03b. Chương Ba Pháp – The Book of the Threes – Phẩm 05 – 07 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Middle Way Group.

The Book of the Threes – page 244 – 303 of 1925.

V. The Minor Chapter – Phẩm Nhỏ

 

41 (1) Present – Sự Có Mặt

 

“Bhikkhus, when three things are present, a clansman endowed with faith generates much merit. What three? (1) When faith is present, a clansman endowed with faith generates much merit. (2) When an object to be given is present, a clansman endowed with faith generates much merit. (3) When those

worthy of offerings are present, a clansman endowed with faith generates much merit. When these three things are present, a clansman endowed with faith generates much merit.”

– Do sự có mặt của ba pháp, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Thế nào là ba? 

Do sự có mặt của lòng tin, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Do sự có mặt của vật bố thí, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Do sự có mặt của các vị xứng đáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước.

Do sự có mặt của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. 

 

42 (2) Cases

 

“Bhikkhus, in three cases one may be understood to have faith and confidence. What three? When one desires to see those of virtuous behavior; when one desires to hear the good Dhamma; and when one dwells at home with a mind devoid of the stain of miserliness, freely generous, openhanded, delighting in relinquishment, devoted to charity, delighting in giving and sharing. In these three cases, one may be understood to have faith and confidence.”

 

One who desires to see the virtuous ones,

who wishes to hear the good Dhamma,

who has removed the stain of miserliness,

is called a person endowed with faith.

– Do ba sự kiện, này các Tỷ-kheo, một người được biết là có lòng tin. Thế nào là ba? 

Ưa thấy người có giới hạnh, ưa nghe diệu pháp, với tâm ly cấu uế của xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí. Do ba sự kiện này, này các Tỷ-kheo, một người được biết là có lòng tin. 

Thích thấy người giới hạnh
Muốn được nghe diệu pháp
Nhiếp phục uế xan tham
Vị ấy gọi có tin

 

43 (3) Advantages – Ba Lợi Ích

 

“Bhikkhus, when one sees three advantages, it is enough to teach others the Dhamma. What three? (1) The one who teaches the Dhamma experiences the meaning and the Dhamma. (2) The one who hears the Dhamma experiences the meaning and the Dhamma. (3) Both the one who teaches the Dhamma and

the one who hears the Dhamma experience the meaning and the Dhamma. Seeing these three advantages, it is enough to teach others the Dhamma.”

– Thấy rõ ba lợi ích này (lý do, lợi ích) là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người khác. Thế nào là ba? 

Ai thuyết pháp cần phải liễu giải nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Ai nghe pháp cần phải liễu giải nghĩa và cần phải liễu giải pháp. Người thuyết pháp và cả người nghe pháp cần phải liễu giải nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Thấy rõ ba lợi ích này, này các Tỷ-kheo, là cần thiết cho một người thuyết pháp cho người khác.

 

44 (4) Smooth Flow – Trường Hợp

 

“Bhikkhus, in three cases talk flows smoothly. What three? (1) When the one who teaches the Dhamma experiences the meaning and the Dhamma. (2) When the one who hears the Dhamma experiences the meaning and the Dhamma. (3) When both the one who teaches the Dhamma and the one who hears the

Dhamma experience the meaning and the Dhamma. In these three cases talk flows smoothly.”

– Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo, cuộc pháp thoại được diễn tiến có lợi ích. Thế nào là ba? 

Ai thuyết pháp cần phải liễu giải nghĩa, và cần phải liễu giải pháp. Ai nghe pháp … liễu giải pháp. Ai thuyết pháp và ai nghe pháp, cả hai cần phải liễu giải nghĩa và cần phải liễu giải pháp. Có ba trường hợp này, này các Tỷ-kheo, là cuộc pháp thoại được diễn tiến có lợi ích. 

 

45 (5) The Wise – Bổn Phận 

 

“Bhikkhus, there are these three things prescribed by the wise, prescribed by good people. What three? (1) Giving is prescribed by the wise, prescribed by good people. (2) The going forth is prescribed by the wise, prescribed by good people. (3) Attending upon one’s mother and father is prescribed by the wise,

prescribed by good people. These three things are prescribed by the wise, prescribed by good people.”

 

Good people prescribe giving,

harmlessness, self-control, and self-taming,

service to one’s mother and father

and to the peaceful followers of the spiritual life.

 

These are the deeds of the good

which the wise person should pursue.

The noble one possessed of vision

goes to an auspicious world.

– Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Thế nào là ba? 

Bố thí, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Xuất gia, này các Tỷ-kheo, được bậc Chân nhân tuyên bố. Hầu hạ cha mẹ, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. 

Biết bố thí thiện sĩ
Bất hại, chế ngự căn
Tự điều, hầu cha mẹ,
Các vị sống phạm hạnh,
Bổn phận kẻ thiện khen
Người Hiền thực hiện chúng
Bậc Thánh thấy rõ vậy
Ðạt được đời an lạc.

 

46 (6) Virtuous – Bậc Giới Hạnh

 

“Bhikkhus, when virtuous renunciants dwell in dependence on a village or a town, the. people, there generate much merit in three ways. What three? By body, speech, arid mind. When virtuous renunciants dwell in dependence on a village or a town, the people there generate much merit in these three ways.”

– Gần làng hay thị trấn nào, này các Tỷ-kheo, các bậc xuất gia có giới hạnh trú ở, tại chỗ ấy, các người nhờ ba sự kiện được gặt nhiều công đức. Thế nào là ba? Bởi thân, bởi lời nói, bởi ý.

Gần làng hay thị trấn nào, này các Tỷ-kheo, các bậc xuất gia có giới hạnh trú ở, tại chỗ ấy, các người nhờ ba sự kiện này, được gặt nhiều công đức.

 

47 (7) Conditioned – Hửu Vi

 

“Bhikkhus, there are these three characteristics that define the conditioned. What three? An arising is seen, a vanishing is seen, and its alteration while it persists is seen. These are the three characteristics that define the conditioned.

“Bhikkhus, there are these three characteristics that define the unconditioned. What three? No arising is seen, no vanishing is seen, and no alteration while it persists is seen. These are the three characteristics that define the unconditioned.”

– Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba? 

Sanh được trình bày rõ, diệt được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi.

– Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi. Thế nào là ba? 

Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi.

 

48 (8) Mountains – Núi

 

“Bhikkhus, based on the Himalayas, the king of mountains, great sal trees grow in three ways. What three? (1) They grow in branches, leaves, and foliage; (2) they grow in bark and shoots; and. (3) they grow in softwood and heartwood. Based on the Himalayas, the king of mountains, great sal trees grow in these

three ways.

“So too, when the head of a family is endowed with faith, the people in the family who depend on him grow in three ways. What three? (1) They grow in faith; (2) they grow in virtuous behavior; and (3) they grow in wisdom. When the head of a family is endowed with faith, the people in the family who

depend on him grow in these three ways.”

 

Just as the trees that grow

in dependence on a rocky mountain

in a vast forest wilderness

might become great “woodland lords,”

so, when the head of a family here

possesses faith and virtue,

his wife, children/and relatives

all grow in dependence upon him;

so too his friends, his family circle,

and those dependent on him. [153]

 

Those possessed of discernment, .

seeing that virtuous man’s good conduct,

his generosity and good deeds,

emulate his example.

 

Having lived here in accord with Dhamma,

the path leading to a good destination,

those who desire sensual pleasures rejoice,

delighting in the deva world.

– Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba? 

Chúng lớn lên về cành, về lá, về toàn bộ lá cây, chúng lớn lên về vỏ trong và vỏ ngoài hay mầm non, chúng lớn lên về giác cây và lõi cây. Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng này.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dựa vào thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba? 

Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới, tăng trưởng về trí tuệ. Dựa vào thiện nam tử có lòng tin, này các Tỷ-kheo, các người trong gia đình được lớn lên ba sự tăng trưởng này.

Như núi đá sừng sựng
Trong rừng sâu rừng rậm
Các cây lớn dựa vào
Lớn lên những thần rừng
Cũng vậy, thiện nam tử
Có lòng tin giới đức
Vợ con và gia quyến
Dựa vào để lớn mạnh
Với tùy tùng bà con
Nhờ cậy để sinh sống
Thấy vị giới hạnh làm
Giới, bố thí, thiện hành
Nếu chúng có mắt sáng
Chúng làm theo vị ấy
Ở đây, làm đúng pháp
Con đường đến cõi lành
Trong Thiên giới hỷ lạc
Ước muốn được hoàn hỷ.

 

49 (9) Ardor – Nhiệt Tình Tinh Tấn

“Bhikkhus, in three cases ardor should be exercised. What three? (1) Ardor should be exercised for the non-arising of unarisen bad unwholesome qualities. (2) Ardor should be exercised for the arising of unarisen wholesome qualities. (3) Ardor should be exercised for enduring arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality. In these three cases ardor should be exercised.

“When a bhikkhu exercises ardor for the. non-arising of unarisen bad unwholesome qualities, for the arising of unarisen wholesome qualities., and for enduring arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, harrowing, disagreeable, sapping one’s vitality, he is called a bhikkhu who is ardent, alert, and mindful in order to make a complete end of suffering.”

– Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo, nhiệt tình cần phải làm mạnh. Thế nào là ba? 

Các ác bất thiện pháp chưa sanh, cần nhiệt tình làm mạnh đừng cho sanh. Các Thiện pháp chưa sanh, cần nhiệt tình làm mạnh để cho sanh. Ðể chịu đựng các thân thọ khổ đã sanh, nhói đau, da diết đau, gay gắt đau, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng sống, cần nhiệt tình làm mạnh. Có ba trường hợp, này các Tỷ-kheo, nhiệt tình cần phải làm mạnh.

Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, nhiệt tình làm mạnh đừng để cho sanh, đối với các pháp thiện chưa sanh, nhiệt tình làm mạnh để cho sanh khởi. Ðể chịu đựng các thân thọ đã sanh, khổ đau, nhói đau, da diết đau, gay gắt đau, không thích thú, không thích ý, đoạt mạng sống, nhiệt tình làm mạnh. Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị có nhiệt tình, thận trọng, chánh niệm để chơn chánh đoạn tận khổ đau.

 

50 (10) A Master Thief – Giặc Cướp

 

“Bhikkhus, possessing three factors, a master thief breaks into houses, plunders wealth, commits banditry, and ambushes highways. What three? Here, a master thief depends on the uneven, on thickets, and on powerful people.

(1) “And how does a master thief depend on the uneven? Here, a master thief depends on rivers that are hard to cross and rugged mountains. It is in this way that a master thief depends on the uneven.

(2) “And how does a master thief depend on thickets? Here, a master thief depends on a thicket of cane, a thicket of trees, a coppice, or a large dense jungle. It is in this way that a master thief depends on thickets.

(3) “And how does a master thief depend on powerful people? Here, a master thief depends on kings or royal ministers. He thinks: If anyone accuses me of anything, these kings or royal ministers will dismiss the case. If anyone accuses him of anything, those kings or royal ministers dismiss the case. It is in this way that a master thief depends on powerful people.

“It is by possessing these three factors that a master thief breaks into houses, plunders wealth, commits banditry, and ambushes highways.

“So too, bhikkhus, possessing three qualities, an evil bhikkhu maintains himself in a maimed and injured condition, is blameworthy and subject to reproach by the wise, and generates much demerit. What three? Here, an evil bhikkhu depends on the uneven, on thickets, and on powerful people.

(1) “And how does an evil bhikkhu depend on the uneven? Here, an evil bhikkhu engages in unrighteous bodily, verbal, and mental action. It is in this way that an evil bhikkhu depends on the uneven.

(2) “And how does an evil bhikkhu depend on thickets? Here, an evil bhikkhu holds wrong view, adopts an extremist view. It is in this way that an evil bhikkhu depends on thickets.

(3) “And how does an evil bhikkhu depend on powerful people? Here, an evil bhikkhu depends on kings or royal ministers.

He thinks: If anyone accuses me of anything, these kings or royal ministers will dismiss the case. If anyone accuses him of anything, those kings or royal ministers dismiss the case. It is in this way that an evil bhikkhu depends on the powerful.

“It is by possessing these three qualities that an evil bhikkhu maintains himself in a maimed and injured condition, is blameworthy and subject to reproach by the wise, and generates much demerit.”

– Do đầy đủ ba điều kiện, này các Tỷ-kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi được đồ ăn trộm, làm kể cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường chận cướp. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm, dựa vào kẻ có quyền lực.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào con sông khó lội qua, hay sự quanh co hiểm trở của núi non. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tên cướp lớn dựa vào sự quanh co hiểm trở.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tên cướp lớn dựa vào rừng rậm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào rừng rậm cỏ, hay rừng rậm cây, hay khóm rừng, hay đám rừng lớn rậm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào rừng rậm.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào vua hay các vị đại thần của vua và nghĩ như sau: “Nếu có ai kết tội ta, các vua ấy hay các vị đại thần của vua ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta”. Và thực sự là như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào kẻ có quyền lực. 

Do đầy đủ ba điều kiện này, này các Tỷ-kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi được đồ ăn trộm, làm kể cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường chận cướp.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo đầy đủ ba pháp, tự mình sử sự một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm và dựa vào kẻ có quyền lực. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào sự hiểm trở? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo đầy đủ với thân hành quanh co hiểm trở, với ngữ hành quanh co hiểm trở, với ý hành quanh co hiểm trở. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ác Tỷ-kheo dựa vào quanh co hiểm trở.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo có tà kiến, đầy đủ những tri kiến đi đến cực đoan. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, dựa vào các vua hay các đại thần của vua, ác Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Nếu có ai kết tội ta, các vua ấy, hay các đại thần của vua ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta”. Và thực sự là như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền lực.

Ðầu đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. 

 

The Second Fifty – page 249 of 1925

VI. Brahmins – Phẩm Các Bà La Môn

 

51 (1) Two Brahmins (1) – (a) Hai Người

Then two brahmins who were old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, a hundred and twenty years of ag e, approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, they sat down to one side and said to the Blessed One:

“We are brahmins, Master Gotama, old, aged a hundred and twenty years of age. But we have not done anything good and wholesome, nor have we made a shelter for ourselves. Let Master Gotama exhort us and instruct us in a w ay that will lead to our welfare and happiness for a long time!”

“Truly, brahmins, you are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, a hundred and twenty years of age, but you have not done anything good and wholesome, nor have you made a shelter for yourselves. Indeed, this world is swept away by old age, illness, and death. But though the world is swept away by old age, illness, and death, when one

has departed, bodily, verbal, and mental self-control will provide a shelter, a harbor, an island, a refuge, and a support.”

 

Life is swept along, short is the life span,

no shelters exist for one who has grown old.

Seeing clearly this peril in death,

one should do deeds of merit that bring happiness.

 

When one departs [this life],

self-control over body, speech, and mind,

and the deeds of merit one did while living,

lead to one’s happiness.

– Có hai vị Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn … ngồi xuống một bên, những Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: 

– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, … đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành … không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến. 

Ðời sống bị dắt dẫn
Mạng sống chẳng là bao
Bị già kéo dẫn đi
Không có nơi nương tựa
Hãy luôn luôn quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy làm các công đức
Ðưa đến chơn an lạc.
Ở đây chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Ðã làm các công đức.

 

52(2) Two Brahmins (2) – (b) Hai Người

Then two brahmins who were old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, a hundred and twenty years of age, approached the Blessed One … and said to him:

“We are brahmins, Master Gotama, old, aged … a hundred and twenty years of age. But we have not done anything good and wholesome, nor have we made a shelter for ourselves. Let Master Gotama exhort us and instruct us in a way that will lead to our welfare and happiness for a long time!”

“Truly, brahmins, you are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, a hundred and twenty years of age, but you have not done anything good and wholesome, nor have you made a shelter for yourselves. Indeed, this world is burning with old age, illness, and death. But though the world is burning with old age, illness, and death, when one has departed, bodily, verbal, and mental self-control will provide a shelter, a harbor, an island, a refuge, and a support.”

 

When one’s house is ablaze

the vessel taken out

is the one that will be useful to you,

not the one that is burnt inside.

 

So, since the world is ablaze

with old age and death,

one should take out by giving:

what is given is well taken out.

 

When one departs [this life],

self-control o v e r body, speech, and mind,

and the deeds of merit one did while alive,

lead to one’s happiness.

Rồi Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn … đi đến Thế Tôn, bạch Thế Tôn: 

– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, … đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành … là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.

Trong ngôi nhà bị cháy, 
Ðồ đạc được đem ra,
Ðồ ấy lợi cho nó,
Không phải đồ bị cháy,
Cũng vậy đời bị cháy,
Do già chết thiêu đốt,
Nhờ bố thí tự cứu
Khéo cứu, đồ bố thí.
Ở đây, chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Ðã làm các công đức.

 

53 (3) A Certain Brahmin – Vị Bà La Môn

 

Then a certain brahmin approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama, it is said: ‘A directly visible Dhamma, a directly visible Dhamma.’ In what way is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”

 (1) “Brahmin, one excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it,  intends for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when lust is

abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way that the Dhamma is directly visible …

(2) “One full of hate, overcome by hatred, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when hatred is abandoned,

he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way, too, that the Dhamma is directly visible …

(3) “One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, and for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others,

or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way, too, that the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”

“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight

can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: 

– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu? 

– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, … tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại….. không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, … tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

54 (4) A Wanderer – Bà La Môn Cư Sĩ

 

Then a certain brahmin wanderer approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama; it is said: ‘A directly visible Dhamma, a directly visible Dhamma.’ In what way is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”

(1) “Brahmin, one excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when lust is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others,

or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. One excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, arid mind. But when lust is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One excited

by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, does not understand as it really is his own good, the good of others, or the good of both. But when lust is abandoned, he understands as it really is his own good, the good of others, and the good of both. It is in this way, brahmin, that the Dhamma is directly visible … to be personally experienced by the wise.

(2) “One full of hate, overcome by hatred …

(3) “One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, intends for his. own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others,

or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, engages in misconduct by body, speech, and mind. But when delusion is abandoned, he does not engage in misconduct by body, speech, and mind. One

who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, does not understand as it really is his own good, the good of others, or the good of both. But when delusion is abandoned, he understands as it really is his own good, the good of others, and the good of both. It is in this way, too, that the Dhamma

is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi một Bà-la-môn du sĩ đi đến; Thế Tôn, sau khi đến, … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn du sĩ bạch Thế Tôn: 

– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu? 

– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm … cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. 

Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy không làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói … , ác hạnh về ý. 

Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lo của người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy như thật rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lo của người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai

Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. 

Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn … 

Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ đến hại mình … nên suy nghĩ đến hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục,tâm bị xâm chiếm, nên làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý. Si được đoạn trừ, thời không làm ác hạnh về thân … ác hạnh về lời nói … , ác hạnh về ý. 

Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lợi ích cho người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Si được đoạn trừ, thời như thật rõ biết lợi ích cho mình, như thật rõ biết lợi ích cho người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai

Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. 

 

55 (5) Nibbana – Niết-bàn

 

Then the brahmin JanussonI approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama, it is said: ‘Directly visible nibbana, directly visible nibbana.’ In what way is nibbana directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”

(1) “Brahmin, one excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when lust is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of

others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way that nibbana is directly visible.

(2) “One full of hate, overcome by hatred …

(3) “One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others,

or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way, too, that nibbana is directly visible.

“When, brahmin, one experiences the remainderless destruction of lust, the remainderless destruction of hatred, and the remainderless destruction of delusion, it is in this way, too, that nibbana is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the

wise.”

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn: 

– Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu? 

– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị si làm uế nhiễm, này Bà-la-môn … 

Bị sân làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ đến hại mình … nên suy nghĩ đến hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. 

Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, … được người trí tự mình giác hiểu.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

56 (6) Depopulation – Người Giàu Có

 

Then a certain affluent brahmin approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama, I have heard older brahmins who are aged, burdened with years, teachers of teachers, saying: ‘In the past this world was so thickly populated one would think there was no space between people. The villages, towns, and capital cities were so close that cocks could fly between them.’ Why

is it, Master Gotama, that at present the number of people has declined, depopulation is seen, and villages, towns, cities, and districts have vanished?”

(1) “At present, brahmin, people are excited by illicit lust, overcome by unrighteous greed, afflicted by wrong Dhamma. As a result, they take up weapons and slay one another. Hence many people die. This is a reason why at present the number of people has declined, depopulation is seen, and villages, towns, cities, and districts have vanished:

(2) “Again, at present people are excited by illicit lust, overcome by unrighteous greed, afflicted by wrong Dhamma. When this happens, sufficient rain does not fall. As a result, there is a famine, a scarcity of grain; the crops become blighted

and turn to straw. Hence many people die. This is another reason why at present the number of people has declined, depopulation is seen, and villages, towns, cities, and districts have vanished.

(3) “Again, at present people are excited by illicit lust, overcome by unrighteous greed, afflicted by wrong Dhamma. When this happens, the Yakkhas release wild spirits. Hence many people die. This is y et another reason why at present

the number of people has declined, depopulation is seen, and villages, towns, cities, and districts have vanished.”

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi một Bà-la-môn giàu có lớn đi đến Thế Tôn, … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn giàu có lớn bạch Thế Tôn: 

– Con có nghe, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn thuở xưa, các trưởng lão lớn tuổi, bậc thầy của các bậc Thầy nói rằng: “Thuở xưa, thế giới này quá sung mãn, với người, – người ta nghĩ như một vực sâu không có sóng, các làng, các thị trấn, các kinh thành quá gần để một con gà trống có thể bước từ chỗ này qua chỗ kia.”

Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ngày nay loài người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ? 

– Ngày nay, này Bà-la-môn, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, chúng cầm gươm sắc bén sát hại lẫn nhau. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các quốc độ trở thành không quốc độ.

Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các quốc độ trở thành không phải quốc độ.

Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm … vì bị các tà kiến chi phối, các loài Yakkha (Dạ-xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Vì vậy, nhiều người mệnh chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế … các quốc độ trở thành không phải quốc độ.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

57 (7) Vaccha – Vacchagotta

 

Then the wanderer Vacchagotta approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama, I have heard: ‘The ascetic Gotama says: “Alms should be given only to me, not to others; alms should be given only to my disciples, not to the disciples of others. Only what is given to me is very fruitful, not what is given to others; only what is given to my disciples is very fruitful, not what is given to the disciples of others.”‘ Do those who speak thus state what has been said by Master Gotama and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma so that they would not incur any reasonable criticism or ground for censure? For we do not want to misrepresent Master Gotama.”

“Those, Vaccha, who say: ”The ascetic Gotama says: “Alms should be given only to me … only what is given to my disciples is very fruitful, not what is given to the disciples of others,”do not state what has been said by me but misrepresent me with what is untrue and contrary to fact. One who prevents another

from giving alms creates an obstruction and stumbling block for three people. What three? He creates an obstruction to the donor’s acquiring merit, to the recipients’ gaining a gift, and already he has maimed and injured himself. One who prevents another from giving alms creates an obstruction and stumbling

block for these three people.

“But, Vaccha, I say that one acquires merit even if one throws a way dishwashing water in a refuse dump or cesspit with the thought: “May the living beings here sustain themselves with this!’  How much more, then, [does one acquire merit] when one gives to human beings! However, I say that what is given to one of virtuous behavior is more fruitful than [what is given] to an

immoral person. And [the most worthy recipient] is one who

has abandoned five factors and possesses five factors.

“What five factors has he abandoned? Sensual desire, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and remorse, and doubt. These are the five factors that he has abandoned.

“And what five factors does he possess? The virtuous behavior, concentration, wisdom, liberation, and knowledge and vision of liberation of one beyond training. These are the five factors that he possesses.

“It is in such a way, I say, that what is given to one who has abandoned five factors and possesses five factors is very fruitful.”

 

Among cattle of any sort,

whether black, white, red, or golden,

mottled, uniform, or pigeon-colored,

the tamed bull is born,

the one that can bear the load,

possessing strength, advancing with good speed.

They yoke the burden just to him;

they are not concerned about his color.

So too, among human beings

it is in any kind of birth—

among khattiyas, brahmins, vessas,

sudd as, candalas, or scavengers—

among people of any sort

that the tamed person of good manners is born:

one firm in Dhamma, virtuous in conduct,

truthful in speech, endowed with moral shame;

one who has abandoned birth and death,

consummate in the spiritual life,

with the burden dropped, detached, .

who has done his task, free of taints;

who has gone beyond all things [of the world]

and by non-clinging has reached nibbana:

an offering is truly vast

when planted in that spotless field.

Fools devoid of understanding,

dull-witted, unlearned,

do not attend on the holy ones

but give their gifts to those outside.

Those, however, who attend on the holy ones,

on the wise ones esteemed as sagely,

and those whose faith in the Fortunate One

is deeply rooted and well established,

go to the world of the devas

or are born here in a good family.

Advancing in successive steps,

those wise ones attain nibbana.

Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, … Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn: 

– Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, Sa-môn Gotama nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!”. Thưa Tôn giả Gotama, những ai nói rằng Sa-môn nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta … không có được quả lớn!”. Những người nói như vậy, có phải nói đúng lời nói của Tôn giả Gotama, không có xuyên tạc Tôn giả Gotama với điều không thật? Có phải họ nói như vậy là đúng pháp và thuận pháp, và những ai là người đồng pháp, nói lời đúng pháp và thuận pháp, không có cơ hội để chỉ trích? Họ không muốn xuyên tạc Tôn giả Gotama? 

– Này Vaccha, những ai nói rằng Sa-môn Gotama nói như sau: “Cần phải bố thí cho ta … có được quả lớn!”, những người ấy không nói đúng với lời nói của ta, họ đã xuyên tạc ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba? 

Người ấy làm chướng ngại người cho không được công đức, người ấy ngăn chặn người nhận không được bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương tổn hơn. Này Vaccha, ai ngăn chặn người cho không bố thí người khác, tạo ra ba chướng ngaị như vậy, và đánh cắp mất ba vật. Này Vaccha, ta nói như sau: “Những ai đổ đồ phế thải trên mâm bàn, hay đồ rửa chén bát vào hố phân hay hố rác rưởi (với ý nghĩ) để các loài hữu tình trong ấy nhờ đấy được ăn để sống”. Do nhân duyên ấy, này Vaccha, ta nói có đem lại công đức, còn nói gì đối với loài người.

Lại nữa, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng, cho người có giới hạnh được quả lớn, cho người ác giới không phải như vậy. Người có giới hạnh là người đã đoạn tận năm pháp và đã đầy đủ năm pháp.

Thế nào là năm pháp đã được đoạn tận? Dục tham đã được đoạn tận, sân đã được đoạn tận, hôn trầm thùy miên đã được đoạn tận, trạo hối đã được đoạn tận, nghi đã được đoạn tận, năm pháp này đã được đoạn tận.

Năm pháp nào đã được đầy đủ? 

Ðầy đủ vô học giới uẩn, đầy đủ vô học định uẩn, đầy đủ vô học tuệ uẩn, đầy đủ vô học giải thoát uẩn, đầy đủ vô học giải thoát tri kiến uẩn. Vị ấy được đầy đủ năm pháp này. Ở đây, Ta tuyên bố rằng, bố thí cho người đoạn tận năm pháp, đầy đủ năm pháp có quả lớn.

Như trong một đàn bò, 
Có con đen, trắng, đỏ
Màu hung hay có đốm,
Có con màu bồ câu
Dầu con bò màu gì,
Kiếm được con bò thuần,
Con vật kéo sức mạnh,
Ðẹp, lanh và hăng hái,
Mặc kệ nó màu gì,
Liền mắc vào gánh nặng,
Cũng vậy, giữa loài người,
Dầu có sinh chỗ nào,
Hoàng tộc, Bà-la-môn
Thương gia hay nô bộc,
Kẻ không có giai cấp,
Hay hạ cấp đổ phân,
Giữa những người như vậy.
Ai điều phục thuần thục,
Ngay thẳng, đủ giới đức
Nói thực, biết tàm quý,
Sanh tử đã đoạn tận,
Phạm hạnh được vẹn toàn
Gánh nặng đã hạ xuống,
Không còn bị trói buộc,
Việc cần làm đã làm,
Không còn bị lậu hoặc,
Ðã đến bờ bên kia,
Không chấp pháp tịch tịnh,
Phước điền ấy vô cấu.
Quả lớn đáng cúng dường;
Như kẻ ngu không biết,
Thiếu trí, ít nghe nhiều,
Chỉ bố thí bên ngoài,
Không đến gần kẻ thiện,
Những ai gần kẻ thiện,
Có tuệ, tôn bực hiền
Họ tin bậc Thiện Thệ,
An trú tận gốc rễ.
Sanh Thiên hay ở đây
Ðược sanh gia đình tốt
Bậc trí tuần tự tiến
Chứng được cảnh Niết-bàn.

 

58 (8) Tikanna – Tikanna – 1-6

 

Then the brahmin Tikanna approached the Blessed One and exchanged greetings with him Then, sitting to one side, the brahmin Tikanna, in the presence of the Blessed One, spoke praise of the brahmins who had mastered the threefold knowledge: “Such are the brahmins who are masters of the threefold knowledge; thus, are the brahmins w ho a re m asters of the threefold

Knowledge.”

[The Blessed One said:] “But how, brahmin, do the brahmins describe a brahmin who is a master of the threefold knowledge?”

“Here, Master Gotama, a brahmin is well born on both his maternal and paternal sides, of pure descent, unassailable and impeccable with respect to birth as far back as the seventh paternal generation. He is a reciter and preserver of the hymns, a master of the three Vedas with their vocabularies, ritual, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he is fully versed in natural philosophy and in the marks of a great man. It is in this way that the brahmins describe a brahmin who is a master of the threefold knowledge.”

“Brahmin, a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline is quite different from a brahmin who is a master of the threefold knowledge as the brahmins describe him.”

“But in what way, Master Gotama, is one a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline? It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma in such a way as to make clear how one is a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline.”

“Well then, brahmin, listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, sir,” the brahmin Tikanna replied. The Blessed One said this:

“Here, brahmin, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure bom of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is quanimous, mindful, one who dwells happily.’

With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection; he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity.

(1) “When his mind is thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to the knowledge of the recollection of past abodes. He recollects his manifold past abodes, that is, one birth, two births, three births, four births,

five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many eons of world-dissolution and worldevolution, thus: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life spah; passing away from there, I was reborn here.” Thus, he recollects his manifold past abodes with their aspects and details.

‘This is the first true knowledge attained by him. Ignorance is dispelled, true knowledge has arisen; darkness is dispelled, light has arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute.

(2) “When his mind is thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to the knowledge of the passing away and rebirth of beings. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma thus: ‘These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook, kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the b reakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world.’ Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and being

reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings fare in accordance with their kamma.

“This is the second true knowledge attained by him. Ignorance is dispelled, true knowledge has arisen; darkness is dispelled, light has arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute.

(3) “When his mind is thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to the knowledge of the destruction of the taints. He understands as it really is: ‘This is suffering’; he understands as it really is: ‘This is the origin of

suffering’; he understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘These are. the taints’; he understands as it really is: ‘This is the origin of the taints’; he understands as it really is: ‘This is the

cessation of the taints’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’

“When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensuality, from the taint of existence, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge:

‘[It’s] liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any sta te of being.’

“This is the third true knowledge attained by him. Ignorance is dispelled, true knowledge has arisen; darkness is dispelled, light has arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute.

 

“He whose virtue has no vacillation.,

who is alert and meditative,

whose mind has been mastered,

one-pointed, well concentrated;

 

“the wise one, dispeller of darkness,

the triple-knowledge bearer, victor over death;

the one they call an abandoner of all,

benefactor of devas and humans;

 

“the one possessing the three knowledges,

who dwei Is without d elu s i on;

they worship him, the Buddha

Gotama, bearing his final body.

 

“One who knows his past abodes,

who sees heaven and the plane of misery,

. and has reached the destruction of birth

is a sage consummate in direct knowledge.

 

“Through these three kinds of knowledge

one is a triple-knowledge brahmin.

I call him a triple-knowledge master,

not the other who utters incantations.

 

“It is in this way, brahmin, that one is a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline.”

“Master Gotama, a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline is quite different from a master of the threefold knowledge according to the brahmins. And a master of the threefold knowledge according to the brahmins is not worth a sixteenth part of a master of the threefold knowledge

in the Noble One’s discipline.

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi Bà-la-môn Tikanna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Tikanna, trước mặt Thế Tôn, tán thán các bậc Bà-la-môn có đầy đủ ba minh.

– Phải, này Bà-la-môn, họ là các bậc có ba minh. Phải, các Bà-la-môn có ba minh. Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn? 

– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của các vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả ba minh các vị Bà-la-môn.

– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác ba minh trong luật của bậc thánh.

– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới luật của bậc thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi về ba minh trong Luật của bậc Thánh. 

– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Tikana vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

– Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ, làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. 

3- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.” Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết. Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 

4.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. 

Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi trời, cõi đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 

5.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

6.-

Giới hạnh không cao thấp
Khôn khéo và thiền tịnh,
Với tâm được chinh phục,
Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Bậc trí đoạn mê ám,
Ba minh, diệt tử thần,
Vị ấy được tôn xưng,
Ðại hạnh cho Trời Người,
Bậc “Ðoạn tận tất cả”,
Ðầy đủ cả ba minh
An trú không mê vọng,
Ðức Phật, bậc Giác Ngộ,
Bậc chứng thân tối hậu,
Chúng lễ Gotama.
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa giới,
Vị ấy là đạo sĩ,
Ðoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.

Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.– Thật khác, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng minh trong Luật của bậc Thánh.

 

59 (9) Jannssom – Jànussoni – 1-4

 

Then the brahmin JanussonI approached the Blessed One … and said to him:

“Master Gotama, whoever has a sacrifice, a memorial meal, an offering dish, or something to be given should give the gift to brahmins who are masters of the threefold knowledge.”

[The Blessed One said:] “But how, brahmin, do the brahmins describe a brahmin who is a master of the threefold knowledge?”

“Here, Master Gotama, a brahmin is well born on both sides … [as in 3:58] … and [skilled] in the marks of a greatman. It is in this w ay that the brahmins describe a master of the threefold knowledge.”

“Brahmin, a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline is quite different from the one that the brahmins describe.”

“But in what, way, Master Gotama, is one a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline? It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma in such a way as to make clear how one is a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline.”

“Well then, brahmin, listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, sir,” the brahmin Janussoni replied. The Blessed One said this:

“Here, brahmin, secluded from sensual pleasures … [allas in 3:58, down to:] … This is the third true knowledge attained by him. Ignorance is dispelled, true knowledge has arisen; darkness is dispelled, light has arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute.

 

“One consummate in virtue and observances,

who is resolute and composed,

whose mind has been mastered,

one-pointed and well concentrated;

 

“one who knows his past abodes,

who sees heaven and the plane of m isery,

and has reached the destruction of birth

is a sage consummate in direct knowledge.

 

‘Through these three kinds of knowledge

one is a triple-knowledge brahmin.

I call him a triple-knowledge master,

not the other who utters incantations.

 

“It is in this way, brahmin, that one is a master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline.”

“A master of the threefold knowledge in the Noble One’s discipline, Master Gotama, is quite different from a master of the threefold knowledge according to the brahmins. And a master of the threefold knowledge according to the brahmins is not worth a sixteenth part of a master of the threefold knowledge

in the Noble One’s discipline.

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến … ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn: 

– Ai làm lễ tế đàn, thưa Tôn giả Gotama, hay ai làm lễ cúng linh, hay ai có bố thí, cần phải bố thí các vật ấy cho các vị Bà-la-môn có ba minh.

Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn diễn tả một Bà-la-môn có ba minh? 

Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị môt dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Ðại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn.

– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác, ba minh trong Luật của bậc Thánh.

– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới Luật của bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho chúng tôi về ba minh trong giới Luật của bậc Thánh.

– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

2- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời … Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi bóng tối diệt, ánh sánh sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân … đều do hạnh nghiệp của chúng. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi bóng tối diệt, ánh sánh sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ” … ” … không có đời sống nào khác nữa.” Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi bóng tối diệt, ánh sánh sanh, đối với vị không phóng dật, an trú, nhiệt tâm, tinh cần.

Ai đầy đủ giới hạnh
Tinh cần và định tĩnh
Với tầm được chinh phục
Nhứt tâm khéo định tĩnh
Ai biết được đời trước
Thấy Thiên giới đọa xứ
Vị ấy là đạo sĩ
Ðoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.

Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.– Thật thế, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác, là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của bậc Thánh! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! … mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng? 

 

60 (10) Sahgarava – Sangàrava – 1-7

 

Then the brahmin Sarigarava approached the Blessed One and exchanged greetings with him … Then, sitting to one side, the brahmin Sangarava said this to the Blessed One:

“Master Gotama, we brahmins sacrifice and enjoin others to offer sacrifices. Now both one who himself sacrifices and one who enjoins others to offer sacrifices engage in a meritorious practice that extends to many people, that is, one based on sacrifice. But one who leaves his family and goes forth from

the household life into homelessness tames only himself, calms only himself, and leads to nibbana only himself. In such a case, he engages in a meritorious practice that extends to only one person, that is, one based on going forth.”

“Well then, brahmin, I will question you about this matter. You should answer as you see fit. What do you think, brahmin? Here, a Tathagata arises in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and

conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, an Enlightened One, a Blessed One. He says thus: ‘Come, this is the path, this is the way. Practicing in accordance with it, I have realized for myself with direct knowledge the unsurpassed culmination of the spiritual life and make it known to others.

Come, you too practice thus. Practicing in accordance with it, you too will realize for yourselves with direct knowledge the unsurpassed culmination of the spiritual life and dwell in it.’ Thus, the teacher teaches this Dhamma and others practice accordingly. There are many hundreds, m any thousands, many hundreds of thousands who do so. What do you think? When this is the case, is that act of going forth a meritorious p ra ctice that extends to one person or to many people?”

“When that is the case, Master Gotama, this is a meritorious practice that extends to many people, that is, one based on going forth.”

When this was said, the Venerable Ananda said to the brahmin Sarigarava: “Of these two practices, brahmin, which appeals to you more as being simpler and less harmful, and as being more fruitful and beneficial?”

Thereupon the brahmin Sangarava said to the Venerable Ananda: “I consider Master Gotama and Master Ananda worthy of veneration and praise.”

A second time the Venerable. Ananda said to the brahmin: “Brahmin, I am not’ asking you whom you consider worthy of veneration and praise. I am asking you which of those two practices appeals to you as being simpler and less harmful, and also as more fruitful and beneficial?”

But a second time the brahmin Sarigarava replied: “I consider Master Gotama arid Master Ananda worthy of veneration and praise.”

A third time the Venerable Ananda said to the brahmin: “Brahmin, I am not asking you whom you consider worthy of veneration and praise. I am asking you which of those two practices appeals to you as being simpler and less harmful, and also as more fruitful and beneficial?”

But a third time the brahmin Sarigarava replied: “I consider Master Gotama arid Master Ananda worthy of veneration and praise.”

Then the Blessed One thought: “Even for a third time the brahmin Sarigarava, on being asked a legitimate question by Ananda, faltiers and does not answer. Let me release him.” Then the Blessed One said to the brahmin Sarigarava: “What conversation, brahmin, arose today among the king’s retinue when

they assembled and were sitting in the royal palace?”

“The conversation was this, Master Gotama: ‘Formerly there were fewer bhikkhus, but more who displayed superhuman wonders of psychic potency. But now there are more bhikkhus, but fewer who display superhuman wonders of psychic, potency.’ This was the conversation that arose tod ay among the king’s retinue.”

“There are, brahmin, these three kinds of wonders. What three? The wonder of psychic potency, the wonder of mindreading, and the wonder of instruction.

(1) “And what, brahmin, is the wonder of psychic potency? Here, a bhikkhu wields the various kinds of psychic potency: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through a rampart, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches, and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he exercises mastery with the body as far as the brahma world. This is called the wonder of psychic potency.

(2) “And what, brahmin, is the wonder of mind-reading?

There is one who, by means of some clue, declares: ‘Your thought is thus, such is what you are thinking, your mind is in such and such a state.’ And even if he makes many declarations, they are exactly-so and not otherwise.

“Again, someone does not declare [the state of mind] on the basis of a clue, but he hears the sound of people, spirits, or deities [speaking] and then declares: ‘Your thought is thus, such is what you are thinking, your mind is in such and such a state.’ And even if he makes many declarations, they are exactly so and not otherwise.

“Again, someone does not declare [the state of mind] on the basis of a mark, or by hearing the sound of people, spirits, or deities [speaking], but he hears the sound of the diffusion of thought as one is thinking and examining [some matter] and then declares: ‘Your thought is thus, such is what you are thinking,

your mind is in such and such a state.’ And even if he makes many declarations, they are exactly so and not otherwise.

“Again, someone does not declare [the state of mind] on the basis of a mark, or by hearing the sound of people, spirits, or deities [speaking], or by hearing the. sound of the diffusion of thought as one is thinking and examining [some matter], but with his own mind he encompasses the mind of one who has

attained concentration without thought and examination and he understands: ‘This person’s mental activities are so disposed that immediately afterward he will think this thought.’ And even if he makes many declarations, they are exactly so and not otherwise. This is called the wonder of mind-reading.

(3) “And what, brahmin, is the wonder of instruction? Here, someone: instructs [othiers] thus: ‘Think in this way and not in that way! Attend to this and not to that! Abandon this and enter and dwell in that!’ This is called the wonder of instruction.

“These, brahmin, are the three kinds of wonders. Of these three wonders, which appeals to you as the most excellent and sublime?”

“Among these, Master Gotama, when someone performs this wonder by which he wields the various kinds of psychic potency … exercises mastery with the body as far as the brahma world, only the one who performs this wonder experiences it and it occurs only to him. This wonder seems to me like a

magical trick. ‘

“Again, Master Gotama, when someone performs this wonder by which he declares another’s state of mind on the basis of a clue … by hearing the sound of people, spirits, or deities … by hearing the sound of the diffusion of thought while he is thinking and examining [some matter] … by encompassing with his own mind the mind of one who has attained concentration that is without thought and examination such that he understands: ‘This person’s mental activities are so disposed that immediately afterward he will think this thought, and, even if he makes many declarations, they are exactly so and not otherwise – again, only the one who performs this wonder experiences it and it occurs only to him. This wonder, too, seems to me like a magical trick.

“But, Master Gotama, when someone performs this wonder by which he instructs [others] thus: ‘Think in this way and not in that way! Attend to this and not to that! Abandon this and enter and dwell in tha t!’-^-this wonder appeals to me as the

most excellent and sublime of those three wonders.

“It is astounding and amazing, M aster Gotama, how well this has been stated by Master Gotama! We consider Master Gotama to be one who can perform these three wonders. For Master Gotama wields the various kinds of psychic potency … exercises mastery with the body as far as the brahma world. Master

Gotama encompasses with his own mind the mind of one who has attained concentration that is without thought and examination such that he understands: ‘This person’s mental activities are so disposed that immediately afterward he will think this thought.’ And Master Gotama instructs [others] thus: Think in this way and not in that way! Attend to this and not to that! Abandon this and enter and dwell in, that!'”

“Surely, brahmin, your words are prying and intrusive. Nevertheless, I will answer you. I do wield the various kinds of psychic potency … exercise mastery with the body as far as the brahma world. I do encompass with my own mind the mind of one who has attained a state of concentration that is without

thought and examination such that I understand: ‘This person’s mental activities are so disposed that immediately afterward he will think this thought.’ And I do instruct [others] thus: ‘Think in this way and not in that way! Attend to this and not to that!

Abandon this and enter and dwell in that!'”

“But, Master Gotama, is there even one other bhikkhu apart from Master Gotama who can perform these three wonders?”

“There is not just one hundred, two hundred, three hundred, four hundred, or five hundred bhikkhus, but even more” who can perform these three wonders.”

“But where are those bhikkhus presently dwelling?”

“Right here, brahmin, in this Sangha of bhikkhus.”

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– Rồi có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, … ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn: 

– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi làm lễ tế đàn và khuyên các người khác làm lễ tế đàn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn và ai khuyên các người khác làm lễ tế đàn, tất cả đều thực hành con đường đưa đến công đức cho nhiều người, tức là kết quả của tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, ai xuất gia, từ bỏ gia tộc, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ nhiếp phục một tự ngã của mình, chỉ an tịnh một tự ngã của mình, chỉ làm cho một tự ngã chứng được Niết-bàn. Như vậy, người ấy thực hành con đường đưa đến công đức chỉ có một mình, tức là kết quả của sự xuất gia. 

– Vậy này Bà-la-môn, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy như vậy trả lời. Ông nghĩ như thế nào, này Bà-la-môn, ở đây, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy nói như sau: “Ðây là con đường, đây là đạo lộ, nhờ thực hành con đường này, Ta đã thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết. Các người hãy đến! Hãy như vậy thực hành! Các người sẽ thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú”. Như vậy, vị Ðạo sư này thuyết pháp, và các người khác như thật hành trì. Số người như vậy là hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự việc là như vậy, thời con đường đưa đến công đức này ảnh hưởng chỉ đến một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia? 

– Sự việc này là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, con đường đưa đến công đức này là ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia.

Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava: 

– Trong hai con đường, này Bà-la-môn, con đường nào, Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn và lợi ích hơn? 

Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda: 

– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava: 

– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng đảnh lễ, hay những ai là đáng tán thán? “Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”

Lần thứ hai, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda: 

– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng đảnh lễ và đáng tán thán.

Lần thứ ba, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava: 

– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng kính lễ, hay những ai là đáng tán thán? “Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”

Lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda: 

– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.

  1. Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Cho đến lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava, được hỏi một câu đúng pháp lại tránh né, không trả lời. Vậy Ta hãy giải tỏa việc này”.

Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava: 

– Này Bà-la-môn, câu chuyện gì đã khởi lên hôm nay trong cung điện Nhà Vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại? 

– Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay, trong cung điện nhà vua, câu chuyện như sau đã khởi lên, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại: “Thuở xưa, các Tỷ-kheo ít hơn, nhưng nhiều hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện. Ngày nay, các Tỷ-kheo nhiều hơn, nhưng ít hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện.” Thưa Tôn giả Gotama, đấy là câu chuyện đã khởi lên hôm nay trong cung điện nhà vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại.

  1. – Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa? 

Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.

  1. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết? 

Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.

  1. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa? 

Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!”. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Nay Bà-la-môn, có ba loại thần thông này. 

Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn? 

– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân … Có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa. Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nhờ tướng nói lên … Với tâm của mình, rõ biết tâm của người khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa. Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này … hãy đạt đến cái này và an trú”. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.

Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông … Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tuỳ theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Tôn giả Gotama giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!”.

  1. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, ta chứng được nhiều loại thần thông … này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Tôn giả Gotama có thể giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!”.

– Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cung thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama? 

– Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.

– Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu? 

– Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama thuyết giảng với nhiều pháp môn. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

VII. The Great Chapter – Phẩm Lớn – page 266 of 1925

 

61 (1) Sectarian – Sectarian – Sở y xứ.

 

“Bhikkhus, there are these three sectarian tenets which, when questioned, interrogated, and cross-examined by the wise, and taken to their conclusion, will eventuate in non-doing. What are the three?

(1) “There are, bhikkhus, some ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences— whether pleasure, pain, or neither-pain-norpleasure – all that is caused by what was done in the past.’ (2) There are other ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences – whether pleasure, pain, or neither-pain-nor-pleasure – all that is caused by God’s creative activity.’ (3) And there are still other ascetics and brahmins who holcf such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences – whether pleasure, pain, or neither-pain-or-pleasure – all that occurs without a cause or condition.’

(1) “Bhikkhus, I approached those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences – whether pleasure, pain, or neither-pain-nor-pleasure – all that is caused by past deeds, and I said to them: ‘Is it true that your venerable ones hold such a doctrine and view?’ When I ask them this, they affirm it? Then I say to them: ‘In such a case, it is due to past deeds that you might destroy life, take what is not given, indulge in sexual activity, speak falsehood, utter divisive speech, speak harshly, indulge in idle chatter; that you might be full of longing, have a mind of ill will, and hold wrong view.’

“Those who fall back on past deeds as the essential truth have no desire [to do] what should be done and [to avoid doing] what should not be done, nor do they make an effort in this respect. Since they do not apprehend as true and valid anything that should be done or should not be done, they are muddleminded,

they do not gua rd themselves, and even the personal designation ‘ascetic’ could not be legitimately applied to them. This was my first legitimate refutation of those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view.

(2) “Then, bhikkhus, I approached those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences – whether pleasure, pain, or neither-pain-nor-pleasure – all that is caused by God’s creative activity,’ and I said to them: ‘Is it true that your venerable ones hold such a

doctrine and view?’ When I ask them this, they affirm it. Then I say to them: ‘In such a case, it is due to God’s creative activity that you might destroy life … and hold wrong view.’

“Those who fall back on God’s creative activity as the essential truth have no desire [to do] what should be done and [to avoid doing] w hat should not be done, nor do they make an effort in this respect. Since they do not apprehend as true and valid anything that should be done or should not be done, they are muddle-minded, they do not guard themselves, and even the personal designation ‘ascetic’ could not be legitimately applied to them. This was my second legitimate refutation of those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view.

 (3) “Then, bhikkhus, I approached those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view as this: ‘Whatever this person experiences— whether pleasure, pain, or neither-pain-nor-pleasure – all that occurs w ithout a cause or condition,’ and I said to them: ‘Is it true that your venerable ones hold such a

doctrine and view?’ When I ask them this, they affirm it. Then I say to them: ‘In such a case, it is without a cause or condition that you might destroy life … and hold wrong view.’

“Those who fall back on absence of cause and condition as the essential truth have no desire [to do] what should be done and [to avoid doing] what should not be done, nor do they make an effort in this respect. Since they do not apprehend as true and valid anything that should be done or should not be done, they are muddle-minded, they do not guard themselves, and even the personal designation ‘ascetic’ could not be legitimately applied to them. This was my third legitimate refutation of those ascetics and brahmins who hold such a doctrine and view.

“These, bhikkhus, are the three sectarian tenets which, when questioned, interrogated, and cross-examined by the wise, and taken to their conclusion, will eventuate in non-doing.

“But, bhikkhus, this Dhamma taught by me is unrefuted, undefiled, irreproachable, and uncensured by wise ascetics and brahmins. And what is the Dhamma taught by me that is unrefuted, undefiled, irreproachable, and uncerisured by wise ascetics and brahmins?

“‘These are the six elements’: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins. ‘These are the six bases for contact’ … ‘These are the eighteen mental examinations’ … ‘These are the four noble truths’: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted, undefiled, irreproachable, and uncensured by wise ascetics and brahmins.

“When it was said: ‘”These are the six elements”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins, for what reason was this said? There are these six elements: the earth element, the water element, the fire element, the air element, the space element, and the consciousness element. When it was said:

‘”These are the six elements”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins,’ it is because of this that this was said.

“When it was said: ‘”These are the six bases for contact”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins,’ for what reason was this said? There are these six bases for contact: the eye as a base for contact, the ear ad a base for contact, the nose as a base for contact, the tongue as a base for contact, the body as a base for contact, and the mind as a base for contact. When it was said: ‘”These are the six bases for contact”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensored by wise ascetics and brahmins,’ it is because of this that this

was said.

“When it was said: “‘These are the eighteen mental examinations”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins, for what reason was this said? Having seen a form with the eye, one examines a form that is a basis for joy; one examines a form

that is a basis for dejection; one examines a form that is a basis for equanimity. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, one examines a

mental phenomenon that is a basis for joy; one examines a mental phenomenon that is a basis for dejection; one examines a mental phenomenon that is a basis for equanimity. When it was said:

“”These are the eighteen mental examinations”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensored by wise ascetics and brahmins, it is because of this that this was said.

“When it was said: “‘These are the four noble truths”: this, bhikkhus, is the Dhamma taught by me that is unrefuted … uncensured by wise ascetics and brahmins, for what reason was this said? In dependence on the six elements the

descent of a [future] embryo occurs. When the descent takes place, there is name-and-form; with name-and-form as condition, there are the six sense bases; with the six sense bases as condition, there is contact; with contact as condition, there is feeling. Now it is for one who feels that I proclaim: ‘This

is suffering, and ‘This is the origin of suffering, and. This is the cessation of suffering, and, this is the way leading to the cessation of suffering.’

“And what, bhikkhus, is the noble truth of suffering? Birth is suffering, old age is suffering, illness is suffering, death is suffering; sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish are suffering; not to get what one wants is suffering; in brief, the five aggregates subject to clinging are suffering. This is called

the noble truth of suffering.

‘”And what, bhikkhus, is the noble truth of the origin of suffering? With ignorance as condition, volitional activities [come to be]; with volitional activities as condition, consciousness; with consciousness as condition, name-and-form; with name-and-form as condition, the six sense bases; with the six

sense bases as condition, contact; with contact as condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering. This is called the noble truth of the origin of suffering.

“And what, bhikkhus, is the noble truth of the cessation of suffering? With the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional activities; with the cessation of volitional activities, cessation of consciousness; with the cessation of consciousness, cessation of name-andform;

with the cessation of name-and-form, cessation of the six sense bases; with the cessation of the six sense bases, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving> cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering. This is called the noble truth of the cessation of suffering.

“And what, bhikkhus, is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering? It is just this noble eightfold path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This is called the noble truth of the way leading to the cessation of suffering.

“When it was said”'”These are the four noble truths”: this, bhikkhus, is the Dhaxnma taught by me that is unrefuted, undefiled, irreproachable, and uncensured by wise ascetics and brahmins,’ it is because of this that this was said.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có ba y sứ này của ngoại đạo, dầu có bị các bậc Hiền giả cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn kiên trì trong quan điểm truyền thống về vô vi (không hành động). Thế nào là ba? 

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ”. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết pháp như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo ra”. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, hay Bà-la-môn, thuyết pháp như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân, không duyên”.

2.- Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ”. Ðối với các vị ấy, Ta đến và nói: “Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ? “”.

Ðược Ta hỏi vậy, họ trả lời: “Thưa phải, có như vậy”.

Ta nói với họ như sau: “Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người sát sanh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người lấy của không cho; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người không Phạm hạnh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói láo; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói hai lưỡi; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người ác khẩu; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói lời phù phiếm; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tham lam; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người theo tà kiến”. Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ là do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có “Ðây là việc phải làm”, hay “Ðây là việc không nên làm”. Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự chỉ trích đúng pháp thứ nhất của ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.

3.- Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo ra”. Ðối với các vị ấy, Ta đến và nói: “Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có thuyết như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân một tạo hóa tạo ra? “. 

Ðược Ta hỏi vậy, họ trả lời: “Thưa phải, có như vậy”.

Ta nói với họ như sau: “Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân một vị tạo hóa tạo ra, sẽ trở thành người sát sanh … Do nhân một vị tạo hóa tạo ra, sẽ trở thành người theo tà kiến”. Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào vị tạo hóa tạo ra là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có “Ðây là việc phải làm”, hay “Ðây là việc không nên làm”. Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự chỉ trích đúng pháp thứ hai của ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân không duyên”. Ðối với các vị ấy, Ta đến và nói: “Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có thuyết như sau chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do không nhân không duyên? “”.

Ðược Ta hỏi vậy, họ trả lời: “Thưa phải, có như vậy”.

Ta nói với họ như sau: “Như vậy, thời theo các Tôn giả, do không nhân không duyên, sẽ trở thành người sát sanh … Do không nhân không duyên, sẽ trở thành người theo tà kiến”. Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào vị tạo hóa tạo ra là lý do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có “Ðây là việc phải làm”, hay “Ðây là việc không nên làm”. Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm và với các căn không hộ trì.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự chỉ trích đúng pháp thứ ba của ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây là ba y xứ của ngoại đạo, dù có được các bậc Tôn giả cật vấn, nạn vấn lý do thảo luận, vẫn kiên trì trong quan điểm truyền thống về vô vi (không hành động).

5.- Và này các Tỷ-kheo, đây là pháp ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách? 

Sáu giới này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng, … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Mười tám ý cận hành này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách.

6.- Sáu giới này, này các Tỷ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến? Này các Tỷ-kheo, có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Sáu giới này, này các Tỷ-kheo, là pháp được Ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên này đã được nói đến. 

7.- Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, là pháp ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc xứ này: nhãn xúc xứ, nhĩ xúc xứ, tỷ xúc xứ, thiệt xúc xứ, thân xúc xứ, ý xúc xứ. Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên này đã được nói đến.

8.-Có mười tám ý cận hành này, này các Tỷ-kheo, là pháp được Ta thuyết giảng, … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến? Khi con mắt thấy sắc, tư tưởng hướng về và đến gần sắc, làm y xứ cho hỷ, hướng về và đến gần sắc, làm y xứ cho ưu, hướng về và đến gần sắc, làm y xứ cho xả. Khi tai nghe tiếng, tư tưởng hướng về và đến gần tiếng, làm y xứ cho hỷ, hướng về và đến gần tiếng, làm y xứ cho ưu, hướng về và đến gần tiếng, làm y xứ cho xả. Khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc … khi ý nhận thức pháp, tư tưởng hướng về và đến gần pháp, làm y xứ cho hỷ, hướng về và đến gần pháp, làm y xứ cho ưu, hướng về và đến gần pháp, làm y xứ cho xả. Có mười tám ý cận hành này, này các Tỷ-kheo, được Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên này đã được nói đến.

9.- Bốn thánh đế này, này các Tỷ-kheo, được Ta thuyết giảng … không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến? Do chấp thủ sáu giới, này các Tỹ kheo, nên có nhập thai. Do có nhập thai, nên có danh sắc. Do duyên danh sắc, nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ, nên có xúc. Do duyên xúc, nên có thọ. Với người có cảm thọ, này các Tỷ-kheo, Ta nêu rõ: “Ðây là khổ”, Ta nêu rõ: “Ðây là khổ tập; Ta nêu rõ: “Ðây là khổ diệt”, Ta nêu rõ: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”.

10.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ Thánh đế? 

Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi, khổ, ưu não là khổ. Ðiều mong cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Này các Tỷ-kheo, đây là Khổ Thánh đế.

11.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ tập? 

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vầy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ tập.

12.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ diệt? 

Do vô minh diệt không có tàn dư, nên các hành diệt. Do hành diệt, nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não đều diệt. Như vầy là sự đoạn diệt toàn bộ của khổ uẩn này. Này các Tỷ-kheo, Ðây gọi là Thánh đế về Khổ diệt. 

13.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt? 

Ðây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt.

Bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo, do Ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không có uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên này được nói đến.

 

62 (2) Perils – Các Sợ Hãi – page 270 of 1925.

 

“Bhikkhus, the uninstructed worldling speaks of these three perils that separate mother and son. What three?

(1) “There comes a time when a g reat conflagration arises. When the great conflagration has arisen, it burns up villages, towns, and cities. When villages, towns, and cities are burning up, the mother does hot find her son and the sort does not find his mother. This is’tffl first peril that separates mother and son

of which the uninstructed-woildling speaks …

(2) “Again, there comes a time when a great rain cloud arises. When the great rain cloud has arisen, a great deluge takes place. When the great deluge takes place, villages, towns, and cities are swept away. When villages, towns, and cities are being swept away, the mother does not find her son and the son does not find his mother. This is the second peril that separates mother and son of which the uninstructed worldling speaks.

(3) “Again, there comes a time of perilous turbulence in the wilderness, when the people of the countryside, mounted on their vehicles, flee on all sides. When there is perilous turbulence in the wilderness, and the people of the countryside, mounted on their vehicles, are fleeing on all sides, the mother

does not find her son and the son does not find his mother. This is the third peril that separates mother and son of which the uninstructed worldling speaks.

“These are the three perils that separate mother and son of which the uninstructed worldling speaks.

“There are, bhikkhus, these three perils when mother and son reconnect that the uninstructed worldling speaks of as perils that separate mother and son. What three?

(1) “There comes a time when a g reat conflagration arises. When the great conflagration has arisen, it bums up villages, towns, and cities. When villages, towns, and cities are burning tip, there is sometimes an occasion when the mother finds her son and the son finds his mother. This is the first peril when

mother and son reconnect that the uninstructed worldling speaks of as a peril that separates mother and son.

(2) ” Again, there comes a time when a great rain cloud arises. When the great rain cloud has arisen, a great deluge takes place. When the great deluge takes place, villages, towns, and cities are swept away. When villages, towns, and cities are being swept away, there is sometimes an occasion when the mother

finds her son and the son finds his mother. This is the second peril when mother and son reconnect that the uninstructed wor ldling speaks of as a peril that separates mother and son.

(3) “Again, there comes a time of perilous turbulence in the wilderness, when the people of the countryside, mounted on their vehicles, flee on all sides. When there is perilous turbulence in the wilderness, and the people of the countryside, mounted on their vehicles, are fleeing on all sides, there is

sometimes an occasion w hen the mother finds her son and the son finds his mother. This is the third peril when mother and son reconnect that the uninstructed worldling speaks of as a peril that separates mother and son.

“These are the three perils when mother and son reconnect that the uninstructed worldling speak of as perils that separate mother and son.

“There are, bhikkhus, these three perils that separate mother and son. What three? The peril of old age, the peril of illness, and the peril of death.

(1) “When the son is growing old, the mother cannot fulfill her wish: ‘Let me grow old, but may my son not grow old! And when the mother is growing old, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me grow old, but may my mother not grow old!’

(2) “When the son has fallen ill, the mother cannot fulfill her Wish: ‘Let me fall ill, but may my son not fall ill!’ And when the mother has fallen ill, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me fall ill, but may my mother not fall ill!’

(3) “When the. son is dying, the mother cannot fulfill her wish: ‘Let me die, but may my son not die!’ And when the mother is dying, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me die, but may my mother not die!’

“These are the three perils that separate mother and son.

“There is a path, bhikkhus, there is a way that leads to the abandoning and overcoming of these three perils when mother and son reconnect and of these three perils that separate mother and son. And what is the path and way? It is just this noble eightfold path; that is, right view, right intention’ right speech,

right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This is the path and way that leads to the abandoning and overcoming of these three perils when mother and son reconnect and of these three perils that separate mother and son.”

  1. – Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được người phàm phu không học nói đến. Thế nào là ba? 

Có một thời, này các Tỷ-kheo, một hỏa tai lớn khởi lên. Khi hỏa tai lớn này khởi lên,naỹ các Tỹ Kheo, các làng bị thiêu, các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu. Khi các làng bị thiêu, các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu, mẹ không tìm được con, con không tìm được mẹ. Ðây là sợ hãi thứ nhất, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

2.- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời có mưa lớn khởi lên. Khi mưa lớn khởi lên, này các Tỷ-kheo, lụt lội lớn sanh khởi. Do có lụt lớn sanh khởi, nên các làng bị cuốn trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi. Khi các làng bị cuốn trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi, mẹ không tìm được con, con không tìm được mẹ. Ðây là sợ hãi thứ hai, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

3.- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời có sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên, và dân chúng leo lên xe chạy trốn. Khi sợ hãi giặc cướp rừng nổi lên, này các Tỷ-kheo, khi dân chúng leo lên xe chạy trốn, mẹ không tìm được con, con không tìm được mẹ. Ðây là sợ hãi thứ ba, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến.

4.- Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, có khi chia rẽ mẹ con, có khi không chia rẽ mẹ con, được kẻ phàm phu không học nói đến. Thế nào là ba? 

Có một thời, này các Tỷ-kheo, một hỏa tai lớn khởi lên. Khi hỏa tai lớn này khởi lên, này các Tỹ Kheo, các làng bị thiêu, các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu. Khi các làng bị thiêu, các thị trấn lớn bị thiêu, các thành phố bị thiêu, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ nhất, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẽ phàm phu không học nói đến.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời có mưa lớn khởi lên. Do có thủy tai lớn sanh khởi nên các làng bị cuốn trôi, các thị trấn bị cuốn trôi, các thành phố bị cuốn trôi. Khi các thành phố bị cuốn trôi, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ hai, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẽ phàm phu không học nói đến.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một thời có sợ hãi về giặc cướp rừng nổi lên. Và dân chúng leo lên xe chạy trốn. Khi sợ hãi về giặc cướp rừng nổi nên, này các Tỷ-kheo, khi dân chúng leo lên xe chạy trốn, trong khi ấy, có thời có trường hợp mẹ có thể tìm được con, con có thể tìm được mẹ. Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ ba, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia rẽ mẹ con, được kẽ phàm phu không học nói đến.

Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, có khi làm chia rẽ mẹ con, có khi không làm chia re mẹ con, được kẽ phàm phu không học nói đến.

5.-Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba? 

Sợ hãi về già, sợ hãi về bệnh, sợ hãi về chết.

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng con Ta không bị già!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ Ta không bị già!”.

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng con Ta không bị bệnh!”. Hay con không muốn mẹ mình bị bệnh: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ Ta không bị bệnh!”.

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng con Ta không bị chết!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng mẹ Ta không bị chết!”. Ðây là ba sợ hãi, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con.

6.- Có con đường, này các Tỷ-kheo, có đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi, không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này? 

Ðây là con đường Thánh Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường, này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ là đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này.

 

63 (3) Venaga – Venaga – 1-7 – page 272 of 1925.

 

On one occasion, the Blessed One was wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of bhikkhus when he reached the Kosalan brahmin village named Venagapura. The brahmin householder’s of Venagapura heard: “It is said that the ascetic Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a

Sakyan family, has arrived at Venagapura. Now a good report about that Master Gotama has circulated thus: ‘That Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and

humans, the Enlightened One, the Blessed One. Having realized by his own direct knowledge this world with its devas, Mara, and Brahma, this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, he makes it known to others. He teaches a Dhamma that is good in the beginning, good in the middle,

and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure.’ Now it is g ood to see such arahants.”

Then the brahmin householders of Venagapura approached the Blessed One. Some paid homage to the Blessed One and sat down to one side; some exchanged greetings with him and, when they had concluded their greetings and cordial talk, sat down to one side; some reverentially saluted him and sat

down to one side; some pronounced their name and clan and sat down to one side; some kept silent and sat down to one side. The brahmin Vacchagotta of Venagapura then said to the Blessed One:

“It is astounding and amazing, Master Gotama, how Master Gotama’s faculties are tranquil and the color of his skin is pure and bright. Just as a yellow jujube fruit in the autumn is pure and bright, so Master Gotama’s faculties are tranquil and the color of his skin is pure and bright. Just as a palm fruit that has just been removed from its stalk is pure and bright, so Master Gotama’s faculties are tranquil and the color of his skin is pure and bright. Just as an ornament of finest gold, well prepared by a skilled goldsmith and very skillfully wrought in the furnace, placed on red brocade, shines and beams and radiates, so Master Gotama’s faculties are tranquil and the color of his skin is pure and bright.

“Whatever high and luxurious kinds of bedding there are – that is, a sofa, a divan, a long-haired coverlet, a coverlet of diverse colors, a white coverlet, a woolen coverlet with floral designs, a quilt of cotton wool, a woolen coverlet ornamented with animal figures, a woolen coverlet with double borders, a woolen coverlet with a single border, a silken sheet studded with gems, a sheet made with silk threads and studded with gems, a dancer’s rug, an elephant rug, a horse rug, a chariot rug, a rug of antelope hide, a spread made of the hide of the kadali-deer, [a bed] with a canopy above and red bolsters at both ends – Master Gotama surely gains them at will, without trouble or difficulty.”

“Brahmin, those high and luxurious kinds o f bedding are rarely obtained by those who have gone forth, and if they are obtained, they are not allowed.

“But, brahmin, there are three kinds of high and luxurious beds that at present I gain at will, without trouble or difficulty. What three?  The celestial high and luxurious bed, the divine high and luxurious bed, and the noble high and luxurious bed. These are the three kinds of high and luxurious beds that at present I gain at will, without trouble or difficulty.”

(1) “But, Master Gotama, what is the celestial high and luxurious bed that at present you gain at will, without trouble or difficulty?”

“Here, brahmin, when I am dwelling in dependence on a village or town, in the morning I dress, take my bowl and robe, and enter that village or town for alms. After the meal, when I have returned from the alms round, I enter a grove. I collect some grass or leaves that I find there into a pile and then sit down. Having folded my legs crosswise and straightened my body, I establish mindfulness in front of me. Then, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I enter and dwell in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and examination, I enter and dwell ih the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure bom of concentration, without thought and examination. With the fading a way as well of rapture, I dwell equanimous and,

mindful and clearly comprehending, I experience pleasure with the body; I enter and dwell in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one w ho dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing-away of joy and dejection, I enter and dwell in

the fourth jhana,’Neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity.

“Then, brahmin, when I am in such a state, if I walk back and forth, on that occasion my walking back and forth is celestial. If I am standing, on that occasion my standing is celestial. If I am sitting, on that occasion my sitting is celestial. If I lie down, on that occasion this is my celestial high and luxurious bed. This is that celestial high and luxurious bed that at present I can gain at will, without trouble or difficulty.”

“It is astounding and amazing, Master Gotama! Who else, apart from Master Gotama, can gain at will, without trouble or difficulty, such a celestial high and luxurious bed?

(2) “But, Master Gotama, what is the divine high and luxurious bed that at present you gain at will, without trouble or difficulty?”

“Here, brahmin, when I am dwelling in dependence on a village or town, in the morning I dress, take my bowl and robe, and enter that village or town for alms. After the meal, when I have returned from the alms round, I enter a grove. I collect some grass or leaves that I find there into a pile and then sit down. Having folded my legs crosswise and straightened my body, I establish mindfulness in front of me. Then I dwell pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all

as to myself, I dwell pervading the entire world with a mind imbued with loving kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. I dwell pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to myself, I dwell pervading the entire world w ith a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will.

“Then, brahmin, when I am in such a state, if I walk back and forth, on that occasion my walking back and forth is divine. If I am standing, on that occasion my standing is divine. If I am sitting, on that occasion my sitting is divine. If I lie down, on that occasion this is my divine high and luxurious bed. This is that divine high and luxurious bed that at present I can gain at will, without trouble or difficulty.”

“It is astounding and amazing, Master Gotama! Who else, apart from Master Gotama, can gain at will, without trouble or difficulty, such a high and luxurious bed?

(3) “But, Master Gotama, what is the noble high and luxurious bed that at present you gain at will, without trouble or difficulty?”

“Here, brahmin, when I am dwelling in dependence on a village or town, in the morning I dress, take my bowl and robe, and enter that village or town for alms. After the meal, when I have returned from the alms round, I enter a grove. I. collect some grass or leaves that I find there into a pile and then sit down. Having folded my legs Crosswise and straightened my body, I establish mindfulness in front of me. Then I understand thus: I have abandoned greed, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. I have abandoned hatred, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. I h ave abandoned delusion, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising.’

“Then, brahmin, when I am in such a state, if I walk back and forth, on that occasion my walking back ahd forth is noble. If I am standing, on that occasion my standing is noble. If I am sitting, onthat occasion my sitting is noble. If I lie down, on that occasion this is my noble high and luxurious bed. This is that

noble high and luxurious bed that at present I can gain at will, without trouble or difficulty.”

“It is astounding and amazing, Master Gotama! Who else, apart from Master Gotama, can gain at will, without trouble or difficulty, such a noble high and luxurious bed?

“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. We now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider us lay followers who from today have gone for refuge for life.”

  1. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một làng Bà-la-môn Kosala, tên là Venàgapura. Các gia chủ Bà-la-môn ở Venàgapura được nghe: “Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca đến Venàgapura. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí, tự thân chứng ngộ và tuyên bố về thế giới này, cùng với Thiên Giới, Ma Giới, Phạm Thiên Giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay được chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”.
  2. Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Venàgapura đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Sa-môn Gotama những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên; Ccó người chắp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vacchagotta, người xứ Venàgapura bạch Thế Tôn: 

3- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái táo vàng vào mùa thu, được thanh tịnh chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái cây tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh, chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh, chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo khéo luyện trong lò, khéo đạp và đặt tên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói sáng, rực sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng.

Thưa Tôn giả Gotama, còn các giường cao và lớn như ghế bành, nệm trải giường bằng lông cừu, vải trải giường nhiều tấm, nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi là Kadali, tấm thảm có lầu che phía trên, ghế dài có hai đầu gối chân màu đỏ. Các loại giường cao và giường lớn như vậy, chắc Tôn giả Gotama có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức? 

  1. – Này Bà-la-môn, các giường cao và lớn ấy, như ghế bành … có hai đầu gối chân màu đỏ, thật rất khó được các vật ấy. Và nếu có được, cũng không thích hợp với những người xuất gia.

Này Bà-la-môn, có ba loại giường cao và giường lớn này, nay Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Thế nào là ba? 

Giường cao, giường lớn chư Thiên, giường cao, giường lớn Phạm thiên, giường cao, giường lớn Bậc thánh. Ba giường cao, giường lớn này, này Bà-la-môn, Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. 

5- Và thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn chư Thiên, mà Tôn giả Gotama được không có khó khăn … được chúng không có phí sức? 

Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay vaò thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay là chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, ly dục, ly pháp bất thiện, Ta chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho chỉ tịnh tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ ngồi của ta thuộc Chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy giường cao và giường lớn cuả Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc chư Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức. 

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn chư Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức! 

  1. -Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn Phạm thiên, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức? 

Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay là chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới.Ta an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, … Với tâm câu hữu với hỷ, … Với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai … quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu Ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao giường lớn của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc Phạm Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn Phạm Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức! 

  1. Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn bậc Thánh, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức? 

Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay là chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta biết rõ như sau: “Tham ái đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Sân đã được ta đoạn tận … trong tương lai. Si đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai”.

Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao, giuờng lớn, của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc bậc Thánh, mà Ta có được, không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn bậc Thánh như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống … Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

64 (4) Sarabha – Sarabha – 1-6 – page 277 of 1925.

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion a wanderer named Sarabha had recently left this Dhamma and discipline. He had been telling an assembly in Rajagaha: “I have learned the Dhamma of the ascetics who follow the Sakyan son. After I learned their Dhamma, I left that Dhamma and discipline.”

Then, one morning, a number of bhikkhus dressed, took their bowls and robes, and entered Rajagaha for alms. They then heard the wanderer Sarabha making such a statement to an assembly in Rajagaha. When those bhikkhus had walked for alms in Rajagaha, after their meal, when they returned from their alms round, they approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Bhante, the wanderer Sarabha, who recently left this Dhamma and discipline, has been telling an assembly in Rajagaha: I have learned the Dhamma of the ascetics who follow the Sakyan son. After I learned their Dhamma, I left that Dhamma and discipline,’ It would be good, Bhante, if the Blessed One would

go to the wanderers’ park on the bank of the Sappinika [river] and, out of compassion, approach the wanderer Sarabha.” The Blessed One consented by silence.

Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and went to the wanderers’ park on the bank of the Sappinika [river]. He approached the wanderer Sarabha, sat down on the seat that was prepared for him, and said to him: “Is it true, Sarabha, that you have been saying: ‘I have learned the Dhamma of the ascetics who follow the Sakyan son. After I learned their Dhamma, I left that Dhamma and discipline’?”

When this was said, the wanderer Sarabha was silent.

A second time the Blessed One said to the wanderer Sarabha: “Tell me, Sarabha, how have you learned the Dhamma of the ascetics who follow the Sakyan son? If you have not learned it completely, I will complete it. But if you have learned it completely, I will rejoice.” But a second time the wanderer Sarabha was silent.

A third time the Blessed One said to the wanderer Sarabha: “Tell me, Sarabha, how have you learned the Dhamma of the ascetics who follow the Sakyan son? If you have not learned it completely, I will complete it. But if you have learned it completely, I will rejoice.” But a third time the wanderer Sarabha was silent.

Then those wanderers said to the wanderer Sarabha: “The ascetic Gotama has offered to give you whatever you might ask him for, friend Sarabha. Speak, friend Sarabha! How have you learned the Dhamma of the ascetics, who follow the Sakyan son? If you have not learned it completely, the ascetic Gotama will

complete it for you. But if you have learned it completely, he will rejoice.” When this was said, the wanderer Sarabha sat silenced, disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless.

Then the Blessed One, having understood that the wanderer Sarabha [sat] silenced, disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless, said to those wanderers:

(1) “Wanderers, if anyone should say about me: ‘Though you claim to be perfectly enlightened, you are not fully enlightened about these things,’ I might question him closely about this matter, interrogate him, and cross-examine him. When he is being closely questioned by me, interrogated, and crossexamined,

it is impossible and inconceivable that he w ould not incur one or another of three consequences: he would either answer evasively and divert the discussion to an irrelevant subject; [or] display anger, hatred, and bitterness; or would

sit silenced, disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless, just like the wanderer Sarabha.

(2) “If, wanderers, anyone should say about me: ‘Though you claim to be one whose taints are destroyed, you have not fully destroyed these taints,’ I might question him closely about this matter, interrogate him, and cross-examine him. When he is being closely questioned by me, interrogated, and crossexamined,

it is impossible and inconceivable that he would not incur one or another of three consequences: he would either answer evasively and divert the discussion to an irrelevant subject; [or] display anger, hatred, and bitterness; or would

sit silenced, disconcerted, hunched over, downcast, glum, and speechless, just like the wanderer Sarabha.

(3) “If, wanderers, anyone should say about me: ‘The Dhamma does not lead one who practices it to the complete destruction of suffering, the goal for the sake of which you teach it.’ I might question him closely about this matter, interrogate him, and cross-examine him. When he is being closely questioned

by me, interrogated, and cross-examined, it is impossible and inconceivable that he would not incur one or another of three consequences: he would either answer evasively and divert the discussion to an irrelevant subject, [or] display anger, hatred, and bitterness, or would sit silenced, disconcerted, hunched

over, downcast, glum, and speechless, just like the wanderer

Sarabha.”

Then the Blessed One, having roared his lion’s roar three times in the wanderers’ park on the bank of the Sappinika [river], rose up into the air and departed.

Then, soon after the Blessed One had left, those wanderers gave the wanderer Sarabha a thorough verbal lashing, [saying:] “Just as an old jackal in a huge forest might think: ‘I will roar a lion’s roar,’ and yet would only howl and yelp

like a jackal, so, friend Sarabha, claiming in the absence of the ascetic Gotama: ‘I will roar a lion’s roar, you only howled and yelped like a jackal. Just as, friend Sarabha, a chick might think: T will sing like a cock,’ and yet w^ould only sing like a chick, so, friend Sarabha, claiming in the absence of the ascetic Gotama: ‘I will sing like a cock, you only sang like a chick. Just as, friend Sarabha, a bull might think to bellow deeply in an empty cow shed, so, friend Sarabha, in the absence of the ascetic Gotama you thought you could bellow deeply.” [In this

way] those wanderers gave.the wanderer Sarabha a thorough verbal lashing.

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).

Lúc bấy giờ, du sĩ Sarabha, từ bỏ pháp và Luật này không bao lâu, đang tuyên bố như sau với hội chúng ở Ràjagaha: “Ta đã hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử. Và vì hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử, nên ta đã từ bỏ Pháp và Luật ấy”.

  1. Rồi có nhiều Tỷ-kheo, vào buổi sáng đắp y, cầm bát y đi vào Ràjagaha để khất thực. Các vịTỳ kheo ấy, nghe du sĩ Sarabha tuyên bố như sau với hội chúng ở Ràjagaha: “Ta đã hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử. Và vì hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử, nên ta đã từ bỏ Pháp và Luật ấy”.

Rồi các vị Tỷ-kheo đi khất thực ở Ràjagaha xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

– Du sĩ Sarabha, bạch Thế Tôn, đã từ bỏ pháp và Luật này không bao lâu. Vị ấy tuyên bố: “Ta đã hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử. Và vì hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử, nên ta đã từ bỏ Pháp và Luật ấy”. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng lân mẫn, hãy đi đến du sĩ Sarabha! 

Thế Tôn im lặng nhận lời.

3.- Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền định đứng dậy, đi đến bờ sông Sappinikàti, khu vườn của các du sĩ, đến du sĩ Sarabha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với du sĩ Sarabha: 

– Có thật chăng, này Sarabha, Ông đã nói như sau: “Ta đã hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử. Và vì hiểu rõ pháp của các Sa-môn Thích tử, nên ta đã từ bỏ Pháp và Luật này “? 

Khi được nghe nói như vậy, du sĩ Sarabha giữ im lặng.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với du sĩ Sarabha: 

– Hãy nói lên, này Sarabha, Ông đã hiểu rõ pháp các Sa-môn Thích tử như thế nào? Nếu Ông hiểu chưa được đầy đủ, thời Ta sẽ làm cho được đầy đủ. Nhưng nếu Ông hiểu được đầy đủ, thời Ta sẽ hoan hỉ tiếp nhận.

Lần thứ hai, du sĩ Sarabha giữ im lặng.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với du sĩ Sarabha: 

– Chính do Ta, này Sarabha, pháp các Sa-môn Thích tử được trình bày lên. Hãy nói lên, này Sarabha, Ông đã hiểu rõ pháp các Sa-môn Thích tử như thế nào? Nếu Ông hiểu chưa được đầy đủ, thời Ta sẽ làm cho được đầy đủ. Nhưng nếu Ông hiểu được đầy đủ, thời Ta sẽ hoan hỉ tiếp nhận.

Lần thứ ba, du sĩ Sarabha giữ im lặng.

Rồi các du sĩ ở Ràjagaha nói với du sĩ Sarabha: 

– Này Hiền giả, những điều gì, Hiền giả cần hỏi Sa-môn Gotama, Sa-môn Gotama đã cho Hiền giả có cơ hội nói lên. Hãy nói lên, này Sarabha, Hiền giả đã hiểu pháp các Sa-môn Thích tử như thế nào? Nếu Hiền giả hiểu chưa được đầy đủ, Sa-môn Gotama sẽ làm cho đầy đủ. Nếu Hiền giả hiểu được đầy đủ, Sa-môn Gotama sẽ hoan hỷ tiếp nhận.

Ðược nói như vậy, du sĩ Sarabha giữ im lặng, hoang mang, rụt vai, cúi đầu, sững sờ, không thể trả lời.

  1. Rồi Thế Tôn biết được du sĩ Sarabha đang giữ im lặng, hoang mang, rụt vai, cúi đầu, sững sờ, ngồi không trả lời, liền nói với các du sĩ ấy: 

– Này các du sĩ, ai nói với Ta như sau: “Dầu Ông tự cho là đã Chánh Ðẳng Giác, nhưng Ông không có Chánh Ðẳng Giác các pháp này”. Ở đây, Ta sẽ khéo cật vấn, nạn vấn, thảo luận với người ấy. Người ấy bị ta khéo cật vấn, nạn vấn, thảo luận như vậy, không có chỗ nào, không có trường hợp nào, ngoài cách dựa vào một trong ba thái độ như sau: Hoặc là tránh né về vấn đề với một vấn đề khác, sẽ hướng dẫn câu chuyện ra ngoài (đề tài chính), hay tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, và bất mãn hay im lặng, hoang mang, rụt vai, cúi đầu, sững sở, không nói gì, như du sĩ Sarabha.

Này các du sĩ, nếu có ai nói về ta như sau: “Dầu Ông tự cho đã đoạn tận các lậu hoặc, nhưng các lậu hoặc này chưa được đoạn tận!”. Ở đây, Ta sẽ cật vấn, nạn vấn, chất vấn người ấy. Người ấy bị Ta cật vấn, nạn vấn, chất vấn … sững sờ không nói gì, như du sĩ Sarabha.

Này các du sĩ, nếu có ai nói về Ta như sau: “Pháp Ông thuyết giảng với mục đích chơn chánh đoạn tận khổ đau, không có đưa người thực hành đến mục đích ấy”. Ở đây, Ta sẽ cật vấn, nạn vấn, chất vấn người ấy. Người ấy bị Ta cật vấn, nạn vấn, chất vấn … sững sờ không nói gì, như du sĩ Sarabha.

Rồi Thế Tôn, tại khu vườn các du sĩ, trên bờ sông Sappinnikàti, sau khi rống lên ba lần tiếng rống con sư tử, liền ra đi trên hư không.

  1. Các du sĩ ấy, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, liền bao vây du sĩ Sarabha, công kích du sĩ Sarabha với những dòng nước nhiếc mắng như sau: 

– “Này Hiền giả Sarabha, như con dã can già yếu trong rừng rậm nghĩ rằng: “Ta sẽ rống tiếng con Sư tử”, nhưng nó chỉ thốt ra tiếng rú con dã can, chỉ thốt ra tiếng rú con thú ăn thịt. Cũng vậy, này Hiền giả Sarabha, ngoài Sa-môn Gotama có thể có tiếng rống con sư tử, Ông nghĩ: “Ta sẽ rống tiếng rống con sư tử”, nhưng Ông chỉ thốt ra tiếng rú con giã can, chỉ thốt ra tiếng rú con thú ăn thịt.

Ví như, này Hiền giả Sarabha, con gà con nghĩ rằng: “Ta sẽ gáy lên tiếng gáy con gà trống”, nhưng nó chỉ có thể thốt ra tiếng kêu con gà con. Cũng vậy, này Hiền giả Sarabha, ngoài Sa-môn Gotama có thể gáy lên tiếng áy gà trống, Ông nghĩ: “Ta có thể gáy lên tiếng gáy con gà trống”, nhưng Ông chỉ thốt ra tiếng gáy con gà con.

Ví như, con bò cái con, này Hiền giả Sarabha, khi chuồng bò trống không, nghĩ rằng có thể rống tiếng rống sâu đậm con bò đực. Cũng vậy, này Hiền giả Sarabha, ngoài Sa-môn Gotama ra, Ông nghĩ rằng Ông có thể rống lên tiếng rống sâu đậm con bò đực.

Như vậy, các du sĩ ấy bao vây du sĩ Sarabha, công kích du sĩ Sarabha với những dòng nước nhiếc mắng như vậy.

 

65 (5) Kesaputtiya – Các Vị Ở Kesaputta – 1-17 – page 279 of 1925.

 

On one occasion, the Blessed One way wandering on tour among the Kosalans together with a large Sangha of monks when he reached the town of the Kalamas named Kesaputta.

The Kalamas of Kesaputta heard: “It is said that the ascetic Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan family, has arrived at Kesaputta. Now a good report about that Master Gotama has circulated thus: ‘That Blessed One is an arahant, perfectly enlightened … [as at 3:63] … [and] reveals a spiritual life that is perfectly complete and pure.’ Now it is good to see such arahants.”

Then the Kalamas of Kesaputta-approached the Blessed One. Some paid homage to the Blessed One and sat down to one side … [as at 3:63] … some kept silent and sat down to one side sitting to one side, the Kalamas said to the Blessed One:

“Bhante, there are some ascetics and brahmins who come to Kesaputta. They explain and elucidate their own doctrines, but disparage, denigrate, deride, and denounce the doctrines of others. But then some other ascetics and brahmins come to Kesaputta, and they too explain and elucidate their own doctrines, but disparage, denigrate, deride, and denounce the doctrines of others. We are perplexed and in doubt, Bhante, as to which of these good ascetics speak truth and which speak falsehood.”

“It is fitting for you to be perplexed, Kalamas, fitting for you to be in doubt; Doubt has arisen in you about a perplexing m atter. Come, Kalamas, do not go by oral tradition, by lineage of teaching, by hearsay, by a collection of scriptures, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic is our guru.’ But when, Kalamas, you know for yourselves: ‘These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are censured by the wise; these things, if accepted

and undertaken, lead to harm and suffering, then you should abandon them.

(1) “What do you think, Kalamas? When greed arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”

“For his harm, Bhante.”

“Kalamas, a greedy person, overcome by greed, with mind obsessed by it, destroys life, takes what is not given, transgresses with another’s wife, and speaks falsehood; and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(2) “What do you think, Kalamas? When hatred arises in a person, is it for his welfare or for his harm? “

“For his harm, Bhante.”

“Kalamas, a person who is full of hate, overcome by hatred, with mind obsessed by it, destroys life … and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?” ‘

‘Yes, Bhante.”

(3) “What do you think, Kalamas? When delusion arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”

“For his harm, Bhante.”

“Kalamas, a person who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, destroys life … and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”

“Yes, Bhante.”

“What do you think, Kalamas? Are these things wholesome or unwholesome?” “Unwholesome, Bhante.” – “Blameworthy or blameless?” – “Blameworthy, Bhante.” — “Censured or praised by the wise?” – “Censured by the wise, Bhante.” – “Accepted and undertaken, do they lead to harm and suffering or not, or how do you take it?” – “Accepted and undertaken, these things lead to harm and suffering. So, we take it.’

“Thus, Kalamas, when we said: ‘Come, Kalamas, do not go by oral tradition … But when you know for yourselves: “These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are. censured by the wise; these things, if undertaken and practiced, lead to harm and suffering, then you should abandon them,’ it is because of this that this was said.

“Come, Kalamas, do not go by oral tradition, by lineage of teaching, by hearsay, by a collection of scriptures, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic is our guru.’ But when you know for yourselves: ‘These tilings are wholesome; these things are blameless; these tilings are praised by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to weltare and happiness, then you should live in accordance with them.

(1) “What do you think, Kalamas? When non-greed arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”

‘For his welfare, Bhante,’

“Kalamas, a person without greed, not overcome by greed, his mind not obsessed by it, does not destroy life, take what is not given, transgress with another’s wife, or speak falsehood; nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

”Yes, Bhante.”

(2) “What do you think, Kalamas? When non-hatred arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”

“For his welfare, Bhante.”

“Kalkmas, a person who is without hate, not overcome by hatred, his mind not obsessed by it, does not destroy life … nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(3) “What do you think, Kalamas? When non-delusion arises in a person, is it for his welfare or for his harm?”

“For his welfare, Bhante.”

“Kalamas, a person who is. undeluded, not overcome by delusion, his mind not obsessed by it, does not destroy life … nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

“Yes, Bhante.”

“What do you think, Kalamas? Are these things wholesome or unwholesome?” – “Wholesome, Bhante.” — “Blameworthy or blameless?” – “Blameless, Bhante.” – “Censured or praised by the wise?” – “Praised by the wise, Bhante.” – “Accepted and undertaken, do they lead to welfare and. happiness or not, or

how do you take it?” – “Accepted and undertaken, these things lead to welfare and happiness. So, we take it.”

“Thus, Kalamas, when we said: ‘Come, Kalamas, do not go by oral tradition … But when you know for yourselves: “These things are wholesome; these things are blameless; these things are praised by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to welfare and happiness,” then you should live in accordance with them, it is because of this that this was said.

“Then, Kalamas, that noble disciple, who is thus devoid of longing, devoid of ill will, uncortfused, clearly comprehending, ever mindful, dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness … with a mind imbued with

Compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast,

exalted, measureless, without enmity, without ill will.

“This noble disciple, Kalamas, whose mind is in this way without enmity, without ill will, undefiled, and pure, has won four assurances in this very life.

“The first assurance he has won is this: If there is another world, and if there is the fruit and result of good and bad deeds, it is possible that with the breakup of the body, after death, I will be reborn in a good destination, in a heavenly world,’

“The second assurance he has won is this: If there is no other world, and there is no fruit and result of good arid bad deeds, still right here, in this very life, I maintain myself in happiness, without enmity and ill will, free of trouble.

“The third assurance he has won is this: ‘Suppose evil comes to one who does evil. Then, when I have no evil intentions toward anyone, how can suffering afflict me, since I do no evil deed?’

“The fourth assurance he has won is this: ‘Suppose evil does not come to one who does evil. Then right here I see myself puriified in both respects.’

“This noble disciple, Kalamas, whose mind is in this way without enmity, without ill will, undefiled, and pure, has won these four assurances in this very life.”

“So, it is, Blessed One! So, it is, F ortunate One! This noble disciple whose mind is in this w ay without enmity, without ill will; undefiled, and pure, has won four assurances in this very life.

“The first assurance he has won … [as above, down to:] … The fourth assurance he has won is this; ‘Suppose evil does not befall the evil-doer. Then right here I see myself purified in both respects.’

“This noble disciple, Bhante, whose mind is in this way without enmity, without ill will, undefiled, and pure, has won these four assurances in this very life.

“Excellent, Bhante! … We go for refuge to the Blessed One, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let the Blessed One consider us lay followers who from today have gone for refuge for life.”

1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến thị trấn của các người Kàlàmà tên là Kesaputta. Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về Sa-môn Gotama: “Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác … “. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị A-la-hán như vậy”.

2.- Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn: 

– Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: “Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?”

  1. – Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! 

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? 

– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không? 

– Thua có, bạch Thế Tôn.

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? 

– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không? 

– Thua có, bạch Thế Tôn..

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? 

– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? 

– Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

– Có tội hay không có tội? 

– Có tội, bạch Thế Tôn.

– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách? 

– Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? hay ở đây, là như thế nào? 

– Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

  1. – Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên. 

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy từ đạt đến và an trú! 

  1. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? 

– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? 

– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? 

– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy bất hay không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

  1. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? 

– Là thiện, bạch Thế Tôn.

– Các pháp này là có tội hay không có tội? 

– Không có tội, bạch Thế Tôn.

– Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán? 

– Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào? 

– Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

  1. – Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe theo truyền thuyết; chớ có tin vì nghe theo truyền thống, chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên. 

15.- Này các Kàlàmà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với từ … với tâm câu hữu với bi … với tâm câu hữu với hỷ … với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư; Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được bốn sự an ủi.

  1. -“Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, coi đời này”; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được. “Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”; đây là an ủi thứ hai vị ấy có được. Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”; đây là an ủi thứ ba vị ấy có được. “Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”; đây là an ủi thứ tư vị ấy có được. Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ủi này.
  2. – Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ủi: “Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này”; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được. “Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”; đây là an ủi thứ hai vị ấy có được. Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”; đây là an ủi thứ ba vị ấy có được. “Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”; đây là an ủi thứ tư vị ấy có được. Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ủi này.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, … bạch Thế Tôn, chúng con xin quy y Thế Tôn, quy y pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

66 (6) Salha – Sàlhà – 1-13 – page 283 of 1925.

 

Thus, have I heard. On one occasion, the Venerable Nandaka was dwelling at Savatthi in Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. Then Salha, Migara’s grandson, and Rohana, Pekhuniya’s grandson, approached the Venerable Nandaka, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Nandaka then said to Salha:

“Come, Salha, do not go by oral tradition, by lineage of teaching, by hearsay, by a collection of scriptures, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic

is our guru.’ But when you know for yourselves: ‘These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are censured by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to harm and suffering,’ then you should abandon them.

(1) “What do you think, Salha, is there greed?”

“Yes, Bhante.”

“I say this means longing. A greedy person, full of longing, destroys life, takes what is not given, transgresses with another’s wife, and speaks falsehood; and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(2) “What do you think, Salha, is there hatred?”

“Yes, Bhante.”

“I say this means ill will. A person full of hate, with a mind of ill will, destroys life … and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(3) “What do you think, Salha, is there delusion?”

“Yes, Bhante.”

“I say this means ignorance. A deluded person, immersed in ignorance, destroys life … and he encourages others to do likewise. Will that lead to his harm and suffering for a long time?”

“Yes, Bhante.”

“What do you think, Salha? Are these things wholesome or unwholesome?” — “Unwholesome, Bhante.” — “Blameworthy or blameless?” — “Blameworthy, Bhante.” — “Censured or praised by the wise?” — “Censured by the wise, Bhante.” — “Accepted and undertaken, do’ they lead to harm and suffering or not, or how do you take it?” – “Accepted and undertaken, these things lead to harm and suffering. So, we take it.”

“Thus, Salha, when we said: ‘Come, Salha, do not go by oral tradition … But when you know for yourselves: “These things are unwholesome; these things are blameworthy; these things are censured by the wise; these things, if undertaken and practiced, lead to harm and suffering,” then you should abandon them, it is because of this that this was said.

“Come, Salha, do not go by oral tradition, by lineage of teaching, by hearsay, by a collection of scriptures, by logical reasoning, by inferential reasoning, by reasoned cogitation, by the acceptance of a view after pondering it, by the seeming competence [of a speaker], or because you think: ‘The ascetic is our

Guru.’ But when you know for yourselves: ‘These things are wholesome; these things are blameless; these things are praised by the. wise; these things, if accepted and undertaken, lead to welfare and happiness/ then you. shduld live in accordance with them.

(1) “What do you think, Salha, is there non-greed?”

“Yes, Bhante.”

“I say this m eans absence of longing. A person without greed, without longing, does not destroy life, take what is not given, transgress with another’s wife, or speak falsehood; nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(2) “What do you think, Salha, is there non-hatred?”

“Yes, Bhante.”

“I say this means good will. A person without hate, with a mind of good will, does not destroy life … nor does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

“Yes, Bhante.”

(3) “What do you think, Salha, is there non-delusion?”

“Yes, Bhante.”

“I say this means true knowledge. An undeluded person, who has arrived at true knowledge, does not destroy life … or does he encourage others to do likewise. Will that lead to his welfare and happiness for a long time?”

“Yes, Bhante.”

“What do you think, Salha? Are these things wholesome or unwholesome?” — “Wholesome, Bhante.” – “Blameworthy or blameless?” — “Blameless, Bhante.” – “Censured or praised by the wise?” — “Praised by the wise, Bhante.” – “A ccepted and undertaken, do they lead to welfare and happiness or not, or

how do you take it?” — “Accepted and undertaken, these things lead to welfare and happiness. So, we take it.”

“Thus, Salha, when we said: ‘Come, Salha, do not go by oral tradition … But when you know for yourselves: “These things are wholesome; these things are blameless; these things are praised by the wise; these things, if accepted and undertaken, lead to welfare and happiness,” then you should live in accordance with them, it is because of this that this was said.

“Then, Salha, that noble disciple, who is thus devoid of longing, devoid of ill will, unconfused, clearly comprehending, ever mindful, dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness … with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast,

exalted, measureless, without enmity, without ill will.

“He then understands thus: ‘There is this; there is the inferior; there is the superior; there is a further escape from whatever is involved with perception.’  When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensuality, from the taint of existence, and from the taint of ignorance. When it is liberated

there comes the knowledge: ‘[It’s] liberated/ He understands: ‘’Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’

“He understands thus: ‘Formerly; there was greed; that was unwholesome. Nov, there is none; thus, this is wholesome. Formerly, there was hatred; that was unwholesome. Now there is none; thus, this is wholesome. Formerly, there was

delusion; that was unwholesome. Now there is none; thus, this is wholesome.’

“Thus, in this, very life he dwells hungerless, quenched and cooled, experiencing bliss, having himself become divine.”

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Nandaka trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lâu đài mẹ của Migàra.

Rồi Sàlhà, cháu của Migàra, và Rohana, cháu của Pekhuniya đi đến Tôn giả Nandaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Nandaka rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Nandaka nói với Sàlhà, cháu trai của Migàra như sau: 

  1. – Hãy đến này các Sàlhà Nandaka, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh và đau khổ:, thời này các Sàlhà, các thầy cần phải từ bỏ chúng

Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có tham hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

– Tham, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có tham này bị tham chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có sân hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

– Sân, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có sân này bị sân chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có si hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

– Si, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có si này bị si chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Các thầy nghĩ thế nào, này các Sàlhà. Các pháp này là thiện hay bất thiện? 

– Là bất thiện, thưa Tôn giả. 

– Có tội hay không có tội? 

– Có tội, thưa Tôn giả. 

– Bị ngườicó trí quở trách hay được người có trí tán thán? 

– Bị người có trí quở trách, thưa Tôn giả.

– Ðược thực hiện, được chấp thuận, có đưa lại bất hạnh hay đau khổ không? Hay ở đây là thế nào? 

– Ðược thực hiện, được chấp thuận, thưa Tôn giả, chúng đưa lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.

7.-Như vậy, này các Sàlhà, điều ta vừa nói với các thầy, “Chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận; chớ có tin vì nhân định lý; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết; chớ có tin vì thấy là thích hợp; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết, chớ có tin vì thấy là thích hợp, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình”. Này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh cà đau khổ”, thời này các Sàlhà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều này đã được nói lên như vậy, chính là do duyên như vậy được nói lên.

Như vậy, này các Sàlhà, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Sàlhà, hãy đạt đến và an trú! 

  1. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không tham khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy? 

– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.

– Người này không tham, này các Sàlhà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy? 

– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.

– Người này không sân, này các Sàlhà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, không khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy? 

– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.

– Người này không si, này các Sàlhà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không? 

– Thưa có, bạch Tôn giả.

  1. – Các ông nghĩ thế nào, này các Sàlhà. Các pháp này là thiện hay bất thiện? 

– Là thiện, bạch Tôn giả. 

– Các Pháp này là tội hay không có tội? 

– Không có tội, bạch Tôn giả. 

– Bị người trí quở trách hay được người trí tán thán? 

– Ðược người trí tán thán, bạch Tôn giả.

– Nếu được thực hiện, được chấp thuận, có đem đến hạnh phúc an lạc không? Hay ở đây là như thế nào? 

– Ðược thực hiện, được chấp thuận, bạch Tôn giả, chúng đưa đến hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.

12.- Như vậy, này các Sàlhà, điều ta vừa nói với các thầy, “Chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình”. Nhưng Này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này dược các người trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận, đưa lại hạnh phúc an lạc”, thời này các Sàlhà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính là do duyên như vậy được nói lên.

13.- Này các Sàlhà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với từ … với tâm câu hữu với bi … với tâm câu hữu với hỷ … với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy rõ biết như sau: “Có trạng thái này, có trạng thái liệt, có trạng thái thù thắng, có xuất ly ra khỏi tướng giới này.” Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khởi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Vị ấy rõ biết như sau: “Trước ta có tham, tham ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vầy là thiện. Trước ta có sân, sân ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vầy là thiện. Trước ta có si, si ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vậy là thiện”. Như vậy, ngay trong đời sống hiện tại, vị ấy được giải thoát khỏi hy cầu, được tịch tịnh, được thanh lương, cảm thấy an lạc, tự mình an trú trong Phạm tánh.

 

67 (7) Bases of Talk – Các Vấn Ðề Ðược Nói Ðến -page 287 of 1925.

 

“Bhikkhus, there are these three bases of talk. What three? (1) Referring to the past, one would say: ‘So it was in the past.’ (2) Referring to the future, one would say: ‘So it will be in the future.’ (3) Referring to the present, one would say: ‘So it is now, at present.’

“It is in relation to talk, bhikkhus, that a person may be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question that should be answered categorically and he does not answer it categorically; [if he is asked] a question that should be answered after making a distinction arid he answers

it without making a distinction; [if he is asked] a question that should be answered with a counter-question and he answers it without asking a counter-question; [if he is asked] a question that should be set aside and he does riot set it aside,, in such a case this person is unfit to talk.

“But if this person is asked a question that should be answered categorically and he answers it categorically; [if he is asked] a question that should be answered after making a distinction and he answers it after making a distinction; [if he is asked] a question that should be answered with a counter-question and

he answers it with a counter-question; [if he is asked] a question that should be set aside and he sets it aside, in such a case this person is fit to talk.

“It is in relation to talk, bhikkhus, that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he does not stand firm in regard to his position and the opposing position; if he does not stand firm in his stratagem; if he does not [198] stand firm in an assertion

about what is known; if he does not stand firm in the p rocedure, in such a case this person is unfit to talk. “But if this person is asked a question and he stands firm in regard to his position and the opposing position; if he stands firm in his stratagem; if he stands firm in an assertion about what is known; if he stands firm in the procedure, in such a case this person is fit to talk.

“It is in relation to talk, bhikkhus., that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he answers evasively, diverts the discussion to an irrelevant subject, and displays anger, hatred, and bitterness, in such a case this person is unfit to talk.

“But if this p erson is asked a question and he does not answer evasively, divert the discussion to an irrelevant subject, or display anger, hatred, and bitterness, in such a case this person is fit to talk.

“It is in relation to talk, bhikkhus, that a person should be understood as either fit to talk or unfit to talk. If this person is asked a question and he overwhelms [the questioner], crushes him, ridicules him, and seizes upon a slight error, in such a case this person is unfit to talk.

“But if this person is asked a question and he does not overwhelm [the questioner], or crush him, or ridicule him, or seize upon a slight error, in such a case this person is fit to talk …

“It is in relation to talk, bhikkhus, that a person should be understood as either having a supporting condition or not having a supporting condition. One who does not lend an ear does not have a supporting condition; one who lends an ear has a supporting condition. One who has a supporting condition directly knows one thing, fully understands one thing, abandons one thing, and realizes one thing. Directly knowing one thing, fully understanding one thing, abandoning one thing, and realizing one thing, he reaches right liberation.

“This, bhikkhus, is the goal of talk, the goal of discussion, the goal of a supporting condition, the goal of lending an ear, that is, the emancipation of the mind through non-clinging.”

Those who speak with quarrelsome intent,

settled in their opinions, swollen with pride,

ignoble, having assailed virtues,

look for openings [to attack] one another.

 

They mutually delight when their opponent

speaks badly and makes a mistake,

[they rejoice] in his bewilderment and defeat;

but noble Ones don’t engage in such talk.

 

If a wise person wants to talk,

having known the time is right,

without quarrelsomeness or pride,

the sagely person should utter

the speech that the noble one’s practice,

which is connected with the Dhamma and meaning.

 

Not being insolent or aggressive,

with a mind not elated,

he speaks free from envy

on the basis of right knowledge.

He should approve of what is well expressed

but should not attack what is badly stated.

 

He should not train in faultfinding

nor seize oh the other’s mistakes;

he should not overwhelm and crush his opponent,

nor speak mendacious words.

Truly, a discussion among the good

is for the sake of knowledge and confidence.

 

Such is the way the noble discusses things;

this is the discussion of the noble ones.

Having understood this, the wise person

should not swell up but should discuss things.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba vấn đề này được nói đến. Thế nào là ba? Có thể nói về quá khứ, này các Tỷ-kheo, nói rằng: “Như vầy đã xảy ra trong thời quá khứ. Có thể nói về tương lai, này các Tỷ-kheo, nói rằng: “Như vầy sẽ xảy ra trong thời tương lai”. Có thể nói về hiện tại, này các Tỷ-kheo, nói rằng: “Như vầy đang xảy ra trong thời hiện tại”.

2.-Với sự thảo luận, này các Tỷ-kheo, một người có thể biết được là có khả năng nói chuyện hay không có khả năng? 

Nếu người nào, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu không trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, không trả lời một cách phân tích một câu hỏi cần trả lời một cách phân tích, không trả lời một câu hỏi ngược lại với một câu hỏi cần phải trả lời với một câu hỏi ngược lại, không có gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, một người như vậy không có khả năng để thảo luận.

Nếu người nào, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, trả lời phân tích một câu hỏi cần trả lời một cách phân tích, trả lời với một câu hỏi ngược lại một câu hỏi cần phải trả lời với một hỏi ngược lại, gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, một người như vậy có khả năng để thảo luận.

3.- Với sự thảo luận, này các Tỷ-kheo, một người có thể biết được là có khả năng thảo luận hay không có khả năng thảo luận? 

Nếu một người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, không xác nhận là đúng hay không đúng, không xác nhận là một giả thuyết, không xác nhận là quan điểm của bậc trí, không xác nhận là sở hành thường làm. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy không có khả năng thảo luận.

Nếu một người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, xác nhận là đúng hay không đúng, xác nhận là một giả thuyết, xác nhận là quan điểm của bậc trí, xác nhận là sở hành thường làm. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy có khả năng thảo luận.

4.- Với sự thảo luận, này các Tỷ-kheo, một người có thể biết được là có khả năng thảo luận hay không có khả năng thảo luận? 

Nếu một người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, tránh câu hỏi ấy với một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, bày tỏ sự phẫn nộ, sân, hận, bất mãn. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người này không có khả năng thảo luận.

Nếu một người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, không tránh câu hỏi ấy với một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không bày tỏ sự phẫn nộ, sân, hận, bất mãn. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người này có khả năng thảo luận.

5.-Với sự thảo luận, này các Tỷ-kheo, một người có thể biết được là có khả năng thảo luận hay không có khả năng thảo luận? 

Nếu người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, lại mắng chửi, đánh đập, nhạo báng, chụp lấy chỗ sơ hở. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người này không có khả năng thảo luận.

Nếu một người, này các Tỷ-kheo, khi được hỏi một câu, không mắng chửi, không đánh đập, không nhạo báng, không chụp lấy chỗ sơ hở. Nếu là như vậy, này các Tỷ-kheo, người này có khả năng thảo luận.

6.- Với sự thảo luận, này các Tỷ-kheo, có thể biết được một người có duyên hay không có duyên.

Không có lóng tai, này các Tỷ-kheo, là không có duyên. Có lóng tai là có duyên. Người có duyên thắng tri một pháp, biến tri một pháp, từ bỏ một pháp, chứng đắc mot65t pháp. Do thắng tri một pháp, liễu tri một pháp, từ bỏ một pháp, chứng đắc một pháp, vị ấy cảm thấy chánh giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là lợi ích của thảo luận, như vậy là lợi ích của đàm luận, như vậy là lợi ích có duyên, như vậy là lợi ích nghe lời khuyên, tức là tâm giải thoát không có chấp thủ.

7.

Nói chuyện với hiềm thù
Thiên chấp và kiêu mạn
Nghịch lại đức bậc Thánh
Bới móc lỗi lầm nhau
Thích nghe nói xấu người
Người lầm, người bối rối
Người bị thua, bị hại
Bậc Thánh không làm vậy.
Nếu muốn cùng đàm luận
Bậc hiền biết thời gian
Câu chuyện của bậc Thánh
Liên hệ pháp, pháp nghĩa
Người có trí nói chuyện
Không hiềm thù kiêu mạn
Với tâm không chấp trước
Không hiềm hận độc đoán
Không để tâm lơ đãng
Nói lên với chánh trí
Hoan hỷ lời khéo nói
Không vui lời vụng về
Không học cách chỉ trích,
Không chụp sơ hở người
Không nhiếc mắng đánh đập
Không nói lời vu vơ
Lời nói của bậc Thánh
Vừa dạy vừa hoan hỷ
Như vầy bậc Thánh nói
Như vầy bậc Thánh luận đàm
Bậc trí biết rõ vậy
Nói lời thật khiêm tốn

 

68 (8) Other Sects – Du Sĩ Ngoại Ðạo – page 289 of 1925.

 

“Bhikkhus, wanderers of other sects may ask you: ‘Friends, there are these three things. What three? Greed, hatred, and delusion. These are the three. What, friends, is the distinction, the disparity, the difference between them?’ If you are asked this, how would you answer?”

“Bhante, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement Having heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”

“Then listen, bhikkhus, and attend closely. I will speak.”

“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, if wanderers of other sects should ask you such a question, you should answer them as follows: ‘Lust, friends, is slightly blameworthy but slow to fade away; hatred is very blameworthy but quick to fade away; delusion is very blameworthy and slow to fade away.’

(1) “[Suppose they ask:] ‘But, friends, what is the reason unarisen lust arises and arisen lust increases and expands? You should answer: ‘An attractive object. For one who attends carelessly to an attractive object, unarisen lust arises and arisen lust increases and expands. This, friends, is the reason unarisen

lust arises and arisen lust increases and expands.’

(2) “[Suppose they ask:] ‘But what, friends, is the reason unarisen hatred arises and arisen hatred increases and expands?’ You should answer: ‘A repulsive object. For one who attends carelessly to a repulsive object, unarisen hatred arises and arisen hatred increases and expands. This, friends, is the reason unarisen hatred arises and arisen hatred increases and expands.’

(3) “[Suppose they ask:] ‘But what, friends, is the reason unarisen delusion arises and arisen delusion increases and expands?’ You should answer: ‘Careless attention. For one who attends carelessly, unarisen delusion arises and arisen delusion increases and expands. This, friends, is the reason unarisen

delusion arises and arisen delusion increases and expands.’

(1) “[Suppose they ask:] ‘But what, friends, is the reason unarisen lust does not arise and arisen lust is abandoned?’ You should answer: ‘An unattractive object. For one who attends carefully to an unattractive object, unarisen lust does not arise and arisen lust is abandoned. This, friends, is the reason unarisen lust does not arise and arisen lust is abandoned.’

(2) “[Suppose they ask:] ‘But what, friends, is the reason unarisen hatred does notarise and arisen hatred is abandoned?’ You should answer: ‘The liberation of the mind by lovingkindness. For one who attends carefully to the liberation of the mind by loving-kindness- unarisen hatred does not arise and arisen hatred is abandoned. This, friends, is the reason unarisen hatred does not arise and arisen hatred is abandoned.’

(3) “[Suppose they ask:] ‘But what, friends, is the reason unarisen delusion does–not arise and arisen delusion is abandoned?’ You should answer: ‘Careful attention. For one who attends carefully, unarisen delusion does not arise and arisen delusion is abandoned. This, friends, is the reason unarisen delusion does not arise and arisen delusion-is-ahandoned.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: “Có ba pháp này, này các Hiền giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? “Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông trả lời như thế nào với các du sĩ ngoại đạo ấy? 

– Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làn căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết ý nghĩa lời nói này cho chúng con. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói! 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 

Thế Tôn nói như sau: 

– Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: “Có ba pháp này, này các Hiền giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? “Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Tham, thưa các Hiền giả, là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng. Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp.”

2.- “Do nhân gì, này chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại?”

Cần phải trả lời là “Tịnh tướng”. “Với ai không như lý tác ý tịnh tướng, thời tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại”. 

  1. “Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?”

Cần phải trả lời là “Chướng ngại tướng”. “Với ai không như lý tác ý chướng ngại tướng, thời sân chưa sanh được sanh khởi, sân sanh rồi được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại”. 

  1. “Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?”

Cần phải trả lời là “Không như lý tác ý”. “Với ai không như lý tác ý chướng ngại tướng, thời si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại”. 

5.-“Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh được không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận?”

Cần phải trả lời là “tướng bất tịnh”. “Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh khởi không sanh khởi, hay tham đã sanh khởi được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến tham chưa sanh khởi không sanh khởi, hay tham đã sanh khởi được đoạn tận.”

  1. “Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh được không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận?”

Cần phải trả lời là “từ tâm giải thoát”. “Với ai như lý tác ý từ tâm giải thoát, thời sân chưa sanh khởi không sanh khởi, hay sân đã sanh khởi được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến sân chưa sanh khởi không sanh khởi, hay sân đã sanh khởi được đoạn tận.”

  1. “Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh được không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận?”

Cần phải trả lời là “như lý tác ý”. “Với ai như lý tác ý thời si chưa sanh khởi không sanh khởi, và si đã sanh khởi được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến si chưa sanh khởi không sanh khởi, hay si đã sanh khởi được đoạn tận.”

 

69 (9) Roots – Các Căn Bản Bất Thiện – page 291 of 1925.

 

“Bhikkhus, there are these three unwholesome roots. What three? The unwholesome root, greed; the unwholesome root, hatred; and the unwholesome root, delusion.

(1) “Whatever greed occurs, bhikkhus, is unwholesome. Whatever [deed] a greedy person performs by body, speech, and mind is also unwholesome. When a greedy person, overcome by greed, with mind obsessed by it, inflicts suffering upon another under a false pretext— by killing, imprisonment, confiscation, censure, or banishment— [thinking]: I am powerful, I want power, that too is unwholesome. Thus numerous bad unwholesome qualities originate in him born of greedy caused by greed, arisen from greed, conditioned by greed.

(2) “Whatever h atred occurs is unwholesome. Whatever [deed] a person full of hate performs by body, speech, and mind is also unwholesome. When a person full of hate, overcome by hatred, with mind obsessed by it, inflicts suffering upon another under a false pretext … [thinking]: Tam powerful, I want power, that too is unwholesome. Thus numerous bad unwholesome qualities originate in him born of hatred, caused by hatred, arisen from hatred, conditioned by hatred.

(3) “Whatever delusion, occurs is unwholesome. Whatever [deed] a deluded person performs by body, speech, and mind is also unwholesome. When a deluded person, overcome by delusion, with mind obsessed by it, inflicts suffering upon another under a false pretext … [thinking]: I am powerful, I want power, that too is unwholesome. Thus numerous bad unwholesome qualities originate in him born of delusion; caused by delusion, arisen from delusion, conditioned by delusion.

“Such a person, bhikkhus, is called one who speaks at an improper time, who speaks falsely, who speaks what is unbeneficial, who speaks non-Dhamma, who speaks nondiscipline.

And why is such a person called one who speaks at an improper time … who speaks non-discipline? This person inflicts suffering upon another under a false pretext—by killing, imprisonment, confiscation, censure, or banishment—

thinking: I am powerful, I want power.’ Thus when spoken to in accordance with fact, he despises [the one who reproaches’ him]; he does not admit [his faults]. When spoken to contrary to fact, he does not make an effort to unravel what is said to him: For such and such a reason this is untrue; for such and such a

reason this is contrary to fact/ Therefore such a person is called one who speaks at an improper time, who speaks falsely, who speaks what is unbeneficial, who speaks non-Dhamma, who speaks non-discipline.

“Such a person, overcome by bad unwholesome qualities born of greed … born of hatred … born of delusion, with his mind obsessed by them, dwells in suffering in this very life, with distress, anguish, and fever, and with the breakup of the body, after death, a bad destination can be expected for him.

“Suppose a tree was choked and enveloped by three inaluva creepers. It would meet with calamity, with disaster, with calamity and disaster. So too, such a person overcome by bad unwholesome qualities born of greed … born of

hatred … born of delusion, with his mind obsessed by them, dwells insuffering in this very life, with distress, anguish, and fever, and with the breakup of the body, after death, a bad destination can be expected for him. These are the three unwholesome roots.

“There are, bhikkhus, these three wholesome roots. What three? The wholesome root, non-greed; the wholesome root, non-hatred; and the wholesome root, non-delusion.

(1) “Whatever non-greed occurs, bhikkhus, is wholesome. Whatever [deed] one without greed performs by body, speech, and mind is also wholesome. When one without greed, not overcome by greed, with mind not obsessed by it, does not inflict suffering upon another urider a false pretext—by killing, imprisonment, confiscation, censure, or banishment—thinking: ‘I am powerful, I want power, that too is wholesome. Thus, numerous wholesome qualities originate in him born of nongreed, caused by non-greed, arisen from non-greed, conditioned by non-greed.

(2) “Whatever non-hatred occurs is wholesome. Whatever [deed] one without hate performs by body, speech, and mindis also wholesome. When one without hate, not overcome by hatred, with mind not obsessed by it, does not inflict suffering upon another under a false pretext … that too is wholesome. Thus, numerous wholesome qualities originate in him born of non-hatred, caused by non-hatred, arisen from non-hatred, conditioned by non-hatred.

(3) “Whatever non-delusion occurs is wholesome. Whatever [deed] one who is undeluded performs by body, speech, and mind is also wholesome. When one who is undeluded, not overcome by delusion, with mind not obsessed by it, does not inflict suffering upon another under a false pretext … that too is wholesome. Thus, numerous wholesome qualities originate in him bom of non-delusion, caused by non-delusion, arisen from non-delusion, conditioned by nonrdelusion.

“Such a person, bhikkhus, is called one who speaks at the proper time, who speaks in accordance with fact, who speaks what is beneficial, who speaks Dhamma, who speaks discipline. And why is such a person called one who speaks at the proper time … who speaks discipline? This person does not inflict suffering upon another under a false pretext—by killing, imprisonment, confiscation, censure, or banishment thinking: I am powerful, I want power.’ Thus, when spoken to in accordance with fact, he admits [his faults]; he does not despise [the one who reproaches him]. When spoken to contrary to fact, he makes an effort to unravel what is said to him: ‘For such and such a reason this is untrue; for such and such a reason this is contrary to fact.’ Therefore such a person is called one who speaks at the proper time, who speaks in accordance with fact, who speaks what is beneficial, who speaks Dhamma, who speaks discipline.

“Such a person has abandoned the bad unwholesome qualities bom of greed … born of hatred … bom of delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising. He dwells happily in this very life, without distress, anguish, or fever, and in this very life he attains nibbana.

“Suppose a tree was choked and enveloped by three maluva creepers. Then a man would come along bringing a shovel and a basket. He would cut down the creepers at their roots, dig them up, and pull out the roots, even the fine rootlets and rootfiber. He would cut the creepers into pieces, split the pieces,

and reduce them to slivers. Then he would dry the slivers in the wind and sun, burn them in a fire, reduce them to ashes, and winnow the ashes in a strong wind or let them be carried a way by the swift current of a river. In this way, those maluva creepers would be cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that they are no more subject to future arising.

“So too, bhikkhus, such a person has abandoned the bad unwholesome qualities born of greed … born of hatred … born of delusion, cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising. He dwells happily in this very life, without distress, anguish, or fever, and in this very life he attains nibbana. These are the three wholesome roots.”

  1. – Này các Tỷ-kheo, có ba căn bản bất thiện này. Thế nào là ba? Tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện.

Cái gì là tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng tham có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng tham, bị lòng tham chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, khởi lên nơi người ấy.

2.- Cái gì là sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng sân có làm gì về thân, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng sân, bị lòng sân chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ sân, duyên khởi từ sân, tập khởi từ sân, khởi lên nơi người ấy.

3.- Cái gì là si, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng si có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng si, bị lòng si chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ si, duyên khởi từ si, tập khởi từ si, khởi lên nơi người ấy.

4.- Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Khi được đối chất với sự thật, người ấy phủ nhận, không có chấp nhận; khi được đối chất với sự không thật, người ấy không có nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng: “Ðây là không chân, đây là không thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do tham sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, tâm mất sự tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do si sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. 

5.- Ví như này các Tỷ-kheo, cây sàla hay cây dhava hay cây phandana bị phá hoại, bị bao trùm bởi ba loại tầm gởi, đi đến tổn hại, đi đến bất hạnh, đi đến tổn hại, và bất hạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người như vậy, bị các ác bất thiện pháp do tham sanh chinh phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú … bị các ác bất thiện pháp do sân sanh … bị các ác bất thiện pháp do si sanh chinh phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản bất thiện.

6.- Có ba căn bản của thiện, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Không tham là căn bản của thiện, không sân là căn bản của thiện, không si là căn bản của thiện.

Cái gì là không tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không tham có làm gì về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Ai không có lòng tham, không bị lòng tham chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ không tham, duyên khởi từ không tham, tập khởi từ không tham, khởi lên nơi người ấy.

7.- Cái gì là không sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không sân có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng sân, không bị lòng sân chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ không sân, duyên khởi từ không sân, tập khởi từ không sân, khởi lên nơi người ấy.

8.- Cái gì là không si, này các Tỷ-kheo, cái ấy là thiện. Ai với lòng không si có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng si, không bị lòng si chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh ra từ không si, duyên khởi từ không si, tập khởi từ không si, khởi lên nơi người ấy.

9.- Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Khi được đối chất với sự thật, người ấy chấp nhận, không có phủ nhận; khi được đối chất với sự không thật, người ấy nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng: “Ðây là chân, đây là thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật. 

10.- Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do tham sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, tâm không mất tự chủ … Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị các ác bất thiện pháp do si sanh nhiếp phục, tâm không mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn. 

11.- Ví như, này các Tỷ-kheo, cây sàla hay cây dhava, cây phandana, bị ba cây tầm gởi phá hoại bao trùm. Rồi có người đi đến, cầm cuốc và thúng. Người ấy chặt đứt rễ cây tầm gởi ấy, sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào mương. Ðào mương xong, người ấy nhổ các rễ lên, nhỏ cho đến các rễ nhỏ, rễ usira. Rồi người ấy chặt cây tầm gởi thành từng khúc nhỏ, bửa và chẻ thành từng mảnh nhỏ, người ấy đem phơi giữa gió và mặt trời. Sau khi phơi giữa gió và mặt trời, người ấy lấy lửa đốt, làm thành một đống tro, và quạt chúng ra giữa gió lớn, hay đổ chúng xuống dòng nước chảy nhanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các cây tầm gởi ấy, bị cắt đứt gốc từ rễ, bị làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người như vậy, các ác bất thiện pháp do tham sanh đã được đoạn tận, được chặt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại được sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn … do sân, sanh … các ác bất thiện pháp do si sanh đã được đoạn tận, được chặt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại được sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản của thiện.

 

70 (10) Uposatha – Các Lễ Uposatha – page 294 0f 1925.

 

Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. Then Visakha Migaramata, on the day of the uposatha, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to her:

“Why, Visakha, have you come in the middle of the day?”

“Today, Bhante, I am observing the uposatha.”

“There are, Visakha, three kinds of uposathais. What three? The cowherds’ uposatha, the Niganthas’ uposatha, and the noble ones’ uposatha.

(1) “And how, Visakha, is the cowherds’ uposatha observed? Suppose, Visakha, in the evening a cowherd returns the cows to their owners. He reflects thus: ‘Today the cows grazed in such and such a place and drank water in such and such a place. Tomorrow the cows will graze in such and such a place and drink water in such and such a place.’ So too, someone here observing the uposatha reflects thus: ‘Today I ate this and that food; today I ate a meal of this and that kind. Tomorrow I will eat this arid thatfood; tomorrow I w ill eat a meal of this and that kind.’ He thereby passes the day with greed and longing in his mind. It is in such a way that the cowherds’ uposatha is observed. The cowherds’ uposatha, thus observed, is not of great fruit and benefit, nor is it extraordinarily brilliant and pervasive.’

(2) “And how, Visakha, is the Niganthas’ uposatha observed? There are, Visakha, ascetics called Niganthas. They enjoin their disciples thus: ‘Come, good man, lay down the rod toward living beings dwelling more than a hundred yojanas’ distance in the eastern quarter. Lay down the rod toward living beings

dwelling more than a hundred yojanas’ distance in the western quarter. Lay down the rod toward living beings dwelling more than a hundred yojanas’ distance in the northern quarter. Lay down the rod toward living beings dwelling more than a hundred yojanas’ distance in the southern quarter.’ Thus they enjoin them to be sympathetic and compassionate toward some, living beings, but not to others. On the uposatha day, they enjoin their disciples thus: ‘Come, good man, having laid aside all clothes, recite: I am not anywhere the belonging of anyone, nor is there anywhere anything in any place that is

mine.’ However, his parents know: ‘This is our son.’ And he knows: ‘These are my parents.’ His wife and children know: ‘He is our supporter.’ And he knows: ‘These are my wife and children.’ His slaves, workers, and servants know: ‘He is our master.’ And he knows: ‘These are my slaves, workers, and servants.’ Thus on an occasion when they should be enjoined in truthfulness, [the Niganthas] enjoin them in false speech. This, I say, is false speech. When that night has passed, he makes use of possessions that have not been given. This, I say, is taking what has not been given. It is in such a way that the Niganthas’ uposatha is observed. When one has observed the uposatha in the way of the Niganthas, the uposatha is n o t of great fruit and benefit, nor is it extraordinarily brilliant and pervasive.

(3) “And how, Visakha, is the noble ones’ uposatha observed? The defiled mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the Tathagata thus: ‘The Blessed One is an

arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ When a noble disciple recollects the Tathagata, his mind becomes placid, joy arises,

and the defilements of the mind are abandoned in the same way that one’s head, when dirty, is cleansed by exertion.

“And how, Visakha,’does one cleanse a dirty head by exertion? By means of cleansing p aste, clay, water, and the appropriate effort by the person. It is in such a way that one’s head, when dirty, is cleansed by. exertion. So too, the defiled mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the Tathagata thus: The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ When a noble disciple recollects the Tathagata, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. This is called a noble disciple who observes the uposatha of Brahma, who dwells together with Brahma, and it is by considering Brahma that his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. It is in this w ay that

the defiled mind is cleansed by exertion.

“The defiled mind, Visakha, is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally

experienced by the wise.’ When a noble disciple recollects the. Dhamma, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are bandoned in the same way that one’s body, when dirty, is cleansed by exertion.

“And how, Visakha, does one cleanse a dirty body by exertion? By means of a bathing brush, lime powder, water, and the appropriate effort by the person. It is in such a way that one’s body, when dirty, is cleansed by exertion. So too, the

defiled mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One … to be personally experienced by the wise.’ When a noble disciple recollects the Dhamma, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. This is called a noble disciple who observes the uposatha of the Dhamma, who dwells together with the Dhamma, and it is by considering the Dhamma that his mind

becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. It is in this way that the defiled mind is cleansed by exertion.

“The defiled mind, Visakha, is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, p racticing the true way, practicing the proper way; that is,

the four pairs of persons, the eight types of individuals— this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the w orld.’ When a noble disciple recollects the Sangha, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind a re abandoned in the

same way that a dirty cloth is cleansed by exertion.

“And how, Visakha, does one cleanse a dirty cloth by exertion? By means of heat, lye, cow dung, water, and the appropriate effort by the person. It is in such a way that a dirty cloth is cleansed by exertion. So too, the defiled mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion?

Here, Visakha, a noble disciple recollects the Sangha thus: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way … the unsurpassed field of merit for the world.’ When a noble disciple recollects the Sangha, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned.

This is called a noble disciple who observes the uposatha of the Sangha, who dwells together with the Sangha, and it is by considering the Sangha that his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. It is in this way that the defiled mind is cleansed by exertion.

“The defiled mind, Visakha, is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects his own virtuous behavior as unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. When a noble disciple

recollects his v irtuous behavior, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned in the same way that a dirty mirror is cleansed by exertion.

“And how, Visakha, is a dirty mirror cleansed by exertion? By means of oil, ashes, a roll of cloth, and the appropriate effort by the person. It is in such a way that a dirty mirror is cleansed by exertion. So too, the defiled mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here,

Visakha, a noble disciple recollects his own virtuous behavior as unbroken … leading to concentration. When a noble disciple recollects his virtuous behavior, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. This is called a noble disciple who observes the uposatha of virtuous behavior, who dwells together with virtuous behavior, and it is by considering virtuous behavior that his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. It is in this way that the defiled mind is cleansed by exertion.

“The defiled mind, Visakha, is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the deities thus: There are devas [ruled by] the four great kings, Tavatimsa devas, Yama devas, Tusita devas, devas who delight in creation, devas who control what is created by others, devas of Brahma’s company, and devas still higher than these. I too have such faith as those deities possessed because of which, when they passed away here, they were reborn there; I too have such virtuous behavior … such

Learning … such generosity … such wisdom as those deities possessed because of which, when they passed away here, they were reborn there.’ When a noble disciple recollects the faith, virtuous behavior, learning, generosity, and wsdom in himself and in those deities, his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned in the same way that impure gold is cleansed by exertion.

“And how, Visakha, is impure gold cleansed by exertion? By means of a furnace, salt, red chalk, a blow-pipe and tongs, and the appropriate effort by the person. It is in such a way that impure gold is cleansed by exertion. So too, the defiled

mind is cleansed by exertion. And how is the defiled mind cleansed by exertion? Here, Visakha, a noble disciple recollects the deities thus: ‘There are devas [ruled by] the four great kings … and devas still higher than these. I too have such faith … such wisdom as those deities possessed because of which, when they passed away here, they were reborn there.’ When a noble disciple recollects the faith, virtuous behavior, learning, generosity, and wisdom in himself and in those deities, his mind becomes placed, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. This is called a noble disciple who

observes the uposatha of the deities, who dwells together with the deities, and it is by considering the deities that his mind becomes placid, joy arises, and the defilements of the mind are abandoned. It is in this way that the defiled mind is cleansed by exertion.

(i) “This noble disciple, Visakha, reflects thus: ‘As long as they Jive the arahants abandon and abstain from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, they dwell compassionate toward all living beings. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from the destruction of life; with the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, I too shall dwell compassionate toward all living beings. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.

(ii) “‘As- long as they live the arahants abandon and abstain from taking what is not given; they take only what is given, expect only what is given, and are honest at heart, devoid of theft. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from taking what is not given; I shall accept only what is

given, expect only what is given, and be honest at heart, devoid of theft. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.

(iii) “‘A s long as they live the arahants abandon sexual activity and observe celibacy, living apart, abstaining from sexual intercourse, the common person’s practice. Today, for this night ana day, I too shall abandon sexual activity and Observe celibacy, li ving apart, abstaining from sexual intercourse, the common

person’s practice. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.

(iv) “‘As long as they live the arahants abandon and abstain from false speech; they speak truth, adhere to truth; they are trustworthy and reliable, no deceivers of the world. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from false ‘speech; I shall be a speaker of truth, an adherent of truth, trustworthy and reliable, no deceiver of the world. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.

(v) ” ‘As long as they live the arahants abandon and abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will

be observed by me.

(Vi) ” ‘A s long as they live the arahants eat once a day, abstaining from eating at night and from food outside the proper time. Today, for this night and day, I too shall eat once a day, abstaining from, eating at night and from food outside the proper time. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.

(vii)”‘ As long as they live the arahants abstain from dancing, singing, instrumental music, and unsuitable shows, and from adorning and beautifying themselves by wearing garlands and applying scents and unguents. Today, for this night and day, I too shall abstain from dancing, singing, instrumental music,

and unsuitable shows, and from adorning and beautifying myself by wearing garlands and applying scents and unguents. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me …

(viii) ‘”As long as they live the arahants abandon and abstain from the use of high and luxurious beds; they lie down on a low resting place, either a small bed or a straw mat. Today, for this night and day, I too shall abandon and abstain from the use of high and luxurious beds; I shall lie down on a low resting place,

either a small bed or a straw mat. I shall imitate the arahants in this respect and the uposatha will be observed by me.’

“It is in this way, Visakha, that the noble ones’ uposatha is observed. When one has observed the uposatha in the way of the noble ones it is of great fruit and benefit, extraordinarily brilliant and pervasive.

“To what extent is it of great fruit and benefit? To what extent is it extraordinarily brilliant and pervasive? Suppose, Visakha, one were to exercise sovereignty and kingship over these sixteen great countries abounding in the seven precious substances, that is, [the countries of] the Angans, the Magadhans, the Kasis, the Kosalans, the Vajjis, the Mallas, the Cetis, the Vangas, the Kurus, the Pancalas, the Macchas, the Surasenas, the Assakas, the Avantis, the Gandharans, and the Kambojans: this would not be worth a sixteenth part of the uposatha observance complete in those eight factors. For what reason? Because human kingship is poor compared to celestial happiness.

‘For the devas [ruled by] the four great kings, a single night and day is equivalent to fifty human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The life span of the devas [ruled by] the four great kings is five hundred such celestial years. It is possible, Visakha, that a woman or man here who observes the uposatha complete in these eight factors will, with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the devas [ruled by] the four great kings. It was with reference to this that I said

human kingship is poor compared to celestial happiness.

“For the Tavatimsa devas a single night and day is equivalent to a hundred human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The life span of the Tavatimsa devas is a thousand such celestial years. It is possible, Visakha, that a w oman or man here who observes the

uposatha complete in these eight factors will, with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the Tavatimsa devas. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to celestial happiness.

“For the Yama devas a single night and day is equivalent to two hundred human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The life span of the Yama devas is two thousand such celestial years. It is possible, Visakha, that a woman or man here who observes the uposatha

complete in these eight factors will, with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the Yama devas. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to celestial happiness.

“For the Tusita devas, a single night and day is equivalent to four hundred human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The life span of the Tusita devas is four thousand such celestial years. It is possible, Visakha, that a woman or man here who observes the uposatha.

complete in these eight factors will, with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the Tusita devas. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to celestial happiness.

“For the devas w ho delight in creation, a single night and day is equivalent to eight hundred human years; thirty such days make tip a month, and twelve such months make up a year. The life span of the devas who delight in creation is eight thousand such celestial) years. It is possible, Visakha, that a woman or

man, here who observes the uposatha complete in these eight factors wil], with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the devas who delight in creation. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to celestial happiness.

”For the devas who control what is created by others, a single night and day is equivalent to sixteen hundred human years; thirty such days make up a month, and twelve such months make up a year. The life span of the devas who control what is created by others is sixteen thousand such celestial years. It is possible, Visakha, that a woman or man here who observes the uposatha complete in these eight factors will, with the breakup of the body, after death, be reborn in companionship with the devas who control what is created by others. It was with reference to this that I said human kingship is poor compared to

celestial happiness.’

 

One should not kill living beings or take what is not given;

one should not speak falsehood or drink intoxicants;

one should refrain from sexual activity, from unchastity;

one should not eat at night or at an improper time.

 

One should not wear garlands or apply scents;

one should sleep on a [low] bed or a mat on the ground;

this, they say, is the eight-factored uposatha

proclaimed by the Buddha,

who reached the end of suffering.

 

As far as the sun and moon revolve,

shedding light, so beautiful to gaze upon,

dispellers of darkness, moving through the firmament,

they shine in the sky, brightening up the quarters.

 

Whatever wealth exists in this sphere—

pearls, gems, and excellent beryl,

horn gold and mountain gold,

and the natural gold called hataka—

 

those are not worth a sixteenth part

of an uposatha complete in the eight factors,

just as alLthe hosts of stars

[do not match] the moon’s radiance.

 

Thereforecja virtuous woman or man,

having observed the uposatha complete in eight factors,

and having made merit productive of happiness,

goes blameless to a heavenly state.

Như vầy tôi nghe.

  1. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Pubbarama (Ðông viên), lâu đài của mẹ Migara. Rồi Visakha, mẹ của Migara, trong ngày Uposatha (Bố tát trai-giới) đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visakha, mẹ của Migara đang ngồi xuống một bên: 

– Này Visàkhà, từ đâu bà đến sáng sớm như thế này? 

– Bạch Thế Tôn, hôm nay con thọ trai giới.

– Có ba loại trai giới này, này Visàkhà. Thế nào là ba? 

Trai giới người chăn bò, trai giới Niganthà, và trai giới bậc Thánh.

Như thế nào, này Visàkhà, là trai giới người chăn bò? 

Ví như, này Visàkhà, người chăn bò vào buổi chiều lùa các con bò về cho chủ của chúng. Người ấy suy nghĩ: “Hôm nay, các con bò đã ăn cỏ tại chỗ này và chỗ này, đã uống nước tại chỗ này và chỗ này. Này mai, các con bò đã ăn cỏ tại chỗ này và chỗ này, đã uống nước tại chỗ này và chỗ này”. Cũng vậy, này Visàkhà, ở đây có người giữ trai giới suy nghĩ: “Hôm nay, ta đã ăn loại đồ ăn cứng này, loại đồ ăn cứng này ta đã ăn; ta đã ăn loại đồ ăn mềm này, loại đồ ăn mềm này ta đã ăn. Ngày mai ta sẽ ăn loại đồ ăn cứng này, loại đồ ăn cứng này ta sẽ ăn; ta sẽ ăn loại đồ ăn mềm này, loại đồ ăn mềm này ta sẽ ăn”. Như vậy, người ấy sống cả ngày với tâm đồng hành với tham dục. Như vậy, này Visàkhà, là trai giới người chăn bò.

Này Visàkhà, thế nào là trai giới các Nigantha? 

Ở đây, này Visàkhà, có hạng Sa-môn tên là Niganthà, họ khích lệ đệ tử như sau: “Ông hãy quăng bỏ trượng đốivới các sinh loại sống ở phương Ðông, ngoài một trăm do tuần. Hãy quăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Tây, ngoài một trăm do tuần … sống ở phương Bắc … sống ở phương Nam, ngoài một trăm do tuần.” Như vậy, họ khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn đối với một số sinh loại mà thôi, họ không khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn, đối với một số sinh loại khác. Trong ngày Uposatha, họ khích lệ đệ tử như sau: “Này các Ông, hãy quăng bỏ tất cả áo quần và nói như sau: “Ta không có bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu, bất cứ chỗ nào. Bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu, bất cứ chỗ nào, không có cái gì là của ta. “”Nhưng cha và mẹ của người ấy biết người ấy là con của mình. Và người ấy biết họ là cha mẹ của mình. Vợ và con người ấy biết người ấy là chồng, là cha của mình, và người ấy biết họ là vợ, là con của mình. Các người nô tỳ làm công biết người ấy là chủ của họ. Và người ấy biết họ là nô tỳ, là nhân viên của mình. Như vậy, trong thời gian đáng phải khích lệ đúng với sự thật, trong thời gian ấy, lại được khích lệ bằng điều nói láo. Ðây ta tuyên bố là một sự nói láo. Sau khi đêm ấy đã qua, người ấy thọ hưởng tất cả tài sản chưa đem cho. Ðây ta tuyên bố là lấy của không cho. Như vậy, này Visàkhà, là lễ Uposathà của các Niganthà . Ðược sống thực hành như vậy, này Visàkhà, Uposatha của các Nigànthã không quả lớn, không lợi ích lớn, không chói sáng, không ánh sáng lớn.

  1. – Và này Visàkhà, thế nào là trai giới các bậc Thánh? Chính là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai. tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Do duyên bột nhồi, do duyên đất sét, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. như vậy, này Visàkhà, là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai. tâm được tịnh tín, hân hoan khởi lên, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử để thực hành trai giới Phạm Thiên, vị ấy cùng sống với Phạm Thiên. Do duyên Phạm Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

5.-Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, vị Thánh đệ tử niệm pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được nhà nước trí tự mình giác hiểu”. Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? Do duyên sottim (một thứ đá bọt dùng để chà lưng), do duyên bột tắm, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và như thế nào, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được nhà nước trí tự mình giác hiểu”. Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành pháp trai giới, vị ấy sống với pháp. Chính nhờ pháp, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

6.- Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhớ phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được bắt tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Do vị ấy niệm Tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, một tấm vải bị uế được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi. 

Và này Visàkhà, thế nào là một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

Do duyên usam (đất mặn) do duyên khàram (nước tro), do duyên phân bò, do duyên nước, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được bắt tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Nhờ vị ấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành chúng Tăng trai giới, sống với chúng tăng. Chính nhờ chúng tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

7.- Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch nhò phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, một tấm gương uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Và này Visàkhà, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

Do duyên dầu, do duyên tro, do duyên bàn chải lông và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là tấm gương uế nhiễm được rửa sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm được tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là thánh đệ tử thực hành giới Uposatha, sống chung với giới. Nhờ giới, tâm được tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi? 

  1. Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? 

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Thiên: “Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba; có chư Thiên Yàmà; có chư Thiên Tusita (Ðâu suất); có chư Thiên hóa lạc; có chư Thiên tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Khi người ấy niệm giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visàkhà, thế nào là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi? 

Do duyên lò, do duyên đất muối, do duyên phấn đỏ, do duyên ống bệ, do duyên cái kìm, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi? 

Và này vì, thế nào là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Thiên: “Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba; có chư Thiên Yàmà; có chư Thiên Tusita (Ðâu suất); có chư Thiên hóa lạc; có chư Thiên tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, mạng chung ở chỗ này, được sanh tại chỗ ấy. Ta cũng có lòng tin như vậy. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Ta cũng có trí tuệ như vậy”. Khi vị ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí, và tuệ của tự mình và của chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Ðây gọi là Thánh đệ tử thực hành Thiên trai giới, sống chung với chư Thiên. Nhờ chư Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

  1. – Thánh đệ tử ấy, này Visàkhà, suy tư như sau: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Cũng vậy đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ sát sanh. tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hưũ tình. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”. 

10.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”. 

11.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ tà Hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ tà Hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”. 

12.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”. 

13.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”. 

14.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phí thời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phí thời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.

15.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.

16.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.

Như vậy, này Visàkhà, là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới, này Visàkhà, có quả lớn, có lợi ích lớn, có chói sáng lớn, có ánh sáng lớn.

  1. – Quả lớn là như thế nào? Lợi ích lớn như thế nào? Chói sáng lớn như thế nào? Ánh sáng lớn như thế nào? 

Ví như, này Visàkhà, có người áp đặt chủ quyền trên 16 quốc độ lớn tràn đầy bảy báu như Anga, Magadha, Kàsi, Kosala, Vajji, Mallà, Ceti, Vangà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Surasenà, Assakà, Avanti, Gandhàrà, Kambojà, nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một trai giới thực hành đầy đủ cả tám mặt. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi thay, này Visàkhà, là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc Chư Thiên! 

  1. – Năm mươi năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một đêm một ngày của chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Năm mươi năm chư thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn Thiên Vương. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”

19.- Một trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời ba mươi ba. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời ba mươi ba. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”

20.- Hai trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Yàmà. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Yàmà. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Yàmà … chính dựa trên trường hợp này … với hạnh phúc chư Thiên”.

21.- Bốn trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Tusita (Ðâu-xuất). Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng … làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Tusita. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tusita … chính dựa trên trường hợp này … với hạnh phúc chư Thiên”.

22.- Tám trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng … làm thành một năm. Tám ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây … được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc … chính dựa trên trường hợp này … với hạnh phúc chư Thiên”.

23.- Mười sáu trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự tại. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng, mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hàng Uposatha đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự tại. Chính dựa trên trường hợp này, được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên”.

24.

Chớ giết hại sinh loài
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ không phạm hạnh
Từ bỏ, không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Ðược trải dài trên đất
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Ðưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăng và mặt trời
Ðược thấy là lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly, đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Ðược gọi là Hattaka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời cao.
Vậy người nữ người nam
Hãy giữ theo định giới
Hành bố-tát trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Làm thiện các công đức
Ðem lại nhiều an lạc
Ðược sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-anguttara-nikaya-chuong-iii-ba-phap-pham-5-7/