Chương II – Kinh Tăng Chi Bộ – Hai Pháp – Phẩm 01 -04 – The Book of the Twos – page 137 – 161 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Middle Way Group.

I. Entering upon the Rains – Phẩm Hình Phạt

 

1 (1) Faults – 1-10 Hai Loại Tội

 

  1. Thus, have I heard.

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus:  “Bhikkhus!”.

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – Này các Tỷ-kheo. – Bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

 

— “Bhikkhus, there are these two faults’ What two? The fault pertaining to the present life and the fault pertaining to the future life.”

“And what is the fault pertaining to the present life? Here, someone sees that when kings arrest a robber, a criminal, they subject him to various punishments: they have him flogged with whips, beaten with canes, beaten with clubs; they have his hands cut off, his feet cut off, his hands and feet cut off; his ears cut off, his nose cut off, his ears and nose cut off; they have him subjected to the porridge pot, to the ‘polished-shell shave, to the ‘Rahu’s mouth,’ to the ‘fiery wreath, to the ‘flaming hand,’ to the ‘blades of grass,’ to the bark dress, to the antelope, to the meat hooks, to the coins, to the lye pickling, to the pivoting pin,

to the rolled-up palliasse; and they have him splashed with boiling oil, and they have him devoured by dogs, and they have him impaled alive on stakes, and they have his head cut off with a sword.

— Có hai loại tội này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại, và tội có kết quả trong đời sau.”

“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa bắt được người ăn trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi. Họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đầu hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt La-hầu khẩu hình … hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa) … đốt tay … khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt) … bì y hình (lấy vỏ cây làm áo) … linh dương hình (hình phạt con dê núi) … câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt) … tiền hình (cắt thịt thành đồng tiền) … khối chắp hình … chuyển hình … cao đạp đài … Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.

 

“It occurs to him: ‘When kings have arrested a robber, a criminal, they subject him to various punishments because of his bad deeds: they have him flogged with whips … they have his head cut off with a sword. Now if I were to commit such a bad deed, and if kings were to arrest me, they would subject me to the same punishments. They would have me flogged with whips … they would have my head cut off with a sword. Afraid of the fault pertaining to the present life, he does not plunder the belongings of others. This is called the fault pertaining to the present life.

Người thấy vậy suy nghĩ như sau: “Do nhân các ác nghiệp như vậy, vua chúa bắt được kẽ ăn trộm, kẻ vô loại, áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi … họ lấy gươm chặt đầu. Nếu ta làm các ác nghiệp như vậy, vua sẽ bắt ta và áp dụng các hình phạt như vậy”. Người ấy sợ hãi tội phạm ngay trong hiện tại, không có cướp phá tài sản của những người khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả ngay trong hiện tại.

 

And what is the fault pertaining to the future life? Here, someone reflects thus: ‘Bodily misconduct has a bad, painful result in the future life; verbal misconduct has a bad, painful result in the future life; mental misconduct has a bad, painful

result in the future life. Now if I were to engage in misconduct by body, speech, and mind, then, with the breakup of the body, after death, I would be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell! Afraid of the fault pertaining to the future life, he abandons bodily misconduct and develops bodily good conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the fault pertaining to the future life.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Ở đây, có người suy xét như sau: “Quả dị thục của thân làm ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của miệng nói ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của ý nghĩ ác trong đời sau là ác và khổ. Nếu thân ta làm ác, nói lời ác, nghĩ việc ác, sao ta lại không có thể, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Người ấy sợ hãi tội có kết quả trong đời sau, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, và cư xử tự ngã hoàn toàn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả trong đời sau.

 

“These, bhikkhus, are the two faults. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will fear the fault pertaining to the present life; we will fear the fault pertaining to the future life. We will be fearful of faults and see peril in faults. It is in such a way that you should train yourselves. It is to be

expected that one who is fearful of faults and sees peril in faults will be freed from all faults.”

Này các Tỷ-kheo, trên đây là hai loại tội. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: “Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả hiện tại. Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong đời sau. Chúng ta phải tránh xa các tội. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm của các tội”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Ðối với ai tránh xa các tội, này các Tỷ-kheo, đối với ai thấy rõ sự nguy hiểm của các tội, thời được chờ đợi rằng người ấy sẽ được giải thoát tất cả tội.

 

2 (2) Striving – Phấn đấu

 

“Bhikkhus, there are these two strivings that are hard to achieve in the world. What two? The striving of laypeople who dwell at home for the purpose of presenting [monastics with] robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick, and the striving of those who have gone forth from the household life into homelessness for the relinquishment of all acquisitions.

These are the two strivings that are hard to achieve in the world.

“Of these two strivings, bhikkhus, the foremost is the striving for the relinquishment of all acquisitions. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will strive for the relinquishment of all acquisitions. It is in such a way that you should train yourselves.”

  1. Có hai sự tinh cần này rất khó thực hiện ở đời. Thế nào là hai? Sự tinh cần của các gia chủ ở nhà với mục đích bố thí các vật dụng như đồ ăn khất thực, các sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, và sự tinh cần của các người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, với mục đích từ bỏ tất cả sanh y. Hai sự tinh cần này, này các Tỷ kheo, rất khó thực hiện ở đời.

Trong hai tinh cần này, này các Tỷ-kheo, tối thắng là tinh cần với mục đích từ bỏ tất cả sanh y. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: “Ta sẽ cố gắng tinh cần để từ bỏ tất cả sanh y”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

3 (3) Causing Torment

“Bhikkhus, there are these two things that cause torment. What two? Here, someone has engaged in bodily misconduct but failed to engage in bodily good conduct; engaged in verbal misconduct but failed to engage in verbal good conduct; engaged in mental misconduct but failed to engage in mental good conduct. He is tormented, [thinking]: I have engaged in bodily misconduct; he is tormented, [thinking]: I have failed to engage in bodily good conduct; he is tormented, [thinking]: I have engaged in verbal misconduct’; he is tormented, [thinking]: I have failed to engage in verbal good conduct; he is tormented, [thinking]: I have engaged in mental misconduct; he is tormented, [thinking]: I have failed to engage in mental good conduct. These, bhikkhus, are the two things that cause torment.”

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói lời ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện. Vị ấy bị nung nấu vởi ý nghĩ: “Thân ta đã làm ác”. Vị ấy bị nung nấu với ý nghĩ: “Thân ta đã không làm thiện”. Vị ấy bị nung nấu vởi ý nghĩ: “Miệng ta đã nói lời ác”. Vị ấy bị nung nấu vởi ý nghĩ: “Miệng ta đã không nói lời thiện”. Vị ấy bị nung nấu vởi ý nghĩ: “Ý ta đã nghĩ ác”. Vị ấy bị nung nấu vởi ý nghĩ: “Ý ta đã không nghĩ thiện”. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu.

 

4 (4) Not Causing Torment

 

“Bhikkhus, there are these two things that do not cause torment. What two? Here, someone has engaged in bodily good conduct and avoided engaging in bodily misconduct; engaged in verbal good conduct and avoided engaging in verbal misconduct; engaged in mental good conduct and avoided engaging

in mental misconduct. He is not tormented, [knowing]: I have engaged in bodily good conduct; he is not tormented, [knowing]: I have avoided engaging in bodily misconduct; he is not tormented, [knowing]: I have engaged in verbal good conduct; he is not tormented, [knowing]: I have avoided engaging in verbal misconduct; he is not tormented, [knowing]: I have engaged in mental good conduct; he is not tormented, [knowing]: I have avoided engaging in mental misconduct. These, bhikkhus, are the two things that do not cause torment.”

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, có người thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý không nghĩ ác. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Thân ta đã làm thiện”. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Thân ta đã không làm ác”. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Miệng ta đã nói lời thiện”. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Miệng ta đã không nói lời ác”. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Ý ta đã nghĩ thiện”. Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ: “Ý ta đã không nghĩ ác”. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu.

 

5 (5) Known

“Bhikkhus, I have personally known two things: non-contentment in regard to wholesome qualities and indefatigability in striving. I strove indefatigabiy, [resolved]’. Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and Jet the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, energy, and exertion. It was by heedfulness that I achieved enlightenment, bhikkhus; it was by heedfulness that I achieved the unsurpassed security from bondage.

“If, bhikkhus, you too would strive indefatigably, [resolved]: Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, energy, and exertion, you too will, in no long time, realize for yourselves with direct knowledge; in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, you will dwell in it. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: We will strive indefatigably, [resolved]: Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, energy, and exertion.”‘ It is in such a way that you should train yourselves.”

  1. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đã học được, biết được. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với thiện pháp và không có thối chuyển đối với tinh cần. Không có thối chuyển, này các Tỷ-kheo, ta cố gắng như sau: “Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người. Ta nhờ không phóng dật, chứng được Chánh Giác. Nhờ không phóng dật, chứng được Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không có thối chuyển, cố gắng như sau: “Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người”. Thời không bao lâu, này các Tỷ-kheo, các Thầy sẽ đạt được mục đích mà các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: Ðó chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, các Thầy với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: “Không có thối chuyển, chúng ta cố gắng, chúng ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

6 (6) Fetter

 

“Bhikkhus, there are these two things. What two? Contemplation of gratification in things that can fetter and contemplation of disenchantment in things that can fetter. One who dwells contemplating gratification in things that can fetter does not abandon lust, hatred, and delusion. Not having abandoned

lust, hatred, and delusion, one is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; one is not freed from suffering, I say. One who dwells contemplating disenchantment in things that can fetter abandons lust, hatred, and delusion. Having abandoned lust, hatred, and delusion, one is freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; one is freed from suffering, I say. These, bhikkhus, are the two things.”

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là hai? Thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Và thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Ai sống thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận. Do tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận, nên không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ đau. Ai sống thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận. Do tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận, nên được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy giải thoát khỏi khổ đau. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp. 

 

7 (7) Dark

“Bhikkhus, there are these two dark qualities. What two? Moral shamelessness and moral recklessness. These are the two dark qualities.”

Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đen.

 

8 (8) Bright

“Bhikkhus, there are these two bright qualities. What two? Moral shame and moral dread. These are the two bright qualities.”

Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp trắng.

 

9 (9) Behavior

“Bhikkhus, these two bright qualities protect the world. What two? Moral shame and moral dread. If these two bright qualities did not protect the world, there would not be seen here [any restraint regarding] one’s mother, aunts, or the wives of one’s teachers and [other] respected people. The world would become promiscuous, like goats and sheep, chickens and pigs, dogs and jackals. But because these two bright qualities protect the world , there is seen here [restraint regarding] one’s mother, aunts, or the wives of one’s teachers and [other] respected people.”

Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.

 

10 (10) Entering upon the Rains.

“Bhikkhus, there are these two [occasions for] entering upon the rains. What two? The earlier and the later. These are the two [occasions for] entering upon the rains.”

Có hai thời kỳ an cư mùa mưa, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Tiền an cư và hậu an cư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai thời kỳ an cư mùa mưa. 

 

II. Disciplinary Issues – Phẩm Tranh Luận – 1-10 Các Sức Mạnh

 

11 (1)

“Bhikkhus, there are these two powers. What two? The power of reflection and the power of development.

“And what is the power of reflection? Here, someone reflects thus: Bodily misconduct has a bad result in the present life and in the future life; verbal misconduct has a bad result in the present life and in the future life; mental misconduct has a bad result in the presentlife and in the future life. Having reflected thus, he abandons bodily misconduct and develops bodily good

conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the power of reflection.

“And what is the power of development? The power of development is the power of trainees. For relying on the power of a trainee, one abandons lust, hatred, and delusion. Having abandoned lust, hatred, and delusion, one does not do anything unwholesome; one does not pursue anything bad. This is called

the power of development. “These, bhikkhus, are the two powers.”

Có hai sức mạnh, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tư sát như sau: “Với thân làm ác, quả dị thục là ác ngay hiện tại và trong đời sau. Với miệng nói ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau. Với ý nghĩ ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau”. Vị ấy, tư sát như vậy, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, tư sát sự thật thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, sức mạnh tu tập tức là sức mạnh của người hữu học. Do sức mạnh tu học, vị ấy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si. Sau khi từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, vị ấy không làm các điều bất thiện, không phục vụ các điều ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.

 

12 (2)

“Bhikkhus, there are these two powers. What two? The power of reflection and the power of development.

“And what is the power of reflection? Here, someone reflects thus: Bodily misconduct has a bad result in the present life and in the future life; verbal misconduct has a bad result in the present life and in the future life; mental misconduct has a bad result in the present life and in the future life. Having reflected thus, he abandons bodily m isconduct and develops bodily good conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the power of reflection.

“And what is the power of development? Here, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness that is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. He develops the enlightenment factor of discrimination of phenomena … the enlightenment factor of energy … the

enlightenment factor of rapture … the enlightenment factor of tranquility … the enlightenment factor of concentration … the enlightenment factor of quanimity that is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. This is called the power of development. “These, bhikkhus, are the two powers.”

Này các Tỷ kheo, có hai sức mạnh. Thế nào là hai? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát? … (như trên) … Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm Niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập Trạch pháp giác chi … tu tập Tinh tấn giác chi … tu tập Hỷ giác chi … tu tập Khinh an giác chi … tu tập Ðịnh giác chi … tu tập Xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.

 

13 (3)

“Bhikkhus, there are these two powers. What two? The power of reflection and the power of development.

“And what is the power of reflection? Here, someone reflects thus: Bodily misconduct has a bad result in the present life and in the future life; verbal misconduct has a bad result in the present life and in the future life; mental misconduct has a bad result in the present life and in the future life. Having reflected thus, he abandons bodily m isconduct and develops bodily good conduct; he abandons verbal misconduct and develops verbal good conduct; he abandons mental misconduct and develops mental good conduct; he maintains himself in purity. This is called the power of reflection.

“And what is the power of development? Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding of thought and

examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending,

he experiences pleasure with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: He is equanimous, mindful, one who dwells happily. With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, he enters and dwells in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by

equanimity. This is called the power of development. “These, bhikkhus, are the two powers.”

Này càc Tỷ kheo, có hai sức mạnh…. (như số 1 ở trên). Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.

 

14 (4)

“Bhikkhus, the Tathagata has these two kinds of Dhamma teaching. What two? In brief and in detail. The Tathagata has these two kinds of Dhamma teaching.”

Có hai cách thuyết pháp này của Như Lai, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lược thuyết và rộng thuyết. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai cách thuyết pháp của Như Lai. 

 

15(5)

“Bhikkhus, if, in regard to a particular disciplinary issue, the bhikkhu who has committed an offense and the bhikkhu who reproves him do not each thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time and the bhikkhus will

not dwell at ease. But if the bhikkhu who has committed an offense and the bhikkhu who reproves him each thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time and the bhikkhus will dwell at ease.

“And how does the bhikkhu who has committed an offense thoroughly reflect upon himself? Here, the bhikkhu who has committed an offense reflects thus: I have committed a particular unwholesome misdeed with the body. That bhikkhu saw me doing so. If I had not committed a particular unwholesome

misdeed with the body, he would not have seen me doing so. But because I committed a particular unwholesome misdeed with the body, he saw me doing so. When he saw me committing a particular unwholesome misdeed with the body, he became displeased. Being displeased, he expressed his displeasure

to me. Because he expressed his displeasure to me, I became displeased! Being displeased, I informed others. Thus, in this case I was the one who incurred a transgression, just as a traveler does when he evades the customs duty on his goods. It is in this way that the bhikkhu who has committed an offense

thoroughly reflects upon himself.

“And how does the reproving bhikkhu thoroughly reflect upon himself? Here, the reproving bhikkhu reflects thus: This bhikkhu has committed a particular unwholesome misdeed with the body. I saw him doing so. If this bhikkhu had not committed a particular unwholesome misdeed with the body, I would not have seen him doing so. But because he committed a particular, unwholesome misdeed with the body, I saw him doing so. When I saw him committing a particular unwholesome misdeed with the body, I became displeased.

Being displeased, I expressed my displeasure to him. Because I expressed my displeasure to him, he became displeased. Being displeased, he informed others. Thus, in this case I was the one who incurred a transgression, just as a traveler does when he evades the customs duty on his goods. It is in this way that the reproving bhikkhu thoroughly reflects upon himself.

“If, bhikkhus, in regard to a particular disciplinary issue, the bhikkhu who has committed an offense and the bhikkhu who reproves him do not thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time and the bhikkhus will not dwell

at ease. But if the bhikkhu who has committed an offense and the bhikkhu who reproves him thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time and the bhikkhus will dwell at ease.”

Trong bất cứ tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, khéo tự mình quán sát lấy mình? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội quán sát như sau: “Ta phạm một tội bất thiện về thân. Tỷ-kheo ấy đã thấy ta phạm tội bất thiện về thân. Nếu ta không phạm tội bất thiện về thân, Tỷ-kheo ấy sẽ không thấy ta phạm tội bất thiện về thân. Do vì ta có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy, Tỷ-kheo ấy thấy ta có phạm tội bất thiện về thân. Thấy ta có phạm tội bất thiện về thân, Tỷ-kheo ấy không được hoan hỷ. Vì không hoan hỷ, Tỷ-kheo ấy nói với ta lời không hoan hỷ. Vì ta bị Tỷ-kheo ấy nói lời không hoan hỷ, nên ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội đã phạm chinh phục ta như trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo phạm tội khéo tự mình quán sát lấy mình.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội khéo tự mình quán sát lấy mình? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội quán sát như sau: “Tỷ-kheo phạm một tội bất thiện về thân. Ta đã thấy Tỷ-kheo ấy phạm một tội bất thiện về thân. Nếu Tỷ-kheo này không phạm tội bất thiện về thân, thời ta đã không thấy Tỷ-kheo ấy phạm tội bất thiện về thân. Do vì Tỷ-kheo này có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy Ta thấy Tỷ-kheo này phạm tội bất thiện về thân. Và sau khi thấy Tỷ-kheo này phạm tội bất thiện về thân, ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói cho Tỷ-kheo này biết lời không hoan hỷ. Vì Tỷ-kheo này bị ta nói lời không hoan hỷ, nên không hoan hỷ. Vì không hoan hỷ, vị ấy nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội đã phạm chinh phục ta, như trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình”. Như vậy, Tỷ-kheo buộc tội khéo tự mình quán sát lấy mình.

Trong bất cứ tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.

 

16(6)

Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One: “Why is it, Master Gofama, that some beings here, with the breakup of the body, after death, axe reborn in

the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell?”

“It is, brahmin, because of conduct contrary to the Dhamma, unrighteous conduct, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”

“But why is it, Master Gotama, that some beings here with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destina tion, in a heavenly world?”

“It is, brahmin, because of conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”

“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

– Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này?

– Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

 

17 (7)

Then the brahmin JanussonI approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One: “Why is it, Master Gotama, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell?”

“It is, brahmin, because of what has been done and what has not been done that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.”

“Why is it, Master Gotama, that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world?”

“It is, brahmin, because of what has been done and what has not been done that some beings here, with the breakup, of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”

“I do not understand in detail the meaning of this statement that Master Gotama has spoken in brief w ithout analyzing the meaning in detail. It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma so that I would understand in detail the meaning of this statement.”

“Well then, brahmin, listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, sir,” the brahmin Janussoni replied. The Blessed One said this:

“Here, brahmin, someone has done deeds of bodily misconduct, not deeds of bodily good conduct; he has done deeds of verbal misconduct, not deeds of verbal good conduct; he has done deeds of mental misconduct, not deeds of mental good conduct. Thus, it is because of what has been done and what has

not been done that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. But someone here has done deeds of bodily good conduct, not deeds of bodily misconduct; he has done deeds of yerbal good conduct, not deeds of verbal misconduct; he has done deeds of mental good conduct,

not deeds of mental misconduct. Thus, it is because of what has been done and what has not been done that some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”

“Excellent, Master Gotama! … [as in 2:16] … Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

– Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này?

– Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.

– Thưa Tôn giả Gotama, lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama, con không được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama.

– Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn:

– Thưa vâng, Tôn giả

Thế Tôn nói như sau:

– Ở đây, này Bà-la-môn, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Lại ở đây, này Bà-la-môn, có một số chúng sanh thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý không nghĩ ác. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

 

18 (8)

Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

“I say definitively, Ananda, that deeds of bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct are riot to be done.”

“Since, Bhante, the Blessed One has declared definitively that deeds of bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct are not to be done, what danger is to be expected in acting thus?”

“Ananda, I have declared definitively that deeds of bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct are not to be done because in acting thus this danger is to be expected: one blames oneself; the wise, having investigated, censure one; a bad report circulates about one; one dies confused; and with

the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. I have declared definitively that deeds of bodily misconduct, verbal misconduct, and mental misconduct are not to be done because in acting thus this danger is to be expected.

“I say definitively, Ananda, that deeds of bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct are to be done.”

“Since, Bhante, the Blessed One has declared definitively that deeds of bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct are to be done, what benefit is to be expected in acting thus?”

“Ananda, I have declared definitively that deeds of bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct are to be done because in acting thus this benefit is to be expected: one does not blame oneself; the wise, having investigated, praise one; one acquires a good reputation; one dies unconfused; and with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world. I have declared definitively that deeds of bodily good conduct, verbal good conduct, and mental good conduct are to be done because in acting thus this benefit is to be expected.”

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên:

– Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ananda, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm.

– Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại gì được chờ đợi?

– Vì rằng này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vì thế, này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như vậy được chờ đợi.

– Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ananda, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm.

– Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích gì được chờ đợi?

– Vì rằng này Ananda, Ta dã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Vì thế, này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như vậy được chờ đợi.

 

19 (9)

“Bhikkhus, abandon the unwholesome! It is possible to abandon the unwholesome. If it were not possible to abandon the unwholesome, I would not say: “Bhikkhus, abandon the unwholesome!’ But because it is possible to abandon the unwholesome, I say: ‘Bhikkhus, abandon the unwholesome!’ If

this abandoning of the unwholesome led to harm and suffering, I would not tell you to abandon it. But because the abandoning of the unwholesome leads to welfare and happiness, I say: ‘Bhikkhus, abandon the unwholesome!’

“Bhikkhus, develop the wholesome! It is possible to develop the wholesome. If it were not possible to develop the wholesome, I would not say: ‘Bhikkhus, develop the wholesome!’ But because it is possible to develop the wholesome, I say: ‘Bhikkhus, develop the wholesome!’ If this developing of the wholesome

led to harm and suffering, I would not tell you to develop it. But because the developing of the wholesome leads to welfare and happiness, I say: ‘Bhikkhus, develop the wholesome!'”

 Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Và nếu, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được, này các Tỳ kheo, thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”.

 

20 (10)

“Bhikkhus, there are these two things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma. What two? Badly set down words and phrases and badly interpreted meaning.

When the words and phrases are badly set down, the meaning is badly interpreted. These are the two things that lead to the decline and disappearance of the good Dhamma.

“Bhikkhus, there are these two things that lead to the continuation, non-decline, and non-disappearance of the good Dhamma. What two? Well-set down words and phrases and well-interpreted meaning. When the words and phrases are well set down, the meaning is well interpreted. These are the

two things that lead to the continuation, non-decline, and nondisappearance

of the good Dhamma.”

Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.

Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu chơn chánh. nếu văn cú được phối trí chơn chánh thời ý nghĩa được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến an trú, không hỗn loạn, không biến mất của diệu pháp.

 

III. Fools – Phẩm Người Ngu – page 150/1925

 

21 (1)

“Bhikkhus, there are these two kinds of fools. What two? One who does not see his transgression as a transgression and one who does not, in accordance with the Dhamma, accept the transgression of one who is confessing. These are the two kinds of fools.

“Bhikkhus, there are these two kinds of wise people. What two? One who sees his transgression as a transgression and one who, in accordance with the Dhamma, accepts the transgression of one who is confessing. These are the two kinds of wise people.”

“Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.

Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này.”

 

22 (2)

“Bhikkhus, these two misrepresent the Tathagata. Which two? One full of hate who harbors hatred and one endowed with faith because of his misunderstanding. These two misrepresent the Tathagata.”

“Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”

 

23 (3)

“Bhikkhus, these two misrepresent the Tathagata. Which two? One who explains what has not been stated and uttered by the Tathagata as having been stated and uttered by him, and one who explains what has been stated and uttered by the Tathagata as not having been stated and uttered by him. These

two misrepresent the Tathagata.

“Bhikkhus, these two do not misrepresent the Tathagata. Which two? One who explains what has not been stated and uttered by the Ta thagata as not having been stated and uttered by him, and one who explains what has been stated and uttered by the Tathagata as having been stated and uttered by him.

These two do not misrepresent the Tathagata.”

“Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.”

 

24 (4)

“Bhikkhus, these two misrepresent the Tathagata. Which two? One who explains a discourse whose meaning requires interpretation as a discourse whose meaning is explicit, and one who explains a discourse whose meaning is explicit as a discourse whose meaning requires interpretation. These two misrepresent the Tathagata.”

“Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai.”

 

25 (5)

”Bhikkhus, these two do not misrepresent the Tathagata. Which two? One who explains a discourse whose meaning requires interpretation as a discourse whose meaning requires interpretation, and one who explains a discourse whose meaning is explicit as a discourse whose meaning is explicit. These

two do not misrepresent the Tathagata.”

“Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩ là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai.”

 

26 (6)

“Bhikkhus, for one with concealed actions one of two destinations is to be expected: hell, or the animal realm.

“For one with unconcealed actions one of two destinations is to be expected: the deva realm or the human realm.”

Với người có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay bàng sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người. 

 

27 (7)

“Bhikkhus, for one who holds wrong view one of two destinations is to be expected: hell or the animal realm.”

“Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay loại bàng sanh.”

 

28 (8)

“Bhikkhus, for one who holds right view one of two destinations

is to be expected: the deva realm or the human realm.”

“Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.”

 

29 (9)

“Bhikkhus, for an immoral person there are two receptacles: hell or the animal realm. For a virtuous person, there are two receptacles: the deva realm or the human realm.”

“Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: chư Thiên và loài Người.”

 

30 (10)

“Bhikkhus, seeing two advantages, resort to remote lodgings in forests and jungle groves. What two? For myself I see a pleasant dwelling in this very life and I have compassion for later generations. Seeing these two advantages, I resort to remote lodgings in forests and jungle groves.”

“Do quán thấy hai lợi ích, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế nào là hai? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng đến những chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.” 

 

31 (11)

“Bhikkhus, these two things pertain to true knowledge. What two? Serenity and insight. When serenity is developed, what benefit does one experience? The mind is developed. When the mind is developed, what benefit does one experience? Lust is abandoned. When insight is developed, what benefit does one experience? Wisdom is developed. When wisdom is developed, what benefit does one experience? Ignorance is abandoned. “A mind defiled by lust is not liberated, and wisdom defiled by ignorance is not developed. Thus, bhikkhus, through the fading away of lust there is liberation of mind, and through the fading away of ignorance there is liberation by wisdom.”

“Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.” 

 

IV. Same -Minded – Phẩm Tâm Thăng Bằng – page 153/1925

1-11 Đất

32 (1)

“Bhikkhus, I will teach you the plane of the bad person and the plane of the good person. Listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“And what is the plane of the bad person? A bad person is ungrateful and unthankful. For ingratitude and unthankfulness are extolled by the bad. Ingratitude and unthankfulness belong entirely to the plane of the bad person.

“And what is the plane of the good person? A good person is grateful and thankful. For gratitude and thankfulness are extolled by the good. Gratitude and thankfulness belong entirely to the plane of the good person.”

“Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng cho các Thầy về địa vị bậc không phải Chân nhân và địa vị bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: 

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là địa vị bậc không phải Chân nhân? Người không phải Chân nhân, này các Tỷ-kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Ðối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Ðây hoàn toàn là địa vị kẻ không Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Còn bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Ðối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Ðây hoàn toàn là địa vị bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn.”

 

33 (2)

“Bhikkhus, there are two persons that cannot easily be repaid. What two? One’s mother and father. “Even if one should carry about one’s mother on one shoulder and one’s father on the other, and [while doing so] should have a life span of a hundred years, live for a hundred years; and if one should attend to them by anointing them with balms, by massaging, bathing, and rubbing their limbs, and they even void their urine and excrement there, one still would

not have done enough for one’s parents, nor would one have repaid them. Even if one were to establish one’s parents as the supreme lords and rulers over this great earth abounding in the seven treasures, one still would not have done enough for one’s parents, nor would one have repaid them. For what reason?

Parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world. “But, bhikkhus, if, when one’s parents lack faith, one encourages, settles, and establishes them in faith; if, when one’s parents

are immoral, one encourages, settles, and establishes them in virtuous behavior; if, when one’s parents are miserly, one encourages, settles, and establishes them in generosity; if, when one’s parents are unwise, one encourages, settles, and establishes them in wisdom: in such a way, one has done enough for one’s parents, repaid them, and done more than enough

for them.”

“Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú, các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.”

 

34 (3)

Then a certain brahmin approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One: “What does Master Gotama assert; what does he declare?”

“Brahmin, I assert a doctrine of deeds and a doctrine of nondoing.”

“But in what way does Master Gotama assert a. doctrine of deeds and a doctrine of non-doing?”

“I assert non-doing with regard to bodily, verbal, and mental misconduct; I assert non-doing with regard to the numerous kinds of bad unwholesome qualities. I assert doing with regard to good bodily, verbal, and mental conduct; I assert doing with regard to the numerous kinds of wholesome qualities. It is in

this way, brahmin, that I assert a doctrine of deeds and a doctrine of non-doing.”

“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

“Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm… ngồi xuống một bên. Bà-la-môn ấy nói với Thế Tôn: 

– Tôn giả Gotama đã nói gì, đã thuyết gì? 

– Này Bà-la-môn, Ta thuyết về hành động và Ta thuyết về không hành động. 

– Như thế nào, Tôn giả Gotama thuyết về hành động và thuyết về không hành động? 

– Ta thuyết không hành động, này Bà-la-môn, đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ta thuyết không hành động đối với nhiều loại pháp ác, bất thiện. Ta thuyết hành động, này Bà-la-môn, đối với thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Ta thuyết hành động đối với nhiều loại pháp thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, ta thuyết về hành động và thuyết về không hành động.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!”

 

35 (4)

Then the householder Anathapindika approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Who in the world, Bhante, is worthy of offerings, and where is a gift to be given?”

“There are, householder, two in the world worthy of offerings: the trainee and the one beyond training. These are the two in the world worthy of offerings and a gift is to be given to them.”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

 

“In this world, the trainee and one beyond training are worthy of the gifts of those practicing charity; upright in body, speech, and mind, they are the field for those practicing charity; what is given to them brings great fruit.”

“Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika bạch Thế Tôn: 

– Có bao nhiêu người, bạch Thế Tôn, đáng được cúng dường ở đời? Và chỗ nào cần phải bố thí cúng dường. 

– Có hai hạng người, này gia chủ, đáng được cúng dường ở đời: Hữu học và vô học. Ðối với hai hạng người này đáng được cúng dường ở đời, này gia chủ, ở đây cần phải bố thí cúng dường. 

Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo sư lại nói thêm: 

Hữu học và vô học
Cả hai ở trong đời
Ðều đáng được cúng dường
Ðối với người dâng lễ
Họ giữ thân chánh trực
Cả lời nói ý nghĩ
Phước điền người dâng cúng
Ðây thí có quả lớn. 

 

36 (5)

Thus, have I heard. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Now on that occasion the Venerable Sariputta was dwelling at Savatthi in Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus: “Friends, bhikkhus!”

“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

“Friends, I will teach you about the person fettered internally and the person fettered externally. Listen and attend closely. I will speak.”

“Yes, friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

“And who, friends, is the person fettered internally? Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. With the b reakup of the body, after death, he is reborn in a certain

order of devas. Passing away from there, he is a returner, one who returns to this state of being. This is called the person fettered internally, who is a returner, one who returns to this state of being.

“And who, friends, is the person fettered externally? Here, a bhikkhu is virtuous; he’dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. Having entered upon a certain peaceful liberation of mind, he

dwells in it. With the breakup of the body, after death, he is reborn in a certain order of devas. Passing away from there, he is a non-returner, one who does not return to this state of being. This is called the person fettered externally, who is a nonreturner, one who does not return to this state of being.

“Again, friends, a bhikkhu is virtuous …. Having undertaken the training rules, he trains in them. He is practicing for disenchantment with sensual pleasures, dispassion toward them, and for their cessation. He is practicing for disenchantment with states of existence, for dispassion toward them, and for

their cessation. He is practicing for the destruction of craving. He is practicing for the destruction of greed. With the breakup of the body, after death, he is reborn in a certain order of devas! Passing away from there, he is a non-returner, one who does not return to this state of being. This is called a person fettered externally, who is a non-returner, one who does not return to

this state of being.”

Then a number of same-minded deities approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to him: “Bhante, at Migaramata’s Mansion in the Eastern Park, Venerable Sariputta is teaching the bhikkhus about the person fettered internally and the person fettered externally. The assembly is thrilled. It would be good, Bhante, if the Blessed One would approach the Venerable Sariputta out of compassion.” The Blessed One consented by silence.

Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from Jeta’s Grove and reappeared at Migaramata’s Mansion in the Eastern Park in the presence of the Venerable Sariputta. He sat down in the seat that was prepared. The Venerable Sariputta

paid homage to the Blessed One and sat down to one side. The Blessed One then said to the Venerable Sariputta:

“Here, Sariputta, a number of same-minded deities approached me, paid homage to me, stood to dne side, and said: ‘Bhante, at Migaramata’s Mansion in the Eastern Park, Venerable Sariputta is teaching the bhikkhus about the person fettered internally and the person fettered externally. The assembly is thrilled. It would be good, Bhante, if the Blessed One would approach the

Venerable Sariputta out of compassion.

“Those deities— ten, twenty, thirty, forty, fifty, and even sixty in number— stand in an area even as small as the tip of an awl yet do not encroach upon one another. It may be, Sariputta, that you think: “Surely, it was there that those deities developed their minds in such a way that ten … and even sixty in number stand in an area even as small as the tip of an awl yet do not encroach upon one another. “But this should not be regarded in such a way. Rather, it was right here that those deities developed their minds in such a way that ten … and even sixty in number stand in an area even as small as the tip of an awl yet

do not encroach upon one another. “Therefore, Sariputta, you should train yourselves thus: “We Will have peaceful sense faculties and’ peaceful minds.’ It is in such a way that you should train yourselves. When you have peaceful sense faculties and peaceful minds, your bodily action will be peaceful, your verbal action will be peaceful, and your mental action will be peaceful. [Thinking:] “We will offer only peaceful service to our fellow monks,” it is in such a way, Sariputta, that you should train yourselves. Sariputta, those wanderers of other sects are lost who did not get to hear this exposition of the Dhamma.”

“Như vầy tôi nghe.Một thời, Thế Tôn ở tại Sàvatthi, Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ngôi lâu đài của mẹ Migàra. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo: 

– Này chư Hiền Tỷ-kheo! 

– Thưa Hiền giả. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp tôn giả Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau: 

– Này chư Hiền, tôi sẽ giảng về con người bị nội kiết sử trói buộc và vị ngoại kiết sử trói buộc. Hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.

– Thưa vâng, Hiền giả. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp tôn giả Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau: 

– Này chư Hiền, thế nào là người bị nội kiết sử trói buộc? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào một trong các Thiên giới. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy làm người lại trở về, trở về ở thế giới này. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị nội kiết sử trói buộc, người lại trở lại, trở lui trạng thái này. 

Thế nào, này chư Hiền, là người bị ngoại kiết sử trói buộc? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy, chứng đạt và an trú tịch tịnh tâm giải thoát. Sau khi thân hoại mạng chung, Vị ấy sanh vào một loại chư Thiên. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị ngoại kiết sử trói buộc, không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy thực hiện sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt các dục vọng. Vị ấy thực hiện sự đoạn diệt khát ái. Vị ấy thực hiện sự đoạn diệt tham. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào một trong các Thiên giới. Sau khi từ chỗ ấy mạng chung, vị ấy không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa. Vị này, này chư Hiền, được gọi là người bị ngoại kiết sử trói buộc, không còn trở lui, không còn trở lại trạng thái này nữa.

Rồi một số đông chư Thiên với tâm thăng bằng đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, chư Thiên ấy bạch Thế Tôn: 

– Tôn giả Sàriputta này, bạch Thế Tôn, tại Ðông viên, ở lâu đài mẹ Migàra, thuyết pháp về người bị nội kiết sử trói buộc và người bị ngoại kiết sử trói buộc. Hội chúng rất hoan hỷ, bạch Thế Tôn. Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến Tôn giả Sàriputta. 

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn, rồi như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất ở Thắng Lâm, hiện ra ở tại Ðông viên, tại lâu đài mẹ Migàra, trước mặt Tôn giả Sàriputta. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Tôn giả Sàriputta đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên: 

– Ở đây, này Sàriputta, có một số đông chư Thiên, với tâm thăng bằng, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, chư Thiên ấy thưa với Ta: “Tôn giả Sàriputta này, bạch Thế Tôn, tại Ðông viên, ở lâu đài mẹ Migàra, thuyết pháp về người bị nội kiết sử trói buộc và người bị ngoại kiết sử trói buộc. Hội chúng rất hoan hỷ, bạch Thế Tôn. Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến Tôn giả Sàriputta”. Này Sàriputta, chư Thiên ấy tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau. Này Sàriputta, Thầy có thể nghĩ như sau: “Chắc chắn, tại chỗ kia (trên thế giới) đã tu tập, nhờ vậy, chư Thiên ấy, tuy con số đến 10, 20, 30, 40, 50, 60, nhưng cùng đứng chỉ trong khoảng trống đầu một cây kim, không có chen lấn nhau”. Này Sàriputta, Thầy chớ có thấy như vậy. Chính tại đây, này Sàriputta, chư Thiên ấy đã tu tập tâm, nhờ như vậy chư Thiên ấy tuy con số đến … không chen lấn nhau. Do vậy, này Sàriputta, cần phải học tập như sau: “Chúng tôi sẽ có các căn an tịnh, các ý an tịnh”. Này Sàriputta, cần phải học tập như vậy. Với những ai có các căn an tịnh, này Sàriputta, với những ai có các ý an tịnh, thời thân nghiệp cũng sẽ được an tịnh, khẩu nghiệp được an tịnh, ý nghiệp được an tịnh. “Chúng ta sẽ đem tặng cho các vị đồng Phạm hạnh một quà tặng an tịnh”. Như vậy, này Sàriputta, các Thầy cần phải học tập. Các du sĩ ngoại đạo nào, này Sàriputta, không được nghe pháp môn này, họ sẽ bị thiệt hại.” 

 

37 (6)

Thus, have I heard. On one occasion, the Venerable M ahakaccana was dwelling at Varana on a bank of the Kaddama Lake. Then the brahmin Aramadanda approached the Venerable Mahakaccana and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him: “Why is it, Master Kaccana, that khattiyas fight with khattiyas, brahmins with brahmins, and householders with householders?”

“It is, brahmin, because of adherence to lust for sensual p leasures, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it], that khattiyas fight with khattiyas, brahmins with brahmins, and householders with householders.”

“Why is it, Master Kaccana, that ascetics fight with ascetics?”

“It is, brahmin, because of adherence to lust for views, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it], that ascetics fight with ascetics.”

“Is there then anyone in the world who has overcome this adherence to lust for sensual pleasures … holding firmly [to it], and this adherence to lust for views … holding firmly [to it]?”

“There is.”

”And who is that?”

“There is, brahmin, a town to the east called Savatthi. There the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is now dwelling. The Blessed One has overcome this adherence to lust for sensual pleasures, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it], and he has overcome

this adherence to lust for views, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it].”

When this was said, the brahmin Aramadanda rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, lowered his right knee to the ground, reverently saluted in the direction of the Blessed One, and uttered this inspired utterance three times: “Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Indeed, that Blessed One has overcome this adherence to lust for sensual pleasures, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it], and he has overcome this adherence to lust for views, bondage [to it], fixation [on it], obsession [by it], holding firmly [to it].

“Excellent, Master Kaccana! Excellent, Master Kaccana!

Master Kaccana has m ade the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. Master Kaccana, I now go for refuge to

Master Gotama, to the D hamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Kaccana consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

“Như vầy tôi nghe. 

Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna ở tại Vanara, trên bờ sông Kaddamada. Rồi Bà-la-môn Aràmadanda đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Aràmadanda thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna: 

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Kaccàna, do duyên gì các người Sát-đế-lỵ tranh chấp với các người Sát-đế-lỵ, các người Bà-la-môn tranh chấp với các người Bà-la-môn, các người gia chủ tranh chấp với các người gia chủ? 

– Do nhân thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham, này Bà-la-môn, nên các quý tộc tranh chấp với các quý tộc, các người Bà-la-môn tranh chấp với các Bà La môn, các người gia chủ tranh chấp với các người gia chủ. 

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Kaccàna, do duyên gì các Sa-môn tranh chấp với các Sa-môn? 

– Do nhân thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các kiến tham, này Bà-la-môn, nên các Sa-môn tranh chấp với các Sa-môn. 

– Nhưng thưa Tôn giả Kaccàna, có người nào ở đời có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham này, có thể vượt qua thiên chấp, bị trói buộc, bị đắm say, bị xâm chiếm, bị đắm trước bởi các kiến tham này? 

– Có người ở đời này, này Bà-la-môn, có thể vượt qua thiên chấp, trói buộc, đắm say, xâm chiếm, bị đắm trước bởi các dục tham này, có thể vượt qua thiên chấp, trói buộc, đắm say, xâm chiếm, bị đắm trước bởi các kiến tham này. 

Vị ấy là ai, này các Bà-la-môn, có thể vượt qua thiên chấp … kiến tham này? 

Ở quốc độ phương Ðông, này Bà-la-môn, có một thành phố tên là Sàvatthi, Tại đấy, Thế Tôn nay đang trú, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Vị Thế Tôn ấy, này Bà-la-môn, đã vượt qua thiên chấp … kiến tham này. 

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Aràmadanda từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, đầu gối phía hữu quỳ trên đất, chắp tay hướng về phía Thế Tôn, và nói lên ba lần lời cảm hứng như sau: 

– Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Kính lễ Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Vị Thế Tôn ấy, đã vượt qua thiên chấp … kiến tham này.

Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Kaccàna! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Kaccàna! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, thưa Tôn giả Kaccàna, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, hay đem đèn vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Kaccàna dùng nhiều pháp môn để giải thích. Thưa Tôn giả Kaccàna, con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng! Mong Tôn giả Kaccàna chấp nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!” 

 

38 (7)

On one occasion, the Venerable Mahakaccana was dwelling at Madhura in Gunda’s Grove. Then the brahmin Kandarayarta approached the Venerable Mahakaccana and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

“I have heard, Master Kaccana: ‘The ascetic Kaccana does not pay homage to brahmins who are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat.’ This is indeed true, for Master Kaccana does not pay homage to brahmins who are old, aged,

burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat. This is not proper, Master Kaccana.”

“Brahmin, the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, knowing and seeing, has proclaimed the stage of an elder arid the stage of a youth. Even though someone is old—eighty, ninety, or a hundred years from birth—if he enjoys sensual pleasures, dwells in sensual pleasures, burns with a fever for sensual pleasures, is consumed with thoughts of sensual pleasures, is eager in the quest for sensual pleasures, then he is reckoned as a foolish [childish] elder. But even though someone is young, a youth with dark black hair, endowed with the blessing of youth, in the prime of life, if he does not enjoy sensual pleasures, does not dwell in sensual pleasures, does not burn with a fever for sensual pleasures, is not consumed with thoughts of sensual pleasures, is not eager in the quest for sensual pleasures, then he is reckoned as a wise elder.”

When this was said, the brahmin Kandarayaria rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and bowed down with his head at the feet of the young bhikkhus, [saying]: “You elders stand at the stage of an elder; we youths stand at the stage of a youth.

“Excellent, Master Kaccana! … [as in 2:37] … L et Master Kaccana consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life. ”

“Một thời, Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà, tại rừng Gundhà. Rồi Bà-la-môn Kandaràyana đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên với Tôn giả Mahà Kaccàna những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Kandaràyana thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna: 

– Tôi có nghe như sau, thưa Tôn giả Kaccàna: “Sa-môn Kaccàna không kính lễ, không đứng dậy, không lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt mức cuối tuổi đời”. Thưa Tôn giả Kaccàna, có phải sự tình là như vậy không? Nếu Tôn giả Kaccàna không kính lễ, không đứng dậy, không lấy ghế mời ngồi các bậc Bà-la-môn già cả, trưởng lão, các bậc trưởng thượng đã đi quá nửa cuộc đời, đã đạt cuối mức tuổi đời, sự tình như vậy, thưa Tôn giả Kaccàna, là không được tốt đẹp.

– Này Bà-la-môn, có Thế Tôn, bậc Tri giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã tuyên bố về địa vị của tuổi trưởng lão và về địa vị của tuổi trẻ. Vị trưởng lão, này Bà-la-môn, 80 tuổi hay 90 tuổi, hay 100 tuổi đời, nếu vị ấy thọ hưởng các dục vọng, sống giữa các dục vọng, bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, cố gắng tìm cầu các dục vọng; người như vậy được gọi là kẻ ngu, không phải là bậc trưởng lão. Dầu cho này Bà-la-môn, một người còn trẻ, một thanh niên trẻ trung với tóc đen nhánh, đầy đủ tuổi trẻ hiền thiện trong thời sơ khởi của tuổi đời, mà người ấy không hưởng thọ các dục vọng, không sống giữa các dục vọng, không bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, không bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, không có cố gắng tìm cầu các dục vọng; người như vậy được gọi là bậc có trí, bậc trưởng lão. 

– Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Kandarãyana từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân các Tỷ-kheo còn trẻ tuổi và nói: 

– Trưởng lão là chư Tôn giả, đã đứng trên địa vị trưởng lão. Trẻ tuổi là chúng con, đã đứng trên địa vị trẻ tuổi. 

Thật vi diệu, Tôn giả Kaccàna, … Mong Tôn giả Kaccàna chấp nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!” 

 

39(8)

“Bhikkhus, when robbers are strong, kings are weak. At that time the king is not at ease when re-entering [his capital], or when going out, or when touring the outlying provinces. At that tirr.e brahmins and householders, too, are not at ease when re-entering [their towns and villages], or when going out, or when attending to work outside.

“So too, when evil bhikkhus are strong, well-behaved bhikkhus are weak. At that time, the well-behaved bhikkhus sit silently in the midst of the Sangha or they resort to the outlying provinces. This is for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of many people, of devas and human beings.

“Bhikkhus, when kings are strong, robbers are weak. At that time, the king is at ease when re-entering [his capital], and when going out, and when touring the outlying provinces. At that time brahmins and householders, too, are at ease when reentering [their towns and villages], and when going out, and when attending to work outside.

“So too, when well-behaved bhikkhus are strong, evil bhikkhus are weak. At that time, the evil bhikkhus sit silently in the midst of the Sangha or they depart for other regions. This is for the welfare of many people, for the happiness of many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas

and human beings.”

“Khi nào các người ăn trộm cường mạnh, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, các vua chúa yếu đuối, trong khi ấy, thật không an toàn cho các vua chúa để đi qua lại, đi ra, đi quan sát các biên cương. Và trong khi ấy, thật không an toàn cho các Bà-la-môn, các gia chủ để đi qua lại, đi ra, đi giám sát các công việc làm ở ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các ác Tỷ-kheo cường mạnh, trong khi ấy, các thuần tịnh Tỷ-kheo yếu đuối. Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo thuần tịnh giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc đi đến các quốc độ biên địa. Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là bất hạnh cho đa số, là không an lạc cho đa số, là không lợi ích cho đa số, là bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, các vua chúa cường mạnh, trong khi ấy, các trộm cướp yếu đuối, trong khi ấy, thật an toàn cho các vua chúa để đi qua lại, đi ra, đi quan sát các biên cương. Và trong khi ấy, thật an toàn cho các Bà-la-môn, các gia chủ để đi qua lại, đi ra, đi giám sát các công việc làm ở ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các thuần tịnh Tỷ-kheo cường mạnh, trong khi ấy, các ác Tỷ-kheo yếu đuối. Trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, các ác Tỷ-kheo giữ thái độ im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỷ-kheo, hoặc đi các chỗ khác. Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạnh phúc cho đa số, là an lạc cho đa số, là lợi ích cho đa số, là hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.” 

 

40 (9)

“Bhikkhus, I do not praise the wrong practice of two [kinds of people]; a layperson and one gone forth [into homelessness].

Whether it is a layperson or one gone forth who is practicing wrongly, because of wrong practice, they do not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.

“Bhikkhus, I praise the right practice of two [kinds of people]: a layperson and one gone forth. Whether it is a layperson or one gone forth who is practicing rightly, because of right practice, they attain the true way, the Dhamma that is wholesome.”

“Ta không tán thán hai loại tà hạnh, này các Tỷ-kheo, ở người gia chủ hay ở người xuất gia. Người gia chủ, này các Tỷ-kheo, hay người xuất gia theo tà hạnh, do nhân duyên tà hạnh, không thể đem lại chánh lý, thiện pháp. 

Ta tán thán hai loại chánh hạnh, này các Tỷ-kheo, ở người gia chủ hay ở người xuất gia. Người gia chủ, này các Tỷ-kheo, hay người xuất gia theo chánh hạnh, do nhân duyên chánh hạnh, có thể đem lại chánh lý, thiện pháp.” 

 

41 (10)

“Bhikkhus, those bhikkhus who exclude the meaning and the Dhamma by means of badly acquired discourses whose phrasing is a semblance [of the correct phrasing] are acting for the harm of many people, for the unhappiness of many people, for the ruin, harm, and suffering of m any people, of devas and

human beings. These bhikkhus generate much demerit and cause the good. Dhamma to disappear.

“Bhikkhus, those bhikkhus who conform to the meaning and the Dhamma with well-acquired discourses whose phrasing is not [mere] semblance are acting for the welfare of many people, for the happiness o f many people, for the good, welfare, and happiness of many people, of devas and human beings:

These bhikkhus generate much merit and sustain the good Dhamma.”

“Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ sai lạc các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều vô phước làm cho diệu pháp biến mất. 

Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, và an lạc cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều phước đức, làm cho diệu pháp an trú.” 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi02-0104.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf