Chương 3: Sợ đau – Fear of pain – Song ngữ

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

Chương 3: Sợ Hãi Và Khổ Đau – Fear and Pain

24. Fear of pain – Sợ đau

 

Fear is the major ingredient of pain. It is what makes pain hurt. Take away the fear and only feeling is left. In the mid-1970s, in a poor and remote forest monastery in northeast Thailand, I had a bad toothache. There was no dentist to go to, no telephone and no electricity. We didn’t even have any aspirin or paracetamol in the medicine chest. Forest monks were expected to endure.

Sợ hãi là một nguyên tố của khổ đau. Nó làm cho cái khổ thêm đau. Rút cái đau ra chỉ còn có cảm thọ khổ. Giữa thập niên 70, lúc tu học trên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi bi đau răng. Lâm tự tôi sống rất nghèo, không có điện, điện thoại cũng không. Không có lấy một viên Aspirin hay paracetamol. Các sư trong rừng phải có sức chịu đựng!

 

In the late evening, as often seems to happen with sickness, the toothache grew steadily worse and worse. I considered myself quite a tough monk but that toothache was testing my strength. One side of my mouth was solid with pain. It was by far the worst toothache I had ever had, or have ever had since. I tried to escape the pain by meditating on the breath. I had learned to focus on my breath when the mosquitoes were biting; sometimes I counted forty on my body at the same time, and I could overcome one feeling by focusing on another. But this pain was extraordinary. I would fill my mind with the feeling of the breath for only two or three seconds, then the pain would kick in the door of the mind that I’d closed, and come bursting in with a furious force. I got up, went outside and tried walking meditation. I soon gave that up too. I wasn’t ‘walking’ meditation; I was ‘running’ meditation. I just couldn’t walk slowly. The pain was in control: it made me run. But there was nowhere to run to. I was in agony. I was going crazy.

Lúc về chiều tôi có cảm tưởng rằng tôi càng thêm nhức; hình như bệnh tình có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày. Tôi là một sư rất giỏi chịu đựng, nhưng lần nhức răng này là một thách thức khá gay go với tôi. Trọn một bên hàm tôi đau như búa bổ. Đây là lần nhức răng tôi chưa từng trải qua, chưa bao giờ. Tôi thử ngồi thiền sổ tức. Chú tâm vào hơi thở vô thở ra tôi thường quên hết mọi đau nhức; có lần tôi đếm được những bốn mươi mận đỏ khắp châu thân sau thời thiền vậy mà tôi đâu có hay bị muỗi cắn lúc nào. Nhưng lần đau răng này thật lạ kỳ. Nó không để tôi thiền; tôi tập trung chú ý được chừng hai ba giây là nhiều. Nó tới dồn dập như giông bão trong lúc tôi cố khép kín cửa tâm mình đối với mọi khổ đau. Tôi đứng dậy đi thiền hành. Cũng không được. Tôi không “thiền hành” mà “thiền chạy”; cơn đau kiểm soát tôi, nó không cho tôi bước mà bắt tôi chạy. Nhưng chạy đi đâu bây giờ. Tôi đau đớn cực độ, tôi muốn phát điên.

 

I ran back into my hut, sat down and started chanting. Buddhist chants are said to possess supernormal power. They can bring you fortune, drive away dangerous animals, and cure sickness and pain—or so it is said. I didn’t believe it. I’d been trained as a scientist. Magic chanting was all hocus-pocus, only for the gullible. So, I began chanting, hoping beyond reason that it would work. I was desperate. I soon had to stop that too. I realized I was shouting the words, screaming them. It was very late and I was afraid I would wake up the other monks. With the way I was bellowing out those verses, I would probably have woken the whole village a couple of kilometers away! The power of the pain wouldn’t let me chant normally.

Sau cùng tôi chạy vô cốc, ngồi xuống và tụng kinh. Người ta hay khen kinh Phật có thần lực nhiệm mầu – đem đến vận may, xua đuổi thú dữ và chữa bệnh tật cũng như đau khổ. Tôi không tin như vậy vì gốc tôi là thầy giáo khoa học. Vả lại tôi tin kinh là phép kỳ diệu không khác nào như tin câu phù phép của kẻ cả tin. Tuy nhiên tôi vẫn tụng, cầu may được chữa hết đau. Vô vọng. Tôi ngưng tụng luôn. Nói là tụng kinh chớ thật sự tôi la, tôi hét lời kinh, và tiếng hét của tôi dám đánh thức cả làng cách tự viện vài cây số ngàn chứ chẳng phải chơi. Cái đau của tôi có ma lực không cho tôi tụng trầm bổng như thường ngày, và dĩ nhiên tôi sợ tiếng ồn sẽ đánh thức các bạn tu vì đã khuya rồi.

 

I was alone, thousands of miles from my home country, in a remote jungle with no facilities, in unendurable pain with no escape. I’d tried everything I knew, everything. I just couldn’t go on. That’s what it was like.

A moment of sheer desperation like that unlocks doors into wisdom, doors that are never seen in ordinary life. One such door opened to me then, and I went through it. Frankly, there was no alternative.

Tôi đang ở trong rừng sâu, không phương tiện, cách quê hương cả mấy ngàn cây số. Tôi đang bị cái đau dằn vặt, không lối thoát, dầu tôi đã làm mọi cách. Tuyệt vọng!

Phút chốc tuyệt vọng bất chợt biến thành chiếc chìa khóa mở cửa cho kho tàng trí tuệ, cánh cửa mà đời sống thông thường hằng ngày không bao giờ mở. Cánh cửa mở cho tôi bước vô. Tình thật tôi chẳng còn lối đi nào khác hơn.

 

I remembered two short words: ‘let go’. I had heard those words many times before. I had expounded on their meaning to my friends. I thought I knew what they meant: such is delusion. I was willing to attempt anything, so I tried letting go, one-hundred per cent letting go. For the first time in my life, I really let go.

Tôi chợt nhớ hai tiếng “buông xả”. Tôi từng nghe hai tiếng này nhiều lần lắm rồi. Tôi từng giảng giải cho bạn tôi nghe. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ ý nghĩa của hai tiếng đó. Tôi muốn thử mọi thứ nên tôi thử buông xả, bỏ hoàn toàn, bỏ một trăm phần trăm. Và lần đầu tiên trong đời tôi thật sự buông xả.

 

What happened next shook me. That terrible pain immediately vanished. It was replaced with the most delectable bliss. Wave upon wave of pleasure thrilled through my body. My mind settled into a deep state of peace, so still, so delicious. I meditated easily, effortlessly now. After my meditation, in the early hours of the morning, I lay down to get some rest. I slept soundly, peacefully. When I woke up in time for my monastic duties, I noticed I had a toothache. But it was nothing compared to the previous night.

Điều xảy ra tiếp theo làm tôi rất lấy làm lạ: cái đau tuyệt vọng của tôi tan biến tức thời. Nó bị thay thế bởi niềm hưng phấn tuyệt vời đến với tôi như những đợt sóng liên tục. Tâm tôi trở nên định tĩnh, an lạc vô vàn. Bấy giờ tôi vào thiền dễ dàng. Sau buổi thiền ban mai tôi nằm xuống nghĩ ngơi. Tôi ngủ một giấc ngon lành và êm đềm. Lúc thức dậy để công phu tôi có ghi nhận chiếc răng đau, nhưng cơn đau không còn quái ác như đêm hôm trước nữa.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a879/chuong-2-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. https://tienvnguyen.net/p147a880/chuong-3-