Hạnh Phúc Là Gì? – What Is Happiness? – Song ngữ
English: Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén.
Việt ngữ: Lozang Ngodrub, Võ Thư Ngân.
Compile: Lotus group.
Hạnh Phúc Là Gì? – What Is Happiness? – Song ngữ
Happiness is a sense of long-term well-being, peace of mind and satisfaction with our lives – it’s what all of us look for, all of the time. When we have even a small taste of it, we want it to continue forever.
Hạnh phúc là cảm giác phúc lạc, an lạc trong tâm hồn và mãn nguyện với đời sống lâu dài – đó là điều mà tất cả chúng ta lúc nào cũng tìm kiếm. Thậm chí khi nếm được chút ít hạnh phúc thì ta sẽ muốn nó kéo dài mãi mãi.
People often confuse pleasure for happiness. We usually think that if we eat nice food, wear expensive clothes and always have fun, we’ll be happy. But somehow it never works out. We also tend to think that if we satisfy all our own needs and wants, we’ll be happy. But in reality, being concerned about just ourselves leads to loneliness and depression.
Người ta thường lầm lẫn lạc thú với hạnh phúc. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu như được ăn ngon, mặc quần áo mắc tiền và luôn luôn có những thú vui tiêu khiển thì mình sẽ hạnh phúc. Tuy nhiên, sự việc không bao giờ được như vậy. Chúng ta còn có khuynh hướng nghĩ rằng nếu như tất cả các nhu cầu và mong muốn của riêng mình đều được thỏa mãn thì ta sẽ hạnh phúc, nhưng trên thực tế thì chỉ quan tâm cho bản thân sẽ đưa đến sự cô đơn và trầm cảm.
It’s sometimes uncomfortable to be alone with our thoughts and emotions, so we find distraction in music, computer games, food, sex and careers. But this doesn’t really connect us to others, nor does it provide a real sense of happiness.
Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt với những ý nghĩ và cảm xúc của riêng mình, nên phải tìm cách giải khuây bằng âm nhạc, các trò chơi điện tử, thức ăn, tình dục và sự nghiệp, nhưng chúng không thật sự giúp mình gắn bó với người khác, và cũng không mang lại cảm giác hạnh phúc chân thật.
Wanting to feel happy and connected to others, we often turn to social media. We might get a short-lived rush of pleasure from the likes on our selfies or at a friend’s message, but it just leads us to wanting more. We check our phones constantly, anxiously awaiting our next “fix,” but no matter how many likes and messages we receive, we somehow end up feeling less connected with others.
Vì muốn cảm thấy hạnh phúc và gắn bó với người khác nên chúng ta thường sử dụng các phương tiện thông tin xã hội. Ta có thể có niềm vui ngắn ngủi khi bạn bè xem những tấm hình mình tự chụp (selfies) và bấm chữ “thích”, hay khi nhận được nhắn tin của bạn bè, nhưng nó chỉ khiến cho mình ham muốn thêm nữa. Chúng ta xem điện thoại di động liên tục, nóng lòng chờ đợi “tin tức” kế tiếp, nhưng không cần biết mình nhận được bao nhiêu cái “thích” và lời nhắn tin, cuối cùng thì mình vẫn cảm thấy ít gắn bó với người khác hơn.
Buddha said that the greatest source of true happiness is to cherish others: when we sincerely care for others’ well-being and happiness, our hearts become warm, open and connected to others, and we ourselves feel a sense of genuine well-being.
Đức Phật nói rằng nguồn hạnh phúc chân thật cao cả nhất là trân quý tha nhân: khi chúng ta lo lắng cho phúc lạc và hạnh phúc của người khác một cách chân thành thì lòng mình trở nên nồng hậu, rộng mở và gắn bó với người xung quanh, và tự mình cảm thấy một niềm phúc lạc chân thật.
We even feel physically better. Concerned about others’ happiness, we try to help them as much as possible and avoid doing anything that might cause harm. This creates trusting friendships, which makes our lives more meaningful. With the emotional support of family and friends, we find the strength to deal with whatever happens in life.
Thậm chí, mình còn thấy khỏe mạnh hơn. Khi quan tâm đến hạnh phúc của người khác thì mình sẽ cố gắng giúp họ càng nhiều càng tốt, và tránh bất cứ điều gì có thể làm hại họ. Điều này tạo ra tình bạn đáng tin cậy, khiến cho đời mình có thêm ý nghĩa. Khi có sự hỗ trợ tinh thần của gia đình và bạn bè thì chúng ta sẽ có sức để đương đầu với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống.
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc sống này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất đừng làm tổn thương họ.
Before we’re really able to care for other people’s happiness, we need to start with ourselves. If we’re not able to wish happiness for ourselves, how could we wish anyone else to be happy? in Buddhism, the wish for happiness is universally inclusive.
Trước khi thật sự có khả năng chăm sóc cho hạnh phúc của người khác thì mình cần phải bắt đầu với bản thân. Nếu không có khả năng ước mong hạnh phúc cho mình thì làm sao có thể mong ước người khác được hạnh phúc? Trong đạo Phật, ước muốn hạnh phúc là điều phổ quát trên toàn cầu, không loại trừ một ai.
Happiness depends on inner peace, which depends on warm-heartedness. – The 14th Dalai Lama
Hạnh phúc dựa vào nội tâm an lạc, và nội tâm an lạc thì dựa vào lòng nồng hậu. – Đức Dalai Lama thứ 14
It’s easy to feel that we’re totally powerless to have any impact on today’s world, so we might think, “Whatever. Why even bother?” But the reality is that we can affect even strangers by thinking of their welfare and trying to help them. Even just a little smile or letting someone go ahead of us in the checkout line makes us feel that we’ve made a difference. It gives us a sense of self-worth – we have something to give, and that feels good. We become happier with ourselves and with life.
Chúng ta dễ cảm thấy hoàn toàn bất lực đối với việc tạo ra ảnh hưởng trên thế giới ngày nay, nên có thể nghĩ rằng, “Sao cũng được. Tại sao phải lo để làm gì?” Nhưng trên thực tế thì thậm chí mình có thể ảnh hưởng những người xa lạ bằng cách nghĩ đến phúc lợi của họ, và cố giúp đỡ họ. Ngay cả chỉ một nụ cười nho nhỏ hay nhường cho ai đi trước để đến quầy tính tiền sẽ khiến ta cảm thấy mình đã tạo ra một sự khác biệt. Nó cho ta cảm giác mình có giá trị, bởi vì mình có điều gì đó để trao tặng, và điều đó sẽ khiến mình vui. Ta sẽ thấy vui vẻ hơn đối với bản thân và cuộc đời.
What actually connects us with others, then, is thinking of their happiness and how we can help them, rather than looking to them to affirm our worth and make us happy. It simply comes down to self-preoccupation versus sincere concern for others’ well-being.
Điều thật sự gắn bó mình với người khác là nghĩ đến hạnh phúc của họ và làm sao mình có thể giúp họ, thay vì trông cậy vào họ để khẳng định giá trị của mình và khiến mình hạnh phúc. Nó đơn thuần là sự bận tâm cho bản thân so với lòng quan tâm đến phúc lạc của tha nhân một cách chân thành.
We human beings are social animals: we can only thrive when we’re connected with others. Kindness, concern and compassion for others, then, are the main things we need to cultivate in order to live a happy life.
Chúng ta, những con người là động vật xã hội: chúng ta chỉ có thể vươn lên khi mà mình gắn bó với những người xung quanh. Vậy thì lòng tử tế, bi mẫn và quan tâm đến người khác là những yếu tố chánh mà mình cần phải trưởng dưỡng, để sống một cuộc đời hạnh phúc.
Dalai Lama at Princeton University’s Chancellor Green Library in Princeton,
New Jersey on October 28, 2014. (Photo by Denise Applewhite)
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/a1602/hanh-phuc-la-gi-what-is-happiness-
- Photo 1: https://howtobehappy.guru/what-is-happiness-and-how-to-be-happy-in-7-steps/
- Photo 2: https://www.pinterest.es/pin/35677022020598131/?nic=1
- Photo 3: http://godisheart.blogspot.com/2013/07/our-prime-purpose-in-this-life-is-to.html
- Photo 4: https://www.dalailama.com/messages/compassion-and-human-values/compassion
- Photo 5: https://www.dalailama.com/messages/compassion-and-human-values/compassion