67. Chương 6 – VII – Phẩm Nhện – Thí dụ về người Cung Thủ – The simile of the Archer – Song ngữ

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha)

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 6 – VII – Phẩm Nhện – Thí dụ về người Cung Thủ – The simile of the Archer – Song ngữ

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, those four qualities of the archer you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của người cung thủ nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

Just, O king, as the archer, when discharging his arrows, plants both his feet firmly on the ground, keeps his knees straight, hangs his quiver against the narrow part of his waist, keeps his whole body steady, places both his hands firmly on the point of junction (of the arrow on the bow), closes his fists, leaves no openings between his fingers, stretches out his neck, shuts his mouth and one eye 1, and takes aim 2 in joy at the thought: “I shall hit it 3;” just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, plant firmly the feet of his zeal on the basis of righteousness, keep intact his kindness and tenderness of heart, fix his mind on subjugation of the senses, keep himself steady by self-restraint and performance of duty, suppress excitement and sense of faintness, by continual thoughtfulness let no openings remain in his mind, reach forward in zeal, shut the six doors (of the five senses and the mind), and continue mindful and thoughtful in joy at the thought: “By the javelin of my knowledge will I slay all my evil dispositions.” This, O king, is the first of the qualities of the archer he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như người cung thủ, trong khi bắn những mũi tên, thì thiết lập vững chắc hai bàn chân ở trái đất, giữ đầu gối ngay thẳng, đặt bao tên ở thắt lưng, kềm cứng thân hình, nâng hai bàn tay lên ở chỗ tiếp xúc, kìm chặt nắm tay, làm cho các ngón tay không có lỗ hổng, nâng cổ lên, khép lại mắt và miệng, ngắm thẳng mục tiêu, làm sanh khởi niềm vui rằng: ‘Ta sẽ xuyên thủng.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thiết lập hai bàn chân tinh tấn ở trái đất là giới, nên giữ sự kham nhẫn và khoan dung được ngay thẳng, nên đặt tâm ở sự phòng hộ, nên đưa bản thân vào sự thu thúc và sự kềm chế, nên kìm chặt ước muốn và sự say đắm, nên làm cho tâm không có lỗ hổng ở sự tác ý đúng đường lối, nên nâng sự tinh tấn lên, nên khép lại sáu cánh cửa (giác quan), nên thiết lập niệm, nên làm sanh khởi niềm vui rằng: ‘Ta sẽ xuyên thủng tất cả phiền não bằng mũi tên trí tuệ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người cung thủ nên được hành trì.

 

  1. ’And again, O king, as the archer carries a vice 5 for straightening out bent and crooked and uneven arrows; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, carry about with him, so long as he is in the body, the vice of mindfulness and thoughtfulness, wherewith he may straighten out any crooked and bent and shifty ideas. This, O king, is the second of the qualities of the archer he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người cung thủ mang theo vật uốn thẳng để làm ngay thẳng cây tên bị cong, bị vẹo, bị quẹo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên mang theo vật uốn thẳng là sự thiết lập niệm ở thân này để làm ngay thẳng cái tâm bị cong, bị vẹo, bị quẹo. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người cung thủ nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the archer practises 1 at a target; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, practise, so long as he is in the body. And how, O king, should he practise? He should practise himself in the idea of the impermanence of all things, of the sorrow inherent in individuality, in the absence in any thing or creature of any abiding principle (any soul); in the ideas of the diseases, sores, pains, aches, and ailments of the body that follow in the train of the necessary conditions of individuality; in the ideas of its dependence on others 2, and of its certain disintegration 3; in the ideas of the calamities, dangers, fears, and misfortunes to which it is subject; of its instability under the changing conditions of life; of its liability to dissolution, its want of firmness, its being no true place of refuge, no cave of security, no home of protection, no right object of trust; of its vanity, emptiness, danger, and insubstantiality [419]; of its being the source of pains and subject to

punishments 1 and full of impurity, a mongrel compound of conditions and qualities that have no coherence; of its being the food alike of evil and of the Evil One 2; of its inherent liability to rebirths, old age, disease, and death, to griefs, lamentations, despair; and of the corruption of the cravings and delusions that are never absent from it. This, O king, is the third of the qualities of the archer he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người cung thủ chuyên chú ở mục tiêu. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này. Tâu đại vương, vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này như thế nào? Nên chuyên chú là vô thường, là cơn bệnh, — (như trên) — là ghẻ, là mụt nhọt, là tai ương, là tật nguyền, là cái khác, là tiêu hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy hiểm, là thay đổi, là mảnh mai, là không bền, là không nơi nương tựa, là không nơi trú ẩn, là không nơi nương nhờ, là trạng thái không có nơi nương nhờ, là rỗng không, là trống không, là bất lợi, là không có lõi, là gốc gác của tai ương, là kẻ giết hại, là có sự rò rỉ, là bị tạo tác, là có bản chất sanh ra, là có bản chất già, là có bản chất bệnh, là có bản chất chết, là có bản chất sầu muộn, là có bản chất than vãn, là có bản chất thất vọng, là có bản chất phiền não. Tâu đại vương, vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở thân này như thế. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của người cung thủ nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, just as the archer practises early and late; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, practise meditation early and late. For it was said, O king, by Sâriputta, the Elder, the Commander of the Faith:

“Early and late the true archer will practise,

‘Tis only by never neglecting his art,

That he earns the reward and the wage of his skill.

So the sons of the Buddha, too, practise their art.

It is just by never neglecting in thought

The conditions of life in this bodily frame

That they gain the rich fruits which the Arahats love 3.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn chuyên chú sáng chiều. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên chuyên chú ở đối tượng (của đề mục thiền) sáng chiều. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của người thợ săn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

‘Giống như người cung thủ chuyên chú sáng chiều, trong khi không bê trễ việc chuyên chú, đạt được bữa ăn và tiền lương.

Tương tợ y như thế, người con trai của đức Phật thực hành sự chuyên chú ở thân, trong khi không bê trễ việc chuyên chú ở thân, chứng đắc phẩm vị A-la-hán.’”

 

ĐOẠN KẾT

“Các câu hỏi của đức vua Milinda được truyền đạt ở trong tập sách này gồm có hai trăm sáu mươi hai câu hỏi, được chia thành hai mươi hai phẩm, thuộc về sáu chương, như vậy là đầy đủ. Tuy nhiên còn có bốn mươi hai câu hỏi chưa được truyền đạt. Tổng cộng tất cả các câu hỏi đã được truyền đạt và chưa được truyền đạt là ba trăm lẻ bốn câu hỏi. Hết thảy tất cả được gọi tên là: ‘Các câu hỏi của đức vua Milinda.’

Vào lúc kết thúc các câu hỏi và các câu trả lời của đức vua và vị trưởng lão, đại địa cầu này, có phần đất rắn là tám mươi bốn trăm ngàn (8.400.000) do-tuần, được bao quanh bởi nước, đã rúng động theo sáu cách, các tia sét đã phóng ra, chư Thiên đã đổ xuống cơn mưa bông hoa thuộc cõi Trời, Đại Phạm Thiên đã thốt lời tán thán, ở giữa lòng đại dương đã có tiếng động lớn tợ như tiếng gầm của sấm ở đám mây đen. Như thế, đức vua Milinda ấy và đoàn hậu cung đã chắp tay cúi mình, đê đầu đảnh lễ.

Đức vua Milinda, có tâm mừng rỡ tột độ, đã trở thành người có sự hiểu biết về Giáo Pháp của đức Phật, không còn hoài nghi ở ba ngôi báu, thoát khỏi bụi rậm, không còn ương bướng, đã được tịnh tín tột độ ở các đức hạnh, ở sự xuất gia, ở sự khéo thực hành, và bốn oai nghi của vị trưởng lão, được tự tin, không còn mong cầu, sự ngã mạn và kiêu ngạo đã được diệt trừ, tợ như rắn chúa có răng nanh đã bị nhổ đi, (đức vua) đã nói như vầy:

‘Thưa ngài Nāgasena, lành thay, lành thay! Các câu hỏi có liên quan đến đức Phật đã được ngài trả lời. Ở Giáo Pháp này của đức Phật, ngoại trừ trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, không có ai khác tương đương ngài trong việc trả lời các câu hỏi. Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chấp nhận trẫm là nam cư sĩ đã đi đến nương nhờ kể từ hôm nay cho đến trọn đời.’

Từ đó, đức vua cùng với các đội binh lính phục vụ cho trưởng lão Nāgasena, cho xây dựng tu viện tên Milinda, sau đó dâng đến vị trưởng lão, rồi hộ độ bốn món vật dụng đến trưởng lão Nāgasena cùng với một trăm koṭi (một tỷ) vị tỳ khưu là các bậc Lậu Tận. Thêm nữa, sau khi đã được tịnh tín đối với trí tuệ của vị trưởng lão, sau khi đã trao lại vương quốc cho người con trai, đức vua đã rời nhà xuất gia sống không nhà, đã làm tăng trưởng pháp minh sát, và đã đạt được phẩm vị A-la-hán.” Vì thế, đã được nói rằng: 

“Trí tuệ được ca tụng ở thế gian, việc thuyết giảng nhằm việc duy trì Chánh Pháp, sau khi trừ diệt sự phân vân bằng trí tuệ, các bậc sáng trí đạt được sự an tịnh.

Trí tuệ đứng vững ở trên vai của người nào, ở người nào niệm không thiếu sót, người ấy chính là bậc tối cao, vô thượng, nhận lãnh phần đặc biệt của sự cúng dường.

Chính vì thế, con người sáng trí, trong khi nhận thức về mục đích của bản thân, nên cúng dường các bậc có trí tuệ, ví như cúng dường ngôi bảo tháp là nơi đáng được cúng dường.”

 

*****

“Vị đại trưởng lão tên Doṇi sống ở thành phố Doṇi thuộc xứ Laṅkā đã viết lại (tập sách) đã được xếp đặt khéo léo theo như đã được nghe.

Câu hỏi của đức vua Milinda và câu trả lời của vị Nāgasena, bởi vì Milinda có trí tuệ lớn lao và vị Nāgasena vô cùng sáng trí.

Do việc làm phước thiện này, mong rằng từ chốn này tôi đi đến cõi Trởi Đẩu Xuất, và ở ngày vị lai tôi có thể gặp (đức Phật) Metteyya, và có thể lắng nghe Giáo Pháp tối thượng.”

 

‘MILINDA VẤN ĐẠO’ ĐƯỢC CHẤM DỨT.

–ooOoo—

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx