100. Ngã bệnh là một cái tội? – What’s wrong with being sick? – Song ngữ

Opening The Door Of Your Heart, And Other Buddhist Tales Of Happiness

Mở Rộng Cửa Tâm Mình

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

 

Chương 11: Suffering and letting go – Khổ đau và buông xả

 

  1. What’s wrong with being sick? – Ngã bệnh là một cái tội?

 

In my public talks, I often ask the audience to raise their

hand if they have ever been sick. Nearly everyone puts

up their hand. (Those who don’t are either asleep or

probably lost in a sexual fantasy!) This proves, I argue, that it

is quite normal to be sick. In fact, it would be very unusual if

you didn’t fall sick from time to time. So why, I ask, do you

say when you visit the doctor, ‘There is something wrong with

me, doctor’? It would be wrong only if you weren’t sick

sometimes. Thus, a rational person should say instead, ‘There

is something right with me, doctor. I’m sick again!’

Trong nhiều buổi nói chuyện tôi thường yêu cầu thính chúng giơ tay nếu họ đã từng bị bệnh. Hầu hết đưa tay lên (những người không giơ tay có thể đang ngủ gục hay đang mơ mộng chuyện gì đó). Đó cho thấy bệnh là chuyện bình thường. Hơn thế nữa, bạn sẽ bất bình thường nếu thỉnh thoảng bạn không bị bệnh. Như vậy tại sao khi gặp bác sĩ bạn lại khai sức khỏe tôi bình thường? Bạn không khi nào bị bệnh mới là chuyện bất thường, có phải không nào?

 

Whenever you perceive sickness as something wrong, you

add unnecessary stress, even guilt, on top of the unpleasant-

ness. In the nineteenth-century novel Erehwon, Samuel Butler

envisaged a society in which illness was considered a crime

and the sick were punished with a jail term. In one memora-

ble passage, the accused man, sniffling and sneezing in the

dock, was berated by the judge as a serial offender. This was

not the first time he had appeared before the magistrate with

a cold. Moreover, it was all his fault through eating junk food,

failing to exercise adequately, and following a stressful life-

style. He was sentenced to several years in jail.

Lúc nào bạn nghĩ rằng đau ốm là “cái bất thường” bạn đã vô tình gây thêm phiền não vô ích cho bạn. Trong tiểu thuyết Erewhon (Erewhon là tiểu thuyết giả tưởng châm biếm thời nữ hoàng Alexandrina Victoria (1819 – 1910) trị vì Anh quốc) xuất bản năm 1872, tác giả Samuel Butler tưởng tượng một xã hội trong ấy bệnh tật được xem như cái tội đáng bị tù. Một bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa bất chợt ho và nhảy mũi (ông đang bị bệnh à!) bị ông chánh án kết tội là người tái phạm nhiều lần. Đó không phải là lần đầu tiên ông ra tòa. Hơn thế nữa, đó là hậu quả của việc ăn uống bừa bãi trong môi trường đầy căng thẳng. Ông bị kết án nhiều năm tù giam!

 

How many of us are led to feel guilty when we are sick?

A fellow monk had been sick with an unknown illness for

many years. He would spend day after day, week after week,

in bed all day, too weak even to walk beyond his room. The

monastery spared no expense or effort arranging every kind

of medical therapy, orthodox and alternative, in an attempt to

help him, but nothing seemed to work. He would think he

was feeling better, stagger outside for a little walk, and then

relapse for weeks. Many times they thought he would die.

Có ai trong chúng ta cảm thấy bị tội khi đau ốm?

Một vị sư bạn của tôi mang chứng bệnh không biết căn nguyên trong nhiều năm. Ông nằm gần như liệt giường tháng này qua tháng kia, không con sức đi đứng dầu chỉ đi ra khỏi cốc. Tự viện không tiếc tiền cũng như công sức để giúp sư điều trị bằng tây y cả đông y, nhưng không có hiệu quả. Nếu có, chỉ là hiệu quả tạm thời rồi đâu cũng vào đó. Ai cũng đinh ninh sư sẽ chết.

 

One day, the wise abbot of the monastery had an insight

into the problem. So he went to the sick monk’s room.

The bedridden monk stared up at the abbot with utter

hopelessness. ‘I’ve come here,’ said the abbot, ‘on behalf of all the monks

and nuns of this monastery, and also for all the laypeople who

support us. On behalf of all these people who love and care

for you, I have come to give you permission to die. You don’t

have to get better.’

Lần nọ vị sư trụ trì quán chiếu vấn đề và tìm được một phương pháp. Ngài đến cốc thăm sư bệnh nhân và nói:

“Tôi đến đây, thay mặt cho toàn thể các tăng ni trong tự viện cũng như tất cả Phật tử hộ trì từng quý mến Sư, cho phép sư được chết. Sư không cần bình phục nữa.”

 

At those words, the sick monk wept. He’d been trying so

hard to get better. His friends had gone to so much trouble

trying to help heal his sick body that he couldn’t bear to dis-

appoint them. He felt such a failure, so guilty, for not getting

better. On hearing the abbot’s words, he now felt free to be

sick, even to die. He didn’t need to struggle so hard to please

his friends anymore. The release he felt caused him to cry.

What do you think happened next? From that day on, he

began to recover.

Sau khi nghe lời sư cả, sư bệnh khóc. Lâu nay ông đã cố gắng hết sức mình để mong hồi phục. Hơn thế nữa ông không thể phản bội các sư bạn đã từng đổ công sức giúp ông lành bệnh. Ông cảm thấy mình thất bại và tội lỗi nếu không ngồi dậy nổi. Lời của sư cả cho biết giờ đây ông tự do bệnh và chết cũng được. Ông không cần phải cố gắng để làm vui lòng thầy bạn nữa. Sự giải thoát làm ông chảy nước mắt.

Bạn nghĩ vị sư bệnh này có chết không? Không. Từ hôm ấy, sư thấy bệnh mình thuyên giảm và sau rốt sư hết bệnh.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a888/chuong-11-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. https://whatwillmatter.com/2016/09/you-dont-have-to-be-sick-to-get-better/