Chương 6 – Book 4 – Phần 1-9 – Part 1-9 – – Phẩm Đức Phật – The Buddha – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Nhóm hoa sen

 

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

Book IV – Quyển IV

Chương 6 – Chapter 6 – Q & A – 59.

Phẩm Đức Phật.

Phần 1.

CONTRADICTORY STATEMENTS AS TO THE BUDDHA’S TEACHER.

Câu hỏi về trạng thái không có thầy của vị thầy.

 

  1. Q & A.

[235] ‘Venerable Nâgasena, this too has been said by the Blessed One:

“I have no teacher, and the man

Equal to me does not exist.

No rival to me can be found

In the whole world of gods and men 1.”

‘But on the other hand he said:

“Thus then, O brethren, Âlâra Kâlâma, when he was my teacher and I was his pupil, placed me on an equality with himself, and honoured me with exceeding great honour 2.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Không có ai là thầy của ta, người tương đương với ta không tìm thấy. Ở thế gian luôn cả cõi trời, không có ai là đối thủ của ta.’

Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, như vậy Āḷāra Kālāma, trong khi đang là thầy của Ta, đã đặt Ta, đang là người đệ tử, ngang hàng với mình, và đã tôn vinh Ta với sự tôn vinh tột bực.’

 

  1. 44

 

‘Now if the former of these statements be right, then the second must be wrong. But if the second be right, then the first must be wrong. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’

Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Không có ai là thầy của ta, người tương đương với ta không tìm thấy,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, như vậy Āḷāra Kālāma, trong khi đang là thầy của Ta, đã đặt Ta, đang là người đệ tử, ngang hàng với mình’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Này các tỳ khưu, như vậy Āḷāra Kālāma, trong khi đang là thầy của Ta, đã đặt Ta, đang là người đệ tử, ngang hàng với mình,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Không có ai là thầy của ta, người tương đương với ta không tìm thấy’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

 

  1. Q & A.

‘Both the quotations you have made, O king, are accurate. But when he spoke of Âlâra Kâlâma as his teacher, that was a statement made with reference to the fact of his having been his teacher while he (Gotama) was still a Bodisat and before he had attained to insight and to Buddhahood; and there were five such teachers, O king, under whose tuition the Bodisat spent his time in various places–his teachers when he was still a Bodisat, before he had attained to insight and to Buddhahood. And who were these five?

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Không có ai là thầy của ta, người tương đương với ta không tìm thấy. Ở thế gian luôn cả cõi trời, không có ai là đối thủ của ta.’  

Và Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, như vậy Āḷāra Kālāma, trong khi đang là thầy của Ta, đã đặt Ta, đang là người đệ tử, ngang hàng với mình, và đã tôn vinh Ta với sự tôn vinh tột bực.’ Tuy nhiên, lời nói ấy đã được nói liên quan đến bản thân vị thầy của chính đức Bồ Tát lúc chưa là bậc Chánh Đẳng Giác, trước khi giác ngộ.

Tâu đại vương, năm vị này là những người thầy của đức Bồ Tát lúc chưa là bậc Chánh Đẳng Giác, trước khi giác ngộ. Được chỉ dạy bởi những vị này, đức Bồ Tát đã trải qua ở nơi kia ở nơi nọ. Năm vị nào?

 

  1. Q & A.

‘Those eight Brahmans who, just after the birth of the Bodisat, took note of the marks on his body–[236] Râma, and Dhaga, and Lakkhana, and Mantî 1, and Yañña 2, and Suyâma, and Subhoga 3, and Sudatta 4–they who then made known his future glory, and marked him out as one to be carefully guarded-these were first his teachers 5.

Tâu đại vương, khi đức Bồ Tát ở giai đoạn đã được sanh ra, các vị ấy là tám vị Bà-la-môn đã xét đoán các tướng tốt, tức là các vị Rāma, Dhaja, Lakkhaṇa, Mantī, Yañña, Suyāma, Subhoja, Sudatta. Các vị ấy đã tuyên bố về điềm lành của đức Bồ Tát và đã thực hiện công việc bảo hộ; các vị ấy là những vị thầy đầu tiên.

 

  1. 45

 

‘And again, O king, the Brahman Sabbamitta of distinguished descent, who was of high lineage in the land of Udikka 1, a philologist and grammarian, well read in the six Vedangas 2, whom Suddhodana the king, the Bodisat’s father, sent for, and having poured out the water of dedication from a golden vase, handed over the boy to his charge, to be taught–this was his second teacher 3.

‘And again, O king, the god who raised the agitation in the Bodisat’s heart, at the sound of whose speech the Bodisat, moved and anxious, that very moment went out from the world in his Great Renunciation–this was his third teacher 4.

Tâu đại vương, còn có vị khác nữa là vị Bà-la-môn tên Sabbamitta, được sanh ra ở nơi quý phái, cao thượng, có dòng dõi, biết về cú pháp, về văn phạm, có sáu chi phần (của kinh Vệ Đà). Vào lúc bấy giờ, người cha của đức Bồ Tát, đức vua Suddhodana, sau khi rước về đã rưới nước với chiếc bình vàng, rồi đã trao cho (nói rằng): ‘Hãy cho đứa bé trai này học tập;’ đây là vị thầy thứ nhì.

Tâu đại vương, còn có vị khác nữa là vị Thiên nhân đã khiến cho đức Bồ Tát chấn động tâm. Sau khi lắng nghe lời nói của vị ấy, đức Bồ Tát đã bị chấn động, kinh hoàng, rồi vào chính thời khắc ấy đã ra đi xuất ly và đã xuất gia; đây là vị thầy thứ ba.

 

  1. 46

 

‘And again, O king, Âlâra Kâlâma–he was his fourth teacher.

‘And again, O king, Uddaka the son of Râma–he was his fifth teacher.

‘These, O king, are the five who were his teachers when he was still a Bodisat, before he had attained to insight and to Buddhahood. But they were teachers in worldly wisdom. And in this Doctrine that is transcendental, in the penetrating into the wisdom of the omniscient ones–in that there is no one who is above the Tathâgata to teach him. Self-dependent for his knowledge is the Tathâgata, without a master, and that is why it was said by the Tathâgata:

“I have no teacher, and the man

Equal to me does not exist.

No rival to me can be found

In the whole world of gods and men.”‘

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, còn có vị khác nữa là Āḷāra Kālāma; đây là vị thầy thứ tư.

Tâu đại vương, còn có vị khác nữa là Uddaka Rāmaputta; đây là vị thầy thứ năm.

Tâu đại vương, đây là năm vị thầy của đức Bồ Tát lúc chưa là bậc Chánh Đẳng Giác, trước khi giác ngộ. Tuy nhiên, các vị này là những người thầy về pháp thế gian. Tâu đại vương, trái lại trong việc thấu triệt trí Toàn Tri về các pháp xuất thế gian này, thì không có vị hướng dẫn nào trội hơn đức Như Lai. Tâu đại vương, đức Như Lai là đấng Tự Chủ, bậc không có thầy.

Bởi lý do ấy, đức Như Lai đã nói rằng:

‘Không có ai là thầy của ta, người tương đương với ta không tìm thấy. Ở thế gian luôn cả cõi trời, không có ai là đối thủ của ta.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

  1. 47

 

Phần 2.

WHY MUST THERE BE ONLY ONE BUDDHA AT A TIME?

Câu hỏi về việc sanh lên của hai vị Phật.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, this too was said by the Blessed One:

“This is an impossibility, an occurrence for which there can be no cause, that in one world two Arahat Buddhas supreme should arise at one and the same time [237]–such a thing can in no wise be 1.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Này các tỳ khưu, điều này là không hợp lý và không có cơ sở, là việc hai bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể sanh lên trong một thế giới không trước không sau, sự kiện này không được biết đến!’

 

‘But, Nâgasena, when they are preaching, all the Tathâgatas preach (the Doctrine as to) the thirty-seven constituent elements of insight 2; when they are talking, it is of the Four Noble Truths that they talk; when they are instructing, it is in the three Trainings 3 that they instruct; when they are teaching, it is the practice of zeal 4 that they teach. If, Nâgasena, the preaching of all the Tathâgatas is one, and their talk of the same thing, and their training the same, and their teaching one, why then should not two Tathâgatas arise at the same time? Already by the appearance of one Buddha has this world become flooded with light. If there should be a second Buddha the world would be still more illuminated by the glory of them both. When they were exhorting two Tathâgatas would exhort at ease; when they were instructing two Tathâgatas would instruct at ease. Tell me the reason of this, that I may put away my doubt.’

Thưa ngài Nāgasena, tất cả các đức Như Lai, trong khi thuyết giảng đều thuyết giảng ba mươi bảy pháp góp phần trong việc giác ngộ, trong khi giảng giải đều giảng giải bốn Chân Lý cao thượng, trong khi huấn luyện đều huấn luyện về ba sự học tập, trong khi chỉ dạy đều chỉ dạy sự thực hành về không xao lãng. Thưa ngài Nāgasena, nếu tất cả các đức Như Lai đều có sự thuyết giảng thống nhất, sự giảng giải thống nhất, sự huấn luyện thống nhất, sự chỉ dạy thống nhất, vì lý do gì hai đức Như Lai không sanh lên trong cùng một thời điểm? Thế gian này được phát sáng với việc sanh lên của vị Phật cho dầu chỉ một vị, nếu có thêm vị Phật thứ nhì, với hai luồng ánh sáng thế gian này có thể được phát sáng nhiều hơn thế nữa. Và hai đức Như Lai, trong khi giáo giới có thể giáo giới một cách thoải mái, [trong khi chỉ dạy, có thể chỉ dạy một cách thoải mái].[1] Về việc này, xin ngài hãy nói cho trẫm lý do, theo đó trẫm có thể dứt khỏi sự nghi ngờ.”

 

  1. 48

 

  1. Q & A.

‘This world system, O king, is a one-Buddha-supporting world; that is, it can bear the virtue of only a single Tathâgata. If a second Tathâgata were to arise the world could not bear him, it would shake and tremble, it would bend, this way and that, it would disperse, scatter into pieces, dissolve, be utterly destroyed.

Just as a boat, O king, might be able to carry one passenger across. Then, when one man had got on board, it would be well trimmed and able to bear his weight 1. But if a second man were to come like to the first in age and caste and strength and size and stoutness of body and build of frame, and he too should get on board the boat–would that boat be able, O king, to carry them both?

‘Certainly not, Sir! it would shake and tremble; it would bend, this way and that; it would break into pieces, be shattered, dissolved, and utterly destroyed; it would sink into the waves.’

“Tâu đại vương, mười ngàn thế giới này, có sự nâng đỡ chỉ một vị Phật, nâng đỡ đức hạnh của chỉ một đức Như Lai. Nếu vị Phật thứ nhì sanh lên, mười ngàn thế giới này không thể nâng đỡ, có thể lay động, rúng động, nghiêng qua, hạ thấp xuống, uốn cong, phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, tiến đến việc bị hoại diệt.

Tâu đại vương, giống như chiếc thuyền là có sự nâng đỡ một người, khi có một người bước lên thì có thể đạt được sự yên ổn. Khi người thứ nhì đi đến có cùng tuổi tác, vóc dáng, thọ mạng, kích thước, ốm mập, toàn bộ cơ thể tứ chi tương đương người kia, rồi người ấy bước lên chiếc thuyền ấy. Tâu đại vương, phải chăng chiếc thuyền ấy cũng có thể nâng đỡ cả hai người?”

“Thưa ngài, không đúng. Nó có thể lay động, rúng động, nghiêng qua, hạ thấp xuống, uốn cong, phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, tiến đến việc bị hoại diệt, có thể chìm xuống nước.”

 

‘Just so, O king, with this world, if a second Tathâgata were to appear. Or suppose, O king, that a man [238] had eaten as much food as he wanted, even so that he had filled himself with nourishment up to the throat, and he–thus satiated 2, regaled, filled with good cheer, with no room left for more, drowsy and stiff as a stick one cannot bend–were again to eat as much food as he had eaten before–would such a man, O king, then be at ease?’

 

‘Certainly not, Sir! If he were to eat again, but once more, he would die.’

 

  1. 49

 

‘Well, no more could this world bear a second Tathâgata, than that man could bear a second meal.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế mười ngàn thế giới này, có sự nâng đỡ chỉ một vị Phật, nâng đỡ đức hạnh của chỉ một đức Như Lai. Nếu vị Phật thứ nhì sanh lên, mười ngàn thế giới này không thể nâng đỡ, có thể lay động, rúng động, nghiêng qua, hạ thấp xuống, uốn cong, phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, tiến đến việc bị hoại diệt.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam ăn thức ăn theo như ý thích. Người ấy, sau khi chứa đầy món ăn được ưa thích đến tận cổ họng, được thỏa mãn, căng phồng, đầy ứ, không còn chỗ chứa, bị làm mệt, bị như cây gậy không khom xuống được, rồi lại ăn thức ăn chừng ấy thêm lần nữa. Tâu đại vương, phải chăng người nam ấy có thể được thoải mái?”

“Thưa ngài, không được. Đã được ăn một lần thôi cũng có thể chết.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế mười ngàn thế giới này, có sự nâng đỡ chỉ một vị Phật, nâng đỡ đức hạnh của chỉ một đức Như Lai. Nếu vị Phật thứ nhì sanh lên, mười ngàn thế giới này không thể nâng đỡ, có thể lay động, rúng động, nghiêng qua, hạ thấp xuống, uốn cong, phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, tiến đến việc bị hoại diệt.”

 

  1. Q & A.

‘But how is that, Nâgasena? Would the earth tremble at a too great weight of goodness?’

‘Suppose, O king, there were two carts quite filled with precious things up to the top 1, and people were to take the things from the one cart and pile them up on the other, would that one be able to carry the weight of both?’

‘Certainly not, Sir! The nave of its wheels would split, and the spokes would break, and the circumference would fall to pieces, and the axle-tree would break in twain 2.’

“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng quả đất lay động với gánh nặng Giáo Pháp quá tải?”

“Tâu đại vương, ở đây hai chiếc xe hàng có thể được chứa đầy châu báu đến ngang miệng, sau khi lấy châu báu từ một chiếc xe hàng rồi đổ vào chiếc xe hàng kia. Tâu đại vương, phải chăng chiếc xe kéo ấy có thể chứa đựng châu báu của hai chiếc xe kéo?”

“Thưa ngài, không thể. Thậm chí ổ trục bánh xe của nó có thể nứt, các cây căm của nó có thể bị gãy, vành bánh xe của nó có thể sụm xuống, trục xe của nó có thể bị gãy.”

 

‘But how is that, O king? Would the cart come to pieces owing to the too great weight of goods?’

‘Yes, it would.’

“Tâu đại vương, phải chăng chiếc xe hàng bị gãy đổ với gánh nặng châu báu quá tải?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

  1. Q & A.

‘Well, just so, O king, would the earth tremble owing to the too great weight of goodness. But that argument has been adduced to make the power of the Buddhas known 3. Hear another fitting reason why two Buddhas could not appear at the same

 

  1. 50

 

time. If, O king, two Buddhas were to arise together, then would disputes arise between their followers, and at the words: “Your Buddha, our Buddha,” they would divide off into two parties–just as would the followers of two rival powerful ministers of state. This is the other [239] reason, O king, why two Buddhas could not appear at the same time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế quả đất lay động với gánh nặng Giáo Pháp quá tải. Tâu đại vương, hơn nữa lý do này được đưa ra để làm rõ năng lực của vị Phật. Xin đại vương hãy lắng nghe lý do xác đáng khác nữa cho trường hợp ấy, mà vì lý do ấy hai vị Chánh Đẳng Giác không thể sanh lên trong cùng một thời điểm: [Tâu đại vương, nếu hai vị Chánh Đẳng Giác sanh lên trong cùng một thời điểm,][2] Sự tranh cãi giữa hội chúng của hai vị ấy có thể sanh khởi: ‘Phật của các vị, Phật của chúng tôi,’ rồi có thể bị sanh ra hai nhóm. Tâu đại vương, giống như sự tranh cãi giữa hội chúng của hai vị quan đại thần có quyền lực có thể sanh khởi: ‘Quan đại thần của các vị, quan đại thần của chúng tôi,’ rồi bị sanh ra hai nhóm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nếu hai vị Chánh Đẳng Giác sanh lên trong cùng một thời điểm, sự tranh cãi giữa hội chúng của hai vị ấy có thể sanh khởi: ‘Phật của các vị, Phật của chúng tôi,’ rồi có thể bị sanh ra hai nhóm. Tâu đại vương, đây còn là một lý do, mà vì lý do ấy hai vị Chánh Đẳng Giác không thể sanh lên trong cùng một thời điểm.

 

  1. Q & A.

‘Hear a further reason, O king, why two Buddhas could not appear at the same time. If that were so, then the passage (of Scripture) that the Buddha is the chief would become false, and the passage that the Buddha takes precedence of all would become false, and the passage that the Buddha is the best of all would become false. And so all those passages where the Buddha is said to be the most excellent, the most exalted, the highest of all, the peerless one, without an equal, the matchless one, who hath neither counterpart nor rival–all would be proved false. Accept this reason too as in truth a reason why two Buddhas cannot arise at once.

Tâu đại vương, xin đại vương hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa, mà vì lý do ấy hai vị Chánh Đẳng Giác không sanh lên trong cùng một thời điểm.  

Tâu đại vương, nếu hai vị Chánh Đẳng Giác có thể sanh lên trong cùng một thời điểm, thì lời nói rằng: ‘Đức Phật là cao cả’ có thể là sai trái, thì lời nói rằng: ‘Đức Phật là lớn nhất’ có thể là sai trái, thì lời nói rằng: ‘Đức Phật là hạng nhất’ có thể là sai trái, thì lời nói rằng: ‘Đức Phật là nổi bật’ —(như trên)— ‘Đức Phật là tối thượng’ —nt— ‘Đức Phật là quý cao’ —nt— ‘Đức Phật là không người sánh bằng’ —nt— ‘Đức Phật là không kẻ tương đương’ —nt— ‘Đức Phật là không người đối xứng’ —nt— ‘Đức Phật là không kẻ tương tợ’ —nt— ‘Đức Phật là không người đối thủ’ có thể là sai trái. Tâu đại vương, xin đại vương hãy chấp nhận theo ý nghĩa đây cũng là lý do, mà vì lý do ấy hai vị Chánh Đẳng Giác không thể sanh lên trong cùng một thời điểm.

 

  1. ‘But besides that, O king, this is a natural characteristic of the Buddhas, the Blessed Ones, that one Buddha only should arise in the world. And why? By reason of the greatness of the virtue of the all-knowing Buddhas. Of other things also, whatever is mighty in the world is singular. The broad earth is great, O king, and it is only one. The ocean is mighty, and it is only one. Sineru, the king of the mountains, is great; and it is only one. Space is mighty, and it is only one. Sakka (the king of the gods) is great, and he is only one. Mara (the Evil One, Death) is great, and he is only one. Mahâ-Brahmâ is mighty, and he is only one.

 

  1. 51

 

[paragraph continues]

A Tathâgata, an Arahat Buddha supreme, is great, and he is alone in the world. Wherever any one of these spring up, then there is no room for a second. And therefore, O king, is it that only one Tathâgata, an Arahat Buddha supreme, can appear at one time in the world.’

‘Well has the puzzle, Nâgasena, been discussed by simile adduced and reason given. Even an unintelligent man on hearing this would be satisfied; how much rather one great in wisdom as myself. Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.

Tâu đại vương, thêm nữa tính chất tự nhiên về bản thể của chư Phật Thế Tôn là chỉ một vị Phật sanh lên ở thế gian. Bởi vì lý do gì? Bởi vì tính chất vĩ đại về các đức hạnh của đức Phật Toàn Tri.

Tâu đại vương, vật khác cũng là vĩ đại ở thế gian, vật ấy là chỉ có một. Tâu đại vương, quả đất là vĩ đại, nó chỉ có một. Biển cả là vĩ đại, nó chỉ có một. Núi Chúa Sineru là vĩ đại, nó chỉ có một. Không gian là vĩ đại, nó chỉ có một. (Chúa Trời) Sakka là vĩ đại, vị ấy chỉ có một. Ma Vương là vĩ đại, vị ấy chỉ có một. Đại Phạm Thiên là vĩ đại, vị ấy chỉ có một ở thế gian. Nơi nào chúng sanh lên, thì nơi ấy không còn chỗ cho cái khác. Tâu đại vương, vì thế đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác sanh lên ở thế gian chỉ có một vị.”

“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi đã khéo được giảng giải bằng các ví dụ, với các lý kẽ. Ngay cả người không khôn ngoan sau khi lắng nghe điều này cũng có thể trở nên hoan hỷ, người có đại trí tuệ như là trẫm thì đâu có điều gì. Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 3.

WHY SHOULD GIFTS BE GIVEN TO THE ORDER RATHER THAN TO THE BUDDHA?

Câu hỏi về việc dâng cúng tấm vải của bà Gotamī là thứ nhì.

 

  1. Q & A.

[240] ‘Venerable Nâgasena, the Blessed One said to his mother’s sister  1, Mahâ-Pagâpatî the Gotamî, when she was about to give him a cloth wrapper for use in the rainy season 2:

“Give it, O Gotamâ, to the Order. If the Order is presented by you with it, then will you have paid homage: thereby alike to the Order and to me 3.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi dì mẫu Mahāpajāpati Gotamī đang dâng cúng tấm vải choàng tắm mưa: ‘Này Gotamī, hãy dâng cúng Hội Chúng. Khi Hội Chúng được bà dâng cúng, chính Ta sẽ được tôn vinh, và luôn cả Hội Chúng nữa.’

 

‘But what, Nâgasena? Is not the Tathâgata of

 

  1. 52

 

greater weight and importance, and more worthy of gifts than even the jewel treasure of the Order, that the Tathâgata should have told his aunt, when about to present him with a wrapper for the rainy season which she herself had carded and pressed and beaten and cut and woven 1, to give it to the Order! If, Nâgasena, the Tathâgata were really higher and greater and more excellent than the Order, then he would have known that a gift given to him would be most meritorious, and therefore would not have told her to give it to the Order. But inasmuch as the Tathâgata, Nâgasena, puts himself not in the way of gifts to himself, gives no occasion for such gifts, you see that he then told his aunt to give that wrapper rather to the Order.’

Thưa ngài Nāgasena, việc đức Như Lai trong khi bản thân được người dì mẫu của mình dâng cúng tấm vải choàng tắm mưa đã được bà đích thân nhuộm, đích thân chải, đích thân đập giũ, đích thân cắt, đích thân dệt, lại bảo dâng đến Hội Chúng, phải chăng đức Như Lai không là người quan trọng, không là bậc được kính trọng, không là bậc đáng được cúng dường so với Hội Chúng quý báu? Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai là vượt hẳn Hội Chúng quý báu, hoặc là trội hơn, hay nổi bật, (nghĩ rằng): ‘Khi Ta được dâng cúng thì sẽ có quả báu lớn,’ đức Như Lai không bảo dâng cúng đến Hội Chúng tấm vải choàng tắm mưa đã được người dì mẫu đích thân nhuộm, đích thân chải, đích thân đập giũ. Thưa ngài Nāgasena, (hay) bởi vì đức Như Lai không thu lợi, không gom vào cho bản thân, vì thế đức Như Lai đã bảo người dì mẫu dâng cúng tấm vải choàng tắm mưa đến Hội Chúng.”

 

  1. Q & A.

‘The quotation you make, O king, is correct, and the Blessed One did so direct his aunt’s gifts 2. But that was not because an act of reverence paid to himself would bear no fruit, or because he was unworthy to receive gifts, but it was out of kindness and mercy that he, thinking: “Thus will the Order in times to come, when I am gone, be highly thought of;” magnified the excellence which the Order really had, in that he said: “Give it, O Gotamî, to the Order. If you present the Order with it, thus will you have paid homage alike to the Order and to me.”

Just as a father, O king, while he is yet alive, exalts in the midst of the assembly of ministers, soldiers, and royal messengers, of

 

  1. 53

 

sentries, body guards, and courtiers 1–yea, in the presence of the king himself–the virtues which his son really possesses, thinking: “If established here he will be honoured of the people in times to come;” so was it out of mercy and kindness that the Tathâgata, thinking: “Thus will the Order, in times to come, when I am gone, be highly thought of;” magnified the excellence which the Order really had, in that he said: “Give it, O Gotamî, to the Order. If you present the Order with it, thus will you have paid homage alike to the Order and to me.”

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi dì mẫu Mahāpajāpati Gotamī đang dâng cúng tấm vải choàng tắm mưa: ‘Này Gotamī, hãy dâng cúng Hội Chúng. Khi Hội Chúng được bà dâng cúng, chính Ta sẽ được tôn vinh, và luôn cả Hội Chúng nữa.’ Tuy nhiên, điều ấy không vì trạng thái không có quả thành tựu cho người có sự tôn kính, không phải vì tính chất không đáng được cúng dường của bản thân (Ngài), nhưng vì sự lợi ích, vì lòng thương tưởng (nghĩ rằng): ‘Vào thời vị lai xa xôi, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng sẽ được quan tâm.’ Trong khi tán dương các đức tính quả đang được nhận biết, Ngài đã nói như vầy: ‘Này Gotamī, hãy dâng cúng Hội Chúng. Khi Hội Chúng được bà dâng cúng, chính Ta sẽ được tôn vinh, và luôn cả Hội Chúng nữa.’

Tâu đại vương, giống như người cha, ngay trong khi đang còn sống, tuyên dương tánh tốt quả đang được nhận biết ở người con trai trong sự hiện diện của đức vua, ở giữa quan đại thần, nhân công, binh lính, người giữ cổng, lính gác, quần thần, dân chúng (nghĩ rằng): ‘Được xác lập ở đây, thì vào thời vị lai xa xôi sẽ được tôn vinh ở giữa dân chúng.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai vì sự lợi ích, vì lòng thương tưởng (nghĩ rằng): ‘Vào thời vị lai xa xôi, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng sẽ được quan tâm,’ trong khi tuyên dương các đức tính quả đang được nhận biết, đã nói như vầy: ‘Này Gotamī, hãy dâng cúng Hội Chúng. Khi Hội Chúng được bà dâng cúng, chính Ta sẽ được tôn vinh, và luôn cả Hội Chúng nữa.’

 

  1. Q & A.

[241] ‘And by the mere gift of a wrapper for the rainy season, the Order, O king, did not become greater than, or superior to, the Tathâgata. Just, O king, as when parents anoint their children with perfumes, rub them, bathe them, or shampoo them 2, does the son by that mere service of theirs become greater than, or superior to, his parents?’

‘Certainly not, sir! Parents deal with their children as they will, whether the children like it or not 3. And therefore do they anoint them with perfumes, shampoo, or bathe them.’

Tâu đại vương, nhưng không phải chỉ với chừng ấy việc ban cho tấm vải choàng tắm mưa mà Hội Chúng so với đức Như Lai được gọi là trội hơn, hay nổi bật. Tâu đại vương, giống như người mẹ và cha xức dầu, xoa bóp, tắm rửa, kỳ cọ cho những đứa con trai. Tâu đại vương, phải chăng chỉ với chừng ấy việc xức dầu, xoa bóp, tắm rửa, kỳ cọ mà đứa con trai so với mẹ cha được gọi là trội hơn, hay nổi bật?”

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, người mẹ và cha có những đứa con trai thì có những việc cần phải làm không theo ý muốn, vì thế người mẹ và cha thực hiện việc xức dầu, xoa bóp, tắm rửa, kỳ cọ cho những đứa con trai.”

 

‘And just so, O king, the Order did not become greater than, or superior to, the Tathâgata merely by the fact of that gift; and although the Tathâgata, whether the Order liked it or not, told his aunt to give the wrapper to the Order.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không phải chỉ với chừng ấy việc ban cho tấm vải choàng tắm mưa mà Hội Chúng so với đức Như Lai được gọi là trội hơn, hay nổi bật. Thêm nữa, đức Như Lai, trong khi thực hiện công việc cần phải làm không theo ý muốn, đã bảo người dì mẫu dâng cúng tấm vải choàng tắm mưa đến Hội Chúng.

 

  1. Q & A.

‘Or suppose, O king, some man should bring a complimentary present to a king, and the king should present that gift to some one else–to a soldier or a

 

  1. 54

 

messenger, to a general or a chaplain,–would that man become greater than, or superior to, the king, merely by the fact that it was he who got the present 1?’

‘Certainly not, Sir! That man receives his wage from the king, from the king he gains his livelihood; it was the king who, having placed him in that office, gave him the present.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam nào đó mang đến tặng phẩm cho đức vua, đức vua có thể cho tặng phẩm ấy đến người nào đó, hoặc là nhân công hoặc binh lính, hoặc tướng lãnh, hoặc vị quân sư. Tâu đại vương, phải chăng chỉ với chừng ấy việc nhận lãnh tặng phẩm mà người đàn ông ấy so với đức vua được gọi là trội hơn, hay nổi bật?”

 “Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, người đàn ông ấy là người lãnh lương của đức vua, có cuộc sống phụ thuộc vào đức vua. Trong khi đặt để vào vị trí ấy, mà đức vua ban cho tặng phẩm.”

 

‘And just so, O king, the Order did not become greater than, or superior to, the Tathâgata merely by the fact of that gift. The Order is, as it were, the hired servant of the Tathâgata, and gains its livelihood through the Tathâgata. And it was the Tathâgata who, having placed it in that position, caused the gift to be given it.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không phải chỉ với chừng ấy việc ban cho tấm vải choàng tắm mưa mà Hội Chúng so với đức Như Lai được gọi là trội hơn, hay nổi bật, khi ấy (Hội Chúng) là người lãnh lương của đức Như Lai, có cuộc sống phụ thuộc vào đức Như Lai. Trong khi đặt để vào vị trí ấy, mà đức Như Lai đã bảo dâng tấm vải choàng tắm mưa đến Hội Chúng. Tâu đại vương, thêm nữa đức Như Lai đã khởi ý như vầy: ‘Hội chúng là xứng đáng được cúng dường từ trong bản thể, ta sẽ cúng dường đến Hội Chúng với khả năng của mình,’ nên đã bảo dâng tấm vải choàng tắm mưa đến Hội Chúng. Tâu đại vương, đức Như Lai không ca ngợi sự cúng dường đến chính bản thân, khi ấy những vị nào đáng được cúng dường ở thế gian, đức Như Lai cũng ca ngợi sự cúng dường đến các vị ấy.

  1. Q & A.

‘And further the Tathâgata, O king, thought thus: “The Order is by its very nature worthy of gifts. I will therefore have this thing, my property though it be, presented to it,” and so he had the wrapper given to the Order. For the Tathâgata, O king, magnifies not the offering of gifts to himself, but rather to whomsoever in the world is worthy of having gifts presented to him. For this was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the most excellent Magghima Nikâya, [242] in the religious discourse entitled Dhamma-dâyâda, when he was exalting the attainment of being content with little:

“He would become the first of my Bhikkhus, the most worthy of presents and of praise 2.”

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến trong khi tuyên dương sự thực hành về ít ham muốn ở bài giảng Pháp về sự thừa tự Giáo Pháp ở đoạn Varalañchaka (Dấu Ấn Cao Quý) thuộc Majjhimanikāya (Trung Bộ) rằng: ‘Chính vị tỳ khưu đầu tiên ấy, đối với Ta, là đáng được cúng dường hơn và ca tụng hơn.’ Tâu đại vương, ở các cõi không có chúng sanh nào so với đức Như Lai là xứng đáng được cúng dường, hoặc là trội hơn, hay nổi bật. Chính đức Như Lai là vượt hơn, trội hơn, nổi bật.

  1. Tâu đại vương, điều này cũng đã được nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu bởi vị Thiên tử Māṇavagāmika khi đứng ở phía trước đức Thế Tôn, giữa chư Thiên và nhân loại rằng:

‘Trong số các núi ở Rājagaha, núi Vipula được gọi là tối thắng. Ở dãy Hi-mã-lạp, núi Seta là tối thắng. Mặt trời (là tối thắng) trong số các thiên thể. Ðại dương là tối thắng trong số các biển cả. Mặt trăng (là tối thắng) trong số các vì tinh tú. Đức Phật được gọi là tối cao ở thế gian luôn cả chư Thiên.’

 

  1. Q & A.

‘And there is not, O king, in the three worlds

 

  1. 55

 

any being whatever more worthy of gifts, greater or more exalted or better, than the Tathâgata. It is the Tathâgata who was greatest and highest and best. As it was said, O king, by Mânava-gâmika the god, in the most excellent Samyutta Nikâya, as he stood before the Blessed One in the midst of the assembly of gods and men:

Of all the Râgagaha hills Mount Vipula’s acknowledged chief,

Of the Himalayas Mount White, of planetary orbs the sun,

The ocean of all waters, of constellations bright the moon 1–

In all the world of gods and men the Buddha’s the acknowledged Lord 2!”

Tâu đại vương, điều này cũng đã được nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu bởi vị Thiên tử Māṇavagāmika khi đứng ở phía trước đức Thế Tôn, giữa chư Thiên và nhân loại rằng:

‘Trong số các núi ở Rājagaha, núi Vipula được gọi là tối thắng. Ở dãy Hi-mã-lạp, núi Seta là tối thắng. Mặt trời (là tối thắng) trong số các thiên thể. Ðại dương là tối thắng trong số các biển cả. Mặt trăng (là tối thắng) trong số các vì tinh tú. Đức Phật được gọi là tối cao ở thế gian luôn cả chư Thiên.’

 

And those verses of Mânava the god, O king, were well sung, not wrongly sung, well spoken, not wrongly spoken, and approved by the Blessed One 3. And was it not said by Sâriputta, the Commander of the faith:

“There is but one Confession, one true Faith,

One Adoration of clasped hands stretched forth

–That paid to Him who routs the Evil One,

And helps us cross the ocean of our ills 4!”

Tâu đại vương, hơn nữa những lời kệ này đây đã được khéo ca, không phải vụng ca, đã được khéo thuyết, không phải vụng thuyết bởi vị Thiên tử Māṇavagāmika, và đã được đức Thế Tôn chấp thuận. Tâu đại vương, quả vậy trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, cũng đã nói rằng:

‘Chỉ một việc có niềm tịnh tín ở tâm, hoặc việc nghiêng mình, chắp tay, đi đến nương nhờ nơi đức Phật, bậc có sự tiêu diệt binh đội của Ma Vương, có khả năng giúp cho vượt qua (khổ đau).’

 

  1. 56

 

‘And it was said by the Blessed One himself, the god over all gods:

“There is one being, O brethren, who is born into the world for the good and for the weal of the great multitudes, out of mercy to the world, for the advantage and the good and the weal of gods and men. And what is that being? A Tathâgata, an Arahat Buddha supreme 1.”‘

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Và đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, có một nhân vật, trong khi được sanh ra ở thế gian, được sanh ra vì sự lợi ích của nhiều người, vì sự an lạc của nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, vì sự tốt đẹp, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của chư Thiên và nhân loại. Là một nhân vật nào? Đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, trong khi được sanh ra ở thế gian, được sanh ra vì sự lợi ích của nhiều người, vì sự an lạc của nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, vì sự tốt đẹp, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của chư Thiên và nhân loại.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 4.

IS IT MORE ADVANTAGEOUS TO BE A LAYMAN, OR TO ENTER THE ORDER?

Câu hỏi về việc thực hành đúng đắn của hàng tại gia và xuất gia.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, it was said by the Blessed One:

“I would magnify, O brethren, the Supreme Attainment 2 either in a layman or in a recluse. Whether he be a layman. O brethren, or a recluse, the man who has reached the Supreme Attainment

 

  1. 57

 

shall overcome all the difficulties inherent therein, shall win his way even to the excellent condition of Arahatship 1.” [243]

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, ta khen ngợi sự thực hành đúng đắn của người tại gia hoặc của vị xuất gia. Này các tỳ khưu, người tại gia hoặc vị xuất gia đã thực hành đúng đắn, do kết quả của việc thực hành đúng đắn mà trở nên người thành tựu thiện pháp đúng theo Thánh đạo.’

 

‘Now, Nâgasena, if a layman, clad in white robes, enjoying the pleasures of sense, dwelling in a habitation encumbered with wife and children 2, making constant use of the sandal wood of Benares 3, of garlands and perfumes and unguents, accepting gold and silver, wearing a turban inlaid with jewels and gold, can, having reached the Supreme Attainment, win his way to the excellent condition of Arahatship–and if a recluse, with his shaven head and yellow robes, dependent for his livelihood on the alms of other men, perfectly fulfilling the fourfold code of morality 4, taking upon himself and carrying out the hundred and fifty precepts 5, conducting

 

  1. 58

 

himself according to the thirteen extra vows 1 without omitting any one of them, can also, having reached the Supreme Attainment, win his way to the excellent condition of Arahatship–then, Sir, what is the distinction between the layman and the recluse? Your austerity is without effect, your renunciation is useless, your observance of the precepts is barren, your taking of the extra vows is vain. What is the good of your therein heaping up woes to yourselves, if thus in comfort the condition of bliss can be reached?’

Thưa ngài Nāgasena, nếu người tại gia, mặc y phục màu trắng, trong khi sinh sống có sự thọ hưởng các dục, có việc nằm chen chúc với vợ và con, trong khi hưởng thụ vải Kāsi và trầm hương, trong khi đeo tràng hoa, vật thơm, và vật thoa, trong khi ưng thuận vàng và bạc, buộc búi tóc có trang điểm ngọc ma-ni và vàng, đã thực hành đúng đắn, và trở nên người thành tựu thiện pháp đúng theo Thánh đạo; còn vị xuất gia, đầu được cạo, mặc y ca-sa, đi đến khất thực ở những người khác, có sự thực hành trọn vẹn đúng đắn bốn giới uẩn, thọ lãnh và hành trì một trăm năm mươi điều học, hành trì không thiếu sót mười ba hạnh từ khước, đã thực hành đúng đắn, thì cũng trở nên người thành tựu thiện pháp đúng theo Thánh đạo. Thưa ngài, ở đây người tại gia hoặc vị xuất gia có cái gì là khác biệt? Có phải việc hành khổ hạnh là không có kết quả, việc xuất gia là không có lợi ích, việc gìn giữ các điều học là vô ích, sự thọ trì các hạnh từ khước là rồ dại? Ở đây, có gì với việc theo đuổi sự khó khăn? Chẳng phải là sự an lạc có thể được chứng đạt bằng chính sự an lạc?”

 

  1. Q & A.

‘The words you ascribe to the Blessed One, O king, are rightly quoted. And that is even so. It is the man who has reached to the Supreme Attainment who bears the palm. If the recluse, O king, because he knows that he is a recluse, should neglect the Attainments, then is he far from the fruits of renunciation, far from Arahatship–how much more if a layman, still wearing the habit of the world, should do so! But whether he be a layman, O king, or a recluse, he who attains to the supreme insight, to the supreme conduct of life, he too will win his way to the excellent condition of Arahatship.

Tâu đại vương, giống như không thể thực hiện việc đo lường giá trị bằng tài sản đối với bảo ngọc ma-ni, vật ban cho điều ước, là: ‘Giá tiền của viên bảo ngọc ma-ni là chừng này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc xuất gia là có nhiều đức tính, có vô số đức tính, có vô lượng đức tính, không thể thực hiện việc đo lường đức tính của việc xuất gia.  

Tâu đại vương, hoặc là giống như không thể thực hiện việc đo lường các làn sóng ở đại dương rằng: ‘Các làn sóng ở đại dương là chừng này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc xuất gia là có nhiều đức tính, có vô số đức tính, có vô lượng đức tính, không thể thực hiện việc đo lường đức tính của việc xuất gia.

 

  1. Q & A.

‘But nevertheless, O king, it is the recluse who is the lord and master of the fruit of renunciation. And renunciation of the world, O king, is full of gain, many and immeasurable are its advantages, its profit can no man calculate.

Tâu đại vương, thêm nữa chính vị xuất gia là chúa tể, là người chủ của bản thể Sa-môn. Tâu đại vương, việc xuất gia là có nhiều đức tính, có vô số đức tính, có vô lượng đức tính, không thể thực hiện việc đo lường đức tính của việc xuất gia.

 

Just, O king, as no man can put a measure, in wealth, on the

 

  1. 59

 

value of a wish-conferring gem, [244] Saying: “Such and such is the price of the gem”–just so, O king, is the renunciation of the world full of gain, many and immeasurable are its advantages, its profit can no man calculate–no more, O king, than he could count the number of the waves in the great ocean, and say: “So and so many are the waves in the sea!”

Tâu đại vương, giống như không thể thực hiện việc đo lường giá trị bằng tài sản đối với bảo ngọc ma-ni, vật ban cho điều ước, là: ‘Giá tiền của viên bảo ngọc ma-ni là chừng này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc xuất gia là có nhiều đức tính, có vô số đức tính, có vô lượng đức tính, không thể thực hiện việc đo lường đức tính của việc xuất gia.  

Tâu đại vương, hoặc là giống như không thể thực hiện việc đo lường các làn sóng ở đại dương rằng: ‘Các làn sóng ở đại dương là chừng này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc xuất gia là có nhiều đức tính, có vô số đức tính, có vô lượng đức tính, không thể thực hiện việc đo lường đức tính của việc xuất gia.

 

  1. Q & A.

‘Whatsoever the recluse, O king, may have yet to do, all that doth he accomplish straightway, without delay. And why is that? The recluse, O king, is content with little, joyful in heart, detached from the world, apart from society, earnest in zeal, without a home, without a dwelling-place, righteous in conduct, in action without guile, skilled in duty and in the attainments–that is why whatsoever may lie before him yet to do, that can he accomplish straightway, without delay–just as, the flight of your javelin 1, O king, is rapid because it is of pure metal, smooth, and burnished, and straight, and without a stain.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, đối với vị xuất gia điều gì cần phải làm, tất cả mọi việc ấy được thành tựu thật nhanh chóng, không lâu lắc. Vì lý do gì? Tâu đại vương, vị xuất gia ít ham muốn, tự biết đủ, sống tách ly, không giao du, có sự nỗ lực tinh tấn, không mong cầu, không nhà ở, có giới tròn đủ, có hạnh giảm thiểu, thiện xảo việc thực hành các pháp từ khước. Vì lý do ấy, đối với vị xuất gia điều gì cần phải làm, tất cả mọi việc ấy được thành tựu thật nhanh chóng, không lâu lắc. Tâu đại vương, giống như mũi tên, không sần sùi, bằng phẳng, khéo được làm sạch, ngay thẳng, không vết nhơ, được bắn ra khéo léo thì di chuyển chính xác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với vị xuất gia điều gì cần phải làm, tất cả mọi việc ấy được thành tựu thật nhanh chóng, không lâu lắc.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

  1. 60

 

Phần 5.

ASCETICISM.

Câu hỏi về sự sai trái trong đường lối thực hành.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, when the Bodisat was practising austerity 1, then there was found no other exertion the like of his, no such power, no such battling against evil, no such putting to rout of the armies of the Evil One, no such abstinence in food, no such austerity of life. But finding no satisfaction in strife like that, he abandoned that idea, saying:

“Not even by this cruel asceticism am I reaching the peculiar faculty, beyond the power of man, arising from insight into the knowledge of that which is fit and noble 2. May there not be now some other way to wisdom 3?”

‘But then, when weary of that path he had by another way attained to omniscience, he, on the other hand, thus again exhorted and instructed his disciple in that path (he had left, saying):

[245] “Exert yourselves, be strong, and to the faith

The Buddhas taught devote yourselves with zeal.

As a strong elephant a house of reeds,

Shake down the armies of the Evil One 4.

 

  1. 61

 

‘Now what, Nâgasena, is the reason that the Tathâgata exhorted and led his disciples to that path which he had himself abandoned, which he loathed?’

“Thưa ngài Nāgasena, khi đức Bồ Tát thực hiện hành động khó thực hành (khổ hạnh), không nơi nào khác đã có sự nỗ lực, sự cố gắng, sự chiến đấu với phiền não, sự làm tiêu tan đạo binh của Thần Chết, sự kiêng vật thực, các hành động khó thực hành như thế này. Ở sự gắng sức có hình thức như thế, đức Bồ Tát đã không đạt được bất cứ sự khoái lạc nào, đã bỏ rơi chính tâm ý ấy, và đã nói như vầy: ‘Tuy nhiên, với việc khổ hạnh dữ dội này Ta không chứng đắc các pháp thượng nhân, là pháp đặc biệt thuộc về trí tuệ và sự thấy biết xứng đáng bậc Thánh. Có thể có chăng đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?’ Sau khi nhàm chán với việc ấy, bằng một đạo lộ khác Ngài đã đạt đến bản thể Toàn Tri, rồi cũng vẫn chỉ dạy, khuyến khích các đệ tử về đường lối thực hành ấy rằng:

‘Các ngươi hãy nỗ lực, hãy cố gắng, hãy gắn bó vào lời dạy của đức Phật. Các ngươi hãy dẹp bỏ đạo binh của Thần Chết, tợ như con voi phá bỏ căn chòi bằng lau sậy.’[3]

Thưa ngài Nāgasena, bởi vì lý do gì đức Thế Tôn lại chỉ dạy, khuyến khích các đệ tử về đường lối thực hành mà bản thân Ngài đã nhàm chán, có vẻ không còn quyến luyến về việc ấy?”

 

  1. Q & A.

‘Both then also, O king, and now too, that is still the only path. And it is along that path that the Bodisat attained to Buddhahood. Although the Bodisat, O king, exerting himself strenuously, reduced the food he took till he had decreased it to nothing at all 1, and by that disuse of food he became weak in mind, yet when he returned little by little to the use of solid food, it was by that path that before long he attained to Buddhahood. And that only has been the path along which all the Tathâgatas reached to the attainment of the insight of omniscience. Just as food is the support of all beings, as it is in dependence on food that all beings live at ease, just so is that the path of all the Tathâgatas to the attainment of the insight of omniscience.

“Tâu đại vương, lúc ấy cũng như hiện nay việc ấy vẫn là đường lối thực hành. Sau khi thực hành chính đường lối thực hành ấy, đức Bồ Tát đã đạt đến bản thể Toàn Tri. Tâu đại vương, thêm nữa đức Bồ Tát trong khi thực hành tinh tấn tột độ đã ngưng lại vật thực không còn chút gì, do việc buộc ngưng lại vật thực của vị ấy mà sự yếu đuối của tâm đã sanh khởi. Do sự yếu đuối ấy, vị ấy đã không thể đạt được bản thể Toàn Tri. Trong khi sử dụng lại từng chút từng chút vật thực đã được vắt thành nắm, rồi với chính đường lối thực hành ấy không bao lâu sau, vị ấy đã đạt được bản thể Toàn Tri. Tâu đại vương, chính đường lối thực hành ấy đưa đến sự đạt được Trí Toàn Tri của tất cả các đức Như Lai.

 

The fault was not, O king, in the exertion, was not in the power, not in the battle waged against evil, that the Tathâgata did not then, at once, attain to Buddhahood. But the fault was in the disuse of food, and the path itself (of austerity) was always ready for use.

Tâu đại vương, giống như vật thực là sự nâng đỡ cho tất cả chúng sanh, được nương tựa vào vật thực mà tất cả chúng sanh nhận được sự an lạc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế chính đường lối thực hành ấy đưa đến sự đạt được Trí Toàn Tri của tất cả các đức Như Lai. Tâu đại vương, sự sai trái khiến đức Như Lai, vào thời điểm ấy, đã không đạt được Trí Toàn Tri không phải ở sự nỗ lực, không phải ở sự cố gắng, không phải ở sự chiến đấu với phiền não; nhưng sự sai trái ấy chính là ở việc buộc ngưng lại vật thực. Chính đường lối thực hành ấy luôn luôn được sẵn sàng.

 

  1. Q & A.

‘Suppose, O king, that a man should follow a path in great haste, and by that haste his sides

 

  1. 62

 

should give way 1, or he should fall a cripple on the ground, unable to move, would there then be any fault, O king, in the broad earth that that man’s sides had given way?’

‘Certainly not, Sir! The great earth is always ready. How should it be in fault? The fault was in the man’s own zeal which made him fail.’

Tâu đại vương, giống như người nam có thể đi rất nhanh đoạn đường dài, vì thế người ấy có thể bị tổn thương một bên (hông), hoặc có sự đi khập khiểng không tự đi lại được ở trên bề mặt trái đất. Tâu đại vương, chẳng lẽ đại địa cầu cũng có sự sai trái khiến cho người nam ấy đã bị tổn thương một bên (hông)?”

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, đại địa cầu luôn luôn được sẵn sàng. Do đâu mà nó có sự sai trái? Sự sai trái ấy chính là ở sự ra sức, vì nó mà người nam ấy đã tổn thương một bên (hông).”

 

And just even so, O king, the fault was not in the exertion, not in the power, not in the battle waged against evil, that the Tathâgata did not then, at once, attain to Buddhahood. But the fault was in the disuse of food, and the path itself was always ready–[246]

Just as if a man should wear a robe, and never have it washed, the fault would not be in the water, which would always be ready for use, but in the man himself. That is why the Tathâgata exhorted and led his disciples along that very path. For that path, O king, is always ready, always right.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự sai trái khiến đức Như Lai, vào thời điểm ấy, đã không đạt được Trí Toàn Tri không phải ở sự nỗ lực, không phải ở sự cố gắng, không phải ở sự chiến đấu với phiền não; nhưng sự sai trái ấy chính là ở việc buộc ngưng lại vật thực. Chính đường lối thực hành ấy luôn luôn được sẵn sàng.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam quấn vào tấm vải choàng bị lấm lem, người ấy không cho giặt sạch nó; sự sai trái ấy không phải là của nước; nước luôn luôn được sẵn sàng. Sự sai trái ấy là của chính người ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự sai trái khiến đức Như Lai, vào thời điểm ấy, đã không đạt được Trí Toàn Tri không phải ở sự nỗ lực, không phải ở sự cố gắng, không phải ở sự chiến đấu với phiền não; nhưng sự sai trái ấy chính là ở việc buộc ngưng lại vật thực. Chính đường lối thực hành ấy luôn luôn được sẵn sàng. Vì thế, đức Như Lai chỉ dạy, khuyến khích các đệ tử về chính đường lối thực hành ấy. Tâu đại vương, như vậy đường lối thực hành ấy luôn luôn được sẵn sàng, không có tội lỗi.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

  1. 63

 

Phần 6.

THE BACKSLIDERS.

Câu hỏi về việc trở lại đời sống tại gia tầm thường.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, this doctrine of the Tathâgatas is mighty, essentially true, precious, excellent, noble, peerless, pure and stainless, clear and faultless. It is not right to admit a layman who is merely a disciple 1 into the Order. He should be instructed as a layman still, till he have attained to the Fruit of the First Path 2, and then be admitted.

“Thưa ngài Nāgasena, Giáo Pháp này của đức Như Lai là vĩ đại, có lõi, cao quý, tối thượng, ưu tú, không thể sánh bằng, thanh thịnh, vô nhiễm, trong trắng, không chê trách được, không thích hợp để cho người vẫn còn tại gia xuất gia. Người tại gia sau khi đã hướng dẫn đến một quả vị, khi nào có sự không quay trở lại nữa, khi ấy mới nên cho người ấy xuất gia.

 

And why is this? When these men, still being evil, have been admitted into a religion so pure, they give it up, and return again to the lower state 3, and by their backsliding the people is led to think: “Vain must be this religion of the Samana Gotama, which these men have given up.” This is the reason for what I say.’

Vì lý do gì? Những người này vẫn còn là người xấu, sau khi xuất gia ở đây, trong Giáo Pháp trong sạch, sẽ quay lui, trở lại đời sống tại gia tầm thường. Với việc đi ngược trở lại của những người này, đám đông dân chúng này suy nghĩ như vầy: ‘Giáo Pháp này của Sa-môn Gotama quả là rỗng không, khiến những người này quay lui.’ Ở đây, điều này là lý do.”

 

  1. Q & A.

‘Suppose, O king, there were a bathing tank 4, full of pure clear cold water. And some man, dirty, covered with stains and mud, should come there, and without bathing in it should turn back again, still dirty as before. Now in that matter whom would the people blame, the dirty man, or the bathing tank?’

 

‘The dirty man, Sir, would the people blame,

 

  1. 64

 

saying: “This fellow came to the bathing tank, and has gone back as dirty as before. How could the bathing tank, of itself, cleanse a man who did not care to bathe? What fault is there in the tank?”‘

“Tâu đại vương, giống như hồ nước được tràn đầy nước sạch, không dơ, mát mẻ, rồi người nào đó bị lấm lem, bị vấy bụi bặm và bùn đất sau khi đi đến hồ nước ấy không tắm rửa, rồi quay lui, vẫn còn bị lấm lem. Tâu đại vương, trong trường hợp ấy dân chúng nên chê trách ai, kẻ bị lấm lem hay là hồ nước?”

“Thưa ngài, dân chúng nên chê trách kẻ bị lấm lem rằng: ‘Người này sau khi đi đến hồ nước ấy không tắm rửa, rồi quay lui, vẫn còn bị lấm lem. Làm sao hồ nước tự nó sẽ tắm rửa cho kẻ không có ý định tắm rửa này? Vậy có điều sai trái gì đối với hồ nước?’”

 

‘Just so, O king, [247] has the Tathâgata constructed a bathing tank full of the excellent waters of emancipation 1,–the bath of the good law. Whosoever of conscious discerning beings are polluted with the stains of sin, they, bathing in it, can wash away all their sins. And if any one, having gone to that bathing tank of the good law, should not bathe in it, but turn back polluted as before, and return again to the lower state, it is him the people would blame, and say: “This man entered religion according to the doctrine of the Conquerors, and finding no resting-place within it, has returned again to the lower state. How could the religion of the Conquerors, of itself, cleanse him who would not regulate his life in accordance with it? What fault is there in the system?”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai đã tạo ra hồ nước cao quý là Chánh Pháp, được tràn đầy nước cao quý là sự giải thoát (nghĩ rằng): ‘Những người nào đó bị lấm lem bụi bặm phiền não, có suy tư, có trí tuệ, những người ấy sau khi tắm rửa ở đây sẽ tẩy sạch tất cả các phiền não.’ Nếu người nào đó sau khi đi đến hồ nước Chánh Pháp cao quý ấy không tắm rửa, rồi quay lui, trở lại đời sống tại gia tầm thường, vẫn còn phiền não. Dân chúng sẽ chê trách chính kẻ ấy rằng: ‘Người này sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thằng, không đạt được chỗ đứng ở nơi ấy nên đã trở lại đời sống tại gia tầm thường. Làm sao Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng sẽ tự mình làm trong sạch kẻ không thực hành này được? Vậy có điều sai trái gì đối với Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng?’

 

  1. Q & A.

‘Or suppose, O king, that a man afflicted with dire disease should visit a physician skilled in diagnosis 2, knowing an efficacious and lasting method of cure, and that that man should then not let himself be treated, but go back again as ill as before. Now therein whom would the people blame, the sick man or the doctor?’

It is the sick man, Sir, they would blame, saying:

 

  1. 65

 

[paragraph continues]

“How could the physician, of himself, cure this man, who would not let himself be treated? What fault is there in the doctor?”‘

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam bị bệnh trầm trọng, sau khi gặp người thầy thuốc giải phẩu, rành rẽ về nguyên nhân gây bệnh, có sự chữa trị hiệu quả và lâu dài, lại không cho chữa trị, rồi quay lui, vẫn còn bị bệnh. Trong trường hợp ấy dân chúng nên chê trách ai, kẻ bị bệnh hay là người thầy thuốc?”

“Thưa ngài, dân chúng nên chê trách kẻ bị bệnh rằng: ‘Người này sau khi gặp người thầy thuốc giải phẩu, rành rẽ về nguyên nhân gây bệnh, có sự chữa trị hiệu quả và lâu dài, lại không cho chữa trị, rồi quay lui, vẫn còn bị bệnh. Làm sao người thầy thuốc tự mình sẽ chữa trị cho kẻ không chịu để cho chữa trị này? Vậy có điều sai trái gì đối với người thầy thuốc?’”

 

‘Just so, O king, has the Tathâgata deposited in the casket of his religion the ambrosial medicine (of Nirvâna) which is able to entirely suppress all the sickness of sin, thinking: “May all those of conscious sentient beings who are afflicted with the sickness of sin drink of this ambrosia, and so allay all their disease.” And if any one, without drinking the ambrosia, should turn back again with the evil still within him, and return once more to the lower state, it is he whom the people will blame, saying: “This man entered religion according to the doctrine of the Conquerors, and finding no resting-place within it, has returned again to the lower state. How could the religion of the Conquerors, of itself, cure him who would not regulate his life in accordance with it? What fault is there in the system?”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai đã bỏ vào bên trong cái hộp Giáo Pháp phương thuốc Bất Tử có khả năng làm yên lặng toàn bộ tất cả căn bệnh phiền não (nghĩ rằng): ‘Những người nào đó bị hành hạ bởi căn bệnh phiền não, có suy tư, có trí tuệ, những người ấy sau khi uống vào phương thuốc Bất Tử này sẽ làm yên lặng mọi căn bệnh phiền não.’ Nếu người nào đó sau khi không uống vào phương thuốc Bất Tử ấy, rồi quay lui, trở lại đời sống tại gia tầm thường, vẫn còn phiền não. Dân chúng sẽ chê trách chính kẻ ấy rằng: ‘Người này sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thằng, không đạt được chỗ đứng ở nơi ấy nên đã trở lại đời sống tại gia tầm thường. Làm sao Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng sẽ làm trong sạch kẻ không thực hành này được? Vậy có điều sai trái gì đối với Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng?’

 

  1. Q & A.

‘Or suppose, O king, a starving man were to attend at a place where a mighty largesse of food 2 given for charity was being distributed, and then should go away again, still starving, without eating anything. Whom then would the people blame, the starving man, or the feast of piety?’

 

‘It is the starving man, Sir, they would blame, saying: [248] “This fellow, though tormented with hunger, still when the feast of piety was provided for him, partook of nothing, and went back as hungry as before. How could the meal, of which he

 

  1. 66

 

would not eat, enter, of itself, into his mouth? What fault is there in the food? “‘

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam bị đói, sau khi đi đến nơi phân phát vật thực phước thiện lớn lao, lại không ăn vật thực ấy, rồi quay lui, vẫn còn bị đói. Trong trường hợp ấy dân chúng nên chê trách ai, kẻ bị đói hay là vật thực phước thiện?”

“Thưa ngài, dân chúng nên chê trách kẻ bị đói: ‘Người này, bị hành hạ bởi cơn đói, sau khi nhận lãnh vật thực phước thiện không ăn, rồi quay lui, vẫn còn bị đói. Làm sao vật thực tự nó sẽ đi vào miệng của kẻ không ăn này được? Vậy có điều sai trái gì đối với vật thực?’”

 

‘Just so, O king, has the Tathâgata placed the most excellent, good, auspicious, delicate ambrosial food, surpassing sweet, of the realisation of the impermanency of all things 1, into the casket of his religion, thinking: “May all those of conscious sentient beings who feel within them the torment of sin 2, whose hearts are deadened by cravings, feeding upon this food, allay every longing that they have for future life in any form, in any world.” And if any one, without enjoying this food, should turn back, still dominated by his cravings, and return once more to the lower state, it is he whom the people will blame, saying: “This man entered religion according to the doctrine of the Conquerors, and finding no resting-place within it, has returned again to the lower state. How could the religion of the Conquerors, of itself, purify him who would not regulate his life in accordance with it? What fault is there in the system?”‘

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai đã để vào bên trong cái hộp Giáo Pháp món vật thực Niệm Đặt Ở Thân cao quý tột bậc, yên tịnh, an toàn, hảo hạng, bất tử, ngọt ngào tột bậc (nghĩ rằng): ‘Những người nào đó bị đói ở nội phần do phiền não, có tâm bị chế ngự bởi tham ái, có suy tư, có trí tuệ, những người ấy sau khi thọ dụng vật thực này sẽ xa lìa tất cả tham ái ở dục giới, sắc giới, và vô sắc giới.’ Nếu người nào đó sau khi không ăn vật thực ấy, rồi quay lui, trở lại đời sống tại gia tầm thường, vẫn còn bị ràng buộc bởi tham ái. Dân chúng sẽ chê trách chính kẻ ấy rằng: ‘Người này sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thằng, không đạt được chỗ đứng ở nơi ấy nên đã trở lại đời sống tại gia tầm thường. Làm sao Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng sẽ làm trong sạch kẻ không thực hành này được? Vậy có điều sai trái gì đối với Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng?’

 

  1. Q & A.

‘If the Tathâgata, O king, had let a householder be received into the Order only after he had been trained in the first stage of the Excellent Way, then would renunciation of the world no longer indeed be said to avail for the putting away of evil qualities, for purification of heart–then would there be no longer any use in renunciation. It would be as if a man were to have a bathing tank excavated

 

  1. 67

 

by the labour of hundreds (of workpeople 1), and were then to have a public announcement made: “Let no one who is dirty go down into this tank! Let only those whose dust and dirt have been washed away, who are purified and stainless, go down into this tank!” Now would that bath, O king, be of any use to those thus purified and stainless?

‘Certainly not, Sir! The advantage they would have sought in going into the bath they would have already gained elsewhere. Of what use would the bath be to them then?’

Tâu đại vương, nếu đức Như Lai cho xuất gia chỉ riêng người tại gia (nào) đã được hướng dẫn đến một quả vị, thế chẳng phải việc xuất gia này nhằm đưa đến việc dứt bỏ phiền não hay đưa đến sự thanh tịnh? Và không có việc gì cần phải làm với việc xuất gia? Tâu đại vương, giống như người nam sau khi cho đào cái hồ nước bằng hàng trăm lao động rồi thông báo đến tập thể như vầy: ‘Này quý ông, chớ để bất cứ những ai bị lấm lem bước xuống hồ nước này của tôi. Hãy để cho những người có bụi bặm dơ dáy đã được tẩy uế, trong sạch, đã kỳ cọ vết nhơ bước xuống hồ nước này.’ Tâu đại vương, phải chăng những người có bụi bặm dơ dáy đã được tẩy uế, trong sạch, đã kỳ cọ vết nhơ ấy là có việc cần làm với cái hồ nước ấy?”

“Thưa ngài, không đúng. Với mục đích nào mà những người ấy đi đến hồ nước ấy, việc cần làm ấy của những người ấy đã được làm ở tại nơi khác rồi. Họ còn có việc gì với hồ nước ấy?”

 

‘Just so, O king, had the Tathâgata ordained that only laymen who had already entered the first stage of the Excellent Way should be received into the Order, then would the advantage they seek in it have been already gained. Of what use would the renunciation be to them then?

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế nếu đức Như Lai cho xuất gia chỉ riêng người tại gia (nào) đã được hướng dẫn đến một quả vị, chính ở trường hợp ấy việc cần phải làm của những người ấy đã được làm xong. Họ còn có việc gì với việc xuất gia?

 

  1. Q & A.

‘Or suppose, O king, that a physician, a true follower of the sages of old 2, one who carries (in his memory) the ancient traditions and verses 3, a practical man 4, skilled in diagnosis, and master of an efficacious and lasting system of treatment, who had collected (from medicinal herbs) a medicine able to cure every disease, were to have it announced: [249] “Let none, Sirs, who are ill come to visit me! Let the

 

  1. 68

 

healthy and the strong visit me!” Now, would then, O king, those men free from illness and disease, healthy and jubilant, get what they wanted from that physician?’

‘Certainly not, Sir! What men want from a physician, that would they have already obtained otherwise. What use would the physician be to them?’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy thuốc giải phẩu, người phục vụ tín cẩn của các vị ẩn sĩ, có sự ghi nhớ các chú thuật và các đoạn kệ ngôn đã được nghe, không là kẻ ngớ ngẩn, rành rẽ về nguyên nhân gây bệnh, có sự chữa trị hiệu quả và lâu dài, sau khi gom lại các loại thuốc men làm yên lặng tất cả các căn bệnh rồi thông báo đến tập thể như vầy: ‘Này quý ông, chớ để bất cứ những ai có bệnh đi đến gặp tôi. Hãy để cho những người không có bệnh không ốm đau đi đến gặp tôi.’ Tâu đại vương, phải chăng những người không có bệnh, không ốm đau, được toàn vẹn, được hưng phấn ấy là có việc cần làm với người thầy thuốc ấy?”

“Thưa ngài, không đúng. Với mục đích nào mà những người ấy đi đến người thầy thuốc ấy, việc cần làm ấy của những người ấy đã được làm ở tại nơi khác rồi. Họ còn có việc gì với người thầy thuốc ấy?”

 

‘Just so, O king, had the Tathâgata ordained that only those laymen who had already entered the first stage of the Excellent Way should be received into the Order, then would the advantages they seek in it have been already gained elsewhere. Of what use would the renunciation be to them then?

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế nếu đức Như Lai cho xuất gia chỉ riêng người tại gia (nào) đã được hướng dẫn đến một quả vị, chính ở trường hợp ấy việc cần phải làm của những người ấy đã được làm xong. Họ còn có việc gì với việc xuất gia?

 

  1. Q & A.

‘Or suppose, O king, that some had had many hundreds of dishes of boiled milk-rice prepared 1, and were to have it announced to those about him: ‘Let not, Sirs, any hungry man approach to this feast of charity. Let those who have well fed, the satisfied, refreshed, and satiated 2, those who have regaled themselves, and are filled with good cheer,–let them come to the feast.” Now would any advantage, O king, be derived from the feast by those men thus well fed, satisfied, refreshed, satiated, regaled, and filled with good cheer?’

‘Certainly not, Sir! The very advantage they would seek in going to the feast, that would they have already attained elsewhere. What good would the feast be to them?’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam nào đó, sau khi cho chuẩn bị bữa ăn hàng trăm đĩa cơm sữa, rồi thông báo đến tập thể như vầy: ‘Này quý ông, chớ để bất cứ những ai bị đói đi đến nơi phát chẩn này. Hãy để cho những người đã được ăn no, được thỏa mãn, được thừa thãi, no nê, cường tráng, đầy đủ đi đến nơi phát chẩn này.’ Tâu đại vương, phải chăng những người đã ăn xong, được thỏa mãn, được thừa thãi, no nê, cường tráng, đầy đủ ấy là có việc cần làm với bữa ăn ấy?”

“Thưa ngài, không đúng. Với mục đích nào mà những người ấy đi đến nơi phát chẩn ấy, việc cần làm ấy của những người ấy đã được làm ở tại nơi khác rồi. Họ còn có việc gì với nơi phát chẩn ấy?”

 

‘Just so, O king, had the Tathâgata, ordained that

  1. 69

 

only those laymen who had already entered the first stage of the Excellent Way should be received into the Order, thus would the advantages they seek in it have been already gained elsewhere. Of what use would the renunciation be to them?

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế nếu đức Như Lai cho xuất gia chỉ riêng người tại gia (nào) đã được hướng dẫn đến một quả vị, chính ở trường hợp ấy việc cần phải làm của những người ấy đã được làm xong. Họ còn có việc gì với việc xuất gia?

 

  1. Q & A.

‘But notwithstanding that, O king, they who return to the lower state manifest thereby five immeasurably good qualities in the religion of the Conquerors. And what are the five? They show how glorious is the state (which those have reached who have entered the Order), how purified it is from every stain, how impossible it is for the sinful to dwell within it together (with the good), how difficult it is to realise (its glory), how many are the restraints to be observed within it.

Tâu đại vương, phải chăng những người nào trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy phô bày năm đức tính không thể so sánh ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Năm đức tính nào? Họ phô bày tính chất vĩ đại của lãnh địa, phô bày tính chất thanh tịnh không ô nhiễm, phô bày tính chất không sống chung với những kẻ ác, phô bày tính chất khó thấu triệt, phô bày tính chất cần được bảo vệ với nhiều sự thu thúc.

 

  1. Q & A.

‘And how do they show the mighty glory of that state? just, O king, as if a man, poor, and of low birth, without distinction 1, deficient in wisdom, were to come into possession of a great and mighty kingdom, it would not be long before he would be overthrown, utterly destroyed 2, and deprived of his glory. For he would be unable to support his dignity. [250] And why so? Because of the greatness thereof. just so is it, O king, that whosoever are without distinction, have acquired no merit, and are devoid of wisdom, when they renounce the world according to the religion of the Conquerors, then, unable to bear that most excellent renunciation, overthrown, fallen, and deprived of their glory, they return to the lower state. For they are unable to

 

  1. 70

 

carry out the doctrine of the Conquerors. And why so? Because of the exalted nature of the condition which that doctrine brings about. Thus is it, O king, that they show forth the mighty glory of that state.

Họ phô bày tính chất vĩ đại của lãnh địa là như thế nào? Tâu đại vương, giống như người nam không có tài sản, dòng dõi thấp kém, tầm thường, thấp thỏi về trí tuệ, sau khi đạt được vương quốc rộng lớn, không bao lâu sau sẽ sụp đổ, tiêu hoại, suy giảm về danh vọng, không thể duy trì vương quyền. Vì lý do gì? Vì tính chất vĩ đại của vương quyền. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào đó là tầm thường, không có phước báu đã tạo, thấp thỏi về trí tuệ, xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những người ấy trong khi không thể duy trì việc xuất gia cao quý và tối thượng ấy, không bao lâu sau từ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng họ sụp đổ, tiêu hoại, suy giảm, trở lại đời sống tại gia tầm thường, không thể duy trì Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Vì lý do gì? Vì tính chất vĩ đại của lãnh địa Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Họ phô bày tính chất vĩ đại của lãnh địa là như thế ấy.

 

  1. Q & A.

‘And how do they show how purified that state is from every stain? Just, O king, as water, when it has fallen upon a lotus, flows away, disperses, scatters, disappears, and adheres not to it. And why so? Because of the lotus being pure from any spot. Just so, O king, when whosoever are deceitful, tricky, crafty, treacherous, holders of lawless opinions, have been admitted into the religion of the Conquerors, it is not long before they disperse, and scatter, and fall from that pure and stainless, clear and faultless 1, most high and excellent religion, and finding no standing-place in it, adhering no longer to it, they return to the lower state. And why so? Because the religion of the Conquerors has been purified from every stain. Thus is it, O king, that they show forth the purity of that state from every stain.

Họ phô bày tính chất thanh tịnh không ô nhiễm là như thế nào? Tâu đại vương, giống như nước ở lá sen sẽ phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, rồi mất dạng, không bám níu. Vì lý do gì? Vì tính chất thanh tịnh không ô nhiễm của loài sen. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào đó là gian trá, giả dối, cong quẹo, quanh co, có quan điểm không ổn định, xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những người ấy không bao lâu sau từ Giáo Pháp thanh tịnh không ô nhiễm, không gai góc, trong trắng, cao quý, và ưu tú, sẽ phân tán, tiêu tan, tiêu hoại, không trụ vững, không bám níu, trở lại đời sống tại gia tầm thường. Vì lý do gì? Vì tính chất thanh tịnh không ô nhiễm ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Họ phô bày tính chất thanh tịnh không ô nhiễm là như thế ấy.

 

  1. Q & A.

‘And how do they show how impossible it is for the sinful to dwell within it together with the good? just, O king, as the great ocean does not tolerate the continuance in it of a dead corpse 2, but whatever corpse may be in the sea, that does it bring quickly to the shore, and cast it out on to the dry land. And why so? Because the ocean is

 

  1. 71

 

the abode of mighty creatures. Just so, O king, when whosoever are sinful, foolish, with their zeal evaporated, distressed, impure, and bad, have been admitted into the religion of the Conquerors, it is not long before they abandon that religion, and dwelling no longer in it–the abode of the mighty, the Arahats, purified, and free from the Great Evils 1–they return to the lower state. And why so? Because it is impossible for the wicked to dwell in the religion of the Conquerors. Thus is it, O king, that they show forth the impossibility of the sinful to abide within it together with the good.

Họ phô bày tính chất không sống chung với những kẻ ác là như thế nào? Tâu đại vương, giống như biển cả không sống chung với xác chết, nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy vào bờ hoặc hất lên đất liền. Vì lý do gì? Vì việc cư trú của các chúng sanh to lớn ở nơi biển cả. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào đó có bản tánh không thu thúc, vô liêm sỉ, không nghiêm chỉnh, có sự tinh tấn yếu ớt, biếng nhác, ô uế, đê tiện, xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những người ấy không bao lâu sau sẽ lìa khỏi Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, khỏi nơi cư trú của các chúng sanh to lớn, các bậc A-la-hán, vô nhiễm, lậu tận, không cộng trú, và trở lại đời sống tại gia tầm thường. Vì lý do gì? Vì tính chất không sống chung với những kẻ ác ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Họ phô bày tính chất không sống chung với những kẻ ác là như thế ấy.

 

  1. Q & A.

‘And how do they show how difficult a state it is to grasp? just, O king, as archers who are clumsy, untrained, ignorant, and bereft of skill, are incapable of high feats of archery, such as hairsplitting 2, but miss the object, and shoot beyond the mark. And why so? Because of the fineness and minuteness of the horse-hair. [251] just so, O king, when foolish, stupid, imbecile 3, dull, slow-minded

 

  1. 72

 

fellows renounce the world according to the doctrine of the Conquerors, then they, unable to grasp the exquisitely fine and subtle distinctions of the Four Truths, missing them, going beyond them, turn back before long to the lower state. And why so? Because it is so difficult to penetrate into the finenesses and subtleties of the Truths. This is how they show forth the difficulty of its realisation.

Họ phô bày tính chất khó thấu triệt là như thế nào? Tâu đại vương, giống như những người nào đó là cung thủ, không thành thạo, không được học tập, không rành nghề, không tập trung tâm, trong khi không thể xuyên thủng đầu của cọng tóc, buông rơi (cung), bỏ đi. Vì lý do gì? Vì tính chất tinh vi, tế nhị, khó xuyên thủng của đầu cọng tóc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào đó có tuệ tồi, ngu xuẩn, ngớ ngẩn, si mê, điệu bộ chậm chạp, xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những người ấy trong khi không thể xuyên thủng việc thấu triệt ấy đối với bốn Chân Lý vô cùng tinh vi, tế nhị, buông rơi Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, bỏ đi, không bao lâu sau trở lại đời sống tại gia tầm thường. Vì lý do gì? Vì tính chất vô cùng tinh vi, tế nhị, khó thấu triệt của bốn Chân Lý. Họ phô bày tính chất khó thấu triệt là như thế ấy.

 

  1. Q & A.

‘And how do they show how many are the restraints to be observed within it? Just, O king, as a man who had gone to a place where a mighty battle was going on, when, surrounded on all sides by the forces of the enemy, he sees the armed hosts crowding in upon him, will give way, turn back, and take to flight. And why so? Out of fear lest he should not be saved in the midst of so hot a fight. Just so, O king, when whosoever are wicked 1, unrestrained, shameless, foolish, full of ill-will, fickle, unsteady, mean and stupid, renounce the world under the system of the Conquerors, then they, unable to carry out the manifold precepts, give way, turn back, and take to flight, and so before long return to the lower state. And why so? Because of the multiform nature of the restraints to be observed in the religion of the Conquerors. Thus is it, O king, that they show forth the manifoldness of the restraints to be observed.

Họ phô bày tính chất cần được bảo vệ với nhiều sự thu thúc là như thế nào? Tâu đại vương, giống như người nam nào đó đi đến gần bãi chiến trường lớn lao vĩ đại rồi bị bao vây chung quanh khắp các hướng chính hướng phụ bởi đội quân địch, sau khi nhìn thấy người tay cầm gươm đang tiến đến gần thì hoảng sợ, thối lui, quay trở lại, đào tẩu. Vì lý do gì? Vì nỗi sợ hãi trong việc bảo vệ các tiền tuyến của cuộc chiến đấu đa dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào đó, có bản tánh không thu thúc, vô liêm sỉ, không nghiêm chỉnh, không nhẫn nại, thất thường, bị dao động, hay thay đổi, là những người ngu dốt, xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những người ấy trong khi không thể bảo vệ trọn vẹn điều học có nhiều loại, thì thối lui, quay trở lại, đào tẩu, không bao lâu sau thì trở lại đời sống tại gia tầm thường. Vì lý do gì? Vì tính chất cần được bảo vệ sự thu thúc có nhiều loại thuộc Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Họ phô bày tính chất cần được bảo vệ với nhiều sự thu thúc là như thế ấy.

 

  1. 73

 

  1. Q & A.

‘As on that best of flowering shrubs, O king, the double jasmine 1, there may be flowers that have been pierced by insects, and their tender stalks being cut to pieces, they may occasionally fall down. But by their having fallen is not the jasmine bush disgraced. For the flowers that still remain upon it pervade every direction with their exquisite perfume. Just so, O king, whosoever having renounced the world under the system of the Conquerors, return again to the lower state, are, like jasmine flowers bitten by the insects and deprived of their colour and their smell, colourless as it were in their behaviour, and incapable of development. But by their backsliding is not the religion of the Conquerors put to shame. For the members of the Order who remain in the religion pervade the world of gods and men with the exquisite perfume of their right conduct.

Tâu đại vương, ở bụi hoa nhài trâu, dầu là hạng nhất trong số các loài hoa mọc ở đất bằng, cũng có những bông hoa bị sâu ăn, những chồi non ấy, bị quắn lại, rồi rơi rụng chính vì sự hư hoại. Nhưng không vì chúng bị rơi rụng mà bụi hoa nhài bị xem thường. Những bông hoa nào còn tồn tại ở nơi ấy, chúng tỏa khắp các hướng chính phụ với hương thơm chân chánh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng rồi trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng có giới không còn phẩm chất và hình tướng, ví như những bông hoa nhài bị sâu ăn, mất đi màu sắc và hương thơm, không thể đưa đến sự phát triển trọn vẹn. Nhưng không vì việc trở lại đời sống tại gia tầm thường của những người ấy mà Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng bị xem thường. Các vị tỳ khưu nào còn tồn tại ở nơi ấy, các vị ấy tỏa khắp thế gian luôn cả cõi Trời với hương thơm cao quý của giới.

 

  1. Q & A.

‘Among rice plants that are healthy [252] and ruddy there may spring up a kind of rice plant called Karumbhaka 2, and that may occasionally fade. But by its fading are not the red rice plants disgraced. For those that remain become the food of kings. Just so, O king, whosoever having renounced the world under the system of the Conquerors return again to the lower state, they, like Karumbhaka plants among the red rice, may grow not, nor attain development, and may even occasionally relapse into the lower state. But by their backsliding is not the religion of the Conquerors put to shame,

 

  1. 74

 

for the brethren that remain stedfast become fitted even for Arahatship.

Tâu đại vương, có loại lúa sāli tên là karumbhaka, sau khi mọc lên ở khoảng giữa của các giống lúa sāli gạo đỏ không bị èo oặt, rồi bị tiêu hoại lúc còn ở giai đoạn giữa chừng. Nhưng không vì việc bị tiêu hoại của loại lúa ấy mà giống lúa sāli gạo đỏ bị xem thường. Những lúa sāli nào còn tồn tại ở nơi ấy, chúng là vật thực của đức vua. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng rồi trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy, ví như karumbhaka ở khoảng giữa của các loại lúa sāli gạo đỏ, sau khi tăng trưởng không đạt đến sự phát triển trọn vẹn ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, rồi trở lại đời sống tại gia tầm thường từ ở chính khoảng giữa. Nhưng không vì việc trở lại đời sống tại gia tầm thường của những người ấy mà Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng bị xem thường. Các vị tỳ khưu nào còn tồn tại ở nơi ấy, các vị ấy là thích đáng đối với phẩm vị A-la-hán.

 

  1. Q & A.

‘On one side, O king, of a wish conferring gem a roughness 1 may arise. But by the appearance of that roughness is not the gem disgraced. For the purity that remains in the gem fills the people with gladness. And just so, O king, whosoever having renounced the world under the system of the Conquerors return again to the lower state, they may be rough ones and fallen ones in the religion. But by their backsliding is not the religion of the Conquerors put to shame, for the brethren who remain stedfast are the cause of joy springing up in the hearts of gods and men.

Tâu đại vương, viên bảo ngọc ma-ni, vật ban cho điều ước, có một phần sần sùi sanh khởi. Nhưng không vì việc bị sanh khởi phần sần sùi ở chỗ ấy mà viên bảo ngọc ma-ni bị xem thường. Phần nào ở chỗ ấy của viên bảo ngọc ma-ni là trong suốt, phần ấy có sự tạo ra niềm vui thích cho dân chúng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng rồi trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy là lớp vỏ ngoài sần sùi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Nhưng không vì việc trở lại đời sống tại gia tầm thường của những người ấy mà Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng bị xem thường. Các vị tỳ khưu nào còn tồn tại ở nơi ấy, các vị ấy có sự tạo ra niềm vui thích cho chư Thiên và nhân loại.

 

  1. Q & A.

‘Even red sandal wood of the purest sort, O king, may become in some portion of it rotten and scentless. But thereby is not the sandal wood disgraced. For that portion which remains wholesome and sweet scatters and diffuses its perfume all around. And just so, O king, whosoever having renounced the world under the system of the Conquerors return again to the lower state, they, like the rotten part of the sandal wood, may be as it were thrown away in the religion. But by their backsliding is not the religion of the Conquerors put to shame. For the brethren who remain stedfast pervade, with the sandal wood perfume of their right conduct, the world of gods and men.’

‘Very good, Nâgasena! By one appropriate simile after another, by one correct analogy after another have you most excellently made clear the

 

  1. 75

 

faultlessness of the system of the Conquerors, and shown it free from blame. And even those who have lapsed make evident how excellent that system is.’

Tâu đại vương, trầm hương màu đỏ chánh tông có một phần bị hư hỏng, [không có mùi thơm. Nhưng không vì việc ấy mà trầm hương màu đỏ bị xem thường.][4] Phần nào ở chỗ ấy là không hư hỏng, có mùi thơm, phần ấy xông khói, tỏa khắp xung quanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng rồi trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, ví như phần bị hư hỏng ở giữa lõi trầm hương màu đỏ, đáng được quăng bỏ. Nhưng không vì việc trở lại đời sống tại gia tầm thường của những người ấy mà Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng bị xem thường. Các vị tỳ khưu nào còn tồn tại ở nơi ấy, các vị ấy bôi xức thế gian luôn cả cõi Trời với mùi thơm của trầm hương quý giá là giới.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Bằng lý lẽ thích đáng với mỗi một trường hợp, tương xứng với mỗi một trường hợp, sự không có lỗi lầm đã được ghi nhận, Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng với bản thể tối thượng đã được làm sáng tỏ. Thậm chí trong khi trở lại đời sống tại gia tầm thường, những người ấy cũng làm sáng tỏ chính bản thể tối thượng thuộc về Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.”

 

 

Phần 7.

WHY HAVE ARAHATS NO POWER OVER THEIR BODIES?

Câu hỏi về sự nhận biết cảm thọ của vị A-la-hán.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, your (members of the Order) say: [253]

“There is one kind of pain only which an Arahat suffers, bodily pain, that is, and not mental 1.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng:

‘Vị A-la-hán nhận biết một cảm thọ, thuộc thân không thuộc tâm.’

‘How is this, Nâgasena? The Arahat keeps his mind going by means of the body. Has the Arahat no lordship, no mastery, no power over the body?’

‘No, he has not, O king.’

Thưa ngài Nāgasena, việc mà tâm của vị A-la-hán vận hành nương vào thân, vậy có phải vị A-la-hán không phải là chúa tể, không phải là người chủ, không có quyền hành ở nơi ấy?”

“Tâu đại vương, đúng vậy.”

 

‘That, Sir, is not right that over the body, by which he keeps his mind going, he should have neither lordship, nor mastery, nor power. Even a bird, Sir, is lord and master and ruler over the nest in which he dwells.’

“Thưa ngài Nāgasena, việc vị ấy không phải là chúa tể, không phải là người chủ, không có quyền hành đối với tâm của mình trong khi thân đang được vận hành là không đúng. Thậm chí con chim cho đến khi nào còn trú ở nơi tổ chim, thì nó là chúa tể, là người chủ, là có quyền hành ở nơi ấy. ”

 

  1. Q & A.

‘There are these ten qualities, O king, inherent in the body, which run after it, as it were, and accompany it from existence to existence 2. And what are the ten? Cold and heat, hunger and thirst,

 

  1. 76

 

the necessity of voiding excreta, fatigue and sleepiness, old age, disease, and death. And in respect thereof, the Arahat is without lordship, without mastery, without power.’

“Tâu đại vương, mười pháp này đi theo thân, chạy theo, vận hành theo thân ở mỗi một kiếp sống. Mười pháp nào? Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, dã dượi buồn ngủ, già, bệnh, chết. Tâu đại vương, đây là mười pháp đi theo thân, chạy theo, vận hành theo thân ở mỗi một kiếp sống. Vị A-la-hán không phải là chúa tể, không phải là người chủ, không có quyền hành ở nơi ấy.”

 

‘Venerable Nâgasena, what is the reason why the commands of the Arahat have no power over his body, neither has he any mastery over it? Tell me that.

‘Just, O king, as whatever beings are dependent on the land, they all walk, and dwell, and carry on their business in dependence upon it. But do their commands have force, does their mastery extend over it?’

‘Certainly not, Sir!’

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà đối với vị A-la-hán, mệnh lệnh hay là uy quyền không vận hành ở thân? Về việc này, xin ngài hãy nói cho trẫm lý do.”

“Tâu đại vương, giống như những chúng sanh nào đó là được nương tựa vào trái đất, tất cả bọn họ nương vào trái đất mà di chuyển, sinh sống, quyết định lối cư xử. Tâu đại vương, phải chăng mệnh lệnh hay là uy quyền của những người ấy vận hành ở trái đất?”

“Thưa ngài, tất nhiên không.”

 

‘Just so, O king, the Arahat keeps his mind going through the body. And yet his commands have no authority over it, nor power.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của vị A-la-hán vận hành nương vào thân. Tuy nhiên, đối với vị A-la-hán mệnh lệnh hay là uy quyền không vận hành ở thân.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, why is it that the ordinary man suffers both bodily and mental pain?’

‘By reason, O king, of the untrained state of his mind. just, O king, as an ox when trembling with starvation might be tied up with a weak and fragile and tiny rope of grass or creeper. But if the ox were excited 1 then would he escape, dragging the fastening with him. Just so, O king, when pain comes upon him whose mind is untrained, then is his mind excited, and the mind so excited bends his body this way and that and makes it grovel on the ground, [254] and he, being thus untrained in mind, trembles 2 and cries, and gives forth terrible

 

  1. 77

 

groans. This is why the ordinary man, O king, suffers pain as well in body as in mind.’

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà phàm nhân nhận biết cảm thọ thuộc thân luôn cả thuộc tâm?”

“Tâu đại vương, vì tính chất không được tu tập của tâm khiến phàm nhân nhận biết cảm thọ thuộc thân luôn cả thuộc tâm. Tâu đại vương, giống như con bò đực bị đói, bị run rẩy, có thể được buộc lại bằng những cọng cỏ không chắc, yếu ớt, nhỏ nhắn, hoặc bằng sợi dây leo. Khi nào con bò đực ấy bị kích động, khi ấy nó ra đi cùng với sợi dây buộc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với tâm chưa được tu tập, cảm thọ sau khi sanh khởi thì làm cho tâm bị kích động. Tâm bị kích động, thì uốn cong thân, vặn vẹo, làm thân xoay chuyển. Và người ấy, với tâm chưa được tu tập, run rẩy, kêu lên, thét lên tiếng kêu ghê rợn. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy phàm nhân nhận biết cảm thọ thuộc thân luôn cả thuộc tâm.”

 

  1. Q & A.

‘Then why, Sir, does the Arahat only suffer one kind of pain–bodily, that is, and not mental?’

‘The mind of the Arahat, O king, is trained, well practised, tamed, brought into subjection, and obedient, and it hearkens to his word. When affected with feelings of pain, he grasps firmly the idea of the impermanence of all things, so ties his mind as it were to the post of contemplation, and his mind, bound to the post of contemplation, remains unmoved, unshaken, becomes stedfast, wanders not–though his body the while may bend this way and that and roll in agony by the disturbing influence of the pain. This is why it is only one kind of pain that the Arahat suffers–bodily pain, that is, and not mental.’

“Thưa ngài, vì lý do gì mà vị A-la-hán nhận biết một cảm thọ, thuộc thân không thuộc tâm?”

“Tâu đại vương, tâm của vị A-la-hán là đã được tu tập, đã khéo được tu tập, đã được rèn luyện, đã khéo được rèn luyện, biết nghe, có sự phục tùng. Vị ấy, trong khi bị tiếp xúc với cảm thọ khổ, nắm chắc ý nghĩ rằng: ‘là vô thường,’ rồi buộc tâm vào cột trụ của định. Được buộc chặt vào cột trụ của định, tâm ấy của vị ấy không rung chuyển, không dao động, được vững chãi, không bị tán loạn. Tuy nhiên, do sự lan rộng sức khuấy rối của cảm thọ, thân của vị ấy uốn cong, vặn vẹo, xoay chuyển. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy vị A-la-hán nhận biết một cảm thọ, thuộc thân không thuộc tâm.”

 

  1. Q & A.

Venerable Nâgasena, that verily is a most marvellous thing that when the body is trembling the mind should not be shaken. Give me a reason for that.’

‘Suppose, O king, there were a noble tree, mighty in trunk and branches and leaves. And when agitated by the force of the wind its branches should wave. Would the trunk also move?

‘Certainly not, Sir!’

“Thưa ngài Nāgasena, về việc trong khi thân dao động mà tâm không dao động được gọi là điều kỳ diệu ở thế gian. Về việc này, xin ngài hãy nói cho trẫm lý do.”

“Tâu đại vương, giống như ở cội cây to lớn khổng lồ có đầy đủ thân, cành cây, và lá cây, khi bị vùi dập bởi sức mạnh của gió thì cành cây dao động, phải chăng thân của cây cũng dao động?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Well, O king, the mind of the Arahat is as the trunk of that noble tree.’

‘Most wonderful, Nâgasena, and most strange!

 

  1. 78

 

[paragraph continues]

Never before have I seen a lamp of the law that burned thus brightly through all time.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị A-la-hán trong khi bị tiếp xúc với cảm thọ khổ, nắm chắc ý nghĩ rằng: ‘là vô thường,’ rồi buộc tâm vào cột trụ của định. Được buộc chặt vào cột trụ của định, tâm ấy của vị ấy không rung chuyển, không dao động, được vững chãi, không bị tán loạn. Do sự lan rộng sức khuấy rối của cảm thọ, thân của vị ấy uốn cong, vặn vẹo, xoay chuyển. Tuy nhiên, tâm của vị ây không rung chuyển, không dao động, tợ như thân của cội cây to lớn vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Ngọn đèn Giáo Pháp có hình thức như vầy vào mọi lúc là chưa từng được thấy trước đây bởi trẫm.”

 

Phần 8.

THE LAYMAN’S SIN.

Câu hỏi về chướng ngại của sự chứng ngộ.

 

  1. Q & A.

[255] ‘Venerable Nâgasena, suppose a layman had been guilty of a Pârâgika offence 1, and some time after should enter the Order. And neither he himself should be aware that when still a layman he had so been guilty, nor should any one else inform him, saying: “When a layman you were guilty of such an offence.” Now if he were to devote himself to the attainment of Arahatship 2, would he be able so to comprehend the Truth as to succeed in entering upon the Excellent Way?’

“Thưa ngài Nāgasena, ở đây có người tại gia nào đó phạm tội cực nặng, [5] người ấy vào lúc khác xuất gia, người ấy tự mình cũng không biết rằng: ‘Khi là người tại gia, ta đã phạm tội cực nặng;’ cũng không có ai nói cho người ấy rằng: ‘Khi là người tại gia, ngươi đã phạm tội cực nặng.’ Và người ấy thực hành để chứng đạt Niết Bàn, phải chăng đối với người ấy có thể có sự chứng ngộ Giáo Pháp?”

 

‘No, O king, he would not.’

‘But why not, Sir?’

‘That, in him, which might have been the cause of his grasping the Truth has been, in him, destroyed. No comprehension can therefore take place.’

“Tâu đại vương, không có.”

“Thưa ngài, vì lý do gì?”

“Điều kiện đưa đến sự chứng ngộ Giáo Pháp của người ấy đã bị đứt đoạn đối với người ấy, do đó không có sự chứng ngộ Giáo Pháp.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, your people say:

“To him who is aware (of an offence) there comes

 

  1. 79

 

remorse. When remorse has arisen there is an obstruction in the heart. To him whose heart is obstructed there is no comprehension of the Truth 1.”

‘Why should there then be no such comprehension to one not aware of his offence, feeling no remorse, remaining with a quiet heart. This

dilemma touches on two irreconcilable statements. Think well before you solve it.’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Đối với người biết thì có sự hối hận. Khi có sự hối hận thì có sự che lấp, khi tâm bị che lấp thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp.’ Tuy nhiên, người này trong khi không biết, thì đã không sanh lòng hối hận, sống có tâm an tịnh, vì lý do gì mà đối với người này thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp? Câu hỏi này quanh co khúc mắc. Xin ngài suy nghĩ rồi hãy trả lời.”

 

  1. Q & A>

‘Would selected seed 2, O king, successfully sown in a well-ploughed, well-watered, fertile soil, come to maturity?’

‘Certainly, Sir!’

‘But would the same seed grow on the surface of a thick slab of rock?’

‘Of course not.’

‘Why then should the same seed grow in the mud, and not on the rock?’

‘Because on the rock the cause for its growth does not exist. Seeds cannot grow without a cause.’

“Tâu đại vương, có phải hạt giống có phẩm chất, được ủ tốt đẹp sẽ nẩy mầm ở thửa ruộng mầu mỡ, được cày kỹ lưỡng, có bùn non?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

“Tâu đại vương, phải chăng chính hạt giống ấy có thể nẩy mầm ở bề mặt tảng đá cứng?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao cũng hạt giống ấy lại nẩy mầm ở bãi bùn, tại sao lại không nẩy mầm ở tảng đá cứng?”

“Thưa ngài, điều kiện cho việc nẩy mầm của hạt giống ấy không có ở tảng đá cứng. Do không có điều kiện, hạt giống không nẩy mầm.”

 

‘Just so, O king, the cause by reason of which his comprehension of the Truth (his conversion) might have been brought about, has been rooted out in him. Conversion cannot take place without a cause.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế với điều kiện nào mà người ấy có sự chứng ngộ Giáo Pháp, điều kiện ấy đối với người ấy đã bị trừ tuyệt. Do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp. Tâu đại vương, hoặc là giống như cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ đi đến việc trụ lại ở trái đất, phải chăng chính các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy đi đến việc trụ lại ở không trung?” “Thưa ngài, không có.”  

 

  1. Q & A.

‘[Give me, Sir, another simile 3.’]

‘Well, O king, will sticks and clods and cudgels 4

 

  1. 80

 

and clubs find a resting-place in the air, in the same way as they do on the ground?’

‘No, Sir.’

‘But what is the reason why they come to rest on the earth, when they will not stand in the air?’

‘There is no cause in the air for their stability, and without a cause they will [256] not stand.’

“Tâu đại vương, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy chính các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy đi đến việc trụ lại ở trái đất? Vì lý do gì chúng không trụ lại ở không trung?”

“Thưa ngài, điều kiện cho việc trụ lại của các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy không có ở không trung. Do không có điều kiện, chúng không trụ lại.”

 

‘Just so, O king, by that fault of his the cause for his conversion has been removed. And without a cause there can be no conversion. Now will fire, O king, burn in water in the same way as it will on land?’

‘No, Sir.’

‘But why not?’

‘Because in water the conditions precedent for burning do not exist. And there can be no burning without them.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tội lỗi ấy điều kiện của sự chứng ngộ đã bị đứt đoạn đối với người ấy. Khi điều kiện đã bị tiêu diệt, do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ. Tâu đại vương, hoặc là giống như ngọn lửa phát cháy ở đất bằng, tâu đại vương, phải chăng chính ngọn lửa ấy phát cháy ở trong nước?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy chính ngọn lửa ấy phát cháy ở đất bằng? Vì lý do gì nó không phát cháy ở trong nước?”

“Thưa ngài, điều kiện cho việc phát cháy của ngọn lửa không có ở trong nước. Do không có điều kiện, nó không phát cháy.”

‘Just so, O king, are the conditions precedent to conversion destroyed in him by that offence of his. And when the conditions which would bring it about are destroyed there can be no conversion.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tội lỗi ấy điều kiện của sự chứng ngộ đã bị đứt đoạn đối với người ấy. Khi điều kiện đã bị tiêu diệt, do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, think over this matter once more. I am not yet convinced about it. Persuade me by some reason how such obstruction can occur in the case of one not aware of his offence, and feeling therefore no remorse.’

‘Would the Halâhala 1 poison, O king, if eaten by

 

  1. 81

 

a man who did not know he had eaten it, take away his life?’

‘Yes, Sir.’

“Thưa ngài Nāgasena, xin ngài hãy suy nghĩ lại về ý nghĩa này. Trẫm không có sự tin chắc ở tâm về trường hợp ấy là: ‘Đối với người không biết, khi không có sự hối hận, lại có sự che lấp.’ Hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”

“Tâu đại vương, phải chăng chất độc dữ dội đã được ăn vào mặc dầu không biết, cũng lấy đi mạng sống?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

‘Just so, O king, is there an obstruction to his comprehension of the Truth, who, without being aware of it, has committed a sin. And would fire, O king, burn a man who walked into it unawares?’

‘Yes, Sir.’

‘Well, just so in the case you put. Or would a venomous snake, if it bit a man without his knowing it, kill him?’

‘Yes, Sir.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, phải chăng ngọn lửa cũng thiêu đốt người bước lên mà không biết?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, phải chăng rắn độc sau khi cắn người không biết (bản thân đã bị rắn cắn) cũng lấy đi mạng sống?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

‘Well, just so in the case you put. And is it not true that Samana Kolañña, the king of Kalinga,–when surrounded by the seven treasures of a sovereign overlord he went mounted on his state elephant to pay a visit to his relatives,–was not able to pass the Tree of Wisdom, though he was not aware that it was there 1? Well, of the same kind is the reason why one who has committed an offence, even though he know it not, is nevertheless incapable of rising to the knowledge of the Truth.’

‘Verily, Nâgasena, this must be the word of the Conqueror. To find any fault with it were vain. And this (explanation of yours) must be the meaning of it. I accept it as you say.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, quả là Samaṇakolañña, vua xứ Kāliṅga, được tùy tùng với bảy báu vật, sau khi cỡi lên con voi báu, trong khi đi đến thăm gia đình, mặc dầu không biết cũng đã không thể di chuyển phía bên trên khu vực cội cây Bồ Đề. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy việc ác đã được làm, mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ.”

“Thưa ngài Nāgasena, không thể bác bỏ lý do đã được đấng Chiến Thắng giảng giải. Điều này đúng là ý nghĩa của việc ấy. Trẫm chấp nhận như thế.”

  1. 82

 

Phần 9.

THE GUILTY RECLUSE.

Câu hỏi về giới hạnh tồi.

 

  1. [257] ‘Venerable Nâgasena, what is the distinction, what the difference, between a layman who has done wrong, and a Samana (member of the Order) who has done wrong? Will they both be reborn in like condition? Will the like retribution happen to both? Or is there any difference?’

“Thưa ngài Nāgasena, cái gì là sự phân biệt giữa người tại gia phá giới [6] và của Sa-môn phá giới? Cái gì là sự khác biệt? Có phải cả hai hạng này đều có cảnh giới tái sanh giống nhau? Có phải cả hai đều có quả thành tựu giống nhau? Hay là có cái gì đó khác nhau?”

 

‘There are, O king, ten qualities which abound in the guilty Samana, distinguishing him from the guilty layman. And besides that, in ten ways does the Samana purify the gifts that may be given him.

“Tâu đại vương, mười đức tính này của vị Sa-môn phá giới là dư thừa cho sự phân biệt với người tại gia phá giới. Và sự cúng dường được trong sạch hơn bởi mười lý do. Mười đức tính nào của vị Sa-môn phá giới là dư thừa cho sự phân biệt với người tại gia phá giới?

 

  1. Q & A.

‘And what are the ten qualities which abound in the guilty Samana, distinguishing him from the guilty layman? The guilty Samana, O king, is full of reverence for the Buddha, for the Law, for the Order, and for his fellow-disciples; he exerts himself in putting questions about, and in recitation of (the sacred texts); he is devoted to learning, though he has done wrong. Then, O king, the guilty one entering the assembly, enters it decently clad, he guards himself alike in body and mind through fear of rebuke, his mind is set upon exerting himself (towards the attainment of Arahatship), he is of the companionship of the brethren. And even, O king, if he does wrong he lives discreetly. Just, O king, as a married woman sins only in secret and in privacy, so does the guilty Samana walk discreetly in his wrongdoing. These are the ten qualities, O king, found in the guilty Samana, distinguishing him from the guilty layman.

Tâu đại vương, ở đây vị Sa-môn phá giới có sự tôn kính đức Phật; có sự tôn kính Giáo Pháp; có sự tôn kính Hội Chúng; có sự tôn kính những vị hành Phạm hạnh; ra sức trong việc đọc tụng và học hỏi; có nhiều sự lắng nghe (đa văn); tâu đại vương, vị có giới bị hỏng, có giới tồi, đi đến tập thể cũng thể hiện tư cách; gìn giữ thân khẩu vì sợ sự chê trách; tâm của vị này có sự hướng đến việc nỗ lực; đã đến gần bản thể Sa-môn của vị tỳ khưu; tâu đại vương, trong khi làm điều ác vị Sa-môn phá giới thực hiện một cách giấu diếm. Tâu đại vương, giống như người nữ có chồng lén lút rồi thực hiện việc sái quấy một cách vô cùng bí mật. Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong khi làm điều ác vị Sa-môn phá giới thực hiện một cách giấu diếm. Tâu đại vương, mười đức tính này của vị Sa-môn phá giới là dư thừa cho sự phân biệt với người tại gia phá giới.

 

  1. Q & A.

‘And what are the ten ways in which, besides,

 

  1. 83

 

he purifies a gift given to him? He purifies it in that he wears an invulnerable coat of mail 1; in that he is shorn in the fashion of the characteristic mark of renunciation used by the seers of old 2; in that he is one who is included in the multitude of the brethren; in that he has taken his refuge in the Buddha, the Law, and the Order; in that he dwells in a lonely spot suitable for the exertion (after Arahatship); in that he seeks after the treasure of the teaching of the Conquerors; in that he preaches the most excellent law (Dhamma); in that his final destiny is to be reborn in the island of truth 3; in that he is possessed of an honest belief that the Buddha is the chief of all beings; in that he has taken upon himself the keeping of the Uposatha day. These, O king, are the ten ways in which, besides, he purifies a gift given to him.

Sự cúng dường được trong sạch hơn bởi mười lý do nào? Sự cúng dường được trong sạch do việc mang lớp vỏ bọc không tội lỗi; sự cúng dường được trong sạch do việc mang đặc điểm đầu cạo tóc, là biểu hiện Sa-môn của ẩn sĩ; sự cúng dường được trong sạch do việc đã tham gia vào cuộc hội họp của Hội Chúng; sự cúng dường được trong sạch do việc đi đến nương nhờ đức Phật, Giáo Pháp, và Hội Chúng; sự cúng dường được trong sạch do việc đã cư ngụ ở tập thể có khuynh hướng nỗ lực; sự cúng dường được trong sạch do việc tầm cầu tài sản Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng; sự cúng dường được trong sạch do việc thuyết giảng Giáo Pháp cao quý; sự cúng dường được trong sạch vì mục đích tối hậu là việc đi đến hòn đảo Giáo Pháp; sự cúng dường được trong sạch do có quan điểm hoàn toàn chánh trực về: ‘Đức Phật là cao cả;’ sự cúng dường được trong sạch do việc thọ trì ngày Uposatha. Tâu đại vương, sự cúng dường được trong sạch hơn bởi mười lý do này.

 

  1. Q & A.

[258] ‘Even, O king, when thoroughly fallen, a guilty Samana yet sanctifies the gifts of the supporters of the faith–just as water, however thick, will wash away slush and mud and dirt and stains–just as hot, and even boiling water will put a mighty blazing fire out–just as food, however nasty, will allay the faintness of hunger. For thus, O king, hath it been said by the god over all gods in the most excellent Magghima Nikâya in the chapter “On gifts 4:”

 

  1. 84

 

“Whene’er a good man, with believing heart,

Presents what he hath earned in righteousness

To th’ unrighteous,–in full confidence

On the great fruit to follow the good act–

Such gift is, by the giver, sanctified.”‘

Tâu đại vương, vị Sa-môn phá giới, mặc dầu bị phạm tội rõ ràng, cũng làm trong sạch sự cúng dường của các thí chủ. Tâu đại vương, giống như nước, mặc dầu sền sệt, cũng tẩy sạch bùn, lầy, bụi bặm, vết dơ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị Sa-môn phá giới, mặc dầu bị phạm tội rõ ràng, cũng làm trong sạch sự cúng dường của các thí chủ.  

Tâu đại vương, hoặc là giống như nước nóng, mặc dầu đã được đun sôi dữ dội, cũng dập tắt được đám lửa lớn đang bốc cháy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị Sa-môn phá giới, mặc dầu bị phạm tội rõ ràng, cũng làm trong sạch sự cúng dường của các thí chủ.

Tâu đại vương, hoặc là giống như thức ăn, mặc dầu vô vị, cũng xua đi sự suy nhược vì cơn đói. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị Sa-môn phá giới, mặc dầu bị phạm tội rõ ràng, cũng làm trong sạch sự cúng dường của các thí chủ.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở lời giải thích về sự phân loại cúng dường ở đoạn Varalañchaka (Dấu Ấn Cao Quý) thuộc Majjhimanikāya (Trung Bộ) rằng:

‘Người nào có giới hạnh dâng cúng vật thí (do của cải) đã đạt được hợp pháp đến những kẻ có giới hạnh tồi với tâm khéo tịnh tín, trong khi có đức tin thì quả của nghiệp là tột bực; sự cúng dường ấy được trong sạch về phía người thí chủ.’”

 

‘Most wonderful, Nâgasena, and most strange! We asked you a mere ordinary question, and you, expounding it with reasons and with similes, have filled, as it were, the hearer with the sweet taste of the nectar (of Nirvâna 1). just as a cook, or a cook’s apprentice, taking a piece of ordinary nutmeg, will, treating it with various ingredients, prepare a dish for a king–so, Nâgasena, when we asked you an ordinary question, have you, expounding it with reasons and similes, filled the hearer with the sweet taste of the nectar of Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Chúng tôi đã hỏi câu hỏi có chừng ấy, thì ngài, trong khi giải thích nó bằng những ví dụ, bằng những lý lẽ, đã khiến cho vị ngọt của Bất Tử được lắng nghe. Thưa ngài, giống như người đầu bếp hoặc học trò của người đầu bếp, sau khi nhận được chừng ấy thịt thì đã sửa soạn với nhiều vật liệu các loại khác nhau, rồi làm ra món ăn cho đức vua. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế chúng tôi đã hỏi câu hỏi có chừng ấy, thì ngài đã khi giải thích nó bằng những ví dụ, bằng những lý lẽ, và đã khiến cho vị ngọt của Bất Tử được lắng nghe.”

 

  1. 85

 

Phần 10.

THE SOUL IN WATER.

Câu hỏi về việc có sinh mạng và sự sống của nước.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, this water when boiling over the fire gives forth many a sound, hissing and simmering 1. Is then, Nâgasena, the water alive? Is it shouting at play? [259] or is it crying out at the torment inflicted on it?’

“Thưa ngài Nāgasena, nước này trong khi được đun nóng ở ngọn lửa thì kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại. Thưa ngài Nāgasena, vậy có phải nước sinh tồn? Có phải nước trong khi đùa giỡn thì phát ra âm thanh? Hay là trong khi bị vật khác quấy nhiễu thì phát ra âm thanh?”

 

‘It is not alive, O king, there is no soul or being in water. It is by reason of the greatness of the shock of the heat of the fire that it gives forth sounds, hissing and simmering.’

‘Now, venerable Nâgasena, there are false teachers who on the ground that the water is alive reject the use of cold water, and warming the water feed themselves on tepid foods of various kinds 2. ‘These men find fault with you and revile you, saying: “The Sakyaputtiya Samanas do injury to the souls of one function 3.” Dispel, remove, get rid of this their censure and blame.’

“Tâu đại vương, nước dĩ nhiên không sinh tồn. Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Tâu đại vương, thêm nữa do tính chất mạnh bạo của lực đốt nóng ở ngọn lửa khiến nước kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại.”

“Thưa ngài Nāgasena, ở đây một số ngoại đạo khước từ nước lạnh (cho là): ‘Nước sinh tồn,’ nên đun nóng nước, và thọ dụng vật dơ bẩn. Những người ấy chê trách, xem thường các ngài rằng: ‘Các Sa-môn Thích tử hãm hại sự sống có một giác quan.’ Xin ngài hãy xua đi, đuổi đi, loại trừ đi sự chê trách, sự xem thường ấy của họ.”

 

  1. Q & A.

‘The water is not alive, O king. Neither is there therein either soul or being. And it is the

 

  1. 86

 

great shock of the heat of the fire that makes it sound, hissing and simmering. It is like the water in holes in the ground, in ponds and pools and lakes, in reservoirs, in crevices and chasms, in wells, in low-lying places, and in lotus-tanks 1, which before the mighty onset of the hot winds 2 is so deeply affected that it vanishes away. But does the water in that case, O king, give forth many a sound, hissing and simmering?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, nước dĩ nhiên không sinh tồn. Tâu đại vương, không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Tâu đại vương, thêm nữa do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại. Tâu đại vương, giống như nước tụ ở hố, ao, suối, hồ, vũng, hốc, khe, giếng, trũng, đầm sen bị cạn đi và biến mất vì tính chất mạnh bạo về năng lực của gió và sức nóng, trong trường hợp ấy có phải nước cũng kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘But, if it were alive, the water would then also make some sound. Know therefore, O king, that there is no soul, neither being, in water; and that it is the greatness of the shock of the heat of the water that makes it give forth sounds.

“Tâu đại vương, nếu nước sinh tồn, trong trường hợp ấy nước cũng có thể phát ra âm thanh. Tâu đại vương, cũng vì lý do này xin ngài hãy nhận biết rằng: ‘Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại.’

 

  1. Q & A.

‘And hear another reason, O king, for the same thing. If water, O king, with grains of rice in it, is put in a vessel and covered up, but not placed over the fireplace, would it then give forth sound?’

‘No, Sir. It would remain quiet and unmoved.’

‘But if you were to put the same water, just as it is in the vessel, over a fireplace 3, and then light up the fire, would the water remain quiet and motionless?’

 

  1. 87

 

‘Certainly not, Sir. It would move and be agitated, become perturbed and all in commotion, waves would arise in it, it would rush up and down and in every direction [260], it would roll up and boil over 1, and a garland of foam would be formed above it.’

Tâu đại vương, xin ngài hãy lắng nghe thêm lý lẽ khác nữa (nói rằng): ‘Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước phát ra âm thanh.’ Tâu đại vương, khi nước được trộn với các hột gạo rồi được bỏ vào nồi, đậy lại, chưa đặt lên bếp, trong trường hợp ấy có phải cũng nước phát ra âm thanh?”

“Thưa ngài, không có. Là không dao động, hoàn toàn yên tĩnh.”

“Tâu đại vương, trái lại cũng chính nước ấy được bỏ vào nồi, rồi châm lửa, đặt ở bếp, trong trường hợp ấy có phải nước là không dao động, hoàn toàn yên tĩnh?”

“Thưa ngài, không đúng. Nó dao động, bị khuấy động, chuyển động, dấy động, bị nổi sóng, di chuyển trên dưới khắp các hướng, trồi lên, trào ra, có màng bọt.”

 

  1. 88

 

‘But why so, O king, when water in its ordinary state remains quiet and motionless?’

‘It is because of the powerful impulse of the heat of the fire that the water, usually so still, gives forth many a sound, bubbling and hissing.’

‘Then thereby know, O king, that there is no soul in water, neither being; and that it is the strong heat of the fire that causes it to make sounds.

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao nước ấy ở trạng thái bình thường lại không dao động, hoàn toàn yên tĩnh? Tại sao khi được đặt ở ngọn lửa thì lại dao động, bị khuấy động, chuyển động, dấy động, bị nổi sóng, di chuyển trên dưới khắp các hướng, có màng bọt?”

“Thưa ngài, nước ở trạng thái bình thường không dao động. Tuy nhiên, khi đặt ở ngọn lửa, do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước kêu tí ta tí tách và phát ra âm thanh nhiều loại.”

“Tâu đại vương, cũng vì lý do này, xin ngài nhận biết rằng: ‘Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước phát ra âm thanh.’

 

  1. Q & A.

‘And hear another reason, O king, for the same thing. Is there not water to be found in every house put into water-pots with their mouths closed up?’

‘Yes, Sir.’

‘Well, does that water move, is it agitated, perturbed, in commotion, does it form into waves, does it rush up and down and in every direction, does it roll up and roll over 1, is it covered with foam?’

‘No! That water is in its ordinary state. It remains still and quiet.’

Tâu đại vương, xin ngài hãy lắng nghe thêm lý lẽ khác nữa (nói rằng): ‘Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước. Do tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa khiến nước phát ra âm thanh.’ Tâu đại vương, có phải nước ấy được để vào lu nước ở mỗi nhà rồi đậy lại?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

“Tâu đại vương, phải chăng nước ấy cũng dao động, bị khuấy động, chuyển động, dấy động, bị nổi sóng, di chuyển trên dưới khắp các hướng, trồi lên, trào ra, có màng bọt?”

“Thưa ngài, không có. Nó không dao động, ở trạng thái bình thường, là nước đã được để vào lu nước.”  

 

‘But have you ever heard that all this is true of the water in the great ocean? and that rearing up 2 it breaks against the strand with a mighty roar?’

‘Yes, I have both heard of it, and have seen it myself–how the water in the great ocean lifts itself up a hundred, two hundred, cubits high, towards the sky.’

‘But why, whereas water in its ordinary state remains motionless and still, does the water in the ocean both move and roar?’

‘That is by reason of the mighty force of the

 

  1. 89

 

onset of the wind, whereas the water in the water-jars neither moves nor makes any noise, because nothing shakes it.’

‘Well, the sounds given forth by boiling water are the result, in a similar way, [261] of the great heat of the fire.’

“Tâu đại vương, vậy ngài có được nghe trước đây là nước ở đại dương dao động, bị khuấy động, chuyển động, dấy động, bị nổi sóng, di chuyển trên dưới khắp các hướng, trồi lên, trào ra, có màng bọt, vươn lên rồi vỗ vào bờ, phát ra âm thanh nhiều loại?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Điều này đã được trẫm nghe trước đây và đã được thấy trước đây là nước ở đại dương vươn lên không trung một trăm cánh tay thậm chí đến hai trăm cánh tay.”[7]

“Tâu đại vương, tại sao nước được để vào lu nước không dao động, không phát ra âm thanh? Và tại sao nước ở đại dương lại dao động và phát ra âm thanh?”

“Thưa ngài, nước ở đại dương dao động, phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực của gió. Còn nước được để vào lu nước không bị kích động bởi bất cứ cái gì nên không dao động, không phát ra âm thanh.”

“Tâu đại vương, giống như nước ở đại dương dao động, phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực của gió, tương tợ y như thế nước phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa.

 

  1. Q & A.

‘Do not people cover over the dried-up mouth of a drum 1 with dried cow-leather?’

‘Yes, they do.’

‘Well, is there any soul or being, O king, in a drum?’

‘Certainly not, Sir.’

‘Then how is it that a drum makes sounds?’

‘By the action or effort of a woman or a man.’

‘Well, just as that is why the drum sounds, so is it by the effect of the heat of the fire that the water sounds. And for this reason also you might know, O king, that there is no soul, neither being, in water; and that it is the heat of the fire which causes it to make sounds 2.

“Tâu đại vương, vậy ngài có được nghe trước đây là nước ở đại dương dao động, bị khuấy động, chuyển động, dấy động, bị nổi sóng, di chuyển trên dưới khắp các hướng, trồi lên, trào ra, có màng bọt, vươn lên rồi vỗ vào bờ, phát ra âm thanh nhiều loại?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Điều này đã được trẫm nghe trước đây và đã được thấy trước đây là nước ở đại dương vươn lên không trung một trăm cánh tay thậm chí đến hai trăm cánh tay.”[7]

“Tâu đại vương, tại sao nước được để vào lu nước không dao động, không phát ra âm thanh? Và tại sao nước ở đại dương lại dao động và phát ra âm thanh?”

“Thưa ngài, nước ở đại dương dao động, phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực của gió. Còn nước được để vào lu nước không bị kích động bởi bất cứ cái gì nên không dao động, không phát ra âm thanh.”

“Tâu đại vương, giống như nước ở đại dương dao động, phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực của gió, tương tợ y như thế nước phát ra âm thanh vì tính chất mạnh bạo về năng lực đốt nóng của ngọn lửa.

 

  1. Q & A.

‘And I, too, O king, have something yet further to ask of you–thus shall this puzzle be thoroughly threshed out. How is it? Is it true of every kind of vessel that water heated in it makes noises, or only of some kinds of vessels?’

‘Not of all, Sir. Only of some.’

Tâu đại vương, giờ đối với chúng tôi cũng có điều cần hỏi dành cho đại vương, như vậy thì câu hỏi này là khéo được giải quyết. Tâu đại vương, có phải nước ở tất cả các loại nồi phát ra âm thanh trong khi được đốt nóng, hay là phát ra âm thanh trong khi được đốt nóng chỉ ở một số loại nồi?”

“Thưa ngài, không phải nước ở tất cả các loại nồi phát ra âm thanh trong khi được đốt nóng, mà nước phát ra âm thanh trong khi được đốt nóng chỉ ở một số loại nồi.”

 

‘But then you have yourself, O king, abandoned the position you took up. You have come over to my side-that there is no soul, neither being, in water. For only if it made noises in whatever

 

  1. 90

 

vessel it were heated could it be right to say that it had a soul. There cannot be two kinds of water–that which speaks, as it were, which is alive, and that which does not speak, and does not live. If all water were alive, then that which the great elephants, when they are in rut, suck up in their trunks, and pour out over their towering frames, or putting into their mouths take right into their stomachs–that water, too, when crushed flat between their teeth, would make a sound.

“Tâu đại vương, như thế thì ngài đã bỏ rơi cơ hội của mình. Ngài đã quay về lại vấn đề của tôi là: ‘Không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước.’

Tâu đại vương, nếu nước ở tất cả các loại nồi có thể phát ra âm thanh trong khi được đốt nóng, thì hợp lý để nói điều này: ‘Nước sinh tồn.’ Tâu đại vương, bởi vì nước không thuộc về hai trường hợp: ‘Cái nào phát ra âm thanh, cái ấy sinh tồn. Cái nào không phát ra âm thanh, cái ấy không sinh tồn.’ Tâu đại vương, nếu nước có thể sinh tồn, thì khi các con long tượng khổng lồ, có thân hình kềnh càng, bị lên cơn, sau khi hút nước lên bằng vòi, bỏ vào miệng, nuốt vào bụng, nước ấy, trong khi được lùa qua kẽ răng của chúng, cũng có thể phát ra âm thanh.

 

And great ships, a hundred cubits long, heavily laden, full of hundreds of packages of goods, pass over the sea–the water crushed by them, too, would make sounds. [262] And mighty fish, leviathans with bodies hundreds of leagues long 1, since they dwell in the great ocean, immersed in the depths of it, must, so living in it, be constantly taking into their mouths and spouting out the ocean–and that water, too, crushed between their gills or in their stomach, would make sounds. But as, even when tormented with the grinding and crushing of all such mighty things, the water gives no sound, therefore, O king, you may take it that there is no soul, neither being, in water.’

Và chiếc thuyền lớn (dài) một trăm cánh tay, nặng nề, loại chở hàng, được chất đầy với hàng trăm ngàn kiện hàng, du hành ở đại dương, nước trong khi bị tung tóe bởi những chiếc thuyền cũng có thể phát ra âm thanh.

Ngay cả những con cá to lớn khổng lồ có thân hình hàng trăm do-tuần, là cá ông, cá voi, cá ông voi, trong khi cư ngụ với chỗ ngụ cố định, chìm vào ở bên trong lòng đại dương, hút vào và phun ra những ngụm nước lớn. Nước ấy, trong khi được lùa qua kẽ răng vào bên trong bao tử của chúng, cũng có thể phát ra âm thanh.

Tâu đại vương, bởi vì nước có thể phát ra âm thanh khi bị chèn ép bởi những sự chèn ép dữ dội có những hình thức thế này thế khác, vì thế ‘không có sự sống hoặc sinh mạng ở nước.’ Tâu đại vương, đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế.”

 

‘Very good, Nâgasena! With fitting discrimination has the puzzle put to you 2 been solved. just, Nâgasena, as a gem of inestimable value which had come into the hands of an able master goldsmith, clever and well trained, would meet with due appreciation, estimation, and praise-just as a rare pearl

 

  1. 91

 

at the hands of a dealer in pearls, a fine piece of woven stuff at the hands of a cloth merchant 1, or red sandal wood at the hands of a perfumer–just so in that way has this puzzle put to you been solved with the discrimination it deserved.’

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Được hỏi đúng nơi, câu hỏi đã được phân giải với sự phân giải một cách thích đáng. Thưa ngài Nāgasena, giống như viên ngọc quý ma-ni có giá trị vô cùng lớn lao, sau khi đến với người thợ ngọc ma-ni thành thạo, bậc thầy, khéo léo, được học tập, thì có thể nhận được sự nổi tiếng, sự tán dương, sự ca tụng; hay là viên bảo ngọc trân châu với người thợ ngọc trai, hay là xấp vải quý với người buôn vải, hay là trầm hương đỏ sau khi đến với nhà buôn hương liệu thì có thể nhận được sự nổi tiếng, sự tán dương, sự ca tụng. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế được hỏi đúng nơi, câu hỏi đã được phân giải với sự phân giải một cách thích đáng. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Footnotes – Chú thích

 

43:1 This verse is found three times in the Pitakas–in the Mahâvagga I, 6, 8, in the Ariya-pariyesana Sutta (Magghima Nikâya I, 171), and in the Angulimâla Sutta (Magghima Nikâya, No. 86). It occurs with other stanzas of a similar tendency, and many of the lines in those stanzas are repeated, but with variations and in a different order, by the author of the Lalita Vistara (pp. 526, 527 of Râgendra Lâl Mitra’s edition). One verse is found there in two detached lines which run thus in the Sanskrit:–

 

Âkâryyo na hi me kaskit, sadriso me na vidyate

 

and

 

Sadevâsuragandharvvo nâsti me pratipudgalah.

 

Hînati-kumburê renders patipuggalo, not by ‘rival,’ but by superior.’

 

43:2 Mr. Trenckner has pointed out that this quotation is found in two Suttas, Nos. 85 and 100 in the Magghima Nikâya.

 

44:1 Hînati-kumburê reads Gâtimantî. It may be noted that Hardy (Manual of Buddhism, p. 149), who omits Yañña, gives Gâti and Manta as two separate names, and spells the last two names Bhoga Sudanta.

 

44:2 So also the Simhalese, p. 329. But the Gâtaka Commentary (verse 270 at vol. i, p. 50) has kondañña.

 

44:3 The Gâtaka Introduction (loc. cit.) has Bhoga. The Simhalese has Subhoga.

 

44:4 Hînati-kumburê agrees here with Hardy in reading Sudanta.

 

44:5 This episode has not been traced in the Pitakas. The Simhalese here gives also the detail of the one and two fingers, found in the Gâtaka, and translated in my ‘Buddhist Birth Stories,’ p. 72.

 

45:1 In the North-West. See Gâtaka I, 140, &c.

 

45:2 Khalangavantam. These are phonetics, prosody, grammar, exegesis, astronomy, and ritual. I was wrong in taking Childers’s interpretation of this word at ‘Buddhist Birth Stories,’ p. 72.

 

45:3 This episode is also not in the Pitakas. On onogeti see Mahâvagga I, 22, 18. Sabbamitra is given in the Thera Gâthâ, I, 150, as the name of a Thera, and in the Divyâvadana, p. 420, as the name of Asoka’s herald or court crier.

 

45:4 There is nothing about any such devatâ in the Pitakas. Hînati-kumburê takes it to mean the god who took the outward appearance of the four visions-an old man, a sick man, a dead man, and a recluse. But in that story–which is not related in the Pitakas of the Buddha, though it is referred to in connection with him at Buddhavamsa XXVI, p. 16–the god does not speak. The only god whose words are said, in any of the later Pâli legends, to have agitated the Bodisat’s heart at that moment, was the Evil One himself; and that only in one version of the legend, the Pâli authority for which I cannot give. It is in Hardy’s ‘Manual,’ p. 157, where the speech of the Evil One, placed at Gâtaka I, 63 at a later time, is said to have been made at the moment of the Renunciation. Even if it be not a mere blunder of Hardy’s to put it at that time, still it cannot be the speech referred to by our author. For the startling doctrine that the Evil One himself was one of the Bodisat’s teachers would never have been smuggled in, as it were, by concealing the identity of the spirit referred to under p. 46 the generic term of devatâ, Now in the Fo-pan-hin-tsi-kin (Nanjio, No. 680), a Chinese work of the beginning of the seventh century A. D., we find in the sixteenth kwuen or chapter (if one may trust the abstract given in Beal’s ‘Romantic Legend,’ p. 131) that a Devaputra named Tsao-ping is said to have spoken to the Bodisat at the moment of the Renunciation. It is scarcely open to doubt that our author had in his mind an earlier form of that episode. But if so it is the only proved case of his having Sanskrit, and not Pâli works, as his authority.

 

47:1 Anguttara Nikâya I, 15, 10.

 

47:2 These divisions of the seven ‘Jewels of the Law’ of Arahatship are set out in my ‘Buddhist Suttas,’ pp. 62-63.

 

47:3 Adhisîla, adhikitta, and adhipaññâ.

 

47:4 Appamâda.

 

48:1 Samupâdikâ, for which the Simhalese has sama bara wannîya, usûlana sulu wannîya.

 

48:2 Dhâto; not in Childers, but see Gâtaka II, 247, Mahâvagga VI, 25, 1, and below, IV, 6, 29.

 

49:1 Literally ‘mouth.’ I presume a small uncovered bullock cart is meant, like that figured in Plate 57 in Cunningham’s ‘Bharhut Tope.’ The chariot on the other hand is of the shape given in Plates 3, 34, 35 of Fergusson’s ‘Tree and Serpent Worship.’ The usual form of the bullock cart has also a hood, or cover, as clearly shown in Fergusson’s Plate No. 65, and Cunningham’s Plate No. 34. But the one here referred to cannot have had the cover over it, for then the supposition that more goods were piled on to it, when full, would be an impossible one. I know of no other passage where the mukha, literally ‘mouth,’ of a cart is mentioned, and I may possibly be wrong in rendering it ‘top.’

 

49:2 This simile has already been used in the Vessantara Dilemma above, I, 173.

 

49:3 Our author himself here confesses that his thoughts are more on edification than on logic.

 

51:1 There is no general word in Pâli for aunt or uncle. There are separate expressions for each of the degrees of relationship expressed by those words in English-mother’s brother, father’s sister, &c.

 

51:2 Vassika-sâtikâ. See the note at ‘Vinaya Texts,’ vol. ii, p. 225 (Sacred Books of the East, vol. xvii).

 

51:3 From the Ganta Sutta (Magghima Nikâya, No. 142). See Mr. Trenckner’s note.

 

52:1 The translation of these five technical terms of cloth-making is doubtful. The Simhalese (p. 335) has piñgana, sindina, pothita, katina, wiyana.

 

52:2 The Simhalese (p. 335) here gives at length the story of Pagâpatî’s gift, at the time when Gotama returned, as the Buddha, to Kapilavatthu.

 

53:1 On this list see above, p. 234 of the Pâli text (IV, 5, 36).

 

53:2 On these words compare Anguttara Nikâya II, 4, 2.

 

53:3 Akâmakaranîyâ. Compare Vimâna Vatthu X, 6 and Dîgha Nikâya II, 46.

 

54:1 The same simile has already occurred, vol. i, p. 220 (IV, 2, 22).

 

54:2 Magghima Nikâya, vol. i, p. 13 (in Mr. Trenckner’s edition for the Pâli Text Society).

 

55:1 This must have been composed after the moon god had become established in belief as the husband, or lord, of the Nakshatras, or lunar mansions. For it cannot, of course, be intended that the moon is itself a constellation.

 

55:2 Samyutta, Nikâya III, 2, 10 (vol. i, p. 67 of the Pâli Text Society’s edition).

 

55:3 These phrases of approval are commonly used in the Pitakas of words uttered by any one whose sayings would not, of themselves, carry weight. So in the Dîgha III, 1, 28 and in the Magghima I, 385.

 

55:4 This verse has not yet been traced in the Pitakas. In p. 56 the Thera Gâthâ we have a collection of verses ascribed to Sâriputta, but this is not one of them. The literal translation is: ‘There is but one feeling of faith, but one taking of refuge, but one stretching forth of the hands; (with joined palms, in adoration–that paid) to the Buddha, who puts to rout the armies of the Evil One, and is able to make (us) cross (the ocean of continual becomings).’ The taking of refuge meant is the confession, the repetition of which characterises a man as a Buddhist–‘I take my refuge in the Buddha, &c.’

 

56:1 Anguttara Nikâya I, 13, 1.

 

56:2 That is, of insight and of the: practice of right conduct.

 

57:1 Samyutta Nikâya XLIV, 24, says Mr. Trenckner. The passage has not yet been reached in M. Léon Feer’s edition for the Pâli Text Society. Hînati-kumburê (p. 341) renders ñâya by nirwâna.

 

57:2 Literally ‘a bed encumbered, &c.’ See below, p. 348 of the Pâli text, where the question, as here, is whether such a layman can attain to the Nirvâna of Arahatship.

 

57:3 So the Buddha says of himself (Anguttara Nikâya III, 38), that, in the days when he was a layman, he never used any sandal wood except that from Benares.

 

57:4 I don’t know what these four Sîlakkhandhas are. Morality is described in the Pitakas as threefold, fivefold, or tenfold, according as the Sîlas, in three divisions (as translated in my ‘Buddhist Suttas,’ vol. xi of the ‘Sacred Books of the East,’ pp. 189-200), are referred to; or the first five, or the whole ten, of the moral precepts (the Buddhist Ten Commandments) set out in my ‘Buddhism,’ p. 160. This reference to four divisions of the moral code is foreign to the Pitakas, at least as we yet know them.

 

57:5 The Diyaddhesu sikkhâpada-satesu. It is clear from the Anguttara Nikâya III, 83 that the precepts referred to are those of the Pâtimokkha (translated by me at the beginning of ‘Vinaya p. 58 Texts,’ vol. xvii of the ‘Sacred Books of the East’), notwithstanding the fact that the actual number of these rules is 227.

 

58:1 The Dhutangas: see above, IV, 5, 10, and the enumeration below at the translation of p. 351 of the Pâli text.

 

59:1 Nârâka. As Childers expresses a doubt as to the character of this weapon, I would refer to the Magghima I, 429, Gâtaka III, 322, and Milinda, pp. 105, 418 (of Mr. Trenckner’s text).

 

60:1 See ‘Buddhist Birth Stories,’ pp. 90, 91; and Magghima Nikâya I, 240-246.

 

60:2 Alamariya-dassana-ñâna-visesam. I am not sure of the exact meaning of this compound. For alamariya the Simhalese has here (p. 343) sarvagñatâ, and renders the whole ‘do I arrive at a superhuman condition, at the distinctive faculty which is able to see into omniscience,’ and on IV, 8, 21 it gives a slightly different but practically identical rendering, ‘I shall not reach that superhuman condition which can distinguish or which suffices for insight into the supreme omniscience.’

 

60:3 That is the wisdom of Buddhahood. The passage is from the Magghima Nikâya I, 246 (quoted also below, IV, 8, 21).

 

60:4 This is a very famous stanza. It is put into the mouth of p. 61 Abhibhû at Thera Gâthâ, verse 256, and in the Samyutta Nikâya VI, 2, 4, §§ 18 and 23; and also, in its Sanskrit form, into the mouth of the Buddha at the Divyâvadana, p. 300, and into the mouth of the gods at ibid. p. 569. It is possibly another instance of our author having Sanskrit, and not Pâli, authorities in his mind, that he ascribes it here to the Buddha, and not to Abhibhû, the Elder.

 

61:1 The Simhalese has here six pages of description of the austerities not found in the Pâli text.

 

62:1 Pakkha-hato: should become like one whose two hands are ruined’ says the Simhalese here (p. 349), but at p. 411 (on p. 276 of the Pâli) it translates the same term, ‘whose hands and feet are broken.’ It is literally ‘should become side-destroyed,’ and may mean paralysed.

 

63:1 Tâvatakam. I take this word, in the sense of ‘mere,’ as an accusative in agreement with gihim (see the use of the word at pp. 107, 115, 241 of the Pâli text), and not as an accusative of motion, ‘into so great a sâsanam.’

 

63:2 That is till he be converted, till he has ‘entered the stream.’ See ‘Buddhism,’ p. 101.

 

63:3 That is, of a layman.

 

63:4 Talâka, which Childers wrongly renders ‘pond, pool, lake.’ It is always an artificial tank, reservoir. See Kullavagga X, 1, 6; Gâtaka I, 239; Milinda, pp. 66, 81, 296.

 

64:1 ‘Vimutti: of the nectar of the Nirvâna which is the highest fruit of Arahatship’ is Hînati-kumburê’s gloss.

 

64:2 Roguppatti-kusalam: ‘skilled in the threefold origin of disease’ says the Simhalese (p. 351). See also pp. 248, 272 of the Pâli text.

 

65:1 The Simhalese (p. 352) inserts here ‘Give me, Sir, I pray you, another simile,’ and then goes on ‘Then suppose, O king, &c.’

 

65:2 Bhatta, perhaps rice, as the food par excellence.

 

66:1 Kayâgata-sati: literally ‘intentness of mind on (the truth relating to) bodies.’

 

66:2 Kilesa-kilant-agghattâ. Compare khâtagghattam, Gâtaka I, 345.

 

67:1 Stonemasons and sculptors are implied as well as navvies. Compare my note at ‘Buddhist Suttas,’ p. 262.

 

67:2 Sabhâva-isi-bhattiko. Compare Siva-bhattiko (Saivite) at Mahâvamsa, chapter 93, line 17. In râga-bhattiko (above, p. 142 of the Pâli text) the connotation is different. The Simhalese (p. 353) repeats the phrase.

 

67:3 Suta-manta-dharo, which the Simhalese repeats.

 

67:4 Atakkiko: ‘without the theories (vitarka) resorted to by those ignorant of the practice of medicine’ says Hînati-kumburê.

 

68:1 As Agâtasattu is said to have done for Devadatta at Gâtaka I, 186.

 

68:2 See above, IV, 6, 5.

 

69:1 Nibbisesa, not in Childers; but see, for instance, Gâtaka II, 32.

 

69:2 Paridhamsati. Compare below, IV, 7, 8 (p. 265 of the Pâli).

 

70:1 Nikkantaka-pandara: literally ‘thornless and yellow-white.’ The second of these epithets of the religion (sâsana) is applied to it above, IV, 6, 23 (p. 250 of the Pâli). The Simhalese merely repeats them.

 

70:2 On this curious belief see the note above on IV, 3, 39 (p. 187 of the Pâli).

 

71:1 They are lust, dulness, delusion, and ignorance.

 

71:2 Vâlaggavedham, ‘hair-splitting;’ which is also used in the Pitakas in the secondary sense we too have given to it.

 

71:3 Elamûga, supposed to mean literally ‘deaf and dumb;’ but often (if not always) used in this secondary sense. See Gâtaka I, 247, 248 (where both MSS. read elamûga), and Magghima Nikâya I, 20 (where Mr. Trenckner has an interesting note). In both places the fifth century commentators explain the word by lâla-nukha, ‘drivelling,’ supposing it to be derived from elâ, saliva,’ and mûkha, ‘mouth.’ This is certainly wrong, for the last part of the compound is mûka, dumb.’ The fact is that the word was a puzzle, even then. The meaning assigned to it by both Pâli and Sanskrit lexicographers of ‘deaf and dumb’ has not yet been confirmed by a single passage either in Pâli or Sanskrit. And as eda, ‘sheep,’ is common in both, in its longer form of edaka, elaka, the compound probably meant originally ‘as dumb p. 72 as a sheep,’ which would be a quite satisfactory basis for the secondary sense of ‘imbecile,’ in which alone it can be traced in Pâli. For the Sanskrit form edamûka Böhtlingk-Roth give only lexicographers as authority. So elâ, ‘saliva,’ is in Pâli only a lexicographer’s word, and may have been invented to explain elamûga, and anelagalâ vâkâ, as at Sumangala, p. 282.

 

72:1 Pâkata. Hînati-kumburê says (p. 356) pâpakalâwû, which suggests a different reading.

 

73:1 Vassikâ. So also above, IV, 3, 32 (p. 183 of the Pâli).

 

73:2 A yellowish white kâwalu sort’ says Hînati-kumburê, and Clough renders kâwalu by ‘a species of panic grass’ (panicum glaucum). The word has only been found in this passage.

 

74:1 Kakkasam. The Simhalese (p. 357) has left out this clause, evidently by mistake only.

 

75:1 This passage has not yet been traced in the Pitakas. An almost identical phrase has already been quoted, as said by the Buddha himself, at II, 1, 4 (p. 44 of the Pâli).

 

75:2 Bhave bhave anuparivattanti. See IV, 4, 41 (p. 204 Of the Pâli).

 

76:1 Parikupati, not in Childers; but see above, IV, 1, 38 (p. 118 of the Pâli).

 

76:2 Tasati. Mr. Trenckner points out (p. 431) that two MSS p. 77 read rasati and one sarati. The Simhalese rendering (p. 359), bhaya wanneya, confirms the reading he has adopted.

 

77:1 The Simhalese (p. 360) has four lines here that are not in the Pâli.

 

78:1 This, for a member of the Order, would be either unchastity, theft, murder, or putting forward false claims to extraordinary holiness. See ‘Vinaya Texts,’ part i, pp. 3-5. But Hînati-kumburê takes the word Pârâgika here in the sense of matricide, parricide, injuring a Bo Tree, murder of an Arahat, wounding a Tathâgata, or rape of a nun.

 

78:2 Tathattâya. Rahat phala pinisa pilipadane wî nam, says the Simhalese (p. 361).

 

79:1 This passage has not yet been traced in the Pitakas.

 

79:2 Sâradam bîgam. ‘Seed which will give sâra.’ It has nothing to do with sâradam, autumn.’ See Samyutta Nikâya XXII, 24.

 

79:3 Added from the Simhalese (p. 362). It is not in the Pâli.

 

79:4 Lakuta, not in Childers. But see below (p. 301 of the Pâli text). It is probably the same Dravidian word as appears in the Sanskrit dictionaries as laguda.

 

80:1 There is a curious confusion about this word. It is found in post-Buddhistic Sanskrit in the sense of a particular sort of strong poison, and in this sense it occurs also in the Gâtaka Commentary I, 271; III, 103; and in the Tela-katâha-gâthâ, verse 82. In none of these passages is the nature of the poison at all explained; it is taken for granted as a well-known powerful poison. But above (p. 122 of the Pâli), and at Gâtaka I, 47, 48, it is used in p. 81 the sense of kolâhala, ‘noise’ (compare the Sanskrit halahalâ, used as a cry or call). In this sense it is probably a mere imitation of the supposed sound. In the sense of poison its derivation is doubtful.

 

81:1 This must be the incident referred to at Gâtaka IV, 232, though the name of the king is given (on the previous page) simply as Kâlingo and not as Samana-kolañño.

 

83:1 ‘The threefold robes, the Arahad-dhaga, for the suppression of all evil, worn by all the Buddhas’ adds the Simhalese (p. 364). Compare above, vol. i, p. 190.

 

83:2 The Rishis; ‘who were gaining the Swarga-moksha’ adds the Simhalese. (It was before the days of Arahatship.)

 

83:3 Dhamma-dîpa, that is to reach Arahatship, Nirvâna. Compare the Gâtaka stanza, IV, 121, verse 3.

 

83:4 The Dakkhinâ Vibhanga, No. 12 in the Vibhanga Vagga, No. 142 in the whole Nikâya.

 

84:1 Amata-madhuram savanûpagam akâsi. Hînati-kumburê (p. 365) understands this differently, and has apparently read amatam madhuram. For he translates ‘filled the hearer with the taste of Nirvâna, and adorned the least of the people with the ear-ring of Arahatship.’ It is difficult to see where he finds ‘the least of the people,’ and there is no authority for rendering savanûpagam by ‘ear-ring.’ Amata as an epithet of the state of mind called by Western writers Nirvâna (which is only one of many names applied in the Buddhist books themselves to Arahatship) has nothing to do with immortality. As this wrong notion of the use of the word has led to much confusion, I have considered in an appendix all the passages in which the epithet occurs.

 

85:1 Kikkitâyati kitikitâyati. The English words entirely fail in representing the sound of these striking words (in which the k is pronounced as ch). They recur Mahâvagga VI, 26, 7 and Puggala Paññatti 3, 14.

 

85:2 Vekatika-vekatikam. Hînati-kumburê renders this by hunu-hunuyem, and hunu is the Pâli unha. But the expression may be compared with vikata, filth’ (used for food), at Mahâvagga VI, 14, 6. On the belief of the Gains in the ‘waterlife,’ see the Âyâranga Sutta I, 1, 3 (in vol. xxii of the S. B. E., p. 5).

 

85:3 Ekindriyam gîvam. The belief in such a soul is to be understood as held by the teachers referred to, not by Buddhists. Hînati-kumburê’s translation implies that the one function meant is prâna. Compare the heretical opinions described in the Dîgha II, 20, and 26.

 

86:1 This list recurs in almost identical terms below, p. 296 (of the Pâli text). See also above, II, 1, 10, (vol. 1, p. 55).

 

86:2 Vâtâtapa, not ‘heat and wind’ as Böhtlingk-Roth understand it in their rendering of vâtâtapika. See Vinaya Texts,’ III, 159 and Samyutta XXII, 12.

 

86:3 Uddhane. This word is always rendered ‘oven’ in the dictionaries. But I doubt whether there were ovens at all, in our sense, in those times, and in any case, the word certainly means a fireplace made of bits of brick between which the wood for the fire is laid. We must imagine the bricks to be laid, as a general rule, in a triangle. I have often seen both Simhalese peasants, and Tamils from the Madras Presidency, boiling their rice in the open over such extemporised fireplaces in pots either placed on the p. 87 bricks, or more usually suspended from three sticks meeting above the centre of the space between the bricks. That this, and this only, is the sense in which the word is used in Pâli is clear from a comparison of the passages in which it is used, though of course in huts the fireplace, though of the same kind, would be a more permanent structure. I have not traced the word in the Pitakas. In the Gâtaka Commentary I, 68 we find that smoke usually rises uddhanato. This it would not do from an oven. At Gâtaka I, 33 and Dhammapada Commentary 176 uddhane âropetvâ must mean ‘lifted up on to’ not ‘put into.’ At Gâtaka I, 346 the speaker says he will take the uddhana-kapallâni, and the rice with ingredients for the curry, up on to the flat roof of the house, and there cook and eat them. These are the bits of brick to make, not an oven, but a fireplace of. At Gâtaka II, 133 the husband wrings the neck of the parrot (the parrot of the Arabian Nights, chap. 2, I may add) and throws it uddhanantaresu ‘into the space (between the bricks) of the fireplace.’ At Gâtaka III, 178 and Dhammapada Commentary 263 we hear of meat boiled on the uddhana. In the Rasavâhini (quoted in the ‘Journal of the Pâli Text Society,’ 1884, p. 53) the context shows that a fireplace or hearth, not an oven, is meant. Finally above (p. 118 of the Pâli) we hear of a cauldron being mounted on to an uddhana, and the fire being lighted under it.

 

The derivation is uncertain. The Sanskrit lexicographers give various forms of the word–always with the meaning ‘oven’–uddhâna, udvâna, uddhmâna (this last probably influenced by a supposition that the word was connected with dham). The Simhalese is uduna, and though ‘fireplace’ is better than ‘oven,’ we have really no corresponding word in English. The gypsies, who are Indian in origin, should have a name for it. But I only find in their vocabularies yogongo-tan, which means simply aggithâna.

 

87:1 Uttarati patarati. ‘Itirenneya pœtirenneya’ says the Simhalese.

 

88:1 Uttarati patarati, the second of which the Simhalese (p. 368) omits here. See p. 117 of the Pâli.

 

88:2 Ussakkitvâ, ‘continually pumping up,’ says the Simhalese.

 

89:1 Bheri-pokkharam, which the Simhalese renders bheri-mukha. Compare Vimâna Vatthu 18, 10, where pokkhara is a sort of drum.

 

89:2 A similar analogy has been used above, vol. i, p. 48.

 

90:1 Their names are given. On this belief see above, III, 7, 10 (vol. i, p. 130) and Kullavagga IX, 1, 3.

 

90:2 Desâgato, ‘based on the teaching of the Omniscient One,’ says Hînati-kumburê, who therefore apparently read desanâgato.

 

91:1 Dussika, a word only found, so far as I know, here and below at V, 4 (p. 331 of the Pâli), where see the note.

 

91:2 Sakala-gana mano-mandanîyya-wû sri-saddharmâ-dâsayehi shatwana vargaya nimiyeya, says the Simhalese.

 

****    ****    ****

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_07.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3604.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx