71. Chương 71: Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh – MN 71. To Vacchagotta on the Threefold True Knowledge – Song ngữ

Majjhima Nikaya – Middle-length Discourses of the Buddha

Trung Bộ Kinh

Anh ngữ: Bhikkhu Ñāṇamoli      

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu

Compile: Lotus group

Part II – Majjhima Nikaya – Middle Length Discourses – Trung Bộ Kinh

Chương 71:  Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh – MN 71. To Vacchagotta on the Threefold True Knowledge – (Tevijjavacchagotta sutta)

 

  1. Thus have I heard:

On one occasion the Blessed One was living at Vesali in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof.

Tôi nghe như vầy: 

Một thời Thế Tôn ở Vesali (Tỳ-xá-ly) rừng Đại Lâm, tại Kutagarasala (Trùng Các Giảng đường). 

 

  1. Now on that occasion the wanderer Vacchagotta was staying in the Wanderers’ Park of the Single White-lotus Mango Tree.

Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta ở tại Ekapundarika, vườn du sĩ ngoại đạo. 

 

  1. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Vesali for alms. Then the Blessed One thought: “It is still too early to wander for alms in Vesali. Suppose I went to the wanderer Vacchagotta in the Wanderers’ Park of the Single White-lotus Mango Tree.”

Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vesali để khất thực. Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Nay còn quá sớm để đi vào Vesali khất thực. Ta hãy đi đến Ekapundarika vườn các du sĩ ngoại đạo, đi đến du sĩ ngoại đạo Vacchagotta”. 

 

  1. Then the Blessed One went to the wanderer Vacchagotta in the Wanderers’ Park of the Single White-lotus Mango Tree. The wanderer Vacchagotta saw the Blessed One coming in the distance and said to him: –“Let the Blessed One come, venerable sir! Welcome to the Blessed One! It is long since the Blessed One found an opportunity to come here. Let the Blessed One be seated; this seat is ready.”

The Blessed One sat down on the seat made ready, and the wanderer Vacchagotta [482] took a low seat, sat down at one side, and said to the Blessed One:

Rồi Thế Tôn đi đến Ekapundarika, vườn du sĩ ngoại đạo, đi đến du sĩ ngoại đạo Vacchagotta. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta thấy Thế Tôn từ đằng xa đi đến, khi thấy vậy, liền nói với Thế Tôn: 

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến; bạch Thế Tôn, thiện lai, Thế Tôn ! Bạch Thế Tôn, đã từ lâu, Thế Tôn mới có dịp này, tức là đến tại đây, bạch Thế Tôn, mời Thế Tôn ngồi. Đây là chỗ đã soạn sẵn. 

Thế Tôn ngồi trên ghế đã soạn sẵn. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta bạch Thế Tôn: 

 

  1. “Venerable sir, I have heard this: ‘The recluse Gotama claims to be omniscient and all-seeing, to have complete knowledge and vision thus: “Whether I am walking or standing or sleeping or awake, knowledge and vision are continuously and uninterruptedly present to me.” Venerable sir, do those who speak thus say what has been said by the Blessed One, and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from their assertion?”

–“Vaccha, those who say thus do not say what has been said by me, but misrepresent me with what is untrue and contrary to fact.”

— Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục”. Bạch Thế Tôn, những vị ấy nói về Thế Tôn có đúng với điều đã được nói, những vị ấy không vu khống Thế Tôn với điều không thực, nhưng đã giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách? 

— Này Vaccha, những ai nói như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Thì đấy là họ nói về Ta không đúng với điều đã được nói, họ đã vu khống Ta với điều không thực, hư ngụy. 

 

  1. “Venerable sir, how should I answer that I may say what has been said by the Blessed One and not misrepresent him with what is contrary to fact? How may I explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from my assertion?”

–“Vaccha, if you answer thus: ‘The recluse Gotama has the threefold true knowledge,’ you will be saying what has been said by me and will not misrepresent me with what is contrary to fact. You will explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from your assertion.

— Phải giải thích như thế nào, bạch Thế Tôn, chúng con mới nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, chúng con không vu khống Thế Tôn với điều không thực, chúng con mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp; và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách? 

— Ông phải giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh (tevijja)”, thì này Vaccha, Ông mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách. 

 

  1. “For in so far as I wish, I recollect my manifold past lives, that is, one birth, two births … (as Sutta 51, §24) … Thus with their aspects and particulars I recollect my manifold past lives.

Này Vaccha, khi nào Ta muốn, Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Ta sẽ nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết. 

 

  1. “And in so far as I wish, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I see beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and I understand how beings pass on according to their actions … (as Sutta 51, §25) …

Này Vaccha, nếu Ta muốn, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ta nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này”. Như vậy, Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. 

 

  1. “And by realising for myself with direct knowledge, I here and now enter upon and abide in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.

Này Vaccha, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta ngay trong hiện tại, tự mình với thượng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. 

 

  1. “If you answer thus: ‘The recluse Gotama has the threefold true knowledge,’ [483] you will be saying what has been said by me and will not misrepresent me with what is contrary to fact. You will explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from your assertion.”

Và với sự giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh,” này Vaccha, người ấy mới là người nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp, và mới không có một vị đồng hành pháp nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách. 

 

  1. When this was said, the wanderer Vacchagotta asked the Blessed One: –“Master Gotama, is there any householder who, without abandoning the fetter of householdership, on the dissolution of the body has made an end of suffering?”

–“Vaccha, there is no householder who, without abandoning the fetter of householdership, on the dissolution of the body has made an end of suffering.”

Khi được nói vậy, du sĩ Vacchagotta bạch Thế Tôn: 

— Tôn giả Gotama, có thể có vị tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau? 

— Này Vaccha, không có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau. 

 

  1. “Master Gotama, is there any householder who, without abandoning the fetter of householdership, on the dissolution of the body has gone to heaven?”

–“Vaccha, there are not only one hundred or two or three or four or five hundred, but far more householders who, without abandoning the fetter of householdership, on the dissolution of the body have gone to heaven.”

— Tôn giả Gotama, có thể có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể sanh Thiên? 

— Không phải chỉ một trăm, này Vaccha, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm, nhưng nhiều hơn như vậy là những người tại gia không đoạn trừ tại gia kiết sử mà khi thân hoại lại có thể sanh Thiên. 

 

  1. “Master Gotama, is there any Ajivaka who, on the dissolution of the body, has made an end of suffering?”

–“Vaccha, there is no Ajivaka who, on the dissolution of the body, has made an end of suffering.”

— Tôn giả Gotama, có hạng tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau? 

— Này Vaccha, không có một tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau. 

 

  1. “Master Gotama, is there any Ajivaka who, on the dissolution of the body, has gone to heaven?”

–“When I recollect the past ninety-one aeons, Vaccha, I do not recall any Ajivaka who, on the dissolution of the body, went to heaven, with one exception, and he held the doctrine of the moral efficacy of action, the doctrine of the moral efficacy of deeds.”

— Tôn giả Gotama, có hạng tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh Thiên? 

— Này Vaccha, dầu cho ta có nhớ đến 91 kiếp, Ta không biết một tà mạng ngoại đạo nào đã sanh Thiên, trừ một vị, và vị này thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp. 

 

  1. “That being so, Master Gotama, this fold of other sectarians is empty even of [a chance of] going to heaven.”

–“That being so, Vaccha, this fold of other sectarians is empty even of [a chance of] going to heaven.”

— Sự việc là như vậy, Tôn giả Gotama, thời ngoại đạo giới này (titthayatanan) là trống không cho đến vấn đề sanh Thiên. 

— Sự việc là như vậy, này Vaccha, thời ngoại đạo giới này là trống không cho đến vấn đề sanh Thiên. 

 

That is what the Blessed One said. The wanderer Vacchagotta was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thuvienhoasen.org/p15a891/71-kinh-day-vacchagotta-ve-tam-minh-tevijjavacchagotta-sutta
  2. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/
  3. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Middle_Length_Discourses(Majjhima_Nikaya), Nanamoli, Bodhi, 1995.pdf