03c. Chương Ba Pháp – The Book of the Threes – Phẩm 08 – 10 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The Book of the Threes – Phẩm 08 – 10 – page 303 – 339 of 1925.

III. Ananda – Phẩm Ananda

 

71 (1) Channa – Channa

 

Then the wanderer Channa approached the Venerable Ananda and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Ananda:

“Friend Ananda, do you prescribe the abandoning of lust, hatred, and delusion?

“We do, friend.”

“But what is the danger that you have seen on account of which you prescribe the abandoning of lust, hatred, and delusion?”

(1) “One excited by lust, friend, overcome by lust, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when lust is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection.

“One excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, and mind. But when lust is abandoned, one does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, does not understand as it really is his own good, the good of others, and the good of both. But when lust is abandoned, one understands as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Lust leads to blindness, loss of vision, and lack of knowledge; it is obstructive to wisdom, aligned with distress, and does not

lead to nibbana.

(2) “One full of hate, overcome by hatred …

(3) “One deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering

and dejection.

“One deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, and mind. But when delusion is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, does not understand as

it really is his own good, the good of others, and the good of both. But when delusion is abandoned, one understands as it really is one’s own good, the good of others, and the good of both. Delusion leads to blindness, loss of vision, and lack of knowledge; it is obstructive to wisdom, aligned with distress, and does not lead to nibbana.

“Having seen these dangers in lust, hatred, and delusion, we prescribe their abandoning.”

“But is there a path, friend, is there a way to the abandoning of lust, hatred, and delusion?”

“There, is a path, friend, there is a way to the abandoning of lust, hatred, and delusion.”

“But what is the path, what is the way to the abandoning of lust, hatred, and delusion?”

“It is just this noble eightfold path, that is, right view … right concentration. This is the path, the way to the abandoning of lust, hatred, and delusion.”

“Excellent, friend, is the path, excellent the way to the abandoning of lust, hatred, and delusion. It is enough, friend Ananda, to be heedful.”

  1. Nhân duyên ở Sàvatthi.

Rồi du sĩ Channa đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả những lời chào đón thăm hỏi; sau khi nói lên với Tôn giả những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Channa nói với Tôn giả Ananda: 

– Thưa Hiền giả Ananda, có phải các người tuyên thuyết về đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si? 

– Vâng, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết về đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si.

– Thưa Hiền giả, do thấy nguy hại của tham như thế nào, các Người tuyên thuyết về đoạn tận tham? Do thấy nguy hại của sân như thế nào, các Người tuyên thuyết về đoạn tận sân? Do thấy nguy hại của si như thế nào, các Người tuyên thuyết về đoạn tận si? 

  1. – Người có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình, nghĩ đến hại người, nghĩ đến hại cả hai, cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. Khi tham được đoạn tận, không nghĩ đến hại mình, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. 

Người có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Khi tham được đoạn tận, thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác.

Người có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, không như thật rõ biết lợi mình, không như thật rõ biết lợi người, không như thật rõ biết lợi cả hai. Khi tham được đoạn tận, như thật rõ biết lợi mình, như thật rõ biết lợi người, như thật rõ biết lợi cả hai.

Tham, thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.

Người có sân, thưa Hiền giả, bị sân chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình … như thật rõ biết lợi cả hai.

Sân, thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.

Người có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình … Khi si được đoạn tận, không nghĩ đến hại mình … không cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. như thật rõ biết lợi cả hai. Người có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, làm ác hạnh với thân … làm ác hạnh với ý. Khi si được đoạn tận, không làm ác hạnh với thân … với ý.

Người có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, không như thật rõ biết lợi mình, … không như thật rõ biết lợi cả hai. Khi si được đoạn tận, như thật rõ biết lợi mình … như thật rõ biết lợi cả hai.

Si, thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.Thấy sự nguy hại này của tham, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn tận tham.

Thấy sự nguy hại này của sân, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn tận sân. Thấy sự nguy hại này của si, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn tận si.

  1. – Có con đường nào, thưa Hiền giả, có đạo lộ nào đưa đến đoạn tận tham, sân, si? 

– Có con đường, thưa Hiền giả, có đạo lộ đưa đến đoạn tận tham, sân, si.

– Con đường ấy là gì, thưa Hiền giả, đạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận tham, sân, si? 

– Chính là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, … chánh định. Ðây là con đường, thưa Hiền giả, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận tham, sân, si.

– Hiền thiện là con đường, thưa Hiền giả! Hiền thiện là đạo lộ đưa đến đoạn tận tham, sân, si! Thật là vừa đủ, thưa Hiền giả Ananda, để áp dụng không phóng dật.

 

72 (2) Ajlvaka – Tà Mạng Ðệ Tử

 

On one occasion, the Venerable A nanda was dwelling at Kosambi in Ghosita’s Park. Then a certain householder, a disciple of the Ajivakas, approached the Venerable Ananda, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

(1) “Bhante Ananda, whose Dhamma is well expounded? (2) Who in the world are practicing the good way? (3) Who in the world are the fortunate ones?”

“Well then, householder, I will question you about this matter. You should answer as you see fit.

(1) “What do you think, householder? Is the Dhamma of those who teach the abandoning of lust, hatred, and delusion well expounded or not, or how do you take it?”

“The Dhamma of those who teach the abandoning of lust, hatred, and delusion is well expounded. So, I take it.”

(2) “What do you think, householder? Are those practicing for the abandoning of lust, hatred, and delusion practicing the good way in the world or not, or how do you take it?”

“Those practicing for the abandoning of lust, hatred, and delusion are practicing the good way in the world. So, I take it.”

(3) “What do you think, householder? Are those who have abandoned lust, hatred, and delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising fortunate ones in the World or not, or how do you take it?”

“Those who have abandoned lust, hatred, and. delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising are fortunate ones in the world. So, I take it.”

“Thus, householder, you have declared: The Dhamma of those who teach the abandoning of lust, hatred, and delusion; is well expounded.’ You have declared; ‘Those practicing for the abandoning of lust, hatred, and delusion are practicing the good way in the world.’ And you have declared: ‘Those who

have abandoned lust, hatred, and delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising are fortunate ones in the world.'”

“It is astounding and amazing, Bhante, that there is no extolling of one’s own Dhamma nor any denigration of the Dhamma of others, but just the teaching of the Dhamma in its own sphere. The meaning is stated, but one does not bring

oneself into the picture.

“Bhante Ananda, you teach the Dhamma for the abandoning of lust, hatred, and delusion, so your Dhamma is well expounded. You are practicing for the abandoning of lust, hatred, and delusion, so you are practicing the good way in

the world. You have abandoned lust, hatred, and delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising, so you are the fortunate ones in the world.

“Excellent, Bhante! Excellent, Bhante! The noble Ananda has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see

forms. Bhante Ananda, I now go for refuge to the Blessed One, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let the Noble Ananda consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosità 

Rồi một tà mạng đệ tử gia chủ đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tà mạng đệ tử gia chủ nói với Tôn giả Ananda: 

– Thưa Tôn giả Ananda, pháp của những ai được khéo thuyết? Những ai khéo hành trì ở đời? Những ai khéo vượt qua ở đời? 

– Vậy này gia chủ, về vấn đề này Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn thế nào, hãy trả lời như vậy. Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp có được các vị ấy khéo thuyết hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào? 

– Thưa Tôn giả, ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp ấy được khéo thuyết. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy. 

  1. – Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, những ai thực hành đoạn tham, thực hành đoạn sân, thực hành đoạn si, những vị ấy có khéo thực hành ở đời hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào? 

– Thưa Tôn giả, những ai thực hành đoạn tham, thực hành đoạn sân, thực hành đoạn si, những vị ấy khéo thực hành ở đời. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy.

  1. – Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, với những ai tham được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; với những ai, sân được đoạn tận … với những ai, si được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những vị ấy có khéo vượt qua ở đời hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào? 

– Thưa Tôn giả, với những ai tham được đoạn tận, … với những ai, sân được đoạn tận … với những ai, si được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những vị ấy khéo vượt qua ở đời. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy.

4.– Như vậy, Ông đã trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp được các vị ấy khéo thuyết.” Và Ông đa trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai đã thực hành đoạn tận tham … đoạn tận sân … đoạn tận si, những ai đã khéo thực hành ở đời”. Và Ông đã trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai đã đoạn tận tham, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Những ai đã đoạn tận sân … Những ai đã đoạn tận si, đã cắt đứt từ gốc rễ … làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Những vị ấy khéo vượt qua ở đời”.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Ở đây sẽ không có tự khen pháp của mình, không có chê trách pháp của người khác, chỉ có thuyết pháp trong giới xứ, chỉ nói đến mục đích mà không đề cập đến tự ngã.

5.- Thưa Tôn giả, Tôn giả thuyết pháp để đoạn tham, thuyết pháp để đoạn sân, thuyết pháp để đoạn si, và thưa Tôn giả, pháp được Tôn giả khéo thuyết. Thưa Tôn giả Ananda, Tôn giả thực hành đoạn tham, … đoạn sân, … Tôn giả thực hành đoạn si, Tôn giả đã khéo thực hành ở đời. Thưa Tôn giả Ananda, tham đã được Tôn giả đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai … sân đã được Tôn giả đoạn tận … si đã được Tôn giả đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Tôn giả đã khéo vượt qua ở đời.

Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, người như dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống … Thưa Tôn giả Ananda, con nay xin quy y Thế Tôn, quy y pháp và chúng Tăng. Mong Tôn giả Ananda nhận con làm đệ tử cơ sở, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng! 

 

73 (3) The Sakyan – Người Họ Thích

On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Tree Park. Now on that occasion the Blessed One had just recently recovered from, illness. Then the Sakyan Mahanama approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“For a long time, Bhante, I have understood the Dhamma taught by the Blessed One thus: knowledge occurs for one who is concentrated, not for one who lacks concentration.’ Does concentration precede knowledge, Bhante, or does knowledge precede concentration?”

Then it occurred to the Venerable Ananda: “The Blessed One has just recently recovered from his illness, yet this Mahanama the Sakyan asks him a very deep question. Let me lead Mahanama the Sakyan off to one side and teach him the

Dhamma.”

Then the Venerable Ananda took Mahanama the Sakyan by the arm, led him off to one side, and said to him: “The Blessed One has spoken about the virtuous behavior of a trainee and the virtuous behavior of one beyond training, the concentration of a trainee and the concentration of one beyond training, the

wisdom of a trainee and the wisdom of one beyond training.

(1) “And what, Mahanama, is the virtuous behavior of a trainee? Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Haying undertaken the training rules, he trains in them. This is called the virtuous behavior of

a trainee.

(2) “And what is the concentration of a trainee? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … [as at 3:58] … the fourth jhana … This is called the concentration of a trainee.

(3) “And what is the wisdom of a trainee? Here, a bhikkhu understands as it really is: This is suffering’ … [as in 3:12] … ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is called the wisdom of a trainee.

“When this noble disciple is thus accomplished in virtuous behavior, concentration, and wisdom, with the destruction of the taints, he realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“It is in this way, Mahanama, that the Blessed One has spoken about the virtuous behavior of a trainee and the virtuous behavior of one beyond training; about the concentration of a trainee and the concentration of one beyond training; about the wisdom of a trainee and the wisdom of one beyond training.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Thích tử, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích (Sakka) bạch Thế Tôn: 

– Ðã lâu ngày, bạch Thế Tôn, con biết pháp đã được dạy như sau: “Trí đến với người định tĩnh, không đến với người không định tĩnh”. Bạch Thế Tôn, định đến trước rồi trí đến sau? Hay trí đến trước rồi định đến sau? 

2.- Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ như sau: “Thế Tôn mới khỏi bệnh, khỏi bệnh không bao lâu. Họ Thích Mahànàma này hỏi một câu rất thâm sâu. Vậy ta hãy đưa họ Thích Mahànàma qua một bên và thuyết pháp cho họ Thích”.

Rồi Tôn giả Ananda cầm tay họ Thích Mahànàma, kéo qua một bên rồi nói với họ Thích Mahànàma: 

  1. – Giới của bậc hữu học, này Mahànàma, được Thế Tôn nói đến. Và giới của bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến. Ðịnh bậc hữu học được Thế Tôn nói đến. Ðịnh bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến. Tuệ bậc hữu học được Thế Tôn nói đến. Tuệ bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến
  2. – Này Mahànàma, thế nào là bậc hữu học? 

Ở đây, này Mahànàma, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ quy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, cấp nhận và học tập các học giới. Này Mahànàma, đây là giới bậc hữu học.

  1. – Và này Mahànàma, thế nào là định bậc hữu học? 

Ở đây, này Mahànàma, ly dục, ly bất thiện pháp, vị Tỷ-kheo chứng đạt và an trú sơ Thiền …Thiền thứ hai .. Thiền thứ ba … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này Mahànàma, đây là định của bậc hữu học.

Và này Mahànàma, thế nào là trí tuệ của bậc hữu học? 

Ở đây, này Mahànàma, vị Tỷ-kheo như thật quán tri: “Ðây là khổ” … “Ðây là khổ tập” … “Ðây là khổ diệt” … như thật quán tri: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Này Mahànàma, đây gọi là trí tuệ của bậc Hữu học. Vị Thánh đệ tử như vậy đầy đủ giới, như vậy đầy đủ định, như vậy đầy đủ tuệ, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này Mahànàma, là giới bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là giới bậc Vô học được Thế Tôn thuyết, là định bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là định bậc Vô học được Thế Tôn thuyết, là tuệ bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là tuệ bậc Vô học được Thế Tôn thuyết.

 

74 (4) The Nigantka – Vị Lõa Thể

 

On one occasion, the Venerable Ananda was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then the Licchavi Abhaya and the Licchavi Panditakumara approached the Venerable Ananda, paid homage to him, and sat down to one side. The Licchavi Abhaya then said to the Venerable Ananda:

“Bhante, the Nigantha Nataputta claims to be all-knowing and all-seeing and to have all-embracing knowledge and vision, [saying]: ‘When I am walking, standing, sleeping, and awake, knowledge and vision are constantly and continuously present to me.’ He prescribes the termination of old kammas by means of austerity and the demolition of the bridge by not creating any new kamma. Thus, through the destruction of kamma, suffering is destroyed. Through the destruction of suffering, feeling is destroyed. Through the destruction of feeling, all suffering will be worn away. In this way, th e overcoming [of suffering] takes place through this directly visible purification

by wearing away. What does the Blessed One say about this?”

“Abhaya, these three kinds of wearing-a way purification have been properly expounded by the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One who knows and sees, for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement

of the method, for the realization of nibbana. What three?

(1) “Here, Abhaya, a bhikkhu is virtuous … [as in 3:73] … Having undertaken the training rules, he trains in them. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to

be personally experienced by the wise.

(2) “When, Abhaya, this bhikkhu is thus accomplished in virtuous behavior, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhana … [as in 3:58] … the fourth jhana. He does not create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted

it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

(3) “When, Abhaya, this bhikkhu is thus accomplished in virtuous behavior and concentration, then, with the destruction of the taints, he realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. He does not

create any new kamma and he terminates the old kamma having contacted it again and again. The wearing away is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise. “These, Abhaya, are the three kinds of wearing away purification that have been properly expounded by the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One who knows and sees, for the purification of beings, for the overcoming of

sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbana.”

When this was said, the Licchavi Panditakumara said to the Licchavi Abhaya: “Why, friend Abhaya, don’t you thank the Venerable Ananda for his well-stated words?”

“How, friend, could I not thank the Venerable Ananda for his well-stated words?  If one were not to thank the Venerable Ananda for his well-stated words, one’s head would split apart!”

  1. Một thời, Tôn giả Ananda trú tại Vesàli, rừng Ðại Lâm, trong ngôi giảng đường có góc nhọn. Rồi Abhaya người Licchavi và Panditakumàrako người Licchiva, đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Abhaya người Licchiva thưa với Tôn giả Ananda: 

– Niganthà Nàthaputta, thưa Tôn giả, tự cho là toàn tri, toàn kiến, có tri kiến toàn diện: “Khi ta đi, ta đứng, ta ngủ, ta thức, tri kiến luôn luôn được an trú, không có gián đoạn”. Vị ấy tuyên bố chấm dứt các nghiệp cũ với khổ hạnh, và phá hoại các nghiệp mới với vô Visàkhà (không hành động). Như vậy, do nghiệp đoạn diệt nên khổ đoạn diệt; do khổ đoạn diệt nên thọ đoạn diệt; do thọ đoạn diệt nên tất cả khổ sẽ được tiêu diệt. Như vầy là (pháp môn) siêu thoát, thanh tịnh, diệt nhiệt não, thiết thực hiện tại. Ở đây, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói thế nào? 

2- Này Abhaya, có ba (pháp môn) thanh tịnh, diệt nhiệt não, được Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh tuyên bố, khiến chúng sanh được thanh tịnh, khiến vượt qua sầu bi, khiến chấm dứt khổ ưu, khiến đạt được chánh lý, khiến chứng được Niết bàn. Thế nào là ba? 

Ở đây, này Abhaya, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ nhất), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Vị Tỷ-kheo ấy, này Abhaya, đầy đủ với giới như vậy, ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền … Thiền thứ hai .. Thiền thứ ba … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ hai), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Vị Tỷ-kheo ấy, này Abhaya, đầy đủ với giới như vậy, với sự đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ ba), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Abhaya, có ba sự thanh tịnh, diệt nhiệt não này, được Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh tuyên bố, khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt ưu khổ, đạt được chánh lý, chứng được Niết bàn.

3.- Khi được nói như vậy, Panditakumàrako người Licchavi nói với Abhaya người Licchavi: 

– Này bạn Abhaya, bạn có tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói không? 

– Này bạn, tôi là ai lại không tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói. Ðầu người ấy sẽ vỡ tan, nếu ai không tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói.

 

75 (5) Should Be Encouraged – Cần Phải Khích Lệ

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

“Ananda, those for whom you have compassion and who think you should be heeded, whether friends or companions, relatives or family members, should be encouraged, settled, and established by you in three things. What three?

(1) “They should be encouraged, settled, and established in unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is … [as in 3:70] … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’

(2) “They should be encouraged, settled, and established in unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible … [as in 3:70] … to be personally experienced by the wise.’

(3) “They should be encouraged, settled, and established in unwavering confidence in the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way … [as in 3:70] … the unsurpassed field of merit for the world.’

“There might be, Ananda, alteration in the four great elements – the earth element, the water element, the fire element, and the air element—but there cannot be alteration in a noble disciple who possesses unwavering confidence in the Buddha.

In this context, this is alteration: that this noble disciple who possesses unwavering confidence in the Buddha could be reborn in hell, in the animal realm, or in the sphere of afflicted spirits. Such a thing is impossible. “There might be, Ananda, alteration in the four great elements— the earth element, the water element, the fire element, and the air element—but there cannot be alteration in a noble disciple who possesses unwavering confidence in the

Dhamma … in the Sangha. In this context, this is alteration: that this noble disciple who possesses unwavering confidence in the Sangha could be reborn in hell, in the animal realm, or in the sphere of afflicted spirits. Such a thing is impossible.

“Ananda, those for whom you have compassion and who think you should be heeded, whether friends or companions, relatives or family members, should be encouraged, settled, and established by you in these three things.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên: 

– Này Ananda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba? 

  1. – Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Ðức Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Mạng Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Nghị Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn”. Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, được cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. 

3.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại. hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

4.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

5.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại,hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Này Ananda, với ai Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm này.

 

76 (6) Existence – Hiện Hữu

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Bhante, it is said: ‘existence, existence.’ In what way, Bhante, is there existence?”

(1) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the sensory realm, would sense-sphere existence be discerned?”

”No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their consciousness to be established in an inferior realm. In this way, there is the production of renewed existence in the future.

(2) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the form realm, would form-sphere existence be discerned?”

“No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their consciousness to be established in a middling realm. In this way, there is the production of renewed existence in the future.

(3) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the formless realm, would formless-sphere existence be discerned?”

“No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their consciousness to be established in a superior realm. In this way, there is the production of renewed existence in the future.

“It is in this way, Ananda, that there is existence.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

– Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu? 

– Này Ananda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không? 

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

2.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới, thời sắc hữu có thể trình bày được không? 

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

3.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của vô sắc giới, thời vô sắc hữu có thể trình bày được không? 

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

 

77 (7) Volition and Aspiration – Tư và Khởi Ðiểm

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One … and said to him:

“Bhante, it is said: ‘existence, existence.’ In what way, Bhante, is there existence?”

(1) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the sensory realm, would sense-sphere existence be discerned?”

“No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their volition and aspiration to be established in an inferior realm. In this way, there is the production of renewedrexistence in the future.

(2) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the form realm, would form-sphere existence be discerned?”

“No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their volition and aspiration to be established in a middling realm. In this way, there is the production of renewed existence in the future.

(3) “If, Ananda, there were no kamma ripening in the formless realm, would formless-sphere existence be discerned?”

“No, Bhante.”

“Thus, Ananda, for beings hindered by ignorance and fettered by craving, kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture for their volition and aspiration to be established in a superior realm. In this way, there is the production of renewed existence in the future.

“It is in this way, Ananda, that there is existence.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

(như kinh trên cho đến) … 

– Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên tư được an lập, khởi điểm được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

(Ðoạn còn lại như kinh trên, chỉ khác “thức” được “tư” và “khởi điểm” thay thế) … 

 

78 (8) Setting Up – Sự Hầu Hạ Giúp Ðỡ

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One … The Blessed One then said to him:

“Ananda, are all behavior and observances, [austere] lifestyles, and spiritual life fruitful when set up as the essence?”

“Not exclusively so, Bhante.”

“Well then, Ananda, distinguish [them].”

“Bhante, suppose one cultivates behavior and observances, an [austere] lifestyle, and a spiritual life, setting them up as if they were the essence. If unwholesome qualities then increase and wholesome qualities decline, such behavior and observances, [austere] lifestyle, and spiritual life, set up as the essence, are fruitless. But if unwholesome qualities decline and wholesome

qualities increase, then such behavior and observances, [austere] lifestyle, and spiritual life, set up as the essence, are fruitful.”

This is what the Venerable Ananda said. The Teacher agreed.

Then the Venerable Ananda, thinking, “The Teacher has agreed,” paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and left.

Then, not long after the Venerable Ananda had left, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, Ananda is a trainee, but it is not easy, to find one equal to him in wisdom.”

(Nhân duyên như kinh trên). Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên: 

– Này Ananda, mọi giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản đều có quả phải không? 

– Ở đây, bạch Thế Tôn, không thể trả lời một chiều được.

– Vậy này Ananda, hãy phân tích thêm! 

– Bạch Thế Tôn, phàm giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản nào được áp dụng, khiến pháp không thiện tăng trưởng, pháp thiện đoạn tận, thời giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản như vậy không có kết quả. Và bạch Thế Tôn, phàm giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản nào được áp dụng, khiến pháp không thiện đoạn tận, pháp thiện tăng trưởng, thời giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản như vậy có kết quả.

Tôn giả Ananda nói như vậy và bậc Ðạo Sư đồng ý.

Rồi Tôn giả Ananda nghĩ: “Bậc Ðạo Sư đã đồng ý với ta”, từ chỗ ngồi đứng dậy, thân phía hữu hướng về ngài rồi ra đi.

Rồi Thế Tôn, khi Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, nói với các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo, Ananda còn là hữu học, nhưng không dễ gì tìm được người có trí tuệ ngang bằng.

 

79 (9) Fragrance – Hương

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One … and said to him:

“Bhante, there are these three fragrances that spread with the wind but not against the wind. What three? The fragrance of roots, the fragrance of heartwood, and the fragrance of flowers. These three fragrances spread with the wind but not against the wind. Is there any fragrance that spreads with the wind, against the wind, and both with and against the wind?”

“There is, Ananda, a fragrance that, spreads with the wind, against the wind, and both with and against the wind.”

“But, Bhante, what is that fragrance?”

“Here, Ananda, in whatever village or town, a man or a woman has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha; he or she is virtuous and of good character, abstaining from the d estruction of life, taking what is not given,

sexual misconduct, false speech, and liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness; and he or she dwells at home with a heart devoid of the stain of miserliness, freely generous, openhanded, delighting in relinquishment, devoted to charity, delighting in giving and sharing—in such a case, ascetics and

brahmins in [all] quarters speak praise, saying: In such and such a village or town a man or a woman has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha … delighting in giving and sharing.’

“The deities and the spirits, too, speak praise, saying: In such and such a village or town a man or a woman has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha … is virtuous and of good character … delighting in giving and

Sharing.’

“This, Ananda, is the fragrance that spreads with the wind, against the wind, and both with and against the wind.”

 

The fragrance of flowers does not spread against the wind,

nor the fragrance of sandal, tagara, or jasmine.

But the fragrance of good people spreads against the wind:

the good person’s fragrance pervades all quarters.

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

– Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo gió, không bay ngược gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió, không bay ngược gió. Bạch Thế Tôn, có thể có loại cây hương nào, có hương bay thuận gió, có hương bay ngược gió, có hương bay thuận gió ngược gió? 

– Có loại cây hương, này Ananda, có hương bay thuận gió, có hương bay ngược gió, có hương bay thuận gió ngược gió.

  1. – Bạch Thế Tôn, loại cây hương ấy là gì, có hương bay thuận gió, có hương bay ngược gió, có hương bay thuận gió ngược gió? 

– Ở đây, này Ananda, tại làng nào hay tại thị trấn nào, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong dục vọng, từ bỏ nói láo, từ bỏ dùng rượu, men rượu nấu làm say người, giữ giới, tâm tánh hiền lương, sống trong nhà với tâm không nhiễm xan tham, bố thí không luyến tiếc với tay rộng mở, thích thú từ bỏ, sẵn sàng được yêu cầu, ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Người như vậy, được các Sa-môn, Bà-la-môn tán thán khắp bốn phương: tại làng ấy, hay tại thị trấn ấy, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, … ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Chư Thiên và các phi nhân cũng tán thán: tại làng ấy, hay tại thị trấn ấy, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, … ưa thích chia xẻ đồ bố thí. Cây hương như vậy, này Ananda, có hương bay thuận gió, có hương bay ngược gió, có hương bay thuận gió ngược gió.

3.

Không một hương hoa nào
Bay ngược chiều gió thổi
Dầu là hoa chiên-đàn
Già-là hay mạt-ly
Chỉ hương người đức hạnh
Bay ngược chiều gió thổi
Chỉ có Bậc Chân nhân
Biến mãn mọi phương trời.

 

80 (10) Abhibhu – Abhibhù

 

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One … and said to him:

“Bhante, in the presence of the Blessed One I heard this; in his presence, I learned this: ‘Abhibhu, a disciple of the Blessed One SikhI, while staying in the brahma world, conveyed his voice throughout a thousandfold world sytem.’ How far, Bhante, can the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened.

One conveys his voice?”

“He was a disciple, Ananda. The Tathagatas are immeasurable.”

A second time the Venerable Ananda said to the Blessed One: “Bhante, in the presence of the Blessed One I heard this … How far, Bhante, can the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One con vey his voice?”

“He was a disciple, Ananda. The Tathagatas are immeasurable.”

A third time the Venerable Ananda said to the Blessed One: “Bhante, in the presence of the Blessed One I heard this … How far, Bhante, can the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One convey his voice?”

“Have, you heard, Ananda, about a thousandfold minor world system?”

“It is the time for this, Blessed One. It is the time for this, Fortunate One. The Blessed One should speak. Having heard this from the Blessed One, the bhikkhus will retain it in mind.”

“Well then, Ananda, listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, Bhante,” the Venerable Ananda replied. The Blessed One said this:

(1) “A thousand times the world in which the sun and moon revolve and light up the quarters with their brightness is called a thousandfold minor world system. In that thousandfold world system there are a thousand moons, a thousand suns, a thousand Sinerus king of mountains, a thousand Jambudlpas, a thousand Aparagoyanas, a thousand Uttarakurus, a thousand Pubbavidehas, and a thousand four g reat oceans; a thousand four great kings, a thousand [heavens] of devas [ruled by] the four great kings, a thousand Tavatimsa [heavens], a thousand Yama [heavens], a thousand Tusita [heavens], a thousand [heavens] of devas who delight in creation, a thousand [heavens] of devas who control what is created by others, a thousand brahma worlds.

(2) “A world that is a thousand times a thousandfold minor world system is called a thousand-to-the-second-power middling world system. (3) A world that is a thousand times a thousand-to-the-second-power middling world system is

called a thousand-to-the-third-power great world system. Ananda, the Tathagata can convey his voice as far as he wants in a thousand-to-the-third-power great world system.”

“But in what way, Bhante, can the Tathagata convey his voice as far as he wants in a thousand-to-the-third-power great world system?”

“Here, Ananda, the Tathagata suffuses with his radiance a thousand-to-the-third-power great world system. When those beings perceive that light, then the Tathagata projects his voice and makes them hear its sound. It is in such a way, Ananda, that the Tathagata can convey his voice as far as he wants in a

thousand-to-the-third-power great world system.”

When this was said, the Venerable Ananda said to the Blessed One: “It is my good fortune! I am very fortunate that my Teacher is so powerful and mighty.”

When this was said, the Venerable Udayl said to the Venerable Ananda: “What is it to you, friend Ananda, that your Teacher is so powerful and migh ty? “

When this was said, the Blessed One said to the Venerable Udayl: “Do not say so, Udayl! Do, not say so, Udayl! Udayl, if Ananda were to die without being free of lust, then because of his confidence he would exercise celestial kingship among the devas seven times and great kingship in this Jambudipa seven times. However, in this very life Ananda will attain final nibbana.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

– Con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được nắm giữ trước mặt Thế Tôn: “Abhibhù, đệ tử Ðức Phật Sikhi, đứng ở Phạm Thiên Giới, có thể làm cho ngàn thế giới nghe tiếng của mình”. Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào? 

– Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

– Con được nghe trước mặt Thế Tôn, … có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào? 

– Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

  1. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

– Con được nghe trước mặt Thế Tôn, … có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào? 

– Này Ananda, Thầy có được nghe nói đến tiểu thiên thế giới không? 

– Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn Thiên Thệ, để Thế Tôn nói về vấn đề này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

  1. – Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới. Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudìta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyànà (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurù (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehà (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusità (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên. Này Ananda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới. Này Ananda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ananda, ba Ðại thiên thế giới. Này Ananda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.
  2. – Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn? 

– Ở đây, này Ananda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ananda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

  1. Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Udàyi: 

– Ðược lợi thay cho tôi, khéo được lợi thay cho tôi, có được bậc Ðạo sư có thần lực như vậy, có uy lực như vậy! 

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Ananda: 

– Này Hiền giả Ananda, ở đây Hiền giả nghĩ có được gì, nếu bậc Ðạo sư của Hiền giả có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy? 

Khi được nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Udàyi: 

– Chớ có nói như vậy, này Udàyi; chớ nói vậy, này Udàyi. Này Udàyi, nếu Ananda chưa có đoạn tận tham và mệnh chung, nhưng với tâm tịnh tín của mình, vị ấy có thể bảy lần ngự trị trên thế giới chư Thiên, có thể bảy lần ngự trị trên cõi Jambudìpa này. Nhưng này Udàyi, Ananda ngay trong hiện tại sẽ được Bát-Niết-bàn.

 

  1. Ascetics – Phẩm Sa-Môn – page 314 of 1925.

 

81 (1) Ascetics – Sa Môn

 

“Bhikkhus, there are these three ascetic tasks to be practiced by an ascetic. What three? (1) The undertaking of the training in the higher virtuous behavior, (2) the undertaking of the training in the higher mind, and (3) the undertaking of the training in the higher wisdom. These are the three ascetic tasks to be practiced by an ascetic.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will have a keen desire to undertake the training in the higher virtuous behavior; we will have a keen desire to undertake the training in the higher mind; we will have a keen desire to undertake the training in the higher wisdom.’ It is in this way that you should train yourselves.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba hạnh Sa-môn cần phải làm này của Sa-môn. Thế nào là ba? 

Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ trì tăng thượng tuệ học. Ðây là ba hạnh Sa-môn cần phải làm naỳ của Sa-môn. Ở đây vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng định học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tuệ học”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một con lừa đi theo sau lưng một đàn bò nghĩ rằng: “Ta cũng là con bò, ta cũng là con bò”, nhưng nó không có màu sắc giống như con bò. Nó không có tiếng giống như con bò. Nó không có chân giống như con bò. Tuy vậy, nó vẫn đi theo đàn bò, nghĩ rằng: “Ta cũng là con bò, ta cũng là con bò”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo đi theo sau lưng chúng Tỷ-kheo, nghĩ rằng: “Ta cũng là Tỷ-kheo, ta cũng là Tỷ-kheo”. Nhưng vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng giới học như các Tỷ-kheo khác. Vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng tâm học như các Tỷ-kheo khác. Vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng tuệ học như các Tỷ-kheo khác. Tuy vậy, vị ấy vẫn đi theo sau lưng chúng Tỷ-kheo, nghĩ rằng: “Ta cũng là Tỷ-kheo, ta cũng là Tỷ-kheo”

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tâm học. Sắc bén sẽ là ước muốn chúng ta để thọ trì tăng thượng tuệ học”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

82 (2) The Donkey – Nghề Nông

“Bhikkhus, suppose a donkey was following right behind a herd of cattle, [thinking]: I’m a cow too, I’m a cow too.’ (1) But his appearance would not be like that of the cows, (2) his braying would not be like that of the cows, and (3) his footprint would not b e like that of the cows. Yet he follows right behind

a herd of cattle, [thinking]: ‘I’m a cow too, I’m a cow too.’

“So too, a bhikkhu might be following rightbehind the Sangha of bhikkhus, [thinking]: ‘I’m a bhikkhu too, I’m a bhikkhu too.’

(1) But his desire to undertake the training in the higher virtuous behavior is not like that of the other bhikkhus; (2) his desire to undertake the training in the higher mind is not like that of the other bhikkhus; (3) his desire to undertake the training in the higher wisdom is not like that of the other bhikkhus. Yet he

follows right behind the Sangha of bhikkhus, [thinking]: ‘I’m a

bhikkhu too, I’m a bhikkhu too.’

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will have a keen desire to undertake the training in the higher virtuous behavior; wee will have a keen desire to undertake the training in the higher mind; we will have a keen desire to undertake the training in the higher wisdom.’ It is in this way that you should train yourselves.”

  1. Có ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ, trước hết khéo cày và khéo bừa. Khéo cày và khéo bừa xong, người ấy cho gieo hạt giống đúng thời. Cho gieo hạt giống đúng thời xong, người ấy cho nước chảy vô chảy ra đúng thời. Ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc này, một Tỷ-kheo cần phải làm trước. Thế nào là ba? Thọ trì tăng thượng giới học, thọ trì tăng thượng tâm học, thọ trì tăng thượng tuệ học. Ba công việc này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm trước. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng tâm học. Sắc bén sẽ là ước muốn của tôi thọ trì tăng thượng tuệ học”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

83 (3) The Field – Người Vajji.

“Bhikkhus, there are these three preliminary tasks of a farmer. What three? (1) Here, the farmer first of all thoroughly plows and harrows the field. (2) Next, he sows seeds at the proper time. (3) And then he occasionally irrigates and drains the field. These are the three preliminary tasks of a farmer.

“So too, bhikkhus, there are these three preliminary tasks of a bhikkhu. What three? (1) The undertaking of the training in the higher virtuous behavior, (2) the undertaking of the training in the higher mind, and (3) the undertaking of the training in the higher wisdom. These are the three preliminary tasks of a

bhikkhu.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will have a keen desire to undertake the training in the higher virtuous behavior the training in the higher mind … the training in the higher wisdom.’ It is in this way that you should train yourselves.”

  1. Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, chỗ giảng đường có góc nhọn. Rồi một Tỷ-kheo người Vajji đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo người Vajji bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, hơn 150 học pháp này, nửa tháng một lần con phải tụng đọc, ở đây, con không có thể học nổi. 

– Này Tỷ-kheo, Thầy có thể học ba học pháp không, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học? 

– Bạch Thế Tôn, con có thể học ba học pháp, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.

  1. – Do vậy, này Tỷ-kheo, Thầy hãy học tập ba học pháp, tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Nếu Thầy học tập tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Này Tỷ-kheo, nhờ học tập ba học pháp này, tham sẽ đoạn tận, sân sẽ đoạn tận, si sẽ đoạn tận. Do đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si; điều bất thiện, Thầy sẽ không làm; điều ác, Thầy sẽ không theo.
  2. – Tỷ-kheo ấy, sau một thời gian học tập tăng thượng giới, học tập tăng thượng tâm, hjọc tập tăng thượng tuệ; do học tập tăng thượng giới, học tập tăng thượng tâm, học tập tăng thượng tuệ, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận. Vị ấy, do đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si; nên không làm điều bất thiện, không theo điều ác. 

 

84 (4) The Young Vajji – Hữu Học (1)

 

Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Vesall in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Then a certain Vajji bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, and said to him:

“Bhante, every half-month more than a hundred and fifty training rules come up for recitation. I cannot train in them.”

“Can you train in the three trainings, bhikkhu: the training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom? “

“I can, Bhante.”

“Therefore, bhikkhu, train in the three trainings: the training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom. As you train in them, you will abandon lust, hatred, and delusion. With the abandoning of lust, hatred, and delusion, you will do nothing unwholesome

or resort.to anything bad.”

Then, sometime later, that bhikkhu trained in the higher virtuous behavior, the higher mind, and the higher wisdom. As he trained in them, he abandoned lust, hatred, and delusion. With the abandoning of lust, hatred, and delusion, he did nothing unwholesome and did not resort to anything bad.

  1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

– Hữu học, hữu học, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu học? 

– Học tập, này Tỷ-kheo, nên được gọi là hữu học, và học tập cái gì? Học tập tăng thượng giới, Học tập tăng thượng tâm, Học tập tăng thượng tuệ. Vị ấy, này Tỷ-kheo, do vậy được gọi là vị hữu học.

Bậc hữu học, học tập
Ði theo con đường thẳng
Ở trong sự diệt tận
Trí thứ nhất khởi lên
Tiếp theo không gián đoạn
Chánh trí mới sanh khởi
Rồi chánh trí giải thoát
Trí như vậy khởi lên
Bất động ta giải thoát
Hữu kiết sử đoạn tận.

 

85 (5) A Trainee – Hữu Học (2) 

Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him: “Bhante, it is said: ‘A trainee, a trainee.’ In what way is one a trainee?”

“He trains, bhikkhu, therefore he is called a trainee. And in what does he train? He trains in the higher virtuous behavior; he trains in the higher mind; he trains in the h igher wisdom. He trains, bhikkhu, therefore he is called a trainee.”

 

As the trainee trains

aiong the straight path,

the knowledge of destruction arises first

immediately followed by final knowledge.

 

Thereafter, when the fetters of existence are destroyed,

for one liberated by final knowledge,

the knowledge arises:

“My liberation is unshakable.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp họp lại thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học giới này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, chỉ trở về thế giới này một lần, rồi đoạn tận khổ đau. 
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa.
  5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.

 

86 (6) The Process of Training (1) – Bản Tụng Ðọc (1) 

 

“Bhikkhus, every half-month more than a hundred and fifty training rules come up for recitation; clansmen who desire their own good train in these. These are all comprised within these three trainings. What three? The training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in

the higher wisdom. These are the three trainings in which all this is comprised.

“Here, bhikkhus, a bhikkhu fulfills virtuous behavior, but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to

those training rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the utter destruction of three fetters, he is a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.

“Another bhikkhu fulfills virtuous behavior, but cultivates concentration and wisdom only to a moderate extent. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to those training

rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the utter destruction of three fetters and with the diminishing of greed, hatred, and delusion, he is a once-returner who, after

coming back to this world only one more time, will make an end of suffering.

“Another bhikkhu fulfills virtuous behavior and concentration, but cultivates wisdom only to a moderate extent. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to those training rules

that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the utter destruction of the five lower fetters, he is one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without returning from

that world.

“Another bhikkhu fulfills virtuous behavior, concentration, and wisdom. He falls into offenses in regard to the lesser arid minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to those training rules that are fundamental to the. spiritual life,

in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the destruction of the taints, he realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“Thus, bhikkhus, one who cultivates in part succeeds in part; one who cultivates fully reaches fulfillment. These training rules, I say, are not barren.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp làm thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học giới nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc “Gia gia”, dong ruổi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau. 
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Hữu hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-Bàn .Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn.
  4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.

 

87 (7) The Process of Training (2) – Bản Tụng Ðọc (2) 

 

“Bhikkhus, every half-month more than a hundred and fifty training rules come up for recitation; clansmen who desire their own good train in these. These are all comprised within these three trainings. What three? The training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom. These are the three trainings in which all this is comprised.

“Here, bhikkhus, a bhikkhu fulfills virtuous behavior, but cultivates concentration and wisdom only to a m oderate extent. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to

those training rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the utter destruction of three fetters, he is a seventimes-at-most attainer who, after roaming and wandering on among devas and humans seven times at most, makes an end of suffering. With the utter destruction of three fetters, he is a family-to-family attainer who, after roaming and wandering on among good families two or three times, makes an end of suffering. With the utter destruction of three fetters, he is a one-seed attainer who, after being reborn once more in human existence, makes an end of suffering. With the utter destruction of three fetters and with the diminishing of greed, hatred, and delusion, he is. a once-returner who, after coming back to this world only one more time, makes an end of suffering.

“Another bhikkhu fulfills virtuous behavior and concentration, but cultivates wisdom only to a moderate extent. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to those training

rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the utter destruction of the five lower fetters, he is one bound upstream, heading toward the Akanittha realm … an attainer

of nibbana through exertion … an attainer of nibbana without exertion … an attainer of nibbana upon landing … an attainer of nibbana in the interval.

“Another bhikkhu fulfills virtuous behavior, concentration, and wisdom. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that h e is incapable of this. But in regard to those training rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the destruction of the taints, he realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered

upon it, he dwells in it.

“Thus, bhikkhus, one who cultivates in part succeeds in part; one who cultivates fully reaches fulfillment. These training rules, I say, are not barren.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này … (như kinh trước, đoạn số 1) … này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
  3. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nêu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-bàn … là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn … là bậc Hữu hành Bát-Niết-bàn … là bậc Thượng lưu, chứng đạt Sắc cứu kính thiên. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, sau khi làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, chỉ trở lui đời này một lần nữa, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc “Gia gia”, sau khi dong ruổi, luân chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Hoặc nếu chưa chứng đạt, nếu chưa thể nhập, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Tối đa phải sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân chuyển tối đa bảy giữa chư Thiên và loài người, rồi đoạn tận khổ đau. 

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.

 

88 (8) The Process of Training (3) – Học Giới

 

“Bhikkhus, every half-month more than a hundred and fifty training rules come up for recitation; clansmen who desire their own good train in these. These are all comprised within these three trainings. What three? The training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in

the higher wisdom. These are the three trainings in which all this is comprised.

“Here, bhikkhus, a bhikkhu fulfills virtuous behavior, concentration, and wisdom. He falls into offenses in regard to the lesser and minor training rules and rehabilitates himself. For what reason? Because I have not said that he is incapable of this. But in regard to those training rules that are fundamental to the spiritual life, in conformity with the spiritual life, his behavior is constant and steadfast. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the destruction of the taints, he realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of the five lower fetters, he is an attainer of nibbana in the interval. If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of the five lower fetters, he is an attainer of nibbana upon landing … an attainer of nibbana without exertion

… an attainer of nibbana through exertion … one bound upstream, heading toward the Akanittha realm.

“If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of three fetters and with the diminishing of greedy hatred, and delusion, he is a once-returner who, after coming back to this world only one more time, makes an. End of suffering. If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of three fetters, he is a one-seed attainer who, after being reborn once more in human existence, makes an end of suffering. If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of three fetters, he is a family-to-family attainer who, after roaming and wandering on among good families two or three times, makes an end of suffering. If he does not attain and penetrate this, with the utter destruction of three fetters, he is a seven-times-at-most. attainer who, after roaming and wandering on among devas and humans seven

times a t most, makes an end of suffering.

“Thus, bhikkhus, one who cultivates fully reaches fulfillment; one who cultivates in part succeeds in part. These training rules, I say, are not barren.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp làm thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học giới nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc “Gia gia”, dong ruổi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau. 
  3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Hữu hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-Bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn.
  4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm … chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.

 

89 (9) The Trainings (1) – Học Pháp

 

“Bhikkhus, there are these three trainings. What three? The training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom.

“And what, bhikkhus, is the training in the higher virtuous behavior? Here, a bhikkhu is virtuous … Having undertaken the training rules, he trains in them. This is called the training in the higher virtuous behavior.

“And what, bhikkhus, is the training in the higher mind?

Here, secluded from sensual pleasures, secluded from un wholesome

states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … the fourth jhana … This is called the training in the higher mind.

“And what, bhikkhus, is the training in the higher wisdom?

Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering’ … ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is called the training in the higher wisdom.

“These, bhikkhus, are the three trainings.”

  1. – Có ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.

Thế nào là tăng thượng giới học? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới … chấp nhận, học tập trong các học giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng giới học.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tâm học? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tâm học.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tuệ học? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học giới.

 

90 (70) The Trainings (2) – Pankadhà

 

“Bhikkhus, there are these three, trainings. What three? The training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom.

“And what, bhikkhus, is the training in the higher virtuous behavior? Here, a bhikkhu is virtuous … Having undertaken the training rules, he trains in them. This is called the training in the higher virtuous behavior.

“And wbat, bhikkhus, is the training in the higher mind? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana … the fourth jhana … This is called the training in the higher mind.

“And what, bhikkhus, is the training in the higher wisdom? Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.

“These, bhikkhus, are the three trainings.”

 

Energetic, strong, and resolute,

meditative, mindful, the faculties guarded,

one should practice the higher virtue,

the higher mind, and the higher wisdom.

 

As before, so after;

as after, so before;

as below, so above;

as above, so below;

 

as by day, so at night;

as at night, so by day,

having overcome all quarters,

with measureless concentration.

 

They call him a trainee on the path,

whose conduct has been well purified.

They call him enlightened in the world,

a wise one who has fulfilled the practice.

 

For one freed by craving’s destruction,

with the cessation of consciousness

the emancipation of the mind

is like the extinguishing of a lamp.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba học pháp này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.

… (Hoàn toàn giống như kinh trước với tăng thượng giới học và tăng thượng tâm học, nhưng tăng thượng tuệ học có khác) … 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tăng thượng tuệ học? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba học pháp.

Người tinh tấn, nghị lực
Kiên trì và Thiền tu
Sống hộ trì các căn
Hãy hành ba tăng thượng
Trước thế nào, sau vậy
Sau thế nào, trước vậy
Dưới thế nào, trên vậy
Trên thế nào, dưới vậy
Ngày thế nào, đêm vậy
Ðêm thế nào, ngày vậy.
Hãy nhiếp phục mọi phương
Với vô lượng tâm định
Ðây gọi hữu đạo học
Là thuần tịnh hạnh đức
Ðây gọi là Chánh giác
Bậc trí đạt tối hậu
Với thức được đoạn diệt
Ái diệt, được giải thoát
Như đèn sáng tịch diệt
Tâm vị ấy giải thoát.

 

  1. A Lump of Salt – Phẩm Hạt Muối – page 322 of 1925

 

91 (11) Pankadha – Pankadhà

On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sarigha of bhikkhus when he reached the Kosalan town of Pankadha. He then dwelled near Pankadha.

Now on that occasion, the bhikkhu Kassapagotta was resident at Pahkadha. There the Blessed One instructed, encouraged, inspired, and gladdened the bhikkhus with a Dhamma talk connected with the training rules. Then, while the Blessed One was instructing … and gladdening the bhikkhus with a talk on

the Dhamma connected with the training rules, the bhikkhu Kassapagotta became impatient and bitter, [thinking]: “This ascetic is too stringent.’

Then, having dwelled at Pahkadha as long as he wanted, the Blessed One set out on tour toward Rajagaha. Wandering on tour, the Blessed One eventually arrived at Rajagaha. There, at Rajaigaha, the Blessed One dwelled on Mount

Vulture Peak. Then, not long after the Blessed One had left, the bhikkhu Kassapagotta was filled with remorse and regret, [thinking]: “It is my misfortune and loss that when the Blessed One w as instructing, encouraging, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk connected with the training

rules, I became impatient and bitter, [thinking.]: ‘This ascetic is too stringent.’ Let me now go to the Blessed One and confess my transgression to him.”

Then the bhikkhu Kassapagotta cleaned up his lodging, took his bowl and robe, and set out for Rajagaha. Eventually he arrived at Rajagaha and went to Mount Vulture Peak. He approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to

one side, and said:

“Bhante, on one occasion the Blessed One was dwelling at the Kosalan town of Pankadha. There the Blessed One instructed, encouraged, inspired; and gladdened the bhikkhus with a Dhamma talk connected with the training rules. While he was instructing … and gladdening them, I became impatient and bitter, thinking: ‘This ascetic is too stringent.’ Then, having dwelled at Pankadha as long as he wanted, the Blessed One set out on tour for Rajagaha. Not long after he left, I was filled with remorse and regret, thinking: ‘It is my misfortune and loss that when the Blessed One was instructing … and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk connected with the training rules, I became impatient and bitter, thinking: “This ascetic is too stringent.” Let me now go to the Blessed One and confess my transgression to him.’

“Bhante, I have committed a transgression in that, when the Blessed One was instructing, encouraging, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk connected with the training rules, I so foolishly, stupidly, and unskillfully

became impatient and bitter, thinking: ‘This ascetic is too stringent.’ Bhante, may the Blessed One accept my transgression seen as a transgression for the sake of future restraint.”

“Surely, Kassapa, you have committed a transgression in that, when I was instructing, encouraging, inspiring, and g laddening the bhikkhus with a talk on the Dhamma connected with the training rules, you so foolishly, ship idly, and unskillfully became impatient and b itter, thinking: ‘This ascetic is too stringent.’ But since you see your transgression as a transgression and make amends for it in accordance with the Dhamma, we accept it. For it is growth in the Noble One’s discipline that one sees one’s transgression as a transgression, makes amends for it in accordance with the Dhamma, and undertakes future restraint.

(1) “If, Kassapa, an elder bhikkhu does not desire to train and does not speak praise of undertaking the training; if he does not encourage in the training other bhikkhus who do not desire to train; and if he does not speak genuine, real, and timely praise of. those bhikkhus who desire to train, I do not speak praise of such an elder bhikkhu: For what reason? Because o ther bhikkhus, [hearing]: ‘The Teaicher speaks praise of him might associate with him, and those who associate with him might follow his example. If they follow his example, this would lead to their harm and suffering for a long time. Therefore, I do not

speak praise of such ah elder bhikkhu.

(2) “If, Kassapa, a bhikkhu of middle standing … (3) If a junior bhikkhu does not desire to train and does not speak praise of undertaking the training; if he does not encourage in the training other bhikkhus who do not desire to train; and

if he does not speak genuine, real, and timely praise of those bhikkhus who desire to train, I do not speak praise of such a junior bhikkhu. For what reason? Because other bhikkhus, [hearing]: ‘The Teacher speaks praise of him,’ might associate with him, and those who associate w ith him might follow his example. If they follow his example, this would lead to their harm and suffering for a long time. Therefore, I do not speak praise of such a junior bhikkhu.

(1) “If, Kassapa, an e lder bhikkhu desires to train and speaks praise of undertaking the training; if he encourages in the training other bhikkhus who do not desire to train; and if he speaks genuine, real, an a timely praise of those bhikkhus who desire to train, I speak praise of such an elder bhikkhu.

For what reason? Because other bhikkhus, [hearing]: ‘The Teacher speaks praise of him,’ might associate with him, and those who associate with him might follow his example. If they follow his example, this would lead to their welfare and happiness for a long time. Therefore, I speak praise of such an elder bhikkhu.”

(2) “If, Kassapa, a bhikkhu of middle standing … (3) If a junior bhikkhu desires to train and speaks praise of undertaking the training; if he encourages in the training other bhikkhus who do not desire to train; and if he speaks genuine, real, and timely praise of those bhikkhus who desire to train, I speak praise

of such a junior bhikkhu. For what reason? Because other bhikkhus, [hearing]: ‘The Teacher speaks praise of him,’ might associate with him, and those who associate with him might follow his example. If they follow his example, this would lead, to their welfare and happiness for a long time. Therefore, I speak

praise of such a junior bhikkhu.”

  1. Một thời Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một thị trấn của dân chúng Kosala, tên là Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Pankadhà. Pankadhà là một thị trấn của dân chúng Kosala. 

Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo tên là Kassapogotta trú ở Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học giới, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỉ. Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, trong khi Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: “Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ!”.

  1. Thế Tôn, sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, rồi ra đi, du hành hướng đến Ràjagaha, tiếp tục du hành và đến tại Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, núi Gitjjhakùta. 

Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, cảm thấy hối hận, ăn năn, nghĩ rằng: “Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được tốt cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, ta lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: “Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ! “. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội”.

  1. Rồi Tôn giả Kassapogotta, sau khi dọn dẹp lại chỗ nằm, cầm y bát, rồi ra đi đến hướng Ràjagaha, tiếp tục đi đến Ràjagaha, núi Gijjhakùta, đến Thế Tôn, sau khi đến. Ðảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kassapogotta bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn trú ở Pankadhà, Pankadhà là một thị trấn các dân tộc Kosala. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, trong khi Thế Tôn, với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng: “Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ”. Rồi Thế Tôn sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, liền ra đi, du hành đến Ràjagaha. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, con cảm thấy hối hận, ăn năn: “Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được tốt cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: “Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ!”. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội!”. Phạm tội đã chinh phục con, bạch Thế Tôn, ngu si như con, đần độn như con, bất thiện như con. Vì rằng trong khi Thế Tôn, với pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng: “Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ”. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con có phạm tội là có phạm tội, để con ngăn chận trong tương lai.

  1. – Thật vậy, này Kassapogotta, phạm tội đã chinh phục Thầy, ngu si đần độn như Thầy, bất thiện như Thầy! Vì rằng trong khi ta với pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Thầy lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: “Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ”. Và này Kassapogotta, khi Thầy thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận cho Thầy. Ðây là sự tăng trưởng giới luật của bậc Thánh này, khi ai thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, để ngăn chặn trong tương lai.
  2. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và đối với các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với trưởng lão ấy, nghĩ rằng: “Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy”. Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy. 
  3. Nếu một trung niên Tỷ-kheo, này Kassapa, … nếu một tân học Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo tân học ấy, nghĩ rằng: “Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy”. Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo tân học ấy. 
  4. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo trưởng lão ấy, nghĩ rằng: “Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy”. Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy. 
  5. Nếu một Tỷ-kheo trung niên, này Kassapa, … nếu một Tỷ-kheo tân học, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo tân học ấy, nghĩ rằng: “Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy”. Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo tân học ấy. 

 

92 (1) Urgent – Cấp Thiết

“Bhikkhus, there are these three urgent tasks of a farmer. What three? (1) First, the farmer swiftly yet thoroughly plows the field and swiftly yet thoroughly harrows it. (2) Next, he swiftly sows seeds. (3) And then he swiftly irrigates and

drains the field. These are the three urgent tasks of a farmer.

“This farmer has no psychic potency or spiritual might [by which he could command]: ‘Let my crops start growing today! Let them mature tomorrow! Let them bear grain the day after tomorrow!’ But, with the change of seasons, there comes a time when the crops grow, mature, and bear grain. “So too, bhikkhus, there are these three urgent tasks of a bhikkhu. What three? (1) The undertaking of the training in the higher virtuous behavior, (2) the undertaking of the training in the higher mind, and (3) the undertaking of the training in the higher wisdom. These are the three urgent tasks of a bhikkhu.

“This bhikkhu has no psychic potency or spiritual might [by which he could command]: “Let my mind be liberated from the taints by non-clinging today, or tomorrow, or the day after tomorrow!’ Rather as this bhikkhu trains in the higher virtuous behavior, the higher mind, and the higher wisdom, there comes

an occasion when his mind is liberated from the taints by nonclinging.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will have a keen desire to undertake the training in the higher virtuous behavior, the training in the higher mind, and the training in the higher wisdom.’ It is in this way that you

should train yourselves.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba việc cấp thiết này, người nông phu gia chủ cần phải làm. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, sau khi mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, liền mau lẹ gieo hạt giống, sau khi mau lẹ gieo hạt giống, liền mau lẹ cho nước vô, cho nước ra. Này các Tỷ-kheo, đây là ba việc cấp thiết mà người nông phu gia chủ cần phải làm.

Người nông phu gia chủ ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): “Hôm nay lúa của ta được mọc lên, ngày mai chúng sẽ trổ hạt, ngày kế tiếp chúng sẽ chín”.

Nhưng chính theo thời gian của người nông phu gia chủ, các cây lúa do sự hướng dẫn của thời tiết được mọc lên, được trổ hạt và được chín.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc cấp thiết này Tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba? 

Chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng tâm học, chấp hành tăng thượng tuệ học. Ba công việc cấp thiết này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm.

Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): “Hôm nay, tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, ngày mai cũng vậy, ngày kế tiếp cũng vậy”. Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do thời gian Tỷ-kheo ấy sử dụng để học tập tăng thượng giới, để học tập tăng thượng tâm, để học tập tăng thượng tuệ, mà tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tâm học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tuệ học”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

93 (2) Solitude – Sống Viễn Ly

 

“Bhikkhus, wanderers of other sects prescribe these three kinds of solitude. What three? Solitude with respect to robes, solitude with respect to almsfood, and solitude with respect to lodgings.

“This, bhikkhus, is what wanderers of other sects prescribe as solitude with respect to robes: they wear hemp robes, robes of hemp-mixed cloth, shroud robes, rag-robes; robes made from tree bark, antelope hides, strips of antelope hide; robes of kusa grass, bark fabric, or wood-shavings fabric; a blanket made of head hair or of animal wool, a covering made of owls’ wings. That is what wanderers of other sects prescribe as solitude with respect to robes.

“This is what wanderers of other sects prescribe as solitude with respect to almsfood: they eat greens, millet, forest rice, hide-parings, moss, rice bran, the scum of rice, sesamum flour, grass, or cow dung. They subsist on forest roots and fruits; they feed on fallen fruits. That is what w anderers of other sects

prescribe as solitude with respect to almsfood …

“This is what wanderers of other sects prescribe as solitude with respect to lodgings: a forest, the foot of a tree, a charnel ground, remote lodgings in forests and jungle groves, the open air, a heap of straw, a chaff-house. That is what wanderers of other sects prescribe as solitude with respect to lodgings.

“These are the three kinds of solitude that wanderers of other sects prescribe.

“In this Dhamma and discipline, bhikkhus, there are these three kinds of solitude for a bhikkhu. What three?

“Here, (1) a bhikkhu is virtuous; he has abandoned immorality and remains secluded from it. (2) He holds right view; he has abandoned wrong view and remains secluded from it. (3) He is one whose taints are destroyed: he has abandoned the taints and remains secluded from them.

“When a bhikkhu is virtuous, one who has abandoned immorality and remains secluded from it; when he is one of right view, who has abandoned wrong view and remains secluded from it; when he is one whose taints are destroyed, who has abandoned the taints and remains secluded from them, he is then called a bhikkhu who has attained the foremost, attained the core, one who is pure and established in the core.

“Suppose, bhikkhus, there is a farmer whose field of hill rice has ripened: The farmer would swiftly have the plants cut. Then he would swiftly have the plants collected. Then he would swiftly have them transported [to the threshing place]. Then he would swiftly pile them’up, have them threshed, get the straw removed, g et the chaff removed, and winnow it. Then he would swiftly have it brought over, get it pounded, and get the husks removed. In this way, the farmer’s grains of rice would be foremost, attained the core, pure, and established in the core.

“So too, bhikkhus, when a bhikkhu is virtuous … one of right view … one who has abandoned the taints and remains secluded from them, he is then called a bhikkhu who is foremost, attained the core, pure, and established in the core.”

  1. – Có ba hạnh viễn ly này được các du sĩ ngoại đạo trình bày. Thế nào là ba? Viễn ly y áo, viễn ly đồ ăn khất thực, viễn ly sàng tọa. 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly y áo, mang vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải lượm từ đồng rác, y thì dùng vỏ cây tiritaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo từ cỏ kusa bện lại, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly y áo.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly đồ ăn khất thực: ăn rau, cây kê, gạo sống, gạo rừng, cây lau, bột gạo, bột gạo cháy, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly đồ ăn khất thực. 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly sàng tọa: sống trong rừng, tại một gốc cây, tại bãi tha ma, tại khóm rừng rậm, sống ngoài trời, trên một đống rơm, trong nhà bằng tranh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về viễn ly sàng tọa. 

Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo trình bày về ba hạnh viễn ly này.

  1. Này các Tỷ-kheo, có ba hạnh viễn ly này của vị Tỷ-kheo trong pháp và luật. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc, nên Tỷ-kheo này, này các Tỷ-kheo, được gọi là đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, được an trú trên căn bản. 

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, ruộng lúa của người nông phu gia chủ đã chín, người nông phu gia chủ ấy mau mắn gặt lúa; sau khi mau mắn gặt lúa, phải mau mắn chất lúa thành đống; sau khi mau mắn chất lúa thành đống, phải mau mắn chở lúa về; sau khi mau mắn chở lúa về, phải mau mắn đánh lúa thành đống; sau khi mau mắn đánh lúa thành đống, phải mau mắn đập lúa; sau khi mau mắn đập lúa, phải mau mắn giũ rơm; sau khi mau mắn giũ rơm, phải mau mắn lấy thóc ra; sau khi mau mắn lấy thóc ra, phải mau mắn quạt thóc; sau khi mau mắn quạt thóc, phải mau mắn chứa thóc; sau khi mau mắn chứa thóc, phải mau mắn say thóc; sau khi mau mắn say thóc, phải mau mắn sàng cám lấy gạo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, với người nông phu gia chủ ấy, lúa gạo ấy đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, đạt được an trú trên căn bản. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gìn giữ giới luật, từ bỏ ác giới, viễn ly ác giới, có chánh tri kiến, từ bỏ tà kiến, viễn ly tà kiến, đoạn tận các lậu hoặc, từ bỏ các lậu hoặc, viễn ly các lậu hoặc, nên Tỷ-kheo này, này các Tỷ-kheo, được gọi là đạt được tối thượng, đạt được căn bản thanh tịnh, được an trú trên căn bản.

 

94 (3) Autumn – Mùa Thu

 

“Bhikkhus, just as, in the autumn, when the sky is clear and cloudless, the sun, ascending in the sky, dispels all darkness from space as it shines and beams and radiates, so too, when the dust-free, stainless Dhamma-eye arises in the noble disciple, then, together with the arising of vision, the noble disciple abandons three fetters: personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances.

“Afterward, when he departs from two states, longing and ill will, then, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhana, which consists of rap tu re and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination; If, bhikkhus, the noble disciple should pass away on that occasion, there is no fetter bound by which he might return to this world.”

Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi bầu trời quang đãng, không có mây và mặt trời mọc lên giữa bầu trời, phá sạch hắc ám khắp cả hư không, và chói sáng, bừng sáng, rực sáng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử; pháp nhãn ly trần ly cấu khởi lên; và do tri kiến này khởi lên, này các Tỷ-kheo, ba kiết sử được đoạn tận, thân kiến, nghi giới cấm thủ. Lại nữa, vị ấy được thoát khỏi hai pháp tham và sân. Vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Trong thời gian ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nếu có mạng chung, sẽ không có kiết sử nào, do kiết sử ấy, vị Thánh đệ tử phải đi đến thế giới này nữa. 

 

95 (4) Assemblies – 93. Hội Chúng – page 327 of 1925.

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of assemblies. What three? The assembly of the foremost, the divided assembly, and the harmonious assembly.

(1) “And what, bhikkhus, is the assembly of the foremost? Here, in this kind of assembly the elder bhikkhus do not become luxurious and lax, but discard backsliding and take the lead in solitude; they arouse energy for the attainment of the as-yetunattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for

the realization of the as-yet-unrealized. (Those in] the next generation follow their example. They too do not become luxurious and lax, but discard backsliding and take the lead in solitude; they too arouse energy for the a ttainment of the as-yetunattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized. This is called the assembly of the foremost.

(2) “And what is the divided assembly? Here, the assembly in which the bhikkhus take to arguing and quarreling and fall into disputes, stabbing each other with piercing words, is called the divided assembly.

(3) “And what is the harmonious assembly? Here, the assembly in which the bhikkhus dwell in concord, harmoniously, without disputes, blending like milk and water, viewing each other with eyes of affection, is called the harmonious assembly. “When the bhikkhus dwell in concord, harmoniously, without

disputes, blending like milk and water, viewing each other with eyes of affection, on that occasion they generate much merit. On that occasion, the bhikkhus dwell in a divine abode, that is, in the liberation of mind through altruistic joy … When one is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For

one feeling pleasure, the mind becomes concentrated. “Just as, when it is raining and the rain pours down in thick droplets on a mountain top, the water flows down along the slope and fills the clefts, gullies, and creeks; these, becoming full, fill up the pools; these, becoming full, fill up the lakes; these, becoming full, fill up the streams; these, becoming full, fill up the rivers; and these, becoming full, fill up the ocean; so too, when the bhikkhus dwell in concord, harmoniously, without disputes, blending like milk and water, viewing each other with eyes of affection, on that occasion they generate much

merit. On that occasion, the bhikkhus dwell in a divine abode, that is, in the liberation of mind through altruistic joy. When one is joyful, rapture arises. For one with a rapturous mind, the body becomes tranquil. One tranquil in body feels pleasure. For one feeling pleasure, the mind becomes concentrated.

“These, bhikkhus, are the three kinds of assemblies.”

Có ba hội chúng này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? Hội chúng tối thượng, hội chúng không hòa hợp, hội chúng hòa hợp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tối thượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hội chúng nào có các Tỷ-kheo trưởng lão, không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ kế tiếp chúng tùy thuận theo tri kiến của chúng. Hội chúng ấy không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tối thượng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không hòa hợp? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không hòa hợp.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp hoan hỷ, không có luận tranh, sống như nước với sữa lẫn lộn, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.

  1. Lúc nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sữa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh; với ai có hỷ, thân được khinh an; với thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.
  2. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng. Sau khi làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lúc nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sưã lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh; với ai có hỷ, thân được khinh an; với ai có thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba hội chúng. 

 

96 (5) Thoroughbred (1) – Con Ngựa Thuần Thục – page 329

 

“Bhikkhus, possessing three factors a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What three? Here, a king’s excellent thoroughbred horse possesses beauty, strength, and speed. Possessing these three factors, a king’s excellent thoroughbred horse is … reckoned as a factor of kingship.

“So too, possessing three qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. What three? Here, a bhikkhu possesses beauty, strength, and speed,

(1) “And how does a bhikkhu possess beauty? Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. It is in this way that a bhikkhu possesses beauty.

(2) “And how does a bhikkhu possess strength? Here, a bhikkhu arouses energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. It is in this way that a bhikkhu possesses strength.

(3) “And how does a bhikkhu possess speed? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This is the origin of suffering, and ‘This is the cessation of suffering, and ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ It is in this way that a bhikkhu possesses speed.

“Possessing these three qualities, a bhikkhu is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. – Ðầy đủ với ba đức tánh, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện, thuần thục, đầy đủ với sắc đẹp, đầy đủ với sức mạnh, đầy đủ với tốc lực. Ðầy đủ với ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ với ba pháp, một Tỷ-kheo đáng được cung kính. Ðáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp, đầy đủ sức mạnh, đầy đủ tốc lực.
  2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo giữ gìn giới luật, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp. 

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh cấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu đầy đủ các pháp thiện, nỗ lức kiên trì, dõng mãnh, không từ bỏ trách nhiệm đối với các pháp thiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.

Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.

 

97 (6) Thoroughbred (2) – Con Ngựa Thuần Thục

 

[All as in 3:96, with only the following difference in factor (3):]

“And how does a bhikkhu possess speed? Here, with the utter destruction of the five lower fetters, a bhikkhu is one of spontaneous birth, due to attain final nibbana there without ever returning from that world. It is in this way that a bhikkhu possesses speed.

“Possessing these three qualities, a bhikkhuis … an unsurpassed field of merit for the world.”

1-4. … (Hoàn toàn giống như kinh trên)

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại chỗ ấy nhập Bát-Niết-bàn, khỏi phải trở lui từ thế giới ấy, đến thế giới này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đầy đủ tốc lực.

Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.

 

98 (7) Thoroughbred (3) – Con Ngựa Thuần Thục

 

[All as in 3:96, with only the following difference in factor (3):]

“And how does a bhikkhu possess speed? Here, with the destruction of the taints, a bhikkhu has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it. It is in this way that a bhikkhu possesses speed.

“Possessing these three qualities, a bhikkhu is … an unsurpassed field of merit for the world.”

1-4. … (Hoàn toàn giống như kinh số 94, từ 1-4)

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ và chứng đạt an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.

Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xúng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xúng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.

 

99 (8) Bark Fabric – Vải Thô Bằng Vỏ Cây

 

“Bhikkhus, when it is new, cloth made of bark fabric is ugly, uncomfortable, and of little value. When it has been worn, cloth made of bark fabric is ugly, uncomfortable, and of little value. When it is old, cloth made of bark fabric is still ugly, uncomfortable, and of little value. They use old cloth made of bark fabric for cleaning pots or they discard it on a rubbish heap.

(1) (i) “So too, bhikkhus, if a junior bhikkhu is immoral, of bad character, this, I say, counts as his ugliness. Just as cloth made of bark fabric is ugly, so, I say, this person is similar.

(ii) “For those who associate with him, resort to him, attend on him, and follow his example, this leads to their harm and suffering for a long time. This, I say, counts as his uncomfortableness. Just as cloth made of bark fabric is uncomfortable, so, I say, this person is similar.

(iii) “When he accepts a robe, alirisfood, lodging, and medicines and provisions for the sick, this [acceptance] is not of great fruit and benefit for those [who offer such things] – This, I say, counts as his being of little value. Just as cloth made of bark; fabric is of little value, so, I say, this person is similar.

(2) “If a bhikkhu of middle standing …

(3) “If an elder bhikkhu is immoral, of bad character, this, I say, counts as his ugliness … [all as above] … Just as cloth made of bark fabric is of little value, so, I say, this person is similar.

“If such an elder bhikkhu speaks in the midst of the Sangha, the bhikkhus say to him: ‘What gives you, an incompetent fool, the right to speak? Do you think you too are entitled to speak?’ He then becomes angry and displeased and utters speech on account of which the Sangha expels him, as if [discarding] the

clothing made of bark fabric on the rubbish heap.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây hoàn toàn mới, sắc xấu, cảm xúc khó chịu, và không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây bậc trung, sắc xấu, cảm xúc khó chịu, và không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải bằng vỏ cây cũ kỹ, để lau chùi nồi niêu, hay đáng được quăng trên đống rác.
  2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo mới tu hành, ác giới, theo ác pháp, Ta nói rằng vị Tỷ-kheo ấy có sắc xấu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây sắc xấu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy. 

Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc khó chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây có cảm xúc khó chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.

Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, sẽ không có quả lớn, không có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây không có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.

  1. Này các Tỷ-kheo, nếu là trung niên Tỷ-kheo … (như trên) … này các Tỷ-kheo, nếu là trưởng lão Tỷ-kheo, ác giới, theo ác pháp. Ta nói rằng vị ấy có sắc xấu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải làbm ằng vỏ cây có sắc xấu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.

Còn từ những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có xúc chỏ mkhó chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây có xúc chạm khó chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.

Còn từ những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ không có quả lớn, không có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, vị ấy không có giá trị. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải bằng vỏ cây không có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người ấy là giống như ví dụ ấy.

  1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trưởng lão này nói lên ở giữa chúng Tăng, các Tỷ-kheo nói như sau: “Sao Thầy nghĩ rằng Thầy có thể tuyên bố, một người ngu si, không thông minh? “Vị ấy phẫn nộ, bất mãn, sẽ nói lên những lời này, chúng Tăng đuổi vị ấy ra khỏi, như người ta quăng bỏ tấm vải bằng vỏ cây ấy trên đống rác.

 

Kasi Fabric – 98.- Vải Ba-la-nại

 

 “When it is new, bhikkhus, cloth from Kasi is beautiful, comfortable, and of great value. When it has been worn, cloth from Kasi is beautiful, comfortable, and of great value. When

it is old, cloth from Kasi is beautiful, comfortable, and of great value. They use old cloth from Kasi as a wrapping for gems or they, deposit it in a fragrant casket.

(1) (i) “So too, if a junior bhikkhu is virtuous, of good character, this, I say, counts as his beauty. Just as cloth from Kasi is beautiful, so, I say, this person is similar.

(ii) “For those who associate with him, resort to him, attend on him, and follow his example, this leads to their welfare and happiness for a long time. This, I say counts as his comforableness. Just as cloth from Kasi is comfortable, so, I say, this person is similar.

(iii) “When he accepts a robe, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick, this [acceptance] is of great fruit and benefit for those [who offer such things]. This, I say, counts as his being of great value. Just as cloth from Kasi is of great value, so, I say, this person is similar.

(2) “If a bhikkhu of middle standing …

(3) “If an elder bhikkhu is virtuous, of good character, this, I say, counts as his beauty … [all as above] … Just as cloth from. Kasi is of great value, so, I say, this person is similar.

(4) “If such an elder bhikkhu speaks in the midst of the Sangha, the bhikkhus say: ‘Please let the venerable ones be quiet. An elder bhikkhu is speaking on the Dhamma and the discipline.’ Those words of his should be preserved, just as they deposit a cloth from Kasi in a fragrant casket. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will be like cloth from Kasi, not like cloth made of bark fabric.’ It is in such a way that you should train yourselves.”

1 – Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi (Ba-la-nại), hoàn toàn mới, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi bậc trung, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi cũ, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Và này các Tỷ-kheo, có tấm vải kàsi cũ kỹ dùng để gói các châu báu, hay được đặt vào trong một hộp có hương thơm.

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo mới tu hành, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, Ta nói rằng vị Tỷ-kheo ấy có sắc đẹp. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có sắc đẹp ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy. 

Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.

Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.

  1. Còn nếu là trung niên Tỷ-kheo, … này các Tỷ-kheo, nếu là trưởng lão Tỷ-kheo, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, đây ta tuyên bố là vị ấy có sắc đẹp. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có sắc đẹp ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy. 

Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.

Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị lớn. Này các Tỷ-kheo, ví như tấm vải kàsi có giá trị ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.

  1. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trưởng lão này nói lên ở giữa chúng Tăng. Các Tỷ kheo ấy nói như sau: “Chư Tôn giả hãy im lặng, Tỷ-kheo trưởng lão đang nói pháp và luật, và lời nói của vị ấy trở thành châu báu cần phải cất giữ, như một người cất giữ tấm vải kàsi trong một hộp có hương thơm.” Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng ta sẽ được như ví dụ tấm vải kàsi, không giống như ví dụ tấm vải bằng vỏ cây”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. 

 

100 (9) A Lump of Salt – Hạt Muối – page 331

 

“Bhikkhus, if one were to say thus: ‘A person experiences kamma in precisely the same way that he created it,’ in such a case there could-be no living of the spiritual life and no opportunity would be seen for completely making an end of suffering. But if one were to say thus: ‘When a person creates kamma that is to be experienced in a particular way, he experiences its result precisely in that way,’ in such a case the living of the spiritual life is possible and an opportunity is seen for completely making an end of suffering.

“Here, bhikkhus, some person has created trifling bad kamma yet it leads him to hell, while some other person here has created exactly the same trifling kamma yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

“What kind of person creates trifling bad kamma that leads him to hell? Here, some person is undeveloped in body, virtuous behavior, mind, and wisdom; he is limited and has a mean character, and he dwells in suffering. When such a person creates trifling bad kamma, it leads him to hell.

“What kind of person creates exactly the same trifling bad kamma and yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue]?

Here, some person is developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom. He is unlimited and has a lofty character, and he dwells without measure. When such a person creates exactly the same trifling bad kamma, it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much

less abundant [residue].

(1) “Suppose a man would drop a lump of salt into a small bowl of water. What do you think, bhikkhus? Would that lump of salt make the small quantity of water in the bowl salty and undrinkable?”

“Yes, Bhante. For what reason? Because the water in the bowl is limited, thus that lump of salt would make it salty and undrinkable.”

“But suppose a man would drop a lump of salt into the river Ganges. What do you think, bhikkhus? Would that lump of salt make the river Ganges become salty and undrinkable?”

“No, Bhante. For what reason? Because the river G anges contains a large volume of water, thus that lump of salt would not make it salty and undrinkable.”

“So too, bhikkhus, some person here has created trifling bad kamma yet it leads him to hell, while some other person here has created exactly the same trifling kamma yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

“What kind of person creates trifling bad kamma that leads him to hell? Here, some person is undeveloped in body, virtuous behavior, mind, and wisdom. When such a person creates a trifling bad kamma, it leads him to hell.

“What kind of person creates exactly the same trifling bad kamma and yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less an abundant [residue]? Here, some person is developed in- body, virtuous behavior, mind, and wisdom. When such a person has created

exactly the same trifling bad kamma, it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

(2) “Here> bhikkhus, someone is imprisoned for [stealing] half a kahapana, a kahapana, or a hundred kahapanas, while someone else is not imprisoned for [stealing] the same amount of money.

“What kind of person is imprisoned for [stealing] half a kahapana, a kahapana, or a hundred kahapanas? Here, someone is poor, with little property and wealth. Such a person is imprisoned for [stealing] half a kahapana, a kahapana, o r a hundred kahapanas.

“What kind of person is not imprisoned for [stealing] half a kahapana, a kahapana, or a hundred kahapanas? Here, someone is rich, with much money and wealth. Such a person is not imprisoned for [stealing] half a kahapana, a kahapana, or a hundred kahapanas.

“So too, bhikkhus, some person has created trifling bad kamma yet it leads him to hell, while some other person here has created exactly the same trifling kamma yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

“What kind of person creates trifling bad kamma that leads him to hell? Here, some person is undeveloped in body … and wisdom. When such a person has created trifling bad kamma, it leads him to hell.

“What kind of person creates exactly the same trifling bad kamma and yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less an abundant [residue]? Here, some person is developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom. When such a person has created

exactly the same trifling bad kamma, it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

(3) “Bhikkhus, take the case of a sheep merchant or butcher, who can execute, imprison, fine, or otherwise penalize someone who has stolen one of his sheep but can’t do so to someone else who has stolen his sheep.

“What kind of person can the sheep merchant or butcher execute, imprison, fine, or otherwise penalize for stealing a sheep? One who is poor, with little property and wealth. The sheep merchant or butcher can execute, imprison, fine, or otherwise penalize such a person for stealing a sheep.

“What kind of person can’t the sheep merchant or butcher execute, imprison, fine, or otherwise penalize for stealing a sheep? One who is rich, with a lot of money and wealth, a king or royal minister. The sheep merchant or butcher can execute, imprison, fine, or otherwise penalize such a person for stealing a sheep; he can only plead with him: ‘Sir, return my sheep or pay me for it.’

“So too, bhikkhus, some person has created trifling bad kamma yet it leads him to hell, while some othier person here has created exactly the same trifling kamma yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

“What kind of person creates trifling bad kamma that leads him to hell? Here, some person is undeveloped in body, virtuous behavior, mind, and-wisdom; he is limited and has a mean character, and he dwells in suffering. When such kind of person has created a trifling bad kamma, it leads him to hell.

“What kind of person creates exactly the same trifling bad kamma and yet it is to be experienced in this very life, without even a slight [residue] being seen, much less an abundant [residue]? Here, some person is developed in body, virtuous behavior, mind, and wisdom. He is unlimited and has a lofty character, and he dwells without measure. When such a person has created exactly the same trifling bad kamma, it is to be experienced in this very, life, without even a slight [residue] being seen, much less abundant [residue].

“If, bhikkhus, one was to say thus: ‘A person experiences kamma in precisely the same way that he created it,’ in such a case there could be no living of the spiritual life and no opportunity would be seen for completely making an end of suffering. But if one were to say thus: ‘When a person creates kamma that

is to be experienced in a particular way, he experiences its result precisely in that way, in such a case the living of the spiritual life is possible and an opportunity is seen for completely making an end of suffering.”

  1. – Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.

  1. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.

Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không? 

– Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.

– Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không? 

– Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.

– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.

  1. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, nói gì là nhiều.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền. 

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.

  1. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn. nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. 

Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống dời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.

  1. Ví dụ một người đồ tể hay người giết dê, này các Tỷ-kheo, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết hay trói, hay tịch thu tài sản, hay làm như ý muốn. Ðối với một số người cũng đánh cắp dê, không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn. 

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết, có thể trói, có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu tài sản. Kẻ đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy có thể giết, hay trói, hay có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có sở hữu lớn, có tài sản lớn, hay nhà vua, hay đại thần của nhà vua. Người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý người ấy muốn. Không có gì phải làm khác hơn là chắp tay và cầu xin như sau: “Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê”.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số người có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một số người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.

  1. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn. và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. 

Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.

Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: “Người này làm nghiệp ác như thế nào, như thế nào người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau: “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

 

101 (10) The Soil Remover – 100.- Kẻ Lọc Vàng – page 335 of 1925.

 

“Bhikkhus, there are gross defilements of gold: soil, grit, and gravel. Now the soil remover or his apprentice first pours the gold into a trough and washes, rinses, and cleans it. When that has been removed and eliminated, there still remain middlesize defilements in the gold: fine grit and coarse sand. The soil

remover or his apprentice washes, rinses, and cleans it again. When that has been removed and eliminated, there still remain subtle defilements in the gold: fine sand and black dust. So the soil remover or his apprentice washes, rinses, and cleans it again. When that has been removed and eliminated, only grains

of gold remain.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có những uế nhiễm thô tạp của vàng như bụi, cát, đá, sạn và đá sỏi. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đã lọc bụi đem đổ vào trong cái máng, rồi rửa sạch qua, rửa sạch lại, rửa sạch thêm nữa.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm bậc trung của vàng, như cát đá, sạn tế nhị và các hột cát thô tạp. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn. 

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm tế nhị, như cát mịn và cát bụi đen. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn.

Làm xong như vậy, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại bụi vàng.

 

“The goldsmith or his apprentice now pours the gold into a melting pot, and fans it, melts it, and smelts it. But even when this has been done, the gold is not yet settled and the dross has not yet been entirely removed. The gold is not yet

malleable, wieldy, and luminous, but still brittle and not properly fit for work.

“But as the goldsmith or his apprentice continues to fan, melt, and smelt the gold, a time comes when the gold is settled and the dross has been entirely removed, so that the gold becomes malleable, wieldy, and luminous, pliant and properly fit for work. Then whatever kind of ornament the goldsmith wishes

to make from it—whether a bracelet, earrings, a necklace, or a golden garland—he can achieve his purpose.

  1. Rồi người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng bỏ bụi vàng ấy vào trong cái lò, rồi thụt ống bệ, thụt ống bệ thêm, thụt ống bệ cho đến khi vàng bắt đầu chảy, người không chảy ra khỏi miệng lò. Vàng ấy được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, người không chảy ra khỏi miệng lò, chưa làm xong, chưa sạch các uế nhiễm, chưa có nhu nhuyễn, chưa có kham nhậm, chưa có sáng chói. Vàng ấy còn có thể bể vụn và chưa có thể được tác thành tốt đẹp.

Có một thời, này các Tỷ-kheo, người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng ấy lại thụt bệ, thụt bệ thêm nữa, thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng chảy ra khỏi lò. Vàng ấy lại được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng ấy chảy ra khỏi lò, được làm xong, được sạch các uế nhiễm, được nhu nhuyễn, được kham nhậm, và được sáng chói. Vàng ấy còn không bị bể vụn và có thể tác thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn, như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn. 

 

“So too, bhikkhus, when a bhikkhu is devoted to the higher mind, (1) there are in him gross defilements: bodily, verbal, and mental misconduct. An earnest, capable bhikkhu abandons, dispels, terminates, and obliterates them. When this has been done, (2) there remain in him middling defilements: sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming. An earnest, capable bhikkhu abandons, dispels, terminates, and obliterates them. When this has been done, (3) there remain in him subtle defilements: thoughts about his relations, thoughts about his country, and thoughts about his reputation. An earnest, capable bhikkhu abandons, dispels, terminates, and obliterates them. When this has been done, then there remain thoughts connected with the Dhamma. That concentration is not peaceful and sublime, not gained by full tranquilization,

not attained to unification, but is reined in and checked by forcefully suppressing [the defilements].

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại. 

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thuộc bậc trung, dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi .

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỳ kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tuởng không bị khinh rẻ. Tỳ kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt không cho chúng sanh khởi. 

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).

 

“But, bhikkhus, there comes a time when his mind becomes internally steady, composed, unified, and concentrated. That concentration is peaceful and sublime, gained by full tranquilization, and attained to unification; it is not reined in and checked by forcefully suppressing [the defilements]. Then, there being a suitable basis, he is capable of realizing any state realizable by direct knowledge toward which he might incline his mind.

  1. Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Ðịnh ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhứt tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

 

“If he wishes: ‘May I wield the various kinds of psychic potency: having been one, may I become many; having been many, may I become one; may I appear and vanish; may I go unhindered through a wall, through a rampart, through a

mountain as though through space; may I dive in and out of the earth as though it were water; may I walk on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, may I travel in space like a bird; w ith my hand may I touch and stroke the moon and sun so powerful and mighty; m ay I exercise mastery

with the body, as far as the brahma world, he is capable of realizing it, there being a suitable basis.

  1. Nếu vị ấy ước muốn, ta sẽ chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, ngồi kiết già đi đến hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

 

  1. “If he wishes: ‘May I, with the divine ear element, which is purified and surpasses the human, hear both kinds of sounds, the divine and human, those that are far as well as near, he is capable of realizing it, there being a suitable basis.
  2. “If he wishes: ‘May I understand the minds of other beings and persons, having encompassed them with my own mind. May I understand a mind with lust as a mind with lust and a mind without lust as a mind without lust; a mind with hatred as a mind with hatred and a mind without hatred as a mind without hatred; a mind with delusion as a mind with delusion and a mind without delusion as a mind without delusion; a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; a surpassable mind as surpassable and an unsurpassable mind as unsurpassable; a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated, he is capable of realizing it, there being a suitable basis.
  3. Vị ấy nếu ước muốn: “Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài người”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
  4. Nếu vị ấy ước muốn: “Mong rằng với tâm của mình có thể biết tâm của các loại chúng sanh khác, tâm của các loài Người khác như sau: Tâm có tham biết là tâm có tham. Tâm không tham biết là tâm không tham. Tâm có sân biết là tâm có sân. Tâm không sân biết là tâm không sân. Tâm có si biết là tâm có si. Tâm không si biết là tâm không si. Tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Ðại hành tâm biết là đại hành tâm. Không phải đại hành tâm biết là không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm thiền định biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định biết là tâm không thiền định.Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

 

  1. “If he wishes: ‘May I recollect my manifold past abodes, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of worldevolution,

many eons of world-dissolution and world-evolution thus: “There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here” —may I thus recollect my manifold past abodes with their aspects and details,’ he is capable of realizing it, there being a suitable basis.

  1. “If he wishes: ‘May I, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, see beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly; fortunate and unfortunate, and understand how beings fare in accordance with their kamma thus: “These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in the heavenly world”—thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human,, may I see beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful

and ugly, fortunate and unfortunate, and understand how beings fare in accordance with their kamma,’ he is capable of realizing it, there being a suitable basis.

  1. Nếu vị ấy ước muốn: “Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp; vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh tại đây”. Vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào”. 
  2. Nếu vị ấy ước muốn: Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh ấy làm những ác nghiệp về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục, đọa xứ. Các chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những vị này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, ta có thể thấy sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

 

“If he wishes: ‘May I, with the destruction of the taints, in this very life realize for myself with direct knowledge the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, may I dwell in it,’ he is capable of realizing it, there being a suitable basis.”

  1. Nếu vị ấy ước muốn: “Do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

 

102 (11) A Goldsmith – page 338 of 1925

 

  1. “Bhikkhus, when a bhikkhu is devoted to the higher mind, from time to time he should give attention to three marks. (1) From time to time he should give attention to the mark of concentration, (2) from time to time to the mark of exertion, and (3) from time to time to the mark of equanimity.
  2. “If a bhikkhu devoted to the higher mind attends exclusively to the mark of concentration, it is possible that his mind will veer toward laziness. If he attends exclusively to the mark of exertion, it is possible that his mind will veer toward restlessness. If he attends exclusively to the mark of equanimity, it is possible that his mind will not be properly concentrated for the destruction of the taints. But when a bhikkhu devoted to the higher mind from time to time gives attention to the mark of concentration, from time to time to the mark of exertion, and from time to time to the mark of equanimity, his mind becomes

malleable, wieldy, and luminous, pliant and properly concentrated for the destruction of the taints.

  1. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, cần phải thỉnh thoảng tác ý ba tướng. Cần phải thỉnh thoảng tác ý thướng định, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng cần, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng xả. 
  2. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử. Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Nhưng nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu thỉnh thoảng tác ý thướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc. 

 

  1. “Suppose, bhikkhus, a goldsmith or his apprentice would prepare a furnace, heat up the crucible, take some gold with tongs, and put it into the crucible. Then from time to time he would blow on it, from time to time sprinkle water over it, and from time to time just look on. If the goldsmith or liis apprentice

were to exclusively blow on the gold, it is possible that the gold would just burn up. If he were to, exclusively sprinkle water on the gold, it is possible the gold would cool down. If he were exclusively to just look on, it is possible the gold would not reach the right consistency. But if the goldsmith or his apprentice from time to time blows on it, from time to time sprinkles water over it, and from time to time just looks on, the gold would become malleable, wieldy, and luminous, pliant and properly fit for work. Then whatever kind of ornament the goldsmith wishes to make from it—whether a bracelet, earrings, a necklace, or a golden garland—he can achieve his purpose.

  1. Ví như một thợ làm vàng, này các Tỷ-kheo, hay đệ tử người làm vàng, xây lên các lò đúc. Sau khi xây lên các lò đúc, người ấy nhóm lửa đốt miệng lò. Sau khi đốt miệng lò, với cái kềm, người ấy cầm vàng bỏ vào miệng lò; rồi thỉnh thoảng người ấy thụt ống bệ, thỉnh thoảng người ấy rưới nước, thỉnh thoảng người ấy quan sát kỹ lưỡng. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều thổi ống bệ, thì có sự kiện vàng ấy bị cháy. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều rưới nước, thì có sự kiện vàng ấy bị nguội lạnh. Nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, một chiều quan sát kỹ lưỡng, thì có sự kiện vàng ấy không chơn chánh đi đến thuần thục. Còn nếu người làm vàng hay đệ tử người làm vàng, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng thổi ống bệ vàng ấy, thỉnh thoảng rưới nước, thỉnh thoảng quan sát kỹ lưỡng, thời vàng ấy trở thành trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, và được thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn. 

 

  1. “So too, when a bhikkhu is devoted to the higher mind, from time to time he should give attention to three marks. From time to time he should give attention to the mark of concentration, from time to time to the mark of exertion, and from time to time to the mark of equanimity.

“If a bhikkhu devoted to the higher mind attends exclusively to the mark of concentration, it is possible that his mind will veer toward laziness. If he attends exclusively to the mark of exertion, it is possible that his mind will veer toward restlessness. If he attends exclusively to the mark of equanimity, it is possible that his mind will not be properly concentrated for the destruction of the taints. But when from time to time he gives attention to the mark of concentration, from time to time to the mark of exertion, and from time to time to the mark of equanimity, his mind becomes malleable, wieldy, and luminous, not brittle but properly concentrated for the destruction of the taints. Then, there being a suitable basis, he is capable of realizing any state realizable by direct knowledge toward which he might incline his mind.

  1. “If he wishes: ‘May I wield the various kinds of psychic potency’ … [all as in 3:101, down to:] … If he wishes: ‘May I, with the destruction of the taints, in this very life realize for myself with direct knowledge the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, may I dwell in it,’ he is capable of realizing it, there being a suitable basis.”
  2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo siêng năng tu tập tăng thượng tâm, cần phải thỉnh thoảng tác ý ba tướng. Cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng định, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướngtinh cần, cần phải thỉnh thoảng tác ý tướng xả. Nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động. Nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng tinh cần, thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến trạo cử. Nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Nhưng nếu Tỷ-kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các Tỷ-kheo, thỉnh thoảng tác ý tướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyến, kham nhậm, chói sáng, không bể vụn, chơn chánh định tĩnh để đoạn tận các lậu hoặc. Tùy thuộc theo pháp gì, tâm vị ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ, vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào. 
  3. Nếu vị ấy muốn: “Ta sẽ chứng đạt nhiều loại thần thông … (như 100.5) … chứng tri sáu loại thắng trí … do đoạn diệt các lậu hoặc … (như 100.10) … sau khi chứng ngộ, ta sẽ chứng đạt và an trú”; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào. 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0810.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf