37. Chương 4 – VII – Phẩm Mối – Thí vụ về loài Nai – The simile of the Deer – Song ngữ.

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 4 – VII – Phẩm Mối – Thí vụ về loài Nai – The simile of the Deer – Song ngữ.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the deer you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài nai nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

‘Just, O king, as the deer frequents the forest by day, and spends the night in the open air; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, pass the day in the forest, and the night under the open sky. This, O king, is the first quality of the deer he ought to have. [396] For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the exposition called the Lomahamsana Pariyâya:

“And I, Sâriputta, when the nights are cold and wintry, at the time of the eights (the Ashtakâ festivals 2), when the snow is falling, at such times did I pass the night under the open sky, and the day in the woods. And in the last month of the hot season I spent the day under the open sky, and the night in the woods 3.”

“Tâu đại vương, giống như loài nai ban ngày sống ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập ban ngày nên trú ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài nai nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở bài giảng về việc nổi da gà:

‘Này Sāriputta, Ta đây trong khoảng thời gian tám đêm của mùa đông lạnh lẽo vào thời điểm tuyết rơi, trong những đêm có trạng thái như thế, ban đêm Ta trú ở khoảng không, ban ngày ở rừng rậm; vào tháng cuối của mùa nóng, ban ngày Ta trú ở khoảng không, ban đêm ở rừng rậm.’

 

  1. 332
  2. ‘And again, O king, as the deer, when a javelin or an arrow is falling upon him, dodges it and escapes, not allowing his body to remain in its way; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, when evil inclinations fall upon him, dodge them, and escape, placing not his mind in their way. This, O king, is the second quality of the deer he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai, khi cây thương hay mũi tên đang lao xuống thì tránh né, tẩu thoát, không đem thân lại gần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập khi các phiền não đang giáng xuống thì nên tránh né. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài nai nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the deer on catching sight of men escapes this way or that, that they may not see him; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, when he sees men of quarrelsome habits, given to contentions and strife and disputes, wicked men and inert, fond of society–then should he escape hither or thither that neither should they see him, nor he them 1. This, O king, is the third quality of the deer he ought to have. For it was said, O king, by Sâriputta, the Elder, the Commander of the Faith:

“Let not the man with evil in his heart,

Inert, bereft of zeal, of wicked life,

Knowing but little of the sacred words–

Let not that man, at any time or place,

Be my companion, or associate with me 2.”

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai sau khi nhìn thấy những con người thì tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi nhìn thấy những kẻ thích thú với sự tụ hội, có thói quen xung đột, cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, có giới tồi, biếng nhác, thì nên tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta. Và mong sao ta chớ nhìn thấy họ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài nai nên được hành trì.  

Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:

‘Vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, mong rằng kẻ có ước muốn xấu xa, biếng nhác, có sự tinh tấn kém cỏi, ít học hỏi, có hành vi sai trái, chớ đến gần tôi.’” [2]

  1. 333

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx