Chương 2 – p2 – Book 4 – Câu hỏi về câu trả lời nên được đình chỉ – Esoteric Teaching – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Lotus group

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

 

Book IV – Quyển IV

Chương 2 – Phần 2

ESOTERIC TEACHING.

Câu hỏi về câu trả lời nên được đình chỉ.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, it was said by the Blessed One:

“In respect of the truths, Ânanda, the Tathâgata has no such thing as the closed fist of a teacher who keeps something back 2.” But on the other hand he made no reply to the question put by the son of the Mâlunkya woman 3. This problem, Nâgasena, will be one of two ends, on one of which it must rest, for he must have refrained from answering either out of ignorance, or out of wish to conceal something.

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai.’ Và thêm nữa khi được trưởng lão Māluṅkyaputta hỏi câu hỏi, Ngài đã không trả lời. Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi này có hai đầu mối và sẽ được nương vào một đầu mối: hoặc là do sự không biết hoặc là do việc che giấu.

 

If the first statement be true it must have been out of ignorance. But

 

  1. 205

 

if he knew, and still did not reply, then the first statement must be false. This too is a double-pointed dilemma. It is now put to you, and you have to solve it.’

Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai,’ như thế thì do không biết mà đã không trả lời cho trưởng lão Māluṅkyaputta. Nếu trong khi biết mà đã không trả lời, như thế thì có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

 

 

  1. ‘The Blessed One, O king, made that first statement to Ânanda, and he did not reply to Mâlunkya-putta’s question. But that was neither out of ignorance, nor for the sake of concealing anything. There are four kinds of ways in which a problem may be explained. And which are the four? There is the problem to which an explanation can be given that shall be direct and final. There is the problem which can be answered by going into details. There is the problem which can be answered by asking another. And there is the problem which can be put on one side.

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai,’ và câu hỏi được hỏi bởi trưởng lão Māluṅkyaputta đã không được trả lời. Nhưng điều ấy không phải do sự không biết, không phải do việc che giấu. Tâu đại vương, đây là bốn cách trả lời câu hỏi. Bốn cách nào? ‘Câu hỏi nên được trả lời dứt khoát, câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích, câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại, câu hỏi nên được đình chỉ.’

 

‘And which, O king, is the problem to which a direct and final solution can be given? It is such as this–“Is form impermanent?” [145] “Is sensation impermanent?” “Is idea impermanent?” “Are the Confections impermanent?” “Is consciousness impermanent?”

‘And which is the problem which can be answered by going into details? It is such as this–“Is form thus impermanent?” and so on.

Tâu đại vương, câu hỏi nên được trả lời dứt khoát là câu hỏi nào? ‘Có phải sắc là vô thường?’ là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát. ‘Có phải thọ là vô thường,’ ‘Có phải tưởng là vô thường,’ ‘Có phải các hành là vô thường,’ ‘Có phải thức là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát. Đây là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát.  

Câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích là câu hỏi nào? ‘Chẳng lẽ sắc là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích. ‘Chẳng lẽ thọ là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ tưởng là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ các hành là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ thức là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích. Đây là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích.

 

‘And which is the problem which can be answered by asking another? It is such as this–“What then? Can the eye perceive all things?”

‘And which is the problem which can be put on one side? It is such as this–“Is the universe everlasting?” “Is it not everlasting?” “Has it an end?” “Has it no end?” “Is it both endless and unending?” “Is it neither the one nor the other?” “Are the soul and the body the same

 

  1. 206

 

thing?” “Is the soul distinct from the body?” “Does a Tathâgata exist after death?” “Does he not exist after death?” “Does he both exist and not exist after death?” “Does he neither exist nor not exist after death?”

Câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại là câu hỏi nào? ‘Phải chăng nhận thức mọi thứ bằng con mắt?’ Đây là câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại.

Câu hỏi nên được đình chỉ là câu hỏi nào? ‘Thế giới là thường còn’ là câu hỏi nên được đình chỉ. ‘Thế giới là không thường còn,’ ‘Thế giới là có giới hạn,’ ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ‘Thế giới là có giới hạn và không có giới hạn,’ ‘Thế giới không phải là có giới hạn và cũng không phải là không có giới hạn,’ ‘Mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy,’ ‘Mạng sống là vật khác thân thể là vật khác,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là câu hỏi nên được đình chỉ. Đây là câu hỏi nên được đình chỉ.

 

‘Now it was to such a question, one that ought to be put on one side, that the Blessed One gave no reply to Mâlunkya-putta. And why ought such a question to be put on one side? Because there is no reason or object for answering it. That is why it should be put aside. For the Blessed Buddhas lift not up their voice without a reason and without an object.’

‘Very good, Nâgasena! Thus it is, and I accept it as you say?’

Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã không trả lời câu hỏi nên được đình chỉ ấy của trưởng lão Māluṅkyaputta. Vậy thì vì lý do gì mà câu hỏi ấy là nên được đình chỉ? Không có nguyên nhân hay là lý do cho việc làm sáng tỏ nó, do đó câu hỏi ấy là nên được đình chỉ. Đối với chư Phật Thế Tôn, không có việc thốt lên lời nói không có lý do, không có nguyên nhân.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

[Here ends the dilemma as to keeping some things back 1.]

Câu hỏi về việc trả lời nên được đình chỉ là thứ nhì.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_05.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3513.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx