Chương 3 – Book II – Quyển II – Phẩm Sở Hữu Tứ The Distinguisging Characteristics of Ethical Qualities – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Middle Way Group.

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

Book II – Quyển II

Chương 3 – Chapter 3 – Phẩm Sở Hữu Tứ – Q & A – 14.

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What is the root, Nâgasena, of past time, and what of present, and what of future time?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, cái gì là cội nguồn của hành trình quá khứ? Cái gì là cội nguồn của hành trình vị lai? Cái gì là cội nguồn của hành trình hiện tại?”

 

‘Ignorance. By reason of Ignorance came the Confections, by reason of the Confections consciousness, by reason of consciousness name-and-form, by reason of name-and-form the six organs of sense 1, by reason of them contact, by reason of contact sensation, by reason of sensation thirst, by reason of thirst craving, by reason of craving becoming, by reason of becoming birth, by reason of birth old age and death, grief, lamentation, sorrow, pain, and despair. Thus is it that the ultimate point in the past of all this time is not apparent.’

‘You are ready, Nâgasena, in reply!

“Tâu đại vương, vô minh là cội nguồn của hành trình quá khứ, của hành trình vị lai, và của hành trình hiện tại. Do duyên vô minh, các hành (sanh khởi). Do duyên các hành, thức (sanh khởi). Do duyên thức, danh sắc (sanh khởi). Do duyên danh sắc, sáu xứ (sanh khởi). Do duyên sáu xứ, xúc (sanh khởi). Do duyên xúc, thọ (sanh khởi). Do duyên thọ, ái (sanh khởi). Do duyên ái, thủ (sanh khởi). Do duyên thủ, hữu (sanh khởi). Do duyên hữu, sanh (sanh khởi). Do duyên sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như thế điểm mốc đầu tiên của toàn bộ hành trình khổ uẩn này không được nhận biết.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘You say that the ultimate point of time is not apparent. Give me an illustration of that.’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Suppose, O king, a man were to plant in the ground a tiny seed, and that it were to come up as a shoot, and in due course grow, develope, and mature until it produced a fruit. [51] And then the man, taking a seed from that fruit, were again to plant it in the ground, and all should happen as before. Now would there be any end to this series?’

Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, giống như một người đặt xuống hạt giống nhỏ ở đất, từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Cũng từ đó, sau khi lấy hạt giống rồi lại gieo trồng, cũng từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

 

  1. 80

 

‘Just so, O king, the ultimate point in the past of the whole of this time is not apparent.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘The hen lays an egg. From the egg comes a hen. From the hen an egg. Is there any end to this series?’

‘No.’

“Tâu đại vương, giống như ‘từ con gà mái có quả trứng, từ quả trứng có con gà mái, từ con gà mái có quả trứng.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘Just so, O king, the ultimate point in the past of the whole of this time is not apparent.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

Then the Elder drew a circle on the ground and asked the king:

‘Is there any end to this circle?’

‘No, it has no end.’

Vị trưởng lão đã vạch vòng tròn ở mặt đất rồi nói với đức vua Milinda điều này:

“Tâu đại vương, có điểm chấm dứt của vòng tròn này chăng?”

“Thưa ngài, không có.”

 

“Well, that is like those circles spoken of by the Blessed One 1.”By reason of the eye and of forms there arises sight 2, when these three come together there is touch, by reason of touch sensation, by reason of sensation a longing (Tanhâ, thirst), by reason of the longing action (Karma), and from action eye is once more produced 3.” Now is there any end to this series

‘No.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vòng quay này đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp mắt lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

 

  1. 81

Then setting out a precisely corresponding circle of each of the other organs of sense (of the ear, nose, tongue, body, and mind 1), he in each case put the same question. And the reply being always the same, he concluded:

‘Just so, O king, the ultimate point of time in the past is not apparent.’

‘You are ready, Nâgasena, in reply.’

“Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh — (như trên) — Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp ý lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”

“Thưa ngài, không có.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘When you say that the ultimate point is not apparent, what do you mean by “ultimate point”?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ và điểm mốc đầu tiên ấy là cái nào?”

 

‘Of whatsoever time is past. It is the ultimate point of that, O king, that I speak of.’

“Tâu đại vương, cái nào là hành trình quá khứ, cái ấy là điểm mốc đầu tiên.”

 

‘But, if so, when you say that it is not apparent, do you mean to say that of everything? Is the ultimate point of everything unknown?’

‘Partly so, and partly not.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ thưa ngài, phải chăng hết thảy tất cả điểm mốc đầu tiên đều không được nhận biết?”

“Tâu đại vương, có điểm mốc được nhận biết, có điểm mốc không được nhận biết.”

‘Then which is so, and which not?’

‘Formerly, O king, everything in every form, everything in every mode, was ignorance. It is to us as if it were not. In reference to that the ultimate beginning is unknown. But that, which has not been, becomes; as soon as it has begun to become it dissolves away again. In reference to that the ultimate beginning is known 2.’ [52]

“Thưa ngài, điểm mốc nào được nhận biết, điểm mốc nào không được nhận biết?”

“Tâu đại vương, từ đây trở về trước, với mọi hình thức, bằng mọi cách, vô minh đã không hiện hữu, điểm mốc đầu tiên ấy không được nhận biết. Còn (hành trình) nào từ không hiện hữu rồi được hình thành, sau khi hiện hữu rồi phân tán, thì điểm mốc đầu tiên ấy được nhận biết.”

 

‘But, reverend Sir, if that which was not, becomes, and as soon as it has begun to become passes again

 

  1. 82

 

away, then surely, being thus cut off at both ends, it must be entirely destroyed 1?’

‘Nay, surely, O king, if it be thus cut off at both ends, can it not at both ends be made to grow again 2?’

“Thưa ngài Nāgasena, hành trình nào từ không hiện hữu rồi được hình thành, sau khi hiện hữu rồi phân tán, chẳng lẽ nó được cắt ở hai đầu thì biến mất?”

“Tâu đại vương, nếu (hành trình) được cắt ở hai đầu thì biến mất, có phải (điểm mốc) được cắt ở hai đầu thì có thể tăng trưởng?”

 

‘Yes, it might. But that is not my question. Could it grow again from the point at which it was cut off?’

‘Certainly.’

‘Give me an illustration.’

“Đúng vậy, nó cũng có thể tăng trưởng.”

“Thưa ngài, trẫm không hỏi điều này, phải chăng có thể tăng trưởng từ điểm mốc?”

“Đúng vậy, có thể tăng trưởng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

Then the Elder repeated the simile of the tree and the seed, and said that the Skandhas (the constituent elements of all life, organic and inorganic) were so many seeds, and the king confessed himself satisfied.

Vị trưởng lão đã làm ví dụ về cái cây cho đức vua (rồi kết luận): “Và các uẩn là các mầm mống của toàn bộ khổ uẩn.”[3]

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Are there any Confections 3 which are produced?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng có các pháp hữu vi nào đó được sanh lên?”

 

‘Certainly.’

‘Which are they?’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có các pháp hữu vi được sanh lên.”

“Thưa ngài, chúng là những cái nào?”

 

‘Where there is an eye, and also forms, there is sight 4, where there is sight there is a contact through the eye, where there is contact through the eye there is a sensation, where there is sensation there is a longing 5, where there is longing there is a grasping 6, where there is grasping there is a becoming,

 

  1. 83

 

where there is becoming there is birth, and at birth old age and death, grief, lamentation, pain, sorrow, and despair begin to be. Thus is the rise of the whole of this class of pain.–Where there is neither eye nor form there is no sight, where there is not sight there is no contact through the eye, where there is not contact there is no sensation, where there is not sensation there is no longing, where there is not longing there is no grasping, where there is not grasping there is no becoming, where there is not becoming there is no birth, and where there is not birth there is neither old age nor death nor grief, lamentation, pain, sorrow, and despair. Thus is the ending of all this class of pain.

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, khi có mắt và các cảnh sắc thì có nhãn thức; khi có nhãn thức thì có nhãn xúc; khi có nhãn xúc thì có thọ; khi có thọ thì có ái; khi có ái thì có thủ; khi có thủ thì có hữu; khi có hữu thì có sanh; từ sự sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như thế là sự sanh lên của toàn bộ khổ uẩn này. Tâu đại vương, khi không có mắt và không có các cảnh sắc thì không có nhãn thức, khi không có nhãn thức thì không có nhãn xúc, khi không có nhãn xúc thì không có thọ, khi không có thọ thì không có ái, khi không có ái thì không có thủ, khi không có thủ thì không có hữu, khi không có hữu thì không có sanh, khi không có sanh thì không có lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Are there any Confections (qualities) which spring into being without a gradual becoming?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra?”

 

‘No. They all have a gradual becoming.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả. Tâu đại vương, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Now what do you think, great king? Did this house in which you are sitting spring suddenly into being?’

[53] ‘Certainly not, Sir. There is nothing here which arose in that way. Each portion of it has had its gradual becoming–these beams had their becoming in the forest, and this clay in the earth, and by the moil and toil of women and of men 1 was this house produced.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng cái nhà này, nơi mà đại vương đang ngồi, là chưa từng hiện hữu mà được sanh ra?”

“Thưa ngài, không có cái gì ở đây là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính vật từng hiện hữu là đã được sanh ra. Thưa ngài, những cây gỗ này quả đã có ở trong rừng. Và đất sét này đã có ở trong đất. Và do sự ra sức đúng đắn của những người đàn bà và đàn ông mà cái nhà này đã được hình thành như vầy.”

 

  1. 84

 

‘Just so, great king, there is no Confection. which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘They are like all kinds of trees and plants which, when set in the ground, grow, develope, and mature, and then yield their fruits and flowers. The trees do not spring into being without a becoming. It is by a process of evolution that they become what they are. just so, great king, there is no Confection which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như các hạt giống và loài thảo mộc nào đó được đặt ở đất, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái; các cây ấy không phải là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính các cây ấy từng hiện hữu mà đã được sanh ra. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘They are like the pots of various kinds which a potter might form when he has dug up the clay out of the earth. The pots do not spring into being without a becoming. It is by a process of evolution that they become what they are. Just so, great king, there is no Confection which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như người thợ gốm lấy lên đất sét từ đất rồi làm ra nhiều loại thau chậu, các thau chậu ấy không phải là chưa từng hiện hữu mà đã được sanh ra, chính các vật ấy từng hiện hữu mà đã được sanh ra. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.” 

 

‘Suppose, O king, there were no bridge of metal on a mandolin 1, no leather, no hollow space, no frame, no neck, no strings, no bow, and no human effort or exertion, would there be music?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, giống như đối với cây đàn vīṇā, nếu không có khung đàn, nếu không có da bọc, nếu không có bầu đàn, nếu không có cần đàn, nếu không có cổ đàn, nếu không có dây đàn, nếu không có phím đàn, và nếu không có sự ra sức đúng đắn của con người, thì âm thanh có thể phát ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘But if all these things were there, would not there be a sound?’

 

  1. 85

 

‘Of course there would.’

“Tâu đại vương, bởi vì đối với cây đàn vīṇā, nếu có khung đàn, nếu có da bọc, nếu có bầu đàn, nếu có cần đàn, nếu có cổ đàn, nếu có dây đàn, nếu có phím đàn, và nếu có sự ra sức đúng đắn của con người, thì âm thanh có thể phát ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể phát ra.”

 

‘Just so, great king, there is no Confection which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Suppose, O king, there were no fire-stick apparatus 1, no twirling-stick 1, and no cord for the twirling-stick, and no matrix 1, and no burnt rag for tinder, and no human effort and exertion, could there be fire by attrition?’

‘Certainly not.’

“Tâu đại vương, giống như nếu không có vật tạo lửa, nếu không có trục xoay, nếu không có dây kéo, nếu không có thanh gỗ ở trên, nếu không có giẻ bùi nhùi, và nếu không có sự ra sức đúng đắn của con người, thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘But if all these conditions were present, then might not fire appear?’

‘Yes, certainly.’

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có vật tạo lửa, nếu có trục xoay, nếu có dây kéo, nếu có thanh gỗ ở trên, nếu có giẻ bùi nhùi, và nếu có sự ra sức đúng đắn của con người, thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

 

[54] ‘Just so, great king, there is no Confection which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me one more illustration.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Suppose, O king, there were no burning glass, and no heat of the sun, and no dried cow-dung for tinder, could there be fire?’

‘Certainly not.’

“Tâu đại vương, giống như nếu không có ngọc ma-ni, nếu không có tia nắng, nếu không có phân bò thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘But where these things are present there fire might be struck, might it not?’

‘Yes.’

‘Just so, great king, there is no Confection which

 

  1. 86

 

has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Give me another illustration.’

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có ngọc ma-ni, nếu có tia nắng, nếu có phân bò thì ngọn lửa ấy có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Suppose, O king, there were no looking-glass, and no light, and no face in front of it, would there appear an image?’

‘No.’

‘But given these things, there might be a reflection?’

‘Yes, Sir, there might.’

“Tâu đại vương, giống như nếu không có tấm gương, nếu không có ánh sáng, nếu không có khuôn mặt thì hình người có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, không có.” 

“Tâu đại vương, bởi vì nếu có tấm gương, nếu có ánh sáng, nếu có khuôn mặt thì hình người có thể sanh ra không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể sanh ra.”

 

‘Just so, great king, there is no Confection which has sprung into being without a gradual becoming. It is by a process of evolution that Confections come to be!’

‘Very good, Nâgasena!’

  “Tâu đại vương, tương tợ y như thế không có các pháp hữu vi nào đó chưa từng hiện hữu mà được sanh ra cả, chính các pháp hữu vi từng hiện hữu mà được sanh ra.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Is there, Nâgasena, such a thing as the soul 1?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có phải sự hiểu biết có thể đạt được?”

 

‘What is this, O king, the soul (Vedagu)?’

“Tâu đại vương, sự hiểu biết ấy là cái gì?”

 

‘The living principle within 2 which sees forms through the eye, hears sounds through the ear, experiences tastes through the tongue, smells odours through the nose, feels touch through the body, and discerns things (conditions, “dhammâ”) through the mind–just as we, sitting here in the palace, can look out of any window out of which we wish to look, the east window or the west, or the north or the south.’

“Thưa ngài, sự sống bên trong nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý, giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài, muốn nhìn bằng cửa sổ nào thì có thể nhìn bằng cửa sổ ấy, chúng ta có thể nhìn bằng cửa sổ hướng đông, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng tây, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng bắc, chúng ta cũng có thể nhìn bằng cửa sổ hướng nam. Bạch ngài, tương tợ y như thế sự sống bên trong này muốn nhìn bằng cửa lớn nào thì nhìn bằng cửa lớn ấy.”

 

The Elder replied: ‘I will tell you about the five

  1. 87

doors 1, great king. Listen, and give heed attentively. If the living principle within sees forms through the eye in the manner that you mention, [55] choosing its window as it likes, can it not then see forms not only through the eye, but also through each of the other five organs of sense? And in like manner can it not then as well hear sounds, and experience taste, and smell odours, and feel touch, and discern conditions through each of the other five organs of sense, besides the one you have in each case specified?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, tôi sẽ nói về năm cửa lớn (ngũ môn, năm giác quan). Đại vương hãy lắng nghe điều ấy, đại vương hãy khéo chú ý. Nếu sự sống bên trong nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài, muốn nhìn bằng cửa sổ nào thì có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ ấy, chúng ta có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng đông, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng tây, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng bắc, chúng ta cũng có thể nhìn cảnh sắc bằng cửa sổ hướng nam. Như vậy, với sự sống bên trong này, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng mắt, phải chăng cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng tai, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng mũi, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng lưỡi, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng thân, cảnh sắc có thể được nhìn thấy bằng ý; phải chăng âm thanh có thể được nghe bằng mắt, âm thanh có thể được nghe bằng mũi, âm thanh có thể được nghe bằng lưỡi, âm thanh có thể được nghe bằng thân, âm thanh có thể được nghe bằng ý; phải chăng mùi có thể được ngửi bằng mắt, mùi có thể được ngửi bằng tai, mùi có thể được ngửi bằng lưỡi, mùi có thể được ngửi bằng thân, mùi có thể được ngửi bằng ý; phải chăng vị có thể được nếm bằng mắt, vị có thể được nếm bằng tai, vị có thể được nếm bằng mũi, vị có thể được nếm bằng thân, vị có thể được nếm bằng ý; phải chăng cảnh xúc có thể được chạm bằng mắt, cảnh xúc có thể được chạm bằng tai, cảnh xúc có thể được chạm bằng mũi, cảnh xúc có thể được chạm bằng lưỡi, cảnh xúc có thể được chạm bằng ý; phải chăng cảnh pháp có thể được nhận biết bằng mắt, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng tai, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng mũi, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng lưỡi, cảnh pháp có thể được nhận biết bằng thân?”

 

‘No, Sir.’

“Thưa ngài, không đúng.” 

 

‘Then these powers are not united one to another indiscriminately, the latter sense to the former organ, and so on. Now we, as we are seated here in the palace, with these windows all thrown open, and in full daylight, if we only stretch forth our heads, see all kinds of objects plainly. Can the living principle do the same when the doors of the eyes are thrown open? When the doors of the ear are thrown open, can it do so? Can it then not only hear sounds, but see sights, experience tastes, smell odours, feel touch, and discern conditions? And so with each of its windows?’

‘No, Sir.’

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, hoặc là giống như chúng ta ngồi ở đây, trong tòa lâu đài nhìn thấy rõ rệt hơn cảnh sắc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi hệ thống các cửa sổ này được mở rộng, như vậy sự sống bên trong này có thể nhìn thấy cảnh sắc rõ rệt hơn cảnh sắc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi các nhãn môn này được mở rộng. Phải chăng có thể nghe âm thanh, có thể ngửi mùi, có thể nếm vị, có thể chạm rõ rệt hơn cảnh xúc ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian bao la khi các tai được mở rộng, khi mũi được mở rộng, khi lưỡi được mở rộng, khi thân được mở rộng?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

[56] ‘Then these powers are not united one to another indiscriminately. Now again, great king, if Dinna here were to go outside and stand in the gateway, would you be aware that he had done so?’

‘Yes, I should know it.’

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, hoặc là giống như vị Dinna này đi ra bên ngoài rồi đứng ở cổng bên ngoài cửa lớn, tâu đại vương, phải chăng đại vương biết vị Dinna này đã đi ra bên ngoài rồi đứng ở cổng bên ngoài cửa lớn?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm biết.”

 

‘And if the same Dinna were to come back again, and stand before you, would you be aware of his having done so?’

  1. 88

‘Yes, I should know it.’

“Tâu đại vương, hoặc là giống như vị Dinna này đi vào bên trong rồi đứng phía trước đại vương, tâu đại vương, phải chăng đại vương biết vị Dinna này đã đi vào bên trong rồi đứng phía trước đại vương?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm biết.”

 

‘Well, great king, would the living principle within discern, in like manner, if anything possessing flavour were laid upon the tongue, its sourness, or its saltness, or its acidity, or its pungency, or its astringency, or its sweetness 1?’

‘Yes, it would know it.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi vị nếm được đặt ở lưỡi, phải chăng sự sống bên trong này có thể biết được vị chua, hoặc vị mặn, hoặc vị đắng, hoặc vị cay, hoặc vị chát, hoặc vị ngọt?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể biết.”

 

‘But when the flavour had passed into the stomach would it still discern these things?’

‘Certainly not.’

“Khi các vị nếm ấy đã đi vào bên trong (cổ họng), phải chăng có thể biết được vị chua, hoặc vị mặn, hoặc vị đắng, hoặc vị cay, hoặc vị chát, hoặc vị ngọt?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Then these powers are not united one to the other indiscriminately. Now suppose, O king, a man were to have a hundred vessels of honey brought and poured into one trough, and then, having had another man’s mouth closed over and tied up, were to have him cast into the trough full of honey. Would he know whether that into which he had been thrown was sweet or whether it was not?’

‘No, Sir.’

‘But why not?’

‘Because the honey could not get into his mouth.’

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau. Tâu đại vương, ví như người nào đó bảo mang lại một trăm hũ mật ong, bảo đổ đầy máng mật ong, rồi bít kín miệng của một người đàn ông và đặt vào ở máng mật ong. Tâu đại vương, người đàn ông ấy có thể biết được có mật ong hay không có?”

“Thưa ngài, không thể.”

“Vì lý do gì?”

“Thưa ngài, bởi vì mật ong đã không đi vào miệng của người ấy.”

 

‘Then, great king, these powers are not united one to another indiscriminately 2.’

‘I am not capable of discussing with such a reasoner. Be pleased, Sir, to explain to me how the matter stands.’

“Tâu đại vương, quả là đại vương không liên kết điều sau với điều trước, hoặc điều trước với điều sau.

 “Thưa ngài, trẫm không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.” 

 

Then the Elder convinced Milinda the king with discourse drawn from the Abhidhamma, saying: ‘It is by reason, O king, of the eye and of forms that sight arises, and those other conditions–contact,

 

  1. 89

 

sensation, idea, thought, abstraction, sense of vitality, and attention 1–arise each simultaneously with its predecessor. And a similar succession of cause and effect arises when each of the other five organs of sense is brought into play. [57] And so herein there is no such thing as soul (Vedagu) 2.’

Vị trưởng lão đã giúp cho đức vua Milinda hiểu được bằng sự thuyết giảng liên quan đến Vi Diệu Pháp: “Tâu đại vương, trong trường hợp này, tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên, như vậy các pháp này sanh lên do duyên. Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý là đồng sanh với nó. Bởi vì ở đây sự hiểu biết có thể đạt được là không đúng. Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh — (như trên) — Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý là đồng sanh với nó, như vậy các pháp này sanh lên do duyên. Bởi vì ở đây sự hiểu biết có thể đạt được là không đúng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Does thought-perception 3 arise wherever sight arises 4?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có phải nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy?”

 

‘Yes, O king, where the one is there is the other.’ And which of the two arises first?’

‘First sight, then thought.’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải nhãn thức sanh lên trước ý thức sanh lên sau, hay là ý thức sanh lên trước nhãn thức sanh lên sau?”

“Tâu đại vương, nhãn thức sanh lên trước ý thức sanh lên sau.”

 

‘Then does the sight issue, as it were, a command to thought, saying: “Do you spring up there where I have? or does thought issue command to sight, saying: Where you spring up there will I.”‘

‘It is not so, great king. There is no intercourse between the one and the other.’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải nhãn thức ra lệnh cho ý thức rằng: ‘Tôi sanh lên ở nơi nào thì anh cũng sanh lên ở nơi ấy,’ hay là ý thức ra lệnh cho nhãn thức rằng: ‘Anh sẽ sanh lên ở nơi nào thì tôi cũng sẽ sanh lên ở nơi ấy’?”

“Tâu đại vương, không đúng. Chúng không có sự chuyện trò với nhau.”

 

‘Then how is it, Sir that thought arises wherever sight does?’

“Thưa ngài Nāgasena, nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy nghĩa là thế nào?”

 

‘Because of there being a sloping down, and because of there being a door, and because of there being a habit 5, and because of there being an association.’

‘How is that? Give me an illustration of mind arising where sight arises because of there being a sloping down.’

“Tâu đại vương, là tính chất xuôi chiều, tính chất cửa lớn, tính chất tập quán, và tính chất thực hành.”

“Thưa ngài Nāgasena, thế nào là tính chất xuôi chiều khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy? Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Now what do you think, great king? When it rains 6, where will the water go to?’

 

  1. 90

 

‘It will follow the slope of the ground.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này, trong khi trời đang mưa, nước di chuyển theo lối nào?”

“Thưa ngài, lối nào là lối đi xuống thì đi theo lối đó.”

 

‘And if it were to rain again, where would the water go to?’

‘It would go the same way as the first water had gone.’

“Rồi vào lúc sau đó trời vẫn mưa thì nước ấy di chuyển theo lối nào?”

“Thưa ngài, nước lúc trước đã di chuyển theo lối nào thì nó cũng di chuyển theo lối đó.”

 

‘What then? Does the first water issue, as it were, command to the second, saying: “Do you go where I have?” Or does the second issue command to the first, saying: “Whithersoever you go, thither will I”?’

‘It is not so, Sir. There is no intercourse between the two. Each goes its way because of the slope of the ground.’

“Tâu đại vương, phải chăng nước lúc trước ra lệnh cho nước lúc sau rằng: ‘Tôi di chuyển theo lối nào thì anh cũng di chuyển theo lối ấy,’ hay là nước lúc sau ra lệnh cho nước lúc trước rằng: ‘Anh sẽ di chuyển theo lối nào thì tôi cũng sẽ di chuyển theo lối ấy’?”

“Tâu đại vương, không đúng. Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng di chuyển theo tính chất xuôi chiều.”

 

‘Just so, great king, [58] is it by reason of the natural slope that where sight has arisen there also does thought arise. And neither does the sight-perception issue command to the mind-perception, saying: “Where I have arisen, there do thou also spring up;” nor does the mind-perception inform the sight-perception, saying: “Where thou hast arisen, there will I also spring up.” There is no conversation, as it were, between them. All that happens, happens through natural slope.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tính chất xuôi chiều khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy. Nhãn thức không ra lệnh cho ý thức rằng: ‘Tôi sanh lên ở nơi nào thì anh cũng sanh lên ở nơi ấy.’ Ý thức cũng không ra lệnh cho nhãn thức rằng: ‘Anh sẽ sanh lên ở nơi nào thì tôi cũng sẽ sanh lên ở nơi ấy.’ Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng sanh lên theo tính chất xuôi chiều.”

 

‘Now give me an illustration of there being a door.’

“Thưa ngài Nāgasena, thế nào là tính chất cửa lớn khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy? Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘What do you think, great king? Suppose a king had a frontier city, and it was strongly defended with towers and bulwarks, and had only one gateway. If a man wanted to leave the city, how would he go out?’

‘By the gate, certainly.’

‘And if another man wanted to leave it, how would he go out?’

‘The same way as the first.’

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này, thành ở biên địa của đức vua có tường vững chắc và cổng chào, và một cửa lớn, do đó một người đàn ông có ý định đi ra thì có thể đi ra theo lối nào?”

“Thưa ngài, có thể đi ra theo lối cửa lớn.”

“Rồi một người đàn ông khác ý định đi ra thì có thể đi ra theo lối nào?”

“Thưa ngài, người đàn ông trước đã đi ra theo lối nào thì người ấy cũng đi ra theo lối đó.”

 

‘What then? Would the first man tell the second:

 

  1. 91

 

[paragraph continues] “Mind you go out the same way as I do”? Or would the second tell the first: “The way you go out, I shall go out too”?’

‘Certainly not, Sir. There would be no communication between them. They would go that way because that was the gate.’

“Tâu đại vương, phải chăng người đàn ông trước ra lệnh cho người đàn ông sau rằng: ‘Tôi đi theo lối nào thì anh cũng đi theo lối ấy,’ hay là người đàn ông sau ra lệnh cho người đàn ông trước rằng: ‘Anh sẽ đi theo lối nào thì tôi cũng sẽ đi theo lối ấy’?”

“Thưa ngài, không đúng. Họ không có sự chuyện trò với nhau. Họ đi theo tính chất cửa lớn.”

 

‘Just so, great king, with thought and sight.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tính chất cửa lớn khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy. Và nhãn thức không ra lệnh cho ý thức rằng: ‘Tôi sanh lên ở nơi nào thì anh cũng sanh lên ở nơi ấy.’ Ý thức cũng không ra lệnh cho nhãn thức rằng: ‘Anh sẽ sanh lên ở nơi nào thì tôi cũng sẽ sanh lên ở nơi ấy.’ Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng sanh lên theo tính chất cửa lớn.”

 

‘Now give me an illustration of thought arising where sight is because of habit.’

‘What do you think, great king? If one cart went ahead, which way would a second cart go?’

‘The same as the first.’

“Thưa ngài Nāgasena, thế nào là tính chất tập quán khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy? Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này, một xe tải hàng đi đầu, vậy xe tải hàng thứ nhì có thể đi theo lối nào?”

“Thưa ngài, xe tải hàng trước đã đi lối nào thì nó cũng đi theo lối đó.”

 

‘But would the first tell the second to go where it went, [59] or the second tell the first that it would go where it (the first) had gone?’

‘No, Sir. There would be no communication between the two. The second would follow the first out of habit.’

“Tâu đại vương, phải chăng xe tải hàng trước ra lệnh cho xe tải hàng sau rằng: ‘Tôi đi theo lối nào thì anh cũng đi theo lối ấy,’ hay là xe tải hàng sau ra lệnh cho xe tải hàng trước rằng: ‘Anh sẽ đi theo lối nào thì tôi cũng sẽ đi theo lối ấy’?”

“Thưa ngài, không đúng. Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng đi theo tính chất tập quán.”

 

‘Just so, great king, with sight and thought.’

‘Now give me an illustration of how thought arises, where sight has arisen, through association.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tính chất tập quán khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy. Và nhãn thức không ra lệnh cho ý thức rằng: ‘Tôi sanh lên ở nơi nào thì anh cũng sanh lên ở nơi ấy.’ Ý thức cũng không ra lệnh cho nhãn thức rằng: ‘Anh sẽ sanh lên ở nơi nào thì tôi cũng sẽ sanh lên ở nơi ấy.’ Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng sanh lên theo tính chất tập quán.” 

“Thưa ngài Nāgasena, thế nào là tính chất thực hành khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy? Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘In the art of calculating by using the joints of the fingers as signs or marks 1, in the art of arithmetic pure and simple 2, in the art of estimating the probable

 

  1. 92

 

yield of growing crops 1, and in the art of writing, O king, the beginner is clumsy. But after a certain time with attention and practice he becomes expert. just so is it that, where sight has arisen, thought too by association springs up.’

“Tâu đại vương, giống như sự vụng về của người thợ mới trong các lãnh vực của nghề nghiệp về đo, đếm, tính, viết, rồi thời gian sau đó, với tính chất thực hành của sự làm việc cẩn thận khiến không còn vụng về. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tính chất thực hành khiến nhãn thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy. Và nhãn thức không ra lệnh cho ý thức rằng: ‘Tôi sanh lên ở nơi nào thì anh cũng sanh lên ở nơi ấy.’ Ý thức cũng không ra lệnh cho nhãn thức rằng: ‘Anh sẽ sanh lên ở nơi nào thì tôi cũng sẽ sanh lên ở nơi ấy.’ Và chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng sanh lên theo tính chất thực hành.”

 

And in response to similar questions, the Elder declared that in the same way thought sprang up wherever there was hearing, or taste, or smell, or touch: that in each case it was subsequent to the other, but arose without communication from [60] the natural causes above set out.

“Thưa ngài Nāgasena, có phải nhĩ thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy?” — (như trên) — tỷ thức sanh lên ở nơi nào — (như trên) — thiệt thức sanh lên ở nơi nào — (như trên) — thân thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Thân thức sanh lên ở nơi nào thì ý thức cũng sanh lên ở nơi ấy.”

“Thưa ngài Nāgasena, có phải thân thức sanh lên trước ý thức sanh lên sau? Hay là ý thức sanh lên trước thân thức sanh lên sau?”

“Tâu đại vương, thân thức sanh lên trước ý thức sanh lên sau.”

“Thưa ngài Nāgasena, có phải — (như trên) — Chúng không có sự chuyện trò với nhau. Chúng sanh lên theo tính chất thực hành.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

  1. Q & A.

The king said:

‘Where thought (mental perception 2) is, Nâgasena, is there always sensation?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có phải ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy?”

 

‘Yes, where thought arises there is contact, and there is sensation, and there is idea, and there is conceived intention, and there is reflection; and there is investigation 3.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc cũng sanh lên ở nơi ấy, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy, tưởng cũng sanh lên ở nơi ấy, tư cũng sanh lên ở nơi ấy, tầm cũng sanh lên ở nơi ấy, tứ cũng sanh lên ở nơi ấy, tất cả các pháp có thọ đứng đầu cũng sanh lên ở nơi ấy.”

 

  1. Q & A.

‘Reverend Sir, what is the distinguishing characteristic of contact (Phassa)?’

Thưa ngài Nāgasena, xúc có cái gì là hành tướng?”

 

‘Touch 4, O king.’

‘But give me an illustration.’

“Tâu đại vương, xúc có sự chạm vào là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is as when two rams are butting together, O

 

  1. 93

 

king. The eye should be regarded as one of those two, the form (object) as the other, and the contact as the union of the two.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như hai con cừu húc nhau. Trong hai con cừu ấy, một con cừu được xem như là mắt, con cừu thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘It is as when two cymbals 1 are clashed together. The one is as the eye, the other as the object, and the junction of the two is like contact.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như hai bàn tay được vỗ vào nhau. Trong hai bàn tay ấy, một bàn tay được xem như là mắt, bàn tay thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như hai chập chõa được vỗ vào nhau. Trong hai chập chõa ấy, một chập chõa được xem như là mắt, chập chõa thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

‘Reverend Sir, what is the characteristic mark of sensation (Vedanâ)?’

“Thưa ngài Nāgasena, thọ có cái gì là hành tướng?”

 

‘The being experienced, great king, and enjoyed 2.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the case of the man 3 on whom the king, pleased with a service he has rendered him, should bestow an office. He while living, through that appointment, in the full possession and enjoyment of all the pleasures of sense, would think: “Formerly I did the king a service. For that the king, pleased with me, gave me this office. It is on that account that I now experience such sensations.”

And it is like the case of the man [61] who having done good deeds is re-born, on the dissolution of the body after death, into some happy conditions of bliss in heaven. He, while living there in the full possession and enjoyment of all the pleasures of sense, would think: “Formerly I must have done good deeds. It is on that account that I now experience such sensations.” Thus is it, great king, that the being experienced and enjoyed is the characteristic mark of sensation.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như người nào đó làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ ban phần thưởng cho người ấy. Với phần thưởng ấy, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ đã ban phần thưởng cho ta đây. Do nhân ấy ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó đã làm việc thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Tại đó, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc thiên đường. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc thiện. Do nhân ấy, ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. 94

 

  1. Q & A.

‘What is the distinguishing characteristic, Nâgasena, of idea (Saññâ)?’

“Thưa ngài Nāgasena, tưởng có cái gì là hành tướng?”

 

‘Recognition, O king 1. And what does he recognise?–blueness and yellowness and redness and whiteness and brownness.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tưởng có sự tự nhận biết là hành tướng. Tự nhận biết điều gì? Tự nhận biết màu xanh, tự nhận biết màu vàng, tự nhận biết màu đỏ, tự nhận biết màu trắng, tự nhận biết màu tím. Tâu đại vương, tưởng có sự tự nhận biết là hành tướng nghĩa là như vậy.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the king’s treasurer. O king, who when he sees, on entering the treasure, objects the property of the king, of all those colours, recognises (that they have such). Thus it is, great king, that recognition is the mark of idea.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như viên quan giữ kho của đức vua sau khi đi vào nhà kho nhìn thấy và tự nhận biết các vật thể, các của cải thuộc về đức vua, là có màu xanh vàng đỏ trắng tím. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tưởng có sự tự nhận biết là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

‘What is the distinguishing characteristic, Nâgasena, of the conceived purpose (Ketanâ)?’

“Thưa ngài Nāgasena, tư có cái gì là hành tướng?”

 

‘The being conceived, O king, and the being prepared 2.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tư có sự quyết định là hành tướng và có sự tạo tác là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the case of a man, O king, who should prepare poison, and both drink of it himself, and give of it to others to drink. He himself would suffer pain, and so would they. In the same way some individual, having thought out with intention some evil deed, on the dissolution of the body after death, would be reborn into some unhappy state of woe in purgatory, and so also would those who followed his advice.

“Tâu đại vương, giống như người nào đó tạo ra thuốc độc rồi tự mình uống, và cho các người khác uống. Bản thân người ấy bị khổ sở, những người khác cũng bị khổ sở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế ở đây có một người nào đó suy nghĩ với sự quyết định về điều bất thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào chốn bất hạnh, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Luôn cả những người học tập theo người ấy, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, cũng bị sanh vào chốn bất hạnh, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. 

 

And it is like the case of a

 

  1. 95

 

man, O king, who should prepare a mixture of ghee, butter, oil, honey and molasses, and should both drink thereof himself and give of it to others to drink. He himself would have pleasure, and so would they. [62] In the same way some individual, having thought out with intention some good deed, will be reborn, on the dissolution of the body after death, into some happy state of bliss in heaven, and so also would those who follow his advice. Thus is it, great king, that the being conceived, and the being prepared, are marks of the conceived purpose.’

‘Very good, Nâgasena!’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó tạo ra một hỗn hợp bơ lỏng, bơ đặc, dầu ăn, mật ong, đường mía rồi tự mình uống, và cho các người khác uống. Bản thân người ấy được khoái lạc, những người khác cũng được khoái lạc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế ở đây có một người nào đó suy nghĩ với sự quyết định về điều thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Luôn cả những người học tập theo người ấy, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, cũng được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tư có sự quyết định là hành tướng và có sự tạo tác là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

‘What, Nâgasena, is the distinguishing characteristic of perception (Viññâna)?’

“Thưa ngài Nāgasena, thức có cái gì là hành tướng?”

 

‘Recognition 1, great king.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, thức có sự nhận biết là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the case of the guardian of a city who, when seated at the cross roads in the middle of the city, could see a man coming from the East, or the South, or the West, or the North. In the same way, O king, he knows an object which he sees with his eye, or a sound which he hears with his ear, or an odour which he smells by his nose, or a taste which he experiences with his tongue, or a touchable thing which he touches with his body, or a quality that he recognises by his mind. Thus is it, great king, that knowing is the mark of perception.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như người giữ thành, ngồi ở ngã tư giữa thành phố, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng đông, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng nam, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng tây, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người nhìn thấy cảnh sắc bằng con mắt và nhận biết sắc ấy bằng thức, nghe âm thanh bằng tai và nhận biết thinh ấy bằng thức, ngửi mùi bằng mũi và nhận biết hương ấy bằng thức, nếm vị bằng lưỡi và nhận biết vị ấy bằng thức, chạm cảnh xúc bằng thân và nhận biết xúc ấy bằng thức, nhận thức cảnh pháp bằng ý và nhận biết pháp ấy bằng thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thức có sự nhận biết là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

‘What is the distinguishing characteristic, Nâgasena, of reflection (Vitakka).

“Thưa ngài Nāgasena, tầm có cái gì là hành tướng?”

 

  1. 96

 

‘The effecting of an aim 1.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tầm có sự áp vào là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

‘It is like the case of a carpenter, great king, who fixes in a joint a well-fashioned piece of wood. Thus is it that the effecting of an aim is the mark of reflection.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như người thợ mộc áp thanh gỗ đã khéo được chuẩn bị trước vào chỗ ráp nối. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tầm có sự áp vào là hành tướng.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

‘What is the distinguishing characteristic, Nâgasena, of investigation (Vikâra)?’

“Thưa ngài Nāgasena, tứ có cái gì là hành tướng?”

 

‘Threshing out again and again 2.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tứ có sự áp sát là hành tướng.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the case of the copper vessel, which, when it is being beaten into shape [63], makes a sound again and again as it gradually gathers shape 3. The beating into shape is to be regarded as reflection, and the sounding again and again as investigation. Thus is it, great king, that threshing out again and again is the mark of investigation.’

‘Very good, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như cái cồng được vỗ vào sau đó vang lên và dội lại. Tâu đại vương, sự vỗ vào là như thế nào thì tầm nên được xem như vậy, sự dội lại là như thế nào thì tứ nên được xem như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

 

Here ends the Third Chapter.

Phẩm về Sở Hữu Tứ là thứ ba.

(Trong phẩm này có mười bốn câu hỏi)

 

[1] balakaraṇiyyā: dịch sát nghĩa sẽ là ‘cần phải làm bằng sức mạnh.’

 

[2] Về hai từ addhā và addhāna, HT. Giới Nghiêm dịch là ‘thời gian,’ bản dịch tiếng Anh của I. B. Horner cũng ghi là ‘time,’ còn Bhikkhu Pesala sử dụng cả hai nghĩa ‘time’ và ‘journey’ ở bản dịch của mình.

 

[3] Không nắm được ý nghĩa của phần câu hỏi này (ND).

 

Footnotes

 

79:1 Salâyatanâni, that is the eye, ear, nose, tongue, body (as the organ of touch), and mind (or, as we should say, brain).

 

80:1 Hînati-kumburê applies this to the previous words (the circles of the chain of life quoted in § 1 from the Mahâvagga I, 1, 2), and he is followed by Hardy, p. 434. Trenckner makes it apply to the following words, giving the reference to No. 18 in the Magghima Nikâya, and I think he is right. Whichever way it is taken, the result is much the same.

 

80:2 Kakkhu-viññâna. It is not clear from the terse phraseology of this passage whether this is supposed to he a subjective stage preliminary to the ‘touch’ (phasso), or whether it is inclusive of it. (Compare Dhamma Sangani, 589, 599, 620.) I am inclined to think it is the former. But if the latter be meant it might be rendered ‘there arises that consciousness (of existence) which is dependent upon the eye.’ See below, § 4.

 

80:3 That is, another eye in another birth.

 

81:1 In the text the whole sentence is repeated of each.

 

81:2 That is, ‘the beginning of each link in the chain–the beginning of each individuality–can be traced, but not the beginning of each chain. Each life is a link in a chain of lives, bound together by cause and effect, different, yet the same. There are an infinite number of such chains; and there is no reference in the discussion to any greater unity, or to any “ultimate point” of all the chains.’

 

82:1 That is, ‘each individuality must be separate. The supposed chain does not really exist.’

 

82:2 There is an odd change of gender here. Possibly the word ‘ignorance’ has been dropped out. Trenckner says the passage is corrupt, and the Simhalese is so involved as to be unintelligible.

 

82:3 Sankhârâ, potentialities, possible forms, of sentient existence.

 

82:4 Kakkhu-viññâna. See note 2 above, p. 80.

 

82:5 Tanhâ, thirst.

 

82:6 Upâdâna, a stretching out towards a satisfaction of the longing, and therefore a craving for life, time, in which to satisfy it.

 

83:1 It is a small matter, but noteworthy, that the Buddhist texts always put the women first.

 

84:1 Vînâya pattam. I don’t know what this is. The Simhalese merely repeats the words.

 

85:1 Arani, arani-potako, and uttarârani. The exact differentiation of these parts of the fire-stick apparatus is uncertain. The Simhalese throws no real light on them, as it translates them respectively yata lîya, ‘under wood,’ matu lîya, ‘upper wood,’ and uturu lîya, also ‘upper wood.’ This method of ignition was probably quite as strange to Hînati-kumburê as it is to us.

 

86:1 Vedagû, see below, III, 5, 6, p. 111, not found in this meaning in the Pitakas.

 

86:2 Abbhantare gîvo, also not found in this sense in the Pitakas. Attâ, rendered just above ‘image’ or ‘reflection,’ is the word used in them for soul. Hînati-kumburê renders this here by prâna gîwa, ‘breath-soul.’ See below, III, 7, 15, p. 132; and above, II, 4, p. 48; and II, 2, 6, p. 71.

 

87:1 It is odd he does not say six.

 

88:1 This list recurs below, II, 4, 1.

 

88:2 That is: ‘Your “living principle within” cannot make use of whichever of its windows it pleases. And the simile of a man inside a house does not hold good of the soul.’ See the end of II, 3, 16.

 

89:1 The last four are ketanâ, ekaggatâ, gîvitindriyam, and manasikâro; and in the Simhalese are simply repeated in their Simhalese form.

 

89:2 This conclusion is all wrong in Hardy, pp. 457, 458.

89:3 Mano-viññânam.

89:4 Kakkhu-viññânam.

89:5 Kinnattâ, which Hînati-kumburê renders purudu bœwin.

89:6 Deve vassante: ‘when the god rains.’

 

91:1 Muddâ. Hînati-kumburê is here a little fuller than Buddhaghosa at vol. i, p. 95 of the Sumangala. He says: yam se œngili purukhi alwâ gena saññâ kota kiyana hasta mudra sâstraya, ‘the finger-ring art, so called from seizing on the joints of the fingers, and using them as signs.’

 

91:2 Gananâ. Hînati-kumburê says: akkhidra wu ganam sâstraya, ‘the art of unbroken counting,’ which is precisely Buddhaghosa’s explanation (confirming the reading we have there adopted), and probably means arithmetic without the aids involved in the last phrase. We have here in that case an interesting peep into the p. 92 progress of arithmetical knowledge. When our author wrote, the old way of counting on the fingers was still in vogue, but the modern system was coming into general use.

 

92:1 Sankhâ, literally ‘calculation,’ but which Hardy amplifies into Kshetraya wriksha vilokaya kota phala pramânaya kiyannâwû samkhyâ sâstraya.

 

92:2 Mano-viññâna as all through the last section. The reader must not forget that mano is here strictly an organ of sense, on an exact level with eye, ear, tongue, &c.

 

92:3 Ketanâ, vitakko, and vikâro. See fuller further on, §§ 11, 13, 14.

 

92:4 Phusana. So also Buddhaghosa at p. 63 of the Sumangala.

 

93:1 Sammâ, compare Theri Gâthâ, 893, 911.

 

93:2 Buddhaghosa, loc. cit., only gives the first of these.

 

93:3 See for a similar illustration above, II, 2, 7, p. 76.

 

94:1 So also Buddhaghosa, Sumangala, p. 63.

 

94:2 Buddhaghosa, loc. cit., gives no mark of Ketanâ, but he gives both it and the being prepared’ as the marks of the Confections. It is not clear from the Milinda alone how to render the term Ketanâ, but I follow Anguttara III, 77 (where it is placed on a level with aspiration), and Dhamma Samgani 5 (where it is said to be born of the contact of mind, perception, and exertion).

 

95:1 Vigânana. So also Buddhaghosa, loc. cit., and below, III, 7, 15, p. 131.

 

96:1 Appanâ, which Hînati-kumburê renders pihitana. Buddhaghosa, p. 63, gives abhiniropana as its mark, which comes to much the same thing.

 

96:2 Anumaggana. So also Buddhaghosa, loc. cit. p. 63. The word is not in Childers, but see Morris in the journal of the Pâli Text Society, 1886, p. 118.

 

96:3 Anuravati anusandahati. Not in Childers. Hînati-kumburê says pasuwa anurâwanâ kere da anuwa pihitâ da.

 

96:4 The following two sections form an appendix to this chapter corresponding to that formed by the last three sections of Book III, Chapter 7. The numbering of the sections is therefore carried on in both cases.

 

Sources

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_02.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3506.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx