Chương 3: Sợ nói trước công chúng – Fear of public speaking – Song ngữ

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

 

Chương 3: Sợ Hãi Và Khổ Đau – Fear and Pain

23. Fear of public speaking – Sợ nói trước công chúng

 

I was told that one of the greatest fears people have is speaking in public. I have to speak a lot in public, in temples and at conferences, at marriages and funerals, on talkback radio and even on live television. It is part of my job.

Một trong những sợ hãi lớn nhất, tôi được kể là nỗi sợ nói trước công chúng. Riêng tôi, vì nhiệm vụ, tôi thường nói trước công chúng trong chùa, trên diễn đàn, tại lễ cưới và đám tang, trên đài phát thanh và truyền hình trực tiếp.

 

I remember one occasion, five minutes before I was to give a public talk, when fear overwhelmed me. I hadn’t prepared anything; I had no idea what I was going to say. About three hundred people were sitting in the hall expecting to be inspired. They had given up their evening to hear me talk. I began thinking to myself: ‘What if I can’t think of anything to say? What if I say the wrong thing? What if I make a fool of myself? ‘

Có một lần chỉ còn mười lăm phút nữa là tôi phải lên bục nói, tôi bỗng dưng phát run vì sợ. Lần ấy tôi không có chuẩn bị trước nên không biết sẽ phải nói gì trong lúc cử tọa trên ba trăm đã dành trọn buổi tối ấy đến nghe tôi thuyết pháp. Tôi thầm nghĩ “Nếu tôi không tìm ra đề tài thì sao? Nếu tôi nói bậy thì thế nào? Và nếu tôi làm mình quê thì…?”

 

All fear begins with the thought ‘what if’ and continues with something disastrous. I was predicting the future, and with negativity. I was being stupid. I knew I was being stupid; I knew all the theory, but it wasn’t working. Fear kept rolling in. I was in trouble.

Nỗi sợ hãi dâng cao với mỗi chữ “nếu” tôi thêm vào các câu hỏi tôi tự đặt ra. Thiệt tai hại! Tôi đang tiên đoán tương lai với tâm tiêu cực. Tôi thật điên rồ. Tôi biết tôi nghĩ điên rồ dầu tôi biết tôi hiểu nhiều lý giải về tiên đoán và sợ hãi. Nhưng tôi không làm sao chận đứng được sự sợ hãi cứ tiếp tục gia tăng. Tôi bị trở ngại rồi!

 

That evening I developed a trick, what we call in monk-speak ‘a skillful means’, which overcame my fear then, and which has worked ever since. I decided that it didn’t matter if my audience enjoyed the talk or not, as long as I enjoyed my talk. I decided to have fun.

Tôi chợt nhớ một bí quyết mà ngôn từ Phật giáo gọi là “sự thiện xảo”. Tôi thử dùng nó. Tôi khẳng định với tôi rằng không có gì quan trọng hết, thính chúng có thích thú hay không cũng không sao miễn tôi thích thú là đủ rồi. Tôi quyết định sẽ nói một bài pháp mà tôi sẽ thích thú. Thế là tôi hết lo sợ. Buổi thuyết pháp của tôi rất thành công. Và thiện xảo ấy còn giúp tôi một cách hữu hiệu cho đến hôm nay.

 

Now, whenever I give a talk, I have fun. I enjoy myself. I tell funny stories, often at my own expense, and laugh at them with the audience. On live radio in Singapore I told Ajahn Chah’s prediction about the currency of the future. (Singaporeans are interested in things economic.) Ajahn Chah predicted once that the world would run out of paper for bank notes and metal for coins, so the people would have to find something else for everyday transactions.

Bây giờ mỗi khi tôi thuyết pháp tôi đều thấy thích thú – cái thích thú của riêng tôi. Tôi nói chuyện đùa và cười với cử tọa. Lần nọ trên đài phát thanh Singapore tôi kể lại chuyện tiên đoán tiền tệ mà Ajahn Chah kể trước đây. (Dân Singapore rất thích nghe chuyện liên quan đến kinh tế). Ngài nói có ngày thế giới sẽ không có đủ giấy in bạc và kim loại đúc tiền nên phải dùng một thứ gì đó để thay thế.

 

He predicted that they would use little pellets of chicken shit for money. People would go around with their pockets full of chicken shit. Banks would be full of the stuff and robbers would try to steal it. Rich people would be so proud of how much chicken shit they owned and poor people would dream of winning a big pile of chicken shit in the lottery. Governments would focus excessively on the chicken shit situation in their country, and environmental and social issues would be considered later, once there was enough chicken shit to go around.

What is the essential difference between banknotes, coins and chicken shit? None.

Người tiên đoán cứt gà sẽ được dùng để làm tiền. Như vậy người ta sẽ bỏ túi cứt gà, ngân hàng sẽ đầy cứt gà, tỷ phú sẽ hãnh diện có nhiều cứt gà, bà con nghèo sẽ mong trúng số để được một đống cứt gà. Và chính quyền sẽ đặt trọng tâm vào kinh tế cứt gà, còn các vấn đề về môi sinh xã hội sẽ được đề cập sau khi cứt gà có đầy trong xứ.

Thử hỏi có gì khác biệt giữa bạc giấy, bạc đồng và cứt gà? Nghĩ cho cùng chẳng có gì cả.

 

I enjoyed telling that story. It makes a poignant statement about our current culture. And it is fun. The Singaporean listeners loved it.

Tôi thích kể chuyện trên vì nó phản ảnh nền văn hóa hiện tại của chúng ta. Và nó ngồ ngộ, là lạ. Óc hài hước của dân Singapore rất thích nghe chuyện như vậy.

 

I figured out once that if you decide to have fun when you give a public talk, then you relax. It is psychologically impossible to have fear and fun at the same time. When I am relaxed, ideas flow freely into my mind during my talk, then leave through my mouth with the smoothness of eloquence. Moreover, the audience doesn’t get bored when it is fun. A Tibetan monk once explained the importance of making the audience laugh during a talk. ‘Once they open their mouths,’ he said, ‘then you can throw in the pill of wisdom!’

Tôi khám phá rằng hễ bạn thích thú trong lúc nói trước công chúng bạn sẽ thư giãn ngay. Trên phương diện tâm lý, lo sợ và thích thú không thể đi đôi với nhau. Lúc tôi thư giãn, ý tứ đến với tôi ào ào như suối chảy và tuôn ra một cách dễ dàng, và tôi trở thành hùng biện. Hơn thế nữa thính giả sẽ không thấy chán khi họ thích thú và cười. Cười rất quan trọng. Một nhà sư Tây Tạng có lần nói rằng, “Mỗi lúc họ mở miệng cười bạn có thể thảy vô đó một viên trí tuệ”

 

I never prepare my talks. I prepare my heart and mind instead. Monks in Thailand are trained never to prepare a talk, but to be prepared to talk without notice at any time.

Tôi không mấy khi soạn trước bài giảng. Nhưng tôi luôn luôn chuẩn bị tâm trí mình. Sư tu học ở Thái Lan được huấn luyện để chuẩn bị bài giảng bất cứ lúc nào chớ không chuẩn bị bài giảng trước. Câu chuyện sau minh chứng điều tôi vừa nói.

 

It was Magha Puja, the second most important Buddhist festival of the year in northeast Thailand. I was at Ajahn Chah’s monastery, Wat Nong Pah Pong, with some two hundred monks and many thousands of lay people. Ajahn Chah was very famous; it was my fifth year as a monk. After the evening service, it was time for the main talk. Ajahn Chah would usually give the talk at such a major occasion, but not always. Sometimes he would look down the line of monks and, if his eyes stopped at yours, then you were in trouble. He would ask you to give the sermon. Even though I was such a young monk compared to many others ahead of me, one could never be sure of anything around Ajahn Chah. Ajahn Chah looked down the line of monks. His eyes reached me and went past. I silently sighed with relief. Then his eyes came back up the line again. Guess where they stopped?

‘Brahm,’ Ajahn Chah ordered, ‘give the main sermon.’

Theo truyền thống của miền Đông Bắc Thái Lan, Magha Puja (rằm tháng giêng) là lễ Phật giáo lớn thứ nhì trong năm. Năm ấy – năm thứ năm của tôi – lễ hội được tổ chức tại Wat Pah Pong do Ajahn Chah chủ trì và hai trăm Phật tử tham dự. Sau lễ đêm tới phần thuyết pháp. Thường Ajahn Chah đăng đàn vì bài pháp này rất quan trọng. Nhưng đêm đó Ngài không thuyết. Ngài ngó quanh các sư. Tầm mắt Ngài vừa qua khỏi tôi, may quá. Nhưng chưa phải thoát đâu, Ngài rảo mắt trở lại. Các bạn biết ánh mắt Ngài dừng ở đâu không?

“Brahm”, Ngài ra lệnh “lên nói pháp”

 

There was no way out. I had to give an unprepared talk in Thai for an hour, in front of my teacher, fellow monks and thousands of lay people. It didn’t matter whether it was a good sermon or not. It mattered only that I did it.

Không biết làm sao hơn tôi phải leo lên bục. Tôi phải giảng một tiếng đồng hồ bằng tiếng Thái, trước mặt thầy, bạn và cả ngàn khán giả, trong lúc tôi không có một mảy may chuẩn bị nào hết. Nói hay nói dở không quan trọng, quan trọng là tôi phải nói.

 

Ajahn Chah never told you whether it was a good talk or not. That wasn’t the point. Once he asked a very skilled Western monk to give a sermon to the lay people who had assembled at his monastery for the weekly observance. At the end of an hour, the monk began to wrap up his sermon in Thai. Ajahn Chah interrupted him and told him to continue for another hour. That was tough. Still, he did it. As he prepared to finish up after struggling for the second hour in Thai, Ajahn Chah ordered another hour of sermon. It was impossible. Westerners only know so much Thai. You end up repeating yourself over and over. The audience gets bored. But there wasn’t any choice. At the end of the third hour, most people had left anyway, and the ones remaining were talking among themselves. Even the mosquitoes and the wall lizards had gone to sleep. At the end of the third hour, Ajahn Chah ordered another hour! The Western monk obeyed. He said that after such an experience (and the talk did end after the fourth hour), when you have plumbed the very depths of audience response, you no longer fear speaking in public. That was how we were trained by the great Ajahn Chah.

 Ajahn Chah không bao giờ khen chê. Đó không phải là điểm Ngài muốn dạy. Lần nọ Ngài bảo một sư người phương Tây rất hùng biện lên thuyết giảng cho Phật tử đến tự viện dự lễ hàng tuần. Sau mỗi tiếng sư bắt đầu kết luận bài giảng. Nhưng Ngài yêu cầu ông nói thêm một tiếng nữa. Sau tiếng thứ hai, Ngài yêu cầu ông nói tiếng thứ ba (Thiệt là khó cho các sư phương Tây vì tiếng Thái của họ có giới hạn). Thế là sư diễn giải phải tiếp tục bằng cách lặp đi lặp lại và dĩ nhiên thính chúng mệt mỏi, chán ngán. Vào lúc gần hết giờ thứ ba nhiều người đã bỏ về, số ít còn lại không chú ý mà chỉ chuyện trò với nhau. Cả ruồi, muỗi, thằn lằn, cắc ké cũng đi ngủ. Nhưng cũng chưa xong, Ajahn Chah bảo sư nói thêm một tiếng nữa. Sư vâng lời và hú hồn, Ngài cho phép sư lui sau bốn tiếng đứng trên bục giảng. Tuy nhiên sau lần giảng đó, nhà sư diễn giả bất đắc dĩ cho biết rằng khi bạn đã dò được phản ứng thật sự của cử tọa rồi, bạn không còn sợ nói trước công chúng nữa.

Âu cũng là một phương cách mà chúng tôi học được của Đại sư Ajahn Chah!

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a879/chuong-2-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. https://tienvnguyen.net/p147a880/chuong-3-