Ch 8 – IV – Part 1-12 – Phẩm Vessantara – Song ngữ

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Compile: Nhóm hoa sen

Reverence be to the Blessed One, The Arahat, and the Sammâ-SamBudda.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, và đấng Chánh Biến Tri.

Book IV – Quyển IV – The Solving of Dilemmas.

Chương 8 – Chapter 8 – Q&A – 88.

Phẩm Vessantara.

Phần 1

VESSANTARA’S GIVING 1.

Câu hỏi về việc bố thí con của Vessanta.

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, do all the Bodisats give away their wives and children, or was it only Vessantara the king who did so?’

‘All of them do so, not Vessantara only.’

[275] ‘Do they then give them away with their own consent?’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải hết thảy tất cả các đức Bồ Tát đều bố thí con và vợ, hay là chỉ riêng đức vua Vessantara đã bố thí con và vợ?”

 “Tâu đại vương, tất cả các đức Bồ Tát cũng đều bố thí con và vợ, không phải chỉ riêng đức vua Vessantara đã bố thí con và vợ.”[1]

 “Thưa ngài, phải chăng các vị ấy bố thí với sự đồng ý của những người ấy?”

 

‘The wife, O king, was a consenting party. But the children, by reason of their tender age, lamented. Had they thoroughly understood, they too would have approved.’

‘A hard thing, Nâgasena, was it that the Bodisat carried out, in that he gave away his own children, his only ones, dearly beloved, into slavery to the Brahman.

“Tâu đại vương, người vợ thì đồng ý. Trái lại, hai đứa bé đã than vãn do bản chất trẻ thơ. Nếu chúng có thể biết được mục đích, chúng cũng có thể tùy hỷ, chúng có thể không than vãn.”

“Thưa ngài Nāgasena, hành động khó làm đã được làm bởi đức Bồ Tát là việc vị ấy đã bố thí những đứa con ruột thịt yêu quý của chính mình để làm nô lệ cho người Bà-la-môn.

 

And this second action was harder still, that he bound his own children, his only ones, and dearly beloved, young and tender though they were, with the jungle rope, and then, when he saw them being dragged along 2 by the Brahman,–their hands

 

  1. 115

 

bruised by the creeper,–yet could look on at the sight.

And this third action was even harder still, that when his boy ran back to him, after loosing the bonds by his own exertion, then he bound him again with the jungle rope and again gave him away.

And this fourth action was even harder still, that when the children, weeping, cried: “Father dear, this ogre is leading us away to eat us!” he should have appeased them by saying: “Don’t be afraid.”

And this fifth action was even harder still, that when the prince, Gâli, fell weeping at his feet, and besought him, saying: “Be satisfied, father dear, only keep Kanhâginâ (his little sister). I will go away with the ogre. Let him eat me!”–that even then he would not yield.

Việc thứ nhì này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là việc vị ấy đã dửng dưng sau khi nhìn thấy người Bà-la-môn ấy trói lại những đứa con ruột thịt yêu quý dại khờ thơ ấu của chính mình bằng dây rừng và đang đánh đập bằng dây rừng.

Việc thứ ba này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là việc đứa bé trai, sau khi đã được thoát khỏi sự trói buộc nhờ vào sức mạnh bản thân, đã đi đến, bị lâm vào sự hoảng sợ, thì vị ấy đã trói bằng dây rừng rồi lại bố thí lần nữa.

Việc thứ tư này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là khi đứa bé trai đang than vãn rằng: ‘Cha ơi, gã Dạ-xoa này dẫn chúng con đi để ăn đó,’ vị ấy đã không an ủi rằng: ‘Các con chớ hãi sợ.’

Việc thứ năm này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là trong khi đứa bé trai Jāli đang khóc lóc, nằm mọp xuống ở hai bàn chân, cầu xin rằng: ‘Cha ơi, thôi đi! Hãy đưa Kaṇhājinā quay về. Chính con sẽ đi với gã Dạ-xoa. Hãy để gã Dạ-xoa ăn con đi,’ vị ấy đã không chấp nhận như thế.

 

And this sixth action was even harder still, that when the boy Gâli, lamenting, exclaimed: “Have you a heart of stone then, father, that you can look upon us, miserable, being led away by the ogre into the dense and haunted jungle, and not call us back?”–that he still had no pity.

And this seventh action was even harder still, that when his children were thus led away to nameless horrors until they passed gradually to their bitter fate 1, out of sight–that then his heart did not break, utterly break! What, pray, has the man who seeks to gain merit to do with bringing sorrow on others! Should he not rather give himself away?’

Việc thứ sáu này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là trong khi đứa bé trai Jāli đang than vãn rằng: ‘Cha ơi, không lẽ trái tim của cha giống như hòn đá mất rồi, bởi vì trong khi quan sát chúng con bị đau khổ, đang bị gã Dạ-xoa dẫn đi vào trong khu rừng rộng lớn không có bóng người, mà cha không ngăn cản,’ vị ấy đã không thể hiện lòng thương xót.

Hơn nữa, việc thứ bảy này còn là hành động khó làm hơn hành động khó làm, là khi đứa trẻ bị dẫn đi đã đi ra khỏi tầm nhìn, mà trái tim của vị ấy, dầu là vô cùng hoảng hốt, vô cùng kinh hãi, đã không vỡ ra thành trăm mảnh hay ngàn mảnh. Con người mong mỏi phước thiện được cái gì với việc gây khổ đau cho kẻ khác? Không lẽ có thể đem cho thân quyến như là vật thí?” 

 

  1. Q & A.

‘It is because what he did, O king, was so

 

  1. 116

 

difficult, that the sound of the fame of the Bodisat was spread abroad among gods and men through the ten thousand world systems–[276] that the gods exalt him in heaven; and the Titans in the Titan-world, and the Garudas in their abodes, and the Nâgas in the Nâga-world, and the Yakshas where they dwell–that through the ages the reputation of this his glory has been handed down by successive tradition–till now, to-day, it has reached to this meeting of ours, at which we sitting are, forsooth, disparaging and casting a slur on that gift 1, debating whether it were well given or ill! But that high praise, O king, shows forth the ten great qualities of the intelligent, and wise, and able, and subtle-minded Bodisats. And what are the ten? Freedom from greed, the not clinging (to any worldly aim), self-sacrifice, renunciation, the never turning back again (to the lower state), the equal delicacy and greatness, the incomprehensibility, the rarity, and the peerlessness of Buddhahood. In all these respects is it that the fame of that giving shows forth the great qualities of the Bodisats.’

“Tâu đại vương, do trạng thái đã làm hành động khó làm, tiếng tăm tốt đẹp của đức Bồ Tát đã được lan rộng ở mười ngàn thế giới có cả chư Thiên và nhân loại. Chư Thiên ở cõi Trời tán thán, các A-tu-la ở cõi A-tu-la tán thán, các nhân điểu ở cõi nhân điểu tán thán, các con rồng ở Long cung tán thán, các Dạ-xoa ở cõi Dạ-xoa tán thán, theo tuần tự tiếng tăm tốt đẹp của vị ấy lần lượt đã đến được cuộc hội họp của chúng ta tại đây vào lúc này hôm nay. Trong khi họ tán thán, thì chúng ta lại ngồi bôi bác việc bố thí ấy (suy nghĩ rằng): ‘Đã được bố thí tốt đẹp, hay là đã được bố thí tồi?’ Tâu đại vương, hơn nữa tiếng tăm tốt đẹp này đây phô bày mười đức tính của các vị Bồ Tát khôn khéo, tri thức, hiểu biết, rành rẽ. Mười đức tính nào? Bản chất không tham muốn, không mong cầu, buông xả, dứt bỏ, không quay trở lại, có sự tinh tế, vĩ đại, khó hiểu thấu, khó đạt được, không sánh bằng, thuộc về pháp của vị Phật. Tâu đại vương, hơn nữa tiếng tăm tốt đẹp này đây phô bày mười đức tính này của các vị Bồ Tát khôn khéo, hiểu biết, tri thức, rành rẽ.”

 

  1. Q & A.

‘What, venerable Nâgasena? he who gives gifts in such a way as to bring sorrow upon others–does that giving of his bring forth fruit in happiness, does it lead to rebirth in states of bliss?’

‘Yes, O king. What can be said (to the contrary)?’

‘I pray you, Nâgasena, give me a reason for this.’

“Thưa ngài Nāgasena, người nào làm cho kẻ khác khổ đau rồi đem bố thí (như là) vật thí, phải chăng sự bố thí ấy có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cõi trời?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có điều gì cần phải nói?”

“Thưa ngài Nāgasena, vậy xin ngài chỉ cho thấy lý do.”

‘Suppose, O king, there were some virtuous Samana or Brahman, of high character, and he were

 

  1. 117

 

paralysed, or a cripple 1, or suffering from some disease or other, and some man desirous of merit were to have him put into a carriage, and taken to the place he wished to go to. Would happiness accrue to that man by reason thereof, would that be an act leading to rebirth in states of bliss?’

 

‘Yes, Sir. What can be said (to the contrary)? That man would thereby acquire a trained elephant, or a riding-horse, or a bullock-carriage, on land a land-vehicle and on water a water-vehicle, in heaven a vehicle of the gods 2 and on earth one that men could use,–from birth to birth there would accrue to him that which in each would be appropriate and fit,–and joys appropriate would come to him, and he would pass from state to state of bliss, and by the efficacy of that act mounting on the vehicle of Iddhi he would arrive at the longed-for goal, the city of Nirvâna itself.’

“Tâu đại vương, ở đây có vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào đó là người có giới, có thiện pháp, vị ấy có thể bị liệt một bên, hoặc què quặt, hoặc mắc phải cơn bệnh nào đó. Rồi một người nào đó, mong mỏi phước báu, mới đặt người kia vào chiếc xe rồi đưa đi đến xứ sở đã được ao ước. Tâu đại vương, phải chăng do nhân ấy có thể có sự an lạc nào đó sanh khởi cho người nam ấy? Có phải việc làm ấy có thể đưa đến cõi trời?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có điều gì cần phải nói? Thưa ngài, người nam ấy có thể đạt được phương tiện di chuyển là voi, hoặc phương tiện di chuyển là ngựa, hoặc phương tiện di chuyển là xe, phương tiện di chuyển ở đất liền khi ở đất liền, phương tiện di chuyển ở biển khi ở biển, phương tiện di chuyển của chư Thiên khi ở giữa chư Thiên, phương tiện di chuyển của loài người khi ở giữa loài người, có thể sanh ra ở cõi này cõi khác thích hợp với điều ấy, phù hợp với điều ấy, và các sự an lạc thích hợp với điều ấy được sanh lên cho vị này, có thể đi đến từ chốn an vui (này) đến chốn an vui (khác), do kết quả của việc làm ấy thôi, vị ấy có thể cỡi lên phương tiện di chuyển là thần thông và đạt đến thành phố Niết Bàn đã được ao ước.”

 

‘But then, O king, a gift given in such a way as to bring sorrow upon others does bring forth fruit in happiness, does lead to rebirth in states of bliss [277],–inasmuch as that man by putting the cart-bullocks to pain would attain such bliss.

“Tâu đại vương, như thế thì vật thí đã được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cõi trời, là việc người đàn ông ấy, sau khi gây khổ đau cho những con bò kéo, lại thọ hưởng sự an lạc có hình thức như thế. Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa nói về vật thí đã được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cõi trời.

 

  1. Q & A.

‘And hear another reason, O king, for the same thing. Suppose some monarch were to raise from his subjects a righteous tax, and then by the issue of a command were to bestow thereout a gift, would that monarch, O king, enjoy any happiness on that account, would that be a gift leading to rebirth in states of bliss.

 

  1. 118

 

‘Certainly, Sir. What can be said against it? On that account the monarch would receive a hundred thousandfold, he might become a king of kings, a god above the gods, or Brahmâ lord of the Brahmâ gods, or a chief among the Samanas, or a leader of the Brahmans, or the most excellent among the Arahats.’

Tâu đại vương, ở đây một vị vua nào đó sau khi tăng thuế má một cách hợp pháp từ nơi xứ sở, rồi do việc ban hành mệnh lệnh mà có thể ban phát tặng phẩm. Tâu đại vương, phải chăng do nhân ấy vị vua ấy có thể thọ hưởng sự an lạc nào đó? Có phải việc bố thí ấy có thể đưa đến cõi trời?”  

“Thưa ngài, đúng vậy. Có điều gì cần phải nói? Thưa ngài, do nhân ấy vị vua ấy có thể đạt được công đức nhiều trăm ngàn lần thêm hơn nữa là có thể trở thành vị vua vượt trội các vị vua, có thể trở thành vị Trời vượt trội các vị Trời, có thể trở thành vị Phạm Thiên vượt trội các vị Phạm Thiên, có thể trở thành vị Sa-môn vượt trội các vị Sa-môn, có thể trở thành vị Bà-la-môn vượt trội các vị Bà-la-môn, có thể trở thành vị A-la-hán vượt trội các vị A-la-hán.”

 

‘Then, O king, a gift given in such a way as to bring sorrow upon others does bring forth fruit in happiness, does lead to rebirth in states of bliss–inasmuch as that monarch by giving as a gift what was gained by harassing his people with taxation would enjoy such exceeding fame and glory.’

 

  1. Q & A.

‘But, venerable Nâgasena, what was given by Vessantara the king was an excessive gift; in that he gave his own wife as wife to another man, and his own children, his only ones, into slavery to a Brahman. And excessive giving is by the wise in the world held worthy of censure and of blame. Just, Nâgasena, as under too much weight the axle-tree of a cart would break, or a ship would sink, as his food would disagree with him who ate too much, or the crops would be ruined by too heavy rain, or bankruptcy would follow too lavish generosity, or fever would come from too much heat, or a man would go mad from excessive lust, or become guilty of an offence through excessive anger, or fall into sin through excessive stupidity, or into the power of robbers through too much avarice, or be ruined by needless fear, or as a river would overflow through excessive inflow, or a thunderbolt fall through too much wind, or porridge boil over through too hot a fire, or a man who wandered

 

  1. 119

 

about too much 1 would not live long-just, so, Nâgasena, is excessive giving held by the wise in the world as worthy of censure and of blame. And as king Vessantara’s gift was excessive [278] no good result could be expected from it.’

“Tâu đại vương, như thế thì vật thí đã được bố thí cùng với việc làm kẻ khác khổ đau lại có quả thành tựu là sự an lạc, có thể đưa đến cõi trời, là việc vị vua ấy sau khi áp bức dân chúng bằng thuế má rồi với tặng phẩm đã được ban phát thì thọ hưởng sự an lạc về danh vọng có hình thức như thế thêm hơn nữa.”

“Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đã được đức vua Vessantara bố thí, là việc vị ấy đã bố thí vợ của mình để làm vợ của kẻ khác, đã bố thí những đứa con ruột thịt của mình để làm nô lệ cho người Bà-la-môn. Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đã bị lên án, đã bị chê trách bởi các bậc hiểu biết ở thế gian.

Thưa ngài Nāgasena, giống như bởi vật nặng quá tải mà cái trục của chiếc xe kéo bị gãy, vì vật nặng quá tải mà thuyền chìm, vì đã được ăn quá nhiều mà vật thực trở thành không tiêu, do mưa quá nhiều là thóc lúa bị hư hại, do sự bố thí quá nhiều mà đưa đến việc khánh tận tài sản, do quá nóng mà phát cháy, do ái luyến quá mức mà trở thành kẻ điên, do quá sân mà trở thành đáng chết, do quá si mê mà lâm cảnh bất hạnh, do quá tham mà đi đến việc bị cướp bắt giữ, do quá sợ hãi mà bị tiêu hoại, do quá đầy mà sông tràn bờ, do gió quá mức mà sét đánh, do quá lửa mà cơm trào, do việc đi lang thang quá mức mà không sống lâu. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế vật thí vượt trội đã bị lên án, đã bị chê trách bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Thưa ngài Nāgasena, vật thí vượt trội đã được đức vua Vessantara bố thí, trong trường hợp ấy không có bất cứ quả báu nào là được mong mỏi.”

 

  1. Q & A.

‘Giving exceedingly 2, O king, is praised, applauded, and approved by the wise in the world; and they who give away anything as a gift just as it may occur to them 3, acquire fame in the world as very generous givers. Just, O king, as when a man has taken hold of a wild root which by its extraordinary virtues is divine, that moment he becomes invisible even to those standing within arm’s length–just as a medicinal herb by the exceeding power of its nature will utterly kill pain, and put an end to disease–just as fire burns by its exceeding heat, and water puts that fire out by its exceeding cold–just as by its exceeding purity a lotus remains undefiled by water or by mud–just as a (magic) gem by the extraordinary virtue inherent in it procures the granting of every wish–just as lightning by its marvellous quick sharpness cleaves asunder even the diamonds, pearls, and crystals–just as the earth by its exceeding size can support men, and snakes, and wild beasts, and birds, and the waters,

 

  1. 120

 

and rocks, and hills, and trees–just as the ocean by its exceeding greatness can never be quite filled–just as Sineru by its mighty weight remains immoveable, and space by the greatness of its wide extent is infinite, and the sun by its mighty glory dissipates the darkness–just as the lion in the greatness of its lineage is free from fear–just as a wrestler in the greatness of his might easily lifts up his foe-just as a king by the excellence of his justice becomes overlord, and a Bhikkhu by reason of his very righteousness becomes an object of reverence to Nâgas, and Yakshas, and men, and Mâras–just as a Buddha by the excellence of his supremacy is peerless.

“Tâu đại vương, vật thí vượt trội đã được ngợi khen, tán dương, ca tụng bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Bất cứ những ai bố thí vật thí như thế này hay như thế nào, thì người bố thí vật thí vượt trội đạt được tiếng tăm ở thế gian. Tâu đại vương, giống như rễ cây rừng thuộc về cõi trời, với tính chất cao quý vượt trội, đã được nắm vào thì không bị những người khác thậm chí đứng trong tầm tay nhìn thấy; thuốc chữa bệnh với phẩm chất vượt trội là vật tiêu diệt sự đau đớn, làm chấm dứt các căn bệnh; ngọn lửa với ánh sáng vượt trội thì đốt cháy; nước với tính chất mát lạnh vượt trội thì dập tắt; hoa sen với tính chất trong sạch vượt trội thì không bị bùn nước làm lấm lem; ngọc ma-ni với đức tính vượt trội là vật ban cho điều ước; kim cương với tính chất vô cùng sắc bén thì xuyên thủng ngọc ma-ni, ngọc trai, ngọc pha-lê; trái đất với tính chất vô cùng to lớn thì nâng đỡ con người, rắn, thú rừng, chim, nước, đá, núi, cây cối; biển cả bởi tính chất vô cùng rộng lớn mà không bị đầy tràn; núi Sineru do sức nặng vượt trội mà không bị dao động; bầu trời do tính chất cực kỳ rộng lớn là vô biên; mặt trời với ánh sáng vượt trội tiêu diệt sự tăm tối; sư tử do dòng dõi vượt trội không còn sợ hãi; võ sĩ đấu vật do có sức mạnh cực kỳ quật ngã đối thủ một cách nhanh chóng; đức vua với phước báu vượt trội là vị chúa tể; vị tỳ khưu với giới hạnh vượt trội đáng được cúi chào bởi các hạng rồng, Dạ-xoa, loài người, và chư Thiên; đức Phật do tính chất cực kỳ cao cả là không kẻ tương đương.  

 

Just so, O king, is exceeding generosity praised, applauded, and approved by the wise in the world; and they who give away anything as a gift, just as it may occur to them, acquire in the world the fame of being nobly generous. And by his mighty giving Vessantara the king, O king, was praised, and lauded, and exalted, and magnified, and famous throughout the ten thousand world systems, and by reason, too, of that mighty giving is it that he, the king Vessantara, has, now in our days, become the Buddha, the chief of gods and men.

Tâu đại vương, tương tợ y như thế vật thí vượt trội đã được ngợi khen, tán dương, ca tụng bởi các bậc hiểu biết ở thế gian. Bất cứ những ai bố thí vật thí như thế này hay như thế nào, thì người bố thí vật thí vượt trội đạt được tiếng tăm ở thế gian. Với sự bố thí vượt trội, đức vua Vessantara đã được ngợi khen, tán dương, ca tụng, trọng vọng, tiếng tăm ở trong mười ngàn thế giới. Chính nhờ vào sự bố thí vượt trội ấy, đức vua Vessantara giờ đây hôm nay đã được trở thành đức Phật, là bậc cao cả ở thế gian có cả chư Thiên.

 

  1. Q & A.

‘And now, O king, tell me–is there anything in the world which should be withheld as a gift, and not bestowed, when one worthy of a gift, one to whom it is one’s duty to give 1, is there?’

Tâu đại vương, phải chăng ở trên thế gian có loại vật thí là cần được đình chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường, cho người đã đi đến?”

 

  1. 121

 

‘There are ten sorts of gifts, Nâgasena, in the world that are commonly disapproved of as gifts. And what are the ten? Strong drink, Nâgasena, and festivals in high places 1, and women, and buffaloes, and suggestive [279] paintings 2, and weapons, and poison, and chains, and fowls, and swine, and false weights and measures. All these, Nâgasena, are disapproved of in the world as gifts, and those who give such presents become liable to rebirth in states of woe.’

“Thưa ngài Nāgasena, mười sự bố thí này ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí những vật thí này, người ấy có sự đi đến địa ngục. Mười sự bố thí nào? Thưa ngài Nāgasena, sự bố thí chất say ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục. Sự bố thí hội hè —(như trên)— Sự bố thí người nữ —(như trên)— Sự bố thí bò đực —(như trên)— Sự bố thí tranh ảnh —(như trên)— Sự bố thí vũ khí —(như trên)— Sự bố thí thuốc độc —(như trên)— Sự bố thí xích xiềng —(như trên)— Sự bố thí gà heo —(như trên)— Thưa ngài Nāgasena, sự bố thí cách gian lận về cân và cách gian lận về đo lường ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục. Thưa ngài Nāgasena, mười sự bố thí này ở thế gian không được xem là bố thí. Người nào bố thí những vật thí ấy, người ấy có sự đi đến địa ngục.”

 

‘I did not ask you, O king, what kinds of gifts are not approved of. But this, O king, I asked: “Is there anything in the world which ought to be withheld, and not bestowed as a gift, if one worthy of a gift were present?”‘

‘No, Sir. When faith arises in their hearts some give food to those worthy of gifts, and some give clothes, and some give bedding, and some give dwellings, and some give mats or robes, and some give slave girls or slaves, and some give fields or premises, and some give bipeds or quadrupeds, and

 

  1. 122

 

some give a hundred 1 or a thousand or a hundred thousand, and some give the kingdom itself, and some give away even their own life.’

“Tâu đại vương, tôi không hỏi ngài về việc không được xem là bố thí. Tâu đại vương, tôi hỏi ngài về điều này. Tâu đại vương, phải chăng ở trên thế gian có loại vật thí là cần được đình chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường đã đi đến?”

“Thưa ngài Nāgasena, ở trên thế gian không có loại vật thí là cần được đình chỉ, là không nên được bố thí cho người xứng đáng sự cúng đường đã đi đến. Khi sự tịnh tín của tâm được sanh khởi, một số người dâng vật thực đến các bậc đáng cúng dường, một số người dâng y áo, một số người dâng giường nằm, một số người dâng chỗ ngụ, một số người dâng tấm trải và tấm đắp, một số người dâng tôi trai tớ gái, một số người dâng ruộng vườn, một số người dâng thú hai chân hoặc bốn chân, một số người dâng trăm, ngàn, trăm ngàn đồng, một số người dâng vương quốc rộng lớn, một số người bố thí luôn cả mạng sống.”

 

‘But then, O king, if some give away even their own lives, why do you so violently attack 2 Vessantara, that king of givers, for the virtuous bestowal of his child and wife? Is there not a general practice in the world, an acknowledged custom, according to which it is allowable for a father who has fallen into debt, or lost his livelihood, to deposit 3 his son in pledge, or sell him?’

‘Yes, that is so.’

‘Well, in accordance therewith was it that Vessantara, O king, in suffering and distress at not having obtained the insight of the Omniscient Ones, pledged and sold his wife and children for that spiritual treasure. So that he gave away what other people had given away, he did what other people had done. Why then do you, O king, so violently attack him, the king of givers?’

“Tâu đại vương, nếu một số người bố thí luôn cả mạng sống, thì vì lý do gì ngài lại công kích thí chủ Vessantara quá dữ dội về việc đã khéo bố thí các con và vợ. Tâu đại vương, phải chăng có thói thường ở thế gian, tập quán ở thế gian là người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai thì được cầm cố hoặc bán đi người con trai?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai thì được phép để cầm cố hoặc bán đi người con trai.”  

“Tâu đại vương, nếu người cha bị mắc nợ hoặc không có kế sinh nhai thì được phép để cầm cố hoặc bán đi người con trai. Tâu đại vương, đức vua Vessantara, trong khi không đạt được Trí Toàn Tri, bị buồn rầu, bị khổ sở, nên đã cầm cố và đã bán đi các con và vợ nhằm đạt được tài sản Giáo Pháp ấy. Tâu đại vương, như thế việc đã bố thí bởi đức vua Vessantara cũng chỉ là việc đã bố thí của những người khác, việc đã làm cũng chỉ là việc đã được làm. Tâu đại vương, vậy thì tại sao ngài lại công kích thí chủ Vessantara quá dữ dội về việc bố thí ấy?”

 

  1. 123

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, I don’t blame him for giving, but for not having made a barter 1 with the beggar, and given away himself rather, instead of his wife and children.’

[280] ‘That, O king, would be an act of a wrong doer, to give himself when he was asked for his wife and children. For the thing asked for, whatever it is, is that which ought to be given. And such is the practice of the good. Suppose, O king, a man were to ask that water should be brought, would any one who then brought him food have done what he wanted?’

‘No, Sir. The man who should have given what he first asked to be brought would have done what he wanted.’

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chê trách việc bố thí của thí chủ Vessantara. Tuy nhiên, trong khi người ta cầu xin con và vợ, thì nên mặc cả và nên bố thí bản thân mình.”

“Tâu đại vương, việc ấy không phải là việc làm của người có đức hạnh, là trong khi người ta cầu xin con và vợ thì lại bố thí bản thân mình. Bởi vì trong khi người ta cầu xin cái nào, thì chính cái ấy nên được bố thí. Đây là hành động của các bậc thiện nhân. Tâu đại vương, giống như người nam nào đó bảo đem nước đến, người nào đem đến thức ăn cho ông ta, tâu đại vương, phải chăng người nam ấy là người làm được việc cho ông ta?”

“Thưa ngài, không đúng. Ông ta bảo đem lại cái gì, thì trong khi trao cho ông ta chính cái ấy mới là người làm được việc.”

 

‘Just so, O king, when the Brahman asked Vessantara the king for his wife and children, it was his wife and children that he gave. If the Brahman, O king, had asked for Vessantara’s body, then would Vessantara have not saved his body, he would neither have trembled nor been stained (by the love of self), but would have given away and abandoned his own body. If, O king, any one had come up to Vessantara the king, and asked of him, saying: “Become my slave,” then would he have given away and abandoned his own self, and in so giving would he have felt no pain.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức vua Vessantara trong khi người Bà-la-môn cầu xin các con và vợ thì đã bố thí chính các con và vợ. Tâu đại vương, nếu người Bà-la-môn cầu xin thân xác của Vessantara, tâu đại vương, vị ấy sẽ không bảo vệ bản thân mình, không dao động, không bị quyến luyến, đối với vị ấy chính cái vật được bố thí, được xả bỏ, sẽ là thân xác. Tâu đại vương, nếu ai đó đi đến thí chủ Vessantara và cầu xin: ‘Hãy trở thành nô lệ của ta,’ thì chính cái vật được bố thí, được xả bỏ, sẽ là thân xác của vị ấy. Sau khi đã bố thí, vị ấy không bứt rứt.

 

  1. Q & A.

‘Now the life of king Vessantara, O king, was a good thing shared in by many–just as meats when cooked are shared in by many, or as a tree covered with fruit is shared in by many flocks of

 

  1. 124

 

birds. And why so? Because he had said to himself: “Thus acting may I attain to Buddhahood.” As a man in need, O king, who is wandering about in his search after wealth, will have to pass along goat-tracks, and through jungles full of stakes and sticks 1, and doing merchandise by sea and land, will devote his actions, words, and thoughts to the attainment of wealth–just so, O king, did Vessantara, the king of givers, who was longing for the treasure of Buddhahood, for the attainment of the insight of the Omniscient Ones, by offering up to anyone who begged of him his property and his corn, his slave girls and his slaves, his riding animals and carriages, all that he possessed, his wife and children and himself, seek after the Supreme Enlightenment.

Tâu đại vương, thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông.

Tâu đại vương, giống như miếng thịt đã nấu chín là chung cho cả số đông. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông. Tâu đại vương, hoặc là giống như cây đã được kết trái là chung cho các bầy chim khác nhau. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thân thể của đức vua Vessantara là chung cho cả số đông. Vì lý do gì? (Nghĩ rằng): ‘Trong khi thực hành như vầy, ta sẽ đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác.’

Tâu đại vương, giống như người nam không có tài sản, tầm cầu về tài sản, trong khi đi lang thang tìm kiếm tài sản, thì đi theo lối đi của loài dê, theo lối đi đầy gai góc, theo lối đi nơi hoang dã, tiến hành việc buôn bán ở sông nước hoặc ở đất liền, tom góp tài sản bằng thân bằng khẩu bằng ý, nỗ lực nhằm đạt được tài sản. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhằm sự thành tựu báu vật là Trí Toàn Tri, sau khi buông bỏ tài sản và lúa gạo, tôi trai và tớ gái, thuyền và xe, toàn bộ của cải, các con và vợ của mình luôn cả bản thân cho những người xin xỏ, thí chủ Vessantara không có tài sản về tài sản của vị Phật, tầm cầu chỉ riêng phẩm vị Chánh Đẳng Giác.  

 

Just, O king, as an official who is anxious for the seal 2, and for the office of the custody thereof [281], will exert himself to the attainment of the seal by sacrificing everything in his house–property and corn, gold and silver, everything–just so, O king, did Vessantara, the king of givers, by giving away all that he had, inside his house and out 3, by giving even his life for others, seek after the Supreme Enlightenment.

Tâu đại vương, hoặc là giống như vị quan đại thần, mong muốn cái dấu ấn, có sự tranh chấp về dấu ấn, bất cứ vật gì ở trong nhà như tài sản, lúa gạo, vàng khối, vàng ròng, thậm chí cho đi tất cả các thứ ấy, và nỗ lực nhằm đạt được cái dấu ấn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thí chủ Vessantara, sau khi cho đi tất cả tài sản ở bên ngoài và bên trong ấy, còn cho luôn mạng sống của những người khác, và tầm cầu chỉ riêng phẩm vị Chánh Đẳng Giác.

 

  1. Q & A.

‘And further, O king, Vessantara, the king of givers, thought thus: “It is by giving to him precisely what he asks for, that I shall be of service

 

  1. 125

 

to the Brahman:” and therefore did he bestow upon him his wife and children. It was not, O king, out of dislike to them that he gave them away, not because he did not care to see them more, not because he considered them an encumbrance or thought he could no longer support them, not (in annoyance) with the wish of being relieved of what was not pleasant to him–but because the jewel treasure of omniscience was dear to him, for the sake of the insight of the Omniscient Ones, did he bestow that glorious gift,–immeasurable, magnificent, unsurpassed–of what was near and dear to him, greatly beloved, cherished as his own life, his own children and his wife! For it has been said, O king, by the Blessed One, the god of gods, in the Kariyâ Pitaka 1:

 

“‘Twas not through hatred 2 of my children sweet,

‘Twas not through hatred of my queen, Maddî,

Thraller of hearts 3–not that I loved them less–

But Buddhahood more, that I renounced them all.”

Tâu đại vương, thêm nữa thí chủ Vessantara đã khởi ý như vầy: ‘Vật mà người Bà-la-môn cầu xin, trong khi cho chính vật ấy đến gã, ta được gọi là người làm được việc.’ Như thế vị ấy đã bố thí các con và vợ đến gã ấy. Tâu đại vương, thí chủ Vessantara không phải vì ghét bỏ mà đã bố thí các con và vợ đến người Bà-la-môn, không phải vì nghĩ rằng: ‘Các con và vợ của ta là quá nhiều, ta không thể nuôi dưỡng họ’ mà đã bố thí các con và vợ, đã không bất mãn (nghĩ rằng): ‘Họ không được ta yêu quý’ mà đã bố thí các con và vợ vì muốn đuổi đi. Khi ấy, vì lòng yêu quý đối với chỉ riêng báu vật là Trí Toàn Tri, vì lý do của Trí Toàn Tri, đức vua Vessantara đã bố thí đến người Bà-la-môn vật thí quý giá gồm các con và vợ, là vật yêu quý, được ưa thích, được yêu mến, sánh bằng mạng sống, không thể đo lường, bao la, vô thượng có hình thức như thế.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng):

‘Cả hai người con không có bị ta ghét bỏ, Hoàng Hậu Maddī không có bị ta ghét bỏ, đối với ta quả vị Toàn Giác là yêu quý; vì thế ta đã bố thí những người thân yêu.’

 

  1. 126

 

‘Now at that time, O king, Vessantara, when he had given away his wife and children, entered the leaf hut, and sat down there. And heavy grief fell upon him distressed by his exceeding love for them, and his very heart 1 became hot, and hot breath, too much to find its way through the nose, came and went through his mouth, and tears rolled in drops of blood from his eyes. Such was the grief, O king, with which Vessantara gave to the Brahman his wife and children in the thought that his practice of giving should not be broken in upon.

Tâu đại vương, ở nơi ấy, đức vua Vessantara, sau khi bố thí các con, đã đi vào gian nhà lá rồi nằm xuống. Vị ấy, bị đau khổ do lòng thương mến quá độ, đã khởi lên cơn sầu muộn mãnh liệt, vùng trái tim đã trở nên nóng, khi mũi không được thông, đã đưa hơi thở ra vào nóng hổi qua đường miệng, các giọt nước mắt, sau khi lăn tròn trở thành những hạt máu đỏ, đã đi ra từ những con mắt. Tâu đại vương, với nỗi khổ đau như thế đức vua Vessantara đã bố thí các con (nghĩ rằng): ‘Chớ làm suy giảm đạo lộ bố thí của ta.’

 

But there were two reasons, O king, why he thus gave them away. What are those two? That his practice of giving should not be interrupted was one; the other was that as a result of his so doing his children, distressed by living with him only on wild roots and fruits, should eventually be set free by their new master. [282] For Vessantara knew, O king: “No one is capable of keeping my children as slaves. Their grandfather will ransom the children, and so they will come back to me.” These are the two reasons why he gave his children away to the Brahman.

Tâu đại vương, thêm nữa đức vua Vessantara đã bố thí hai đứa nhỏ cho người Bà-la-môn vì hai điều lợi ích. Hai điều nào? (Nghĩ rằng): ‘Đạo lộ bố thí của ta sẽ không bị hư hỏng. Và khi những đứa con nhỏ của ta bị khổ sở vì rễ và trái cây rừng, do nhân này ông nội sẽ giải thoát chúng.’ Tâu đại vương, bởi vì đức vua Vessantara biết rằng: ‘Hai đứa nhỏ của ta không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Và ông nội sẽ chuộc lại hai đứa nhỏ này. Cuộc hành trình của chúng ta sẽ là như vậy.’ Tâu đại vương, vì hai điều lợi ích này mà đức Bồ Tát đã bố thí hai đứa nhỏ cho người Bà-la-môn.

 

  1. Q & A was not included in the Book IV.

       Chapter 8 (from page 125-127).

 

  1. Q & A.

‘And further, O king, Vessantara knew:

“This Brahman is worn out, aged, well stricken in years, weak and broken, leaning on a stick, he has drawn near the end of his days, his merit is small, he will not be capable of keeping my children as

 

  1. 127

 

slaves.” Would a man be able, O king, by his ordinary power, to seize the moon and the sun 1,

 

  1. 128

 

mighty and powerful as they are, keeping them in a basket or a box, to use them, deprived of their light, as plates?’

‘Certainly not, Sir.’

‘Neither, O king, could any one whatever keep in use, as his slaves, the children of Vessantara, who were to the world like the moon and the sun in glory.

Tâu đại vương, hơn nữa đức vua Vessantara biết rằng: ‘Người Bà-la-môn quả đã già, lão, lớn tuổi, yếu đuối, tàn tạ, chống gậy, tuổi thọ đã hết, phước báu ít ỏi, gã này không có khả năng để sử dụng hai đứa nhỏ này theo lối sử dụng nô lệ.’ Tâu đại vương, phải chăng người nam với sức mạnh tự nhiên có thể cầm lấy mặt trăng và mặt trời có đại thần lực có đại oai lực này bỏ vào cái hộp hay cái giỏ, làm cho hết ánh sáng, rồi sử dụng theo lối sử dụng cái đĩa?”

“Thưa ngài, không được.”

 “Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như mặt trăng và mặt trời ở thế gian này, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

 

  1. Q & A.

‘And hear another reason, O king, for the same thing 1. That wondrous gem, O king of a sovran overlord, bright and beautiful, with its eight facets so well cut, four cubits in thickness, and in circumference 2 as the nave of a cart-wheel, could no man, wrapping it up in a cloth and putting it into a basket, keep and use as a hone 3 to grind his scissors 4 upon. And neither, O king, could any one soever keep in use, as his slaves, the children of Vessantara, like to the jewels of the lord of the world in glory.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như viên ngọc quý ma-ni của đức Chuyển Luân Vương là rực rỡ, có phẩm chất, đã khéo được gọt dũa thành tám mặt, bề dài bốn cánh tay, có chu vi giống như trục bánh của chiếc xe kéo, không thể bị bất cứ ai bao bọc lại bằng mảnh vải rồi bỏ trong cái hộp, và sử dụng theo lối sử dụng đá mài dao. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như viên ngọc quý ma-ni của đức Chuyển Luân Vương ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

 

  1. Q & A.

‘And hear, O king, another reason. just as the elephant king Uposatha 5, gentle and handsome, eight cubits in height and nine in girth and length, showing the signs of rut in three places on his body, all white, sevenfold firm 6, could never by any one

 

  1. 129

 

be covered up with a saucer 1 or a winnowing fan 1, could never be put into a cowpen like a calf, or made use of as one [283]; just so could no one whatever keep in use, as his slaves, the children of Vessantara, who were, in the world, like Uposatha the elephant king.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như Long Vương Uposatha, bị tiết dục ở ba nơi, hoàn toàn màu trắng, được vững chãi gấp bảy lần, có chiều cao tám ratana,[2] chiều dài và chu vi chín ratana, duyên dáng, đáng nhìn, không thể bị bất cứ ai che đậy lại bằng cái nia hoặc cái vung, hoặc quăng vào trại bò để chăm nom như là con bò con. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như Long Vương Uposatha ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

 

  1. Q & A.

‘And hear, O king, another reason. Just, O king, as the mighty ocean is great in length and breadth, and deep, not to be measured, and hard to cross, impossible to fathom or to cover up, and no one could close it in and make use of it as a single ferry, just so could no one whatever keep in use, as his slaves, the children of Vessantara, as esteemed in the world as the mighty ocean.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như đại dương được trải rộng bao la về chiều dài, sâu thẳm, không thể đo lường, khó thể vượt qua, chưa bị thăm dò, không bị che lại, không thể bị bất cứ ai đóng lại tất cả các nơi để tiến hành việc sử dụng bằng một bến tàu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như đại dương ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

 

  1. Q & A.

‘And hear another reason, O king. Just as the Himâlaya, the king of the mountains, five leagues high, and three thousand leagues in extent at the circumference, with its ranges of eight and forty thousand peaks, the source of five hundred rivers, the dwelling-place of multitudes of mighty–creatures 2, the producer of manifold perfumes, enriched with hundreds of magical drugs, is seen to rise aloft, like a cloud, in the centre (of the earth); like it, O king, could no one whatever keep in use, as his slaves, the children of Vessantara, as esteemed in the world as Himâlaya, the mountain king.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như núi chúa Hi-mã-lạp vươn cao lên không trung năm trăm do-tuần, chiều dài và chiều rộng ba ngàn do-tuần, được điểm tô với tám mươi bốn ngàn đỉnh núi, là khởi nguyên của năm trăm con sông lớn, là chỗ ngụ của những đoàn sinh vật khổng lồ, nơi chất chứa các hương thơm nhiều loại, được điểm trang với hàng trăm dược thảo ở cõi trời, được nhìn thấy vươn lên cao như là đám mây ở không trung. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Vessantara được xem như núi chúa Hi-mã-lạp ở thế gian, hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đang cháy sáng ở bên trên đỉnh núi trong đêm tối đen mờ mịt được nhận biết dầu ở rất xa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức vua Vessantara, tợ như khối lửa lớn đang cháy sáng ở đỉnh núi, được nổi tiếng, được nhận biết dầu ở rất xa. Hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.  

 

‘And hear another reason, O king. Just as a

 

  1. 130

 

mighty bonfire burning on a mountain top would be visible afar off in the darkness and the gloom of night, so was Vessantara the king well known among men, and therefore could no one whatever keep in use, as his slaves, the children of so distinguished a man–for just as at the time of the flowering of the Nâga trees 1 in the Himâlaya mountains, when the soft winds (of spring) 2 are blowing, the perfume of the flowers is wafted for ten leagues, or for twelve [284], so was the sound of the fame of king Vessantara noised abroad, and the sweet perfume of his righteousness wafted along for thousands of leagues, even up to the abodes of the Akanittha, (the highest of all) gods, passing on its way the dwelling places of the gods and Asuras, of the Garudas and Gandhabbas, of the Yakshas and Râkshasas, of the Mahoragas and Kinnaras, and of Indra the monarch of the gods 3! Therefore is it that no one could keep his children as slaves.

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hai đứa nhỏ của Vessantara không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ. Tâu đại vương, giống như ở núi Hi-mã-lạp, vào mùa hoa của cây thiết mộc, khi có ngọn gió trực chỉ đang thổi thì hương của các bông hoa tỏa ra mười, mười hai do-tuần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tiếng tăm tốt đẹp của đức vua Vessantara cũng được loan truyền và hương thơm cao quý về giới hạnh của vị này tỏa ra một ngàn do-tuần ở các cung điện của chư Thiên, A-tu-la, nhân điểu, Càn-thát-bà, Dạ-xoa, quỷ sứ, rắn chúa, chim đầu người, và vị Thần Inda, ở khoảng giữa của các nơi ấy cho đến cõi Sắc Cứu Cánh, vì thế hai đứa nhỏ của vị ấy không thể bị bất cứ ai sử dụng theo lối sử dụng nô lệ.

 

  1. 131

 

  1. Q & A.

‘And the young prince Gâli, O king, was instructed by his father, Vessantara, in these words: “When your grandfather, my child, shall ransom you with wealth that he gives to the Brahman, let him buy you back for a thousand ounces of gold 1, and when he ransoms your sister Kanhâginâ let him buy her back for a hundred slaves and a hundred slave girls and a hundred elephants and a hundred horses and a hundred cows and a hundred buffaloes and a hundred ounces of gold. And if, my child, your grandfather should take you out of the hands of the Brahman by word of command, or by force, paying nothing, then obey not the words of your grandfather, but remain still in subjection 2 to the Brahman.” Such was his instruction as he sent him away. And young Gâli went accordingly, and when asked by his grandfather, said:

 

As worth a thousand ounces, Sir,

My father gave me to this man;

As worth a hundred elephants,

He gave the girl Kanhâginâ.”‘

Tâu đại vương, hoàng tử Jālī đã được vua cha Vessantara chỉ dạy là: ‘Này con yêu, trong khi ông nội của con trao tài sản cho người Bà-la-môn và chuộc lại con, thì ông nội hãy trao cho ông ta một ngàn đồng tiền vàng rồi chuộc lại. Trong khi chuộc lại Kaṇhājinā, thì ông nội hãy trao ra mỗi thứ một trăm là trăm tôi trai, trăm tớ gái, trăm voi, trăm ngựa, trăm bò sữa, trăm bò mộng, trăm đồng tiền vàng, rồi chuộc lại. Này con yêu, nếu ông nội của con giành lấy các con từ tay của người Bà-la-môn bằng mệnh lệnh, bằng sức lực, hoặc miễn phí, thì các con chớ làm theo lời nói của ông nội, mà hãy đi theo chính người Bà-la-môn.’ Sau khi chỉ dạy như thế rồi đã gởi đi. Sau đó, hoàng tử Jālī đã ra đi, đến khi được ông nội hỏi, đã nói rằng:

‘Thưa ông, bởi vì cha đã cho con đến người Bà-la-môn với giá một ngàn, còn cô con gái Kaṇhājinā là bằng tài sản cá nhân và giá của những con voi.’”

 

‘Well has this puzzle, Nâgasena, been unravelled, well has the net of heresy been torn to pieces, well has the argument of the adversaries been overcome and your own doctrine been made evident, well has the letter (of the Scriptures) been maintained while

 

  1. 132

 

you have thus explained its spirit! That is so, and I accept it as you say.’

“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi đã khéo được tháo gỡ, mạng lưới tà kiến đã khéo được phá vỡ, các học thuyết khác đã khéo được nghiền nát, kiến thức của bản thân đã khéo được giải thích, vấn đề phụ thuộc đã khéo được làm rõ, ý nghĩa đã khéo được phân tích. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 2

PENANCE.

Câu hỏi về việc hành khổ hạnh.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, did all the Bodisats go through a period of penance, or only Gotama?’

‘Not all, O king, but Gotama did.’

“Thưa ngài Nāgasena, toàn bộ tất cả các đức Bồ Tát đều thực hiện việc hành khổ hạnh, hay là việc hành khổ hạnh đã được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện?”

“Tâu đại vương, không có việc hành khổ hạnh đối với tất cả các đức Bồ Tát. Việc hành khổ hạnh đã được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện.”

 

‘Venerable Nâgasena, if that be so, it is not right that there should be a difference between Bodisat and Bodisat.’

[285] ‘There are four matters, O king, in which there is such difference. And what are the four? There is a difference as to the kind of family (in which they are born 1), there is a difference as to their place in the period (which has elapsed since the succession of Buddhas began 2), there

 

  1. 133

 

is a difference as to the length of their individual lives 1, there is a difference as to their individual size 2. In these four respects, O king, there is a difference between Bodisat and Bodisat. But there is no difference between any of the Buddhas, who are alike in bodily beauty 3, in goodness of character, in power of contemplation and of reasoning, in emancipation, in the insight arising from the knowledge of emancipation, in

 

  1. 134

 

the four bases of confidence 1, in the ten powers of a Tathâgata 2, in the sixfold special

 

  1. 135

 

knowledge 1, in the fourteenfold knowledge of Buddha 2, in the eighteen characteristics of a Buddha 3–in a word, in all the qualities of a Buddha. For all the Buddhas are exactly alike in all the Buddha-qualities.’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu như vậy thì việc có sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là không hợp lý.”

“Tâu đại vương, sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là bởi bốn sự kiện. Bởi bốn sự kiện nào? Sự khác biệt về dòng dõi, sự khác biệt về khoảng thời gian, sự khác biệt về tuổi thọ, sự khác biệt về kích thước. Tâu đại vương, sự khác biệt giữa các vị Bồ Tát với các vị Bồ Tát là bởi bốn sự kiện này.  

Tâu đại vương, tất cả các vị Bồ Tát không có sự khác biệt về vóc dáng, về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về trí tuệ và nhận thức về sự giải thoát, về bốn pháp tự tín, về mười Như Lai lực, về sáu trí không phổ thông (đến các vị Thinh Văn), về mười bốn trí của vị Phật, về mười tám pháp của vị Phật, và toàn bộ các đức hạnh của vị Phật. Tất cả chư Phật đều là đồng đẳng về các pháp của vị Phật.”

 

‘But if, Nâgasena that be so, what is the reason that it was only the Gotama Bodisat who carried out the penance?’

‘Gotama the Bodisat had gone forth from the world, O king, when his knowledge 4 was immature, and his wisdom was immature. And it was when he was bringing that immature knowledge to maturity that he carried out the penance.’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu tất cả chư Phật đều là đồng đẳng về các pháp của vị Phật, thì vì lý do gì mà việc hành khổ hạnh đã được chỉ riêng Bồ Tát Gotama thực hiện?”

“Tâu đại vương, khi trí chưa được chín muồi, khi sự giác ngộ chưa được chín muồi thì đức Bồ Tát Gotama đã ra đi theo hạnh xuất ly. Trong khi đang làm chín muồi trí chưa được chín muồi thì đức Bồ Tát đã thực hiện các việc hành khổ hạnh.”

 

  1. Q & A.

‘Why then, Nâgasena, was it that he thus went forth with knowledge and with wisdom immatured? Why did he not first mature his knowledge, and then, with his knowledge matured, renounce the world?’

‘When the Bodisat, O king, saw the women of his harem all in disorder 5, then did he become disgusted,

 

  1. 136

 

and in him thus disgusted discontent sprang up. And on perceiving that his heart was filled with discontent, a certain god of those that wait on Death (Mâra) thought: “This now is the time to dispel that discontent of his heart,” and standing in the air he gave utterance to these words: “O honourable one! O fortunate one! Be not thou distressed. On the seventh day from this the heavenly treasure of the Wheel shall appear to thee, with its thousand spokes, its tire, and its nave, complete and perfect; and the other treasures, those that walk on earth and those that travel through the sky, shall come to thee of their own accord; and the words of command of thy mouth shall bear sway over the four great continents and the two thousand dependent isles; and thou shalt have above a thousand sons, heroes mighty in strength to the crushing out of the armies of the foe; and with those sons surrounding thee thou, master of the Seven Treasures, shalt rule the world!” [286]

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà đức Bồ Tát, khi trí chưa được chín muồi, khi sự giác ngộ chưa được chín muồi, lại ra đi theo hạnh xuất ly? Chẳng phải là nên làm chín muồi trí trước, khi trí đã được chín muồi thì sẽ ra đi?”

“Tâu đại vương, đức Bồ Tát sau khi nhìn thấy hậu cung bị lộn xộn, đã có sự ân hận, khi vị ấy có sự ân hận, sự không còn hứng thú đã khởi lên. Sau khi nhận ra tâm không còn hứng thú đã được sanh khởi, một vị Thiên tử nào đó thuộc nhóm của Ma Vương (nghĩ rằng): ‘Đây quả là lúc để xua đi tâm không còn hứng thú,’ rồi đã đứng ở không trung và nói lời nói này: ‘Thưa ngài, thưa ngài, xin ngài chớ bất mãn. Vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay, bánh xe báu thuộc cõi trời có ngàn căm, có bánh xe, có trục, được đầy đủ mọi bộ phận, sẽ hiện ra cho ngài. Và các báu vật di chuyển ở trên đất và ngự ở trên trời cũng sẽ tự động di chuyển đến với ngài, mệnh lệnh từ miệng của một mình ngài sẽ vận hành ở bốn châu lục và hai ngàn đảo nhỏ phụ thuộc, ngài sẽ có hơn một ngàn con trai, là những dũng sĩ có dáng vóc và chi thể của người anh hùng, có sự nghiền nát đạo quân đối phương. Được tháp tùng bởi những người con trai ấy, được thành tựu bảy báu vật, ngài sẽ lãnh đạo bốn châu lục.’

 

But even as if a bar of iron, heated the livelong day and glowing throughout, had entered the orifice of his ear, so was it that those words, O king, entered the ear of the Bodisat. And to the natural distress he already felt there was added, by that utterance of the god, a further emotion, anxiety, and fear. just as a mighty fiery furnace, were fresh fuel thrown on it, would the more furiously burn.

Just as the broad earth, by nature moist, and already swampy through the water dripping on it from the vegetation and the grass that have arisen on it, would become more muddy still when a great rain cloud had poured out rain upon it–so to the distress that he already felt there was

 

  1. 137

 

added, by that utterance of the god, a further emotion, anxiety, and fear.’

Tâu đại vương, giống như cái cọc sắt bị đốt lửa nguyên ngày, đang được nung nóng toàn bộ, rồi xuyên vào lỗ tai, tâu đại vương, lời nói ấy đã đi vào lỗ tai của đức Bồ Tát tương tợ y như thế. Tóm lại, vị ấy lúc bình thường vốn đã bị bất mãn, vì lời nói của vị Thiên nhân ấy, đã bị dao động, đã bị chấn động, đã đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.

Tâu đại vương, hoặc là giống như khối lửa to lớn khổng lồ đang cháy sáng, được bỏ thêm củi khác vào thì có thể cháy sáng thêm hơn nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát lúc bình thường vốn đã bị bất mãn, vì lời nói của vị Thiên nhân ấy, đã bị dao động, đã bị chấn động, đã đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.  

Tâu đại vương, hoặc là giống như đại địa cầu, bình thường đã bị ẩm ướt, có những vùng cỏ xanh mới mọc, có nước tưới lên, trở thành lầy lội, có thể trở nên lầy lội hơn với mức độ nhiều hơn khi có cơn mưa lớn lại đổ xuống lần nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát lúc bình thường vốn đã bị bất mãn, vì lời nói của vị Thiên nhân ấy, đã bị dao động, đã bị chấn động, đã đạt đến trạng thái chấn động với mức độ nhiều hơn nữa.”

 

  1. Q & A.

‘But tell me, Nâgasena, if the heavenly Wheel-treasure had, on the seventh day, appeared to the Bodisat, would he, the Wheel having appeared, have been turned back from his purpose?’

‘No Wheel-treasure appeared, O king, on the seventh day to the Bodisat. For rather that was a lie that was told by that god with the object of tempting him. And even had it appeared, yet would not the Bodisat have turned aside. And why not? Because the Bodisat, O king, had firmly grasped (the facts of) the impermanence (of all things, of) the suffering (inherent in existence as an individual, of) the absence of a soul (in any being made up of the five Skandhas), and had thus arrived at the destruction of the attachment (to individuality which arises from lust, or from heresy, or from dependence upon outward acts, or from delusions as to the possession of a permanent soul) 1.

The water, O king, which flows into the river Ganges from the Anottata lake, and from the Ganges river into the great ocean, and from the great ocean into the openings into the

 

  1. 138

 

regions under the earth 1–would that water, after it had once entered that opening, turn back and flow again into the great ocean, and from the great ocean into the Ganges river, and from the Ganges river into the Anottata lake?’

[287] ‘Certainly not, Sir.’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cõi trời sanh lên cho đức Bồ Tát, có phải khi bánh xe báu thuộc cõi trời được sanh lên thì đức Bồ Tát sẽ quay trở lui lại?”

“Tâu đại vương, bởi vì vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cõi trời không sanh lên cho đức Bồ Tát, thì vị Thiên nhân ấy đã nói lời nói dối nhằm khêu gợi lòng tham. Tâu đại vương, nếu vào ngày thứ bảy bánh xe báu thuộc cõi trời sanh lên, thì đức Bồ Tát sẽ không quay trở lui. Vì lý do gì? Tâu đại vương, đức Bồ Tát đã nắm giữ chắc chắn rằng: ‘Là vô thường,’ đã nắm giữ chắc chắn rằng: ‘Là khổ não, là vô ngã,’ đã đạt đến sự cạn kiệt về chấp thủ.

Tâu đại vương, giống như nước từ hồ nước Anotatta chảy vào sông Gaṅgā, từ sông Gaṅgā chảy vào đại dương, từ đại dương đi vào miệng của lòng trái đất, phải chăng nước ấy từ miệng của lòng trái đất có thể quay trở lui lại rồi chảy vào đại dương, từ đại dương chảy vào sông Gaṅgā, từ sông Gaṅgā chảy vào lại hồ Anotatta?”

“Thưa ngài, không thể.”

 

‘In the same way, O king, it was for the sake of that last existence of his that the Bodisat had matured merit through the immeasurable aeons of the past. He had now reached that last birth, the knowledge of the Buddhas had grown mature in him, in six years he would become a Buddha, all-knowing, the highest being in the world. Would then the Bodisat, for the sake of the Wheel-treasure, turn back?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế pháp thiện đã được đức Bồ Tát làm cho chín muồi trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp vì lý do của lần hiện hữu này. Vị ấy đấy, có lần hiện hữu sau cùng đã được đạt đến, có trí giác ngộ đã được chín muồi, sau sáu năm sẽ trở thành đức Phật, đấng Toàn Tri, nhân vật cao cả ở thế gian. Tâu đại vương, có phải đức Bồ Tát có thể quay trở lại vì lý do bánh xe báu?”

“Thưa ngài, không thể.”

 

‘No! Though the great earth, O king, with all its peaks and mountain ranges, should turn back, yet the Bodisat would not before he had attained to Buddhahood. Though the water of the Ganges should flow backwards up the stream, yet the Bodisat would not turn back before he had attained to Buddhahood. Though the mighty ocean with its immeasurable waters 2 should dry up like the water in the footprint of a cow 3, yet would not the Bodisat turn back before he had attained to Buddhahood. Though Sineru, the king of the mountains,

 

  1. 139

 

should split up into a hundred or a thousand fragments, yet would not the Bodisat turn back before he had attained to Buddhahood. Though the sun and moon with all the stars should fall, like a clod, upon the ground, yet would not the Bodisat turn back before he had attained to Buddhahood. Though the expanse of heaven should be rolled up like a mat, yet would not the Bodisat turn back before he had attained to Buddhahood! And why not? Because he had torn asunder every bond.’

“Tâu đại vương, thêm nữa đại địa cầu với rừng với núi có thể lật ngược lại, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu nước của sông Gaṅgā cũng có thể chảy ngược dòng, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu đại dương, với sự chứa đựng lượng nước vô hạn, cũng có thể khô cạn như là nước ở dấu chân bò, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu núi chúa Sineru cũng có thể đổ vỡ thành trăm mảnh, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu mặt trăng và mặt trời luôn cả các vì sao cũng có thể rơi xuống như là cục đất rơi xuống mặt đất, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Tâu đại vương, nếu bầu trời cũng có thể cuộn tròn như là chiếc chiếu, nhưng đức Bồ Tát không bao giờ quay trở lại khi chưa đạt được phẩm vị Chánh Đẳng Giác. Vì lý do gì? Vì trạng thái đã được phá vỡ đối với tất cả các sự trói buộc.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, how many bonds are there in the world?’

‘There are these ten bonds in the world, O king, bound by which men renounce not the world, or turn back again to it. And what are the ten? A mother, O king, is often a bond, and a father, and a wife, and children, and relations, and friends, and wealth, and easy income, [288] and sovranty, and the five pleasures of sense. These are the ten bonds common in the world, bonds bound by which men renounce not the world or turn back to it. And all these bonds had the Bodisat, O king, burst through. And therefore could he not, O king, turn back.’

“Thưa ngài Nāgasena, có bao nhiêu sự trói buộc ở thế gian?”

“Tâu đại vương, đây là mười sự trói buộc ở thế gian, bị trói buộc bởi những sự trói buộc này chúng sanh không thể ra đi, sau khi ra đi rồi cũng quay trở lui.

Mười sự trói buộc nào?

Tâu đại vương, mẹ là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, cha là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, vợ là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, các con là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, thân quyến là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, bạn bè là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, tài sản là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, lợi lộc và sự tôn vinh là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, quyền uy là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, năm loại dục là sự trói buộc ở thế gian.

Tâu đại vương, đây là mười sự trói buộc ở thế gian, bị trói buộc bởi những sự trói buộc này chúng sanh không thể ra đi, sau khi ra đi rồi cũng quay trở lui. Mười sự trói buộc ấy của đức Bồ Tát đã bị chặt đứt, đã bị tách ra, đã bị phá vỡ. Tâu đại vương, vì thế đức Bồ Tát không quay trở lui.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, if the Bodisat, on discontent arising in his heart at the words of the god, though his knowledge (of the four Truths) was yet imperfect, and his insight of a Buddha not mature, did nevertheless go forth into renunciation of the world, of what advantage was penance to him then? Ought he not rather, awaiting the maturity of his knowledge, to have lived in the enjoyment of all (suitable) foods?’

‘There are, O king, these ten sorts of individuals who are despised and contemned in the world,

 

  1. 140

 

thought shameful, looked down upon, held blameworthy, treated with contumely, not loved. And what are the ten? A woman without a husband, O king, and a weak creature, and one without friends or relatives, and a glutton, and one dwelling in a disreputable family, and the friend of sinners, and he whose wealth has been dissipated, and he who has no character, and he who has no occupation 1, and he who has no means. These are the ten despised and contemned in the world, thought shameful, looked down upon, held blameworthy, treated with contumely, not loved 2.

“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Bồ Tát, khi tâm không còn hứng thú đã được sanh khởi, do lời nói của vị Thiên nhân mà ra đi theo hạnh xuất ly vào lúc trí chưa được chín muồi, vào lúc sự giác ngộ chưa được chín muồi, và do việc hành khổ hạnh đã được thực hiện thì vị ấy có được điều gì? Chẳng lẽ sự chín muồi của trí sẽ được tu tập bởi người đang mong đợi nhờ vào tất cả các loại vật thực?”

“Tâu đại vương, mười hạng người này ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.

Mười hạng nào? Tâu đại vương, người nữ là góa phụ ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.

Tâu đại vương, người yếu đuối,

Tâu đại vương, người không bạn bè và thân quyến,

Tâu đại vương, người ham ăn,

Tâu đại vương, người chưa sống ở nhà của thầy giáo,

Tâu đại vương, người có bạn ác,

Tâu đại vương, người thấp kém về tài sản,

Tâu đại vương, người thấp kém về tánh hạnh,

Tâu đại vương, người thấp kém về nghiệp,

Tâu đại vương, người thấp kém về sự gắng sức ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.

Tâu đại vương, đây là mười hạng người ở thế gian bị chê bai, bị khinh thường, bị khi dễ, bị khinh miệt, bị chê trách, bị xem thường, không được đếm xỉa đến.  

 

It was on calling these conditions to mind, O king, that this idea occurred to the Bodisat: “Let me not incur blame among gods and men as being without occupation or without means! Let me as a master in action, held in respect by reason of action, one having the supremacy which arises from action, one whose conduct is based upon action, one who carries action (into every concern of life) 3, one who has his dwelling in action, be constant in earnestness 4.” That was the spirit, O king, in which the Bodisat, when he was bringing his knowledge to maturity, undertook the practice of penance.’

Tâu đại vương, trong khi nhớ lại mười trường hợp này, đức Bồ Tát có ý tưởng như vầy đã sanh khởi: ‘Ta chớ có trở thành người thấp kém về nghiệp, thấp kém về sự gắng sức, bị chư Thiên và loài người chê trách. Tốt hơn ta nên là chủ nhân của nghiệp, nên sống không xao lãng, có sự tôn trọng nghiệp, có sự làm chủ đối với nghiệp, có thói quen ở nghiệp, có hành trang là nghiệp, có chỗ ngụ ở trong nghiệp’ Tâu đại vương, đức Bồ Tát trong khi làm chín muồi trí đã thực hiện việc hành khổ hạnh như thế.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, the Bodisat, when he was undergoing penance, said thus to himself:

 

  1. 141

 

[289] “But it is not by this penance severe that I shall reach the peculiar faculty of the insight arising from the knowledge of that which is fit and noble–that insight beyond the powers of ordinary men, May there not be now some other way to the wisdom (of Buddhahood) 1?”

 

‘Was then the Bodisat, at that time, confused in his mind about the way 2?’

 

‘There are twenty-five qualities, O king, which are causes of weakness of mind, weakened by which the mind cannot successfully be devoted to the destruction of the Âsavas (the Great Evils–lust, becoming, delusion, and ignorance) 3. And what are the twenty-five? Anger, O king, and enmity, and hypocrisy 4, and conceit 5, and envy, and avarice, and deceit 6,

 

  1. 142

 

and treachery, and obstinacy 1, and perverseness 2, and pride, and vainglory, and the intoxication (of exalted ideas about birth or health or wealth), and negligence in (well-doing), and intellectual inertness or bodily sloth 3, and drowsiness 4, and idleness, and friendship with sinners, and forms, and sounds, and odours, and tastes, and sensations of touch, and hunger, and thirst 5, and discontent 6. These are the

 

  1. 143

 

twenty-five qualities, O king, which are causes of weakness of mind, weakened by which the mind cannot successfully be devoted to the destruction of the Âsavas.

“Thưa ngài Nāgasena, đức Bồ Tát, trong khi thực hiện việc hành khổ hạnh, đã nói như vầy: ‘Do việc hành khổ hạnh nhức nhối này, ta không chứng đắc các pháp thượng nhân, pháp đặc biệt thuộc về trí tuệ và sự thấy biết xứng đáng bậc Thánh; có thể có đạo lộ khác đưa đến sự giác ngộ?’ Có phải vào lúc ấy đức Bồ Tát đã có sự mất mát về trí nhớ liên quan đến đạo lộ?”

“Tâu đại vương, đây là hai mươi lăm pháp làm tâm yếu đuối, tâm bị chúng làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc.

Hai mươi lăm pháp nào? Tâu đại vương, sự giận dữ làm tâm yếu đuối, tâm bị nó làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, sự thù hằn, gièm pha, ác ý, ganh tỵ, bỏn xẻn, xảo trá, bội bạc, bướng bỉnh, hung hăng, ngã mạn, kiêu căng, đam mê, xao lãng, dã dượi buồn ngủ, uể oải, lười biếng, bạn xấu, các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc, sự đói, sự khát, sự không hứng thú làm tâm yếu đuối, tâm bị nó làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, đây là hai mươi lăm pháp làm tâm yếu đuối, tâm bị chúng làm yếu đuối không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc.

 

(And of these it was) hunger and thirst, O king, which had then seized hold of the body 1 of the Bodisat. And his body being thus, as it were, “possessed,” his mind was not rightly devoted to the destruction of the Âsavas. Now the Bodisat, O king, through the immeasurable æons of the past, had followed after the perception of the Four Noble Truths through all of his successive births. Is it then possible that in his last existence, in the birth in which that perception was to arise, there should be any confusion in his mind as to the way? But nevertheless there arose, O king, in the Bodisat’s mind the thought: “May there not now be some other way to the wisdom (of a Buddha)?” And already before that, O king, when he was only one month old, when his father the Sakya was at work (ploughing), the Bodisat, placed in his sacred cot for coolness under the shade of the Gambu tree, sat up crosslegged, and putting away passion, free from all evil conditions of heart, he entered into and remained in the first Ghâna–a state of joy and ease, born of seclusion, full of reflection, full of investigation, [290] and so into the second, and so into the third, and so into the fourth Ghâna 2.’

 

  1. 144

 

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say. It was whilst he was bringing his knowledge to maturity that the Bodisat underwent the penance.’

Tâu đại vương, hơn nữa thân thể của đức Bồ Tát đã bị kiệt quệ vì sự đói khát, khi thân thể bị kiệt quệ tâm không được tập trung đúng đắn để diệt trừ các lậu hoặc. Tâu đại vương, trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp, đức Bồ Tát đã theo đuổi sự chứng ngộ về bốn Chân Lý Cao Thượng ở những kiếp sống ấy. Vậy thì tại sao ở lần hiện hữu cuối cùng của vị ấy, kiếp sống của sự chứng ngộ, lại có sự mất mát về trí nhớ liên quan đến đạo lộ? Tâu đại vương, thêm nữa đức Bồ Tát đã có ý tưởng sanh khởi rằng: ‘Có thể có đạo lộ khác đưa đến giác ngộ?’ Tâu đại vương, quả là trước đây, đức Bồ Tát, vào lúc một tháng tuổi, ở nơi công trường của người cha và dòng Sakya, tại bóng mát của cây mận đỏ, tại chiếc giường lộng lẫy, đã ngồi, xếp chân vào thế kiết già, sau khi tách ly hẳn các dục, tách ly các bất thiện pháp, đạt đến và an trú sơ thiền, có tầm, có tứ, có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy. Trong khi làm chín muồi trí tuệ, đức Bồ Tát đã thực hiện việc hành khổ hạnh.”

 

Phần 3.

VIRTUE STRONGER THAN VICE.

Câu hỏi về thiện hay bất thiện mạnh hơn.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, which is the more powerful, virtue or vice?’

‘Virtue, O king 1.’

“Thưa ngài Nāgasena, cái nào trội hơn, mạnh hơn, thiện hay là bất thiện?”

“Tâu đại vương, thiện là trội hơn, mạnh hơn, bất thiện thì không như vậy.”

 

‘That is a saying, Nâgasena, which I cannot believe-that virtue is more powerful than vice. For there are to be seen here (in the world) men who destroy living creatures, who take to themselves what has not been given, who walk in evil in their lusts, who speak lies, who commit gang robberies on whole villages, who are highwaymen, sharpers, and swindlers, and these all according to their crime suffer the cutting off of their hands, or their feet, or their hands and feet, or their ears, or

 

  1. 145

 

their nose, or their ears and nose, or the Gruel Pot, or the Chank Crown, or the Râhu’s Mouth, or the Fire Garland, or the Hand Torch, or the Snake Strips, or the Bark Dress, or the Spotted Antelope, or the Flesh Hooks, or the Penny Cuts, or the Brine Slits, or the Bar Turn, or the Straw Seat, or they are anointed with boiling oil, or eaten by dogs, or are impaled alive, or are beheaded with a sword 1. Some of them sin one night and that night experience the fruit of their sin, some sinning by night experience the next day, some sinning one day experience that day, some sinning by day experience that night, some experience when two days or three have elapsed. But all experience in this present visible world the result of their iniquity. And is there any one, Nâgasena, who from having provided a meal with all its accessories 2 for one, or two, or three, or four, or five, or ten, or a hundred, or a thousand (members of the Order), has enjoyed in this present visible world wealth or fame or happiness–(is there any one who) from righteousness of life, or from observance of the Uposatha, (has received bliss even in this life 3)?’

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chấp nhận lời nói ấy: ‘Thiện là trội hơn, mạnh hơn, bất thiện thì không như vậy.’ Thưa ngài Nāgasena, ở đây được thấy những kẻ giết hại mạng sống, lấy vật chưa được cho, có hành vi sai trái trong các dục, nói lời dối trá, tàn phá làng mạc, quân cướp đường, gian lận, lường gạt, tất cả những kẻ ấy nhận chịu việc bị chặt bàn tay, chặt bàn chân, chặt bàn tay và bàn chân, cắt tai, xẻo mũi, cắt tai và xẻo mũi, (nhúng vào) hũ giấm chua, cạo đầu bôi vôi, đốt lửa ở miệng, thiêu sống, đốt cháy ở bàn tay, lột da thành sợi, mặc y phục vỏ cây, kéo căng thân người ở trên đất, xiên da thịt bằng lưỡi câu, khoét thịt thành đồng tiền, chà xát với chất kiềm, quay tròn ở trên thập tự giá, ngồi ở ghế rơm, rưới bằng dầu sôi, cho những con chó gặm, đặt trên giáo nhọn, chặt đầu bằng gươm tương xứng với tội ác, những ai làm điều ác ban đêm thì gánh chịu hậu quả ngay trong đêm, những ai làm ban đêm thì gánh chịu trong ngày (kế), những ai làm ban ngày thì gánh chịu ngay trong đêm, những ai đã trải qua hai ba ngày thì gánh chịu hai ba ngày, tất cả những người ấy đều gánh chịu hậu quả ngay trong hiện tại. Thưa ngài Nāgasena, trái lại có phải có người nào đó sau khi bố thí vật thí có cả vật phụ tùng đến một vị, hoặc hai vị, hoặc ba vị, hoặc bốn vị, hoặc năm vị, hoặc mười vị, hoặc một trăm vị, hoặc một ngàn vị, hoặc một trăm ngàn vị, thì trở thành người hưởng thụ của cải, hoặc danh tiếng, hoặc an lạc, nhờ vào giới hoặc việc hành trai giới trong thời hiện tại?”

 

  1. Q & A.

‘There are [291], O king, four men who by giving gifts, and by the practice of uprightness, and by the keeping of Uposatha, even in their earthly bodies attained to glory in Tidasapura (the city of the gods).’

 

  1. 146

 

‘And who, Sir, were they 1?’

‘Mandhâtâ the king, and Nimi the king, and Sâdhîna the king, and Guttila the musician 2.’

“Tâu đại vương, có bốn người sau khi bố thí vật thí, sau khi thọ trì giới, sau khi thực hiện việc hành trai giới thì đạt đến danh vọng ở thành phố của chư Thiên bằng chính cơ thể thân xác ấy ngay trong thời hiện tại.”

“Thưa ngài, ai và ai vậy?”

“Tâu đại vương, đức vua Mandhātā, đức vua Nimi, đức vua Sādhīna, và Càn-thát-bà Guttila.”

 

‘Venerable Nâgasena, this happened thousands of births ago, and is beyond the ken of either of us two. Give me, if you can, some examples from that period (of the world) which is now elapsing in which the Blessed One has been alive.’

‘In this present period, O king, the slave Punnaka, on giving a meal to Sâriputta the Elder, attained that day to the dignity of a treasurer (Setthi), and he is now generally known as Punnaka the Setthi. The queen, the mother of Gopâla, who (being the daughter of poor peasant folk) sold her hair for eight pennies, and therewith gave a meal to Mahâ Kakkâyana the Elder and his seven companions, became that very day the chief queen of king Udena. Suppiyâ, the believing woman, cut flesh from her own thigh to provide broth 3 for a sick Bhikkhu, and on the very next day the wound closed up, and the place became cured, with skin grown over it. Mallikâ, the queen who (when a poor flower girl) gave the last night’s gruel (she had reserved for her own dinner) to the Blessed One, became that very day the chief queen of the king of Kosala 4. Sumana, the garland maker, when he had

 

  1. 147

 

presented to the Blessed One eight bunches of jessamine flowers, came that very day into great prosperity. Eka-sâtaka the Brahman, who gave to the Blessed One his only garment, received that very day the office of Sabbatthaka (Minister in general) 1. All these, O king, came into the enjoyment of wealth and glory in their then existing lives.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy rõ ràng là đã trải qua nhiều ngàn đời. Điều ấy cũng là vượt ngoài tầm nhìn của hai chúng ta. Nếu ngài có khả năng, xin ngài hãy nói về cuộc đời đang còn tiếp diễn, vào thời điểm đang còn đức Thế Tôn.”

“Tâu đại vương, thậm chí ở cuộc đời đang còn tiếp diễn, kẻ nô lệ Puṇṇaka sau khi dâng vật thực đến trưởng lão Sāriputta thì đã đạt đến địa vị nhà triệu phú ngay trong ngày ấy, vị ấy hiện nay đã được biết là: ‘Triệu phú Puṇṇaka.’ Hoàng hậu Gopālamātā sau khi bán mái tóc của chính mình, với tám đồng tiền nhận được đã dâng đồ ăn khất thực đến trưởng lão Mahākaccāyana, (cùng với bảy vị khác) và bản thân ngài là vị thứ tám, thì đã đạt được ngôi vị hoàng hậu chánh cung của đức vua Udena ngay trong ngày ấy. Nữ cư sĩ Suppiyā sau khi đã dâng nước xúp nấu với thịt đùi của chính mình đến một vị tỳ khưu bệnh nọ, thì ngay trong ngày thứ nhì vết thương đã được liền lại, có làn da đẹp, đã được hết bệnh.  

Mallikādevī, sau khi dâng phần cháo chua của đêm hôm qua đến đức Thế Tôn, đã trở thành hoàng hậu chánh cung của đức vua Kosala ngay trong ngày ấy. Người thợ làm tràng hoa Sumana, sau khi cúng dường đức Thế Tôn với tám nắm hoa nhài, đã đạt được sự thành tựu lớn lao ngay trong ngày ấy. Vị Bà-la-môn Ekasāṭaka (có độc một tấm vải che thân), sau khi cúng dường đức Thế Tôn với tấm vải khoác ngoài, đã đạt được tất cả mỗi thứ tám món ngay trong ngày ấy. Tâu đại vương, tất cả những người này cũng đã hưởng thụ của cải và danh vọng ở thời hiện tại.”

 

‘So then, Nâgasena, with all your searching and enquiry you have only found six cases 2?’

‘That is so, O king.’

“Thưa ngài Nāgasena, sau khi chọn lựa và tìm kiếm, có phải ngài đã thấy chỉ có sáu người?”

“Tâu đại vương, đúng vậy.”

 

  1. Q & A.

‘Then it is vice, Nâgasena, and not virtue which is the more powerful. For on one day alone I have seen ten men expiating their crimes by being impaled alive, and thirty even, and forty, and fifty, [292], and a hundred, and a thousand. And further, there was Bhaddasâla, the soldier in the service of the royal family of Nanda 3, and he waged war against king Kandagutta 4. Now in that war, Nâgasena, there were eighty Corpse Dances. For they say that when one great Head Holocaust has taken place (by which is meant the slaughter of ten thousand elephants, and a lac of horses, and five thousand charioteers, and a hundred kotis of soldiers on foot), then the headless corpses arise and dance in frenzy over the battle-field. And all the men

 

  1. 148

 

thus slain came to destruction through the fruit of the Karma of their evil deeds 1. And therefore, too, do I say, Nâgasena, that vice is more powerful than virtue. And have you heard, Nâgasena, that in all this dispensation (since the time of Gotama the Buddha) the giving by the Kosala king has been unequalled?’

‘Yes, I have heard so, O king.’

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện thì không như vậy. Thưa ngài Nāgasena, bởi vì chỉ trong một ngày trẫm nhìn thấy mười người nam, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi người nam đang bị đặt trên các giáo nhọn do hậu quả của nghiệp ác. Trẫm nhìn thấy trăm người nam, ngàn người nam đang bị đặt trên các giáo nhọn do hậu quả của nghiệp ác. Thưa ngài Nāgasena, người con trai của vị tướng quân thuộc dòng họ Nanda có tên là Bhaddasāla. Cuộc chiến đấu giữa vị ấy và đức vua Candagutta đã diễn ra ác liệt. Thưa ngài Nāgasena, hơn nữa trong cuộc chiến đấu ấy, đã có tám mươi thây người cụt đầu ở cả hai đoàn quân. Nghe nói khi một cái giỏ đựng đầu được tràn đầy thì có một thây người cụt đầu đứng dậy. Tất cả những người này lâm vào tai họa và bất hạnh do hậu quả của chính nghiệp ác. Thưa ngài Nāgasena, cũng vì lý do này mà trẫm nói rằng: ‘Chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện thì không như vậy.’ Thưa ngài Nāgasena, có phải được nghe là trong thời Giáo Pháp của đức Phật này, vật thí không thể sánh bằng đã được bố thí bởi đức vua Kosala?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có được nghe.”

 

‘But did he, Nâgasena, on account of his having given gifts so unequalled, receive in this present life wealth, or glory, or happiness?’

‘No, O king, he did not.’

‘Then, in that case, surely, Nâgasena, vice is more powerful than virtue?’

“Thưa ngài Nāgasena, phải chăng đức vua Kosala, sau khi bố thí vật thí không thể sánh bằng ấy, do nhân ấy đã nhận được của cải hay danh vọng hay sự an lạc nào đó trong thời hiện tại?”

“Tâu đại vương, không có.”

“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức vua Kosala, thậm chí sau khi bố thí vật thí không thể sánh bằng có hình thức như thế, do nhân ấy đã không nhận được của cải hay danh vọng hay sự an lạc trong thời hiện tại. Thưa ngài Nāgasena, như thế thì chính bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện thì không như vậy.”

 

  1. Q & A.

‘Vice, O king, by reason of its meanness, dies quickly away. But virtue, by reason of its grandeur, takes a long time to die. And this can be further examined into by a metaphor. just, O king, as in the West Country 2 the kind of corn called Kumuda-bhandikâ, ripening quickly and being garnered in a month, is called Mâsalu (got in a month) 3, but the rices only come to perfection in six months or five. What then is the difference, what the distinction herein between Kumuda-bhandikâ and rice?

 

‘The one is a mean plant, O king, the other a grand one. The rices are worthy of kings, meet for

 

  1. 149

 

the king’s table; the other is the food of servants and of slaves.

[293] ‘Just so, O king, it is by reason of its meanness that vice dies quickly away. But virtue, by its grandeur, takes a long time to die.’

“Tâu đại vương, vì tính chất nhỏ nhoi nên bất thiện chuyển biến mau chóng. Do tính chất rộng lớn nên thiện chuyển biến cần thời gian dài. Tâu đại vương, điều này nên được quan sát bằng ví dụ. Tâu đại vương, giống như ở xứ sở Aparanta, có giống lúa tên là kumudabhaṇḍikā sau một tháng thì được gặt rồi đem vào trong nhà. Các lúa sāli chín sau năm sáu tháng. Tâu đại vương, vậy thì ở đây có điều gì khác nhau? Giữa lúa kumudabhaṇḍikā và các loại lúa sāli có điều gì là khác biệt?”

“Thưa ngài, vì tính chất nhỏ nhoi của lúa kumudabhaṇḍikā, và tính chất rộng lớn của các lúa sāli. Thưa ngài Nāgasena, các lúa sāli là xứng đáng với đức vua, là thực phẩm của đức vua, còn lúa kumudabhaṇḍikā là thực phẩm của các nô bộc và những người làm công việc.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế vì tính chất nhỏ nhoi nên bất thiện chuyển biến mau chóng. Do tính chất rộng lớn nên thiện chuyển biến cần thời gian dài.”

 

  1. Q & A.

‘But, Nâgasena, it is just those things which come most quickly to their end which are in the world considered the most powerful. And so still vice must be the more powerful, not virtue. just, Nâgasena, as the strong man who, when he enters into a terrible battle, is able the most quickly to get hold of his enemies’ heads under his armpit 1, and dragging them along to bring them prisoners to his lord, that is the champion who is regarded, in the world, as the ablest hero–just as that surgeon who is able the most quickly to extract the dart, and allay the disease, is considered the most clever–just as the accountant who is able with the greatest speed to make his calculations, and with most rapidity to show the result, is considered the cleverest counter–just as the wrestler who is able the most quickly to lift his opponent up, and make him fall flat on his back, is considered the ablest hero–just so, Nâgasena, it is that one of these two things–virtue and vice–which most quickly reaches its end that is, in the world, the more powerful of the two.’

“Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp ấy cái nào chuyển biến mau chóng, cái ấy ở thế gian gọi là trội hơn, mạnh hơn. Do đó, bất thiện là trội hơn, mạnh hơn, thiện thì không như vậy. Thưa ngài Nāgasena, giống như người lính chiến nào đó, sau khi tiến vào cuộc chiến đấu lớn lao vĩ đại, thì nắm lấy kẻ thù ở nách, lôi đi, rồi mau chóng hơn nữa đưa đến các chủ soái, người lính chiến ấy ở thế gian gọi là dũng sĩ tài năng. Và người thầy thuốc nào nhanh chóng lấy ra mũi tên, xua đi cơn bệnh, người thầy thuốc ấy gọi là thông thạo. Người kế toán nào tính toán vô cùng mau lẹ và nhanh chóng phô bày (kết quả), người kế toán ấy gọi là thông thạo. Người võ sĩ nào nhanh chóng nhấc bổng và vật ngã ngửa đối thủ, người võ sĩ ấy gọi là dũng sĩ tài năng. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế cái nào chuyển biến mau chóng, dầu là thiện hay là bất thiện, cái ấy ở thế gian là trội hơn, mạnh hơn.”

 

‘The Karma of both the two, O king, will be made evident in future births; but vice besides that will by reason of its guilt be made evident at once, and in this present life. The rulers (Kshatriyas)

 

  1. 150

 

of old, O king, established this decree: “Whosoever takes life shall be subject to a fine, and whosoever takes to himself what has not been given, and whosoever commits adultery,, and whosoever speaks lies, and whosoever is a dacoit, and whosoever is a highwayman, and whosoever cheats and swindles. Such men shall be liable to be fined or beaten or mutilated or broken 1 or executed.” And in pursuance thereof they held repeated enquiry, and then adjudged one or other punishment accordingly. But, O king, has there ever been by any one a decree promulgated: “Whosoever gives gifts, or observes a virtuous life, or keeps Uposatha, to him shall wealth be given, or honours?” And do they make continued enquiry, and bestow wealth or honours accordingly, as they do stripes or bonds upon a thief?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, luôn cả hai nghiệp ấy đều được cảm thọ trong tương lai. Tuy nhiên, bất thiện do có tội lỗi nên lập tức chịu cảm thọ trong thời hiện tại. Tâu đại vương, các vị Sát-đế-lỵ trước đây đã thành lập quy định này: ‘Kẻ nào giết hại mạng sống, kẻ ấy xứng đáng hình phạt; kẻ nào lấy vật chưa cho, kẻ nào đi đến vợ người khác, kẻ nào nói lời dối trá, kẻ nào tàn phá xóm làng, kẻ nào cướp giật đường xá, kẻ nào thực hiện việc gian lận và lường gạt, kẻ ấy xứng đáng hình phạt, nên bị giết chết, nên bị chém, nên bị phanh (thây), nên bị trừng phạt.’ Căn cứ vào việc ấy, sau khi cân nhắc xét đoán họ gia hình, giết chết, chém, phanh (thây), và trừng phạt. Tâu đại vương, phải chăng có điều quy định đã được thành lập bởi những ai đó rằng: ‘Người nào bố thí vật thí, hoặc gìn giữ giới, hoặc thực hiện việc hành trai giới, thì người ấy sẽ được ban thưởng tài sản hoặc danh vọng’? Phải chăng sau khi cân nhắc xét đoán về việc ấy, họ ban thưởng tài sản hoặc danh vọng, tương tợ như việc giết chết hoặc giam cầm đối với hành động đã làm của kẻ trộm cướp?”

“Thưa ngài, không có.”

 

‘Well, if they did so then would virtue too be made evident even in this life. [294] But as they neither make such enquiry concerning givers, nor bestow wealth and honours upon them, therefore is virtue not manifested now. And this is the reason, O king, why vice is made known in this life, whereas he (the giver) receives the more abundantly in the lives to come. And therefore it is virtue which, through the destructions brought about by Karma, is by far the more powerful of the two 2.’

‘Very good, Nâgasena! Only by one wise as you could this puzzle have been so well solved.

 

 

  1. 151

 

[paragraph continues]

The problem put by me in worldly sense have you in transcendental sense made clear.’

“Tâu đại vương, nếu họ sau khi cân nhắc xét đoán có thể ban thưởng tài sản hoặc danh vọng đến các thí chủ, thì thiện cũng có thể được cảm thọ trong hiện tại. Tâu đại vương, bởi vì họ không cân nhắc về các thí chủ rằng: ‘Chúng ta sẽ ban thưởng tài sản hoặc danh vọng,’ vì thế thiện không được cảm thọ trong hiện tại. Tâu đại vương, vì lý do này bất thiện chịu cảm thọ trong hiện tại, và kẻ ấy cảm nhận cảm thọ trội hơn, mạnh hơn ngay trong tương lai.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Thiếu vắng bậc có sự giác ngộ như là ngài, câu hỏi này đã không khéo được tháo gỡ. Thưa ngài Nāgasena, việc thuộc về thế gian đã được giảng giải bằng cách vượt trên thế gian.”

 

Phần 4.

OFFERINGS TO THE DEAD.

Câu hỏi về việc hồi hướng đến quyến thuộc đã quá vãng.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, these givers when they bestow their offerings, devote them specifically to former (relatives) now departed 1, saying: “May this gift benefit such and such.” Now do they (the dead) derive any benefit therefrom?’

‘Some do, O king, and some do not.’

‘Which then are they that do, and which do not?’

“Thưa ngài Nāgasena, các thí chủ này sau khi bố thí vật thí, hồi hướng đến các quyến thuộc đã quá vãng rằng: ‘Việc này hãy thành tựu cho những người ấy.’ Phải chăng những người ấy do nhân ấy nhận được quả thành tựu nào đó?”

“Tâu đại vương, một số nhận được, một số không nhận được.”

“Thưa ngài, những ai nhận được, những ai không nhận được?”

 

‘Those who have been reborn in purgatory, O king, do not; nor those reborn in heaven; nor those reborn as animals. And of those reborn as Pretas three kinds do not-the Vantâsikâ (who feed on vomit), the Khuppipâsino (who hunger and thirst.), the Nigghâma-tanhikâ (who are consumed by thirst). But the Paradattûpagîvino (who live on the gifts of others) they do derive profit, and those who bear them in remembrance do so too.’

‘Then, Nâgasena, offerings given by the givers have run to waste 2, and are fruitless, since those

 

  1. 152

 

for whose benefit they are given derive no profit therefrom.’

‘No, O king. They run not to waste, neither are fruitless. The givers themselves derive profit from them.’

‘Then convince me of this by a simile.’

“Tâu đại vương, những người đã sanh vào địa ngục không nhận được, những người đã đi đến cõi trời không nhận được, những người đã đi đến bản thể loài thú không nhận được, trong số bốn hạng người đã quá vãng, ba hạng người đã quá vãng không nhận được—là hạng chỉ ăn đồ được mửa ra, hạng bị hành hạ bởi sự đói khát, hạng luôn bị dằn vặt bởi sự khao khát. Hạng người đã quá vãng nhận được là hạng sống nhờ vào sự bố thí của người khác, thậm chí những người ấy ngay trong khi nhớ đến cũng nhận được.”

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì sự bố thí của các thí chủ đã được làm để hồi hướng đến những người nào, nếu những người ấy không nhận được, thì bị uổng phí, thì không có kết quả?”

“Tâu đại vương, việc bố thí ấy không hẳn là không có kết quả, là không có quả thành tựu. Chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy.”

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì xin ngài giúp cho trẫm hiểu bắng lý lẽ?”

 

‘Suppose, O king, people were to get ready fish and meat and strong drinks and rice and cakes, and make a visit on a family related to them. If their relatives should not accept their complimentary present, would that present be wasted or fruitless?’

No, Sir, it would go to the owners of it.’

‘Well, just so the givers themselves derive the profit. Or just, O king, [295] as if a man were to enter an inner chamber, and there were no exit in front of him, how would he get out?’

‘By the way he entered.’

‘Well, just so the givers themselves derive the profit.’

“Tâu đại vương, ở đây một số người nào đó chuẩn bị cá, thịt, rượu, thức ăn, vật nhai, rồi đi đến nhà của thân quyến. Nếu những thân quyến ấy không thọ nhận quà biếu ấy, phải chăng quà biếu ấy trở nên uổng phí, hoặc bị mất mát?”

“Thưa ngài, không đúng. Vật ấy là thuộc về chính các người chủ.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy. Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam đã đi vào nội phòng, trong khi lối đi ra không có ở phía trước thì có thể đi ra bằng cách nào?”

“Thưa ngài, bằng chính lối đã đi vào.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy.”

 

  1. Q & A.

‘Let that pass, Nâgasena. That is so, and I accept it as you say. We will not dispute your argument. But, venerable Nâgasena, if the offerings made by such givers do advantage certain of the departed, and they do reap the result of the gifts, then if a man who destroys living creatures and drinks blood and is of cruel heart, were after committing murder or any other dreadful act, to dedicate it to the departed, saying: “May the result of this act of mine accrue to the departed”–would it then be transferred to them?’

‘No, O king.’

‘But what is the reason, what is the cause, that a good deed can accrue to them, and not an evil one?’

“Thưa ngài Nāgasena, hãy là vậy. Chúng tôi chấp nhận điều này đúng theo như vậy: ‘Chính các thí chủ thọ hưởng kết quả của việc ấy. Chúng tôi không bàn cãi về lý lẽ ấy.’

Thưa ngài Nāgasena, nếu vật thí đã được bố thí của các thí chủ này thành tựu đến các quyến thuộc đã quá vãng, và họ thọ hưởng quả thành tựu của việc ấy, như thế thì kẻ nào có sự giết hại mạng sống, là thợ săn, có bàn tay vấy máu, có tâm tư tồi tệ, sau khi giết chết nhiều người, sau khi gây ra hành động tàn bạo, rồi hồi hướng đến các quyến thuộc đã quá vãng rằng: ‘Quả thành tựu của việc làm này của tôi hãy thành tựu đến các quyến thuộc đã quá vãng,’ phải chăng quả thành tựu của việc ấy thành tựu đến các quyến thuộc đã quá vãng?”

“Tâu đại vương, không đúng.”  

“Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp ấy, cái gì là nhân, cái gì là lý do khiến cho thiện thành tựu, còn bất thiện không thành tựu?”

 

 

  1. 153

 

‘This is really not a question you should ask, O king. Ask me no foolish question, O king, in the idea that an answer will be forthcoming. You will be asking me next why space is boundless, why the Ganges does not flow up stream, why men and birds are bipeds, and the animals quadrupeds!’

‘It is not to annoy you that I ask this question, Nâgasena, but for the sake of resolving a doubt. There are many people in the world who are left-handed or squint 1. I put that question to you, thinking: “Why should not also these unlucky ones have a chance 2 of bettering themselves?”‘

‘An evil deed, O king, cannot be shared with one who has not done it, and has not consented to it. People convey water long distances by an aqueduct. But could they in the same way remove a great mountain of solid rock?’

‘Certainly not, Sir.’

“Tâu đại vương, câu hỏi ấy là không nên hỏi. Tâu đại vương, xin đại vương chớ (nghĩ rằng): ‘Có người trả lời’ rồi hỏi câu hỏi không thể trả lời được: ‘Tại sao bầu trời không có vật máng lên? Tại sao sông Gaṅgā không chảy về phía thượng nguồn? Tại sao những người này là lưỡng sanh và có hai chân, còn loài thú có bốn chân? Có phải đại vương cũng sẽ hỏi tôi câu hỏi ấy?”

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm hỏi ngài không phải vì có ý muốn gây khó khăn. Tuy nhiên, trẫm hỏi nhằm mục đích làm tiêu tan sự nghi ngờ. Nhiều người ở thế gian có sự cầm nắm bằng tay trái, có mắt bị lòa, trẫm hỏi ngài điều ấy là như vầy: ‘Vì điều gì mà những người ấy không thể đạt được cơ hội?’”

“Tâu đại vương, không thể san sẻ nghiệp ác với người đã không làm, với người không tùy hỷ theo. Tâu đại vương, giống như những người chuyển nước đến nơi rất xa bằng ống dẫn nước. Tâu đại vương, phải chăng núi đá rắn chắc to lớn có thể chuyển dịch theo như ý muốn cũng bằng ống dẫn?”

“Thưa ngài, không được.”

 

‘Well, just in that way can a good deed be shared, but a bad one cannot. And one can light a lamp with oil, but could one in the same way, O king, light it with water?’

[296] ‘Certainly not, Sir.’

‘Well, so is it that a good deed can be shared, but not an evil one. And husbandmen take water from a reservoir to bring their crops to maturity, but could they for the same purpose, O king, take water from the sea?’

 

  1. 154

 

‘Certainly not, Sir.’

‘So again is it that though a good deed can be shared, an evil one cannot.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện. Tâu đại vương, hoặc là giống như có thể đốt sáng ngọn đèn với dầu. Tâu đại vương, phải chăng có thể đốt sáng ngọn đèn với nước?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện. Tâu đại vương, hoặc là giống như những người nông dân lấy nước từ hồ nước rồi nấu chín gạo. Tâu đại vương, phải chăng có thể lấy nước từ biển cả rồi nấu chín gạo?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện.”

 

  1. Q & A.

‘But, venerable Nâgasena, why is that? Convince me of this by a reason. I am not blind, or unobservant. I shall understand when I have heard.’

‘Vice, O king, is a mean thing, virtue is great and grand. By its meanness vice affects 1 only the doer, but virtue by its grandeur overspreads the whole world of gods and men.’

‘Show me this by a metaphor.’

‘Were a tiny drop of water to fall on the ground, O king, would it flow on over ten leagues or twelve?’

‘Certainly not. It would only have effect 2 on that very spot of ground on which it fell.’

‘But why so?’

‘Because o its minuteness.’

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà có thể san sẻ thiện, không thể san sẻ bất thiện? Xin ngài giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ. Trẫm không phải là mù lòa và không có ánh sáng, sau khi lắng nghe trẫm sẽ hiểu.”

“Tâu đại vương, bất thiện là ít ỏi, thiện thì dồi dào. Do tính chất ít ỏi, bất thiện tác động chỉ riêng người tạo tác. Bởi tính chất dồi dào, thiện bao phủ thế gian luôn cả cõi Trời.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, giống như một giọt nước nhỏ nhoi rơi xuống trái đất. Tâu đại vương, phải chăng giọt nước ấy có thể phủ lên luôn cả mười, mười hai do-tuần?”

“Thưa ngài, không đúng. Giọt nước ấy đã rơi xuống ở nơi nào, thì nó tác động chỉ ở nơi ấy thôi.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì tính chất nhỏ nhoi của giọt nước.”

 

‘Just so, O king, is vice minute. And by reason of its littleness it affects the doer only, and cannot possibly be shared. But if a mighty rain cloud were to pour out rain satisfying the surface of the earth, would that water spread round about?’

‘Certainly, Sir. That thunderstorm would fill up the depressions in the ground and the pools and ponds, and the gullies and crevices and chasms, and the lakes and reservoirs and wells and lotus-tanks, and the water would spread abroad for ten leagues or for twelve 3.’

 

  1. 155

 

‘But why so, O king?’

‘Because of the greatness of the storm.’

‘Just so, O king, is virtue great. And by reason of its abundance it can be shared by gods and men.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế bất thiện là nhỏ nhoi. Do tính chất nhỏ nhoi, nó tác động chỉ riêng người tạo tác, không thể san sẻ. Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây to lớn khổng lồ, trong khi làm hài lòng mặt đất, có thể đổ mưa. Tâu đại vương, phải chăng đám mây to lớn ấy có thể phủ lên khắp nơi?”  

“Thưa ngài, đúng vậy. Đám mây to lớn ấy sau khi làm tràn đầy hố, ao, suối, cành cây, hốc, khe, hồ, vũng, giếng, đầm sen, cũng có thể phủ lên luôn cả mười, mười hai do-tuần.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì tính chất to lớn của đám mây.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thiện thì dồi dào. Do tính chất dồi dào, có thể san sẽ với chư Thiên và loài người.”

 

‘Venerable Nâgasena, why is it that vice is so limited, [297] and virtue so much more wide-reaching?’

‘Whosoever, O king, in this world gives gifts, and lives in righteousness, and keeps Uposatha 1, he, glad, right glad, joyful, cheerful, happy, becomes filled with a sweet sense of trust and bliss, and bliss ruling in his heart his goodness grows still more and more abundantly. Like a deep pool of clear water, O king, and into which on one side the spring pours, while on the other the water flows away; so as it flows away it comes again, and there can be no failure there–so, O king, does his goodness grow more and more abundantly. If even through a hundred years, O king, a man were to keep on transferring 2 to others (the merit of) any good he

 

  1. 156

 

had done, the more he gave it away the more would his goodness grow, and he would still be able to share it with whomsoever he would. This, O king, is the reason why virtue is so much the greater of the two.

“Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà bất thiện là ít ỏi, còn thiện là dồi dào hơn?”

“Tâu đại vương, ở đây có ai đó dâng cúng vật thí, thọ trì giới, thực hành việc trai giới, người ấy vui mừng, mừng rỡ, vừa lòng, hài lòng, hoan hỷ, có tâm tịnh tín, hân hoan sanh khởi, đối với vị ấy hỷ sanh lên liên tục, đối với người có tâm hỷ thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa.

Tâu đại vương, giống như ở giếng nước được tràn đầy với nhiều nước, nước có thể đi vào bằng một lối, thoát ra bằng một lối, mặc dầu đang được thoát ra nước cũng vẫn liên tục sanh khởi, không thể nào bị lâm vào sự cạn kiệt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa. Tâu đại vương, nếu một người có thể hướng tâm đến việc thiện đã làm thậm chí cả một trăm năm, khi được liên tục hướng tâm thì thiện phát triển nhiều thêm hơn nữa. Đối với người ấy, thiện ấy có thể san sẻ cho những người mong mỏi như thế ấy. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy thiện là dồi dào hơn.

 

  1. Q & A.

‘But on doing evil, O king, a man becomes filled with remorse 1, and the heart of him who feels remorse cannot get away (from the thought of the evil he has done), it is forcibly bent back on it, thrown back on it, obtains no peace 2; miserable, burning, abandoned of hope, he wastes away, and gaining no relief from depression 3, he is, as it were, possessed with his woe! just, O king, as a drop of water, falling on a dry river bed with its mighty sandbanks rising and falling in undulations along its crooked and shifty course, gains not in volume, but is swallowed up on the very spot where it fell, just so, O king, is a man, when he has done wrong, overcome with remorse, and the heart of him who feels remorse cannot get away from the thought of the evil he has done, it is forcibly bent back on it, thrown back on it, obtains no peace; miserable, burning, abandoned of hope, he wastes away, and gaining no release from his depression, he is, as it

 

  1. 157

 

were, swallowed up of his woe. This is the reason, O king, why vice is so mean.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, trái lại người đang làm việc bất thiện thì về sau có sự ân hận; đối với người có sự ân hận, thì tâm thâu hẹp lại, co rút lại, quay trở lại, không trải rộng, buồn rầu, bứt rứt, tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, giống như chút ít nước đang rơi xuống phía bên trên của dòng sông khô cạn có bãi cát lớn lồi lõm uốn cong khúc khuỷu, thì tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đang làm việc bất thiện, tâm thâu hẹp lại, co rút lại, quay trở lại, không trải rộng, buồn rầu, bứt rứt, tiêu tán, cạn kiệt, không phát triển, tác động chỉ ở nơi ấy thôi. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy bất thiện là ít ỏi.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 5.

DREAMS.

Câu hỏi về giấc mơ.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, men and women in this world see dreams pleasant and evil, things they have seen before and things they have not, things they have done before and things they have not, [298] dreams peaceful and terrible, dreams of matters near to them and distant from them, full of many shapes and innumerable colours. What is this that men call a dream, and who is it who dreams it?’

“Thưa ngài Nāgasena, những người nam và nữ ở thế gian này nhìn thấy giấc mơ, tốt đẹp, xấu xa, đã thấy trước đây, chưa thấy trước đây, đã làm trước đây, chưa làm trước đây, bình yên, có sự sợ hãi, ở xa, ở gần. Họ nhìn thấy nhiều loại, hàng ngàn hình dáng. Và cái gọi là giấc mơ ấy là cái gì? Và ai nhìn thấy điều này?”  

 

‘It is a suggestion 1, O king, coming across the path of the mind which is what is called a dream. And there are six kinds of people who see dreams–the man who is of a windy humour 2, or of a bilious one, or of a phlegmatic one, the man who dreams dreams by the influence of a god, the man who does so by the influence of his own habits, and the man who does so in the way of prognostication 3. And

 

  1. 158

 

of these, O king, only the last kind of dreams is true; all the rest are false.’

“Tâu đại vương, cái gọi là giấc mơ ấy là điềm báo hiệu, là cái tiến đến gần lãnh vực của tâm. Tâu đại vương, sáu hạng này nhìn thấy giấc mơ: hạng nhìn thấy giấc mơ liên quan đến gió, hạng nhìn thấy giấc mơ liên quan đến mật, hạng nhìn thấy giấc mơ liên quan đến đờm, hạng nhìn thấy giấc mơ do chư Thiên đem lại, hạng nhìn thấy giấc mơ do đã được làm thường xuyên, hạng nhìn thấy giấc mơ do điềm báo hiệu. Tâu đại vương, ở đây nhìn thấy giấc mơ nào do điềm báo hiệu, thì chính cái ấy là thật, phần còn lại là giả.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, when a man dreams a dream that is a prognostication, how is it? Does his own mind set out itself to seek the omen, or does the prognostication come of its own accord into the path of his mind, or does some one else come and tell him of it?’

“Thưa ngài Nāgasena, người nào nhìn thấy giấc mơ do điềm báo hiệu, có phải tâm của người ấy tự đi đến và tìm kiếm điềm báo hiệu ấy, hay là điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lãnh vực của tâm, hay là cái nào khác đi đến và thông báo cho người ấy?”

 

‘His own mind does not itself seek the omen, neither does any one else come and tell him of it. The prognostication comes of its own accord into his mind. It is like the case of a looking-glass, which does not go anywhere to seek for the reflection; neither does any one else come and put the reflection on to the looking-glass. But the object reflected comes from somewhere or other across the sphere over which the reflecting power of the looking-glass extends.’

Tâu đại vương, không phải tâm của người ấy tự đi đến và xem xét điềm báo hiệu ấy, cũng không phải cái nào nào khác đi đến và thông báo cho người ấy. Khi ấy, chính điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lãnh vực của tâm. Tâu đại vương, giống như tấm gương soi không tự đi đến nơi nào đó và xem xét cái bóng phản chiếu, cũng không phải cái nào khác đem cái bóng phản chiếu lại và áp vào tấm gương soi. Khi ấy, từ nơi nào đó cái bóng phản chiếu đi đến và lại gần lãnh vực của tấm gương soi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không phải tâm của người ấy tự đi đến và xem xét điềm báo hiệu ấy, cũng không phải cái nào khác đi đến và thông báo. Khi ấy, từ nơi nào đó điềm báo hiệu ấy tiến đến gần lãnh vực của tâm.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, does the same mind which sees the dream also know: “Such and such a result, auspicious or terrible, will follow?”‘

‘No, that is not so, O king. After the omen has occurred he tells others, and then they explain the meaning of it.’

‘Come, now, Nâgasena, give me a simile to explain this.’

“Thưa ngài Nāgasena, tâm nào đó nhìn thấy giấc mơ, phải chăng tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là bình yên hoặc là sợ hãi’?”

“Tâu đại vương, không phải là tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là bình yên hoặc là sợ hãi.’ Trái lại, khi điềm báo hiệu được sanh lên, thì nó nói cho những cái khác. Sau đó, những cái ấy nói ra ý nghĩa.”

“Thưa ngài Nāgasena, vậy xin ngài chỉ cho thấy lý do.”

 

‘It is like the marks, O king, and pimples, and cutaneous eruptions which arise on a man’s body to his profit or loss, to his fame or dishonour, to his praise or blame, to his happiness or woe. [299] Do

 

  1. 159

 

in that case the pimples come because they know: “Such and such is the event which we shall bring about?”‘

 

‘Certainly not, Sir. But according to the place on which the pimples have arisen, the fortune-tellers, making their observations, give decision, saying: Such and such will be the result.”‘

‘Well, in the same way, O king, it is not the same mind which dreams the dream which also knows: “Such and such a result, conspicuous or terrible, will follow.” But after the omen has occurred he tells others, and they then explain the meaning of it.’

“Tâu đại vương, giống như các nốt ruồi, mụt nhọt, ghẻ lở xuất hiện ở cơ thể là đưa đến việc có lợi lộc hay không có lợi lộc, có danh tiếng hay không có danh tiếng, chê trách hay khen ngợi, an lạc hay khổ đau. Tâu đại vương, phải chăng các nốt ruồi, mụt nhọt, ghẻ lở sanh lên sau khi biết được rằng: ‘Chúng tôi sẽ tạo ra sự việc này’?”

“Thưa ngài, không đúng. Ở bất kỳ vị trí nào mà các mụt nhọt sanh lên, sau khi nhìn thấy các mụt nhọt ấy ở chỗ ấy, các nhà tướng số giải thích: ‘Kết quả sẽ là như vầy.’”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm nào đó nhìn thấy giấc mơ, không phải là tâm ấy biết được rằng: ‘Kết quả sẽ là như vầy, hoặc là bình yên hoặc là sợ hãi.’ Trái lại, khi điềm báo hiệu được sanh lên, thì nó nói cho những cái khác; sau đó, những cái ấy nói về ý nghĩa.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, when a man dreams a dream, is he awake or asleep?’

‘Neither the one, O king; nor yet the other. But when his sleep has become light 1, and he is not yet fully conscious 2, in that interval it is that dreams are dreamt. When a man is in deep sleep, O king, his mind has returned home (has entered again into the Bhavanga) 3, and a mind thus shut in does not act, and a mind hindered in its action knows not the evil and the good, and he who knows not 4 has no dreams. It is when the mind is active that dreams are dreamt.

“Thưa ngài Nāgasena, người nào nhìn thấy giấc mơ, thì người ấy nhìn thấy trong lúc đang ngủ hay là nhìn thấy trong khi còn thức?”

“Tâu đại vương, người nào nhìn thấy giấc mơ, thì không phải người ấy nhìn thấy trong lúc đang ngủ, cũng không phải nhìn thấy trong khi còn thức, tuy nhiên nhìn thấy giấc mơ ở vào khoảng giữa của giai đoạn đang rơi vào trạng thái ngủ mơ màng nhưng chưa đạt đến luồng tâm hộ kiếp. Tâu đại vương, đối với người đã đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, thì tâm tiến đến luồng tâm hộ kiếp; tâm đã đi vào luồng tâm hộ kiếp thì không vận hành; tâm không vận hành thì không nhận biết an lạc hay khổ đau; trong khi không nhận thức thì không có giấc mơ, khi tâm đang được vận hành thì nhìn thấy giấc mơ.

 

Just, O king, as in the darkness and gloom, where no light is, no shadow will fall even on the most burnished mirror, so when a man is in deep sleep his mind has returned into itself, and

 

  1. 160

 

a mind shut in does not act, and a mind inactive knows not the evil and the good, and he who knows not does not dream. For it is when the mind is active that dreams are dreamt. As the mirror, O king, are you to regard the body, as the darkness sleep, as the light the mind.

Tâu đại vương, giống như ở nơi mờ mịt, tối tăm, không có ánh sáng, thì bóng phản chiếu không được nhìn thấy ở gương soi, dầu là vô cùng trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi tâm đã đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, đã đi vào luồng tâm hộ kiếp, và đang được duy trì, thì tâm là không vận hành ở cơ thể; tâm không vận hành thì không nhìn thấy giấc mơ. Tâu đại vương, tấm gương soi là như thế nào thì cơ thể nên được xem xét như vậy. Sự tối tăm là như thế nào thì trạng thái ngủ mơ màng nên được xem xét như vậy. Ánh sáng là như thế nào thì tâm nên được xem xét như vậy.

 

Or again, O king, just as the glory of a sun veiled in fog is imperceptible, as its rays, though they do exist, are unable to pierce through, and as when its rays act not there is no light, so when a man is in deep sleep his mind has returned into itself, and a mind shut in does not act, and a mind inactive knows not the evil and the good, and he who knows not does not dream. For it is when the mind is active that dreams are dreamt. As the sun, O king, are you to regard the body, as the veil of fog sleep, [300] as the rays the mind.

Tâu đại vương, hoặc là giống như khi mặt trời bị che lại bởi băng giá thì ánh sáng không được nhìn thấy; tia sáng mặt trời tuy có hiện hữu nhưng không vận hành; khi tia sáng mặt trời không vận hành thì không có ánh sáng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đã đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, thì tâm đi vào luồng tâm hộ kiếp; tâm đã đi vào luồng tâm hộ kiếp thì không vận hành; tâm không vận hành thì không nhìn thấy giấc mơ. Tâu đại vương, mặt trời là như thế nào thì cơ thể nên được xem xét như vậy. Sự che lại bởi băng giá là như thế nào thì trạng thái ngủ mơ màng nên được xem xét như vậy. Tia sáng mặt trời là như thế nào thì tâm nên được xem xét như vậy.

 

  1. Q & A.

‘Under two conditions, O king, is the mind inactive though the body is there–when a man being in deep sleep the mind has returned into itself, and when the man has fallen into a trance 1. The mind of a man who is awake, O king, is excited, open, clear, untrammelled, and no prognostication occurs to one whose mind is so. Just, O king, as men seeking concealment avoid the man who is open, candid, unoccupied, and unreserved,–just so is it that the divine intention is not manifested to the wakeful man, and the man who is awake therefore sees no dream.

Or again, O king, just as the qualities which lead to wisdom are found not in that brother whose mode of livelihood and conduct are wrong, who is the friend of sinners, wicked, insolent, devoid

 

  1. 161

 

of zeal,–just so is it that the divine intention is not manifested to the wakeful man, and the man who is awake, therefore, sees no dream.’

Tâu đại vương, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành trong hai trường hợp: Đối với người đã đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, đã đi vào luồng tâm hộ kiếp, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành; đối với người đã thể nhập thiền diệt, mặc dầu cơ thể đang hiện hữu nhưng tâm không vận hành. Tâu đại vương, đối với người đang tỉnh táo, tâm lao xao, mở ra, năng động, không cố định, điềm báo hiệu không tiến đến gần lãnh vực ở tâm của người có trạng thái như vậy. Tâu đại vương, giống như những ước muốn thầm kín xa lánh người nam cởi mở, năng động, không nghiêm chỉnh, không kín đáo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nghĩa lý siêu tự nhiên không tiến đến gần lãnh vực của người đang tỉnh táo. Do đó, người đang tỉnh táo không nhìn thấy giấc mơ.

Tâu đại vương, hoặc là giống như các thiện pháp dự phần vào giác ngộ không tiến đến gần lãnh vực là vị tỳ khưu có sự nuôi mạng bị sứt mẻ, không nết hạnh, có bạn ác, có giới tồi, biếng nhác, có sự tinh tấn thấp kém. Tâu đại vương, tương tợ y như thế nghĩa lý siêu tự nhiên không tiến đến gần lãnh vực của người đang tỉnh táo.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, is there a beginning, a middle, and an end in sleep?’

‘Yes, O king, there is.’

‘Which then is the beginning, which the middle, and which the end?’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải trạng thái ngủ mơ màng là có chặng đầu, chặng giữa, và chặng cuối?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Trạng thái ngủ mơ màng có chặng đầu, có chặng giữa, và có chặng cuối.”

“Chặng đầu là cái nào, chặng giữa là cái nào, và chặng cuối là cái nào?”

 

‘The feeling of oppression and inability 1 in the body, O king, of weakness, slackness, and inertness–that is the beginning of sleep. The light “monkey’s sleep” in which a man still guards his scattered thoughts 2–that is the middle of sleep. When the mind has entered into itself–that is the end of sleep. And it is in the middle stage, O king, in the “monkey’s sleep” that dreams are dreamt. Just, O king, as when a man self-restrained with collected thoughts, stedfast in the faith, unshaken in wisdom, plunges deep into the woods far from the sound of strife, and thinks over some subtle matter, he there, tranquil and at peace, will master the meaning of it–just so a man still watchful, not fallen into sleep, but dozing in a “monkey’s sleep,” will dream a dream. [301] As the sound of strife, so, O king, are you to regard wakefulness, and as the lonely wood the “monkey’s sleep.” And as that man avoiding the sound of strife, keeping out of sleep, remaining in the middle stage, will master the meaning of that subtle matter, so the still watchful man, not fallen into sleep, but dozing in a “monkey’s sleep,” will dream a dream.’

 

  1. 162

 

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Tâu đại vương, trạng thái nào là sự che đậy, sự bao bọc lại, sự yếu đuối của danh uẩn và sắc uẩn, là trạng thái trì trệ, không sẵn sàng cho hành động của thân; đây là chặng đầu của trạng thái ngủ mơ màng. Tâu đại vương, người nào có được giấc ngủ của con khỉ, ngủ mơ màng một cách lộn xộn (nửa ngủ nửa thức); đây là chặng giữa của trạng thái ngủ mơ màng. Chặng cuối là việc đi vào luồng tâm hộ kiếp. Tâu đại vương, người đã tiến đến gần chặng giữa, có được giấc ngủ của con khỉ, thì nhìn thấy giấc mơ. Tâu đại vương, giống như người nào đó có sự thực hành về tiết chế, có tâm được định tĩnh, có pháp được bền vững, có sự sáng suốt không dao động, sau khi đi sâu vào khu rừng, nơi đã được dứt hẳn sự loạn động và tiếng động, rồi suy nghĩ về ý nghĩa vi tế, và ở nơi ấy, người ấy không rơi vào trạng thái ngủ mơ màng. Ở nơi ấy, được định tĩnh, có tâm chuyên nhất, người ấy thấu hiểu được ý nghĩa vi tế. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người tỉnh táo, không đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, tiến đến gần giấc ngủ của con khỉ, có được giấc ngủ của con khỉ, thì nhìn thấy giấc mơ. Tâu đại vương, sự loạn động và tiếng động là như thế nào thì sự tỉnh táo nên được xem xét như vậy. Khu rừng tách biệt là như thế nào thì việc có được giấc ngủ của con khỉ nên được xem xét như vậy. ‘Người ấy sau khi từ bỏ sự loạn động và tiếng động, sau khi tránh né trạng thái ngủ mơ màng, có được trạng thái trầm tĩnh, thì thấu hiểu được ý nghĩa vi tế’ là như thế nào thì ‘người tỉnh táo, không đạt đến trạng thái ngủ mơ màng, có được giấc ngủ của con khỉ, thì nhìn thấy giấc mơ’ là như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 6.

PREMATURE DEATH.

Câu hỏi về việc chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, when beings die, do they all die in fullness of time, or do some die out of due season?’

‘There is such a thing, O king, as death at the due time, and such a thing as premature death.’

“Thưa ngài Nāgasena, các chúng sanh chết đi, tất cả bọn họ đều chết đúng thời, hay là cũng có chết không đúng thời?”

“Tâu đại vương, có cái chết đúng thời, cũng có cái chết không đúng thời.”

 

‘Then who are they whose decease is at the due time, and who are they whose decease is premature?’

‘Have you ever noticed, O king, in the case of mango trees or Gambu trees or other fruit-bearing trees, that their fruits fall both when they are ripe and when they are not ripe?’

‘Yes, I have.’

‘Well, those fallen fruits, do they all fall at the due time, or do some fall prematurely?’

‘Such of those fruits, Nâgasena, as are ripe and mature 2 when they fall, fall in fullness of time. But of the rest some fall because they are bored into by worms, some because they are knocked down by a

 

  1. 163

 

long stick, some because they are blown down by the wind, some because they have become rotten–and all these fall out of due season 1.’

“Thưa ngài Nāgasena, những người chết đúng thời ấy là những người nào? Chết không đúng thời là những người nào?”

“Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã nhìn thấy trước đây những trái cây, cả trái non lẫn trái chín, đang rụng xuống từ cây xoài, hoặc từ cây mận, hoặc từ cây có trái khác nữa?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”  

“Tâu đại vương, những trái cây nào rụng từ cây xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống đều đúng thời, hay là cũng có không đúng thời?”

“Thưa ngài Nāgasena, những trái cây nào là chín muồi, được phát triển đầy đủ, rồi rụng xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống đúng thời. Trái lại, những trái cây nào còn lại, trong số đó những trái nào bị sâu đục rồi rụng xuống, những trái nào bị thọc bởi gậy gộc rồi rụng xuống, những trái nào bị cuốn đi bởi gió rồi rụng xuống, những trái nào bị thối ở bên trong rồi rụng xuống, tất cả những trái ấy rụng xuống không đúng thời.”

 

‘Just so, O king, those men who die of the effect of old age, they die in fullness of time. But of the rest some die of the dire effect of the Karma (of evil deeds), some of excessive journeying 2, some of excessive activity.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người bị tàn tạ bởi tác động của tuổi già rồi chết, chính những người ấy chết đúng thời. Số còn lại, những ai đó bị thúc bách bởi nghiệp rồi chết, những ai đó bị thúc bách bởi cảnh giới tái sanh rồi chết, những ai đó bị thúc bách bởi hành động rồi chết, (những người này chết không đúng thời).”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those who die of Karma, or of journeying, or of activity, or of old age, they all die in fullness of time: and even he who dies in the womb, that is his appointed time, so that he too dies in fullness of time; and so of him who dies in the birth chamber [302], or when he is a month old, or at any age up to a hundred years. It is always his appointed time, and it is in the fullness of time that he dies. So, Nâgasena, there is no such thing as death out of due season. For all who die, die at the appointed time.’

“Thưa ngài Nāgasena, những người bị thúc bách bởi nghiệp rồi chết, những người bị thúc bách bởi cảnh giới tái sanh rồi chết, những người bị thúc bách bởi hành động rồi chết, những người bị thúc bách bởi tác động của tuổi già rồi chết, tất cả những người ấy chết đều đúng thời. Người nhập thai ở bụng mẹ rồi chết, (vì) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Người (được sanh ra) ở nhà bảo sanh rồi chết, (vì) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Người một tháng tuổi rồi chết, — (như trên) — Người một năm tuổi rồi chết, (vì) thời điểm ấy là thuộc về người ấy (nên) người ấy chết cũng đúng thời. Thưa ngài Nāgasena, như thế thì không có cái gọi là chết không đúng thời. Những ai đó chết đi, tất cả những người ấy chết đều đúng thời.”

 

‘There are seven kinds of persons, O king, who, there being still a portion of their appointed age to run, die out of time. And which are the seven? The starving man, O king, who can get no food, whose inwards are consumed 3–and the thirsty man who can get no water, whose heart is dried up–and the man bitten by a snake, who, when consumed by the fierce energy of poison, can find no cure and he who has taken poison, and when all his limbs are

 

  1. 164

 

burning, is unable to procure medicine–and one fallen into fire, who when he is aflame, can find no means of putting out the fire–and he who having fallen into water can find no firm ground to stand on–and the man wounded by a dart, who in his illness can find no surgeon–all these seven, there being still a portion of their appointed time to run, die out of due season.

“Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn. Bảy hạng nào?

Tâu đại vương, người bị thèm ăn, trong khi không nhận được vật thực, có nội tạng bị tổn thương, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người bị thèm uống, trong khi không đạt được nước uống, trái tim bị khô kiệt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người bị rắn cắn, bị hành hạ bởi tác động của nọc độc, trong khi không đạt được người chữa trị, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người đã ăn vào chất độc, trong khi các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, trong khi không đạt được thuốc giải, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người bị rơi vào ngọn lửa, trong khi bị thiêu đốt, trong khi không đạt được sự dập tắt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người bị té vào nước, trong khi không đạt được sự nâng đỡ, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

Tâu đại vương, người bị thương tích bởi gươm đao, bị lâm bệnh, trong khi không đạt được thầy thuốc, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.  

Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.

 

And herein (in all these seven cases) I declare that they are all of one nature 1. In eight ways, O king, does the death of mortals take place–through excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, through the adverse union of these three, through variations in temperature, through inequality in protection, through (medical) treatment, and through the working of Karma 2. And of these, O king, it is only death by the working of Karma that is death at the due season, all the rest are cases of death out of due season. For it is said:

 

“By hunger, thirst, by poison, and by bites,

Burnt, drowned, or slain, men out of time do die;

By the three humours, and by three combined,

By heats, by inequalities, by aids,

By all these seven men die out of time 3.”

Tâu đại vương, ở đây tôi cũng vẫn nói một cách khẳng định. Tâu đại vương, việc tử vong của các chúng sanh là theo tám cách thức: Với nguồn sanh khởi là gió, với nguồn sanh khởi là mật, với nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, do quả thành tựu của nghiệp, tâu đại vương là việc tử vong của các chúng sanh. Tâu đại vương, ở đây tức là sự tử vong do quả thành tựu của nghiệp, ở đây chính việc ấy là sự tử vong phù hợp thời gian, các việc còn lại là sự tử vong không phù hợp thời gian. Vậy là:

‘Do bị thèm ăn, do bị thèm uống, bị rắn cắn, và do chất độc, do lửa, nước, và gươm đao, ở đây là bị chết không đúng thời.

Do gió, và mật, do đàm, do sự hội tụ, và do các mùa tiết, do không đều đặn, do sự đột ngột, và do nghiệp, ở đây là bị chết không đúng thời.’

 

 

  1. Q & A.

[303] ‘But there are some men, O king, who die through the working of some evil deed or other they have committed in a former birth. And of

 

  1. 165

 

these, O king, whosoever has starved others to death, after having been himself through many hundreds of thousands of years tormented by hunger, famished, exhausted, emaciated, and withered of heart, dried up, wasted away, heated, and all on fire within, will, either as youth or man or old man, die of hunger too. And that death will be to him a death at the appointed time 1.

Tâu đại vương, các chúng sanh nào đó chết do quả thành tựu của nghiệp bất thiện vì đã làm việc này việc nọ trong thời quá khứ. Tâu đại vương, ở đây kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết vì thèm ăn, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, (sẽ) bị hành hạ bởi sự thèm ăn, bị đói, bị kiệt sức, trái tim bị khô héo tàn tạ, muốn được ăn, bị co quắp, đang bị thiêu đốt, đang bị đốt cháy ở nội tạng, chết chính vì sự thèm ăn ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.

 

Whosoever has put others to death by thirst, after having through many hundreds of thousands of years become a Preta consumed by thirst, thin and miserable, will himself too, either as youth or man or old man, die of thirst. And that death will be to him a death at the appointed time. Whosoever has put others to death by having them bitten by snakes, will, after wandering through many hundreds of thousands of years from existence to existence, in which he is constantly bitten by boa constrictors and black snakes, himself too, either as youth or man or old man, die of snake bite. And that will be to him a death at the appointed time. Whosoever has put others to death by poison will, after existing for many hundreds of thousands of years with burning limbs and broken body, and exhaling the odour of a corpse, himself too, either as youth or man or old man, die of poison. And that will be to him a death at the appointed time. Whosoever has put others to death by fire, he having wandered from purgatory 2 to purgatory, from one mass of burning charcoal to

 

  1. 166

 

another, with burning and tortured limbs, for many hundreds of thousands of years, will himself too, either as youth or man or old man, be burnt to death. And that will be to him a death at the appointed time. Whosoever has put others to death by drowning, he having suffered many hundreds of thousands of years as a being disabled, ruined, broken, weak in limb, and anxious in heart, will himself too, either as youth or man or old man, die by drowning. And that will be to him a death at the appointed time.

Whosoever has put others to death by the sword, [304] he having suffered for many hundreds of thousands of years (in repeated births as an animal) from cuts and wounds and blows and bruises, or (when born as a man) ever destroyed by weapons 1, will himself too, either as youth or man or old man, perish by the sword. And that will be to him a death at the appointed time.’

Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết vì thèm uống, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, trong khi trở thành ngạ quỷ hạng bị thiêu đốt và bị khao khát, trở nên cằn cỗi, ốm o, trái tim bị khô kiệt, chết chính vì sự thèm uống ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.

Kẻ nào trước đây làm những người khác bị rắn cắn làm cho bị chết, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, sau khi bị luân chuyển từ miệng trăn đến miệng trăn, từ miệng hắc xà đến miệng hắc xà, bị nhai đi nhai lại bởi chúng, chết chính vì bị những con rắn cắn ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.

Kẻ nào trước đây cho những người khác chất độc làm cho bị chết, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, với các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, với cơ thể đang bị rữa ra, trong khi tỏa ra mùi thối của tử thi, chết chính vì chất độc ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.

Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết vì lửa, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, sau khi bị luân chuyển từ núi than hừng đến núi than hừng, từ lãnh địa của Dạ-ma đến lãnh địa của Dạ-ma, có tứ chi bị đốt cháy, bị thiêu cháy, chết chính vì lửa ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.

Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết vì nước, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, có thân thể bị hành hạ, bị bóc lột, bị gãy đổ, yếu đuối, có tâm bị xáo trộn, chết ở trong nước ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.  

Kẻ nào trước đây làm những người khác bị chết vì gươm đao, kẻ ấy trong nhiều trăm ngàn năm, bị cắt bị xẻ bị băm bị lóc, bị đánh đập bằng mũi dao, chết chính vì gươm đao ngay cả lúc còn nhỏ, trung niên, già cả. Đây cũng là sự tử vong phù hợp thời gian đối với kẻ ấy.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, the death out of due time that you also speak of–come now, tell me the reason for that.’

‘As a great and mighty fire, O king, on to which dry grass and sticks and branches and leaves have been heaped, will nevertheless, when this its food has been consumed, die out by the exhaustion of the fuel. Yet such a fire is said to have gone out in fullness of time, without any calamity or accident (having happened to it). Just so, O king, the man who, when he has lived many thousands of days, when he is old and stricken in years, dies at last of

 

  1. 167

 

old age, without any calamity or accident having happened to him, is said to have reached death in the fullness of time. But if there were a great and mighty fire, O king, on to which dry grass and sticks and branches and leaves had been heaped, then if a mighty rain cloud were to pour out rain upon it, and it were thus to be put out, even before the fuel was consumed, could it be said, O king, that that great fire had gone out in fullness of time?’

‘No, Sir, it could not.’

‘But wherein would the second fire differ, in its nature, from the first?’

‘The second one, Sir, which suffered from the onset of the rain–that fire would have gone out before its time.’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Có cái chết không đúng thời;’ vậy xin ngài hãy chỉ cho trẫm lý do của trường hợp ấy.”

“Tâu đại vương, giống như khối lửa to lớn khổng lồ có cỏ, củi, cành, lá đã được đem lại, có đồ tiếp liệu đã được tiêu thụ hết, bị tắt ngấm do cạn nguồn nhiên liệu. Ngọn lửa ấy được gọi là ‘đã được tắt ngấm hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã tiến đến cái chết hợp lúc.’ Tâu đại vương, hoặc là giống như khối lửa to lớn khổng lồ có cỏ, củi, cành, lá đã được đem lại, rồi có đám mưa to lớn khổng lồ đổ xuống làm tắt ngấm khối lửa ấy mặc dầu cỏ, củi, cành, lá còn chưa được tiêu thụ hết. Tâu đại vương, phải chăng khối lửa to lớn khổng lồ ấy gọi là đã được tắt ngấm hợp lúc?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao khối lửa thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với khối lửa thứ nhất?”

“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi cơn mưa đột ngột, khối lửa ấy đã được tắt ngấm không hợp lúc.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, bởi nguồn sanh khởi là mật, bởi nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, hoặc bị quấy nhiễu bởi sự thèm ăn, bởi sự thèm uống, do việc bị rắn cắn, do việc bị ăn vào chất độc, do lửa, do nước, hoặc bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, it is like a mighty storm cloud which, rising up into the heavens, should pour out rain, filling the valleys and the plains. That cloud would be said to have rained without calamity or accident. Just so, O king, the man who after having lived long, dies at last, when he is old and well stricken in years, without any calamity or accident having happened to him, of old age, is said to have

 

  1. 168

 

reached death in the fullness of time. [305] But if, O king, a mighty storm cloud were to rise up into the heavens, and as it did so were to be dissipated by a mighty wind, could it be said, O king, that that cloud had perished in due time?’

‘No, Sir, it could not.’

‘But wherein would the second cloud differ, in its nature, from the first?’

‘The second one, Sir, which suffered from the onset of the whirlwind, would have been dissipated before its time.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây mưa to lớn khổng lồ sau khi hiện ra ở bầu trời rồi đổ mưa làm tràn đầy vùng trũng và đất liền, nó được gọi là ‘đám mây đổ mưa không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã tiến đến cái chết hợp lúc.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như đám mây mưa to lớn khổng lồ sau khi hiện ra ở bầu trời rồi đi đến sự triệt tiêu vì cơn gió lớn ở ngay bên trong. Tâu đại vương, phải chăng đám mây đó gọi là đã tiêu tan hợp lúc?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao đám mây thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với đám mây thứ nhất?”

“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi cơn gió đột ngột, đám mây ấy chính vì đã được thành lập không hợp lúc, nên đã tiêu tan.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, it is like a powerful and deadly snake, which being angered should bite a man, and to him that poison, no impediment and no accident happening to it, should bring death. That poison would be said, without impediment or accident, to have reached its aim. Just so, O king, the man who, having lived long, dies at last, when he is old and well stricken in years, without any calamity or accident having happened to him, of old age, he is said to have reached, unimpeded and uninterrupted, to the goal of his life, to have died in the fullness of time. But if a snake charmer were to give a drug to the man while he was suffering from

 

  1. 169

 

the bite, and thus get rid of the poison, could it be said that the poison was removed in the fullness of time?’

‘No, Sir, it could not.’

‘But wherein, O king, would the second poison differ, in its nature, from the first?’

‘The second one, Sir, which was acted upon by the introduction of the drug, would have been removed before its end was attained.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như con rắn độc có sức mạnh, bị nổi giận rồi cắn người nam nào đó, chất độc ấy có thể gây ra cái chết cho người ấy, không có rủi ro, không có bất hạnh. Chất độc ấy được gọi là ‘đã đạt đến điểm tận cùng, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã đạt đến điểm tận cùng, đã tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy bắt rắn, đối với người bị con rắn độc có sức mạnh cắn, sau khi cho thuốc giải vào tận bên trong thì có thể làm cho hết độc. Tâu đại vương, phải chăng chất độc ấy gọi là được tiêu tan hợp lúc?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao chất độc thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với chất độc thứ nhất?”

“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi thuốc giải đột ngột, chất độc, còn chưa đạt đến điểm tận cùng, đã bị tiêu tan.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. ‘Or again, O king, it is like the arrow discharged by an archer. [306] If that arrow should go to the very end of the line of the path along which it was natural for it to go, then it would be said to have reached that aim, without let or hindrance. Just so, O king, the man who, having lived long, dies at last, when he is old and well stricken in years, without any calamity or accident having happened to him, of old age, is said to have reached death, unimpeded and uninterrupted, in the fullness of time.

But if, at the moment when the archer was discharging the arrow, some one should catch hold of it, could that arrow be said to have reached the end of the line of the path along which it was shot?’

 

  1. 170

 

‘No, Sir, it could not.’

‘But wherein, O king, would the second arrow differ, in its nature, from the first?’

‘By the seizure which intervened, Sir, the course of the second arrow was arrested.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người cung thủ bắn ra mũi tên, nếu mũi tên ấy đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình, mũi tên ấy được gọi là ‘đã đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sống lâu, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã đạt đến điểm tận cùng, đã tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người cung thủ bắn ra mũi tên, ngay vào giấy phút ấy người nào đó chộp lấy mũi tên ấy của người ấy. Tâu đại vương, phải chăng mũi tên ấy gọi là đã đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao mũi tên thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với mũi tên thứ nhất?”

“Thưa ngài, việc di chuyển của mũi tên ấy đã bị gián đoạn vì sự chộp lấy đột ngột.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, it is like the brazen vessel which a man should strike. And by his striking thereof a note should be produced, and sound to the very end of the line of the path along which it was its nature to sound. It would then be said to have reached that aim without let or hindrance. Just so, O king, the man who, having lived long, dies at last, when he is old and well stricken in years, without any calamity or accident having happened to him, of old age, is said to have reached death, without let or hindrance, in the fullness of time.

But if a man were to strike a brazen vessel, and by his striking thereof a note should be produced, but some one, before it had reached any distance, were to touch the vessel, and at his touching thereof the sound should cease, could then that sound be said to have reached the end of the line of the path along which it was its nature to sound

‘No, Sir, it could not.’

 

  1. 171

 

‘But wherein, O king, would the second sound differ, in its nature, from the first?’

‘By the touching which intervened, Sir, that sound was suppressed 1.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó gõ vào cái chậu bằng đồng, do việc gõ của người ấy âm thanh phát ra và truyền đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình. Âm thanh ấy được gọi là ‘đã đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã đạt đến điểm tận cùng, đã tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó gõ vào cái chậu bằng đồng, do việc gõ của người ấy âm thanh phát ra. Khi âm thanh đã được phát ra và truyền đi xa, người nào đó chạm vào, với việc chạm vào âm thanh bị ngưng lại. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy gọi là đã đi đến điểm cuối của cuộc hành trình theo đúng lộ trình?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao âm thanh thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với âm thanh thứ nhất?”

“Thưa ngài, việc di chuyển của âm thanh ấy đã bị ngưng lại vì sự chạm vào đột ngột.”

 

[307] ‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, it is like the corn seed which had sprung up well in the field, and by means of a plentiful downpour of rain had become well laden far and wide 2 with many seeds, and had survived in safety to the time of standing crops, that corn would be said to have reached, without let or hindrance, to its due season. Just so, O king, the man who, having lived long, dies at last, when he is old and well stricken in years, without any calamity or accident having happened to him, of old age, is said to have reached death, without let or hindrance, in the fullness of time.

But if that corn, after it had sprung up well in the field, should, deprived of water, die, could it be said to have reached its due season?’

 

  1. 172

 

‘No, Sir, it could not.’

‘But wherein, O king, would the second crop differ, in its nature, from the first?’

‘Oppressed by the heat which intervened, that crop, Sir, perished.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt lúa giống đã được mọc lên tốt đẹp ở thửa ruộng, nhờ vào cơn mưa đang được vận hành đúng đắn mà được cắm sâu, tỏa rộng, chen chúc, có nhiều kết quả, và đạt đến lúc phát triển mùa màng. Hạt lúa ấy được gọi là ‘đã thành tựu mùa vụ, không có rủi ro, không có bất hạnh.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó sau khi sống nhiều ngàn ngày, trở nên già lão, rồi chết do hết tuổi thọ, không có rủi ro, không có bất hạnh, người ấy được gọi là ‘đã tiến đến cái chết hợp lúc, không có rủi ro, không có bất hạnh.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt giống lúa đã được mọc lên tốt đẹp ở thửa ruộng, bị thiếu nước, có thể chết. Tâu đại vương, phải chăng hạt lúa ấy gọi là đã thành tựu mùa vụ?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao hạt lúa thứ hai ấy đã không có hành trình giống hệt với hạt lúa thứ nhất?”

“Thưa ngài, bị quấy nhiễu bởi sức nóng đột ngột nên hạt lúa ấy đã bị chết.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘And have you ever heard, O king, of a young crop that, after it had come to ear, worms sprung up and destroyed down to the roots?’

‘We have both heard of such a thing, Sir, and have seen it, too.’

‘Well, O king, was that crop destroyed in season, or out of season?’

‘Out of season, Sir. For surely if worms had not destroyed the crop it would have survived to harvest time.’

‘What then, O king! on a disaster intervening the crop is lost, but if no injury is done it, it survives to the harvest?’

‘That is so, Sir.’

Tâu đại vương, có phải ngài đã được nghe trước đây là khi mùa màng còn non được đạt đến, thì các con sâu xuất hiện và tàn phá bộ rễ?”  

“Thưa ngài, điều ấy không những trẫm đã được nghe trước đây mà còn được nhìn thấy trước đây nữa.”

“Tâu đại vương, vậy thì mùa màng ấy bị hư hại đúng thời, hay là bị hư hại không đúng thời?”

“Thưa ngài, không đúng thời. Thưa ngài, nếu các con sâu không gặm nhấm mùa màng ấy, thì có thể đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng.”

“Tâu đại vương, vậy thì có phải do bị phá hoại đột ngột mà mùa màng bị hư hại, còn mùa màng không bị hư hại thì đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

[308] ‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in

 

  1. 173

 

temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, — (như trên) — hoặc bị quấy nhiễu bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.

 

  1. Q & A.

‘And have you ever heard, O king, of a crop that had grown, and was bent down by the weight of the grains of corn, the ears having duly formed 1, when a so-called Karaka rain (hail-storm) 2 falling on it, destroyed it?’

‘We have both heard of such a thing, Sir, and have seen it, too.’

‘Well, O king! would you say the crop was destroyed in season or out of season?’

‘Out of season, Sir. For if the hail-storm had not come the crop would have lasted to harvest time.’

‘What then, O king! on a disaster intervening the crop is lost, but if no injury is done it, it survives to the harvest?’

‘That is so, Sir.’

Tâu đại vương, có phải ngài đã được nghe trước đây là khi mùa màng được đạt đến, được trĩu cong bởi gánh nặng của những hạt, đạt được sự phát triển trọn vẹn, thì có trận mưa sanh lên gọi là mưa đá rơi xuống và phá hoại, làm cho không có kết quả?”

“Thưa ngài, điều ấy không những trẫm đã được nghe trước đây mà còn được nhìn thấy trước đây nữa.”

“Tâu đại vương, vậy thì mùa màng ấy bị hư hại đúng thời, hay là bị hư hại không đúng thời?”

“Thưa ngài, không đúng thời. Thưa ngài, nếu trận mưa đá không đổ mưa xuống mùa màng ấy, thì có thể đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng.”

“Tâu đại vương, vậy thì có phải do bị phá hoại đột ngột mà mùa màng bị hư hại, còn mùa màng không bị hư hại thì đạt đến lúc thâu hoạch mùa màng?”

“Thưa ngài, đúng vậy.”

 

‘Just so, O king, whosoever dies before his time does so in consequence of suffering from the attack of some disease,–from excess of windy humour, or of bilious humour, or of phlegmatic humour, or from the union of the three, or from variations in temperature, or from inequality in protection, or from treatment, or from hunger, or from thirst, or from fire, or from water, or from the sword. This, O

 

  1. 174

 

king, is the reason why there is such a thing as dying before one’s time.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào đó chết không đúng thời, người ấy bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, hoặc bởi nguồn sanh khởi là gió, bởi nguồn sanh khởi là mật, bởi nguồn sanh khởi là đàm, do sự hội tụ (của các dịch chất trong cơ thể), do sự chuyển biến của mùa tiết, do sự bảo dưỡng không đều đặn, do sự đột ngột, hoặc bị quấy nhiễu bởi sự thèm ăn, bởi sự thèm uống, do việc bị rắn cắn, do việc bị ăn vào chất độc, do lửa, do nước, hoặc bởi gươm đao, rồi chết không đúng thời. Tuy nhiên, nếu không bị quấy nhiễu bởi căn bệnh đột ngột, thì có thể đạt đến cái chết đúng thời. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy có sự chết không đúng thời.”

 

  1. Q & A.

‘Most wonderful, Nâgasena, most strange! Right well have you explained, by reason and by simile, how it is that people die before their time. That there is such a thing as premature death have you made clear and plain and evident 1. A thoughtless man even, Nâgasena, a puzzle-headed fellow, could by any one of your comparisons have come to the conclusion that premature deaths do occur;–[309] how much more an able man! I was convinced already, Sir, by the first of your similes, that such deaths happen, but nevertheless, out of the wish to hear still further and further solutions, I would not give in.’

“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Lý do đã được chỉ rõ, ví dụ đã được chỉ rõ nhằm làm sáng tỏ về việc chết không đúng thời. Vấn đề ‘có sự chết không đúng thời’ đã được làm rõ, đã được làm rõ ràng, đã được làm hiển hiện.  

Thưa ngài Nāgasena, cho dầu chỉ cần với một ví dụ thôi, thậm chí người có tâm lơ đễnh cũng có thể đi đến kết luận là ‘có sự chết không đúng thời,’ vậy thì còn có điều gì nữa với người có tâm tư? Thưa ngài, chỉ với ví dụ đầu tiên thì trẫm đã hiểu được là: ‘Có sự chết không đúng thời.’ Tuy nhiên, là người có ước muốn được nghe sự giải quyết theo tuần tự nên trẫm đã không chấp nhận.”

Phần 7.

WONDERS AT THE GRAVE.

Câu hỏi về điều kỳ diệu ở bảo tháp.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, are there wonders at the Ketiyas (the mounds raised over the ashes) of all who have passed entirely away (of all the Arahats deceased) 2?

‘Of some, O king, but not of others.’

‘But of which, Sir, is this the case, and of which not?’

“Thưa ngài Nāgasena, có điều kỳ diệu ở bảo tháp của tất cả các vị đã viên tịch Niết Bàn, hay là của chỉ một số vị?”

“Tâu đại vương, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của một số vị, không có của một số vị.”

“Thưa ngài, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của những vị nào? Không có của những vị nào?”

 

 

  1. 175

 

‘It is by the stedfast resolve, O king, of three kinds of people, that wonders take place at the Ketiya of some person deceased who has been entirely set free. And who are the three?

Tâu đại vương, do sự chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn. Của ba hạng nào?

 

In the first place, O king, an Arahat, when still alive, may, out of pity for gods and men, make the resolve: “Let there be such and such wonders at my Ketiya 1.” Then, by reason of his resolve, wonders happen there. Thus is it that wonders occur by the resolve of an Arahat at the Ketiya of one entirely set free.

‘And again, O king, the gods, out of pity for men, show wonders at the Ketiya of one who has been entirely set free, thinking: “By this wonder may the true faith remain always established on the earth, and may mankind, believing, grow in grace!” Thus is it that wonders occur by the resolve of a god at the Ketiya of one entirely set free.

‘And again, O king, some woman or some man of believing heart, able, intelligent, wise, endowed with insight, may deliberately take perfumes, or a garland, or a cloth, and place it on the Ketiya, making the resolve: “May such and such a wonder take place!” Thus is it that wonders occur by the resolve of human beings at the Ketiya of one entirely set free.

Tâu đại vương, ở đây vị A-la-hán, vì lòng thương tưởng đến chư Thiên và loài người, ngay trong khi đang còn tồn tại chú nguyện rằng: ‘Hãy có thần thông ở bảo tháp tên như vầy.’ Do năng lực chú nguyện của vị ấy nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp. Như vậy, do năng lực chú nguyện của vị A-la-hán nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vị Thiên nhân vì lòng thương tưởng đến loài người nên phô bày điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn (nghĩ rằng): ‘Do điều kỳ diệu này, Chánh Pháp sẽ được duy trì lâu dài, và loài người, được tịnh tín, sẽ tăng trưởng về thiện pháp.’ Như vậy, do sự chú nguyện của chư Thiên nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người nữ hoặc là người nam, có đức tin, được tịnh tín, sáng trí, kinh nghiệm, thông minh, đạt được tánh giác, sau khi suy nghĩ đúng đường lối, sau khi quyết định rồi đem vật thơm, hoặc tràng hoa, hoặc vải vóc, hoặc bất cứ vật gì để ở ngôi bảo tháp (nguyện rằng): ‘Hãy là có tên như vầy.’ Như vậy, do năng lực quyết định của loài người nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn. Tâu đại vương, do năng lực chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘These, O king, are the three kinds of people by whose stedfast resolve wonders take place at the Ketiyas of Arahats deceased. And if there has been no such resolve, O king, by one of these, then

 

  1. 176

 

is there no wonder at the Ketiya even of one whose Âsavas had been destroyed, who had attained to the sixfold insight, who was master of himself. And if there be no such wonder, then, O king, [310] one should call to mind the purity of conduct one has seen 1, and draw in trusting faith the conclusion: “Verily, this child of the Buddhas has been entirely set free!”‘

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, nếu không có sự chú nguyện của ba hạng ấy, thì không có điều kỳ diệu ở bảo tháp dầu là của bậc Lậu Tận, có sáu thắng trí, đã đạt đến năng lực của tâm. Tâu đại vương, thậm chí khi không có điều kỳ diệu, thì nên nhìn xem nết hạnh vô cùng trong sạch, nên tin cậy, nên đi đến kết luận, nên tin tưởng rằng: ‘Người con trai này của đức Phật đã khéo viên tịch Niết Bàn.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 8.

CONVERSION AND CONDUCT.

Câu hỏi về sự lãnh hội Giáo Pháp.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those who regulate their lives aright–do they all attain to insight into the Truth, or are there some of them who do not?’

‘Some do, O king, and some do not.’

‘Then which do, Sir, and which do not?’

“Thưa ngài Nāgasena, đối với những vị thực hành đúng đắn, thì có sự lãnh hội Giáo Pháp cho toàn bộ tất cả, hay là chỉ có đối với vị nào đó?”

“Tâu đại vương, có đối với vị nào đó, không có đối với vị nào đó.”

“Thưa ngài, có đối với vị nào? Không có đối với vị nào?”

 

‘He who is born as an animal, O king, even though he regulate his life aright, will not attain to insight into the Truth, nor he who is born in

 

  1. 177

 

the Preta world, nor he who holds wrong views, nor the deceitful man, nor he who has slain his mother, or his father, or an Arahat, nor he who has raised up a schism in the Order, nor he who has shed a Buddha’s blood, nor he who has furtively attached himself to the Order 1, nor he who has become a pervert 2, nor he who has violated a sister of the Order, nor he who, having been guilty of one or other of the thirteen grievous offences 3, has not been rehabilitated, nor a eunuch, nor an hermaphrodite–and whosoever is a human child under seven years of age, even though he regulate his life aright, will not attain to insight into the Truth. To these sixteen individuals there is no attainment of insight, O king, even though they regulate their life aright.’

“Tâu đại vương, đối với thú vật cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp, đối với kẻ đã tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ, đối với kẻ có tà kiến, đối với kẻ xảo trá, đối với kẻ giết mẹ, đối với kẻ giết cha, đối với kẻ giết A-la-hán, đối với kẻ chia rẽ hội chúng, đối với kẻ làm chảy máu (đức Phật), đối với kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), đối với kẻ đã đi theo ngoại đạo, đối với kẻ làm nhơ tỳ khưu ni, đối với kẻ chưa được thoát tội sau khi đã vi phạm tội nào đó trong mười ba tội nặng, đối với kẻ vô căn, đối với kẻ lưỡng căn, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp. Ngay cả con người là đứa bé trai chưa đủ bảy tuổi, đối với vị ấy cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp. Tâu đại vương, đối với mười sáu cá nhân này cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, there may or may not be a possibility of insight to the fifteen you have first singled out for opposition 4. But what is the reason why an infant, one under seven years of age, should not, even though he regulate his life aright, attain to insight? Therein there is still a puzzle left. For is it not admitted that in a child there is not passion, neither malice, nor dullness, nor pride, nor heresy, nor discontent, nor lustful thoughts? Being undefiled by sin, that which we call an infant is fit and ready (to the attainment

 

  1. 178

 

even of Arahatship–how much more) 1 is he worthy to penetrate at a glance into the four truths!’

“Thưa ngài Nāgasena, sự lãnh hội Giáo Pháp có thể là có hay là không có đối với mười lăm hạng người đã bị ngăn cản thật sự, còn vì lý do gì đối với con người là đứa bé trai chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp, cũng không có được sự lãnh hội Giáo Pháp? Cần có câu hỏi cho trường hợp này. Đương nhiên đứa bé trai không có luyến ái, không có sân, không có si, không có ngã mạn, không có tà kiến, không có bất bình, không có dục tầm; không bị trộn lẫn với những ô nhiễm, thì đứa bé trai ấy đã gắn bó, đã đạt đến, và xứng đáng để thấu triệt với sự thấu triệt trọn vẹn về Bốn Chân Lý?”

‘The following is the reason, O king, for my saying [311] that an infant, even though he regulate his life aright, cannot attain to insight. If, O king, one under seven years of age could feel passion about things exciting to passion, could go wrong in things leading to iniquity, could be befooled in matters that mislead, could be maddened as to things that infatuate, could understand a heresy, could distinguish between content and discontent, could think out virtue and vice, then might insight be possible to him. But the mind of one under seven years of age, O king, is powerless and weak, mean, small, slight, obscure, and dull, whereas the essential principle of Nirvâna is transcendental, important, weighty, wide-reaching, and extensive. Therefore is it, O king, that the infant, with so imperfect a mind, is unable to grasp an idea so great. It is like the case of Sineru, O king, the king of the mountains, heavy and ponderous, wide-reaching and mighty as it is,–could now a man, by his ordinary strength and power and energy, root that mountain up 2?’

‘Certainly not, Sir.’

‘But why not?’

“Tâu đại vương, ở đây chính điều ấy là lý do, mà với lý do ấy tôi nói rằng: ‘Đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.’ Tâu đại vương, nếu người chưa đủ bảy tuổi có thể bị luyến ái ở vật gây luyến ái, sân ở vật gây sân, si ở vật gây si, đam mê ở vật làm đam mê, nhận thức được tà kiến, nhận thức sự thích thú và không thích thú, suy tầm về thiện và bất thiện, thì có thể có sự lãnh hội Giáo Pháp đối với người ấy.

Tâu đại vương, thêm nữa tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; còn cảnh giới vô vi Niết Bàn là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại. Tâu đại vương, người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại được.

Tâu đại vương, giống như núi chúa Sineru là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại, tâu đại vương, phải chăng người nam với sức mạnh, sức lực, và sự tinh tấn bình thường của bản thân có thể nhấc lên núi chúa Sineru ấy?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

‘Because of the weakness of the man, and because of the mightiness of Sineru, the mountain king.’

 

  1. 179

 

‘Just so, O king, is the relation of the infant’s mind to Nirvâna 1.’

“Thưa ngài, vì sức lực yếu kém của người nam, vì tính chất vĩ đại của núi chúa Sineru.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; còn cảnh giới vô vi Niết Bàn là quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại. Người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn quan trọng, nghiêm trọng, rộng lớn, vĩ đại được. Vì lý do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.

 

  1. Q & A.

‘And again, it is like the broad earth, O king, long and wide, great in expanse and extension, large and mighty–would now a tiny drop of water be able to wet and turn to mud that broad earth 2?’

‘Certainly not, Sir.’

‘But why not, O king?’

‘Because of the minuteness of the drop of water, and because of the greatness of the broad earth.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như đại địa cầu này là dài, được trải dài, rộng, được trải rộng, thênh thang, được mở ra, bao la, vĩ đại. Tâu đại vương, phải chăng có thể tẩm ướt và làm đại địa cầu ấy trở thành đầm nước lầy bằng giọt nước nhỏ nhoi?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì tính chất nhỏ nhoi của giọt nước, vì tính chất vĩ đại của đại địa cầu.”

 

‘Just so, O king, is the relation of the infant’s mind to Nirvâna.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển; còn cảnh giới vô vi Niết Bàn là dài, được trải dài, rộng, được trải rộng, thênh thang, được mở ra, bao la, vĩ đại. Người chưa đủ bảy tuổi với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn vĩ đại được. Vì lý do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.

 

  1. Q & A.

[312] ‘Or again, O king, suppose there were weak and powerless, minute, tiny, limited, and dull fire–would it be possible, with so insignificant a fire, to overcome darkness and make light appear over the whole world of gods and men?’

‘Certainly not, Sir.’

‘But why not, O king?’

‘Because of the dullness of the fire, and because of the greatness of the world.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như ngọn lửa không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ. Tâu đại vương, phải chăng có thể xua tan bóng tối và phô bày ánh sáng ở thế gian có cả chư Thiên bằng ngọn lửa lờ đờ?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì tính chất lờ đờ của ngọn lửa, và tính chất vĩ đại của thế gian.”

 

‘Just so, O king, the mind of one under seven years of age is powerless and weak, limited, insignificant, obscure, and dull; it is veiled, moreover, with the thick darkness of ignorance. Hard would it be, therefore, for it to shine forth with the light of knowledge. And that is the reason, O king, why to an infant, to one under seven years of age, even though he order his conduct aright, there can be no attainment of insight into the Truth.

 

  1. 180

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, suppose there were a Sâlaka 1, minute in the measure of its body, and rendered lean by disease, and it on seeing an elephant king, which showed the signs of rut in three places, and was nine cubits in length, and three in breadth, and ten in girth, and seven in height 2, coming to its lair, were to begin to drag the elephant towards it with the view of swallowing it–now would the Sâlaka, O king, be able to do 3?’

‘Certainly not, Sir.’

‘But why not, O king?’

‘Because of the minuteness of the Sâlaka’s body, and because of the magnitude of the elephant king.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển, và bị che lại bởi bóng tối vô minh vĩ đại. Do đó, là điều khó làm để phô bày ánh sáng trí tuệ. Vì lý do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.

Tâu đại vương, hoặc là giống như con sâu gạo bệnh hoạn, ốm o, nhỏ tí xíu, có cơ thể bị giới hạn, sau khi nhìn thấy con long tượng bị tiết dục ở ba nơi, có bề dài chín, bề rộng ba, chu vi mười, cao tám ratana đi đến gần chỗ đứng thì kéo lại để nuốt vào. Tâu đại vương, phải chăng con sâu gạo ấy có thể nuốt vào con long tượng ấy?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, vì lý do gì?”

“Thưa ngài, vì tính chất nhỏ nhoi của cơ thể con sâu gạo, vì tính chất vĩ đại của con long tượng.”  

 

‘Just so, O king, the mind of one under seven years of age is powerless and weak, limited, insignificant, obscure, and dull. Grand and transcendental is the ambrosial essence of Nirvâna 4. With that mind so powerless and weak, so limited, insignificant, obscure, and dull, he cannot penetrate into the grand and transcendental essence of Nirvâna.

 

  1. 181

 

And that is the reason, O king, why to an infant, one under seven years of age, even though he order his conduct aright, there can be no attainment to insight of the Truth.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế tâm của người chưa đủ bảy tuổi là không mạnh mẽ, yếu đuối, nhỏ nhoi, ít ỏi, chút xíu, lờ đờ, chưa được phát triển, và cảnh giới vô vi Niết Bàn là vĩ đại. Người ấy với tâm yếu đuối, nhỏ nhoi, lờ đờ, chưa được phát triển ấy không thể thấu triệt cảnh giới vô vi Niết Bàn vĩ đại được. Vì lý do ấy, đối với người chưa đủ bảy tuổi, cho dầu đã thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 9.

THE PAIN OF NIRVÂNA 1.

Câu hỏi về tính chất không bị xen lẫn khổ của Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

[313] ‘Venerable Nâgasena, how is it? Is Nirvâna all bliss, or is it partly pain. 2?

 

  1. 182

 

‘Nirvâna is all bliss, O king. There is no intermingling of pain in it.’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải Niết Bàn là thuần lạc, hay bị xen lẫn khổ?”        

“Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ.”

 

‘That, Sir, is a saying we cannot believe–that Nirvâna is all bliss. On this point, Nâgasena, we maintain that Nirvâna must be alloyed with pain. And there is a reason for our adopting that view. What is that reason?

“Thưa ngài, chúng tôi không tin lời nói ấy: ‘Niết Bàn là thuần lạc.’ Thưa ngài Nāgasena, trong trường hợp này chúng tôi đối lập lại như vầy: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’ Và chúng tôi chấp nhận lý do ở đây rằng: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’ Lý do ở đây là điều nào?

 

Those, Nâgasena, who seek after Nirvâna are seen to practise exertion and application both of body and of mind, restraint in standing, walking, sitting, lying, and eating, suppression of sleep, subjugation of the organs of sense, renunciation of wealth and corn, of dear relatives and friends. But all those who are joyful and happy in the world take delight in, are devoted to, the five pleasures of sense–they practise and delight their eyes in many kinds of pleasurable forms, such as at any time they like the best–they practise and delight their ears in many kinds of pleasurable sounds of revelry and song, such as at any time they like the best–they practise and delight their sense of smell with many kinds of perfumes of flowers, and fruits, and leaves, and bark, and roots, and sap, such as at any time they like the best–they practise and delight their tongue with many kinds of pleasurable tastes of hard foods and of soft, of syrups, drinks, and beverages, such as at any time they like the best–they practise and delight their sense of touch with many kinds of pleasurable feelings, tender and delicate, exquisite and soft, such as at any time they like the best–they practise and delight their minds with many sorts of conceptions and ideas, pure and impure, good and bad, such as at any time they like the best.

Thưa ngài Nāgasena, đối với những người tầm cầu Niết Bàn thì sự khổ hạnh, sự hành xác của thân và của tâm được nhìn thấy, sự thận trọng trong việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, sự chống chọi lại cơn buồn ngủ, sự chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, sự dứt bỏ tài sản, lúa gạo, thân quyến, và bạn bè yêu quý. Những người nào ở thế gian được lạc thú, được cung phụng lạc thú, những người ấy, thậm chí tất cả, làm cho các giác quan được thích thú, được quen thuộc với năm loại dục; làm cho mắt được thích thú, được quen thuộc với sắc có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, làm hài lòng, làm thích ý; làm cho tai được thích thú, được quen thuộc với thinh có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của tiếng ca tiếng đàn, làm hài lòng, làm thích ý; làm cho mũi được thích thú, được quen thuộc với hương có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của bông hoa, trái cây, lá cây, vỏ cây, rễ cây, lõi cây, làm hài lòng, làm thích ý; làm cho lưỡi được thích thú, được quen thuộc với vị có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, của vật nhai, vật ăn, vật nhấm nháp, vật uống, vật nếm, làm hài lòng, làm thích ý; làm cho thân được thích thú, được quen thuộc với xúc có biểu hiện tốt đẹp, nhiều loại, trơn tru, mịn màng, mềm mại, êm dịu, làm hài lòng, làm thích ý; làm cho ý được thích thú, được quen thuộc với các suy nghĩ và chú tâm, nhiều loại, thiện và ác, đẹp và xấu, làm hài lòng, làm thích ý.

 

You, on the other hand, put a stop to and destroy,

 

  1. 183

 

maim and mangle, put a drag on and restrain the development of your eye, and ear, and nose, and tongue, and body, and mind. Therefore is your body afflicted and your mind afflicted too, and your body being afflicted you feel bodily discomfort and pain, and your minds being afflicted you feel mental discomfort too and pain. Did not even Mâgandiya, the ascetic, find fault with the Blessed One, and say 1: [314] “The Samana Gotama is a destroyer of increase 2?”‘

Còn ngài thì tiêu diệt, phá hoại, chặt đứt, bẻ gãy, ngăn chặn, ngưng lại việc làm cho quen thuộc ấy của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vì thế, thân cũng bị bực bội, tâm cũng bị bực bội, khi thân bị bực bội thì cảm nhận thọ khổ thuộc thân, khi tâm bị bực bội thì cảm nhận thọ khổ thuộc tâm. Chẳng phải du sĩ ngoại đạo Māgandiya trong lúc chê trách đức Thế Tôn cũng đã nói như vầy: ‘Sa-môn Gotama có sự hành hạ chúng sinh.’ Ở đây, điều này là lý do mà với lý do ấy trẫm nói rằng: ‘Niết Bàn bị xen lẫn khổ.’”

 

  1. Q & A.

‘Nirvâna, O king, has no pain in it. It is bliss unalloyed. When you, O king, maintain that Nirvâna is painful, that which you call “painful” is not Nirvâna. It is the preliminary stage to the realisation of Nirvâna, it is the process of seeking after Nirvâna. Nirvâna itself is bliss pure and simple, there is no pain mixed with it. And I will give you an explanation of this. Is there such a thing, O king, as the bliss of sovranty which kings enjoy?’

‘Most certainly.’

‘And is there no pain, O king, mingled with that bliss?’

‘No, Sir.’

“Tâu đại vương, Niết Bàn hẳn nhiên không bị xen lẫn khổ. Niết Bàn là thuần lạc. Tâu đại vương, còn điều mà ngài đã nói rằng: ‘Niết Bàn là khổ,’ khổ ấy không gọi là Niết Bàn. Tuy nhiên, điều đó là phần xảy ra trước của việc chứng ngộ Niết Bàn, điều ấy là sự tìm kiếm Niết Bàn. Tâu đại vương, Niết Bàn quả là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tôi sẽ nói về lý do của trường hợp ấy. Tâu đại vương, đối với các vị vua, có phải có lạc của vương quyền?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có lạc của vương quyền.”

“Tâu đại vương, phải chăng lạc của vương quyền ấy bị xen lẫn khổ?”

“Thưa ngài, không đúng.”

 

‘But surely then, O king, why is it that when their frontier provinces have broken out in revolt, the kings, to the end that they may bring the inhabitants of those provinces into subjection again, leave their homes, attended by their ministers and chiefs, their

 

  1. 184

 

soldiers and their guards, and marching over ground even and uneven, tormented the while by gnats and mosquitoes and hot winds, engage in fierce fights, and suffer the presentiment of death?’

‘That, venerable Nâgasena, is not what is called the bliss of sovranty. It is only the preliminary stage in the pursuit of that bliss. It is after they have thus, in pain, sought after sovranty, that they enjoy the bliss thereof. And thus that bliss, Nâgasena, is itself unmixed with pain, for the bliss of sovranty is one thing, and the pain another.’

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao khi biên thùy dấy loạn, nhằm việc ngăn chận những kẻ sống ở vùng biên thùy ấy, các vị vua ấy, được tùy tùng bởi các quan đại thần, tướng lãnh, nhân công, binh lính, ra đi viễn chinh, bị quấy nhiễu bởi ruồi muỗi gió nắng, chạy khắp ở mặt đất bằng phẳng và gồ ghề, rồi tiến hành trận chiến lớn, và có sự hoài nghi về mạng sống?”

“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy không gọi là lạc của vương quyền. Điều đó là phần xảy ra trước của việc tầm cầu lạc của vương quyền. Thưa ngài Nāgasena, các vị vua, sau khi tầm cầu vương quyền một cách cực khổ, thì hưởng thụ lạc của vương quyền. Thưa ngài Nāgasena, lạc của vương quyền không bị xen lẫn khổ là như vậy; lạc của vương quyền ấy là cái khác, khổ là cái khác.”

 

‘Just so, O king, is Nirvâna all bliss, and there is no pain mingled with it. Those who are in quest of Nirvâna afflict their minds and bodies it is true, restrain themselves in standing, walking, sitting, lying, and in food, suppress their sleep, keep their senses in subjection, abandon their very body and their life. But it is after they have thus, in pain, sought after Nirvâna, that they enjoy the Nirvâna which is bliss unalloyed–as kings do the bliss of sovranty after their foes have been put down. Thus is it, O king, that Nirvâna is all bliss, and there is no pain mingled with it. For Nirvâna is one thing, and the pain another.

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tuy nhiên, những người nào tầm cầu Niết Bàn thì họ khiến cho thân và tâm khốn khổ, thận trọng về việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, chống chọi lại cơn buồn ngủ, chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, buông bỏ thân xác và mạng sống; sau khi tầm cầu Niết Bàn một cách cực khổ, thì hưởng thụ Niết Bàn, thuần lạc. Ngay khi các kẻ đối nghịch bị tiêu diệt, các vị vua hưởng thụ lạc của vương quyền. Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ, là như vậy; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.

 

  1. Q & A.

[315] ‘And hear another explanation, O king, of the same thing. Is there such a thing, O king, as the bliss of knowledge which those teachers have who have passed through their course?’

‘Yes, Sir, there is.’

‘Well, is that bliss of knowledge alloyed with pain?’

‘No.’

‘What then, O king, is the good of their afflicting

 

  1. 185

 

themselves by bowing down before and standing up in the presence of their teachers; by drawing water, and sweeping out the cell, and placing tooth-sticks and washing-water ready; by living upon scraps left over; by doing service in shampooing, and bathing, and washing of the feet; by suppressing their own will, and acting according to the will of others; by sleeping in discomfort, and feeding on distasteful food?’

 

‘That, Nâgasena, is not the bliss of knowledge, it is a preliminary stage in the pursuit thereof. It is after the teachers have, in pain, sought after knowledge, that they enjoy its bliss. Thus is it, Nâgasena, that the bliss of knowledge is unalloyed with pain. For that bliss of knowledge is one thing, and the pain another.’

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa: ‘Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.’ Tâu đại vương, có cái gọi là lạc của nghề nghiệp đối với các vị thầy về nghề nghiệp?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái gọi là lạc của nghề nghiệp đối với các vị thầy về nghề nghiệp.”

“Tâu đại vương, phải chăng lạc của nghệ thuật ấy bị xen lẫn khổ?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, vậy thì tại sao đối với các vị thầy thì những người (học trò) ấy khiến cho thân khốn khổ với việc đảnh lễ, đứng dậy, mang nước lại, quét nhà, cung cấp gỗ chà răng, nước rửa mặt, với việc dọn dẹp rác rưởi, thoa bóp, tắm rửa, chăm sóc bàn chân, với việc hành xử thuận theo tâm của người khác sau khi buông tâm của mình, với việc ngủ một cách khổ cực, với thức ăn không đều đặn?”

“Thưa ngài Nāgasena, điều ấy không gọi là lạc của nghề nghiệp. Điều đó là phần xảy ra trước của việc tầm cầu nghề nghiệp. Thưa ngài Nāgasena, các vị thầy, sau khi tầm cầu nghề nghiệp một cách cực khổ, thì hưởng thụ lạc của nghề nghiệp. Thưa ngài Nāgasena, như vậy lạc của nghề nghiệp là cái khác, khổ là cái khác.”  

 

‘Just so, O king, is Nirvâna all bliss, and there is no pain mingled with it. Those who are in quest of Nirvâna afflict their minds and bodies it is true, restrain themselves in standing, walking, sitting, lying, and in food, suppress their sleep, keep their senses in subjection, abandon their very body and their life. But it is after they have thus, in pain, sought after Nirvâna, that they enjoy the Nirvâna which is bliss unalloyed–as teachers do the bliss of knowledge. Thus is it, O king, that Nirvâna is all bliss, and there is no pain mingled with it. For Nirvâna is one thing, and the pain another.’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ. Tuy nhiên, những người nào tầm cầu Niết Bàn thì họ khiến cho thân và mạng sống khốn khổ, thận trọng về việc đứng đi ngồi nằm và thức ăn, chống chọi lại cơn buồn ngủ, chế ngự đối với các đối tượng của giác quan, buông bỏ thân xác và mạng sống; sau khi tầm cầu Niết Bàn một cách cực khổ, thì hưởng thụ Niết Bàn, thuần lạc, tợ như các vị thầy hưởng thụ lạc của nghề nghiệp. Tâu đại vương, Niết Bàn là thuần lạc, không bị xen lẫn khổ, là như vậy; Niết Bàn là cái khác, khổ là cái khác.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

  1. 186

 

Phần 10.

THE OUTWARD FORM OF NIRVÂNA.

Câu hỏi về hình thể và vị trí của Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, this Nirvâna that you are always talking of–can you make clear by metaphor, or explanation, or reason, or argument, the form, or figure, or duration 1, or measure of it?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Niết Bàn, Niết Bàn,’ vậy thì có thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn ấy không?”

 

[316] ‘Nirvâna, O king, has nothing similar to it. By no metaphor, or explanation, or reason, or argument can its form, or figure, or duration, or measure be made clear.’

‘That I cannot believe, Nâgasena,–that of Nirvâna, which really after all is a condition that exists 2, it should be so impossible in any way to make us understand either the form, or figure, or duration, or measure! Give me some explanation of this.’

“Tâu đại vương, Niết Bàn là không có vật đối chiếu. Không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn.”

“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không chấp nhận điều ấy, là việc không có được sự xác định bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận về hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn là pháp có thật. Vậy ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”

 

  1. Q & A.

‘Very well, O king, I will do so. Is there such a thing, O king, as the great ocean?’

‘Yes, the ocean exists.’

‘Well, suppose some one were to ask you, saying: “How much water is there, your majesty, in the sea, and how many are the creatures that dwell therein?” When that question had been put, how would you answer him?’

“Tâu đại vương, hãy là vậy. Tôi sẽ giúp cho ngài hiểu bằng lý lẽ. Tâu đại vương, có cái gọi là đại dương không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Có cái đại dương ấy.”

“Tâu đại vương, nếu có ai đó hỏi đại vương như vầy: ‘Tâu đại vương, có bao nhiêu nước ở đại dương? Và các chúng sanh cư ngụ ở đại dương là bao nhiêu?’ Tâu đại vương, được hỏi như vậy, đại vương giải thích cho người ấy như thế nào?”

 

‘I should reply thus to such a question: “My good fellow! this is an unaskable thing that you ask me. No one ought to ask such a question. It

 

  1. 187

 

is a point that should be left alone. The physicists 1 have never examined into the ocean in that way. And no one can measure the water there, or count the creatures who dwell therein.” Thus, Sir, should I make reply.’

“Thưa ngài, nếu có ai đó hỏi trẫm như vầy: ‘Tâu đại vương, có bao nhiêu nước ở đại dương? Và các chúng sanh cư ngụ ở đại dương là bao nhiêu?’ Thưa ngài, trẫm sẽ nói với người ấy như vầy: ‘Này ông, ông hỏi trẫm điều không nên hỏi, câu hỏi ấy là không nên hỏi bởi bất cứ người nào, câu hỏi ấy nên được bỏ qua, đại dương chưa được phân tích bởi các nhà tự nhiên học, không thể ước lượng nước ở đại dương, hoặc các chúng sanh đã đi đến cư ngụ ở nơi ấy.’ Thưa ngài, trẫm sẽ cho người ấy câu trả lời như vậy.”

 

  1. Q & A.

‘But why, O king, would you make such a reply about the ocean which, after all, is really an existing condition of things 2. Ought you not rather to count and tell him, saying: “So and so much is the water in the sea, and so and so many are the creatures that dwell therein?”‘

‘That would be impossible, Sir. The question is beyond one’s power.’

“Tâu đại vương, tại sao ngài lại cho câu trả lời như vậy về đại dương là pháp có thật, sao không tính toán rồi thuật lại cho người ấy rằng: ‘Nước ở đại dương là chừng này, và chúng sanh cư ngụ ở đại dương là chừng này’?”

“Thưa ngài, không thể được. Câu hỏi này là không có thực tế.”

 

‘As impossible as it is, O king, to tell the measure of the water in the sea, or the number of the creatures dwelling therein, though after all the sea exists, so impossible is it in any of the ways you suggest to tell the form, or figure, or duration, or measure of Nirvâna, though after all it is a condition that does exist. [317] And even, O king, if one of magical powers, master over mind, were to be able to count the water and the creatures in the sea, even he could not tell the form or the figure, the duration or the measure of Nirvâna.

“Tâu đại vương, giống như đại dương đúng là pháp có thật còn không thể tính toán lượng nước hoặc các chúng sanh đã đi đến cư ngụ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với Niết Bàn đúng là pháp có thật, cũng không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước. Tâu đại vương, người có thần thông, đã đạt đến năng lực của ý, có thể tính toán nước ở đại dương, và chúng sanh có chỗ ở tại nơi ấy. Nhưng vị ấy, có thần thông, đã đạt đến năng lực của ý, vẫn không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘And hear another explanation of the same thing, O king. Are there, O king, among the gods certain of them called “The Formless Ones 3?

 

  1. 188

 

‘Yes, Sir. I have heard there are such.’

‘Well, O king, can you make clear by metaphor, or explanation, or reason, or argument the form, or figure, or duration 1, or size of these gods, the “Formless Ones?”‘

‘No, I cannot.’

‘Then, O king, there are none.’

‘The Formless Ones, Sir, do exist; and yet it is impossible in any of the ways you suggest to explain either their form or figure, either their duration or their size.’

Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa: ‘Không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn, đúng là pháp có thật.’ Tâu đại vương, trong số chư Thiên có hạng gọi là chư Thiên thuộc tập thể vô sắc không?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Được nghe là: ‘Trong số chư Thiên có hạng gọi là chư Thiên thuộc tập thể vô sắc.’”

“Tâu đại vương, phải chăng đối với chư Thiên thuộc tập thể vô sắc ấy, có thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước?”

“Thưa ngài, không được.”

“Tâu đại vương, như thế thì không có chư Thiên thuộc tập thể vô sắc.”

“Thưa ngài, có chư Thiên thuộc tập thể vô sắc. Và đối với các vị ấy, không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước.”

 

‘As impossible as it is, O king, to tell the form or figure, the duration or the size of the gods called “Formless Ones,” though they after all are beings that exist 2, so impossible is it in any of the ways you suggest to explain the form or the figure, the duration or the measure of Nirvâna, though after all it is a condition that does exist.’

“Tâu đại vương, giống như không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của chư Thiên thuộc tập thể vô sắc, đúng là các chúng sanh có thật. Tâu đại vương, tương tợ y như thế không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn, đúng là pháp có thật.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, I will grant you that Nirvâna is bliss unalloyed, and yet that is impossible to make clear, either by simile or explanation, by reason or by argument, either its form or its figure, either its duration or its size. But is there no quality of Nirvâna which is inherent also in other

 

  1. 189

 

things 1, and is such that it can be made evident by metaphor 2?’

‘Though there is nothing as to its form which can be so explained, there is something, O king, as to its qualities which can.’

[318] ‘O happy word, Nâgasena! Speak then, quickly, that I may have an explanation of even one point in the characteristics of Nirvâna. Appease the fever of my heart. Allay it by the cool sweet breezes of your words!’

“Thưa ngài Nāgasena, Niết Bàn là thuần lạc. Và không thể bằng ví dụ, hoặc bằng lý lẽ, hoặc bằng nguyên nhân, hoặc bằng suy luận để chỉ ra hình thể, hay vị trí, hay tuổi thọ, hay kích thước của Niết Bàn. Thưa ngài, vậy thì có đức tính nào đó của Niết Bàn được liên quan với các thứ khác có thể làm ví dụ so sánh?”

“Tâu đại vương, về phương diện hình thể thì không có. Tuy nhiên, có thể có cái gì đó về phương diện đức tính để chỉ ra làm ví dụ so sánh.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm tiếp nhận việc giải thích từng phần một về đức tính của Niết Bàn như thế nào thì bằng cách mau chóng như thế ấy ngài hãy nói lên, hãy dập tắt sự nóng nảy ở trái tim của trẫm, hãy đưa nó đi bằng làn gió mát lạnh, ngọt ngào của lời nói.”

 

‘There is one quality of the lotus, O king, inherent in Nirvâna, and two qualities of water, and three of medicine, and four of the ocean, and five of food, and ten of space, and three of the wish-conferring gem, and three of red sandal wood, and three of the froth of ghee, and five of a mountain peak.’

“Tâu đại vương, cây sen có một đức tính được liên quan đến Niết Bàn, nước có hai đức tính, thuốc giải độc có ba đức tính, đại dương có bốn đức tính, vật thực có năm đức tính, bầu trời có mười đức tính, ngọc báu ma-ni có ba đức tính, trầm hương đỏ có ba đức tính, nước trong của bơ lỏng có ba đức tính, đỉnh núi có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, that one quality of the lotus which you said was inherent in Nirvâna,–which is that?’

‘As the lotus, O king, is untarnished by the water 3, so is Nirvâna untarnished by any evil dispositions. This is the one quality of the lotus inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Loài sen có một đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ loài sen có một đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như loài sen không bị lấm lem bởi nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn không bị lấm lem bởi tất cả các phiền não. Tâu đại vương, loài sen có một đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. 190

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those two qualities of water which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As water, O king, is cool and assuages heat, so also is Nirvâna cool, and assuages the fever arising from all evil dispositions. This is the first quality of water inherent in Nirvâna. And again, O king, as water allays the thirst of men and beasts when they are exhausted and anxious, craving for drink, and tormented by thirst, so does Nirvâna allay the thirst of the craving after lusts, the craving after future life, and the craving after worldly prosperity 1. This is the second quality of water inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Nước có hai đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ nước có hai đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như nước mát lạnh có sự làm tắt ngấm sự nóng nực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn mát lạnh có sự làm tắt ngấm sự nóng nực của tất cả các phiền não. Tâu đại vương, nước có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, nước xua đi cơn khát của các loài người và thú bị nhọc mệt, bị run rẩy, bị khát, bị thiêu đốt bởi sự nóng bức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn xua đi cơn khát về dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Tâu đại vương, nước có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, nước có hai đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those three qualities of medicine, which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

[319] ‘As medicine, O king, is the refuge of beings tormented by poison, so is Nirvâna the refuge of beings tormented with the poison of evil dispositions. This is the first quality of medicine inherent in Nirvâna. And again, O king, as medicine puts an end to diseases, so does Nirvâna put an end to griefs. This is the second quality of medicine inherent in Nirvâna. And again, O king, as medicine is ambrosia 2, so also is Nirvâna ambrosia. This is the third quality of medicine inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Thuốc giải độc có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ thuốc giải độc có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như thuốc giải độc là nơi nương tựa của các chúng sanh bị hành hạ bởi thuốc độc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là nơi nương tựa của các chúng sanh bị hành hạ bởi thuốc độc phiền não. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thuốc giải độc làm chấm dứt các căn bệnh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn làm chấm dứt tất cả các khổ đau. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thuốc giải độc (đem lại) sự bất tử. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn (đem lại) sự bất tử. Tâu đại vương, thuốc giải độc có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, thuốc giải độc có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. 191

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those four qualities of the ocean which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As the ocean, O king, is free from (empty of) corpses 1, so also is Nirvâna free from (empty of) the dead bodies of all evil dispositions 2. This, O king, is the first quality of the ocean inherent in Nirvâna. And again, O king, as the ocean is mighty and boundless, and fills not with all the rivers that flow in to it; so is Nirvâna mighty and boundless, and fills not with all beings (who enter in to it). This is the second quality of the ocean inherent in Nirvâna. And again, O king, as the ocean is the abode of mighty creatures, so is Nirvâna the abode of great men–Arahats, in whom the Great Evils and all stains have been destroyed, endowed with power, masters of themselves. This is the third quality of the ocean inherent in Nirvâna. And again, O king, as the ocean is all in blossom 3, as it were, with the innumerable and various and fine flowers of the ripple of its waves, so is Nirvâna all in blossom, as it were, with the innumerable and

 

  1. 192

 

various and fine flowers of purity, of knowledge, and of emancipation. This is the fourth quality of the ocean inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Đại dương có bốn đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ đại dương có bốn đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như đại dương là trống không đối với tất cả các xác chết. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là trống không đối với tất cả các xác chết phiền não. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đại dương là rộng lớn, không có bờ này bờ kia, không bị tràn đầy bởi tất cả các dòng sông. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là rộng lớn, không có bờ này bờ kia, không bị tràn đầy bởi tất cả các chúng sanh. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đại dương là nơi cư trú của các sinh vật vĩ đại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là nơi cư trú của các bậc A-la-hán vĩ đại, là các sinh vật vĩ đại không bị ô nhiễm, có các lậu đã cạn kiệt, đã đạt được năng lực, có trạng thái làm chủ. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đại dương được trổ hoa với các bông hoa là những làn sóng vô số kể, đa dạng, trải rộng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được trổ hoa với các bông hoa là sự thanh tịnh, minh, và giải thoát vô số kể, đa dạng, trải rộng. Tâu đại vương, đại dương có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, đại dương có bốn đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

[320] ‘Venerable Nâgasena, those five qualities of food which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As food, O king, is the support of the life of all beings, so is Nirvâna, when it has been realised, the support of life, for it puts an end to old age and death. This is the first quality of food inherent in Nirvâna. And again, O king, as food increases the strength of all beings, so does Nirvâna, when it has been realised, increase the power of Iddhi of all beings. This is the second quality of food inherent in Nirvâna. And again, O king, as food is the source of the beauty of all beings, so is Nirvâna, when it has been realised, the source to all beings of the beauty of holiness. This is the third quality of food inherent in Nirvâna. And again, O king, as food puts a stop to suffering in all beings, so does Nirvâna, when it has been realised, put a stop in all beings to the suffering arising from every evil disposition. This is the fourth quality of food inherent in Nirvâna. And again, O king, as food overcomes in all beings the weakness of hunger, so does Nirvâna, when it has been realised, overcome in all beings the weakness which arises from hunger and every sort of pain. This is the fifth quality of food inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Vật thực có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ vật thực có năm đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như vật thực duy trì sự sống của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đã được chứng ngộ thì duy trì sự sống nhờ vào việc tiêu diệt sự già và sự chết. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực làm tăng trưởng sức mạnh của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đã được chứng ngộ làm tăng trưởng sức mạnh về thần thông của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực làm sanh ra sắc đẹp của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đã được chứng ngộ làm sanh ra sắc đẹp về đức hạnh của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực làm lắng dịu sự buồn bực của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đã được chứng ngộ làm lắng dịu sự buồn bực về mọi phiền não của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vật thực xua đi cơn đói và sự yếu đuối của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đã được chứng ngộ xua đi cơn đói và sự yếu đuối về mọi sự khổ đau của tất cả chúng sanh. Tâu đại vương, vật thực có đức tính thứ năm này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, vật thực có năm đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”  

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those ten qualities of space which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

 

‘As space, O king, neither is born nor grows old, neither dies nor passes away nor is reborn (has

 

  1. 193

 

a future life to spring up into), as it is incompressible, cannot be carried off by thieves, rests on nothing, is the sphere in which birds fly, is unobstructed, and is infinite; [321] so, O king, Nirvâna is not born, neither does it grow old, it dies not, it passes not away, it has no rebirth (no future life to spring up into), it is unconquerable, thieves carry it not off, it is not attached to anything 1, it is the sphere in which Arahats move, nothing can obstruct it, and it is infinite. These are the ten qualities of space inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hư không có mười đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ hư không có mười đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như hư không là không bị sanh, không bị già, không bị chết, không lìa đời, không sanh lên, khó chế ngự, không bị trộm lấy đi, không bị lệ thuộc, là chốn di chuyển của loài chim, không bị chướng ngại, không có nơi tận cùng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là không bị sanh, không bị già, không bị chết, không lìa đời, không sanh lên, khó chế ngự, không bị trộm lấy đi, không bị lệ thuộc, là chốn di chuyển của các bậc Thánh, không bị chướng ngại, không có nơi tận cùng. Tâu đại vương, hư không có mười đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the wish-conferring gem which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As the wishing-gem, O king, satisfies every desire, so also does Nirvâna. This is the first quality of the wishing-gem inherent in Nirvâna. And again, O king, as the wishing-gem causes delight, so also does Nirvâna. This is the second quality of the wishing-gem inherent in Nirvâna. And again, O king, as the wishing-gem is full of lustre, so also is Nirvâna. This is the third quality of the wishing-gem inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ngọc báu ma-ni có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ ngọc báu ma-ni có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như ngọc báu ma-ni ban cho điều ước muốn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn ban cho điều ước muốn. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc báu ma-ni làm cho tươi cười. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn làm cho tươi cười. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc báu ma-ni có lợi ích về ánh sáng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn có lợi ích về ánh sáng. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, ngọc báu ma-ni có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those three qualities of red sandal wood which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

 

  1. 194

 

‘As red sandal wood, O king, is hard to get, so is Nirvâna hard to attain to. This is the first quality of red sandal wood inherent in Nirvâna. And again, O king, as red sandal wood is unequalled in the beauty of its perfume, so is Nirvâna. This is the second quality of red sandal wood inherent in Nirvâna. And again, O king, as red sandal wood is praised by all the good, so is Nirvâna praised by all the Noble Ones. This is the third quality of red sandal wood inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Trầm hương đỏ có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ trầm hương đỏ có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như trầm hương đỏ là khó đạt được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là khó đạt được. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, trầm hương đỏ có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, trầm hương đỏ được những người tốt ca tụng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được các bậc Thánh nhân ca tụng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

[322] ‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the skimmings of ghee 1 which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As ghee is beautiful in colour, O king, so also is Nirvâna beautiful in righteousness. This is the first quality of the ghee inherent in Nirvâna. And again, O king, as ghee has a pleasant perfume, so also has Nirvâna the pleasant perfume of righteousness. This is the second quality of ghee inherent in Nirvâna. And again, O king, as ghee has a pleasant taste, so also has Nirvâna. This is the third quality of ghee inherent in Nirvâna.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Nước trong của bơ lỏng có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ nước trong của bơ lỏng có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”  

“Tâu đại vương, giống như nước trong của bơ lỏng được thành tựu màu sắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu màu sắc của đức hạnh. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, nước trong của bơ lỏng được thành tựu hương thơm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu hương thơm của giới. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, nước trong của bơ lỏng được thành tựu phẩm vị. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thành tựu phẩm vị (giải thoát). Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, nước trong của bơ lỏng có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, those five qualities of a mountain peak which you said were inherent in Nirvâna,–which are they?’

‘As a mountain peak is very lofty, so also is Nirvâna very exalted. This is the first quality of a mountain peak inherent in Nirvâna. And again, O king, as a mountain peak is immoveable, so also is Nirvâna. This is the second quality of a mountain peak inherent in Nirvâna. And again, O king,

 

  1. 195

 

as a mountain peak is inaccessible, so also is Nirvâna inaccessible to all evil dispositions. This is the third quality of a mountain peak inherent in Nirvâna. And again, O king, as a mountain peak is a place where no plants can grow, so also is Nirvâna a condition in which no evil dispositions can grow. This is the fourth quality of a mountain peak inherent in Nirvâna. And again, O king, as a mountain peak is free alike from desire to please and from resentment, so also is Nirvâna. This is the fifth quality of a mountain peak inherent in Nirvâna.’

[323] ‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Đỉnh núi có năm đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ đỉnh núi có năm đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như đỉnh núi là cao ngất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là cao ngất. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đỉnh núi là không dao động. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn không dao động. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đỉnh núi là khó trèo lên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là khó trèo lên đối với tất cả các phiền não. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đỉnh núi đối với tất cả các hạt giống là không nẩy mầm được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn đối với tất cả các phiền não là không nẩy mầm được. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ tư này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, đỉnh núi được thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được thoát ra khỏi sự nuông chiều hay ghét bỏ. Tâu đại vương, đỉnh núi có đức tính thứ năm này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, đỉnh núi có năm đức tính thứ này được liên quan đến Niết Bàn.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

Phần 11.

THE TIME OF NIRVANA.

Câu hỏi về sự chứng ngộ Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, your people say 1:

“Nirvâna is not past, nor future, nor present, nor produced, nor not produced, nor producible 2.” ‘In that case, Nâgasena, does the man who, having ordered his life aright, realises Nirvâna, realise something already produced, or does he himself produce it first, and then realise it?’

“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng:

‘Niết Bàn không là quá khứ, không là hiện tại, không là vị lai, không phải là được sanh lên, không phải là không được sanh lên, không phải là sẽ được làm cho sanh lên.’ Thưa ngài Nāgasena, ở đây người nào đó thực hành đúng đắn và chứng ngộ Niết Bàn, thì người ấy chứng ngộ cái (Niết Bàn) đã được sanh lên, hay là làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ?”

 

‘Neither the one, O king, nor the other. And nevertheless, O king, that principle of Nirvâna (nibbâna-dhâtu) which he, so ordering his life aright, realises–that exists.’

“Tâu đại vương, người nào đó thực hành đúng đắn thì chứng ngộ Niết Bàn, người ấy chứng ngộ không phải cái (Niết Bàn) đã được sanh lên, không phải là làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ. Tâu đại vương, tuy nhiên có cảnh giới Niết Bàn ấy, người ấy thực hành đúng đắn và chứng ngộ cái ấy.”

 

  1. 196

 

‘Do not, venerable Nâgasena, clear up this puzzle by making it dark! Make it open and plain as you elucidate it. With a will, strenuous in endeavour, pour out upon it all that has been taught you. It is a point on which this people is bewildered, plunged into perplexity, lost in doubt. Dissipate this guilty uncertainty; it pierces like a dart 1!’

“Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chớ làm cho câu hỏi này bị che đậy lại rồi mới giải thích. Xin ngài hãy làm cho nó được mở ra, được rõ ràng, rồi giải thích. Với ước muốn đã được sanh khởi, với sự nỗ lực đã được sanh khởi, điều nào ngài đã học, xin ngài hãy tuôn ra tất cả các điều ấy cho chính trường hợp này. Ở đây, đám người này là mê muội, bị sanh khởi nỗi phân vân, bị khởi lên sự nghi ngờ. Xin ngài hãy phá vỡ mũi tên có sự độc hại ở bên trong ấy.”

 

  1. Q & A.

‘That principle of Nirvâna, O king, so peaceful, so blissful, so delicate, exists. And it is that which he who orders his life aright, grasping the idea of all things (of the Confections, Samkhâras) according to the teachings of the Conquerors, realises by his wisdom–even as a pupil, by his knowledge, makes himself, according to the instruction of his teacher, master of an art.

‘And if you ask: “How is Nirvâna to be known 2?”

It is by freedom from distress and danger, by confidence, by peace, by calm, by bliss, by happiness, by delicacy, by purity, by freshness 3.

“Tâu đại vương, có cảnh giới Niết Bàn ấy, tịch tịnh, an lạc, hảo hạng. Người thực hành đúng đắn, trong khi quán sát về các hành theo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn. Tâu đại vương, giống như người đệ tử, theo lời dạy của vị thầy, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ được kiến thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người thực hành đúng đắn theo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn.”

“Vậy thì Niết Bàn sẽ được nhìn thấy như thế nào?”

“Sẽ được nhìn thấy là không có rủi ro, không có bất hạnh, không có sợ hãi, là an toàn, tịch tịnh, an lạc, thoải mái, hảo hạng, trong sạch, mát lạnh.

 

  1. Q & A.

‘Just, O king, as a man being burnt in a blazing fiery furnace heaped up with many faggots of dry sticks, when he has freed himself from it by

 

  1. 197

 

a violent effort, and escaped into a cool place, [324] would experience supreme bliss–just so whosoever orders his life aright, he by his careful thinking will realise the supreme bliss of Nirvâna, in which the burning heat of the threefold fire (of lust, malice, and delusion) 1 has all gone out. As the furnace, O king, so should you regard this threefold fire, as the man fallen into the fire the man who is ordering his life aright, as the cool place Nirvâna.

Tâu đại vương, giống như người đàn ông, trong khi bị đốt nóng bởi ngọn lửa với nhiều đống củi đã được phát cháy sôi sục, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có ngọn lửa, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa sức nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, ngọn lửa là như thế nào thì ngọn lửa gồm ba loại nên được xem xét như vậy. Người đàn ông ở trong ngọn lửa là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có ngọn lửa là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, as a man fallen into a pit full of the dead bodies of snakes and dogs and men, of ordure, and of refuse, when, finding himself in the midst of it entangled in the hair of the corpses, he had by a violent effort escaped into a place where no dead bodies were, would experience supreme bliss–just so whosoever orders his life aright, he by his careful thinking will realise the supreme bliss of Nirvâna, from which the corpses of all evil dispositions have been removed 2. As a corpse, O king, so should you regard the four pleasures of sense, as the man fallen among corpses the man who is ordering his life aright, as the place free from corpses Nirvâna.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông đi đến nơi chất đống các xác chết của rắn, chó, người và các phần thải bỏ của cơ thể, bị kẹt vào ở giữa các búi tóc bị rối lại của các xác chết, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có xác chết, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa xác chết phiền não. Tâu đại vương, xác chết là như thế nào thì năm loại dục nên được xem xét như vậy. Người đàn ông đi đến nơi các xác chết là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có xác chết là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, as a man (fallen among enemies with drawn swords in their hands) 3, quaking with fear and terror, agitated and upset in mind, when with a violent effort he has freed himself from them, and escaped into a strong refuge, a firm place of security, experiences supreme bliss–just so whosoever orders his life aright, he by his careful thinking will realise the supreme bliss of Nirvâna,

 

  1. 198

 

in which fear and terror have been put away. As the terror, O king, so should you regard the anxiety which arises again and again on account of birth, old age, disease, and death, as the terrified man the man who is ordering his life aright, as the place of refuge Nirvâna.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông bị khiếp sợ, bị run sợ, bị rúng động, có tâm bị xáo trộn và bị tán loạn, sau khi thoát khỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi chắc chắn, vững chãi, không dao động, không có sự sợ hãi, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa sự sợ hãi và sự run sợ. Tâu đại vương, sự sợ hãi là như thế nào thì sự sợ hãi được vận hành một cách liên tục tùy thuận theo sanh-già-bệnh-chết nên được xem xét như vậy. Người đàn ông bị khiếp sợ là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Nơi không có sự sợ hãi là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, as a man fallen on a spot filthy with dirt, and slime, and mud, when with a violent effort he has got rid of the mud, and escaped to a clean and spotless place, would experience supreme bliss-just so whosoever orders his life aright, he by his careful thinking will realise the supreme bliss of Nirvâna, from which the stains and mud of evil dispositions have been removed. As the mud, O king, [325] so should you regard income, and honour, and praise 1, as the man fallen into the mud the man who is ordering his life aright, as the clean and spotless place Nirvâna.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông bị té ngã vào khu vực là vũng bùn, đầm lầy, bị ô nhiễm, dơ bẩn, sau khi ra khỏi vũng bùn, đầm lầy ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi đến khu vực hoàn toàn trong sạch, không nhơ bẩn, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa vũng lầy phiền não ô nhiễm. Tâu đại vương, vũng bùn là như thế nào thì lợi lộc, tôn vinh, danh tiếng nên được xem xét như vậy. Người đàn ông ở trong vũng bùn là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Khu vực hoàn toàn trong sạch, không nhơ bẩn là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.”

 

  1. Q & A.

‘And if again you should ask: “How does he who orders his life aright realise that Nirvâna?” (I should reply),

He, O king, who orders his life aright grasps the truth as to the development of all things 2, and when he is doing so he perceives therein birth, he perceives old age, he perceives disease, he perceives death. But he perceives not therein either happiness or bliss, he perceives not therein, whether in the beginning, or the middle, or the end, anything worthy of being laid hold of (as lasting satisfaction) 3.

As a man, O king, if a mass of iron

 

  1. 199

 

had been heated the livelong day 1, and were all glowing, scorching, and red hot, would find no spot on it, whether at one end or in the middle or at the other end, fit to be taken hold of–just so, O king, he who orders his life aright grasps the truth of the development of things, and in doing so he perceives therein birth, he perceives old age, he perceives disease, he perceives death. But he perceives not therein either happiness or bliss, he perceives not therein, whether in the beginning, or in the middle, or in the end, anything fit to be taken hold of (as a lasting satisfaction).

“Thưa ngài, vậy thì người thực hành đúng đắn làm cách nào chứng ngộ Niết Bàn ấy?”

“Tâu đại vương, người nào thực hành đúng đắn, người ấy quán sát về sự vận hành của các hành; trong khi quán sát về sự vận hành, nhìn thấy sự sanh, nhìn thấy sự già, nhìn thấy sự bệnh, nhìn thấy sự chết ở nơi ấy, không nhìn thấy bất cứ điều gì an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Người ấy không nhìn thấy bất cứ điều gì đáng được nắm bắt.

Tâu đại vương, giống như người đàn ông không nhìn thấy bất cứ chỗ nào đáng được nắm bắt ở cục sắt được đốt nóng trọn ngày, bị bốc cháy, sôi sục, nóng bỏng, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào quán sát về sự vận hành của các hành, người ấy trong khi quán sát về sự vận hành, nhìn thấy sự sanh, nhìn thấy sự già, nhìn thấy sự bệnh, nhìn thấy sự chết ở nơi ấy, không nhìn thấy bất cứ điều gì an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Người ấy không nhìn thấy bất cứ điều gì đáng được nắm bắt.

 

  1. Q & A.

‘And discontent arises in his mind when he thus finds nothing fit to be relied on as a lasting satisfaction, and a fever takes possession of his body 2, and without a refuge or protection, hopeless, he becomes weary of repeated lives 3.

As if a man had fallen into a burning and blazing mighty fiery furnace, and saw no refuge from it, no way of escape, he would, hopeless, be weary of the fire–just so, O king, discontent arises in his mind when he thus finds nothing fit to be relied on as a lasting satisfaction, and a fever takes possession of his body, and without a refuge or protection, hopeless, he becomes weary of repeated births.

 

  1. Q & A.

‘And in the mind of him who thus perceives

 

 

 

  1. 200

 

the insecurity of transitory life, (of starting afresh ha innumerable births) 1 the thought arises: “All on fire is this endless becoming, burning, and blazing! Full of pain is it, of despair! If only one could reach a state in which there were no becoming, there would there be calm, that would be sweet-the cessation of all these conditions 2, the getting rid of all these defects 3 (of lusts, of evil, and of Karma), the end of cravings, the absence of passion, peace, Nirvâna!” And therewith does his mind leap forward into that state in which there is no becoming, and then has he found peace, [326] then does he exult and rejoice 4 at the thought: “A refuge have I gained at last!”

Đối với người ấy, trong khi không nhìn thấy điều gì đáng được nắm bắt, sự không thích thú được thành lập ở tâm của người ấy, sự nóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy, không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở các hữu.

Tâu đại vương, giống như người đi vào đống lửa lớn, có ngọn lửa cháy rực. Ở đó, người ấy không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở ngọn lửa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đối với người ấy, trong khi không nhìn thấy điều gì đáng được nắm bắt, sự không thích thú được thành lập ở tâm của người ấy, sự nóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy, không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở các hữu. Đối với người ấy, đã nhìn thấy nỗi sợ hãi ở sự vận hành, có tâm như vầy sanh khởi: ‘Sự vận hành này quả đã bị đốt nóng, bị cháy đỏ, bị cháy rực, có nhiều khổ đau, có nhiều ưu phiền. Nếu ai đó có thể đạt được sự không vận hành, điều ấy là tịch tịnh, điều ấy là hảo hạng, tức là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt tận ái dục, sự lìa khỏi luyến ái, sự tịnh diệt, Niết Bàn.’ Nhờ vậy, tâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành, được tin tưởng, được hài lòng, được vui mừng rằng: ‘Sự thoát ra đã đạt được bởi ta.’

 

Just, O king, as a man who, venturing into a strange land, has lost his way, on becoming aware of a path, free from jungle, that will lead him home, bounds forward along it, contented in mind, exulting and rejoicing at the thought: “I have found the way at last!”–just so in him who thus perceives the insecurity of transitory births there arises the thought: “All on fire is this endless becoming, burning, and blazing! Full of pain is it, and despair! If only one could reach a state in which there were no becoming, there would there be calm, that would be sweet-the cessation of all these conditions, the getting rid of all these defects, the end of cravings, the absence of passion, peace, Nirvâna!” And therewith does his mind leap forward into that state in which there is no becoming,

 

  1. 201

 

and then has he found peace, then does he exult and rejoice at the thought: “A refuge have I found at last!” And he strives with might and main along that path, searches it out, accustoms himself thoroughly to it, to that end does he make firm his self-possession, to that end does he hold fast in effort, to that end does he remain stedfast in love (toward all beings in all the worlds), and still to that does he direct his mind again and again, until gone far beyond the transitory, he gains the Real, the highest fruit (of Arahatship) 1. And when he has gained that, O king, the man who has ordered his life aright has realised, (seen face to face,) Nirvâna 2!’

‘Very good, Nâgasena! That is so, and I accept it as you say.’

Tâu đại vương, giống như người đàn ông bị lạc lối, bị rơi vào nơi lạ, sau khi nhìn thấy lối ra, thì lao vào nơi ấy, được tin tưởng, được hài lòng, được vui mừng rằng: ‘Lối ra đã đạt được bởi ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đã nhìn thấy nỗi sợ hãi ở sự vận hành, thì tâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành, được tin tưởng, được hài lòng, được vui mừng rằng: ‘Sự thoát ra đã đạt được bởi ta.’ Người ấy tích lũy, theo đuổi, tu tập, thực hành thường xuyên đạo lộ đưa đến sự không vận hành. Đối với người ấy, niệm được thành lập ở mục đích ấy, tinh tấn được thành lập ở mục đích ấy, hỷ được thành lập ở mục đích ấy. Trong khi người ấy chú tâm liên tục ở tâm ấy, thì vượt qua sự vận hành, đi đến sự không vận hành. Tâu đại vương, người đã đạt đến sự không vận hành, đã thực hành đúng đắn, được gọi là ‘chứng ngộ Niết Bàn.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

  1. 202

 

Phần 12.

THE PLACE OF NIRVANA.

Câu hỏi về nơi chứa đựng Niết Bàn.

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, does there exist the spot–either in the direction of the East, or of the South, or of the West, or of the North, either above, or below, or on the horizon-where Nirvâna is stored up 1?’

‘There is no spot, O king,–either in the East, or the South, or in the West, or the North, either above, or below, or on the horizon–where Nirvâna is.’

“Thưa ngài Nāgasena, có phải có vị trí ấy ở hướng đông, hay ở hướng nam, hay ở hướng tây, hay ở hướng bắc, hay ở hướng trên, hay ở hướng dưới, hay ở hướng ngang, là nơi Niết Bàn được chứa đựng?”

“Tâu đại vương, không có vị trí ấy ở hướng đông, hay ở hướng nam, hay ở hướng tây, hay ở hướng bắc, hay ở hướng trên, hay ở hướng dưới, hay ở hướng ngang, là nơi Niết Bàn được chứa đựng.”

 

‘But if so, Nâgasena, then neither can Nirvâna exist, and those who realise it, their realisation is vain. And I will give you an explanation of this. Just, Sir, as there are on the earth fields in which crops can be grown, flowers from which perfumes come, bushes on which flowers can grow, trees on which fruits can ripen, mines from which gems can be dug, so that whosoever desires any of these things can go there and get it–just so, Nâgasena, if [327] Nirvâna exists one must expect there to be some place, where it is produced 2. But since there is not, therefore I declare that there can be no Nirvâna, and those who realise it, their realisation is vain.’

“Thưa ngài Nāgasena, nếu không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn, như thế thì không có Niết Bàn, và đối với những vị nào mà Niết Bàn ấy đã được chứng ngộ, thì sự chứng ngộ của những vị ấy cũng là sai trái, trẫm sẽ nói lý do của trường hợp này. Thưa ngài Nāgasena, giống như ở trái đất có ruộng sản xuất lúa gạo, có hoa sản xuất ra hương thơm, có lùm cây sản xuất ra hoa, có cây cối sản xuất ra trái, có hầm mỏ sản xuất ra châu báu, bất cứ ai ước muốn vật gì tại nơi đó, thì người ấy đi đến nơi đó rồi mang đi vật ấy. Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế nếu có Niết Bàn, thì chỗ sản xuất của Niết Bàn ấy cũng là điều được mong mỏi. Và thưa ngài Nāgasena, chính bởi vì không có chỗ sản xuất của Niết Bàn, vì thế trẫm nói là; ‘Không có Niết Bàn.’ Và đối với những vị nào mà Niết Bàn ấy đã được chứng ngộ, thì sự chứng ngộ của những vị ấy cũng là sai trái.’”

 

  1. Q & A.

‘There is no spot, O king, where Nirvâna is

 

  1. 203

 

situate, and yet Nirvâna is, and he who orders his life right will, by careful attention, realise Nirvâna. Just as fire exists, and yet there is no place where fire (by itself) is stored up. But if a man rubs two sticks together the fire comes;–just so, O king, Nirvâna exists, though there is no spot where it is stored up. And he who orders his life aright will, by careful attention, realise Nirvâna.

“Tâu đại vương, không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Và có Niết Bàn ấy. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, giống như có cái gọi là ngọn lửa, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của nó. Trong khi cọ xát hai thanh củi với nhau thì đạt được ngọn lửa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế có Niết Bàn, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ý đúng đường lối.

 

  1. Q & A.

‘Or again, O king, just as there are the seven treasures of the king of kings–the treasure of the wheel, and the treasure of the elephant, and the treasure of the horse, and the treasure of the gem, and the treasure of the woman, and the treasure of the finance minister, and the treasure of the adviser. But there is no spot where these treasures are laid up. When a sovran conducts himself aright they appear to him of their own accord 1–just so, O king, Nirvâna, exists, though there is no place where it is stored up. And he who orders his life aright will, by careful attention, realise Nirvâna.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như có cái gọi là bảy báu vật, như là: bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, nữ nhân báu, gia chủ báu, tướng quân báu, và không có chỗ chứa đựng của các báu vật ấy. Tuy nhiên, đối với vị Sát-đế-lỵ đã thực hành đúng đắn, do nhờ năng lực của sự thực hành mà các báu vật ấy đi đến (với vị ấy). Tâu đại vương, tương tợ y như thế có Niết Bàn, (nhưng) không có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Người thực hành đúng đắn chứng ngộ Niết Bàn nhờ vào sự tác ý đúng đường lối.”

 

  1. Q & A.

‘Venerable Nâgasena, let it be granted that there is no place where Nirvâna, is stored up. But is there any place on which a man may stand and, ordering his life aright, realise Nirvâna?’

‘Yes, O king, there is such a place.’

‘Which then, Nâgasena, is that place

‘Virtue, O king, is the place. For if grounded in virtue, and careful in attention–whether in the land of the Scythians 2 or the Greeks, whether in China or

 

  1. 204

 

[paragraph continues]

Tartary 1, whether in Alexandria 2 or in Nikumba, whether in Benares or in Kosala, whether in Kashmir or in Gandhâra 3, whether on a mountain top 4 or in the highest heavens 5–wheresoever he may be, the man who orders his life aright will realise Nirvâna. [328]

“Thưa ngài Nāgasena, vậy thì chớ có chỗ chứa đựng của Niết Bàn. Tuy nhiên, có phải có chỗ đứng ấy, mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn thì chứng ngộ Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Có chỗ đứng ấy, mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn thì chứng ngộ Niết Bàn.”  

“Thưa ngài, vậy thì chỗ đứng ấy là chỗ nào mà người đứng tại chỗ ấy thực hành đúng đắn thì chứng ngộ Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giới là chỗ đứng. Người đã thiết lập ở giới, trong khi tác ý đúng đường lối, dầu là ở Saka hay ở Yavana, ở Cīna hay ở Vilāta, ở Alasanda, ở Nikumba, ở Kāsi hay ở Kosala, ở Kasmīra, ở Gandhāra, ở đỉnh núi, ở thế giới Phạm Thiên, dầu đứng ở bất cứ nơi đâu mà thực hành đúng đắn đều chứng ngộ Niết Bàn.

 

Just, O king, as the man who has eyes wherever he may be–in the land of the Scythians or the Greeks, in China or in Tartary, in Alexandria, Nikumba, Benares, or Kosala, in Kashmir or in Gandhâra, on a mountain top or in the highest heavens–will be able to behold the expanse of heaven and to see the horizon facing him–just so, O king, will he who orders his conduct aright and is careful in attention–whether in the land of the Scythians or the Greeks, whether in China or Tartary, whether in Alexandria, or Benares, or Kosala, or Nikumba, whether in Kashmir or in Gandhâra, whether on a mountain top or in the highest heavens–wheresoever he may be, attain to the realisation of Nirvâna.’

Tâu đại vương, hoặc là giống như dầu là ở Saka hay ở Yavana, — (như trên)— đối với người đứng dầu ở bất cứ nơi đâu đều có phương bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với người đã thiết lập ở giới, trong khi tác ý đúng đường lối, dầu là ở Saka hay ở Yavana, — (như trên) — đối với người đứng dầu ở bất cứ nơi đâu mà thực hành đúng đắn đều chứng ngộ Niết Bàn.”

 

‘Very good, Nâgasena! You have preached to me of Nirvâna, and of the realisation thereof, you have set forth the advantages of virtue, you have explained the supreme attainment, you have raised aloft the standard of the Truth, you have established the eye of Truth, you have shown how right means adopted by those of high aims will be neither

 

  1. 205

 

barren nor unfruitful. That is so, and I accept it as you say 1.’

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Niết Bàn đã được ngài giảng giải, sự chứng ngộ Niết Bàn đã được giảng giải, đức hạnh của giới đã được trang bị, sự thực hành đúng đắn đã được chỉ ra, biểu hiện của Chánh Pháp đã được giương cao, lối dẫn vào Chánh Pháp đã được thiết lập, sự ra sức đúng đắn của những vị đã ra sức tốt đẹp là không vô ích. Hỡi vị cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng, trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

 

[1] Vessantarajātakaṃ – Bổn sanh 547.

[2] ratana = 0.25 mét, đơn vị đo chiều dài (ND).

 

Footnotes – Chú thích

 

114:1 We have seen above, IV, 1, 41 (1, 178), how Hînati-kumburê expanded the story of Vessantara, which had aroused also in our author a greater enthusiasm than any of the many other subjects that he treats. Here too the Simhalese translator fairly runs riot over the ‘mighty giving of the glorious king,’ and expands the ten pages of the Pâli into thirty-three pages of his version (pp. 389-421), whereas usually one page of the Simhalese covers very nearly a page of the Pâli.

 

114:2 Anumaggiyante. See Mr. Trenckner’s note. But the p. 115 Simhalese (p. 390) has at mardanaya kota welannawun dœka.

 

115:1 Rûlarûlassa bhîmabhîmassa. The Simhalese (p. 390) omits these words, giving other details in place of them, and as they occur only here I am not sure of their meaning.

 

116:1 Vikittentâ vikopentâ. Hînati-kumburê (p. 410) has ‘angrily finding fault with.’ Compare above, vikopanâ, at p. 266 (of the Pâli).

 

117:1 Pakkha-hato vâ pîtha-sappî vâ. See the note above on IV, 6, 22.

 

117:2 Devayâna, on which compare Sutta Nipâta, verse 139 (Vasala Sutta 24).

 

119:1 Atisañkârena, which the Simhalese merely repeats. The meaning is doubtful. The use of sañkâra at Gâtaka II, 112 has suggested the above rendering.

 

119:2 The whole of this answer turns on the ambiguity of the prefix ati, which may mean either ‘very much’ or ‘too much.’

 

119:3 ‘Yâdisam kîdisam. The meaning of this idiom cannot be controlled by parallel passages, as I know of none. Hînati-kumburê (pp. 412-413) construes yâdisam as an accusative dependent on atidânadâyî; ‘Those who give away anything as a gift, acquire fame in the world as exceeding givers of that.’

 

120:1 Dakkhineyya. We have no word in English to express the full meaning of this word. It was an idea that was common ground to our Buddhist apologist, and to the Brahman opponents whom he always has in view, that there were certain people to whom gifts ought to be given, and the being worthy was one of the conditions precedent to belonging to this class. Of course the p. 121 Brahmans held that to be a Brahman was another condition, but the Buddhist, who inherited the idea from them, had discarded this part of the conception. See, for the Brahman view, Eggeling’s Satapatha-Brâhmana II, 114, 344.

 

121:1 Samagga-dânam. Childers under samaggâ gives only the meaning ‘assembly,’ but it is clear from Kullavagga V, 26; VI, 2, 7; the Sutta Vibhanga II, 267, and Sumangala I, 84, that the word, at least as a masculine (which it is here), has the technical sense of one of those orgies in high places which were common in so many parts of the world in very early times, and were due in India to Kolarian influences. The giving’ (dâna) of such a samagga would doubtless mean the providing of the necessary food, seats, cushions, &c.

 

121:2 Kitta-kammam. See my note on Patibhâna-kittam at ‘Vinaya Texts,’ III, 172.

 

122:1 I.e. pieces of money, which it would be against the rules for a member of the Buddhist Order to accept. But the donees in all these cases are not necessarily Buddhists.

 

122:2 Paripâtesi, not in Childers; but see Gâtaka II, 208; and below, p. 367 (of the Pâli text). Hînati-kumburê has here nindâ karanne, and just below apasâdanaya karanne.

 

122:3 Âvapitum, not in Childers. Dr. Morris, in the ‘Journal of the Pâli Text Society’ for 1886, p. 157, compares the Sanskrit root vyap, but this does not help us much. Hînati-kumburê (p. 414) has ‘an tœneka œpaye hinduwannata,’ which means, I think, ‘to deposit as a pledge in some place or other.’ At all events œpa, the ordinary word now in use in Ceylon courts for ‘bail,’ may very well be actually derived from vâpa. And the passage at Gâtaka I, 321 is an exact parallel to our phrase here, for there the Bodisat, when an elephant, gives away his teeth and tusks as vâpana for the insight of the Omniscient Ones.

 

123:1 Niminitvâ, also not in Childers; but see Gâtaka III, 63, 221.

 

124:1 Agapatham sankupatham vettapatham gakkhati. Hînati-kumburê, at p. 416, repeats the words with a gloss on the two last words, which I have followed.

 

124:2 Mudda-kâmo; mudra-nam ganam perekkuwa, says Hînati-kumburê, p. 416.

 

124:3 Bâhirabbhantaram dhanam datvâ. I am not sure that I have rightly understood this phrase, which the Simhalese merely repeats.

 

125:1 Kariyâ Pitaka I, 9, 53.

 

125:2 Dessa, that is dreshya, from dvish. Compare diso, ‘an enemy.’ It occurs also at Kariyâ Pitaka I, 4, 7; 5, 3; 8, 16 (quoted Gâtaka IV, 406); II, 4, 11; III, 1, 6 (quoted Gâtaka I, 46); III, 2, 16; 3, 10; 6, 18. The effect of the use of this rare poetical word is lost in the English version.

 

125:3 Maddî and Kanhâginâ, the names of Vessantara’s wife and daughter, mean respectively ‘enthraller (of men’s minds),’ and ‘the dark conquerors (of hearts).’ As Vessantara is used in the Magghima (I, 386, line 5) as an adjective, not a name, and is applied to the Buddha, it too must have a special meaning. But it can scarcely be connected with Vaisya, while we have a very famous epithet in vaisvânara, so often applied to the sacred fire as ‘common good to all men.’ The insertion of the t would explain the shortening of the â, and though there seems to be no sufficient reason for any alteration at all of the older term, this is p. 126 probably the real derivation of Vessantara. And the whole legend may well be due to previous stories of the world-wide beneficence of Agni Vaisvânara, or of the sun as Vaisvânara.

 

126:1 Hadaya-vatthu, like a broth-pot foaming over,’ is Hînati-kumburê’s explanation of this phrase (pena nœgena mas sœliyak men hridaya wastuwa, p. 417).

 

127:1 Kandima-suriye. We should say ‘the sun and the moon,’ and I cannot think the difference of phraseology is entirely without significance. While the Brahmans put their own caste and order first, the Buddhist texts talk of ‘Samanas and Brahmans,’ ‘Khattiyas and Brahmans.’ This has, and no doubt rightly, been held significant of the opinion of the authors. Why should the fact of their always referring, in similar compounds, to the moon before the sun, and to women before men, be less so? Now it is almost always taken for granted that the Buddhists were reformers, as opposed to the Brahmans, who wanted to run still in the ancient grooves. But there is another side of the question that has been entirely overlooked. There is ample evidence in their literature that (at least in certain directions, more especially of religious thought) the Brahmans had been constantly progressive, and their Brâhmanas are really the result of reform following on reform. To use a parallel drawn from modern politics, Buddhists are to Brahmans much more like Socialists to Liberals than like Liberals to Conservatives. The Brahmans had worked out in their minds no new complete system, and when they reformed they left the roots of the old order of things in the ground. But in the momentous change from matriarchate to patriarchate they threw all their power and influence on the side of the newer conception. And when, like Kronos to Jupiter, the old gods gave place to the new, it was they who worked out the newer set of ideas–more especially heaven or sun-worship as against moon-worship and all that it involved. We must not forget that a change of dynasty, or of precedence, among the gods was of more importance to men in those times than a change of dynasty among earthly kings. And though the Buddhists it is true, as we ourselves now, cared for none of these things, and were busied with other discussions than the precedence of the sun and moon, they quite quietly and naturally, when they had to choose, adopted the form of words which did not imply an acceptance of the Brahman position, whose system in other matters they were trying, if not to storm, at least to turn.

 

We are here in the midst of questions too vast to be discussed with profit in a note. But Buddhism certainly arose among those sections of the community least influenced by the reforms the Brahmans supported. And there is evidence, in the precedence the p. 127 Buddhists gave to women and to the moon, that the older ideas had not, even then, died out.

 

128:1 These words are repeated before each of the following similes.

 

128:2 Parinâha, which Childers is wrong in rendering ‘breadth,’ when not qualified by âyâma (wata œttâwû, says the Simhalese, p. 418).

 

128:3 Nisâna; karagal, says Hînati-kumburê.

 

128:4 Satthaka, see Kullavagga V, 11, 1.

 

128:5 The mythic fairy elephant of the Kakkavatti (not a snake king as Prof. E. Müller has it, ‘Journal of the Pâli Text Society,’ 1888, p. 16). See my note at ‘Buddhist Suttas,’ p. 254.

 

128:6 Sattappatthito. The Simhalese merely repeats this ambiguous word (compare IV, 8, 57).

 

129:1 Suppena vâ sarâvena vâ. Hînati-kumburê renders the first of these words by kullaka, which is a winnowing-basket; and the second by malâwaka, which I do not understand. But the use of sarâva at Gâtaka I, 8, 14 and Sumangala I, 298 seems to me to confirm Childers’s rendering.

 

129:2 Mahâbhûta: ‘Yakshas’ says Hînati-kumburê, p. 419. Compare above, p. 250 (of the Pâli).

 

130:1 Nâga-puppha-samaye. Hînati-kumburê says, ‘at the time when the Nâ trees bloom.’ The Nâ or Nâga is the Mesua ferea, whose lovely flowers, like those of the Champak, are still in special request for laying before the images of the Buddha in Buddhist temples. I am told that these so-called flowers are not flowers at all, botanically speaking, but young shoots. But it is one of the most beautiful sights in a Ceylon landscape to see this splendid forest tree, lofty and wide-spreading as it is, one mass of what look like red blossoms from crown to root. For at the ‘bloom time’ it casts all its green leaves, and has the appearance of a scarlet bell. No wonder that this was thought supernatural, and that the tree should be called the Nâga tree. Its timber is so valuable that in Anglo-Indian the tree is called the ‘Iron-wood’ tree. But it may be regretted that the commercial spirit of the European has substituted this hard name for the ‘Fairy tree’ of the native languages.

 

130:2 Ugu-vâta, which the Simhalese repeats.

 

130:3 Compare vol. i, pp. 38, 175.

 

131:1 Nikkha-sahassam. See my ‘Ancient Coins and Measures,’ pp. 6, 14; Samyutta Nikâya II, 3, 9, 3, 9 (Gâtaka I, 375, IV, 97; Anguttara III, 73, 3).

 

131:2 Anuyâyino. Not found elsewhere, and not in Childers. But anuyâyati occurs below (p. 391 of the text) and an ânuyâyin at Sutta Nipâta V, 7, 3, 4 and Tela-katâha-gâthâ 25 (compare 41). Hînati-kumburê (p. 470) has anuwa hœsirew.

 

132:1 Kula-vemattatâ. Those Bodisats who are to become Buddhas in their then lives may be born either in a Brahman or in a Kshatriya family, but in no other.

 

132:2 Addhâna-vemattatâ, which is ambiguous, as ‘period-difference’ may mean different things according to the interpretation given to ‘period.’ Now the Bodisat theory has never been thoroughly worked out in detail. It is clear from the statements given in pp. 38-58 of my ‘Buddhist Birth Stories’ that the Bodisat who became Gotama the Buddha was held to have been in existence throughout the whole period in which the former twenty-four Buddhas appeared, and this is probably the ‘period’ intended. Hînati-kumburê’s version (p. 421) is as ambiguous as the Pâli. Spence Hardy gives at p. 87 of his ‘Manual of Buddhism’ what purports to be a translation of our passage. But it is only a loose paraphrase, and he interprets this ‘period-difference’ as simply p. 133 identical with the next one in the list, the ‘length-of-life-difference’–which must be wrong.

 

It must be remembered that the Bodisats referred to throughout this dilemma are exclusively men–not those mentioned in the Gâtakas (who are all Bodisats of the historical Buddha), but only those Bodisats who became Buddhas in the same life–that is, the Buddhas themselves before they reached Buddhahood.

 

133:1 Âyu-vemattatâ. This may be due to either of two causes–in the first place they may be born as creatures whose allotted period of life varies. Thus the Bodisat was twenty times Sakka, the king of the gods; and his life would then have lasted hundreds of thousands of years. But he was 106 times an animal of some kind, and then his life would have been of course much shorter. Again, in his births as a man (more than 350 times, see the table in my ‘Buddhist Birth Stories,’ p. ci), the average duration of men’s lives will have varied, according to Buddhist theory, from many centuries down to only a few years. It is in this second sense only that (with Hînati-kumburê) we must suppose the phrase âyu-vemattatâ to be used–thus excluding all the Bodisats except such as were men. But in the Gâtaka stories the average age of man is (with one or two exceptions) normal.

 

133:2 Pamâna-vemattatâ, which we must also understand to refer only to the varying average size of mankind, which, according to Buddhist theory, is very great at the commencement, and very small at the close, of a Kalpa. For it is only the men-Bodisats, and only in each series the last man-Bodisat (just before he became ‘Buddha’), concerning whom this question of penance could arise.

 

133:3 Rûpe, which the Simhalese repeats (p. 422), and which cannot here mean bodily form only.

 

134:1 Katu-vesâragge. They are the confidence that no one–Samana or Brahman, God or Mâra–can reprove him by saying: (1) ‘The qualities which you maintain to be those of a Buddha have not been attained by you;’ or (2) ‘The Great Evils which you maintain to have ceased in an Arahat have not ceased in you;’ or (3) ‘The qualities which you say are dangerous (in the higher life) are not really dangerous to one who practises them;’ or (4) ‘The aim which you held before others in preaching your Dhamma will not lead him who follows it to the destruction of sorrow.’ The list will be found in the Anguttara Nikâya IV, 8 (where it is probably a quotation from one of the conversational Suttas). But the punctuation in Dr. Morris’s edition should be corrected by putting full stops after each viharâmi. Childers gives a different explanation under vesâragga, but his interpretation must be altered to that here given, which is the only correct one.

 

134:2 These have not been found in any Pitaka text, but Burnouf gives them in a note to the ‘Lotus de la Bonne Loi’ (p. 781) from the Ginâlankâra. He says the expression dasabalo is found as applied to the Buddha ‘à chaque instant dans les textes,’ but this is not the case, so far at least as the older texts are concerned. In one of the old verses preserved at the Mahâvagga I, 22, 13, and quoted in the Gâtaka (vol. i, p. 84), dasabalo occurs as an epithet of the Buddha, but among the numerous epithets applied in the Buddhavamsa to the various Buddhas the term does not occur, nor have I been able to find it in the published portions of any of the great Nikâyas. (Ten Nâga-balas are ascribed to the Buddha in Buddhavamsa, p. 39, but these seem to be different.) Buddha-rakkhita, the author of the Ginâlankâra, probably lived at about the eleventh or twelfth century A.D., and Hardy’s paraphrase of his interpretations (in the ‘Manual of Buddhism,’ pp. 380, 381) is throughout inaccurate. As therefore it is precisely the growth of ideas about the Buddha that is of prime importance in the history of Buddhism, I give here Buddha-rakkhita’s explanation, adding the Sanskrit names as given in the Mahâvyutpatti, § 8:–

 

  1. Thanâthana-ñâna-balam

Sthânasthâna-gñâna-balam                                                (1)

 

  1. Sabbatha-gâminî-patipadâ

Karma-vipâka                                                                     (5)

 

  1. Aneka-dhâtu-nânâ-dhâtu

Nânâdhimukti                                            (4)

 

  1. Sattânam nânâdhimuttikatâ

Nânâdhatu                                                        (3)

 

  1. 135

           

  1. Vipâka-vemattatâ

                             Indriya-parâpara                                             (7)

 

  1. Samkilesa-vodâna-vatthu

Sarvatra-gâminî-pratipad                                    (2)

 

  1. Indriya-paropariya

      Samkilesa-vyavadâna-vyutthân                   (6)

 

  1. Pubbe-nivâsânussate

      Purva-nivasânusmriti                                     (8)

 

  1. Dibba-kakkhu

     Kyut-utpatti                                                       (9)

 

  1. Asava-kkhaya

      Âsrava-kshaya                                                  (10)

 

 Some of these terms are found in the Dharma-sangraha, Anecdota Oxoniensia, vol. i, part 5, pp. 16, 51.

 

135:1 Kha-asâdhârana-ñâna, not yet found elsewhere.

 

135:2 Possibly the above ten with four others.

 

135:3 The details of these eighteen are given by Spence Hardy in the ‘Manual of Buddhism,’ p. 381, but he does not mention his authority. Hînati-kumburê (p. 422) merely repeats the Pâli.

 

135:4 ‘Of the four Truths’ is Hînati-kumburê’s gloss.

 

135:5 See Gâtaka I, 61. But the whole episode is told in the Pitakas, not of the Bodisat, but of Yasa (Mahâvagga I, 7).

 

137:1 Upâdânakkhayam patto. Childers says that the destruction of these upâdânas ‘constitutes Arahatship.’ I know of no authority for this, and it is incompatible with the Buddhist theory of Arahatship that any Arahat should go through such a period of penance as our author supposes the Bodisat to have done after he had reached this ‘destruction of the upâdânas.’ The perception of the first of the above facts, the impermanence of all things and beings (anikkam), constitute indeed the ‘entrance upon the path’ (see above, p. 25), and of course the upâdânas are destroyed in every Arahat, but that is very different from Childers’s conclusion, which would make the terms convertible.

 

138:1 Pâtâla-mukham, which the Simhalese repeats. There is a similar sequence in the Samyutta I, 5, 4.

 

138:2 Aparimita-gala-dharo. Hînati-kumburê, p. 424, has dhârî, which may either be the same in meaning as dharo, or refer to the dhârâ, the streams of water.

 

138:3 Gopade; not in Childers, but compare Gopadaka, ‘puddle,’ in a similar connection at Sumangala Vilâsinî I, 147 (where one MS. reads Gopade).

 

140:1 Kamma is here explained by Hînati-kumburê by karmânta (‘such as husbandry or merchandise’).

 

140:2 On this list of epithets compare above, p. 229 (of the Pâli).

 

140:3 Kamma-dhoreyyo. The latter word is not in Childers. Hînati-kumburê (p. 427) has karmayama usulannâ wû. It is the Sanskrit dhaureya, and the whole might be rendered ‘like a beast of burden whose load is action.’

 

140:4 Appamâdo–that constant theme of praise and exhortation in the early Buddhist books.

 

141:1 These words, already quoted above, IV, 6, 20 (p. 244 of the Pâli), are put into the mouth of the Bodisat, after the conclusion of the ‘penance,’ in the Mahâ Sakkaka Sutta (M. I, 246), which is the chief Pitaka text on the penance (the Dukkha-kârikâ). The Simhalese version here (p. 427) has already been given in the note on the former passage.

 

141:2 The way to Buddhahood (not the way to Arahatship). This is Hînati-kumburê’s explanation, which agrees with the context.

 

141:3 It will be noticed that (the destruction of the Âsavas being Arahatship, not Buddhahood) this is really no reply.

 

141:4 Makkho, ‘depreciation of the good qualities of others,’ says Hînati-kumburê, pp. 427, 564. But the use of the word at Gâtaka I, 385; Mahâvagga I, 15, 4; Kullavagga III, 34, 2; Magghima Nikâya I, 15, shows that concealing one’s own faults is rather the meaning.

 

141:5 Pâlâso; not in Childers. But see Anguttara Nikâya II, 6, 12; Puggala Paññatti II, 2; Magghima Nikâya I, 15, &c. This and the last are usually mentioned together (see for instance below, VII, 2, 18), and the contrast is ‘concealing the faults one has, and laying claim to virtues one has not.’

 

141:6 Mâyâ. It is noteworthy that this famous word, which plays so great a part in the later philosophies, and which is often supposed p. 142 to express a fundamental conception of the Buddhists, has not yet been traced, and will probably never be found, in the Pitakas, in any other than this subordinate and purely ethical sense. So when Mr. Gough in his ‘Philosophy of the Upanishads’ says, p. 186, that ‘pessimism, metempsychosis, and mâyâ (the primitive world fiction) are retained in Buddhism’ he is as wrong about mâyâ as he is about metempsychosis. He is evidently still under the delusion that Buddhism teaches the transmigration of souls, and that it has inherited from such schoolmen as Sankarâkârya the theory of the mâyâ. This is as funny as the astounding blindness which makes him say (pp. 267, 268) ‘there is no quest of verity of an active law of righteousness (in Buddhism), but only a yearning after a lapse into the void'(!). The converse proposition would be nearer to the actual fact, and the Buddhist Aviggâ is quite different from the Mâyâ of the later Vedântists. How absolutely different is the world in which the thoughts of a Buddhist would move is shown by Hînati-kumburê’s gloss: ‘The mâyâ of concealing faults one has’ (tamâge œti aguna samgawana mâyâ).

 

142:1 Thambho (not ‘stupor,’ as Childers has it). ‘That obstinacy of mind (dridhawû sit œti bawa) which will not bend to the exhortation of the great,’ says the Simhalese.

 

142:2 Sârambho; not merely ‘clamour, angry talk,’ as Childers has it. See the commentary on the word sârambhî at Gâtaka III, 259, with which Hînati-kumburê here agrees. ‘Contrariness’ would be perhaps a better rendering.

 

142:3 Thînamiddham; so Hînati-kumburê (but he takes them as two).

 

142:4 Tandî, as Hînati-kumburê reads (for Mr. Trenckner’s nandî).

 

142:5 Khudâ pipâsâ, which must be taken separately to make up the twenty-five. The Simhalese takes them as two.

 

142:6 Arati, which the Simhalese (taking thîna and middha separately) omits.

 

143:1 Pariyâdiyimsu; literally ‘were suffused as to the body of’ (Hînati-kumburê has sarîrayehi vyâpta wû). The passive forms of this verb are always difficult to translate. See above, p. 254, and below, pp. 296, 297 (of the Pâli), and Kullavagga VI, 2, 6; VII, 2, 1.

 

143:2 This passage follows in the Mahâ Sakkaka Sutta immediately after the passage quoted above (Magghima Nikâya I, 246), and the p. 143 incident is also related at Gâtaka I, 57. But in both these books there is reference only to the first–not to the second, third, and fourth Ghânas. As this is therefore only another instance of the difference between the Pitakas and the more advanced views of our author, I have not translated the remaining Ghânas. As will be seen from the version of them in my ‘Buddhist Suttas from the Pâli’ (S. B. E., vol. xi, p. 272), the idea that a mere baby could have practised these higher meditations would only become possible after the Buddha theory had been much more developed than it is in the Pitakas.

 

144:1 Kusalam. So it has been already laid down at III, 7, 7 (pp. 83, 84 of the Pâli), that merit (puññam) is more than demerit.

 

145:1 This is a repetition of the list given above (I, 276-278), where the technical terms are explained. Compare Mr. William Andrews’s book, ‘Punishments in the Olden Time.’

 

145:2 Saparivâram dânam. Pirikara-sahita-wû mahâ dan dî, says the Simhalese, p. 430.

 

145:3 The words in brackets are supplied from Hînati-kumburê.

 

146:1 The king himself has already mentioned them, in reverse order, above, I, 172.

 

146:2 The legends will be found in full in the Gâtaka stories numbered respectively, in Professor Fausböll’s edition, 258, 533, 494, and 243.

 

146:3 Patikkhâdaniyam. See the note on Mahâvagga VI, 23) where this curious story is given in full.

 

146:4 See Gâtaka III, 495, 496 for this story. Âbhidosikam is not in Childers, but see the Sutta Vibhanga, Pârâgika I, 5, 6.

 

147:1 ‘Received from the king the great honour (sammâna) called sabbatthaka,’ says Hînati-kumburê, p. 431. But we find a particular office so called at Gâtaka II, 57. (It is true the reading there is sabbatthaka, but Mr. Trenckner’s reading is doubtless preferable.)

 

147:2 All these cases have already been referred to above, I, 172.

 

147:3 ‘Nandagutta of the Brahman caste,’ says the Simhalese, p. 431.

 

147:4 Descended from the Sâkya race,’ adds Hînati-kumburê.

 

148:1 The Pâli being otherwise unintelligible, the above version has been expanded in accordance with the Simhalese interpretation. Kavandha as a living headless trunk occurs already in the Sutta Vibhanga, Pârâgika IV, 9, 3.

 

148:2 Aparante. This may mean merely the western country (as at Gâtaka I, 98), or may be a specific place name as Aparântika is in the ‘Indian Antiquary,’ VII, 263.

 

148:3 So the Simhalese, which seems to follow a slightly different reading.

 

149:1 Upakakkhake. The word is not in the: Pâli dictionaries, but I follow Hînati-kumburê, p. 432, who renders it Kisilla, and the context at the parallel passage, Gâtaka I, 63 (see also Gâtaka I, 158, and the Sutta Vibhanga II, 260).

 

150:1 Bhettabbo, ‘have their arms or legs broken.’

 

150:2 In this sentence the translation follows Hînati-kumburê, who has apparently had a different, and fuller, reading before him.

 

151:1 Petâ; which are not ghosts, disembodied ‘souls,’ but new beings whose link of connection with the departed is, ‘not soul,’ but Karma.

 

151:2 Vissotam, from sru. The Simhalese, p. 434, has âsthâna gata wanneya (for asthâna).

 

153:1 Vâmagâhino vikakkhukâ. Neither of these words are in the dictionaries. Hînati-kumburê, p. 436, says, ‘who spoil what they take hold of, and whose eyes have lost their cunning.’

 

153:2 Otâra, which the Simhalese renders awakâsaya; and in that sense the word is used at Magghima Nikâya I, 334.

 

154:1 Pariyâdiyati. See the note above at IV, 8, 23.

 

154:2 A similar metaphor is used below, IV, 8, 55 (p. 311 of the Pâli).

 

154:3 This long list is made up of the two given above at pp. 35, p. 155 259 of the Pâli (Paragraphs II, 1, 10 and IV, 6, 55 of the translation).

 

155:1 The Buddhist Sabbath. See ‘Buddhism,’ pp. 140, 141.

 

155:2 Âvaggeya, which the Simhalese, p. 437, merely repeats, is ambiguous (literally cause to bend towards’). Compare Gâtaka I, 74, 89, 108, 171 11, 243. In most places the meaning ‘bend back or towards’ comes to have the secondary sense of ‘reflect.’ But throughout this discussion there is an underlying reference to a very beautiful Buddhist conception that a man can transfer to others the merit of any good deed he has done. Thus at the end of a palm-leaf manuscript the copyist often adds the pious wish: ‘May the merit of my having made this copy redound to the advantage of all men,’ or words to that effect. And the preceding metaphor would seem to show that this must be the secondary sense here attached to I causing to bend towards;’–the more he p. 156 spends (as it were) his virtue, the more remains, just as however much the water flows away from the spring, still quite as much remains, and he can still share with others that which is left. The doctrine of imputed righteousness is not confined to Buddhists, but the Buddhist theory is really quite different from the corresponding Western ideas, even from the Catholic doctrine of the transference of the righteousness of saints.

 

156:1 So already above, III, 7, 7 (I, 128).

 

156:2 Patilîyati patikutati pativattati na sampasârîyati. None of these words are in the dictionaries.

 

156:3 Na parivaddhate; literally ‘is not dilated.’

 

157:1 Nimittam, aramunuwa in the Simhalese, p. 438.

 

157:2 Vâtiko, which Childers renders wrongly rheumatic. Wâta prakriti wâ, says the Simhalese, p. 438.

 

157:3 The Simhalese gives the different kinds of dreams seen by each of these six–the first dreams of journeys through space, the second of fire and conflagrations, the third of water, the fourth p. 158 of good or bad things according as the god is kindly or malignant, the fifth of what he has himself seen or heard, and the last of his future gain or loss.

 

159:1 Okkante middhe; ‘like a monkey’s sleep,’ says Hînati-kumburê.

 

159:2 On bhavanga compare Abhidhammattha Sangaha III, 8.

 

159:3 ‘Like a bird that has re-entered its nest’ is Hînati-kumburê’s gloss.

 

159:4 Appativigânantassa, ‘does not know the distinctions between bliss and woe (sukha dukkha vibhâga),’ says the Simhalese, p. 440.

 

160:1 Nirodha, which the Simhalese repeats. Probably the fourth Ghâna is here referred to.

 

161:1 Onâho pariyoniho, ‘obstruction, covering.’ See the Tevigga Sutta, § 58.

 

161:2 Vokinnakamsaggati. ‘Destroys sleep by scattered thoughts,’ says the Simhalese, p. 441.

 

162:1 It is not known whether the whole of this theory of dreams is taken from the Pitakas, or whether it is an expansion of views there suggested. But the germs of the theory are certainly in the Pitakas. Thus the Buddha is made at Magghima Nikâya I, 249, 250 to say of himself that in his midday sleep be was neither stupefied nor the contrary (neither sammûlho nor asammûlho), which comes very near to the ‘monkey’s sleep’ referred to throughout this dilemma.

 

162:2 Vilînani, wilikun wû says Hînati-kumburê (p. 442).

 

163:1 This simile has already been used above, IV, 3, 7 (I, 235).

 

163:2 Gati-patibâlhâ, gamana bâhulyatâwen says the Simhalese.

 

163:3 Upahat-abbhantaro, ‘whose interior is burnt by the fierceness of the stomach fire’ (gatharâgni-gahani), says Hînati-kumburê, p. 443.

 

164:1 Hînati-kumburê had apparently a different reading (perhaps ekamse na vadâmi). For he translates, p. 444, ‘In this death I do not say that there is one cause.’

 

164:2 As was noticed above on p. 112 (of the Pâli), some of these medical terms are very uncertain, and the Simhalese gives no help.

 

164:3 Not traced in the Pitakas.

 

165:1 Sâmâyiko, ‘timely,’ but Childers says ‘temporary,’ and we have had the word above (p. 22 of the Pâli) in the sense of’ religious.’ The Simhalese, p. 445, repeats the word.

 

165:2 Yama-visaya, ‘abode of the god of death.’

 

166:1 Sarnâhato. Compare above, pp. 181, 254 of the Pâli, and Magghima Nikâya I, 337.

 

171:1 Uparato, for which Hînati-kumburê, p. 449, has upahata wîyœyi.

 

171:2 Otaka-vitaka-âkinna. Ghanayawû patalawû âkîrnnawû says the Simhalese.

 

173:1 Mañgarita-patte, which the Simhalese renders karal patra œttâwû.

 

173:2 Karaka-vassam is pâsâna-warsha in the Simhalese. If karaka originally meant ‘hard shell,’ it could have reached its ordinary meaning of ‘water-pot,’ from the fact that an empty half of a cocoa-nut shell is the most common form of cup.

 

174:1 Vibhûtam katam is rendered prasiddha karana laddeya in the Simhalese, p. 451.

 

174:2 Parinibbutânam. The words in brackets are Hînati-kumburê’s gloss, ‘Of all who have been entirely set free’ is an alternative, and perhaps a better, rendering.

 

175:1 Mr. Trenckner prints evam-nâma as qualifying Ketiya. The Simhalese, p. 451, takes it as I have rendered.

 

176:1 These words are very ambiguous, and unfortunately the Simhalese (p. 452), though much expanded, is equally so. The kind of wonder referred to throughout the dilemma is also doubtful. The only one of the kind mentioned, so far as I know, in the Pitakas is that referred to in the ‘Book of the Great Decease,’ V, 26, where the placing of garlands on a Ketiya produces calm in the heart. But it is difficult to believe that our author had merely a spiritual experience of this kind in his thoughts. The whole discussion points rather to the late date at which he wrote.

 

177:1 Theyya-samvâsaka. See Mahâvagga I, 69, 4.

 

177:2 Titthiya-pakkantaka, ‘gone over to the Titthiyas.’

 

177:3 Garukâpatti, which Hînati-kumburê takes to be equivalent to the Samghâdisesa offences. This is doubtless correct, and the use of the phrase in that sense is a sign of our author’s later date.

 

177:4 Viruddhâ, ‘placed in a class’ (woedœrum wû), says the Simhalese, p. 453. It is literally ‘opposed,’ and the idiom is curious.

 

178:1 The words in brackets are added from the Simhalese.

 

178:2 Similar metaphors have already been used in the 71st Dilemma (p. 283 of the Pâli) and in the 74th Dilemma (p. 295 of the Pâli).

 

179:1 In the text the whole comparison is repeated.

 

179:2 For a similar metaphor see above, IV, 8, 31 (p. 296 of the Pâli).

 

180:1 It is unknown what this kimi (insect, vermin, small creature) is, and it is not mentioned elsewhere. Susruta mentions a sârikâmukha insect, and as in one rare word at least, which the Pâli translator did not sufficiently understand to restore to the ordinary Pâli form (kalasi for karisi, see above, I, xxiii), we find la stood in our author’s dialect for ri, there may be some connection between the two. It would be particularly interesting to be able to determine the species and habitat of this creature, as it might throw some light on the district in which our author flourished.

 

180:2 These measurements differ slightly from those given above, IV, 8, 14 (p. 282 of the Pâli), for a fine elephant.

 

180:3 Compare the tale of the frog who wanted to swallow the bull in Æsop’s fables (not yet traced in the Gâtakas). Is the Sâlaka a kind of frog, much smaller than ours?

 

180:4 So Hînati-kumburê, p. 455.

 

181:1 The following pages will seem only so much verbiage, and will convey no idea to a European reader, unless he realises that the Nirvâna discussed is of course not a salvation to be enjoyed by a ‘soul’ after death, and in some other world; but a state of mind to be realised and enjoyed by a man here, on this earth, in this life, and in this life only.

 

Though I had pointed this out already in 1876 the animistic interpretation of Nirvâna is still the prevalent one, and still continues to lead to endless confusion. Why is it then, the reader may ask, that our author does not contradict the Christian interpretation of the Buddhist summum bonum in so many words? Simply because it never occurred to him as possible. It was probably even as inconceivable to him as the Buddhist interpretation of it seems to be to most Western writers.

 

181:2 This dilemma and the next have been translated into French in the ‘Revue de l’histoire des Religions’ for 1885 (vol. xi, pp. 336 and following). The author’s name being given as Mr. Lewis da Sylva, of Colombo, the article as it stands is presumably a translation into French, made in Paris, of Mr. da Sylva’s version in English from the Simhalese, which may account for the fact that there is scarcely a sentence which is not misleading.

 

183:1 In the Mâgandiya Sutta, No. 75 in the Magghima Nikâya, where the speech will be found at I, 502.

 

183:2 Bhûtahakke. See Mr. Trenckner’s valuable note. Hînati-kumburê, p. 456, quotes the Pâli, reading Bhûtahu, and rendering it ‘anabhiwriddhi-karanayek.

 

186:1 So the Pâli (vayam). But the Simhalese has wâsaya, ‘dwelling-place,’ throughout §§ 56 and 57.

 

186:2 Atthi-dhammassa nibbânassa. The Simhalese, p. 459, translates ‘the form, &c., of the quality (dharma) of Nirvâna’–as if the Pâli were nibbâna-dhammassa. But see next page, note 2.

 

187:1 Lokakkhâyikâ, ‘those who have in former days enquired into and described the world,’ says the Simhalese.

 

187:2 Atthidhammassa again, which Hînati-kumburê now renders œti swabhawawû. ‘Pourquoi réponds-tu ainsi au sujet de l’état naturel du grand océan,’ says the French. (Compare above, p. 270 of the Pâli.)

 

187:3 Arûpakâyikâ. It is very odd that Hînati-kumburê takes the word here, and in the answer, as a feminine singular, and still p. 188 more so that the French translation takes it throughout as a masculine singular. But the Simhalese throughout the sequel treats it properly as a plural nominative; and there can be little doubt that the inhabitants, or some of the inhabitants, of the ‘Formless Realm,’ the Arâpâvakara or Arûpa-brahma-loka, are referred to. But this name is different from those given to any of these gods in Childers, and I cannot trace it in the Pitakas as applied to any of them.

 

188:1 I follow the Pâli, which still has vayam. The Simhalese has here and below winâsaya.

 

188:2 Atthisattanam yeva, which the Simhalese, p. 460, represents merely by œttâwû.

 

189:1 Aññehi anupavittham; ‘not previously explained by others,’ says Hînati-kumburê. Neither rendering is altogether satisfactory. Perhaps ‘of which you have been convinced by others,’ in agreement with the use of the word above, p. 270 of the Pâli.

 

189:2 In the French of Mr. da Sylva this sentence runs (p. 342): ‘Mais vénérable, n’y a-t-il pas une vertu du Nirvâna dont on puisse percevoir quelque ressemblance.’

 

189:3 That is, no drop of water adheres to the lotus, though it is surrounded by water and water may fall on it. For instances of the frequent similes drawn from this fact see below, V, 14; and Dhammapada 401; Sutta Nipâta II, 14, 17; III, 9, 3 2; IV, 6, 9. The French translation is: ‘de même que le lotus élève fièrement sa tête au-dessus de l’eau’ (!).

 

190:1 On these fundamental conceptions see my notes in ‘Buddhist Suttas,’ pp. 148, 149, where it is shown that the’ three cravings’ which end in Nirvâna are pretty much the same as the lust of the flesh, theism, and materialism.

 

190:2 Amata, the translation of which word by ‘immortality’ has given rise to so much confusion. So the French here says ‘la médecine a le pouvoir de combattre la mort,’ which is nearly as bad. See the Appendix.

 

191:1 See on this belief above, IV, 3, 39 (I, 269).

 

191:2 The word used here for free, empty (suñña), has again given rise to the most odd misconceptions. As Nirvâna is hence called Sunyatâ, ’emptiness,’ Christian writers (taking Nirvâna as a name for some kind of future life) have very naturally thought, in trying to fasten some meaning upon emptiness in a future life, that it must mean ‘annihilation of a soul,’ and have labelled Buddhism as Nihilism! The real meaning is really very simple, and entirely ethical (not metaphysical or animistic):

 

‘Men may rise on stepping stones

Of their dead selves to higher things.’

 

See below, IV, 8, 78, for a metaphor founded on a similar idea.

 

191:3 Samkusumito, only found here. Compare ‘garlands, vitvam,’ 175, 176.

 

193:1 Anissitam, so below, p. 351 of the Pâli, the dhutangam is said to be anissitam. The translation is difficult. In our passage here Hînati-kumburê (p. 464) renders it, as applied both to space and to Nirvâna, by ‘having no âsrawa.’ Below, as applied to the vows (dhutangas), he renders it (p. 512) by ‘unconnected with craving’ (trishnânisrita). ‘Self-dependent’ or ‘untarnished (by reliance on external things’) would suit the context in all three passages.

 

194:1 This is butter made of buffaloes’ milk, and is highly esteemed in India.

 

195:1 Not yet traced in the Pitakas.

 

195:2 ‘By the action of Karma as a pre-existing cause’ is to be understood.

 

196:1 Bhind’ etam anto-dosa-sallam; break and take away the dart of the guilt (dosa) of that doubt which has arisen in my inmost being (satana),’ says Hînati-kumburê. It is literally ‘break this dart of guilt within.’ The meaning is clear enough (except as to whether the guilt is the speaker’s or ‘this people’s’). To break a dart in a wound would be no kindness, and that cannot have been the author’s idea. To bring out the meaning one must amplify a little, and I should have followed the Simhalese had it not seemed preferable to leave the personality of the guilty one as ambiguous in the translation as in the text.

 

196:2 Hînati-kumburê, p. 467, does actually put these words into Nâgasena’s mouth.

 

196:3 Sîtalato, literally ‘by cold.’ See the note above on III, 6, 6 (I, 119).

 

197:1 Râga, dosa, moha.

 

197:2 Compare above, IV, 8, 69, and the note there.

 

197:3 The words in brackets are added from the Simhalese, p. 467.

 

198:1 So also at Gâtaka IV, 222 (verse 48).

 

198:2 Samkhârânam parattam sammasati. Compare Dhammapada, verse 374.

 

198:3 Gayhûpagam; so the Simhalese.

 

199:1 Divasa-santatta. So Hînati-kumburê, and compare Magghima Nikâya I, 4 5 3, and Gâtaka IV, 118 (where the reading is diva-santatta). See also above, p. 46 of the Pâli.

 

199:2 For dâho okkamati, Hînati-kumburê may have had a different reading. He renders dahadiya selawenneya, ‘sweat shapes’ (sic for forms’).

 

199:3 Bhavesu; literally ‘of becomings’ (‘in any of the three worlds,’ adds the Simhalese).

 

200:1 Pavatte. I have included Hînati-kumburê’s explanation of this word, for which there is no equivalent in English.

 

200:2 Samkhâra, samkhâra-dharmayangê says the Simhalese.

 

200:3 Upadhi; the Simhalese (p. 470) has simply klesayan.

 

200:4 Pahamsîyati kuhûyati, both words only found here.

 

201:1 Appavattam okkamati, Aprawrittiya yayi kiyana lada Arhat-phalayata pœminenneya, says Hînati-kumburê.

 

201:2 This paragraph is an excellent example of the difficulty of doing anything like justice in translations to the most instructive and valuable passages in our Buddhist texts. It is in the Pâli full of eloquence, and even in the Simhalese, though there too much expanded, it is powerful and striking. To a Buddhist it must have been inspiring and touching to the last degree, carefully led up to, as it is, with masterly skill, by our author. But it is so full of terms untranslateable into English, and with difficulty even comprehensible to minds saturated with Western ideas, that every translation must be inadequate, and any attempt to reproduce the real beauty of its style must be a failure.

 

201:3 How almost impossible it is for a reader with pre-conceived delusions to grasp the plain sense of such passages may be seen from the strange note which the French translator has added at the end of this clear and eloquent description. He says, ‘La conclusion de ce Jâtaka (sic!) paraît être que le dévot bouddhiste peut p. 202 atteindre Nirvâna dans cette vie même. Il est fâcheux que l’auteur ne se soit pas expliqué plus catégoriquement sur cette question intéressante’ (!).

 

202:1 Sannihitam perhaps ‘is situate.’ Hînati-kumburê has pihitiye, ‘can be got.’

 

202:2 Ikkhitabbo. See above, p. 269 of the Pâli.

 

203:1 This is stated in regard to each of the seven in the standard passage on these seven treasures, translated in my ‘Buddhist Suttas,’ pp. 251-259.

 

203:2 Sakâ. Hînati-kumburê has sadly blundered over this, to him, strange word. He actually translates it ‘one’s own.’

 

204:1 Vilâta, the Simhalese has Milâta.

 

204:2 That is Alexandria on the Indus. See the Introduction to the first part, p. xxiii.

 

204:3 All these names are discussed, ibid. pp. xliii, xliv.

 

204:4 Naga-muddham. Hînati-kumburê understands this as the top of Mount Meru, Sakka’s heaven.

 

204:5 Brahma-loke.

 

205:1 In the Simhalese, pp. 472, 473, this last paragraph is much expanded.

 

205:2 The Simhalese has Sakala-gana-mano-nandanîyawû me Srî-saddharmâdâsayehi ataweni wargaya nimiyeya.

 

****    ****    ****

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_08.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3606.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx