Chương 7 – Book III – Quyển III – Phẩm Xác Định Các Pháp Vô Sắc – The Removal of Difficulties – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Middle Way Group.

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

 

Book III – Quyển III

Chương 7 – Chapter 7 – Phẩm Xác Định Các Pháp Vô Sắc – 18 câu hỏi.

 

  1. Q & A.

The king said:

‘In how many ways, Nâgasena, does memory spring up?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, trí nhớ sanh lên với bao nhiêu hình thức?”

 

‘In sixteen ways, O king. That is to say: by personal experience 1, as when the venerable Ânanda, or the devoted woman Khugguttarâ, or any others who had that power, called to mind their previous births–[79] or by outward aid 2, as when others continue to remind one who is by nature forgetful–or by the impression made by the greatness of some occasion 3, as kings remember their coronation day, or as we remember the day of our conversion-by the impression made by joy 4, as when one remembers that which gave him pleasure–or by the impression made by sorrow 5, as when one remembers that which pained him–or from similarity of appearance 6, as on seeing one like them we call to mind the mother or father or sister or brother, or on seeing a camel or an ox or an ass we call to mind others like them–or by difference of appearance 7, as when we remember that such and such a colour, sound, smell, taste, or touch belong to such and such a thing–or by the knowledge of speech 8, as when one who is by nature forgetful is reminded by others and then himself remembers–or by a sign 9, as when we recognise a draught bullock by a brand mark or some other sign-or from effort to recollect 10 as when one by

 

  1. 123

 

nature forgetful is made to recollect by being urged again and again: “try and think of it”–or by calculation 11, as when one knows by the training he has received in writing that such and such a letter ought to follow after such and such a one–or by arithmetic 12, as when accountants do big sums by their knowledge of figures–or by learning by heart 13, as the repeaters of the scriptures by their skill in learning by heart recollect so much–[80] or by meditation 14, as when a Bhikkhu calls to mind his temporary states in days gone by–by reference to a book 15, as when kings calling to mind a previous regulation, say: “Bring the book here,” and remind themselves out of that–or by a pledge 16, as when at the sight of goods deposited a man recollects (the circumstances under which they were pledged)–or by association 17, as when one remembers a thing because one has seen it, or a sound because one has heard it, or an odour because one has smelt it, or a touch because one has felt it, or a concept because one has perceived it.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, trí nhớ sanh lên với mười sáu hình thức.[2] Với mười sáu hình thức gì? Tâu đại vương,

 

trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan,

trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan,

trí nhớ sanh lên do nhận thức sự kiện trọng đại,

trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp,

trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp,

trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ,

trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt,

trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói,

trí nhớ sanh lên do đặc điểm,

trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại,

trí nhớ sanh lên do việc viết chữ,

trí nhớ sanh lên do việc tính toán,

trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng,

trí nhớ sanh lên do việc tu tập,

trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở,

trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận,

trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm.”

“Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là thế nào?”

 

“Tâu đại vương, giống như trường hợp đại đức Ānanda và nữ cư sĩ Khujjuttarā, hoặc bất cứ những người nào khác có được năng lực về đời sống (quá khứ) nhớ lại đời sống (quá khứ). Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, và những người khác thúc giục người ấy với mục đích nhắc nhở. Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là thế nào? Khi được tấn phong vương quyền hoặc khi đạt được quả vị Nhập Lưu. Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị được hạnh phúc về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta được hạnh phúc như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị bị đau khổ về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta bị đau khổ như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy người tương tợ thì nhớ lại người mẹ, hoặc người cha, hoặc anh em trai, hoặc chị em gái; sau khi nhìn thấy con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa thì nhớ lại con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa khác tương tợ như thế. Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại rằng: ‘Người kia có như vầy: sắc thế này, thinh thế này, hương thế này, vị thế này, xúc thế này.’ Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác nhắc nhở người ấy, nhờ thế người ấy nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là thế nào? Nhận ra nhờ vào dấu sắt nung của những con bò kéo là nhận ra do đặc điểm. Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác liên tục nhắc nhở người ấy rằng: ‘Ngươi hãy nhớ lại, ngươi hãy nhớ lại.’ Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là thế nào? Do đã được học tập về chữ viết nên nhận biết được rằng: ‘Nên thực hiện chữ cái này liền với chữ cái này.’ Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là thế nào? Những người kế toán, do đã được học tập về việc tính toán, nên tính toán nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là thế nào? Những người chuyên học thuộc lòng, do đã được học tập về việc thuộc lòng, nên thuộc lòng được nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Ở nơi ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt. Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở nghĩa là thế nào? Các vị vua trong khi tưởng nhớ về điều giáo huấn (rồi ra lệnh): ‘Hãy mang lại một cuốn sách,’ và tưởng nhớ lại nhờ cuốn sách ấy. Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy hàng hóa được đặt xuống gần bên thì nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận nghĩa là như vậy.

 

Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại cảnh sắc do đã thấy, nhớ lại cảnh thinh do đã nghe, nhớ lại hương do đã ngửi, nhớ lại vị do đã nếm, nhớ lại xúc do đã chạm, nhớ lại pháp do đã nhận thức. Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là như vậy.

 

Tâu đại vương, trí nhớ sanh lên với mười sáu hình thức này.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Your people say, Nâgasena, that though a man should have lived a hundred

 

  1. 124

 

years an evil life, yet if, at the moment of death, thoughts of the Buddha should enter his mind, he will be reborn among the gods. This I don’t believe. And thus do they also say: “By one case of destruction of life a man may be reborn in purgatory.” That, too, I cannot believe.’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Người nào làm việc bất thiện trong một trăm năm, và vào lúc chết đạt được một niệm tưởng đến đức Phật thì người ấy có thể sanh ở giữa chư Thiên.’ Trẫm không tin lời nói này. Hơn nữa, ngài còn nói như vầy: ‘Có thể đọa vào địa ngục do một lần giết hại mạng sống.’ Trẫm cũng không tin lời nói này.”

 

‘But tell me, O king. Would even a tiny stone float on the water without a boat?’

‘Certainly not.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Không có chiếc thuyền, hòn đá dầu là nhỏ có thể nổi ở nước không?”

“Thưa ngài, không.”

 

‘Very well; but would not a hundred cart-loads of stones float on the water if they were loaded in a boat?’

‘Yes, they would float right enough.’

“Tâu đại vương, phải chăng một trăm xe đá được chất lên thuyền thì có thể nổi ở nước?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể nổi.”

 

‘Well, good deeds are like the boat.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, chiếc thuyền là như thế nào thì các nghiệp thiện nên được xem xét như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Do you (recluses), Nâgasena, strive after the removal of past sorrow?’

‘No.’

Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ?”

“Tâu đại vương, không phải.”

 

‘What then? Is it future sorrow you strive to remove?’

‘No.’

“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai?”

“Tâu đại vương, không phải.”

 

‘Present sorrow, then?’ [81]

‘Not that either.’

“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại?”

“Tâu đại vương, không phải.”

 

‘Then if it be neither past, nor future, nor present sorrow that you strive to remove, whereunto, is it that you strive?’

‘What are you asking, O king? That this sorrow should cease and no other sorrow should arise–that is what we strive after.’

“Nếu ngài không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại, vậy ngài tinh tấn nhằm mục đích gì?”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và khổ khác không thể sanh lên? Chúng tôi tinh tấn nhằm mục đích này.”

 

‘But, Nâgasena, is there (now) such a thing as future sorrow?’

‘No. I grant that.’

“Thưa ngài Nāgasena, vậy (bây giờ) có khổ thuộc vị lai không?”

“Tâu đại vương, không có.”

 

‘Then you are mighty clever people to strive after the removal of that which does not exist!’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài quả là quá sáng trí khi ngài tinh tấn nhằm loại bỏ các khổ không hiện hữu!”

 

  1. 125

 

‘Has it ever happened to you, O king that rival kings rose up against you as enemies and opponents?’

‘Yes, certainly.’

“Tâu đại vương, vậy có những vị vua đối nghịch, những kẻ thù đối nghịch, những bạn bè đối nghịch chống đối lại ngài không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có.”

 

‘Then you set to work, I suppose, to have moats dug, and ramparts thrown up, and watch towers erected, and strongholds built, and stores of food collected 1?’

‘Not at all. All that had been prepared beforehand.’

“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc?”

“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”

 

‘Or you had yourself trained in the management of war elephants, and in horsemanship, and in the use of the war chariot, and in archery and fencing?’

“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”

 

‘Not at all. I had learnt all that before.’

‘But why?’

“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.” 

“Nhằm mục đích gì?”

 

‘With the object of warding off future danger.’

‘How so? Is there such a thing (now) as future danger?’

‘No. I must grant that.’

“Thưa ngài, nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai.”

“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có nỗi lo sợ thuộc vị lai?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘Then you kings are mighty clever people to trouble yourselves about the warding off of that which does not exist!’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai!”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Tell me, O king. Is it when you are athirst that you set to work to have wells dug, or ponds hollowed out, or reservoirs formed, with the object of getting something to drink?’

‘Certainly not. All that has been prepared beforehand.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài bị khát thì khi ấy ngài mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào ao nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”

“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”

 

‘But to what end?’

‘With the object of preventing future thirst.’

‘How so? Is there such a thing as future thirst?’

“Nhằm mục đích gì?”

“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước còn chưa đến.”

“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự khát nước ở vị lai?”

 

  1. 126

 

‘No, Sir.’

‘So you are mighty clever people, O king, [82] to take all that trouble to prevent the future thirst which all the time does not exist!’

‘Give me a further illustration.’

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước ở vị lai!”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

[Then the Elder referred, as before, to the means people always took of warding against future hunger, and the king expressed his pleasure at the way in which the puzzle had been solved.]

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài thèm ăn thì khi ấy ngài mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng bữa ăn’?”

“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”

“Nhằm mục đích gì?”

“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn ở vị lai.”

“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự thèm ăn ở vị lai?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn không hiện hữu ở vị lai!”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘How far is it, Nâgasena, from here to the Brahma world 1?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, cõi Phạm Thiên cách đây bao xa?”

 

‘Very far is it, O king. If a rock, the size of an upper chamber, were to fall from there, it would take four months to reach the earth, though it came down eight-and-forty thousand leagues 2 each day and night.’

“Tâu đại vương, cõi Phạm Thiên cách đây xa lắm. Tảng đá kích thước bằng ngôi nhà mái nhọn bị rơi từ nơi ấy, trong khi rơi xuống ngày đêm bốn mươi tám ngàn do-tuần thì bốn tháng mới có thể đến được trái đất.”

 

‘Good, Nâgasena! Now do not your people say that a Bhikkhu, who has the power of Iddhi and the mastery over his mind 3, can vanish from Gambu-dîpa, and appear in the Brahma world, as quickly as a strong man could stretch forth his bent up arm, or bend it in again if it were stretched out? That is a saying I cannot believe. How is it possible that he could traverse so quickly so many hundreds of leagues?’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Cũng giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ y như thế, vị tỳ khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, biến mất ở Jambudīpa có thể hiện ra ở cõi Phạm Thiên.’ Trẫm không tin lời nói này. Như vậy vị ấy sẽ di chuyển cực kỳ nhanh đến cả nhiều trăm do-tuần?” 

 

The Elder replied: ‘In what district, O king, were you born?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, sanh quán của ngài ở đâu?”

 

  1. 127

 

‘There is an island called Alasanda 1. It was there I was born.’

‘And how far is Alasanda from here?’

‘About two hundred leagues.’

“Thưa ngài, có hòn đảo tên là Alasandā. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”

“Tâu đại vương, Alasandā cách đây bao xa?”

“Thưa ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”

 

‘Do you know for certain of any business you once did there and now recollect?’

‘Oh, yes.’

“Tâu đại vương, phải chăng ngài biết rõ là ngài đã làm một việc cần làm nào đó ở tại nơi ấy và ngài vẫn còn nhớ?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm nhớ.”

 

‘So quickly, great king, have you gone about two hundred leagues.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, quả là ngài đã di chuyển khoảng cách hai trăm do-tuần một cách nhẹ nhàng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘If one man, Nâgasena, were to die here and be reborn in the Brahma world, and another were to die here and be reborn in Kashmir, which of the two would arrive first?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, ai là lâu hơn, ai là mau hơn?”

 

‘Both together, O king.’

Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, bằng nhau.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘In what town [83], O king, were you born?’

‘There is a village called Kalasi. It was there I was born.’

‘And how far is Kalasi from here?’

‘About two hundred leagues.’

‘How far is Kashmir from here?’

‘Twelve leagues.’

“Tâu đại vương, thành phố quê hương của ngài ở đâu?”

“Thưa ngài, có ngôi làng tên là Kalasi. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”

“Tâu đại vương, ngôi làng Kalasi cách đây bao xa?”

“Thưa ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”

“Tâu đại vương, Kasmīra cách đây bao xa?”

“Thưa ngài, mười hai do-tuần.”

 

‘Now, great king, think of Kalasi.’

‘I have done so.’

‘And now, think of Kashmir.’

‘I have done so.’

“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến ngôi làng Kalasi đi?”

“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”

“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến Kasmīra đi?”

“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”

 

‘Well, which did you think of quickest?’

‘Of each in the same time.’

“Tâu đại vương, cái nào đã được suy nghĩ lâu, cái nào mau hơn?”

“Thưa ngài, bằng nhau.”

 

‘Just so, great king, would it take no longer to be reborn in the Brahma world than to be reborn in Kashmir. And tell me, O king. Suppose two

 

  1. 128

 

birds were flying, and one were to alight on a tall tree, and the other on a small shrub. If they settled both at the same moment, whose shadow would first fall to the ground?’

‘The two shadows would fall together.’

‘Just so, great king, in the case you put.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Hai con chim bay ở không trung, một con trong số đó đậu xuống ở cây cao, một con đậu ở cây thấp. Khi chúng đồng thời đáp xuống, bóng của con nào thành lập ở mặt đất trước, bóng của con nào thành lập ở mặt đất lâu hơn?”

“Thưa ngài, bằng nhau.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Venerable Nâgasena, how many kinds of wisdom are there?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có bao nhiêu giác chi (chi phần đưa đến giác ngộ)?”

 

‘Seven, O king.’

‘And by how many kinds of Wisdom does one become wise?’

‘By one: that is to say by the kind of wisdom called “the investigation of the Truth 1.”‘

‘Then why is it said there are seven?’

“Tâu đại vương, có bảy giác chi.”

“Thưa ngài, được giác ngộ với bao nhiêu giác chi?”

“Tâu đại vương, được giác ngộ với một giác chi là với trạch pháp giác chi.”

“Thưa ngài, vậy thì tại sao lại được nói là ‘bảy giác chi’?”

 

‘Tell me, O king. Suppose a sword were lying in its sheath and not taken in the hand, could it cut off anything you wanted to cut off with it?’

‘Certainly not.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Cây gươm đã được tra vào vỏ, không được nắm bằng tay, có thể cắt được vật cần phải cắt?”

“Thưa ngài, không thể.”

 

‘Just so, great king, by the other kinds of wisdom can nothing be understood without investigation of the Truth.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thiếu đi trạch pháp giác chi thì không được giác ngộ bằng sáu chi phần (còn lại).”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Which, Nâgasena, is there more of, merit or demerit?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, phước và tội cái nào nhiều hơn?”

 

‘Merit.’ [84]

‘But why?’

“Tâu đại vương, phước thì nhiều hơn, tội thì ít.”

“Vì lý do gì?”

 

‘He who does wrong, O king, comes to feel remorse, and acknowledges his evil-doing. So demerit does not increase. But he who does well feels no remorse, and feeling no remorse gladness will

 

  1. 129

 

spring up within him, and joy will arise to him thus gladdened, and so rejoicing all his frame will be at peace, and being thus at peace he will experience a blissful feeling of content, and in that bliss his heart will be at rest, and he whose heart is thus at rest knows things as they really are 1. For that reason merit increases. A man, for example, though his hands and feet are cut off, if he gave to the Blessed One merely a handful of lotuses, would not enter purgatory for ninety-one Kalpas. That is why I said, O king, that there is more merit than demerit.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, trong khi làm tội thì có sự ân hận rằng: ‘Nghiệp ác được ta làm,’ do đó ác không tăng trưởng. Tâu đại vương, trong khi làm phước thì không có sự ân hận. Đối với người không có sự ân hận, hân hoan sanh khởi; đối với người được hân hoan, hỷ sanh khởi; đối với người có tâm hỷ, thân khinh an; thân được khinh an thì cảm giác sự an lạc; có sự an lạc, tâm được định tĩnh; đã được định tĩnh, thì nhận biết đúng theo thực thể. Vì lý do ấy, phước tăng trưởng. Tâu đại vương, người có chân tay bị chặt đứt sau khi dâng lên đức Thế Tôn một bó hoa sen thì sẽ không rơi vào đọa xứ chín mươi mốt kiếp. Tâu đại vương, cũng vì lý do này mà tôi nói rằng: ‘phước thì nhiều hơn, tội thì ít.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Whose, Nâgasena, is the greater demerit–his who sins consciously, or his who sins inadvertently?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, người làm nghiệp ác mà biết và người làm nghiệp ác mà không biết, người nào có tội nhiều hơn?”

 

‘He who sins inadvertently, O king, has the greater demerit.’

‘In that case, reverend Sir, we shall punish doubly any of our family or our court who do wrong unintentionally.’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều hơn.”

“Thưa ngài Nāgasena, chính vì điều ấy hoàng tử nào hoặc quan đại thần nào của chúng tôi làm nghiệp ác mà không biết, có phải chúng tôi phạt người ấy gấp đôi?”

 

‘But what do you think, O king? If one man were to seize hold intentionally of a fiery mass of metal glowing with heat, and another were to seize hold of it unintentionally, which would be more burnt?’

‘The one who did not know what he was doing.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Một người cầm lấy cục sắt được nung nóng, đốt nóng, cháy rực, có ngọn lửa mà không biết, một người cầm lấy mà biết, người nào bị phỏng với mức độ trầm trọng hơn?”

“Thưa ngài, người nào cầm lấy mà không biết, người ấy bị phỏng với mức độ trầm trọng hơn.” 

 

‘Well, it is just the same with the man who does wrong.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều hơn.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

  1. Q & A.

The king said:

‘Is there any one, Nâgasena,

 

  1. 130

 

who can go with this bodily frame to Uttara-kuru or to the Brahma world, or to any other of the four great continents (into which the world is divided)?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có người nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng cách phân thân này không?”

 

‘Yes, there are such people.’

‘But how can they?’ [85]

“Tâu đại vương, có người có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng thân tứ đại này.”

“Thưa ngài Nāgasena, làm thế nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng thân tứ đại này?”

 

‘Do you recollect, O king, having ever jumped a foot or two feet across the ground?’

‘Yes, Nâgasena, I can jump twelve feet.’

“Tâu đại vương, chắc ngài biết rõ là đã nhảy lên khỏi trái đất này một gang tay hoặc một ratana?”[3]

“Thưa ngài, trẫm biết rõ. Thưa ngài Nāgasena, trẫm nhảy lên đến tám ratana.”

 

‘But how?’

‘I fix my mind on the idea of alighting there, and at the moment of my determination my body comes to seem light to me.’

“Tâu đại vương, làm thế nào ngài nhảy lên đến tám ratana?”

“Thưa ngài, chính vì trẫm lập tâm rằng: ‘Ta sẽ rơi xuống ở chỗ này.’ Với sự lập tâm ấy, thân thể của trẫm trở thành nhẹ.”

 

‘Just so, O king, can the Bhikkhu, who has the power of Iddhi, and has the mastery over his mind, when he has made his mind rise up to the occasion, travel through the sky by means of his mind.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị tỳ khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, sau khi đặt thân vào tâm rồi di chuyển ở không trung bằng năng lực của tâm.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Your people say there are bones even a hundred leagues long. Now there is no tree even one hundred leagues in length, how then can there be bones so long?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Có những khúc xương dài một trăm do-tuần.’ Cho đến ngay cả cây cối còn không cao một trăm do-tuần, do đâu mà sẽ có được những khúc xương dài một trăm do-tuần?”

 

‘But tell me, O king. Have you not heard of fishes in the sea five hundred leagues in length?’

‘Yes. I have heard of such.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Có phải ngài đã được nghe là ở đại dương có loài cá dài năm trăm do-tuần?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Đã được nghe.”

 

‘If so, could they not have bones a hundred leagues long?’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, không phải những khúc xương của con cá dài năm trăm do-tuần sẽ là có chiều dài năm trăm do-tuần?”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Your people, Nâgasena, say that it is possible to suppress the inhaling and exhaling (of one’s breath).’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy: ‘Có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào?”

 

‘Yes, that can be done.’

‘But how?’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào.”

“Thưa ngài Nāgasena, làm thế nào có thể ngưng các hơi thở ra hơi thở vào?”

 

  1. 131

 

‘Tell me, O king. Have you ever heard of a man snoring 1?’

‘Yes.’

‘Well, would not that sound stop if he bent his body?’

‘Yes.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Đại vương đã được nghe trước đây người nào đang ngáy không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Đã được nghe trước đây.” 

“Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy có thể ngưng lại khi cơ thể được khom vào?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể ngưng lại.”

 

‘Then surely if that sound would stop at the mere bending of the body of one who is untrained alike in body, in conduct, in mind, and in wisdom–why should it not be possible for the breathing of one trained in all these respects, and who has besides reached up to the fourth stage of the ecstatic contemplation 2, to be suppressed?’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, bởi vì âm thanh ấy có thể ngưng lại khi cơ thể được khom vào là đối với người có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có định chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập. Trái lại, đối với người có thân đã được tu tập, có giới đã được tu tập, có định đã được tu tập, có tuệ đã được tu tập, đã chứng đạt tứ thiền, phải chăng hơi thở ra hơi thở vào của người này sẽ không được ngưng lại?”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘There is the expression ocean, Nâgasena. Why is the water called ocean?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, điều được gọi là ‘biển, biển.’ “Vì lý do gì nước được gọi là ‘biển’?”

 

The Elder replied [86]: ‘Because there is just as much salt as water, O king, and just as much water as salt, therefore is it called ocean 3.’

‘Very good, Nâgasena!’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, nước chừng nào thì muối chừng ấy, muối chừng nào thì nước chừng ấy; vì thế được gọi là ‘biển’.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Why, Nâgasena, is the ocean all of one taste, the taste of salt?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà biển có một vị là vị của muối?”

 

  1. 132

 

‘Because the water in it has stood so long, therefore it is all of one taste, the taste of salt 1.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, điều đã được tồn tại từ lâu là đối với nước thì biển có một vị là vị của muối.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Can even the most minute thing, Nâgasena, be divided?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có thể cắt vật hoàn toàn vi tế không?”

 

‘Yes, it can.’

‘And what, Sir, is the most minute of all things.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có thể cắt vật hoàn toàn vi tế.”

“Thưa ngài, vậy cái gì là hoàn toàn vi tế?”

 

‘Truth (Dhamma), O king, is the most minute and subtle. But this is not true of all qualities (Dhammâ). Subtleness or the reverse are epithets of qualities. But whatever can be divided that can wisdom (Paññâ) divide, and there is no other quality which can divide wisdom.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, pháp là hoàn toàn vi tế. Tâu đại vương, không phải tất cả các pháp đều là vi tế. Tâu đại vương, ‘vi tế’ hay ‘thô cứng,’ điều này là sự diễn tả đối với các pháp. Bất cứ vật gì có thể cắt được thì cắt toàn thể vật ấy bằng tuệ. Không có việc cắt bằng tuệ lần thứ nhì.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘These three, Nâgasena,–perception, and reason, and the soul in a being,–are they all different both in letter and in essence, or the same in essence differing only in the letter?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, ‘thức’ hay ‘tuệ’ hay ‘mạng sống ở chúng sanh,’ các pháp này khác về nội dung khác về hình thức, hay là có chung nội dung chỉ khác về hình thức tên gọi?”

 

‘Recognition, O king, is the mark of perception, and discrimination of reason 2, and there is no such thing as a soul in beings 3.’

 

  1. 133

‘But if there be no such thing as a soul, what is it then which sees forms with the eye, and hears sounds with the ear, and smells odours with the nose, and tastes tastes with the tongue, and feels touch with the body, or perceives qualities with the mind?’

“Tâu đại vương, thức có sự nhận thức là tướng trạng, tuệ có sự biết rõ là tướng trạng, mạng sống ở chúng sanh là không có.”

“Nếu mạng sống không có, vậy thì ai nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý?”  

 

The Elder replied: ‘If there be a soul (distinct from the body) which does all this, then if the door of the eye were thrown down (if the eye were plucked out) could it stretch out its head, as it were, through the larger aperture and (with greater range) see forms much more clearly than before? Could one hear sounds better if the cars were torn away, or smell better if the nose were cut off, or taste better if the tongue were pulled out, or feel touch better if the body were destroyed?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Nếu mạng sống nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý, phải chăng mạng sống ấy, khi các mắt bị hoại, vẫn có thể nhìn thấy cảnh sắc rõ hơn ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian lớn hơn? Có phải khi các tai bị hoại, khi mũi bị hoại, khi lưỡi bị hoại, khi thân bị hoại, vẫn có thể nghe âm thanh, có thể ngửi mùi, có thể nếm vị, có thể chạm cảnh xúc rõ hơn qua bầu không gian lớn hơn?”

 

[87] ‘Certainly not, Sir.’

‘Then there can be no soul inside the body.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Thưa ngài, không phải.”

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy mạng sống ở chúng sanh là không có.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The Elder said:

‘A hard thing there is, O king, which the Blessed One has done.’

Vị trưởng lão đã nói rằng:

“Tâu đại vương, có phải hành động khó khăn đã được đức Thế Tôn thực hiện?”

 

‘And what is that?’

‘The fixing of all those mental conditions which depend on one organ of sense, telling us that such is contact, and such sensation, and such idea, and such intention, and such thought 1.’

‘Give me an illustration.’

“Thưa ngài, hành động khó khăn đã được đức Thế Tôn thực hiện là gì?”

“Tâu đại vương, hành động khó khăn đã được đức Thế Tôn thực hiện là việc xác định đối với các pháp không có hình tướng là tâm và sở hữu tâm đang diễn tiến ở một đối tượng đã được nói ra: ‘Đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tư, đây là tâm.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Suppose, O king, a man were to wade down into the sea, and taking some water in the palm of his hand, were to taste it with his tongue. Would he

 

  1. 134

 

distinguish whether it were water from the Ganges, or from the Jumna, or from the Akiravatî, or from the Sarabhû, or from the Mahî?’

“Tâu đại vương, giống như người nào đó đi vào biển cả bằng thuyền, lấy nước bằng bụm tay, rồi nếm bằng lưỡi. Tâu đại vương, phải chăng người ấy có thể biết được rằng: ‘Đây là nước của sông Gaṅgā, đây là nước của sông Yamunā, đây là nước của sông Aciravatī, đây là nước của sông Sarabhū, đây là nước của sông Mahī’?”

 

‘Impossible, Sir.’

‘More difficult than that, great king, is it to have distinguished between the mental conditions which follow on the exercise of any one of the organs of sense!’

‘Very good, Nâgasena!’

“Thưa ngài, là việc khó khăn để biết được.”

“Tâu đại vương, việc đã được đức Thế Tôn thực hiện còn khó hơn việc đó nữa là việc xác định các pháp không có hình tướng là tâm và sở hữu tâm đang diễn tiến ở một đối tượng đã được nói ra: ‘Đây là xúc, đây là thọ, đây là tường, đây là tư, đây là tâm.’”

Đức vua đã vô cùng hoan hỷ: “Thưa ngài, thật quý hóa thay!”

 

 

Here ends the Seventh Chapter.

Phẩm Xác Định Các Pháp Vô Sắc là thứ bảy.

(Trong phẩm này có mười sáu câu hỏi)

 

 

VIỆC HỎI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA MILINDA

 

  1. Q & A.

The Elder said:

‘Do you know, O king, what time it is now?’

Vị trưởng lão đã nói rằng:

“Tâu đại vương, đại vương có biết bây giờ là giờ nào không?”

 

‘Yes, Sir, I know. The first watch of the night is now passed. The middle watch is now going on. The torches are lit. The four banners are ordered to be raised, and appropriate gifts to be issued to you from the treasury.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Trẫm biết. Lúc này canh một đã qua. Đang là canh giữa. Các ngọn đuốc được thắp sáng. Bốn ngọn cờ đã được truyền lệnh (kéo lên). Các vật dụng của hoàng gia từ nhà kho sẽ đến.”

 

The Yonakas said: ‘Very good, great king. Most able is the Bhikkhu.’

‘Yes, my men. Most able is the Bhikkhu. Were the master like him and the pupil like me, [88] a clever scholar would not take long in getting at the truth.’

Những người Yonaka đã nói như vầy: “Tâu đại vương, đại vương thì khôn ngoan, còn vị tỳ khưu là sáng trí.”

“Này các khanh, đúng vậy. Vị trưởng lão là bậc sáng trí. Người như vầy có thể là thầy dạy học, và người học trò như trẫm không bao lâu nữa có thể trở thành bậc sáng trí, có thể hiểu được Giáo Pháp.”

 

Then the king, pleased with the explanations given of the questions he had put, had Nâgasena robed in an embroidered cloak worth a hundred thousand 2, and said to him: ‘Venerable Nâgasena, I hereby order that you shall be provided with your daily meal for eight hundred days; and give you the

 

  1. 135

 

choice of anything in the palace that it is lawful for you to take.’ And when the Elder refused, saying he had enough to live on, the king rejoined: ‘I know, Sir, you have enough to live on. But you should both protect me and protect yourself–yourself from the possibility of a public rumour to the effect that you convinced me but received nothing from me, and me from the possibility of a public rumour that though I was convinced I would give nothing in acknowledgement.’

‘Let it be as you wish, great king,’ was the reply.

Được hoan hỷ với lời giải thích các câu hỏi của vị ấy, đức vua đã choàng lên vị trưởng lão Nāgasena tấm mền len trị giá một trăm ngàn rồi nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, kể từ hôm nay, trẫm sẽ cho chuẩn bị một trăm lẻ tám phần ăn dâng ngài. Và bất cứ vật gì đúng phép có ở nội thành, trẫm thỉnh cầu ngài về vật ấy.”

“Tâu đại vương, tôi vừa đủ sống.”

 

Then the king said: ‘As the lion, the king of beasts, when put into a cage, though it were of gold, would turn his face longingly to the outside; even so do I, though I dwell in the world, turn my thoughts longingly to the higher life of you recluses. But, Sir, if I were to give up the household life and renounce the world it would not be long I should have to live, so many are my foes.’

“Thưa ngài, cũng giống như con sư tử, chúa của loài thú, bị ném vào trong cái chuồng bằng vàng, nhưng khuôn mặt chỉ hướng ra ngoài, thưa ngài, tương tợ y như thế trẫm dầu sống ở gian nhà nào đó, tuy vẫn tồn tại nhưng khuôn mặt chỉ hướng ra ngoài. Thưa ngài, nếu trẫm có thể rời nhà xuất gia sống không nhà, trẫm không thể sống thọ vì trẫm có nhiều kẻ thù.”

 

Then the venerable Nâgasena, having thus solved the questions put by Milinda the king, arose from his seat and departed to the hermitage.

Khi ấy, đại đức Nāgasena, sau khi trả lời câu hỏi của đức vua Milinda, đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi về tu viện của hội chúng.

 

  1. Q & A.

Not long after Nâgasena had gone, Milinda the king thought over to himself whether he had propounded his questions rightly, and whether the replies had been properly made. And he came to the conclusion that to questions well put replies had been well given. And Nâgasena likewise, when he reached the hermitage, thought the matter over to himself, and concluded that to questions well put right replies had been given.

Và khi đại đức Nāgasena ra đi không bao lâu, đức vua Milinda đã khởi ý điều này: “Điều gì đã được ta hỏi, điều gì đã được ngài đại đức trả lời?” Khi ấy đức vua Milinda đã khởi ý điều này: “Tất cả đã được ta hỏi đúng đắn, tất cả đã được ngài đại đức trả lời đúng đắn.” Khi đi về lại tu viện của hội chúng, đại đức Nāgasena cũng đã khởi ý điều này: “Điều gì đã được đức vua Milinda hỏi, điều gì đã được ta trả lời?” Khi ấy đại đức Nāgasena đã khởi ý điều này: “Tất cả đã được đức vua Milinda hỏi đúng đắn, tất cả đã được ta trả lời đúng đắn.”

 

Now Nâgasena robed himself early in the morning, and went with his bowl in his hand to the palace,

 

  1. 136

 

and sat down on the seat prepared for him. And Milinda saluted the venerable Nâgasena, [89] and sat down respectfully at his side, and said to him: ‘Pray do not think, Sir, that I was kept awake all the rest of the night exulting in the thought of having questioned you. I was debating with myself as to whether I had asked aright, and had been rightly answered. And I concluded that I had.’

Sau đó, khi trải qua đêm ấy, đại đức Nāgasena vào buổi sáng đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến chỗ ngụ của đức vua Milinda, sau khi đến đã ngồi xuống chỗ ngồi đã được sắp đặt sẵn. Khi ấy, đức vua Milinda đã đảnh lễ đại đức Nāgasena rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đức vua Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Mong rằng ngài đại đức chớ khởi ý như vầy: ‘Chính vì ‘Nāgasena đã được ta hỏi câu hỏi’ rồi do tâm hoan hỷ đã không ngủ trọn đêm qua.’ Xin ngài đừng nhận thấy như vậy. Thưa ngài, trọn đêm qua trẫm đây đã khởi ý điều này: ‘Điều gì đã được ta hỏi, điều gì đã được ngài đại đức trả lời?’ Tất cả đã được ta hỏi đúng đắn, tất cả đã được ngài đại đức trả lời đúng đắn.”

 

And the Elder on his part said: ‘Pray do not suppose, great king that I passed the rest of the night rejoicing at having answered all you asked. I too was thinking over what had been said by us both. And I came to the result that you had questioned well, and that I had rightly answered.’

Thus did these two great men congratulate each the other on what he had spoken well.

Vị trưởng lão cũng đã nói như vầy: “Mong rằng đại vương chớ khởi ý như vầy: ‘Chính vì đức vua Milinda đã được ta trả lời câu hỏi, rồi do tâm hoan hỷ đã thức trọn đêm qua.’ Xin đại vương đừng nhận thấy như vậy. Tâu đại vương, trọn đêm qua tôi đây đã khởi ý điều này: ‘Điều gì đã được đức vua Milinda hỏi, điều gì đã được ta trả lời?’ Tất cả đã được đức vua Milinda hỏi đúng đắn, tất cả đã được ta trả lời đúng đắn.” Như thế, hai bậc khổng long ấy đã cùng tùy hỷ về việc đã khéo ăn nói với nhau.

 

 

Here ends the answering of the problems of the questions of Milinda.

Việc hỏi và trả lời các câu hỏi của Milinda được đầy đủ.

 

Footnotes

 

1] Năm xứ là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, và thân xứ (ND).

[2] Tuy ghi là 16 nhưng đếm thì có đến 17 loại. Tạng Miến Điện ghi 17 (ND).

[3] ratana = 0.25 mét, đơn vị đo chiều dài (ND).

 

122:1 Abhigânato.

 

122:2 Katumikâya.

 

122:3 Olârika-viññânato.

 

122:4 Hita-viññânato.

 

122:5 Ahita-viññânato.

 

122:6 Sabhâga-nimittato.

 

122:7 Visabhâga-nimittato.

 

122:8 Kathâbhiññânato.

 

122:9 Lakkhanato.

 

122:10 Saranato.

 

123:11 Muddâto (see above, p. 6).

 

123:12 Gananâto.

 

123:13 Dharanato. The noun dhâranakâ is only found here (where I follow the Simhalese interpretation) and at Gâtaka II, 203 (where it means ‘debtor,’ as in Sanskrit).

 

123:14 Bhâvanato. For a translation of the full text, here abridged in the text, see ‘Buddhist Suttas,’ pp. 215, 216 (§ 17).

 

123:15 Potthaka-nibandhanato.

 

123:16 Upanikkhepato.

 

123:17 Anubhûtato, perhaps ‘experience.’ There are really seventeen, not sixteen, so some two must have been regarded by the author as forming one between them. These may be Nos. 1 and 14, or more likely Nos. 4 and 5.

 

125:1 All that follows only differs by slight additions from III, 4, 3 above, pp. 100-102.

 

126:1 One of the highest heavens.

 

126:2 Yogana, a league of seven miles.

 

126:3 Ketovasippatto, which Hînati-kumburê renders mano vasi prâpta wû. I know of no passage in the Pitakas where the phrase occurs in connection with Iddhi; but it is often used by our author. See, for instance, just below, III, 7, 9.

 

127:1 Alexandria (in Baktria) built on an island in the Indus.

 

128:1 Dhamma-vikaya-sambogghangena.

 

129:1 The above is a paragraph constantly recurring in the Pâli Pitakas. See, for instance, Dîgha II, 75; Anguttara III, 104; and Mahâvagga VIII, 15, 13 (where I have annotated the details).

 

131:1 Kâkakkhamâno. See Gâtaka I, 60, 24; 160, 18. Hînati-kumburê renders it ‘sleeping with a snore (gorawamin) like the sound of crows (kâka).’

 

131:2 Ghâna.

 

131:3 Samudda. The answer (to give opportunity for which the question is invented) is a kind of punning etymology of this Pâli word for ocean. Our author seems to take it as meaning ‘equal water-ness,’ from sama and ud(aka). The real derivation is very different. It is from the root ud, which is allied to our ‘Wet’ and the Greek , and the prefix sam in the sense of completeness. It is difficult to reconcile the reply to this. There is a kind of conversation condemned in the Dîgha I, 1, 17, and elsewhere as samuddakkhâyika, which is explained in the Sumangala, p. 91, as deriving samudda from sa, ‘with,’ and mudda, ‘a seal ring.’

 

132:1 In the same way the Buddhist religion (the Dhamma-Vinaya) is said in the Kullavagga IX, 1, 4, to be ‘all of one taste, the taste of salvation, emancipation’ (Vimutti).

 

132:2 So also above, II, 3, 12. Here the words are Vigânanalakkhanam viññânam, pagânanâ-lakkhana paññâ, which the Ceylon translator amplifies into ‘As a peasant, on seeing grains of gold, would recognise them as valuable, so is it the characteristic of viññâna to recognise aramunu (objects of sense) when it sees them. As a goldsmith, on seeing grains of gold, would not only know they were valuable, but also discriminate their value (as large or small), so is it the characteristic of paññâ, not only to recognise, but also to discriminate between the objects of sense.’

 

132:3 See above, II, 3, 6, and II, 3, 16. Hînati-kumburê here renders p. 133 gîvo by the ‘life (or perhaps living principle, gîvitâ) inside the forms produced out of the four elements.’

 

133:1 Phasso, vedanâ, saññâ, ketanâ, kittam.

 

134:1 See the note at the end of Book II, Chapter 3, § 14.

 

134:2 That is kahâpanas, ‘half-pennies.’

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_03.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3511.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx