Chương 2 – p1 – Book 4 – Câu hỏi về các điều nhỏ nhặt và tiểu tiết – The abolition of regulation – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

 

Book IV – Quyển IV

Chương 2 – Phần 1

THE ABOLITION OF REGULATIONS.

Câu hỏi về các điều nhỏ nhặt và tiểu tiết.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One:

“It is by insight, O Bhikkhus, that I preach the law, not without insight 1.” On the other hand he said of the regulations of the Vinaya: “When I am gone, Ânanda, let the Order, if it should so wish, abolish all the lesser and minor precepts 2.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí.’ Và còn nữa, ở sự quy định về Luật Ngài đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’

 

Were then these lesser and minor precepts wrongly laid down, or established in ignorance and without due cause, that the Blessed One allowed them to be revoked after his death? If the first statement had been true, the second would have been wrong. If the second statement were really made, [143] then the first was false. This too is a double-headed problem, fine, subtle, abstruse, deep, profound, and hard to expound. It is now put to you, and you have to solve it.’

Thưa ngài Nāgasena, về việc đức Thế Tôn bảo hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết sau khi Ngài đã tịch diệt, phải chăng các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết đã được quy định sai, hay là đã được quy định khi không có sự việc (xảy ra), sau khi đã không nhận biết? Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết’ là sai trái. Nếu ở sự quy định về Luật, đức Như Lai đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết,’ như thế thì lời nói: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, tinh vi, tế nhị, vô cùng khôn khéo, vô cùng sâu xa, khó phân giải. Nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy thể hiện sự triển khai về năng lực trí tuệ của ngài.”

 

  1. ‘In both cases, O king, the Blessed One said as you have declared. But in the second case it was to test the Bhikkhus that he said it, to try whether, if leave were granted them, they would, after his death, revoke the lesser and minor regulations, or still adhere to them. It runs as if a

 

  1. 203

 

king of kings were to say to his sons: “This great country, my children, reaches to the sea on every side. It is a hard thing to maintain it with the forces we have at our disposal. So when I am gone you had better, my children, abandon the outlying districts along the border.” Now would the princes, O king, on the death of their father, give up those outlying districts, provinces already in their power?’

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí.’ Và ở sự quy định về Luật Ngài đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’ Tâu đại vương, đức Như Lai đã nói điều ấy trong khi thử thách các vị tỳ khưu rằng: ‘Sau khi Ta tịch diệt, các đệ tử của Ta, trong khi hết bị ràng buộc với Ta, thì sẽ loại bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết, hay là sẽ gắn bó?’ Tâu đại vương, giống như đức Chuyển Luân Vương có thể nói với các con trai như vầy: ‘Này các con, lãnh thổ rộng lớn này được bao bọc bởi đại dương ở tất cả các phương. Này các con, để duy trì chừng ấy (lãnh thổ) bằng binh lực là việc làm khó khăn. Này các con, sau khi ta băng hà các con hãy buông bỏ các khu vực biên địa.’ Tâu đại vương, phải chăng sau khi vua cha băng hà các hoàng tử có thể buông lơi tất cả các khu vực biên địa ấy là phần lãnh thổ đã nắm trong tay?”

 

‘No indeed, Sir. Kings are grasping. The princes might, in the lust of power, subjugate an extent of country twice or thrice the size of what they had, but they would never give up what they already possessed.’

‘Just so was it, O king, that the Tathâgata to test the Bhikkhus said: “When I am gone, Ânanda, let the Order, if it should so wish, abolish all the lesser and minor precepts.”

But the sons of the Buddha, O king, in their lust after the law, and for emancipation from sorrow, might keep two hundred and fifty regulations 1, but would never give up any one that had been laid down in ordinary course.’

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, các vị vua còn ham muốn nhiều hơn. Các hoàng tử vì lòng tham đối với vương quốc có thể tóm thâu lãnh thổ hai lần ba lần hơn thế nữa, làm sao họ có thể buông lơi phần lãnh thổ đã nắm trong tay?”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai trong khi thử thách các vị tỳ khưu đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’  

Tâu đại vương, nhằm sự giải thoát hoàn toàn khổ đau, những người con trai của đức Phật với lòng tham muốn về Giáo Pháp có thể gìn giữ còn nhiều hơn một trăm năm mươi điều học, làm sao các vị lại buông lơi điều học đã được quy định theo truyền thống?”

 

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, when the Blessed One referred to “lesser and minor precepts,” this people might therein [144] be bewildered, and fall into doubt, and find matter for discussion, and be lost in hesitation, as to which were the lesser, and which the minor precepts.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà đức Thế Tôn đã nói về ‘các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết,’ ở đây đám người này là mê muội, bị sanh khởi nỗi phân vân, bị tác động, bị khởi lên sự nghi ngờ. Các điều học nhỏ nhặt ấy là các điều nào? Các điều học tiểu tiết là các điều nào?”

 

‘The lesser errors in conduct 2, O king, are the lesser precepts, and the lesser errors in speech 3 are the minor precepts: and these two together make up therefore “the lesser and minor precepts.” The

 

  1. 204

 

leading Elders too of old, O king, were in doubt about this matter, and they were not unanimous on the point at the Council held for the fixing of the text of the Scriptures 1. And the Blessed One foresaw that this problem would arise.’

‘Then this dark saying of the Conquerors, Nâgasena, which has lain hid so long, has been now to-day uncovered in the face of the world, and made clear to all.’

“Tâu đại vương, điều học nhỏ nhặt là tội dukkaṭa (đã làm sai trái). Điều học tiểu tiết là tội dubbhāsita (đã nói sai trái). Hai loại này là các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết. Tâu đại vương, các vị đại trưởng lão trước đây đã nêu lên sự phân vân về điều này. Do đức Thế Tôn mà câu hỏi này đã được nêu ra; nó cũng đã gây ra sự không đồng nhất trong cuộc thảo luận về việc duy trì Giáo Pháp bởi các vị ấy.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều bí ẩn của đấng Chiến Thắng bị bỏ quên bấy lâu, vào lúc này hôm nay đã được mở ra, đã được làm rõ ràng ở thế gian.”

 

[Here ends the problem as to the revocation of rules.]

Câu hỏi về các điều nhỏ nhặt và tiểu tiết là thứ nhất.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_05.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3513.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx