[46a] Chương II – Tập V – Tương Ưng Giác Chi – Connected Discourses on the Factors of Enlightenment – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

I. THE MOUNTAIN – Phẩm Núi (10 lessons).

II. ILL – Phẩm Về Bệnh (10 lessons).

III. THE HINDRANCES – Phẩm Triền Cái (10 lessons).

 

I. THE MOUNTAIN – Phẩm Núi

  

1 (1) The Himalayas – Tuyết Sơn

 

1-2) At Sāvatthı̄…

3) — “Bhikkhus, based upon the Himalayas, the king of mountains, the nāgas nurture their bodies and acquire strength. When they have nurtured their bodies and acquired strength, they then enter the pools. From the pools they enter the lakes, then the streams, then the rivers, and finally they enter the ocean. There they achieve greatness and expansiveness of body.

4) So too, bhikkhus, based upon virtue, established upon virtue, a bhikkhu develops and cultivates the seven factors of enlightenment, and thereby he achieves greatness and expansiveness in [wholesome] states.

“And how does a bhikkhu, based upon virtue, established upon virtue, develop the seven factors of enlightenment?

5) Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.

[64] He develops the enlightenment factor of discrimination of states … the enlightenment factor of energy … the enlightenment factor of rapture … the enlightenment factor of tranquility … the enlightenment factor of concentration … the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.

6) It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu, based upon virtue, established upon virtue, develops the seven factors of enlightenment, and thereby achieves greatness and expansiveness in [wholesome] states.”

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi …

Thế Tôn nói như sau:

3) — Y cứ vào vua núi Tuyết sơn, này các Tỷ-kheo, các loài rắn lớn tăng trưởng tự thân, thâu hoạch sức mạnh. Ở đấy, khi chúng tăng trưởng tự thân, thâu hoạch sức mạnh, chúng đi xuống các hồ nhỏ. Sau khi xuống các hồ nhỏ, chúng đi xuống các hồ lớn. Sau khi đi xuống các hồ lớn, chúng đi xuống các sông nhỏ. Sau khi đi xuống các sông nhỏ, chúng đi xuống các sông lớn. Sau khi đi xuống các sông lớn, chúng đi ra biển, ra đại dương. Tại đấy, thân của chúng được to lớn và quảng đại hơn.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp?

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi… tu tập tinh tấn giác chi… tu tập hỷ giác chi… tu tập khinh an giác chi… tu tập định giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp.

  

2 (2) The Body –  Thân

 

(i. The nutriments for the hindrances)

 

1-2) At Sāvatthı̄…

3) — “Bhikkhus, just as this body, sustained by nutriment, subsists in dependence on nutriment and does not subsist without nutriment, so too the five hindrances, sustained by nutriment, subsist in dependence on nutriment and do not subsist without nutriment.

 

4) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of unarisen sensual desire and for the increase and expansion of arisen sensual desire? There is, bhikkhus, the sign of the beautiful: frequently giving careless attention to it is the nutriment for the arising of unarisen sensual desire and for the increase and expansion of arisen sensual desire.

5) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of unarisen ill will and for the increase and expansion of arisen ill will? There is, bhikkhus, the sign of the repulsive: frequently giving careless attention to it is the nutriment for the arising of unarisen ill will and for the increase and expansion of arisen ill will.

6) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of unarisen sloth and torpor and for the increase and expansion of arisen sloth and torpor? There are, bhikkhus, discontent, lethargy, lazy stretching, drowsiness after meals, sluggishness of mind: frequently giving careless attention to them is the nutriment for the arising of unarisen sloth and torpor and for the increase and expansion of arisen sloth and torpor.

7) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of unarisen restlessness and remorse and for the increase and expansion of arisen restlessness and remorse? There is, bhikkhus, unsettledness of mind: frequently giving careless attention to it is the nutriment for the arising of unarisen restlessness and remorse and for the increase and expansion of arisen restlessness and remorse.

8) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of unarisen doubt and for the increase and expansion of arisen doubt? There are, bhikkhus, things that are the basis for doubt: frequently giving careless attention to them is the nutriment for the arising of unarisen doubt and for the increase and expansion of arisen doubt.

9) “Just as this body, bhikkhus, sustained by nutriment, subsists in dependence on nutriment and does not subsist without nutriment, so too the five hindrances, sustained by nutriment, subsist in dependence on nutriment and do not subsist without nutriment.

1-2) Tại Sàvatthi…

3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, cái thân này y cứ món ăn, duyên món ăn được an trú; không có món ăn thì không an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm triền cái y cứ món ăn, duyên món ăn được an trú; không có món ăn thì không an trú.

4) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với dục tham (kàmacchanda) chưa sanh được sanh khởi; hay đối với dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có tịnh tướng (subhanimittam), ở đây, nếu phi như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời tịnh tướng này là món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi; hay đối với dục tham đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại.

5) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với sân chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với sân đã sanh khiến được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có đối ngại tướng (patighanimittam). Ở đây, nếu phi như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời đối ngại tướng này là món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi; hay đối với sân đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại.

6) Này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với hôn trầm thụy miên chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với hôn trầm thụy miên đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có sự không hân hoan, biếng nhác (tandi), uể oải (vijambhità), ăn quá no, tâm rụt rè (linàttam). Ở đây, nếu phi như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính là món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi; hay đối với hôn trầm thụy miên đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại.

7) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với trạo hối chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với trạo hối đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có tâm không được tịnh chỉ. Ở đây, nếu phi như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính là món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi; hay đối với trạo hối đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại.

8) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với nghi chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với nghi đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có những pháp làm trú xứ cho nghi hoặc. Ở đây, nếu phi như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính các pháp này là món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi; hay đối với nghi hoặc đã sanh khiến cho tăng trưởng, quảng đại.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, cái thân này y cứ món ăn, duyên món ăn mà được an trú; không có món ăn thì không an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm triền cái y cứ món ăn, duyên món ăn mà được an trú; không có món ăn thì không an trú.

  

(ii. The nutriments for the enlightenment factors)

 

10) “Bhikkhus, just as this body, sustained by nutriment, subsists in dependence on nutriment and does not subsist without nutriment, so too the seven factors of enlightenment, sustained by nutriment, subsist in dependence on nutriment and do not subsist without nutriment.

11) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of mindfulness and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of mindfulness? There are, bhikkhus, things that are the basis for the enlightenment factor of mindfulness: frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of mindfulness and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of mindfulness.

12) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of discrimination of states and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of discrimination of states? There are, bhikkhus, wholesome and unwholesome states, blameable and blameless states, inferior and superior states, dark and bright states with their counterparts: 59 frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of discrimination of states and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of discrimination of states.

13) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of energy and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of energy? There are, bhikkhus, the element of arousal, the element of endeavour, the element of exertion:60 frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of energy and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of energy.

14) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of rapture and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of rapture? There are, bhikkhus, things that are the basis for the enlightenment factor of rapture: frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of rapture and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of rapture.

15) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of tranquility and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of tranquility? There are, bhikkhus, tranquility of body, tranquility of mind: frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of tranquility and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of tranquility.

16) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of concentration and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of concentration? There are, bhikkhus, the sign of serenity, the sign of nondispersal:62 frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of concentration and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of concentration.

17) “And what, bhikkhus, is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of equanimity and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of equanimity? There are, bhikkhus, things that are the basis for the enlightenment factor of equanimity: frequently giving careful attention to them is the nutriment for the arising of the unarisen enlightenment factor of equanimity and for the fulfilment by development of the arisen enlightenment factor of equanimity.

“Just as this body, bhikkhus, sustained by nutriment, subsists in dependence on nutriment and does not subsist without nutriment, so too these seven factors of enlightenment, sustained by nutriment, subsist in dependence on nutriment and do not subsist without nutriment.”

10) Ví như, này các Tỷ-kheo, cái thân này y cứ món ăn, duyên món ăn mà được an trú; không có món ăn thì không an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi này y cứ món ăn, duyên món ăn mà được an trú; không có món ăn thì không an trú.

11) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với niệm giác chi chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với niệm giác chi đã sanh khởi được tu tập, làm cho viên mãn? Có các pháp, này các Tỷ-kheo, làm trú xứ cho niệm giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời đây là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với niệm giác chi đã sanh khởi khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

12) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với trạch pháp giác chi chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập và làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các thiện pháp và bất thiện pháp, có các pháp đáng chỉ trích và không đáng chỉ trích, có các pháp liệt và thắng, có các pháp đen và trắng (kanhàsukkasa-ppatibhàgà). Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời đây là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh khởi được sanh khởi; hay đối với trạch pháp giác chi đã sanh khởi khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

13) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với tinh tấn giác chi chưa sanh làm cho sanh khởi; hay đối với tinh tấn giác chi đã sanh khởi được tu tập và làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có phát cần giới (àrambhadhàtu), tinh cần giới (mikkamadhàtu), cần dõng giới (parakkamadhàtu). Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời đây là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với tinh tấn giác chi đã sanh khởi khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

14) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với hỷ giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với hỷ giác chi đã sanh khởi được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có những pháp làm trú xứ cho hỷ giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho viên mãn, thời đây là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với hỷ giác chi đã sanh khởi khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

15) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với khinh an giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với khinh an giác chi đã sanh khởi được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có thân khinh an, tâm khinh an. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời đây là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với khinh an giác chi đã sanh khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

16) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với định giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với định giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có tịnh chỉ tướng, bất loạn tướng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho viên mãn, thời đây là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với định giác chi đã sanh khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

17) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với xả giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với xả giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các pháp làm trú xứ cho xả giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho viên mãn, thời đây là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với xả giác chi đã sanh khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, cái thân này y cứ món ăn, duyên món ăn được an trú; không có món ăn thì không an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi này y cứ món ăn, duyên món ăn mà được an trú; không có món ăn thì không an trú.

  

3 (3) Virtue – Giới

 

1-3) — “Bhikkhus, those bhikkhus who are accomplished in virtue, accomplished in concentration, accomplished in wisdom, accomplished in liberation, accomplished in the knowledge and vision of liberation: even the sight of those bhikkhus is helpful, I say; even listening to them … even approaching them … even attending on them … even recollecting them … even going forth after them is helpful, I say.

4) For what reason? Because when one has heard the Dhamma from such bhikkhus one dwells withdrawn by way of two kinds of withdrawal— withdrawal of body and withdrawal of mind. “Dwelling thus withdrawn, one recollects that Dhamma and thinks it over.

5) Whenever, bhikkhus, a bhikkhu dwelling thus withdrawn recollects that Dhamma and thinks it over, on that occasion the enlightenment factor of mindfulness is aroused by the bhikkhu; on that occasion the bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness; on that occasion the enlightenment factor of mindfulness comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

6) “Dwelling thus mindfully, he discriminates that Dhamma with wisdom, examines it, makes an investigation of it. Whenever, bhikkhus, a bhikkhu dwelling thus mindfully discriminates that Dhamma with wisdom, examines it, makes an investigation of it, on that occasion the enlightenment factor of discrimination of states is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of discrimination of states; on that occasion, the enlightenment factor of discrimination of states comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

7) “While he discriminates that Dhamma with wisdom, examines it, makes an investigation of it, his energy is aroused without slackening. Whenever, bhikkhus, a bhikkhu’s energy is aroused without slackening as he discriminates that Dhamma with wisdom, examines it, makes an investigation of it, on that occasion the enlightenment factor of energy is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of energy; on that occasion, the enlightenment factor of energy comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

8) “When his energy is aroused, there arises in him spiritual rapture. Whenever, bhikkhus, spiritual rapture arises in a bhikkhu whose energy is aroused, on that occasion the enlightenment factor of rapture is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of rapture; on that occasion, the enlightenment factor of rapture comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

9) “For one whose mind is uplifted by rapture the body becomes tranquil and the mind becomes tranquil. Whenever, bhikkhus, the body becomes tranquil and the mind becomes tranquil in a bhikkhu whose mind is uplifted by rapture, on that occasion the enlightenment factor of tranquility is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of tranquility; on that occasion the enlightenment factor of tranquility comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

10) “For one whose body is tranquil and who is happy the mind becomes concentrated. Whenever, bhikkhus, the mind becomes concentrated in a bhikkhu whose body is tranquil and who is happy, on that occasion the enlightenment factor of concentration is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of concentration; on that occasion, the enlightenment factor of concentration comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

1-2) — Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào cụ túc giới, cụ túc định, cụ túc tuệ, cụ túc giải thoát, cụ túc giải thoát tri kiến, Ta nói rằng ai thấy các Tỷ-kheo ấy thì có rất nhiều lợi ích.

3) Ai nghe các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng có rất nhiều lợi ích. Ai yết kiến các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng có rất nhiều lợi ích. Ai thân cận các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng có rất nhiều lợi ích. Ai nhớ nghĩ đến các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng có rất nhiều lợi ích. Ai tùy thuận các Tỷ-kheo ấy xuất gia, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng có rất nhiều lợi ích.

4) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, khi nghe pháp từ các Tỷ-kheo như vậy, vị nào sống viễn ly (vupakattho), được hai sự viễn ly : viễn ly về thân và viễn ly về tâm. Vị sống viễn ly như vậy thì sẽ tùy niệm (anussarati) pháp ấy, tùy tầm pháp ấy.

5) Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo sống viễn ly như vậy, tùy niệm, tùy tầm pháp ấy; trong lúc ấy, niệm giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi; trong khi ấy, nhờ tu tập, niệm giác chi đi đến viên mãn. Vị ấy trú với chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư sát, thành tựu quán sát pháp ấy.

6) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư sát và đi đến quán sát pháp ấy; trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, trạch pháp giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi; trong khi ấy, nhờ tu tập, trạch pháp giác chi đi đến viên mãn. Trong khi vị ấy với trí tuệ quyết trạch, tư sát và thành tựu quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động (asallinam) bắt đầu phát khởi nơi vị ấy.

7) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với trí tuệ quyết trạch, tư sát và thành tựu quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi; trong khi ấy, nhờ tu tập, tinh tấn giác chi đi đến viên mãn. Với vị tinh cần, tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất (piti niràmisà) khởi lên.

8) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tinh cần, tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên; trong khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập hỷ giác chi; trong khi ấy, nhờ tu tập, hỷ giác chi đi đến viên mãn. Với vị có ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an.

9) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an; trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập khinh an giác chi; trong khi ấy, nhờ tu tập, khinh an giác chi đi đến viên mãn. Với vị có thân khinh an, lạc hiện hữu. Với vị có lạc, tâm được định tĩnh.

10) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thân khinh an, được an lạc, tâm được định tĩnh; trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, định giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập định giác chi; trong khi ấy, định giác chi nhờ tu tập, đi đến viên mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo trú xả nhìn (sự vật) (sàdhukam ajjhupekkhità).

 

11) “He closely looks on with equanimity at the mind thus concentrated. Whenever, bhikkhus, a bhikkhu closely looks on with equanimity at the mind thus concentrated, on that occasion the enlightenment factor of equanimity is aroused by the bhikkhu; on that occasion, the bhikkhu develops the enlightenment factor of equanimity; on that occasion the enlightenment factor of equanimity comes to fulfilment by development in the bhikkhu.

12) “Bhikkhus, when these seven factors of enlightenment have been developed and cultivated in this way, seven fruits and benefits may be expected. What are the seven fruits and benefits?

13) “One attains final knowledge early in this very life.

14) “If one does not attain final knowledge early in this very life, then one attains final knowledge at the time of death.

15) “If one does not attain final knowledge early in this very life or at the time of death, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes an attainer of Nibbāna in the interval.

16) “If one does not attain final knowledge early in this very life … or become an attainer of Nibbāna in the interval, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes an attainer of Nibbāna upon landing.

17) “If one does not attain final knowledge early in this very life … or become an attainer of Nibbāna upon landing, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes an attainer of Nibbāna without exertion.

18) “If one does not attain final knowledge early in this very life … or become an attainer of Nibbāna without exertion, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes an attainer of Nibbāna with exertion. “If one does not attain final knowledge early in this very life … or become an attainer of Nibbāna with exertion, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes one bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm.

19) “When, bhikkhus, the seven factors of enlightenment have been developed and cultivated in this way, these seven fruits and benefits may be expected.”

11) Trong khi, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm định tĩnh, khéo trú xả nhìn (sự vật) như vậy; trong khi ấy, này các Tỷ-kheo, xả giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập xả giác chi; trong khi ấy, xả giác chi nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

12) Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, thời bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?

13) Ngay trong hiện tại, lập tức (patihacca) thành tựu được chánh trí; nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí, thời khi lâm chung, thành tựu được chánh trí.

14) Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí; nếu khi lâm chung, không thành tựu được chánh trí, thời sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn (antaràparinibbàyi).

15) Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu được chánh trí; nếu khi lâm chung, không thành tựu được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung gian bát Niết-bàn, thời sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại (upahacca) Bát-niết-bàn.

16) Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không chứng được chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung gian Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn, thời sau khi đoạn tận năm hạ phầm kiết sử, chứng được Vô hành Bát-niết-bàn (asankhàraparinibbàyi)

17) Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung gian Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn diệt được năm hạ phần kiết sử, không chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Vô hành Bát-niết-hàn; thời sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn.

18) Nếu ngay trong hiện tại, lập tức không thành tựu chánh trí; nếu khi lâm chung, không chứng được chánh trí; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Trung gian Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, không chứng được Tổn hại bát Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Vô hành Bát-niết-bàn; nếu sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, không chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn; thời sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy là bậc thượng lưu (uddhamsoto), đạt được Sắc cứu cánh thiên.

19) Này các Tỷ-kheo, do tu tập bảy giác chi như vậy, do làm cho sung mãn như vậy nên được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.

 

4 (4) Clothes – Chuyển (Vatta)

 

1) On one occasion the Venerable Sāriputta was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2) There the Venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus:

— “Friends, bhikkhus!”

— “Friend,” they replied. The Venerable Sāriputta said this:

3) — “Friends, there are these seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness, the enlightenment factor of discrimination of states, the enlightenment factor of energy, the enlightenment factor of rapture, the enlightenment factor of tranquillity, the enlightenment factor of concentration, the enlightenment factor of equanimity. These are the seven factors of enlightenment.66

4) “Whichever of these seven factors of enlightenment I want to dwell in during the morning, I dwell in that factor of enlightenment during the morning. Whichever I want to dwell in during the middle of the day, I dwell in that factor of enlightenment during the middle of the day. Whichever I want to dwell in during the evening, I dwell in that factor of enlightenment during the evening.

5) “If, friends, it occurs to me, ‘[Let it be] the enlightenment factor of mindfulness,’ it occurs to me, ‘It’s measureless’; it occurs to me, ‘It’s fully perfected.’ While it persists, I understand, ‘It persists.’ If it abates in me, I understand, ‘It has abated in me for a particular reason.’ …

1) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, vườn ông Anàthapindika.

2) Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

— Chư Hiền giả Tỷ-kheo.

— Thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau :

3) — Này chư Hiền, có bảy giác chi này. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này chư Hiền, đó là bảy giác chi này.

4) Ðối với bảy giác chi này, này chư Hiền, đối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi sáng, trong giác chi ấy, ta an trú vào buổi sáng. Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi trưa, trong giác chi ấy, ta an trú vào buổi trưa. Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi chiều, trong giác chi ấy, ta an trú vào buổi chiều.

5) Nếu là niệm giác chi hiện hữu trong ta, này chư Hiền, ta rõ biết được giác chi ấy là vô lượng trong ta, giác chi ấy là khéo phát khởi trong ta, và giác chi ấy an trú trong ta, ta rõ biết là có an trú. Nếu giác chi ấy từ bỏ ta, ta rõ biết giác chi ấy từ bỏ ta vì nhân duyên này.

 

6-10) …

11) “If, friends, it occurs to me, ‘[Let it be] the enlightenment factor of equanimity,’ it occurs to me, ‘It’s measureless’; it occurs to me, ‘It’s fully perfected.’ While it persists, I understand, ‘It persists.’ But if it abates in me, I understand, ‘It has abated in me for a particular reason.’

12) “Suppose, friends, a king or a royal minister had a wardrobe full of differently coloured clothes. Whatever suit he might want to wear in the morning he would wear in the morning. Whatever suit he might want to wear during the middle of the day he would wear during the middle of the day. Whatever suit he might want to wear in the evening he would wear in the evening.

13-20) So too, friends, whichever of these seven factors of enlightenment I want to dwell in during the morning … during the middle of the day … during the evening, I dwell in that factor of enlightenment during the evening. “If, friends, it occurs to me, ‘[Let it be] the enlightenment factor of mindfulness’ … (all as above) … I understand, ‘It has abated in me for a particular reason.’”

6-10) … (như trên, với các giác chi khác) …

11) Nếu là xả giác chi hiện hữu trong ta, này chư Hiền, ta rõ biết được giác chi ấy là vô lượng trong ta, giác chi ấy là khéo phát khởi trong ta, và giác chi ấy an trú trong ta, ta rõ biết là có an trú. Nếu giác chi ấy từ bỏ ta, ta rõ biết giác chi ấy từ bỏ ta vì nhân duyên này.

12) Ví như, này chư Hiền, hòm áo của vua hay vị đại thần của vua đầy những loại áo có màu sắc sai biệt. Nếu vị ấy muốn mặc loại áo nào vào buổi sáng, vị ấy mặc loại ấy vào buổi sáng. Nếu muốn mặc loại áo nào vào buổi trưa, vị ấy mặc loại áo ấy vào buổi trưa. Nếu muốn mặc loại áo nào vào buổi chiều, vị ấy mặc loại áo ấy vào buổi chiều.

13) Cũng vậy, này chư Hiền, đối với bảy giác chi này, đối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi sáng, trong giác chi ấy ta an trú vào buổi sáng. Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi trưa, trong giác chi ấy ta an trú vào buổi trưa. Ðối với giác chi nào ta muốn an trú vào buổi chiều, ta an trú giác chi ấy vào buổi chiều.

14) Nếu là niệm giác chi hiện hữu trong ta, này chư Hiền, ta rõ biết… (như trên đoạn số 5)

15-19) … (như trên đoạn số 6-10)

20) Nếu là xả giác chi… (như trên đoạn số11)

 

5 (5) A Bhikkhu – Vị Tỷ-Kheo

 

1) At Sāvatthı̄…

2) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘factors of enlightenment, factors of enlightenment.’

In what sense are they called factors of enlightenment?” 

— “They lead to enlightenment, bhikkhu, therefore they are called factors of enlightenment.

3-4) Here, bhikkhu, one develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. One develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. While one is developing these seven factors of enlightenment, one’s mind is liberated from the taint of sensuality, from the taint of existence, from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ One understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

5) They lead to enlightenment, bhikkhu, therefore they are called factors of enlightenment.”

 

6 (6) Kuṇḍaliya – Kundaliya (Người đeo vòng tai) 

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāketa in the Deer Park at the Añjana Grove.

2) Then the wanderer Kuṇḍaliya approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

3) — “Master Gotama, I am one who stays around monastic parks and frequents assemblies. After the meal, when I have finished my breakfast, it is my custom to roam and wander from park to park, from garden to garden. There I see some ascetics and brahmins engaged in discussion for the benefits of rescuing their own theses in debate and condemning [the theses of others]. But what is the benefit that Master Gotama lives for?”

— “Kuṇḍaliya, the Tathāgata lives for the benefit and fruit of true knowledge and liberation.”68

4) “But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil true knowledge and liberation?”

— “The seven factors of enlightenment, Kuṇḍaliya, when developed and cultivated, fulfil true knowledge and liberation.”

5) — “But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the seven factors of enlightenment?”

— “The four establishments of mindfulness, Kuṇḍaliya, when developed and cultivated, fulfil the seven factors of enlightenment.”

6) — “But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the four establishments of mindfulness?”

— “The three kinds of good conduct, Kuṇḍaliya, when developed and cultivated, fulfil the four establishments of mindfulness.”

7) — “But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the three kinds of good conduct?”

— “Restraint of the sense faculties, Kuṇḍaliya, when developed and cultivated, fulfils the three kinds of good conduct. “And how, Kuṇḍaliya, is restraint of the sense faculties developed and cultivated so that it fulfils the three kinds of good conduct?

1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Ancana, vườn Lộc Uyển.

2) Rồi du sĩ Kundaliya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn :

3) — Thưa Tôn giả Gotama, tôi sống gần khu vườn, giao du với hội chúng. Sau khi ăn buổi sáng xong, thưa Tôn giả Gotama, như sau là sở hành (àcàra) của tôi. Tôi bộ hành, tôi du hành, từ khóm vườn này qua khóm vườn khác, từ khu vườn này qua khu vườn khác. Tại đấy, tôi thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về lợi ích thoát ly các tranh luận (itivàdapamokkànisamsam) và lợi ích cật vấn (upàrambhànisamsam). Còn Tôn giả Gotama sống có lợi ích gì?

— Này Kundaliya, Như Lai có quả lợi ích của minh và giải thoát (vịjjàvimuttiphalà- nisamsam).

4) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

— Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

5) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

— Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

6) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn?

— Này Kundaliya, ba thiện hành (sucaritàni) được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

7) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

— Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn. Nhưng này Kundaliya, hộ trì căn tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

 

8) Here, Kuṇḍaliya, having seen an agreeable form with the eye, a bhikkhu does not long for it, or become excited by it, or generate lust for it. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated. But having seen a disagreeable form with the eye, he is not dismayed by it, not daunted, not dejected, without ill will. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated.

9-13) “Further, Kuṇḍaliya, having heard an agreeable sound with the ear … having smelt an agreeable odour with the nose … having savoured an agreeable taste with the tongue … having felt an agreeable tactile object with the body … having cognized an agreeable mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not long for it, or become excited by it, or generate lust for it. But having cognized a disagreeable mental phenomenon with the mind, he is not dismayed by it, not daunted, not dejected, without ill will. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated.

 

14) “When, Kuṇḍaliya, after he has seen a form with the eye, a bhikkhu’s body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated in regard to both agreeable and disagreeable forms; when, after he has heard a sound with the ear … smelt an odour with the nose … savoured a taste with the tongue … felt a tactile object with the body … cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu’s body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated in regard to both agreeable and disagreeable mental phenomena, then his restraint of the sense faculties has been developed and cultivated in such a way that it fulfils the three kinds of good conduct.

15) “And how, Kuṇḍaliya, are the three kinds of good conduct developed and cultivated so that they fulfil the four establishments of mindfulness? Here, Kuṇḍaliya, having abandoned bodily misconduct, a bhikkhu develops good bodily conduct; having abandoned verbal misconduct, he develops good verbal conduct; having abandoned mental misconduct, he develops good mental conduct. It is in this way that the three kinds of good conduct are developed and cultivated so that they fulfil the four establishments of mindfulness.

16) “And how, Kuṇḍaliya, are the four establishments of mindfulness developed and cultivated so that they fulfil the seven factors of enlightenment? Here, Kuṇḍaliya, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending and mindful, having removed covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating feelings in feelings … mind in mind … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending and mindful, having removed covetousness and displeasure in regard to the world. It is in this way that the four establishments of mindfulness are developed and cultivated so that they fulfil the seven factors of enlightenment.

17) “And how, Kuṇḍaliya, are the seven factors of enlightenment developed and cultivated so that they fulfil true knowledge and liberation? Here, Kuṇḍaliya, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way that the seven factors of enlightenment are developed and cultivated so that they fulfil true knowledge and liberation.”

18) When this was said, the wanderer Kuṇḍaliya said to the Blessed One:

— “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Saṅgha. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.”

8) Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục (ràga) khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và khi mắt thấy sắc không khả ý, không có tuyệt vọng (manku), tâm không có dao động, ý không có chán nản (àdìnamànaso), tâm không có tức tối (avyàpannàcetaso). Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

9-12) Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…

13) Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi ý biết pháp khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và Tỷ-kheo khi ý biết pháp không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

14) Này Kundaliya, khi nào Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, đối với sắc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát… khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết pháp, đối với các pháp khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát. Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

15) Và này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo đoạn tận thân ác hành, tu tập thân thiện hành; đoạn tận khẩu ác hành, tu tập khẩu thiện hành; đoạn tận ý ác hành, tu tập ý thiện hành. Này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

16) Và này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, quán thọ trên các thọ… quán tâm trên các tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

17) Và này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

18) Khi được nói vậy, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn :

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama… từ nay cho đến trọn đời con xin quy ngưỡng.

  

7 (7) The Peaked House – Nóc Nhà

 

1-3) — “Bhikkhus, just as all the rafters of a peaked house slant, slope, and incline towards the roof peak, so too, when a bhikkhu develops and cultivates the seven factors of enlightenment, he slants, slopes, and inclines towards

Nibbāna. 

4) “And how is this so? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way that a bhikkhu develops and cultivates the seven factors of enlightenment so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.”

1-3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, các cây đà, cây kèo của ngôi nhà có nóc nhọn; tất cả cây đà, cây kèo ấy đều thiên về nóc nhọn, hướng về nóc nhọn, xuôi về nóc nhọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

4) Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi như thế nào, làm cho sung mãn bảy giác chi như thế nào, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi… tu tập tinh tấn giác chi… tu tập hỷ giác chi… tu tập khinh an giác chi… tu tập định giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về về Niết-bàn.

 

8 (8) Upavāṇa – Upavàna

 

1) On one occasion the Venerable Upavāṇa and the Venerable Sāriputta were dwelling at Kosambı̄ in Ghosita’s Park.

2) Then, in the evening, the Venerable Sāriputta emerged from seclusion and approached the Venerable Upavāṇa. He exchanged greetings with the Venerable Upavāṇa and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

3) — “Friend Upavāṇa, can a bhikkhu know for himself: ‘By careful attention the seven factors of enlightenment have been fully perfected by me in such a way that they lead to dwelling in comfort’?”

4) — “A bhikkhu can know this for himself, friend Sāriputta. When arousing the enlightenment factor of mindfulness, friend, a bhikkhu understands: ‘My mind is well liberated; I have uprooted sloth and torpor and thoroughly removed restlessness and remorse. My energy has been aroused. I attend as a matter of vital concern, not sluggishly.’… When arousing the enlightenment factor of equanimity, he understands: ‘My mind is well liberated; I have uprooted sloth and torpor and thoroughly removed restlessness and remorse. My energy has been aroused. I attend as a matter of vital concern, not sluggishly.’ “It is in this way, friend, that a bhikkhu can know for himself: ‘By careful attention the seven factors of enlightenment have been fully perfected by me in such a way that they lead to dwelling in comfort.’”

1) Một thời Tôn giả Upavàna và Tôn giả Sàriputta sống ở Kosambi, tại vườn Ghosita.

2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Upavàna; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Upavàna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Upavàna.

3)– Thưa Hiền giả Upavàna, Tỷ-kheo có thể biết được chăng, do tự mình như lý tác ý, bảy giác chi được khéo an trú trong ta, đưa đến lạc trú?

4) — Thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo có thể biết được, do tự mình như lý tác ý, bảy giác chi được khéo bắt đầu trong ta, đưa đến lạc trú. Thưa Hiền giả, Tỷ-kheo chỉ bắt đầu niệm giác chi, biết được : “Tâm ta được khéo giải thoát. Hôn trầm thụy miên trong ta được khéo nhổ sạch. Trạo hối trong ta được khéo điều phục. Tinh tấn giác chi đã bắt đầu trong ta. Lấy giác chi ấy làm đối tượng (atthikatvà), ta dụng tâm tác ý. Giác chi ấy không có thối thất (linàm)”… Thưa Hiền giả, Tỷ-kheo chỉ bắt đầu xả giác chi, biết được : “Tâm ta được khéo giải thoát. Hôn trầm thụy miên trong ta được khéo nhổ sạch. Trạo hối trong ta được khéo điều phục. Tinh tấn giác chi đã bắt đầu trong ta. Lấy giác chi ấy làm đối tượng, ta dụng tâm tác ý. Giác chi ấy không có thối thất”. Cũng vậy, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo có thể biết được, do tự mình như lý tác ý, bảy giác chi được khéo an trú trong ta, đưa đến lạc trú.

  

9 (9) Arisen (or Arising) (1) – Sanh (1)

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the appearance of a Tathāgata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One. What seven?

3) The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the appearance of a Tathāgata, an

Arahant, a Perfectly Enlightened One.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, có bảy giác chi này chưa khởi lên, nếu được tu tập, làm cho sung mãn, có thể khởi lên. Nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Thế nào là bảy?

3) Niệm giác chi… xả giác chi. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi này chưa khởi lên, nếu được tu tập, làm cho sung mãn, có thể khởi lên. Nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác.

  

10 (10) Arisen (or Arising) (2) – Sanh (2)

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the Discipline of a Fortunate One. What seven?

3) The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the Discipline of a Fortunate One.” 

1-2) — Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi lên, nếu được tu tập, làm cho sung mãn, có thể khởi lên. Nhưng không thể không có giới luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là bảy?

3) Niệm giác chi… xả giác chi. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi lên, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, có thể khởi lên. Nhưng không thể không có giới luật của bậc Thiện Thệ.

 

II. ILL – Phẩm Về Bệnh

  

11 (1) Living Beings – Sanh Loại 

 

1-2) — “Bhikkhus, whatever living beings there are which assume the four postures—sometimes walking, sometimes standing, sometimes sitting, sometimes lying down—all assume the four postures based upon the earth, established upon the earth. So too, based upon virtue, established upon virtue, a bhikkhu develops and cultivates the seven factors of enlightenment.

3) “And how does he do so? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu, based upon virtue, established upon virtue, develops and cultivates the seven factors of enlightenment.”

1-2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có những loại hữu tình (pàna) theo bốn cử chỉ, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm. Tất cả những sanh loại ấy y cứ vào đất, an trú vào đất; mà thực hiện bốn cử chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

3) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

 

12 (2) The Simile of the Sun (1) – Ví Dụ Mặt Trời (1)

 

1-2) — “Bhikkhus, this is the forerunner and precursor of the rising of the sun, that is, the dawn. So too, bhikkhus, for a bhikkhu this is the forerunner and precursor of the arising of the seven factors of enlightenment, that is, good friendship. When a bhikkhu has a good friend, it is to be expected that he will develop and cultivate the seven factors of enlightenment.

3) “And how does a bhikkhu who has a good friend develop and cultivate the seven factors of enlightenment? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu who has a good friend develops and cultivates the seven factors of enlightenment.”

1-2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm đi trước, là tướng báo trước mặt trời sắp mọc, tức rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm đi trước, là tướng báo trước bảy giác chi sanh khởi, tức là làm bạn với thiện. Tỷ-kheo làm bạn với thiện, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng : bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo làm bạn với thiện, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo làm bạn với thiện, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

 

13 (3) The Simile of the Sun (2) – Ví Dụ Mặt Trời (2)

 

1-2) — “Bhikkhus, this is the forerunner and precursor of the rising of the sun, that is, the dawn. So too, bhikkhus, for a bhikkhu this is the forerunner and precursor of the arising of the seven factors of enlightenment, that is, careful attention. When a bhikkhu is accomplished in careful attention, it is to be expected that he will develop and cultivate the seven factors of enlightenment.

3) “And how does a bhikkhu who is accomplished in careful attention develop and cultivate the seven factors of enlightenment? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu who is accomplished in careful attention develops and cultivates the seven factors of enlightenment.”

1-2) Ví như, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm đi trước, là tướng báo trước mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm đi trước, là tướng báo trước bảy giác chi sanh khởi, tức là như lý tác ý. Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng: bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn.

3) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

 

14 (4) Ill (1) – Bệnh (1)

 

  • On one occasion,

The Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2) Now on that occasion the Venerable Mahākassapa was dwelling in the Pipphali Cave—sick, afflicted, gravely ill.

3-4) Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and approached the Venerable Mahākassapa. He sat down in the appointed seat and said to the Venerable Mahākassapa:

— “I hope you are bearing up, Kassapa, I hope you are getting better. I hope that your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be discerned.”

— “Venerable sir, I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned.”

5) — “These seven factors of enlightenment, Kassapa, have been rightly expounded by me; when developed and cultivated, they lead to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. What seven? The enlightenment factor of mindfulness has been rightly expounded by me; when developed and cultivated, it leads to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna…. The enlightenment factor of equanimity has been rightly expounded by me; when developed and cultivated, it leads to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. These seven factors of enlightenment, Kassapa, have been rightly expounded by me; when developed and cultivated, they lead to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.”

— “Surely, Blessed One, they are factors of enlightenment! Surely, Fortunate One, they are factors of enlightenment!”

 

6) This is what the Blessed One said. Elated, the Venerable Mahākassapa delighted in the Blessed One’s statement. And the Venerable Mahākassapa recovered from that illness. In such a way the Venerable Mahākassapa was cured of his illness.

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.

3) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.

4) Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :

— Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?

— Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.

5) — Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn… Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

— Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.

6) Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.

 

15 (5) Ill (2) – Bệnh (2)

 

1) On one occasion,

The Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2) Now on that occasion the Venerable Mahāmoggallāna was dwelling on Mount Vulture Peak—sick, afflicted, gravely ill.

3-6) Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and approached the Venerable Mahāmoggallāna … (all as above, with the change of names being the only difference) … In such a way, the Venerable Mahāmoggallāna was cured of his illness.

1-6) (Hoàn toàn giống kinh trên, chỉ khác đây là trường hợp ngài Mahà Moggalàna).

 

16 (6) Ill (3)

 

1) On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2) Now on that occasion the Blessed One was sick, afflicted, gravely ill.

3) Then the Venerable Mahācunda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side.

4) The Blessed One then said to the Venerable Mahācunda:

— “Recite the factors of enlightenment, Cunda.”

5) — “These seven factors of enlightenment, venerable sir, have been rightly expounded by the Blessed One; when developed and cultivated, they lead to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. What seven? The enlightenment factor of mindfulness has been rightly expounded by the Blessed One; when developed and cultivated, it leads to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna…. The enlightenment factor of equanimity has been rightly expounded by the Blessed One; when developed and cultivated, it leads to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. These seven factors of enlightenment, venerable sir, have been rightly expounded by the Blessed One; when developed and cultivated, they lead to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.”

— “Surely, Cunda, they are factors of enlightenment!

— Surely, Cunda, they are factors of enlightenment!” 

6) This is what the Venerable Mahācunda said. The Teacher approved. And the Blessed One recovered from that illness. In such a way, the Blessed One was cured of his illness.

1) Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.

3) Rồi Tôn giả Mahà Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

4) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Cunda đang ngồi một bên :

— Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.

5) — Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn… Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

— Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi. Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi.

6) Tôn giả Mahà Cunda thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy. (Kinh Hán Tạng: Tăng, Ðại 2,73la)

  

17 (7) Going Beyond – Ðến Bờ Bên Kia Hay Không Có Hơn Nữa

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to going beyond from the near shore to the far shore. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to going beyond from the near shore to the far shore.”

(The verses attached to this sutta are identical with those at 45:34 above.)

2) — Có bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia… Xả giác chi, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.

3) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

  1. Ít thay là những người,
    Qua được bờ bên kia,
    Phần lớn quần chúng khác,
    Chạy qua lại bờ này.
  2. Những ai khéo thuyết giảng,
    Chánh pháp khéo tuyên thuyết,
    Họ đến bờ bên kia,
    Khéo vượt cảnh Ma giới.
  3. Ðoạn tận các hắc pháp,
    Bậc trí tu bạch pháp,
    Bỏ nhà, sống không nhà,
    Trong độc cư an lạc.
  4. Ở đây muốn hưởng lạc,
    Hãy bỏ mọi dục vọng,
    Bậc trí tự thanh lọc,
    Tự tâm khởi phiền não.
  5. Những ai khéo tu tập,
    Chánh tâm trong giác chi,
    Từ bỏ các chấp trước,
    Hoan hỷ, không chấp thủ,
    Lậu hoặc tận, chói sáng,
    Ðạt tịch tịnh ở đời.

 

18 (8) Neglected – Thối Thất (Virdddha) hay Tấn Tu (Aradda) 

 

1-2) — “Bhikkhus, those who have neglected the seven factors of enlightenment have neglected the noble path leading to the complete destruction of suffering. Those who have undertaken the seven factors of enlightenment have undertaken the noble path leading to the complete destruction of suffering.

“What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity.

3) “Bhikkhus, those who have neglected … who have undertaken these seven factors of enlightenment have undertaken the noble path leading to the complete destruction of suffering.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, những ai thối thất bảy giác chi thì cũng thối thất Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận diệt khổ. Này các Tỷ-kheo, những ai tấn tu bảy giác chi thì cũng tấn tu Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận diệt khổ. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, … xả giác chi.

3) Này các Tỷ-kheo, những ai thối thất hay tấn tu bảy giác chi thì cũng thối thất hay tấn tu Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận diệt khổ.

 

19 (9) Noble – Thánh

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, are noble and emancipating; they lead the one who acts upon them out to the complete destruction of suffering. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment … lead the one who acts upon them out to the complete destruction of suffering.”

1-2) — Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ thành những thánh dẫn độ. (Niyyànikà: Ðưa đến giải thoát), dắt dẫn người sở hành chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi… Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ thành những thánh dẫn độ, dắt dẫn người sở hành chơn chánh đoạn diệt khổ đau.

  

20 (10) Revulsion – Nhàm Chán

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to utter revulsion, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment … lead to Nibbāna.”

1-2) — Có bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi… Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 

III. UDĀYĪ – Phẩm Udàyi

  

21 (1) To Enlightenment – Giác (Bodhanà) 

 

1-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One… Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One:

— “Venerable sir, it is said, ‘factors of enlightenment, factors of enlightenment.’ In what sense are they called factors of enlightenment?”

— “They lead to enlightenment, bhikkhu, therefore they are called factors of enlightenment.

4) Here, bhikkhu, one develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. One develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.

5) They lead to enlightenment, bhikkhu, therefore they are called factors of enlightenment.”

1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến… rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Giác chi, giác chi”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là giác chi?

— Ðưa đến giác ngộ, này Tỷ-kheo, nên được gọi là giác chi.

4) Ở đây, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

5) Ðưa đến giác ngộ, này Tỷ-kheo, cho nên được gọi là giác chi.

 

22 (2) A Teaching – Thuyết Giảng

 

1-2) — “Bhikkhus, I will teach you the seven factors of enlightenment. Listen to that….

— “And what, bhikkhus, are the seven factors of enlightenment? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These are the seven factors of enlightenment.”

1-2)– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về bảy giác chi. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy giác chi? Niệm giác chi… xả giác chi. Này các Tỷ-kheo, có bảy giác chi này.

  

23 (3) A Basis – Trú Xứ

 

1-2) — “Bhikkhus, by frequently giving attention to things that are a basis for sensual lust, unarisen sensual desire arises and arisen sensual desire increases and expands.

3) By frequently giving attention to things that are a basis for ill will, unarisen ill will arises and arisen ill will increases and expands.

4) By frequently giving attention to things that are a basis for sloth and torpor, unarisen sloth and torpor arise and arisen sloth and torpor increase and expand. 5) By frequently giving attention to things that are a basis for restlessness and remorse, unarisen restlessness and remorse arise and arisen restlessness and remorse increase and expand.

6) By frequently giving attention to things that are a basis for doubt, unarisen doubt arises and arisen doubt increases and expands.

7) “Bhikkhus, by frequently giving attention to things that are a basis for the enlightenment factor of mindfulness, the unarisen enlightenment factor of mindfulness arises and the arisen enlightenment factor of mindfulness comes to fulfilment by development….

8) By frequently giving attention to things that are a basis for the enlightenment factor of equanimity, the unarisen enlightenment factor of equanimity arises and the arisen enlightenment factor of equanimity comes to fulfilment by development.”

1-2) — Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho dục và tham (kàmaràga), này các Tỷ-kheo, nên dục tham (kàmacchanda) chưa sanh được sanh khởi; và dục tham đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

3) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho sân, này các Tỷ-kheo, nên sân chưa sanh được sanh khởi; và sân đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

4) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, nên hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

5) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho trạo hối, này các Tỷ-kheo, nên trạo hối chưa sanh được sanh khởi; và trạo hối đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

6) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, nên nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

7) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, nên niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

8) Do tác ý, làm cho sung mãn các pháp trú xứ cho xả giác chi, này các Tỷ-kheo, nên xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

 

24 (4) Careless Attention – Phi Như Lý (Ayoniso)

 

1-2) — “Bhikkhus, when one attends carelessly, unarisen sensual desire arises and arisen sensual desire increases and expands;

3) When one attends carelessly, unarisen ill will arises and arisen ill will increases and expands.

4) When one attends carelessly, unarisen sloth and torpor arise and arisen sloth and torpor increase and expand.

5) When one attends carelessly, unarisen restlessness and remorse arise and arisen restlessness and remorse increase and expand.

6) When one attends carelessly, unarisen doubt arises and arisen doubt increases and expands.

7-12) Also, the unarisen enlightenment factor of mindfulness does not arise and the arisen enlightenment factor of mindfulness ceases … the unarisen enlightenment factor of equanimity does not arise and the arisen enlightenment factor of equanimity ceases.

13) “When one attends carefully, bhikkhus, unarisen sensual desire does not arise and arisen sensual desire is abandoned. When one attends carefully, unarisen ill will … sloth and torpor … restlessness and remorse … doubt does not arise and arisen doubt is abandoned. Also, the unarisen enlightenment factor of mindfulness arises and the arisen enlightenment factor of mindfulness comes to fulfilment by development … the unarisen enlightenment factor of equanimity arises and the arisen enlightenment factor of equanimity comes to fulfilment by development.”

1-2)– Do phi như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, dục tham (kàmacchanda) chưa sanh được sanh khởi; và dục tham đã sanh khởi đi đến tăng trưởng, quảng đại.

3) … sân chưa sanh được sanh khởi; và sân đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

4) … hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

5) … trạo hối chưa sanh được sanh khởi; và trạo hối đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

6) … nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.

7) … và niệm giác chi chưa sanh không sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh bị đoạn diệt… xả giác chi chưa sanh không sanh khởi; và xả giác chi đã sanh bị đoạn diệt.

8) … Và này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, dục tham chưa sanh không thể sanh khởi; và dục tham đã sanh bị đoạn tận.

9) … sân chưa sanh không thể sanh khởi; và sân đã sanh bị đoạn tận.

10) … hôn trầm thụy miên chưa sanh không thể sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh bị đoạn tận.

11) … trạo hối chưa sanh không thể sanh khởi; và trạo hối đã sanh bị đoạn tận.

12) … nghi hoặc chưa sanh không thể sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh bị đoạn tận.

13) … Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn… xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

  

25 (5) Nondecline – Không Tổn Giảm (Aparihàni) (1) 

 

1-2) — “Bhikkhus, I will teach you seven things that lead to nondecline. Listen to that…

3) “And what, bhikkhus, are the seven things that lead to nondecline? They are: the seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These are the seven things that lead to nondecline.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về bảy pháp không tổn giảm. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không tổn giảm? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là bảy pháp không tổn giảm.

  

26 (6) The Destruction of Craving – Ðoạn Tận (Khaya)

 

1-2) — “Bhikkhus, develop the path and the way that leads to the destruction of craving.

3) And what is the path and the way that leads to the destruction of craving? It is: the seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity.”

4) When this was said, the Venerable Udāyı̄ asked the Blessed One:

— “Venerable sir, how are the seven factors of enlightenment developed and cultivated so that they lead to the destruction of craving?”

5) — “Here, Udāyı̄, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release; which is vast, exalted, measureless, without ill will. When he develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion … without ill will, craving is abandoned. With the abandoning of craving, kamma is abandoned. With the abandoning of kamma, suffering is abandoned….

6-12) “He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release; which is vast, exalted, measureless, without ill will. When he develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion … without ill will, craving is abandoned. With the abandoning of craving, kamma is abandoned.

With the abandoning of kamma, suffering is abandoned.

13) “Thus, Udāyı̄, with the destruction of craving comes the destruction of kamma; with the destruction of kamma comes the destruction of suffering.”

1-2) — Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến đoạn tận khát ái, hãy tu tập con đường ấy, đạo lộ ấy.

3) Và con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến đoạn tận khát ái? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi.

4) Khi được nói vậy, Tôn giả Udàyi bạch Thế Tôn:

— Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bạch Thế Tôn, bảy giác chi đưa đến đoạn tận khát ái?

5) — Ở đây, này Udàyi, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Ðối với vị tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân thì khát ái được đoạn tận. Do khát ái được đoạn tận nên nghiệp được đoạn tận. Do nghiệp được đoạn tận nên khổ được đoạn tận.

6-11) … trạch pháp giác chi… tinh tấn giác chi… hỷ giác chi… khinh an giác chi… định giác chi…

12) Ở đây, Tỷ-kheo tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Ðối với vị tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân thì khát ái được đoạn tận. Do khát ái được đoạn tận nên nghiệp được đoạn tận. Do nghiệp được đoạn tận nên khổ được đoạn tận.

13) Như vậy, này Udàyi, do khát ái đoạn tận nên nghiệp đoạn tận. Do nghiệp đoạn tận nên khổ đoạn tận.

  

27 (7) The Cessation of Craving – Ðoạn Diệt

 

1-2) — “Bhikkhus, develop the path and the way that leads to the cessation of craving.

3) And what is the path and the way that leads to the cessation of craving? It is: the seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity.

4) “And how is it, bhikkhus, that the seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to the cessation of craving?

“Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.

5) It is when the seven factors of enlightenment are developed and cultivated in this way that they lead to the cessation of craving.”

1-2) — Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến đoạn diệt khát ái, hãy tu tập con đường ấy, đạo lộ ấy.

3) Và này các Tỷ-kheo, con đường nào, đạo lộ nào đưa đến đoạn diệt khát ái? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi.

4) Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn diệt khát ái?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ,… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

5) Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn diệt khát ái.

 

28 (8) Partaking of Penetration – Thể Nhập (Nibbedha).

 

1-2) — “Bhikkhus, I will teach you the path that partakes of penetration. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the path that partakes of penetration? It is: the seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity.”

4) When this was said, the Venerable Udāyı̄ asked the Blessed One:

— “Venerable sir, how are the seven factors of enlightenment developed and cultivated so that they lead to penetration?”

5) — “Here, Udāyı̄, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release; which is vast, exalted, measureless, without ill will. With a mind that has developed the enlightenment factor of mindfulness, he penetrates and sunders the mass of greed that he has never before penetrated and sundered; he penetrates and sunders the mass of hatred that he has never before penetrated and sundered; he penetrates and sunders the mass of delusion that he has never before penetrated and sundered…“He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release; which is vast, exalted, measureless, without ill will. With a mind that has developed the enlightenment factor of equanimity, he penetrates and sunders the mass of greed … the mass of hatred … the mass of delusion that he has never before penetrated and sundered.

6) “It is, Udāyı̄, when the seven factors of enlightenment are developed and cultivated in this way that they lead to penetration.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thể nhập phần (nibbedhabhàgiyam). Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thể nhập phần? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi.

4) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi bạch Thế Tôn:

— Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bạch Thế Tôn, bảy giác chi đưa đến thể nhập?

5) — Ở đây, này Udàyi, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ… Tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập xả giác chi, đâm thủng được, phá vỡ được tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.

6) Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, này Udàyi, bảy giác chi đưa đến thể nhập.

 

29 (9) One Thing – Một Pháp

1-2) — “Bhikkhus, I do not see even one other thing that, when developed and cultivated, leads to the abandoning of the things that fetter so effectively as this: the seven factors of enlightenment. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity.

3) “And how, bhikkhus, are the seven factors of enlightenment developed and cultivated so that they lead to the abandoning of the things that fetter? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release…. He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is when the seven factors of enlightenment are developed and cultivated in this way that they lead to the abandoning of the things that fetter.

4) “And what, bhikkhus, are the things that fetter? The eye is a thing that fetters; it is here that these fetters, shackles, and clamps arise. The ear is a thing that fetters … The mind is a thing that fetters; it is here that these fetters, shackles, and clamps arise. These are called the things that fetter.”

1-2) — Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử. Ðó chính là bảy giác chi, này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy? Niệm giác chi… xả giác chi.

3) Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly,… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp có khả năng sanh kiết sử? Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước (ajjhosanà), sai sử, trói buộc (samyojanavinibandhà) … Ý là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp có khả năng sanh kiết sử.

  

30 (10) Udāyı̄ – Udàyi

 

1-2) On one occasion, the Blessed One was dwelling among the Sumbhas, where there was a town of the Sumbhas named Sedaka. Then the Venerable Udāyı̄ approached the Blessed One … and said to him:

3) — “It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir, how helpful has been my devotion and reverence for the Blessed One, my sense of shame and fear of wrongdoing. For in the past, venerable sir, when I was still a  householder, I did not have much concern for the Dhamma or the Saṅgha. But when I considered my devotion and reverence for the Blessed One, and my sense of shame and fear of wrongdoing, I went forth from the household life into homelessness. The Blessed One taught me the Dhamma thus: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away.’

4) “Then, venerable sir, while I was staying in an empty hut following along with the surge and decline of the five aggregates subject to clinging, I directly knew as it really is: ‘This is suffering’; I directly knew as it really is: ‘This is the origin of suffering’; I directly knew as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; I directly knew as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’

5) I have made the breakthrough to the Dhamma, venerable sir, and have obtained the path which, when I have developed and cultivated it, will lead me on, while I am dwelling in the appropriate way, to such a state that I shall understand: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’ “I have obtained the enlightenment factor of mindfulness which, when I have developed and cultivated it, will lead me on, while I am dwelling in the appropriate way, to such a state that I shall understand: ‘Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’… I have obtained the enlightenment factor of equanimity which, when I have developed and cultivated it, will lead me on, while I am dwelling in the appropriate way, to such a state that I shall understand: ‘Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’

“This, venerable sir, is the path that I have obtained, which … will lead me on … to such a state that I shall understand: ‘Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’”

6) — “Good, good, Udāyı̄! Indeed, Udāyı̄, this is the path that you have obtained, and when you have developed and cultivated it, it will lead you on, while you are dwelling in the appropriate way, to such a state that you will understand: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

 

  1. THE HINDRANCES – Phẩm Triền Cái

  

31 (1) Wholesome (1) – Thiện (1) 

 

1-2) — “Bhikkhus, whatever states there are that are wholesome, partaking of the wholesome, pertaining to the wholesome, they are all rooted in diligence, converge upon diligence, and diligence is declared to be the chief among them. 3) When a bhikkhu is diligent, it is to be expected that he will develop and cultivate the seven factors of enlightenment. “And how, bhikkhus, does a bhikkhu who is diligent develop and cultivate the seven factors of enlightenment?

4) Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu who is diligent develops and cultivates the seven factors of enlightenment.”

1-2) — Phàm có những pháp nào, này các Tỷ-kheo, dự phần về thiện và bất thiện, nhưng thuộc về phần thiện, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ; không phóng dật được gọi là tối thượng đối với những pháp ấy.

3) Với Tỷ-kheo không phóng dật này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phóng dật tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phóng dật tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

 

32 (2) Wholesome (2) – Thiện (2) 

 

1-2) — “Bhikkhus, whatever states there are that are wholesome, partaking of the wholesome, pertaining to the wholesome, they are all rooted in careful attention, converge upon careful attention, and careful attention is declared to be the chief among them.

3-4) When a bhikkhu is accomplished in careful attention, it is to be expected that he will develop and cultivate the seven factors of enlightenment. “And how, bhikkhus, does a bhikkhu who is accomplished in careful attention develop and cultivate the seven factors of enlightenment…” (All as above.)

1-2) — Phàm có những pháp nào, này các Tỷ-kheo, dự phần về thiện và bất thiện, nhưng thuộc về phần thiện, tất cả những pháp ấy lấy như lý tác ý làm căn bản, lấy như lý tác ý làm chỗ quy tụ; như lý tác ý được gọi là tối thượng đối với những pháp ấy.

3) Với Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng bảy giác chi sẽ được tu tập, sẽ được làm cho sung mãn. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi.

 

33 (3) Corruptions – Cấu Uế (1)

 

1-2) — “Bhikkhus, there are these five corruptions of gold, corrupted by which gold is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not properly fit for work.

3-7) What five? Iron is a corruption of gold, corrupted by which gold is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not properly fit for work. Copper is a corruption of gold … Tin is a corruption of gold … Lead is a corruption of gold … Silver is a corruption of gold.…

8) These are the five corruptions of gold, corrupted by which gold is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not properly fit for work.

 

“So too, bhikkhus, there are these five corruptions of the mind, corrupted by which the mind is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not rightly concentrated for the destruction of the taints. What five?

9) Sensual desire is a corruption of the mind, corrupted by which the mind is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not rightly concentrated for the destruction of the taints.

10-13) [Ill will is a corruption of the mind … Sloth and torpor are a corruption of the mind … Restlessness and remorse are a corruption of the mind …Doubt is a corruption of the mind….]

 14) These are the five corruptions of the mind, corrupted by which the mind is neither malleable nor wieldy nor radiant but brittle and not rightly concentrated for the destruction of the taints.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo có năm cấu uế này đối với vàng. Do những cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn (pabhangu), và không chân chánh chịu sử dụng.

3) Sắt, này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm… chịu sử dụng.

4) Ðồng (loham), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm… chịu sử dụng.

5) Thiếc (tipu), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm…

6) Chì (siisam), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm…

7) Bạc (sajjhum), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.

8) Chính cấu uế của vàng, này các Tỷ-kheo, do những cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm cấu uế này của tâm, chính những cấu uế ấy khiến tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là năm?

9) Dục tham (kàmachanda), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.

10-13) … (Với sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi)

14) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm cấu uế của tâm. Chính do những cấu uế ấy, tâm không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.

  

34 (4) Noncorruptions – Các Cấu Uế (2) 

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment are nonobstructions, nonhindrances, noncorruptions of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation. What seven?

3) The enlightenment factor of mindfulness, bhikkhus, is a nonobstruction … The enlightenment factor of equanimity is a nonobstruction, a nonhindrance, a noncorruption of the mind; when developed and cultivated it leads to the realization of the fruit of true knowledge and liberation.

4) These seven factors of enlightenment are nonobstructions, nonhindrances, noncorruptions of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation.”

1-2)– Này các Tỷ-kheo, có bảy giác chi này không chướng ngại, không triền cái, không uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Thế nào là bảy?

3) Có niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, không chướng ngại, không triền cái, không uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát… Xả giác chi không chướng ngại, không triền cái, không uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

4) Này các Tỷ-kheo, có bảy giác chi này không chướng ngại, không triền cái, không uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

 

35 (5) Careful Attention – Như Lý (1)

 

1-2) — “Bhikkhus, when one attends carelessly, unarisen sensual desire arises and arisen sensual desire increases and expands.

3) … unarisen ill will arises and arisen ill will increases and expands;

4) … unarisen sloth and torpor arise and arisen sloth and torpor increase and expand;

5) … unarisen restlessness and remorse arise and arisen restlessness and remorse increase and expand;

6) … unarisen doubt arises and arisen doubt increases and expands.

“Bhikkhus, when one attends carefully, the unarisen enlightenment factor of mindfulness arises and the arisen enlightenment factor of mindfulness goes to fulfilment by development … the unarisen enlightenment factor of equanimity arises and the arisen enlightenment factor of equanimity goes to fulfilment by development.”

1-2) — Do phi như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, dục tham (kàmacchando) chưa sanh được sanh khởi; và dục tham đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

3) … sân chưa sanh được sanh khởi; và sân đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

4) … hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

5) … trạo hối chưa sanh được sanh khởi; và trạo hối đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

6) Và này các Tỷ-kheo, do phi như lý tác ý, nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

 

36 (6) Growth – Như Lý (2) 

 

1-2) — “Bhikkhus, these seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to growth, to nondecline. What seven? The enlightenment factor of mindfulness … the enlightenment factor of equanimity. These seven factors of enlightenment, when developed and cultivated, lead to growth, to nondecline.”

1-2) — Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn… xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

  

37 (7) Obstructions – Tăng Trưởng Hay Không Giảm Thiểu 

 

1-2) — “There are, bhikkhus, these seven factors of enlightenment, which are nonobstructions, nonhindrances, noncorruptions of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation. What seven?

3) The enlightenment factor of mindfulness is a nonobstruction … The enlightenment factor of equanimity is a nonobstruction.…

4) These are the seven factors of enlightenment that are nonobstructions, nonhindrances, noncorruptions of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation.”

1-2)– Có bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến tăng trưởng, không đưa đến giảm thiểu. Thế nào là bảy?

3) Niệm giác chi… Xả giác chi.

4) Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến tăng trưởng, không đưa đến giảm thiểu.

 

38 (8) Without Hindrances – Chướng Ngại, Triền Cái

 

1-2) — “When, bhikkhus, a noble disciple listens to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, directing his whole mind to it, on that occasion the five hindrances are not present in him; on that occasion, the seven factors of enlightenment go to fulfilment by development. “And what are the five hindrances that are not present on that occasion?

3-9) The hindrance of sensual desire is not present on that occasion; the hindrance of ill will … the hindrance of sloth and torpor … the hindrance of restlessness and remorse … the hindrance of doubt is not present on that occasion. These are the five hindrances that are not present on that occasion.

 

10) “And what are the seven factors of enlightenment that go to fulfilment by development on that occasion? The enlightenment factor of mindfulness goes to fulfilment by development on that occasion…. The enlightenment factor of equanimity goes to fulfilment by development on that occasion. These are the seven factors of enlightenment that go to fulfilment by development on that occasion.

11) “When, bhikkhus, a noble disciple listens to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, directing his whole mind to it, on that occasion these five hindrances are not present in him; on that occasion, these seven factors of enlightenment go to fulfilment by development.”

1-2) — Có năm chướng ngại, triền cái, này các Tỷ-kheo, làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm?

3) Dục tham, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Sân, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái… Hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái… Trạo hối, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái… Nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ.

4) Năm chướng ngại, triền cái này, này các Tỷ-kheo, làm uế nhiễm tâm và làm yếu ớt trí tuệ.

5) Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Thế nào là bảy?

6) Niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát… Xả giác chi, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

7) Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

8) Trong khi, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử lấy pháp làm đối tượng (atthim katvà) tác ý, tập trung tất cả tâm ý (sabbacetaso sammannàharitvà), lắng tai nghe pháp; trong khi ấy, năm triền cái không có hiện hữu trong vị ấy. Và bảy giác chi, trong khi ấy, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

9) Năm triền cái nào, trong khi ấy, không có hiện hữu? Dục tham triền cái, trong khi ấy, không có hiện hữu. Sân triền cái… Hôn trầm thụy miên triền cái… Trạo hối triền cái… Nghi hoặc triền cái, trong khi ấy, không có hiện hữu. Năm triền cái, trong khi ấy, không có hiện hữu trong vị ấy.

10) Bảy giác chi nào, trong khi ấy, nhờ tu tập, đi đến viên mãn? Niệm giác chi, trong khi ấy, nhờ tu tập, đi đến viên mãn… Xả giác chi, trong khi ấy, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

11) Trong khi, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử lấy pháp làm đối tượng tác ý, tập trung tất cả tâm ý, lắng tai nghe pháp; trong khi ấy, năm triền cái không có hiện hữu trong vị ấy. Bảy giác chi này, trong khi ấy, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

  

39 (9) Trees – Cây

 

1-2) — “Bhikkhus, there are huge trees with tiny seeds and huge bodies, encirclers of other trees, and the trees which they encircle become bent, twisted, and split.

3) And what are those huge trees with tiny seeds and huge bodies? The assattha, the banyan, the pilakkha, the udumbara, the kacchaka, and the kapitthana: these are those huge trees with tiny seeds and huge bodies, encirclers of other trees, and the trees which they encircle become bent, twisted, and split.

4) So too, bhikkhus, when some clansman here has left behind sensual pleasures and gone forth from the household life into homelessness, he becomes bent, twisted, and split because of those same sensual pleasures, or because of others worse than them.

5) “These five, bhikkhus, are obstructions, hindrances, encirclers of the mind, weakeners of wisdom. What five? Sensual desire is an obstruction, a hindrance encircling the mind, a weakener of wisdom. Ill will … Sloth and torpor … Restlessness and remorse … Doubt is an obstruction … a weakener of wisdom.  These are the five obstructions, hindrances, encirclers of the mind, weakeners of wisdom.

6) “These seven factors of enlightenment, bhikkhus, are nonobstructions, nonhindrances, nonencirclers of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation. What seven? The enlightenment factor of mindfulness is a nonobstruction … The enlightenment factor of equanimity is a nonobstruction.… These seven factors of enlightenment are nonobstructions, nonhindrances, nonencirclers of the mind; when developed and cultivated they lead to the realization of the fruit of true knowledge and liberation.”

1-2) — Có những cây lớn, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Các cây ấy bị bao trùm, bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống.

3) Và này các Tỷ-kheo, những cây lớn nào sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác, các cây ấy bị bao trùm, bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống? Ví như cây Bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara), cây bách hướng (kacchaka), cây kapitthaka; những cây lớn này, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Các cây ấy bị bao trùm, bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có thiện nam tử đoạn trừ các dục vọng, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng bị những dục vọng ấy, hay bị những dục vọng tệ hại hơn làm cho người ấy bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống.

5) Năm chướng ngại, triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm? Dục tham (kàmacchanda), này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Sân, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Hôn trầm thụy miên… Trạo hối… Nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, năm chướng ngại, triền cái này bao trùm tâm và làm cho yếu ớt trí tuệ.

6) Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không bao trùm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không bao trùm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát… Xả giác chi, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không bao trùm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, không phải là chướng ngại, triền cái, không bao trùm tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

  

40 (10) Hindrances – Triền Cái

 

1-2) — “Bhikkhus, these five hindrances are makers of blindness, causing lack of vision, causing lack of knowledge, detrimental to wisdom, tending to vexation, leading away from Nibbāna. What five? The hindrance of sensual desire is a maker of blindness … The hindrance of ill will … The hindrance of sloth and torpor … The hindrance of restlessness and remorse … The hindrance of doubt is a maker of blindness … leading away from Nibbāna. These five hindrances are makers of blindness, causing lack of vision, causing lack of knowledge, detrimental to wisdom, tending to vexation, leading away from Nibbāna.

3) “These seven factors of enlightenment, bhikkhus, are makers of vision, makers of knowledge, promoting the growth of wisdom, free from vexation, leading towards Nibbāna. What seven? The enlightenment factor of mindfulness is a maker of vision … The enlightenment factor of equanimity is a maker of vision … leading towards Nibbāna. These seven factors of enlightenment are makers of vision, makers of knowledge, promoting the growth of wisdom, free from vexation, leading towards Nibbāna.”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46a.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf
  3. https://theravada.vn/46-chuong-ii-tuong-ung-giac-chi-a/