Chương 7 – Book 4 – Part 1-10 – Phẩm không chướng ngại – Song ngữ
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
Compile: Nhóm hoa sen
Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.
Book IV – Quyển IV – The Solving of Dilemmas.
Chương 7 – Chapter 7 – Q & A – 24.
Phẩm không chướng ngại.
Phần 1.
THE OBSTACLES.
Câu hỏi về pháp không chướng ngại là thứ nhất.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, the Blessed One said:
“Live, O brethren, devoted to and taking delight in that which has no Papañkas (none of those states of mind which delay or obstruct a man in his spiritual growth 1).”
‘What is that which has no Papañkas?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống có sự vui thích ở pháp không chướng ngại, có sự thích thú ở pháp không chướng ngại.’ Pháp không chướng ngại ấy là pháp nào?”
‘The fruit of Conversion has no Papañkas, O king, the fruit of that stage of the Path in which those live who will be only once, or not all reborn, the fruit of Arahatship has no Papañkas.’
“Tâu đại vương, quả vị Nhập Lưu là pháp không chướng ngại, quả vị Nhất Lai là pháp không chướng ngại, quả vị Bất Lai là pháp không chướng ngại, quả vị A-la-hán là pháp không chướng ngại.”
‘But if that be so, Nâgasena, [263] then why do the brethren concern themselves with recitation of, with asking questions about the discourses, and the pieces in mixed prose and verse, and the expositions, and the poems, and the outbursts of emotion, and the passages beginning “Thus he said,” and the birth-stories, and the tales of wonder, and the extended treatises 2? Why do they trouble themselves about new buildings 3 about gifts and offerings to the order?’
“Thưa ngài Nāgasena, nếu quả vị Nhập Lưu là pháp không chướng ngại, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán là pháp không chướng ngại, vậy thì tại sao các vị tỳ khưu này lại đọc tụng, lại học hỏi về (chín thể loại:) suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthā, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhutadhammaṃ, vedallaṃ,[8] lại bị chướng ngại vì công trình mới, vì việc bố thí, và vì việc cúng dường? Không lẽ các vị lại tiến hành công việc đã bị đấng Chiến Thắng từ khước?”
- 93
- Q & A.
‘They who do all these things, O king, are working towards attainment of freedom from the Papañkas, (that is of Arahatship 1). For whereas, O king, all those of the brethren who are pure by nature, those upon whose hearts an impression has been left by good deeds done in a former birth 2, can (get rid of the Papañkas, can) become Arahats, in a moment–those on the other hand whose minds are much darkened by evil 3 can only become Arahats by such means as these.
“Tâu đại vương, những vị tỳ khưu nào đọc tụng, học hỏi về (chín thể loại:) suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthā, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhutadhammaṃ, vedallaṃ, bị chướng ngại vì công trình mới, vì việc bố thí, và vì việc cúng dường, tất cả những vị ấy làm nhằm đạt được pháp không chướng ngại.
Tâu đại vương, những vị nào được trong sạch tự bản chất, có sự huân tập đã được trải qua ở thời quá khứ, những vị ấy trong một chập tâm thì có được pháp không chướng ngại. Trái lại, những vị tỳ khưu nào với tầm nhìn có nhiều bụi, những vị ấy có được pháp không chướng ngại với các sự gắng sức này.
- Q & A.
‘Just, O king, as while one man who has sown a field and got the seed to grow can, by the exertion of his own power, and without any rampart or fence, reap the crop–whereas another man when he has got the seed to grow must go into the woods, and cut down sticks and branches and make a fence of them, and thus only reap the crop–in the same way those who are pure by nature, upon whose hearts an impression has been left by good deeds done in a former birth, can, in a moment, become Arahats, like the man who gathers the crop without a fence. But those, on the other hand, whose minds are darkened by the evil they have done can only become Arahats by such means as these–like the man who can only reap his crop if he builds the fence.
Tâu đại vương, giống như một người nam sau khi gieo hạt giống ở thửa ruộng, rồi trồng trọt cây lúa bằng sức mạnh và nỗ lực của bản thân, không cần tường thành và hàng rào. Một người nam (khác) sau khi gieo hạt giống ở thửa ruộng, thì đi vào rừng chặt cành cây và nhánh cây làm hàng rào và tường, rồi trồng trọt cây lúa; trong trường hợp ấy việc tầm cầu hàng rào và tường thành của người ấy là vì mong muốn đạt được cây lúa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vị nào được trong sạch tự bản chất, có sự huân tập đã được trải qua ở thời quá khứ, những vị ấy trong một chập tâm thì có được pháp không chướng ngại, tợ như người nam có sự trồng trọt cây lúa không cần hàng rào và tường thành. Trái lại, những vị tỳ khưu nào với tầm nhìn có nhiều bụi, những vị ấy có được pháp không chướng ngại với các sự gắng sức này, ví như người nam có sự trồng trọt cây lúa sau khi đã làm hàng rào và tường thành.
- Q & A.
‘Or just, O king, as there might be a bunch of fruits on the summit of a lofty mango tree. Then
- 94
whoever possesses the power of Iddhi could take those fruits 1, but whoever had not, he would have first to cut sticks and creepers and construct a ladder, and by its means climb up the tree and so get at the fruit.
In the same way those who are by nature pure, and upon whose hearts an impression has been left by good deeds done in a former birth, may attain, in a moment, to Arahatship, like the man getting the fruit by the power of Iddhi. But those, on the other hand, whose minds are darkened by the evil they have done can only become Arahats by such means as these, like the man who only gets the fruit by means of the ladder he has made.
Tâu đại vương, hoặc là giống như có chùm trái ở ngọn cây xoài cao to vĩ đại, rồi một người nào đó, có thần thông, sau khi đi đến nơi ấy có thể hái trái của cây ấy. Trái lại, tại nơi ấy người nào không có thần thông, người ấy chặt cành cây và dây leo rồi buộc thành cái thang, nhờ nó leo lên cây ấy, rồi hái trái; trong trường hợp ấy, việc tầm cầu cái thang của người ấy là vì mong muốn đạt được trái cây.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vị nào được trong sạch tự bản chất, có sự huân tập đã được trải qua ở thời quá khứ, những vị ấy trong một chập tâm thì có được pháp không chướng ngại, tợ như người có thần thông hái được trái cây. Trái lại, những vị tỳ khưu nào với tầm nhìn có nhiều bụi, những vị ấy chứng ngộ các Chân Lý với các sự gắng sức này, tợ như người nam hái được trái cây nhờ vào cái thang.
- Q & A.
[264] ‘Or just, O king, as while one man who is clever in business will go alone to his lord and conclude any business he has to do, another man, rich though he may be, must by his riches bring others to his service, and by their help get the business done–and it is for the business’ sake that he has to seek after them. In the same way those who are by nature pure, upon whose hearts an impression has been left by good deeds done in a former birth, may reach, in a moment, to the attainment of the Six Transcendent Qualities 2, like the man who does the business alone by himself Whereas those brethren whose minds are darkened by the evil they have done can only by such means as these realise the gains of renunciation, like the man who through others’ help brings his business to the desired end.
Tâu đại vương, hoặc là giống như một người nam là ngưòi làm theo chỉ tiêu, chỉ một mình đi đến gặp người chủ rồi hoàn thành chỉ tiêu. Một người (khác) có tài sản, phát triển đồ chúng nhờ vào năng lực của tài sản, rồi hoàn thành chỉ tiêu cùng với đồ chúng; trong trường hợp ấy việc tầm cầu đồ chúng của người ấy là vì mong muốn đạt được chỉ tiêu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vị nào được trong sạch tự bản chất, có sự huân tập đã được trải qua ở thời quá khứ, những vị ấy trong một chập tâm thì đạt được bản thể năng lực ở sáu Thắng Trí ví như người nam một mình thực hiện việc thành tựu chỉ tiêu. Trái lại, những vị tỳ khưu nào với tầm nhìn có nhiều bụi, những vị ấy hoàn thành mục tiêu của bản thể Sa-môn với các sự gắng sức này, tợ như người nam thực hiện việc thành tựu chỉ tiêu cùng với đồ chúng.
- 95
- Q & A.
‘For recitation is of great good, O king, and asking questions, and superintending building work, and seeing to gifts and offerings is of great good–each of them to one or other of the spiritual objects which the brethren seek to obtain.
Just, O king, as there might be some one of the ministers or soldiers or messengers or sentries or body-guards or attendants who was especially serviceable and useful to the king, but when he had any business given him to do they would all help him–just so are all these things of assistance when those objects have to be attained.
Tâu đại vương, việc đọc tụng cũng có nhiều lợi ích, việc học hỏi cũng có nhiều lợi ích, việc xây dựng công trình mới cũng có nhiều lợi ích, việc bố thí cũng có nhiều lợi ích, việc cúng dường cũng có nhiều lợi ích cho những người này, những người nọ có công việc cần phải làm.
Tâu đại vương, giống như người nam hầu cận đức vua, có công việc đã được hoàn thành nhờ vào các quan đại thần, nhân công, binh lính, người giữ cổng, lính gác, quần thần, dân chúng, đối với người ấy khi công việc cần làm chưa đạt được thì tất cả những người ấy đều là những sự trợ giúp. Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc đọc tụng cũng có nhiều lợi ích, việc học hỏi cũng có nhiều lợi ích, việc xây dựng công trình mới cũng có nhiều lợi ích, việc bố thí cũng có nhiều lợi ích, việc cúng dường cũng có nhiều lợi ích cho những người này, những người nọ có công việc cần phải làm.
When all men, O king, shall have become by nature pure, then will there be nothing left for a teacher 1 to accomplish. But so long as there is still need of discipleship 2, so long will even such a man, O king, as the Elder Sâriputta himself (though he had attained to the summit of wisdom by reason of his having been, through countless ages, deeply rooted in merit), yet find it impossible, without discipleship, to attain to Arahatship.
Tâu đại vương, nếu tất cả đều được thanh tịnh ở dòng dõi, có thể không có việc cần phải làm với việc chỉ dạy. Tâu đại vương, và bởi vì có việc cần phải làm với việc lắng nghe. Tâu đại vương, trưởng lão Sāriputta, có thiện căn đã được tích lũy liên quan đến vô lượng kiếp, không thể đếm được, đã đạt đến tột đỉnh của trí tuệ, ngay cả vị ấy không có sự lắng nghe cũng không thể đạt được sự diệt tận các lậu hoặc.
Therefore is it, O king, that hearing (the Scriptures) is of use, and recitation of them, and asking questions about them. And therefore is it that those also who are addicted to
- 96
these things, becoming free from the obstacles thereto, attain to Arahatship 1.’
‘Right well have you made me understand this puzzle, Nâgasena. That is so, and I accept it as you say.
Tâu đại vương, vì thế việc lắng nghe cũng có nhiều lợi ích, việc đọc tụng, việc học hỏi cũng như thế. Vì thế, việc đọc tụng và học hỏi là pháp không chướng ngại, là pháp không tạo tác.”
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi đã được giải quyết khéo léo. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 2.
THE LAY ARAHAT.
Câu hỏi về người tại gia chứng A-la-hán là thứ nhì.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, your people say:
“Whosoever has attained, as a layman, to Arahatship, one of two conditions are possible to him, and no other–either that very day he enters the Order, or he dies away, for beyond that day he cannot last 2.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng:
‘Người tại gia nào đạt đến phẩm vị A-la-hán, đối với vị này chỉ có hai lối đi không có lối khác: xuất gia nội trong ngày ấy, hoặc viên tịch Niết Bàn; ngày ấy là không thể vượt qua.’
[265] ‘Now if, Nâgasena, he could not, on that day, procure a teacher or preceptor, or a bowl and set of robes 3, would he then, being an Arahat, admit himself, or would he live over the day, or would some other Arahat suddenly appear by the power of Iddhi and admit him, or would he die away?’
‘He could not, O king, because he is an Arahat, admit himself. For any one admitting himself to
- 97
the Order is guilty of theft 1. And he could not last beyond that day. Whether another Arahat should happen, or not, to arrive, on that very day would he die away.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu vị ấy, trong ngày hôm ấy, không có được thầy tuyên ngôn, hoặc thầy tế độ, hoặc y và bình bát, có phải vị A-la-hán ấy có thể tự mình xuất gia, hoặc có thể để cho ngày ấy trôi qua? Hoặc có vị nào khác, là A-la-hán, có thần thông, đi đến rồi cho vị ấy xuất gia? Hoặc có thể viên tịch Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, vị A-la-hán ấy không thể tự mình xuất gia, trong khi tự mình xuất gia thì phạm vào việc trộm cắp (hình tướng). Và không thể để cho ngày ấy trôi qua. Nếu có thể hoặc không thể có việc đi đến của vị A-la-hán khác, thì sẽ viên tịch Niết Bàn nội trong ngày ấy.”
‘Then, Nâgasena, by whatever means attained, the holy condition of Arahatship is thereby also lost, for destruction of life is involved in it.’
“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì bản thể an tịnh của vị A-la-hán là bị bỏ đi, bởi vì có sự lấy đi mạng sống của vị đã chứng đắc.”
- Q & A.
‘It is the condition of laymanship which is at fault, O king. In that faulty condition, and by reason of the weakness of the condition itself, the layman who, as such, has attained to Arahatship must either, that very day, enter the Order or die away. That is not the fault of Arahatship, O king. It is laymanship that is at fault, through not being strong enough.
“Tâu đại vương, hình tướng tại gia là không tương xứng. Khi hình tướng là không tương xứng, do tính chất yếu ớt của hình tướng, người tại gia đạt được phẩm vị A-la-hán (phải) xuất gia, hoặc viên tịch Niết Bàn nội trong ngày ấy. Tâu đại vương, điều ấy không phải là sự sai trái của phẩm vị A-la-hán, điều ấy là sự sai trái của hình tướng tại gia, tức là tính chất yếu ớt của hình tướng.
‘Just, O king, as food, that guards the growth and protects the life of all beings, will, through indigestion, take away the life of one whose stomach is unequal to it, whose internal fire is low and weak–just so if a layman attains Arahatship when in that condition unequal to it, then by reason of the weakness of the condition he must, that very day, either enter the Order or die away.
Tâu đại vương, giống như vật thực là vật hộ trì tuổi thọ, là vật duy trì mạng sống của tất cả chúng sanh, nhưng lại lấy đi mạng sống của người có bao tử không điều hòa, có sự hấp thụ trì trệ yếu đuối, vì không tiêu hóa được. Tâu đại vương, điều ấy không phải là sự sai trái của vật thực, điều ấy là sự sai trái của bao tử, tức là tính chất yếu ớt của lửa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi hình tướng là không tương xứng, do tính chất yếu ớt của hình tướng, người tại gia đạt được phẩm vị A-la-hán (phải) xuất gia, hoặc viên tịch Niết Bàn nội trong ngày ấy. Tâu đại vương, điều ấy không phải là sự sai trái của phẩm vị A-la-hán, điều ấy là sự sai trái của hình tướng tại gia, tức là tính chất yếu ớt của hình tướng.
‘Or just, O king, as a tiny blade of grass when a heavy rock is placed upon it will, through its weakness, break off and give way–just so when a layman attains Arahatship, then, unable to support Arahatship in that condition, he must, that very day, either enter the Order or die away.
‘Or just, O king, as a poor weak fellow of low birth and little ability, if he came into possession of
- 98
a great and mighty kingdom, would be unable to support the dignity of it 1–just so if a layman attains to Arahatship, then is he unable, in that condition, to support it. [266] And that is the reason why he must, on that very day, either enter the Order or die away.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như cọng cỏ nhỏ nhoi khi bị tảng đá nặng đặt lên trên, thì bị dập nát, đổ xuống vì tính chất yếu ớt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người tại gia đạt được phẩm vị A-la-hán, vì hình tướng ấy không thể nâng đỡ phẩm vị A-la-hán, nên (phải) xuất gia nội trong ngày ấy, hoặc viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam không có sức mạnh, yếu đuối, có dòng dõi thấp kém, phước báu nhỏ nhoi, sau khi đạt được vương quốc to lớn khổng lồ, trong khoảnh khắc sẽ sụp đổ, tiêu hoại, thối lui, không thể duy trì vương quyền. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người tại gia đạt được phẩm vị A-la-hán, vì hình tướng ấy không thể nâng đỡ phẩm vị A-la-hán, nên (phải) xuất gia nội trong ngày ấy, hoặc viên tịch Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 3.
THE FAULTS OF THE ARAHAT.
Câu hỏi về sự thất niệm của vị A-la-hán là thứ ba.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, can an Arahat be thoughtless 2?’
“Thưa ngài Nāgasena, có sự thất niệm đối với vị A-la-hán?”
‘The Arahats, O king, have put thoughtlessness far from them. They are never inadvertent.’
‘But can an Arahat be guilty of an offence?’
‘Yes, O king.’
‘In what respect?’
“Tâu đại vương, các vị A-la-hán có các sự thất niệm đã được xa lìa. Đối với các vị A-la-hán không có sự thất niệm.”
“Thưa ngài, phải chăng vị A-la-hán có thể vi phạm tội?”
“Tâu đại vương, đúng vậy.”
“Về sự việc gì?”
‘In the construction of his cell 3, or in his intercourse (with the other sex) 4, or in imagining the wrong time (for the midday meal) to be the right
- 99
time 1, or when he has been invited (to a meal 2) forgetting the invitation, or in taking to be “left over 3” food which has not been left over.’
‘But, venerable Nâgasena, your people say:
“Those who commit offences do so from one of two reasons, either out of carelessness or out of ignorance 4.”
“Tâu đại vương, về việc làm cốc liêu, về việc mai mối, vào lúc sái thời (lầm) tưởng là lúc đúng thời, về vị đã ngăn (lầm) tưởng là chưa ngăn (vật thực dâng thêm), không phải thức ăn thừa (lầm) tưởng là thức ăn thừa.”[9]
“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Những vị nào phạm tội, những vị ấy phạm bởi hai lý do: Vì không tôn trọng hoặc là do không biết.’
‘Now, is the Arahat careless that he commits offences?’
‘No, O king.’
‘Then if the Arahat commits offences, and yet is not careless, he must be capable of thoughtlessness.’
Thưa ngài, có phải việc vị A-la-hán phạm tội là vì vị A-la-hán có sự không tôn trọng?”
“Tâu đại vương, không đúng.”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu vị A-la-hán phạm tội, và không có sự không tôn trọng ở vị A-la-hán, như thế thì có sự thất niệm ở vị A-la-hán?”
‘He is not capable of thoughtlessness, and yet the Arahat may be guilty of offences.’
‘Convince me then by a reason. What is the reason of this?’
“Tâu đại vương, không có sự thất niệm ở vị A-la-hán, và có việc vị A-la-hán phạm tội.”
“Thưa ngài, như thế thì xin ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ. Ở đây, cái gì là lý do?”
- Q & A.
‘There are two kinds of sins, O king–those which are a breach of the ordinary moral law, and those which are a breach of the Rules (of the Order). And what is a breach of the ordinary moral law? The ten modes of evil action 5 (killing, theft,
- 100
unchastity, lying, slander, harsh language, frivolous talk, covetousness, malice, and false doctrine). These things are against the moral law. And what is a breach of the Rules? Whatever is held in the world as unfitting and improper for Samanas, but is not wrong for laymen–things concerning which the Blessed One laid down rules for his disciples, not to be transgressed by them their lives long. Eating after sunturn, O king, is not wrong to those in the world, but is wrong to those in the religion (the Order) of the Conquerors. Doing injury to trees and shrubs is no offence in the eyes of the world, but it is wrong in the religion. The habit of sporting in the water is no offence to a layman, but it is wrong in the religion. And many other things of a similar kind, O king, are right in the world, but wrong in the religion of the Conquerors. This is what I mean by a breach of the Rules.
“Tâu đại vương, đây là hai loại ô nhiễm: ‘Tội lỗi đối với thế gian và tội lỗi do sự quy định.’ Tâu đại vương, tội lỗi đối với thế gian là việc nào? Mười loại nghiệp bất thiện. Việc này được gọi là tội lỗi đối với thế gian. Tội lỗi do sự quy định là việc nào? Việc nào ở thế gian là không đúng đắn, không hợp lẽ đối với hàng Sa-môn, nhưng không phải là tội lỗi đối với hàng tại gia, trong trường hợp ấy đức Thế Tôn quy định điều học cho các đệ tử, cho đến trọn đời không được vượt qua. Tâu đại vương, vật thực sái giờ không là tội lỗi đối với thế gian, điều ấy là tội lỗi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Việc làm tổn thương thảo mộc không là tội lỗi đối với thế gian, điều ấy là tội lỗi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Việc chơi giỡn ở trong nước không là tội lỗi đối với thế gian, điều ấy là tội lỗi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Tâu đại vương, các hình thức như thế và tương tợ là các tội lỗi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Việc này được gọi là tội lỗi do sự quy định.
Now the Arahat (he in whom the Great Evils are destroyed) is incapable of sinning against whatever is moral law, but he may unawares be guilty of an offence against the rules of the Order. [267] It is not within the province of every Arahat to know everything, nor indeed in his power. He may be ignorant of the personal or family name of some woman or some man. He may be ignorant of some road over the earth. But every Arahat would know about emancipation, and the Arahat gifted with the six modes of transcendental knowledge 1 would know what lies within their scope, and an omniscient Tathâgata, O king, would know all things.’
- 101
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Loại ô nhiễm nào là tội lỗi đối với thế gian, bậc Lậu Tận không thể vi phạm việc ấy; còn loại ô nhiễm nào là tội lỗi do sự quy định, trong khi không biết, có thể vi phạm việc ấy. Tâu đại vương, đối với một vị A-la-hán thì không có trình độ để biết tất cả, bởi vì đối với vị ấy không có năng lực để biết tất cả.
Tâu đại vương, đối với vị A-la-hán tên họ của những người nữ người nam là không được biết; đối với vị ấy đường xá ở trái đất là không được biết. Tâu đại vương, một vị A-la-hán có thể chỉ biết về sự giải thoát. Vị A-la-hán có sáu Thắng Trí có thể biết về lãnh vực của mình. Tâu đại vương, chỉ có đức Như Lai, đấng Toàn Tri, là biết tất cả.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 4.
WHAT IS, BUT NOT IN THE WORLD.
Câu hỏi về vật thể không có ở thế gian.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, there are to be seen in the world Buddhas, and Pakkeka-Buddhas, and disciples of the Tathâgatas, and sovran overlords, and kings over one country, and gods and men;–we find rich and poor, happy and miserable;–we find men who have become women, and women who have become men–there are good deeds and evil, and beings experiencing the result of their virtue or their vice;–we find creatures born from eggs, and in the water, and in sediment, or springing into life by the mere apparitional birth; creatures without feet, bipeds and quadrupeds, and creatures with many feet;–we find Yakkhas and Rakkhasas, and Kumbhandas, and Asuras, and Dânavas, and Gandhabbas, and Petas and Pisâkas, and Kinnaras, and Mahoragas, and Nâgas and Supannas 1, and magicians and sorcerers;–there are elephants, and horses, and cattle, and buffaloes, and camels, and asses, and goats, and sheep, and deer, and swine, and lions, and tigers, and leopards, and bears, and wolves, and hyenas, and dogs, and jackals, and many kinds of birds;–there is gold and silver, and the pearl, and
- 102
the diamond, and the chauk, and rock, and coral, and the ruby, and the Masâra stone, and the cat’s-eye, and crystal, and quartz, and iron ore 1, and copper, and brass 2, and bronze;–there is flax, and silk, and cotton, and hemp 3, and wool;–there is rice, and paddy, and barley, and millet, and kudrûsa grain, and beans 4, and wheat, and oilseed, and vetches;–there are perfumes prepared from roots, and sap, and pith, and bark, and [268] leaves, and flowers, and fruit, and of all other sorts;–we find grass, and creepers, and shrubs, and trees, and medicinal herbs, and forests, and rivers, and mountains, and seas, and fish, and tortoises,–all is in the world. Tell me, Sir, what there is, and then, which is not in the world.’
“Thưa ngài Nāgasena, chư Phật được thấy ở thế gian, chư Phật Độc Giác được thấy, các đệ tử của đức Như Lai được thấy, các vị vua Chuyển Luân được thấy, các vị vua của các xứ sở được thấy, chư Thiên và loài người được thấy, những người có tài sản được thấy, những người không có tài sản được thấy, những người may mắn được thấy, những người bất hạnh được thấy, tướng trạng người nữ xuất hiện ở người nam được thấy, tướng trạng người nam xuất hiện ở người nữ được thấy, hành động khéo làm và vụng làm được thấy, các chúng sanh thọ hưởng quả thành tựu của các nghiệp thiện và ác được thấy. Có ở thế gian các chúng sanh hạng noãn sanh, hạng thai sanh, hạng thấp sanh, hạng hóa sanh; có các chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân. Có ở thế gian các hàng Dạ-xoa, quỷ sứ, người dạng quỷ, A-tu-la, người khổng lồ, Càn-thát-bà, ngạ quỷ, yêu tinh; có các hạng chim đầu người, rắn chúa, long vương, điểu vương, thầy phù thủy, thầy pháp; có các loài voi, ngựa, bò, trâu, lạc đà, lừa, dê, cừu, nai, heo rừng, sư tử, cọp, beo, gấu, chó sói, linh cẩu, chó hoang, chó rừng; có nhiều loại chim; có vàng, bạc, ngọc trai, ngọc ma-ni, vỏ sò, đá, san-hô, hồng ngọc, ngọc mắt mèo, ngọc bích, kim cương, pha-lê, đồng đen, đồng đỏ, đồng hỗn hợp, đồng thau; có sợi lanh, tơ lụa, bông vải, gai thô, chỉ bố, sợi len; có lúa gạo sāli, lúa gạo, lúa mạch, kê, bắp, đậu varaka, lúa mì, đậu tây, đậu māsa, mè, đậu tằm; có hương của rễ cây, hương của lõi cây, hương của giác cây, hương của vỏ cây, hương của lá cây, hương của bông hoa, hương của trái cây, hương thơm của tất cả các loại; có cỏ dại, dây leo, bụi rậm, cây cối, dược thảo, cổ thụ, sông, núi, biển, cá, rùa. Tất cả có ở thế gian. Thưa ngài, vật gì không có ở thế gian, xin ngài hãy nói về vật ấy cho trẫm.”
- Q & A.
‘There are three things, O king, which you cannot find in the world. And what are the three? That which, whether conscious or unconscious, is not subject to decay and death–that you will not find. That quality of anything, (organic or inorganic), which is not impermanent–that you will not find. And in the highest sense there is no such thing as being possessed of being 5.’
- 103
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
“Tâu đại vương, ba vật này không có ở thế gian. Ba vật nào? Vật có tâm thức hoặc không có tâm thức mà không già hoặc không chết là không có, tính chất thường còn của các hành là không có, cái được thừa nhận là chúng sanh theo ý nghĩa rốt ráo là không có. Tâu đại vương, đây là ba vật không có ở thế gian.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 5.
THINGS WITHOUT A CAUSE.
Câu hỏi về vật không sanh ra do nghiệp.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, there are found beings in the world who have come into existence through Karma, and others who are the result of a cause, and others produced by the seasons 1. Tell me–is there any thing that does not fall under any one of these three heads?’
“Thưa ngài Nāgasena, các vật sanh ra do nghiệp được thấy ở thế gian, sanh ra do nhân được thấy, sanh ra do mùa tiết được thấy. Ở thế gian vật gì không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết, xin ngài hãy nói về vật ấy cho trẫm.”
‘There are two such things, O king. And what are the two? Space, O king, and Nirvâna.’
“Tâu đại vương, ở thế gian hai vật này không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết. Hai vật nào? Tâu đại vương, hư không không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết. Tâu đại vương, Niết Bàn không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết. Tâu đại vương, đây là hai vật không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết.”
‘Now do not spoil the word of the Conquerors, Nâgasena, nor answer a question without knowing what you say!’
‘What, pray, is it I have said, O king, that you should address me thus?’
“Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chớ bôi nhọ lời dạy của đấng Chiến Thắng. Không biết thì xin ngài chớ trả lời câu hỏi.”
“Tâu đại vương, tôi nói điều gì mà đại vương lại nói với tôi như vầy: ‘Thưa ngài Nāgasena, xin đại vương chớ bôi nhọ lời dạy của đấng Chiến Thắng. Không biết thì xin đại vương chớ trả lời câu hỏi’?”
‘Venerable Nâgasena, that is right what you said in respect of space. But with hundreds of reasons
- 104
did the Blessed One proclaim to his disciples the way to the realisation of Nirvâna. And yet you say that Nirvâna is not the result of any cause!’
‘No doubt, O king, the Blessed One gave hundreds of reasons for our entering on the way to the realisation of Nirvâna. But he never told us of a cause out of which Nirvâna could be said to be produced.’
“Thưa ngài Nāgasena, cho đến điều này thì vẫn còn hợp lý để nói rằng: ‘Hư không không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết.’ Thưa ngài Nāgasena, trái lại đạo lộ đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn đã được đức Thế Tôn nói ra cho các đệ tử bằng hàng trăm cách thức. Vậy mà ngài lại nói như vầy: ‘Niết Bàn không sanh ra do nhân.’”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Đạo lộ đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn đã được đức Thế Tôn nói ra cho các đệ tử bằng hàng trăm cách thức. Tuy nhiên, nhân làm sanh khởi Niết Bàn là không được nói đến.”
- Q & A.
‘Now in this, Nâgasena, we have passed from darkness into greater darkness, [269] from a jungle into a denser jungle, from a thicket into a deeper thicket–inasmuch as you say there is a cause for the realisation of Nirvâna, but no cause from which it can arise. If, Nâgasena, there be a cause of the realisation of Nirvâna, then we must expect to find a cause of the origin of Nirvâna.
“Thưa ngài Nāgasena, ở đây chúng ta từ chỗ tối đi vào chỗ tối hơn, từ rừng đi vào rừng sâu hơn, từ bụi rậm đi vào bụi rậm hơn, chính là vì cái điều gọi là có nhân đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, nhưng nhân làm sanh khởi pháp ấy lại không có. Thưa ngài Nāgasena, nếu có nhân đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, như thế thì cũng nên mong mỏi về nhân làm sanh khởi Niết Bàn.
Just, Nâgasena, as because the son has a father, therefore we ought to expect that that father had a father–or because the pupil has a teacher, therefore we ought to expect that the teacher had a teacher–or because the plant came from a seed, therefore we ought to expect that the seed too had come from a seed 1–just so, Nâgasena, if there be a reason for the realisation of Nirvâna, we ought to expect that there is a reason too for its origin.
Thưa ngài Nāgasena, hoặc là giống như có người cha của đứa con trai, vì lý do ấy cũng nên mong mỏi về người cha của người cha. Giống như có người thầy của người học trò, vì lý do ấy cũng nên mong mỏi về người thầy của người thầy. Giống như có hạt giống của cái mầm non, vì lý do ấy cũng nên mong mỏi về hạt giống của hạt giống. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế nếu có nhân đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, như thế thì cũng nên mong mỏi về nhân làm sanh khởi Niết Bàn.
Just as if we saw the top of a tree, or of a creeper, we should conclude that it had a middle part, and a root.’
‘Nirvâna, O king, is unproduceable, and no cause for its origin has been declared.’
‘Come now, Nâgasena, give me a reason for this. Convince me by argument, so that I may know how
- 105
it is that while there is a cause that will bring about the realisation of Nirvâna, there is no cause that will bring about Nirvâna itself.’
Giống như khi có ngọn của thân cây hoặc của dây leo, vì lý do ấy cũng có phần thân, cũng có phần rễ. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế nếu có nhân đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, như thế thì cũng nên mong mỏi về nhân làm sanh khởi Niết Bàn.”
“Tâu đại vương, Niết Bàn là không thể làm cho sanh được. Do đó, nhân làm sanh khởi Niết Bàn không được nói đến.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì sau khi đã chỉ cho thấy lý do, ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ theo đó trẫm có thể biết được rằng: ‘Có nhân đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, còn nhân làm sanh khởi Niết Bàn là không có.’”
- Q & A.
‘Then, O king, give ear attentively, and listen well, and I will tell you what the reason is. Could a man, O king, by his ordinary power, go up from hence to the Himâlaya, the king of mountains?’
‘Yes, Sir, he could.’
‘But could a man, by his ordinary power, bring the Himâlaya mountains here?’
‘Certainly not, Sir.’
“Tâu đại vương, như thế thì đại vương hãy nghiêm chỉnh lắng tai, và hãy lắng nghe một cách cẩn thận, tôi sẽ nói lý do trong trường hợp này. Tâu đại vương, có phải người nam, với sức mạnh bình thường, từ nơi đây có thể đi đến núi chúa Hi-mã-lạp?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, vậy có phải người nam ấy, với sức mạnh bình thường, có thể mang núi chúa Hi-mã-lạp đến đây?”
“Thưa ngài, không đúng.”
‘Well! Therefore is it that while a cause for the realisation of Nirvâna can be declared, the cause of its origin can not. And could a man, O king, by his ordinary power cross over the great ocean in a ship, and so go to the further shore of it?’
‘Yes, Sir, he could.’
‘But could a man [270] by his ordinary power bring the further shore of the ocean here?’
‘Certainly not, Sir.’
‘Well! so is it that while a cause for the realisation of Nirvâna can be declared, the cause of its origin can not. And why not? Because Nirvâna is not put together of any qualities.’
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể nói về đạo lộ đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, nhưng không thể chỉ cho thấy nhân làm sanh khởi Niết Bàn. Tâu đại vương, có phải người nam, với sức mạnh bình thường, có thể vượt qua đại dương bằng thuyền để đi đến bờ xa xa?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, vậy có phải người nam ấy, với sức mạnh bình thường, có thể mang bờ xa xa của đại dương đến đây?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể nói về đạo lộ đưa đến việc chứng ngộ Niết Bàn, nhưng không thể chỉ cho thấy nhân làm sanh khởi Niết Bàn. Vì lý do gì? Vì tính chất không bị tạo tác của pháp.”
- Q & A.
‘What, Sir! Is it not put together?’
‘No, O king. It is uncompounded, not made of anything. Of Nirvâna, O king, it cannot be said that it has been produced, or not been produced, or that it can be produced 1, that it is past or future or present, that it is perceptible by the eye or the ear or the nose or the tongue, or by the sense of touch.’
“Thưa ngài Nāgasena, có phải Niết Bàn là không bị tạo tác?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Niết Bàn là không bị tạo tác, không bị tạo ra bởi bất cứ cái gì. Tâu đại vương, không nên nói Niết Bàn là ‘được sanh lên,’ hoặc là ‘không được sanh lên,’ hoặc là ‘sẽ được làm cho sanh lên,’ hoặc là ‘quá khứ,’ hoặc là ‘hiện tại,’ hoặc là ‘vị lai,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi mắt,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi tai,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi mũi,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi lưỡi,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi thân.’
‘But if so, Nâgasena, then you are only showing
- 106
us how Nirvâna is a condition that does not exist 1. There can be no such thing as Nirvâna.’
‘Nirvâna exists, O king. And it is perceptible to the mind. By means of his pure heart, refined and straight, free from the obstacles 2, free from low cravings, that disciple of the Noble Ones who has fully attained can see Nirvâna.’
“Thưa ngài Nāgasena, nếu Niết Bàn không phải là được sanh lên, không phải là không được sanh lên, không phải là sẽ được làm cho sanh lên, không là quá khứ, không là hiện tại, không là vị lai, không được nhận thức bởi mắt, không được nhận thức bởi tai, không được nhận thức bởi mũi, không được nhận thức bởi lưỡi, không được nhận thức bởi thân. Thưa ngài Nāgasena, như thế thì ngài đã chỉ ra Niết Bàn là pháp không có, có phải là không có Niết Bàn?”
“Tâu đại vương, có Niết Bàn. Niết Bàn được nhận thức bởi ý. Vị đệ tử của bậc Thánh thực hành đúng đắn với tâm ý trong sạch, hướng thượng, ngay thẳng, không bị ngăn che, không liên hệ vật chất thì nhìn thấy Niết Bàn.”
- Q & A.
‘Then what, Sir, is Nirvâna? Such a Nirvâna (I mean) as can be explained by similes 3. Convince me by argument how far the fact of its existence can be explained by similes.’
‘Is there such a thing, O king, as wind?’
‘Yes, of course.’
“Thưa ngài, vậy Niết Bàn ấy giống cái gì? Cái ấy nên được làm sáng tỏ bằng các ví dụ. Xin ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng các lý lẽ theo đó pháp có thật là nên được làm sáng tỏ bằng các ví dụ.”
“Tâu đại vương, có phải có cái gọi là gió?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
‘Show it me then, I pray you, O king–whether by its colour, or its form, whether as thin or thick, or short or long!’
‘But wind, Nâgasena, cannot be pointed out in that way 4. It is not of such a nature that it can be taken into the hand or squeezed. But it exists all the same.’
‘If you can’t show me the wind, then there can’t be such a thing.’
‘But I know there is, Nâgasena. That wind
- 107
exists I am convinced 1, [271] though I cannot show it you.’
“Tâu đại vương, vậy xin ngài hãy chỉ cho thấy gió qua màu sắc, hoặc qua vị trí, hoặc là vi tế, hay thô thiển, hoặc là dài, hay ngắn.”
“Thưa ngài Nāgasena, không thể chỉ cho thấy gió được. Gió ấy không đáp ứng việc nắm bắt bằng bàn tay hoặc sự đè nén. Tuy nhiên, gió ấy là có.”
“Tâu đại vương, nếu không thể chỉ cho thấy gió, như thế thì gió là không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, trẫm biết rằng: ‘Gió là có.’ Nó đã đi vào trong tim của trẫm. Nhưng trẫm không có thể chỉ cho thấy gió được.”
‘Well! just so, O king, does Nirvâna exist, though it cannot be shown to you in colour or in form 2.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là có. Nhưng không thể chỉ cho thấy Niết Bàn qua màu sắc, hoặc qua vị trí.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Ví dụ đã khéo được phô bày. Lý lẽ đã khéo được giải thích. ‘Có Niết Bàn,’ trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 6.
MODES OF PRODUCTION.
Câu hỏi về vật sanh ra do nghiệp và không sanh ra do nghiệp.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, what are they who are said, in this connection, to be “Karma-born,” and “cause-born,” and “season-born”? And what is it that is none of these?’
“Thưa ngài Nāgasena, ở đây những cái nào là sanh ra do nghiệp, những cái nào là sanh ra do nhân, những cái nào sanh ra do mùa tiết, những cái nào không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết?”
‘All beings, O king, who are conscious, are Karma-born (spring into existence as the result of Karma). Fire, and all things growing out of seeds, are cause-born (the result of a pre-existing material cause). The earth, and the hills, water, and wind–all these are season-born (depend for their existence on reasons connected with weather). Space and Nirvâna exist independently alike of Karma, and cause,
- 108
and seasons. Of Nirvâna, O king, it cannot be said that it is Karma-born or cause-born or season-born; that it has been, or has not been, or can be produced, that it is past or future or present, that it is perceptible by the eye or the nose or the ear or the tongue or by the sense of touch. But it is perceptible, O king, by the mind. By means of his pure heart, refined and straight, free from the obstacles, free from low cravings, that disciple of the Noble Ones who has fully attained can see Nirvâna.’
“Tâu đại vương, những chúng sanh nào có suy tư, tất cả các hạng ấy là sanh ra do nghiệp. Lửa và tất cả các thứ được sanh ra từ hạt giống là sanh ra do nhân. Trái đất, núi, nước, và gió, tất cả các thứ ấy là sanh ra do mùa tiết. Hư không và Niết Bàn, đây là hai thứ không sanh ra do nghiệp, không sanh ra do nhân, không sanh ra do mùa tiết. Tâu đại vương, hơn nữa Niết Bàn không nên được nói là ‘sanh ra do nghiệp,’ ‘sanh ra do nhân,’ ‘sanh ra do mùa tiết,’ ‘được sanh lên,’ hoặc là ‘không được sanh lên,’ hoặc là ‘sẽ được làm cho sanh lên,’ hoặc là ‘quá khứ,’ hoặc là ‘hiện tại,’ hoặc là ‘vị lai,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi mắt,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi tai,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi mũi,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi lưỡi,’ hoặc là ‘được nhận thức bởi thân.’ Tâu đại vương, Niết Bàn là được nhận thức bởi ý, vị đệ tử của bậc Thánh thực hành đúng đắn nhìn thấy Niết Bàn với tâm ý trong sạch.”
‘Well has this delightful puzzle, venerable Nâgasena, been examined into, cleared of doubt, brought into certitude. My perplexity has been put an end to as soon as I consulted you, O best of the best of the leaders of schools!’
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thú vị đã khéo được giải quyết, sự không còn nghi ngờ đã được xác định, sự phân vân đã được chặt đứt, ngài đã tiến đến vị thế cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng.”
Phần 7.
DEAD DEMONS.
Câu hỏi về thây chết của Dạ-xoa.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, are there such things as demons (Yakkhâ) in the world?’
‘Yes, O king.’
‘Do they ever leave that condition’ (fall out of that phase of existence)?
‘Yes, they do.’
“Thưa ngài Nāgasena, có phải ở thế gian có hạng gọi là Dạ-xoa?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Ở thế gian có hạng gọi là Dạ-xoa.”
“Thưa ngài, phải chăng các Dạ-xoa ấy lìa đời từ sanh chủng ấy?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Các Dạ-xoa ấy lìa đời từ sanh chủng ấy.”
‘But, if so, why is it that the remains of those dead Yakkhas are never found, nor any odour of their corpses smelt? ‘
“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì tại sao thân xác của các Dạ-xoa đã chết ấy không được nhìn thấy, mùi của xác chết cũng không tỏa ra?”
‘[272] Their remains are found, O king, and an odour does arise from their dead bodies. The remains of bad Yakkhas can be seen in the form of
- 109
worms and beetles and ants and moths and snakes and scorpions and centipedes, and birds and wild beasts.’
‘Who else, O Nâgasena, could have solved this puzzle except one as wise as you!’
“Tâu đại vương, thân xác của các Dạ-xoa đã chết ấy được nhìn thấy. Mùi xác chết của chúng cũng tỏa ra. Tâu đại vương, thân xác của các Dạ-xoa đã chết với hình dáng của côn trùng được nhìn thấy, với hình dáng của con kiến được nhìn thấy, với hình dáng của con mối được nhìn thấy, với hình dáng của con châu chấu được nhìn thấy, với hình dáng của con rắn được nhìn thấy, với hình dáng của con bọ cạp được nhìn thấy, với hình dáng của con rết được nhìn thấy, với hình dáng của con chim được nhìn thấy, với hình dáng của con thú được nhìn thấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, còn có người nào khác có thể trả lời khi được hỏi câu hỏi này, ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy?”
Phần 8.
THE METHOD OF PROMULGATING THE RULES.
Câu hỏi về sự quy định điều học là thứ tám.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, those who were teachers of the doctors in times gone by–Nârada 1, and Dhammantari 2, and Angîrasa 3, and Kapila 4, and Kandaraggisâma, and Atula, and Pubba Kakkâyana 5. All these teachers knowing thoroughly, and of themselves, and without any omission, the rise of disease and its cause and nature and progress and cure and treatment and management 6–each of them composed his treatise en bloc, taking time by the forelock, and pointing out that in such and such a body such and such a disease would arise. Now no one of these
- 110
was omniscient.
“Thưa ngài Nāgasena, những người đã là những vị thầy ở thời quá khứ của các người thầy thuốc, tức là: Nārada, Dhammantarī, Aṅgīrasa, Kapila, Kaṇḍaraggi, Sāma, Atula, Pubbakaccāyana. Tất cả các vị thầy này cùng một lúc biết một cách trọn vẹn về tất cả các điều ấy là về sự phát sanh của bệnh, sự khởi đầu, bản chất, nguồn sanh khởi, cách chữa trị, việc cần làm, thành công hay không thành công (nghĩ rằng): ‘Ở cơ thể này chừng này thứ bệnh sẽ phát sanh,’ sau đó gom chung lại một mối rồi buộc lại sợi chỉ (đầu mối). Tất cả những vị này không phải là các bậc Toàn Tri.
Why then did not the Tathâgata, who was omniscient, and who knew by his insight of a Buddha what would happen in the future, determining in advance that for such and such an occasion such and such a rule would be required, lay down the whole code of rules at once; instead of laying them down to his disciples from time to time as each occasion arose, when the disgrace (of the wrong act) had been already noised abroad, when the evil was already wide spread and grown great, when the people were already filled with indignation 1?’
Trái lại, đức Thế Tôn, trong khi là đấng Toàn Tri, với trí tuệ của vị Phật biết được sự việc ở vị lai rằng: ‘Trong chừng này sự việc, sẽ phải quy định chừng này điều học,’ sau khi xác định tại sao Ngài đã không quy định điều học một cách toàn diện? Đến khi mỗi một sự việc đã được sanh khởi, tiếng xấu đã rõ rệt, sự sai trái đã lan rộng, đã đi xa, trong khi dân chúng phàn nàn, rồi vào từng thời điểm một Ngài đã quy định điều học cho các đệ tử?”
- Q & A.
‘The Tathâgata, O king, knew very well that in fulness of time the whole of the hundred and fifty Rules 2 would have to be laid down to those men. But the Tathâgata, O king, thought thus: “If I were to lay down the whole of the hundred and fifty Rules at once the people would be filled with fear [273], those of them who were willing to enter the Order would refrain from doing so, saying, ‘How much is there here to be observed! how difficult a thing is it to enter religion according to the system of the Samana Gotama’–they would not trust my words, and through their want of faith they would be liable to rebirth in states of woe. As occasion arises therefore, illustrating it with a religious discourse, will I lay down, when the evil has become manifest, each Rule.”‘
“Tâu đại vương, đối với đức Như Lai, điều này đã được biết đến: ‘Vào lúc này, trong lúc những người này đang phàn nàn, một trăm năm mươi điều học có tính cách phụ trội sẽ phải được quy định.’ Tuy nhiên, đức Như Lai đã khởi ý như vầy: – Nếu Ta sẽ quy định một trăm năm mươi điều học có tính cách phụ trội vào một lúc, số đông người sẽ có sự hoảng sợ: ‘Ở đây, có nhiều việc cần phải gin giữ. Quả là việc khó khăn để xuất gia ở Giáo Pháp của Sa-môn Gotama.’ Thậm chí những người có ý định xuất gia cũng sẽ không xuất gia. Và họ sẽ không tin vào lời nói của Ta. Trong khi không tin tưởng, những người ấy sẽ đi đến chốn đọa đày. Đến khi mỗi một sự việc đã được sanh khởi, sau khi làm cho họ nhận thức nhờ vào sự thuyết giảng Giáo Pháp, khi sự sai trái đã rõ rệt, thì ta sẽ quy định điều học.”
‘A wonderful thing is it in the Buddhas, Nâgasena, and a most marvellous that the omniscience of the Tathâgata should be so great. That is just so,
- 111
venerable Nâgasena. This matter was well understood by the Tathâgata–how that hearing that so much was to be observed, men 1 would have been so filled with fear that not a single one would have entered religion according to the system of the Conquerors. That is so, and I accept it as you say 2.’
“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu đối với chư Phật! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường đối với chư Phật! Trí Toàn Tri của đức Như Lai lớn lao đến thế! Thưa ngài Nāgasena, điều này là như vậy, ý nghĩa này đã khéo được giải thích bởi đức Như Lai. Sau khi nghe rằng: ‘Ở đây, có nhiều việc cần phải gìn giữ,’ sự hoảng sợ có thể sanh khởi ở chúng sanh, thậm chí không có đến một người có thể xuất gia ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 9.
THE HEAT OF THE SUN.
Câu hỏi về sự chiếu sáng của mặt trời.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, does this sun always burn fiercely, or are there times when it shines with diminished heat?’
‘It always burns fiercely, O king, never gently.’
“Thưa ngài Nāgasena, mặt trời này luôn luôn chiếu sáng thô tháo, hay là vào lúc nào đó thì chiếu sáng yếu ớt?”
“Tâu đại vương, mặt trời luôn luôn chiếu sáng thô tháo, và không lúc nào chiếu sáng yếu ớt.”
‘But if that be so, how is it that the heat of the sun is sometimes fierce, and sometimes not 3?’
“Thưa ngài Nāgasena, nếu mặt trời luôn luôn chiếu sáng thô tháo, vậy thì tại sao mặt trời một đôi khi chiếu sáng thô tháo, một đôi khi chiếu sáng yếu ớt?”
- Q & A.
‘There are four derangements 4, O king, which happen to the sun, and affected by one or other of these its heat is allayed. And what are the four? The clouds, O king, and fog 5, and
- 112
smoke 1, and eclipses 2–these are the four derangements which happen to the sun, and it is when affected by one or other of these that its heat is allayed.’
“Tâu đại vương, bốn điều này là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi một bệnh nào đó trong bốn bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Bốn bệnh nào? Tâu đại vương, mây là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Tâu đại vương, sương mù là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Tâu đại vương, mưa là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Tâu đại vương, nhật thực là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt. Tâu đại vương, bốn điều này là bệnh của mặt trời, bị quấy nhiễu bởi một bệnh nào đó trong bốn bệnh ấy, mặt trời chiếu sáng yếu ớt.”
‘Most wonderful, Nâgasena, and most strange [274] that even the sun, so transcendent in glory, should suffer from derangement-how much more then other, lesser, creatures. No one else could have made this explanation except one wise like you!’
“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Đối với vật có năng lượng thậm chí cho đến mặt trời mà bệnh còn sanh khởi, vậy thì có điều gì đối với những chúng sanh khác? Thưa ngài, cách phân loại này không có ở người khác, ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy.”
Phần 10.
THE SEASONS.
Câu hỏi về sự chiếu sáng của mặt trời là thứ mười.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, why is it that the heat of the sun is more fierce in winter than in summer?’
“Thưa ngài Nāgasena, tại sao mặt trời chiếu sáng thô tháo vào mùa lạnh, nhưng không như thế vào mùa nắng?”
‘In the hot season, O king, dust is blown up 3 into clouds, and pollen 4 agitated by the winds rises up into the sky, and clouds multiply in the heavens, and gales blow with exceeding force. All these crowded and heaped together shut off the rays of the sun, and so in the hot season the heat of the sun is diminished.
“Tâu đại vương, vào mùa nắng bụi bặm không bị tiêu hoại. Các bụi phấn, bị khuấy động bởi gió, đi vào không trung, thậm chí ở không trung mây là vô cùng dày đặc, và gió lớn thổi mạnh hơn. Tất cả các điều ấy với nhiều nguồn khác nhau, được tổng hợp lại, che chắn các tia sáng của mặt trời. Vì thế, vào mùa nắng mặt trời chiếu sáng yếu ớt.
But in the cold season, O king, the earth below is at rest, the rains above are
- 113
in reserve 1, the dust is quiet, the pollen wanders gently through the air, the sky is free from clouds, and very gently do the breezes blow. Since all these have ceased to act the rays of the sun become clear, and freed from every obstruction the sun’s heat glows and burns. This, O king, is the reason why the heat of the sun is more fierce in winter than in summer.
‘So it is when set free from the obstacles besetting it that the sun burns fiercely, which it cannot do when the rains and so on are present with it.’
[‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say 2.’]
Tâu đại vương, trái lại vào mùa lạnh, ở phía bên dưới, trái đất thì lạnh. Ở phía bên trên, đám mây lớn được lắng đọng lại, bụi bặm thì yên tịnh. Và bụi phấn di chuyển vô cùng êm ả ở không trung, bầu trời không có mây đen, và gió thổi vô cùng yếu ớt. Do sự lắng đọng của những việc này, các tia sáng của mặt trời là trong trẻo, khi mặt trời được thoát khỏi việc bị tổn hại, ánh sáng của nó chiếu sáng cực kỳ. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy mặt mặt trời chiếu sáng thô tháo vào mùa lạnh, không như thế vào mùa nắng.”
“Thưa ngài, mặt trời, khi được thoát khỏi tất cả các tai ương thì chiếu sáng thô tháo, khi đồng hành cùng các đám mây, v.v… thì không chiếu sáng thô tháo.”
[1] Được thêm vào từ văn bản Pāli của Miến Điện và Anh quốc (ND).
[2] Được thêm vào từ văn bản Pāli của Miến Điện và Anh quốc (ND).
[3] Câu kệ này được thấy ở Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, do trưởng lão Abhibhūta nói lên (TTPV 31, trang 91, câu kệ 256).
[4] Đoạn này được thêm vào từ văn bản của Miến Điện và PTS của Anh quốc (ND).
[5] Tội cực nặng là từ dịch của từ pārājika ở văn bản Pāli. Tuy nhiên, tội pārājika chỉ dành riêng cho tỳ khưu (4 điều) và tỳ khưu ni (8 điều), không thấy được áp dụng cho người tại gia; vì thế không xác định được bao gồm những tội nào. Có 2 bản dịch tiếng Anh ghi là: tội giết mẹ, tội giết cha, tội giết A-la-hán, tội làm nhơ tỳ khưu ni, tội làm chảy máu (đức Phật), nhưng không xác quyết. Vì thế tạm dịch tội pārājika ở trường hợp này là tội cực nặng.
[6] Lẽ ra nên dịch là ‘người tại gia có giới hạnh tồi’ và ‘Sa-môn có giới hạnh tồi’ (ND).
[7] Hattha (cánh tay) là đơn vị đo chiều dài, bằng o,5 mét. Như vậy, là 50 mét và 100 mét.
[8] Ở tài liệu Saddhammasaṅgaha – Diệu Pháp Yếu Lược có lời giải thích chi tiết về chín thể loại này như sau: “Thế nào là có chín phần khi nói về Thể (aṅga)? Bởi vì toàn bộ gồm có chín hình thức khác biệt, đó là sutta, geyya, veyyākaraṇa, gāthā, udāna, itivuttaka, jātaka, abbhūtadhamma, vedalla. Trong trường hợp này, Ubhatovibhaṅga, Niddesa, Khandhaka, Parivāra, các bài kinh Maṅgalasutta, Ratanasutta, Nalakasutta, Tuvaṭakasutta trong Suttanipāta – Kinh Tập, và các lời dạy của đấng Như Lai có tựa đề là Kinh (suttaṃ) thì được xếp vào thể SUTTA. Các bài Kinh có xen các bài kệ vào được biết là thể GEYYA; đặc biệt toàn bộ Thiên Có Kệ (Sagāthāvagga) trong Kinh Tương Ưng Bộ là thể GEYYA. Toàn bộ Tạng Vi Diệu Pháp, các bài kinh không có xen các bài kệ, và các lời dạy khác của đức Phật không thuộc tám loại trên được xếp vào thể VEYYĀKARAṆA. Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, các bài có tên là kinh nhưng chỉ là kệ trong Suttanipāta – Kinh Tập thì được xếp vào thể GĀTHĀ. Tám mươi hai bài kinh liên quan đến các bài kệ do tuệ giác hoan hỷ được xếp vào thể UDĀNA. Một trăm mười hai bài kinh được giới thiệu bằng: “Vuttaṃ h’ etaṃ Bhagavatā ti” (Đức Thế Tôn thuyết về điều ấy như vầy) thì được xếp vào thể ITIVUTTAKA. Năm trăm năm mươi bài kinh Bổn Sanh bắt đầu bằng Bổn Sanh Apannaka được xếp vào thể JĀTAKA. Tất cả các bài kinh liên quan đến pháp kỳ diệu phi thường và được giới thiệu như sau: “Này các tỳ khưu, có bốn pháp kỳ diệu phi thường ở Ānanda,” được xếp vào thể ABBHŪTADHAMMA. Tất cả các bài kinh được hỏi và được liên tục ghi nhận trong sự hiểu biết và hoan hỷ như các bài kinh Cullavedalla, Mahāvedalla, Sammādiṭṭhi, Sakkapañhā, Saṅkhāra-bhājaniya, Mahāpuṇṇama, v.v…được xếp vào thể VEDALLA. Như thế khi đề cập đến Thể thì có chín phần” (Saddhammasaṅgaha – Diệu Pháp Yếu Lược, Chương I, câu 28).
[9] Các tội theo thứ tự là: saṅghādisesa 6, saṅghādisesa 5, pācittiya 37 (thọ thực lúc sái thời) và 85 (đi vào làng lúc sái thời), pācittiya 36, pācittiya 35 (ND).
- 114
Footnotes – Chú thích
92:1 This passage has not yet been traced in the Pitakas.
92:2 These are the well-known navangâni, the nine divisions into which the Scriptures are divided. See Magghima Nikâya I, 133; Anguttara Nikâya IV, 6, &c.
92:3 Navakammena palibugghanti. The Simhalese adds khanda-phulla-patisamkharanayen, ‘repairing dilapidations.’
93:1 This is (very properly) added in the Simhalese, for the two are practically identical. Hereafter it throughout renders nippapañko hoti by ‘become an Arahat.’
93:2 Vâsita-vâsanâ. See above, vol. i, p. 18.
93:3 Mahârâgakkhâ, ‘evil done both in this and in former births’ is here to be understood.
94:1 By the simple process of going through the air to the top of the tree.
94:2 Chasu abhiññâsu vasîbhâvam pâpunanti.
95:1 ‘Who is a Buddha’ adds Hînati-kumburê (p. 372).
95:2 Savanena, literally ‘bearing.’
95:3 Âsavakkhayam, literally ‘to the destruction of the Âsavas;’ that is, of the Great Evils, which are lust, dulness, becoming, and ignorance. Mr. Trenckner marks this passage as corrupt, but Hînati-kumburê seems to have had the same reading before him as Mr. Trenckner has selected from his MSS., except that he has not had any mark of punctuation after the word hoti.
The particular occasion on which Sâriputta became finally free from the Âsavas is related in the Dîgha-nakha Suttanta, No. 74 in the Magghima Nikâya (vol. i, p. 50 of Mr. Trenckner’s edition for the Pâli Text Society).
96:1 Literally ‘therefore is it that recitation, &c., is a condition free from the obstacles, and unmade’ (the Unmade being also one of the many epithets of Arahatship).
96:2 This passage has not yet been traced in the Pitakas.
96:3 All these are necessary to one who is a candidate for admission to the Order–the teacher and preceptor being, as it were, his proposer and seconder; and no one being admitted who is not already provided with a bowl and a set of robes.
97:1 ‘Inasmuch as he would be taking a dress to which he was not entitled’ is Hînati-kumburê’s gloss.
98:1 We have had the same simile above, IV, 6, 30.
98:2 Compare the note on Kullavagga V, 9, 5.
98:3 Which must not exceed certain dimensions, &c. See the 6th Samghâdisesa (‘Vinaya Texts,’ I, pp. 8, 9).
98:4 Sañkaritte. Perhaps only the 5th Samghâdisesa (loc. cit.) is here referred to, but Hînati-kumburê (p. 375) takes it in a much more extended sense, as referring to all the restrictions, as to time and place, &c., laid down for the guidance of the brethren in their relations with women.
99:1 It is curious that the well-known rule as to not eating solid food after sunturn at noon is not expressly stated in the Pâtimokkha, or indeed anywhere in the Vinaya. But it is often implied. See, for instance, the 37th Pâkittiya Rule; Mahâvagga VI, 19, 2; VI, 33, 2; VI, 40, 3; Kullavagga V, 25, &c.
99:2 See the Pâkittiya Rules, Nos. 32 and 46.
99:3 A Bhikkhu may not, except for certain special reasons, such as sickness, either keep or eat food which has been left over after the principal meal. See the 35th Pâkittiya Rule. Hînati-kumburê (pp. 374-376) goes at great length into the full meaning of these five technical terms of the Buddhist Canon Law, giving examples under each.
99:4 Not traced as yet. ‘Ignorance of the Sikshâpadas’ says the Simhalese (p. 376).
99:5 Dasa akusala-kamma-pathâ. See Childers sub voce.
100:1 Chalabhiñño–which every Arahat is not.
101:1 Fairies and goblins of various degrees and powers, most of them not mentioned in the Pitakas.
102:1 Kâla-loha, ‘black metal’ (not found in the Pitakas).
102:2 Vatta-loha, ’round metal.’ I can only guess what this is. The Simhalese has simply wataloha, which is equally unintelligible. The word occurs again below (p. 331 of the Pâli), and Hînati-kumburê there renders it tœti, which is a particular kind of brazen vessel.
102:3 Two kinds are mentioned, sâna and bhanga. I don’t know the difference between them. The Simhalese has sana and bankâlpê.
102:4 Three kinds of Phaseoli are mentioned, Varaka, Mugga, and Mâsa.
102:5 Paramatthena sattûpaladdhi natthi. It is very curious p. 103 that both here, and in the analogous phrase at III, 5, 6 (p. 71 of the Pâli), Hînati-kumburê should merely repeat the words in the text. Both of these curt summaries of the deepest Buddhist doctrine were probably as ambiguous to him as they are to us. The literal translation of the phrase here would be, ‘In the highest sense there is no acquisition of a being.’ As in Buddhism being cannot strictly be predicated of any thing, or of any god or animal or man,–each is really only becoming–the sense probably meant must be very nearly as I have ventured to render.
103:1 Utu-nibbattâ; which the Simhalese repeats. See the next dilemma on ‘Karma-born, cause-born, and season-born.’
104:1 Compare the argument based above, II, 3, 2, on this and similar series.
105:1 The Simhalese is here (p. 381) expanded.
106:1 Natthidhammam nibbânam upadisatha. Compare the use of atthi-dhammam nibbânam, at p. 316 (of the Pâli). I take the compound to mean either ‘has the quality (or condition) of not existing,’ or ‘is a condition that is not.’ And the latter is more in harmony with the analogous phrase atthisattâ devâ (p. 3, 7 of the Pâli) since that can only mean ‘gods, which are beings that are.’
106:2 Lust, malice, pride, sloth, and doubt.
106:3 Hînati-kumburê puts the stop, not after nibbânam as Mr. Trenckner does, but after opammehi.
106:4 On the connotation of upadassayitum, see pp. 316, 347, of the Pâli.
107:1 Me hadaye anupavittham, literally ‘has entered into my heart.’ But Hînati-kumburê takes vâto atthîti as dependent on gânâmi, and renders these three words by ‘it (the wind) has entered into my heart,’ and then adds, by way of gloss, ‘and has struck against my body, and travels through the sky.’ In another passage below, IV, 8, 65 (p. 317 of the Pâli), this same word anupavittham recurs in a clause the sense of which is doubtful; and there Hînati-kumburê explains it quite differently. It looks very much as if we had here an idiom peculiar to our author; but one cannot of course be sure on any such point till the Pitakas are all published.
107:2 The same simile is used below, p. 317 (of the Pâli).
109:1 No doubt the celebrated Devârshi is meant, though it is odd to find him in a list of physicians.
109:2 In Sanskrit Dhanvantarî, the physician of the gods. He is mentioned in the Gâtaka IV, 496, with Bhoga and Vetaranî, as a well-known physician of old famous for the cure of snake-bite.
109:3 The connection of Angîrasa with the physicians is due to the charms against disease to be found in the Atharva-veda.
109:4 Kapila is known in the Brahman literature as a teacher of Philosophy rather than of medicine.
109:5 Probably ‘the Eastern Kakkâyana,’ but nothing is known of these last three names. Hînati-kumburê calls all seven ‘Rishis.’
109:6 Siddhâsiddham, for which Hînati-kumburê (p. 385), who merely repeats all the other terms, has sâdhyâsâdhya.
110:1 This question has already been discussed above, III, 6, 2 (I, 116).
110:2 The rules of the Pâtimokkha are 227 in number, but without the Sekhiyas they are 152.
111:1 Sattâ, literally ‘beings,’ but that means human beings, men and women, as no others (gods, Nâgas, animals, &c.) were admitted to the Order. See Mahâvagga I. 63; I, 76, 1; Kullavagga X, 117, 1.
111:2 In the Introductory Stories to the Rules it is often stated, how, when a Bhikkhu had done some act, the people were indignant, the brethren heard that and reported the matter to the Blessed One, who then, and then only, laid down the Rule prohibiting that act. But these Introductory Stories are really later than the Rules.
111:3 Here Hînati-kumburê (pp. 386-7) goes into great details, giving instances, and quoting verses.
111:4 Rogâ, literally ‘diseases.’
111:5 Mahikâ. Childers gives frost as the only meaning of this word.
112:1 Megho, literally ‘rain-cloud.’ But clouds of smoke are meant, as is clear from the parallel passage loc. cit. which has dhumarago, but see Kullavagga XII, 1, 3 (from which the whole section IV, 7, 23 is derived).
112:2 Râhu.
112:3 Anupahatam. Compare Dr. Morris’s note in the Journal of the Pâli Text Society,’ 1884, p. 75, on Therâ Gâthâ 625.
112:4 Renû. Perhaps this should again be rendered dust. See the verse at Gâtaka I, 117 (which is nearly the same as Divyâvadâna, p. 491).
113:1 Mahâ-megho upatthito hoti, which is very ambiguous. The Simhalese (p. 389) has mahâ meghaya patan-gannâ-lada wanneya.
113:2 Inserted from Hînati-kumburê.
113:3 There is great uncertainty at present as to the views held, first in the Pitakas and later in the Commentaries, regarding the calculation of time and the division of years into months and seasons. Our author here seems to regard the year as divided into two seasons only, Hemanta and Gimha. But Hemanta is usually supposed to last only from the 1st November (that is the middle of Kattika) to the beginning of March (that is the middle of Phagguni), Gimhâna for the next four months (March 1st–June 30th), and Vassâna the remaining four (July-October)–the year being thus divided into three equal cold. hot, and rainy seasons. At Mahâvagga VIII, 24, 3 there is a division of the year into unequal dry and wet seasons (utu and vassâna), and at Gâtaka I, 86 it is said that vasanta-samayo begins when hemanta ends at the full moon of Phagguni. As our author places the characteristic events of the rainy season in the hot season, he cannot have had the division into three seasons in his mind.
113:4 ‘Of the excellent Saddharmâdâsa’ says the Simhalese.
**** **** ****
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
- http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_07.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3605.htm
- http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx