Cứu Cánh Niết Bàn – Pari-Nirvana – Song ngữ
Pari-Nirvana
Cứu Cánh Niết Bàn
English: Ernest K. S. Hunt – 1962
Việt ngữ: Tịnh Minh – 1992
Compile: Lotus group
Cứu Cánh Niết Bàn – Pari-Nirvana
“Ananda was one of the 10 principal disciples of Lord Buddha.
And regarded as the devout attendant of Lord Buddha in the Sangha.”
“Ananda là một trong 10 đệ tử chính của Đức Phật.
Và được coi là một thị giả nhiệt thành của đức Phật trong Tăng đoàn.”
After many long years of teaching the Buddha grew old and tired and knew that he would soon pass away from his followers. Just before his death, he gathered them together and made them promise to do all they could to spread the teaching among all people, and bade them live together in love without anger or jealousy.
Sau nhiều năm giáo hóa, Phật đã già yếu, mệt mỏi, và biết chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ giã biệt đồ chúng của Ngài. Ngay trước khi nhập diệt, Ngài tập họp tăng đoàn, khuyên họ vận dụng tinh thần và khả năng để truyền bá chánh pháp giữa nhân loại, yêu thương chung sống với nhau, tránh xa sân hận và ganh tị.
Ananda was the follower whom the Buddha loved best of all. When he saw that Ananda was weeping because he could not bear to think of his leaving them, the Buddha was very kind and tender and told him that he should not weep, for all who live must one day die, and this law cannot be changed. Then he showed Ananda that death is nothing to be afraid of, as it is only a change in which the worn out body is laid aside for a new and better one.
A-nan (Ananda) là đệ tử mà Phật yêu thương nhất. Khi thấy A-nan cầm lòng không đậu khóc lóc trước cảnh chia ly, Phật từ tốn khuyên thầy đừng khóc nữa. Phật dạy tất cả những gì có sanh, một ngày nào đó, ắt phải có tử. Ðịnh luật này không thể thay đổi được. Sau đó Ngài chỉ cho A-nan thấy chết không có gì đáng sợ, đó chỉ là sự thay đổi cái hình hài tàn tạ để được một thân tướng mới mẻ và đẹp đẽ hơn.
In the arms of Ananda, the Buddha passed away into the peace of Nirvana, but the teaching which he gave remained to help all mankind, in all ages.
Phật đã vào cảnh an tịnh Niết Bàn trong vòng tay của A-nan, nhưng giáo pháp do Ngài trao truyền vẫn còn giúp đỡ nhân loại qua mọi thời đại.
“The Buddha has passed away around 624 BC,
Aged 80 years old, and enters Nirvana.”
“Phật Thích Ca tịch diệt và nhập Niết Bàn,
khoảng năm 624 trước công nguyên lúc 80 tuổi.”
It is over 2.500 years since the Buddha lived in India, but his words are as great today and as full of comfort for men as they were then. The people of the west are beginning to know and love the Buddha and to walk in the Eightfold Path which he gave. Those who have been born Buddhists have a great responsibility, for they must point the way to their brothers and sisters in the west who are looking for the light of truth. They must be careful to practice these great teachings in their lives, for practicing them is the best way to draw people to Buddhism.
Ðã trên 2.500 năm kể từ khi Phật sống ở Ấn Ðộ, nhưng những lời dạy của Ngài ngày nay vẫn còn vĩ đại và tràn đầy an lạc cho con người như thời Ngài còn tại thế. Người tây phương đang bắt đầu biết tôn kính Phật và đi theo con Ðường Tám Bước Cao Quí mà Ngài đã vạch ra. Những ai vốn là Phật tử đều có một trách nhiệm lớn, đó là họ phải chỉ đường cho anh chị em ở phương tây, những người đang tìm ánh sáng chân lý. Họ phải cẩn thận thực hành những lời dạy cao quí này trong cuộc sống của họ, vì thực hành chúng là cách tốt nhất để đưa người đến với Ðạo Phật.
We shall in the next lesson learn something more about these great truths he taught, for now that we know something of the life of the Buddha, we shall be more interested in what he has to tell us.
Trong bài sau chúng ta sẽ học thêm chút ít về những Sự Thật Cao Quí mà Ngài đã thuyết giảng. Giờ thì chúng ta đã biết được đôi nét về cuộc đời của Ðức Phật, chúng ta sẽ thích thú hơn khi học đến giáo pháp của Ngài.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/ducphatvagiaophap3.htm
- http://www.buddha-images.com/reclining-buddha.asp
- http://www.buddha-statues.info/blog/buddha-facts/ananda–guardian-of-dharma