36. Chương 4 – VII – Phẩm Mối – Thí vụ về loài Chó rừng già – The simile of the Old Male Jackal – Song ngữ.

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. Chương 4 – VII – Phẩm Mối – Thí vụ về loài Chó rừng già – The simile of the Old Male Jackal – Song ngữ.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, the two qualities of the old male jackal you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài chó rừng già nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

  1. 330

‘Just, O king, as the old male jackal, whatever kind of food he finds, feels no disgust, but eats of it as much as he requires; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, eat without disgust such food as he receives with the sole object of keeping himself alive. This, O king, is the first quality of the old male jackal he ought to have. For it was said, O king, by Mahâ Kassapa, the Elder:

“Tâu đại vương, giống như loài chó rừng già sau khi đạt được vật thực thì ăn vào cho đủ theo nhu cầu, không ghê tởm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đạt được vật thực thì thọ dụng chỉ vừa đủ cho việc duy trì cơ thể, không ghê tởm. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài chó rừng già nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Mahākassapa nói đến: [1]

 

Leaving my dwelling-place, I entered once

Upon my round for alms, the village street.

A leper there I saw eating his meal,

And, as was meet, deliberately, in turn,

I stood beside him too that he might give a gift.

He, with his hand all leprous and diseased,

Put in my bowl–’twas all he had to give–

A ball of rice; and as he placed it there

A finger, mortifying, broke and fell.

Seated behind a wall, that ball of food

I ate, and neither when I ate it, nay,

Nor afterwards, did any loathing thought

Arise within my breast 1.”

‘Sau khi từ chỗ trú ngụ đi xuống, ta đã đi vào làng để khất thực. Có người đàn ông bị cùi đang ăn, một cách nghiêm chỉnh ta đã đứng gần gã ấy.

Người ấy với bàn tay bị lở loét đã dâng vắt cơm cho ta. Trong khi người ấy để vắt cơm vào, ngón tay của gã đã bị rụng xuống ở nơi ấy.

Và ta đã dựa vào chân của vách tường, rồi thọ dụng vắt cơm ấy. Ngay trong khi đang ăn, hoặc đã ăn xong, sự ghê tởm không có ở nơi ta.’

 

  1. ‘And again, O king, as the old male jackal, when he gets any food, does not stop to examine it; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, never stop to find out whether food given to him is bitter or sweet, well-flavoured or ill–just as it is should he be satisfied with it. This, O king, is the second quality of the old male jackal
  2. 331

he ought to have. For it was said, O king, by Upasena Vanganta-putta, the Elder:

“Bitter food too should he enjoy,

Nor long for what is sweet to taste.

The mind disturbed by lust of taste

Can ne’er enjoy the ecstacies

Of meditations high. The man content

With anything that’s given–in him alone

Is Samanaship made perfect 1.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài chó rừng già sau khi đạt được vật thực thì không xem xét: ‘Là tồi tàn hay hảo hạng.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đạt được vật thực thì không xem xét: ‘Là tồi tàn, hay hảo hạng, là đầy đủ, hay không đầy đủ,’ nên hoan hỷ với vật đã nhận được. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài chó rừng già nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta nói đến:

‘Nên hoan hỷ với vật dầu tồi tàn, không nên mong mỏi nhiều vị nếm khác. Đối với vị bị thèm khát ở các vị nếm, thì tâm không thích thú trong việc tham thiền. Vị tự biết đủ với bất cứ vật này hay vật khác làm đầy đủ đời sống Sa-môn.’”

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vivn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx