96. Nghĩ về chuyện giặt y – Thinking about washing – Song ngữ

Opening The Door Of Your Heart, And Other Buddhist Tales Of Happiness

Mở Rộng Cửa Tâm Mình

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

 

Chương 11: Suffering and letting go – Khổ đau và buông xả

 

  1. Thinking about washing – Nghĩ về chuyện giặt y

 

People these days think too much. If they would only
quieten their thinking process a little, then their lives
would flow much easier.
Con người trong thời đại ngày nay có quá nhiều suy tư. Nếu họ bớt suy nghĩ một chút, chắc họ sẽ sống thoải mái hơn.

 

One night each week in our monastery in Thailand, the
monks would forgo their sleep to meditate all night in the
main hall. It was part of our forest monk’s tradition. It wasn’t
too austere since we could always take a nap the following
morning.
Trong tự viện chúng tôi ở Thái, mỗi tuần chúng tôi bỏ ngủ một đêm để thiền từ chạng vạng tới rạng đông tại chánh điện. Thật tình không có gì gọi là khắc khổ lắm vì chúng tôi có thể ngủ bù vào sáng hôm sau.

 

One morning after the all-night meditation session, when
we were about to go back to our huts to catch up on our sleep,
the abbot beckoned a junior Australian-born monk. To the
monk’s dismay, the abbot gave him a huge pile of robes to
wash, ordering him to do it immediately. It was our tradition
to look after the abbot by washing his robes and doing other
little services for him.
Lần nọ, sau đêm thiền lúc chúng tôi chuẩn bị về cốc nghỉ ngơi, sư cả bảo vị tỳ kheo người Úc đem một ôm y đi giặt ngay, khiến ai ai cũng đều ngạc nhiên. Tập tục của chúng tôi là phải luôn luôn chăm lo cho sư cả trụ trì, như giặt y hay rửa bình bát của sư.

 

This was an enormous pile of washing. Moreover, all
washing had to be done in the traditional way of the forest
monks. Water had to be hauled from a well, a big fire made
and the water boiled. A log from a jack fruit tree would be
pared into chips with the monastery’s machete. The chips
would be added to the boiling water to release their sap,
which would act as the ‘detergent’. Then each robe would be
placed singly in a long wooden trough, the brown boiling
water poured over, and the robe would be pounded by hand
until it was clean. The monk had then to dry the robes in the
sun, turning them from time to time to ensure that the natural
dye did not streak. To wash even one robe was a long and
burdensome process. To wash such a large number of robes
would take many hours. The young Brisbane-born monk was
tired from not sleeping all night. I felt sorry for him.
Đống y khá lớn và phải giặt tay. Theo truyền thống dạy, phải xách nước giếng, chẻ gỗ mít lấy dăm nấu với nước (làm xà bông), đặt y từng chiếc một trên cái máng, đổ nước sôi (màu nước nâu nâu vì mủ mít) lên y, và dùng tay vò y. Y sạch phải được phơi ngoài nắng và phải được trở đúng lúc để màu không phai y không bị lem luốc. Giặt một chiếc y theo cách truyền thống này đã là một việc rất công phu và đòi hỏi nhiều thời gian rồi, vậy mà sư gốc Brisbane (Thủ phủ của Queensland, một trong ba thành phố lớn nhất của Úc, nằm trên bờ biển Đông của châu Úc) kia phải giặt tới một đống y sau đêm thiền không ngủ. Thật đáng thương sư!

 

I went over to the washing shed to give him a hand. When
I got there, he was swearing and cursing more in Brisbane tra-
dition than Buddhist tradition. He was complaining how
unfair and cruel it was. ‘Couldn’t that abbot have waited until
tomorrow? Didn’t he realise that I haven’t slept all night? I
didn’t become a monk for this!’ That was not precisely what
he said, but this is all that is printable.
Tôi ra chòi giặt để phụ sư một tay. Tôi ngạc nhiên biết sư làm công phu theo truyền thống Brisbane hơn là truyền thống Phật giáo. Sư cằn nhằn sao sư cả không đợi qua hôm sau rồi hãy sai đi giặt? Sư cả có biết sư không ngủ suốt đêm qua không? Sư đi tu chớ đâu phải đi ở đợ! Đây không phải là nguyên văn sư nói nhưng ý sư là như vậy.

 

When this occurred, I had been a monk for several years. I
understood what he was experiencing and knew the way out
of his problem. I told him, ‘Thinking about it is much harder
than doing it.’
Qua những năm trải nghiệm cuộc đời là sư, tôi biết tâm trạng của sư đang giặt y này. Tôi bèn khuyên sư: “Nghĩ đến công việc mệt hơn là làm công việc ấy.”

 

He fell silent and stared at me. After a few moments of
silence, he quietly went back to work and I went off for a
sleep. Later that day, he came to see me to say thank you for
helping with the washing. It was so true, he discovered, that
thinking about it was the hardest part. When he stopped com-
plaining and just did the washing, there was no problem at
all.
The hardest part of anything in life is thinking about it.

Sư nhìn tôi, lặng thinh. Rồi sư trở lại giặt y và sau đó đi ngủ. Chiều, sư đến gặp tôi cám ơn tôi đã giúp sư giặt xong đống y một cách gọn hơ. Sư thú nhận rằng nghĩ là phần khó nhất. Lúc sư không còn nghĩ và cằn nhằn nữa, việc giặt y của sư trôi qua dễ dàng.

Phần khó nhất của bất cứ việc gì trong cuộc sống là suy nghĩ quá nhiều về công việc ấy.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a888/chuong-11-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. https://photocontest.smithsonianmag.com/photocontest/detail/buddhist-monk-washing-his-clotheswhile-visiting-a-buddhist-temple-in-a-smal/