Chương 5 – Book 4 – Phần 1-10 – Part 1-10 – Câu hỏi về sự thân thiết – Dilemma the forty-first. On Dwelling-places – Song ngữ
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
Compile: Lotus group
Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.
Book IV – Quyển IV- The Solving of Dilemmas
Chapter 5 – Chương 5 – Q&A – 37.
Phẩm Thân Thiết.
Phần 1.
DILEMMA THE FORTY-FIRST. ON DWELLING-PLACES.
Câu hỏi về sự thân thiết.
- Q & A.
[211] ‘Venerable Nâgasena, the Blessed One said:
In friendship of the world anxiety is born,
In household life distraction’s dust springs up,
The state set free from home and friendship’s ties,
That, and that only, is the recluse’s aim 1.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’[22]
- 2
‘But on the other hand he said:
“Let therefore the wise man,
Regarding his own weal,
Have pleasant dwelling-places built,
And lodge there learned men 1.”
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:
‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy.’[23]
Now, venerable Nâgasena, if the former of these two passages was really spoken by the Tathâgata, then the second must be wrong. But if the Tathâgata really said: “Have pleasant dwelling-places built,” then the former statement must be wrong. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy’ là sai trái.
Nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
[212] ‘Both the passages you have quoted, O king, were spoken by the Tathâgata. And the former is a statement as to the nature of things, an inclusive statement, a statement which leaves no room for anything to be supplemented to it, or to be added to it in the way of gloss 2, as to what is seemly and appropriate and proper for a recluse, and as to the mode of life which a recluse should adopt, the path he should walk along, and the practice he should follow.
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’
Và Ngài đã nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy.’
Tâu đại vương, điều đã được đức Thế Tôn nói là: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí,’ điều ấy là lời nói về bản thể, là lời nói không thiếu sót, là lời nói không thay đổi, (điều ấy) tương xứng với Sa-môn, thích hợp với Sa-môn, thích đáng với Sa-môn, xứng đáng với Sa-môn, (việc ấy) là hành xứ của Sa-môn, là cách thức của Sa-môn, là pháp hành của Sa-môn.
For just, O king, as a deer in the forest, wandering in the woods, sleeps wherever he desires, having no home and no
- 3
dwelling-place, so also should the recluse be of opinion that
“In friendship of the world anxiety is born,
In household life distraction’s dust springs up.”
Tâu đại vương, giống như con nai, là loài thú rừng, trong khi lang thang ở rừng cây, rừng rậm, không chỗ ngụ, không nhà ở, thì ngủ (nơi nào) theo như ý thích, tâu đại vương, tương tợ y như thế vị tỳ khưu nên suy tư rằng: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’
- Q & A.
‘But when the Blessed One said:
“Have pleasant dwelling-places built,
And lodge there learned men.”
That was said with respect to two matters only. And what are those two? The gift of a dwelling-place (Wihâra) has been praised and approved, esteemed and highly spoken of, by all the Buddhas. And those who have made such a gift shall be delivered from rebirth, old age, and death. This is the first of the advantages in the gift of a dwelling-place.
Tâu đại vương, trái lại về điều đã được đức Thế Tôn nói là: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy,’ điều ấy đã được đức Thế Tôn nói trong khi xem xét về hai lợi ích. Hai điều nào? Việc gọi là bố thí trú xá được tất cả chư Phật ngợi khen, đồng ý, tán dương, ca tụng rằng: ‘Những người ấy sau khi dâng cúng vật thí về trú xá ấy thì sẽ hoàn toàn giải thoát khỏi sanh-già-chết.’ Đây là lợi ích thứ nhất trong việc bố thí trú xá.
And again, if there be a common dwelling place (a Wihâra) the sisters of the Order will have a clearly ascertained place of rendezvous, and those who wish to visit (the brethren of the Order) 1 will find it an easy matter to do so. Whereas if there were no homes for the members of the Order it would be difficult to visit them. This is the second of the advantages in the gift of a dwelling-place (a Wihâra). It was with reference to these two matters only that it was said by the Blessed One:
“Have pleasant dwelling-places built,
And lodge there learned men.”
[213] ‘And it does not follow from that that the sons of the Buddha 2 should harbour longings after the household life.’
- 4
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Còn có điều khác nữa, trong khi trú xá được hiện hữu thì các tỳ khưu ni sẽ có được nơi gặp gỡ các vị (tỳ khưu) có kinh nghiệm, đối với những người có ước muốn tiếp kiến thì việc tiếp kiến sẽ là việc dễ dàng đạt được, việc khó tiếp kiến sẽ xảy ra khi không có trú xứ. Đây là lợi ích thứ nhì trong việc bố thí trú xá. Trong khi xem xét về hai lợi ích này, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy.’ Trong trường hợp ấy, người con trai của đức Phật không nên biến chỗ ngụ thành nhà ở.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 2.
DILEMMA THE FORTY-SECOND. MODERATION IN FOOD.
Câu hỏi về việc hạn chế bao tử.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, the Blessed One said:
“Be not remiss as to (the rules to be observed) when standing up (to beg for food). Be restrained in (matters relating to) the stomach 1.”
But on the other hand he said:
Now there were several days, Udâyin, on which I ate out of this bowl when it was full to the brim, and ate even more 2.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử.’
Và thêm nữa, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Udāyi, tuy nhiên một đôi khi Ta thọ thực với bình bát này đầy ngang miệng, thậm chí Ta còn thọ thực nhiều hơn thế nữa.’
‘Now if the first rule be true, then the second statement must be false. But if the statement be true, then the rule first quoted must be wrong.
- 5
This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Udāyi, tuy nhiên một đôi khi Ta thọ thực với bình bát này đầy ngang miệng, thậm chí Ta còn thọ thực nhiều hơn thế nữa’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Này Udāyi, tuy nhiên một đôi khi Ta thọ thực với bình bát này đầy ngang miệng, thậm chí Ta còn thọ thực nhiều hơn thế nữa,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- ‘Both the passages you have quoted, O king, were spoken by the Blessed One. But the former passage [214] is a statement as to the nature of things, an inclusive statement, a statement which leaves no room for anything to be supplemented to it, or added to it in the way of gloss, a statement of what is true and real and in accordance with the facts, and that cannot be proved wrong, a declaration made by the prophets, and sages, and teachers, and Arahats, and by the Buddhas who are wise for themselves alone (Pakkeka-Buddhas), a declaration made by the Conquerors, and by the All-wise Ones, a declaration made too by the Tathâgata, the Arahat, the Supreme Buddha himself.
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Này Udāyi, tuy nhiên một đôi khi Ta thọ thực với bình bát này đầy ngang miệng, thậm chí Ta còn thọ thực nhiều hơn thế nữa.’
Tâu đại vương, điều mà đức Thế Tôn đã nói là: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử,’ điều ấy là lời nói về bản thể, là lời nói không thiếu sót, là lời nói đầy đủ, là lời nói không thay đổi, là lời nói về sự thật, là lời nói đúng sự thật, là lời nói chính xác, là lời nói không sái quấy, là lời nói của bậc ẩn sĩ, là lời nói của bậc hiền trí, là lời nói của đức Thế Tôn, là lời nói của vị A-la-hán, là lời nói của vị Phật Độc Giác, là lời nói của đấng Chiến Thắng, là lời nói của đấng Toàn Tri, là lời nói của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác.
He who has no self-control as regards the stomach, O king, will destroy living creatures, will take possession of what has not been given to him, will be unchaste, will speak lies, will drink strong drink, will put his mother or his father to death, will slay an Arahat, will create a schism in the Order, will even with malice aforethought wound a Tathâgata. Was it not, O king, when without restraint as to his stomach that Devadatta by breaking up the Order, heaped up for himself karma that would endure for a kalpa 1? It was on calling to mind this, O king, and many other things of the same kind, that the Blessed One declared:
Be not remiss as to (the rules to be observed)
- 6
when standing up (to beg for food). Be restrained in (matters relating to) the stomach.”
Tâu đại vương, người không hạn chế ở bao tử giết hại mạng sống, lấy vật không cho, đi đến vợ người khác, nói lời dối trá, uống chất say, đoạt mạng sống của mẹ, đoạt mạng sống của cha, đoạt mạng sống của vị A-la-hán, chia rẽ Hội Chúng, làm chảy máu đức Như Lai với tâm ác xấu. Tâu đại vương, chẳng phải Devadatta, kẻ không hạn chế ở bao tử, đã chia rẽ Hội Chúng và đã gây nên nghiệp kéo dài một kiếp (trái đất). Tâu đại vương, sau khi nhìn thấy các lý do khác, nhiều loại, có hình thức như thế, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử.’
- Q & A.
‘And he who has self-control as regards the stomach gains a clear insight into the Four Truths, realises the Four Fruits of the life of renunciation 1, and attains to mastery over the Four Discriminations 2, the Eight Attainments 3, and the Six Modes of Higher Knowledge 4, and fulfils all that goes to constitute the life of the recluse. Did not the parrot fledgling, O king, by self-restraint as to his stomach, cause the very heaven of the great Thirty-Three to shake, and bring down Sakka, the king of the gods, to wait upon him 5? It was on calling to mind this, O king, and many other things of a similar kind, that the Blessed One declared:
“Be not remiss as to (the rules to be observed) when standing up (to beg for food). Be restrained in (matters relating to) the stomach.”
Tâu đại vương, người hạn chế ở bao tử lãnh hội được sự lãnh hội về bốn Sự Thật, chứng ngộ bốn quả vị Sa-môn, đạt được bản thể năng lực về bốn tuệ Phân Tích, về tám Thiền Chứng, về sáu Thắng Trí, và làm tròn đủ toàn bộ phận sự của Sa-môn. Tâu đại vương, chẳng phải con bồ câu xinh, sau khi hạn chế ở bao tử, đã làm rung động đến tận cung Trời Đạo Lợi và đã khiến cho Sakka, Chúa của chư Thiên, phải đi đến chăm sóc.[24] Tâu đại vương, sau khi nhìn thấy các lý do khác, nhiều loại, có hình thức như thế, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Không nên xao lãng trong việc đứng (khất thực), nên hạn chế ở bao tử.’
- Q & A.
‘But when, O king, the Blessed One said: “Now there were several days, Udâyi, on which I ate out of this bowl when it was full to the brim, and ate even more,” that was said by him who had completed his task, who had finished all that he had to do, who had accomplished the end he set before him, who had overcome every obstruction, by the self-dependent 6 Tathâgata himself about himself.
Tâu đại vương, trái lại về điều đã được đức Thế Tôn nói là: ‘Này Udāyi, tuy nhiên một đôi khi Ta thọ thực với bình bát này đầy ngang miệng, thậm chí Ta còn thọ thực nhiều hơn thế nữa,’ điều ấy đã được đấng Toàn Tri, bậc Tự Chủ, đức Như Lai, vị có phận sự đã làm xong, có công việc đã hoàn thành, có mục đích đã được thành tựu, có nhiệm vụ đã hoàn mãn, không còn chướng ngại, nói về bản thân Ngài.
- 7
[paragraph continues]
Just, O king, as it is desirable that a sick man to whom an emetic, or a purge, or a clyster has been administered, should be treated with a tonic; [215] just so, O king, should the man who is full of evil, and who has not perceived the Four Truths, adopt the practice of restraint in the matter of eating. But just, O king, as there is no necessity of polishing, and rubbing down 1, and purifying a diamond gem of great brilliancy, of the finest water, and of natural purity; just so, O king, is there no restraint as to what actions he should perform, on the Tathâgata, on him who hath attained to perfection in all that lies within the scope of a Buddha 2.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, giống như đối với người bị bệnh cần được ói ra, cần được xổ, cần phải thải độc, thì công việc chăm sóc là cần thiết, tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người còn phiền não, chưa thấy được Sự Thật, thì việc hạn chế ở bao tử là việc nên làm. Tâu đại vương, giống như đối với viên ngọc quý ma-ni có hào quang, nguyên chất, có phẩm chất cao và hoàn toàn tinh khiết thì không có việc cần phải chùi mài, chà xát, đánh bóng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với đức Như Lai, vị đã đi đến sự toàn hảo trong cương vị của một bậc Giác Ngộ, thì không có sự trở ngại trong các hành động và việc làm.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 3.
BAKKULA’S SUPERIORITY TO THE BUDDHA.
Câu hỏi về sự ít bệnh của đức Thế Tôn.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, it was said by the Blessed One:
“A Brahman am I, O brethren, devoted to self-sacrifice 1, pure-handed at every time; this body that I bear with me is my last, I am the supreme Healer and Physician 2.”
‘But on the other hand the Blessed One said:
“The chief, O brethren, among those who are disciples of mine, in the matter of bodily health, is Bakkula 3.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin, luôn có bàn tay đưa ra (bố thí), mang thân mạng cuối cùng, là vị y sĩ, vị phẫu thuật vô thượng.’ Và thêm nữa, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, vị đứng đầu trong số các tỳ khưu đệ tử ít có bệnh tật của Ta, tức là Bakkula.’
‘Now it is well known that diseases arose several times in the body of the Blessed One.
So that if, Nâgasena, the Tathâgata was supreme, then the statement he made about Bakkula’s bodily health must be wrong. But if the Elder named Bakkula was really chief among those who were healthy, then that statement which I first quoted must be
- 9
wrong. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Và bệnh tật được nhìn thấy đã nhiều lần sanh khởi ở cơ thể của đức Thế Tôn.
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai là vô thượng, như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, vị đứng đầu trong số các tỳ khưu đệ tử ít có bệnh tật của Ta, tức là Bakkula’ là sai trái. Nếu trưởng lão Bakkula là đứng đầu trong số các vị ít có bệnh tật, như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin, luôn có bàn tay đưa ra (bố thí), mang thân mạng cuối cùng, là vị y sĩ, vị phẫu thuật vô thượng’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘Both the quotations you have made, O king, are correct 1. But what the Blessed One said about Bakkula was said of those disciples who had learnt by heart the sacred words, and studied them, and handed down the tradition, which in reference to the characteristics (each of them in some one point) had in addition to those which were found in him himself 2. [216] For there were certain of the disciples of the Blessed One, O king, who were “meditators on foot,” spending a whole day and night in walking up and down in meditation. But the Blessed One was in the habit of spending the day and night in meditation, not only walking up and down but also sitting and lying down. So such, O king, of the disciples as were “meditators on foot 3” surpassed him in that particular.
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin, luôn có bàn tay đưa ra (bố thí), mang thân mạng cuối cùng, là vị y sĩ, vị phẫu thuật vô thượng.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, vị đứng đầu trong số các tỳ khưu đệ tử ít có bệnh tật của Ta, tức là Bakkula.’ Tuy nhiên, điều ấy được nói có liên quan đến tình trạng đang có ở bản thân đối với sự chứng đắc và việc học tập ở bên ngoài (của Tam Tạng).
Tâu đại vương, hơn nữa có những vị đệ tử của đức Thế Tôn là các vị chuyên đứng và đi kinh hành. Các vị ấy trải qua ngày đêm với việc đứng và đi kinh hành. Tâu đại vương, trái lại đức Thế Tôn trải qua ngày và đêm với việc đứng, đi kinh hành, ngồi, và nằm. Tâu đại vương, những vị tỳ khưu nào chuyên đứng và đi kinh hành, những vị ấy là vượt trội về chi phần ấy.
And there were certain of the disciples of the Blessed One, O king, who were “eaters at one sitting,” who would not, even to save their lives, take more than one meal a day. But the
- 10
[paragraph continues]
Blessed One was in the habit of taking a second, or even a third. So such, O king, of the disciples as were “eaters at one sitting” surpassed him in that particular. And in a similar way, O king, a number of different things have been told, each one of one or other of the disciples. But the Blessed One, O king, surpassed them all in respect of uprightness, and of power of meditation, and of wisdom, and of emancipation, and of that insight which arises out of the knowledge of emancipation, and in all that lies within the scope of a Buddha. It was with reference to that, O king, that he said:
“A Brahman am I, O brethren, devoted to self-sacrifice, pure-handed at every time; this body that I bear with me is my last, I am the supreme Healer and Physician.”
Tâu đại vương, hơn nữa có những vị đệ tử của đức Thế Tôn là các vị thọ thực chỉ một chỗ ngồi. Các vị ấy, cho dù vì nguyên nhân mạng sống, cũng không thọ dụng hai bữa ăn. Tâu đại vương, trái lại đức Thế Tôn thọ dụng vật thực thậm chí đến lần thứ nhì luôn cả đến lần thứ ba. Tâu đại vương, những vị tỳ khưu nào chỉ thọ thực một chỗ ngồi, những vị ấy là vượt trội về chi phần ấy. Tâu đại vương, những việc làm ấy với nhiều hình thức được nói đến có liên quan đến việc này việc nọ của những vị này vị khác. Tâu đại vương, tuy nhiên đức Thế Tôn là vượt trội về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về trí tuệ và nhận thức về sự giải thoát, về mười lực, về bốn pháp tự tín, về mười tám pháp của vị Phật, về sáu trí không phổ thông (đến các vị Thinh Văn). Và điều ấy đã được nói đến có liên quan đến toàn bộ cương vị của một bậc Giác Ngộ là: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin, luôn có bàn tay đưa ra (bố thí), mang thân mạng cuối cùng, là vị y sĩ, vị phẫu thuật vô thượng.’
- Q & A.
‘Now one man, O king, may be of good birth, and another may be wealthy, and another full of wisdom, and another well educated, and another brave, and another adroit; but a king, surpassing all these, is reckoned supreme. Just in that way, O king, is the Blessed One the highest, the most worthy of respect, the best of all beings.
And in so far as the venerable Bakkula was healthy in body, that was by reason of an aspiration (he had formed in a previous birth) 1. For, O king, when Anoma-dassî, the Blessed One, was afflicted with a disease, with wind in his stomach, and again when Vipassî, the Blessed One, and sixty-eight thousand of his disciples, were afflicted with a disease, with greenness of blood 2, he,
- 11
being at those times an ascetic, had cured that disease with various medicines, and attained (thereby) to such healthiness of body (in this life) that it was said of him:
“The chief, O brethren, among those who are disciples of mine, in the matter of bodily health, is Bakkula.”
Tâu đại vương, nơi đây ở giữa loài người: một người là có dòng dõi, một người có tài sản, một người có kiến thức, một người có tài nghệ, một người là anh hùng, một người có sự cảnh giác, sau khi vượt trội tất cả những người này, chính đức vua là tối thượng trong số những người ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn là vị đứng đầu, cao cả, tối thượng trong số tất cả các chúng sanh.
Trái lại, về việc đại đức Bakkula đã là người ít có bệnh tật, việc ấy là do năng lực của sự ước nguyện. Tâu đại vương, bởi vì khi bệnh đau bụng bão của đức Thế Tôn Anomadassī đã sanh khởi, và khi bệnh hoa cỏ (dị ứng?) của đức Thế Tôn Vipassī và sáu mươi tám ngàn vị tỳ khưu đã sanh khởi, vị ấy, trong khi bản thân là đạo sĩ khổ hạnh, đã xua đi cơn bệnh ấy bằng vô số thuốc men khác loại nên đã đạt được trạng thái ít bệnh tật. Và điều đã được nói là: ‘Này các tỳ khưu, vị đứng đầu trong số các tỳ khưu đệ tử ít có bệnh tật của Ta, tức là Bakkula.’
- Q & A.
‘But the Blessed One, O king, whether he be suffering, or not suffering from disease; whether he have taken, or not taken, upon himself the observance
- 12
of special vows 1,–there is no being like unto the Blessed One. [217] For this, O king, has been said by the Blessed One, the god of gods, in the most excellent Samyutta Nikâya 2:
“Whatsoever beings, O brethren, there may be whether without feet, or bipeds, or four-footed things, whether with a body, or without a body, whether conscious or unconscious, or neither conscious nor not–the Tathâgata is acknowledged to be the chief of all, the Arahat, the Buddha Supreme.”‘
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say 3.’
Tâu đại vương, trong khi căn bệnh của đức Thế Tôn đang sanh lên cũng như đang tiếp diễn, trong khi Ngài đang duy trì cũng như không duy trì pháp từ khước, không có bất cứ chúng sanh nào sánh bằng đức Thế Tôn. Điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở đoạn Varalañchaka (Dấu Ấn Cao Quý) thuộc Saṃyuttanikāya (Tương Ưng Bộ) rằng: ‘Này các tỳ khưu, cho đến các hàng chúng sanh không chân, hoặc hai chân, hoặc bốn chân, hoặc nhiều chân, hoặc hữu hình, hoặc vô hình, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc phi tưởng phi phi tưởng, trong số các hạng ấy đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác được gọi là hạng nhất.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 4.
THE ORIGINALITY OF THE BUDDHA’S TEACHING.
Câu hỏi về vị làm sanh khởi đạo lộ chưa được sanh khởi.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One:
“The Tathâgata, O brethren, the Arahat, the Buddha supreme 1, is the discoverer of a way that was unknown 2.”
‘But on the other hand he said:
“Now I perceived, O brethren, the ancient way, the ancient path, along which the previous Buddhas walked 2.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:
‘Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy Đạo Lộ cổ xưa, con đường cổ xưa đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo.’
‘If, Nâgasena, the Tathâgata be the discoverer of a way not previously found out, then it must be wrong that it was an ancient way that he perceived, an ancient path along which previous Buddhas walked. But if the way he perceived were an ancient way, then the statement that it was unknown must be wrong. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi, như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy Đạo Lộ cổ xưa, con đường cổ xưa đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo’ là sai trái. Nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy Đạo Lộ cổ xưa, con đường cổ xưa đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo,’ như thế thì lời nói rằng: ‘đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘Both the quotations you make, O king, are accurate. And both the statements so made are correct.
When the previous Tathâgatas, O king, had disappeared, then, there being no teacher left, their way too disappeared. And it was that way–though then broken up, crumbled away, gone to ruin, closed in, no longer passable, quite lost to view–[218] that the Tathâgata, having gained a
- 14
thorough knowledge of it, saw by the eye of his wisdom 1, (and knew it) as the way that previous Buddhas trod. And therefore is it that he said:
“Now I perceived, O brethren, the ancient way, the ancient path along which previous Buddhas walked.”
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy Đạo Lộ cổ xưa, con đường cổ xưa đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo.’ Cả hai điều ấy đều là lời nói về bản thể.
Tâu đại vương, với sự biến mất của các đức Như Lai trước đây, trong khi không có người chỉ dạy, Đạo Lộ đã biến mất. Đức Như Lai ấy, trong khi quán sát bằng tuệ nhãn về Đạo Lộ đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn ấy, đã nhìn thấy rằng Đạo Lộ ấy đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo. Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy Đạo Lộ cổ xưa, con đường cổ xưa đã được các bậc Chánh Đẳng Giác trước đây đi theo.’
‘And it was a way which–there being, through the disappearance of previous Tathâgatas, no teacher left–was a way then broken up, crumbled away, gone to ruin, closed in, and lost to view, that the Tathâgata made now passable again. And therefore is it that he said:
“The Tathâgata, O brethren, the Arahat, the Buddha supreme, is the discoverer of a way that was unknown.”
Tâu đại vương, với sự biến mất của các đức Như Lai trước đây, trong khi không có người chỉ dạy, Đạo Lộ đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn ấy; giờ đây đức Như Lai đã thể hiện việc thực hành hoàn mãn. Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
- Q & A.
‘Suppose, O king, that on the disappearance of a sovran overlord, the mystic Gem of Sovranty lay concealed in a cleft on the mountain peak, and that on another sovran overlord arriving at his supreme dignity, it should appear to him. Would you then say, O king, that the Gem was produced by him 2?’
‘Certainly not, Sir! The Gem would be in its original condition. But it has received, as it were, a new birth through him.’
Tâu đại vương, ở đây do sự biến mất của đức Chuyển Luân Vương, viên ngọc quý ma-ni ẩn tàng ở nơi đỉnh núi. Rồi do việc hành xử chính trực của đức Chuyển Luân Vương khác, nó lại hiện đến. Tâu đại vương, phải chăng viên ngọc quý ma-ni ấy là được tạo ra cho vị ấy?”
“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, viên ngọc quý ma-ni vốn là vật hiển nhiên, tuy nhiên do vị ấy mà nó lại hiện ra.”
‘Just so, O king, is it that the Blessed One, gaining a thorough knowledge of it by the eye of’
- 15
his wisdom, brought back to life and made passable again the most excellent eightfold way in its original condition as when it was walked along by the previous Tathâgatas,–though that way, when there was no teacher more, had become broken up, had crumbled away, had gone to ruin, was closed in, and lost to view. And therefore is it that he said:
“The Tathâgata, O brethren, the Arahat, the Buddha supreme, is the discoverer of a way that was unknown.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Đạo Lộ an toàn có tám chi phần đã được thực hành bởi các đức Như Lai trước đây—vốn là hiển nhiên—trong khi không có người chỉ dạy, thì đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn; đức Thế Tôn trong khi quán sát bằng tuệ nhãn đã làm sanh khởi, đã thể hiện việc thực hành hoàn mãn (Đạo Lộ ấy). Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
- ‘It is, O king, as when a mother brings forth from her womb the child that is already there, and the saying is that the mother has given birth to the child. Just so, O king, did the Tathâgata, having gained a thorough knowledge of it by the eye of his wisdom, bring into life, and make passable again, a way that was already there, though then broken up, crumbled away, gone to ruin, closed in, and lost to view.
Tâu đại vương, hoặc là giống như với việc sanh ra đứa con trai qua đường tử cung và đứa con—đang hiện hữu—thì người mẹ được gọi là ‘sanh mẫu.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong khi quán sát bằng tuệ nhãn về Đạo Lộ—vốn luôn hiện hữu—nhưng đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn, đức Như Lai đã làm sanh khởi, đã thể hiện việc thực hành hoàn mãn (Đạo Lộ ấy). Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
‘It is as when some man or other finds a thing that has been lost, and the people use the phrase: “He has brought it back to life.” [219] And it is as when a man clears away the jungle, and sets free 1 a piece of land, and the people use the phrase: “That is his land.” But that land is not made by him. It is because he has brought the land into use that he is called the owner of the land. Just so, O king, did the Tathâgata, having gained a thorough knowledge of it by the eye of his wisdom, bring back to life, and make passable again, a way that was already there, though then broken up, crumbled
- 16
away, gone to ruin, closed in, no longer passable, and lost to view. And therefore is it that he said:
“The Tathâgata, O brethren, the Arahat, the Buddha supreme, is the discoverer of a way that was unknown.”‘
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như một người nam nào đó nhìn thấy vật gì đó đã bị thất lạc, thì người ta đồn đãi rằng: ‘Nhờ người ấy mà vật ấy được xuất hiện.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong khi quán sát bằng tuệ nhãn về Đạo Lộ—vốn luôn hiện hữu—nhưng đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn, đức Như Lai đã làm sanh khởi, đã thể hiện việc thực hành hoàn mãn (Đạo Lộ ấy). Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như một người nam nào đó dọn sạch mảnh rừng rồi ban ra thành đất bằng, thì người ta đồn đãi rằng: ‘Mảnh đất ấy là của người ấy.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong khi quán sát bằng tuệ nhãn về Đạo Lộ—vốn luôn hiện hữu—nhưng đã bị tiêu hoại, đã bị đổ nát, đã bị phủ lấp, đã bị đóng lại, đã bị che kín, không còn có sự thực hành hoàn mãn, đức Như Lai đã làm sanh khởi, đã thể hiện việc thực hành hoàn mãn (Đạo Lộ ấy). Bởi lý do ấy, Ngài đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, đức Như Lai là người làm sanh khởi Đạo Lộ chưa được sanh khởi.’
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 5.
THE BUDDHA’S KINDNESS.
Câu hỏi về Lomasakassapa.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, it was said by the Blessed One:
“Already in former births when I was a man had I acquired the habit of inflicting no hurt on living beings 1.”
But on the other hand it is said 2:
When he was Lomasa Kassapa, the Rishi, he had hundreds of living creatures slain and offered the great sacrifice, the ‘Drink of Triumph 3.'”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Trong khi là vị ẩn sĩ tên Lomasakassapa đã giết chết hàng trăm mạng sống và đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya.’[25]
- 17
‘Now, Nâgasena, if it is true what the Buddha said, that, in his former births as a man, he inflicted no hurt on living beings, then the saying that, as Lomasa Kassapa, he had hundreds of living creatures slain must be false. But if he had, then the saying that he inflicted no hurt on living beings must be false. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống’ là sai trái. Nếu đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống, như thế thì lời nói rằng: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘The Blessed One did say, O king, that already in former births, when he was a man, he had acquired the habit of inflicting no hurt on living beings. And Lomasa Kassapa, the Rishi, did have hundreds of living creatures slain, and offered the great sacrifice, the “Drink of Triumph.” [220] But that was done when he was out of his mind through lust, and not when he was conscious of what he was doing.’
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống. Tuy nhiên, việc ấy là do tác động của ái luyến, không có sự suy nghĩ, không có sự cố ý.”
‘There are these eight classes of men, Nâgasena, who kill living beings–the lustful man through his lust, and the cruel man through his anger, and the dull man through his stupidity, and the proud man through his pride, and the avaricious man through his greed, and the needy man for the sake of a livelihood, and the fool in joke, and the king in the way of punishment. These, Nâgasena, are the eight classes of men who, kill living beings. The Bodisat, venerable Nâgasena, must have been acting in accordance with his natural disposition when he did so.’
“Thưa ngài Nāgasena, tám hạng người này giết hại mạng sống. Tám hạng nào? Hạng luyến ái giết hại mạng sống do tác động của luyến ái, hạng xấu xa giết hại mạng sống do tác động của sân, hạng mê mờ giết hại mạng sống do tác động của si, hạng ngã mạn giết hại mạng sống do tác động của ngã mạn, hạng tham lam giết hại mạng sống do tác động của tham, hạng không có gì giết hại mạng sống vì mục đích nuôi mạng, hạng ngu dốt giết hại mạng sống do tác động của sự đùa giỡn, đức vua giết hại mạng sống do tác động của kỷ cương. Thưa ngài Nāgasena, đây là tám hạng người giết hại mạng sống. Thưa ngài Nāgasena, có phải việc đã làm bởi đức Bồ Tát có tính chất tự nhiên?”
‘No, it was not, O king, an act natural to him that the Bodisat did then. If the Bodisat had been led, by natural inclination, to offer the great sacrifice, he would not have uttered the verse:
- 18
“Not the whole world, Sayha, the ocean girt,
With all the seas and hills that girdle it,
Would I desire to have, along with shame 1.”
Tâu đại vương, việc đã làm bởi đức Bồ Tát không phải có tính chất tự nhiên. Tâu đại vương, nếu đức Bồ Tát hạ thấp (phẩm cách) để hiến cúng đại lễ tế thần vì bản tánh tự nhiên thì không nói lên lời kệ này:
‘Ta không mong muốn vùng đất có sự bao quanh của biển cả, có biển là vòng đai, cùng với lời phỉ báng. Này Sayha, ngươi hãy nhận biết như vậy.’[26]
‘But though, O king, the Bodisat had said that, yet at the very sight of Kandavatî (Moon-face), the princess 2, he went out of his mind and lost command of himself through love. And it was when thus out of his mind, confused and agitated, that he, with his thoughts all perplexed, scattered and wandering, thus offered the great sacrifice, the “Drink of Triumph,”–and mighty was the outpour of blood from the necks of the slaughtered beasts!
Tâu đại vương, với lời nói như vậy đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
‘Just, O king, as a madman, when out of his senses, will step into a fiery furnace, and take hold of an infuriated venomous snake, and go up to a rogue elephant, and plunge forwards into great waters, the further shore of which he cannot see, and trample through dirty pools and muddy places 3, and rush into thorny brakes, and fall down precipices, and feed himself on filth, and go naked through the streets, and do many other things improper to be done–just so was it, O king, that at the very sight of Kandavatî, the princess, the Bodisat went out of his mind, and then only acted as I have said 4.
Tâu đại vương, giống như kẻ bị điên, có tâm bị tán loạn, bước lên ngọn lửa đã được đốt cháy, nắm bắt con rắn độc đã bị lên cơn giận, cưỡi lên con voi đã bị nổi điên, lao vào biển cả không nhìn thấy bến bờ, giẫm đạp vào vũng nước luôn cả hố phân, leo lên hàng rào gai, lao vào vực thẳm, ăn vật dơ, thậm chí lõa lồ đi ở đường phố, (hoặc) làm nhiều công việc không xứng đáng khác nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
- [221] ‘Now an evil act done, O king, by one out of his mind, is even in this present world not considered as a grievous offence, nor is it so in
- 19
respect of the fruit that it brings about in a future life. Suppose, O king, that a madman had been guilty of a capital offence, what punishment would you inflict upon him?’
‘What punishment is due to a madman? We should order him to be beaten and set free. That is all the punishment he would have.’
Tâu đại vương, việc xấu xa đã được làm bởi kẻ có tâm bị tán loạn trong thời hiện tại không phải là có tội lỗi nghiêm trọng, và tương tợ y như thế cũng không có quả thành tựu ở thời vị lai. Tâu đại vương, ở đây một kẻ điên khùng nào đó phạm vào tội đáng chết thì ngài sẽ giáng xuống kẻ đó hình phạt gì?”
“Thưa ngài Nāgasena, sẽ là hình phạt gì đối với kẻ điên khùng? Chúng tôi cho người đánh đập rồi bảo đuổi kẻ ấy đi; chính điều ấy là hình phạt đối với kẻ ấy.”
‘So then, O king, there is no punishment according to the offence of a madman. It follows that there is no sin in the act done by a madman, it is a pardonable act. And just so, O king, is it with respect to Lomasa Kassapa, the Rishi, who at the mere sight of Kandavatî, the princess, went out of his mind, and lost command of himself through love. It was when thus out of his mind, confused and agitated, that he, with his thoughts all perplexed, scattered and wandering, thus offered the great sacrifice, the “Drink of Triumph,”–and mighty was the outpour of blood from the necks of the slaughtered beasts! But when he returned again to his natural state, and recovered his presence of mind, then did he again renounce the world, and having regained the five powers of insight, became assured of rebirth in the Brahmâ world.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
“Tâu đại vương, như thế cũng không có hình phạt trong việc phạm tội của kẻ điên khùng. Vì thế, trong việc đã làm của kẻ điên khùng thì không có sự sai trái, có thể tha thứ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị ẩn sĩ Lomasakassapa do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, đã đi ra ngoài sự kiềm chế, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết. Hơn nữa, đến khi đã có tâm trở lại bình thường, có trí nhớ đã được hồi phục, khi ấy (Lomasakassapa) sau khi xuất gia trở lại lần nữa, đã làm sanh khởi năm thắng trí, và đã đi đến cõi Phạm Thiên.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 6.
THE MOCKING OF THE BUDDHA.
Câu hỏi về Chaddanta và Jotipāla.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, it was said by the Blessed One of Six-tusks, the elephant king:
“When he sought to slay him, and had reached him with his trunk,
He perceived the yellow robe, the badge of a recluse,
Then, though smarting with the pain, the thought possessed his heart,–
‘He who wears the outward garb the Arahats wear
Must be scatheless held, and sacred, by the good 1.'”
‘But on the other hand it is said:
“When he was Gotipâla, the young Brahman, he reviled and abused Kassapa the Blessed One, the Arahat, the Buddha supreme, with vile and bitter words, calling him a shaveling and a good-for-nothing monk 2.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi là voi chúa Chaddanta: [27] ‘Trong khi siết chặt (nghĩ rằng): Ta có thể hủy diệt gã này,’ con voi đã nhìn thấy tấm y ca-sa, biểu tượng của các vị ẩn sĩ. Con thú bị hành hạ đau khổ đã có ý tưởng sanh khởi rằng: Biểu tượng của các vị A-la-hán là cao quý, là hình bóng không thể bị hủy diệt.’
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Trong khi là người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla thì đã sỉ vả, đã chê bai đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi.’
‘Now if, Nâgasena, the Bodisat, even when he was an animal, respected the yellow robe, [222] then the statement that as Gotipâla, a Brahman, he reviled and abused the Blessed One of that time, must be false. But if as a Brahman, he reviled and abused the Blessed One, the statement that when he was Six-tusks, the elephant king, he respected the yellow robe, must be false. If when the Bodisat was an animal, though he was suffering severe and cruel and bitter pain, he respected the yellow robe
- 21
which the hunter had put on, how was it that when he was a man, a man arrived at discretion, with all his knowledge mature, he did not pay reverence, on seeing him, to Kassapa the Blessed One, the Arahat, the Buddha supreme, one endowed with the ten powers, the leader of the world, the highest of the high, round whom effulgence spread a fathom on every side, and who was clad in most excellent and precious and delicate Benares cloth made into yellow robes? This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Bồ Tát trong khi là loài thú đã tôn kính tấm y ca-sa, như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi’ là sai trái. Nếu đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi, như thế thì lời nói rằng: ‘Y ca-sa đã được tôn kính bởi voi chúa Chaddanta’ cũng là sai trái. Nếu đức Bồ Tát, lúc là loài thú, dẫu đang chịu đựng cảm thọ thô thiển, nhức nhối, đau đớn, cũng đã tôn kính tấm y ca-sa được kẻ thợ săn khoác lên, tại sao trong khi là loài người, có trí tuệ đã chín muồi, có sự hiểu biết đã chín muồi, sau khi nhìn thấy đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, đấng Thập Lực, vị Lãnh Đạo Thế Gian Kassapa, vô cùng nổi bật, có hào quang một sải tay rực sáng, bậc cao quý tối thượng đang khoác lên tấm y ca-sa vải xứ Kāsī cao quý và ưng ý thì đã không tôn kính? Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘The verse you have quoted, O king, was spoken by the Blessed One. And Kassapa the Blessed One, the Arahat, the Buddha supreme, was abused and reviled by Gotipâla the young Brahman with vile and bitter words, with the epithets of shaveling and good-for-nothing monk. But that was owing to his birth and family surroundings. For Gotipâla, O king, was descended from a family of unbelievers, men void of faith. His mother and father, his sisters and brothers, the bondswomen and bondsmen, the hired servants and dependents in the house, were worshippers of Brahmâ, reverers of Brahmâ; and harbouring the idea that Brahmans were the highest and most honourable among men, they reviled and loathed those others who had renounced the world. It was through hearing what they said that Gotipâla, when invited by Ghatîkâra the potter to visit the teacher, replied: “What’s the good to you of visiting that shaveling, that good-for-nothing monk?”
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi là voi chúa Chaddanta: ‘Trong khi là người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla thì đã sỉ vả, đã chê bai đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi.’
Và đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi. Tuy nhiên, điều đó là do tác động của dòng dõi, do tác động của gia tộc. Tâu đại vương, thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín. Cha mẹ, anh chị em, và những người tôi trai, tớ gái, kẻ hầu, và tùy tùng của anh ta là những người thờ phụng đấng Brahmā, kính trọng đấng Brahmā. Họ (nghĩ rằng): ‘Chỉ có các vị Bà-la-môn là tối thượng, cao quý’ rồi chê trách, nhờm gớm các vị xuất gia còn lại. Thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã nghe điều ấy từ những người ấy, nên khi được người thợ làm đồ gốm Ghaṭīkāra mời mọc về việc diện kiến đấng Đạo Sư đã nói như vầy: ‘Cái gì với việc diện kiến vị Sa-môn nhỏ nhoi trọc đầu của ngươi?’ [223]
- Q & A.
‘Just, O king, as even nectar when mixed with poison will turn sour, just as the coolest water in contact with fire will become warm, so was
- 22
it that Gotipâla, the young Brahman, having been born and brought up in a family of unbelievers, men void of faith, thus reviled and abused the Tathâgata after the manner of his kind.
And just, O king, as a flaming and burning mighty fire, if, even when at the height of its glory, it should come into contact with water, would cool down, with its splendour and glory spoilt, and turn to cinders, black as rotten blighted 1 fruits-just so, O king, Gotipâla, full as he was of merit and faith, mighty as was the glory of his knowledge, yet when reborn into a family of unbelievers, of men void of faith, he became, as it were, blind, and reviled and abused the Tathâgata. But when he had gone to him, and had come to know the virtues of the Buddhas which he had, then did he become as his hired servant; and having renounced the world and entered the Order under the system of the Conqueror, he gained the fivefold power of insight, and the eightfold power of ecstatic meditation, and became assured of rebirth into the Brahmâ heaven.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, giống như thuốc trường sanh sau khi đặt gần thuốc độc thì trở nên đắng. Và giống như nước mát sau khi để gần ngọn lửa thì trở nên nóng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín; anh ta, sau khi trở nên mù quáng vì tác động của gia tộc, đã sỉ vả, đã chê bai đức Như Lai.
Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã được đốt lên phát cháy, có ánh sáng, sau khi gặp nước thì trở nên có màu đen, mát lạnh, ánh sáng và sức nóng bị mất đi, tợ như trái cây nigguṇḍi đã được chín muồi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thanh niên Bà-la-môn Jotipāla có phước đức, có đức tin, có sự sáng láng bao la của trí tuệ, sau khi đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín; anh ta, sau khi trở nên mù quáng vì tác động của gia tộc, đã sỉ vả, đã chê bai đức Như Lai, và sau khi đi đến gần và đã biết được ân đức của Phật thì đã trở thành như là người hầu, và sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, đã làm sanh khởi các thắng trí và các thiền chứng, rồi đã đi đến cõi Phạm Thiên.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 7.
THE HELPLESSNESS OF A BUDDHA.
Câu hỏi về Ghaṭīkāra.
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, this too has been said by the Blessed One:
“Ghatîkâra the potter’s dwelling-place remained, the whole of it, for three months open to the sky, and no rain fell upon it 1.”
‘But on the other hand it is said:
“Rain fell on the hut of Kassapa the Tathâgata 1.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Căn nhà của người thợ gốm Ghaṭīkāra, có mái che là bầu trời, đã tồn tại suốt cả ba tháng, và đã không bị nước mưa.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Cốc liêu của đức Như Lai Kassapa bị mưa dột.’
‘How was it, venerable Nâgasena that the hut of a Tathâgata, the roots of whose merits were so widely spread 2, got wet? One would think that a Tathâgata should have the power to prevent that. If, Nâgasena, Ghatîkâra the potter’s dwelling was kept dry when it was open to the sky, it cannot be true that a Tathâgata’s hut got wet. But if it did, then it must be false that the potter’s dwelling was kept dry. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, tại sao cốc liêu của đức Như Lai Kassapa, bậc có thiện căn đầy đủ như thế, lại bị mưa dột? Oai lực ấy của đức Như Lai là điều đáng được ao ước. Thưa ngài Nāgasena, nếu căn nhà của người thợ gốm Ghaṭīkāra, có mái che là bầu trời, đã không có mưa dột, như thế thì lời nói rằng: ‘Cốc liêu của đức Như Lai Kassapa bị mưa dột’ là sai trái. Nếu cốc liêu của đức Như Lai Kassapa bị mưa dột, như thế thì lời nói rằng: ‘Căn nhà của người thợ gốm Ghaṭīkāra, có mái che là bầu trời, đã không có mưa dột’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘Both the quotations you have made, O king, are correct. [224] Ghatîkâra the potter was a good man, beautiful in character, deeply rooted in merit, who supported his old and blind mother and father. And when he was absent, the people, without so much as asking his leave, took away the thatch from his dwelling to roof in with it the hut of the Tathâgata. Then, unmoved and unshaken at his thatch being thus removed, but filled rather
- 24
with a well-grounded and great joy the like of which cannot be found, an immeasurable bliss sprang up in his heart at the thought: “May the Blessed One, the chief of the world, have full confidence in me.” And thereby did he obtain merit which brought forth its good result even in this present life.
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Căn nhà của người thợ gốm Ghaṭīkāra, có mái che là bầu trời, đã tồn tại suốt cả ba tháng, và đã không bị nước mưa.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Cốc liêu của đức Như Lai Kassapa bị mưa dột.’ Tâu đại vương, người thợ gốm Ghaṭīkāra là người có giới hạnh, có thiện pháp, có thiện căn đầy đủ, đang nuôi dưỡng cha mẹ mù lòa già yếu. (Các tỳ khưu) không có mặt của vị ấy, còn chưa có hỏi ý, đã lấy đi cỏ (lợp mái) ở nhà của vị ấy rồi che mái cho cốc liêu của đức Thế Tôn. Vị ấy, với việc lấy đi cỏ (lợp mái) ấy, đã đạt được niềm vui không bị lay chuyển, không bị dao động, khéo được ổn định, bao la, không thể sánh bằng, và còn làm sanh lên tâm hoan hỷ không thể ước lượng hơn thế nữa: ‘Ôi, quả nhiên đức Thế Tôn, bậc tối thượng ở thế gian, đã vô cùng tin tưởng ở ta!’ Do việc ấy, quả thành tựu hiện tiền đã sanh lên cho vị ấy. Tâu đại vương, bởi vì đức Như Lai không bị dao động vì chừng ấy sự xáo trộn.
- Q & A.
‘And the Tathâgata, O king, was not disturbed by that temporary inconvenience (of the falling rain). Just, O king, as Sineru, the king of the mountains, moves not, neither is shaken, by the onslaught of innumerable gales 1–just as the mighty ocean, the home of the great waters, is not filled up, neither is disturbed at all, by the inflow of innumerable great rivers. Just so, O king, is a Tathâgata unmoved at temporary inconvenience.
Tâu đại vương, giống như núi chúa Sineru cũng không rúng động không dao động bởi sự dồn dập của hàng trăm ngàn cơn gió; đại dương, biển cả cao quý và ưu tú, cũng không tràn đầy, không đi đến sự xáo trộn vì hàng trăm vạn trăm ngàn con sông lớn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai không bị dao động vì chừng ấy sự xáo trộn.
‘And that the rain fell upon the Tathâgata’s hut happened out of consideration for the great masses of the people. For there are two circumstances, O king, which prevent the Tathâgatas from themselves supplying (by creative power) any requisite of which they may be in need 2. And what are the two? Men and gods, by supplying the requisites of a Buddha on the ground that he is a teacher worthy of gifts, will thereby be set free from rebirth in states of woe. And lest others should find fault, saying: “They seek their livelihood by the working of miracles.” If, O king, Sakka had kept that hut dry, or even Brahmâ himself, even then that action would have been faulty, wrong, and worthy of censure.
Tâu đại vương, hơn nữa về việc cốc liêu của đức Như Lai bị mưa dột, việc ấy là vì lòng thương tưởng đối với số đông nhân loại. Tâu đại vương, trong khi xem xét hai điều lợi ích này, các đức Như Lai không sử dụng vật thiết yếu được tự mình hóa hiện ra: -Chư Thiên và nhân loại (nghĩ rằng): ‘Bậc Đạo Sư này là bậc đáng cúng dường hạng nhất’ sẽ dâng cúng vật thiết yếu đến đức Thế Tôn và sẽ được hoàn toàn giải thoát khỏi mọi cảnh giới khổ đau -Chớ để những kẻ khác trách móc rằng: ‘Những vị này phô diễn điều kỳ diệu và tầm cầu sinh kế.’ Trong khi xem xét hai điều lợi ích này, các đức Như Lai không sử dụng vật thiết yếu được tự mình hóa hiện ra.
For people might then say: “These Buddhas by
- 25
their dexterity 1 befool and lord it over the world.” That is the reason why such action would have been better left undone. The Tathâgatas, O king, do not ask for any advantage; and it is because they ask for nothing that they are held blameless.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept as you say.’
Tâu đại vương, nếu (Chúa Trời) Sakka hoặc đấng Brahmā, hoặc tự thân (đức Thế Tôn) làm cho cốc liêu ấy hết mưa dột thì có thể có điều đáng nói; chính việc làm ấy là có sự sai trái, có sự khiển trách rằng: ‘Những người này gây ra chuyện rồi mê hoặc thế gian, làm việc có tính chất dư thừa.’ Do đó, việc làm ấy là đáng bị chê trách. Tâu đại vương, các đức Như Lai không cầu xin vật chất. Do việc không cầu xin vật chất ấy, các Ngài không đáng bị quở trách.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 8.
WHY GOTAMA CLAIMED TO BE A BRAHMAN.
Câu hỏi về lời nói là Bà-la-môn và là vua.
[225] 25. ‘Venerable Nâgasena, this too was said by the Blessed One:
“A Brahman am I, O brethren, devoted to self-sacrifice 2.”
‘But on the other hand he declared:
“A king am I, Sela 3.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Ta là đức vua Sela.’
‘If, Nâgasena, the Blessed One were a Brahman, then he must have spoken falsely when he said he was a king. But if he were a king, then he must have spoken falsely when he said he was a Brahman. He must have been either a Khattiya or a Brahman. For he could not have belonged, in the same birth, to two castes. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Ta là đức vua Sela’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Ta là đức vua Sela,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin’ cũng là sai trái. Bởi vì chỉ có thể hoặc là Sát-đế-lỵ hoặc là Bà-la-môn, nghĩa là không thể có hai giai cấp cho một lần sanh ra. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- 26
- ‘Both the quotations you have made, O king, are correct. But there is good reason why the Tathâgata, should have been both Brahman and also king.’
‘Pray what, Nâgasena, can be that reason?’
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn sẵn sàng đáp ứng sự cầu xin.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Ta là đức vua Sela.’ Ở đây có lý do, mà với lý do ấy đức Như Lai vừa là vị Bà-la-môn vừa là vua.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì lý do ấy là gì, mà với lý do ấy đức Như Lai vừa là vị Bà-la-môn vừa là vua?”
‘Because all evil qualities, not productive of merit, are in the Tathâgata suppressed, abandoned, put away, dispelled, rooted out, destroyed, come to an end, gone out, and ceased, therefore is it that the Tathâgata is called a Brahman 1.
“Tâu đại vương, tất cả các ác bất thiện pháp của đức Như Lai đã được lánh xa, đã được dứt bỏ, đã được xa lìa, đã được dứt lìa, đã được chặt đứt, đã đi đến sự cạn kiệt, đã được diệt tắt, đã được an tịnh, vì thế đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
A Brahman 2, O king, means one who has passed beyond hesitation, perplexity, and doubt. And it is because the Tathâgata has done all this that therefore also is he called a Brahman.
Bà-là-môn nghĩa là đã vượt qua sự nghi ngờ, phân vân, lưỡng lự. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng đã vượt qua sự nghi ngờ, phân vân, lưỡng lự. Vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
A Brahman, O king, means one who has escaped from every sort and class of becoming, who is entirely set free from evil and from stain, who is dependent on himself 3, and it is because the Tathâgata is all of these things, that therefore also is he called a Brahman.
Bà-là-môn nghĩa là đã lìa khỏi tất cả các nguồn gốc đưa đến hữu và cảnh giới tái sanh, đã thoát ra khỏi việc bị dính líu đến ô nhiễm và bụi bặm, không có bạn đồng hành. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng đã lìa khỏi tất cả các nguồn gốc đưa đến hữu và cảnh giới tái sanh, đã thoát ra khỏi việc bị dính líu đến ô nhiễm và bụi bặm, không có bạn đồng hành. Vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
A Brahman, O king, means one who cultivates within himself the highest and best of the excellent and supreme
- 27
conditions of heart 1. And it is because the Tathâgata does this that therefore also is he called a Brahman. A Brahman, O king, means one who carries on the line of the tradition of the ancient instructions concerning the learning and the teaching of sacred writ, concerning the acceptance of gifts, concerning subjugation of the senses, self-control in conduct, and performance of duty. And it is because the Tathâgata carries on the line of the tradition of the ancient rules enjoined by the Conquerors 2 regarding all these things that therefore also is he called a Brahman. [226]
Bà-là-môn nghĩa là có nhiều sự an trú cao cả, tối thượng, cao quý, ưu tú thuộc về cõi trời. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng có nhiều sự an trú cao cả, tối thượng, cao quý, ưu tú thuộc về cõi trời. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
Bà-là-môn nghĩa là người duy trì dòng dõi về sự chỉ dạy và truyền thống trước đây về việc học thuộc lòng, giảng dạy, tiếp nhận vật thí, rèn luyện, thu thúc, và kiềm chế. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng là người duy trì dòng dõi về sự chỉ dạy và truyền thống đã được thực hành bởi các đấng Chiến Thắng trước đây về việc học thuộc lòng, giảng dạy, tiếp nhận vật thí, rèn luyện, thu thúc, và kiềm chế. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
A Brahman, O king, means one who enjoys the supreme bliss of the ecstatic meditation. And it is because the Tathâgata does this that therefore also is he called a Brahman. A Brahman, O king, means one who knows the course and revolution of births in all forms of existence. And it is because the Tathâgata knows this that therefore also is he called a Brahman.
Bà-là-môn nghĩa là vị có sự tham thiền về thiền có sự trú vào lạc bao la. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng là vị có sự tham thiền về thiền có sự trú vào lạc bao la. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
Bà-là-môn nghĩa là vị biết sự vận hành và chọn lựa việc tái sanh ở tất cả các cảnh giới hữu và phi hữu. Tâu đại vương, đức thế Tôn cũng là vị biết sự vận hành và chọn lựa việc tái sanh ở tất cả các cảnh giới hữu và phi hữu. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’
The appellation “Brahman,” O king, was not given to the Blessed One by his mother, nor his father, not by his brother, nor his sister, not by his friends, nor his relations, not by spiritual teachers of any sort, no, not by the gods. It is by reason of their emancipation that this is the name of the Buddhas, the Blessed Ones. From the moment when, under the Tree of Wisdom, they had overthrown the armies of the Evil One, had suppressed in themselves all evil qualities not productive of merit, and had attained to the knowledge of the Omniscient
- 28
[paragraph continues]
Ones, it was from the acquisition of this insight, the appearance in them of this enlightenment, that this true designation became applied to them,–the name of “Brahman.” And that is the reason why the Tathâgata is called a Brahman 1.’
Tâu đại vương, tên gọi ‘Bà-là-môn’ này của đức Thế Tôn không do mẹ tạo ra, không do cha tạo ra, không do anh trai tạo ra, không do chị gái tạo ra, không do các bạn bè thân hữu tạo ra, không do các thân quyến cùng huyết thống tạo ra, không do các Sa-môn và Bà-la-môn tạo ra, không do chư Thiên tạo ra. Tên gọi này của chư Phật Thế Tôn liên quan đến mốc cuối cùng của sự giải thoát, cùng với sự đạt được trí Toàn Tri sau khi tiêu diệt đạo binh của Ma Vương ở ngay dưới cội cây Bồ Đề, sau khi lánh xa các ác bất thiện pháp thuộc quá khứ, hiện tại, và vị lai, là sự xác định thực tế về việc đã đạt được, đã được hiển lộ, đã được sanh khởi, tức là ‘Bà-là-môn.’ Vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Bà-là-môn.’”
- Q & A.
‘Then what is the reason why the Tathâgata is called a king?’
‘A king means, O king, one who rules and guides the world, and the Blessed One rules in righteousness over the ten thousand world systems, he guides the whole world with its men and gods, its evil spirits and its good ones 2, and its teachers, whether Samanas or Brahmans. That is the reason why the Tathâgata is called a king.
A king means, O king, one who, exalted above all ordinary men, making those related to him rejoice, and those opposed to him mourn; raises aloft the Sunshade of Sovranty, of pure and stainless white, with its handle of firm hard wood 3, and its many hundred ribs 4,–the symbol of his mighty fame and glory. And the Blessed One, O king, making the army of the Evil One, those given over to false doctrine, mourn; filling the hearts of those, among gods or men, devoted to sound doctrine, with joy; [227] raises aloft over the ten thousand world systems the Sunshade of his Sovranty, pure and stainless in the whiteness of emancipation,
- 29
with its hundreds of ribs fashioned out of the highest wisdom, with its handle firm and strong through long suffering,–the symbol of his mighty fame and glory. That too is the reason why the Tathâgata is called a king.
“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì với lý do gì đức Như Lai được gọi là ‘Vua’?”
“Tâu đại vương, vua nghĩa là người nào cai trị vương quốc, chỉ dạy thế gian. Tâu đại vương, đức Thế Tôn cũng cai trị vương quốc bằng Giáo Pháp ở mười ngàn thế giới, chỉ dạy thế gian tính luôn cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến loài người luôn cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.’
Tâu đại vương, vua nghĩa là sau khi chế ngự toàn bộ dân chúng loài người, trong khi làm hoan hỷ tập thể thân quyến, trong khi gây sầu muộn cho tập thể kẻ thù, rồi cho giương lên chiếc lọng che màu trắng tinh khiết là vật đem lại danh vọng và vinh quang lớn lao vĩ đại, có thanh cầm bằng lõi cây cứng chắc, được trang hoàng với một trăm thanh nan không thiếu sót. Tâu đại vương, đức Thế Tôn trong khi gây sầu muộn cho đội binh của Ma Vương có sự thực hành sai trái, trong khi làm hoan hỷ chư thiên và nhân loại có sự thực hành đúng đắn, cũng cho giương lên ở mười ngàn thế giới chiếc lọng che màu trắng tinh khiết của sự giải thoát cao cả quý báu, là vật đem lại danh vọng và vinh quang lớn lao vĩ đại, có thanh cầm bằng lõi cây cứng chắc là sự nhẫn nại, được trang hoàng với một trăm thanh nan trí tuệ cao quý. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.
A king is one who is held worthy of homage by the multitudes who approach him, who come into his presence. And the Blessed One, O king, is held worthy of homage by multitudes of beings, whether gods or men, who approach him, who come into his presence. That too is the reason why the Tathâgata is called a king.
A king is one who, when pleased with a strenuous servant, gladdens his heart by bestowing upon him, at his own good pleasure, any costly gift the officer may choose 1. And the Blessed One, O king, when pleased with any one who has been strenuous in word or deed or thought, gladdens his heart by bestowing upon him, as a selected gift, the supreme deliverance from all sorrow,–far beyond all material gifts 2. That too is the reason why the Tathâgata is called a king.
Tâu đại vương, vua nghĩa là vị đáng được đảnh lễ bởi số đông dân chúng đã đi đến và gặp gỡ. Tâu đại vương, đức Thế Tôn cũng là vị đáng được đảnh lễ bởi số đông chư Thiên và nhân loại đã đi đến và gặp gỡ. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.’
Tâu đại vương, vua nghĩa là đối với người nào có sự ra sức thì tin tưởng, ban cho ân huệ đã chọn lựa, và làm thỏa mãn theo như ước muốn. Tâu đại vương, đức Thế Tôn đối với người nào có sự ra sức về thân, về khẩu, về ý, thì cũng tin tưởng, ban cho ân huệ vô thượng đã chọn lựa là sự giải thoát hoàn toàn mọi sự khổ đau, và làm thỏa mãn trọn vẹn ân huệ theo như ước muốn. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.’
A king is one who censures, fines 3, or executes the man who transgresses
- 30
the royal commands. And so, O king, the man who, in shamelessness or discontent, transgresses the command of the Blessed One, as laid down in the rules of his Order, that man, despised, disgraced and censured, is expelled from the religion of the Conqueror. That too is the reason why the Tathâgata is called a king.
A king is one who in his turn proclaiming laws and regulations according to the instructions laid down in succession by the righteous kings of ancient times, and thus carrying on his rule in righteousness, becomes beloved and dear to the people, desired in the world, and by the force of his righteousness establishes his dynasty long in the land. And the Blessed One, O king, proclaiming in his turn laws and regulations according to the instructions laid down in succession by the Buddhas of ancient times, and thus in righteousness being teacher of the world,–he too is beloved and dear to both gods and men, desired by them, and by the force of his righteousness he makes his religion last long in the land. That too is the reason why the Tathâgata is called a king.
Tâu đại vương, vua nghĩa là đối với kẻ chống lại mệnh lệnh thì quở trách, loại trừ, tiêu diệt. Tâu đại vương, trong Giáo Pháp cao quý của đức Thế Tôn, kẻ vô liêm sỉ vượt qua sự quy định cũng bị chê bai, khinh miệt, khiển trách vì tình trạng yếu hèn và bị loại ra khỏi Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.’
Tâu đại vương, vua nghĩa là sau khi giảng giải về đúng pháp và sai pháp theo truyền thống và sự chỉ dạy của các vị vua chính trực trước đây, trong khi cai quản vương quốc một cách chính trực thì trở thành vị được ước muốn, được yêu mến, được mong cầu đối với dân chúng và loài người, rồi duy trì dòng dõi hoàng tộc lâu dài nhờ vào năng lực và ân đức của sự chính trực. Tâu đại vương, đức Thế Tôn sau khi cũng giảng giải về đúng pháp và sai pháp theo truyền thống và sự chỉ dạy của các đấng Tự Chủ trước đây, trong khi chỉ dạy thế gian đúng theo Pháp thì sẽ trở thành vị được ước muốn, được yêu mến, được mong cầu đối với chư Thiên và nhân loại, rồi chuyển vận Giáo Pháp lâu dài nhờ vào năng lực và ân đức của Pháp bảo. Cũng vì lý do ấy, đức Như Lai được gọi là ‘Vua.’
‘Thus, O king, so many are the reasons why the Tathâgata should be both Brahman and also king, that the ablest of the brethren could scarcely in an æon enumerate them all. Why then should I dilate any further? Accept what I have said only in brief.’
‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, như vậy lý do có nhiều loại, mà với lý do ấy đức Như Lai có thể vừa là Bà-la-môn có thể vừa là vua. Vị tỳ khưu vô cùng khôn khéo cũng không có thể thành tựu được việc ấy cho dầu là một kiếp. Có ích gì với việc nói quá nhiều, điều khái quát nên được chấp nhận.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 9.
GIFTS TO THE BUDDHA.
Câu hỏi giảng về vật thực do việc ngâm nga các bài kệ.
- Q & A.
[228] ‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One:
“Gifts chaunted for in sacred hymns
Are gifts I must not take.
All those who see into the Truth
Do this their practice make.
The Buddhas all refused to chaunt for wage;
This was their conduct still
Whene’er the Truth prevailed
Through every age 1.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘(Vật thực do) việc ngâm nga các bài kệ sẽ không được Ta thọ dụng. Này Bà-la-môn, đối với những vị đang xem xét thì việc ấy không phải là Pháp. Chư Phật khước từ việc ngâm nga các bài kệ. Này Bà-la-môn, việc ấy là cách hành xử khi Giáo Pháp hiện hữu.’
‘But on the other hand the Blessed One, when preaching the Truth, or talking of it, was in the habit of beginning with the so-called “preliminary discourse,” in which giving has the first place, and goodness only the second 2. So that when gods and men heard this discourse of the Blessed One, the lord of the whole world, they prepared and gave gifts, and the disciples partook of the alms thus brought about.
Now if, Nâgasena, it be true what the Blessed One said, that he accepted no gifts earned by the chaunting of sacred words, then it was wrong that the Blessed One put giving thus
- 32
into the foreground. But if he did rightly in so emphasizing the giving of gifts, then it is not true that he accepted no gifts earned by the utterance of sacred words. And why so? Because if any one worthy of offerings should praise to the laity the good results to them of the bestowal of alms, they, hearing that discourse, and pleased with it, will proceed to give alms again and again. And then, whosoever enjoy that gift, they are really enjoying that which has been earned by the utterance of sacred words. This too is a double-edged problem, now put to you, which you have to solve.’
Và thêm nữa, đức Thế Tôn trong khi thuyết giảng Giáo Pháp có phương pháp, trong khi giảng giải theo thứ lớp, trước tiên hết giảng giải bài thuyết về bố thí, kế đến là bài thuyết về giới. Sau khi lắng nghe lời giảng giải của đức Thế Tôn ấy, vị chúa tể của tất cả các thế giới, chư Thiên và nhân loại chuẩn bị và dâng cúng vật thí. Vật thí ấy đã được gởi đến cho Ngài và các đệ tử thọ dụng.
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘(Vật thực do) việc ngâm nga các bài kệ sẽ không được Ta thọ dụng,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Thế Tôn giảng giải bài thuyết về bố thí trước tiên’ là sai trái. Nếu Ngài giảng giải bài thuyết về bố thí trước tiên, như thế thì lời nói rằng: ‘(Vật thực do) việc ngâm nga các bài kệ sẽ không được Ta thọ dụng’ cũng là sai trái. Vì lý do gì? Thưa ngài, vị nào đó, là bậc xứng đáng cúng dường, giảng giải cho hàng tại gia bài thuyết về quả thành tựu của việc bố thí vật thực, sau khi lắng nghe bài giảng về Giáo Pháp của vị ấy, họ có tâm tịnh tín rồi liên tục dâng cúng vật thí. Các vị nào thọ dụng vật thí ấy, tất cả các vị ấy thọ dụng (vật thực do) việc ngâm nga các bài kệ. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, khôn khéo, thâm sâu, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘The stanza you quote, O king, was spoken by the Blessed One. And yet he used to put the giving of alms into the forefront of his discourse. But this is the custom of all the Tathâgatas–first by discourse on almsgiving to make the hearts of hearers inclined towards it, and then afterwards to urge them to righteousness. This is as when men, O king, give first of all to young children things to play with–[229] such as toy ploughs 1, tip-cat sticks 2, toy wind-mills 3, measures made of leaves 4, toy carts,
- 33
and bows and arrows–and afterwards appoint to each his separate task. Or it is as when a physician first causes his patients to drink oil for four or five days in order to strengthen them, and to soften their bodies; and then afterwards administers a purge. The supporters of the faith, O king, the lordly givers, have their hearts thus softened, made tender, affected. Thereby do they cross over to the further shore of the ocean of transmigration by the aid of the boat of their gifts, by the support of the causeway of their gifts. And (the Buddha), by this (method in his teaching), is not guilty of “intimation 1.”‘
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘(Vật thực do) việc ngâm nga các bài kệ sẽ không được Ta thọ dụng. Này Bà-la-môn, đối với những vị đang xem xét thì việc ấy không phải là Pháp. Chư Phật khước từ việc ngâm nga các bài kệ. Này Bà-la-môn, việc ấy là cách hành xử khi Giáo Pháp hiện hữu.’
Và đức Thế Tôn giảng giải bài thuyết về bố thí trước tiên. Hơn nữa, điều ấy là việc làm của tất cả các đức Như Lai, trước hết bằng bài thuyết về bố thí, các Ngài làm cho tâm (người nghe) được thích thú vào việc ấy, sau đó khiến cho (người nghe) gắn bó vào giới. Tâu đại vương, giống như đối với những đứa trẻ còn nhỏ, người ta trước tiên hết cho chúng những món đồ chơi, như là móc câu, gậy ngắn, cối xay, vật đong đo, xe kéo, cây cung, sau đó gắn bó chúng theo hành động của mỗi đứa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức như Lai trước tiên hết làm cho tâm (người nghe) được thích thú bằng bài thuyết về bố thí sau đó khiến cho (người nghe) gắn bó vào giới.
Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy thuốc đối với những người bệnh, trước tiên hết cho uống dầu bốn năm ngày để tạo ra sức mạnh để làm cho mềm, sau đó cho thuốc xổ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức như Lai trước hết làm cho tâm được thích thú bằng bài thuyết về bố thí sau đó khiến cho gắn bó vào giới.
Tâu đại vương, tâm của những người bố thí, của những thí chủ là nhu thuận, dịu dàng, mềm mại. Nhờ cây cầu và đường đi của việc bố thí ấy, những người ấy tiến đến gần bờ bên kia của biển cả luân hồi nhờ vào con thuyền của sự bố thí. Do đó, đối với những người ấy trước hết Ngài chỉ dạy về nền tảng của nghiệp, nhưng không vì điều ấy mà phạm vào sự yêu cầu.”
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, when you say “intimation” what are these intimations?’
‘There are two sorts, O king, of intimation–bodily and verbal. And there is one bodily intimation which is wrong, and one that is not; and there is one verbal intimation which is wrong, and one that is not. Which is the bodily intimation which is wrong? Suppose any member of the Order, in going his rounds for alms, should, when choosing a spot to stand on, stand where there is no room 2 that is a bodily intimation which is wrong. The true members of the Order will not accept any alms so asked for, and the individual who thus acts is despised, looked down upon, not respected, held blameworthy, disregarded, not well thought of, in the religion of the Noble Ones; he is reckoned as
- 34
one of those who have broken their (vows as to) means of livelihood.
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là ‘yêu cầu,’ vậy thì các sự yêu cầu ấy có bao nhiêu loại?”
“Tâu đại vương, đây là hai sự yêu cầu: Yêu cầu bằng thân và yêu cầu bằng khẩu. Trong trường hợp ấy, có sự yêu cầu bằng thân là có tội, có sự yêu cầu bằng thân là không có tội; có sự yêu cầu bằng khẩu là có tội, có sự yêu cầu bằng khẩu là không có tội. Sự yêu cầu bằng thân nào là có tội? Ở đây, một vị tỳ khưu nào đó đi đến các gia đình, đứng ở chỗ không thích hợp, rồi đứng lì tại chỗ; đây là sự yêu cầu bằng thân có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
And again, O king, suppose any member of the Order, in going his round for alms, should stand where there is no room, and stretch out his neck like a peacock on the gaze, in the hope: “Thus will the folk see me”–that too is a bodily intimation which is wrong. True brethren will not accept an alms so asked for, and he who thus acts is regarded like the last.
And again, O king, suppose any member of the Order should make a sign with his jaw, or with his eyebrow, or with his finger–[230] that too is a bodily intimation which is wrong. True brethren will not accept an alms so asked for, and he who thus acts is regarded the same way.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ở đây một vị tỳ khưu nào đó đi đến các gia đình, đứng ở chỗ không thích hợp, nhướng cổ, nhìn soi mói với cái nhìn của loài công (nghĩ rằng): ‘Như vậy thì những người này sẽ nhìn thấy.’ Và do việc ấy, những người ấy nhìn thấy; đây là sự yêu cầu bằng thân có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ở đây một vị tỳ khưu nào đó yêu cầu bằng quai hàm, hoặc bằng lông mày, hoặc bằng ngón cái; đây là sự yêu cầu bằng thân có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
- Q & A.
‘And which is the bodily intimation which is not wrong? If a brother, on going his round for alms, be self-possessed, tranquil, conscious of his acts; if he stand, wherever he may go, in the kind of spot that is lawful; if he stand still where there are people desirous to give, and where they are not so desirous, if he pass on 1 ;–that is a bodily intimation which is not wrong. Of an alms so stood for the true members of the Order will partake; and the individual who thus asks is, in the religion of the Noble Ones, praised, thought highly of, esteemed, and reckoned among those whose behaviour is without guile, whose mode of livelihood is pure. For thus has it been said by the Blessed One, the god over all gods:
“The truly wise beg not, for Arahats scorn to beg. p. 35
The good stand for their alms, thus only do they beg 1.”
Sự yêu cầu bằng thân nào là không có tội? Ở đây, một vị tỳ khưu nào đó đi đến các gia đình, có niệm, được định tĩnh, có sự tỉnh giác, đi đến chỗ đứng cũng như ở nơi không phải chỗ đứng theo lời chỉ dạy, rồi đứng tại chỗ, ở những người có ý định bố thí thì đứng (chờ), ở những người không có ý định bố thí thì bước đi; đây là sự yêu cầu bằng thân không có tội. Các bậc Thánh thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy được khen ngợi, được ca tụng, được tán dương, được xem là ‘có hạnh giảm thiểu, có sự nuôi mạng trong sạch.’
Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:
‘Các bậc có trí tuệ không cầu xin, các bậc Thánh chê trách việc cầu xin. Các bậc Thánh đứng theo quy định, việc ấy là sự cầu xin của các bậc Thánh.’
- Q & A.
‘Which is the verbal intimation which is wrong? In case, O king, a brother intimate his wish for a number of things, requisites of a member of the Order–robes and bowls and bedding and medicine for the sick–that is a verbal intimation which is wrong. Things so asked for the true members of the Order (Ariyâ) will not accept; and in the religion of the Noble Ones the individual who acts thus is despised, looked down upon, not respected, held blameworthy, disregarded, not well thought of–reckoned rather as one who has broken his (vows as to) means of livelihood.
And again, O king, in case a brother should, in the hearing of others, speak thus: “I am in want of such and such a thing;” and in consequence of that saying being heard by the others he should then get that thing–that too is a verbal intimation which is wrong. True members of the Order will not use a thing so obtained, and he who acts thus is regarded like the last. And again, O king, in case a brother, dilating in his talk 2, give the people about him to understand: “Thus and thus should gifts be given to the Bhikkhus,”
- 36
and in case they, on hearing that saying, should bring forth from their store anything so referred to–that too is a verbal intimation which is wrong. True members of the Order will not use a thing so obtained, and he who acts thus is regarded like the last. [231]
Sự yêu cầu bằng khẩu nào là có tội? Tâu đại vương, ở đây vị tỳ khưu yêu cầu các vật dụng là y, vật thực, chỗ ngụ, và thuốc men chữa bệnh bằng lời nói theo nhiều cách; đây là sự yêu cầu bằng khẩu có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ở đây một vị tỳ khưu nào đó nói như vậy khiến cho những người khác nghe được: ‘Tôi có sự cần dùng với vật này.’ Và do lời nói ấy, do việc làm cho những người khác nghe được, lợi lộc phát sanh đến vị ấy; đây là sự yêu cầu bằng khẩu có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ở đây một vị tỳ khưu nào đó thông báo cho hội chúng với việc loan tin bằng khẩu rằng: ‘Nên dâng cúng vật như vầy và như vầy đến các vị tỳ khưu.’ Và do việc ấy, những người ấy nghe theo lời nói rồi mang lại vật đã được thông báo; đây là sự yêu cầu bằng khẩu có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
For when Sâriputta, the Elder, O king, being ill in the night-time, after the sun had set, and being questioned by Moggallâna, the Elder, as to what medicine would do him good, broke silence; and through that breach of silence obtained the medicine–did not Sâriputta then, saying to himself: “This medicine has come through breach of silence; let not my (adherence to the rules regarding) livelihood be broken,” reject that medicine, and use it not 1? So that too is a verbal intimation which is wrong. True members of the Order will not use a thing so obtained, and he who acts thus is regarded like the last.
Tâu đại vương, quả là trưởng lão Sāriputta, trong lúc bị bệnh vào ban đêm khi mặt trời đã lặn, trong khi được trưởng lão Mahāmoggallāna hỏi về thuốc chữa bệnh, đã nói ra lời. Do việc nói ra lời ấy của vị ấy, thuốc chữa bệnh đã phát sanh. Rồi trưởng lão Sāriputta (nghĩ rằng): ‘Do việc nói ra lời của ta mà thuốc chữa bệnh này đã được phát sanh. Chớ để cho sự nuôi mạng của ta bị hư hỏng,’ do sự lo âu về việc làm hư hỏng sự nuôi mạng nên đã từ chối, đã không sử dụng thuốc chữa bệnh ấy. Sự yêu cầu bằng khẩu như vậy cũng có tội. Các bậc Thánh không thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy bị chê bai, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến, bị xem là ‘có sự nuôi mạng bị hư hỏng.’
- Q & A.
‘And what is the verbal intimation which is right? Suppose a brother, O king, when there is necessity for it, should intimate among families either related to him, or which had invited him to spend the season of Was with him 2, that he is in want of medicines–this is a verbal intimation which is not wrong. True members of the Order will partake of things so asked for; and the individual who acts thus is, in the religion of the Noble Ones, praised, thought highly of, esteemed, reckoned among those whose mode of livelihood is pure,
- 37
approved of the Tathâgatas, the Arahats, the Supreme Buddhas.
And the alms that the Tathâgata, O king, refused to accept of Kasî-Bhâradvâga, the Brahman 1, that was presented for the sake of testing him with an intricate puzzle which he would have to unwind 2, for the sake of pulling him away, of convicting him of error, of making him acknowledge himself in the wrong. Therefore was it that the Tathâgata refused that alms, and would not partake thereof.’
Sự yêu cầu bằng khẩu nào là không có tội? Tâu đại vương, ở đây vị tỳ khưu khi có duyên cớ rồi yêu cầu thuốc chữa bệnh ở các gia đình đã được thỉnh cầu và ở thân quyến; đây là sự yêu cầu bằng khẩu không có tội. Các bậc Thánh thọ dụng vật đã được yêu cầu ấy. Và theo quan điểm của các bậc Thánh, nhân vật ấy được khen ngợi, được ca tụng, được tán dương, được xem là ‘có hạnh giảm thiểu, có sự nuôi mạng được trong sạch,’ và được cho phép bởi các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác.
Tâu đại vương, trái lại việc đức Như Lai đã từ chối bữa ăn của Bà-la-môn Kasībhāradvāja, bữa ăn ấy được phát sanh do việc gây rối, việc tháo gỡ, việc lôi kéo, việc phê bình, và việc công kích. Do đó, đức Như Lai đã khước từ, đã không sử dụng phần vật thực ấy.”
- Q & A.
‘Nâgasena, was it always, whenever the Tathâgata was eating, that the gods infused the Sap of Life from heaven into the contents of his bowl, or was it only into those two dishes–the tender boar’s flesh, and the rice porridge boiled in milk–that they infused it 3?
‘Whenever he was eating, O king, and into each morsel of food as he picked it up–just as the royal cook takes the sauce and pours it over each morsel in the dish while the king is partaking of it 4. [232] And so at Verañgâ, when the Tathâgata was eating the cakes 5 made of dried barley, the gods moistened each one with the Sap of Life, as they placed it
- 38
near him 1. And thus was the body of the Tathâgata fully refreshed.’
“Thưa ngài Nāgasena, có phải chư Thiên luôn luôn rắc dưỡng chất của cõi trời vào bình bát trong lúc đức Như Lai đang thọ thực, hay là đã rắc vào ở hai món là ở món thịt lợn rừng và ở món cơm sữa ngọt mà thôi?”
“Tâu đại vương, trong lúc đức Như Lai thọ thực chư Thiên luôn luôn cầm lấy dưỡng chất của cõi trời, đứng gần bên, rồi rắc vào những nắm cơm mỗi một lúc được đưa lên (miệng). Tâu đại vương, giống như trong lúc đức vua đang ăn, người đầu bếp của vua cầm lấy món xúp, đứng gần bên, rồi rưới xúp vào mỗi một nắm cơm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong lúc đức Như Lai thọ thực chư Thiên luôn luôn cầm lấy dưỡng chất của cõi trời, đứng gần bên, rồi rắc vào những nắm cơm mỗi một lúc được đưa lên (miệng). Tâu đại vương, thậm chí ở Verañjā trong lúc đức Như Lai đang thọ thực những hạt lúa mạch khô khan, chư Thiên cũng tuần tự tẩm ướt (chúng) với dưỡng chất của cõi trời rồi đem lại. Nhờ thế, cơ thể của đức Như Lai đã được bồi bổ.”
‘Great indeed was the good fortune, Nâgasena, of those gods that they were ever and always so zealous in their care for the body of the Tathâgata! Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’
“Thưa ngài Nāgasena, thật là điều lợi ích đối với chư Thiên ấy, là các vị đã thường xuyên, liên tục thể hiện sự nỗ lực trong việc chăm sóc thân thể của đức Như Lai. Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Phần 10.
ON THE BUDDHA’S AFTER-DOUBT 2.
Câu hỏi về trạng thái không nỗ lực trong việc thuyết giảng Giáo Pháp của đức Thế Tôn
- Q & A.
‘Venerable Nâgasena, your people say:
“The Tathâgata gradually, through millions of years, through æon after æon 3, brought his omniscient wisdom to perfection for the sake of the salvation of the great masses of the people 4.”
‘But on the other hand (they say) 5:
“Just after he had attained to omniscience his
- 39
heart inclined, not to the proclamation of the Truth, but to rest in peace.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, đức Như Lai đã làm cho trí Toàn Tri được chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng.’ Và thêm nữa: ‘Tâm của vị đạt đến phẩm vị Toàn Tri đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp.’
‘So that, Nâgasena, just as if an archer, or an archer’s pupil, who had practised archery for many days with the object of fighting, should, when the day of the great battle had come, draw back–just so did the Tathâgata, who through countless ages had gradually matured his omniscience for the sake of bringing safe to the shore (of salvation) the great masses of the people, turn back, on the day when that omniscience had been reached, from proclaiming the Truth.
Just as if a wrestler who through many days had practised wrestling should, when the day of the wrestling match 1 had come, draw back–just so did the Tathâgata, who through countless ages had gradually matured his omniscience for the sake of bringing safe to the shore (of salvation) the great masses of the people, turn back, on the day when that omniscience had been reached, from proclaiming the Truth.
Thưa ngài Nāgasena, giống như viên xạ thủ, hoặc các học trò của viên xạ thủ, sau khi học tập thuật bắn cung vì mục đích chiến trận trong nhiều ngày, đến khi cuộc chiến đấu lớn xảy ra thì có thể thối lui. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, đức Như Lai đã làm cho trí Toàn Tri được chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng, nhưng khi đã đạt đến phẩm vị Toàn Tri thì Ngài đã thối lui trong việc thuyết giảng Giáo Pháp.
Thưa ngài Nāgasena, hoặc là giống như người võ sĩ đấu vật, hoặc các học trò của người võ sĩ đấu vật, sau khi học tập thuật đấu vật trong nhiều ngày, đến khi trận đấu lớn xảy ra thì có thể thối lui. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, đức Như Lai đã làm cho trí Toàn Tri được chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng, nhưng khi đã đạt đến phẩm vị Toàn Tri thì Ngài đã thối lui trong việc thuyết giảng Giáo Pháp.
‘Now was it from fear, Nâgasena, that the Tathâgata drew back, or was it from inability to preach 2, or was it from weakness, or was it because he had not, after all, attained to omniscience? [233] What was the reason of this? Tell me, I pray, the reason, that my doubts may be removed. For if for so long a time he had perfected his wisdom with the object of saving the people, then the statement that he hesitated to announce the Truth must be wrong. But if that be true, then the other statement must be false. This too is a double-edged problem,
- 40
now put to you,–a problem profound, a knot hard to unravel,–which you have to solve.’
Thưa ngài Nāgasena, phải chăng đức Như Lai đã thối lui vì sợ hãi? Hay đã thối lui vì chưa được rành rẽ? Hay đã thối lui vì năng lực yếu kém? Hay đã thối lui vì chưa phải phẩm vị Toàn Tri? Ở đây, điều gì là lý do? Nào, xin ngài hãy nói cho trẫm lý do nhằm vượt qua nỗi nghi hoặc.
Thưa ngài Nāgasena, nếu trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, đức Như Lai đã làm cho trí Toàn Tri được chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng, như thế thì lời nói rằng: ‘Tâm của vị đạt đến phẩm vị Toàn Tri đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp’ là sai trái. Nếu tâm của vị đạt đến phẩm vị Toàn Tri đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp, như thế thì lời nói rằng: ‘Trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, đức Như Lai đã làm cho trí Toàn Tri được chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, thâm sâu, khó tháo gỡ, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
- Q & A.
‘The statements in both the passages you quote, O king, are correct. But that his heart inclined, not to the preaching of the truth, but to inaction, was because he saw, on the one hand, how profound and abstruse was the Doctrine 1, how hard to grasp and understand, how subtle, how difficult to penetrate into; and, on the other, how devoted beings are to the satisfaction of their lusts, how firmly possessed by false notions of Individualism 2. And so (he wavered) at the thought: “Whom shall I teach? And how can I teach him?”–his mind being directed to the idea of the powers of penetration which beings possessed.
“Tâu đại vương, trong khoảng thời gian bốn a-tăng-kỳ kiếp và một trăm ngàn kiếp, trí Toàn Tri đã được đức Như Lai làm cho chín muồi nhằm tế độ đám đông dân chúng. Và tâm của vị đạt đến trí Toàn Tri đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp. Vả lại, sau khi nhìn thấy tính chất thâm sâu, khôn khéo, khó thấy, khó giác ngộ, tinh vi, khó thấu triệt của Giáo Pháp, trạng thái ham thích tiềm ẩn của chúng sanh, và tính chất bám víu cứng nhắc vào quan điểm của chính mình, (thì nghĩ rằng): ‘(Thuyết giảng) về cái gì? Bằng cách nào?’ và tâm đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp. Điều này chính là sự suy nghĩ và tâm ý về việc giác ngộ của chúng sanh.
‘Just, O king, as an able physician, when called in to a patient suffering from a complication of diseases, might reflect: “What can be the treatment, what the drug, by which this man’s sickness can be allayed?”–just so, O king, when the Tathâgata called to mind how afflicted were the people by all the kinds of malady which arise from sin, and how profound and abstruse was the Doctrine, how subtle, and how difficult to grasp, then at the thought: “Whom can I teach? And how shall I teach him?” did his heart incline rather to inaction than to preaching–[234] his mind being directed to the powers of penetration which beings possessed.
Tâu đại vương, giống như người thầy thuốc phẫu thuật, sau khi đi đến gặp người bị hành hạ bởi nhiều căn bệnh, thì suy nghĩ như vầy: ‘Bằng cách thức gì, hoặc với phương thuốc nào thì căn bệnh của người này có thể được lắng xuống?’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với đức Như Lai, sau khi nhìn thấy loài người bị hành hạ bởi mọi căn bệnh phiền não và tính chất thâm sâu, khôn khéo, khó thấy, khó giác ngộ, tinh vi, khó thấu triệt của Giáo Pháp, (thì nghĩ rằng): ‘(Thuyết giảng) về cái gì? Bằng cách nào?’ và tâm đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp. Điều này chính là sự suy nghĩ và tâm ý về việc giác ngộ của chúng sanh.
‘And just, O king, as a king, of royal blood, an anointed monarch, when he calls to mind the many
- 41
people who gain their livelihood in dependence on the king–the sentries and the body-guard, the retinue of courtiers, the trading folk, the soldiers and the royal messengers, the ministers and the nobles 1–might be exercised at the thought: “How now, in what way, shall I be able to conciliate them all?”–just so when the Tathâgata called to mind how profound and abstruse was the Doctrine, how subtle, and how difficult to grasp, and how devoted beings were to the satisfaction of their lusts, how firmly possessed by false notions of Individualism, then at the thought: “Whom shall I teach? And how shall I teach him?” did his heart incline rather to inaction than to preaching–his mind being directed to the powers of penetration which beings possessed.
Tâu đại vương, giống như đối với đức vua dòng Sát-đế-lỵ đã được rưới nước thơm ở đầu (làm lễ phong vương), sau khi nhìn thấy những người giữ cổng, lính gác, quần thần, thị dân, nhân công, binh lính, quan đại thần, hoàng tộc, và thuộc hạ thì có thể khởi tâm như vầy: ‘Trẫm sẽ hậu đãi cái gì cho những người này? Bằng cách nào?’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với đức Như Lai, sau khi nhìn thấy tính chất thâm sâu, khôn khéo, khó thấy, khó giác ngộ, tinh vi, khó thấu triệt của Giáo Pháp, trạng thái ham thích tiềm ẩn của chúng sanh, và tính chất bám víu cứng nhắc vào quan điểm của chính mình, (thì nghĩ rằng): ‘(Thuyết giảng) về cái gì? Bằng cách nào?’ và tâm đã thiên về sự không nỗ lực và không thuyết giảng Giáo Pháp. Sự suy nghĩ và tâm ý về việc giác ngộ của chúng sanh chính là điều này.
- Q & A.
‘And this, too, is an inherent necessity in all Tathâgatas that it should be on the request of Brahmâ that they should proclaim the Dhamma. And what is the reason for that? All men in those times, with the ascetics and the monks, the wandering teachers and the Brahmans, were worshippers of Brahmâ, reverers of Brahmâ, placed their reliance on Brahmâ. And therefore, at the thought: “When so powerful and glorious, so famous and renowned, so high and mighty a one has shown himself inclined (to the Dhamma), then will the whole world of gods and men become inclined to it, hold it fitting, have faith in it”–on this ground, O king, the Tathâgatas preached the Dhamma when requested to do so by Brahmâ.
Tâu đại vương, thêm nữa điều này là quy luật của các đức Như Lai, là việc các Ngài thuyết giảng Giáo Pháp khi được Phạm Thiên thỉnh cầu. Vậy trong trường hợp ấy, điều gì là lý do? Vào lúc bấy giờ, tất cả các vị đạo sĩ khổ hạnh, du sĩ, Sa-môn, Bà-la-môn là những người thờ phụng đấng Brahmā, kính trọng đấng Brahmā, nương tựa đấng Brahmā. Do đó, (nghĩ rằng): ‘Với sự hạ mình của vị (Brahmā) có năng lực, có danh vọng, được biết tiếng, được nổi tiếng, hơn hẳn, được vượt trội ấy, thì thế gian luôn cả chư Thiên sẽ hạ mình, sẽ tin tưởng, sẽ quy thuận (Ta).’ Tâu đại vương, và vì lý do này mà đức Như Lai thuyết giảng Giáo Pháp khi được Phạm Thiên thỉnh cầu.
For just, O king, as what a sovran or a minister of state shows homage to, or offers worship to, that will the rest of mankind, on
- 42
the ground of the homage of so powerful a personage, show homage to and worship–just so, O king, when Brahmâ had paid homage to the Tathâgatas, so would the whole world of gods and men. For the world, O king, is a reverer of what is revered. And that is why Brahmâ asks of all Tathâgatas that they should make known the Doctrine, and why, on so being asked, they make it known 1.’
‘Very good, Nâgasena! The puzzle has been well unravelled, most able has been your exposition. That is so, and I accept it as you say.’
Tâu đại vương, giống như vị vua nào đó, hoặc quan đại thần của vị vua, hạ mình, thể hiện sự cung kính đối với người nào, do sự hạ mình của vị ấy đối với người có năng lực trội hơn, mà số dân chúng còn lại hạ mình, thể hiện sự cung kính. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi Phạm Thiên hạ mình đối với các đức Như Lai thì thế gian luôn cả chư Thiên sẽ hạ mình. Tâu đại vương, thế gian tôn vinh bậc đã được tôn vinh. Do đó, vị Phạm Thiên ấy thỉnh cầu tất cả các đức Như Lai về việc thuyết giảng Giáo Pháp. Và vì lý do ấy, các đức Như Lai thuyết giảng Giáo Pháp khi được Phạm Thiên thỉnh cầu.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Câu hỏi đã khéo được tháo gỡ, việc giải thích thật là tuyệt hảo. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
[1] ‘Tự kết liễu’ là đã được dịch thoát. Từ Pāli pāteti có ý nghĩa là ‘làm cho rơi, lao xuống.’
[2] Một số hành phạt đã được phỏng đoán (ND).
[3] Suvaṇṇasāmajātakaṃ – Bổn sanh 540.
[4] Ambajātakaṃ – Bổn sanh 474.
[5] Dummedhajātakaṃ – Bổn sanh 122.
[6] Māhākapijātakaṃ – Bổn sanh 516.
[7] Chaddantajātakaṃ – Bổn sanh 514.
[8] Cetiyajātakaṃ – Bổn sanh 422.
[9] Sīlavanāgajātakaṃ – Bổn sanh 72.
[10] Sabbadāṭhajātakaṃ – Bổn sanh 241.
[11] Laṭukikajātakaṃ – Bổn sanh 357.
[12] Dhammajātakaṃ – Bổn sanh 457.
[13] Samuddavaṇijajātakaṃ – Bổn sanh 466.
[14] Apaṇṇakajātakaṃ – Bổn sanh 01.
[15] Nigrodhamigajātakaṃ – Bổn sanh 12.
[16] Nigrodhajātakaṃ – Bổn sanh 445.
[17] Khaṇḍahālajātakaṃ – Bổn sanh 542.
[18] Mahāpadumajātakaṃ – Bổn sanh 472.
[19] Cūḷadhammapālajātakaṃ – Bổn sanh 358.
[20] Bālapaṇḍitasuttaṃ – Kinh Hiền Ngu, Trung Bộ tập 3, bài 129.
[21] 57 koṭi và 60 trăm ngàn năm.
[22] Suttanipātapāḷi – Kinh Tập, TTPV 29, trang 65, câu kệ 209.
[23] Tiểu Phẩm tập 2, Tạng Luật, TTPV 07, trang 133.
[24] Soṇakajātakaṃ và Saṃkiccajātakaṃ – Bổn Sanh 429 và Bổn Sanh 430.
[25] Cūḷahaṃsajātakaṃ – Bổn Sanh 433.
[26] Sayhajātakaṃ – Bổn sanh 310.
[27] Chaddantajātakaṃ – Bổn sanh 514.
Footnotes – Chú thích
1:1 This is the opening verse of the Muni Sutta (in the Sutta Nipâta I, 12). It is quoted again below, p. 385 of the Pâli text. The second line is, in the original, enigmatically terse, and runs simply, ‘From a home dust arises.’ This Fausböll renders (in the S. B. E., vol. x, part ii, p. 33), ‘From household life arises defilement,’ the word for dust (rago) being often used figuratively in the sense of something that disfigures, is out of place in the higher life. It is the distracting effect of household cares that the recluse has to fear.
2:1 This is a very famous verse, found first in the Vinaya (Kullavagga VI, 1, 5), and quoted in the Introduction to the Gâtakas (Fausböll, vol. i, p. 93; compare vol. iv., p. 354), translated in my ‘Buddhist Birth Stories,’ vol. i, p. 132. Hînati-kumburê adds the context:
‘Then shall they preach to him the Truth,
The Truth dispelling every grief,
Which Truth when here a man perceives,
He’s freed from stains, and dies away.’
2:2 On these expressions compare above, p. 170 (p. 113 of the text).
3:1 The words in brackets are added from Hînati-kumburê
3:2 That is, the members of the Order.
4:1 This verse has not yet been traced. The first half of it occurs in a different connection at Dhammapada, verse 168, which I have rendered (at ‘Buddhism,’ p. 65), ‘Rise up and loiter not!’ without any reference at all to food. This was in accordance with the view taken of the passage, both by Prof. Fausböll, who renders it (p. 31 of his edition of the Pâli), ‘Surgat, ne sit socors,’ and by Prof. Max Müller, who renders it (S. B. E, vol. x, part i, p. 47), ‘Rouse thyself, do not be idle!’ And I still think (especially noting such passages as Dhammapada, verses 231, 232, and the verse quoted in the Commentary, p. 126 of Fausböll, from Gâtaka IV, 496, &c.) that this was the original meaning in that connection. But here the words must clearly be taken as referring to food, and it is very remarkable that the commentator on the Dhammapada (see p. 335 of Fausböll’s edition) takes them in that sense also even in the other connection. It is a striking instance of the way in which commentators impart a purely technical sense into a general ethical precept.
4:2 From the Mahâ Udâyi Sutta (Magghima Nikâya, No. 77
5:1 See above, p. 164 (p. 109 of the Pâli text). These passages show that Dr. Morris’s note in the ‘Journal of the Pâli Text Society.’ 1885, requires modification. See also below, IV, 8, 88, and the passages quoted by him in the ‘Journal’ for 1886.
6:1 Sâmañña.
6:2 Patisambhidâ.
6:3 Samâpatti.
6:4 Abhiññâ.
6:5 This story will be found in the two Suka Gâtakas (Nos. 429 and 430 in Fausböll). I had not succeeded in tracing it when the list at vol. i, p. xxvi, was drawn up; it should therefore be added there.
6:6 Sayambhunâ, ‘whose knowledge is not derived from anyone else.’ (Sayambhu-ñâna-wû says Hînati-kumburê.) Burnouf’s proposition (‘Lotus,’ p. 336) to take it in the sense of ‘who has no other substratum or raison d’être than himself’ cannot be accepted, in spite of Childers’s approbation.
7:1 Nighamsanâ. Compare the use of nighamsati at Kullavagga V, 27, 2.
7:2 This is much more than a mere injunction not to gild refined gold. It comes very near to the enunciation of the dangerous doctrine that the holy man is above the law, and that nothing he does can be wrong. It is curious how frequently one finds this proposition cropping up in the most unexpected places, and the history of religious belief is full of instances of its pernicious effect on the most promising movements. When one considers the great influence of our author’s work, it becomes especially interesting to note how the doctrine has never, among the orthodox Buddhists, who read the Pâli Scriptures, been extended from the Buddha himself to his followers, and from moderation in food to matters of more vital import in the life of a church. And this is the more remarkable as the Tantra works of the corrupt Buddhism of Nepal and Tibet show how fatal has been the result of the doctrine among those Buddhists who had lost the guiding support of the older Scriptures.
8:1 Yâkayogo. See Sutta Nipâta III, 5, 1; Anguttara Nikâya III, 79, 2; and below, p. 225 (of the Pâli text).
8:2 This passage has not yet been traced in the Pitakas, and the context is therefore unknown. But the word Brahman must of course be applied to the Buddha here in the sense, not of one belonging to the Brahman caste, but of Arahat. Hînati-kumburê adds, as a gloss, bâhita-pâpa-brâhmanayek, ‘brahman because he has suppressed evil in himself.’ On this explanation see my note to the forty-eighth dilemma, which is devoted to the discussion of this difficulty.
On the Buddha as the Great Physician see Sutta Nipâta III, 7, 13; Magghima Nikâya I, 429; Sumangala Vilâsinî, 67, 255; and Milinda, pp. 110, 169 (of the Pâli text).
8:3 Anguttara Nikâya I, 14, 4. The reading adopted by our author agrees with that of the Simhalese MSS. put by Dr. Morris into the text.
9:1 Here, as always, they are repeated in full in the text.
9:2 This passage is very ambiguous. Hînati-kumburê renders it: ‘with reference to what was found in himself, and besides that (with reference) to the disciples who had learnt &c. . . . . tradition.’ He translates agamânam and the two following words, as relative compounds, by agama-dhâri-wû, &c., and in this I have followed him. But he supplies an ‘and’ after the last, thus taking them as accusatives in dependence on sandhâya, and that cannot be right. It seems forced to separate bâhirânam so much from the other genitives with which it stands in the text, and yet it is so impossible to make sense of the passage in any other way, that one would like to know the readings of all the MSS.
9:3 ‘Kakkhupâla and others’ adds Hînati-kumburê. (For the story of Kakkhupâla, see the commentary on the Dhammapada, verse 1.)
10:1 See, for other instances of such aspirations, above, vol. i, p. 5.
10:2 Tina-pupphaka-roga. There is a flower called tina-puppha, and this may be a skin disease named after it. But pupphaka at Gâtaka III, 541, means blood, and the disease may p. 11 be so called because the blood was turned by it to the colour of grass (tina). Hînati-kumburê (who gives these legends of the previous births of Bakkula at much greater length, adding others from the time of the Buddhas Padumuttara and Kassapa, and giving the story also of his present birth) says that the disease arose from contact with wind which had been poisoned through blowing over a Upas tree (p. 296 of the Simhalese version). But he does not explain the name of the disease, which occurs only here.
In his present birth Bakkula is said to have been born at Kosâmbî, in a wealthy family. His mother, understanding that to bathe a new-born child in the Jumna would ensure him a long life, took him down to the river. Whilst he was there being bathed, a huge fish swallowed him. But the fish, caught at Benares, was sold to a wealthy but childless man there, and on being cut open, the babe was found in it unhurt.
The mother hearing the news of this marvel, went in great state and with haste to Benares and claimed the child. Thereupon an interesting lawsuit arose, and the king of Benares, thinking it unjust to deprive the purchaser of a fish of anything inside it, and also unjust to deprive a mother of her child, decided that the child belonged equally to both. So he became the heir of both families, and was therefore called Bak-kula, ‘the two-family-one’ (Bak = Ba = Dvâ). On the real derivation of Bakkula, see Dr. Morris in the ‘Journal of the Pâli Text Society,’ 1886, pp. 94-99. We need not quarrel with a false etymology which shows us so clearly the origin of the legend. Then Bakkula enjoys great prosperity in the orthodox three palaces, and at eighty years of age, being still in vigorous health, enters the Order.
12:1 The Dhutangas, enumerated below, p. 351 (of the Pâli text).
12:2 Samyutta Nikâya XLIV, 103.
12:3 This piece of casuistry is not so entirely at variance with the context of the second passage (quoted from the Anguttara I, 14) as would seem at first sight. The answer practically amounts to this, that though each of many disciples may be superior to the Buddha in certain bodily qualities, or even in the special vows known as Dhutangas, yet he surpasses them in the ‘weightier matters of the law.’ It is true that one of the instances given, that of the thâna-kankamikâ, is not included in the list of Dhutangas, and in the long enumeration in the Anguttara of those of the disciples who were ‘chief’ in any way, ‘weightier matters of the law’ are not overlooked. But ‘meditation on foot’ is of the same nature as the acknowledged Dhutangas, and none of the five special points in which Nâgasena places especially the superiority of the Buddha (uprightness, &c.), is mentioned in the Anguttara. Nevertheless the logical reply to the problem proposed would have been that in the Anguttara the superiority spoken of is over other disciples, and not over the Buddha.
13:1 Supreme, that is, in comparison with the Pakkeka Buddhas, ‘Buddhas for themselves alone:’ whereas the ‘altogether Buddha’ can not only see the truth for himself, but also persuade others of it.
13:2 These two quotations are from the Samyutta Nikâya XXI, 58 and X, 2, 65, says Mr. Trenckner, but I cannot trace them in M. Feer’s edition.
14:1 ‘The wisdom arising from the perception of the Four Noble Truths’ is Hînati-kumburê’s gloss.
14:2 The wondrous Gem-treasure of the king of kings (theVeluriya, etymologically the same as beryl, but probably meaning cat’s-eye) is supposed, like the other mystic treasures, to come to him of its own accord, on his becoming sovran overlord. See my ‘Buddhist Suttas,’ p. 256 (S. B. E., vol. xi).
15:1 Nîharati. Âvaranaya kara ganneya says Hînati-kumburê.
16:1 This passage has not yet been traced in the Pitakas.
16:2 The identical words are not found, but they are a summary of the Lomasa Kassapa Gâtaka (No. 433 in Prof. Fausböll’s edition, and see especially vol. iii, p. 517, line 25).
16:3 Vâgapeyya, which Professor Fausböll (loc. cit., p. 518) spells vâkapeyya, and a Burmese MS. he quotes spells vâdhapeyya (characteristically enough,–the scribe not understanding the word, and thinking it must have been derived from vadha, makes what he thinks must be a correction). The Sanskrit form of the word is vâkapêya, the drink or draught of battle or victory, name of that one of the seven Soma sacrifices which a king offered when desirous of attaining to sovran overlordship. In the allied legend p. 17 of king Lomapâda’s sacrifice (Râmâyana I, 8, 11 foll.) it is the asva-medha, the horse sacrifice, which is offered.
18:1 This verse is found not only in the 433rd Gâtaka (loc. cit.), but also in the Sayha Gâtaka, No. 310, a shorter recension of the same story.
18:2 Hînati-kumburê here summarises the whole story.
18:3 Kandanikâ and oligalla. See Anguttara III, 57, 1; Magghima I, 11, 448; Thera Gâthâ 567; Kullavagga V, 17, 1. Hînati-kumburê spells the second word with an ordinary l.”
18:4 The text repeats the last paragraph.
19:1 It is very instructive to notice the way in which our author looks upon the historical Buddha and the various heroes of the Gâtaka Stories as so absolutely identical that he feels obliged to defend the conduct of all the ‘types’ as earnestly as he would that of the Buddha himself. There is no such conception in the Pitakas, and the whole tone of our author’s argument reveals the lateness of his date as compared with the Pitakas.
20:1 From the Khaddanta Gâtaka, No. 514 (Fausböll, vol. v, p. 49); with which compare the Kâsâva Gâtaka, No. 221 (vol. ii, p. 196).
20:2 ‘This has not been found in these words, but Mr. Trenckner refers to Magghima Nikâya, No. 81. Compare also Gâtaka I, 43.
22:1 Niggundi, which Hînati-kumburê merely repeats. See Gâtaka III, 348; IV, 456; Dhammapada Commentary, p. 209; Anguttara IV, 199; and Dr. Morris’s restoration of Dîpavamsa XII, 32, in the Introduction to vol. ii of his Anguttara.
23:1 Both these quotations are from the Magghima, Nikâya, No. 31 (the Ghatîkâra Suttanta).
23:2 Ussanna-kusala-mûla. See Gâtaka I, 145.
24:1 Aneka-sata-sahassa-vâta-sampahârena. Perhaps ‘by the battle (raging round it) of innumerable gales,’ the onslaught of the winds being not against it, but against one another.
24:2 Literally ‘from receiving any self-created requisite.’
25:1 Vibhûsam katvâ. Daksha-kriyâ kota says Hînati-kumburê. The expression has not been found elsewhere.
25:2 This passage has already been quoted above (IV, 4, 55). It has not been traced in the Pitakas.
25:3 These words from the Sela Sutta (Sutta Nipâta III, 7, 7) have also been already discussed above (IV, 3, 33, 34).
26:1 This argument is based on the false etymology that brâhmano = bâhita-pâpo (‘he in whom evil is suppressed’), adopted by Hînati-kumburê above at IV, 4, 55. Buddhaghosa, in the Sumangala, p. 244, has another derivation: Brahmam anatîti brâhmano. As Brahmam has not been found elsewhere except as the accusative of Brahmâ the name of the god, and as anati only occurs in this passage, it might be contended that Buddhaghosa means an ‘invoker of Brahmâ.’ But I think he is correct in his etymology, and intends to interpret the word Brahman as ‘intoner of prayer.’
26:2 The Arahat-Brahman says Hînati-kumburê.
26:3 Asahâyo, literally ‘has no friend.’ I am not sure that I have rightly understood this term, which I have not found elsewhere applied to the Arahat. Hînati-kumburê merely repeats the word.
27:1 Dibba-vihâro; rendered divya-viharana by Hînati-kumburê. It cannot mean here ‘state of being a deva in the kamaloka’ as rendered by Childers.
27:2 That is, of course, the previous Buddhas.
28:1 This is a striking instance of argument in a circle. The word Brahman is first interpreted in its technical Buddhist sense of Arahat, and then the Buddha, as Arahat, is called a Brahman. The only paragraph based on the real transition of meaning in the term is that referring to the holding up of tradition.
28:2 Samârakam sabrahmakam, ‘with its Mâras and Brahmas.’
28:3 Aratu, says Hînati-kumburê; that is wood from the heart of the tree.
28:4 Salâkâ, which Hînati-kumburê repeats, adding ‘of the highest wisdom.’
29:1 Varitam varam. ‘A gift appropriate to the service approved of’ says Hînati-kumburê. And the word is not in Childers. But compare the use of varam varati at Gâtaka III, 493.
29:2 Asesa-kâma-varena, for which Hînati-kumburê has asesa-kâmâvakarayem. Mr. Trenckner adds a ka, which, as being entirely superfluous, he puts in brackets. There can be but little doubt that the corrected reading is asesa-kâmâvakarena, and that the literal rendering would be I gladdens him by that which has left in it nothing connected with (life in) the world of sense; to wit, deliverance from all sorrow’ (that is deliverance from samsara).
Parimutti, which I have not found in the Pitakas, and which is not in Childers, occurs above (p. 112 of the Pâli text) in the same connection.
29:3 Gâpeti. See my notes above on vol. i, p. 2 40, and below on VII, 5, 10. The Simhalese has here dhana-dânaya karanneya, where dânaya must be gâni.
31:1 This stanza occurs no less than five times in those portions of the Pitakas already published. See Sutta Nipâta I, 4, 6 and III, 4, 2 7, and Samyutta Nikâya VII, 1, 8, VII, 1, 9, and VII, 2, 1. The rhythm of the Pâli is strikingly beautiful, and is quite spoilt in the rendering.
31:2 See, for instance, Dîgha Nikâya V, 28; Mahâvagga I, 7, 5 and 10; V, X, 9; VI, 26, 8; and Kullavagga VI, 4, 5. As there is a doubt about the spelling, Fausböll at Gâtaka I, 8, and I, 30, and our MSS. of the Dîgha reading ânupubbi-kathâ, whereas Childers and Oldenberg read ânupubbi-kathâ, it is perhaps worth mentioning that the Simhalese has the short a.
32:1 All these articles are mentioned in the Dîgha Nikâya I, r, 14. Buddhaghosa explains the first word (vankakam) as toy ploughs. Hoops the Indian children do not have, probably for want of suitable roads.
32:2 Ghatikam, which is, according to Buddhaghosa, a game played by striking a short stick with a long one; and according to Hînati-kumburê the game called in Simhalese kalli. Clough has this word, but simply explains it as a game so called.
32:3 Kingulakam, which is, according to Buddhaghosa, a little wheel made of cocoa-nut leaves, which is set turning by the impact of the wind. Hînati-kumburê says ‘an œmbaruwa (twirling thing) made of cocoa-nut leaves.’
32:4 Pattâlhakam. Buddhaghosa and the Simhalese agree in rendering this ‘toy measures.’
33:1 Viññatti. It is a breach of rules for a member of the Order to ask, in words, for an alms. For a Buddha to lay stress, in a discourse, on the advantages of almsgiving does not, Nâgasena means, make him guilty of this offence.
33:2 And thus cause an obstruction, and attract attention to the fact that he is there. I do not know of any such prohibition in the Vinaya.
34:1 The author has Kullavagga VIII, 5, 2 in his mind, where the signs (of their being willing or not) are specified.
35:1 From Gâtaka III, 354. The words are there ascribed, not to the Buddha but to the Bodisat in the story.
The word translated Arahats is Ariyâ, which is taken here, as elsewhere, as a dissyllable, and pronounced Aryâ. It is the same as our word Aryans, and is rendered above Noble Ones. I do not think that it is applied exclusively to Arahats.
35:2 Vakî-vipphârena. The expression has not been found elsewhere, nor is it in Childers. The Simhalese has: ‘dilating on the words obtaining in this religion.’ I presume it means, that not content with praising almsgiving in general, he particularises. Compare Mahâvagga VI, 37.
36:1 ‘This story has not yet been traced; but the Simhalese (p. 317) gives it at great length.
36:2 Ñâti-pavâritesu kulesu. Compare Pâkittiya 39 (‘Vinaya Texts,’ vol. i, p. 39).
37:1 See Sutta Nipâta I, 4. The Simhalese always has a long î in Kasî.
37:2 Âyethana. Compare the use of all these terms above, II, 1, 3 (vol. i, p. 46).
37:3 There is nothing about this infusion of the Sap of Life (dibbam ogam) in the published texts of the Pitakas. But it is mentioned in the account in the Gâtaka Commentary of the second meal referred to (‘Buddhist Birth Stories,’ p. 92). The other is, of course, the Buddha’s last meal, ‘Book of the Great Decease,’ IV, 14-23 (in my ‘Buddhist Suttas,’ pp. V-73).
37:4 Hînati-kumburê gives here a great deal of additional matter (pp. 314-324).
37:5 Pulake; which the Simhalese renders peti.
38:1 I am not sure what meal is here referred to. The Buddha is twice said to have taken meals at Verañgâ (in the Sutta Vibhanga, pp. 6, 11; Pârâgika I, 2 and I, 4). In neither case is there any mention of these cakes. But the former of the two may be the one referred to, as it took place in a time of drought.
38:2 Compare my manual ‘Buddhism,’ p. 41.
38:3 Literally ‘through four Asankheyyas and a lak of Kappas.’
38:4 This passage has not yet been traced in the Pitakas, and the word samuddharanâ (rendered ‘salvation’) does not occur elsewhere in published texts. It means literally ‘bringing safe to shore.’ Compare samuddhata at Saddhammopâyana 143 in the ‘Journal of the Pâli Text Society’ for 1887, p. 44.
38:5 See ‘Vinaya Texts,’ vol. i, p. 85, and Samyutta Nikâya VI, i. The words are very slightly different.
39:1 Compare Sumangala Vilâsinî, p. 85.
39:2 Apâkatatâya, not found elsewhere. I follow the Simhalese, which has bœna kiyanta no dœnena bœwin.
40:1 ‘Of Arahatship’ is Hînati-kumburê’s gloss.
40:2 Sakkâya-ditthi. The belief in being, instead of in becoming; the belief in the permanence of individuality. See my ‘Hibbert Lectures,’ pp. 211-214.
41:1 On this list see below, IV, 6, 11.
42:1 Hînati-kumburê here gives a page of description–not found in the Pâli–of the episode of Brahmâ’s request to the Buddha. The oldest account of this episode has been already translated in vol. xiii of the ‘Sacred Books of the East,’ in ‘Vinaya Texts,’ part i, pp. 84-88.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
- http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_06.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3603.htm
- http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx