49. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí dụ về loài Rắn – The simile of the Serpent – Song ngữ
The Debate of King Milinda
King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha)
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).
Compile: Lotus group.
- Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí dụ về loài Rắn – The simile of the Serpent – Song ngữ
- ‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the serpent you say he ought to take, which are they?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài rắn nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
‘Just, O king, as the serpent progresses by means of its belly; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, progress by means of his knowledge. For the heart of the recluse, O king, who progresses by knowledge, continues in perception (of the four Truths), that which is inconsistent with the characteristics of a recluse 1 does he put away, that which is consistent with them does he develop in himself. This, [406] O king, is the first quality of the serpent he ought to have.
“Tâu đại vương, giống như loài rắn di chuyển bằng ngực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên cư xử bằng tuệ. Tâu đại vương, tâm của vị hành giả cư xử bằng tuệ di chuyển ở trong khuôn khổ, tránh xa hiện tướng sai trái, phát triển hiện tướng tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài rắn nên được hành trì.
- ‘And again, O king, just as the serpent as it moves avoids drugs 2; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, go on his way avoiding unrighteousness. This, O king, is the second quality of the serpent he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn trong khi di chuyển thì di chuyển tránh xa loại dược thảo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên hành xử, trong khi tránh xa ác hạnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài rắn nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as the serpent on catching sight of men is anxious, and pained, and seeks a way of escape 3; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, when he finds himself thinking wrong thoughts, or discontent arising within him, be anxious and pained, and seek a way of escape, saying to himself: “This day must I have spent in carelessness, and never shall I be able to recover it.” This, O king, is the third quality of the serpent he ought to have. For it is a saying, O king, of the two fairy birds in the Bhallâtiya Gâtaka:
“‘Tis one night only, hunter, that we’ve spent
Away from home, and that against our will,
And thinking all night through of one another,
Yet that one night is it that we bemoan,
And grieve; for nevermore can it return 1!”‘
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn sau khi nhìn thấy loài người thì bực bội, sầu muộn, suy nghĩ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi suy tầm về sự suy tầm xấu xa, sau khi làm sanh khởi sự không thích thú, nên bực bội, nên sầu muộn, nên suy nghĩ rằng: ‘Do ta bị xao lãng, mà ngày đã trôi qua, nó không thể đạt lại được nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài rắn nên được hành trì.
Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến ở Bổn Sanh Bhallāṭiya về hai kinnara (loài có chim đầu người): [9]
‘Này người thợ săn, vào cái đêm chúng tôi đã sống cách biệt,
không như ý muốn, luôn tưởng nhớ nhau,
cả một đêm ấy, trong khi hối tiếc,
chúng tôi sầu muộn; đêm ấy sẽ không có lần nữa.’”
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
- http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
- http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx