Chương Ba Pháp – Phẩm 01 – 04 – Song ngữ

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Middle Way Group.

 

The Book of the Threes – page 201 – 244 of 1925.

03a – Kinh Tăng Chi Bộ – Chương IIIA – Phẩm 01 – 04 – Song ngữ

 

The First Fifty

I. The Fool – Phẩm Người Ngu

1-10 Người Ngu

 

1 (1) Peril – hiểm họa . . .

Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, whatever perils arise all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Whatever calamities arise all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Whatever misfortunes arise all arise on account of the fool, not on account of the wise person. Just as a fire that starts

in a house made of reeds or grass burns down even a house with a peaked roof, plastered inside and out, draft-free, with bolts fastened and shutters closed; so too, whatever perils arise … all arise on account of the fool, not on account of the wise person.

(1) Thus, bhikkhus, the fool brings peril, the wise person brings no peril; (2) the fool brings calamity, the wise person brings no calamity; (3) the fool brings misfortune, the wise person brings no misfortune. There is no peril from the wise person; there is no calamity from the wise person; there is no misfortune from the wise person.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will avoid the three qualities possessing which one is known a fool, and we will undertake and practice the three qualities possessing which one is known as a wise person.’ It is in this way that you should train yourselves.”

1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetanava, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo.

– Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

– Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ-kheo, ngọn lửa từ nhà bằng cỏ lau, hay từ nhà bằng cỏ, thiêu đốt các ngôi nhà có nóc nhọn, các ngôi nhà có trét trong và trét ngoài, ngăn chận được gió, các ngôi nhà có chốt cửa đóng chặt, có các cửa đóng kín. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. 

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm: người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí.

Do vậy, ở đây, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy. Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

 

2 (2) Characteristics

“Bhikkhus, the fool is characterized by his actions; the wise person is characterized by his actions. Wisdom shines in its manifestation.

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? Bodily- misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct. One who possesses these three qualities should be known as a fool. One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three?

Bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: We will avoid the three qualities possessing which one is known as a fool, and we will undertake and observe the three qualities possessing which one is known as a wise person.’ It is in this way that you should train yourselves.”

Này các Tỷ-kheo, tướng của người ngu ở trong hành động (của mình); tướng của người trí ở trong hành động (của mình). Trí tuệ chói sáng trong nếp sống (của mình).

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, người ngu được biết đến, hãy từ bỏ ba pháp ấy; thành tựu với ba pháp nào, người trí được biết đến; hãy chấp nhận ba pháp ấy, và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

 

3 (3) Thinking

“Bhikkhus, the fool has these three characteristics of a fool, marks of a fool, manifestations of a fool. What three? Here, a fool thinks badly, speaks badly, and acts badly. If the fool did not think badly, speak badly, and act badly, how would wise people know of him: ”This fellow is a fool, a bad person’? But

because the fool thinks badly, speaks badly, and acts badly, wise people know of him: ‘This fellow is a fool, a bad person.’

These are the fool’s three characteristics of a fool, marks of a fool, manifestations of a fool.

“The wise person has these three characteristics of a wise person, marks of a wise person, manifestations of a wise person. What three? Here, a wise person thinks well, speaks well, and acts well. If the wise person did not think well, speak well, and act well, how would wise people know of him: ‘This fellow is

wise, a good person’? But because the wise person thinks well speaks well, and acts well, wise people know of him:

‘This fellow is wise, a good person.’ These are the wise person’s three characteristics of a wise person, marks of a wise person, manifestations of a wise person.

“Therefore … [as in 3:2] … It is in this way that you should train yourselves.”

3.- Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ẩn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên các người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. 

Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ẩn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, bậc chân nhân”? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, nên các người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân”. Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí.

 

4(4) Transgression – sự phạm tội

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? (1) He does not see his transgression as a transgression. (2) When he sees his transgression as a transgression, he does not make amends for it in accordance with the Dhamma. (3) When another person confesses a transgression to him, he does not accept it in accordance with the Dhamma.

One who possesses these three qualities should be known as a fool.

“One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? (1) He sees a transgression as a transgression. (2) When he sees a transgression as a transgression, he makes amends for it in accord an ce with the Dhamma. (3) When another person confesses a transgression to him, he accepts it in accordance with the Dhamma. One who possesses these three

qualities should be known as a wise person.

“Therefore … It is in this way that you should train yourselves.”

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, không thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, không như pháp sám hối; được người khác pháp lộ có tội, không như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, như pháp sám hối; được người khác pháp lộ có tội, như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

 

5 (5) Carelessly

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? (1) He formulates a question carelessly; (2) he replies to a question carelessly; (3) when another person replies to a question carefully, with well-rounded and coherent words and phrases, he does not approve of it. One who possesses these three qualities should be known as a fool.

“One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? (1) He formulates a question carefully; (2) he replies to a question carefully; (3) when another person replies to a question carefully, with well-rounded and coherent words and phrases, he approves of it. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.

“Therefore … It is in this way that you should train yourselves.”

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Không như lý suy tư, đặt câu hỏi; không như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Như lý suy tư, đặt câu hỏi; Như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

 

6 (6) Unwholesome

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? Unwholesome bodily action, unwholesome verbal action, and unwholesome mental action. One who possesses these three qualities should be known as a fool.

“One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? Wholesome bodily action, wholesome verbal action, and wholesome mental action. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.

“Therefore … It is in this w ay that you should train yourselves.”

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm bất thiện, miệng nói bất thiện, ý nghĩ bất thiện. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

 

7 (7) Blameworthy

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? Blameworthy bodily action, blameworthy verbal action, and lameworthy mental action. One who possesses these three qualities should be known as a fool.

“One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? Blameless bodily action, blameless verbal action, and blameless mental action. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.

“Therefore … It is in this, w ay that you should train yourselves.”

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có tội, miệng nói có tội, ý nghĩ có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có tội, miệng nói không có tội, ý nghĩ không có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

 

8 (8) Afflictive – mang tai hoạ

“Bhikkhus, one who possesses three qualities should be known as a fool. What three? Afflictive bodily action, afflictive verbal action, and afflictive mental action. One who possesses these three qualities should be known as a fool.

“One who possesses three qualities should be known as a wise person. What three? Unafflictive bodily action, unafflictive verbal action, and unafflictive mental action. One who possesses these three qualities should be known as a wise person.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will avoid the three qualities possessing which one is known as a fool, and we will undertake and observe the three qualities possessing which one is known as a wise person.’ It is in this way that you should train yourselves.”

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có não hại, miệng nói có não hại, ý nghĩ có não hại. … (như trên) 

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có não hại, miệng nói không có não hại, ý nghĩ không có não hại. … (như trên) 

 

9 (9) Maimed

“Bhikkhus, possessing three qualities, the foolish, incompetent, bad person maintain himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates, much demerit. What three? Bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct. Possessing these

three qualities, the foolish, incompetent, bad person maintains himself in a maimed and injured condition; he is blameworthy and subject to reproach by the wise; and he generates much demerit.

“Bhikkhus, possessing three qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit. What three? Bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct. Possessing these three

qualities, the wise, competent, good person preserves himself unmaimed and uninjured; he is blameless and beyond reproach by the wise; and he generates much merit.”

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu vụng về, không phải bậc chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (như trên) … 

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí không vụng về, là bậc chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức … (như trên) … 

 

10 (10) Stains

“Bhikkhus, possessing three qualities and without having abandoned three stains, one is deposited in hell as if brought there. What three? (1) One is immoral and has not abandoned the stain of immorality. (2) One is envious and has not abandoned the stain of envy. (3) One is miserly and has not abandoned

the stain of miserliness. Possessing these three qualities and without having abandoned these three stains, one is deposited in hell as if brought there.

“Bhikkhus, possessing three qualities and having abandoned three stains, one is deposited in heaven as if brought there. What three? (1) One is virtuous and has abandoned the stain of immorality. (2) One is not envious and has abandoned the stain of envy. (3) One is not miserly and has abandoned the stain of miserliness. Possessing these three qualities and having abandoned these three stains, one is deposited in heaven as if brought there.”

Do thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế, tương xứng như vậy, bị quăng vào địa ngục. Thế nào là ba? Ác giới và cấu uế của ác giới không được đoạn tận; tật đố và cấu uế của tật đố không được đoạn tận; xan tham và cấu uế của xan tham không được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế này, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sinh lên cõi Trời. Thế nào là ba? Có giữ giới và cấu uế của các giới được đoạn tận; không có tật đố và cấu uế của tật đố được đoạn tận; không có xan tham và cấu uế của xan tham được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, đoạn tận ba cấu uế này, tương xứng như vậy được sanh lên cõi Trời.

 

II. The Cart Maker – Phẩm Người Ðóng Xe

 

11 (1) Well Known – Ba Pháp

“Bhikkhus, possessing three qualities, a well-known bhikkhu is acting for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings. What three? He encourages them in discordant bodily action, discordant verbal action, and

discordant [mental] qualities. Possessing these three qualities, a well-known bhikkhu is acting for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings.

“Bhikkhus, possessing three qualities, a well-known bhikkhu is acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings. What three? He encourages them in concordant bodily, action, concordant verbal action, and. concordant [mental] qualities. Possessing these three qualities, a welhknown bhikkhu is acting for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare., and happiness of many people, of devas and human beings.”

– Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có danh tiếng, sống đem lại bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài người. Thế nào là ba? Khuyến khích các thân nghiệp không tùy thuận; khuyến khích các ngữ nghiệp không tuỳ thuận, khuyến khích các pháp không tùy thuận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có danh tiếng sống … cho chư Thiên và loài người.

– Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có danh tiếng, sống đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài người. Thế nào là ba? Khuyến khích các thân nghiệp tùy thuận; khuyến khích các ngữ nghiệp tuỳ thuận; khuyến khích các pháp tùy thuận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có danh tiếng sống đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người.

 

12 (2) To Be Remembered – Ba Chỗ

“Bhikkhus, there are these three [places] that a head-anointed khattiya king should remember all his life. What three? (1) The first is the place where he was born. (2) The second is the place where he was head-anointed a khattiya king. (3) And the third is the place where, having triumphed in battle, he emerged

victorious and settled at the head of the battlefield. These are the three [places] that a head-anointed khattiya king should remember ali bis life.

“So too, bhikkhus, there are these three [places] that a bhikkhu should remember all his life. What three? (1) The first is the place where he shaved off his hair and beard, put on ochre robes, and went forth from the household life into homelessness. (2) The second is the place where he understood as it really is: ‘This is suffering.’ and ‘This is the origin of suffering.’ and ‘This is the cessation of suffering.’ and ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ (3) And the third is the place where, with the destruction of the taints, he realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwelled in it. These are the three [places] that a bhikkhu should remember all his life.”

– Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cần phải trọn đời ghi nhớ. Thế nào là ba? 

Tại chỗ nào, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh được sanh ra; đây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cần phải trọn đời ghi nhớ.

Lại nữa, tại chỗ nào, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ được làm lễ quán đảnh, đây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cần phải trọn đời ghi nhớ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tại chỗ nào, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sau khi chiến thắng một trận, tại chỗ vị ấy chiếm như là cầm đầu trong cuộc chiến thắng; đây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cần phải trọn đời ghi nhớ.

Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cần phải trọn đời ghi nhớ.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba pháp này, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ. Thế nào là ba? 

Tại chỗ nào, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa; xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; đây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tại chỗ nào, Tỷ-kheo như thật biết rõ: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; đây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tại chỗ nào, môt Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; đây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.

Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.

 

13 (3) A Bhikkhu – Ba Hạng Người

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The one without expectation, the one full of expectation, and the one who has overcome expectation.

(1) “And what, bhikkhus, is the person without expectation? Here, a person has been reborn in a low family – a family of candaias, bamboo workers, hunters, cart makers, or flower scavengers – one that is poor, with little food and drink, that subsists with difficulty, where food and clothing are obtained with difficulty, and he is ugly, unsightly, dwarfish, with much illness: blind, crippled, lame, or paralyzed. He does not obtain food, drink, clothing, and vehicles; garlands, scents, and unguents, bedding, housing, and lighting. He hears: ‘The

khattiyas have anointed such and such a khattiya.’ It does not occur to him: ‘When will the khattiyas anoint me too?’ This is called the person without expectation.

(2) “And what is the person full of expectation? Here, the eldest son of a head-anointed khattiya king, one due to be anointed but not yet anointed, has attained the unshaken. He hears: The khattiyas have anointed such and such a khattiya.’ It occurs to him: ‘When will the khattiyas anoint me too?’ This is called the person full of expectation.

(3) “And what is the person who has overcome expectation? Here, a head-anointed khattiya king hears: ‘Such and such a khattiya has been anointed by the khattiyas.’ It does not occur to him: ‘When will the khattiyas anoint me too?’ For what reason? Because his past expectation of anointment subsided when he was anointed. This is called the person who has overcome expectation.

“These are the three kinds of persons found existing in the world.

“So too, bhikkhus, there are three kinds of persons found existing among the bhikkhus. What three? The one without expectation, the one full of expectation, and the one who has overcome expectation.

(1) “And what, bhikkhus, is the person without expectation? Here, some person is immoral, of bad character, of impure and suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one, inwardly rotten, corrupt, depraved. He hears: ‘Such and such a bhikkhu, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.’ It does not occur to him: ‘When will I, too, with the destruction of the taints, realize for myself with

direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it?’ This is called the person without expectation.

(2) “And what is the person full of expectation? Here, a bhikkhu is virtuous, of good character. He hears: ‘Such and such a bhikkhu, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the

taintless liberation of mind, liberation b y wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.’ It occurs to him: ‘When will I, too, with the destruction of the taints, realize for myself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell

in it?’ This is called the person full of expectation.

(3) “And what is the person who has overcome expectation? Here, a bhikkhu is an arahant, one whose taints are destroyed. He hears: ‘Such and such a bhikkhu, with the destruction of the taints, has realized for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, he dwells in it.’ It does not occur to him: ‘When will I, too, with the destruction of the taints, realize for myself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwell in it?’ For what reason? Because his past expectation of liberation subsided when he was liberated. This is called the person who has overcome expectation.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing among the bhikkhus.”

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Không hy vọng, có hy vọng, ly hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không hy vọng?, Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được sanh trong một gia đình thấp kém, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn hay gia đình một người đan tre, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong gia đình một người nghèo khổ, khó tìm được đồ ăn uống để sống, khó tìm cho được đồ ăn đồ mặc … Và người ấy xấu xí, khó ngó, lùn, thấp, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, còm, què, hay đi khập khễnh, không có được đồ ăn, đồ uống đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở hay đèn. Người ấy nghe nói như sau: “Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ”. Người ấy không nghĩ như sau: “Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ?”. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có hy vọng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, trưởng nam của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, xứng đáng để được làm lễ quán đảnh, nhưng chưa làm lễ quán đảnh và đạt đến địa vị bất động, (đã đến tuổi thành niên) Người ấy nghe nói như sau: “Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ”. Người ấy suy nghĩ như sau: “Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ?”. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ly hy vọng? Ở đây này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Vị ấy nghe nói như sau: “Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ”. Người ấy không nghĩ như sau: “Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ? “Vì cớ sao? Sự hy vọng được làm lễ quán đảnh trước khi chưa làm lễ quán đảnh, hy vọng ấy được hoàn toàn chấm dứt. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người đã ly hy vọng.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt ở đời. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba hạng người xuất hiện, có mặt giữa các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Không hy vọng, có hy vọng, ly hy vọng. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không hy vọng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ác giới, tánh tình độc ác, sở hành bất tịnh, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng hiện tướng là Sa-môn, không sống Phạm hạnh, nhưng hiện tướng có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh. Người này nghe: “Tỷ-kheo có tên như vậy, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Người ấy không suy nghĩ như sau: “Ðến khi nào, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có hy vọng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo giữ tánh tình hiền thiện. Vị ấy nghe: “Tỷ-kheo có tên như vậy, đã đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ðến khi nào, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta sẽ chứng đạt, chứng ngộ và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ly hy vọng? Ở đây này các Tỷ-kheo, một vị A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Vị này nghe: “Tỷ-kheo có tên như vậy … tuệ giải thoát”. Vị ấy không suy nghĩ như sau : “Ðến khi nào, do đoạn tận … tuệ giải thoát”. Vì cớ sao? Hy vọng được giải thoát trước khi chưa giải thoát, này các Tỷ-kheo, hy vọng ấy đã được hoàn toàn chấm dứt. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, là người ly hy vọng. 

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt giữa các vị Tỷ-kheo.

 

14 (4) Wheel-Turning – Pháp

 

“Bhikkhus, even a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, does not turn the wheel without a king above him.”

When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One: “But, Bhante, who is the king above a w heel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma?”

“It is the Dhamma, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, a wheel-turning monarch., a righteous king who rules by the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection,

shelter, and guard for the people in his court. Again, a wheel-turning monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banher, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard for his khattiya v assals, his army, brahmins and householders, the people of town and countryside, ascetics and brahmins, and the animals and birds. Having provided such righteous protection, shelter, and guard for all these beings, that wheel-turning monarch, a righteous king, who rules by the Dhamma, turns the wheel solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any hostile human being.

(1) “So too, bhikkhu, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and Venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his, standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard in

regard to bodily action, saying: ‘Such bodily action should be cultivated; such bodily action should not be cultivated.’

(2) “Again, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard in regard to verbal action, saying: ‘Such verbal action should be cultivated;

such verbal action should not be cultivated.’

(3) “Again, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, relying just on the Dhamma, honoring, respecting, and venerating the Dhamma, taking the Dhamma as his standard, banner, and authority, provides righteous protection, shelter, and guard in regard to mental action, saying: ‘Such mental action should be cultivated;

such mental action should not be cultivated.’

“Having provided such righteous protection, shelter, and guard in regard to bodily action, verbal action, and mental action, the Tathagata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, the righteous king of the Dhamma, sets in motion the unsurpassed wheel of the Dhamma solely through the Dhamma, a wheel that cannot be turned back by any ascetic, brahmin, deva, Mara, or Brahma, or by anyone in the world.”

– Phàm vua Chuyển Luân nào, đúng pháp, pháp vương, vị ấy cũng chuyển bánh xe (cai trị), không phải không có vua.

Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, ai là vua cho vua Chuyển Luân đúng pháp, pháp vương? 

– Ðó là pháp, này Tỷ-kheo.

Thế Tôn nói: 

– Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Chuyển Luân, đúng pháp, pháp vương, y cứ pháp, cung kính pháp, kính trọng pháp, tôn kính pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm cờ xí, lấy pháp làm tối thắng, ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với quần chúng.

Lại nữa, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân, đúng pháp, pháp vương … ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với các Sát-đế-lỵ, đối với các tùy tùng, đối với quân đội, đối với các Bà-la-môn và gia chủ, đối với các thị trấn và quốc độ, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn, đối với các loài thú và các loài chim.

Vua Chuyển Luân ấy, này các Tỷ-kheo, đúng pháp … sau khi ra lệnh hộ trì, che chở … đối với các loài thú và các loài chim, chuyển bánh xe đúng pháp. Bánh xe ấy không bị ngăn cản sự chuyển vận, bởi bất cứ người nào, hay bởi loài hữu tình thù nghịch nào. 

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đúng pháp, vị Pháp Vương, ý cứ pháp, cung kính pháp, kính trọng pháp, tôn kính pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm cờ xí, lấy pháp làm tối thắng, ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với thân nghiệp, nghĩ rằng: “Thân nghiệp như vậy cần phải hành trì, thân nghiệp như vậy không được hành trì”.

Lại nữa, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán … ủng hộ đúng pháp đối với khẩu nghiệp, nghĩ rằng: “Khẩu nghiệp như vậy cần phải hành trì, Khẩu nghiệp như vậy không được hành trì, đối với ý nghiệp”, nghĩ rằng “Ý nghiệp như vậy cần phải hành trì, Ý nghiệp như vậy không được hành trì”. 

Như Lai ấy, này Tỷ-kheo, bậc A-la-hán … đúng pháp, sau khi ra lệnh hộ trì che chở … đối với thân nghiệp … đối với khẩu nghiệp … đối với ý nghiệp … chuyển bánh xe đúng pháp. Bánh xe ấy không bị ngăn chặn sự chuyển vận, bởi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ác ma, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời. 

 

15 (5) Pacetana – Người Ðóng Xe Hay Pacetana.

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Baranasi in the deer park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied, The Blessed One said this:

“Bhikkhus, in the past there was a king named Pacetana. Then King Pacetana addressed a chariotmaker: ‘Friend chariotmaker, six months from now there will be a battle. Can you make me a new pair of wheels?’ – I can, lord,’ the chariotmaker replied.

After six months, less six days the chariotmaker had finished one wheel. King Pacetana then addressed the chariotmaker: ‘Six days from now there will be a battle. Is the new pair of wheels finished?’ [The chariotmaker replied:] ‘In the past six months less six days, lord, I have finished one wheel.’ – ‘But, friend

chariotmaker, can you finish a second wheel for me in the next six days?’ – ‘I can, lord, the chariotmaker replied. Then, over the next six days, the chariotmaker finished the second wheel. He brought the new pair of wheels to King Pacetana and said: ‘This is the new pair of wheels that I have made for you, lord.’

‘What is the difference, friend chariotmaker, between the wheel that took six months less six days to complete and the one that took six days to complete? I do not see any difference between them.’ – ‘There is a difference, lord. Observe the difference.’

“Then the chariotmaker rolled the wheel that took six days to finish. It rolled as far as the impetus carried it, and then it wobbled and fell to the ground. But the wheel that took six months less six days to finish rolled as far as the impetus

carried it and then stood still as if fixed on an axle.

“[The king asked:] ‘Why is it, friend chariotmaker, that the wheel that took six days to finish rolled as far as the impetus carried it, and then wobbled and fell to the ground, while the wheel that took six months less six days to finish rolled as far as the impetus carried it and then stood still as if fixed on an axle?’

“[The chariotmaker replied:] ‘The wheel that took six days to finish, lord, has a rim that is crooked, faulty, and defective; spokes that are crooked, faulty, and defective; and a nave that is crooked, faulty, and defective. For this reason, it rolled as far as the impetus carried it and then it wobbled and fell to the ground. But the wheel that took six months less six days to finish has a rim without crookedness, faults, and defects; it has spokes without crookedness, faults, and defects; and it has a nave that is without crookedness, faults, and defects. For this reason, it roiled as far as the impetus carried it and then stood still as if fixed on an axle.’

“It may be, bhikkhus, that you think: ‘On that occasion the chariotmaker was someone else.’ But you should not think in such a way. On that occasion, I myself was the chariotmaker. Then I was skilled in crookedness, faults, and defects in wood. But now I am the Arahant, the Perfectly Enlightened One, (1)

skilled in crookedness, faults, and defects of the body; (2) skilled in rookedness, faults, and defects of speech; and (3) skilled in crookedness, faults, and defects of mind.

“Any bhikkhu or bhikkhuni who has not abandoned crookedness, faults, and defects of the body, speech, and mind has fallen down from this Dhamma and discipline, just as the wheel that was finished in six days [fell to the ground].

“Any bhikkhu or bhikkhuni who has abandoned crookedness, faults, and defects of the body, speech, and mind is established in this Dhamma and discipline, just as the wheel that was finished in six months less six days [remained standing].

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will abandon crookedness, faults, and defects of the body; we will abandon crookedness, faults, and defects of speech; we will abandon crookedness, faults, and defects of the mind.’ It is in this way that you should train yourselves.”

Một thời Thế Tôn ở tại Bàranàsi, Isipatana, chỗ Vườn Nai, tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

– Này các Tỷ-kheo.

– Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

– Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có vị vua tên là Pacetana. Rồi, này các Tỷ-kheo, vua Pacetana cho gọi người thợ đóng xe: 

– “Này người đóng xe, sau sáu tháng, sẽ có trận chiến. Này người đóng xe, ông có thể làm cho ta một cặp bánh xe mới được không?”

– “Thưa Ðại Vương, có thể được”.

Người đóng xe trả lời cho vua Pacetana.

Rồi này các Tỷ-kheo, người đóng xe, sau sáu tháng trừ sáu ngày, làm xong một bánh xe. Rồi vua Pacetana bảo người đóng xe: 

– “Sau sáu ngày, này người đóng xe, sẽ có trận chiến. Ðôi bánh xe mới có thể làm xong được không?”

– “Thưa Ðại vương, sau sáu tháng trừ sáu ngày, một bánh xe đã làm xong”.

– “Này người đóng xe, Ông có thể, với sáu ngày (còn lại) này, làm xong bánh xe thứ hai?”

– “Thưa Ðại vương, con có thể làm được”.

Người đóng xe trả lời cho vua Pacetana.

2.- Rồi này các Tỷ-kheo, người đóng xe trong sáu ngày, sau khi làm xong bánh xe thứ hai, cầm cặp bánh xe mới, đi đến vua Pacetana; sau khi đến, thưa với vua Pacetana: 

– “Thưa Ðại vương, cặp bánh xe mới này đã làm xong cho Ngài”.

– “Này người đóng xe, cái bánh xe này làm xong trong sáu tháng trừ sáu ngày và cái bánh xe này làm xong trong sáu ngày, có cái gì sai khác giữa hai cái này, ta không thấy có các gì sai khác hết”.

– “Có sự sai khác giữa hai cái này, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, hãy nhìn sự sai khác”.

Rồi, này các Tỷ-kheo, người đóng xe đẩy cho chạy bánh xe được làm xong trong sáu ngày. Bánh xe ấy tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại rồi xoay quanh vài vòng và rơi xuống đất. Rồi nó đẩy cho chạy bánh được làm xong trong sáu tháng trừ sáu ngày. Bánh xe ấy tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại, rồi nó đứng lại như đang mắc vào trong trục xe.

3- “Do nhân gì, này người đóng xe, do duyên gì cái bánh xe được làm trong sáu ngày, tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại, rồi xoay quanh vài vòng và rơi xuống đất. Do nhân gì, này Người đóng xe, do duyên gì cái bánh xe được làm trong sáu tháng trừ sáu ngày, tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại, rồi nó đứng lại như mắc vào trục xe?”

– “Thưa Ðại vương, cái bánh xe này được làm xong sau sáu ngày, vành xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm; các căm xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm, trục xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm. Vì rằng vành xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm; vì rằng các căm xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm, vì rằng trục xe bị cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm nên bánh xe ấy tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại, rồi xoay quanh vài vòng rồi rơi xuống đất. Còn bánh kia, thưa Ðại Vương, được làm xong sau sáu tháng trừ sáu ngày, bánh xe ấy không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm; trục xe ấy không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm. Vì rằng vành xe không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm; vì rằng các căm xe không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm, vì rằng trục xe không bị cong, không có chỗ hỏng, không có khuyết điểm nên bánh xe ấy tiếp tục chạy cho đến khi sức đẩy (ban đầu) còn tồn tại, nó đứng lại như đang mắc vào ở trong trục xe.

4.- Rất có thể, này các Tỷ-kheo, các thầy nghĩ rằng trong thời ấy, người đóng xe ấy là một người khác. Này các Tỷ-kheo, chớ có nghĩ như vậy. Trong thời ấy, ta chính là người đóng xe. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, ta khéo léo về chỗ cong của gỗ, về chỗ hỏng của gỗ, về khuyết điểm của gỗ. Nay, này các Tỷ-kheo, ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khéo léo về chỗ cong của thân, về chỗ hỏng của thân, về khuyết điểm của thân; khéo léo về chỗ cong của lời nói, về chỗ hỏng của lời nói, về khuyết điểm của lời nói; khéo léo về chỗ cong của ý, về chỗ hỏng của ý, về khuyết điểm của ý.

5.-Ðối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo ni nào, thân cong không có đoạn tận, thân hư hỏng, thân khuyết điểm (không có đoạn tận), lời nói cong không có đoạn tận, lời nói hư hỏng, lời nói khuyết điểm (không có đoạn tận), ý cong không có đoạn tận, ý hư hỏng, ý khuyết điểm (không có đoạn tận), như vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy rời khỏi pháp luật này, ví như bánh xe ấy được làm xong sau sáu ngày.

Ðối với các Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo ni nào, thân cong được đoạn tận, thân hư hỏng, thân khuyết điểm (được đoạn tận), lời nói cong … ý cong được đoạn tận, ý hư hỏng, ý khuyết điểm (được đoạn tận), như vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy an trú trong pháp luật này, ví như bánh xe ấy được làm xong sau sáu tháng trừ sáu ngày.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng tôi sẽ đoạn tận thân cong, thân hư hỏng, thân khuyết điểm, chúng tôi sẽ đoạn tận lời nói cong, lời hư hỏng, lời nói khuyết điểm, chúng tôi sẽ đoạn tận ý cong, ý hư hỏng, ý khuyết điểm”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

16 (6) The Unmistaken – Con Ðường Không Có Lỗi Lầm

“Bhikkhus, possessing three qualities, a bhikkhu is practicing the unmistaken way and has laid the groundwork for the destruction of the taints. What three? Here, a bhikkhu guards the doors of the sense faculties, observes moderation in eating, and is intent on wakefulness.

(1) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu guard the doors of the sense faculties? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odor with the nose … Having tasted, a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its marks and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, bad unwholesome states of longing and dejection might invade him, he practices restraint over it; he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. It is in this way that a bhikkhu guards the doors of the sense faculties.

(2) “And how does a bhikkhu observe moderation in eating? Here, reflecting carefully, a bhikkhu consumes food neither for  amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for avoiding harm, and for assisting the spiritual life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and dwell at ease.’ It is in this way that a bhikkhu observes moderation in eating.

(3) “And how is a bhikkhu intent on wakefulness? Here, during the day, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive qualities. In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive qualities. In the middle watch of the

night he lies down on the right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising. After rising, in the last w atch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive qualities. It is in this way that a bhikkhu is intent on wakefulness,

“A bhikkhu who possesses these three qualities is practicing the unmistaken way and has laid the groundwork for the destruction of the taints.”

– Thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường không có lầm lỗi, và có những căn bản thắng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm cảnh giác.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được bảo vệ, khiến tham ưu, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự bảo vệ nguyên nhân ấy, phòng hộ nhãn căn, thật hành phòng hộ nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … mũi ngửi hương … lưỡi nếm vị … thân cảm xúc … ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, ví ý căn không được bảo vệ, khiến tham mưu, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo bảo vệ nguyên nhân ấy, phòng hộ ý căn, thật hành phòng hộ ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như lý gác sát thọ dụng các món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hộ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “, Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo chú tâm cảnh giác? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, gột sạch tâm khỏi các triền cái, ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và ngồi,, gột sạch tâm khỏi các triền cái, ban đêm trong canh giữa, nằm xuống như con sư tử về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng thức dậy, ban đêm trong canh cuối, sau khi thức dậy trong khi đi kinh hành và ngồi, gột sạch tâm khỏi các triền cái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chú tâm cảnh giác.

Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường không có lỗi lầm, và có những căn bản thắng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.

 

17 (7) Oneself – Ba Pháp – page 213 of 1925.

“Bhikkhus, these three qualities lead to one’s own affliction, the affliction of others, and the affliction of both. What three? Bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct. These three qualities lead to one’s own affliction, the affliction of others, and the affliction of both.

“These three [other] qualities do not lead to one’s own affliction, the affliction of others, and the affliction of both. What three? Bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct. These three qualities do not lead to one’s own affliction, the affliction of others, and the affliction of both.”

– Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai.

Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Có ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai.

 

18 (8) Deva – Thiên Giới

 

“Bhikkhus, if wanderers of other sects were to ask you thus: ‘Friends, do you lead the spiritual life under the ascetic Gotama for the sake of rebirth in the deva world?’ wouldn’t you be repelled, humiliated, and disgusted?”

“Yes, Bhante.”

“Thus, bhikkhus, since you are repelled, humiliated, and disgusted with a celestial life span, celestial beauty, celestial happiness, celestial glory, and celestial authority, so much more then should you be repelled, humiliated, and disgusted with bodily m iscon d u ct, verbal misconduct, and mental misconduct.”

– Nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các thầy như sau: “Chư Hiền, có phải Sa-môn Gotama sống Phạm hạnh để được sanh lên cõi Trời? “Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy, các Thầy có bực phiền, tủi nhục, chán ngấy hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Như vậy, này các Tỷ Kheo, các Thầy bực phiền, tủi nhục, chán ngấy đối với thiên thọ mạng; các Thầy bực phiền, tủi nhục, chán ngấy đối với thiên sắc, thiên lạc, thiên danh vọng, thiên thù thắng, còn nói gì, này các Tỷ Kheo, đối vói thân làm ác, các Thầy bực phiền, tủi nhục, chán ngấy như thế nào, đối với miệng nói ác…. đối với ý nghĩ ác, các Thầy cảm thấy bực phiền, tủi nhục, chán ngấy như thế nào.

 

19 (9) Shopkeeper (1) – Người Buôn Bán (1)

 

“Bhikkhus, possessing three factors, a shopkeeper is incapable of acquiring wealth not yet acquired or of increasing wealth already acquired. What three? Here, a shopkeeper does not diligently apply himself to his work in the morning, in the middle of the day, or in the evening. Possessing these three factors, a shopkeeper is incapable of acquiring wealth not yet acquired or of increasing wealth already acquired.

“So too, possessing three factors, a bhikkhu is incapable of achieving a wholesome state not yet attained or of increasing a wholesome state already attained. What-three? Here, a bhikkhu does not diligently apply himself to an object of concentration in the morning, in the middle of the day, or in the evening. Possessing these three factors, a bhikkhu is incapable of achieving a wholesome state not yet attained or of increasing a wholesome state already attained.

“Bhikkhus, possessing three factors, a shopkeeper is capable of acquiring wealth not yet acquired and of increasing wealth already acquired. What three? Here, a shopkeeper diligently applies himself to his work in the morning, in the middle of the day, and in the evening. Possessing these three factors, a shopkeeper is capable of acquiring wealth not yet acquired and of increasing wealth already acquired.

“So too, possessing three factors, a bhikkhu is capable of achieving a wholesome state not yet attained and of increasing a wholesome state already attained. What three? Here, a bhikkhu d iligently applies himself to an object of concentration in the morning, in the middle of the day, and in the evening.

Possessing these three factors, a bhikkhu is capable of achieving a wholesome state not yet attained and of increasing a wholesome state already attained.”

– Thành tựu ba chi phần, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán không thâu nhận được tài sản chưa thâu nhận và không tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán, vào buổi sáng không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc. Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán không thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận và không tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo thành tựu ba chi phần, không thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và không tăng trưởng được thiện pháp đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi trưa không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi chiều không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo không thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và không tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận.

Thành tựu ba chi phần, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán thâu nhận được tài sản chưa thâu nhận, tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán, vào buổi sáng có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều có nhiệt tâm chăm chú vào công việc. Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận, và tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu ba pháp, Tỷ kheo thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo vào buổi sáng có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi trưa có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi chiều có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận.

 

20 (10) Shopkeeper (2) – Người Buôn Bán (2)

 

“Bhikkhus, possessing three factors, a shopkeeper soon attains vast and abundant wealth. What three? Here, a shopkeeper has keen eyes, is responsible, arid has benefactors.

(1) “A nd how, bhikkhus, does a shopkeeper have keen eyes? Here, a shopkeeper knows of an item: ‘If this item is bought at such a price and sold at such a price, it will require this much capital and bring this much profit.” It is in this way that a shopkeeperhas keen eyes.

(2) “And how is a shopkeeper responsible? Here, a shopkeeper is skilled in buying and selling goods. It is in this way that a shopkeeper is responsible.

(3) “And how does a shopkeeper have benefactors? Here, rich, wealthy, affluent householders and householders’ sons know him thus: ‘This good shopkeeper has keen eyes and is responsible; he is able to support his wife and children and

pay us back from time to time.” So, they deposit wealth with him, saying: ‘Having earned wealth with this, friend shopkeeper, support your wife and children and pay us back from time to time.” It is in this w ay that a shopkeeper has benefactors.

“Possessing these three factors, a shopkeeper soon attains vast and abundant wealth.

“So too, bhikkhus, possessing three qualities, a bhikkhu soon attains vast and abundant wholesome qualities. What three? Here, a bhikkhu has keen eyes, is responsible, and has benefactors.

(1) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu have keen eyes? Here, a bhikkhu understands as it really is: ‘This is suffering’ … ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ It is in this way that a bhikkhu has keen eyes.

(2) “And how is a bhikkhu responsible? Here, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. It is in this way that a bhikkhu is responsible.

(3) “And how does a bhikkhu have benefactors? Here, from time to time a bhikkhu approaches those bhikkhus who are learned, heirs to the heritage, experts on the Dhamma, experts on the discipline, experts on the outlines, and inquires: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this?’ Those venerable

ones then disclose to him w hat has not been disclosed, clear up what is obscure, and dispel his perplexity about numerous perplexing points. It is in this way that a bhikkhu has benefactors.

“Possessing these three qualities, a bhikkhu soon attains vast and abundant wholesome qualities.”-

– Thành tựu với ba chi phần, này các Tỷ-kheo, người buôn bán không bao lâu đạt được về tài sản lớn mạnh và rộng lớn. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người buôn bán có mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán biết các thương phẩm. Vật này mua như vậy, bán như vậy, sẽ đưa lại tiền như vậy, tiền lời như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán có mắt.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thương gia khéo léo mua và bán các thương phẩm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người thương gia xây dựng được căn bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán được các gia chủ hay con các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn, có tài sản lớn biết đến như sau: “Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu, có đủ sức cấp dưỡng vợ con, và thường trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta trao hàng hóa cho người này: “Này bạn thương gia, hãy lấy tiền này, xây dựng tài sản để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền lời cho chúng tôi”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán xây dựng được cơ bản.

Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ kheo, người buôn bán, không bao lâu đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, thành tựu với ba pháp, vị Tỷ-kheo không bao lâu, đạt đến lớn mạnh và rộng lớn về các Thiện pháp. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết rõ: “Ðây là khổ” … như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có mắt.

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, làm cho sanh khởi các pháp thiện, dõng mãnh, kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo phấn đấu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập Agàma (A-hàm), bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, thường thường đến yết kiến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Pháp này ý nghĩa gì? “Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác còn có những chỗ nghi ngờ, các vị ấy giải thích các sự nghi ngờ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, đạt đến sự lớn mạnh và rộng lớn về các thiện pháp.

 

III. Persons – Phẩm Người

 

21 (1) Savittha – Chứng Thực Với Thân

 

Thus, have I heard.

On one occasion, the Blessed One was dwelling a t Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then the Venerable Savittha and the Venerable Mahakotthita approached the Venerable Sariputta and exchanged greetings

with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, they sat down to one side. The Venerable Sariputta then said to the Venerable Savittha:

“Friend Savittha, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The body witness, the one attained to view, and the one liberated by faith. These are the three kinds of persons found existing in the world. Which of these three kinds of persons do you consider the most excellent

and sublime?

“Friend Sariputta, of those three kinds of persons, I consider the one liberated by faith to be the most excellent and sublime. For what reason? Because this person’s faculty of faith is predominant.”

Then the Venerable Sariputta said to the Venerable Mahakotthita: “Friend Kotthita, there are these three kinds of persons found existing in the world …  Which of these three kinds of persons do you consider the most excellent and

sublime?”

“Friend Sariputta, of those three kinds of persons, I consider the body witness, to be the mo st excellent and sublime. For what reason? Because this person’s faculty of concentration is predominant.”

Then the Venerable Mahakotthita said to the Venerable Sariputta: “Friend Sariputta, there are these three kinds of persons found existing in the world … Which of these three kinds of persons do you consider the most excellent and

sublime?”

“Friend Kotthita, of those three kinds of persons, I consider the one attained to view to be the most excellent and sublime. For what reason? Because this person’s faculty of wisdom is predominant.”

Then the Venerable Sariputta said to the Venerable Savittha and the Venerable Mahakotthita: “Friends, we have each explained according to our own ideal. Come, let’s approach the Blessed One and report this matter to him. We will retain it in mind as he explains it to us.”

“Yes, friend,” the Venerable Savittha and the Venerable Mahakotthita replied. Then the Venerable Sariputta, the Venerable Savittha, and the Venerable Mahakotthita approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Sariputta then reported to him the entire conversation that had taken place.

[The Blessed One said:] “I t isn’t easy, Sariputta, to make a definitive declaration about this matter and say: ‘Of these three kinds of persons, this one is the most excellent and sublime.’

(1) “For it is possible that a person liberated by faith is practicing for arahantship, while a body witness and one attained to view are once-returners or non-returners. It isn’t easy, Sariputta, to make a definitive declaration about this matter and say: ‘Of these three kinds of persons, this one is the most excellent and sublime.’

(2) “It is possible that a person who is a body witness is practicing for arahantship, while one liberated by faith and one attained to view are once-returners or non-returners. It isn’t easy, Sariputta, to make a definitive declaration about this matter and say: ‘Of these three kinds of persons, this one is the most excellent and sublime.’

(3) “It is possible that a person attained to view is practicing for arahantship, while one liberated by faith and a body witness are once-returners or non-returners. It isn’t easy, Sariputta, to make a definitive declaration about this matter and say: ‘Of these three kinds of persons, this one is the most excellent and sublime.”

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetanava, vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Savittha, Tôn giả Mahàkotthita đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến nói lên với Tôn giả những lời chào đón hỏi thăm … Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Savittha đang ngồi xuống một bên:

– Có ba hạng người này, này Hiền giả Savittha, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, này Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, này Hiền giả, hạng người nào Hiền giả chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn?

– Có ba hạng người này, này Hiền giả Sàriputta, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, này Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, thưa Hiền giả, hạng người tín giải, hạng người này, tôi chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn. Vì cớ sao? Vì rằng, thưa Hiền giả, với hạng người này, tín căn được tăng thượng.

Rồi Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Mahàkotthita:

– Có ba hạng người này, này Hiền giả Kotthita, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, thưa Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, này Hiền giả, hạng người nào Hiền giả chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn?

– Có ba hạng người này, này Hiền giả Sàriputta, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, này Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, thưa Hiền giả, hạng người thân chứng, hạng người này, tôi chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn. Vì cớ sao? Vì rằng, thưa Hiền giả, với hạng người này, định căn được tăng thượng.

Rồi Tôn giả Mahàkotthita thưa với Tôn giả Sàriputta:

– Có ba hạng người này, thưa Hiền giả Sàriputta, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, thưa Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, này Hiền giả, hạng người nào Hiền giả chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn?

– Có ba hạng người này, này Hiền giả Kotthita, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Thân chứng, kiến chí, tín giải. Ba hạng người này, thưa Hiền giả, có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba hạng người này, thưa Hiền giả, hạng người kiến chí, hạng người này, tôi chấp nhận là hy hữu hơn, là thù diệu hơn. Vì cớ sao? Vì rằng, thưa Hiền giả, với hạng người này, tuệ căn được tăng thượng.

Rồi Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Savittha và Tôn giả Mahàkotthita như sau:

– Thưa các Hiền giả, tất cả chúng ta đã trả lời, tuỳ theo biện tài của mình. Thưa các Hiền giả, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến chúng ta sẽ hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta hãy như vậy thọ trì.

– Vâng, thưa Hiền giả.

Tôn giả Savittha và Tôn giả Mahàkotthita vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Rồi Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Savittha và Tôn giả Mahàkotthita đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống, một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện đã xảy ra với Tôn giả Savittha và Tôn giả Mahàkotthita.

– Ở đây, này Sàriputta, thật không dễ gì để trả lời một chiều là hạng người này hy hữu hơn, thù diệu hơn trong ba hạng người kia. Sự kiện này xảy ra, này Sàriputta, là hạng người tín giải này là hạng người đang hướng đến A-la-hán, hạng người thân chứng này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai, hạng người kiến chí này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai.

Ở đây, này Sàriputta, thật không dễ gì để trả lời một chiều là hạng người này hy hữu hơn, thù diệu hơn trong ba hạng người kia. Sự kiện này xảy ra, này Sàriputta, là hạng người thân chứng này là hạng người đang hướng đến A-la-hán, là hạng người tín giải này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai, hạng người kiến chí này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai.

Ở đây, này Sàriputta, thật không dễ gì để trả lời một chiều là hạng người này hy hữu hơn, thù diệu hơn trong ba hạng người kia. Sự kiện này xảy ra, này Sàriputta, là hạng người kiến chí này là hạng người đang hướng đến A-la-hán, còn hạng người tín giải này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai, và hạng người thân chứng này là hạng người Nhất Lai hay Bất Lai.

Ở đây, này Sàriputta, thật không dễ gì để trả lời một chiều rằng hạng người này là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba hạng người kia.

 

22 (2) Patients – Người Bệnh

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of patients found existing in the world. What three? (1) Here, one patient will not recover from his illness whether or not he gets suitable food, suitable medicine, and a competent attendant. (2) Another patient will recover from his illness whether or not he gets suitable food, suitable medicine, and a competent attendant. (3) Still another patient will recover from his illness only if he gets suitable food, not if he fails to get it; only if he gets suitable medicine, not if he fails to get it; and only if he gets a competent attendant, not if he fails to get one.

“Food and medicine and a competent attendant are prescribed particularly for the sake of the patient who will recover from his illness only if he gets suitable food, not if he fails to get it; only if he gets suitable medicine, not if he fails to get it; and only if he gets a competent attendant, not if he fails to get one. But because of this patient, the other patients should also be served. These are the three kinds of patients found existing in the world.

“So too, bhikkhus, there are these three kinds of persons similar to patients found existing in the world. What three? (1) Here, some person will not enter Upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities whether or not he gets to see the Tathagata and whether or not he gets to hear

the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata. (2) Then another person will enter upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities whether or not he gets to see the Tathagata and whether or not he gets to hear the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata. (3) And

still another person will enter upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities only if he gets to see the Tathagata, not if he fails to see him; only if he gets to hear the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, not if he fails to hear it.

“The teaching of the Dhamma is prescribed particularly for the sake of the person who will enter upon the fixed course [consisting in] rightness in wholesome qualities only if he gets to see the Tathagata, not if he fails to see him; only if he gets to hear the Dhamma and discipline proclaimed by the Tathagata, not if he fails to hear it. But because of this person, the Dhamma

should also be taught to the others. These are; the three kinds of persons similar to patients found existing in the world.”

– Có ba hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một hạng người bệnh, dầu có được ăn các món thích hợp, hay không được các món ăn thích hợp, dầu có được các thuốc men thích hợp hay không được các thuốc men thích hợp, dầu có được sự chăm sóc thích đáng hay không được sự chăm sóc thích đáng, không được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bệnh, dầu có được ăn các món thích hợp, hay không được các món ăn thích hợp, dầu có được các thuốc men thích hợp hay không được các thuốc men thích hợp, dầu có được sự chăm sóc thích đáng hay không được sự chăm sóc thích đáng, được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bệnh, có được ăn các món thích hợp, không phải không được, có các thuốc men thích hợp, không phải không được, có được sự chăm sóc thích đáng, không phải không được, được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người bệnh này, có được các món ăn thích hợp, không phải không được, có được các thuốc men thích hợp, không phải không được, có được sự chăm sóc thích đáng, không phải không được, được bình phục khỏi chứng bệnh ấy. Chính do duyên với hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, các món ăn thích hợp với người bệnh đã được chấp thuận, các thuốc men thích hợp với người bệnh đã được chấp thuận., sự chăm sóc thích đáng với người bệnh đã được chấp thuận. Chính do duyên với hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, các người bệnh khác cần phải được chăm sóc như vậy.

Ba hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba hạng người này, có mặt, xuất hiện ở đời, có thể so sánh với ba hạng người bệnh này. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai hay không được thấy Như Lai, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, hay không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, không có đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được thấy Như Lai, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, hay không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai, không phải không được thấy, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, không phải không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai, không phải không được thấy, được nghe Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, không phải không được nghe, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp. Chính do duyên hạng người này, này các Tỷ-kheo, thuyết pháp được chấp nhận, và chính do duyên hạng người này, này các Tỷ-kheo, pháp được thuyết giảng cho các người khác.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời được ví dụ với ba hạng người bệnh.

 

23 (3) Volitional Activities – Chất Chứa.

 

“Bhikkhus, there are three kinds of persons found existing in the world. What three?

(1) “Here, bhikkhus, some person generates afflictive bodily activities, afflictive verbal activities, and afflictive mental activities. In consequence, he is reborn in an afflictive world. When he is reborn in an afflictive world, afflictive contacts touch him. Being touched by afflictive contacts, he feels afflictive feelings,

exclusively painful, as in the case of heit-beings.

(2) “Someone else generates unafflictive bodily activities, unafflictive verbal activities, and unafflictive mental activities. In consequence, he is reborn in an unafflictive world. When he is reborn in an unafflictive world, unafflictive contacts touch him. Being touched by unafflictive contacts, he feels unafflictive

feelings., exclusively pleasant, as in the case of the devas of refulgent glory.

(3) “Still another generates bodily activities that are both afflictive and unafflictive, verbal activities that are both afflictive and unafflictive, arid mental activities that are both afflictive and unafflictive. In consequence, he is reborn in a world that is both afflictive and unafflictive. When he is reborn in a world that is both afflictive and unafflictive, both afflictive and unafflictive contacts touch him. Being touched by both afflictive and unafflictive contacts, he feels both afflictive and unafflictive feelings, mingled pleasure and pain, as in the case

of human beings, some devas, and some beings in the lower worlds.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chất chứa các thân hành có não hại, chất chứa các khẩu hành có não hại, chất chứa các ý hành có não hại. Sau khi chất chứa thân hành có não hại, chất chứa khẩu hành có não hại, chất chứa ý hành có não hại, người ấy sanh trong thế giới có não hại. Vì phải sanh trong thế giới có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc có não hại. Người ấy, vì cảm giác các cảm xúc có não hại, nên cảm giác các cảm thọ có não hại, nhất hướng đau khổ, như các chúng sanh ở trong địa ngục.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người chất chứa thân hành không có não hại … chất chứa ý hành không có não hại. Sau khi chất chứa thân hành không có não hại … chất chứa ý hành không có não hại, người ấy được sanh trong thế giới không có não hại. Ðược sanh trong thế giới không có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc không có não hại. Do cảm giác các cảm xúc không có não hại, người ấy cảm giác các cảm thọ không có não hại, nhất hướng lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người chất chứa thân hành có não hại và không có não hại … chất chứa ý hành có não hại và không có não hại. Sau khi chất chứa thân hành có não hại và không có não hại … , sau khi chất chứa ý hành có não hại và không có não hại, được sanh vào thế giới có não hại và không có não hại. Ðược sanh vào thế giới có não hại và không có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc có não hại và không có não hại. Do cảm giác các cảm xúc có não hại và không có não hại, người ấy cảm giác các cảm thọ có não hại và không có não hại, xen lẫn lạc và khổ, ví như loài Người, một loại chư Thiên và một loại sanh trong đọa xứ.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

24 (4) Helpful – Nhiều Lợi Ích

 

“Bhikkhus, these three persons are helpful to another person. What three?

(1) “The person through whom another has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sahgha. This person is helpful to the other person.

(2) “Again, the person through whom another comes to understand as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This is the origin of suffering,’ and ‘This is the cessation of suffering.’ and ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This

person is helpful to the other person.

(3) “Again, the person through whom, with the destruction of the taints, another realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. This person is helpful to the other person.

“These three persons are helpful to another person.

“I say, bhikkhus, that there is no one more helpful to another person than these three persons. I say, too, that it is not easy to repay these three persons by paying homage to them, by rising up for them, by reverential salutation, by proper conduct, and by presenting them with robes, almsfood, lodging, and medicines and provisions for the sick.”

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?

Do người nào, này các Tỷ-kheo, có người được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, người ấy là hạng người làm lợi ích nhiều cho người kia. Ðây là hạng người làm lợi ích nhiều cho người khác.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do người nào, người khác rõ biết: “Ðây là khổ”, rõ biết: “Ðây là khổ tập”, rõ biết: “Ðây là khổ diệt”, rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”, người ấy là hạng người làm lợi ích nhiều cho người kia. Ðây là hạng người làm lợi ích nhiều cho người khác.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do người nào, người khác đoạn trừ các lậu hoặc ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây là hạng người làm lợi ích nhiều cho người khác.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm lợi ích nhiều cho người khác. Ta nói rằng không có một người nào khác làm lợi ích nhiều hơn cho người bằng ba hạng người này. Ta nói rằng người này không thể khéo trả ơn cho ba hạng người kia, như đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, hành động thân thiện, bố thí các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh …

 

25 (5) Diamond – Vết Thương Làm Mủ

“Bhikkhus, there are these three kinds or persons found existing in the world.  What three? One whose mind is like an open sore, one whose mind is like lightning, and one whose mind is like a diamond.

(1) “And what, bhikkhus, is the person whose mind is like an open sore? Here, some person, is prone to anger and easily exasperated. Even if he is criticized slightly he loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays irritation, hatred, and bitterness. Just as a festering sore, if struck

by a stick or a shard, will discharge even more matter, so too some person here is prone to anger … and displays irritation, hatred, and bitterness. This person is said to have a mind like an open sore.

(2) “And what is the person whose mind is like lightning? Here, some person understands as it really is: ‘This is suffering,’ and ‘This is the origin of suffering,’ and ‘This is the cessation of suffering,’ and ‘This is the way leading to the cessation of suffering,’ Just as, in the dense darkness of night, a man with good

sight can see forms by a flash of lightning, so too some person here understands as it really is: ‘This is suffering’… ‘This is the way leading to the cessation of suffering,’ This person is said to have a mind like lightning.

(3) “And what is the person whose mind is like a diamond? Here, with the destruction of the taints, some person realizes for himself with direct knowledge, in this very life, the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and having entered upon it, dwells in it. Just as there is nothing that a diamond cannot cut, whether gem or stone, so too, with the destruction

of the taints, some person realizes for himself with direct knowledge … the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, and … dwells in it. This person is said to have a mind like a diamond.

”These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người phẫn nộ và bực tức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật rõ biết: “Ðây là khổ”,.. như thật rõ biết “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người như thật rõ biết: “Ðây là khổ”, … như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người với tâm được ví như chớp sáng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

26 (6) To Be Associated With – Cần Phải Thân Cận

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? (1) There is a person who is not to be associated with, followed, and served; (2) a person who is to be associated with, followed, and served; and (3) a person who is to be associated with, followed, and served with honor

and respect.

(1) “And what kind of person, bhikkhus, is not to be associated with, followed, and served? Here, some person is inferior [to oneself] in virtuous behavior, concentration, and wisdom. Such a person is not to be associated with, followed, and served except out of sympathy and compassion.

(2) “And what kind of person is to be associated with, followed, and served? Here, some person is similar [to oneself] in virtuous behavior, concentration, and wisdom. Such a person is to be associated with, followed, and served. For what reason? [Because one considers:] ‘Since we are similar with regard

to virtuous behavior, we will have a discussion on virtuous behavior, and it will flow on smoothly between us, and we will feel at ease. Since we are similar with regard to concentration, we will have a discussion on concentration, and it will flow on smoothly between us, and we will feel at ease. Since we are similar with regard to wisdom, we will have a discussion on wisdom, and it will flow on smoothly between us/arid we will feel at ease.’ Therefore, such a person is to be associated with, followed, and served.

(3) “And what kind of person is to be associated with, followed, and served with honor and respect? Here, some person is superior [to oneself] in virtuous behavior, concentration, and wisdom. Such a person is to be associated with, followed, and served with honor and respect. For what reason? [Because one

considers:] ‘In such a way I will fulfill the aggregate of virtuous behavior that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects the aggregate of virtuous behavior that I have fulfilled. I will fulfill the aggregate of concentration that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects the

aggregate of concentration that I have fulfilled. I will fulfill the aggregate of wisdom that I have not yet fulfilled or assist with wisdom in various respects the aggregate of wisdom that I have fulfilled.’ Therefore, such a person is to be associated with, followed, and served with honor and respect.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”  

 

One who associates with an inferior person declines;

One who associates with an equal does not decline;

Attending on a superior person one develops quickly;

Therefore, you should follow one superior to yourself.

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Có hạng người này, này các Tỷ-kheo, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, nên thân cận gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thấp kém về giới, định, tuệ. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường, trừ khi vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đồng đẳng với mình về giới, định, tuệ. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Với ý nghĩ: “(Cả hai) thiện xảo về giới, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về giới, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai chúng ta, và sẽ làm cho hai chúng ta được an lạc. (Cả hai) là thiện xảo về định …… (Cả hai) là thiện xảo về tuệ, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về tuệ, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai, và chúng sẽ làm cho hai chúng ta an lạc”. Cho nên, người như vậy nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.

Thế nào là hạng người, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thù thắng về giới, định và tuệ. Hạng người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Với ý nghĩ: “Như vậy, nếu giới chưa đầy đủ, ta sẽ làm đầy đủ, hay nếu giới được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ. Hay nếu định chưa đầy đủ, ta sẽ làm cho đầy đủ, hay nếu định được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ. Hay nếu tuệ chưa đầy đủ, ta sẽ làm đầy đủ, hay nếu tuệ được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ”. Cho nên, với hạng người này, sau khi cung kính tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Người gần kẻ hạ liệt
Rồi cũng bị hạ liệt
Thân cận người đồng đẳng
Ðược khỏi bị thối đọa
Ai gần bậc thù thắng
Mau chóng được thăng tiến
Do vậy hãy sống chung
Bậc ưu thắng hơn mình

 

27 (7) Disgust – Ðáng Ghê Tởm

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? (1) There is a person who is to be looked upon with disgust, not to be associated with, followed, and served; (2) a person who is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served; and (3) a person who is to be associated with, followed, and served.

(1) ” And what kind of person, bhikkhus, is to be looked upon with disgust, not to be associated with, followed, and served? Here, some person is immoral, of bad character, impure, of suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one,

inwardly rotten, corrupt, depraved. Such a person is to be looked upon with disgust, not to be associated with, followed, and served. For what reason? Even though one does not follow the example o f such a person, a bad report still circulates about oneself: ‘He has bad friends, bad companions, bad comrades,’

Just as a snake that has passed through feces, though it does not bite one, would smear one, so too, though one does not follow the example of such a person, a bad report still circulates about oneself: ‘He has bad friends, bad companions, bad comrades.’

Therefore, such a person is to be looked upon with disgust, not to be associated with, followed, and served.

(2) “And what kind of person is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served? Here, some person is prone to anger  and easily exasperated.

Even if he is criticized slightly He loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays irritation, hatred, and bitterness. Just as a festering sore, if struck by a stick or a shard, will discharge even more matter, so too … Just as a firebrand of the tinduka tree, if struck by a stick or shard, will sizzle and crackle even more, so too … Just as a pit of feces, if struck by a stick or a shard, becomes even more foul-smelling, so too some person here is prone to anger and … displays irritation, hatred, and bitterness. Such a person is to be looked

upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served. For what reason? [With the thought:] ‘He might insult me, revile me, and do me harm.’ Therefore such a person is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served.

(3) “And what kind of person is to be associated with, followed, and served? Here, some person is virtuous and of good character. Such a person is to be associated with, followed, and served. For what Reason? Even though one does not follow the example of such a person, a good repo rt still circulates about oneself: ‘He has good friends, good companions, good comrades.’ Therefore, such a person is to be associated with, followed, and served.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world/’

[A verse is attached identical with that in 3:26,]

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Có hạng người đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, cần phải nhìn một cách thản nhiên, không cần gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ác giới, tính tình độc ác, sở hành bất tịnh, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không sống Phạm hạnh, nhưng hiện tướng có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, đầy những tham dục, tánh tình bất tịnh. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, đáng ghê tởm, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Vì rằng, dầu không thuận theo một chút nào tri kiến của người như vậy, nhưng tiếng xấu được đồn xa về người ấy là có bạn ác, có bằng hữu ác, tôn sùng kẻ ác. Ví như, này các Tỷ-kheo, một con rắn đi vào trong đống phân, dầu nó không cắn ai, người cũng bị (đống phân) làm cho ô uế. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu không thuận theo một chút nào tri kiến của người như vậy … là tôn sùng kẻ ác. Cho nên, hạng người như vậy đáng ghê tởm, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, hiện rõ phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như, này các Tỷ-kheo, một vết thương làm mủ, nếu bị cây gậy hay mảnh sành đánh phải, thời chảy mủ ra nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có hạng người phẫn nộ, …… và bực tức. Ví như, này các Tỷ-kheo, một que lửa bằng gỗ tindukà, nếu bị cây gậy hay mảnh sành đánh phải, thời xịt lửa xịt khói ra nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, … Ví như, này các Tỷ-kheo, một hố phân được cây gậy hay mảnh sành quật vào, thời mùi hôi thối lại càng nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có hạng người phẫn nộ, sân hận và bực tức. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải nhìn với cặp mắt thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Vì nghĩ rằng: “Người ấy có thể nhục mạ ta. Người ấy có thể chửi mắng ta. Người ấy có thể làm hại ta.” Cho nên, hạng người như vậy cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường.

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người cần gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người giữ giới, tánh tình hiền thiện. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Vì rằng, dầu không thuận theo chút nào tri kiến của người như vậy, nhưng tiếng tốt được đồn xa về người ấy là có bạn lành, là có bằng hữu lành, là tôn sùng kẻ lành. Cho nên, hạng người như vậy, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Người gần kẻ hạ liệt
Rồi cũng bị hạ liệt
Thân cận người đồng đẳng
Ðược khỏi bị thối đọa
Ai gần bậc thù thắng
Mau chóng được thăng tấn
Do vậy hãy sống chung
Bậc ưu thắng hơn mình

 

28 (8) Speech Like Dung – Nói Như Hoa

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing

in the world. What three? The one whose speech is like dung, the one whose speech is like flowers, and the One whose speech is like honey.

(1) “And what, bhikkhus, is the person whose speech is like dung? Here, if he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to. the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, this person says, ‘I know, or knowing, he says, I do not know’; not seeing, he says, ‘I see, or seeing, he says, ‘I do not see.’ Thus, he consciously speaks falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. This is called the person whose speech is like dung.

(2) “And what is the person whose speech is like flowers? Here, if he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know, then, not knowing, this person says, ‘I do not kn ow, or knowing, he says,

‘I know’; not seeing, he says, I do not see,’ or seeing, he says, I see’; he does not consciously speak falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. This is called the person whose speech is like flowers.

(3) “And what is the person whose speech is like honey? Here, some person, having abandoned harsh speech, abstains from harsh speech. He speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and lovable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. This is the person

whose speech is like honey.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

– Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người nói như phân, hạng người nói như hoa, hạng người nói như mật.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nói như phân? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi đi vào hội trường, hay đi vào hội chúng, hay khi đi đến giữa các người bà con, hay khi đi đến giữa các người đồng một tổ hợp, hay đi đến giữa cung vua, hay bị dẫn như là người làm chứng, được nói: “Ngươi biết gì, hãy nói lên”. Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi có biết”; có biết, nói rằng: “Tôi không biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”. Do vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ, mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như phân.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nói như hoa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người khi đi vào hội trường, hay khi đi vào hội chúng, hay khi đi đến giữa các người bà con, hay khi đi đến giữa các người đồng một tổ hợp, hay đi đến cung vua, hay bị dẫn như là người làm chứng, được nói: “Ngươi biết gì, hãy nói lên”. Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi không biết”; có biết, nói rằng: “Tôi có biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”. Không vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như hoa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nói như mật? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận ác ngữ, từ bỏ lời nói ác ngữ. Lời nói của người ấy không hại, tai ưa nghe, khả ái, đi thẳng đến tâm, lễ độ, được nhiều người ưa thích, được nhiều người thích ý, người ấy nói những lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người nói như mật.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

 

29 (9) Blind – Mù Lòa

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The blind person, the one-eyed person, and the two-eyed person.

(1) “And what, bhikkhus, is the blind person? Here, some person lacks the kind of eye with which one can acquire wealth not yet acquired and increase wealth already, acquired, and he also lacks the kind of eye with which one can know

wholesome and unwholesome qualities, blameworthy and blameless qualities, inferior and superior qualities, dark and bright qualities with their counterparts. This is called the blind person.

(2) “And what is the one-eyed person? Here, some person has the kind, of eye with which one can acquire wealth not yet acquired and increase wealth already acquired, but he lacks the kind o f eye with which one can know wholesome and

unwholesome qualities, blameworthy and blameless qualities, inferior and superior qualities, dark and bright qualities with their counterparts. This is called the one-eyed person.

(3) “And what is the two-eyed person? Here, some person has the kind of eye with which one can acquire wealth not yet acquired and increase wealth already acquired, and he also has the kind of eye with which one can know wholesome and unwholesome qualities, blameworthy and blameless qualities, inferior and superior qualities, dark and bright qualities with their counterparts. This is called the two-eyed person.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

 

He does not possess such wealth,

nor does he do deeds of merit;

the blind man destitute of eyes

casts an unlucky throw in both respects.

 

The person described as one-eyed

is a hypocrite who seeks wealth,

[sometimes] righteously

[and sometimes] unrighteously.

 

Both by thievish cheatful acts

and by means of false speech

the man indulging in sensual pleasures

is skilled in amassing wealth.

Having gone from here to hell,

the one-eyed person is tormented.

 

One with two eyes is said to be

the best kind of person.

His wealth365 is acquired by his own exertion,

with goods righteously gained.

 

With best intentions he then gives,

this person with an undivided mind.

He goes to [rebirth in] an excellent state

where, having gone, one does not sorrow.

 

One should avoid from afar

The blind one and the one-eyed person,

but should befriend the one with two eyes,

the best kind of person.

– Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Người mù, người một mắt, người có hai mắt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người mù? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch; không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người mù.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có một mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch; nhưng không có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người một mắt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có hai mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có mắt để có thể với mắt như vậy, thâu hoạch được tài sản chưa được thâu hoạch hay làm cho tăng trưởng tài sản đã được thâu hoạch; và có mắt để có thể với mắt như vậy, biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, pháp liệt và thắng, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người có hai mắt.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Kẻ mù, mắt bị hư
Cả hai đều bất hạnh
Vừa công đức không làm
Vừa không được tài sản
Thứ đến là hạng người
Ðược gọi là một mắt
Liên hệ pháp phi pháp
Tầm cầu các tài sản
Với trộm và man trá
Cùng với cả nói láo
Vừa khéo góp tài sản
Vừa giỏi hưởng dục lạc
Từ đây đến địa ngục
Người một mắt bị hại.

Còn vị có hai mắt
Ðược gọi người tối thượng
Thâu hoạch các tài sản
Một cách đúng chánh pháp
Các tài sản đã có,
Tăng trưởng đúng chánh pháp
Bố thí, ý tốt đẹp
Không phân vân ngập ngừng
Ðược sanh chỗ hiền thiện
Ði chỗ ấy không sầu

Vậy hãy tránh thật xa
Người mù, người một mắt
Thân cận bậc hai mắt
Bậc tối thắng trượng phu!

 

30 (10) Inverted – Lộn Ngược

 

“Bhikkhus, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The person with inverted wisdom, the person with lap-like wisdom, and the person with wide wisdom.

(1) “And what, bhikkhus, is the person with inverted wisdom? Here, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus. The bhikkhus teach him the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; they reveal the perfectly complete and pure spiritual life. While he is sitting in his seat, he does not attend to that talk at the beginning, in the middle, or at the end. After he has risen from his seat, he still does not attend to that talk at the beginning, in the middle, or at the end. Just as, when a pot is turned upside down, the water that had been poured into it runs off and does not remain there, so too, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus … After he has risen front his seat, he still does not attend to that talk

at the beginning, in the middle, or at the end. This is called the person with inverted wisdom.

(2) “And what is the person with lap-like wisdom? Here, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus. The bhikkhus teach him the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; they reveal the perfectly

complete and pure spiritual life. While he is sitting in his seat, he attends to that talk at the beginning, in the middle, and at the end. But after he has risen from his seat, he does not attend to that talk at the beginning, in the middle, or at

the end. Just as, when a person has various food stuffs strewn over his lap -sesamum seeds, rice grains, cakes, arid jujubes – if he loses his mindfulness when rising from that seat, he would scatter them all over, so too, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus

But after he has risen from his seat, he does not attend to that talk at the beginning, in the middle, or at the end. This is called the person with lap-like wisdom.

(3) “And what is the person with wide wisdom? Here, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus. The bhikkhus teach him the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; they reveal the perfectly

complete and pure spiritual life. While he is sitting in his seat, he attends to that talk at the beginning, in the middle, and at the end. After he has risen from his seat, again he attends to that talk at the beginning, in the middle, and at the end. Just as, when a pot is kept upright, the water that had been poured into it stays there and does not run off, so too, some person often goes to the monastery to listen to the Dhamma from the bhikkhus …

After he has risen from his seat, again he attends to that talk at the beginning, in the middle, and at the end. This is called the person with wide wisdom.

“These, bhikkhus, are the three kinds of persons found existing in the world.”

 

The person with inverted wisdom,

stupid and undiscerning,

often gees to visit bhikkhus

[to hear them teach the Dhamma].

 

Yet this person cannot grasp

anything from the talk,

at its beginning, middle, and end,

for he utterly lacks wisdom.

 

The person with lap-like wisdom

is said to be better than the former.

He too often goes to visit bhikkhus

[to hear them teach the Dhamma].

 

While sitting in his seat,

he grasps the phrasing of the talk,

at its beginning, middle, and end.

But after rising, he no longer understands,

but forgets what he had learned.

 

The person with wide wisdom

is said to be the best of these.

He too often goes to visit bhikkhus

[to hear them teach the Dhamma].

 

While sitting in his seat,

he comprehends the phrasing,

at the beginning, middle, and end

of the talk [given by the bhikkhu].

 

This person of the best intentions,

his mind undivided, retains [what he hears].

Practicing in accordance with the Dhamma,

he can make an end of suffering.

– Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với trí tuệ lộn ngược, hạng người với trí tuệ bắp vế, hạng người với trí tuệ rộng lớn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người với trí tuệ lộn ngược? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá) thường thường nghe pháp từ các Tỷ-kheo, các vị Tỷ-kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối. Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối. Ví như này các Tỷ-kheo, một cái ghè bị lộn ngược, nước chứa trong ấy tuôn chảy, không có dừng lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn … không có tác ý đoạn cuối. Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên … không có tác ý đoạn cuối. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ lộn ngược.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người với trí tuệ bắp vế? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá). Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu, có tác ý đến đoạn giữa, có tác ý đến đoạn cuối. Nhưng khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng dậy, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối. Ví như này các Tỷ-kheo, trên bắp vế của một người, các loại đồ ăn được chồng lên như hạt mè, hột gạo, các loại kẹo và trái táo. Khi từ chỗ ngồi đứng dậy, vì vô ý, người ấy làm đổ vãi tất cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn … Người ấy, tại chỗ ngồi ấy … có tác ý đoạn cuối. Nhưng khi người ấy tại chỗ ngồi ấy đứng dậy … không có tác ý đoạn cuối. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ bắp vế.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có trí tuệ rộng lớn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá) … trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối. Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái ghè được dựng đứng, nước chứa trong ấy được giữ lại, không có chảy đi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ở đây, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá) … trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối. Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người có trí tuệ rộng lớn.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Hạng trí tuệ lộn ngược
Không thông minh, không mắt
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Họ không học được gì,
Họ không có trí tuệ

Hạng trí tuệ bắp vế
Ðược gọi là tốt hơn
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Ðứng dậy không hiểu rõ
Quên mất điều đã nắm

Bậc trí tuệ rộng lớn
Ðược gọi tốt hơn cả
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Thọ trì điều được nghe
Suy tư điều tối thắng
Với ý không dao động
Là hạng người như vậy
Thực hành pháp, tùy pháp
Có thể đoạn khổ đau.

 

  1. Divine Messengers – Phẩm Sứ Giả Của Trời

 

31 (1) Brahwa – Ngang Bằng Với Phạm Thiên

 

(1) “Bhikkhus, those families dwell with Brahma where at home the mother and father are revered by their children. (2) Those families dwell with the first teachers where at home the mother and father are revered by their children. (3) Those families dwell with the gift-worthy where at home the mother and father are revered by their children.

‘”Brahma, bhikkhus, is a designation for mother and father. ‘First teachers’ is a designation for mother and father. ‘Giftworthy’ is a designation for mother and father. For what reason? Mother and father are helpful to their children: they raise them, nurture them, and show them the world.”

 

Mother and father are called “Brahma”

and also “first teachers.”

They are worthy of gifts from their children,

for they have compassion for their offspring.

 

Therefore, a wise person should revere them,

and show them due honor,

serve them with food and drink,

with clothes and bedding,

by massaging and bathing them,

and by washing their, feet.

 

Because of this service

to mother and father,

the wise praise one in this world

and after death one rejoices in heaven.

– Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.

Phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các Ðạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Ðáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời.

Mẹ cha gọi Phạm Thiên,
Bậc Ðạo sư thời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến con cháu
Do vậy, bậc Hiền triết
Ðảnh lễ và tôn trọng
Dâng đồ ăn đồ uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp (cả thân mình)
Tắm rửa cả tay chân
Với sở hành như vậy,
Ðối với mẹ cha
Ðời này người Hiền khen
Ðời sau hưởng Thiên lạc

 

32 (2) Ananda – Ananda

 

Then the Venerable A nanda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Bhante, could a bhikkhu obtain such a state of concentration that (1) he would have no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to this conscious body;

(2) he would have no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to all external objects; and (3) he would enter and dwell in that liberation of mind, liberation by wisdom, through which there is no more I-making, minemaking, and underlying tendency to conceit for one who enters

and dwells in it?”

“He could, Ananda.”

“But how, Bhante, could he obtain such a state of concentration?”

“Here, Ananda, a bhikkhu thinks thus: ‘This is peaceful, this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, nibbana.’ In this way, Ananda, a bhikkhu could obtain such a state of concentration that he would have no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to this conscious body; he would have no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to all external objects; and he would enter and dwell in that liberation of mind, liberation by wisdom, through which there is no more I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit for one who enters and dwells in it. And it was with reference to this that I said in the Parayana, in ‘The Questions of Punnaka’:

 

“Having comprehended the highs and lows in the world,

he is not perturbed by anything in the world.

Peaceful, fumeless, untroubled, wishless,

he has, I say, crossed over birth and old age.”

  1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên; ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Rất có thể, bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo được định như vậy, trong cái thân có thức này, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tuỳ miên; đối với tất cả tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tuỳ miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tuỳ miên; vị ấy có thể chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy.

– Rất có thể, này, Ananda, một Tỷ-kheo được định như vậy … có thể chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy.

– Như thế nào, bạch Thế Tôn, rất có thể, một Tỷ-kheo được định như vậy … có thể chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy?

– Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù diệu, tức là chỉ tức tất cả hành, từ bỏ tất cả sanh y, đoạn tận tham, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, rất có thể Tỷ-kheo được định như vậy, … có thể chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát .

Lại nữa, này Ananda, liên hệ đến vấn đề này, Ta đã nói như sau trong kinh tên là “Những câu hỏi của Punnaka”, chương về Pàràyana.

Do phân tích ở đời
Những vật cao và thấp
Với vị không dao động
Bởi vật gì ở đời,
An tịnh, không tối mù,
Không phiền muộn, không cầu
Ta nói người như vậy,
Ðã vượt khỏi sanh già.

 

33 (3) Sariputta – Sàriputta

 

Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

“Sariputta, I can teach the Dhamma briefly; I can teach the Dhamma in detail; I can teach the Dhamma both briefly and in detail. It is those who can understand that are rare.”

“It is the time for this, Blessed One. It is the time for this, Fortunate One. The Blessed One should teach the Dhamma briefly; he should teach the Dhamma in detail; he should teach the Dhamma both briefly and in detail. There will be those who can understand the Dhamma.”

“Therefore, Sariputta, you should train yourselves thus: (1) “There will be no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to this conscious body; (2) there will be no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit in regard to all external objects; and (3) we will enter and

dwell in that liberation of mind, liberation by wisdom, through which there is no more I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit for one who enters and dwells in it.’ It is in this way, Sariputta, that you should train yourselves.

“When, Sariputta, a bhikkhu has no I-making, minemaking, and underlying tendency to conceit in regard to this conscious body; when he has no I-making, mine-making, and undedying tendency to conceit in regard to all external

objects; and when he enters and dwells in that liberation of mind, liberation by wisdom, through which there is no more I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit for one who enters and dwells in it, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and, by completely breaking through conceit, has made an end of suffering. And it was with reference to this that I said in the Parayana, in ‘The Questions of Udaya”:

 

“The abandoning of both

sensual perceptions and dejection;

the dispelling of dullness,

the warding off of remorse;

 

“purified equanimity and mindfulness

preceded by reflection on the Dhamma:

this, I say, is emancipation by final knowledge,

the breaking up of ignorance.”

  1. – Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

– Này Sàriputta, Ta có thể thuyết pháp một cách tóm lược. Này, Sàriputta, ta có thể thuyết pháp một cách rộng rãi. Này Sàriputta, ta có thể thuyết pháp một cách tóm lược và rộng rãi. Và những người hiểu được thật là khó tìm!

– Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn, nay đã đến thời, bạch Thế Tôn, để Thế Tôn thuyết pháp một cách tóm lược, thuyết pháp một cách rộng rãi, và thuyết pháp một cách tóm lược và rộng rãi. Sẽ có những người có thể hiểu rõ Chánh pháp.

– Vậy này Sàriputta, hãy học tập như sau: “Trong cái thân có thức này, sẽ không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; đối với tất cả tướng ở ngoài, sẽ không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, chúng tôi sẽ chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy!”. Như vậy, này Sàriputta, các Ông cần phải học tập. Khi nào Tỷ-kheo đối với thân có thức này, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; vị ấy chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Người như vậy, này Sàriputta, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.

– Lại nữa, này Sàriputta, liên hệ đến vấn đề này, ta đã nói như sau trong kinh tên là “Những câu hỏi của Udaya” trong chương Pàràyana.

Ðoạn tận cả hai pháp
Dục tham và sân hận
Và từ bỏ hôn trầm
Chận đứng mọi trạo hối
Với xả niệm thanh tịnh
Chạy trước pháp tư duy?
Ta nói trí giải thoát
Vô minh được phá tận.

 

34 (4) Causes – Các Nguyên Nhân – page 230 of 1925

 

“Bhikkhus, there are these three causes for the origination of kamma. What three? Greed is a cause for the origination of kamma; hatred is a cause for the o rigination of kamma; delusion is a cause for the origination of kamma.

(1) “Any kamma, bhikkhus, fashioned through greed, born of greed, caused by greed, originated by greed, ripens wherever the individual is reborn. Wherever that kamma ripens, it is there that one experiences its result, either in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion.

(2)” “Any kamma fashioned through hatred, born of hatred, caused by hatred, originated by hatred, ripens wherever the individual is reborn. Wherever that kamma ripens, it is there that one experiences its result, either in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion.

(3) “Any kamma fashioned through delusion, born of delusion, caused by delusion, originated by delusion, ripens wherever the individual is reborn. Wherever that kamma ripens, it is there that one experience s its result, either in this very life, or in the-[nextf-rebirth, o r on some subsequent occasion.

“Suppose, bhikkhus, seeds that are intact, unspoiled, not damaged by wind and the sun’s heat, fecund, well preserved, were deposited in well-prepared ground in a good field and receive proper rainfall: in this way, those seeds would grow,

increase, and mature. So too, any kamma that is fashioned through greed … hatred … delusion, born of delusion, caused by delusion, originated by delusion, ripens wherever the individual is reborn. Wherever that kamma ripens, it is there that one experiences its result; either in this very life, or in the [next] rebirth, or on some subsequent occasion.

“These are the three causes for the origination of kamma.

“Bhikkhus, there are these three [other] causes for the origination of kamma. What three? Non-greed is a cause for the origination of kamma; non-hatred is a cause for the origination of kamma; non-delusion is a cause for the origination of kamma.

(1) “Any kamma, bhikkhus, fashioned through non-greed, born o f non-greed, caused by non-greed, originated by nongreed, is abandoned when greed has vanished; it is cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising.

(2) “Any kamma fashioned throu gh non-hatred, born of non-hatred, caused by non-hatred, originated by non-hatred, is abandoned when hatred has vanished; it is cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising.

(3) “Any kamma fashioned through non-delusion, born of non-delusion, caused by non-delusion, originated by nondelusion, is abandoned when delusion has vanished; it is cut off at the root, made like a palm stumpi, obliterated so that it is no more subject to future arising.

“Suppose, bhikkhus, there are seeds that are intact, unspoiled, not damaged by wind and the sun’s heat, fecund, well preserved. Then a man w ould burn them in a fire, reduce them to ashes, and winnow the ashes in a strong wind or let them be carried away by the swift current of a river. In this way, those

seeds would be cut off at the root, m ade like, a palm stump, obliterated so that they are no more subject to future arising.

So too, any kamma that is fashioned through non-greed … nonhatred … non-delusion, born of non-delusion, caused by non-delusion, originated by non-delusion, is abandoned when delusion has vanished; it is cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future

arising.”

“These, bhikkhus, are the three causes for the origination of kamma.”

 

Whatever kamma an ignorant person [has done]

born of greed, hatred, and delusion,

whether what was fashioned by him be little or much,

it is to be experienced right here:

there exists no other site [for it].

 

Therefore, a wise person should abandon

[any deed] bom of greed, hatred, and delusion.

A bhikkhu, giving rise to knowledge,

should abandon all bad destinations.

  1. – Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. Thế nào là ba? Tham là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp.

Phàm nghiệp nào được làm vì tham, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, tại chỗ nào tự ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, cỗ ấy quả dị thục của nghiệp ấy được cảm thọ ngay trong hiện tại, hay trong đời sống kế tiếp, hay trong một đời sau nữa. 

Phàm nghiệp nào được làm vì sân, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ sân … Phàm nghiệp nào được làm vì si, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si … tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục … hay trong một đời sau nữa. 

Ví dũ, này các Tỷ-kheo, các hạt giống không bị bể vụn, không bị hư thối, không bị gió và nắng làm hư, còn tươi tốt được khéo gieo vào một đồng ruộng tốt, được trồng vào đất khéo sửa soạn, và được trời mưa xuống đều đặn, các hạt giống ấy, này các Tỷ-kheo, được lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm nghiệp nào được làm vì tham … hay trong môt đời sau nữa. Phàm nghiệp nào được làm vì sân … hay trong một đời sau nữa. Phàm nghiệp nào được làm vì si … hay trong một đời sau nữa. 

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. 

  1. Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. Thế nào là ba? Không tham là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Không sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Không si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp.

Phàm nghiệp nào được làm vì không tham, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ không tham, duyên khởi từ không tham, tập khởi từ không tham. Vì rằng tham được từ bỏ, như vậy, nghiệp ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. 

Phàm nghiệp nào được làm vì không sân … Phàm nghiệp nào được làm vì không si, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ không si … Vì rằng si được từ bỏ, như vậy, nghiệp ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. 

Ví như này các Tỷ-kheo, các hạt giống không thể bị bể vụn, không bị hư thối, không bị gió và nắng làm hư, còn được tươi tốt, được khéo gieo. Và một người lấy lửa đốt chúng, sau khi lấy lửa đốt, làm cho chúng thành tro, sau khi làm thành tro, quạt chúng trong gió lớn, hay cho vào dòng nước sông chảy nhanh mang cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hạt giống ấy được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm nghiệp nào được làm từ không tham … không thể sanh khởi trong tương lai. Phàm nghiệp nào được làm từ không sân … không thể sanh khởi trong tương lai. Phàm nghiệp nào được làm từ không si … không thể sanh khởi trong tương lai.

Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp: 

Phàm có hạnh nghiệp nào, 
Sanh từ tham sân si,
Do kẻ vô trí làm
Dầu có ít hay nhiều
tại đây được cảm thọ,
Không phải tại chỗ khác
Do vậy vị Tỷ-kheo
Từ bỏ tham, sân, si
Làm khởi lên minh trí,
Từ bỏ mọi ác thú. 

 

35 (5) Hatthaka – Về Alavì

 

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Alavi on a heap of leaves spread out on a cow track in a simsapa grove. Then Hatthaka of Alavi, while walking and wandering for exercise, saw the Blessed One sitting there. He then approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and

said to the Blessed One:

“Bhante, did the Blessed One sleep well?”

“Yes, prince, I slept well. I am one of those in the world who sleep well.”

“But, Bhante, the winter nights are cold. It is the eight-day interval, the time when snow falls. The ground trampled by the hooves of cattle is rough, the spread of leaves is thin, the leaves on the tree are sparse, the ochre robes leave one cold, and the gale wind blows cold. Yet the Blessed One says thus:

‘Yes, prince, I slept well. I am one of those in the world who sleep well.”

“Well then, prince, I will question you about this matter. You should answer as you siee fit. What do you think, prince? A householder or a householder’s son might have a house with a peaked roof, plastered inside and out, draft-free, with bolts fastened and shutters closed. There he might have a couch spread

with rugs, blankets, and covers, with an excellent covering of antelope hide, with a canopy above and red bolsters at both ends. An oil lamp would be burning and his four wives would serve him in extremely agreeable ways. What do you think, would he sleep well or not, or what do you think about this?”

“He would sleep well, Bhante. He would be one of those in the world who sleep well.”

(1) “What do you think, prince? Might there arise in that householder or householder’s son bodily and mental fevers born of lust, which would torment him so that he would sleep badly?”

“Yes, Bhante.”

“There might arise in that householder or householder’s son bodily and mental fevers bom of lust, which would torment him so that he would sleep badly; but the Tathagata has abandoned such lust, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. Therefore

I have slept well.

(2) “What do you think, prince? Might there arise in that householder or householder’s son bodily and mental fevers born of hatred … (3) … bodily and mental fevers born of delusion, which would torment him so that he would sleep badly?”

“Yes, Bhante.”

“There might arise in that householder or householder’s son bodily and mental fevers born of delusion, which would torment him so that he would sleep badly; but the Tathagata has abandoned such delusion, cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. Therefore, I have slept well.”

He always sleeps well,

the brahmin who has attained nibbana,

cooled off, without acquisitions,

not tainted by sensual pleasures.

 

Having cut off all attachments,

having removed anguish in the heart,

the peaceful one sleeps well,

having attained peace of mind.

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Alavì, tại Gomagga, trong rừng Simsapà, trên chỗ có trải lá.

Rồi Hatthaka, người Alavì, đang đi bộ hàng du ngoạn, thấy Thế Tôn đang ngồi trên chỗ có trải lá trong rừng Simsapà ở Gomagga, thấy vậy, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Hatthaka người Alavì bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống có an lạc không? 

– Phải, này Hoàng Tử, ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy. 

– Bạch Thế Tôn, lạnh là đêm mùa đông, thời gian giữa những ngày tám (trước và sau ngày rằm) là thời gian tuyết rơi, cứng rắn là đất do trâu bò dẫm đạp, mỏng manh là nệm làm bằng lá, lưa thưa là những lá của cây, lạnh là tấm vải cà sa, và lạnh là làn gió thổi.

Rồi Thế Tôn nói như sau: 

– Dẫu vậy, này Hoàng Tử, Ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy. Vậy nay, này Hoàng Tử, ở đây ta sẽ hỏi Hoàng Tử, nếu có thể kham nhẫn, Hoàng Tử hãy trả lời. Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử? Ở đây, người gia chủ hay con người gia chủ có nhà có nóc nhọn, với các tường trét trong trét ngoài, che chở khỏi gió, chốt cửa được khóa chặt, các cửa sổ được đóng kín. Trong ấy, có một chỗ nằm có trải tấm thảm len với lông dài, với tấm vải giường bằng len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da quý con sơn dương kadali, tấm thảm có tàn tre phía trên và gối nệm đỏ cả hai đầu, có đèn thắp đỏ và bốn bà vợ đẹp hầu hạ. Này Hoàng Tử, Hoàng Tử nghĩ thế nào, người ấy nằm ngủ có an lạc không? Hay Hoàng Tử nghĩ thế nào? 

– Bạch Thế Tôn, người ấy nằm ngủ an lạc. Nếu có những người cảm thấy an lạc ở đời, người ấy là một trong những người ấy. 

– Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng tử, với người gia chủ hay người con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay về tâm, do tham ái sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, cảm thấy đau khổ. Tham ái ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.

Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử, với người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay tâm do sân sanh … do si sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không? 

– Thưa có, bạch Thế Tôn. 

– Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, cảm thấy đau khổ. Si ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.

Luôn luôn được an lạc, 
Vi phạm chí tịch tịnh
Không bị dục uế nhiễm
Trong mát, không sanh y,
Mọi tham trước dứt đoạn,
Nhiếp phục tâm sầu khổ,
An tịnh, cảm thọ lạc
Với tâm đạt an tịnh.

 

36 (6) Messengers – Diêm Vương – 1-6

 

“Bhikkhus, there are these three divine messengers. What

three?

“Here, bhikkhus, someone engages in misconduct by body, speech, and mind. In consequence, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. There the wardens of hell grab him by both arms and show him to King Yama, [saying]:

‘This person, your majesty, did not behave properly toward his mother and father; he did not behave properly toward ascetics and brahmins; and he did not honor the elders of the family. May your majesty inflict due punishment on him!’

(1) “Then King Yama questions, interrogates, and crossexamines him about, the first divine messenger: ‘Good man, didn’t you see the first divine messenger that appeared among human beings?’ And he replies: ‘No, lord, I didn’t see him.’

“Then King Yama says to him: ‘But, good man, didn’t you ever see among human beings a man or a w oman, eighty, ninety or a hundred years of age, frail, bent like a roof bracket, crooked, wobbling as they go along leaning on a sticky ailing, youth gone, with broken teeth, with grey and scanty hair or bald, with wrinkled skin and blotched limbs?’ And the man replies: ‘Yes, lord,

I have seen this.’

“Then King Yama says to him: ‘Good man, didn’t it occur to you, an intelligent and mature person: “I too am subject to old age, I am not exempt from old age. Let me now do good by body, speech, and mind”?’ – ‘No, lord, I could not. I

was heedless.’

“Then King Yama says: “Through heedlessness, good man, you failed to do good by body, speech, or mind. Surely, they will treat you in a way that fits your heedlessness. That bad kamma of yours was not done by your mother or father,  nor by your brother or sister, nor by your friends and companions, nor by your relatives and family members, nor by the deities, nor by ascetics and brahmins. Rather, you were the one who did that bad kamma, and you yoi^rself will have to experience its result.’

(2) “When King Yama has questioned, interrogated, and cross-examined him about the first divine messenger, he again questions, interrogates, and cross-examines him about the second divine messenger: ‘Good man, didn’t you see the second divine messenger that appeared among human beings?’ And

he replies: ‘No, lord, I didn’t see him.’

“Then King Yama says to him: ‘But, good man, didn’t you ever see among human beings a m an or a w oman, sick, afflicted, gravely ill, lying in his own urine and excrement, having to be lifted up by some and put down by others?’ And he replies:

‘Yes, lord, I have seen this.’

“Then King Yama says to him: ‘Good man, didn’t it occur to you, an intelligent and mature person: “I too am subject to illness, I am not exempt from illness. Let me now do good by body, speech, and mind”?’ – ‘No, lord, I could, not. I was

heedless.’

“Then King Yama says: ‘Through heedlessness, good man, you failed to do good by body, speech, or mind. Surely, they will treat you in a way that fits your heedlessness. That bad kamma of yours was not done by y ou r mother or father, nor by your brother or sister, nor by your friends and companions,

nor by your relatives and family members, nor by the deities, nor by ascetics and brahmins. Rather, you were the one who did that bad kamma, and you yourself will have to experience its result.’

(3) “When King Yama has questioned, interrogated, and cross-examined-him about the second divine messenger, he again questions, interrogates, and cross-examines him about the third divine messenger: ‘Good man, didn’t you see the third divine messenger that appeared among human beings?’ And he replies: ‘No, lord, I didn’t see him.’

“Then King Yama says to him: ‘But, good man, didn’t you ever see among human beings a man or a woman, one, two, or three days dead, the corpse bloated, livid, and festering?’ And he replies: ‘Yes, lord, I have seen this.’

“Then King Yama says to him: ‘Good man, didn’t it occur to you, an intelligent and mature person: “I too am subject to death, I am not exempt from death. Let me now do good by body, speech, and mind”?’ – ‘No, lord, I could not. I was

Heedless.’

“Then King Yama says: ‘Through heedlessness, good man, you failed to do good by body, speech, or mind. Surely, they will treat you in a way that fits your heedlessness. That bad kamma of yours was not done by your mother or father, nor by your brother or sister, nor by your friends and companions, nor by your relatives and family members, nor by the deities, nor by ascetics and brahmins. Rather, you were the one who did that bad kamma, and you yourself will have to experience its result.’

“When, bhikkhus, King Yama has questioned, interrogated, and cross-examined him about the third divine messenger, he falls silent. Then the wardens of hell torture him with the fivefold transfixing. They drive a red-hot iron stake through one hand and another red-hot iron stake through the other hand; they drive a red-hot iron stake through one foot and another red-hot iron stake through the other foot; they drive a red-hot iron stake through the middle of his chest. There he feels painful, racking, piercing feelings, yet he does not die so long as

that bad kamma is not exhausted.

“Next the wardens of hell throw him down and pare him with axes. There he feels painful, racking, piercing feelings, yet he does not die so long as that bad kamma is not exhausted. Next the wardens of hell turn him upside down and pare him with adzes. Next the wardens of hell harness him to a chariot and

drive him back and forth across ground that is burning, blazing, and glowing … Next the wardens of hell make him climb up and down a great mound of coals that are burning, blazing, and glowing … Next the wardens of hell turn him upside down and plunge him into a red-hot copper cauldron that is burning,

blazing, and glowing. He is cooked there in a swirl of foam. And as he is being cooked there in a swirl o f foam, he is swept now up, now down, and now across. There he feels painful, racking, piercing feelings, yet he does not die so long as that bad kamma is not exhausted.

“Next the wardens of hell throw him into the great hell. Now, bhikkhus, as to that great hell:

 

“It has four corners and four doors

and is divided into separate compartments;

it is surrounded by iron ramparts

and shut in with an iron roof.

 

“Its floor as well is made of iron

and heated till it glows with fire.

The range is a full hundred yojanas

which it ever covers pervasively.

 

“Once, bhikkhus, in the past King Yama thought: ‘Those in the world who do evil deeds are punished with such diverse tortures. Oh, that I m ight attain the human state! That a Tathagata, Arahant, Perfectly Enlightened One might arise in the world! That I might attend upon that Blessed One! That the Blessed One might teach me the Dhamma, and that I might come to understand his Dhamma!’

”Bhikkhus, I am not repeating something that I heard from another ascetic or brahmin, but rather I am speaking about a matter that I have actually known, seen, and understood myself.”

 

Though warned by the divine messengers,

those people who remain heedless

sorrow for a long time,

having fared on to a lower realm.

 

But those good people here who,

when warned by the divine messengers,

never become heedless

in regard to the noble Dhamma;

who, having seen the peril in clinging

as the origin of birth and death,

are liberated by non-clinging

in the extinction of birth and death:

those happy ones have attained security;

they have reached nibbana in this very life.

Having overcome all enmity and peril,

they have transcended air suffering.

1.- Có ba Thiên sứ này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Sau khi thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Rồi này các Tỳ kheo, những người lính địa ngục với hai cánh tay bắt người ấy dẫn đến Vua Yama (Diêm vương) và thưa: 

– “Thưa Ðại vương, người này không kính mẹ, không kính cha, không kính Sa-môn, không kính Bà-la-môn, không tôn kính các bậc lớn tuổi trong gia đình, Ðại vương hãy hình phạt nó”

Rồi vua Yama chất vấn người ấy:, cật vấn, nạn vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất: 

– “Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ nhất hiện ra giữa loài người không?”

Người ấy trả lời: 

– “Con không thấy, thưa ngài”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay đàn ông 80 tuổi, hay 90 tuổi, hay 100 tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run rẩy, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã tận, răng rụng tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, đầu rung, tay chân da mồi khô đét?”

Người ấy nói như sau: 

– “Thưa Ngài, con có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: 

– “Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: “Ta rồi cũng bị già, ta không vượt qua tuổi già. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?”

Người ấy nói như sau: 

– “Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật.”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư Thiên làm, không phải Sa-môn làm, Bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và Ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy.

  1. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ nhất, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ hai: 

– “Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ hai hiện ra giữa loài người không?”

Người ấy trả lời: 

– “Con không thấy, thưa ngài”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, bệnh hoạn khổ não nguy kịch, rơi nằm trong tiểu tiện, đại tiện của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?”

Người ấy nói như sau: 

– “Thưa Ngài, con có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: 

– “Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: “Ta rồi cũng bị bệnh, ta không vượt qua bệnh hoạn. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?”

Người ấy nói như sau: 

– “Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật.”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia … ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của các nghiệp ấy.”

  1. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ hai, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ ba: 

– “Này người kia, người có thấy vị Thiên sứ thứ ba hiện ra giữa loài người không?”

Người ấy trả lời: 

– “Con không thấy, thưa ngài”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, chết đã được một ngày, hay chết được hai ngày, hay chết được ba ngày, sưng phù lên, xanh xám lại và nát rữa ra?”

Người ấy nói như sau: 

– “Thưa Ngài, con có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy như sau: 

– “Này người kia, với ngươi là người có trí, và lớn tuổi, Ngươi có nghĩ rằng: “Ta rồi cũng bị chết, ta không vượt qua sự chết. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?”

Người ấy nói như sau: 

– “Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật.”

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: 

– “Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia … ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của các nghiệp ấy.”

  1. Rồi vua Yama, này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị Thiên sứ thứ ba, rồi giữ im lặng.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người lính địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc. Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, rồi các người lính địa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy cái rìu chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh … chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, rồi các người lính địa ngục dựng ngược người ấy, chân trên đầu dưới và lấy dao sắc chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh … chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục, cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới, kéo người ấy chạy lui, trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây thọ lãnh … chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực, Người ấy ở đây thọ lãnh … chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, các người lính địa ngục nắm ngược người ấy, chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực, Người ấy ở đây, bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ-kheo, những người lính địa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy: 

Có bốn góc, bốn cửa
Chia thành phần bằng nhau,
Xung quanh có tường sắt,
Mái sắt lợp lên trên
Nền địa ngục bằng sắt
Nung đỏ cháy đỏ rực
Ðứng thẳng luôn có mặt
Rộng một trăm do tuần

Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo, vua Yama suy nghĩ như sau: “Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, ta có thể hầu hạ Thế Tôn, Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu pháp do Thế Tôn thuyết giảng”.Này các Tỷ-kheo, điều ta đang nói, không phải ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; những điều ta đang nói chỉ được ta biết mà thôi, chỉ được ta thấy mà thôi, chỉ được ta hiểu mà thôi. 

6.

Dầu Thiên sứ báo động, 
Thanh niên vẫn phóng dật
Họ ưu buồn lâu dài,
Sanh làm người hạ liệt.
Ở đây, bậc Chân nhân,
Ðược Thiên sứ báo động,
Không bao giờ phóng dật
Trong diệu pháp bậc thánh
Thấy sợ trong chấp thủ
Trong hiện hữu sanh tử
Ðược giải thoát không thủ
Sanh tử được đoạn trừ
Ðược yên ổn không lạc
Ngay hiện tại tịch tịnh
Mọi oán hận sợ hãi
Các vị ấy vượt qua
Mọi đau đớn khổ sầu
Thảy đều được siêu thoát.

 

37 (7) Kings (1) – Bốn Bậc Ðại Vương

 

“Bhikkhus, (1) on the eighth of the fortnight, the ministers and assembly members of the four great kings wander o ver this world, [thinking]: ‘We hope there are many people who behave properly toward their mother and father, behave properly toward ascetics and brahmins, honor the elders of the family,

observe the uposatha, keep the extra observance days, and do meritorious deeds.’ (2) On the fourteenth of the fortnight, the sons of the four great kings wander over this world, [thinking]: ‘We hope thqre are many people who behave properly toward their mother and father … and do meritorious deeds.”

(3) On the fifteenth, the uposatha day, the four great kings themselves wander over this world, [thinking]: ‘We hope there are many people who behave properly toward their mother and father … and do meritorious deeds.”

“If, bhikkhus, there are few people who behave properly toward their mother and father … and do meritorious deeds, the four great kings report this to the Tavatimsa devas when they meet and are sitting together in the Sudhamma council hall: ‘Revered sirs, there are few people who behave properly toward their mother and father … and do meritorious deeds.”

Then, because of this, the Tavatimsa devas become displeased, [saying]: ‘Alas, the celestial company will decline and the company of asuras will flourish!’

“But if there are many people who behave properly toward their mother and father … and do meritorious deeds, the four great kings report this to the Tavatimsa devas when they meet and are sitting together in the Sudhamma council hall: ‘Revered sirs, there are many people who behave properly toward their mother and father, behave properly toward ascetics and brahmins, honor the elders of the family, observe the uposatha, keep the extra observance days, and do meritorious deeds.’ Then, because of this, the Tavatimsa devas become elated, [saying]: ‘Indeed, the celestial company will flourish and the company

of asuras will decline!”‘

“Bhikkhus, once in the past, when Sakka, ruler of the devas, was guiding the Tavatimsa devas, he recited this verse:

 

“‘The person who would be like me

should observe the uposatha

complete m the eight factors,

on the fourteenth, fifteenth,

and eighth of the fortnight,

and during special fortnights.’

 

“This verse, bhikkhus, was badly recited by Sakka, ruler of the devas, not well recited. It was badly stated, not well stated. For what reason? Because Sakka, ruler of the devas, is not devoid of lust, hatred, and delusion. But in the case of a bhikkhu who is an arahant—one whdse taints are destroyed, who has lived the spiritual life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge – it is fitting for him to say:

 

“The person who would be like me …

and during special fortnights.’

“For what reason? Because that bhikkhu is devoid of lust, hatred, and delusion.”

– Này các Tỷ-kheo, trong ngày thứ tám của nửa tháng, các vị Ðại thần cố vấn cho bốn Ðại vương, đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, có hiếu với cha, có kính Sa-môn, Bà-là-môn, có tôn trọng các vị gia trưởng, có làm lễ Uposatha (Bố-tát), có đề cao cảnh giác, có làm các công đức. 

Này các Tỷ-kheo, trong ngày 14 của nửa tháng, các Hoàng tử của bốn Thiên vương, đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, … có làm các công đức. 

Này các Tỷ-kheo, trong ngày rằm lễ Uposatha, bốn vị Thiên vương tự mình đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, … có làm các công đức. 

Nếu chỉ có ít người giữa loài người, này các Tỷ-kheo, có hiếu với mẹ, … là các công đức, thời này các Tỷ-kheo, bốn vị Ðại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà: 

– “Thưa chư vị, có ít người giữa loài người có hiếu với mẹ, … có làm các công đức”.

Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba không hoan hỉ nói: 

– “Thật vậy, Thiên chúng sẽ bị tổn giảm và Asura chúng (A-tu-la) sẽ được sung mãn.”

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu có nhiều người giữa loài người, có hiếu với mẹ, … có làm các công đức, thời này các Tỷ-kheo, bốn vị Ðại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà: 

– “Thưa chư Vị, có nhiều người giữa loài người, có hiếu với mẹ, … có làm các công đức”. 

Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba hoan hỷ nói 

– “Thật vậy, Thiên chúng sẽ được sung mãn, còn các Asura chúng sẽ bị tổn giảm. 

 

38 (8) Kings (2) – Sakka

 

“Bhikkhus, once in the past, when Sakka, ruler of the devas, was guiding the Tavatimsa devas, on that occasion he recited this verse:

 

“‘The person who would be like m e …

and during special fortnights.’

 

“This verse, bhikkhus, was badly recited by Sakka, ruler of the devas, not well recited. It was badly stated, not w ell stated. For what reason? Because Sakka, ruler of the devas, is not free from birth, old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not free from suffering, I say.

But in the case of a bhikkhu who is an arahant – one whose taints are destroyed … one completely liberated through final knowledge – it is fitting for him to say:

 

The person who would be like me …

and during special fortnights.’

 

“For what reason? Because that bhikkhu is free from birth, old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is free from suffering, I say.”

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka đang thuyết giảng cho chư Thiên ở cõi Trời thứ Ba mươi ba, trong khi ấy, nói lên bài kệ như sau: 

Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.

Bài kệ ấy, này các Tỷ-kheo, đã bị Thiên chủ Sakka hát sai, không hát đúng, nói sai, không nói đúng. Vì cớ sao? Thiên chủ Sakka, này các Tỷ-kheo, chưa ly tham, chưa ly sân, chưa ly si. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Với vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, lời nói này mới là thích đáng.

Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.

Vì cớ sao? Vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, đã ly tham, đã ly sân, đã ly si.Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka đang thuyết giảng cho chư Thiên ở cõi Trời thứ Ba mươi ba, trong khi ấy nói lên bài kệ như sau: 

Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.

Bài kệ ấy, này các Tỷ-kheo, đã bị Thiên chủ Sakka hát sai, không hát đúng … Vì cớ sao? Ta nói rằng Thiên chủ Sakka, này các Tỷ-kheo, chưa giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán … chánh trí giải thoát. Với vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, lời nói này mới là thích đáng:

Ngày mười bốn, ngày rằm
Ngày tám trong nửa tháng
Kể cả phần đặc biệt
Khéo đầy đủ cả tám
Theo làm lễ Bố-tát
Vị ấy giống như ta.

Vì cớ sao? Ta nói rằng, vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, đã thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi khổ đau.

 

39 (9) Delicate – Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị

 

“Bhikkhus, I was delicately nurtured, most delicately nurtured, extremely delicately nurtured. At my father’s residence lotus ponds were made just for my enjoyment: in one of them blue lotuses bloomed, in another red lotus, and in a third white lotus. I used no sandalwood unless it came from Kasi and my headdress, jacket, lower garment, and upper garment were made of cloth from Kasi. By day and by night a white canopy was held over me so that cold and heat, dust, grass, and dew would not settle on me.

“I had three mansions: one for the winter, one for the summer, andone for the rainy season. I spent the four months of the rains in the rainy-season mansion, being entertained by musicians, none of whom were male, and I did not leave the mansion. While in other people’s homes slaves, workers, and servants are given broken rice together with sour gruel for their meals, in my father’s residence they were given choice hill rice, meat, and boiled rice.

(1) “Amid such splendor and a delicate life, it occurred to me: ‘An uninstructed worldling, though himself subject to old age, not exempt from old age, feels repelled, humiliated, and disgusted when he sees another who is old, verlooking

his own situation. Now I too am subject to old age and am not exempt from old age. Such being the case, if I were to feel repelled, humiliated, and disgusted when seeing another who is old, that would not be proper for me.’ When I reflected thus, my intoxication with youth was completely abandoned.

(2) “[Again, it occurred to me:] ‘An uninstructed worldling, though himself subject to illness, not exempt from illness, feels repelled, humiliated, and disgusted when he sees another who is ill, overlooking his own situation. Now I too am subject to illness and am not exempt from illness. Such being the case, if

I was to feel repelled, humiliated, and disgusted when seeing another who is ill, that would not be proper for me.’ When I reflected thus, my intoxication with health was completely abandoned.

(3) “[Again, it occurred to me:] ‘An uninstructed worldling, though himself subject to death, not exempt from death, feels repelled, humiliated, and disgusted when he sees another who has died, overlooking his own situation. Now I too am subject to death and am not exempt from death. Such being

the case, if I were to feel repelled, humiliated, and disgusted when seeing another who has died, that would not be proper for me.’ When I reflected thus, my intoxication with life was completely abandoned.

‘There are, bhikkhus, these three kinds of intoxication. What three? Intoxication with youth, intoxication with health, and intoxication with life. (1) An uninstructed worldling, intoxicated with youth, engages in misconduct by body,

speech, and mind. With the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. (2) An uninstructed worldling, intoxicated with health, engages in misconduct by body, speech, and mind. With the breakup of the body, after death, he is reborn in the

plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

(3) An uninstructed worldling, intoxicated with life, engages in misconduct by body, speech, and mind. With the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.

“Intoxicated with youth, a bhikkhu gives up the training and reverts to the lower life; or intoxicated with health, he gives up the training and reverts to the lower life, or intoxicated with life, he gives up the training and reverts to the lower life.

 

“Worldlings subject to illness,

old age, and death, are disgusted

[by other people] who exist

in accordance with their nature.

 

“If I were to become disgusted

with beings who have such a nature,

that would not be proper for me

since I too have the same nature.

 

“While I was dwelling thus,

having known the state without acquisitions,

I overcame all intoxications—

intoxication with health,

with youth, and with, life—

having seen security in renunciation.

 

“Zeal then arose in me

as I clearly saw nibbana.

Now I am incapable

of indulging in sensLial pleasures.

Relying on the spiritual life,

never will I turn back.’

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.

2.- Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: “Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.

“Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.

“Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.

  1. Kiêu Mạn
  2. – Có ba kiêu mạn này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, Kiêu mạn của không bệnh, Kiêu mạn của sự sống.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân…., về ý . Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của đời sống, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục.

2.

Bị bệnh và bị già
Lại còn phải bị chết
Kẻ phàm phu ghê tởm
Người khác bị như vậy
Nếu ta cũng ghê tởm
Chúng sanh bị như vậy,
Không xứng đáng cho ta,
Với ta được sống vậy
Nên ta sống như thật
Biết pháp không sanh y
Sự say sưa không bệnh
Tuổi trẻ và sự sống
Tất cả ta nhiếp phục
Thấy xuất ly an ổn
Nơi ta khởi tinh tấn
Vì ta thấy Niết-bàn
Ta không còn có thể
Thọ hưởng các dục vọng
ta sẽ không trở lui
Ðích Phạm hạnh ta đến

 

40 (10) Authorities – Tăng Thượng

“Bhikkhus, there are these three authorities. What three? Oneself as one’s authority, the world as one’s authority, and the Dhamma as one’s authority.

(1) “And what, bhikkhus, is oneself as one’s authority? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘I did not go forth from the household life into homelessness for the sake of a robe,

almsfood, or lodging, or for the sake of becoming this or that, but rather [with the thought]: “I am immersed in birth, old age, and death; in sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish. I am immersed in suffering, afflicted by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be discerned.” As one who has gone forth from the household life into homelessness, it would not be proper for me to seek out sensual pleasures similar to or worse than those that I have discarded.’ He then reflects thus: ‘Energy will be aroused in me without slackening; mindfulness will be established without confusion; my body will be tranquil without disturbance; my mind will be concentrated and one pointed.’ Having taken himself as his

authority, he abandons the unwholesome and develops the wholesome; he abandons what is blameworthy and develops what is blameless; he maintains himself in purity. This is called oneself as one’s authority.

(2) “And what, bhikkhus, is the world as one’s authority? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu Reflects thus; ‘I did not go forth from the household life into htFmelessness for the sake of a robe … but rather [with the thought]: “I am immersed in birth, old age, and

Death … Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be discerned.” As one who has gone forth from the household life into homelessness, I might think sensual thoughts, thoughts of ill will, or thoughts of harming. But the abode of the world is vast. In the vast abode of the world there are ascetics and

brahmins with psychiccpotency and the divine eye who know the minds of others. They see things from a distance but they are not themselves seen even when they’re close; they know the minds [of others] with their own mind. They would know me thus: “Look at this clansman: though he has gone forth from the household life into homelessness out of faith, he is tarnished by bad unwholesome states.” There are deities, too, with psychic potency and the divine eye who know the minds of others. They see even from a distance but are not seen themselves even when close; they too know the minds [of others] with their own mind.

They too would know me thus: “Look at this clansman: though he has gone forth from the household life into homelessness out of faith, he is tarnished by bad unwholesome states.'” He then reflects thus: ‘Energy will be aroused in me without slackening; mindfulness will be established without confusion; my body will be tranquil without disturbance; my mind will be concentrated and one pointed.’ Having taken the world as his authority, he abandons the unwholesome and develops the wholesome; lie abandons what is blameworthy and develops what is blameless; he maintains himself in purity. This is called

the world as one’s authority.

(3) “And what, bhikkhus, is the Dhamma as one’s authority? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘I did not go forth from the household life into homelessness for the sake of a robe … but rather [with the thought]: ” I am immersed in birth, old age, and death … Perhaps an ending of this entire mass of suffering can be discerned.’ The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise. There are fellow monks of mine who know and see. As one who has gone forth from the household life into homelessness in this well-expounded Dhamma and discipline, it would be improper for me to be lazy and heedless.’ He then reflects thus: ‘Energy will be a roused in me w ithout slackening; mindfulness will be established without confusion; my body will be tranquil

without disturbance; m y mind will be concentrated and one-pointed.’ Having taken the Dhamma as his authority, he abandons the unwholesome and develops the wholesome; he abandons what is blameworthy and develops what is blameless; he maintains himself in purity. This is called the Dhamma as

one’s authority.

“These, bhikkhus, are the three authorities.”

 

For one performing an evil deed

there is no place in the world called “hidden.”

The self within you knows, O person,

whether it is true or false.

 

Indeed, sir, you the witness

despise your good self;

you conceal the evil self

existing within yourself.

 

The devas and Tathagatas see the fool

acting unrighteously in the world.

Therefore, one should fare mindfully,

taking oneself as authority;

alert and meditative, taking the world as authority;

and fare in accordance with the Dhamma,

taking the Dhamma as authority.

Truly exerting himself, a sage does not decline.

Having vanquished Mara

and overcome the end-maker,

the striver has finished with birth.

Such a sage, wise, a world-knower,

identifies with nothing at all.

– Này các Tỷ-kheo, có ba tăng thượng này. Thế nào là ba? Ngã tăng thượng, thế giới tăng thượng, pháp tăng thượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ngã tăng thượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quan sát như sau: “Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): “Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, sự đoạn tận tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên (cho ta). Và ta đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đã đoạn tận tất cả các dục vọng như vậy, lại còn đeo đuổi các dục vọng nhu kia hay còn ác tệ hơn. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta”.

Vị ấy quan sát như sau: “Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm”. Vị ấy làm cho tăng thượng tự ngã, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, gìn giữ cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tự ngã tăng thượng. 

2.- Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là thế giới tăng thượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: “Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): “Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ bị khổ chi phối. Có thể làm như vậy, đoạn tận của tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Và ta đã xuất gia như vậy, lại có thể suy nghĩ về dục tầm hay có thể suy nghĩ về sân tầm, hay có thể suy nghi về hại tầm. To lớn là đại chúng này sống ở trong đời. Trong đại chúng sống ở đời, có các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thể thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Chúng biết về ta như sau: “Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện”. Lại có các chư Thiên có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Các vị ấy có thể biết về ta như sau: “Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện” 

Vị ấy lại quan sát như sau: “Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm”. Vị ấy làm cho tăng thượng thế giới, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không có tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thế giới tăng thượng.

3.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp tăng thượng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: “Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): “Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, đoạn tận tất cả các khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả ngay tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình tự mình giác hiểu. Nay ta có những người đồng Phạm hạnh, chúng sống biết và thấy. Ta đã được xuất gia trong pháp và Luật khéo giảng như vậy, không lẽ ta lại có thể sống biếng nhác phóng dật. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta”. 

Vị ấy lại quán sát như sau: “Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm”. Vị ấy làm cho tăng thượng pháp, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp tăng thượng này.

Trên đời không giấu được 
Ác nghiệt tự mình làm
Ngã của ngươi ta biết
Là thật hay là giả
Ngươi thật kinh thiện ngã
Mặt giáp mặt chứng kiến
Muốn che giấu tự ngã
Ðiều ác tự ngã làm
Chư Thiên và Như Lai
Thấy rõ ở trong đời
Sở hành của kẻ ngu
Làm các hạng tà vạy
Vậy vị ngã tăng thượng
Sở hành phải chánh niệm
Vị thế giới tăng thượng
Hãy khôn khéo, Thiền tịnh
Với vị pháp tăng thượng
Hãy sống theo tùy pháp
Ðại sĩ không thối thất
Tinh cần theo chân lý
Nhiếp phục được ma quân
Chiến thắng được tử thần
Với tinh cần tinh tấn
sanh đã được đoạn tận.
Bậc đạo sĩ như vậy,
Hiểu thế gian diệu chí
Ðối với tất cả pháp
Không có gì xúc phạm

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0104.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/category/kinh-dien-tam-tang/tang-kinh/tang-chi-bo/page/3/