Chương 1 – Book 4 – Phẩm Năng Lực của Thần Thông – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Lotus group

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

 

****    ****    ****

Book IV – Quyển IV

Chương 1 – Chapter 1 – Part 1-11 – Q&A – 72.

Phẩm Năng Lực của Thần Thông.

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 1 Q&A – 9.

The Solving of Dilemmas Giải quyết tình huống khó xử

Phần Mở Đầu Các Câu Hỏi Đối Chọi.

****    ****    ****

 

  1. Q &A.

Master of words and sophistry, clever and wise

Milinda tried to test great Nâgasena’s skill.

“Là người hiểu biết về tranh luận, biết cách biện luận, rất thông minh, sắc sảo, Milinda đã đến gặp Nāgasena nhằm phân tích về trí tuệ.

 

Leaving him not 1, again and yet again,

He questioned and cross-questioned him, until

His own skill was proved foolishness.

Then he became a student of the Holy Writ.

Trong khi sống dưới bóng che của vị ấy, trong khi hỏi đi hỏi lại, sau khi trí thông minh đã được mở ra, đức vua cũng đã trở thành vị thông hiểu Tam Tạng.

 

All night, in secrecy, he pondered o’er

The ninefold Scriptures, and therein he found

Dilemmas hard to solve, and full of snares.

Sau khi đã đi đến nơi thanh vắng, trong khi suy gẫm về chín thể loại trọn đêm, đức vua đã nhận thấy những câu hỏi khó tháo gỡ, có sự bắt bẻ.

 

And thus he thought: ‘The conquering Buddha’s words

Are many-sided, some explanatory,

Some spoken as occasion rose to speak,

Some dealing fully with essential points.

Trong Giáo Pháp của đấng Pháp Vương, có lời nói có tính giảng giải, có lời nói về sự liên hệ, có lời nói về bản chất.

 

Through ignorance of what, each time, was meant

There will be strife hereafter as to what

The King of Righteousness has thus laid down

In these diverse and subtle utterances.

Do không hiểu được ý nghĩa của chúng, về những vấn đề đối chọi trong lời dạy của đấng Chiến Thắng, vào thời vị lai xa xôi, sẽ có sự tranh cãi về chúng.

 

Let me now gain great Nâgasena’s ear,

And putting to him that which seems so strange

And hard—yea contradictory—get him

To solve it. So in future times, when men

Begin to doubt, the light of his solutions

Shall guide them, too, along the path of Truth.’

Vậy thì sau khi đã có niềm tin vào vị thuyết giảng, ta sẽ khiến cho các vấn đề đối chọi được chia chẻ. Trong ngày vị lai, người ta sẽ giải thích theo đường lối đã được giải thích của vị ấy.”

 

  1. 138

 

  1. Q &A.

Now Milinda the king, when the night was turning into day, and the sun had risen, bathed, and with hands clasped and raised to his forehead, called to mind the Buddhas of the past, the present, and the future, and solemnly undertook the observance of the eightfold vow, saying to himself: ‘For seven days from now will I do penance by taking upon myself the observance of the eight rules, and when my vow is accomplished will I go to the teacher and put to him, as questions, these dilemmas.’ So Milinda, the king laid aside his usual dress, and put off his ornaments; and clad in yellow robes, with only a recluse’s turban 1 on his head, in appearance like a hermit, did he carry out the eightfold abstinence, keeping in mind the vow—‘For this seven days I am to decide no case at law. I am to ang no lustful thought, no thought of ill-will, no thought tending to delusion. Towards all slaves, servants, and dependents I am to show a meek and lowly disposition. [91] I am to watch carefully over every bodily act, and over my six organs, of sense. And I am to fill my heart with thoughts of love towards all beings.’ Keeping this eightfold vow, establishing his heart in this eightfold moral law, for seven days he went not forth. But as the night was passing into day, at sunrise of the eighth day, he took his breakfast early, and then with downcast eyes and measured words, gentle in manner, collected in thought, glad and pleased and rejoicing in heart, did he go to Nâgasena. And bowing down at his feet, he stood respectfully on one side, and said:

Sau đó, lúc đêm đã tỏ bình minh đã rạng, đức vua Milinda đã gội đầu, chắp tay lên ở trán, tưởng niệm đến chư Phật Toàn Giác quá khứ vị lai và hiện tại, đã thọ trì tám phận sự hành trì rằng: “Từ hôm nay cho đến bảy ngày sắp tới của trẫm, trẫm sẽ thọ trì tám đức tính, sẽ thực hành pháp đạo sĩ. Trong khi có pháp đạo sĩ đã được hoàn thành, trẫm đây sẽ làm cho vị thầy dạy học được hài lòng và sẽ hỏi các câu hỏi có tính chất đối chọi.” Sau đó, đức vua Milinda đã bỏ đi cặp vải thường nhật, đã cởi ra các đồ trang sức, rồi mặc vào tấm vải ca-sa, buộc búi tóc của người tu ở trên đầu, đạt đến trạng thái của vị hiền sĩ, và thọ trì tám đức hạnh là: “Bảy ngày này, trẫm không chỉ bảo công việc triều chính, không sanh khởi tâm liên hệ dến ái luyến, không sanh khởi tâm liên hệ với sân hận, không sanh khởi tâm liên hệ đến si, có lối cư xử nhã nhặn với kẻ nô bộc, người làm, người hầu hạ, hộ trì thân khẩu, hộ trì toàn diện luôn cả sáu xứ, hướng tâm vào việc tu tập từ ái.” Rồi đức vua đã thọ trì tám đức hạnh này, đã thiết lập tâm ý vào chính tám đức hạnh ấy, đã không đi ra bên ngoài, và đã trải qua bảy ngày. Vào ngày thứ tám, khi đêm đã tỏ, sau khi dùng xong buổi điểm tâm rất sớm, đức vua Milinda, với mắt nhìn xuống, với lời nói cân nhắc, với bốn oai nghi khéo được ổn định, với tâm không tán loạn, mừng rỡ, phấn chấn, tịnh tín, đã đi đến gặp trưởng lão Nāgasena, sau khi đê đầu đảnh lễ hai bàn chân của vị trưởng lão rồi đã đứng ở một bên nói điều này:

 

  1. Q & A.

‘There is a certain matter, venerable Nâgasena,

 

  1. 139

 

that I desire to talk over with you alone. I wish no third person to be present. In some deserted spot, some secluded place in the forest, fit in all the eight respects for a recluse, there should this point of mine be put. And therein let there be nothing hid from me, nothing kept secret. I am now in a fit state to hear secret things when we are deep in consultation. And the meaning of what I say can be made clear by illustration. As it is to the broad earth, O Nâgasena, that it is right to entrust treasure when occasion arises for laying treasure by, so is it to me that it is right to entrust secret things when we are deep in consultation.’

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm có vấn đề cần thảo luận với ngài, không muốn có người thứ ba nào khác ở nơi ấy, là ở chỗ trống vắng, ở khu rừng tách biệt đạt được tám điều kiện thích hợp cho các vị Sa-môn, tại đó câu hỏi ấy sẽ được hỏi, tại đó trẫm sẽ không giữ bí mật, sẽ không dấu giếm, trẫm xứng đáng để nghe điều được giấu kín khi sự thảo luận tốt đẹp đã đạt đến. Vấn đề ấy nên được xem xét thậm chí bằng ví dụ. Giống như là điều gì? Thưa ngài Nāgasena, giống như trái đất vĩ đại là xứng đáng cho việc cất giấu khi việc cất giấu xảy đến, thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế trẫm xứng đáng để nghe điều được giấu kín khi sự thảo luận tốt đẹp đã đạt đến.”

 

  1. Q & A.

Then having gone with the master to a secluded spot he further said: ‘There are eight kinds of places, Nâgasena, which ought to be altogether avoided by a man who wants to consult. No wise man will talk a matter over in such places, or the matter falls to the ground and is brought to no conclusion. And what are the eight?

Sau đó, đức vua đã đi vào khu rừng rậm tách biệt cùng với vị thầy và đã nói điều này: “Thưa ngài Nāgasena, ở đây người có ý định thảo luận có tám nơi cần xa lánh. Người có sự hiểu biết không thảo luận ở những nơi ấy. Vấn đề dầu đã được thảo luận sẽ bị đổ vỡ, không thành tựu. Là tám nơi nào?

 

Uneven ground, spots unsafe by fear of men, windy places, hiding spots, sacred places, high roads, light bambû bridges, and public bathing places.’

Nơi không bằng phẳng nên được xa lánh,

có sự lo sợ nên được xa lánh,

nơi có gió mạnh nên được xa lánh,

nơi được che kín nên được xa lánh,

nơi của chư Thiên nên được xa lánh,

đường lộ nên được xa lánh,

chỗ qua lại nên được xa lánh,

bến nước nên được xa lánh,

tám nơi này nên được xa lánh.”

 

The Elder asked: ‘What is the objection to each of these?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Có điều sai trái gì ở nơi không bằng phẳng, có sự lo sợ, có gió mạnh, được che kín, ở nơi của chư Thiên, ở đường lộ, ở chỗ qua lại, ở bến nước?”

 

The king replied: ‘On uneven ground, Nâgasena, [92] the matter discussed becomes jerky, verbose, and diffuse, and comes to nothing. In unsafe places the mind is disturbed, and being disturbed does not follow the point clearly. In windy spots the voice is indistinct. In hiding places there are eavesdroppers. In sacred places the question discussed is apt to be diverted to the serious surroundings. On a high road it is apt to become frivolous, on a

 

  1. 140

 

bridge unsteady and wavering, at a public bathing place the discussion would be matter of common talk. Therefore is it said 1:

“Uneven ground, unsafe and windy spots,

And hiding places, and god-haunted shrines,

High roads, and bridges, and all bathing ghâts—

These eight avoid when talking of high things.”’

“Thưa ngài Nāgasena, vấn đề được thảo luận ở nơi không bằng phẳng sẽ tản mạn, tiêu tan, nhỏ giọt, không thành tựu.

Ở nơi có sự lo sợ thì tâm ý bị khuấy động. Khi bị khuấy động thì không theo dõi vấn đề một cách đúng đắn.

Ở nơi có gió mạnh thì âm thanh không rõ.

Ở nơi được che kín thì nhiều người đứng nghe lén.

Ở nơi của chư Thiên vấn đề được thảo luận trở thành nghiêm trọng.

Ở đường lộ vấn đề được thảo luận trở thành vô bổ.

Ở chỗ qua lại trở nên thất thường.

Ở bến nước trở nên lộ liễu.

Vậy ở đây là:

Nơi không bằng phẳng, có sự lo sợ, có gió mạnh, được che kín, được chư Thiên ngự, đường lộ, chỗ qua lại, bến nước, tám nơi này nên được xa lánh.”

 

  1. Q & A.

‘There are eight kinds of people, Nâgasena, who when talking a matter over, spoil the discussion. And who are the eight? He who walks in lust, he who walks in ill-will, he who walks in delusion, he who walks in pride, the greedy man, the sluggard, the man of one idea, and the fool.’

“Thưa ngài Nāgasena, có tám hạng người này, trong khi thảo luận, họ làm hỏng vấn đề được thảo luận. Là tám hạng nào? Hạng có tánh ái luyến, hạng có tánh sân, hạng có tánh si, hạng có tánh ngã mạn, hạng tham lam, hạng lười biếng, hạng suy nghĩ một chiều, hạng ngu dốt. Tám hạng người này làm hỏng vấn đề được thảo luận.”

 

‘What is the objection to each of these?’ asked the Elder.

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Những người ấy có sự sai trái gì?”

 

‘The first spoils the discussion by his lust, the next by his ill-will, the third by his delusions, the fourth by his pride, the fifth by his greed, the sixth by his sloth, the seventh by his narrowness, and the last by his folly. Therefore is it said:

“Thưa ngài Nāgasena, hạng có tánh ái luyến làm hỏng vấn đề được thảo luận do tác động của sự ái luyến. Hạng có tánh sân làm hỏng vấn đề được thảo luận do tác động của sân. Hạng có tánh si làm hỏng vấn đề được thảo luận do tác động của si. Hạng có tánh ngã mạn làm hỏng vấn đề được thảo luận do tác động của ngã mạn. Hạng tham lam làm hỏng vấn đề được thảo luận do tác động của tham. Hạng lười biếng làm hỏng vấn đề được thảo luận do sự lười biếng. Hạng suy nghĩ một chiều làm hỏng vấn đề được thảo luận do sự suy nghĩ một chiều. Hạng ngu dốt làm hỏng vấn đề được thảo luận do sự ngu dốt.

Vậy ở đây là:

 

“The lustful, angry, or bewildered man,

The proud, the greedy, or the slothful man,

The man of one idea, and the poor fool—

These eight are spoilers of high argument.”’

Hạng bị ái luyến, sân hận, si mê, ngã mạn, tham lam, lười biếng là tương tợ, có suy nghĩ một chiều, và ngu dốt. Các hạng người này làm hư hỏng vấn đề.”

 

  1. Q & A.

‘There are nine kinds of people, Nâgasena, who let out a secret that has been talked over with them, and treasure it not up in their hearts. And who are the nine? The lustful man reveals it in obedience to some lust, the ill-tempered man in consequence

 

  1. 141

 

of some ill-will, the deluded man under some mistake. [93] The timid man reveals it through fear, and the man greedy for gain to get something out of it. A woman reveals it through infirmity, a drunkard in his eagerness for drink, a eunuch because of his imperfection, and a child through fickleness. Therefore is it said:

“The lustful, angry, or bewildered man,

The timid man, and he who seeks for gain,

A woman, drunkard, eunuch, or a child—

These nine are fickle, wavering, and mean.

When secret things are talked over to them

They straightway become public property.”’

“Thưa ngài Nāgasena, chín hạng người này bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận. Là chín hạng người nào? Hạng có tánh ái luyến, hạng có tánh sân, hạng có tánh si, hạng hèn nhát, hạng nặng về vật chất, phụ nữ, hạng nghiện ngập, hạng vô căn, trẻ con.”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Những người ấy có sự sai trái gì?”

“Thưa ngài Nāgasena, hạng có tánh ái luyến bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tác động của sự ái luyến.

Hạng sân hận bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tác động của sân.

Hạng sân hận bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tác động của si.

Hạng hèn nhát bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tác động của sự sợ hãi.

Hạng nặng về vật chất bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận vì lý do vật chất.

Phụ nữ bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tánh hay thay đổi.

Hạng nghiện ngập bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tánh thèm rượu.

Hạng vô căn bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tánh không kiên quyết.

Trẻ con bộc lộ, không gìn giữ điều bí mật đã được thảo luận do tánh lao chao.

Vậy ở đây là:

Hạng bị ái luyến, sân hận, si mê, hèn nhát, xem trọng vật chất, phụ nữ, kẻ nghiện ngập, vô căn, và thứ chín là trẻ nít.

Chín hạng người này ở trên đời là hay thay đổi, bị dao động, chao đảo, vì những người này điều bí mật đã được thảo luận mau chóng trở thành phổ biến.”

 

  1. Q & A.

‘There are eight causes, Nâgasena, of the advance, the ripening of insight. And what are the eight? The advance of years, the growth of reputation, frequent questioning, association with teachers, one’s own reflection, converse with the wise, cultivation of the loveable, and dwelling in a pleasant land. Therefore is it said:

“Thưa ngài Nāgasena, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi do tám lý do. Do tám lý do gì?

Do sự tiến triển của tuổi tác, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sự tiến triển của danh tiếng, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do học hỏi, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sự sống gần gũi với vị lãnh đạo tinh thần, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sự chú tâm đúng đắn, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sự bàn luận, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sự phục vụ với lòng thương, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Do sống ở xứ sở thích hợp, tánh giác tiến triển, đi đến chín muồi.

Vậy ở đây là:

 

“By growth in reputation, and in years,

By questioning, and by the master’s aid,

By thoughtfulness, and converse with the wise,

By intercourse with men worthy of love,

By residence within a pleasant spot—

By these nine is one’s insight purified.

They who have these, their wisdom grows 1.”’

Do tuổi tác, danh tiếng, học hỏi, do sống với vị lãnh đạo tinh thần, (chú tâm) đúng đắn, do bàn luận, do sự phục vụ với lòng thương, và do sống ở xứ sở thích hợp.

Chín sự việc này làm cho tánh giác được rõ ràng. Những người nào có các điều này được hiện hữu thì tánh giác của họ được đánh thức.”

 

  1. Q & A.

‘This spot, Nâgasena, is free from the objections to talking matters over.

“Thưa ngài Nāgasena, phần lãnh thổ này được xa lánh tám điều sai trái đối với các nhà tư tưởng.

 

And I am a model companion for any one desiring to do so. I can keep a

 

  1. 142

 

secret, and will keep yours as long as I live. In all the eight ways just described my insight has grown ripe. It would be hard to find such a pupil as you may have in me.

Và trẫm ở thế gian là người bạn tối thắng của các nhà tư tưởng, trẫm có sự gìn giữ điều được bí mật. Trẫm sẽ gìn giữ điều được bí mật cho đến khi nào trẫm còn sống. Và tánh giác của trẫm đã đạt đến sự tiến triển nhờ vào tám lý do. Hiện nay người học trò thực hành đúng đắn như trẫm là khó kiếm được.

 

[94] ‘Now towards a pupil who conducts himself thus aright the teacher ought to conduct himself in accordance with the twenty-five virtues of a teacher. And what are the twenty-five?

Các vị thầy có hai mươi lăm đức tính của vị thầy đối với người học trò. Vị thầy nên thực hành đúng đắn các đức tính ấy. Là hai mươi lăm đức tính nào?

 

He must always and without fail keep guard over his pupil. He must let him know what to cultivate, and what to avoid; about what he should be earnest, and what he may neglect. He must instruct him as to sleep, and as to keeping himself in health, and as to what food he may take, and what reject. He should teach him discrimination 1 (in food), and share with him all that is put, as alms, into his own bowl. He should encourage him, saying: “Be not afraid. You will gain advantage (from what is here taught you).” He should advise him as to the people whose company he should keep, and as to the villages and Vihâras he should frequent. He should never indulge in (foolish) talk 2 with him. When he sees any defect in him he should easily pardon it. He should be zealous, he should teach nothing partially, keep nothing secret, and hold nothing back 3. He should look upon him in his heart as a son, saying to himself: “I have begotten him in

 

  1. 143

 

learning 1.” He should strive to bring him forward, saying to himself: “How can I keep him from going back?” He should determine in himself to make him strong in knowledge, saying to himself: “I will make him mighty.” He should love him, never desert him in necessity, never neglect him in anything he ought to do for him, always befriend him—so far as he can rightly do so 2—when he does wrong. These, Sir, are the twenty-five good qualities in a teacher.

Thưa ngài, ở đây đối với người học trò vị thầy:

nên thiết lập sự hộ trì một cách thường xuyên liên tục,

nên biết sự thân cận hay không thân cận,

nên biết tình trạng xao lãng hay không xao lãng,

nên biết về trường hợp cho phép nằm,

nên biết về sự bệnh hoạn,

nên biết vật thực đã được nhận hay chưa được nhận,

nên biết về cá tánh,

nên phân phát vật đã có ở bình bát,

nên an ủi rằng: ‘Chớ lo sợ, điều tốt lành sẽ đến cho con,’

nên biết về sự tiếp xúc: ‘Nó tiếp xúc với nhân vật này,’

nên biết về sự tiếp xúc ở trong làng,

nên biết về sự tiếp xúc ở trong chỗ cư ngụ,

không nên cười đùa giỡn hớt với người ấy,

sau khi nhìn thấy yếu điểm nên nhẫn nại,

nên là người có hành động thận trọng,

nên là người có hành động không nhỏ mọn,

nên là người có hành động không khuất lấp, 

nên là người có hành động không thừa thãi,

nên thiết lập tâm của người đào tạo rằng: ‘Ta đào tạo người này về các ngành nghề,’

nên thiết lập tâm về sự tiến triển: ‘Làm thế nào để người này không thể bị suy giảm?’

nên thiết lập tâm: ‘Ta đào tạo người này trở nên mạnh mẽ với sự mạnh mẽ của việc học tập,’

nên thiết lập tâm từ,

không nên bỏ rơi trong các trường hợp bất hạnh,

không nên xao lãng việc cần làm,

nên sách tấn bằng pháp khi (học trò) bị lỗi lầm.

Thưa ngài, đây là hai mươi lăm đức tính của vị thầy được dành cho vị thầy.

 

Treat me altogether in accordance therewith. Doubt, Lord, has overcome me. There are apparent contradictions in the word of the Conqueror. About them strife will hereafter arise, and in future times it will be hard to find a teacher with insight such as yours. Throw light for me on these dilemmas, to the downfall of the adversaries.’

Xin ngài hãy thực hành đúng đắn đối với trẫm bằng các đức tính này. Thưa ngài, có điều hoài nghi đã sanh khởi đến trẫm: Có những câu hỏi đối chọi đã được thuyết giảng bởi đấng Chiến Thắng. Vào thời vị lai xa xôi, sẽ nảy sanh sự tranh cãi về chúng, và vào thời vị lai xa xôi, các bậc giác ngộ như ngài sẽ khó đạt được. Xin ngài hãy cho ý kiến về những câu hỏi ấy của trẫm vì sự bắt bẻ của các học thuyết khác.”

 

  1. Q & A.

Then the Elder agreed to what he had said, and in his turn set out the ten good qualities which ought to be found in a lay disciple:

Vị trưởng lão đã chấp thuận rằng: “Tốt lắm,” rồi đã làm ang tỏ về mười đức tính cư sĩ dành cho người cư sĩ.

 

‘These ten, O king, are the virtues of a lay disciple. He suffers like pain and feels like joy as the Order does. He takes the Doctrine (Dhamma) as his master. He delights in giving so far as he is able to give. On seeing the religion (Dhamma) of the Conqueror decay, he does his best to revive it.

“Tâu đại vương, mười đức tính cư sĩ này là dành cho người cư sĩ. Là mười đức tính gì? Tâu đại vương, ở đây người cư sĩ: là cùng vui cùng khổ với hội chúng, có Pháp là chủ, yêu thích việc san sẻ tùy theo khả năng, sau khi nhìn thấy sự suy đồi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng thì nỗ lực cho sự phát triển.

 

He holds right views. Having no passion for excitement 3, he runs

 

  1. 144

 

not after any other teacher his life long. He keeps guard over himself in thought and deed. He delights in peace, is a lover of peace. He feels no jealousy, [95] and walks not in religion in a quarrelsome spirit.

Là người có chánh kiến, xa rời lễ hội náo nhiệt, không tuyên bố theo giáo chủ khác thậm chí vì nguyên nhân mạng sống, thân và khẩu của người này được gìn giữ, có sự vui thích trong sự hợp nhất, ưa thích sự hợp nhất, là người không ganh tỵ, và không thực hành giáo pháp theo cách dối trá.

 

He takes his refuge in the Buddha, he takes his refuge in the Doctrine, he takes his refuge in the Order. These, great king, are the ten good qualities of a lay disciple. They exist all of them in you. Hence is it fit, and right, and becoming in you that, seeing the decay of the religion of the Conqueror, you desire its prosperity. I give you leave. Ask of me whatever you will.’

Đã đi đến nương nhờ vào đức Phật, đã đi đến nương nhờ vào Giáo Pháp, đã đi đến nương nhờ vào Hội Chúng. Tâu đại vương, mười đức tính cư sĩ này là dành cho người cư sĩ. Tất cả mười đức tính ấy được tìm thấy ở đại vương. Điều ấy được gắn bó, được đạt đến, là thích đáng, là phù hợp đối với đại vương là việc sau khi nhìn thấy sự suy đồi ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng thì đại vương mong muốn sự phát triển. Tôi cho phép đại vương. Đại vương hãy hỏi tôi một cách thoải mái.”

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 2 – Q&A – 8.

ON HONOURS PAID TO THE BUDDHA.

Câu hỏi về việc không thọ nhận cúng dường.

 

  1. Q & A.

Then Milinda the king, having thus been granted leave, fell at the feet of the teacher, and raising his clasped hands to his forehead, said: ‘Venerable Nâgasena, these leaders of other sects say thus:

“If the Buddha accepts gifts he cannot have passed entirely away. He must be still in union with the world, having his being somewhere in it, in the world, a shareholder in the things of the world; and therefore any honour paid to him becomes empty and vain 1. On the other hand if he

 

  1. 145

 

be entirely passed away (from life), unattached to the world, escaped from all existence, then honours would not be offered to him. For he who is entirely set free accepts no honour, and any act done to him who accepts it not becomes empty and vain.”

Khi ấy, đức vua Milinda, với sự đã được cho phép, đã cúi xuống ở hai bàn chân của vị thầy, rồi đã chắp tay lên ở đầu, và nói điều này: “Thưa ngài Nāgasena, các giáo chủ tà giáo này nói như vầy:

‘Nếu đức Phật ưng thuận sự cúng dường thì đức Phật chưa đạt Niết Bàn, còn bị gắn bó với đời, còn ở trong đời, còn chung chạ với đời. Vì thế hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu. Nếu đã đạt Niết Bàn thì Ngài không còn gắn bó với đời, đã tách rời khỏi tất cả các hữu, sự cúng dường đến Ngài không phát sanh nữa. Người đã đạt Niết Bàn không ưng thuận điều gì. Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu.’

 

This is a dilemma which has two horns. It is not a matter within the scope of those who have no mind 1, it is a question fit for the great. Tear asunder this net of heresy, put it on one side. To you has this puzzle been put. Give to the future sons of the Conqueror eyes wherewith to see the riddle to the confusion of their adversaries.’

Câu hỏi này có cả hai khía cạnh. Lãnh vực này không dành cho những kẻ có tâm trí chưa đạt, lãnh vực này chỉ dành cho những bậc vĩ đại. Xin ngài hãy phá vỡ mạng lưới tà kiến này. Xin ngài hãy xác định về điều chắc thật. Câu hỏi này được dành cho ngài. Xin ngài hãy ban cho sự nhận thức đến những người con của đấng Chiến Thắng trong ngày vị lai để phản bác lại các học thuyết khác.”

 

‘The Blessed One, O king,’ replied the Elder, ‘is entirely set free. And the Blessed One accepts no gift. Even at the foot of the Tree of Wisdom he abandoned all accepting of gifts, how much more then now when he has passed entirely away by that kind of passing away which leaves no root over (for the formation of a new existence). For this, O king, has been said by Sâriputta, the commander of the faith 2:

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt Niết Bàn, và đức Thế Tôn không ưng thuận sự cúng dường. Ngay tại cội cây Bồ Đề, sự ưng thuận của đức Như Lai đã được dứt bỏ, vậy thì còn điều gì nữa đối với vị đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót? Tâu đại vương, điều này cũng đã được vị trưởng lão Tướng Quân Chánh Pháp Sāriputtena nói đến:

 

“Though worshipped, these Unequalled Ones, alike

By gods and men, unlike them all they heed

Neither a gift nor worship. They accept

It not, neither refuse it. Through the ages

All Buddhas were so, so will ever be 3!”‘

Các bậc tương tương với đấng Vô Song, trong khi được cúng dường bởi chư Thiên và nhân loại, các vị ấy không ưng thuận sự tôn vinh; điều ấy là lẽ tự nhiên của chư Phật.”

 

  1. 146

 

  1. Q & A.

The king said: ‘Venerable Nâgasena, a father may speak in praise of his son, or a son of his father. But that is no ground for putting the adversaries to shame. It is only an expression of their own belief, Come now! Explain this matter to me fully to the establishing of your own doctrine, [96] and to the unravelling of the net of the heretics.’

Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, con nói lời ca ngợi cha, cha nói lời khen ngợi con, điều này không phải là lý do để phản bác lại các học thuyết khác. Điều này gọi là lời tuyên bố về niềm tin. Vậy xin ngài hãy nói rõ ràng cho trẫm lý do về trường hợp ấy nhằm thiết lập học thuyết của mình và nhằm việc tháo tung mạng lưới tà kiến.”

 

The Elder replied: ‘The Blessed One, O king, is entirely set free (from life). And the Blessed One accepts no gift. If gods or men put up a building to contain the jewel treasure of the relics of a Tathâgata who does not accept their gift, still by that homage paid to the attainment of the supreme good under the form of the jewel treasure of his wisdom do they themselves attain to one or other of the three glorious states 1. Suppose, O king, that though a great and glorious fire had been kindled, it should die out, would it then again accept any supply of dried grass or sticks?’

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt Niết Bàn, và đức Thế Tôn không ưng thuận sự cúng dường. Chư Thiên và nhân loại, trong khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài không ưng thuận và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu.[1] Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tâu đại vương phải chăng khối lửa ấy cũng ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi?”

 

‘Even as it burned, Sir, it could not be said to accept fuel, how much less when it had died away, and ceased to burn, could it, an unconscious thing, accept it?’

“Thưa ngài, ngay cả trong khi đang cháy, khối lửa lớn ấy cũng không ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, vậy thì việc gì lại ưng thuận khi đã tắt ngấm, được yên lặng, không còn tâm thức?”

 

‘And when that one mighty fire had ceased, and gone out, would the world be bereft of fire?’

“Tâu đại vương, phải chăng khi khối lửa lớn ấy đã ngừng nghỉ, được yên lặng, thì không còn ngọn lửa ở thế gian?”

 

‘Certainly not. Dry wood is the seat, the basis of fire, and any men who want fire can, by the exertion of their own strength and power, such as resides in individual men, once more, by twirling the firestick, produce fire, and with that fire do any work for which fire is required.’

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, củi là nền tảng, là sự bám víu của ngọn lửa. Thưa ngài, bất cứ những người nào có ước muốn về lửa, những người ấy xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa.”

 

  1. 147

 

‘Then that saying of the sectarians that “an act done to him who accepts it not is empty and vain” turns out to be false. As that great and glorious fire was set alight, even so, great king, was the Blessed One set alight in the glory of his Buddhahood over the ten thousand world systems. As it went out, so has he passed away into that kind of passing away in which no root remains. As the fire, when gone out, accepted no supply of fuel, just so, and for the good of the world, has his accepting of gifts ceased and determined. As men, when the fire is out, and has no further means of burning, then by their own strength and effort, such as resides in individual men, twirl the fire-stick and produce fire, and do any work for which fire is required–so do gods and men, though a Tathâgata has passed away and no longer accepts their gifts, yet put up a house for the jewel treasure of his relics, and doing homage to the attainment of supreme good under the form of the jewel treasure of his wisdom, they attain to one or other of the three glorious states. [97] Therefore is it, great king, that acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not accepting them, are nevertheless of value and bear fruit.’

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã bốc cháy, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã tắt ngấm thì không còn ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như khi khối lửa đã tắt ngấm, không còn bám víu, những người xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

 

  1. Q & A.

‘Now hear, too, another reason for the same thing. Suppose, O king, there were to arise a great and mighty wind, and that then it were to die away. Would that wind acquiesce in being produced again?’

“Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tâu đại vương phải chăng cơn gió đã ngừng nghỉ ấy cũng ưng thuận việc sanh lên lần nữa?”

 

‘A wind that has died away can have no thought or idea of being reproduced. And why? Because the element wind is an unconscious thing.’

“Thưa ngài, cơn gió đã ngừng nghỉ hẵn không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Vì lý do gì? Bản chất của gió ấy là không có suy tư.”

 

‘Or even, O king, would the word “wind” be

 

  1. 148

 

still applicable to that wind, when it had so died away?’

“Tâu đại vương, phải chăng có việc nhận biết về ‘cơn gió’ khi cơn gió ấy đã ngừng nghỉ?”

 

‘Certainly not, Sir. But fans and punkahs are means for the production of wind. Any men who are oppressed by heat, or tormented by fever, can by means of fans and punkahs, and by the exertion of their own strength and power, such as resides in individual men, produce a breeze, and by that wind allay their heat, or assuage their fever.’

“Thưa ngài, không có. Cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió. Những người nào bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, những người ấy bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm dập tắt sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng.” 

 

‘Then that saying of the sectarians that “an act done to him who accepts it not is empty and vain” turns out to be false. As the great and mighty wind which blew, even so, great king, has the Blessed One blown over the ten thousand world systems with the wind of his love, so cool, so sweet, so calm, so delicate. As it first blew, and then died away, so has the Blessed One, who once blew with the wind so cool, so sweet, so calm, so delicate, of his love, now passed away with that kind of passing away in which no root remains. As those men were oppressed by heat and tormented with fever, even so are gods and men tormented and oppressed with threefold fire and heat 1. As fans and punkahs are means of producing wind, so the relics and the jewel treasure of the wisdom of a Tathâgata are means of producing the threefold attainment. [98] And as men oppressed by heat and tormented by fever can by fans and punkahs produce a breeze, and thus allay the heat and assuage the fever, so can gods and men by offering reverence to the relics, and the

 

  1. 149

 

jewel treasure of the wisdom of a Tathâgata, though he has died away and accepts it not, cause goodness to arise within them, and by that goodness can assuage and can allay the fever and the torment of the threefold fire. Therefore is it, great king that acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not accepting them, are nevertheless of value and bear fruit.’

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã thổi qua, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái ở mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã ngừng nghỉ thì không còn ưng thuận việc sanh lên lần nữa, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như những người ấy bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại bị hành hạ bởi sức nóng bởi sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại (tham sân si). Giống như cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió, tương tợ y như thế xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai là điều kiện cho việc đạt được ba sự thành tựu. Giống như những người bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm tắt ngấm sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi cúng dường xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, sau khi làm phát sanh pháp thiện, với pháp thiện ấy làm tắt ngấm, làm dịu sự nóng nực và sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu. 

 

  1. Q & A.

‘Now hear another reason for the same thing. Suppose, O king, a man were to make a drum sound, and then that sound were to die away. Would that sound acquiesce in being produced again?’

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa để phản bác lại các học thuyết khác. Tâu đại vương, giống như người đàn ông sau khi vỗ vào cái trống thì tạo ra âm thanh; âm thanh nào của cái trống đã được tạo ra bởi người đàn ông thì âm thanh ấy sẽ biến mất. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy cũng ưng thuận việc tạo ra lần nữa?”

 

‘Certainly not, Sir. The sound has vanished. It can have no thought or idea of being reproduced. The sound of a drum when it has once been produced and died away, is altogether cut off. But, Sir, a drum is a means of producing sound. And any man, as need arises, can by the effort of power residing in himself, beat on that drum, and so produce a sound.’

“Thưa ngài, không đúng. Âm thanh ấy đã biến mất, nó không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Khi âm thanh của cái trống đã được tạo ra một lần rồi biến mất, âm thanh của cái trống ấy được chấm dứt. Thưa ngài, tuy nhiên cái trống là điều kiện cho việc tạo ra âm thanh. Và người đàn ông khi có điều kiện vỗ vào cái trống bằng sự nỗ lực của chính mình thì tạo ra âm thanh.”

 

‘Just so, great king, has the Blessed One–except the teacher and the instruction he has left in his doctrine and discipline, and the jewel treasure of his relics whose value is derived from his righteousness, and contemplation, and wisdom, and emancipation, and insight given by the knowledge of emancipation–just so has he passed away by that kind of passing away in which no root remains. But the possibility of receiving the three attainments is not cut off because the Blessed One has passed away. Beings oppressed by the sorrow of becoming can, when they desire the attainments, still receive them by means of the jewel treasure of his relics and of his doctrine and discipline and teaching. Therefore is it, great king, that

 

  1. 150

 

all acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not accepting, are nevertheless of value and bear fruit.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, sau khi xác lập báu vật xá-lợi, cùng với Pháp, Luật, và lời giáo huấn đã được phát triển toàn vẹn nhờ vào Giới-Định-Tuệ-Giải Thoát-Trí Tuệ và Nhận Thức về sự Giải Thoát chính là bậc Đạo Sư, rồi đã tự mình Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Và không phải khi đức Thế Tôn đã Viên Tịch Niết Bàn thì việc đạt được các sự thành tựu là bị gián đoạn. Các chúng sanh bị hành hạ bởi khổ đau ở sự hiện hữu, sau khi sử dụng báu vật xá-lợi, Pháp, Luật, và lời giáo huấn làm điều kiện, rồi có ước muốn về sự thành tựu thì đạt được các sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn, không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.

 

And this future possibility, great king, has been foreseen by the Blessed One, and spoken of, and declared, and made known, when he said: “It may be, Ânanda, that in some of you the thought may arise: [99] ‘The word of the Master is ended. We have no Teacher more!’ But it is not thus, Ânanda, that you should regard it. The Truth which I have preached to you, the Rules which I have laid down for the Order, let them, when I am gone, be the Teacher to you 1.” So that because the Tathâgata has passed away and consents not thereto, that therefore any act done to him is empty and vain–this saying of the enemy is proved false. It is untrue, unjust, not according to fact, wrong, and perverse. It is the cause of sorrow, has sorrow as its fruit, and leads down the road to perdition!’

Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã nhìn thấy, đã thuyết giảng, đã nói lên, đã phát biểu về điều ấy cho thời vị lai xa xôi rằng: ‘Này Ānanda, nếu các ngươi khởi ý như vầy: Có lời dạy của đấng Đạo Sư trong quá khứ, còn (hiện nay) chúng ta không có bậc Đạo Sư. Này Ānanda, điều này không nên được nhận thức như thế. Này Ānanda, Pháp và Luật nào đã được thuyết giảng, đã được quy định bởi Ta, Pháp và Luật ấy, sau khi Ta tịch diệt, là bậc Đạo Sư của các ngươi.’ Về lời nói ấy của các giáo chủ tà giáo ấy rằng: ‘Đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu’ là sai trái, không là sự thật, lìa sự chân thật, không đúng, là mâu thuẫn, là sai lệch, tạo sự khổ đau, có kết quả khổ đau, dẫn đến địa ngục.”

 

  1. Q & A.

‘Now hear another reason for the same thing. Does the broad earth acquiesce, O king, in all kinds of seeds being planted all over it?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng đại địa cầu này ưng thuận rằng: ‘Tất cả hạt giống hãy mọc lên ở nơi ta’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Then how is it those seeds, planted without the earth’s consent, do yet stand fast and firmly rooted, and expand into trees with great trunks and sap and branches, and bearing fruits and flowers?’

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao các hạt giống ấy, trong khi đại địa cầu không ưng thuận, lại mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả?”

 

‘Though the earth, Sir, gives no consent, yet it acts as a site for those seeds, as a means of their development. Planted on that site they grow, by

 

  1. 151

 

its means, into such great trees with branches, flowers, and fruit.’

“Thưa ngài, mặc dầu không ưng thuận đại địa cầu vẫn là nền tảng và tạo điều kiện cho sự phát triển của các hột giống ấy. Các hột giống ấy nương vào nền tảng ấy, nhờ vào điều kiện ấy mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả.”

 

‘Then, great king, the sectaries are destroyed, defeated, proved wrong by their own words when they say that “an act done to him who accepts it not is empty and vain.” As the broad earth, O king, is the Tathâgata, the Arahat, the Buddha supreme. Like it he accepts nothing. Like the seeds which through it attain to such developments are the gods and men who, through the jewel treasures of the relics and the wisdom of the Tathâgata–though he have passed away and consent not to it–being firmly rooted by the roots of merit, become like unto trees casting a goodly shade by means of the trunk of contemplation, the sap of true doctrine, and the branches of righteousness, and bearing the flowers of emancipation, and the fruits of Samanaship. [100] Therefore is it, great king, that acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not accepting them, are still of value and bear fruit.’

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy các giáo chủ tà giáo đã bị hư hoại, bị thất bại, bị mâu thuẫn ở lời nói của họ nếu họ nói rằng: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu.’ Tâu đại vương, đại địa cầu như thế nào, thì đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri như thế ấy. Tâu đại vương, đại địa cầu không ưng thuận bất cứ điều gì như thế nào, thì đức Như Lai không ưng thuận bất cứ điều gì như thế ấy. Tâu đại vương, các hột giống ấy nương vào trái đất mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả như thế nào, thì chư Thiên và nhân loại nương vào xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, rồi tạo lập nền tảng vững chãi về pháp thiện, có thân cây là định, lõi cây là Pháp, và cành cây là giới tỏa rộng xung quanh, có mang hoa là sự giải thoát và quả là bản thể Sa-môn như thế ấy. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

 

  1. Q & A.

‘Now hear another and further reason for the same thing. Do camels, buffaloes, asses, goats, oxen, or men acquiesce in the birth of worms inside them?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng các con lạc đà, các con bò, các con lừa, các con dê, các con thú, các con người này ưng thuận sự hiện hữu của các dòng họ giun sán ở trong bụng?”

 “Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Then how is it then, that without their consent worms are so born, and spread by rapid reproduction of sons and grandsons?’

‘By the power of evil Karma, Sir.’

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao trong khi chúng không ưng thuận mà các con giun sán ấy lại hiện hữu và vô số con cháu lại đạt được sự phát triển ở trong bụng của chúng?”

“Thưa ngài, do năng lực của nghiệp ác mà các con con giun sán ấy hiện hữu và vô số con cháu đạt được sự phát triển ở trong bụng của các chúng sanh ấy mặc dầu chúng không ưng thuận.”

 

‘Just so, great king, is it by the power of the relics and the wisdom of the Tathâgata, who has passed away and acquiesces in nothing, that an act done to him is of value and bears fruit.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do năng lực của xá-lợi và báu vật trí tuệ, dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai là không vô ích, có quả báu.”

 

  1. 152

 

  1. Q & A.

‘Now hear another and further reason for the same thing. Do men consent, O king, that the ninety-eight diseases should be produced in their bodies?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng các con người này ưng thuận rằng: ‘Chín mươi tám loại bệnh này hãy sanh lên ở thân thể’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Then how is it the diseases come?’

‘By evil deeds done in former births.’

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao các loại bệnh ấy lại giáng xuống thân thể của những người không ưng thuận?”

“Thưa ngài, do ác hạnh đã làm ở thời quá khứ.”

 

‘But, great king, if evil deeds done in a former birth have to be suffered here and now, then both good and evil done here or done before has weight and bears fruit. Therefore is it that acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not consenting, are nevertheless of value and bear fruit.’

“Tâu đại vương, nếu điều bất thiện đã làm ở thời quá khứ có thể được cảm thọ ở đây, tâu đại vương, chính vì điều ấy nghiệp thiện hoặc bất thiện đã làm ở thời quá khứ cũng như đã làm ở đây là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

 

  1. Q & A.

‘Now hear another and further reason for the same thing. Did you ever hear, O king, of the ogre named Nandaka, who, having laid hands upon the Elder Sâriputta, was swallowed up by the earth?’

‘Yes, Sir, that is matter of common talk among men.’

‘Well, did Sâriputta acquiesce in that?’

“Tâu đại vương, hơn nữa đại vương có được nghe trước đây rằng Dạ-xoa tên Nandaka sau khi công kích vị trưởng lão Sāriputta đã bị rơi vào trong trái đất?”

“Thưa ngài, đúng vậy, có được nghe. Điều ấy là rõ rệt ở thế gian.”

“Tâu đại vương, phải chăng trưởng lão Sāriputta đã ưng thuận việc nuốt vào của trái đất đối với Dạ-xoa Nandaka?”

 

[101] ‘Though the world of gods and men, Sir, were to be destroyed, though the sun and moon were to fall upon the earth, though Sineru the king of mountains were to be dissolved, yet would not Sâriputta the Elder have consented to any pain being inflicted on a fellow creature. And why not? Because every condition of heart which could cause him to be angry or offended has been in him destroyed and rooted out. And as all cause thereof had thus been removed, Sir, therefore could not Sâriputta be angered even with those who sought to deprive him of his life.’

“Thưa ngài, ngay cả khi thế gian có cả chư Thiên đang bị vỡ ra, ngay cả khi mặt trăng và mặt trời đang bị rơi xuống ở mặt đất, ngay cả khi núi chúa Sineru đang bị vỡ tung tóe, trưởng lão Sāriputta cũng không ưng thuận sự khổ đau của người khác. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Do nhân nào mà trưởng lão Sāriputta có thể nổi giận hoặc sân hận, nhân ấy đối với trưởng lão Sāriputta đã được nhổ bỏ, đã được trừ tuyệt. Thưa ngài, do tính chất đã được nhổ bỏ của nhân mà trưởng lão Sāriputta không thể nào giận dữ dầu có liên quan đến việc bị tước đoạt mạng sống.” 

 

  1. 153

 

‘But if Sâriputta, O king, did not consent to it, how was it that Nandaka was so swallowed up?’

‘By the power of his evil deeds.’

“Tâu đại vương, nếu trưởng lão Sāriputta đã không ưng thuận việc nuốt vào của trái đất đối với Dạ-xoa Nandaka, vậy thì tại sao Dạ-xoa Nandaka lại rơi vào trong trái đất?”

“Thưa ngài, do năng lực của nghiệp bất thiện.”

 

‘Then if so, great king, an act done to him who consents not is still of power and bears fruit. And if this is so of an evil deed, how much more of a good one? Therefore is it, O king that acts done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not accepting them, are nevertheless of value and bear fruit.’

“Tâu đại vương, nếu do năng lực của nghiệp bất thiện mà Dạ-xoa Nandaka rơi vào trong trái đất, thì sự xúc phạm đã làm đến người dầu là không ưng thuận cũng là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, chính vì điều ấy do năng lực của nghiệp thiện, ‘hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là không vô ích, có quả báu.’

Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.

 

  1. Q & A.

‘Now how many, O king, are those men who, in this life, have been swallowed up by the earth? Have you heard anything on that point?’

‘Yes, Sir, I have heard how many there are.’

‘Then tell me.’

Tâu đại vương, vào thời bấy giờ những người đã rơi vào trong trái đất là bao nhiêu? Đại vương có được nghe về trường hợp ấy không?”

“Thưa ngài, đúng vậy, có được nghe.”

“Tâu đại vương, vậy xin đại vương hãy cho nghe với.”

 

‘Kiñka the Brahmin woman, and Suppabuddha the Sâkyan, and Devadatta the Elder, and Nandaka the ogre, and Nanda the Brahman–these are the five people who were swallowed up by the earth.’

‘And whom, O king, had they wronged?’

‘The Blessed One and his disciples.’

“Thưa ngài, là ‘thiếu nữ Ciñcā, Suppabuddha dòng Sakya, trưởng lão Devadatta, Dạ-xoa Nandaka, và thanh niên Nanda.’ Thưa ngài, điều này trẫm đã được nghe, năm người này đã rơi vào trong trái đất.”

“Tâu đại vương, những người ấy đã xúc phạm đến ai?”

“Thưa ngài, đến đức Thế Tôn và các vị Thinh Văn.”

 

‘Then did the Blessed One or his disciples consent to their being so swallowed up?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn hay các vị Thinh Văn đã ưng thuận việc hút vào của trái đất đối với những người này?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Therefore is it, O king that an act done to the Tathâgata, notwithstanding his having passed away and not consenting thereto, is nevertheless of value and bears fruit.’

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu.”

 

‘Well has this deep question been explained by you, venerable Nâgasena, and made clear. You have made the secret thing [102] plain, you have loosed the knot, you have made in the jungle an open space, the adversaries are overthrown, the wrong opinion has been proved false, the sectaries have been covered

 

  1. 154

 

with darkness when they met you, O best of all the leaders of schools!’

“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thâm sâu đã khéo được giảng giải, đã được làm rõ, điều bí mật đã được phơi bày, nút thắt đã được mở ra, bụi rậm đã được làm không còn bụi rậm, lời tuyên thuyết của ngoại đạo đã bị hư hoại, quan điểm xấu đã bị đổ vỡ, các giáo chủ tà giáo đã không còn hào quang phát sanh, ngài đã tiến đến vị thế cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng.” 

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 3 – Q&A – 8.

THE OMNISCIENCE OF THE BUDDHA.

 Câu hỏi về bản thể toàn tri của Đức Thế Tôn.

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, was the Buddha omniscient?’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải đức Phật là đấng Toàn Tri?”

 

‘Yes, O king, he was. But the insight of knowledge was not always and continually (consciously) present with him. The omniscience of the Blessed One was dependent on reflection.’ But if he did reflect he knew whatever he wanted to know 2.

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn là đấng Toàn Tri. Tuy nhiên đối với đức Thế Tôn, sự biết và thấy không hiện diện một cách thường xuyên, liên tục. Trí Toàn Tri của đức Thế Tôn gắn liền vào sự hướng tâm. Sau khi hướng tâm thì Ngài biết theo như ý muốn.”

 

‘Then, Sir, the Buddha cannot have been omniscient, if his all-embracing knowledge was reached through investigation.’

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì đức Phật là không Toàn Tri, nếu Trí Toàn Tri của Ngài là do sự suy tầm.”

 

‘[If so, great king, our Buddha’s knowledge must have been less in degree of fineness than that of the other Buddhas. And that is a conclusion hard to draw. But let me explain a little further.] Suppose, O king, you had a hundred cart-loads of rice in the husk, and each cart-load was of seven ammanas 3 and a half. Would a man without consideration be able to tell you in a moment how many laks of grains there were in the whole 4?’

“Tâu đại vương, có một trăm xe lúa, mỗi xe là bảy tạ rưỡi và hai giạ lúa.[2] Chừng ấy trăm ngàn hạt lúa có thể được xác định, có thể đạt đến kết quả cuối cùng bởi tâm được vận hành trong khoảng thời gian một khảy móng tay.

 

  1. 155

 

  1. Q & A.

‘Now there are these, seven classes of minds. Those, great king, who are full of lust, ill-will, delusion, or wrong doing, who are untrained in the management of their body, or in conduct, or in thought, or in wisdom,–their thinking powers are brought into play with difficulty, and act slowly. And why is it so? Because of the untrained condition of their minds.

Ở đây, có bảy loại tâm này vận hành: Tâu đại vương, những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất chưa được tu tập của tâm.

 

It is like the slow and heavy movements of a giant bambû–when it is being dragged along with its wide-spreading, extensive, overgrown, and interlaced vegetation, and with its branches intricately entangled one with the other. So slow and heavy are the movements of the minds of those men, O king. And why? Because of the intricate entanglements of wrong dispositions. This is the first class of minds.’

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre được tỏa ra, rậm rạp, lan rộng, bị kết chùm chưa được gỡ ra, bị rối rắm với những cụm cành lá, trong khi được lôi kéo thì sự chuyển động là trì trệ, chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra của các cành. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra bởi các phiền não. Đây là loại tâm thứ nhất.

 

  1. Q & A.

‘From it the second class is to be distinguished. Those, O king, who have been converted, for whom the gates of purgatory are closed, who have attained to right views, who have grasped the doctrine of the Master–their thinking powers, so far as the three lower stages 1 are concerned, are brought quickly

 

  1. 156

 

into play, [103] and act with ease. But as regards the higher regions they are brought into play with difficulty, and act slowly. And why is this so? Because of their minds having been made clear as regards those three stages, and because of the failings (to be vanquished in the higher stages) still existing within them.

Ở đây, có loại tâm thứ nhì này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp,[3] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên.

 

It is like the movement of a giant bambû which has a clean trunk as far as the third knot, but above that has its branches intricately, entangled. So far as regards the smooth trunk it would travel easily when dragged along, but it would stick obstinately as regards its upper branches. This is the second class of minds.’

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở ba lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến ba lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. 

Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ nhì.

 

  1. Q & A.

‘From these the third class is to be distinguished. Those, O king, who are Sakad Âgâmins 1, in whom lust, ill-will, and delusion are reduced to a minimum,–their thinking powers, so far as the five lower stages are concerned, are brought quickly into play, and act with ease. But as regards the higher regions they are brought into play with difficulty, and act slowly. And why is this so? Because of their minds having been made clear as regards those five stages, and because of the failings (to be vanquished in the higher stages) still existing within them. It is like the movement of a giant bambû which has a clean trunk as far as the fifth knot, but above that has its branches intricately entangled. So far as regards the smooth trunk it would travel easily when dragged along, but it would be moved with difficulty as far as its upper branches are concerned. This is the third class of minds.’

Ở đây, có loại tâm thứ ba này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp,[4] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở năm lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến năm lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp. Đây là loại tâm thứ ba.

 

  1. 157

 

  1. Q & A.

‘From these the fourth class is to be distinguished. Those, O king, who are Anâgâmins 1, who have completely got rid of the five lower fetters,–their thinking powers, so far as the ten stages 2 are concerned, are brought quickly into play, and act with ease. [104] But as regards the higher regions they are brought into play with difficulty, and act slowly. And why is this so? Because of their minds having been made clear as regards those ten stages, and because of the failings (to be vanquished in the higher stages) still existing within them. It is like the movement of a giant bambû which has a smooth trunk as far as the tenth knot, but above that has its branches intricately entangled. This is the fourth class of minds.’

  1. Ở đây, có loại tâm thứ tư này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp, [5] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở mười lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến mười lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ tư.

 

 

 

  1. Q & A.

‘From these the fifth class is to be distinguished. Those, O king, who are Arahats, in whom the four Great Evils 3 have ceased, whose stains have been washed away, whose predispositions to evil 4 have been put aside, who have lived the life, and accomplished the task, and laid aside every burden, and reached up to that which is good, for whom the Fetter of the craving after any kind of future life has been broken to pieces 5, who have reached the higher insight 6, who are purified as regards all those conditions of heart in which a

 

  1. 158

 

hearer can be pure,–their thinking powers, as regards all that a disciple can be or do, are brought quickly into play, and act with ease. But as to those things which are within the reach of the Pakkeka-Buddhas (of those who are Buddhas, but for themselves alone) they are brought into play with difficulty, and act slowly. And why is this so? Because of their having been made pure as regards all within the province of a hearer, but not as regards that within the reach of those who are Buddhas (though for themselves alone). It is like the movement of a giant bambû which has been pruned of the branches arising out of all its knots–and which, therefore, when dragged along moves quickly and with ease, because of its smoothness all along, and because of its being unencumbered with the jungly growth of vegetation. This is the fifth class of minds.’

Ở đây, có loại tâm thứ năm này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở tất cả các lóng, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng, không bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở tất cả các lóng, vì tính chất không còn bám víu của thân cây tre. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của bản thân đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Đây là loại tâm thứ năm.

 

  1. Q & A.

[105] ‘From these the sixth class is to be distinguished. Those, O king, who are Pakkeka-Buddhas, dependent on themselves alone, wanting no teacher, dwellers alone like the solitary horn of the rhinoceros, who so far as their own higher life is concerned, have pure hearts free from stain,–their thinking powers, so far as their own province is concerned, are brought quickly into play, and act with ease. But as regards all that is specially within the province of a perfect Buddha (one who is not only Buddha, that is enlightened, himself, but can lead others to the light) they are brought with difficulty into play, and move slowly. And why is this so? Because of their purity as regards all within their own province, and because of the immensity of the province of the omniscient Buddhas.

Ở đây, có loại tâm thứ sáu này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri.

 

It is like a man, O king, who would fearlessly cross, and at will,

 

  1. 159

 

by day or night, a shallow brook on his own property. But when he comes in sight of the mighty ocean, deep and wide and ever-moving, and sees no further shore to it, then would he stand hesitating and afraid, and make no effort even to get over it. And why? Because of his familiarity with his own, and because of the immensity of the sea. This is the sixth class of minds.’

Tâu đại vương, giống như người nam có thể băng qua con sông nhỏ thuộc phạm vi của mình vào ban đêm lẫn ban ngày, theo như ước muốn, không bị hãi sợ, nhưng sau đó khi nhìn thấy đại dương sâu thẳm, mênh mông, không thể ước lượng, không có bờ bên kia, có thể hãi sợ, có thể ngần ngại, không dám vượt qua. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được quen thuộc ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại của đại dương. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri. Đây là loại tâm thứ sáu.

 

  1. Q & A.

‘From these the seventh class is to be distinguished. Those, O king, who are complete Buddhas 1, having all knowledge, bearing about in themselves the tenfold power (of the ten kinds of insight), confident in the four modes of just self-confidence, endowed with the eighteen characteristics of a Buddha, whose mastery knows no limit, from whose grasp nothing is hid,–their thinking powers are on every point brought quickly into play, and act with ease. Suppose, O king, a dart well burnished, free from rust, perfectly smooth, with a fine edge, straight, without a crook or a flaw in it, were to be set on a powerful crossbow. Would there be any clumsiness in its action, any retarding in its movement, if it were discharged by a powerful man against a piece of fine linen, or cotton stuff, or delicate woolwork?’

Ở đây, có loại tâm thứ bảy này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Tâu đại vương, phải chăng có sự vụng về hoặc sự vướng víu của mũi tên khéo được làm sạch sẽ, không bợn nhơ, không có mắc mứu, có thân mềm mại, không bị uốn, không bị cong, không bị quẹo, được đặt lên cây cung vững chãi, được bắn ra bởi người có sức mạnh vào tấm vải gai mềm, lớp gòn mềm, tấm len mềm?”

 

‘Certainly not, Sir. And why? Because the stuff is so fine, and the dart so highly tempered, and the discharge so powerful.’

“Thưa ngài, không có.”

“Vì lý do gì?”

“Vì tính chất mềm mại của những tấm vải, vì tính chất được làm sạch sẽ của mũi tên, và tính chất mạnh mẽ của phát bắn ra.”

 

[106] ‘And just in the same way, great king, are the thinking powers of the Buddhas I have described brought quickly into play, and act with ease.

 

  1. 160

 

[paragraph continues] And why? Because of their being purified in every respect. This is the seventh class of minds.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Đây là loại tâm thứ bảy.

 

  1. Q & A.

‘Now of these, O king, the last–the thinking powers of the omniscient Buddhas–altogether outclasses the other six, and is clear and active in its high quality that is beyond our ken. It is because the mind of the Blessed One is so clear and active that the Blessed One, great king, displays the double miracle. From that we may get to know, O king, how clear and active His mental powers are.

Tâu đại vương, ở đây tâm này của chư Phật Toàn Tri vượt trội sự tính đếm của luôn cả sáu loại tâm, được trong sạch và nhẹ nhàng với đức tính vô số kể. Và tâu đại vương, bởi vì tâm của đức Thế Tôn được trong sạch và nhẹ nhàng nên đức Thế Tôn mới phô diễn song thông. Tâu đại vương, về song thông nên được biết rằng: ‘Tâm của chư Phật Thế Tôn có sự chuyển dịch nhẹ nhàng như thế.’

 

And for those wonders there is no further reason that can be alleged. (Yet) those wonders, O king, [caused by means of the mind (alone) of the omniscient Buddhas 1] cannot be counted, or calculated, or divided, or separated, (For) the knowledge of the Blessed One, O king, is dependent upon reflection 2, and it is on reflection that he knows whatever he wishes to know.

Trong trường hợp ấy, không thể nào nói hơn nữa về lý do. Tâu đại vương, những loại thần thông có liên quan đến tâm của chư Phật Toàn Tri ấy đều không thể áp đặt phép đếm, phép tính, sự chia chẻ, và luôn cả sự tách phần. Tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn được gắn liền vào sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.

 

(But) it is as when a man passes something he already has in one hand to the other, or utters a sound when his mouth is open, or swallows some food that he has already in his mouth, or opens his eyes when they are shut, or shuts them when open, or stretches forth his arm when it is bent in, or bends it in when stretched out–more rapid than that, great king, and more easy in its action, is the all-embracing knowledge of the Blessed One, more rapid than that his reflection. And although it is by reflection that they know whatever they want to know, yet even when they

 

  1. 161

 

are not reflecting the Blessed Buddhas are not, even then, anything other than omniscient.’

Tâu đại vương, giống như người nam có thể đặt xuống ở bàn tay thứ nhì bất cứ vật gì đã được đặt xuống ở bàn tay (thứ nhất), có thể phát ra lời nói bằng miệng đã được mở ra, có thể nuốt vào thức ăn đã đưa vào miệng, có thể mở mắt ra rồi nhắm lại, hoặc có thể nhắm mắt lại rồi mở ra, có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, việc ấy còn chậm hơn, tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn là nhẹ nhàng hơn, sự hướng tâm là nhẹ nhàng hơn. Sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Dầu cho không có sự hướng tâm, chư Phật Thế Tôn ấy vẫn không gọi là không có Toàn Tri”

 

‘But, venerable Nâgasena, reflection is carried on for the purpose of seeking (that which is not clear when the reflection begins). Come now. Convince me in this matter by some reason.’

“Thưa ngài Nāgasena, sự hướng tâm là được thực hiện do sự suy tầm, vậy thì ngài hãy giúp cho trẫm hiểu trường hợp ấy bằng lý lẽ.” 

 

‘Suppose, O king, there were a rich man, great in wealth and property–one who had stores of gold and silver and valuables, and stores of all kinds of wheat, one who had rice, and paddy, and barley, and dry grain, and oilseed, and beans, and peas, and every other edible seed, who had ghee, and oil, and butter, and milk, and curds, and honey, and sugar, and molasses, [107] all put away in store-rooms in jars, and pots, and pans, and every sort of vessel. Now if a traveller were to arrive, one worthy of hospitality, and expecting to be entertained; and all the prepared food in the house had been finished, and they were to get out of the jar some rice ready for cooking, and prepare a meal for him. Would that wealthy man merely by reason of the deficiency in eatable stuff at that unusual time be rightly called poor or needy?’

“Tâu đại vương, giống như người giàu thì có nhiều tài sản, có nhiều của cải, có dồi dào vàng bạc và vật sở hữu dự phòng, có dồi dào tài sản và ngũ cốc là gạo thơm, thóc, lúa mạch, gạo xay, mè, đậu mugga, đậu māsa, các loại hạt chưa chế biến hoặc các loại khác nữa, bơ lỏng, dầu ăn, bơ đặc, sữa tươi, sữa đông, mật ong, mật đường, và đường mía được chứa ở bình, chum, lu, hũ, chậu, và có người khách, là người xứng đáng để mời ăn và có sự mong mỏi về bữa ăn, đi đến với người ấy, nhưng tại nhà của người ấy thức ăn nấu chín là đã hết sạch thì có thể đem gạo từ chum lại rồi nấu chín. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc thiếu hụt thức ăn trong chốc lát mà người ấy trở thành người không có tài sản và nghèo khó?”

 

‘Certainly not, Sir. Even in the palace of a mighty king of kings there might be no food ready out of time, how much less in the house of an ordinary man.’

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, ngay cả ở nhà của đức Chuyển Luân Vương cũng có sự thiếu hụt thức ăn vào lúc không đúng thời điểm, thì có điều gì đối với gia chủ.”

 

‘Just so, great king, with the all-embracing knowledge of a Tathâgata when reflection only is wanting; but which on reflection grasps whatever he wants.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.

 

Now suppose, O king, there were a tree in full fruit, with its branches bending this way and that by the weight of the burden of the bunches of its fruit, but no single fruit had fallen from it.

 

  1. 162

 

[paragraph continues]

Could that tree rightly, under the circumstances of the case, be called barren, merely because of the want of a fallen fruit?’

Tâu đại vương, hơn nữa giống như cây cối thì có thể kết trái, bị oằn xuống, bị uốn cong, bị mang nặng trĩu bởi những chùm trái, và không có trái nào bị rơi rụng ở tại nơi ấy. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc không có trái cây rơi rụng trong chốc lát mà cây ấy trở thành không có trái cây?”

 

‘No, Sir. For though the falling of the fruit is a condition precedent to its enjoyment, yet when it has fallen one can take as much as one likes.’

“Thưa ngài, không đúng. Những trái cây ấy được gắn liền với sự rơi rụng. Khi được rơi rụng thì đạt được theo như ý muốn.”

‘Just so, great king, though reflection is a necessary condition of the knowledge of the Tathâgata, yet on reflection it perceives whatever he wants to know.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

 

‘Does that happen always, Nâgasena, at the moment of reflection?’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải sau khi hướng tâm thì đức Phật biết theo như ý muốn?”

 

‘Yes, O king. just as when the mighty king of kings (the Kakkavatti) calling to mind his glorious wheel of victory wishes it to appear, and no sooner is it thought of than it appears–so does the knowledge of the Tathâgata follow continually on reflection.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Tâu đại vương, giống như đức Chuyển Luân Vương khi nào nhớ đến bánh xe báu (khởi ý rằng): ‘Bánh xe báu hãy đến với ta,’ trong khi nhớ đi nhớ lại thì bánh xe báu hiện đến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đức Như Lai sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

 

‘Strong is the reason you give, Nâgasena, for the omniscience of the Buddha. I am convinced that that is so.’

“Thưa ngài Nāgasena, lý do là vững chãi. Đức Phật là đấng Toàn Tri. Chúng tôi chấp nhận đức Phật là đấng Toàn Tri.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 4 – Q&A – 6.

WHY DEVADATTA WAS ADMITTED TO THE ORDER.

Câu hỏi về sự xuất gia của Devadata.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, who was it that admitted Devadatta 2 to the Order?’

“Thưa ngài Nāgasena, do vị nào mà Devadatta đã được xuất gia?”

 

  1. 163

 

‘Those six young nobles, O king, Bhaddiya and Anuruddha and Ânanda and Bhagu and Kimbila and Devadatta, [108] together with Upâli the barber as a seventh–they all, when the Master had attained to Buddhahood, left the Sâkya home out of the delight they felt in him, and following the Blessed One renounced the world 1. So the Blessed One admitted them all to the Order.’

“Tâu đại vương, sáu vương tử dòng Sát-đế-lỵ này là Bhaddiya, Anuruddha, Ānanda, Bhagu, Kimbila, Devadatta, và người thợ cạo Upāli là thứ bảy. Khi bậc Đạo Sư đã đắc thành Chánh Đẳng Giác, trong việc đem lại nỗi vui mừng cho dòng họ Sakya những vị ấy đã ra đi xuất gia theo đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã cho những vị ấy xuất gia.”

 

‘But was it not Devadatta who, after he had entered the Order, raised up a schism within it?’

“Thưa ngài, không phải Devadatta sau khi xuất gia đã chia rẽ hội chúng?”

 

‘Yes. No layman can create a schism, nor a sister of the Order, nor one under preparatory instruction, nor a novice of either sex. It must be a Bhikkhu, under no disability, who is in full communion, and a co-resident 2.’

“Tâu đại vương, đúng vậy. Devadatta sau khi xuất gia đã chia rẽ hội chúng. Không phải người tại gia chia rẽ hội chúng, không phải tỳ khưu ni, không phải vị ni tu tập sự, không phải vị sa di, không phải vị sa di ni chia rẽ hội chúng. Vị tỳ khưu bình thường, cùng chung sự đồng cộng trú, đứng cùng chung ranh giới, chia rẽ hội chúng.”

 

‘And what Karma does a schismatical person gain?’

‘A Karma that continues to act for a Kalpa (a very long period of time).’

Thưa ngài, người là kẻ chia rẽ hội chúng phạm vào nghiệp gì?”

“Tâu đại vương, phạm vào nghiệp liên quan đến việc chịu đựng một kiếp.”

 

‘What then, Nâgasena! Was the Buddha aware that Devadatta after being admitted to the Order would raise up a schism, and having done so would suffer torment in purgatory for a Kalpa?’

‘Yes, the Tathâgata, knew that.’

“Thưa ngài Nāgasena, vậy có phải đức Phật biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp’?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Như Lai biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp.’”

 

 

‘But, Nâgasena, if that be so, then the statement that the Buddha was kind and pitiful, that he sought after the good of others, that he was the remover of that which works harm, the provider of that which works well to all beings–that statement must be wrong. If it be not so–if he knew not that Devadatta

 

  1. 164

 

after he had been admitted to the Order would stir up a schism–then he cannot have been omniscient. This other double-pointed dilemma is put to you. Unravel this tough skein, break up the argument of the adversaries. In future times it will be hard to find Bhikkhus like to you in wisdom. Herein then show your skill!’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Phật biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp,’ thưa ngài Nāgasena, như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Phật, đấng Bi Mẫn, bậc Thương Xót, vị tầm cầu lợi ích, sau khi xua đi điều bất lợi thì đem đến điều lợi ích cho tất cả chúng sanh’ là sai trái. Nếu Ngài không biết điều ấy rồi đã cho xuất gia, như thế thì đức Phật là không Toàn Tri. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài, xin ngài hãy tháo gỡ múi rối to lớn này, hãy đánh đổ học thuyết của những kẻ khác. Trong ngày vị lai xa xăm những vị tỳ khưu có sự giác ngộ tương đương ngài sẽ khó đạt được. Trong trường hợp này, xin ngài hãy bày tỏ năng lực của ngài.”

 

  1. Q & A.

‘The Blessed One, O king, was both full of mercy and had all knowledge. It was when the Blessed One in his mercy and wisdom considered the life history of Devadatta that he perceived how, having heaped up Karma on Karma, he would pass for an endless series of Kalpas from torment to torment, and from perdition to perdition. And the Blessed One knew also that the infinite Karma of that man would, because he had entered the Order, become finite, and the sorrow caused by the previous Karma would also therefore become limited. [109] But that if that foolish person were not to enter the Order then he would continue to heap up Karma which would endure for a Kalpa. And it was because he knew that that, in his mercy, he admitted him to the Order.’

“Tâu đại vương, đức Thế Tôn là bậc Đại Bi và là đấng Toàn Tri. Tâu đại vương, đức Thế Tôn, trong lúc xem xét cảnh giới tái sanh của Devadatta với lòng bi mẫn và trí Toàn Tri, đã nhìn thấy Devadatta sau khi tích lũy nghiệp đưa đến trôi nổi luân hồi từ địa ngục đến địa ngục, từ đọa xứ đến đọa xứ trong nhiều trăm ngàn koṭi kiếp. Đức Thế Tôn, sau khi biết được điều ấy bằng trí Toàn Tri rằng: ‘Nghiệp đã được làm không có giới hạn của người này, nếu được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta, sẽ trở thành có giới hạn. Khổ liên quan đến việc trước sẽ trở thành có giới hạn. Còn không được xuất gia thì kẻ rồ dại này sẽ tích lũy nghiệp kéo dài trọn kiếp,’ vì lòng bi mẫn Ngài đã cho Devadatta xuất gia.”

 

‘Then, Nâgasena, the Buddha first wounds a man and then pours oil on the wound, first throws a man down a precipice and then reaches out to him an assisting hand, first kills him and then seeks to give him life, first gives pain and then adds a subsequent joy to the pain he gave.’

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì đức Phật gây tổn thương rồi thoa dầu, làm rơi xuống vực thẳm rồi đưa tay (kéo lên), làm cho chết rồi tìm kiếm mạng sống, là việc Ngài ban cho sự khổ đau trước rồi đem lại sự an lạc sau.”  

 

‘The Tathâgata, O king, wounds people but to their good, he casts people down but to their profit, he kills people but to their advantage just as mothers and fathers, O king, hurt their children and even knock them down, thinking the while of their

 

  1. 165

 

good; so by whatsoever method an increase in the virtue of living things can be brought about, by that method does he contribute to their good. If Devadatta, O king, had not entered the Order, then as a layman he would have laid up much Karma leading to states of woe, and so passing for hundreds of thousands of Kalpas from torment to misery, and from one state of perdition to another, he would have suffered constant pain. It was knowing that, that in his mercy, the Blessed One admitted Devadatta to the Order. It was at the thought that by renouncing the world according to His doctrine Devadatta’s sorrow would become finite that, in his mercy, he adopted that means of making his heavy sorrow light.

“Tâu đại vương, đức Như Lai dẫu có gây tổn thương cũng vì lợi ích cho chúng sanh, dẫu có làm rơi xuống cũng vì lợi ích cho chúng sanh, dẫu có làm cho chết cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, đức Như Lai gây tổn thương rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, giống như mẹ cha gây tổn thương, làm rơi xuống, rồi đem lại lợi ích cho những người con, tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai gây tổn thương cũng vì lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống cũng vì lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, đức Như Lai gây tổn thương rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Với bất cứ cách thức nào có sự tăng trưởng các đức hạnh cho chúng sanh thì Ngài đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh bằng cách thức ấy. Tâu đại vương, nếu đức Như Lai không cho Devadatta xuất gia thì Devadatta trong khi là người tại gia sẽ làm nhiều nghiệp ác dẫn đến địa ngục, trong khi trôi nổi từ địa ngục đến địa ngục, từ đọa xứ đến đọa xứ trong nhiều trăm ngàn koṭi kiếp sẽ cảm thọ nhiều khổ đau. Đức Thế Tôn, trong khi biết được điều ấy, vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia (nghĩ rằng): ‘Đối với người đã được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta thì khổ đau sẽ trở thành có giới hạn.’ Vì lòng bi mẫn mà Ngài đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng.

 

  1. Q & A.

‘As a man of influence, O king, by the power of his wealth or reputation or prosperity or birth, when a grievous penalty has been imposed by, the king on some friend or relative of his, would get it made light by the ability arising from the trust reposed in him; [110] just so did the Blessed One, by admitting him to the Order, and by the efficacy of the influence of righteousness and meditation and wisdom and emancipation of heart, make light the heavy sorrow of Devadatta, who would have had to suffer many hundreds of thousands of Kalpas.

Tâu đại vương, hơn nữa giống như người đàn ông có năng lực, nhờ vào năng lực về tài sản, tiếng tăm, danh vọng, và sự thân thiết, sau khi nhìn thấy bà con hoặc bạn bè của mình đang chịu hình phạt nặng nề của đức vua, liền làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng của người ấy nhờ vào điều kiện có nhiều sự thân thiết và khả năng của bản thân, tâu đại vương tương tợ y như thế ấy đức Thế Tôn sau khi cho Devadatta—là người sẽ bị cảm thọ khổ đau nhiều trăm ngàn koṭi kiếp—xuất gia đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng nhờ vào điều kiện về năng lực và khả năng của giới định tuệ và giải thoát.

As a clever physician and surgeon, O king, would make a grievous sickness light by the aid of a powerful medicinal drug, just so did the Blessed One, in his knowledge of the right means to an end, admit Devadatta to the Order and thus make his grievous pain light by the aid of the medicine of the Dhamma, strong by the power of mercy 1. Was then, O king,

 

  1. 166

 

the Blessed One guilty of any wrong in that he turned Devadatta from being a man of much sorrow into being a man of less sorrow?’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy thuốc phẫu thuật thiện xảo nhờ vào năng lực của phương thuốc mạnh làm vơi nhẹ căn bệnh trầm trọng, tâu đại vương tương tợ y như thế ấy đức Thế Tôn, là vị có năng lực về lòng bi mẫn, với sự hiểu biết về tu tập, sau khi cho Devadatta—là người sẽ bị cảm thọ khổ đau nhiều trăm ngàn koṭi kiếp—xuất gia đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng nhờ vào năng lực của phương thuốc cứng rắn của Giáo Pháp. Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn ấy, trong khi làm cho Devadatta đáng lẽ bị nhiều cảm thọ (khổ) chỉ còn ít cảm thọ (khổ), lại tạo ra điều vô phước nào đó?”

 

‘No indeed, Sir. He committed no wrong, not even in the smallest degree 1.’

‘Then accept this, great king, to the full as the reason for which the Blessed One admitted Devadatta to the Order.’

“Thưa ngài, không tạo ra điều vô phước nào, dầu chỉ là một lượng thời gian ngắn ngủi như việc vắt sữa ở vú bò.”

“Tâu đại vương, đại vương hãy chấp nhận lý do này theo ý nghĩa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia.

 

  1. Q & A.

‘Hear another and further reason, O king, for the Blessed One’s having admitted Devadatta. Suppose men were to seize and hurry before the king some wicked robber, saying: “This is the wicked robber, your Majesty. Inflict upon him such punishment as you think fit!” And thereupon the king were to say to them: “Take this robber then, my men, outside the town, and there on the place of execution cut off his head.”

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia. Tâu đại vương, giống như những người bắt được kẻ trộm phạm tội thì trình lên đức vua rằng: ‘Tâu bệ hạ, kẻ trộm phạm tội này là thuộc về bệ hạ. Đối với kẻ này, xin bệ hạ hãy ra lệnh hành phạt mà bệ hạ muốn. Đứa vua có thể nói về kẻ ấy như vầy: ‘Này các khanh, như thế thì hãy đưa kẻ trộm này ra ngoại thành rồi chém đầu ở bãi hành quyết.’  

 

And they in obedience to his orders were to take that man accordingly towards the place of execution. And some man who was high in office near the king, and of great reputation and wealth and property, whose word was held of weight 2, and whose influence was great, should see him. And he were to have pity on him, and were to say to those men: “Stay, good fellows. What good will cutting off his head do to you? Save him alive, and cut off only a hand or a foot. I will speak on his behalf to the king.” And they at the word of that influential person were to do so. Now would the officer who had acted so towards him have been a benefactor to that robber?’

‘Tâu bệ hạ, xin vâng.’ Vâng lệnh đức vua, những người ấy đã đưa kẻ ấy ra ngoại thành rồi dẫn đến bãi hành quyết. Một người đàn ông nào đó, là người đã đạt được ân huệ từ đức vua, đã đạt được danh tiếng, tài sản, của cải, có lời nói được chấp nhận, có năng lực, có hành động theo ý thích, nhìn thấy kẻ ấy. Người ấy, khởi tâm bi mẫn đến kẻ trộm ấy, nên đã nói với những người ấy như vầy: ‘Này các ông, thôi đi. Các ông được gì với việc chặt đầu của người này? Này các ông, chính vì điều ấy các ông hãy chặt tay hoặc bàn chân của người này và hãy duy trì mạng sống cho gã. Ta sẽ trình tấu đến đức vua lý do của việc này.’ Những người ấy, do lời nói của người có năng lực ấy, có thể chặt tay hoặc bàn chân của kẻ trộm ấy và duy trì mạng sống cho gã. Tâu đại vương, phải chăng người đàn ông ấy, với hành động như vậy, là có thể hiện trách nhiệm đối với kẻ trộm ấy?”

 

  1. 167

 

‘He would have saved his life, Sir. And having done that, what would he not have done?’

‘But would he have done no wrong on account of the pain the man suffered [111] when his hand or foot was cut off?’

“Thưa ngài, người đàn ông ấy là người ban cho mạng sống đến kẻ trộm. Khi mạng sống đã được ban đến gã, thì có điều gì gọi là đã không được làm cho kẻ ấy?”

“Tuy nhiên, về cảm thọ trong việc chặt tay chân của kẻ ấy, không lẽ người ấy không tạo ra điều vô phước nào trong cái cảm thọ ấy?”

 

‘The pain the thief suffered, Sir, was his own fault. But the man who saved his life did him no harm.’

“Thưa ngài, kẻ trộm ấy cảm nhận cảm thọ khổ đau do việc đã làm của mình. Còn người đàn ông, là người ban cho mạng sống, không tạo ra điều vô phước nào cả.”

 

‘Just so, great king, was it in his mercy that the Blessed One admitted Devadatta, with the knowledge that by that his sorrow would be mitigated.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia (nghĩ rằng): ‘Đối với người đã được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta thì khổ đau sẽ trở thành có giới hạn.’

 

  1. Q & A.

‘And Devadatta’s sorrow, O king, was mitigated. For Devadatta at the moment of his death took refuge in Him for the rest of his existences when he said:

Tâu đại vương, và khổ đau của Devadatta trở thành có giới hạn. Tâu đại vương, Devadatta vào thời điểm chết, đã đi đến việc nương nhờ khi còn sống (nói rằng):

 

“In him, who of the best is far the best 1,

The god of gods, the guide of gods and men,

Who see’th all, and bears the hundred marks

Of goodness,–’tis in him I refuge take

Through all the lives that I may have to live.”

‘Với những khúc xương này, với các sanh mạng, tôi đi đến nương nhờ đức Phật, nhân vật cao cả ấy, vị Trời vượt trội các vị Trời, đấng Điều Ngự Trượng Phu, bậc nhìn thấy toàn diện, có đặc điểm của trăm phước báu.’

 

 2’If you divide this Kalpa, O king, into six parts, it was at the end of the first part that Devadatta created schism in the Order. After he has suffered the other five in purgatory he will be released, and will become a Pakkeka-Buddha 3 under the name of Atthissara.’

Tâu đại vương, trong kiếp (trái đất) gồm sáu giai đoạn, thì Devadatta đã chia rẽ hội chúng khi giai đoạn thứ nhất đã trôi qua, sau khi bị nung nấu trong năm giai đoạn còn lại rồi từ đó sẽ được giải thoát, và sẽ trở thành vị Độc Giác Phật tên Aṭṭhissara.

 

‘Great is the gift bestowed, Nâgasena, by the Blessed One on Devadatta. In that the Tathâgata

 

  1. 168

 

has caused him to attain to the state of a Pakkeka-Buddha, what has he not done for him?’

Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn, với hành động như vậy, là có thể hiện trách nhiệm đối với Devadatta?”

“Thưa ngài Nāgasena, đối với Devadatta đức Như Lai là vị ban bố tất cả, là việc đức Như Lai sẽ khiến cho Devadatta đạt được quả vị Độc Giác Phật. Còn có điều gì đã không được làm bởi đức Như Lai đến Devadatta?”

 

‘But in as much as Devadatta, O king, having made a schism in the Order, suffers pain in purgatory, has not therefore the Blessed One done him wrong?’

“Tâu đại vương, vả lại việc Devadatta sau khi chia rẽ hội chúng rồi cảm thọ khổ đau ở địa ngục, tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn do nhân ấy có thể tạo ra điều vô phước nào đó?”

 

‘No, Sir. That is Devadatta’s own fault; and the Blessed One who mitigated his suffering has done him no harm.’

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, Devadatta bị nung nấu ở địa ngục một kiếp do việc đã làm bởi bản thân. Bậc Đạo Sư, là người đã làm cho khổ đau trở thành có giới hạn, không tạo ra điều vô phước nào.”

 

‘Then accept this, O king, to the full as the reason for the Blessed One admitting Devadatta to the Order.

“Tâu đại vương, đại vương hãy chấp nhận lý do này theo ý nghĩa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia.

 

  1. Q & A.

‘Hear another and further reason, O king, for his having done so. [112]

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia.

 

 Suppose in treating a wound full of matter and blood, in whose grievous hollow the weapon which caused it remained, which stank of putrid flesh, and was made worse by the pain that varied with constantly changing symptoms, by variations in temperature, and by the union of the three humours,–windy, bilious, and phlegmatic 1,–an able physician and surgeon were to anoint it with a rough, sharp, bitter, stinging ointment, to the end that the inflammation should be allayed. And when the inflammation had gone down, and the wound had become sweet, suppose he were then to cut into it with a lancet, and burn it with caustic. And when he had cauterised it, suppose he were to prescribe an alkaline wash, and anoint it with some drug to the end that the wound might heal up, and the sick man recover his health–now tell me, O king, would it be out of cruelty that the surgeon thus smeared with ointment, and cut with the lancet, and cauterised

 

  1. 169

 

with the stick of caustic, and administered a salty wash?’

  Tâu đại vương, giống như người thầy thuốc phẫu thuật thiện xảo, trong khi làm êm dịu vết thương bị tác động dữ dội bởi gió, mật, đàm đã tụ hội lại, bởi sự thay đổi của thời tiết, bởi sự chăm nom không đều đặn, bị xông lên mùi hôi thối của tử thi ô uế, có mũi nhọn bên trong tạo thành lỗ hổng, bị ngập đầy máu ứ, đành phải bôi miệng của vết thương bằng loại thuốc sần sùi, xót xa, nhức nhối, đau đớn. Sau khi làm chín muồi (vết thương) bằng cách thức làm cho chín muồi, rồi mổ vết thương đã được đạt đến trạng thái mềm mỏng bằng dao, sau đó đốt nóng bằng cái thanh dẹp, rồi cho chất kiềm và muối vào vết thương ở chỗ đã được đốt nóng, sau đó bôi thuốc để làm lành vết thương nhằm đạt đến trạng thái tốt lành cho người bị bệnh. Tâu đại vương, phải chăng người thầy thuốc phẫu thuật ấy có tâm không tốt nên mới bôi thuốc, mổ ra bằng dao, đốt nóng với cái thanh dẹp, rồi cho chất sát trùng vào vết thương?”

 

‘Certainly not, Sir; it would be with kindness in his heart, and intent on the man’s weal, that he would do all those things.’

“Thưa ngài, không đúng. Người thầy thuốc có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới làm những hành động ấy.”

 

‘And the feelings of pain produced by his efforts to heal–would not the surgeon be guilty of any wrong in respect of them?’

“Vậy thì các cảm thọ khổ đau nào đã sanh lên do hành động việc làm và thuốc men đối với người ấy, do nhân ấy người thầy thuốc phẫu thuật ấy có tạo ra điều vô phước nào không?”

 

‘How so? Acting with kind intent and for the man’s weal, how could he therein incur a wrong? It is of heavenly bliss rather that that kindly surgeon would be worthy.’

“Thưa ngài, người thầy thuốc phẫu thuật có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới làm những hành động ấy. Làm sao người ấy, do nhân ấy, lại có thể tạo ra điều vô phước? Thưa ngài, người thầy thuốc phẫu thuật ấy là người sanh về cõi trời.”

 

‘Just so, great king, was it in his mercy that the Blessed One admitted Devadatta, to the end to release him from pain.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia nhằm thoát khỏi khổ đau.

 

  1. Q & A.

‘Hear another and further reason, O king, why the Blessed One did so. Suppose a man had been pierced by a thorn. And another man with kindly intent and for his good were to cut round the place with another sharp thorn or with a lancet, and the blood flowing the while, were to extract that thorn. Now would it be out of cruelty that he acted so?’

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia. Tâu đại vương, giống như một người nam bị đâm bởi cây gai, rồi một người nam khác có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, mới cắt xung quanh (vết thương) bằng cây gai nhọn hoặc bằng mũi dao, rồi lấy cây gai ấy ra nhờ vào lượng máu đang bị phun ra, tâu đại vương, phải chăng người nam ấy có tâm không tốt nên mới lấy cây gai ấy ra?”

 

‘Certainly not, Sir. For he acted with kindly intent, and for the man’s good. And if he had not done so the man might have died, or might have suffered such pain that he would have been nigh to death.’

“Thưa ngài, không đúng. Người nam ấy có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới lấy cây gai ấy ra. Thưa ngài, nếu người nam ấy không lấy cây gai ấy ra, do điều ấy người kia có thể gánh chịu sự chết hoặc khổ đau gần như chết.”

 

‘Just even so, great king, was it of his mercy that the Tathâgata admitted Devadatta, to the end to release him of his pain. If he had not done so [113] Devadatta would have suffered torment in purgatory through a succession of existences, through hundreds of thousands of Kalpas.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia nhằm thoát khỏi sự khổ đau. Tâu đại vương, nếu đức Thế Tôn không cho Devadatta xuất gia, thì Devadatta có thể bị nung nấu ở địa ngục liên tiếp nhiều đời sống thậm chí trong trăm ngàn koṭi kiếp.”

 

 

  1. 170

 

‘Yes, Nâgasena, the Tathâgata turned Devadatta, who was being carried down with the flood, with his head against the stream; he again pointed out the road to Devadatta when he was lost in the jungle; he gave a firm foothold to Devadatta when he was falling down the precipice: he restored Devadatta to peace when he was swallowed up of desolation. But the reason and the meaning of these things could no one have pointed out, Nâgasena, unless he were wise as you!’

“Thưa ngài Nāgasena, đức Như Lai đã đưa Devadatta, kẻ có sự bị cuốn trôi theo dòng nước, vào Đạo Lộ; đã ban cho Devadatta, kẻ đã bị rơi vào vực thẳm, chỗ đứng; đã đưa Devadatta, kẻ bước đi ở chỗ gập ghềnh, đến nơi bằng phẳng. Thưa ngài Nāgasena, không thể nhìn nhận những nhân tố này và những lý do này bởi người nào khác ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 5 – Q&A – 6.

VESSANTARA’S EARTHQUAKE.

Câu hỏi về hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, the Blessed One said thus:

“There are these eight causes, O Bhikkhus, proximate or remote, for a mighty earthquake 1.” This is an inclusive statement, a statement which leaves no room for anything to be, supplemented, a statement to which no gloss can be added. There can be no ninth reason for an earthquake.

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Này các tỳ khưu, có tám nhân tám duyên này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.’ Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi, không có nhân thứ chín nào khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.

 

If there were, the Blessed One would have mentioned it. It, is because there is no other, that he left it unnoticed. But we find another, and a ninth reason, when we are told that on Vessantara’s giving his mighty largesse the earth shook seven times 2. If, Nâgasena, there are eight causes for an earthquake, then what we hear of the earthquake at Vessantara’s largesse is false. And if that is true, then the statement as to the eight

 

  1. 171

 

causes of earthquakes is false. This double-headed question, too, is subtle, hard to unravel, dark, and profound. It is now put to you. [114] No one of less knowledge can solve it, only one wise as you.’

Thưa ngài Nāgasena, nếu có nhân thứ chín khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, đức Thế Tôn cũng sẽ nói đến nhân ấy. Và thưa ngài Nāgasena, bởi vì không có nhân thứ chín nào khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, vì thế đã không được đức Thế Tôn đề cập đến. Và có nhân thứ chín này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất được thấy là đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara. Thưa ngài Nāgasena, nếu chỉ có tám nhân tám duyên đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, như thế thì lời nói ‘đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara’ là sai trái. Nếu đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, như thế thì lời nói ‘chỉ có tám nhân tám duyên đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, vi tế, khó tháo gỡ, gây tăm tối, và sâu xa. Nó được dành cho ngài. Điều này không thể trả lời bởi người nào khác có trí tuệ nhỏ nhoi, ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy.”

 

  1. Q & A.

‘The Blessed One made the statement you refer to, O king, and yet the earth shook seven times at Vessantara’s largesse. But that was out of season, it was an isolated occurrence, it was not included in the eight usual causes, and was not therefore reckoned as one of them.

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, có tám nhân tám duyên này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.’ Còn đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, tuy nhiên điều ấy là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Vì thế không được tính vào tám nhân.

 

Just, O king, as there are three kinds of well-known rains reckoned in the world-that of the rainy season, that of the winter months, and that of the two months Âsâlha and Sâvana. If, besides these, any other rain falls, that is not reckoned among the usual rains, but is called “a rain out of season.”

Tâu đại vương, giống như ở thế gian chỉ có ba loại mưa được tính là ‘(mưa) thuộc mùa mưa, (mưa) thuộc mùa lạnh, và cơn mưa rào.’ Nếu có cơn mưa khác không thuộc vào ba loại này mà đổ mưa, thì cơn mưa ấy không được tính vào các loại mưa đã được công nhận, và chỉ được xem là ‘cơn mưa sái mùa.’

 

And again, O king, just as there are five hundred rivers which flow down from the Himâlayas, but of these ten only are reckoned in enumerations of rivers–the Ganges, the Jumna, the Akiravatî, the Sarabhû, the Mahî, the Indus, the Sarasvatî, the Vetravatî, the Vîtamsâ, and the Kandabhâgâ–the others not being included in the catalogue because of their intermittent flow of water.

Tâu đại vương, hoặc là giống như năm trăm con sông chảy ra từ núi Hi-mã-lạp. Tâu đại vương, trong số năm trăm con sông ấy, chỉ có mười con sông được tính vào việc tính đếm các con sông, tức là: sông Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī, Sindhu, Sarassatī, Vetravatī, Vitatthā, Candabhāgā. Các con sông còn lại không được tính vào việc tính đếm các con sông. Vì lý do gì? Các con sông ấy không có nước thường xuyên.

 

And again, O king, just as there are a hundred or two of officers under the king, but only six of them are reckoned as officers of state–the commander-in-chief, the prime minister, and the chief judge, and the high treasurer, and the bearer of the sunshade of state, and the state sword-bearer. And why? Because of their royal prerogatives. The rest are not reckoned, they are all called simply officers. [115] Just as in all these cases, great king, the seven times repeated earthquake at the largesse of Vessantara was, as an isolated and extra

 

  1. 172

 

ordinary occurrence, and distinct from the eight usual ones, not reckoned among those eight causes.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như các quan đại thần của đức vua thì cả trăm người, hai trăm người. Trong số những người ấy chỉ có sáu là được tính vào việc tính đếm các quan đại thần, tức là: tướng quân, quan tế tự, quan xử án, quan thủ khố, quan giữ lọng, quan giữ gươm. Chỉ những người này được tính vào việc tính đếm các quan đại thần. Vì lý do gì? Vì trạng thái gắn bó với các phẩm chất của đức vua. Còn tất cả những người còn lại không được tính đếm mà chỉ được xem là ‘quan đại thần.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, điều này là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Việc ấy không được tính vào tám nhân.

 

  1. Q & A.

‘Now have you heard, O king, in the history of our faith of any act of devotion being done so as to receive its recompense even in this present life, the fame of which has reached up to the gods?’

Tâu đại vương, phải chăng có được nghe là trong thời hiện tại nghiệp của những việc làm hướng thượng đã làm ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng là có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những việc này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại?”

 

‘Yes, Lord, I have heard of such. There are seven cases of such actions.’

‘Who were the people who did those things?’

“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe là trong thời hiện tại nghiệp của những việc làm hướng thượng đã làm ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng là có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những việc này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại. Những người ấy là bảy người.”

“Tâu đại vương, là ai và ai vậy?”

 

‘Sumana the garland maker, and Eka-sâtaka the brahman, and Punna the hired servant, and Mallikâ the queen, and the queen known as the mother of Gopâla, and Suppiyâ the devoted woman, and Punnâ the slave-girl. It was these seven who did acts of devotion which bare fruit even in this life, and the fame of which reached even to the gods.’

“Thưa ngài, là ‘người làm tràng hoa Sumana, Bà-la-môn Ekasāṭaka, người làm công Puṇṇa, hoàng hậu Mallikā, hoàng hậu Gopālamātā, cận sự nữ Suppiyā, và nữ tỳ Puṇṇā.’ Bảy người này có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những người này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại.”

‘And have you heard of others, O king, who, even in their human body, mounted up to the blessed abode of the great Thirty-three?’

‘Yes, I have heard, too, of them.’

‘And who were they?’

“Vậy có được nghe những người khác trong thời quá khứ đã đi đến cung trời Đạo Lợi bằng chính thân thể và vóc dáng ấy của con người?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe.”

“Tâu đại vương, là ai và ai vậy?”

 

‘Guttila the musician, and Sâdhîna the king, and king Nimi, and king Mandhâtâ–these four. Long ago was it done, this glorious deed and difficult.’

‘But have you ever heard, O king, of the earth shaking, either now or in the past, and either once or twice or thrice, when a gift had been given?’

‘No, Sir that I have not heard of.’

“Là ‘vị Càn-thát-bà Guttila, đức vua Sādhīna, đức vua Nimī, và đức vua Mandhātā.’ Bốn người này được nghe là đã đi đến cung trời Đạo Lợi bằng thân thể và vóc dáng của con người. Được nghe rằng việc đã làm tốt hoặc đã làm xấu đã được làm lâu lắm rồi.”

“Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây vào thời quá khứ xa xăm hoặc trong thời hiện tại xa xăm đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra?”

“Thưa ngài, không có.”

 

 

‘And I too, O king–though I have received the traditions, and been devoted to study, and to hearing the law, and to learning by heart, and to the acquirements of discipleship, and though I have been ready to learn, and to ask and to answer questions, and to sit at the feet of teachers–I too have never heard

 

  1. 173

 

of such a thing, except only in the case of the splendid gift of Vessantara the glorious king. And between the times of Kassapa the Blessed One, and of the Blessed One the Sâkya sage, there have rolled by hundreds of thousands of years, but in all that period I have heard of no such case.

“Tâu đại vương, tôi đã có sự truyền thừa, sự thành tựu, sự thuộc lòng Kinh điển, sự lắng nghe, sự học tập, năng lực, sự mong mỏi lắng nghe, sự vấn hỏi, sự hầu hạ các vị thầy, tuy nhiên tôi cũng chưa từng được nghe trước đây đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra, ngoại trừ việc bố thí cao quý của vị vua kiệt xuất Vessantara. Tâu đại vương, vào khoảng giữa của hai vị Phật là ‘đức Thế Tôn Kassapa và đức Thế Tôn Sakyamuni,’ nhiều koṭi năm vượt quá cách thức tính đếm đã trôi qua, ngay cả trong khoảng thời gian đó tôi cũng không có nghe là ‘đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra.’  

 

 [116] It is at no common effort, O king, at no ordinary struggle, that the great earth is moved. It is when overborne by the weight of righteousness, overpowered by the burden of the goodness of acts which testify of absolute purity, that, unable to support it, the broad earth quakes and trembles and is moved.

Tâu đại vương, đại địa cầu không rúng động với sự tinh tấn chừng ấy, với sự nỗ lực chừng ấy. Tâu đại vương, bị chồng chất gánh nặng về đức hạnh, bị chồng chất toàn bộ gánh nặng về sự trong sạch, hành động, và đức hạnh, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.

 

Then it is as when a wagon is overladen with a too heavy weight, and the nave and the spokes are split, and the axletree is broken in twain. Then it is as when the heavens, overspread with the waters of the tempest driven by the wind, and overweighted with the burden of the heaped-up rain-clouds, roar and creak and rage at the onset of the whirlwind.

Tâu đại vương, giống như khi chiếc xe tải bị chồng chất vật nặng quá tải thì các ổ trục và các vành bánh xe bung ra, trục xe bị gãy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế bị chồng chất toàn bộ gánh nặng về sự trong sạch, hành động, và đức hạnh, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.

 

Thus was it, great king, that the broad earth, unable to support the unwonted burden of the heaped-up and wide-reaching force of king Vessantara’s largesse, quaked and trembled and was moved.

Tâu đại vương, hoặc là giống như bầu trời bị bao phủ bởi sự chuyển động của gió và nước, bị chồng chất bởi gánh nặng về lượng nước dồi dào, do trạng thái bị đưa đẩy bởi cơn gió mạnh nên gầm rú, gào thét, rống lên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế bị chồng chất gánh nặng lớn lao và dồi dào về năng lực bố thí của đức vua Vessantara, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.

 

For the heart of king Vessantara was not turned in the way of lust, nor of ill-will, nor of dullness, nor of pride, nor of delusion, nor of sin, nor of disputation, nor of discontent, but it was turned mightily to generosity. And thinking: “Let all those who want, and who have not yet come, now arrive! Let all who come receive whate’er they want, and be filled with satisfaction!” it was on giving, ever and without end, that his mind was set. And on these ten conditions of heart, O king, was his mind too fixed–on self-control, and on inward calm, and on

 

  1. 174

 

long-suffering, and on self-restraint, and on temperance, and on voluntary subjugation to meritorious vows, and on freedom from all forms of wrath and cruelty, and on truthfulness, and on purity of heart.

Tâu đại vương, bởi vì tâm của đức vua Vessantara không vận hành do tác động của tham, không vận hành do tác động của sân, không vận hành do tác động của si, không vận hành do tác động của ngã mạn, không vận hành do tác động của tà kiến, không vận hành do tác động của phiền não, không vận hành do tác động của suy tầm, không vận hành do tác động của ganh ghét. Khi ấy, nó vận hành phần nhiều do tác động của sự bố thí: ‘Làm cách nào những người ăn xin chưa đi đến có thể đến gần ta, và những người ăn xin đã đi đến có thể nhận lãnh theo như ý muốn và có thể được hài lòng?’ Sự bố thí là chủ tể, là tâm ý đã được khẳng định một cách thường xuyên, liên tục.

Tâu đại vương, tâm ý của đức vua Vessantara đã được khẳng định một cách thường xuyên, liên tục trong mười trường hợp: ở sự huấn luyện, ở sự bình lặng, ở sự nhẫn nại, ở sự phòng hộ, ở sự thu thúc, ở sự đè nén, ở sự không giận dữ, ở sự không hãm hại, ở sự chân thật, ở sự trong sạch.

 

He had abandoned, O king, all seeking after the satisfaction of his animal lusts, he had overcome all craving after a future life, his strenuous effort was set only towards the higher life.

He had given up, O king, the caring for himself, and devoted himself thenceforth to caring for others alone. His mind was fixed immovably on the thought: “How can I make all beings to be at peace, healthy, and wealthy, and long lived?” [117]

Tâu đại vương, đối với đức vua Vessantara thì sự tầm cầu về dục đã được dứt bỏ, sự tầm cầu về hữu đã được yên lặng, chỉ riêng sự tầm cầu về Phạm hạnh là được đạt đến một cách sốt sắng.

Tâu đại vương, đối với đức vua Vessantara thì sự bảo vệ bản thân đã được dứt bỏ, sự bảo vệ người khác đã được đạt đến một cách sốt sắng: ‘Làm cách nào những chúng sanh này có thể hợp nhất, không tật bệnh, có tài sản, có tuổi thọ dài lâu?’ tâm ý vận hành phần nhiều là như thế.

 

And when, O king, he was giving things away, he gave not for the sake of rebirth in any glorious state, he gave not for the sake of wealth, nor of receiving gifts in return, nor of flattery, nor of long life for himself, nor of high birth, nor of happiness, nor of power, nor of fame, nor of offspring either of daughters or of sons–but it was for the sake of supreme wisdom and of the treasure thereof that he gave gifts so immense, so immeasurable, so unsurpassed. It was when he had attained to that supreme wisdom that he uttered the verse:

 

“Gâli, my son, and the Black Antelope,

My daughter, and my queen, my wife, Maddî,

I gave them all away without a thought–

And ’twas for Buddhahood I did this thing 1.”‘

Tâu đại vương, và trong khi bố thí vật thí ấy, đức vua Vessantara không bố thí vì nhân đạt đến tái sanh, không bố thí vì nhân tài sản, không bố thí vì nhân vật biếu lại, không bố thí vì nhân thu phục, không bố thí vì nhân tuổi thọ, không bố thí vì nhân sắc đẹp, không bố thí vì nhân hạnh phúc, không bố thí vì nhân sức mạnh, không bố thí vì nhân danh vọng, không bố thí vì nhân con trai, không bố thí vì nhân con gái. Khi ấy đức vua đã bố thí vật thí cao quý, không thể đo lường, bao la, vô thượng có hình thức như thế ấy vì lý do của trí Toàn Tri, vì lý do của báu vật là trí Toàn Tri. Và khi đã đạt được bản thể Toàn Tri, đức vua đã nói lên lời kệ này:

‘Chỉ vì lý do là sự Giác Ngộ, ta đã không nghĩ suy trong khi buông bỏ Jāli, con gái Kaṇhājinā, và hoàng hậu Maddī chung thủy.’

 

  1. Q & A.

‘The angry man, O king, did the great king Vessantara conquer by mildness, and the wicked man by goodness, and the covetous by generosity,

 

  1. 175

 

and the speaker of falsehood by truth, and all evil did he overcome by righteousness 1. When he was thus giving away–he who was seeking after righteousness, who had made righteousness his aim–then were the great winds, on which the earth rests below, agitated by the full force of the power of the influence that resulted from his generosity, and little by little, one by one, the great winds began to blow confusedly, and up and down and towards each side the earth swayed, and the mighty trees rooted in the soil 2 began to totter, and masses of cloud were heaped together in the sky, and terrible winds arose laden with dust, and the heavens rushed together, and hurricanes blew with violent blasts, and a great and terrible mighty noise was given forth. And at the raging of those winds, the waters little by little began to move, and at the movement of the waters the great fish and the scaly creatures were disturbed, and the waves began to roll in double breakers, and the beings that dwell in the waters were seized with fear and as the breakers rushed together in pairs the roar of the ocean grew loud, and the spray was lashed into fury, and garlands of foam arose, and the great ocean opened to its depths, and the waters rushed hither and thither, the furious crests of their waves meeting this way and that.

Tâu đại vương, đức vua Vessantara chiến thắng giận dữ bằng không giận dữ, chiến thắng sự xấu xa bằng sự tốt đẹp, chiến thắng keo kiệt bằng bố thí, chiến thắng giả dối bằng chân thật, chiến thắng tất cả bất thiện bằng thiện. Trong khi vị ấy, là người đã tiến bước theo Giáo Pháp, hướng về Giáo Pháp, đang bố thí như vậy, do tính chất bao la của sự tinh tấn và năng lực của việc hoàn thành sự bố thí, có những cơn gió lớn xao động ở phía bên dưới. Chúng thổi qua một cách hoàn toàn rối loạn, chầm chậm từng cơn từng cơn một; chúng sà xuống, bốc lên, xoáy tròn; các cây bị trụi lá đổ xuống, những đám mây dầy đặc di chuyển ở bầu trời, những cơn gió tích lũy đầy bụi trở nên dữ dội, bầu trời bị hạ thấp, các cơn gió thổi cuốn đi ào ạt, âm thanh vô cùng ghê rợn phát ra; khi những cơn gió ấy giận dữ thì nước dao động tăng dần, khi nước bị dao động thì các con cá và rùa bị quấy nhiễu, các đợt sóng từng đôi từng đôi sanh lên, các chúng sanh là loài thủy tộc run sợ, sóng nước gợn tròn từng cặp, tiếng rì rào của sóng phát khởi, bong bóng nước ghê rợn nổi lên, những mảng bọt nước hiện hữu; đại dương nổi dậy, nước chạy khắp tám phương, các dòng nước trôi chảy từ miệng của các dòng nước xuôi ngược.

 

 And the Asuras, and Garulas, and Yakkhas, and Nâgas 3 shook with fear, and thought in their alarm: “What now! How now! is the great ocean being turned upside down? “

 

  1. 176

 

and sought, with terrified hearts, for a way of escape. And as the water on which it rests 1 was troubled and agitated, then the broad earth began to shake, and with it the mountain ranges and the ocean depths, [118] and Sineru began to revolve, and its rocky mountain crest became twisted. And at the trembling of the earth, the serpents, and mungooses, and cats, and jackals, and boars, and deer, and birds became greatly distressed, and the Yakkhas of inferior power wept, while those of greater power were merry.

Các loài A-tu-la, kim-sỉ-điểu, rồng, dạ-xoa bị hoảng hốt: ‘Có thật không, bằng cách nào mà biển cả xoay ngược lại?’ rồi tìm kiếm lối ra đi với tâm hãi sợ; khi bầu nước bị quấy nhiễu, bị khuấy rối, đại địa cầu cùng với núi non luôn cả biển cả rúng động, chóp đá của đỉnh núi Sineru nghiêng ngả trong khi bị xoáy tròn, các loài rắn, chồn, mèo, chó rừng, heo rừng, nai, chim chóc bị hết hồn, các dạ-xoa ít quyền lực khóc lóc, các dạ-xoa nhiều quyền lực cười đùa trong khi đại địa cầu rung động.

 

  1. Q & A.

‘Just, O king, as when a huge and mighty cauldron 2 is placed in an oven full of water, and crowded with grains of rice, then the fire burning beneath heats first of all the cauldron, and when that has become hot the water begins to boil, and as the water boils the grains of rice are heated and dive hither and thither in the water, and a mass of bubbles arises, and a garland of foam is formed.

Tâu đại vương, giống như ngọn lửa đang cháy ở bên dưới cái chảo to lớn vĩ đại được chứa đầy nước, có gạo lổn nhổ, được đặt ở lò lửa, trước tiên (ngọn lửa) đốt nóng cái chảo, khi cái chảo đã được đốt nóng, nó đun nóng nước; khi nước đã được đốt nóng, nó đun nóng gạo; gạo đã được đốt nóng nổi lên, chìm xuống, làm sanh ra bong bóng nước, rồi những mảng bọt nước trồi lên.

 

‘Just so, O king, king Vessantara gave away whatsoever is in the world considered most difficult to bestow, and by reason of the nature of his generosity the great winds beneath were unable to refrain from being agitated throughout, and on the great winds being thrown into confusion the waters were shaken, and on the waters being disturbed the broad earth trembled, and so then the winds and the waters and the earth became all three, as it were, of one accord by the immense and powerful influence that

 

  1. 177

 

resulted from that mighty giving. And there was never another giving, O king, which had such power as that generosity of the great king Vessantara.

Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đức vua Vessantara đã từ bỏ vật khó từ bỏ ở thế gian. Khi vị ấy đang từ bỏ vật khó từ bỏ ấy, do sự hoàn thành từ bản chất của việc bố thí, những cơn gió lớn ở phía bên dưới, trong khi không thể nâng đỡ, đã bị khuấy động. Khi những cơn gió lớn bị khuấy động, nước đã rung động. Khi nước bị rung động, đại địa cầu đã rung động.

Như thế vào khi ấy ‘những cơn gió lớn, nước, và quả địa cầu,’ ba thứ này đã trở thành như là có chung một tâm ý. Do việc hoàn thành của sự bố thí vĩ đại, do năng lực và sự tinh tấn bao la, không có người nào khác có oai lực bố thí như thế này như là oai lực bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara.

 

  1. Q & A.

‘And just, O king, as there are many gems of value found in the earth–the sapphire, and the great sapphire, and the wish-conferring gem, and the cat’s eye, and the flax gem 1, and the Acacia gem 2, and the entrancing gem, and the favourite of the sun 3, and the favourite of the moon 4, and the crystal, and the kaggopakkamaka 5, and the topaz, and the ruby, and the Masâra stone 6–but the glorious gem of the king of kings is acknowledged to be the chief of all these and surpassing all, for the sheen of that jewel, O king, spreads round about for a league on every side 7–just so, O king, of all the gifts that

 

  1. 178

 

have ever been given upon earth, even the greatest and the most unsurpassed, that giving of the good king Vessantara is acknowledged to surpass them all. And it was on the giving of that gift, O king, that the broad earth shook seven times 1.’

Tâu đại vương, giống như các viên ngọc ma-ni nhiều loại được tìm thấy ở trái đất, như là: ngọc xa-phia, ngọc lục, ngọc như ý, ngọc bích, ngọc hoa lanh, ngọc hoa keo, ngọc thu hồn, ngọc nhật lệ, ngọc nguyệt lệ, kim cương, ngọc lân tinh, hoàng ngọc, hồng ngọc, ngọc mắt mèo,’ thì viên ngọc ma-ni của đức Chuyển Luân vượt trội tất cả các viên ngọc này nên được gọi là nhất hạng. Tâu đại vương, viên ngọc ma-ni của đức Chuyển Luân chiếu sáng một do-tuần ở chung quanh, tâu đại vương, tương tợ y như thế bất cứ sự bố thí nào được tìm thấy ở trái đất, dầu là sự bố thí tối thượng không thể sánh bằng, sự bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara vượt trội tất cả các sự bố thí ấy nên được gọi là nhất hạng. Tâu đại vương, khi sự bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara đang được trao ra thì đại địa cầu đã bị rung động bảy lần.” 

 

  1. Q & A.

‘A marvellous thing is it, Nâgasena, of the Buddhas, and a most wonderful, that the Tathâgata even when a Bodisat (in the course of becoming a Buddha) [119] was so unequalled in the world, so mild, so kind, and held before him aims so high, and endeavours so grand. You have made evident, Nâgasena, the might of the Bodisats, a most clear light have you cast upon the perfection of the Conquerors, you have shown how, in the whole world of gods and men, a Tathâgata, as he continues the practice of his noble life, is the highest and the best. Well spoken, venerable Nâgasena. The doctrine of the Conqueror has been exalted, the perfection of the Conqueror has been glorified, the knot of the arguments of the adversaries has been unravelled, the jar of the theories of the opponents has been broken in pieces, the dilemma so profound has been made clear, the jungle has been turned into open country, the children of the Conqueror have received the desire of their hearts 2. It is so, as you say, O best of the leaders of schools, and I accept that which you have said!’

“Thưa ngài Nāgasena, là sự kỳ diệu của chư Phật! Thưa ngài Nāgasena, là sự phi thường của chư Phật! Là việc đức Thế Tôn, trong khi còn là Bồ Tát, với sự nhẫn nại như vậy, với tâm như vậy, với quyết định như vậy, với chủ tâm như vậy, so với thế gian không người sánh bằng. Thưa ngài Nāgasena, sự nỗ lực của các đức Bồ Tát đã được phô bày. Và các pháp toàn hảo của các đấng Chiến Thắng được chiếu sáng còn nhiều hơn thậm chí trong khi các ngài đang thực hành đức hạnh, cho đến bản thể tối thượng của đức Như Lai là được hiển hiện ở thế gian có cả chư Thiên. Thưa ngài Nāgasena, thật tốt đẹp thay Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng đã được tán dương, các pháp toàn hảo của đấng Chiến Thắng đã được tỏa sáng, nút thắt ở học thuyết của các giáo chủ tà giáo đã được cắt đứt, bầu nước về học thuyết của những kẻ khác đã được đập bể, câu hỏi thâm sâu đã được làm rõ, bụi rậm đã được làm không còn bụi rậm, sự giải quyết của các vị con trai của đấng Chiến Thắng đã được tiếp thu đúng đắn. Hỡi vị cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng, xin ngài hãy chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 6 – Q&A – 6.

KING SIVI

 Câu hỏi về sự bố thí mắt của Đức Vua Sivi.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, your people say thus:

“King Sivi gave his eyes to the man who begged them of him, and when he had thus become blind, new eyes were given to him from heaven 2.” This statement is unpalatable 3, it lays its speaker open to rebuke, it is faulty. For it is said in the Sutta: “When the cause has been utterly destroyed, when there is no longer any cause, any basis left, then the divine eye cannot arise 4.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài đã nói như vầy:

‘Các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, khi đức vua đã bị mù thì các thiên nhãn đã được tạo ra lại.’[6] Lời nói này cũng có sự sái quấy, có sự bắt bẻ, có khuyết điểm. Điều đã được nói ở trong Kinh là: ‘Khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng, thì không có sự tạo ra thiên nhãn.’

 

So if he gave his eyes away, the statement that he received new (divine) ones must be false: and if divine eyes arose to him; then the statement that he gave his eyes away must be false. This dilemma too is a double-pointed one, more knotty than a knot, more piercing than an arrow, more confusing than a jungle. It is now put to you. Rouse up in yourself the desire to, accomplish the task that is set to you, to the refutation of the adversaries!’

Thưa ngài Nāgasena, nếu các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, như thế thì lời nói rằng: ‘Các thiên nhãn đã được tạo ra lại’ là sai trái. Nếu các thiên nhãn đã được tạo ra, như thế thì lời nói rằng: ‘Các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, bị thắt lại còn hơn nút thắt, bị xoắn lại còn hơn vật xoắn, bị rối rắm còn hơn bụi rậm, nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy khởi lên ước muốn về việc giải quyết vì sự bắt bẻ của các học thuyết khác.”

 

  1. 180

 

‘King Sivi gave his eyes away, O king. Harbour no doubt on that point. And in stead thereof divine eyes were produced for him. Neither on that point should you harbour doubt.’

“Tâu đại vương, các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin. Đại vương chớ khởi lên sự phân vân về trường hợp ấy. Và các thiên nhãn đã được tạo ra lại. Đại vương cũng chớ này sanh sự phân vân về trường hợp ấy.”

 

‘But then, Nâgasena, can the divine eye arise when the cause of it has been utterly destroyed, when no cause for it, no basis, remains?’

‘Certainly not, O king.’

“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng thì thiên nhãn cũng được tạo ra?”

“Tâu đại vương, không đúng.”

 

‘What then is the reason [120] by which in this case it arose, notwithstanding that its cause had been utterly destroyed, and no cause for it, no basis, remained. Come now. Convince me of the reason of this thing.’

“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy thiên nhãn lại được tạo ra khi nhân đã bị lấy đi, khi không có nhân, khi không có nền tảng? Vậy ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”

  1. Q & A.

‘What then, O king? Is there in the world such a thing as Truth, by the asseveration of which true believers can perform the Act of Truth 1?’

‘Yes, Lord, there is. And by it true believers make the rain to fall, and fire to go out 2, and ward off the effects of poison, and accomplish many other things they want to do.’

“Tâu đại vương, có chăng ở thế gian cái gọi là sự chân thật mà những người có lời nói chân thật về điều ấy tạo ra sự phát nguyện chân thật?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái gọi là sự chân thật ở thế gian. Thưa ngài Nāgasena, những người nói lời chân thật với sự chân thật tạo ra sự phát nguyện chân thật khiến cho trời đổ mưa, khiến cho lửa bị dập tắt, [7] làm tiêu tan chất độc, và còn tạo ra việc có thể làm các loại khác nữa.”

 

‘Then, great king, that fits the case, that meets it on all fours. It was by the power of Truth that those divine eyes were produced for Sivi the king. By the power of the Truth the divine eye arose when no other cause was present, for the Truth itself was, in that case, the cause of its production. Suppose,

 

  1. 181

 

[paragraph continues]

O king, any Siddha (accomplished one 1) on intoning a charm 2, and saying: “Let a mighty rain now fall!” were to bring about a heavy rainfall by the intoning of his charm–would there in that case be any cause for rain accumulated in the sky by which the rain could be brought about?’

‘No, Sir. The charm itself would be the cause.’

Tâu đại vương, như thế thì nó liên quan, nó phù hợp với việc các thiên nhãn đã được tạo ra cho đức vua Sivi là nhờ vào năng lực của sự chân thật. Tâu đại vương, nhờ vào năng lực của sự chân thật mà thiên nhãn đã được tạo ra khi không có nền tảng. Ở đây, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn. Tâu đại vương, giống như những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho cơn mưa lớn hãy đổ xuống,’ cùng với việc đã cầu khấn lời chân thật của những người ấy, cơn mưa lớn đổ xuống. Tâu đại vương, phải chăng có nhân của cơn mưa đã hội tụ lại ở khoảng không mà với nhân ấy cơn mưa lớn đổ xuống?”

“Thưa ngài, không đúng. Trong trường hợp ấy, chính sự chân thật là nhân cho việc đổ xuống của cơn mưa lớn.”

 

‘Just so, great king, in the case put. There would be no ordinary cause. The Truth itself would be sufficient reason for the growth of the divine eye!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ấy không có nhân bình thường. Trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn.”

 

  1. Q & A.

‘Now suppose, O king, a Siddha were to intone a charm, and say: “Now let the mighty blazing, raging mass of fire go back!” and the moment the charm were repeated it were to retreat–would there be any cause laid by which would work that result?’

‘No, Sir. The charm itself would be the cause.’

“Tâu đại vương, hoặc là giống như việc những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho khối lửa lớn đã bộc phát hãy quay trở lại;’ cùng với việc đã cầu khấn lời chân thật của những người ấy, khối lửa lớn đã bộc phát tức thời quay trở lại. Tâu đại vương, phải chăng ở khối lửa lớn đã bộc phát ấy có nhân đã được hội tụ lại, mà do nhân ấy khối lửa lớn đã bộc phát tức thời quay trở lại?”

“Thưa ngài, không đúng. Chính sự chân thật là nền tảng cho việc tức thời quay trở lại của khối lửa lớn đã bốc phát ấy.”

 

‘Just so, great king, would there in our case be no ordinary cause. The power of the Truth would be sufficient cause in itself!’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ấy không có nhân bình thường. Trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn.”

 

  1. Q & A.

‘Now suppose, O king, one of those Siddhas were to intone a charm, [121] and were then to say: “Let this malignant poison become as a healing drug!” and the moment the charm were repeated that would be so–would there be any cause in reserve for that effect to be produced?’

‘Certainly not, Sir. The charm itself would cause the warding off of that malignant poison.’

“Tâu đại vương, hoặc là giống như việc những vị đạo sĩ nào đó cầu khấn lời chân thật rằng: ‘Xin cho chất độc dữ dội trở thành thuốc chữa bệnh.’ Tâu đại vương, phải chăng ở chất độc dữ dội có nền tảng đã hội tụ lại, mà với nền tảng ấy chất độc dữ dội trở thành thuốc chữa bệnh?”

“Thưa ngài, không đúng. Trong trường hợp ấy, chính sự chân thật là nguyên nhân cho việc tức thời tiêu diệt chất độc dữ dội.”

 

‘Just so, great king, without any ordinary cause the Truth itself was, in king Sivi’s case, a sufficient reason for the reproduction of his eyes.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế trong trường hợp này, chính sự chân thật là nền tảng cho việc tạo ra thiên nhãn, không phải nhân bình thường.”  

 

  1. 182

 

  1. Q & A.

‘Now there is no other cause, O king, for the attainment of the four Noble Truths. It is only by means of an Act of Truth that they are attained. In the land of China, O king, there is a king of China, who when he wants to charm the great ocean, performs at intervals of four months a solemn Act of Truth, and then on his royal chariot drawn by lions, he enters a league’s distance into the great ocean. Then in front of the head of his chariot the mighty waves roll back, and when he returns they flow once more over the spot. But could the ocean be so drawn back by the ordinary bodily power of all gods and men combined?’

“Tâu đại vương, không có nền tảng nào khác cho việc thâm nhập bốn Chân Lý Cao Thượng. Bốn Chân Lý Cao Thượng được thâm nhập sau khi đã đặt nền tảng ở sự chân thật. Tâu đại vương, có đức vua Cīna ở khu vực Cīna. Đức vua có ước muốn tiến hành việc cúng tế ở đại dương nên đã thực hiện sự phát nguyện chân thật vào mỗi bốn tháng, rồi cùng với chiếc xe tiến vào trong đại dương một do-tuần. Khối lượng nước vĩ đại đi thụt lùi ở phía trước đầu chiếc xe của đức vua, đến khi đức vua đã vượt qua thì bao trùm lại. Tâu đại vương, phải chăng thế gian có cả chư Thiên và nhân loại, với năng lực của cơ thể bình thường, có thể khiến cho đại dương ấy đi thụt lùi?”

 

‘Sir, even the water in a small tank could not be so made to retire, how much less the waters of the great ocean!’

‘By this know then the force of Truth. There is no place to which it does not reach.’

“Thưa ngài, thế gian có cả chư Thiên và nhân loại, với năng lực của cơ thể bình thường, cũng không thể khiến cho nước ở hồ nước vô cùng nhỏ đi thụt lùi, thì làm gì được đối với nước ở đại dương?”

“Tâu đại vương, cũng vì lý do này mà năng lực của sự chân thật được biết đến như vầy: ‘Không có nơi nào mà sự chân thật không thể đạt đến.’

 

  1. Q & A.

‘When Asoka the righteous ruler, O king, as he stood one day at the city of Pâtaliputta in the midst of the townsfolk and the country people, of his officers and his servants, and his ministers of state, beheld the Ganges river as it rolled along filled up by freshets from the hills, full to the brim and overflowing–that mighty stream five hundred leagues in length, and a league in breadth–he said to his officers: “Is there any one, my good friends, who is able to make this great Ganges flow backwards and up stream?”

Tâu đại vương, đức vua công chính Asoka ở thành phố Pāṭaliputta, được tùy tùng bởi các thị dân, dân chúng, các viên chức, nhân công, binh lính, và các quan đại thần, sau khi nhìn thấy sông Gaṅgā tràn đầy nước mới, ngập bờ, trải rộng có bề dài năm trăm do-tuần, bề ngang một do-tuần, đang trôi chảy, nên đã nói với các quan viên rằng: ‘Này các khanh, có ai có khả năng làm cho sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng không?’

 

‘”Nay, Sire, impossible,” said they.

Các quan viên đã nói rằng: ‘Tâu bệ hạ, là việc khó làm.’

 

‘Now a certain courtesan, Bindumatî by name, was in the crowd there at the river side, [122] and she heard people repeat the question that the king had asked. Then she said to herself: “Here am I, a

 

  1. 183

 

harlot, in this city of Pâtaliputta, by the sale of my body do I gain my livelihood, I follow the meanest of vocations. Let the king behold the power of an Act of Truth performed even by such as I.” And she performed an Act of Truth 1. And that moment the mighty Ganges, roaring and raging, rolled back, up stream, in the sight of all the people!

Có cô kỹ nữ tên Bindumatī đứng ở ngay tại bờ sông Gaṅgā ấy đã nghe rằng: ‘Nghe nói đức vua đã nói như vầy: – Có thể làm cho sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng không?’ Cô ấy đã nói như vầy: ‘Chính thiếp là người kỹ nữ ở thành phố lớn Pāṭaliputta, có cuộc sống nhờ vào sắc đẹp, là cách sinh nhai tồi tệ nhất. Mong rằng đức vua hãy chứng kiến sự phát nguyện chân thật của thiếp.’ Rồi cô ấy đã thực hiện sự phát nguyện chân thật. Vào giây phút của sự phát nguyện chân thật của cô ấy, con sông Gaṅgā vĩ đại ấy, trong lúc gầm lên tiếng rì rào, đã chảy ngược dòng cho đám đông người chứng kiến.

 

‘Then when the king heard the din and the noise of the movement of the waves of the whirlpools of the mighty Ganges, amazed, and struck with awe and wonder, he said to his officers: “How is this, that the great Ganges is flowing backwards?”

Khi ấy, nghe được tiếng ầm ĩ tạo ra bởi tốc độ của sóng nước bị xoáy tròn, đức vua đã có sự ngạc nhiên được sanh lên do điều kỳ diệu phi thường, nên đã nói với các quan viên rằng: ‘Này các khanh, do người nào mà con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng?’ ‘Tâu đại vương, cô kỹ nữ Bindumatī sau khi nghe lời nói của đại vương đã thực hiện sự phát nguyện chân thật. Do sự phát nguyện chân thật của cô ấy mà con sông Gaṅgā chảy về phía thượng nguồn.’

 

‘And they told him what had happened. Then filled with emotion the king went himself in haste and asked the courtesan: “Is it true what they say, that it is by your Act of Truth that this Ganges has been forced to flow backwards?”

‘”Yes, Sire,” said she.

Khi ấy, có tâm bị chấn động, đức vua đã đích thân đi đến vô cùng vội vã và đã hỏi cô kỹ nữ ấy rằng: ‘Này cô gái, nghe nói do sự phát nguyện chân thật của cô mà con sông Gaṅgā này chảy ngược dòng, có đúng không vậy?’ ‘Tâu bệ hạ, đúng vậy.’

 

‘And the king asked: “How have you such power in the matter? Or who is it who takes your words to heart (and carries them out)? By what authority is it that you, insignificant as you are 2, have been able to make this mighty river flow backwards?”

‘And she replied: “It is by the power of Truth, great king.”

Đức vua đã nói rắng: ‘Cô có năng lực gì về việc ấy? Ai mà tin lời nói của cô, nếu không bị điên khùng? Do năng lực gì mà cô đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng?’ Cô ấy đã nói rằng: ‘Tâu đại vương, do năng lực của sự chân thật mà thiếp đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng.’

 

‘But the king said: “How can that power be in you–you, a woman of wicked and loose life,

 

  1. 184

 

devoid of virtue, under no restraint 1, sinful, who have overstepped all limits, and are full of transgression, and live on the plunder of fools? “

‘”It is true, O king, what you say.

Đức vua đã nói rắng: ‘Năng lực của sự chân thật gì có ở nơi cô, khi cô là kẻ trộm, hạng người vô lại, không trong sạch, lường gạt, độc ác, bóc lột những kẻ mê muội?’ ‘Tâu đại vương, sự thật thì thiếp là người như thế ấy.  

 

That is just the kind of creature I am. But even in such a one as I so great is the power of the Act of Truth that I could turn the whole world of gods and men upside down by it.”

Tâu đại vương, nếu năng lực của sự chân thật có ở nơi thiếp, thì với điều ấy, trong khi mong muốn, thiếp cũng có thể xoay chuyển thế gian có cả chư Thiên.’

 

‘Then the king said: “What is this Act of Truth? Come now, let me hear about it.”

Đức vua đã nói rắng: ‘Vậy thì sự phát nguyện chân thật ấy là điều gì?’ ‘Vậy thì xin đại vương hãy lắng nghe thiếp.

‘”Whosoever, O king, gives me gold–be he a noble or a Brahman or a tradesman or a servant–I regard them all alike. When I see he is a noble I make no distinction in his favour. If I know him to be a slave I despise him not. Free alike from fawning and from dislike do I do service to him who has bought me. This, your Majesty, is the basis of the Act of Truth by the force of which I turned the Ganges back.”

Tâu đại vương, người nào dầu là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hoặc thương buôn, hay nô lệ, hoặc là bất cứ ai ban cho thiếp của cải, thì thiếp phục vụ những người ấy đều bình đẳng. Là ‘Sát-đế-lỵ’ không có gì đặc biệt. Là ‘nô lệ’ không có gì khinh chê. Thiếp hầu hạ người có của cải, thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu bệ hạ, điều ấy là sự phát nguyện chân thật của thiếp, nhờ nó mà thiếp đã làm cho con sông Gaṅgā vĩ đại này chảy ngược dòng.’

 

  1. Q & A.

‘Thus, O king, is it that there is nothing which those who are stedfast to the truth may not enjoy. And so king Sivi gave his eyes away to him who begged them of him, [123] and he received eyes from heaven, and that happened by his Act of Truth. But what is said in the Sutta that when the eye of flesh is destroyed, and the cause of it, the basis of it, is removed, then can no divine eye arise, that is only said of the eye, the insight that arises out of contemplation. And thus, O king, should you take it.’

Tâu đại vương, những người đứng vững ở sự chân thật cũng như thế, không có bất cứ ý nghĩa nào mà họ không biết. Tâu đại vương, các con mắt đã được đức vua Sivi bố thí đến kẻ cầu xin, và các thiên nhãn đã được tạo ra lại. Và điều ấy là do sự phát nguyện chân thật. Điều đã được nói ở trong Kinh là: ‘Khi nhục nhãn đã bị hư hoại, khi không có nhân, khi không có nền tảng, thì không có sự tạo ra của thiên nhãn,’ điều ấy được nói liên quan đến con mắt có vật liệu là sự tu tập. Tâu đại vương, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế.”

 

‘Well said, Nâgasena! You have admirably

 

  1. 185

 

solved the dilemma I put to you; you have rightly explained the point in which I tried to prove you wrong; you have thoroughly overcome the adversary. The thing is so, and I accept it thus 1.’

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Câu hỏi đã khéo được tháo gỡ, sự bắt bẻ đã khéo được giải thích, các học thuyết khác đã khéo được nghiền nát. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 7 – Q&A – 10.

THE DILEMMA AS TO CONCEPTION.

Câu hỏi về sự nhập vào bào thai.

(In Vietnamese version only).

(Chỉ có bản phiên dịch Việt ngữ)

 

  1. This dilemma goes into details which can be best consulted in the Pâli.

       Đi vào chi tiết song đề này có thể thảo luận tốt nhất với ngôn ngữ Pali.

 

  1. Q & A.

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố. Ở đây, người mẹ và người cha kết hợp với nhau, người mẹ có kinh nguyệt, và chúng sanh đi đầu thai đã sẵn sàng. Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố này.’

Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi, đây là lời nói xứng đáng, đã được nói (bởi đức Thế Tôn) sau khi ngồi xuống ở giữa chư Thiên và nhân loại. Và việc nhập vào bào thai này được hội tụ bởi hai yếu tố đã được nhìn thấy: ‘Vào thời kỳ kinh nguyệt của nữ đạo sĩ Pārikā, lỗ rún của nàng đã bị chạm vào bởi ngón tay cái bên phải của đạo sĩ Dukūla, do việc chạm vào lỗ rún ấy của vị ấy mà đứa bé trai Sāma được sanh ra.[8] Vào thời kỳ kinh nguyệt của cô gái Bà-la-môn, lỗ rún của nàng cũng đã bị chạm vào bởi ngón tay cái bên phải của vị ẩn sĩ Mātaṅga, do việc chạm vào lỗ rún ấy của vị ấy mà thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya được sanh ra.’[9] 

 

Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố’ là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, vô cùng sâu xa, vô cùng khôn khéo, là lãnh vực dành cho những bậc có sự giác ngộ. Nó được dành cho ngài. Xin ngài hãy chặt đứt sự phân vân. Xin ngài hãy nắm giữ ngọn đèn cao quý của trí tuệ.”

 

  1. Q & A.

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Này các tỳ khưu, sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố. Ở đây, người mẹ và người cha kết hợp với nhau, người mẹ có kinh nguyệt, và chúng sanh đi đầu thai đã sẵn sàng. Sự nhập vào bào thai được hội tụ bởi ba yếu tố như vậy.’ Và có điều đã được nói là: ‘Bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya, cả hai người ấy được sanh ra do sự chạm vào lỗ rún.’”

 

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì câu hỏi khéo được giải quyết bằng lý lẽ nào, xin ngài giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ ấy.”

 

  1. Q & A.

“Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây là thanh niên Saṃkicca, đạo sĩ Isisiṅga, [10] và trưởng lão Kumārakassapa, những người ấy được sanh ra do việc này?”

 

“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe. Việc sanh ra của những người ấy được loan truyền. Hai con nai cái, nhằm vào thời kinh nguyệt, đã đi đến chỗ tiểu tiện của hai vị đạo sĩ rồi uống nước tiểu có lẫn tinh dịch của họ, do tinh dịch ở nước tiểu ấy mà thanh niên Saṃkicca và đạo sĩ Isisiṅga được sanh ra. Trưởng lão Udāyi đã đi đến chỗ ngụ của tỳ khưu ni, trong lúc suy tưởng đến chỗ kín của vị tỳ khưu ni với tâm ái luyến, đã bị xuất ra tinh dịch ở y ca-sa. Khi ấy, đại đức Udāyi đã bảo vị tỳ khưu ni ấy điều này: ‘Này sư tỷ, hãy đi và đem lại nước. Tôi sẽ giặt y nội.’ – ‘Thưa ngài, hãy đưa đây. Chính tôi sẽ giặt.’ Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy, đang ở vào thời kinh nguyệt, đã dùng miệng nuốt vào một phần tinh dịch ấy, còn một phần đã đưa vào chỗ kín.[11] Do việc ấy, trưởng lão Kumārakassapa đã được sanh ra.’ Và người ta đã nói về điều ấy như vậy.”

 

“Tâu đại vương, vậy ngài có tin vào lời nói ấy không?”

 

“Thưa ngài, có chứ. Chúng tôi chấp nhận lý do trong trường hợp ấy là vững chãi, vì lý do ấy chúng tôi tin rằng: ‘Họ đã được sanh ra bởi lý do ấy.’”

 

“Tâu đại vương, ở đây điều gì là lý do?”

 

“Thưa ngài, phải chăng khi hạt giống được gieo vào mảnh đất ẩm đã được chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ nhanh chóng nẩy mầm?”

 

“Tâu đại vương, đúng vậy.”

 

“Thưa ngài, tương tợ y như thế vị tỳ khưu ni ấy, khi đang có kinh nguyệt, khi noãn sào đã được thành lập, khi máu kinh có sức chảy đã ngưng lại, khi điều kiện đã được xác định, cô ấy đã nhận lấy tinh dịch ấy rồi đưa vào ở chỗ noãn sào ấy. Vì thế, bào thai đã thành tựu cho cô ấy. Chúng tôi ghi nhận lý do như vậy đối với việc sanh ra của những người ấy.”

 

 “Tâu đại vương, điều ấy là như vậy. Theo đó, tôi chấp nhận là do sự xâm nhập vào tử cung mà bào thai được hình thành. Tâu đại vương, phải chăng ngài chấp nhận là có sự nhập vào bào thai của trưởng lão Kumārakassapa?”

 

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

“Tâu đại vương, lành thay! Đại vương đã đi theo đường lối của tôi. Mặc dầu chỉ theo một cách thức trong khi nói về việc nhập vào bào thai, đại vương cũng sẽ đi theo sự thuyết phục của tôi. Giờ đến hai con nai cái đã đạt được bào thai sau khi uống nước tiểu, đối với chúng thì đại vương có tin về sự nhập vào bào thai không?”

 

“Thưa ngài, có chứ. Bất cứ vật gì được ăn, được uống, được nhai, được liếm, thì tất cả trôi xuống noãn sào, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Thưa ngài Nāgasena, giống như bất cứ cái gì gọi là dòng nước chảy, tất cả đều chảy xuôi về đại dương, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế bất cứ vật gì được ăn, được uống, được nhai, được liếm, thì tất cả đều trôi xuống noãn sào, rồi đạt đến sự phát triển ở nơi đã đi đến. Vì lý do ấy, trẫm tin về sự nhập vào bào thai cũng do vật đã được đưa vào miệng.”

 

“Tâu đại vương, lành thay! Đại vương đã đi theo đường lối của tôi một cách vững chắc hơn. Cũng do việc uống vào miệng mà có sự hội tụ của hai trường hợp. Tâu đại vương, phải chăng đại vương chấp nhận là có sự nhập vào bào thai của Saṃkicca, của đạo sĩ Isisiṅga, và của trưởng lão Kumārakassapa?”

 

“Thưa ngài, đúng vậy. Đã được hội tụ thì trôi xuống.”

 

  1. Q & A.

“Tâu đại vương, bé trai Sāma và thanh niên Bà-la-môn Maṇḍavya đều có chung một tính chất, được xếp vào ba sự hội tụ theo trường hợp đầu tiên. Tôi sẽ nói về lý do của trường hợp này. Tâu đại vương, đạo sĩ Dukūla và nữ đạo sĩ Pārikā, cả hai người ấy đã có sự cư ngụ ở trong rừng, có khuynh hướng viễn ly, là những người theo đuổi mục đích tối thượng, do quyền năng của sự khổ hạnh họ đã hâm nóng cho đến thế giới Phạm Thiên. Khi ấy, Thiên chủ Sakka ngày đêm đi đến phục vụ cho họ. Trong khi quan tâm đến họ bằng tâm từ được thể hiện với sự kính trong, Thiên chủ Sakka đã nhìn thấy sự hư hoại thị giác của cả hai người họ vào thời vị lai xa xăm, sau khi nhìn thấy đã nói với họ rằng: ‘Này hai vị, hãy thực hiện cho trẫm một việc. Tốt thay, hai vị hãy sanh ra một người con trai. Nó sẽ là người phục vụ và đỡ đần cho hai vị.’ ‘Này Kosiya, thôi đi! Chớ có lời nói như vậy.’ Họ đã không chấp nhận lời nói ấy của vị ấy. Là người có lòng bi mẫn, có sự mong mỏi điều lợi ích, Thiên chủ Sakka đã nói với họ như thế đến lần thứ nhì, đến lần thứ ba rằng: ‘Này hai vị, hãy thực hiện cho trẫm một việc. Tốt thay, hai vị hãy sanh ra một người con trai. Nó sẽ là người phục vụ và đỡ đần cho hai vị.’ Đến lần thứ ba, họ đã nói rằng: ‘Này Kosiya, thôi đi! Ngài chớ ràng buộc chúng tôi vào việc không có lợi ích. Thân này sẽ không tan rã cho đến khi nào? Thân này có sự tan rã là pháp tự nhiên, hãy để nó tan rã. Cho dầu trái đất đang bị tan rã, cho dầu đỉnh núi đang rơi xuống, cho dầu bầu trời đang bị nứt ra, cho dầu mặt trăng mặt trời đang sụp xuống, chúng tôi cũng không bao giờ hòa nhập với các pháp thế tục. Ngài chớ đến gần đối mặt với chúng tôi. Chúng tôi nghĩ ngài là hạng làm điều không có lợi ích; điều ấy là sự tin chắc khi ngài đi đến gần.’ 

 

Do đó, trong khi không đạt được tâm ý của họ, Thiên chủ Sakka đã thể hiện sự kính trọng, chắp tay lên, thỉnh cầu lần nữa: ‘Nếu hai vị không nỗ lực để thực hiện lời nói của trẫm, vậy thì lúc nào nữ đạo sĩ là đến thời kỳ, có kinh nguyệt, khi ấy thưa đạo sĩ, ông có thể chạm vào lỗ rún bằng ngón tay cái bên phải, do việc ấy nàng ấy sẽ mang thai. Chính điều ấy là sự đã được hội tụ của việc nhập vào bào thai.’ ‘Này Kosiya, tôi có thể thực hiện điều ấy. Chỉ chừng ấy thì sự khổ hạnh của chúng tôi sẽ không bị đổ vỡ. Hãy là như thế.’ Họ đã chấp nhận.

 

Hơn nữa, vào thời điểm ấy, ở cõi Trời có vị Thiên tử có thiện căn dồi dào, có tuổi thọ đã cạn kiệt, đã đạt đến sự chấm dứt tuổi thọ, có khả năng hạ sanh theo như ước muốn, thậm chí vào gia tộc của đức Chuyển Luân. Khi ấy, Thiên chủ Sakka đã đi đến gặp vị Thiên tử ấy và nói như vầy: ‘Thưa ngài, hãy đến, là ngày vô cùng rạng rỡ cho ngài. Việc thành công có ý nghĩa đã đến, là việc trẫm đã đi đến phục vụ cho ngài, ngài sẽ có chốn cư ngụ ở nơi đáng yêu, sẽ có sự tái sanh ở gia tộc thích hợp, sẽ có sự được nuôi dưỡng bởi cha mẹ tốt lành, hãy đến, hãy làm theo lời nói của trẫm.’ Rồi đã chắp tay ở đỉnh đầu thỉnh cầu đến lần thứ nhì, thỉnh cầu đến lần thứ ba. Do đó, vị Thiên tử ấy đã nói như vầy: ‘Thưa ngài, gia tộc nào mà ngài liên tục ca tụng lập đi lập lại?’ ‘Là đạo sĩ Dukūla và nữ đạo sĩ Pārikā.’ Lắng nghe lời nói của vị ấy, vị Thiên tử đã hoan hỷ chấp nhận: ‘Thưa ngài, tốt lắm! Vậy hãy theo ước muốn của ngài. Thưa ngài, tôi đang mong ước có thể sanh ra ở chủng loại đã được mong mỏi. Vậy tôi được sanh ra ở chủng loại nào: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hay hóa sanh?’ ‘Thưa ngài, ngài được sanh ra theo lối thai sanh.’

 

  1. Q & A.

Khi ấy, Thiên chủ Sakka, sau khi tính đếm ngày thọ sanh, đã thông báo cho đạo sĩ Dukūla rằng: ‘Vào ngày ấy, nữ đạo sĩ sẽ đến thời kỳ, có kinh nguyệt, thưa ngài, khi ấy ngài nên chạm vào lỗ rún bằng ngón tay cái bên phải.’ Tâu đại vương, vào ngày ấy nữ đạo sĩ đã đến thời kỳ, có kinh nguyệt, và vị Thiên tử đã đi đến, đã hiện diện ở nơi ấy. Và vị đạo sĩ đã chạm vào lỗ rún của vị nữ đạo sĩ bằng ngón tay cái bên phải. Như thế, các việc ấy đã là ba sự hội tụ. Do việc chạm vào lỗ rún, ái luyến đã sanh khởi ở người nữ đạo sĩ. Hơn nữa, ái luyến ấy của cô ta là do việc chạm vào lỗ rún. Xin đại vương chớ nghĩ rằng việc chạm vào lỗ rún ấy chính là sự hư hỏng. Cười giỡn cũng là sự hội tụ. Ngợi khen cũng là sự hội tụ. Chú tâm cũng là sự hội tụ. Do sự sanh khởi của ái luyến đã được tạo ra trước đó, do sự chạm vào mà sự hội tụ được sanh lên. Do sự hội tụ mà có sự nhập thai.

 

  1. Q & A.

Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai do sự chạm vào thì cũng không ở vào trường hợp hư hỏng. Tâu đại vương, giống như ngọn lửa đang cháy xua đi sự lạnh cho người đã đến gần mặc dầu không có sự chạm vào. Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự nhập vào bào thai do sự chạm vào thì cũng không ở vào trường hợp hư hỏng. Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh là do bốn tác động: Do tác động của nghiệp, do tác động của nguồn gốc, do tác động của chủng loại, do tác động của sự thỉnh cầu. Hơn nữa, tất cả chúng sanh này có sự tạo thành do nghiệp, có sự sanh lên do nghiệp. 

 

Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nghiệp nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, các chúng sanh có thiện căn dồi dào sanh lên theo như ước muốn ở gia tộc Sát-đế-lỵ giàu có, hoặc ở gia tộc Bà-la-môn giàu có, hoặc ở gia tộc người tại gia giàu có, hoặc ở giữa chư Thiên, hoặc từ nguồn gốc noãn sanh, hoặc từ nguồn gốc thai sanh, hoặc từ nguồn gốc thấp sanh, hoặc từ nguồn gốc hóa sanh. Tâu đại vương, giống như người nam có tài sản lớn, có của cải lớn, có dồi dào vàng bạc, dồi dào vật sở hữu dự phòng, có dồi dào tài sản và ngũ cốc, có dồi dào thân quyến và phe nhóm, sau khi cho ra tài sản đến hai ba lần rồi mua theo như ước muốn bất cứ vật gì được mong mỏi bởi tâm, hoặc là tớ gái, hay tớ trai, hoặc là ruộng, vườn, làng mạc, thị trấn, hay là xứ sở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế các chúng sanh có thiện căn dồi dào sanh lên theo như ước muốn ở gia tộc Sát-đế-lỵ giàu có, hoặc ở gia tộc Bà-la-môn giàu có, hoặc ở gia tộc người tại gia giàu có, hoặc ở giữa chư Thiên, hoặc từ nguồn gốc noãn sanh, hoặc từ nguồn gốc thai sanh, hoặc từ nguồn gốc thấp sanh, hoặc từ nguồn gốc hóa sanh. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nghiệp nghĩa là như vậy.

 

  1. Q & A.

Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nguồn gốc nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, đối với giống gà mái thì có sự nhập vào bào thai do cơn gió, đối với loài hạc thì có sự nhập vào bào thai do cơn mưa. Thậm chí toàn bộ chư Thiên không nằm trong bào thai cũng là chúng sanh. Đối với các hạng ấy thì có sự nhập vào bào thai bằng nhiều cách thức khác nhau. Tâu đại vương, giống như những con người đi lại trên trái đất theo nhiều cách thức khác nhau, một số trùm kín phía trước, một số trùm kín phía sau, một số thì lõa thể, một số thì cạo đầu mang vải màu trắng, một số thì buộc tràng hoa, một số thì cạo đầu mặc y ca-sa, một số thì mặc y ca-sa cột búi tóc, một số thì bện tóc mang y bằng vỏ cây, một số thì mặc da thú, một số quấn các sợi dây. Tất cả những con người này đi lại trên trái đất theo nhiều cách thức khác nhau. Tâu đại vương, tương tợ y như thế chúng sanh chính là tất cả các hạng ấy. Đối với các hạng ấy thì có sự nhập vào bào thai bằng nhiều cách thức khác nhau. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của nguồn gốc nghĩa là như vậy.

 

  1. Q & A.

Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của chủng loại nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, chủng loại nghĩa là có bốn chủng loại: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. Ở đây nếu chúng sanh đi đầu thai từ bất cứ nơi đâu đi đến rồi sanh lên ở chủng loại noãn sanh, trong trường hợp ấy nó là hạng noãn sanh. — (như trên) — ở chủng loại thai sanh — (như trên) — ở chủng loại thấp sanh — (như trên) — sanh lên ở chủng loại hóa sanh, trong trường hợp ấy nó là hạng hóa sanh. Các chúng sanh như thế ấy hiện hữu trong các chủng loại ấy. Tâu đại vương, giống như các con thú hay loài có cánh nào đó đi đến núi Hi-mã-lạp hoặc núi Sineru, tất cả bọn chúng lìa bỏ màu sắc của mình và trở thành màu sắc vàng chói. Tâu đại vương, tương tợ y như thế chúng sanh đi đầu thai nào đó từ bất cứ nơi đâu đi đến rồi nhập vào nguồn gốc noãn sanh thì lìa bỏ vóc dáng thuộc về bản chất và trở thành hạng noãn sanh. — (như trên) — nhập vào nguồn gốc thai sanh — (như trên) — thấp sanh — (như trên) — hóa sanh thì lìa bỏ vóc dáng thuộc về bản chất và trở thành hạng hóa sanh. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của chủng loại nghĩa là như vậy.

 

  1. Q & A.

Tâu đại vương, sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của của sự thỉnh cầu nghĩa là thế nào? Tâu đại vương, ở đây có gia tộc không có con trai, có nhiều của cải thừa tự, có đức tin, tịnh tín, có giới hạnh, có tư cách tốt đẹp, sống theo hạnh khắc khổ, và có vị Thiên tử có thiện căn dồi dào và đến thời tử vong. Khi ấy, Thiên chủ Sakka vì lòng thương tưởng đến gia tộc ấy đã thỉnh cầu vị Thiên tử ấy rằng: ‘Thưa ngài, xin ngài hãy ngự đến tử cung của người vợ chánh ở gia tộc kia.’ Do nguyên nhân thỉnh cầu của vị ấy, vị Thiên tử ngự đến gia tộc ấy. Tâu đại vương, giống như những người có lòng mong mỏi phước báu sau khi thỉnh cầu vị Sa-môn xứng đáng được phát tâm, thì đi về nhà (nghĩ rằng): ‘Vị này sau khi đến sẽ là nguồn an lạc cho toàn bộ gia tộc.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế Thiên chủ Sakka sau khi thỉnh cầu vị Thiên tử ấy thì đi đến gia tộc ấy. Sự nhập vào bào thai của chúng sanh do tác động của sự thỉnh cầu nghĩa là như vậy.

 

  1. Q & A.

Tâu đại vương, cậu bé trai Sāma được Thiên chủ Sakka thỉnh cầu đã nhập bào tử cung của nữ đạo sĩ Pārikā. Mẹ và cha là người có giới hạnh, có tư cách tốt đẹp. Người thỉnh cầu là Sakka. Cậu bé trai Sāma được sanh ra do tâm nguyện của ba người. Tâu đại vương, ở đây có người nam rành rẽ cách thức gieo hạt giống ở thửa ruộng ẩm được cày kỹ lưỡng. Trong khi hạt giống ấy đang được ngăn ngừa tai họa, phải chăng có thể có tai họa nào đó cho sự phát triển của nó?”

 

“Thưa ngài, không thể. Hạt giống không bị hãm hại thì có thể tăng trưởng nhanh chóng.”

 

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cậu bé trai Sāma, được thoát khỏi các tai họa đã khởi lên, đã được sanh ra do tâm nguyện của ba người. Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây có xứ sở rộng lớn, giàu có, thịnh vượng, có dân cư, đã bị tiêu diệt hoàn toàn bởi tâm khởi sân của các vị ẩn sĩ?”

 

“Thưa ngài, đúng vậy. Điều được nghe là ở trái đất khu rừng Daṇḍaka, khu rừng Mejjha, khu rừng Kāliṅga, khu rừng Mātaṅga, tất cả các khu rừng ấy đã trở thành không còn là rừng, có trạng thái không phải là rừng, và toàn bộ các xứ sở này cũng đã đi đến hoại diệt bởi tâm khởi sân của các vị ẩn sĩ.”

 

“Tâu đại vương, nếu các xứ sở vô cùng giàu có bị tiêu diệt bởi tâm khởi sân của những vị ấy, phải chăng có sự an lạc nào đó có thể sanh lên bởi sự hoan hỷ ở tâm của các vị ấy?”

 

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy cậu bé trai Sāma đã được sanh ra do sự hoan hỷ ở tâm của ba hạng có năng lực là: được tạo ra bởi hai vị ẩn sĩ, được tạo ra bởi vị Thiên nhân, được tạo ra do phước báu.”

 

“Tâu đại vương, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế. Tâu đại vương, được thỉnh cầu bởi Thiên chủ Sakka, ba vị Thiên tử này đã sanh lên ở gia tộc. Ba vị nào? Cậu bé trai Sāma, (vương tử) Mahāpanāda,[12] và đức vua Kusa.[13] Cả ba người này đều là các đức Bồ Tát.” 

 

“Thưa ngài Nāgasena, sự nhập vào bào thai đã đã khéo được giải thích. Lý do đã được giảng giải rõ ràng. Ánh sáng đã được tạo ra ở nơi tăm tối. Cục rối đã được tháo gỡ. Học thuyết của những kẻ khác không còn chói sáng. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 8 – Q&A – 6.

THE DURATION OF THE FAITH.

Câu hỏi về sự biến mất của Chánh Pháp.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One:

“But now the good law, Ânanda, will only stand fast for five hundred years 2.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’

 

But on the other hand the Blessed One declared, just before

 

  1. 186

 

his death, in response to the question put by Subhadda the recluse: “But if in this system the brethren live the perfect life, then the world would not be bereft of Arahats 1.”

Và thêm nữa, vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, được hỏi bởi du sĩ ngoại đạo Subhadda, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’

 

This last phrase is absolute, inclusive; it cannot be explained away. If the first of these statements be correct, the second is misleading, if the second be right the first must be false. [131]

Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi. Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán’ là sai trái. Nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm’ cũng là sai trái.

 

This too is a double-pointed question, more confused than the jungle, more powerful than a strong man, more knotty than a knot. It is now put to you. Show the extent of the power of your knowledge, like a leviathan in the midst of the sea.’

Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, bị rối rắm còn hơn bụi rậm, mạnh mẽ hơn người lực sĩ, bị thắt lại còn hơn nút thắt, nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy phô bày sự triển khai về năng lực trí tuệ của ngài như là con kình ngư di chuyển ở giữa biển khơi.”

 

  1. Q & A.

‘The Blessed One, O king, did make both those statements you have quoted.

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’ Và vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, có lời đã được nói cho du sĩ ngoại đạo Subhadda rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’

 

But they are different one from the other both in the spirit and in the letter. The one deals with the limit of the duration of the doctrine 2, the other with the practice of a religious life–two things widely distinct, as far removed one from the other as the zenith is from the surface of the earth, as heaven is from purgatory, as good is from evil, and as pleasure is from pain. But though that be so, yet lest your enquiry should be vain, I will expound the matter further in its essential connection.’

Tâu đại vương, hơn nữa lời nói ấy của đức Thế Tôn là có ý nghĩa khác nhau và có văn tự khác nhau. Điều này là giới hạn của Giáo Pháp, điều kia là sự làm sáng tỏ về việc thực hành. Cả hai điều ấy là cách biệt xa vời với nhau. Tâu đại vương, giống như bầu không gian là cách biệt xa vời với trái đất, địa ngục là cách biệt xa vời với cõi trời, thiện là cách biệt xa vời với bất thiện, lạc là cách biệt xa vời với khổ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế cả hai điều ấy là cách biệt xa vời với nhau. Tâu đại vương, tuy nhiên chớ làm cho câu hỏi của đại vương là vô bổ. Tôi sẽ so sánh và giảng giải cho đại vương về phần cốt yếu.

 

  1. Q & A.

‘When the Blessed One said that the good law 3 would only endure for five hundred years, he said so declaring the time of its destruction, limiting the remainder of its existence. For he said: “The good law, Ânanda, would endure for a thousand years if no women had been admitted to the

 

  1. 187

 

[paragraph continues]

Order. But now, Ânanda, it will only last five hundred years.” But in so saying, O king, did the Blessed One either foretell the disappearance of the good law, or throw blame on the clear understanding thereof?’

‘Certainly not, Sir.’

Điều mà đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm,’ trong khi làm sáng tỏ sự hoại diệt ấy Ngài đã xác định phần còn lại rằng: ‘Này Ānanda, Chánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm nếu các tỳ khưu ni không xuất gia. Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’ Tâu đại vương, đức Thế Tôn trong khi nói như vậy phải chăng Ngài nói về sự biến mất của Chánh Pháp hay là Ngài bác bỏ về sự lãnh hội?”

“Thưa ngài, không phải vậy.”  

 

‘Just so. It was a declaration of injury done, an announcement of the limit of what remained. As when a man whose income had been diminished might announce publicly, making sure of what remained: “So much property have I lost; so much is still left”–[132] so did the Blessed One make known to gods and men what remained when he announced what had been lost by saying: “The good law will now, Ânanda, endure for five hundred years.”

“Tâu đại vương, trong khi công bố về việc bị tiêu hoại, trong khi làm sáng tỏ, Ngài đã xác định phần còn lại. Tâu đại vương, giống như người bị phá sản, sau khi nắm chắc phần còn lại, có thể làm sáng tỏ đối với dân chúng rằng: ‘Phần hàng hóa của tôi bị mất mát là chừng này, đây là phần còn lại.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, trong khi làm sáng tỏ việc bị tiêu hoại, đã thuyết giảng cho chư Thiên và nhân loại rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’

 

In so saying he was fixing a limit to religion. But when in speaking to Subhadda, and by way of proclaiming who were the true Samanas, he said: “But if, in this system, the brethren live the perfect life, then the world would not be bereft of Arahats”–in so saying he was declaring in what religion consisted.

Tâu đại vương, tuy nhiên điều đã được nói bởi đức Thế Tôn rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm;’ điều ấy là giới hạn của Giáo Pháp. Còn điều mà vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, trong lúc công bố cho các vị Sa-môn, Ngài đã nói cho du sĩ ngoại đạo Subhadda rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán;’ điều ấy là sự làm sáng tỏ về việc thực hành.

 

You have confounded the limitation of a thing with the statement of what it is. But if you like I will tell you what the real connection between the two is. Listen carefully, and attend trustfully to what I say.’

Hơn nữa, đại vương đã khiến cho sự giới hạn và sự làm sáng tỏ trở thành có chung điều cốt yếu. Nếu đại vương có sự mong muốn, tôi sẽ thuyết giảng. Xin đại vương hãy chăm chú lắng nghe, hãy chú ý với tâm không bị xao lãng.

 

  1. Q & A.

‘Suppose, O king, there were a reservoir quite full of fresh cool water, overflowing at the brim, but limited in size and with an embankment running all round it. Now if, when the water had not abated in that tank, a mighty cloud were to rain down rain continually, and in addition, on to the water already in it, would the amount of water in the tank decrease or come to an end?’

Tâu đại vương, ở đây có hồ nước tràn đầy nước mới, trong khi sẽ tràn bờ thì đã được giới hạn lại, đã được làm con đê bao quanh, khi nước ở chính cái hồ ấy chưa bị tháo cạn, có đám mây lớn ở phía trên tuần tự đổ mưa liên tục. Tâu đại vương, phải chăng nước ở hồ nước ấy có thể đi đến sự cạn kiệt, đi đến sự tháo cạn?”

 

  1. 188

 

‘Certainly not, Sir.’

‘But why not, O king?’

‘Because of the continual downpour of the rain.’

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì sự liên tục của cơn mưa.”

 

‘Just so, O king, is the glorious reservoir of the good law of the teaching of the Conqueror ever full of the clear fresh cool water of the practice of duty and virtue and morality and purity of life, and continues overflowing all limits even to the very highest heaven of heavens. And if the children of the Buddha rain down into it continuously, and in addition, the rainfall of still further practice of duty and virtue and morality and purity of life, then will it endure for long, and the world will not be bereft of Arahats. This was the meaning of the Master’s words when he said: “But if, Subhadda, in this system the brethren continue in perfectness of life, then will the world not be bereft of Arahats.”‘

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cái hồ nước Chánh Pháp cao quý trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, được tràn đầy nước mới không ô nhiễm là tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành, là vượt lên trên, vượt qua khỏi cảnh giới tột cùng của hiện hữu, và tồn tại. Nếu những người con trai của đức Phật trong Giáo Pháp này có thể liên lục, có thể đổ xuống tuần tự cơn mưa từ đám mây tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành, như thế hồ nước Chánh Pháp cao quý trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán. Liên quan đến ý nghĩa này là điều đã được đức Thế Tôn nói đến rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’

 

  1. Q & A.

‘Now suppose again, O king, that people were to continually supply a mighty fiery furnace with dried cow-dung, and dry sticks, and dry leaves–would that fire go out?’

[133] ‘No indeed, Sir. Rather would it blaze more fiercely, and burn more brightly.’

Tâu đại vương, hơn nữa ở đây trong khi đống lửa lớn đang rực cháy, người ta tuần tự đem lại các thứ cỏ, củi, phân bò khô. Tâu đại vương, phải chăng khối lửa ấy có thể nguội tắt?”

“Thưa ngài, không đúng. Khối lửa ấy có thể rực cháy hơn nữa, có thể tỏa sáng còn nhiều hơn nữa.”

 

‘Just so, O king, does the glorious teaching of the Conqueror blaze and shine over the ten thousand world systems by the practice of duty and virtue and morality and purity of life.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng rực cháy, tỏa sáng ở mười ngàn thế giới với tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành. 

 

And if, O king, in addition to that, the children of the Buddha, devoting themselves to the five 1 kinds of spiritual exertion, continue zealous in effort–if cultivating a longing for the threefold discipline, they train themselves therein–

 

  1. 189

 

if without ceasing they carry out to the full the conduct that is right, and absolutely avoid all that is wrong, and practise righteousness of life–then will this glorious doctrine of the Conqueror stand more and more stedfast as the years roll on, and the world will not be bereft of Arahats. It was in reference to this, O king, that the Master spake when he said: “But if, Subhadda, in this system the brethren continue in perfectness of life, then will the world not be bereft of Arahats.”‘

Tâu đại vương, nếu những người con trai của đức Phật được hội đủ năm chi phần của sự nỗ lực, thường xuyên không bị xao lãng, có thể nỗ lực còn hơn thế nữa, có thể học tập với lòng ước muốn đã được sanh khởi về Tam Học, có thể làm đầy đủ một cách trọn vẹn về sự thực hành và sự kiêng cữ về giới, như thế Giáo Pháp cao quý này của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài còn hơn thế nữa, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán. Liên quan đến ý nghĩa này là điều đã được đức Thế Tôn nói đến rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’

 

  1. Q & A.

‘Again, O king, suppose people were to continually polish with fine soft red powder a stainless mirror that was already bright and shining, well polished, smooth, and glossy, would dirt and dust and mud arise on its surface?’

‘No indeed,–Sir. Rather would it become to a certainty even more stainless than before.’

Tâu đại vương, hơn nữa ở đây họ có thể đánh bóng tuần tự tấm gương trơn láng, bằng phẳng, khéo được đánh bóng, có ánh sáng, hoàn toàn trong sáng, bằng bột phấn đỏ trơn và mịn. Tâu đại vương, phải chăng vết bẩn, bùn, bụi bặm có thể hiện lên ở tấm gương ấy?”

“Thưa ngài, không đúng. Ngược lại, nó còn trở nên trong sáng hơn nữa.”

 

‘Just so, O king, is the glorious doctrine of the Conqueror stainless by nature, and altogether free from the dust and dirt of evil. And if the children of the Buddha cleanse it by the virtue arising from the shaking off, the eradication of evil, from the practice of duty and virtue and morality and purity of life, then will this glorious doctrine endure for long, and the world will not be bereft of Arahats.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng, tự nhiên vốn không có vết nhơ, đã xa lìa hẳn vết nhơ và bụi bặm phiền não. Nếu những người con trai của đức Phật có thể nhẫn nại thực hành Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng với tánh hạnh, giới đức, phận sự, sự thực hành, sự giảm thiểu, và hạnh từ khước, như thế Giáo Pháp cao quý này của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán;

It was in reference to this that the Blessed One spake when he said: “But if, Subhadda, in this system the brethren continue in righteousness of life, then will not the world be bereft of Arahats.” For the teaching of the Master, O king, has its root in conduct, has conduct as its essence, and stands fast so long as conduct does not decline 1.’

Điều đã được đức Thế Tôn nói rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán’ là có liên quan đến ý nghĩa này. Tâu đại vương, Giáo Pháp của bậc Đạo Sư có căn bản là sự thực hành, có cốt lõi là sự thực hành, còn tồn tại khi nào sự thực hành chưa bị biến mất.”

 

  1. 190

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, when you speak of the disappearance of the good law, what do you mean by its disappearance?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều ngài nói là: ‘Sự biến mất của Chánh Pháp,’ sự biến mất của Chánh Pháp ấy là gì?”

 

‘There are three modes of the disappearance, O king, of a system of doctrine. And what are the three? The decline of attainment to an intellectual grasp of it, the decline of conduct in accordance with it, and the decline of its outward form 1. [134]

“Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp. Ba điều gì? Sự biến mất của việc chứng đắc, sự biến mất của việc thực hành, sự biến mất của tướng mạo.

 

When the attainment of it ceases, then even the man who conducts himself aright in it has no clear understanding of it. By the decline of conduct the promulgation of the rules of discipline ceases, only the outward form of the religion remains. When the outward form has ceased, the succession of the tradition is cut off. These are the three forms of the disappearance of a system of doctrine.’

Tâu đại vương, khi việc chứng đắc bị biến mất, thì ngay cả đối với những người thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp. Khi việc thực hành bị biến mất, thì điều học và sự quy định bị biến mất, chỉ còn tướng mạo tồn tại. Khi tướng mạo bị biến mất, thì có sự đứt đoạn của truyền thống. Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp.”

 

‘You have well explained, venerable Nâgasena, this dilemma so profound, and have made it plain. You have loosed the knot; you have destroyed the arguments of the adversary, broken them in pieces, proved them wrong–you, O best of the leaders of schools!’

“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thâm sâu đã khéo được giảng giải, đã được làm rõ, nút thắt đã được mở ra, lời tuyên thuyết của ngoại đạo đã bị hư hoại, đã bị đổ vỡ, đã được làm cho không còn hào quang, ngài đã tiến đến vị thế cao quý nhất trong số các vị có đồ chúng.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 9 – Q&A – 4.

THE BUDDHA’S SINLESSNESS.

Câu hỏi về việc cắt đức pháp bất thiện.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, had the Blessed One, when he became a Buddha, burnt out all evil in himself, or was there still some evil remaining in him?’

“Thưa ngài Nāgasena, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, hay là đã đạt đến bản thể Toàn Tri khi pháp bất thiện còn dư sót.”

 

  1. 191

 

‘He had burnt out all evil. There was none left.’

‘But how, Sir? Did not the Tathâgata get hurt in his body?’

‘Yes, O king. At Râgagaha a splinter of rock pierced his foot 1, and once he suffered from dysentery 2, and once when the humours of his body were disturbed a purge was administered to him 3, and once when he was troubled with wind the Elder who waited on him (that is Ânanda) gave him hot water 4.’

“Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện. Không có pháp bất thiện còn dư sót ở đức Thế Tôn.”

“Thưa ngài, phải chăng các thọ khổ trước đây đã khởi lên ở cơ thể của đức Như Lai?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Ở Rājagaha, bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi, khi cơ thể bị tiết ra chất dơ Jīvaka đã cho sử dụng liều thuốc xổ, khi cơn bệnh gió phát khởi vị trưởng lão thị giả đã tìm kiếm nước nóng.”

 

‘Then, Sir, if the Tathâgata, on his becoming a Buddha, has destroyed all evil in himself–this other statement that his foot was pierced by a splinter, that he had dysentery, and so on, must be false. But if they are true, then he cannot have been free from evil, for there is no pain without Karma. All pain has its root in Karma, it is on account of Karma that suffering arises 5. This double-headed dilemma is put to you, and you have to solve it.’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, như thế thì lời nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi’ là sai trái. Nếu bàn chân của đức Như Lai đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi, như thế thì lời nói: ‘Đức Như Lai đã đạt đến bản thể Toàn Tri sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện’ cũng là sai trái. Thưa ngài, không có cảm thọ tách rời khỏi nghiệp, tất cả cảm thọ ấy có gốc rễ ở nghiệp, được cảm nhận chỉ do nghiệp. Câu hỏi này có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

 

  1. Q & A.

‘No, O king. It is not all suffering that has its root in Karma. There are eight causes by which sufferings arise, by which many beings suffer pain. And what are the eight? Superabundance of wind, [135] and of bile, and of phlegm, the union of these humours, variations in temperature, the avoiding of

 

  1. 192

 

dissimilarities, external agency, and Karma. From each of these there are some sufferings that arise, and these are the eight causes by which many beings suffer pain. And therein whosoever maintains that it is Karma that injures beings, and besides it there is no other reason for pain, his proposition is false.’

“Tâu đại vương, không hẳn tất cả cảm thọ ấy có gốc rễ ở nghiệp. Tâu đại vương, các cảm thọ sanh lên do tám lý do, do các lý do ấy chúng sanh phàm phu cảm nhận các thọ. Do tám lý do nào? Tâu đại vương, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là gió; tâu đại vương —(như trên)— có nguồn sanh khởi là mật; tâu đại vương —(như trên)— có nguồn sanh khởi là đàm; tâu đại vương —(như trên)— có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm); tâu đại vương —(như trên)— do sự thay đổi của mùa tiết; tâu đại vương —(như trên)— do sự sinh hoạt không đều đặn; tâu đại vương —(như trên)— có liên quan đến việc ra sức; tâu đại vương một số cảm thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp. Tâu đại vương, do tám lý do này chúng sanh phàm phu cảm nhận các thọ. Ở đây, những chúng sanh nào nói rằng: ‘Nghiệp đày đọa các chúng sanh,’ những người ấy phủ nhận lý do. Lời nói ấy của những người ấy là sai trái.

 

‘But, Sir, all the other seven kinds of pain have each of them also Karma as its origin, for they are all produced by Karma.’

“Thưa ngài Nāgasena, việc có liên quan đến gió, việc có liên quan đến mật, việc có liên quan đến đàm, việc có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm), việc do sự thay đổi của mùa tiết, việc do sự sinh hoạt không đều đặn, việc có liên quan đến việc ra sức, tất cả các việc ấy có nguồn sanh khởi cũng ở nghiệp, tất cả các việc ấy tạo thành cũng do nghiệp.”

 

‘If, O king, all diseases were really derived from Karma then there would be no characteristic marks by which they could be distinguished one from the other. When the wind is disturbed, it is so in one or other of ten ways–by cold, or by heat, or by hunger, or by thirst, or by over eating, or by standing too long, or by over exertion, or by walking too fast, or by medical treatment, or as the result of Karma. Of these ten, nine do not act in a past life or in a future life, but in one’s present existence. Therefore it is not right to say that all pain is due to Karma.

“Tâu đại vương, nếu tất cả các bệnh tật ấy có nguồn sanh khởi chỉ là nghiệp, thì chúng không có các đặc điểm để phân loại. Tâu đại vương, gió trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo mười cách: do lạnh, do nóng, do đói, do khát, do ăn quá độ, đo đứng, do tinh tấn, do chạy, do việc ra sức, do quả thành tựu của nghiệp. Trong số đó, có chín cách sanh lên không ở quá khứ, không ở vị lai, mà ở bản thể hiện tại. Vì thế, không nên nói rằng: ‘Tất cả các thọ có sự tạo thành do nghiệp.’ 

When the bile, O king, is deranged it is so in one or other of three ways–by cold, or by heat, or by improper food. When the phlegm is disturbed it is so by cold, or by heat, or by food and drink. When either of these three humours are disturbed or mixed, it brings about its own special, distinctive pain. Then there are the special pains arising from variations in temperature, avoidance of dissimilarities, and external agency 1. And there is the act that has Karma as its fruit, and the pain so brought about arising from the act done. So what

 

  1. 193

 

arises as the fruit of Karma is much less than that which arises from other causes. And the ignorant go too far [136] when they say that every pain is produced as the fruit of Karma. No one without a Buddha’s insight can fix the extent of the action of Karma.’

Tâu đại vương, mật trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo ba cách: do lạnh, do nóng, do vật thực không đều. Tâu đại vương, đàm trong khi bị rối loạn thì bị rối loạn theo ba cách: do lạnh, do nóng, do thức ăn thức uống. Tâu đại vương, cái nào là gió, cái nào là mật, cái nào là đàm, sau khi bị rối loạn do các sự rối loạn bởi chúng, sau khi có sự trộn lẫn thì kéo theo thọ của từng cái một. Tâu đại vương, thọ do sự thay đổi của mùa tiết sanh lên do sự thay đổi của mùa tiết, thọ do sự sinh hoạt không đều đặn sanh lên do sự sinh hoạt không đều đặn. Tâu đại vương, thọ có liên quan đến việc ra sức thì có cái do hành động, có cái do quả thành tựu của nghiệp. Thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp sanh lên do nghiệp đã làm trước đây. Tâu đại vương, như thế do quả thành tựu của nghiệp thì ít, phần còn lại thì nhiều hơn. Ở đây, những kẻ ngu vượt quá (khi cho rằng): ‘Tất cả đều do quả thành tựu của nghiệp;’ thiếu đi trí tuệ của đức Phật không thể thực hiện việc xác định đối với nghiệp ấy.

 

  1. Q & A.

‘Now when the Blessed One’s foot was torn by a splinter of rock, the pain that followed was not produced by any other of the eight causes I have mentioned, but only by external agency. For Devadatta, O king, had harboured hatred against the Tathâgata during a succession of hundreds of thousands of births 1. It was in his hatred that he seized hold of a mighty mass of rock, and pushed it over with the hope that it would fall upon his head. But two other rocks came together, and intercepted it before it had reached the Tathâgata; and by the force of their impact a splinter was torn off, and fell upon the Blessed One’s foot, and made it bleed. Now this pain must have been produced in the Blessed One either as the result of his own Karma, or of some one else’s act. For beyond these two there can be no other kind of pain.

Tâu đại vương, hơn nữa việc bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, cảm thọ ấy không có nguồn sanh khởi là gió, không có nguồn sanh khởi là mật, không có nguồn sanh khởi là đàm, không có liên quan đến sự tụ hội (của gió, mật, đàm), không do sự thay đổi của mùa tiết, không do sự sinh hoạt không đều đặn, không do quả thành tựu của nghiệp, chỉ có liên quan đến việc ra sức. Tâu đại vương, bởi vì Devadatta đã buộc oan trái với đức Như Lai nhiều trăm ngàn kiếp sống. Do sự oan trái ấy, kẻ ấy đã cầm lấy hòn đá to nặng rồi buông ra (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ làm cho rơi ở đỉnh đầu.’ Khi ấy, có hai tảng đá khác đã tiến đến hứng chịu hòn đá ấy khi còn chưa chạm vào đức Như Lai. Do sự va chạm của chúng, có miểng đá bị bể đã rơi vào bàn chân của đức Thế Tôn và làm chảy máu. Tâu đại vương, thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy.

 

It is as when a seed does not germinate–that must be due either to the badness of the soil, or to a defect in the seed. Or it is as when food is not digested–that must be due either to a defect in the stomach, or to the badness of the food.’

Tâu đại vương, giống như hạt giống không nẩy mầm hoặc là do tính chất tồi tệ của thửa ruộng, hoặc là do tính chất tồi tệ của hạt giống. Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy. Tâu đại vương, hoặc là giống như vật thực trở nên lổn cổn hoặc là do tính chất tồi tệ của bao tử, hoặc là do tính chất tồi tệ của thức ăn.

 

  1. Q & A.

‘But although the Blessed One never suffered pain which was the result of his own Karma, or brought about the avoidance of dissimilarity 2, yet

 

  1. 194

 

he suffered pain from each of the other six causes. And by the pain he could suffer it was not possible to deprive him of life. There come to this body of ours, O king, compounded of the four elements 1, sensations desirable and the reverse, pleasant and unpleasant. Suppose, O king, a clod of earth were to be thrown into the air, and to fall again on to the ground. Would it be in consequence of any act it had previously done that it would so fall?’

Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy thọ ấy nảy sanh đến đức Thế Tôn hoặc là do quả thành tựu của nghiệp hoặc là do hành động; không có thọ khác ở trên việc ấy.

Tâu đại vương, hơn nữa đối với đức Thế Tôn không có thọ do quả thành tựu của nghiệp, không có thọ do sự sinh hoạt không đều đặn. Đối với đức Thế Tôn, thọ sanh lên do các nguồn sanh khởi còn lại. Hơn nữa, không thể đoạt lấy mạng sống đức Thế Tôn bởi thọ ấy. Tâu đại vương, các thọ được ưa thích hay không được ưa thích, tốt hay xấu, rơi xuống ở thân tứ đại này. Tâu đại vương, ở đây cục đất được ném lên không trung thì rơi xuống đại địa cầu. Tâu đại vương, phải chăng cục đất ấy rơi xuống đại địa cầu do nghiệp đã làm trước đây?”

 

 

‘No, Sir. There is no reason in the broad earth by which it could experience the result of an act either good or evil. It would be by reason of a present cause [137] independent of Karma that the clod would fall to earth again.’

‘Well, O king, the Tathâgata should be regarded as the broad earth. And as the clod would fall on it irrespective of any act done by it, so also was it irrespective of any act done by him that that splinter of rock fell upon his foot.’

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, không có nhân ấy ở đại địa cầu, mà do nhân ấy đại địa cầu nhận chịu quả thành tựu thiện hay bất thiện. Thưa ngài, cục đất ấy rơi xuống đại địa cầu do nhân hiện tại không có liên quan đến nghiệp.”

“Tâu đại vương, đại địa cầu là như thế nào thì đức Như Lai nên được xem xét như vậy. Giống như cục đất rơi xuống đại địa cầu không do nghiệp đã làm trước đây, tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với đức Như Lai miểng đá ấy đã rơi xuống ở bàn chân không do nghiệp đã làm trước đây.

 

  1. Q & A.

‘Again, O king, men tear up and plough the earth. But is that a result of any act previously done?’

‘Certainly not, Sir.’

Tâu đại vương, vả lại ở đây con người cắt xẻ và đào xới đại địa cầu, tâu đại vương, phải chăng con người cắt xẻ và đào xới đại địa cầu do nghiệp đã làm trước đây?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘Just so with the falling of that splinter. And the dysentery which attacked him was in the same way the result of no previous act, it arose from the union of the three humours. And whatsoever bodily disease fell upon him that had its origin, not in Karma, but in one or other of the six causes referred to. For it has been said, O king, by the Blessed One, by him who is above all gods, in the glorious collection called the Samyutta Nikâya in

 

  1. 195

 

the prose Sutta, called after Moliya Sîvaka:

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế ấy miểng đá nào đã rơi xuống ở bàn chân của đức Thế Tôn, miểng đá ấy đã rơi xuống ở bàn chân của đức Thế Tôn không do nghiệp đã làm trước đây. Tâu đại vương, còn cơn bệnh xuất huyết đã phát khởi đến đức Thế Tôn, cơn bệnh ấy đã phát khởi không do nghiệp đã làm trước đây, nó đã phát khởi có liên quan đến chính sự tụ hội (của gió, mật, đàm). Tâu đại vương, mọi cơn bệnh thuộc về thân đã phát khởi ở đức Thế Tôn, chúng đã không sanh ra do nghiệp, mà đã được sanh ra từ nguồn sanh khởi nào đó trong số sáu nguồn sanh khởi. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở lời giải thích cho Moliyasīvaka ở đoạn Varalañchaka (Dấu Ấn Cao Quý) thuộc Saṃyuttanikāya (Tương Ưng Bộ) rằng:

 

“There are certain pains which arise in the world, Sîvaka, from bilious humour. And you ought to know for a certainty which those are, for it is a matter of common knowledge in the world which they are. But those Samanas and Brahmans, Sîvaka, who are of the opinion and proclaim the view that whatsoever pleasure, or pain, or indifferent sensation, any man experiences, is always due to a previous act–they go beyond certainty, they go beyond knowledge, and therein do I say they are wrong. And so also of those pains which arise from the phlegmatic humour, or from the windy humour, or from the union of the three, or from variation in temperature, or from avoidance of dissimilarity, [138] or from external action, or as the result of Karma. In each case you should know for a certainty which those are, for it is a matter of common knowledge which they are. But those Samanas or Brahmans who are of the opinion or the view that whatsoever pleasure, or pain, or indifferent sensation, any man may experience, that is always due to a previous act–they go beyond certainty, they go beyond common knowledge. And therein do I say they are wrong.”

‘Này Sīvaka, ở đây, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, tự bản thân nên biết về điều này là một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, ngay cả đối với thế gian điều này cũng được chấp nhận là sự thật rằng một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là mật. Này Sīvaka, về điều này những Sa-môn, Bà-la-môn nào có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: ‘Bất cứ điều gì mà người nam này cảm giác được, là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc, tất cả điều ấy có nhân là việc đã làm trong quá khứ,’ họ vượt quá điều đã được tự mình biết, họ vượt quá điều đã được chấp nhận là sự thật ở thế gian. Vì thế, Ta nói rằng: ‘Điều sai trái thuộc về các Sa-môn, Bà-la-môn ấy.’ Này Sīvaka, ở đây, một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là đàm. Này Sīvaka — (như trên) — có nguồn sanh khởi là gió. Này Sīvaka — (như trên) — có nguồn sanh khởi là sự tụ hội (của gió, mật, đàm). Này Sīvaka — (như trên) — do sự thay đổi của mùa tiết. Này Sīvaka — (như trên) — do sự sinh hoạt không đều đặn. Này Sīvaka — (như trên) — có liên quan đến việc ra sức. Này Sīvaka một số cảm thọ sanh lên do quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka tự bản thân nên biết về điều này là một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka, ngay cả đối với thế gian điều này cũng được chấp nhận là sự thật rằng một số cảm thọ sanh lên có nguồn sanh khởi là quả thành tựu của nghiệp. Này Sīvaka, về điều này những Sa-môn, Bà-la-môn nào có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: ‘Bất cứ điều gì mà người nam này cảm giác được, là lạc, hay là khổ, hay là không khổ không lạc, tất cả điều ấy có nhân là việc đã làm trong quá khứ,’ họ vượt quá điều đã được tự mình biết, họ vượt quá điều đã được chấp nhận là sự thật ở thế gian. Vì thế, Ta nói rằng: ‘Điều sai trái thuộc về các Sa-môn, Bà-la-môn ấy.’  

 

So, O king, it is not all pain that is the result of Karma. And you should accept as a fact that when the Blessed One became a Buddha he had burnt out all evil from within him.’

‘Very good, Nâgasena! It is so; and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, như thế không hẳn tất cả các thọ sanh ra do quả thành tựu của nghiệp. Tâu đại vương, sau khi thiêu đốt tất cả pháp bất thiện, đức Thế Tôn đã đạt đến bản thể Toàn Tri, xin đại vương hãy ghi nhớ điều này như thế.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 10 – Q&A – 3.

ON THE ADVANTAGES OF MEDITATION.

Câu hỏi về tính chất không việc gì cần làm thêm nữa.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, your people say that everything which a Tathâgata has to accomplish that had the Blessed One already carried out when he sat at the foot of the Tree of Wisdom 2. There was then nothing that he had yet to do, nothing that he had to add to what he had already done.

“Thưa ngài Nāgasena, ngài đã nói rằng: ‘Bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm.’

 

But then there is also talk of his having immediately afterwards remained plunged for three months in ecstatic contemplation 3. If the first statement be correct, then the second must be false. And if the second be right, then the first must be wrong. There is no need of any contemplation to him who has already accomplished his task. It is the man who still has something left to do, who has to think about it. [139]

Và ba tháng thiền tịnh này được ghi nhận. Thưa ngài Nāgasena, nếu bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm, như thế thì lời nói ‘ba tháng thiền tịnh’ là sai trái. Nếu có ba tháng thiền tịnh, như thế thì lời nói ‘bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề’ cũng là sai trái. Không có thiền tịnh đối với người có việc cần phải làm đã được làm xong, thiền tịnh là chỉ riêng đối với người có việc cần phải làm.

 

It is the sick man who has need of medicine, not the healthy; the hungry man who has need of food, not the man whose hunger is quenched. This too is a double-headed dilemma, and you have to solve it!’

Giống như chỉ riêng đối với người bị bệnh thì có việc cần phải làm với thuốc men, còn đối với người không bị bệnh thì có việc gì với thuốc men? Chỉ riêng đối với người đói thì có việc cần phải làm với thức ăn, còn đối với người không đói thì có việc gì với thức ăn? Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế không có thiền tịnh đối với người có việc cần phải làm đã được làm xong, thiền tịnh là chỉ riêng đối với người có việc cần phải làm. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh. Nó được dành cho ngài, nên được giải quyết bởi ngài.”

 

  1. Q & A.

‘Both statements, O king, are true. Contemplation

 

  1. 197

 

has many virtues. All the Tathâgatas attained, in contemplation, to Buddhahood, and practised it in the recollection of its good qualities. And they did so in the same way as a man who had received high office from a king would, in the recollection of its advantages, of the prosperity he enjoyed by means of it, remain constantly in attendance on that king–in the same way as a man who, having been afflicted and pained with a dire disease, and having recovered his health by the use of medicine, would use the same medicine again and again, calling to mind its virtue.’

“Tâu đại vương, bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm, và đức Như Lai có thiền tịnh ba tháng. Tâu đại vương, thiền tịnh quả là có nhiều công đức. Tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh. Tâu đại vương, giống như người nam đã nhận được ân huệ, đã đạt được của cải nhờ vào sự thân cận đức vua. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, gã liên tục đi đến phục vụ đức vua. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh.  

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam bị nhiễm bệnh, khổ sở, có bệnh trầm trọng, sau khi đến gặp người thầy thuốc thì thành tựu sự an vui. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, gã thường xuyên đi đến gặp người thầy thuốc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh.

 

  1. Q & A.

‘And there are, O king, these twenty and eight good qualities of meditation in the perception of which the Tathâgatas devoted themselves to it. And which are they? Meditation preserves him who meditates, it gives him long life, and endows him with power, it cleanses him from faults, it removes from him any bad reputation giving him a good name, it destroys discontent in him filling him with content, it releases him from all fear endowing him with confidence, it removes sloth far from him filling him with zeal, it takes away lust and ill-will and dullness, it puts an end to pride, it breaks down all doubt, it makes his heart to be at peace, it softens his mind, [140] it makes him glad, it makes him grave, it gains him much advantage, it makes him worthy of reverence, it fills him with joy, it fills him with delight, it shows him the transitory nature of all compounded things, it puts an end to rebirth, it obtains for him all the benefits of renunciation. These, O king, are the twenty and eight virtues of meditation on the perception of which the Tathâgatas devote themselves to it. But it is because

 

  1. 198

 

the Tathâgatas, O king, long for the enjoyment of the bliss of attainment, of the joy of the tranquil state of Nirvâna, that they devote themselves to meditation, with their minds fixed on the end they aim at.

Tâu đại vương, hơn nữa đây là hai mươi tám đức tính của thiền tịnh. Trong khi thấy rõ những đức tính này, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh. Hai mươi tám đức tính gì? Tâu đại vương, ở đây thiền tịnh hộ trì bản thân người đang thiền tịnh, làm tăng trưởng tuổi thọ, ban cho sức mạnh, lấp lại tội lỗi, loại trừ điều tai tiếng, đem lại danh tiếng, xua đi sự không hứng thú, cung cấp sự hứng thú, loại trừ sự sợ hãi, làm sanh lên sự tự tin, loại trừ sự lười biếng, tạo ra sự tinh tấn, loại trừ sự tham đắm, loại trừ sự sân hận, loại trừ sự si mê, tiêu diệt sự ngã mạn, phá vỡ sự suy tư, làm cho tâm chuyên nhất, làm cho tâm được trong sáng, sanh ra sự tươi vui, tạo sự kính trọng, làm cho đạt được sự lợi ích, tạo sự cung kính, khiến cho thành tựu hỷ, tạo sự hân hoan, làm cho thấy được bản thể của các sự tạo tác, diệt trừ sự nối liền với việc tái sanh, ban cho toàn bộ Sa-môn hạnh. Tâu đại vương, đây là hai mươi tám đức tính của thiền tịnh. Trong khi thấy rõ những đức tính này, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh. Tâu đại vương, hơn nữa với ý muốn tận hưởng sự an tịnh, an lạc, sự hứng thú trong việc chứng đạt, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh với ý định dứt khoát.

 

  1. Q & A.

‘And there are four, reasons for which the Tathâgatas, O king, devote themselves to meditation. And what are the four? That they may dwell at ease, O king–and on account of the abundance of the advantages of meditation, advantages without drawback–and on account of its being the road to all noble things without exception-and because it has been praised and lauded and exalted and magnified by all the Buddhas. These are the reasons for which the Tathâgatas devote themselves to it. So it is not, great king, because they have anything left to do, or anything to add to what they have already accomplished, but because they have perceived how diversified are the advantages it possesses, that they devote themselves to meditation.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì bốn lý do. Vì bốn lý do gì? Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì tính chất an lạc của việc cư trú, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh nhằm sự gia tăng đức hạnh của việc không phạm lỗi lầm, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì đường lối trọn vẹn của bậc Thánh, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì đã được tán dương, khen ngợi, ca tụng của tất cả chư Phật. Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì bốn lý do này. Tâu đại vương, như thế các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh không phải vì có việc gì cần phải làm, không phải vì sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Quả vậy, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì thấy được tính chất đặc biệt về đức tính (của thiền tịnh).”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Chương 1 – Chapter 1 – Phần 11 – Q&A – 2.

THE LIMIT OF THREE MONTHS.

Câu hỏi về sự nhận thức đối với năng lực của thần thông.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, it has been said by the Blessed One: “The Tathâgata, Ânanda, has thought out and thoroughly practised, developed, accumulated, and ascended to the very height of the four paths to saintship 1, and so mastered them as to be able to use them as a means of mental advancement, and as a basis for edification–and he therefore, Ânanda,

 

  1. 199

 

should he desire it, might remain alive for a Kalpa, or for that portion of a Kalpa which has yet to run 1.”

“Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp. Này Ānanda, Như Lai trong khi mong muốn có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’

 

And again he said: “At the end of three months from this time the Tathâgata will die 2.” If the first of these statements were true, then the limit of three months must have been false. If the second were true, [141] then the first must have been false. For the Tathâgatas boast not without an occasion, the Blessed Buddhas speak no misleading words, but they utter truth, and speak sincerely. This too is a double-headed dilemma, profound, subtle, hard to expound. It is now put to you. Tear in sunder this net of heresy, put it on one side, and break in pieces the arguments of the adversary!’

Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Từ nay cho đến hết ba tháng, Như Lai sẽ viên tịch Niết Bàn.’ Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, — (như trên) — có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp,’ như thế thì giới hạn ba tháng là sai trái. Nếu việc giới hạn ba tháng là sự thật, như thế thì lời nói rằng: ‘có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp’ là sai trái. Đối với các đức Như Lai, không có việc đã phát biểu về điều không có cơ sở. Chư Phật Thế Tôn có lời nói không rồ dại, có lời nói chân thật, có lời nói không hai nghĩa. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, thâm sâu, vô cùng khôn khéo, khó phân giải. Nó được dành cho ngài. Xin ngài hãy phá vỡ mạng lưới tà kiến này. Xin ngài hãy xác định về điều chắc thật. Xin ngài hãy đánh đổ học thuyết của những kẻ khác.”

 

  1. Q & A.

‘Both these statements, O king, were made by the Blessed One. But Kalpa in that connection means the duration of a man’s life. And the Blessed One, O king, was not exalting his own power when he said so, but he was exalting the power of Saintship. It was as if a king were possessed of a horse most swift of foot, who could run like the wind. And in order to exalt the power of his speed the king were to say in the presence of all his court-townsfolk and country folk, hired servants and men of war, brahmins, nobles, and officers: “If he wished it this noble steed of mine could cross the earth to its ocean boundary, and be back here again, in a moment 3!”

“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, — (như trên) — có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Và giới hạn ba tháng đã được nói đến. Và hơn nữa, kiếp ấy được gọi là kiếp của tuổi thọ. Tâu đại vương, đức Thế Tôn không phải là đang tán dương năng lực của bản thân mà đã nói như vậy. Tuy nhiên, tâu đại vương, đức Thế Tôn trong khi đang tán dương năng lực của thần thông mà đã nói như vậy: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, — (như trên) — có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Tâu đại vương, giống như con ngựa thuần chủng của đức vua có sự di chuyển nhanh với tốc độ của gió. Đức vua trong khi tán dương năng lực về tốc độ của con ngựa có thể nói ở giữa dân chúng gồm có thị dân, dân chúng, nhân công, binh lính, Bà-la-môn, gia chủ, và các quan đại thần như vầy: ‘Này các khanh, con ngựa quý giá này của trẫm trong khi mong muốn có thể đi dọc theo trái đất được bao quanh bởi nước của biển cả rồi đi về đây trong giây lát.’ Dầu không phô bày sự di chuyển nhanh chóng cho hội chúng ấy, nhưng sự nhanh chóng ấy của nó được biết đến, và nó có khả năng đi dọc theo trái đất được bao quanh bởi nước của biển cả trong giây lát. 

 

  1. 200

 

[paragraph continues]

Now though he did not try to test the horse’s speed in the presence of the court, yet it had that speed, and was, really able to go along over the earth to its ocean boundary in a moment. Just so, O king, the Blessed One spake as he did in praise of the power of saintship, and so spake seated in the midst of gods and men, and of the men of the threefold wisdom and the sixfold insight–the Arahats pure and free from stain–when he said:

Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn không phải là đang tán dương năng lực của bản thân mà đã nói như vậy. Tuy nhiên, điều ấy đã được nói (bởi đức Thế Tôn) sau khi ngồi xuống ở giữa các vị A-la-hán có ba Minh, sáu Thắng Trí, không ô nhiễm, có các lậu hoặc đã cạn kiệt, cùng với chư Thiên và nhân loại rằng:

 

“The Tathâgata, Ânanda, has thought out and practised, developed, accumulated, and ascended to the very height of the four powers of saintship, and so mastered them as to be able to use them as a means of mental advancement, as a basis for edification. And he therefore, Ânanda, should he desire it, might remain alive for a Kalpa, or the part of a Kalpa that has yet to run.” And there was that power, O king, in the Tathâgata, he could have remained alive for that time: and yet he did not show that power in the midst [142] of that assembly. The Blessed One, O king, is free from desire as respects all conditions of future life, and has condemned them all.

‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp. Này Ānanda, Như Lai trong khi mong muốn có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Tâu đại vương, và năng lực thần thông ấy của đức Thế Tôn được biết đến, và đức Thế Tôn có khả năng tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp nhờ vào năng lực thần thông. Nhưng đức Thế Tôn không phô bày năng lực thần thông cho hội chúng ấy. Tâu đại vương, đức Thế Tôn không có mong muốn đối với tất cả các hữu, và đối với đức Thế Tôn tất cả các hữu là bị chê trách.

 

For it has been said, O king, by the Blessed One: “Just, O Bhikkhus, as a very small quantity of excrement is of evil smell, so do I find no beauty in the very smallest degree of future life, not even in such for the time of the snapping of the fingers 1.” Now would the Blessed One, O king, who thus looked upon all sorts and conditions of future life

 

  1. 201

 

as dung have nevertheless, simply because of his power of Iddhi, harboured a craving desire for future life?’

‘Certainly not, Sir.’

‘Then it must have been to exalt the power of Iddhi that he gave utterance to such a boast.’

‘Very good, Nâgasena! It is so, and I accept it as you say.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, cũng như phân bò dầu chỉ chút ít cũng có mùi thối, này các tỳ khưu, tương tợ y như thế Ta không ca ngợi về sự hiện hữu dầu chỉ chút ít, thậm chí chỉ là thời gian của một khảy móng tay.’ Tâu đại vương, sau khi xem tất cả các hữu, các cảnh giới, và các nguồn đưa đến tái sanh là tương đương với phân bò, phải chăng đức Thế Tôn còn thể hiện sự ước muốn và tham đắm ở các hữu thông qua năng lực của thần thông?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy trong khi tán dương năng lực của thần thông đức Thế Tôn đã gầm lên tiếng rống sư tử của bậc Giác Ngộ có hình thức như thế.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Footnotes – Chú thích

 

137:1 Vasanto tassa khâyâya, literally ‘abiding under his shadow.’ Compare Gâtaka I, 91.

 

138:1 Patisîsakam. See Gâtaka II, 197.

 

140:1 It is not known where the verses here (or the others quoted in these two pages) are taken from.

 

141:1 Pabhiggati in the text appears not to be an old error. The Simhalese repeats it, but leaves it untranslated.

 

142:1 Viseso. It does not say in what, and the Simhalese simply repeats the word.

 

142:2 Sallâpo na kâtabbo. The Simhalese merely repeats the word, which is often used without any bad connotation. See, for instance, Gâtaka I, 112.

 

142:3 So that, in the author’s opinion, there is no ‘Esoteric Doctrine’ in true Buddhism. See the note, below, on 1V, 4, 8.

 

143:1 So also in the Vinaya (Mahâvagga I, 2 5, 6).

 

143:2 In the well-known passage in the Vinaya in which the mutual duties of pupils and teachers are set out in full (Mahâvagga I, 25, 26, translated in the ‘Vinaya Texts,’ vol. i, pp. 154 and foll.) there is a similar injunction (25, 22 = 26, 10) which throws light on the meaning of dhammena here.

 

143:3 Apagata-kotûhala-mangaliko. ‘Laying aside the erroneous views and discipline called kotûhala and mangaliko,’ says the Simhalese.

 

144:1 ‘Because honours should be paid, in the way of worship, to those who have so passed away, and to them only,’ is the implied suggestion, as if it were common ground to the Buddhists and their opponents. But there is no such doctrine in the Pâli Pitakas, and could not be. The whole discussion breathes the spirit of a later time.

 

145:1 Apatta-mânâsanam. ‘Of those who have not attained to the insight of the Arahats,’ says the Simhalese by way of gloss.

 

145:2 This verse is not found in our printed texts. The Thera Gâthâ (981-1017) has preserved thirty-seven of the verses attributed to Sâriputta, but this is not one of them.

 

145:3 Hînati-kumburê, who quotes the Pâli verses, reads pûgayantâ, and sâdîyanti.

 

146:1 Tisso sampattiyo. That is, to another life as a man, or as a god, or to Arahatship here, on earth, in this birth.

 

148:1 That is, the three fires of lust, ill-will, and delusion, the going out of which is the state called, par excellence, ‘the going out’ (Nirvâna).

 

150:1 Book of the Great Decease, VI, 1, translated in ‘Buddhist Suttas,’ p. 112.

 

154:1 This title and the subsequent ones to the various questions are added from the Simhalese. They are probably the same titles as those referred to by Mr. Trenckner in his preface as being in his Burmese MS.

 

154:2 So again below, § 27.

 

154:3 An ammana is about four bushels.

 

154:4 Mr. Trenckner has marked this passage as corrupt, and I do not pretend to understand it either. The Simhalese is also very p. 155 involved and confused. I have added the words in brackets from the Simhalese, and translated the rest according to the general sense of the Simhalese and the figures of the Pâli. Hardy gives his ‘version’ at p. 386 of the ‘Manual of Buddhism.’ It says, ‘In one load of rice there are 63,660,000 grains. Each of these grains can be separately considered by Buddha in a moment of time. In that moment the seven-times gifted mind exercises this power.’ The last sentence is a misunderstanding of the opening words of our next section (IV, i, 20).

 

155:1 That is, of the Excellent Way. They are the three Fetters–Delusion of self, Doubt, and Dependence on rites and ceremonies and outward morality–which the Sotâpanno has conquered, broken.

 

156:1 Disciples who will return only once to this world, there attain Arahatship, and therefore pass away.

 

157:1 Who will not return even once to this world, but attain Arahatship in heaven.

 

157:2 This is noteworthy, for their mind is not yet quite clear as regards the higher five stages. But it is on all fours with the last section.

 

157:3 Lust, becoming, delusion, and ignorance.

 

157:4 Kilesâ.

 

157:5 Parikkîna-bhava-samyoganâ.

 

157:6 Patta-patisambhidâ.

 

159:1 That is as distinguished from the last–not only themselves enlightened, but able to teach, leaders of men.

 

160:1 There is surely something wrong here; either in the Pâli, or in my interpretation of it, which follows the Simhalese (p. 130).

 

160:2 Here the opening argument of § 17 is again taken up.

 

162:1 At III, 6, 2 there is another problem raised as to the omniscience of the Buddha.

 

162:2 He is the Judas of the Buddhist story, who tried to have the Buddha killed, and to seduce his disciples from him.

 

163:1 Hînati-kumburê takes kulâ as an ablative.

 

163:2 These are all termini technici in Buddhist canon law. The meaning is that other divisions in the Order do not amount technically to schism. See the Kullavagga VII, 1, 27, &c.

 

165:1 Kâruññabalopatthaddha. Compare Gâtaka, vol. i, verse 267, and Sutta Vibhanga I, 10, 7.

 

166:1 Gaddûhanam pi. It is the Sanskrit dadrûghna.

 

166:2 Âdeyya-vakano. See my note, Kullavagga VI, 4, 8, and also Puggala Paññatti III, 12, and Pañka Gati Dîpana, 98.

 

167:1 Literally, ‘is the best of these eight’–the eight being those walking in the Excellent Way, the four magga-samangino and the four phala-samangino. See Puggala Paññatti VIII, 1.

 

167:2 The Simhalese inserts a paragraph here not found in Mr. Trenckner’s text.

 

167:3 See above, p. 158.

 

168:1 The interpretation of some of the medical terms in this paragraph is very uncertain. See pp. 134, 252, 304 of the text.

 

170:1 From the Book of the Great Decease, III, 13, translated at p. 45 of my ‘Buddhist Suttas,’ vol. xi in this series.

 

170:2 See the Vessantara Gâtaka, and compare Gâtaka I, p. 74.

 

174:1 From the Kariyâ Pitaka I, ix, 52. See Dr. Morris’s edition for the Pâli Text Society, p. 81.

 

175:1 On this sentiment Mr. Trenckner calls attention to the analogous phrases at Dhammapada, verse 223.

 

175:2 Sînapattâ: which the Simhalese renders polo talehi kal gewî patra wœtîmata pœminiyâwu wrikshayo.

 

175:3 Fabulous beings supposed to occupy these fabulous waters.

 

176:1 This conception of the earth resting on water and the water on air is Indian, and forms no part of distinctively Buddhist teaching.

 

176:2 Mahati-mahâ-pariyogo; not in Childers nor in the Sanskrit Petersburg Dictionary. Hînati-kumburê renders it itâ mahat wu mahâ bhâganayak.

 

177:1 Ummâ-puppha; rendered diya-mendiri-pushpa in the Simhalese. Clough gives diyameneri as a plant ‘commelina cucullata.’

 

177:2 2 Sirîsa-puppha; rendered mârâ-pushpa in the Simhalese, mârâ being the seed of the ‘adenanthera pavonia.’

 

177:3 Suriya-kanto, which the Simhalese merely repeats.

 

177:4 Kanda-kanta; and so also in the Simhalese. These are mythic gems, supposed to be formed out of the rays of the sun and moon respectively, and visible only when they shine.

 

177:5 The Simhalese has kaggopakramaya, which is not in Clough.

 

177:6 Masâra-galla, which the Simhalese renders by masâra-galya, which Böhtlingk-Roth think is sapphire or smaragd, and Clough renders ’emerald,’ and the commentary on the Abhidhâna Padîpikâ, quoted by Childers, says is a stone produced in the hill of Masâra (otherwise unknown).

 

On similar lists of gems elsewhere see the Kullavagga IX, 1, 3, and my note at pp. 249, 250 of the ‘Buddhist Suttas’ (vol. xi of the ‘Sacred Books of the East’).

 

177:7 So also in the Mahâ-Sudassana Sutta I, 32, translated in the ‘Buddhist Suttas,’ p. 256. Compare above, p. 35 of the text.

 

178:1 There is here a long paragraph in the Simhalese omitted in the Pâli.

 

178:2 Nibbâhana; rendered abhiwarddhiya in the Simhalese.

 

179:1 The story is given at length in the Sivi Gâtaka, No. 499 (vol. iv) pp. 401-412 of Professor Fausböll’s edition).

 

179:2 There is nothing in the text of the Gâtaka (p. 410) of the new eyes being ‘divine’ or ‘from heaven.’ There new, ordinary eyes arose to him as the result of his virtue.

 

179:3 Sa-kasatam. ‘Kasata cannot mean simply ‘insipid’ as Dr. Edward Müller suggests at p. 43 of his ‘Pâli Grammar,’ for it is opposed to dullness, insipidity (manda) at Anguttara II, 5, 5. It must mean there ‘wrong, not only by omission, but by commission.’ Compare its use in the Dhammapada Commentary, p. 275; Gâtaka I, 108, II, 97; and in the commentary on the Puggala IV, 24. Mr. Trenckner points out in his note that it is often written sakata, and is no doubt the same as the Sanskrit word so spelt, and given by Wilson. (It is not in Böhtlingk-Roth.)

 

179:4 I don’t know which Sutta is referred to.

 

180:1 This paragraph is very different in the Simhalese, and much longer than the Pâli.

 

180:2 See the beautiful story of the Holy Quail (translated in my ‘Buddhist Birth Stories,’ p. 302), where even so weak a creature as a baby quail is able, by such a mystic Act of Truth, to drive back the great and powerful Agni, the god of fire, whom the Brahmans so much feared and worshipped.

 

181:1 ‘One who knows a powerful charm (or perhaps Vedic verse, mantra),’ says Hînati-kumburê.

 

181:2 Sakka, literally truth. (Satya-gâyanâ in the Simhalese.)

 

183:1 That is to say, in the words of the Quail story (loc. cit. p. 305), she ‘called to mind the attributes of the Buddhas who had passed away, and made a solemn asseveration of the faith’ that she had in the truth they had taught.

 

183:2 Anummatto, which the Simhalese translates as a feminine.

 

184:1 Khinnikâya. Compare Gâtaka II, 114, and the Sutta Vibhanga on Pâkittiya 26.

 

185:1 This idea of the power of an Act of Truth which Nâgasena here relies on is most interesting and curious. The exact time at which it was introduced into Buddhism is as yet unknown. It has not been found in the Pitakas themselves, and is probably an incorporation of an older, pre-Buddhistic, belief. The person carrying it out is supposed to have some goodness, to call that virtue (and perhaps, as in the case of the quail, the goodness of the Buddhas also) to mind, and then to wish something, and that thing, however difficult, and provided there is nothing cruel in it, then comes to pass. It is analogous to the mystic power supposed to reside in names. Childers very properly points out that we have a very remarkable instance of an Act of Truth (though a very un-Buddhistic one) in the Hebrew book of the Kings II. i. 10. ‘And Elijah answered and said to the captain of fifty: “If I be a man of God, then let fire come down from heaven, and consume thee and thy fifty!” And there came down fire from heaven, and consumed him and his fifty.’ A great point, both in this legend and in the story of the quail, is that the power of nature to be overcome is one looked upon by the Brahmans as divine.

 

185:2 Kullavagga X, 1, 6, translated in ‘Vinaya Texts,’ vol. iii, p. 325.

 

186:1 Book of the Great Decease, V, 62, translated in ‘Buddhist Suttas,’ p. 108.

 

186:2 Sâsana.

 

186:3 Saddhammo.

 

188:1 Pañka-padhânangani. This is curious. In the Pitakas there are four kinds only.

 

189:1 There is a paragraph here in the Simhalese not found in the Pâli.

 

190:1 Linga, possibly ‘uniform.’ Either the Order or the yellow robe, for instance, if the system were Buddhism. See below, IV, (?–JBH)

 

191:1 See Kullavagga VII, 3, 9.

 

191:2 See Mahâparinibbâna Sutta IV, 21.

 

191:3 Mahâvagga VIII, 1, 30-33.

 

191:4 This is, no doubt, the occurrence recounted in the Mahâvagga VI, 17, 1-4. Childers translates vâtâbâdha by ‘rheumatism,’ but I adhere here to the translation adopted there. It is said in the Mahâvagga that Ânanda gave him, not hot water, but gruel. But the two are very similar, and in the Theri Gâthâ 185, referring to the same event, it is hot water that is mentioned.

 

191:5 That is, there can be no suffering without sin. Compare the discussion in St. John’s Gospel, ch. ix.

 

192:1 As was pointed out above, IV, 1, 33, many of these medical terms are very doubtful.

 

193:1 So below, IV, 3, 28.

 

193:2 Visama-parihâra-gâ both in the Simhalese and the Pâli.

 

194:1 Water, fire, air, and earth (âpo, tego, vayo, pathavî).

 

196:1 Patisallâna (not samâdhi), rendered throughout in the Simhalese by wiweka.

 

196:2 I have not been able to find this statement in any of the Pitaka texts.

 

196:3 Here again our author seems to be referring to a tradition later than the Pitakas. In the Mahâvagga (see our version in the ‘Vinaya Texts,’ vol. i, pp. 74-81) there is mention only of four periods of seven days, and even during these not of patisallâna, but of samâdhi. The former of these two terms only occurs at the conclusion of the twenty-eight days (Mahâvagga I, 5, 2). Even in the later orthodox literature the period of meditation is still not three months, but only seven times seven days. See the passages quoted in Professor Oldenberg’s note at p. 75 of the ‘Vinaya Texts,’ vol. i.

 

198:1 Kattâro iddhi-pâdâ.

 

199:1 Mahâparinibbâna Sutta III, 60, translated in my ‘Buddhist Suttas,’ pp. 57, 58.

 

199:2 Ibid. III, 63, translated loc. cit. p. 59.

 

199:3 So it is said of the ‘Horse-treasure’ of the Great King of Glory in the Mahâsudassana Sutta I, 29 (translated in my ‘Buddhist Suttas,’ p. 256), that ‘it passed over along the broad earth to its very ocean boundary, and then returned again, in time for the p. 200 morning meal, to the royal city of Kusâvatî.’ It is, of course, the sun horse which is meant.

 

200:1 I have not traced this quotation in the Pitakas, but it is probably there.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_04.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe35/sbe3512.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx