Chương 3: Buông Bỏ Cái Đau – Letting go of pain – Song ngữ

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

 

Chương 3: Sợ Hãi Và Khổ Đau – Fear and Pain

25. Letting go of pain – Buông Bỏ Cái Đau

 

In the previous story, it was the fear of the pain of that toothache that I had let go of. I had welcomed the pain, embraced it and allowed it to be. That was why it went.

Trong câu chuyện trên tôi buông bỏ nỗi sợ hãi về cái đau răng của tôi. Trước đó tôi đã mời gọi cái đau, ôm ấp nó và nó cho phép nó có mặt. Do đó tôi mới có vấn đề.

 

Many of my friends who have been in great pain have tried out this method and found it does not work! They come to me to complain, saying my toothache was nothing compared to their pain. That’s not true. Pain is personal and cannot be measured. I explain to them why letting go didn’t work for them using this story of my three disciples.

Nhiều bạn tôi bị đau và thử dùng kinh nghiệm của tôi nhưng không được như ý. Họ đến nói với tôi rằng cái răng của tôi không thấm tháp gì so với cái đau xé thịt của họ. Không phải vậy. Đau là cảm thọ riêng tư không thể đo lường được. Tôi dẫn giải cho họ biết tại sao buông xả không hiệu nghiệm đối với họ bằng cách kể cho họ nghe chuyện của ba đệ tử của tôi sau đây:

 

The first disciple, in great pain, tries letting go.

‘Let go,’ they suggest, gently, and wait.

‘Let go!’ they repeat when nothing changes.

‘Just let go!’

‘Come on, Let Go.’

‘I’m telling you, Let! Go!’

‘LET GO!’

Đệ tử thứ nhất đau và thử buông bỏ.

“Buông bỏ” anh được khuyến khích, đơn giản và nhẹ nhàng. Rồi anh chờ đợi kết quả. “Buông bỏ” người ta lặp lại cho anh khi chưa thấy chuyện gì xảy ra.

“Chỉ cần buông bỏ!”

“Này hãy buông bỏ”

“Tôi nói rằng Buông và Bỏ!”

“BUÔNG BỎ!”

 

We may find this funny, but that is what we all do most of the time. We let go of the wrong thing. We should be letting go of the one saying, ‘Let go.’ We should be letting go of the ‘control freak’ within us, and we all know who that is. Letting go means ‘no controller’.

Bạn có thể xem đó là chuyện lạ kỳ nhưng đó là chuyện chúng ta làm hằng ngày. Chúng ta buông bỏ không phải cái cần buông bỏ. Chúng ta nên buông bỏ lời khuyên, câu nhắc nhở, hoặc người ra lệnh phải “buông bỏ”. Chúng ta cần buông bỏ “con quái vật đang kiểm soát” chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết đó là ai. Buông bỏ tức không còn kiểm soát nữa.

 

The second disciple, in terrible pain, remembers this advice and lets go of the controller. They sit with the pain, assuming that they’re letting go. After ten minutes the pain is still the same, so they complain that letting go doesn’t work. I explain to them that letting go is not a method for getting rid of pain, it is a method for being free from pain. The second disciple had tried to do a deal with pain: ‘I’ll let go for ten minutes and you, pain, will disappear. OK?’

That is not letting go of pain; that is trying to get rid of pain.

Đệ tử thứ nhì, lúc bị đau nhớ điều vừa nói là buông và bỏ “con quái vật kiểm soát”. Anh ngồi chịu đau tin rằng cơn đau sẽ tan biến. Sau mười phút anh không thấy bớt và than rằng phương pháp buông xả không hiệu nghiệm. Tôi dẫn giải rằng buông xả không phải là một phương pháp trị bệnh mà là một phương pháp giải thoát khỏi cái đau. Anh bèn mặc cả “Tôi sẽ buông bỏ trong vòng mười phút, còn chú là cái đau, chú sẽ chấm dứt nha”

Đó không phải là buông bỏ cái đau mà tìm cách gạt bỏ cái đau.

 

The third disciple, in horrible pain, says to that pain something like this: ‘Pain, the door to my heart is open to you, whatever you do to me. Come in.

 

’The third disciple is fully willing to allow that pain to continue as long as it wants, even for the rest of their life; to allow it even to get worse. They give the pain freedom. They give up trying to control it. That is letting go. Whether the pain stays or goes is now all the same to them. Only then does the pain disappear.

Đệ tử thứ ba nói vơi cái đau mình đang trải nghiệm: “Đau, cửa tâm tôi lúc nào cũng rộng mở. Xin mời, dầu chú có làm gì với tôi cũng không sao”. Anh để cho cái đau tiếp tục bao lâu cũng được, suốt đời anh cũng kệ. Nếu nó có tăng thêm cũng không sao. Anh dành cho cái đau sự tự do hoàn toàn, không tìm cách khống chế nó. Nó ở hay đi tùy nó, anh không hề bận tâm. Đó mới thật là buông xả, và chỉ bấy giờ anh mới cảm thấy hết đau.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a879/chuong-2-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. https://tienvnguyen.net/p147a880/chuong-3-