thẳng.

  1. Rồi Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka: 

– Này Hatthaka, hãy hóa thành một tự thể thô xấu.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Thiên tử Hatthaka vâng đáp Thế Tôn sau khi hóa thành một tự thể thô xấu, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka đang đứng một bên: 

– Này Hatthaka, các pháp được diễn tiến trước kia, khi Ông còn làm người, các pháp ấy được diễn tiến hiện nay đối với Ông không? 

– Bạch Thế Tôn, các pháp được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay với con. Và bạch Thế Tôn, có các pháp không được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay đối với con. Ví như, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sống, được các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, các vua chúa, các đại thần của vua, các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo đoanh vây. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con sống được các Thiên tử đoanh vây. Từ xa, bạch Thế Tôn, các Thiên tử đi đến, nghĩ rằng: “Chúng ta hãy đến nghe pháp từ Thiên tử Hatthaka”. 

Có ba pháp, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Thế nào là ba? 

Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được thấy Thế Tôn, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được nghe Diệu pháp, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ được phục vụ hầu hạ chúng Tăng, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. 

Có ba pháp này, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ. Con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. 

Con thấy không vừa đủ
Khi được gặp Thế Tôn
Ðược phục vụ chúng Tăng
Ðược lắng nghe Diệu pháp
Học tập tăng thượng giới
Thích thú nghe Diệu pháp
Do đối với ba pháp
Cảm thấy không vừa đủ
Thiên tử Hatthaka
Ðược sanh vô phiền thiên

 

128 (6) Pollution – [126.- Thối Nát]- page 358

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling in BaranasI at the deer park in Isipatana. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and entered BaranasI for alms. While walking for alms near the cattle-yoking fig tree, the Blessed One saw a dissatisfied bhikkhu, [seeking] gratification outwardly, muddle-minded, without clear comprehension,

unconcentrated, with a wandering mind and loose sense faculties. Having seen him, he said to that bhikkhu:

– “Bhikkhu, bhikkhu! Do not pollute yourself. It is inevitable, bhikkhu, that flies will pursue and attack one who has polluted himself and been tainted by a stench.”

Then, being exhorted thus by the Blessed One, that bhikkhu acquired a sense of urgency. When the Blessed One had walked for alms in BaranasI, after his meal, when he had returned from his alms round, he addressed the bhikkhus:

  1. “Bhikkhus, this morning I dressed, took my bowl and robe, and entered Baranas! for alms. While walking for alms near the cattle-yoking fig tree, I saw a dissatisfied bhikkhu [seeking] gratification outwardly, muddle-minded, without clear comprehension, unconcentrated, with a wandering mind and loose

sense faculties. Having seen him, I said to that bhikkhu: ‘Bhikkhu, bhikkhu! Do not pollute yourself; It is inevitable, bhikkhu, that flies will pursue and attack one who has polluted himself and been tainted by a stench.’ Then, being exhorted thus by me, that bhikkhu acquired a sense of urgency.”

  1. When this was said, a certain bhikkhu asked the Blessed One: “What, Bhante, is meant by ‘pollution’? What is the ‘stench’? And what are the ‘flies’? “

(1) “Longing, bhikkhu, is what is meant by ‘pollution.’ (2) Ill will is the ‘stench.’ (3) Bad unwholesome thoughts are the ‘flies.’ It is inevitable that flies will pursue and attack one who has polluted himself and been tainted by a stench.”

 

The flies—thoughts based on lust –

will run in pursuit of one

unrestrained in the sense faculties,

unguarded in the eye and ear.

 

A bhikkhu who is polluted,

tainted by a stench,

is far from nibbana

and reaps only distress

 

Whether in the village o r the forest,

the unwise, foolish person,

not having gained peace for himself,

goes around followed by flies.

 

But those accomplished in virtuous behavior

who delight in wisdom and peace,

those peaceful ones live happily,

having destroyed the flies.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana vườn Nai

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ba-la-nại để khất thực. Thế Tôn, trong khi đi khất thực tại Goyogapilakkha, gần cây sung, chỗ cột đàn bò, thấy một Tỷ-kheo hưởng thọ hương vị trống không, không có Thiền định, hưởng thọ hương vị hướng ngoại của vật dục, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, với tâm tán loạn, với các căn phóng túng. Thấy vậy, Thế Tôn liền nói với vị Tỷ-kheo ấy: 

– Này Tỷ-kheo, này Tỷ-kheo! Thầy chớ có làm cho tự ngã trở thành thối nát. Này Tỷ-kheo, ai làm cho tự ngã thối nát đầy ứ, thoát ra toàn mùi hôi thối, rồi mong rằng các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không có chiếm cứ, sự kiện như vậy không xảy ra.

  1. Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới như vậy, cảm thấy xúc động mạnh. Rồi Thế Tôn, sau khi đi khất thực ở Ba-la-nại xong, sau bữa ăn, sau khi đi khất thực trở về, bảo các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo, ở đây, sau khi đắp y vào buổi sáng, Ta cầm lấy y bát, đi vào Ba-la-nại để khất thực. Này các Tỷ-kheo, trong khi đi khất thực tại Goyogapilakkha, Ta thấy một Tỷ-kheo hưởng thọ hương vị trống không, không có Thiền định, hưởng thọ hương vị hướng ngoại của vật dục, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, với tâm tán loạn, với các căn phóng túng. Thấy vậy, Ta liền nói với vị Tỷ-kheo ấy: “Này Tỷ-kheo, này Tỷ-kheo! Thầy chớ có làm cho tự ngã trở thành thối nát. Này Tỷ-kheo, ai làm cho tự ngã thối nát đầy ứ, thoát ra toàn mùi hôi thối, rồi mong rằng: “Các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không có chiếm cứ, sự kiện như vậy không xảy ra””.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được ta giáo giới với lời giáo giới này, cảm thấy xúc động mạnh. 

  1. Khi nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, thối nát cái gì, mùi hôi thối cái gì, các loài rồi lằng là gì? 

– Tham cầu, này các Tỷ-kheo, là thối nát; sân là mùi hôi thối, các suy tầm ác bất thiện là ruồi lằng. Này các Tỷ-kheo, ai làm cho các tự ngã thối nát, đầy ứ, thoát ra mùi hôi thối, rồi mong rằng: “Các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không chiếm cứ”, sự kiện như vậy không xảy ra.

Tai mắt không giữ gìn 
Các căn không phòng hộ
Ruồi lằng sẽ bu đậu
Các tư duy tham ái
Tỷ-kheo làm thối nát
Ðầy ứ những mùi hôi
Xa thay là Niết-bàn!
Chịu phần về bất hạnh
Tại làng hay trong rừng
Tự ngã không an tịnh
Kẻ ngu và không trí
Ði đứng đầy ruồi lằng
Ai đầy đủ giới luật
Thích tịch tịnh trí tuệ
Sống an tịnh hạnh phúc
Mọi ruồi lằng diệt trừ

 

129 (7) Anuruddha (1) – [127. Anuruddha (1)]

 

  1. Then the Venerable Anuruddha approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said: “Now, Bhante, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I see that women, with the breakup of the body, after death, are mostly reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. What qualities does a woman possess on account of which, with the breakup of the body, after death, she is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell?”
  2. “When she possesses three qualities, Anuruddha, with the breakup of the body, after death, a woman is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. What three?

(1) “Here, Anuruddha, in the morning a woman dwells at home with a mind obsessed by the stain of miserliness. (2) At midday, she dwells at home with a mind obsessed by envy. (3) And in the evening, she dwells at home w ith a mind obsessed by sensual lust. When she possesses these three qualities, with the

breakup of the body, after death, a woman is reborn in the plane’ of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”

  1. Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Anuruddha bạch Thế Tôn: 

– Ở đây, bạch Thế Tôn, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, con thấy phần lớn các nữ nhân, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do đầy đủ với bao nhiêu pháp, bạch Thế Tôn, các nữ nhân, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? 

  1. – Do đầy đủ ba pháp, này Anuruddha, các nữ nhân, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là ba? 

Ở đây, này Anuruddha, nữ nhân vào buổi sáng sống ở trong nhà, tâm bị ám ảnh bởi cấu uế của xan lẫn; vào buổi trưa sống ở trong nhà, tâm bị ám ảnh bởi cấu uế của tật đố; vào buổi chiều sống ở trong nhà, tâm bị ám ảnh cấu uế của dục tham. Do đầy đủ với ba pháp này, này Anuruddha các nữ nhân, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

 

130 (8) Anuruddha (2) – [128.- Anuruddha (2)] – page 360

 

  1. Then the Venerable Anuruddha approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sariputta:

— “Here, friend Sariputta, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I survey a thousandfold world system. Energy is aroused in me without slackening; my mindfulness is established without confusion; my body is tranquil without disturbance; my mind is concentrated and one-pointed.

Yet my mind is still not liberated from the taints through nonclinging.”

  1. [The Venerable Sariputta said:] (1) “Friend Anuruddha, when you think: ‘With the divine eye, which is purified and surpasses the human, I survey a thousandfold world system,’ this is vour conceit.

(2) “And when you think: ‘Energy is aroused in me without slackening; my mindfulness is established without confusion; my body is tranquil without disturbance; my mind is concentrated and one-pointed,’ this is your restlessness.

(3) “And when you think: ‘Yet my mind is still not liberated from, the taints through non-clinging,’ this is your remorse.

“It would be good if you would abandon these three qualities and stop attending to them. Instead, direct your mind to the deathless element.”

  1. Some time later the Venerable Anuruddha abandoned those three qualities and stopped attending to them. Instead, he directed his mind to the deathless element. Then, dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time the Venerable Anuruddha realized for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and haying entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been dohe, there is no more coming back to any state of being.” And the Venerable Anuruddha became one of the arahants.
  2. Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Anuruddha nói với Tôn giả Sàriputta: 

– Thưa Tôn giả Sàriputta, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, tôi có thể nhìn một ngàn thế giới. Phấn chấn là tinh tấn của tôi; không có thụ động, niệm được an trú, không có thất niệm; tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh nhất tâm. Tuy vậy, tâm của tôi chưa được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có không chấp thủ. 

  1. Này Hiền giả Anuruddha, Hiền giả suy nghĩ như sau: “Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhânn, tôi có thể nhìn một ngàn thế giới”. Ðây là kiêu mạn của Hiền giả. Này Hiền giả Anuruddha, nếu Hiền giả suy nghĩ như sau: “Phấn chấn là tinh tấn của tôi; không có thụ động, niệm được an trú, không có thất niệm; tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh nhất tâm”, đây là trạo cử của Hiền giả. Này Hiền giả Anuruddha, Hiền giả suy nghĩ như sau: “Tuy vậy, tâm của tôi chưa được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có không chấp thủ”; đây là hối quá của Hiền giả. Lành thay, nếu Tôn giả Anuruddha đoạn trừ ba pháp này, không tác ý ba pháp này, hãy chú tâm vào giới bất tử.
  2. Rồi Tôn giả Anuruddha, sau môt thời gian, sau khi đoạn trừ ba pháp này, sau khi không tác ý ba pháp này, chú tâm vào giới bất tử. Rồi Tôn giả Anuruddha sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà một thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, sau khi chứng ngộ, chứng đạt, vị ấy an trú. Vị ấy chứng tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Tôn giả Anuruddha trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

131 (9) Concealed – [129.- Che Giấu]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three things that flourish when concealed, not when exposed. What three?

(1) Women flourish when concealed, not when exposed. (2) The hymns of the brahmins flourish when concealed, not when exposed. (3)

And wrong views flourish when concealed, not when exposed. These are the three things that flourish when concealed, not when exposed.

  1. “Bhikkhus, there are these three things that shine when exposed, not when concealed. What three? (1) The moon shines when exposed, not when concealed. (2) The sun shines when exposed, not when concealed. (3) The Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata shines when exposed, not when concealed. These are the three things that shine when exposed, not when concealed.”
  2. – Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ. Thế nào là ba? 

Sở hành của nữ nhân, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Chú thuật của Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.

  1. Này các Tỷ-kheo, ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trăng, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trời, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu.

 

132 (10) Line Etched, in Stone – [130.- Chữ Viết Trên Ðá, Trên Ðất, Trên Nước]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The person who is like a line etched in stone, the person who is like a line etched in the ground, and the person who is like a line etched in water.

(1) “And what kind of person is like a line etched in stone?

Here, some person often gets angry, and his anger persists for a long iime just as a line etched in stone is nor quickly erased by the wind and water but persists for a long time, so too, some person often gets angry, and his anger persists for a long time. This is called the person who is like a line etched in stone.

(2) “And what kind of person is like a line etched in the ground?

Here, some person often gets angry, but his anger does not persist for a long time. Just as a line etched in the ground is quickly erased by the wind and water arid does not persist for a long time, so too, some person often gets angry, but his anger does not persist for a long time. This is called the person who is like a line etched in the ground.

(3) “And what kind of person is like a line etched in water?

Here, some person, even when spoken to roughly and harshly, in disagreeable ways, remains on friendly terms [with his antagonist], mingles [with him], and greets [him]. Just as a line etched in water quickly disappears and does not persist for a long time, so too, some person, even when spoken to roughly

and harshly, in disagreeable ways, remains on friendly terms [with his antagonist], mingles [with him], and greets [him]. This is called the person who is like a line etched in water.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

  1. – Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, được tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên đá.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên đất bị gió hay nước tẩy xóa mau chóng, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên đất.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, ví như chữ viết trên nước được mau chóng biến mất, không có tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người dầu bị nói một cách kịch liệt, dầu có bị nói một cách ác độc, dầu có bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện, và hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người như chữ được viết trên nước.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

  1. A Warrior – [XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ] – page 362

 

133 (1) A Warrior – Kẻ Chiến Sĩ

 

  1. “Bhikkhus, possessing three factors, a warrior is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned a factor of kingship. What three?

Here, a warrior is a long-distance shooter, a sharp-shooter, and one who splits a great body. Possessing these three factors” a warrior is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned a factor of kingship.

  1. So too, possessing three factors, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What three? Here, a bhikkhu is a long-distance shooter, a sharp-shooter, and one who splits a great body.
  2. (1) “And how is a bhikkhu a long-distance shooter?

Here, any kind of form whatsoever—whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near—a bhikkhu sees all form as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’

Any kind of feeling whatsoever … Any kind of perception whatsoever … Any kind of volitional activities whatsoever … Any kind of consciousness whatsoever— whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near – a bhikkhu sees all consciousness as

it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ It is in this way that a bhikkhu is a long-distance shooter.

  1. (2) “And how is a bhikkhu a sharp-shooter? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the origin of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’

It is in this way that a bhikkhu is a sharp-shooter.

  1. (3). “And how is a bhikkhu one who splits a great body? Here, a bhikkhu splits the great mass of ignorance. It is in this way that a bhikkhu is one who splits a great body.

“Possessing these three qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. – Ðầy đủ ba đức tánh, này các Tỷ-kheo, một kẻ chiến sĩ xứng đáng cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẽ chiến sĩ là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng và đâm thủng được vật lớn. Ðầy đủ ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một kẻ chiến sĩ xứng đáng cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là kẻ bắn xa, bắn như chớp nhoáng và đâm thủng được vật to lớn. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 

Phàm có cảm thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả cảm thọ, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 

Phàm có tưởng gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả tưởng, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 

Phàm có các hành gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 

Phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: “Ðây là khổ”, như thật tuệ tri: “Ðây là khổ tập”; như thật tuệ tri: “Ðây là khổ diệt”; như thật tuệ tri: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn. Ðầy đủ ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. 

 

134 (2) Assemblies – [132.- Hội Chúng]

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of assemblies. What

three?

The assembly trained in vain talk, the assembly trained

in interrogation, and the assembly trained to the limits. These

are the three kinds of assemblies.”

– Này các Tỷ-kheo, có ba hội chúng này. Thế nào là ba? 

Hội chúng điêu luyện về khoa trương, hội chúng điêu luyện về chất vấn, hội chúng điêu luyện về tùy theo sở thích. Này các Tỷ-kheo, có ba hội chúng này. 

 

135 (3) A Friend – [133.- Bạn]

 

“Bhikkhus, one should associate with a friend who possesses three factors. What three? (1) H ere, a bhikkhu gives what is hard to give. (2) He does what is hard to do. (3) He patiently endures what is hard to endure. One should a ssociate with a friend who possesses these three factors.”

Này các Tỷ-kheo, có đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cho điều khó cho, làm điều khó làm, nhẫn điều khó nhẫn. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận. 

 

136 (4) Arising – [134.- Xuất Hiện]

 

  1. (1) “Bhikkhus, whether Tathagatas arise or not, there persists that law, that stableness of the Dhamma, that fixed course of the Dhamma: ‘All conditioned phenomena are impermanent.’ A Tathagata awakens to this and breaks through to it, and then he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it,

analyzes it, and elucidates it thus: ‘All conditioned phenomena are impermanent.’

  1. (2) “Bhikkhus, whether Tathagatas arise or not, there persists that law, that stableness of the Dhamma, that fixed course of the Dhamma: ‘All conditioned phenomena are suffering.’ A Tathagata awakens to this and breaks through to it, and then he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it,

analyzes it, and elucidates it thus: ‘All conditioned phenomena are suffering.’

  1. (3) “Bhikkhus, whether Tathagatas arise or not, there persists that law, that stableness of the Dhamma, that fixed course of the Dhamma: ‘All phenomena are non-self.’ A Tathagata awakens to this and b reaks through to it, and then he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyzes it, and elucidates it thus: ‘All phenomena are non-self.'”
  2. – Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: “Tất cả các hành là vô thường”. Vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ, sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: “Tất cả các hành là vô thường”.
  3. Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: “Tất cả các hành là khổ”. Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ, sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: “Tất cả các hành là khổ”.
  4. Này các Tỷ-kheo, dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, vẫn được an trú là pháp trú tánh của giới ấy, là pháp quyết định tánh, tức là: “Tất cả các pháp là vô ngã”. Về vấn đề này, Như Lai chánh giác tri, chánh giác ngộ. Sau khi chánh giác tri, chánh giác ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, tuyên thuyết, xác nhận, khai thị, phân biệt, hiển thị: “Tất cả các pháp là vô ngã”.

 

137 (5) A Hair Blanket – [135.- Mền Bằng Tóc]

 

  1. “Bhikkhus, a hair blanket is declared to be the worst kind of woven garment. A hair blanket is cold in cold weather, hot in hot weather, ugly, foul-smelling, and uncomfortable. So too, the doctrine of Makkhali is declared the worst among the doctrines of the various ascetics. The hollow man Makkhali teaches the doctrine and view: ‘There is no kamma, no deed, no energy.’
  2. (1) “Bhikkhus, the Blessed Ones, Arahants, Perfectly Enlightened Ones of the past taught a doctrine of kamma, a doctrine of deeds, a doctrine of energy. Yet the hollow man Makkhali contradicts them [with his claiml: ‘There is no kamma, no deed, no energy.’
  3. (2) “The Blessed Ones, Arahants, Perfectly Enlightened Ones of the future will also teach a doctrine of kamma, a doctrine of deeds, a doctrine of energy. Yet the hollow man Makkhali contradicts them [with his claim]: ‘There is no kamma, no deed, no energy.’
  4. (3) “A t present I am the Arahant, the Perfectly Enlightened One, and I teach a doctrine of kamma, a doctrine of deeds, a doctrine of energy. Yet the hollow man Makkhali contradicts me [with his claim]: ‘There is no kamma, no deed, no energy.’
  5. “Just as a trap set at the mouth of a river would bring about harm, suffering, calamity, and disaster to many fish, so too, the hollow man Makkhali is, as it were, a ‘trap for people’ who has arisen in the world for the harm, suffering, calamity, and disaster of many beings.”
  6. – Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả loại vải được dệt, mền được dệt bằng tóc được xem là hạ liệt nhất. Mền được dệt bằng tóc, này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh thì lạnh, khi trời nóng thì nóng, xấu xí, có mùi hôi, xúc chạm khó chịu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các chủ thuyết của các Sa-môn ngoại đạo tuyên bố, chủ thuyết của Makkhali được xem là hèn hạ nhất. Này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si có thuyết như sau; có kiến như sau :”Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”.
  7. Này các Tỷ-kheo, những ai là các vị A-la-hán trong thời quá khứ, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn; các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”.
  8. Này các Tỷ-kheo, những ai là các vị A-la-hán trong thời vị lai, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn; các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”.

Còn Ta, này các Tỷ-kheo, nay là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác cũng chủ trương có nghiệp, chủ trương có nghiệp quả, chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, tại cửa sông, có người đặt một cái sập bẫy cá đem đến bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho các loại cá. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si xuất hiện ở đời như cái bẫy sập người, đem lại bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho nhiều loài hữu tình. 

 

138 (6) Accomplishment – [136.- Thành Tựu Tăng Trưởng]

 

“Bhikkhus, there are these three accomplishments. What three? Accomplishment of faith, accomplishment of virtuous behavior, and accomplishment of wisdom. These are the three accomplishments.”

Này các Tỷ-kheo, có ba sự thành tựu này. Thế nào là ba? 

Thành tựu về tín, thành tựu về giới, thành tựu về tuệ. Này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba sự thành tựu.

 

139 (7) Growth – [136.- Thành Tựu Tăng Trưởng

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of growth. What three?

Growth in faith, growth in virtuous behavior, and. growth in

wisdom. These are the three kinds of growth.”

Này các Tỷ-kheo, có ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba? 

Tăng trưởng về tín, tăng trưởng về giới, tăng trưởng về tuệ. Này các Tỷ-kheo, ba pháp này là ba tăng trưởng.

 

140 (8) Horses (1) – [137.- Ngựa Chưa Ðược Ðiều Phục]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the three kinds of wild colts and the three kinds of persons who are like wild colts. Listen and attend closely. I will speak.”

” Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

— “And what, bhikkhus, are the three kinds of wild colts?

(1) Here, one kind of wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of wild colt possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) And still another kind of wild colt possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of wild colts.

“And what, bhikkhus, are the three kinds of persons who are like wild colts? (1) Here, one kind of person who is like a wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of person who is like a wild colt possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) And still another

kind of person who is like a wild colt possesses speed, beauty, and the right proportions.

  1. (1) “And how does a person who is like a wild colt possess speed but not beauty or the right proportions?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This is the origin of suffering,’ and ‘This is the cessation of suffering,’ and ‘This is the w ay leading to the cessation of suffering.’ This, I say, is his speed. But when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he falters and does not answer. This, I say, is his lack of beauty. And he does not gain robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way, a person who is like a wild colt possesses speed but not beauty or the right proportions.

  1. (2) “And how does a person who is like a wild colt possess speed and beauty but not the right proportions? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering’ … ‘This is the way leading to the cessation of suffering,’ This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. But he does not gain robes … and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way, a person who is like a wild colt possesses speed and

beauty but not the right proportions.

  1. (3) “And how does a person who is like a wild colt possess speed, beauty, and the right proportions? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This is the origin of suffering,’ and ‘This is the cessation of suffering,’ and ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This, I

say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes … and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way, a person who is like a wild colt possesses speed, beauty, and the right

proportions.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons w ho are. like

wild colts.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa chưa được điều phục và Ta sẽ giảng về ba hạng người chưa được điều phục. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa chưa được điều phục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối: bề cao, chu vi, bề ngoài. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa chưa được điều phục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người chưa được điều phục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa được điều phục.

  1. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”; như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy lại ngập ngừng không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. 

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”; như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời là không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. 

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”; như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”; như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy liền trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa có cân đối. 

 

141 (9) Horses (2) – [138.- Ngựa Ðược Ðiều Phục]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the three kinds of good horses and the three kinds of persons who are like good horses. Listen …

— “And what, bhikkhus, are the three kinds of good horses?

(1) Here, one kind of good horse possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of good horse possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) Still another kind of good horse possesses speed, beauty, and the right proportions. These are’the three kinds of good horses.

  1. “And what, bhikkhus, are the three kinds of persons who are like good horses?

(1) Here, one kind of person who is like a good horse possesses speed but not beauty or the right proportions. (2) Another kind of person who is like a good horse possesses speed and beauty but not the right proportions. (3) Still another kind of person who is like a good horse possesses speed, beauty,

and the right proportions.

  1. (1) “And how does a person who is like a good horse possess speed but not beauty or the right proportions?

Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu becomes one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. This, I say, is his speed. But when asked a question pertaining to the. Dhamma or the discipline, he falters and does not answer. This, I say, is his lack of beauty. And he does not gain robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way, a person who is like a good horse possesses speed but not beauty or the right proportions.

  1. (2) “And how does a person who is like a good horse possess speed and beauty but not the right proportions?

Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu becomes one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. But he does not gain robes … and provisions for the sick. This, I say, is his lack of the right proportions. In this way, a person who is like a good horse possesses speed and beauty but not the right proportions.

  1. (3) “And how does a person who is like a good horse possess speed, beauty, arid the right proportions?

Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu becomes one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes … and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way, a person who is like a good horse possesses speed, beauty, and the right proportions.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons who are like good horses.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa được điều phục và Ta sẽ giảng về ba hạng người chưa được điều phục. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa được điều phục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa được điều phục.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người được điều phục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa được điều phục.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, người không có sắc đẹp, không có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy ngập ngừng, vị ấy không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. 

Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người được điều phục.

 

142 (10) Horses (3) – [139. Các Loại Ngựa Thuần Thục] – page 368

 

1-3. “Bhikkhus, I will teach you the three kinds of excellent thoroughbred horses and the three kinds of excellent thoroughbred persons. Listen …

“And what, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred horses? Here, one kind of excellent thoroughbred horse … possesses speed, beauty, and the right proportions. These are the three kinds of excellent thoroughbred horses.

“And what, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred persons? Here, one kind of person … possesses speed, beauty, and the right proportions.

  1. 2. “And how does an excellent thoroughbred person … possess speed, beauty, and the right proportions? Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. This, I say, is his speed. And when asked a question pertaining to the Dhamma or the discipline, he answers and does not falter. This, I say, is his beauty. And he gains robes … and provisions for the sick. This, I say, is his right proportions. In this way, an excellent thoroughbred person possesses speed, beauty, and the right proportions. “These, bhikkhus, are the three kinds of excellent thoroughbred persons.” ‘
  2. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng về ba loại ngựa hiền thiện, thuần thục, ba hạng người hiền thiện, thuần thục. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa hiền thiện, thuần thục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, thuần thục, có loại ngựa hiền thiện, thuần thục có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa hiền thiện, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa hiền thiện, thuần thục. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người hiền thiện, thuần thục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người hiền thiện, thuần thục. 

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp và thắng luật, vị ấy ngập ngừng không trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thần thục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp và thắng luật, vị ấy liền trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối.

  1. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thuần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Khi được hỏi về thắng pháp và thắng luật, vị ấy trả lời không ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hiền thiện, thần thục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người hiền thiện, thuần thục.

 

143 (11) The Peacock Sanctuary (1) – [140- Morannivàpa]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha at the wanderers’ park, the peacock sanctuary. There the Blessed One addressed the bhikkhus: …
  2. — “Bhikkhus, possessing three qualities, a bhikkhu is best among devas and humans: one who has reached the ultimate conclusion, won ultimate security from bondage, lived the ultimate spiritual life, and gained the ultimate consummation. What three? (1) The aggregate of virtuous behavior of one beyond training, (2) the aggregate of concentration of one beyond training,

and (3) the aggregate of wisdom of one beyond training.

  1. Possessing these three qualities, a bhikkhu is best among devas and humans … and gained the ultimate consummation.”
  2. Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha tại Moranivàpa. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo. 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

– Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đạt đến tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba? Với vô học giới uẩn, với vô học định uẩn, với vô học tuệ uẩn, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.

 

144 (12) The Peacock Sanctuary (2) – [141.- Không Thiện]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, a bhikkhu is best among devas and humans: one who has reached the ultimate conclusion, won ultimate security from bondage, lived the ultimate spiritual life, and gained the ultimate consummation. What three?

(1) The wonder of psychic potency, (2) the wonder of mind-reading, and (3) the wonder of instruction. Possessing these three qualities, a bhikkhu is best among devas and humans. . . and gained the ultimate consummation.”

  1. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba? 

Với thần biến thần thông, với ký thuyết thần thông, với giáo giới thần thông; đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người

 

145 (13) The Peacock Sanctuary (3)

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, a bhikkhu is best among devas and humans: one who has reached the ultimate conclusion, won ultimate security from bondage, lived the ultimate spiritual life, and gained the ultimate consummation. What three? (1) Right view, (2) right knowledge, and (3) fight liberation. Possessing these three qualities, a bhikkhu is best among devas

and humans. . . and gained the ultimate consummation.”

  1. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba? 

Với chánh tri kiến, với chánh trí, với chánh giải thoát, đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. 

 

  1. Auspicious – [XV. Phẩm Cát Tường] – page 369 of 1925.

 

146 (1) Unwholesome – [141.- Không Thiện]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, one is deposited in hell as if brought there. What three?

Unwholesome bodily action, unwholesome verbal action, and unwholesome mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in hell as if brought there.

“Possessing three qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What three? Wholesome bodily action, wholesome verbal action, and wholesome mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba? 

Với thân làm không thiện, với lời nói không thiện, với ý nghĩ không thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.

Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh lên cõi trời. Thế nào là ba? 

Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh lên cõi trời. 

 

147 (2) Blameworthy – [42.- Có Phạm Tội]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, one is deposited in hell as if brought there. What three? Blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, and blameworthy mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in hell as if brought there.

“Possessing three qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What three? Blameless bodily action, blameless verbal action, and blameless mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba? 

Với thân làm có tội, với lời nói có tội, với ý nghĩ có tội, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.

Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh lên cõi trời. Thế nào là ba? 

Với thân làm không có tội, với lời nói không có tội, với ý nghĩ không có tội, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, sanh lên cõi Trời. 

 

148 (3) Unrighteous – [143.- Không Thăng Bằng]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, one is deposited in hell as if brought there! What three? Unrighteous bodily action, unrighteous verbal action, and unrighteous mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in hell as if brought there.

“Possessing three qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What three? Righteous bodily action, righteous verbal action, and righteous mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in heaven as if brought

there.”

(Như kinh trên, chỉ khác là không thăng bằng và thăng bằng) 

 

149 (4) Impure – [144.- Bất Tịnh]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, one is deposited in hell as if brought there. What three? Impure bodily action, impure verbal action, and impure mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in hell as if brought there.

“Possessing three qualities, one is deposited in heaven as if brought there. What three? Pure bodily action, pure verbal action, and pure mental action. Possessing these three qualities, one is deposited in heaven as if brought there.”

(Như kinh trên, chỉ khác là bất tịnh và tịnh) 

 

150 (5) Maimed (1) – [145.- Mất Gốc (1)]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit, What three? Unwholesome bodily action, unwholesome verbal action, and unwholesome

mental action. Possessing these three qualities … he generates much demerit.

“Possessing three qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What three? Wholesome bodily action, wholesome verbal action, and wholesome mental action. Possessing these

three qualities … he generates much merit,”

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ mất gốc, bị thương tích, có phạm tội, bị người trí quở trách, làm nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? 

Với thân làm không thiện, với lời nói không thiện, với ý nghĩ không thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ mất gốc, bị thương tích, có phạm tội, bị người trí quở trách, làm nhiều điều vô phước. 

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành. Thế nào là ba? 

Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ không thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành. 

 

151 (6) Maimed (2) – [146.- Mất Gốc (2)]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities … Blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, and blameworthy mental action …

“Possessing three qualities … Blameless bodily action, blameless verbal action, and blameless mental action “

(Như kinh trên, chỉ khác là có phạm tội, không phạm tội) … 

 

152 (7) Maimed (3) – [147.- Mất Gốc (3)]

 

“Bhikkhus, possessing three qualities … Unrighteous bodily action, unrighteous verbal action; and unrighteous mental action … “Bhikkhus, possessing three qualities … Righteous bodily action, righteous verbal action, and righteous mental action.”

(Như kinh trên, chỉ khác là có thăng bằng, không thăng bằng) … 

 

153 (8) Maimed (4) – [148.- Mất Gốc (4)]

 

”Bhikkhus, possessing three qualities … Impure bodily action, impure verbal action, and impure mental action … “Bhikkhus, possessing three qualities … Pure bodily action, pure verbal action, and pure mental action. Possessing these

three qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”

(Như kinh trên, chỉ khác là bất tịnh, và tịnh) … 

 

154 (9) Homage – [149.- Kính Lễ]

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of homage. What three?

By body, by speech, and by mind. These ate the three kinds of homage.”

Này các Tỷ-kheo, có ba loại kính lễ này. Thế nào là ba? 

Với thân, với lời nói, với ý, các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba loại kính lễ.

 

155 (10) A Good Morning – [150.- Buổi Sáng Tốt Ðẹp]

 

“Bhikkhus, those beings who engage in good conduct by body, speech, and mind in the morning h ave a good morning. Those beings-who engage in good conduct by body, speech, and mind in the afternoon ha ve a good afternoon. And those beings who engage in good conduct by body, speech, and mind in the evening have a good evening

 

Truly propitious and auspicious,

a happy daybreak and a joyful rising,

a precious moment and a blissful hour

will come for those who offer alms

to those leading the spiritual life.

Upright acts of body and speech,

upright thoughts and aspirations:

when one does what is upright

one gains upright benefits.

Those happy ones who have gained such benefits

come to growth in the Buddha’s teaching.

May you and all your relatives

be healthy and happy!

Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.

Vầng sao lành, điều lành
Rạng đông lành, dậy lành
Sát-na lành, thời lành
Cúng dường bậc Phạm hạnh
Thân nghiệp chánh, lời chánh
Ý nghiệp chánh, nguyện chánh
Làm các điều chơn chánh
Thì được lợi an lạc
Lớn mạnh trong Phật giáo
Hãy không bệnh an lạc
Cùng tất cả bà con.

 

  1. Ways of Practice – [XVI. Phẩm Lõa Thể] – page 372

 

156 (1) [Establishments of Mindfulness] – [151.- Ðạo Lộ (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these three ways of practice. What three? The coarse way of practice, the blistering way of practice, and the middle way of practice.

(1) “And what, bhikkhus, is the coarse way of practice?

Here, someone holds such a doctrine and view as this: ‘There is no fault in sensual pleasures,’ and then indulges in sensual pleasures. This is called the coarse way of practice.

  1. (2) “And what is the blistering way of practice?

Here, someone goes naked, rejecting conventions, licking his hands, not coming when asked, not stopping when asked; he does not accept food brought or food specially made or an invitation to a meal; he receives nothing from a pot, from a bowl, across a threshold, across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a woman nursing a child, from a woman being kept by a man, from where food is advertised to be distributed, from where a dog is waiting, from where flies are buzzing; he accepts no fish or meat; he drinks no liquor, wine, or fermented brew.

“He keeps to one house [on alms round], to one morsel of food; he keeps to two houses, to two morsels … he keeps to seven houses, to seven morsels. He lives on one saucer a day, on two saucers a day … on seven saucers a day. He takes food once a day, once every two days … once every seven days; thus, even up to once every fortnight, he dwells pursuing the practice of taking food at slated intervals.

“He is an eater of greens or millet or forest rice or hide-parings or moss or rice bran or rice scum or sesame flour or grass or cow dung. He subsists on forest roots and fruits; he feeds on fallen fruits.

“He wears hemp robes, robes of hemp-mixed cloth, shroud robes, rag-robes; robes made from tree bark, antelope hides, strips of antelope hide; robes of kusa grass, bark fabric, or woodshavings fabric; a mantle made of head hair or of animal wool; a covering made of owls’ wings.

“He is one who pulls out hair and beard, pursuing the practice of pulling out hair and beard. He is one who stands continuously, rejecting seats. He is one who squats continuously, devoted to maintaining the squatting position. He is one who uses a mattress of thorns; he makes a m attress of thorns his bed.

He dwells pursuing the practice of bathing in water three times daily including the evening. Thus, in such a variety of ways he dwells pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. This is called the blistering way of practice.

(3) “And what is, the middle way of practice? Here, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world. He dwells contemplating feelings in feelings … mind in mind … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed longing and dejection in regard to the world. This is called the middle way of practice.

“These, bhikkhus, are the three ways of practice.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba đạo lộ này. Thế nào là ba? Thâm cố đạo lộ, kịch khổ đạo lộ, trung đạo lộ. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thâm cố đạo lộ? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nói như sau, thấy như sau: “Không có tội lớn trong các dục vọng” và rơi vào say đắm trong các dục vọng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thâm cố đạo lộ. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kịch khổ đạo lộ? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn từ ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối gĩa gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn từ chỗ có ruồi bu, không ăn cá, thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cho đến không uống cháo. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vi ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng. Hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng.Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy, vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần. Vị ấy ăn rau, ăn cây kê, ăn gạo sống, ăn gạo rừng, ăn cây lau, ăn bột gạo, ăn bột gạo cháy, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mang vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải lượm từ đống rác, dùng vỏ cây làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc vải từ cỏ Kusa bện lại, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người theo tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chỏ hỏ, sống theo hạnh ngồi chỏ hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm để gột sạch tội lỗi. Như vậy, dưới nhiều hình thức, vị ấy sống thực hành các hạnh hành hạ, hành khổ thân thể. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kịch khổ đạo lộ. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trung đạo lộ? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục, tham ưu ở đời, quán thọ trên các cảm thọ … quán tâm trên tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp nhục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là trung đạo lộ. 

Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba đạo lộ.

 

157 (2)—162 (7) [Right Strivings, Etc.] – [152.- Ðạo Lộ (2)]

 

(157) “BhikkhuS, there are these three ways of practice. What three? The coarse way of practice, the blistering way of practice, and the middle way of practice.

(1) “And what, bhikkhus, is the coarse way of practice? … [as in 3:156] … This is called the coarse way of practice.

(2) “And what is the blistering way of practice? … [as in 3:156] … This is called the blistering way of practice.

(3) “And what is the middle way of practice? Here, a bhikkhu generates desire for the non-arising of unarisen bad unwholesome states; he makes an effort, arouses energy applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen bad unwholesome states … for the arising of unarisen

wholesome states … for the maintenance of arisen wholesome states, for their non-decline, increase, expansion, and fulfillment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives.”

(158) ‘… he develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to desire and activities of striving. He develops the basis for psychic potency that possesses concentration due to energy and activities of striving … that possesses concentration due to mind and activities of striving … that possesses concentration due to investigation and activities of striving …

(159) “… he develops the faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of w isdom …”

(160) “… he develops the power of faith, the power of energy, the power of mindfulness, the power of concentration, the power of wisdom … “

(161) “… he develops the enlightenment factor of mindfulness, the enlightenment factor of discrimination of phenomena,

the enlightenment factor of energy, the enlightenment factor of rapture, the enlightenment factor of tranquility, the enlightenment factor of concentration, the enlightenment factor of equanimity …”

(162) “… he develops right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This is called the middle way of practice.

“These, bhikkhus, are the three ways of practice.”

Này các Tỷ-kheo, có ba đạo lộ này. Thế nào là ba? thâm cố đạo lộ, kịch khổ đạo lộ, trung đạo lộ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thâm cố đạo lộ? (… như kinh trên, 151.1).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kịch khổ đạo lộ (như kinh trên, 151.2).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trung đạo lộ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh, không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh, nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; vị ấy tu tập thần túc thông câu hữu với dục định tinh cần hành, tu tập thần túc thông câu hữu với tư duy định tinh cần hành; tu tập tín căn, tu tập tấn căn, tu tập niệm căn, tu tập định căn, tu tập tuệ căn, tu tập tín lực, tu tập tấn lực, tu tập niệm lực, tu tập định lực, tu tập tuệ lực, tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, tu tập chánh tri kiến, tu tập chánh tư duy, tu tập chánh ngữ, tu tập chánh nghiệp, tu tập chánh mạng, tu tập chánh tinh tấn, tu tập chánh niệm, tu tập chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là trung đạo lộ.

 

VII. Courses of Kamma Repetition Series

 

163 (1) – 182 (20)

 

(163) “Bhikkhus, one possessing three qualities is deposited in hell as if brought there. What three? (1) One destroys life oneself, (2) encourages others to destroy life, and (3) approves of the destruction of life. One possessing these three qualities is deposited in hell as if brought there.”

153.- Sát Sanh

– Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?

Tự mình sát sanh, khích lệ người khác sát sanh, tùy hỷ sự sát sanh. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.

 

(164) “Bhikkhus, one-possessing three qualities is deposited in heaven as if brought there. What three? (1) One abstains from the destruction of life oneself, (2) encourages others to abstain from the destruction of life, and (3) approves of abstaining from the destruction of life. One possessing these three qualities is deposited in heaven as if brought there.”

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sanh thiên giới. Thế nào là ba?

Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sanh. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh thiên giới.

 

(165) “… (1) One takes what is not given oneself, (2) encourages others to take what is not given, and (3) approves of taking what is not given…

(166) “… (1) One abstains from taking what is not given oneself, (2) encourages others to abstain from taking what is not given, and (3) approves of abstaining from taking what is not given …”

(167) “… (1) One engages in sexual misconduct oneself, (2) encourages others to engage in sexual misconduct, and (3) approves of engaging in sexual misconduct …”

(168) “… (1) One abstains from sexual misconduct oneself, (2) encourages others to abstain from sexual misconduct, and (3) approves of abstaining from sexual misconduct …”

(169) “… (1) One speaks falsely oneself, (2) encourages others to speak falsely, and (3) approves of false speech … “

(170) “… (1) One abstains from false speech oneself, (2) encourages others to abstain from false speech, and (3) approves of abstaining from false speech …”

(171) “… (1) One speaks divisively oneself, (2) encourages others to speak divisively, and (3) approves of divisive speech …”

(172) “… (1) One abstains from divisive speech oneself, (2) encourages others to abstain from divisive speech, and (3) approves of abstaining from divisive speech …”

(173) “… (1) One speaks harshly oneself, (2) encourages others to speak harshly, and (3) approves of harsh speech …”

(174) “… (1) One abstains from harsh speech oneself, (2) encourages others to abstain from harsh speech, and (3) approves of abstaining from harsh speech …”

(175) “… (1) One indulges in idle chatter oneself, (2) encourages others to indulge in idle chatter, and (3) approves of indulging in idle chatter “

(176) “… (1) One abstains from idle chatter oneself, (2) encourages others to abstain from idle chatter, and (3) approves of abstaining from idle chatter …”

(177) “… (1) One is full of longing oneself, (2) encourages others in longing, and (3) approves of longing …”

(178) “… (1) One is without longing oneself, (2) encourages others to be without longing, and (3) approves of being without longing …”

(179) “… (1) One has ill will oneself, (2) encourages others in ill will, and (3) approves of ill will …”

(180) “… (1) One is without ill will oneself, (2) encourages others to be without ill will, and (3) approves of being without ill will …”

(181) “… (1) One holds wrong view oneself, (2) encourages others in wrong view, and (3) approves of wrong v iew …”

(182) “… (1) One holds right view oneself, (2) encourages others in right view, and (3) approves of right view. One possessing

these three qualities are deposited in heaven as if brought there.”

154.- Lấy Của Không Cho

(Giống như kinh trên, chỉ khác đây là lấy của không cho) …

155.- Tà Hạnh Trong Dục Vọng

(Giống như kinh trên, chỉ khác đây là tà hạnh trong dục vọng) …

156-162. Tà ngữ

… (Giống như kinh trên, chỉ khác tuần tự các pháp sau này: nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham, san, tà kiến) …

 

VIII. Lust and So Forth Repetition Series

 

183 (1) – [163.- Ðịnh]

“Bhikkhus, for direct knowledge of lust, three things are to be developed. What three? Emptiness concentration, markless concentration, and wishless concentration. For direct knowledge of lust, these three things are to be developed.”

– Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

Không định, vô tướng định, vô nguyện định. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

 

184 (2) – 352 (170)

 

“Bhikkhus, for full understanding of lust … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of lust, these three things are to be developed.

“Bhikkhus, for direct knowledge … for full understanding … for the utter destruction … for the abandoning … for the destruction … for the vanishing … for the fading away … for the cessation … for the giving up … for the relinquishment of hatred … delusion … anger … hostility … denigration … insolence … envy … miserliness … deceitfulness … craftiness … obstinacy … vehemence … conceit … arrogance . . . intoxication … heedlessness, three things are to be developed. What three? Emptiness concentration, markless concentration, and wishless concentration. For the relinquishment of heedlessness, these three things are to be developed.”

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ tham, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân… từ bỏ si… từ bỏ phẫn nộ… từ bỏ hận… từ bỏ giả dối… từ bỏ não hại… từ bỏ tật đố… từ bỏ xan lẫn… từ bỏ man trá… từ bỏ phản bội… từ bỏ ngoan cố… từ bỏ bồng bột nông nổi… từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn… từ bỏ kiêu… từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

The Book of the Threes is finished.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-1116.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf