43. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Sếu cái – The simile of the Penahika Bird – Song ngữ.

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha)

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Sếu cái – The simile of the Penahika Bird – Song ngữ

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, those two qualities of the Penâhikâ bird you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài sếu cái nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

‘Just, O king, as the Penâhikâ bird, through jealousy of her mate, refuses to nourish her young 3; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, be jealous of any evil dispositions which arise within him, and putting them by his mindfulness into the excellent crevice of self-control, should dwell at the door of his mind in the constant practice of self-possession in all things relating to his body 1. This, O king, is the first quality of the Penâhikâ bird he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như loài sếu cái không nuôi dưỡng các chim con vì sự ghen ghét với chồng của mình (sếu đực). Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ghen ghét các phiền não đã sanh lên ở tâm của mình, nên bỏ chúng vào cái hốc của sự thu thúc đúng đắn bằng sự thiết lập niệm, nên tu tập niệm đặt ở thân tại cánh cửa của ý (ý môn). Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài sếu cái nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the Penâhikâ bird spends the day in the forest in search of food, but at night time resorts for protection to the flock of birds to which she belongs; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, who has for a time resorted to solitary places for the purpose of emancipation from the ten Fetters, and found no satisfaction therein, repair back to the Order for protection against the danger of blame, and dwell under the shelter of the Order 2. This, O king, is the second quality of the Penâhikâ bird he ought to have. For it was said, O king, by the Brahmâ Sahampati in the presence of the Blessed One:

“Seek lodgings distant from the haunts of men,

Live there in freedom from the bonds of sin;

But he who finds no peace in solitude

May with the Order dwell, guarded in heart,

Mindful and self-possessed 3.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sếu cái sau khi đi lại vào ban ngày ở khu vực kiếm ăn trong rừng, buổi chiều đi đến với bầy chim nhằm sự bảo vệ cho bản thân. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên lui tới nơi thanh vắng mỗi một mình nhằm sự giải thoát hoàn toàn khỏi các sự trói buộc, khi không còn thích thú nơi ấy thì nên trở về hội chúng nhằm hộ trì nỗi sợ hãi vì sự chê trách, và nên sống với sự bảo vệ của hội chúng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài sếu cái nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được Phạm Thiên Sahampati nói đến trong sự hiện diện của đức Thế Tôn: [6]

‘Nên lui tới các chỗ trú ngụ xa vắng.

Nên thực hành việc thoát khỏi các sự trói buộc.

Nếu không đạt được sự thích thú tại nơi ấy,

thì nên sống ở hội chúng, bản thân được bảo vệ, có niệm.’”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx