41. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Sư Tử – The simile of the Lion – Song ngữ.

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 5 – VII – Phẩm Sư Tử – Thí vụ về loài Sư Tử – The simile of the Lion – Song ngữ.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, those seven qualities of the lion you say he ought to have, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bảy tính chất của loài sư tử nên được hành trì,’ bảy tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

‘Just, O king, as the lion is of a clear, stainless, and pure light yellow colour; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, be clear, stainless, and pure light in mind, free from anger and moroseness. This, O king, is the first quality of the lion he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như loài sư tử là (con thú) màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ, trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có tâm màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ, trong sạch, nên xa lìa nỗi nghi hoặc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the lion has four paws as his means of travelling, and is rapid in his gait; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, move along the four paths of saintship. This, O king, is the second quality of the lion he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có bốn chân, có sự đi lại hùng dũng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự thực hành về bốn nền tảng của thần thông. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the lion has a beautiful coat of hair, pleasant to behold; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, have a beautiful coat of righteousness, pleasant to behold. This, O king, is the third quality of the lion he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có bờm lông xinh đẹp, ưng ý. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có bờm lông là giới, xinh đẹp, ưng ý. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the lion, even were his life to cease, bows down before no man; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, even though he should cease to obtain all the requisites of a recluse–food and clothing and lodging and medicine for the sick–never bow down to any man 1. This is the fourth quality of the lion he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử, dầu ở vào trường hợp chấm dứt mạng sống, cũng không hạ mình đối với bất cứ ai. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, dầu ở vào trường hợp chấm dứt các vật dụng về y phục vật thực chỗ trú ngụ và thuốc men chữa bệnh, cũng không nên hạ mình đối với bất cứ người nào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the lion eats regularly on, wheresoever his prey falls there does he eat whatever he requires, and seeks not out the best morsels of flesh; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, stand for alms at each hut in regular order, not seeking out the families where he would be given better food, not missing out any house upon his rounds 2, he should not pick and choose in eating, wheresoever he may have received a mouthful of rice there should he eat it, seeking not for the best morsels. This, O king, is the fifth quality of the lion he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có sự ăn vật thực theo tuần tự, (con mồi) rơi xuống ở chỗ nào, thì nó ăn cho đủ theo nhu cầu ngay tại chỗ ấy, không chọn lựa phần thịt ngon nhất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có vật thực theo tuần tự, không nên chọn lựa các gia đình, không nên đi đến các gia đình sau khi đã bỏ qua căn nhà trước đó, không nên chọn lựa thức ăn, vắt cơm được để xuống ở chỗ nào thì nên thọ thực chỉ vừa đủ cho việc duy trì cơ thể ở ngay tại chỗ ấy, không nên chọn lựa thức ăn cao sang. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the lion is not a storer up of what he eats, and when he has once eaten of his prey returns not again to it; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, never be a storer up of food. This is the sixth quality of the lion he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử có thói không ăn đồ ăn tích trữ, sau khi ăn ở khu vực kiếm ăn một lần thì không đi đến nơi ấy lần nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự không thọ dụng vật tích trữ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ sáu của loài sư tử nên được hành trì.

 

  1. [401] ‘And again, O king, as the lion, even if he gets no food, is not alarmed, and if he does 3, then he eats it without craving, without faintness, without sinking 4; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, be not alarmed even if he gets no food, and if he does then should he eat it without craving, without faintness, without sinking, conscious of the danger in the lust of taste, in full knowledge of the right outcome of eating (the maintenance of life for the pursuit of holiness) 1. This, O king, is the seventh quality of the lion he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the most excellent Samyutta Nikâya, when he was exalting Mahâ Kassapa, the Elder:

“This Kassapa, O Bhikshus, is content with such food as he receives, he magnifies the being content with whatever food one gets, he is not guilty of anything improper or unbecoming for the sake of an alms, if he receive none, yet is he not alarmed, and if he does then does he eat it without craving, without faintness, without sinking, conscious of danger, with full knowledge of the right object in taking food 2.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài sư tử không lo âu do đã không đạt được thức ăn, còn khi đã đạt được thức ăn thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên lo âu do đã không nhận được thức ăn, còn khi đã nhận được thức ăn thì nên thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự thoát ly. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ bảy của loài sư tử nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý trong khi tán dương trưởng lão Mahākassapa:

‘Này các tỳ khưu, vị Kassapa này tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, là vị nói lời ca ngợi về sự tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, không vì nguyên nhân đồ ăn khất thực mà phạm vào việc tầm cầu sai trái, không thích hợp, không lo âu do đã không nhận được thức ăn, và khi đã nhận được thức ăn thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự thoát ly.’”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx