Chương 1 – Book II – Quyển II – Các Câu Hỏi Về Tướng Trạng – The Distinguisging Characteristics of Ethical Qualities – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Lotus group

 

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

 

Book II – Quyển II.

Lakkhana Panha

The Distinguisging Characteristics of Ethical Qualities.

Các Câu Hỏi Về Tướng Trạng

Chapter 1 – Chương 1 – Q & A (16).

 

  1. Q & A.

[25] Now Milinda the king went up to where the venerable Nâgasena was, and addressed him with the greetings and compliments of friendship and courtesy, and took his seat respectfully apart. And Nâgasena reciprocated his courtesy, so that the heart of the king was propitiated.

Khi ấy, đức vua Milinda đã đi đến gặp đại đức Nāgasena, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đại đức Nāgasena, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống một bên. Đại đức Nāgasena cũng đã tỏ bày vẻ thân thiện, chính vì thế đã làm hài lòng tâm ý của đức vua Milinda.

 

And Milinda began by asking, 1:

’How is your Reverence known, and what, Sir, is your name?’

Khi ấy, đức vua Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này:

“Ngài đại đức được nhận biết bằng cách nào? Thưa ngài, ngài tên gì?”

 

‘I am known as Nâgasena, O king, and it is by that name that my brethren in the faith address me. But although parents, O king, give such a name as Nâgasena, or Sûrasena, or Vîrasena, or Sîhasena, yet this, Sire,–Nâgasena and so on–is only a generally understood term, a designation in common use. For there is no permanent individuality (no soul) involved in the matter 2.’

“Tâu đại vương, tôi được nhận biết là ‘Nāgasena.’ Tâu đại vương, các vị đồng Phạm hạnh gọi tôi là ‘Nāgasena.’ Hơn nữa, mẹ cha đặt tên là ‘Nāgasena,’ hoặc là ‘Sūrasena,’ hoặc là ‘Vīrasena,’ hoặc là ‘Sīhasena.’ Tâu đại vương, vả lại ‘Nāgasena’ cũng chỉ là từ phân biệt, là tên thừa nhận, là tên quy định, là tên gọi thông thường, bởi vì không người nào được tìm thấy ở đây.”

 

  1. 41

 

Then Milinda called upon the Yonakas and the brethren to witness: ‘This Nâgasena says there is no permanent individuality (no soul) implied in his name. Is it now even possible to approve him in that?’

Khi ấy, đức vua Milinda đã nói với như vầy: “Xin quý vị năm trăm người xứ Yonaka và tám mươi ngàn vị tỳ khưu hãy lắng nghe trẫm. Vị Nāgasena này đã nói như vầy: ‘Bởi vì không người nào được tìm thấy ở đây.’ Vậy có hợp lý để chấp nhận điều ấy không?”

 

And turning to Nâgasena, he said: ‘If, most reverend Nâgasena, there be no permanent individuality (no soul) involved in the matter, who is it, pray, who gives to you members of the Order your robes and food and lodging and necessaries for the sick? Who is it who enjoys such things when given? Who is it who lives a life of righteousness? Who is it who devotes himself to meditation? Who is it who attains to the goal of the Excellent Way, to the Nirvâna of Arahatship? And who is it who destroys living creatures? who is it who takes what is not his own? who is it who lives an evil life of worldly lusts, who speaks lies, who drinks strong drink, who (in a word) commits any one of the five sins which work out their bitter fruit even in this life 1? If that be so there is neither merit nor demerit; there is neither doer nor causer of good or evil deeds 2; there is neither fruit nor result of good or evil Karma 3. [26]–If, most reverend Nâgasena, we are to think that were a man

 

  1. 42

 

to kill you there would be no murder 1, then it follows that there are no real masters or teachers in your Order, and that your ordinations are void.–You tell me that your brethren in the Order are in the habit of addressing you as Nâgasena. Now what is that Nâgasena? Do you mean to say that the hair is Nâgasena?’

Khi ấy, đức vua Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, nếu không người nào được tìm thấy, vậy thì ai bố thí y phục vật thực chỗ trú ngụ và thuốc men chữa bệnh cho ngài? Ai thọ dụng vật ấy? Ai trì giới? Ai gắn bó với sự tu tập? Ai chứng ngộ Đạo, Quả, và Niết Bàn? Ai sát hại mạng sống? Ai lấy vật không được cho? Ai tà hạnh trong các dục? Ai nói dối? Ai uống chất lên men? Ai gây nên năm nghiệp vô gián? Như thế thì không có thiện, không có bất thiện, không có người làm hoặc người sai bảo làm đối với các nghiệp thiện và bất thiện. Không có sự thành tựu quả đối với các nghiệp đã được làm tốt hoặc đã được làm xấu. Thưa ngài Nāgasena, nếu có người giết chết ngài, thì người ấy cũng không có tội giết hại mạng sống. Thưa ngài Nāgasena, ngài cũng không có thầy dạy học, không có thầy tế độ, không có sự tu lên bậc trên, điều ngài nói rằng: ‘Tâu đại vương, các vị đồng Phạm hạnh gọi tôi là Nāgasena,’ vậy ở đây cái gì là Nāgasena? Thưa ngài, có phải các sợi tóc là Nāgasena?”

 

‘I don’t say that, great king.’

‘Or the hairs on the body, perhaps?’

‘Certainly not.’

Tâu đại vương, không phải.”

“Có phải các sợi lông là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

 

‘Or is it the nails, the teeth, the skin, the flesh, the nerves, the bones, the marrow, the kidneys, the heart, the liver, the abdomen, the spleen, the lungs, the larger intestines, the lower intestines, the stomach, the fæces, the bile, the phlegm, the pus, the blood, the sweat, the fat, the tears, the serum, the saliva, the mucus, the oil that lubricates the joints, the urine, or the brain, or any or all of these, that is Nâgasena 2?’

“Có phải các móng (tay chân) —(như trên)— các răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, cơ hoành, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thực phẩm chưa tiêu, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu, bộ não ở đầu là Nāgasena?”

 

And to each of these he answered no.

‘Is it the outward form then (Rûpa) that is Nâgasena, or the sensations (Vedanâ), or the ideas (Saññâ), or the confections (the constituent elements of character, Samkhârâ), or the consciousness (Vigññâna), that is Nâgasena 3?’

And to each of these also he answered no.

 

  1. 43

 

‘Then is it all these Skandhas combined that are Nâgasena?’

‘No! great king.’

‘But is there anything outside the five Skandhas that is Nâgasena?’

And still he answered no.

‘Then thus, ask as I may, I can discover no Nâgasena. Nâgasena is a mere empty sound. Who then is the Nâgasena that we see before us? It is a falsehood that your reverence has spoken, an untruth!’

“Tâu đại vương, không phải.”

“Thưa ngài, có phải sắc là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Có phải thọ là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Có phải tưởng là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Có phải các hành là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Có phải thức là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Thưa ngài, vậy thì sắc-thọ-tưởng-hành-thức là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Thưa ngài, vậy thì trừ ra sắc-thọ-tưởng-hành-thức là Nāgasena?”

“Tâu đại vương, không phải.”

“Thưa ngài, trong khi lần lượt hỏi về điều ấy mà trẫm vẫn không thấy ra được Nāgasena. Thưa ngài, chẳng lẽ âm thanh lại là Nāgasena? Vậy thì ở đây người nào là Nāgasena? Thưa ngài, ngài nói không có Nāgasena là điều không thật là lời dối trá.”

 

And the venerable Nâgasena said to Milinda the king: ‘You, Sire, have been brought up in great luxury, as beseems your noble birth. If you were to walk this dry weather on the hot and sandy ground, trampling under foot the gritty, gravelly grains of the hard sand, your feet would hurt you. And as your body would be in pain, your mind would be disturbed, and you would experience a sense of bodily suffering. How then did you come, on foot, or in a chariot?’

Khi ấy, đại đức Nāgasena đã nói với đức vua Milinda điều này: “Tâu đại vương, đại vương quả là có sự thanh lịch của dòng dõi Sát-đế-lỵ, có sự thanh lịch tột bực. Tâu đại vương, đối với bệ hạ đây trong lúc dẫm đạp lên các miểng chai, đá, cát sần sùi ở lớp cát nóng của mặt đất hừng hực và đi bộ vào lúc giữa trưa, hẳn nhiên các bàn chân đau nhức, thân mệt nhọc, tâm bị lui sụt, thân thức gắn liền với khổ sanh khởi. Vậy thì bệ hạ đi đến bằng chân, hay bằng xe cộ?”

 

‘I did not come, Sir, on foot [27]. I came in a carriage.’

‘Then if you came, Sire, in a carriage, explain to me what that is. Is it the pole that is the chariot?’

‘I did not say that.’

‘Is it the axle that is the chariot?’

‘Certainly not.’

‘Is it the wheels, or the framework, or the ropes, or the yoke, or the spokes of the wheels, or the goad that are the chariot?’

And to all these he still answered no.

‘Then is it all these parts of it that are the chariot?’

 

  1. 44

 

‘No, Sir.’

‘But is there anything outside them that is the chariot?’

And still he answered no.

“Thưa ngài, trẫm không đi đến bằng chân, trẫm đi đến bằng cỗ xe.”

“Tâu đại vương, nếu bệ hạ đi đến bằng cỗ xe, xin bệ hạ hãy chỉ cỗ xe cho tôi. Tâu đại vương, có phải cái gọng là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải cái trục là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải các bánh xe là cỗ xe?”

 

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải thùng xe là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải thanh chống là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải cái ách là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Có phải dây cương là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.” 

“Có phải gậy thúc là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Tâu đại vương, vậy có phải gọng-trục-bánh xe-thùng xe-thanh chống-ách-dây cương-gậy thúc là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

“Tâu đại vương, vậy thì trừ ra gọng-trục-bánh xe-thùng xe-thanh chống-ách-dây cương-gậy thúc là cỗ xe?”

“Thưa ngài, không phải.”

 

‘Then thus, ask as I may, I can discover no chariot. Chariot is a mere empty sound. What then is the chariot you say you came in? It is a falsehood that your Majesty has spoken, an untruth! There is no such thing as a chariot! You are king over all India, a mighty monarch. Of whom then are you afraid that you speak untruth? And he called upon the Yonakas and the brethren to witness, saying: ‘Milinda the king here has said that he came by carriage. But when asked in that case to explain what the carriage was, he is unable to establish what he averred. Is it, forsooth, possible to approve him in that?’

“Tâu đại vương, trong khi lần lượt hỏi về điều ấy mà tôi vẫn không thấy ra được cỗ xe. Tâu đại vương, chẳng lẽ âm thanh lại là cỗ xe? Vậy thì ở đây cái gì là cỗ xe? Tâu đại vương, đại vương nói không có cỗ xe là điều không thật là lời dối trá. Tâu đại vương, đại vương là vị vua tối cao của toàn cõi xứ Jambudīpa, tại sao đại vương lại sợ hãi và nói lời dối trá? Xin quý vị năm trăm người xứ Yonaka và tám mươi ngàn vị tỳ khưu hãy lắng nghe tôi. Đức vua Milinda này đã nói như vầy: ‘Trẫm đi đến bằng cỗ xe.’ Trong khi được nói rằng: ‘Tâu đại vương, nếu bệ hạ đi đến bằng cỗ xe, xin bệ hạ hãy chỉ cỗ xe cho tôi’ thì không trình ra được cỗ xe. Vậy có hợp lý để chấp nhận điều ấy không?”

When he had thus spoken the five hundred Yonakas shouted their applause, and said to the king: Now let your Majesty get out of that if you can?’

Khi được nói như vậy, năm trăm người xứ Yonaka đã tán thưởng đại đức Nāgasena bằng tiếng “Lành thay!” rồi đã nói với đức vua Milinda điều này: “Tâu đại vương, lúc này trong khi đại vương có khả năng, xin đại vương hãy nói.”

 

And Milinda the king replied to Nâgasena, and said: ‘I have spoken no untruth, reverend Sir. It is on account of its having all these things–the pole, and the axle, the wheels, and the framework, the ropes, the yoke, the spokes, and the goad–that it comes under the generally understood term, the designation in common use, of “chariot.”‘

Khi ấy, đức vua Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, trẫm không nói lời dối trá. Do cái gọng, do cái trục, do các bánh xe, do thùng xe, do thanh chống mà có được từ phân biệt, tên thừa nhận, tên quy định, tên gọi thông thường là ‘cỗ xe’.”

 

‘Very good! Your Majesty has rightly grasped the meaning of “chariot.” And just even so it is on account of all those things you questioned me about–[28] the thirty-two kinds of organic matter in a human body, and the five constituent elements of being–that I come under the generally understood term, the designation in common use, of “Nâgasena.”

 

  1. 45

 

[paragraph continues]

For it was said, Sire, by our Sister Vagirâ in the presence of the Blessed One:

“Tâu đại vương, thật tốt đẹp thay đại vương nhận ra được cỗ xe. Tâu đại vương, cũng tương tợ y như thế đối với tôi, do các sợi tóc, do các sợi lông, —(như trên)— do bộ não, do sắc, do thọ, do tưởng, do các hành, do thức mà có được từ phân biệt, tên thừa nhận, tên quy định, tên thông thường là ‘Nāgasena’. Tuy nhiên, theo ý nghĩa rốt ráo thì không người nào được tìm thấy ở đây. Tâu đại vương, điều này cũng đã được tỳ khưu ni Vajirā nói lên trong sự hiện diện của đức Thế Tôn rằng:

 

‘”Just as it is by the condition precedent of the co-existence of its various parts that the word ‘chariot’ is used, just so is it that when the Skandhas are there we talk of a ‘being 1.'”‘

Giống y như việc ráp chung lại các bộ phận thì có tiếng gọi là ‘cỗ xe,’ tương tợ như vậy khi các uẩn hiện diện thì có sự công nhận là ‘con người’.”

 

‘Most wonderful, Nâgasena, and most strange. Well has the puzzle put to you, most difficult though it was, been solved. Were the Buddha himself here he would approve your answer. Well done, well done, Nâgasena!’

“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Các sự ứng đối câu hỏi rất tuyệt vời đã được trình bày. Nếu đức Phật còn tại tiền thì Ngài cũng tán thưởng bằng tiếng ‘Lành thay!’ Này Nāgasena, thật tốt đẹp thay, thật tốt đẹp thay! Các sự ứng đối câu hỏi rất tuyệt vời đã được trình bày.”

 

  1. Q & A

How many years seniority have you, Nâgasena?’

     “Thưa ngài Nāgasena, ngài được bao nhiêu năm tu?”

 

‘Seven, your Majesty.’

‘But how can you say it is your “seven?” Is it you who are “seven,” or the number that is “seven?”‘

“Tâu đại vương, tôi được bảy năm tu.”

“Thưa ngài, bảy đó là gì? Ngài là bảy, hay sự tính đếm là bảy?”

 

Now that moment the figure of the king, decked in all the finery of his royal ornaments, cast its shadow on the ground, and was reflected in a vessel of water. And Nâgasena asked him:

‘Your figure, O king, is now shadowed upon the ground, and reflected in the water, how now, are you the king, or is the reflection the king?’

 

‘I am the king, Nâgasena, but the shadow comes into existence because of me.’

Vào lúc bấy giờ, đức vua Milinda đã được chưng diện với mọi thứ trang sức, đã được trang điểm và phục sức, có bóng (chiếu xuống) được nhìn thấy ở mặt đất, có bóng (chiếu xuống) được nhìn thấy ở chậu nước nữa. Khi ấy, đại đức Nāgasena đã nói với đức vua Milinda điều này:

“Tâu đại vương, cái bóng này của đại vương được nhìn thấy ở mặt đất và ở chậu nước. Tâu đại vương, thế thì đại vương (đây) là đức vua hay cái bóng là đức vua?”

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm (đây) là đức vua, cái bóng này không phải là đức vua. Tuy nhiên, nương vào trẫm (đây) mà có được cái bóng.”

 

‘Just even so, O king, the number of the years is seven, I am not seven. But it is because of me, O king, that the number seven has come into existence; and it is mine in the same sense as the shadow is yours 2.’

 

  1. 46

 

‘Most wonderful again, and strange, Nâgasena. Well has the question put to you, most difficult though it was, been solved!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế, việc tính đếm các năm tu là bảy, tôi (đây) không phải là bảy. Tuy nhiên, nương vào tôi (đây) mà có được con số bảy. Tâu đại vương, đại vương hãy hiểu như ví dụ về cái bóng.”

“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Các sự ứng đối câu hỏi rất tuyệt vời đã được trình bày.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Reverend Sir, will you discuss with me again?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, ngài sẽ trò chuyện với trẫm phải không?”

 

‘If your Majesty will discuss as a scholar (pandit), well; but if you will discuss as a king, no.’

“Tâu đại vương, nếu đại vương trò chuyện theo lối nói của bậc trí thì tôi sẽ trò chuyện. Tuy nhiên, nếu đại vương trò chuyện theo lối nói của vị vua thì tôi sẽ không trò chuyện.”

‘How is it then that scholars discuss?’

“Thưa ngài Nāgasena, các bậc trí trò chuyện như thế nào?”

 

‘When scholars talk a matter over one with another then is there a winding up 1, an unravelling; one or other is convicted of error 2, and he then acknowledges his mistake; [29] distinctions are drawn, and contra-distinctions 3; and yet thereby they are not angered. Thus do scholars, O king, discuss.’

“Tâu đại vương, trong cuộc trò chuyện của các bậc trí thì việc gây rối cũng được làm, việc tháo gỡ cũng được làm, việc phê bình cũng được làm, việc công kích cũng được làm, nói khác đi cũng được làm, nói trái ngược cũng được làm, và không vì thế mà các bậc trí bực bội. Tâu đại vương, các bậc trí trò chuyện là như vậy.”

 

‘And how do kings discuss?’

“Thưa ngài Nāgasena, thế còn các vị vua trò chuyện như thế nào?”

 

‘When a king, your Majesty, discusses a matter, and he advances a point, if any one differ from him on that point, he is apt to fine him, saying: “Inflict such and such a punishment upon that fellow!” Thus, your Majesty, do kings discuss 4.’

“Tâu đại vương, trong cuộc trò chuyện các vị vua thông báo một sự việc. Ai không ưng thuận sự việc ấy, các vị vua ra lệnh hình phạt người ấy: ‘Các khanh hãy ban hình phạt cho kẻ này.’ Tâu đại vương, các vị vua trò chuyện là như vậy.”

 

‘Very well. It is as a scholar, not as a king, that I will discuss. Let your reverence talk unrestrainedly, as you would with a brother, or a novice, or a lay disciple, or even with a servant. Be not afraid!’

“Thưa ngài, trẫm sẽ trò chuyện theo lối nói của bậc trí, không theo lối nói của vị vua. Xin Ngài đại đức hãy yên tâm trò chuyện. Ngài trò chuyện với tỳ khưu, với sa-di, với nam cư sĩ, hoặc với người hộ tự như thế nào, xin ngài đại đức hãy yên tâm trò chuyện như thế, chớ lo sợ.”

 

  1. 47

 

‘Very good, your Majesty,’ said Nâgasena, with thankfulness.

“Tâu đại vương, thật tốt lắm.” Vị trưởng lão đã tán thành.

 

‘Nâgasena, I have a question to ask you;’ said the king.

‘Pray ask it, Sire.’

‘I have asked it, your Reverence.’

‘That is answered already.’

‘What have you answered?’

‘To what, then, does your Majesty refer?’

Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, trẫm sẽ hỏi?”

“Tâu đại vương, xin hãy hỏi.”

“Thưa ngài, ngài đã được trẫm hỏi rồi.”

“Tâu đại vương, đã được trả lời rồi.”

“Thưa ngài, vậy chớ điều gì đã được ngài trả lời?”

“Tâu đại vương, vậy chớ điều gì đã được đại vương hỏi?”

 

But Milinda the king thought: ‘This Bhikkhu is a great scholar. He is quite capable of discussing things with me. And I shall have a number of points on which to question him, and before I can ask them all, the sun will set. It would be better to carry on the discussion at home to-morrow.’

And he said to Devamantiya: ‘You may let his reverence know that the discussion with the king shall be resumed to-morrow at the palace.’ And so saying, he took leave of Nâgasena, and mounted his horse, and went away, muttering as he went, ‘Nâgasena, Nâgasena!’

Khi ấy, đức vua Milinda đã khởi ý điều này: “Vị tỳ khưu này quả là sáng trí, có năng lực để trò chuyện với ta, và ta có nhiều sự việc cần phải hỏi. Cho đến khi các sự việc ấy còn chưa được hỏi xong thì mặt trời sẽ lặn, có lẽ ta nên trò chuyện vào ngày mai ở nội cung?”

Khi ấy, đức vua đã nói với Devamantiya điều này: “Này Devamantiya, như vậy thì khanh có thể thông báo cho ngài đại đức rằng: ‘Ngày mai sẽ có cuộc trò chuyện với đức vua ở nội cung.’” Nói xong điều này, đức vua Milinda đã rời chỗ ngồi đứng dậy, chào hỏi Nāgasena, leo lên ngựa, rồi ra đi trong khi còn đang lẩm nhẩm “Nāgasena, Nāgasena.”

 

And Devamantiya delivered his message to Nâgasena, who accepted the proposal with gladness. And early the next morning Devamantiya and Anantakâya and Mankura and Sabbadinna went to the king, and said: ‘Is his reverence, Nâgasena, to come, [30] Sire, to-day?’

 

‘Yes, he is to come.’

‘With how many of the brethren is he to come?’

‘With as many as he likes.’

And Sabbadinna said: ‘Let him come with ten.’ But the king repeated what he had said.. And on Sabbadinna reiterating his suggestion, the ‘king rejoined: ‘All this preparation has been made, and I say:

 

  1. 48

 

“Let him come with as many as he likes,” yet Sabbadinna says: “Let him come with ten.” Does he suppose we are not capable of feeding so many?’

Then Sabbadinna was ashamed.

Sau đó, Devamantiya đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài, đức vua Milinda đã nói như vầy: ‘Ngày mai sẽ có cuộc trò chuyện ở nội cung.’” “Thật tốt lắm.” Vị trưởng lão đã tán thành.

Sau đó, vào cuối đêm ấy Devamantiya, Anantakāya, Maṅkura, và Sabbadinna đã đi đến gặp đức vua Milinda, sau khi đến đã nói với đức vua Milinda điều này: “Tâu đại vương, có phải ngài đại đức Nāgasena sẽ đến?”

“Đúng vậy, hãy để ngài đến.”

“Hãy để ngài đến cùng với bao nhiêu vị tỳ khưu?”

“Ngài muốn bao nhiêu vị tỳ khưu thì hãy để ngài đến cùng với bấy nhiêu vị tỳ khưu.”

Khi ấy, Sabbadinna đã nói rằng: “Tâu đại vương, hãy để ngài đến cùng với mười vị tỳ khưu.” Đến lần thứ nhì, đức vua Milinda đã nói rằng: “Ngài muốn bao nhiêu vị tỳ khưu thì hãy để ngài đến cùng với bấy nhiêu vị tỳ khưu.” Đến lần thứ nhì, Sabbadinna đã nói rằng: “Tâu đại vương, hãy để ngài đến cùng với mười vị tỳ khưu.” Đến lần thứ ba, đức vua Milinda đã nói rằng: “Ngài muốn bao nhiêu vị tỳ khưu thì hãy để ngài đến cùng với bấy nhiêu vị tỳ khưu.” Đến lần thứ ba, Sabbadinna đã nói rằng: “Tâu đại vương, hãy để ngài đến cùng với mười vị tỳ khưu.”

“Tất cả việc tôn vinh này đã được chuẩn bị nên Trẫm nói rằng: ‘Ngài muốn bao nhiêu vị tỳ khưu thì hãy để ngài đến cùng với bấy nhiêu vị tỳ khưu.’ Này các khanh, Sabbadinna này lại nói khác đi. Chẳng lẽ chúng ta không có khả năng để dâng cơm đến các tỳ khưu?”

 

Khi được nói như vậy, Sabbadinna đã xấu hổ.

 

  1. Q & A.

And Devamantiya and Anantakâya and Mankura went to Nâgasena and told him what the king had said.

And the venerable Nâgasena robed himself in the forenoon, and taking his bowl in his hand, went to Sâgala with the whole company of the brethren.

Sau đó, Devamantiya, Anantakāya, và Maṅkura đã đi đến gặp đại đức Nāgasena, sau khi đến đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài, đức vua Milinda đã nói như vầy: ‘Ngài muốn bao nhiêu vị tỳ khưu thì hãy để ngài đến cùng với bấy nhiêu vị tỳ khưu.’” 

Sau đó, đại đức Nāgasena vào buổi sáng sớm đã mặc y cầm lấy bình bát và y rồi cùng với tám mươi ngàn vị tỳ khưu đã đi vào thành Sāgala.

 

And Anantakâya, as he walked beside Nâgasena, said:

‘When, your reverence, I say, “Nâgasena,” what is that Nâgasena?’

The Elder replied: ‘What do you think Nâgasena is?’

‘The soul, the inner breath which comes and goes, that I suppose to be Nâgasena.’

‘But if that breath having gone forth should not return, or having returned should not go forth, would the man be alive?’

‘Certainly [31] not, Sir.’

‘But those trumpeters, when they blow their trumpets, does their breath return again to them?’

‘No, Sir, it does not.’

‘Or those pipers, when they blow their pipes or horns, does their breath return again to them?’

‘No, Sir.’

‘Then why don’t they die?’

‘I am not capable of arguing with such a reasoner. Pray tell me, Sir, how the matter stands.’

‘There is no soul in the breath. These inhalations and exhalations are merely constituent powers

 

  1. 49

 

of the bodily frame,’ said the Elder. And he talked to him from the Abhidhamma 1 to such effect that 1 Anantakâya confessed himself as a supporter of the Order.

Lúc ấy, Anantakāya khi đang đi gần đại đức Nāgasena đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, điều mà tôi gọi là ‘Nāgasena,’ ở đây cái gì là Nāgasena?”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Ngươi suy nghĩ xem ‘ở đây ai là Nāgasena?’”

“Thưa ngài, sự sống, tức là gió ở bên trong, đi vào rồi đi ra, tôi nghĩ rằng ‘cái ấy là Nāgasena’.”

“Vậy nếu gió ấy đi ra rồi không đi vào, hoặc đi vào rồi không đi ra, thì người ấy còn sống không?”

“Thưa ngài, không.”

“Những người thổi tù và vỏ ốc, khi thổi tù và vỏ ốc thì gió của họ có đi vào lại không?”

“Thưa ngài, không.”

“Những người thổi sáo, khi thổi sáo thì gió của họ có đi vào lại không?”

“Thưa ngài, không.”

“Những người thổi tù và sừng trâu, khi thổi tù và sừng trâu thì gió của họ có đi vào lại không?”

“Thưa ngài, không.”

“Thế thì tại sao họ lại không chết đi?”

“Thưa ngài, tôi không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.”

“Cái ấy không phải là sự sống. Hơi thở vào hơi thở ra, những cái này gọi là thân hành.”

Vị trưởng lão đã thuyết giảng về Vi Diệu Pháp, rồi Anantakāya đã tuyên bố mình trở thành người cận sự nam.

 

  1. Q & A.

And the venerable Nâgasena went to the king, and sat down on the seat prepared for him. And the king provided Nâgasena and his following with food, both hard and soft, as much as they required: and presented each brother with a suit of garments, and Nâgasena himself with a set of three robes. And then he said to him: ‘Be pleased to keep your seat here, and with you ten of the brethren. Let the rest depart.’

Sau đó, đại đức Nāgasena đã đi đến nơi trú ngụ của đức vua Milinda, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi đã được sắp đặt. Khi ấy, đức vua Milinda đã tự tay làm hài lòng và toại ý đại đức Nāgasena và hội chúng với thức ăn hảo hạng loại cứng loại mềm, rồi đã dâng mỗi một vị tỳ khưu mỗi một xấp vải đôi, đã dâng đại đức Nāgasena với ba y, rồi đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, xin ngài hãy ngồi lại đây cùng với mười vị tỳ khưu, hãy cho các vị còn lại đi về.”

 

And when he saw that Nâgasena had finished his meal, he took a lower seat, and sat beside him, and said: ‘What shall we discuss?’

Sau đó, biết được đại đức Nāgasena đã thọ thực xong, bàn tay đã rời khỏi bình bát, đức vua Milinda đã cầm lấy một chiếc ghế thấp rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đức vua Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, cuộc trao đổi trò chuyện là về điều gì?”

 

‘We want to arrive at truth. Let our discussion be about the truth.’

“Tâu đại vương, chúng ta là những người có sự mong cầu về mục đích, vậy hãy là cuộc trao đổi trò chuyện thuần về mục đích.” 

 

And the king said: ‘What is the object, Sir, of your 2 renunciation, and what the summum bonum at which you aim?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, sự xuất gia của ngài là với mục đích gì? Và mục đích tối hậu của ngài là gì?”

 

‘Why do you ask? Our renunciation is to the end that this sorrow may perish away, and that no further sorrow may arise; the complete passing away, without cleaving to the world, is our highest aim.’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và khổ khác không thể sanh lên? Tâu đại vương, sự xuất gia của chúng tôi là với mục đích ấy. Còn mục đích tối hậu của chúng tôi là Niết Bàn không còn chấp thủ.”

 

‘How now, Sir! Is it for such high reasons that all members of it have joined the Order?,’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải tất cả đều xuất gia với mục đích này?”

 

[32] ‘Certainly not, Sire. Some for those reasons,

 

  1. 50

 

but some have left the world in terror at the tyranny of kings. Some have joined us to be safe from being robbed, some harassed by debt, and some perhaps to gain a livelihood.’

“Tâu đại vương, không hẳn. Một số xuất gia với mục đích này. Một số xuất gia vì sợ hãi đức vua. Một số xuất gia vì sợ hãi kẻ đạo tặc. Một số xuất gia vì bị hành hạ bởi nợ nần. Một số xuất gia vì mục đích nuôi mạng. Những người nào xuất gia chân chánh, những người ấy xuất gia với mục đích này.”

 

‘But for what object, Sir, did you yourself join.’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

‘I was received into the Order when I was a mere boy, I knew not then the ultimate aim. But I thought: “They are wise scholars, these Buddhist Samanas, they will be able to teach me.” And by them I have been taught; and now do I both know and understand what is at once the reason for, and the advantage of renunciation.’

‘Well put, Nâgasena!’

Chú ý: Đoạn văn này – không có trong bản dịch Việt ngữ – Nhóm Hoa Sen

 

  1. Q & A.

The king said: ‘Nâgasena, is there any one who after death is not reindividualised?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, có người nào chết mà không tái sanh?”

 

‘Some are so, and some not.’

‘Who are they?’

‘A sinful being is reindividualised, a sinless one is not.’

‘Will you be reindividualised?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, có người tái sanh, có người không tái sanh.”

“Người nào tái sanh? Người nào không tái sanh?”

“Tâu đại vương, người còn phiền não tái sanh. Người không còn phiền não không tái sanh.”

“Thưa ngài, có phải ngài sẽ tái sanh?”

 

‘If when I die, I die with craving for existence in my heart, yes; but if not, no 1.’

“Tâu đại vương, nếu tôi còn chấp thủ, tôi sẽ tái sanh. Nếu tôi không còn chấp thủ, tôi sẽ không tái sanh.”

 

‘Very good, Nâgasena!’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Nâgasena, he who escapes reindividualisation is it by reasoning that he escapes it?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, người nào không tái sanh, chẳng lẽ người ấy không tái sanh do tác ý đúng đường lối?”

 

‘Both by reasoning 2, your Majesty, and by wisdom 3, and by other good qualities.’

‘But are not reasoning and wisdom surely much the same?’

“Tâu đại vương, do tác ý đúng đường lối, do tuệ, và do các thiện pháp khác.”

“Thưa ngài, chẳng lẽ tác ý đúng đường lối chính là tuệ?”

 

‘Certainly not. Reasoning is one thing, wisdom

 

  1. 51

 

another. Sheep and goats, oxen and buffaloes, camels and asses have reasoning, but wisdom they have not.’

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, không phải. Tác ý đúng đường lối là cái khác, tuệ là cái khác. Tâu đại vương, đối với hai pháp này, thì các loài dê, cừu, bò, trâu, lạc đà, lừa có sự tác ý, tuy nhiên chúng không có tuệ.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What is the characteristic mark of reasoning, and what of wisdom?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài, tác ý có gì là tướng trạng, tuệ có gì là tướng trạng?”

 

‘Reasoning has always comprehension as its mark; but wisdom has cutting off 1.’

‘But how is comprehension the characteristic of reasoning, and cutting off of wisdom? Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng, tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng.”

“Thưa ngài, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng nghĩa là thế nào? Tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng nghĩa là thế nào? Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘You remember the barley reapers?’

‘Yes, certainly.’ [33]

“Tâu đại vương, đại vương có biết về những người gặt lúa không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm có biết.”

 

‘How do they reap the barley?’

‘With the left hand they grasp the barley into a bunch, and taking the sickle into the right hand, they cut it off with that.’

“Tâu đại vương, những người gặt lúa cắt cây lúa như thế nào?”

“Thưa ngài, họ nắm bó lúa bằng tay trái, cầm cái liềm bằng tay phải, rồi cắt bằng cái liềm.”

 

‘Just even, so, O king, does the recluse by his thinking grasp his mind, and by his wisdom cut off his failings. In this way is it that comprehension is the characteristic of reasoning, but cutting off of wisdom.’

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như người gặt lúa nắm lấy bó lúa bằng tay trái, cầm cái liềm bằng tay phải, rồi cắt bằng cái liềm, tương tợ y như thế hành giả nắm lấy ý bằng sự tác ý rồi cắt đứt các phiền não bằng tuệ. Tâu đại vương, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng nghĩa là như vậy, tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

  1. Q & A.

The king said: ‘When you said just now, “And by other good qualities,” to which did you refer?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘các thiện pháp khác,’ các thiện pháp ấy là những gì?”

  1. 52

 

‘Good conduct, great king, and faith, and perseverance, and mindfulness, and meditation 1.

“Tâu đại vương, là giới, tín, tấn, niệm, định, những cái này là các thiện pháp ấy.”

 

‘And what is the characteristic mark of good conduct?’

“Thưa ngài, giới có gì là tướng trạng?”

 

‘It has as its characteristic that it is the basis of all good qualities. The five moral powers 2–faith, perseverance, mindfulness, meditation, and wisdom-; the seven conditions of Arahatship 3–self-possession, investigation of the Dhamma, perseverance, joy, calm, meditation, and equanimity–; the Path; readiness of memory (unbroken self-possession) 4; the four kinds of right exertion 5; the four constituent bases of extraordinary powers 6;the four stages of ecstasy 7; the eight forms of spiritual emancipation 8; the four modes of self-concentration 9; and the eight states of intense contemplation 10 have each and all of them good conduct (the observance of outward morality) as their basis. And to him who builds upon that foundation, O king, all these good conditions will not decrease 11.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, giới có sự đặt nền tảng là tướng trạng. Giới là nền tảng của tất cả các thiện pháp, của các sự thể nhập các quyền, các lực, các chi phần đưa đến giác ngộ, các Đạo, các sự thiết lập niệm, các chánh tinh tấn, các nền tảng của thần thông, các thiền, các sự giải thoát, các tầng định. Tâu đại vương, đối với người đã đặt nền tảng ở giới thì tất cả các thiện pháp không bị suy giảm.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Just, O king, as all those forms of animal and vegetable life which grow, develope, and mature, do so with the earth as their basis; just so does the recluse, who is devoted in effort, develope in himself the five moral powers, and so on, by means of virtue, on the basis of virtue.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như các loại hột giống và các loài thảo mộc nào đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, tất cả các loại hột giống và các loài thảo mộc ấy đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh như thế này đều nương tựa vào đất, đều đặt nền tảng ở đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, hành giả tu tập năm quyền: tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền đều nương tựa vào giới, đều đặt nền tảng ở giới.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

  1. 53

 

‘Just, O king, as all the occupations which involve bodily exertion are carried on in ultimate dependence upon the earth, just so does the recluse develope in himself the five moral powers, and so on, by means of virtue, on the basis of virtue.’ [34]

‘Give me a still better illustration.’

“Tâu đại vương, giống như các công việc nặng nhọc[1] nào được thực hiện, tất cả các công việc nặng nhọc được thực hiện như thế này đều nương tựa vào đất, đều đặt nền tảng ở đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, hành giả tu tập năm quyền: tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền đều nương tựa vào giới, đều đặt nền tảng ở giới.” 

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Just, O king, as the architect of a city, when he wants to build one, first clears the site of the town, and then proceeds to get rid of all the stumps and thorny brakes, and thus makes it level, and only then does he lay out the streets and squares, and crossroads and market places, and so build the city; just so does the recluse develope in himself the five moral powers, and so on, by means of virtue, on the basis of virtue.’

‘Can you give me one more simile?’

“Tâu đại vương, giống như nhà kiến trúc đô thị có ý định xây dựng thành phố thì trước tiên cho làm sạch sẽ khu vực thành phố, cho dời đi gốc cây và các gai góc, cho làm bằng phẳng, sau đó phân chia khu vực của các con đường, các lô đất vuông, các giao lộ, v.v… rồi mới xây dựng thành phố. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, hành giả tu tập năm quyền: tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền đều nương tựa vào giới, đều đặt nền tảng ở giới.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Just, O king, as an acrobat 1, when he wants to exhibit his skill, first digs over the ground, and proceeds to get rid of all the stones and fragments of broken pottery, and thus to make it smooth, and only then, on soft earth, shows his tricks; just even so does the recluse develope in himself the five moral powers, and so on, by means of virtue, on the basis of virtue. For it has been said, Sire, by the Blessed One:

“Tâu đại vương, giống như diễn viên nhào lộn có ý định biễu diễn nghề nghiệp thì cho người đào đất, cho dời đi sạn sỏi mảnh sành, cho làm bằng phẳng, rồi biễu diễn nghề nghiệp ở mặt đất mềm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, hành giả tu tập năm quyền: tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền đều nương tựa vào giới, đều đặt nền tảng ở giới. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

 

“Virtue’s the base on which the man who’s wise

Can train his heart, and make his wisdom grow.

Thus shall the strenuous Bhikkhu, undeceived,

Unravel all the tangled skein of life 2.

 

 

 

  1. 54

 

“This is the base–like the great earth to men–

And this the root of all increase in goodness,

The starting-point of all the Buddhas’ teaching,

Virtue, to wit, on which true bliss depends 1.”

‘Well said, Nâgasena!’

Sau khi đặt nền tảng ở giới, người có trí tu tập tâm và tuệ.

Vị tỳ khưu tinh cần, chín chắn, vị ấy có thể gỡ ra mối rối này.

Đây là nền tảng ví như trái đất đối với các sinh mạng,

và đây là gốc của sự phát triển các điều tốt đẹp,

và đây là phần đầu ở lời dạy của tất cả các đấng Chiến Thắng,

chính là giới uẩn thuộc về giới bổn Pātimokkha cao quý.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘Venerable Nâgasena, what is the characteristic mark of faith?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, tín có gì là tướng trạng?”

 

‘Tranquillisation, O king, and aspiration 3.’

‘And how is tranquillisation the mark of faith?’

“Tâu đại vương, tín có sự thanh lọc là tướng trạng, và có sự tiến vào là tướng trạng.”

“Thưa ngài, tín có sự thanh lọc là tướng trạng nghĩa là thế nào?”

 

As faith, O king, springs up in the heart it breaks through the five hindrances–lust, malice, mental sloth, spiritual pride, and doubt–and the heart, free from these hindrances, [35] becomes clear, serene, untroubled.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tín trong khi được sanh lên thì loại trừ các pháp che lấp, làm cho tâm thoát khỏi các pháp che lấp, không bị bợn nhơ, trong sạch, không bị vẩn đục. Tâu đại vương, tín có sự thanh lọc là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Just, O king, as a suzerain king, when on the march with his fourfold army, might cross over a small stream, and the water, disturbed by the elephants and cavalry, the chariots and the bowmen, might become fouled, turbid 4, and muddy. And

 

  1. 55

 

when he was on the other side the monarch might give command to his attendants, saying: “Bring some water, my good men. I would fain drink.” Now suppose the monarch had a water-clearing gem 1, and those men, in obedience to the order, were to throw the jewel into the water; then at once all the mud would precipitate itself, and the sandy atoms of shell and bits of water-plants would disappear, and the water would become clear, transparent, and serene, and they would then bring some of it to the monarch to drink. The water is the heart; the royal servants are the recluse; the mud, the sandy atoms, and the bits of water-plants are evil dispositions; and the water-cleansing gem is faith.’

“Tâu đại vương, giống như đức chuyển luân vương di chuyển đường xa cùng với đạo quân gồm bốn binh chủng vượt qua vũng nước nhỏ; vũng nước nhỏ ấy bởi các con voi, bởi các con ngựa, bởi các cỗ xe, và bởi các bộ binh, bị khuấy động, bị vẩn đục, bị quậy lên, trở thành bùn lầy. Và khi đã vượt qua, đức chuyển luân vương ra lệnh cho mọi người rằng: ‘Này các khanh, hãy mang nước lại, trẫm sẽ uống nước.’ Và đức vua có viên ngọc ma-ni lọc nước. ‘Tâu bệ hạ, xin tuân lệnh.’ Những người ấy vâng lệnh đức chuyển luân vương và thả viên ngọc ma-ni lọc nước ấy vào trong nước. Ngay khi viên ngọc ấy được thả vào trong nước thì số lượng rong rêu biến mất, và bùn lắng xuống, nước trở nên không bị bợn nhơ, trong sạch, không bị vẩn đục, sau đó họ đã dâng nước uống đến đức chuyển luân vương: ‘Tâu bệ hạ, xin bệ hạ hãy uống nước.’ 

 

  1. Q & A.

‘And how is aspiration the mark of faith?’

“Thưa ngài, tín có sự tiến vào là tướng trạng nghĩa là thế nào?”

 

‘In as much as the recluse, on perceiving how the hearts of others have been set free, aspires to enter as it were by a leap upon the fruit of the first stage, or of the second, or of the third in the Excellent Way, or to gain Arahatship itself, and thus applies himself to the attainment of what he has not reached, to the experience of what he has not yet felt, to the realisation of what he has not yet realised,–therefore is it that aspiration is the mark of faith.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, giống như sau khi nhìn thấy tâm của những người khác đã được giải thoát, vị hành giả tiến vào quả Nhập Lưu, hoặc quả Nhất Lai, hoặc quả Bất Lai, hoặc phẩm vị A-la-hán, thực hành việc tu luyện để đạt đến pháp chưa được đạt đến, để chứng đạt pháp chưa được chứng đạt, để chứng đắc pháp chưa được chứng đắc. Tâu đại vương, tín có sự tiến vào là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Just, O king, as if a mighty storm [36] were to break upon a mountain top and pour out rain, the water would flow down according to the levels, and after filling up the crevices and chasms and gullies

 

  1. 56

 

of the hill, would empty itself into the brook below, so that the stream would rush along, overflowing both its banks. Now suppose a crowd of people, one after the other, were to come up, and being ignorant of the real breadth or depth of the water, were to stand fearful and hesitating on the brink. And suppose a certain man should arrive, who knowing exactly his own strength and power should gird himself firmly and, with a spring, land himself on the other side. Then the rest of the people, seeing him safe on the other side, would likewise cross.

“Tâu đại vương, giống như đám mây lớn ở phía trên núi đổ mưa xuống, nước mưa ấy trong khi di chuyển xuống chỗ thấp, sau khi làm đầy các rãnh, các khe, các suối của ngọn núi, thì có thể làm đầy con sông; con sông trôi chảy ngập tràn hai con đê. Rồi có đám đông người đi đến, trong khi không biết mức độ cạn hay sâu của con sông, sợ hãi, ngần ngại, đứng ở bờ sông. Rồi một người nam đi đến, trong khi nhận biết thể lực và sức mạnh của mình đã buộc chặt chiếc khố rồi tiến vào và vượt qua. Sau khi nhìn thấy người ấy đã vượt qua được, đám đông người cũng vượt qua.

 

That is the kind of way in which the recluse, by faith 1, aspires to leap, as it were by a bound, into higher things. For this has been said, O king, by the Blessed One in the Samyutta Nikâya:

Tâu đại vương, giống như sau khi nhìn thấy tâm của những người khác đã được giải thoát, vị hành giả tiến vào quả Nhập Lưu, hoặc quả Nhất Lai, hoặc quả Bất Lai, hoặc phẩm vị A-la-hán, thực hành việc tu luyện để đạt đến pháp chưa được đạt đến, để chứng đạt pháp chưa được chứng đạt, để chứng đắc pháp chưa được chứng đắc. Tâu đại vương, tín có sự tiến vào là tướng trạng nghĩa là như vậy. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu:

 

“By faith he crosses over the stream,

By earnestness the sea of life;

By steadfastness all grief he stills,

By wisdom is he purified 2.”

‘Well put, Nâgasena!’

Vượt qua cơn lũ nhờ vào tín, vượt qua biển cả nhờ vào sự không xao lãng, vượt lên khổ đau nhờ vào sự tinh tấn, được hoàn toàn trong sạch nhờ vào tuệ.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. 57

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What, Nâgasena, is the characteristic mark of perseverance?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, tấn có gì là tướng trạng?”

 

‘The rendering of support, O king, is the mark of perseverance 2. All those good qualities which it supports do not fall away.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tấn có sự nâng đỡ là tướng trạng. Được nâng đỡ bởi tấn, tất cả các thiện pháp không bị suy giảm.” 

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘Just as a man, if a house were falling, would make a prop for it of another post, and the house so supported would not fall; just so, O king, is the rendering of support the mark of perseverance, and all those good qualities which it supports do not fall away.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như khi ngôi nhà đang sụp đổ, người đàn ông nâng đỡ bằng thanh gỗ khác. Trong khi được nâng đỡ như vậy, ngôi nhà ấy không thể bị sụp đổ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, tấn có sự nâng đỡ là tướng trạng. Được nâng đỡ bởi tấn, tất cả các thiện pháp không bị suy giảm.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘Just as when a large army has broken up a small one, then the king of the latter would call to mind every possible ally and reinforce his small army 3, and by that means the small army might in its turn break up the large one; just so, O king, is the rendering of support the mark of perseverance, and all those good qualities which it supports do not fall away [37]. For it has been said by the Blessed One: “The persevering hearer of the noble truth, O Bhikkhus, puts away evil and cultivates goodness, puts away that which is wrong and developes in himself that which is right, and thus does he keep himself pure.”‘

 

  1. 58

 

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như đội binh lớn có thể đánh tan đội binh nhỏ, vì thế có người báo cho đức vua, đức vua cho đội binh khác tiếp ứng, tiếp viện đội binh nhỏ, với đội binh tiếp viện ấy đội binh nhỏ có thể đánh tan đội binh lớn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, tấn có sự nâng đỡ là tướng trạng. Được nâng đỡ bởi tấn, tất cả các thiện pháp không bị suy giảm. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, có sự tinh tấn vị Thánh đệ tử từ bỏ pháp bất thiện, tu tập pháp thiện, từ bỏ pháp bị chê trách, tu tập pháp không bị chê trách, gìn giữ bản thân trong sạch.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What, Nâgasena, is the characteristic mark of mindfulness 1?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, niệm có gì là tướng trạng?”

 

‘Repetition, O king, and keeping up 2.’

‘And how is repetition the mark of mindfulness?’

“Tâu đại vương, niệm có sự không lơ đễnh là tướng trạng, có sự nắm lấy là tướng trạng?”

“Thưa ngài, niệm có sự không lơ đễnh là tướng trạng nghĩa là thế nào?”

 

‘As mindfulness, O king, springs up in his heart he repeats over the good and evil, right and wrong, slight and important, dark and light qualities, and those that resemble them, saying to himself: “These are the four modes of keeping oneself ready and mindful, these the four modes of spiritual effort, these the four bases of extraordinary powers, these the five organs of the moral sense, these the five mental powers, these the seven bases of Arahatship, these the eight divisions of the Excellent Way, this is serenity and this insight, this is wisdom and this emancipation 3.” Thus does the recluse follow after

 

  1. 59

 

those qualities that are desirable, and not after those that are not; thus does he cultivate those which ought to be practised, and not those which ought not. That is how repetition is the mark of mindfulness.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, niệm trong khi được sanh lên thì không lơ đễnh các pháp có sự xen lẫn là thiện, bất thiện, có tội, không có tội, hạ liệt, cao quý, đen, trắng rằng: ‘Đây là bốn sự thiết lập niệm, đây là bốn chánh cần, đây là bốn nền tảng của thần thông, đây là năm quyền, đây là năm lực, đây là bảy chi phần đưa đến giác ngộ, đây là Thánh đạo tám chi phần, đây là chỉ tịnh, đây là minh sát, đây là minh, đây là giải thoát.’ Nhờ đó, hành giả thực hành các pháp nên thực hành, không thực hành các pháp không nên thực hành, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận. Tâu đại vương, niệm có sự không lơ đễnh là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the treasurer of the imperial sovran 1, who reminds his royal master early and late of his glory, saying: “So many are thy war elephants, O king, and so many thy cavalry 2, thy war chariots and thy bowmen, so much the quantity of thy money, and gold, and wealth, may your Majesty keep yourself in mind thereof.’

“Tâu đại vương, giống như viên quan giữ kho của đức chuyển luân vương sáng chiều nhắc nhở cho đức chuyển luân vương về sự vinh quang rằng: ‘Tâu bệ hạ, bệ hạ có chừng này voi, chừng này ngựa, chừng này cỗ xe, chừng này bộ binh, chừng này vàng khối, chừng này vàng ròng, chừng này tài sản, xin bệ hạ hãy ghi nhớ điều ấy,’ và không lơ đễnh về tài sản của đức vua. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, niệm trong khi được sanh lên thì không lơ đễnh các pháp có sự xen lẫn là thiện, bất thiện, có tội, không có tội, hạ liệt, cao quý, đen, trắng rằng: ‘Đây là bốn sự thiết lập niệm, đây là bốn chánh cần, đây là bốn nền tảng của thần thông, đây là năm quyền, đây là năm lực, đây là bảy chi phần đưa đến giác ngộ, đây là Thánh đạo tám chi phần, đây là chỉ tịnh, đây là minh sát, đây là minh, đây là giải thoát.’ Nhờ đó, hành giả thực hành các pháp nên thực hành, không thực hành các pháp không nên thực hành, thân cận các pháp nên thân cận, không thân cận các pháp không nên thân cận. Tâu đại vương, niệm có sự không lơ đễnh là tướng trạng nghĩa là như vậy.” 

 

‘And how, Sir, is keeping up a mark of mindfulness?’

“Thưa ngài, niệm có sự nắm lấy là tướng trạng nghĩa là thế nào?”

 

‘As mindfulness springs up in his heart, O king, he searches out the categories of good qualities and their opposites, saying to himself: “Such and such qualities are good, and such bad; [38] such and such qualities helpful, and such the reverse.” Thus does the recluse make what is evil in himself to disappear, and keeps up what is good. That is how keeping up is the mark of mindfulness.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, niệm trong khi được sanh lên thì xem xét các hành vi của các pháp có lợi ích và không có lợi ích rằng: ‘Các pháp này có lợi ích, các pháp này không có lợi ích. Các pháp này hữu dụng, các pháp này không hữu dụng. Nhờ đó, hành giả bỏ đi các pháp không có lợi ích, nắm lấy các pháp có lợi ích, bỏ đi các pháp không hữu dụng, nắm lấy các pháp hữu dụng. Tâu đại vương, nắm lấy quả là như vậy. Tâu đại vương, niệm có sự nắm lấy là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like the confidential adviser of that imperial

 

  1. 60

 

sovran 1 who instructs him in good and evil, saying: “These things are bad for the king and these good, these helpful and these the reverse.” And thus the king makes the evil in himself die out, and keeps up the good.’

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như vị tướng quân báu của đức chuyển luân vương biết được điều lợi ích và không lợi ích cho đức vua rằng: ‘Đối với đức vua, các điều này có lợi ích, các điều này không có lợi ích, các điều này hữu dụng, các điều này không hữu dụng,’ nhờ đó bỏ đi các điều không có lợi ích, nắm lấy các điều có lợi ích, bỏ đi các điều không hữu dụng, nắm lấy các điều hữu dụng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, niệm trong khi được sanh lên thì xem xét các hành vi của các pháp có lợi ích và không có lợi ích rằng: ‘Các pháp này có lợi ích, các pháp này không có lợi ích. Các pháp này hữu dụng, các pháp này không hữu dụng. Nhờ đó, hành giả bỏ đi các pháp không có lợi ích, nắm lấy các pháp có lợi ích, bỏ đi các pháp không hữu dụng, nắm lấy các pháp hữu dụng. Tâu đại vương, niệm có sự nắm lấy là tướng trạng nghĩa là như vậy. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, ta nói rằng niệm quả là có lợi ích về mọi mặt.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What, Nâgasena, is the characteristic mark of meditation 3?

Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, định có gì là tướng trạng?”

 

‘Being the leader, O king. All good qualities have meditation as their chief, they incline to it, lead up towards it, are as so many slopes up the side of the mountain of meditation.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, định có sự dẫn đầu là tướng trạng. Tất cả các thiện pháp đều có định là pháp dẫn đầu, có định là nơi quy về, có định là nơi hướng đến, có định là nơi tiến tới.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘As all the rafters of the roof of a house, O king, go up to the apex, slope towards it, are joined on together at it, and the apex is acknowledged to be the top of all; so is the habit of meditation in its relation to other good qualities.’

‘Give me a further illustration.’

“Tâu đại vương, giống như tất cả các cây đà của ngôi nhà mái nhọn có chóp nhọn là nơi đi đến, có chóp nhọn là nơi quy về, có chóp nhọn là nơi hội tụ. Chóp nhọn được gọi là đỉnh của chúng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, tất cả các thiện pháp đều có định là pháp dẫn đầu, có định là nơi quy về, có định là nơi hướng đến, có định là nơi tiến tới.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

 

‘It is like a king, your Majesty, when he goes down to battle with his army in its fourfold array. The whole army–elephants, cavalry, war chariots, and bowmen–would have him as their chief, their

 

  1. 61

 

lines would incline towards him, lead up to him, they would be so many mountain slopes, one above another, with him as their summit, round him they would all be ranged. [39] And it has been said, O king, by the Blessed One: “Cultivate in yourself, O Bhikkhus, the habit of meditation. He who is established therein knows things as they really are 1.”‘

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như một vị vua lao vào cuộc chiến đấu cùng với đạo quân gồm có bốn binh chủng, và toàn thể đạo quân gồm các con voi, các con ngựa, các cỗ xe, và bộ binh có đức vua là vị dẫn đầu, có đức vua là nơi quy về, có đức vua là nơi hướng đến, có đức vua là nơi tiến tới, chúng di chuyển xung quanh đức vua. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, tất cả các thiện pháp đều có định là pháp dẫn đầu, có định là nơi quy về, có định là nơi hướng đến, có định là nơi tiến tới. Tâu đại vương, định có sự dẫn đầu là tướng trạng nghĩa là như vậy. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, hãy tu tập về định. Vị đã định, nhận biết như thật.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘What, Nâgasena, is the characteristic mark of wisdom 2?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, tuệ có gì là tướng trạng?”

 

‘I have already told you, O king, how cutting off, severance, is its mark 3, but enlightenment is also its mark.’

‘And how is enlightenment its mark?’

“Tâu đại vương, quả là đã được tôi nói đến trước đây: ‘Tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng.’ Và tuệ còn có sự soi sáng là tướng trạng.”

“Thưa ngài, tuệ có sự soi sáng là tướng trạng nghĩa là thế nào?”

 

‘When wisdom springs up in the heart, O king, it dispels the darkness of ignorance, it causes the radiance of knowledge to arise, it makes the light of intelligence to shine forth 4, and it makes the Noble Truths plain. Thus does the recluse who is devoted to effort perceive with the clearest wisdom the impermanency (of all beings and things), the suffering (that is inherent in individuality), and the absence of any soul.’

‘Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, tuệ trong khi được sanh lên thì xua tan bóng tối vô minh, tạo ra ánh sáng ngời của minh, phô bày ánh sáng của trí, làm cho các chân lý cao thượng được hiển hiện. Nhờ đó, hành giả nhìn thấy với tuệ chân chánh rằng: ‘là vô thường,’ hoặc ‘là khổ não,’ hoặc ‘là vô ngã’.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

 

‘It is like a lamp, O king, which a man might introduce into a house in darkness. When the lamp had been brought in it would dispel the darkness,

 

  1. 62

 

cause radiance to arise, and light to shine forth, and make the objects there plainly visible. Just so would wisdom in a man have such effects as were just now set forth.’

 

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như người đàn ông đem cây đèn vào trong ngôi nhà tối tăm, cây đèn khi đã được đem vào thì xua tan bóng tối, tạo ra ánh sáng ngời, phô bày ánh sáng, làm cho các vật thể được hiển hiện. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, tuệ trong khi được sanh lên thì xua tan bóng tối vô minh, tạo ra ánh sáng ngời của minh, phô bày ánh sáng của trí, làm cho các chân lý cao thượng được hiển hiện. Nhờ đó, hành giả nhìn thấy với tuệ chân chánh rằng: ‘là vô thường,’ hoặc ‘là khổ não,’ hoặc ‘là vô ngã.’ Tâu đại vương, tuệ có sự soi sáng là tướng trạng nghĩa là như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

  1. Q & A.

The king said:

‘These qualities which are so different 1, Nâgasena, do they bring about one and the same result?’

Đức vua đã nói rằng:

“Thưa ngài Nāgasena, các pháp này là khác biệt, nhưng có phải chúng đạt tới cùng một mục đích?”

 

‘They do. The putting an end to evil dispositions.’

‘How is that? Give me an illustration.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Các pháp này là khác biệt, nhưng chúng đạt tới cùng một mục đích là diệt trừ các phiền não.”

“Thưa ngài, các pháp này là khác biệt, nhưng chúng đạt tới cùng một mục đích là diệt trừ các phiền não nghĩa là thế nào? Xin ngài cho ví dụ.”

‘They are like the various parts of an army–elephants, cavalry, war chariots, and archers–who all work to one end, to wit: the conquest in battle of the opposing army.’

‘Well put, Nâgasena!’

“Tâu đại vương, giống như các đạo quân là khác nhau: các con voi, các con ngựa, các cỗ xe, và bộ binh, nhưng chúng đạt tới cùng một mục đích là chiến thắng đạo quân đối địch ở chiến trường. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, các pháp này là khác biệt, nhưng chúng đạt tới cùng một mục đích là diệt trừ các phiền não.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

 

Here ends the First Chapter.

Đến đây là hết chương thứ nhất.

(Trong phẩm này có mười sáu câu hỏi)

 

 

Footnotes

 

40:1 There is a free translation of the Simhalese version of the following dialogues (down to the end of our § 4) in Spence Hardy’s ‘Manual of Buddhism,’ pp. 424-429. But it is very unreliable as a reproduction of either the Simhalese or the Pâli, and slurs over the doubtful passages.

 

40:2 Na puggalo upalabbhati. This thesis, that ‘there is no individual,’ is discussed at the opening of the Kathâ Vatthu (leaf ka of my MS.) Put into modern philosophical phraseology it amounts to saying that there is no permanent subject underlying the temporary phenomena visible in a man’s individuality. But p. 41 I doubt whether, even in our author’s time, the conception ‘subject’ was common ground, or that the word puggala had acquired that special connotation.

 

41:1 Pañkânantariya-kammam karoti. See my note on Kullavagga VII, 3, 9 (‘Vinaya Texts,’ vol. iii, p. 246, in the Sacred Books of the East).

 

41:2 This is no doubt said in these words with allusion to the opinion ascribed in the Sâmañña Phala (D. II, 17) to Pûrana Kassapa.

 

41:3 This is the opinion ascribed in identical words in the Sâmañña Phala (D. II, 23) to Agita of the garment of hair.

 

42:1 This is practically the same opinion as is ascribed in the Sâmañña Phala (D. II, 26) to Pakudha Kakkâyana.

 

42:2 This list of the thirty-two forms (âkâras) of organic matter in the human body occurs already in the Khuddaka Pâtha, § 3. It is the standard list always used in similar connections; and is, no doubt, supposed to be exhaustive. There are sixteen (half as many) âkâras of the mind according to Dîpavamsa I, 42.

 

42:3 These are the five Skandhas, which include in them the whole bodily and mental constituents of any being. See p. 80.

 

45:1 From the Samyutta Nikâya V, 10, 6.

 

45:2 Hardy (p. 427, § 4 of the first edition) has quite missed the point of this crux.

 

46:1 Âvethanam; not in Childers, but see Gâtaka II, 9; IV, 3831 384; and Morris in the ‘Journal of the Pâli Text Society,’ 1887.

 

46:2 Niggâho karîyati, as for instance below, p. 142.

 

46:3 Pativiseso; not in Childers, but see again Gâtaka II, 9.

 

46:4 Hardy, loc. cit. § 5, puts all this into the mouths of ‘the priests.’

 

49:1 I venture to think it is incorrect to put a full stop, as Mr. Trenckner has done, after akâsi.

 

49:2 Plural. ‘You members of the Buddhist Order.’ The question is further elaborated below, III, 1, 3, and above, I, 38.

 

50:1 Repeated below, with an illustration, Chap. 2, § 7, p. 76.

 

50:2 Yoniso manasikâra.

 

50:3 Paññâ. See pp. 59, 64, 128.

 

51:1 In the long list of the distinguishing characteristics of ethical qualities given by Buddhaghosa in the Sumangala, p. 63, pagânana is the mark of paññidriya, aviggâya akampiyam of paññabala, and tad-uttariyam of paññâ simply. He gives no ‘mark’ of yoniso manasikâra.

 

52:1 Sîlam, saddhâ, viriyam, sati, samâdhi.

 

52:2 Indriya-balâni.

 

52:3 Bogghangâ.

 

52:4 Satipatthâna.

 

52:5 Sammappadhâna.

 

52:6 Iddhipâda.

 

52:7 Ghâna.

 

52:8 Vimokhâ.

 

52:9 Samâdhi.

 

52:10 Samâpatti.

 

52:11 The above-mentioned meritorious conditions are those the sum of which make Arahatship.

 

53:1 Langhako, not in Childers; but compare Gâtaka I, 431, and below, pp. 191, 331 of the text.

 

53:2 This verse occurs twice in the Samyutta (I, 3, 3, and VII, 1, 6).

 

54:1 Vara-pâtimokkhiyo, a poetical expression found only in this passage, and of the exact connotation of which I am uncertain. It is not in Childers; and Hînati-kumburê gives no assistance. The whole line may mean, ‘The scheme of a virtuous life as laid down in the most excellent Pâtimokkha.’ See the use of Samyutta-Nikâya-vare below, p. 36 of the text. On the whole section compare M. P. S. I, 12.

 

54:2 This section is summarised in Hardy’s ‘Manual of Buddhism,’ pp. 411, 412 (1st edition).

 

54:3 Sampasâdana and sampakkhandana. Buddhaghosa, loc. cit., does not give faith in his list, but he gives the power of faith (saddhâ-bala), and as its ‘mark’ ‘that it cannot be shaken by incredulity.’

 

54:4 Lulita, not in Childers; but compare Anguttara I, 55, and ‘Book of the Great Decease,’ IV, 26-32.

 

55:1 Udakappasâdako mani. Doubtless a magic gem is meant: with allusion particularly to the Wondrous Gem (the Mani-ratana) of the mythical King of Glory (see my ‘Buddhist Suttas,’ p. 256).

 

56:1 In the Buddha, in the sufficiency of the Excellent Way he taught, and in the capacity of man to walk along it. It is spoken of slightingly (compared with Arahatship) in Mahâvagga V, 1, 21–in the Mahâparinibbâna Sutta VI, 9 (of Ânanda, who has faith, compared with the brethren, who have entered one or other of the stages of the Excellent Way)–and in Anguttara III, 21 (in comparison with intuitive insight and intellectual perception). For this last comparison see further the Puggala Paññatti III, 3. From these passages a fair idea of the Buddhist view of faith could be formed. Although the Buddhist faith and the Christian faith are in things contradictory, the two conditions of heart are strikingly similar both in origin and in consequence.

 

56:2 This verse is not yet reached in the Pâli Text Society’s edition of the Samyutta, but it is found also in the Sutta Nipâta I, 10, 4.

 

57:1 This section is summarised by Hardy, loc. cit. p. 409.

 

57:2 Buddhaghosa, loc. cit., says that paggaha (tension) is the mark of viriyindriya.

 

57:3 Aññamaññam anusâreyya anupeseyya. This is the way in which Hînati-kumburê understands this doubtful passage. Hardy has bungled the whole simile. Both the words are new, and I am not sure that the first does not after all come from the root sar, to follow.

 

58:1 Sati, summarised in Hardy’s ‘Manual,’ p. 412.

 

58:2 Apilâpana and upaganhana, both new words. This definition is in keeping with the etymological meaning of the word sati, which is ‘memory.’ It is one of the most difficult words (in its secondary, ethical, and more usual meaning) in the whole Buddhist system of ethical psychology to translate, Hardy renders ‘conscience,’ which is certainly wrong; and Gogerly (see my ‘Buddhist Suttas,’ p. 144) has ‘meditation,’ which is equally wide of the mark. I have sometimes rendered it ‘self-possession.’ It means that activity of mind, constant presence of mind, wakefulness of heart, which is the foe of carelessness, inadvertence, self-forgetfulness. And it is a very constant theme of the Buddhist moralist. Buddhaghosa, loc. cit., makes upatthâna, ‘readiness,’ its mark.

 

58:3 These are the various moral qualities and mental habits which together make up Arahatship, and may be said also to make up Buddhism (as the Buddha taught it). It was on these that he laid special stress, in his last address to the members of the Order, just before his death (‘Book of the Great Decease,’ III, 65, in my ‘Buddhist Suttas,’ pp. 60-63); and the details of them will be found in the note to that passage.

 

59:1 Kakkavattissa bhandâgâriko, no doubt with allusion to the gahapati-ratanam, one of the seven treasures of the mythical King of Glory (see my ‘Buddhist Suttas,’ p. 257). It is particularly interesting to me to find here the use of the word ‘treasurer’ instead of ‘householder;’ for it was in that exact sense that I had understood the word gahapati in that connection, at a time when, in the then state of Pâli scholarship, it seemed very bold to do so.

 

59:2 Literally ‘horses.’ The whole list is again a manifest allusion to the corresponding one in the Sutta of the Great King of Glory.

 

60:1 Parinâyaka, the seventh treasure of the King Of Glory. (Compare the ‘Buddhist Suttas,’ p. 259.) It will be seen that our author is in substantial agreement with the older tradition, and does not, like the Lalita Vistara, understand under this officer a general.

 

60:2 Omitted by Hardy.

 

60:3 Samâdhi. Buddhaghosa, loc. cit. p. 6,5, gives also ‘being the chief’ as its mark, but he previously (p. 64) gives avikkhepa, ‘serenity,’ as the mark of sammâ-samâdhi, and also (p. 63) of samâdhindriya, while ‘being unshaken by spiritual pride’ is his mark (p. 63) of Samâdhi-bala.

 

61:1 Samyutta Nikâya XXI, 5.

 

61:2 Paññâ. Hardy in the ‘Manual of Buddhism,’ pp. 414, 415, gives a jumble of this passage and several others.

 

61:3 See above, p. 51.

 

61:4 Vidamseti, not in Childers; but compare Theri Gâthâ, 74; Anguttara III, 103; and Gâtaka, III, 222.

 

62:1 That is, the five referred to above, p. 51, § 9.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_02.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3504.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx