[48a] Chương IV – Tập V – Tương Ưng Căn – Connected Discourses on the Faculties – Song ngữ
The Connected Discourses of the Buddha
Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
I. SIMPLE VERSION – Phẩm Thanh Tịnh (10 lessons).
II. WEAKER THAN THAT – Phẩm Có Phần Yếu Hơn (10 lessons)
III. THE SIX FACULTIES – Phẩm Sáu Căn (10 lessons).
IV. THE PLEASURE FACULTY – Phẩm Lạc Căn
I. SIMPLE VERSION – Phẩm Thanh Tịnh
1 (1) Simple Version – Thanh Tịnh
1-2) At Sāvatthī. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
3) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These are the five faculties.”
1-2) Tại Sàvatthi… Thế Tôn thuyết:
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
2 (2) Stream-Enterer (1) – Dự Lưu (1)
1-3) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom.
4) “When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
1-3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
3 (3) Stream-Enterer (2) – Dự Lưu (2)
1-3) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
4) “When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
1-3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
4 (4) Arahant (1) – A-La-Hán (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by non-clinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
5 (5) Arahant (2) – A-La-Hán (2)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “When, bhikkhus, having understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by non-clinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant … one completely liberated through final knowledge.”
1-2) Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
6 (6) Ascetics and Brahmins (1) – Sa Môn, Bà La Môn (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
7 (7) Ascetics and Brahmins (2) – Sa Môn, Bà La Môn (2)
1-3) — “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the faculty of faith, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
1-3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết tín căn, không như thật rõ biết tín căn tập khởi, không như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt… không như thật rõ biết tấn căn… không như thật rõ biết niệm căn… không như thật rõ biết định căn… không như thật rõ biết tuệ căn, không như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, không như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết tín căn, như thật rõ biết tín căn tập khởi, như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt; như thật rõ biết tấn căn… như thật rõ biết niệm căn… như thật rõ biết định căn… như thật rõ biết tuệ căn, như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
8 (8) To Be Seen – Cần Phải Quán
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “And where, bhikkhus, is the faculty of faith to be seen? The faculty of faith is to be seen here in the four factors of stream-entry.
4) “And where, bhikkhus, is the faculty of energy to be seen? The faculty of energy is to be seen here in the four right strivings.
5) “And where, bhikkhus, is the faculty of mindfulness to be seen? The faculty of mindfulness is to be seen here in the four establishments of mindfulness.
6) “And where, bhikkhus, is the faculty of concentration to be seen? The faculty of concentration is to be seen here in the four jhānas.
7) “And where, bhikkhus, is the faculty of wisdom to be seen? The faculty of wisdom is to be seen here in the Four Noble Truths.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).
4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.
5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.
6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.
7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
9 (9) Analysis (1) – Phân Biệt
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “And what, bhikkhus, is the faculty of faith? Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the
Enlightened One, the Blessed One.’
4) “And what, bhikkhus, is the faculty of energy? Here, bhikkhus, the noble disciple dwells with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; he is strong, firm in exertion, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. This is called the faculty of energy.
5) “And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness? Here, bhikkhus, the noble disciple is mindful, possessing supreme mindfulness and discretion, one who remembers and recollects what was done and said long ago. This is called the faculty of mindfulness.
6) “And what, bhikkhus, is the faculty of concentration? Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object.194 This is called the faculty of concentration.
7) “And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom? Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering.195 This is called the faculty of wisdom.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp (anikkhittadhuro). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
10 (10) Analysis (2) – Phân Tích (2)
1-2) “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “And what, bhikkhus, is the faculty of faith?
Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’
4) “And what, bhikkhus, is the faculty of energy?
Here, bhikkhus, the noble disciple dwells with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; he is strong, firm in exertion, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. He generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the arising of unarisen wholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. This is called the faculty of energy.
5) “And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness?
Here, bhikkhus, the noble disciple is mindful, possessing supreme mindfulness and discretion, one who remembers and recollects what was done and said long ago. He dwells contemplating the body in the body … feelings in feelings … mind in mind … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed covetousness and displeasure in regard to the world. This is called the faculty of mindfulness.
6) “And what, bhikkhus, is the faculty of concentration?
Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object. Secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, he enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. This is called the faculty of concentration.
7) “And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom?
Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. He understands as it really is: ‘This is suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the origin of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is called the faculty of wisdom.
8) “These, bhikkhus, are the five faculties.”
1) Tại Savatthi, … Thế Tôn thuyết
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân… quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ… an trú Thiền thứ hai… an trú Thiền thứ ba… từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
II. WEAKER THAN THAT – Phẩm Có Phần Yếu Hơn (Mudutaravaggo)
11 (1) Obtainment – Chứng Ðược
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “And what, bhikkhus, is the faculty of faith?
Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ This is called the faculty of faith.
4) “And what, bhikkhus, is the faculty of energy?
The energy that one obtains on the basis of197 the four right strivings. This is called the faculty of energy.
5) “And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness?
The mindfulness that one obtains on the basis of the four establishments of mindfulness. This is called the faculty of mindfulness.
6) “And what, bhikkhus, is the faculty of concentration?
Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object. This is called the faculty of concentration.
7) “And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom?
Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. This is called the faculty of wisdom.
8) “These, bhikkhus, are the five faculties.”
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc… Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn; này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm; này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), với trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
12 (2) In Brief (1) – Tóm Tắt (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is a nonreturner; if still weaker, a once-returner; if still weaker, a stream-enterer; if still weaker, a Dhamma follower; if still weaker, a faith-follower.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Bất hoàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
13 (3) In Brief (2) – Tóm Tắt (2)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is a nonreturner… a once-returner… a stream-enterer… a Dhamma-follower … a faith-follower.
4) “Thus, bhikkhus, due to a difference in the faculties there is a difference in the fruits; due to a difference in the fruits there is a difference among persons.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự sai biệt về căn, có sự sai biệt về quả, có sự sai biệt về sức mạnh, có sự sai biệt về người.
14 (4) In Brief (3) – Tóm Tắt (3)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is… a faith-follower.
4) “Thus, bhikkhus, one who activates them fully succeeds fully; one who activates them partly succeeds partly. The five faculties, bhikkhus, are not barren, so I say.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm?
Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn. Ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
15 (5) In Detail (1) – Rộng Thuyết(1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval; if still weaker, an attainer of Nibbāna upon landing; if still weaker, an attainer of Nibbāna without exertion; if still weaker, an attainer of Nibbāna with exertion; if still weaker, one who is bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm; if still weaker, a once-returner; if still weaker, a stream-enterer; if still weaker, a Dhamma-follower; if still weaker, a faith-follower.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca parinibhàvii). Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
16 (6) In Detail (2) – Rộng Thuyết (2)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval … (as in §15) … if still weaker, a faith-follower.
4) “Thus, bhikkhus, due to a difference in the faculties there is a difference in the fruits; due to a difference in the fruits there is a difference among persons.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự sai khác về căn, sự sai khác về quả, sự sai khác về lực, sự sai khác về người.
17 (7) In Detail (3) – Rộng Thuyết (3)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval … (as in §15) … if still weaker, a faith-follower.
4) “Thus, bhikkhus, one who activates them fully succeeds fully; one who activates them partly succeeds partly. The five faculties, bhikkhus, are not barren, so I say.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian bát Niết-bàn… Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn; ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
18 (8) Practising – Thực Hành (Hướng: Patipanno)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is practising for the realization of the fruit of arahantship; if still weaker, one is a nonreturner; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of nonreturning; if still weaker, one is a once-returner; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of once-returning; if still weaker, one is a stream-enterer; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of stream-entry.
4) “But, bhikkhus, I say that one in whom these five faculties are completely and totally absent is ‘an outsider, one who stands in the faction of worldlings.’”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng).
4) Ðối với ai, này các Tỷ-kheo, năm căn này toàn bộ và toàn diện không có, thời Ta nói rằng người ấy là người đứng phía ngoài, là thuộc thành phần phàm phu.
19 (9) Equipped – Tịch Tịnh (Upasanno)
1-2) — Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
3) — “Venerable sir, it is said, ‘one equipped with faculties, one equipped with faculties.’ In what way, venerable sir, is one equipped with faculties?”
4) — “Here, bhikkhu, a bhikkhu develops the faculty of faith, which leads to peace, leads to enlightenment. He develops the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom, which leads to peace, leads to enlightenment.
5) “It is in this way, bhikkhu, that one is equipped with faculties.”
1-2) — Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn… Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) — “Căn đầy đủ, căn đầy đủ”, bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là căn đầy đủ?
4) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ… tu tập tuệ căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ.
5) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có căn đầy đủ.
20 (10) Destruction of the Taints – Ðoạn Tận Các Lậu Hoặc
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated these five faculties that a bhikkhu, by the destruction of the taints, in this very life enters and dwells in the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, realizing it for
himself with direct knowledge.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
III. THE SIX FACULTIES – Phẩm Sáu Căn
21 (1) Renewed Existence – Không Có Tái Sanh, hay Người Có Trí
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
3) “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans.
4) But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. “The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
4) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
22 (2) The Life Faculty – Mạng
1-2) — “Bhikkhus, there are these three faculties. What three? The femininity faculty, the masculinity faculty, the life faculty.
3) These are the three faculties.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Nữ căn, nam căn, mạng căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
23 (3) The Faculty of Final Knowledge – Chánh Lý
1-2) — “Bhikkhus, there are these three faculties. What three? The faculty ‘I shall know the as-yet-unknown,’ the faculty of final knowledge, the faculty of one endowed with final knowledge.
3) These are the three faculties.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
24 (4) One-Seeder – Nhứt Thắng Trí, hay Nhứt Chủng Tử
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
3) “One, bhikkhus, who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval; if still weaker, an attainer of Nibbāna upon landing; if still weaker, an attainer of Nibbāna without exertion; if still weaker, an attainer of Nibbāna with exertion; if still weaker, one who is bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm; if still weaker, a once-returner; if still weaker, a one-seeder; if still weaker, a clan-to-clanner; if still weaker, a seven-lives-at-moster; if still weaker, a Dhamma-follower; if still weaker, a faith-follower.”
1-2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu đạt tới Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhứt chủng. Yếu nhẹ hơn là bậc gia gia (kolankolo). Yếu nhẹ hơn là bậc phải tái sanh lại nhiều nhất là bảy lần. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
25 (5) Simple Version – Thanh Tịnh
1-2) — “Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty, the mind faculty. 3) These are the six faculties.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là sáu căn.
26 (6) Stream-Enterer – Dòng Nước Hay Dự Lưu
1-2) — “Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
3) “When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn căn này; khi ấy, vị Thánh đệ tử được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt tới Chánh Ðẳng Giác.
27 (7) Arahant – A-La-Hán (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
3) “When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, được giải thoát, không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã gặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn diệt, chánh trí, giải thoát.
28 (8) Buddha – A-La-Hán hay Phật (2)
1-2) — “Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
3) “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. “The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta chưa như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
29 (9) Ascetics and Brahmins (1) – Sa-Môn, Bà-La-Môn
1-2) — “Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
3) “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
30 (10) Ascetics and Brahmins (2) – Sa-Môn, Bà-La-Môn (2)
1-3) — “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the eye faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand the ear faculty … the mind faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết nhãn căn, không như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, không như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… không như thật rõ biết ý căn, không như thật rõ biết ý căn tập khởi, không như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Nhưng những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết nhãn căn, như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… như thật rõ biết ý căn, như thật rõ biết ý căn tập khởi, như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
IV. THE PLEASURE FACULTY – Phẩm Lạc Căn
31 (1) Simple Version – Thanh Tịnh
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty, the pain faculty, the joy faculty, the displeasure faculty, the equanimity faculty. 3) These are the five faculties.”
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
32 (2) Stream-Enterer – Dòng Nước
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
3) “When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt đến Chánh Ðẳng Giác.
33 (3) Arahant – A-La-Hán
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
3) “When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
34 (4) Ascetics and Brahmins (1) – Sa-Môn, Bà-La-Môn (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
3) “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties … do not in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
35 (5) Ascetics and Brahmins (2) – Sa-Môn, Bà-La-Môn (2)
1-3) — “Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the pleasure faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand the joy faculty … the pain faculty … the displeasure faculty … the equanimity faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation … do not in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
4) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không rõ biết lạc căn, không rõ biết lạc căn tập khởi, không rõ biết lạc căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… không rõ biết xả căn, không rõ biết xả căn tập khởi, không rõ biết xả căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
36 (6) Analysis (1) – Phân Tích (1)
1-2) — “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
3) “And what, bhikkhus, is the pleasure faculty? Whatever bodily pleasure there is, whatever bodily comfort, the pleasant comfortable feeling born of body-contact: this, bhikkhus, is called the pleasure faculty.
4) “And what, bhikkhus, is the pain faculty? Whatever bodily pain there is, whatever bodily discomfort, the painful uncomfortable feeling born of body-contact: this, bhikkhus, is called the pain faculty.
5) “And what, bhikkhus, is the joy faculty? Whatever mental pleasure there is, whatever mental comfort, the pleasant comfortable feeling born of mind-contact: this, bhikkhus, is called the joy faculty.
6) “And what, bhikkhus, is the displeasure faculty? Whatever mental pain there is, whatever mental discomfort, the painful uncomfortable feeling born of mind-contact: this, bhikkhus, is called the displeasure faculty.
7) “And what, bhikkhus, is the equanimity faculty? Whatever feeling there is, whether bodily or mental, that is neither comfortable nor uncomfortable: this, bhikkhus, is called the equanimity faculty.
8) “These, bhikkhus, are the five faculties.”
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về thân, cái gì thích thú thuộc về thân, cái gì lạc do thân xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là lạc căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về thân, cái gì không thích thú thuộc về thân, cái gì khổ do thân xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là khổ căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hỷ căn (somanassa)? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về tâm, cái gì thích thú thuộc về tâm, cái gì lạc do ý xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hỷ căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ưu căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về tâm, cái gì không thích thú thuộc về tâm, cái gì khổ do ý xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là ưu căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì không thích thú và không không thích thú thuộc về thân hay thuộc về tâm được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là xả căn.
8) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
37 (7) Analysis (2) – Phân Tích (2)
(All as in the preceding sutta, omitting the last sentence and with the following addition:)
“Therein, bhikkhus, the pleasure faculty and the joy faculty should be seen to be pleasant feeling. The pain faculty and the displeasure faculty should be seen to be painful feeling. The equanimity faculty should be seen to be neither-painful-nor-pleasant feeling.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (Như số 3, kinh trước).
4-7) … (Như số 4 đến 7 của kinh trước) …
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc lạc căn và cái gì thuộc hỷ căn, cần phải xem là lạc thọ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc về khổ căn, và cái gì thuộc ưu căn, cần phải xem là khổ thọ. Ở đây, cái gì thuộc xả căn, cần phải xem là bất khổ bất lạc thọ.
9) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
38 (8) Analysis (3) – Phân Tích (3)
(All as in the preceding sutta, but with the last two paragraphs as follows: )
“Therein, bhikkhus, the pleasure faculty and the joy faculty should be seen to be pleasant feeling. The pain faculty and the displeasure faculty should be seen to be painful feeling. The equanimity faculty should be seen to be neither-painful-nor-pleasant feeling.
“Thus, bhikkhus, according to the method of
exposition, these five faculties, having been five, become three; and having been three, become five.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (như trên) …
4-8) … (như trên) …
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các căn này, trước năm sau trở thành ba, trước ba sau trở thành năm, tùy theo pháp môn.
39 (9) The Simile of the Fire-Sticks – Cây Quay Ra Lửa (Arani)
1-2) –“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
3) “In dependence on a contact to be experienced as pleasant, bhikkhus, the pleasure faculty arises. Being in a state of pleasure, one understands: ‘I am in a state of pleasure.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced as pleasant, the corresponding feeling—the pleasure faculty that arose in dependence on that contact to be experienced as pleasant—ceases and subsides.’
4) “In dependence on a contact to be experienced as painful, bhikkhus, the pain faculty arises. Being in a state of pain, one understands: ‘I am in a state of pain.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced as painful, the corresponding feeling—the pain faculty that arose in dependence on that contact to be experienced as painful—ceases and subsides.’
5) “In dependence on a contact to be experienced joyously, bhikkhus, the joy faculty arises. Being in a state of joy, one understands: ‘I am in a state of joy.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced joyously, the corresponding feeling—the joy faculty that arose in dependence on that contact to be experienced joyously—ceases and subsides.’
6) “In dependence on a contact to be experienced with displeasure, bhikkhus, the displeasure faculty arises. Being in a state of displeasure, one understands: ‘I am in a state of displeasure.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with displeasure, the corresponding feeling—the displeasure faculty that arose in dependence on that contact to be experienced with displeasure—ceases and subsides.’
7) “In dependence on a contact to be experienced with equanimity, bhikkhus, the equanimity faculty arises. Being in a state of equanimity, one understands: ‘I am in a state of equanimity.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with equanimity, the corresponding feeling—the equanimity faculty that arose in dependence on that contact to be experienced with equanimity—ceases and subsides.’
8) “Bhikkhus, just as heat is generated and fire is produced from the conjunction and friction of two firesticks, but when the sticks are separated and laid aside the resultant heat ceases and subsides; so too, in dependence on a contact to be experienced as pleasant … [213] … a contact to be experienced as painful … a contact to be experienced joyously … a contact to be experienced with displeasure … a contact to be experienced with equanimity, the equanimity faculty arises…. One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with equanimity, the corresponding feeling … ceases and subsides.’”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng (tajjam) được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn. Khi cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác khổ thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là khổ ấy, khổ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết khổ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn. Khi cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác hỷ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là hỷ ấy, hỷ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết hỷ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn. Khi cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác ưu thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là ưu ấy, ưu căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết ưu căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
7) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sự xúc chạm và sự cọ xát hai thanh củi, sức nóng sanh khởi, lửa được hiện hữu. Khi hai thanh củi ấy được tách rời, được ly khai, sức nóng thích ứng ấy được đoạn diệt, được tịnh chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ. Do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn… Do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
40 (10) Irregular Order – Sanh
1-2) “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty … the equanimity faculty.
1-2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Khổ căn, ưu căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn.
(i. The pain faculty)
3) “Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the pain faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this pain faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that pain faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the pain faculty; he understands the origin of the pain faculty; he understands the cessation of the pain faculty; and he understands where the arisen pain faculty ceases without remainder. “And where does the arisen pain faculty cease without remainder? Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. And it is here that the arisen pain faculty ceases without remainder. “This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the pain faculty. He directs his mind accordingly.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên khổ căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Khổ căn này khởi lên nơi ta”. Và khổ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và khổ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên sẽ khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết khổ căn, rõ biết khổ căn tập khởi, rõ biết khổ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, khổ căn khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết khổ căn ấy. Và tại chỗ nào khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ở đây, khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của khổ căn, tập trung tâm (upasamhàsi) để đạt tới điều kiện ấy.
(ii. The displeasure faculty)
4) “Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the displeasure faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this displeasure faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that displeasure faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the displeasure faculty; he understands the origin of the displeasure faculty; he understands the cessation of the displeasure faculty; and he understands where the arisen displeasure faculty ceases without remainder. “And where does the arisen displeasure faculty cease without remainder? With the subsiding of thought and examination, a bhikkhu enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. And it is here that the arisen displeasure faculty ceases without remainder. “This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the displeasure faculty. He directs his mind accordingly.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên ưu căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Trong ta khởi lên ưu căn này”. Và ưu căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và ưu căn ấy có thể khởi lên, không tướng, không nhân, không hành, không duyên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết ưu căn, rõ biết ưu căn tập khởi, rõ biết ưu căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết ưu căn ấy. Và tại chỗ nào ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Và ở đây, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của ưu căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
(iii. The pleasure faculty)
5) “Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the pleasure faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this pleasure faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that pleasure faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the pleasure faculty; he understands the origin of the pleasure faculty; he understands the cessation of the pleasure faculty; and he understands where the arisen pleasure faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen pleasure faculty cease without remainder? With the fading away as well of rapture, a bhikkhu dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ And it is here that the arisen pleasure faculty ceases without remainder. “This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the pleasure faculty. He directs his mind accordingly.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên lạc căn; vị ấy rõ biết như vầy: “Lạc căn này khởi lên nơi ta”. Lạc căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và lạc căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết lạc căn ấy. Và tại chỗ nào lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ở đây, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của lạc căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
(iv. The joy faculty)
6) “Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the joy faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this joy faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that joy faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the joy faculty; he understands the origin of the joy faculty; he understands the cessation of the joy faculty; and he understands where the arisen joy faculty ceases without remainder. “And where does the arisen joy faculty cease without remainder? With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. And it is here that the arisen joy faculty ceases without remainder. “This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the joy faculty. He directs his mind accordingly.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên hỷ căn; vị ấy rõ biết như sau: “Hỷ căn này khởi lên nơi ta”. Và hỷ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và hỷ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết hỷ căn, rõ biết hỷ căn tập khởi, rõ biết hỷ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, hỷ căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết hỷ căn ấy. Và tại chỗ nào hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Ở đây, hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của hỷ căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
(v. The equanimity faculty)
7) “Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the equanimity faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this equanimity faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that equanimity faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the equanimity faculty; he understands the origin of the equanimity faculty; he understands the cessation of the equanimity faculty; and he understands where the arisen equanimity faculty ceases without remainder. “And where does the arisen equanimity faculty cease without remainder? Here, bhikkhus, having completely transcended the base of neither-perception-nornonperception, a bhikkhu enters and dwells in the cessation of perception and feeling. And it is here that the arisen equanimity faculty ceases without remainder. “This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the equanimity faculty. He directs his mind accordingly.”
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên xả căn, vị ấy rõ biết như sau: “Xả căn này khởi lên nơi ta”. Và xả căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và xả căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, xả căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết xả căn ấy. Và tại chỗ nào xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Ở đây, xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của xả căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-48a.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf
- https://theravada.vn/48-chuong-iv-tuong-ung-can-a/