Bài số 15 – Pháp – The Dharma – Song ngữ

English: Jing Yin Ken Hudson.

Việt ngữ: Hoàng Phước Đại – Pháp danh: Đồng An.

Compile: Lotus group.

 

Bài số 15 – Pháp – The Dharma

 

Dharma means the teaching of the Buddha.

What is the basis of the Buddha’s teaching?

It is the Four Noble Truths.

They are:

  1. The Truth of Suffering (Dukkha) 
    2. The Truth of the Cause of Suffering
    3. The Truth of the End of Suffering
    4. The Truth of the Path leading to the End of Suffering

Pháp có nghĩa là lời dạy của Đức Phật.

Vậy nền tảng lời dạy của Đức Phật là gì?

Đó là Tứ Diệu Đế (bốn chân lý).

Chúng bao gồm:

  1. Chân lý  khổ đau
  2. Chân lý  nguyên nhân sự khổ đau
  3. Chân lý chấm dứt khổ đau
  4. Chân lý con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau

 

When we get sick, we go to a doctor. A good doctor first finds out what illness we have. Next, he finds out what has caused it. Then he decides what the cure is. Finally, he prescribes the medicine that will make us well again. In the same way, the Buddha showed that there is suffering in the world. He explained the cause of this suffering. He taught that this suffering could be ended. Finally, he showed the way leading to the end of suffering.

This is the Four Noble Truths.

Khi chúng ta ốm, chúng ta đi bác sỹ. Một bác sỹ giỏi đầu tiên tìm hiểu chúng ta đã bị bệnh gì. Tiếp đến bác sỹ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Rồi quyết định phải chữa trị như thế nào. Cuối cùng, bác sỹ kê toa thuốc để làm cho chúng ta khỏe lại. Với cách thức như vậy Đức Phật chỉ ra rằng có sự khổ đau trên thế gian. Ngài giải thích nguyên nhân gây ra khổ đau. Ngài dạy rằng những khổ đau này có thể chấm dứt. Cuối cùng, ngài chỉ ra con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.

Đây là Tứ Diệu Đế (bốn chân lý cao quý).

Hãy nhìn vào Bảng 1 để nhìn thấy sự liên hệ giữa bác sỹ giỏi và Đức Phật.

 

Table 1 to see the connection between a good doctor and the Buddha. 
Bảng 1 để nhìn thấy sự liên hệ giữa bác sỹ giỏi và Đức Phật.

 

A Good Doctor tells us:

What is wrong with us? 
What is the cause of our illness?
That there is a cure.
What we have to do to get well.

Bác sỹ giỏi nói với chúng ta:

Cái bất ổn trong cơ thể chúng ta là gì? 
Nguyên nhân làm chúng ta bị bệnh?
Cách chữa khỏi bệnh.
Chúng ta làm thế nào để được khỏe hơn.

 

The Buddha tells us the truth about:

Đức Phật dạy chúng ta chân lý về:

The presence of suffering. 
The cause of suffering.
The end of suffering.
The way to end suffering.

Sự có mặt của đau khổ
Nguyên nhân của khổ đau
Chấm dứt khổ đau
Cách thức để chấm dứt khổ đau

 

1.The First Noble Truth: Suffering (Dukkha)

Chân lý cao quý thứ nhất: Khổ đau

 

The Buddha’s discovery of the solution to the problem of suffering began with the recognition that life is suffering. 
This is the first of the Four Noble Truths. If people examine their own experiences or look at the world around them, they will see that life is full of suffering or unhappiness.  Suffering may be physical or mental.

 

Đức Phật tìm ra cách giải quyết nổi khổ đau, bắt đầu bằng nhận diện khổ đau có mặt trong cuộc sống. Đây là cái chân lý cao quý thứ Nhất trong Bốn chân lý. Nếu mọi người ý thức những gì họ trải qua và quan sát kỹ những gì diễn ra xung quanh, họ sẽ thấy rằng cuộc sống là hoàn toàn khổ đau và không hạnh phúc. Khổ đau có thể là tinh thần hoặc thể xác.

 

a. Physical suffering – Khổ đau thể xác

Physical suffering takes many forms. People must have observed at one time or another, how their aged relatives suffer. Most of them suffer aches and pains in their joints and many find it hard to move about by themselves. With advancing age, the elderly find life difficult because they cannot see, hear or eat properly. The pain of disease, which strikes young and old alike, can be unbearable. The pain of death brings much suffering. Even the moment of birth gives pain, both to the mother and the child who is born.

 

Khổ đau thể xác thể hiện ở nhiều hình thức. Nếu chúng ta quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy mới liên hệ giữa tuổi tác và khổ đau. Phần lớn khổ đau về bệnh tật nằm trong cơ thể họ và khó để dứt bỏ hết khổ đau này. Khi tuổi tác càng cao, người già nhận thấy cuộc sống càng khó khăn hơn bởi vì họ không thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc ăn uống tốt như trước được. Đau đớn vì bệnh tật hủy hoại cả người trẻ lẫn người già, làm họ không chịu đựng được. Cái chết mang nhiều đau khổ. Thậm chí trong thời khắc sinh nở cả người mẹ và đứa bé được sinh ra đều phải chịu đau đớn.

 

The truth is that the suffering of birth, old age, sick-ness and death are unavoidable. Some fortunate people may now be enjoying happy and carefree lives, but it is only a matter of time before they too will experience suffering. What is worse, nobody else can share this suffering with the one that suffers. For example, a man may be very concerned that his mother is growing old. Yet he cannot take her place and suffer the pains of aging on her behalf. Also, if a boy falls very ill, his mother cannot experience the discomfort of his illness for him. Finally, neither mother nor son can help each other when the moment of death comes.

Chân lý về khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử là không thể tránh khỏi. Một vài người giàu có bây giờ có thể vui sướng, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận trong cuộc sống, nhưng thời gian, không có gì chắc chắn họ không trải qua khổ đau. Điều tệ hại, không ai có thể chia sẽ nổi đau với người khác. Chẳng hạn, một người đàn ông có thể lo lắng người mẹ của mình đang ngày càng già yếu. Thật ra, anh ấy không thể chịu nổi đau của tuổi tác thay mẹ minh. Cũng vậy nếu một bé trai bị ốm, người mẹ không thể trải qua những cảm giác khó chịu vì bệnh tật thay cho đứa con của mình. Cuối cùng, cả nguời mẹ và người con trai không thể giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cái chết cận kề.

 

b. Mental suffering – Khổ đau về tinh thần.

 

 One of the classic signs of serious mental illness is “inappropriate affect.”

Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tâm thần nghiêm trọng là “ảnh hưởng không thích hợp.”

 

Besides physical suffering, there are also various forms of mental suffering. People feel sad, lonely or depressed when they lose someone they love through separation or death.  They become irritated or uncomfortable when they are forced to be in the company of those whom they dislike or those who are unpleasant. People also suffer when they are unable to satisfy their needs and wants. Teenagers, for example, feel frustrated and angry if their parents refuse to let them go to a late-night party or spend large sums of money on expensive fashionable clothing or toys. Adults, on the other hand, may be unhappy if they are unable to gain wealth, power or fame.

Bên cạnh nỗi khổ về mặt thể chất, cũng có những nổi khổ về tinh thần. Con người cảm thấy cô đơn, buồn và chán nản khi người họ thương yêu xa cách hoặc bị chết. Họ trở nên buồn bực, khó chịu khi đối mặt với những điều họ không thích hoặc những điều họ không hài lòng. Con người cũng khổ đau khi họ không thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Chẳng hạn những thiếu niên, cảm thấy nản chí và giận dữ khi cha mẹ của họ không cho phép họ đi chơi quá khuya hoặc tiêu món tiền quá lớn cho những áo quần thời trang đắt tiền. Ngay cả, người lớn cũng không hạnh phúc nếu họ không đạt được sự giàu có, quyền lực hoặc danh tiếng theo tham vọng của bản thân họ.

 

c. Other types of suffering – Các hình thức khổ đau khác

 

 “The 2005 Pakistan earthquake that registered 7.6 in the Richter scale”

 “Trận động đất Pakistan năm 2005, 7.6 độ Richter”

Natural disasters, such as earthquakes, floods or famine, can cause a lot of suffering to people. People also have to face hardship caused by war and social injustice.

Thảm họa thiên nhiên như là động đất, lũ lụt, hỏa hoạn có thể gây ra nhiều khổ đau cho con người. Con người có thể đối mặt với những khó khăn gây ra bởi chiến tranh và bất bình đẳng trong xã hội.

 

Problems can happen even in the classroom. When you try to study, and yet the room is too noisy or your friends try to disturb you, you may feel unhappy or angry.  Sometimes, problems may happen to you personally.  When you do not pass an exam, this would make you feel unhappy or disappointed. These problems are unwanted. People try their best to avoid them and to be free from them.

Những rắc rối có thể xảy ra trong lớp học. Khi bạn đang cố gắng học bài, nhưng lớp quá ồn ào hoặc bạn bè đang cố quấy rầy bạn, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng và giận dữ. Đôi khi, rắc rối có thể do chính bản thân bạn gây ra. Khi bạn không qua được kì thi, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau buồn và thất vọng. Để tránh những vấn đề không mong muốn. Con người cố gắng làm việc tốt, để tránh xa những điều họ không muốn.

 

2. The Second Noble Truth: The cause of suffering

Chân lý cao quý thứ Hai: Nguyên nhân của khổ đau

 

 The cause of suffering is desire based on greed and selfishness.

  Nguyên nhân của khổ đau là lòng tham và sự ích kỷ.

 

The Buddha saw that the cause of suffering is selfish desire and greed. People want all kinds of things and want to keep them forever. However, greed is endless, like a bottomless pit that can never be filled. The more you want, the more unhappy life is. Thus, our limitless wants and desires are the cause of our suffering. Many children who have had a taste for chocolate will keep asking for more. When they do not get it, they will feel upset or even angry. Although they know that eating too much chocolate may cause them to have a bad stomach or toothache, they still want more. The things we want most can cause us the most suffering.

Đức Phật đã nhận ra nguyên nhân của khổ đau là tham lam và ích kỷ. Con người muốn tất cả mọi thứ và muốn giữ nó bên mình mãi mãi. Tuy nhiên, lòng tham là không có giới hạn, nó giống như cái thùng không có đáy, không thể làm đầy được. Nếu bạn càng ham muốn nhiều, thì bạn càng gặp nhiều khổ đau trong cuộc sống. Bởi vậy, ước muốn những nhu cầu  không có giới hạn của chúng ta là nguyên nhân gây ra khổ đau.

Nhiều trẻ em khi dùng sô cô la đã khăng khăng xin thêm. Khi chúng không xin được, chúng cảm thấy buồn chán và thậm chí giận dữ. Cho dù chúng biết rằng ăn quá nhiều sẽ làm đau bụng hoặc đau răng, nhưng chúng vẫn đòi ăn thêm. 
Những  điều chúng ta mong muốn phần lớn đều có thể gây ra khổ đau cho chúng ta.

 

3. The Third Noble Truth: The end of suffering

Chân lý cao quý thứ 3: Kết thúc sự khổ đau.

 

To end suffering, selfish desire must be removed. Just as a fire dies when no fuel is added, so unhappiness will end when the fuel of selfish desire is removed. When selfish desire is completely removed, there will be no more suffering. Our mind will be in a state of perfect peace. We shall be happy always. Buddhists call the state in which all suffering is ended Nirvana. It is an everlasting state of great joy and peace. It is the greatest happiness in life.

Để chấm dứt khổ đau, các ham muốn ích kỷ phải được loại bỏ. Nó như ngọn lửa được dập tắt khi mà chúng ta không cho thêm nhiên liệu vào. Những điều không hạnh phúc sẽ chấm dứt khi năng lượng dành cho sự ham muốn ích kỷ đã được loại bỏ. Khi ham muốn ích kỷ đã hoàn toàn bị loại bỏ thì không còn đau khổ nào nữa. Ý thức của chúng ta sẽ ở trạng thái hoàn toàn thanh thản. Chúng ta sẽ luôn luôn hạnh phúc. Đức Phật gọi trạng thái này là cuối cùng của Niết Bàn. Đây là trạng thái sung sướng và thanh thản. Nó là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời.

 

4. The Fourth Noble Truth: Path leading to the end of suffering.

Chân lý cao quý thứ tư: Con đường chấm dứt khổ đau

 

The way to end suffering is to follow the ‘Noble Eightfold Path’.

Con đường chấm dứt khổ đau là làm theo Tám điều cao quý (Bát chánh đạo).

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.pagodethienminh.fr/?page_id=2350
  2. http://slideplayer.com/slide/6948923/
  3. https://tmq2.wordpress.com/2014/07/21/whats-so-funny-obama/
  4. http://www.pagodethienminh.fr/?page_id=2350