42. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Ngỗng Đỏ – The simile of the Kakravaka (Chakravaka) Bird – Song ngữ.

Milinda Panha) – Phẩm Đất.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Ngỗng Đỏ – The simile of the Kakravaka (Chakravaka) Bird – Song ngữ.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the Kakravâka bird you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài ngỗng đỏ nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

‘Just, O king, as the Kakravâka bird never forsakes his mate even to the close of his life; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, never, even to the close of his life, give up the habit of thought. This, O king, is the first quality of the Kakravâka bird he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như loài ngỗng đỏ cho đến lúc chấm dứt mạng sống không lìa bỏ bạn tình. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập cho đến lúc chấm dứt mạng sống không nên lìa bỏ sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the Kakravâka bird feeds on the Sevâla and Panaka (water-plants so called), and derives satisfaction therefrom, and being so satisfied, neither his strength nor his beauty grows less; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, find satisfaction in whatever he receives. And if he does so find satisfaction, O king, then does he decrease neither in power of meditation, nor in wisdom, nor in emancipation, nor in the insight that arises from the consciousness of emancipation, nor in any kind of goodness. [402] This, O king, is the second quality of the Kakravâka bird he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ có vật thực là rong rêu ở nước, và đạt được sự vừa lòng với điều ấy. Và nhờ vào sự vừa lòng ấy nó không suy giảm về sức lực và sắc đẹp. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thể hiện sự hài lòng với lợi lộc có được. Tâu đại vương, được hài lòng với lợi lộc có được, vị hành giả thiết tha tu tập không suy giảm về giới, không suy giảm về định, không suy giảm về tuệ, không suy giảm về giải thoát, không suy giảm sự nhận thức về giải thoát, không suy giảm tất cả các thiện pháp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the Kakravâka bird does no harm to living things; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, laying aside the cudgel, laying aside the sword, be full of modesty and pity, compassionate and kind to all creatures that have life 1. This, O king, is the third quality of the Kakravâka bird he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the Kakravâka Gâtaka:

“The man who kills not, nor destroys,

Oppresses not, nor causes other men

To take from men that which is rightly theirs 2— p. 342

And this from kindness to all things that live–

No wrath with any man disturbs his peace 1.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ không hãm hại các sinh mạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có gậy đã được bỏ xuống, có dao đã được bỏ xuống, có liêm sỉ, đã đạt được lòng trắc ẩn, có lòng thương tưởng đến sự lợi ích của tất cả các chủng loại có sinh mạng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.

Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Bổn Sanh Cakkavāka: [5]

‘Người nào không giết hại, không bảo giết hại, không thống trị, không bảo thống trị, do sự không hãm hại đối với tất cả chúng sanh, người ấy không có oán thù với bất cứ ai.’”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx