[35g] Chương I – Tập IV – Tương Ưng Sáu Xứ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

Division IV THE ROOT FIFTY – Phần Bốn – Năm Mươi Kinh Thứ Tư.

IV. THE VIPERS – Phẩm Rắn Ðộc (11 lessons).

 

238 (1) The Simile of the Vipers – Rắn Ðộc

 

1-3) — “Bhikkhus, suppose there were four vipers of fierce heat and deadly venom. Then a man would come along wanting to live, not wanting to die, desiring happiness and averse to suffering. They would tell him: ‘Good man, these four vipers are of fierce heat and deadly venom. From time to time they must be lifted up; from time to time they must be bathed; from time to time they must be fed; from time to time they must be laid to rest. But if one or another of these vipers ever becomes angry with you, then, good man, you will meet death or deadly suffering. Do whatever has to be done, good man!’

4) “Then, bhikkhus, afraid of the four vipers of fierce heat and deadly venom, that man would flee in one direction or another. They would tell him: ‘Good man, five murderous enemies are pursuing you, thinking, “Wherever we see him, we will take his life right on the spot.” Do whatever has to be done, good man!’

5) “Then, bhikkhus, afraid of the four vipers of fierce heat and deadly venom, and of the five murderous enemies, that man would flee in one direction or another. They would tell him: ‘Good man, a sixth murderer, an intimate companion, is pursuing you with drawn sword, thinking, “Wherever I see him I will cut off his head right on the spot.” Do whatever has to be done, good man!’

1-2) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi… gọi các Tỷ-kheo… Thế Tôn nói như sau:

3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có bốn con rắn độc, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt. Rồi có người đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Người ta nói với người ấy: “Này Bạn, có bốn con rắn độc này, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt. Thỉnh thoảng hãy thức chúng dậy, thỉnh thoảng hãy tắm cho chúng, thỉnh thoảng hãy cho chúng ăn, thỉnh thoảng hãy cho chúng vào huyệt (để ngủ). Này Bạn, nếu một trong bốn con rắn độc này, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, tức giận, thời này Bạn, Bạn sẽ đi đến chết, hay đau khổ gần như chết. Vậy này Bạn, hãy làm những gì Bạn nghĩ cần phải làm”.

4) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy quá sợ hãi bốn con rắn độc, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, chạy trốn chỗ này, chỗ kia. Người ta nói với người ấy: “Này Bạn, có năm kẻ sát nhân thù địch này, đang đi theo sau lưng Bạn. Chúng nói: ‘Khi nào chúng ta thấy nó, chúng ta sẽ giết nó’. Này Bạn, hãy làm những gì Bạn nghĩ là phải làm”.

5) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy quá sợ hãi bốn con rắn độc ấy, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, quá sợ hãi năm tên sát nhân thù địch ấy, chạy đi trốn chỗ này, chỗ kia. Người ta nói với người ấy: “Này Bạn, có một tên thứ sáu cướp nhà, giết người, với ngọn kiếm dơ lên, đang đi theo sau lưng Bạn. Nó nói: ‘Khi nào ta thấy nó, ta sẽ chém đầu nó’. Này Bạn, hãy làm những gì Bạn nghĩ là phải làm”.

 

6) “Then, bhikkhus, afraid of the four vipers of fierce heat and deadly venom, and of the five murderous enemies, and of the sixth murderer, the intimate companion with drawn sword, that man would flee in one direction or another. He would see an empty village. Whatever house he enters is void, deserted, empty. Whatever pot he takes hold of is void, hollow, empty. They would tell him: ‘Good man, just now village attacking dacoits will raid this empty village. Do whatever has to be done, good man!’

7) “Then, bhikkhus, afraid of the four vipers of fierce heat and deadly venom, and of the five murderous enemies, and of the sixth murderer—the intimate companion with drawn sword—and of the village attacking dacoits, that man would flee in one direction or another. He would see a great expanse of water whose near shore was dangerous and fearful, and whose further shore was safe and free from danger, but there would be no ferryboat or bridge for crossing over from the near shore to the far shore.

8) “Then the man would think: ‘There is this great expanse of water whose near shore is dangerous and fearful, and whose further shore is safe and free from danger, but there is no ferryboat or bridge for crossing over. Let me collect grass, twigs, branches, and foliage, and bind them together into a raft, so that by means of that raft, making an effort with my hands and feet, I can get safely across to the far shore.’

9) “Then the man would collect grass, twigs, branches, and foliage, and bind them together into a raft, so that by means of that raft, making an effort with his hands and feet, he would get safely across to the far shore. Crossed over, gone beyond, the brahmin stands on high ground.

10) “I have made up this simile, bhikkhus, in order to convey a meaning. This is the meaning here:

11) ‘The four vipers of fierce heat and deadly venom’: this is a designation for the four great elements—the earth element, the water element, the heat element, the air element.

6) Rồi, này các Tỷ-kheo, người ấy quá sợ hãi bốn con rắn độc, với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, quá sợ hãi năm tên sát nhân thù địch, quá sợ hãi tên thứ sáu cướp nhà, giết người với ngọn kiếm dơ lên, chạy đi trốn chỗ này, chỗ kia. Rồi người ấy thấy một ngôi làng trống không. Nhà nào người ấy đi vào, người ấy vào chỗ trống không, vào chỗ rỗng không, vào chỗ tuyệt không. Người ấy sờ đến đồ dùng nào, người ấy sờ chỗ trống không, người ấy sờ chỗ rỗng không, người ấy sờ chỗ tuyệt không. Người ta nói với người ấy: “Này Bạn, bọn cướp phá hoại làng, sẽ đánh cướp ngôi làng trống không này. Này Bạn, hãy làm những gì Bạn nghĩ là phải làm”.

7) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy quá sợ hãi bốn con rắn độc với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, quá sợ hãi năm tên giết người thù địch, quá sợ hãi tên thứ sáu cướp nhà, giết người với ngọn kiếm dơ lên, quá sợ hãi các tên cướp làng, liền chạy đi trốn chỗ này, chỗ kia. Rồi người ấy thấy một đầm nước lớn, bờ bên này đầy những sợ hãi nguy hiểm, bờ bên kia được an ổn, không có sợ hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua, không có cầu để đi qua đi lại.

8) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy suy nghĩ như sau: “Ðây là vùng nước đọng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn, không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua, cũng không có cầu bắc qua từ bờ bên này đến bờ bên kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ cây, nhành lá, cột lại thành chiếc bè, nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, ta có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”.

9) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy thâu góp cỏ cây, nhành lá, cột lại thành chiếc bè, nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, người ấy vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Vị Bà-la-môn vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.

10) Ví dụ này, này các Tỷ-kheo, Ta làm để giải thích ý nghĩa. Và đây là ý nghĩa:

11) Bốn con rắn độc với sức nóng tột độ, với nọc độc mãnh liệt, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bốn đại chủng: địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại.

 

12) “‘The five murderous enemies’: this is a designation for the five aggregates subject to clinging; that is, the material form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging.

13) “‘The sixth murderer, the intimate companion with drawn sword’: this is a designation for delight and lust.

14) “‘The empty village’: this is a designation for the six internal sense bases. If, bhikkhus, a wise, competent, intelligent person examines them by way of the eye, they appear to be void, hollow, empty. If he examines them by way of the ear… by way of the mind, they appear to be void, hollow, empty.

15) “‘Village-attacking dacoits’: this is a designation for the six external sense bases. The eye, bhikkhus, is attacked by agreeable and disagreeable forms. The ear … The nose … The tongue … The body … The mind is attacked by agreeable and disagreeable mental phenomena.

16) “‘The great expanse of water’: this is a designation for the four floods: the flood of sensuality, the flood of existence, the flood of views, and the flood of ignorance.

12) Năm tên giết người thù địch, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm thủ uẩn: sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

13) Tên thứ sáu cướp nhà, giết người với cây kiếm giơ lên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với dục tham.

14) Ngôi làng trống không, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Này các Tỷ-kheo, nếu một người hiền, kinh nghiệm, có trí, tìm hiểu nó với con mắt; vị ấy thấy nó là trống không, là rỗng không, là tuyệt không… Nếu tìm hiểu nó với ý; vị ấy thấy nó là trống không, là rỗng không, là tuyệt không.

15) Bọn cướp phá làng, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ. Này các Tỷ-kheo, mắt bị tàn hại trong các sắc khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, tai bị tàn hại trong các tiếng khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, mũi bị tàn hại trong các hương khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, lưỡi bị tàn hại trong các vị khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, thân bị tàn hại trong các xúc khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, ý bị tàn hại trong các pháp khả ái và không khả ái.

16) Vùng nước lớn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bốn bộc lưu: dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu và vô minh bộc lưu.

 

17) “‘The near shore, which is dangerous and fearful’: this is a designation for identity.

18) “‘The further shore, which is safe and free from danger’: this is a designation for Nibbāna.

19) “‘The raft’: this is a designation for the Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration.

20) “‘Making effort with hands and feet’: this is a designation for the arousing of energy.

21) “‘Crossed over, gone beyond, the brahmin stands on high ground’: this is a designation for the arahant.”

17) Bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân kiến này.

18) Bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Niết-bàn.

19) Cái bè, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành.

20) Tinh tấn dùng tay và dùng chân, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.

21) Vị Bà-la-môn vượt qua bờ bên kia và đứng trên đất liền, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bậc A-la-hán.

 

239 (2) The Simile of the Chariot – Hỷ Lạc

 

1-3) “Bhikkhus, by possessing three qualities, a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid a foundation for the destruction of the taints. What are the three? He is one who guards the doors of the sense faculties, who is moderate in eating, and who is devoted to wakefulness.

4) “And how, bhikkhus, is a bhikkhu one who guards the doors of the sense faculties? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its signs and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practices the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelt an odor with the nose … Having tasted a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its signs and its features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practices the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty.

1-3) — Này các Tỷ-kheo, đầy đủ được ba pháp ấy, một Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc. Thế nào là ba? Hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm tỉnh giác.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…. ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn.

 

5) “Suppose, bhikkhus, a chariot harnessed to thoroughbreds was standing ready on even ground at a crossroads, with a goad on hand. Then a skillful trainer, a charioteer of horses to be tamed, would mount it and, taking the reins in his left hand and the goad in his right, would drive away and return by any route he wants, whenever he wants. So too, a bhikkhu trains in protecting these six sense faculties, trains in controlling them, trains in taming them, trains in pacifying them. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu guards the doors of the sense faculties.

6) “And how, bhikkhus, is a bhikkhu moderate in eating?

— Here, reflecting wisely, a bhikkhu takes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and live in comfort.’ 7) Just as a person anoints a wound only for the purpose of enabling it to heal, or just as one greases an axle only for the sake of transporting a load, so a bhikkhu, reflecting wisely, takes food … for assisting the holy life.

It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is moderate in eating.

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặc biệt đang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa đi tới đi lui, như thế nào và tại chỗ nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học hộ trì, học chế ngự, học điều ngự, học tịnh chỉ sáu căn này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống?

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.

7) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người bôi thuốc vào một vết thương để chữa lành vết thương ấy. Ví như một người bôi dầu vào trục xe với mục đích để có thể chở đồ nặng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống.

 

8) “And how, bhikkhus, is a bhikkhu devoted to wakefulness?

— Here, during the day, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive states. In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s posture with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising. After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.

It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is devoted to wakefulness.

9) “Bhikkhus, it is by possessing these three qualities that a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid the foundation for the destruction of the taints.”

8) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp. Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp. Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy. Ban đêm trong canh cuối cùng, vị ấy thức dậy và trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác.

9) Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba pháp ấy, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc.

 

240 (3) The Simile of the Tortoise – Con Rùa

 

1-3) “Bhikkhus, in the past a tortoise was searching for food along the bank of a river one evening. On that same evening a jackal was also searching for food along the bank of that same river.

4) When the tortoise saw the jackal in the distance searching for food, it drew its limbs and neck inside its shell and passed the time keeping still and silent.

5) “The jackal had also seen the tortoise in the distance searching for food, so he approached and waited close by, thinking, ‘When this tortoise extends one or another of its limbs or its neck, I will grab it right on the spot, pull it out, and eat it.’

6) But because the tortoise did not extend any of its limbs or its neck, the jackal, failing to gain access to it, lost interest in it and departed.

7) “So too, bhikkhus, Māra the Evil One is constantly and continually waiting close by you, thinking, ‘Perhaps I will gain access to him through the eye or through the ear … or through the mind.’

1-3) — Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có một con rùa, vào buổi chiều, đang đi kiếm mồi dọc theo bờ sông. Một con giả can, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, cũng đi tìm mồi dọc theo bờ sông.

4) Này các Tỷ-kheo, con rùa từ đàng xa trông thấy con giả can đang đi tìm mồi, thấy vậy liền rụt bốn chân và thứ năm là cổ vào trong mai rùa của mình và nằm bất động, im lặng.

5) Này các Tỷ-kheo, con giả can từ đàng xa trông thấy con rùa, đi đến con rùa sau khi đến, đứng một bên và nghĩ rằng: “Khi nào con rùa này thò ra thân phần nào và cổ là thứ năm, ngay tại chỗ ấy, ta sẽ nắm lấy, bẻ gãy và ăn”.

6) Nhưng, này các Tỷ-kheo, vì rằng con rùa không thò ra một thân phần nào và cổ là thứ năm, nên con giả can nhàm chán con rùa và bỏ đi, không nắm được cơ hội.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ác ma thường xuyên không gián đoạn, đứng trong tư thế rình mò các Ông với ý nghĩ: “Rất có thể ta nắm được cơ hội để bắt gặp từ con mắt… từ cái lưỡi… hay từ ý”.

 

8) Therefore, bhikkhus, dwell guarding the doors of the sense faculties. Having seen a form with the eye, do not grasp its signs and features. Since, if you leave the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade you, practice the way of its restraint, guard the eye faculty, undertake the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelt an odor with the nose … Having savored a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, do not grasp its signs and features. Since, if you leave the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade you, practice the way of its restraint, guard the mind faculty, undertake the restraint of the mind faculty. “When, bhikkhus, you dwell guarding the doors of the sense faculties, Māra the Evil One, failing to gain access to you, will lose interest in you and depart, just as the jackal departed from the tortoise.”

 

Drawing in the mind’s thoughts

As a tortoise draws its limbs into its shell,

Independent, not harassing others, fully quenched,

A bhikkhu would not blame anyone.

8) Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi mùi… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, khi nào các Ông sống hộ trì các căn, thời Ác ma nhàm chán các Ông và sẽ bỏ đi, không nắm giữ được cơ hội, như con giả can đối với con rùa.

Như rùa dấu thân phần,
Trong mai rùa của nó.
Cũng vậy, vị Tỷ-kheo,
Thâu nhóm mọi tâm tư,
Không nương tựa một ai,
Không hại một người nào,
Hoàn toàn đạt tịch tịnh,
Không nói xấu một ai.

 

241 (4) The Simile of the Great Log (1) – Khúc Gỗ (1)

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Kosambı̄ on the bank of the river Ganges.

2) The Blessed One saw a great log being carried along by the current of the river Ganges, and he addressed the bhikkhus thus:

— “Do you see, bhikkhus, that great log being carried along by the current of the river Ganges?”

— “Yes, venerable sir.”

3) “If, bhikkhus, that log does not veer towards the near shore, does not veer towards the far shore, does not sink in mid-stream, does not get cast up on high ground, does not get caught by human beings, does not get caught by nonhuman beings, does not get caught in a whirlpool, and does not become inwardly rotten, it will slant, slope, and incline towards the ocean. For what reason? Because the current of the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the ocean. “So too, bhikkhus, if you do not veer towards the near shore, do not veer towards the far shore, do not sink in mid-stream, do not get cast up on high ground, do not get caught by human beings, do not get caught by nonhuman beings, do not get caught in a whirlpool, and do not become inwardly rotten, you will slant, slope, and incline towards Nibbāna. For what reason? Because right view slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.”

1) Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, trên bờ sông Gangà.

2) Thế Tôn thấy một khúc gỗ lớn trôi theo dòng nước sông Hằng, thấy vậy liền gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy khúc gỗ to lớn này đang trôi theo dòng nước sông Hằng không?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

3) — Này các Tỷ-kheo, nếu khúc gỗ không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, khúc gỗ ấy sẽ hướng về biển, sẽ xuôi theo biển, sẽ nghiêng nhập vào biển. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi theo biển, nghiêng trôi về biển. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các Ông không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông sẽ hướng về Niết-bàn, sẽ xuôi theo Niết-bàn, sẽ nghiêng nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, chánh kiến hướng về Niết-bàn, xuôi theo Niết-bàn, nghiêng nhập vào Niết-bàn.

 

4) When this was said, a certain bhikkhu asked the Blessed One:

— “What, venerable sir, is the near shore? What is the far shore? What is sinking in mid-stream? What is getting cast up on high ground? What is getting caught by human beings, what is getting caught by nonhuman beings, what is getting caught in a whirlpool? What is inward rottenness?” 

5) “‘The near shore,’ bhikkhu: this is a designation for the six internal sense bases.

6) ‘The far shore’: this is a designation for the six external sense bases.

7) ‘Sinking in mid-stream’: this is a designation for delight and lust.

8) ‘Getting cast up on high ground’: this is a designation for the conceit ‘I am.’

9) “And what, bhikkhu, is getting caught by human beings? Here, someone lives in association with laypeople; he rejoices with them and sorrows with them, he is happy when they are happy and sad when they are sad, and he involves himself in their affairs and duties. This is called getting caught by human beings.

10) “And what, bhikkhu, is getting caught by nonhuman beings? Here, someone lives the holy life with the aspiration [to be reborn] into a certain order of devas, thinking: ‘By this virtue or vow or austerity or holy life I will become a deva or one among the devas.’ This is called getting caught by nonhuman beings.

4) Khi được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, bờ bên này là gì? Bờ bên kia là gì? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên miếng đất nổi? Thế nào là bị loài Người nhặt lấy? Thế nào là bị phi nhân nhặt lấy? Thế nào là bị mắc vào xoáy nước? Thế nào là bị mục nát bên trong?

5) — Bờ bên này, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ này.

6) Bờ bên kia, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ.

7) Bị chìm giữa dòng, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với hỷ tham.

8) Bị mắc cạn trên miếng đất nổi, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với ngã mạn.

9) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị người nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống quá liên hệ với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ bị đau khổ, tự trói buộc mình trong các công việc phải làm được khởi lên của họ. Ðây gọi là Tỷ-kheo bị loài Người nhặt lấy.

10) Và thế nào, này Tỷ-kheo, là bị phi nhân nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh với ước nguyện được sanh cộng trú với một hạng chư Thiên: “Mong rằng với giới luật này, với cấm giới này, với khổ hạnh này, với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một loài chư Thiên!” Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị phi nhân nhặt lấy.

 

11) “‘Getting caught in a whirlpool’: this, bhikkhu, is a designation for the five cords of sensual pleasure.

12) “And what, bhikkhu, is inward rottenness? Here someone is immoral, one of evil character, of impure and suspect behaviour, secretive in his acts, no ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one, inwardly rotten, corrupt, depraved. This is called inward rottenness.”

13) Now on that occasion the cowherd Nanda was standing near the Blessed One. He then said to the Blessed One:

— “Venerable sir, I will not veer towards the near shore, I will not veer towards the far shore, I will not sink in mid-stream, I will not get cast up on high ground, I will not get caught by human beings, I will not get caught by nonhuman beings, I will not get caught in a whirlpool, I will not become inwardly rotten. May I receive the going forth under the Blessed One, may I receive the higher ordination?”

14) “In that case, Nanda, return the cows to their owners.”

— “The cows will go back of their own accord, venerable sir, out of attachment to the calves.”

— “Return the cows to their owners, Nanda.”

15) Then the cowherd Nanda returned the cows to their owners, came back to the Blessed One, and said: “The cows have been returned to their owners, venerable sir. May I receive the going forth under the Blessed One, may I receive the higher ordination?”

16) Then the cowherd Nanda received the going forth under the Blessed One, and he received the higher ordination.

17-18) And soon, not long after his higher ordination, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute … the Venerable Nanda became one of the arahants.”

11) Bị mắc vào xoáy nước, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục công đức.

12) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị mục nát bên trong? Ở đây, này Tỷ-kheo, có người thọ tà giới, theo ác pháp, bất tịnh, có những hành vi đáng nghi ngờ, có những hành động che đậy, không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không phải Phạm hạnh nhưng hiện tướng Phạm hạnh, nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng, là một đống rác bẩn. Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị mục nát bên trong.

13) Lúc bấy giờ Nanda, người chăn bò, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu.

14) Rồi người chăn bò Nanda bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con không đâm vào bờ bên này, con không đâm vào bờ bên kia, con không bị chìm giữa dòng, con không bị mắc cạn trên miếng đất nổi, con không bị loài Người nhặt lấy, con không bị phi nhân nhặt lấy, con không bị mắc vào xoáy nước, con không bị mục nát bên trong. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới.

15) — Này Nanda, hãy đem trả các con bò cho người chủ.

— Bạch Thế Tôn, chúng sẽ đi trở về. Các bò mẹ đang trông mong gặp lại các con bê của chúng.

— Tuy vậy, này Nanda, Ông hãy trả lui các con bò cho những người chủ.

16) Rồi Nanda, người chăn bò, sau khi trả lui các con bò cho những người chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, các con bò đã được trả lui cho những người chủ. Bạch Thế Tôn, xin hãy cho con được xuất gia với Thế Tôn. Hãy cho con thọ đại giới.

17) Nanda, người chăn bò được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Sau khi thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Nanda sống một mình, an tịnh…

18) Tôn giả Nanda trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

242 (5) The Simile of the Great Log (2) – Khúc Gỗ (2)

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Kimbilā on the bank of the river Ganges.

2) The Blessed One saw a great log being carried along by the current of the river Ganges, and he addressed the bhikkhus thus:

— “Do you see, bhikkhus, that great log being carried along by the current of the river Ganges?”

— “Yes, venerable sir.” … (as above) …

3-11) When this was said, the Venerable Kimbila asked the Blessed One: “What, venerable sir, is the near shore … what is inward rottenness?”

(Replies as above except the following:)

12) “And what, Kimbila, is inward rottenness? Here, Kimbila, a bhikkhu commits a certain defiled offence, an offence of a kind that does not allow for rehabilitation. This is called inward rottenness.”

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Kimbilà, trên bờ sông Hằng.

2) Thế Tôn thấy một khúc gỗ trôi theo dòng nước sông Hằng, thấy vậy, liền gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy khúc gỗ lớn này bị trôi theo dòng nước sông Hằng?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

3) (Như kinh trước cho đến: Nghiêng nhập vào Niết-bàn).

4) Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Kimbilà bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, bờ bên này là gì?… (như trên) …

12) — Và này Kimbilà, thế nào là bị mục nát bên trong? Ở đây, này Kimbilà, Tỷ-kheo phạm một giới tội (àpatti), một giới tội không thể giải trừ. Này Kimbilà, đây gọi là mục nát bên trong.

 

243 (6) Exposition on the Corrupted – Dục Lậu

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.

2) Now on that occasion a new assembly hall had just been built for the Sakyans of Kapilavatthu and it had not yet been inhabited by any ascetic or brahmin or by any human being at all.

3-4) Then the Sakyans of Kapilavatthu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, a new council hall has just been built for the Sakyans of Kapilavatthu and it has not yet been inhabited by any ascetic or brahmin or by any human being at all. [183] Venerable sir, let the Blessed One be the first to use it. When the Blessed One has used it first, then the Sakyans of Kapilavatthu will use it afterwards. That will lead to their welfare and happiness for a long time.”

The Blessed One consented by silence.

5) Then, when the Sakyans understood that the Blessed One had consented, they rose from their seats and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on their right, they went to the new assembly hall. They covered it thoroughly with mats, prepared seats, put out a large water jug, and hung up an oil lamp. Then they approached the Blessed One and informed him of this, adding: “Let the Blessed One come at his own convenience.”

1) Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), trong vườn Nigrodha.

2) Lúc bấy giờ có một hội đường mới của những người Sakka ở Kapilavatthu được làm không bao lâu, chưa được một Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay một người nào đến ở.

3) Rồi một số người Sakka ở Kapilavatthu đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

4) Ngồi xuống một bên, các người Sakka ở Kapilavatthu bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, có hội đường mới của những người Sakka ở Kapilavatthu được làm không bao lâu, chưa được một Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy sử dụng ngôi nhà ấy đầu tiên, rồi sau các người Sakka ở Kapilavatthu sẽ sử dụng. Như vậy, sẽ đưa đến hạnh phúc và an lạc lâu dài cho những người Sakka ở Kapilivatthu.

Thế Tôn im lặng nhận lời.

5) Những người Sakka ở Kapilavatthu sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi đi đến hội đường mới ấy. Sau khi đến, họ cho trải toàn bộ hội đường với những tấm đệm, cho bày biện các chỗ ngồi, cho sắp đặt ghè nước, cho treo đèn dầu, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, toàn bộ hội đường đã được trải đệm. Các chỗ ngồi đã được bày biện. Một ghè nước đã được đặt sẵn. Ngọn đèn dầu đã được treo lên. Nay Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời.

 

6) Then the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, went together with the Saṅgha of bhikkhus to the new assembly hall. After washing his feet, he entered the hall and sat down against the central pillar facing east. The bhikkhus too, after washing their feet, entered the hall and sat down against the western wall facing east, with the Blessed One in front of them. The Sakyans of Kapilavatthu too, after washing their feet, entered the hall and sat down against the eastern wall facing west, with the Blessed One in front of them.

7) The Blessed One then instructed, exhorted, inspired, and gladdened the Sakyans with a Dhamma talk through much of the night, after which he dismissed them, saying:

— “The night has passed, Gotamas. You may go at your own convenience.”

— “Yes, venerable sir,” they replied.

Then they rose from their seats and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on their right, they departed.

8) Then, not long after the Sakyans of Kapilavatthu had left, the Blessed One addressed the Venerable Mahāmoggallāna thus:

— “The Saṅgha of bhikkhus is free from sloth and torpor, Moggallāna. Give a Dhamma talk to the bhikkhus. My back is aching, so I will stretch it.”

— “Yes, venerable sir,” the Venerable Mahāmoggallāna replied.

9) Then the Blessed One prepared his outer robe folded in four and lay down on his right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising.

10) Thereupon the Venerable Mahāmoggallāna addressed the bhikkhus thus:

— “Friends, bhikkhus!”

— “Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Mahāmoggallāna said this:

— “I will teach you, friends, an exposition on the corrupted and the uncorrupted. Listen to it and attend closely, I will speak.”

11) — “Yes, friend,” those bhikkhus replied. The Venerable Mahāmoggallāna said this: “How, friends, is one corrupted? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is intent upon a pleasing form and repelled by a displeasing form. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is intent upon a pleasing mental phenomenon and repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder.

6) Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến hội đường mới; sau khi đến, rửa chân, đi vào hội đường và ngồi dựa vào cây cột ở giữa, mặt hướng về phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo, sau khi rửa chân, bước vào hội đường, và ngồi dựa vào bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, với Thế Tôn trước mặt. Các người Sakka ở Kapilavatthu, sau khi rửa chân, bước vào hội đường, ngồi dựa vào bức tường phía Ðông, hướng mặt về phía Tây, với Thế Tôn phía trước mặt.

7) Rồi Thế Tôn, phần lớn của đêm, với pháp thoại thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các người Sakka ở Kapilavatthu. Rồi Thế Tôn giải tán họ với câu:

— Này các Sakka, đêm đã quá khuya, nay các Ông hãy làm những gì các Ông nghĩ là hợp thời.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các người Sakka ở Kapilavatthu vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

8) Rồi Thế Tôn, sau khi các người Sakka ở Kapilavatthu ra đi không bao lâu, liền gọi Tôn giả Mahà Moggalàna:

— Này Moggalàna, chúng Tỷ-kheo đã đoạn trừ được buồn ngủ. Này Moggalàna, hãy thuyết pháp thoại cho chúng Tỷ-kheo. Ta nay bị đau lưng, Ta muốn nằm xuống.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Mahà Moggalàna vâng đáp Thế Tôn.

9) Rồi Thế Tôn cho xếp y Sanghàti (Tăng-già-lê) gấp bốn lại, và nằm xuống phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân gác trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy.

10) Ở đây, Tôn giả Mahà Moggalàna gọi các Tỷ-kheo:

— Này chư Hiền.

— Thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna. Tôn giả Mahà Moggalàna nói như sau:

— Này chư Hiền, tôi sẽ giảng cho chư Hiền về pháp môn nhiễm dục lậu, và pháp môn không nhiễm dục lậu. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Tôi sẽ giảng.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna. Tôn giả Mahà Moggalàna nói như sau:

11) — Và này chư Hiền, thế nào là nhiễm dục lậu? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp sắc khả ái, ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được trừ diệt không có dư tàn… Khi lưỡi nếm vị… Khi ý biết các pháp, thiên chấp pháp khả ái, ghét bỏ pháp không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Chính ở đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được trừ diệt không có dư tàn.

 

12) “This is called, friends, a bhikkhu who is corrupted amidst forms cognizable by the eye, corrupted amidst sounds cognizable by the ear, corrupted amidst odours cognizable by the nose, corrupted amidst tastes cognizable by the tongue, corrupted amidst tactile objects cognizable by the body, corrupted amidst mental phenomena cognizable by the mind. When a bhikkhu dwells thus, if Māra approaches him through the eye, Māra gains access to him, Māra gets a hold on him. If Māra approaches him through the ear … through the mind, Māra gains access to him, Māra gets a hold on him.

13) “Suppose, friends, there is a shed made of reeds or of grass, dried up, desiccated, past its prime. If a man approaches it from the east with a blazing grass torch, or from the west, from the north, from the south, from below, or from above, whichever way he approaches it the fire gains access to it, the fire gets a hold on it. So too, friends, when a bhikkhu dwells thus, if Māra approaches him through the eye … through the mind, Māra gains access to him, Māra gets a hold on him.

14) “When a bhikkhu dwells thus, forms overwhelm him; he does not overwhelm forms. Sounds overwhelm him; he does not overwhelm sounds. Odours overwhelm him; he does not overwhelm odours. Tastes overwhelm him; he does not overwhelm tastes. Tactile objects overwhelm him; he does not overwhelm tactile objects. Mental phenomena overwhelm him; he does not overwhelm mental phenomena. This is called, friends, a bhikkhu who is overwhelmed by forms, overwhelmed by sounds, overwhelmed by odours, overwhelmed by tastes, overwhelmed by tactile objects, overwhelmed by mental phenomena—one who is overwhelmed and who does not overwhelm. Evil unwholesome states have overwhelmed him, states that defile, that lead to renewed existence, that bring trouble, that result in suffering, and that lead to future birth, aging, and death. “It is in this way, friends, that one is corrupted.

12) Này chư Hiền, đây gọi là Tỷ-kheo bị nhiễm dục lậu đối với các sắc do mắt nhận thức… đối với các vị do lưỡi nhận thức… đối với các pháp do ý nhận thức. Tỷ-kheo sống như vậy, này chư Hiền, nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng… Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng…. Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng.

13) Cũng vậy, này chư Hiền, như một cái nhà lợp bằng cây lau hay cỏ, héo khô, không có nhựa, xưa đến ba bốn năm. Nếu từ phương Ðông có người đến, với bó đuốc cháy đỏ, ngọn lửa sẽ nắm được cơ hội, sẽ nắm được đối tượng. Nếu một người từ phương Tây đến… Nếu một người từ phương Bắc đến… Nếu một người từ phương Nam đến… Nếu một người từ phương dưới đến… Nếu một người từ phương trên đến, hay một người bất cứ từ ở đâu đến, với bó đuốc cháy đỏ, ngọn lửa nắm được cơ hội, ngọn lửa nắm được đối tượng. Cũng vậy, này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống như vậy. Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng… Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi… Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng.

14) Này chư Hiền, sống như vậy, các sắc chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các sắc. Các tiếng chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các tiếng. Các hương chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các hương. Các vị chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các vị. Các xúc chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các xúc. Các pháp chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các pháp. Này chư Hiền, đây được gọi là Tỷ-kheo bị sắc chinh phục, bị tiếng chinh phục, bị hương chinh phục, bị vị chinh phục, bị xúc chinh phục, bị pháp chinh phục, không phải không bị chinh phục. Chinh phục vị ấy là các ác bất thiện pháp bị nhiễm ô, đưa đến tái sanh, đầy sợ hãi (sadarà), đưa đến quả khổ dị thục, tương lai là già chết. Như vậy, này chư Hiền, là nhiễm dục lậu.

 

15) “And how, friends, is one uncorrupted? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is not intent upon a pleasing form and not repelled by a displeasing form. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is not intent upon a pleasing mental phenomenon and not repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. “This is called, friends, a bhikkhu who is uncorrupted amidst forms cognizable by the eye, uncorrupted amidst sounds cognizable by the ear, uncorrupted amidst odours cognizable by the nose, uncorrupted amidst tastes cognizable by the tongue, uncorrupted amidst tactile objects cognizable by the body, uncorrupted amidst mental phenomena cognizable by the mind. When a bhikkhu dwells thus, if Māra approaches him through the eye, Māra fails to gain access to him, Māra fails to get a hold on him. If Māra approaches him through the ear … through the mind, Māra fails to gain access to him, Māra fails to get a hold on him.

16) “Suppose, friends, there is a peaked house or a hall built of thickly packed clay and freshly plastered. If a man approaches it from the east with a blazing grass torch, or from the west, from the north, from the south, from below, or from above, whichever way he approaches it the fire fails to gain access to it, the fire fails to get a hold on it. So too, friends, when a bhikkhu dwells thus, if Māra approaches him through the eye … through the mind, Māra fails to gain access to him, Māra fails to get a hold on him.

17) “When a bhikkhu dwells thus, he overwhelms forms; forms do not overwhelm him. He overwhelms sounds; sounds do not overwhelm him. He overwhelms odours; odours do not overwhelm him. He overwhelms tastes; tastes do not overwhelm him. He overwhelms tactile objects; tactile objects do not overwhelm him. He overwhelms mental phenomena; mental phenomena do not overwhelm him. This is called, friends, a bhikkhu who overwhelms forms, who overwhelms sounds, who overwhelms odours, who overwhelms tastes, who overwhelms tactile objects, who overwhelms mental phenomena—one who overwhelms and who is not overwhelmed. He has overwhelmed those evil unwholesome states that defile, that lead to renewed existence, that bring trouble, that result in suffering, and that lead to future birth, aging, and death.

“It is in this way, friends, that one is uncorrupted.”

18) Then the Blessed One got up and addressed the Venerable Mahāmoggallāna thus:

— “Good, good, Moggallāna! You have spoken well to the bhikkhus the exposition on the corrupted and the uncorrupted.”

19) This is what the Venerable Mahāmoggallāna said. The Teacher approved. Elated, those bhikkhus delighted in the Venerable Mahāmoggallāna’s statement.

15) Và này chư Hiền, thế nào là không nhiễm dục lậu? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không thiên chấp sắc khả ái, không ghét bỏ sắc không khả ái, sống an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn… Khi lưỡi nếm vị… Khi ý biết các pháp, vị ấy không thiên chấp các pháp khả ái, không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn. Này chư Hiền, đây gọi là vị Tỷ-kheo không bị nhiễm dục lậu đối với các sắc do mắt nhận thức… đối với các vị do lưỡi nhận thức… đối với các pháp do ý nhận thức… Tỷ-kheo sống như vậy, này chư Hiền, nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng… Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng… Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng.

16) Ví như, này chư Hiền, một cái nhà có nóc nhọn hay một giảng đường có nóc nhọn xây bằng đất dày, vừa mới xoa trét, nếu có người từ phương Ðông lại với ngọn đuốc cháy đỏ, ngọn lửa không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng… từ phương Tây đến… từ phương Bắc đến… từ phương Nam đến… từ phương dưới đến… từ phương trên đến hay từ bất cứ phương nào đến, với ngọn đuốc cháy đỏ, ngọn lửa không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.

17) Sống như vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo chinh phục các sắc, không phải các sắc chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các tiếng, không phải các tiếng chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các hương, không phải các hương chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các vị, không phải các vị chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các xúc, không phải các xúc chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các pháp, không phải các pháp chinh phục Tỷ-kheo. Này chư Hiền, đây gọi là Tỷ-kheo chinh phục các sắc, chinh phục các tiếng, chinh phục các hương, chinh phục các vị, chinh phục các xúc, chinh phục các pháp, không phải bị chinh phục. Chính vị ấy chinh phục các ác bất thiện pháp bị nhiễm ô, đưa đến tái sanh, đầy sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục tương lai là già chết. Như vậy, này chư Hiền, là không nhiễm dục lậu.

18) Rồi Thế Tôn ngồi dậy và gọi Tôn giả Màha Moggalàna:

— Lành thay, lành thay, này Moggalàna! Lành thay, này Moggalàna! Ông đã thuyết cho các Tỷ-kheo về pháp môn nhiễm dục lậu và pháp môn không nhiễm dục lậu.

19) Tôn giả Mahà Moggalàna thuyết như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Mahà Moggalàna thuyết.

 

244 (7) States That Entail Suffering – Khổ Pháp 

 

1-3) “Bhikkhus, when a bhikkhu understands as they really are the origin and the passing away of all states whatsoever that entail suffering, then sensual pleasures have been seen by him in such a way that as he looks at them sensual desire, sensual affection, sensual infatuation, and sensual passion do not lie latent within him in regard to sensual pleasures; then he has comprehended a mode of conduct and manner of dwelling in such a way that as he conducts himself thus and as he dwells thus, evil unwholesome states of covetousness and displeasure do not flow in upon him.

4) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu understand as they really are the origin and the passing away of all states whatsoever that entail suffering?197 ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away’: it is in such a way that a bhikkhu understands as they really are the origin and the passing away of all states whatsoever that entail suffering.

5) “And how, bhikkhus, are sensual pleasures seen by a bhikkhu in such a way that as he looks at them sensual desire, sensual affection, sensual infatuation, and sensual passion do not lie latent within him in regard to sensual pleasures? Suppose there is a charcoal pit deeper than a man’s height, filled with glowing coals without flame or smoke.198 A man would come along wanting to live, not wanting to die, desiring happiness and averse to suffering. Then two strong men would grab him by both arms and drag him towards the charcoal pit. The man would wriggle his body this way and that. For what reason? Because he knows: ‘I will fall into this charcoal pit and I will thereby meet death or deadly suffering.’ So too, bhikkhus, when a bhikkhu has seen sensual pleasures as similar to a charcoal pit, sensual desire, sensual affection, sensual infatuation, and sensual passion do not lie latent within him in regard to sensual pleasures.

1-3) — Này các Tỷ-kheo, khi nào một Tỷ-kheo như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt của tất cả khổ pháp, khi ấy, các dục được thấy. Khi vị ấy thấy dục (kàmà), thời dục (kàmachanda), dục ái, dục mê, dục nhiệt não đối với các dục không có tùy miên nơi vị ấy. Như vậy, sở hành và sở trú của vị ấy được giác tri. Vì rằng, do sở hành như vậy, các tham ái, ưu, bi, các ác bất thiện pháp không có tồn chỉ.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo như thật rõ biết sự tập khởi, và sự chấm dứt tất cả khổ pháp? Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ đoạn diệt. Ðây là tưởng… Ðây là các hành… Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của tất cả khổ pháp.

5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo thấy được các dục? Khi các dục được thấy, thời dục, dục ái, dục mê, dục nhiệt não đối với các dục không có tùy miên. Ví như, này các Tỷ-kheo, có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có ngọn, không có khói. Rồi có người đi đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét bỏ khổ. Rồi hai người lực sĩ đến, kẹp người ấy vào trong các cánh tay, và kéo người ấy đến hố than hừng. Người ấy vật vã thân bên này, bên kia. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ấy được biết rằng: “Ta sẽ rơi vào trong hố than hừng này. Do nhân này, ta sẽ đi đến chết hay đau khổ gần như chết”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy các dục như hố than hừng và ai thấy được các dục, thời dục, dục ái, dục mê, dục nhiệt não đối với các dục không có tùy miên.

 

6) “And how, bhikkhus, has a bhikkhu comprehended a mode of conduct and manner of dwelling in such a way that as he conducts himself thus and as he dwells thus, evil unwholesome states of covetousness and displeasure do not flow in upon him? Suppose a man would enter a thorny forest. There would be thorns in front of him, thorns behind him, thorns to his left, thorns to his right, thorns below him, thorns above him. He would go forward mindfully, he would go back mindfully, thinking, ‘May no thorn prick me!’ So too, bhikkhus, whatever in the world has a pleasing and agreeable nature is called a thorn in the Noble One’s Discipline.

7) Having understood this thus as ‘a thorn,’ one should understand restraint and nonrestraint.

8) “And how, bhikkhus, is there nonrestraint? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is intent upon a pleasing form and repelled by a displeasing form. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is intent upon a pleasing mental phenomenon and repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. It is in such a way that there is nonrestraint.

6) Thế nào, này các Tỷ-kheo, là sở hành và sở trú của Tỷ-kheo được giác tri? Vì rằng, do sở hành như vậy, các tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp không có tồn chỉ. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đi vào một khu rừng đầy những gai góc, trước mặt người ấy là gai, phía Tây… phía Bắc… phía Nam… người ấy là gai, phía dưới người ấy là gai, phía trên người ấy là gai. Chỗ nào người ấy đi tới hay chỗ nào người ấy đi lui, người ấy nghĩ: “Mong sao tôi chớ có bị vướng gai”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với sự vật gì khả ái, khả lạc, sự vật ấy được gọi là gai trong giới luật của bậc Thánh.

7) Sau khi biết vậy, này các Tỷ-kheo, hộ trì và không hộ trì cần phải được hiểu.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp các sắc khả ái, ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt không có dư tàn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hộ trì.

 

9) “And how, bhikkhus, is there restraint? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is not intent upon a pleasing form and not repelled by a displeasing form. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is not intent upon a pleasing mental phenomenon and not repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. It is in such a way that there is restraint.

10) “When, bhikkhus, a bhikkhu is conducting himself and dwelling in such a way, if occasionally, due to a lapse of mindfulness, evil unwholesome memories and intentions connected with the fetters arise in him, slow might be the arising of his mindfulness, but then he quickly abandons them, dispels them, puts an end to them, obliterates them. Suppose a man let two or three drops of water fall onto an iron plate heated for a whole day. Slow might be the falling of the water drops, but then they would quickly vaporize and vanish. So too, when a bhikkhu is conducting himself and dwelling in such a way … slow might be the arising of his mindfulness, but then he quickly abandons them, dispels them, puts an end to them, obliterates them.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là được hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không thiên chấp các sắc khả ái, không ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn… khi lưỡi nếm vị… khi ý biết pháp, không thiên chấp các pháp khả ái, không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với thân niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là có hộ trì.

10) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sở hành như vậy, sở trú như vậy, đôi lúc và đôi khi niệm bị thất thoát, khởi lên các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng liên hệ đến kiết sử. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, là niệm được khởi lên. Mau lẹ, vị ấy từ bỏ (trạng thái ấy), gột sạch, chấm dứt, không cho hiện hữu. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người làm rơi hai hay ba giọt nước trên một nồi sắt được hơ nóng cả ngày. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, là sự rơi xuống của các giọt nước. Mau chóng, chúng đi đến đoạn diệt, hoại diệt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sở hành như vậy, sở trú như vậy, đôi lúc và đôi khi niệm bị thất thoát, khởi lên các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng liên hệ đến kiết sử. Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, là niệm được khởi lên. Mau lẹ, vị ấy từ bỏ (trạng thái ấy), gột sạch, chấm dứt, không cho hiện hữu.

 

11) “Thus, a bhikkhu has comprehended a mode of conduct and manner of dwelling in such a way that as he conducts himself and as he dwells thus, evil unwholesome states of covetousness and displeasure do not flow in upon him.

“When a bhikkhu is conducting himself thus and dwelling thus, kings or royal ministers, friends or colleagues, relatives or kinsmen, might invite him to accept wealth, saying: ‘Come, good man, why let these saffron robes weigh you down? Why roam around with a shaven head and a begging bowl? Come, having returned to the lower life, enjoy wealth and do meritorious deeds.’ Indeed, bhikkhus, when that bhikkhu is conducting himself thus and dwelling thus, it is impossible that he will give up the training and return to the lower life.

12) “Suppose, bhikkhus, that when the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, a great crowd of people would come along bringing a shovel and basket, thinking: ‘We will make this river Ganges slant, slope, and incline towards the west.’ What do you think, bhikkhus, would that great crowd of people be able to make the river Ganges slant, slope, and incline towards the west?”

— “No, venerable sir.

For what reason?

— Because the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, and it is not easy to make it slant, slope, and incline towards the west. That great crowd of people would only reap fatigue and vexation.”

13) — “So too, bhikkhus, when a bhikkhu is conducting himself thus and dwelling thus, kings or royal ministers, friends or colleagues, relatives or kinsmen, might invite him to accept wealth … [but] it is impossible that he will give up the training and return to the lower life. For what reason? Because for a long time his mind has slanted, sloped, and inclined towards seclusion. Thus, it is impossible that he will give up the training and return to the lower life.”

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, sở trú như vậy của Tỷ-kheo được giác tri. Do sở hành, sở trú như vậy, các tham ái, ưu, bi, các ác bất thiện pháp không có tồn chỉ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy với sở hành như vậy, sở trú như vậy, nếu có quốc vương hay đại thần của vua, bạn bè, thân hữu hay bà con huyết thống đến dâng cúng tài sản và nói: “Hãy đến đây, này Bạn! Sao lại để những y vàng ấy hành hạ Bạn? Sao lại sống với đầu trọc và bình bát? Hãy hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy có sở hành như vậy, có sở trú như vậy, sẽ từ bỏ học pháp và hoàn tục; sự việc như vậy không xảy ra.

12) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nghiêng nhập vào phía Ðông. Rồi một đám dân chúng đông người đến với xuổng, cuốc, giỏ và nói: “Chúng ta hãy làm cho sông Hằng này hướng về phía Tây, xuôi về phía Tây, nghiêng nhập vào phía Tây”. Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, đám dân chúng đông người ấy có thể làm cho sông Hằng hướng về phía Tây, xuôi về phía Tây và nghiêng nhập vào phía Tây không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Vì sao?

— Vì sông Hằng này, bạch Thế Tôn, hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nghiêng nhập vào phía Ðông; không có dễ gì làm cho hướng về phía Tây, xuôi về phía Tây, nghiêng nhập vào phía Tây được. Chỉ có đám dân chúng đông người ấy chuốc lấy mệt mỏi và thất vọng thôi.

13) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy với sở hành như vậy, sở trú như vậy, nếu có quốc vương hay đại thần của vua, bạn bè, thân hữu, hay bà con huyết thống đến dâng cúng tài sản và nói: “Hãy đến đây, này Bạn. Sao lại để những y vàng ấy hành hạ Bạn? Sao lại sống với đầu trọc và bình bát? Hãy hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy có sở hành như vậy, có sở trú như vậy, sẽ từ bỏ học pháp và hoàn tục; sự việc như vậy không xảy ra. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm của vị ấy đã lâu ngày hướng về viễn ly, xuôi về viễn ly, nghiêng nhập vào viễn ly; do vậy sự hoàn tục không xảy ra.

 

245 (8) The Kiṃsuka Tree – Phải Gọi Là Gì (Kimsukà)

 

1-2) One bhikkhu approached another and asked him:

— “In what way, friend, is a bhikkhu’s vision well purified?”

— “When, friend, a bhikkhu understands as they really are the origin and the passing away of the six bases for contact, [192] in this way his vision is well purified.”

3) Then the first bhikkhu, dissatisfied with the other’s answer, approached another bhikkhu and asked him:

— “In what way, friend, is a bhikkhu’s vision well purified?”

— “When, friend, a bhikkhu understands as they really are the origin and the passing away of the five aggregates subject to clinging, in this way his vision is well purified.”

4) Again, the first bhikkhu, dissatisfied with the other’s answer, approached still another bhikkhu and asked him:

— “In what way, friend, is a bhikkhu’s vision well purified?”

— “When, friend, a bhikkhu understands as they really are the origin and the passing away of the four great elements, in this way his vision is well purified.”

1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến một Tỷ-kheo khác, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo ấy:

— Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?

— Này Hiền giả, Tỷ-kheo khi nào như thật rõ biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của sáu xúc xứ; cho đến như vậy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh.

3) Tỷ-kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi của Tỷ-kheo kia, liền đi đến một Tỷ-kheo khác và nói:

— Này Hiền giả, cho đến như thế nào, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?

— Này Hiền giả, khi nào Tỷ-kheo như thật rõ biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của năm thủ uẩn; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh.

4) Tỷ-kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời của Tỷ-kheo kia, liền đi đến một Tỷ-kheo khác nữa và nói:

— Này Hiền giả, cho đến như thế nào, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?

— Này Hiền giả, khi nào Tỷ-kheo như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của bốn đại chủng; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh.

 

5) Again, the first bhikkhu, dissatisfied with the other’s answer, approached still another bhikkhu and asked him:

— “In what way, friend, is a bhikkhu’s vision well purified?”

— “When, friend, a bhikkhu understands as it really is: ‘Whatever is subject to origination is all subject to cessation,’ in this way his vision is well purified.”

6) Then the first bhikkhu, dissatisfied with the other’s answer, approached the Blessed One, reported everything that had happened, and asked: “In what way, venerable sir, is a bhikkhu’s vision well purified?”

5) Rồi Tỷ-kheo ấy không thỏa mãn…

— Này Hiền giả, khi nào Tỷ-kheo như thật rõ biết rằng, phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều phải đoạn diệt; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh.

6) Rồi Tỷ-kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi của Tỷ-kheo kia, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi đến một Tỷ-kheo và nói với Tỷ-kheo ấy: “Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?” Khi được nói vậy, Tỷ-kheo ấy nói với con: “Khi nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của sáu xúc xứ; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh”. Bạch Thế Tôn, con không thỏa mãn câu trả lời của Tỷ-kheo kia nên đi đến một Tỷ-kheo khác; sau khi đến, con nói với Tỷ-kheo ấy: “Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của một Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?” Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy nói với con: “Khi nào, này Hiền giả, Tỷ-kheo như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của năm thủ uẩn… như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của bốn đại chủng… như thật tuệ tri rằng, phàm có pháp gì được tập khởi, tất cả pháp ấy bị đoạn diệt, cho đến như vậy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh”. Bạch Thế Tôn, con không thỏa mãn câu trả lời câu hỏi của Tỷ-kheo kia nên con đi đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, sự thấy của Tỷ-kheo khéo thanh tịnh?”

 

7) “Bhikkhu, suppose there was a man who had never before seen a Kiṃ tree. He might approach a man who had seen a Kiṃ tree and ask him: ‘Sir, what is a Kiṃ tree like?’ The other might answer: ‘Good man, a Kiṃ tree is blackish, like a charred stump.’ On that occasion, a kịsuka tree might have been exactly as that man had seen it. “Then that man, dissatisfied with the other’s answer, might approach another man who had seen a kịsuka tree and ask him: ‘Sir, what is a kịsuka tree like?’ The other might answer: ‘Good man, a kịsuka tree is reddish, like a piece of meat.’ On that occasion, a kịsuka tree might have been exactly as that man had seen it. “Then that man, dissatisfied with the other’s answer, might approach still another man who had seen a kịka tree and ask him: ’Sir, what is a kịsuka tree like?’ The other might answer: ‘Good man, a kịsuka tree has strips of bark hanging down and burst pods, like an acacia tree.’ On that occasion, a kịsuka tree might have been exactly as that man had seen it. “Then that man, dissatisfied with the other’s answer, might approach still another man who had seen a kịsuka tree and ask him: ‘Sir, what is a kịsuka tree like?’ The other might answer: ‘Good man, a kịsuka tree has plenty of leaves and foliage and gives abundant shade, like a banyan tree.’ On that occasion, a kịsuka tree might have been exactly as that man had seen it.

7) — Ví như, này Tỷ-kheo, một người chưa từng thấy cây kimsuka, người ấy đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka và nói: “Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?”. Người ấy đáp như sau: “Này Bạn, cây kimsuma màu đen, như một khúc cây bị cháy”. Như vậy, này Tỷ-kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, liền đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka, sau khi đến, hỏi người ấy: “Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?” Người kia trả lời: “Này Bạn, cây kimsuka màu đỏ, giống như một đống thịt”. Và này Tỷ-kheo, như vậy trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka, sau khi đến nói với người ấy: “Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?” Người kia trả lời: “Này Bạn, cây kimsuka bị lột vỏ, vỏ bị nứt nẻ ra như cây keo (sirìso)”. Này Tỷ-kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, liền đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka, sau khi đến, nói với người ấy: “Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?” Người kia nói như sau: “Này Bạn, cây kimsuka có lá rậm rạp, bóng của nó dày và rậm, như cây bàng”. Như vậy, này Tỷ-kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Cũng vậy, này Tỷ-kheo, tùy theo sự thấy của Chân nhân ấy khéo thanh tịnh, tùy thuộc theo đấy, họ đã trả lời.

 

8) “So too, bhikkhu, those superior men answered as they were disposed in just the way their own vision had been well purified.206 “Suppose, bhikkhu, a king had a frontier city with strong ramparts, walls, and arches, and with six gates. The gatekeeper posted there would be wise, competent, and intelligent; one who keeps out strangers and admits acquaintances. A swift pair of messengers would come from the east and ask the gatekeeper: ‘Where, good man, is the lord of this city?’ He would reply: ‘He is sitting in the central square.’ Then the swift pair of messengers would deliver a message of reality to the lord of the city and leave by the route by which they had arrived. Similarly, messengers would come from the west, from the north, from the south, deliver their message, and leave by the route by which they had arrived.

8) Ví như, này Tỷ-kheo, có ngôi thành của vua ở biên giới được xây dựng với pháo đài kiên cố, với tường và tháp canh kiên cố và có đến sáu cửa thành. Tại đấy có người giữ cửa thành, là bậc thông minh, có kinh nghiệm và có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết. Từ phương Ðông, hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: “Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?” Người giữa cửa thành ấy nói: “Thưa các Tôn giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường”. Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục đi theo con đường họ đến. Từ phương Tây, lại hai người sứ giả cấp tốc đi đến… từ phương Bắc, lại hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: “Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?” Người giữ cửa thành ấy nói: “Thưa các Tôn giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường”. Rồi hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục theo con đường họ đến.

 

9) “I have made up this simile, bhikkhu, in order to convey a meaning. This is the meaning here: ‘The city’: this is a designation for this body consisting of the four great elements, originating from mother and father, built up out of boiled rice and gruel, subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to breaking apart and dispersal.208 ‘The six gates’: this is a designation for the six internal sense bases. ‘The gatekeeper’: this is a designation for mindfulness.  ‘The swift pair of messengers’: this is a designation for serenity and insight. ‘The lord of the city’: this is designation for consciousness. ‘The central square’: this is a designation for the four great elements—the earth element, the water element, the heat element, the air element. ‘A message of reality’: this is a designation for Nibbāna. ‘The route by which they had arrived’: this is a designation for the Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration.”

9) Này Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ để giải thích ý nghĩa, và đây là ý nghĩa: Ngôi thành, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân do bốn đại chủng tạo thành này, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, tiêu mòn, tiêu hao, hủy hoại, hủy diệt. Sáu cửa, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Người giữ cửa, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với niệm. Hai vị sứ giả cấp tốc, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với chỉ và quán. Người chủ ngôi thành là đồng nghĩa với thức. Ở giữa tại ngã tư đường là đồng nghĩa với bốn đại chủng: địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới. Lời như thật ngữ, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Niết-bàn. Theo con đường họ đến là đồng nghĩa với con đường Thánh đạo Tám ngành. Như chánh tri kiến… chánh định.

 

246 (9) The Simile of the Lute – Ðờn Tỳ Bà

 

1-3) “Bhikkhus, if in any bhikkhu or bhikkhunı̄ desire or lust or hatred or delusion or aversion of mind should arise in regard to forms cognizable by the eye, such a one should rein in the mind from them thus: ‘This path is fearful, dangerous, strewn with thorns, covered by jungle, a deviant path, an evil path, a way beset by scarcity. This is a path followed by inferior people; it is not the path followed by superior people. This is not for you.’ In this way, the mind should be reined in from these states regarding forms cognizable by the eye. So too regarding sounds cognizable by the ear … regarding mental phenomena cognizable by the mind.

4) “Suppose, bhikkhus, that the barley has ripened and the watchman is negligent. If a bull fond of barley enters the barley field, he might indulge himself as much as he likes. So too, bhikkhus, the uninstructed worldling who does not exercise restraint over the six bases for contact indulges himself as much as he likes in the five cords of sensual pleasure.

1-3) –Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào đối với các sắc do mắt nhận thức có khởi lên dục (chanda), tham, sân, si hay hận tâm; hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy. Con đường này là con đường đầy sợ hãi, đầy kinh khủng, đầy gai góc, đầy rừng rậm, con đường ác, con đường tà, con đường đầy trộm cướp. Con đường này là con đường do phi thiện nhân dùng, không phải con đường do thiện nhân dùng. Như vậy, với ý nghĩ: “Ðây không phải con đường xứng đáng cho ta”. Hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy đối với các sắc do mắt nhận thức… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào đối với các vị do lưỡi nhận thức… đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm; hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy. Con đường này là con đường đầy sợ hãi, đầy kinh khủng, đầy gai góc, đầy rừng rậm, con đường ác, con đường tà, con đường đầy trộm cướp. Con đường này là con đường do phi thiện nhân dùng, không phải con đường do thiện nhân dùng. Như vậy với ý nghĩ: “Ðây không phải con đường xứng đáng cho ta”, hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy đối với các pháp do ý nhận thức.

4) Ví như, này các Tỷ-kheo, lúa mì đã chín và một người giữ lúa mì phóng dật (lơ đãng). Có con bò ăn lúa mì, xâm phạm lúa mì, xâm phạm lúa mì ấy và mê say ăn một cách thỏa thích. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không hộ trì đối với sáu xúc xứ, mê say thọ dụng một cách thỏa thích đối với năm dục công đức.

 

5) “Suppose, bhikkhus, that the barley has ripened and the watchman is vigilant. If a bull fond of barley enters the barley field, the watchman would catch hold of him firmly by the muzzle. While holding him firmly by the muzzle, he would get a secure grip on the locks between his horns and, keeping him in check there, would give him a sound beating with his staff. After giving him that beating, he would drive the bull away. This might happen a second time and a third time. Thus, that bull fond of barley, whether he has gone to the village or the forest, whether he is accustomed to standing or to sitting, remembering the previous beating he got from the staff, would not enter that barley field again.

“So too, bhikkhus, when a bhikkhu’s mind has been subdued, well subdued, regarding the six bases for contact, it then becomes inwardly steady, settled, unified, and concentrated”.

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, lúa mì đã chín và một người giữ lúa mì không phóng dật. Có con bò ăn lúa mì, xâm phạm lúa mì ấy. Người giữ lúa mì nắm chắc cái lỗ mũi của con bò; sau khi nắm chắc cái lỗ mũi, người ấy rị chặt trên cái trán. Sau khi rị chặt trên cái trán, với cái gậy, người ấy đánh con bò một trận nên thân. Sau khi lấy gậy đánh cho một trận nên thân, người ấy thả con bò đi.

Lần thứ hai, này các Tỷ-kheo…Lần thứ ba, này các Tỷ-kheo, có con bò ăn lúa mì, xâm phạm lúa mì ấy. Người giữ lúa mì nắm chặt cái mũi con bò; sau khi nắm chắc cái mũi, người ấy rị chặt trên cái trán. Sau khi rị chặt trên cái trán, với cái gậy, người ấy đánh con bò một trận nên thân. Sau khi lấy gậy đánh con bò một trận nên thân, người ấy thả con bò đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con bò ăn lúa mì ấy đi vào làng, hay đi vào rừng, hay khi đứng, hay ngồi, nó không xâm phạm lúa mì ấy, vì nó nhớ đến cảm xúc cái gậy lần trước.

“Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có tâm chơn trực, chánh trực đối với sáu xúc xứ, thời nội tâm được an trú, tịnh chỉ, nhứt tâm, Thiền định.”

 

6) “Suppose, bhikkhus, there was a king or a royal minister who had never before heard the sound of a lute. He might hear the sound of a lute and say: ‘Good man, what is making this sound—so tantalizing, so lovely, so intoxicating,  so entrancing, so enthralling?’ They would say to him: ‘Sire, it is a lute that is making this sound—so tantalizing, so lovely, so intoxicating, so entrancing, so enthralling.’ He would reply: ‘Go, man, bring me that lute.’ “They would bring him the lute and tell him: ‘Sir, this is that lute, the sound of which was so tantalizing, so lovely, so intoxicating, so entrancing, so enthralling.’ The king would say: ‘I’ve had enough with this lute, man. Bring me just that sound.’ The men would reply: ‘This lute, sire, consists of numerous components, of a great many components, and it gives off a sound when it is played upon with its numerous components; that is, in dependence on the parchment sounding board, the belly, the arm, the head, the strings, the plectrum, and the appropriate effort of the musician. So, it is, sire, that this lute consisting of numerous components, of a great many components, gives off a sound when it is played upon with its numerous components.’ “The king would split the lute into ten or a hundred pieces, then he would reduce these to splinters. Having reduced them to splinters, he would burn them in a fire and reduce them to ashes, and he would winnow the ashes in a strong wind or let them be carried away by the swift current of a river. Then he would say: ‘A poor thing, indeed sire, is this so-called lute, as well as anything else called a lute. How the multitude are utterly heedless about it, utterly taken in by it!’

 

7) “So too, bhikkhus, a bhikkhu investigates form to the extent that there is a range for form, he investigates feeling to the extent that there is a range for feeling, he investigates perception to the extent that there is a range for perception, he investigates volitional formations to the extent that there is a range for volitional formations, he investigates consciousness to the extent that there is a range for consciousness. As he investigates form to the extent that there is a range for form … consciousness to the extent that there is a range for consciousness, whatever notions of ‘I’ or ‘mine’ or ‘I am’ had occurred to him before no longer occur to him.”

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: “Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?” Họ nói với vị ấy: “Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy nói như sau: “Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta”. Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: “Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy bèn nói: “Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta”. Họ thưa với vị ấy: “Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm”. Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh. Rồi vị ấy nói: “Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc”.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát sắc cho đến sở thú của sắc, quán sát thọ… quán sát tưởng… quán sát các hành… quán sát thức cho đến sở thú của thức. Trong tất cả quán sát này, không có cái gì là “Tôi”, là “Của tôi”, là “Tôi là” cả.

 

247 (10) The Simile of the Six Animals – Sáu Sanh Vật

 

1-3) — “Bhikkhus, suppose a man with limbs wounded and festering would enter a wood of thorny reeds, and the Kusa thorns would prick his feet and the reed blades would slash his limbs. Thus, that man would thereby experience even more pain and displeasure. So too, bhikkhus, some bhikkhu here, gone to the village or the forest, meets someone who reproaches him thus: ‘This venerable one, acting in such a way, behaving in such a way, is a foul village thorn.’ Having understood him thus as a ‘thorn,’ one should understand restraint and nonrestraint.

4) “And how, bhikkhus is there nonrestraint? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is intent upon a pleasing form and repelled by a displeasing form. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is intent upon a pleasing mental phenomenon and repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder.

3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có người thân bị thương tích, thân bị lở loét, đi vào một khu rừng đầy gai góc. Cỏ và gai đâm thủng chân người ấy, và cào rách thân lở loét của người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy do nhân duyên ấy còn cảm thọ khổ ưu nhiều hơn nữa. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo đi vào làng hay đi vào rừng gặp người chỉ trích Tỷ-kheo ấy, và người chỉ trích nói rằng: “Tôn giả làm như vậy, sở hành như vậy là gai bất tịnh trong làng”. Biết rằng vị ấy là gai, sau khi biết như vậy, cả hai (người Tỷ-kheo và người chỉ trích) cần phải hiểu là không hộ trì và có hộ trì.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp sắc khả ái, ghét bỏ sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt không có dư tàn… khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận biết pháp, thiên chấp pháp khả ái, ghét bỏ pháp không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi ấy, các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt không có dư tàn…

 

5) “Suppose, bhikkhus, a man would catch six animals— with different domains and different feeding grounds— and tie them by a strong rope. He would catch a snake, a crocodile, a bird, a dog, a jackal, and a monkey, and tie each by a strong rope. Having done so, he would tie the ropes together with a knot in the middle and release them. Then those six animals with different domains and different feeding grounds would each pull in the direction of its own feeding ground and domain. The snake would pull one way, thinking, ‘Let me enter an anthill.’ The crocodile would pull another way, thinking, ‘Let me enter the water.’ The bird would pull another way, thinking, ‘Let me fly up into the sky.’ The dog would pull another way, thinking, ‘Let me enter a village.’ The jackal would pull another way, thinking, ‘Let me enter a charnel ground.’ The monkey would pull another way, thinking, ‘Let me enter a forest.’

 

“Now when these six animals become worn out and fatigued, they would be dominated by the one among them that was strongest; they would submit to it and come under its control. So too, bhikkhus, when a bhikkhu has not developed and cultivated mindfulness directed to the body, the eye pulls in the direction of agreeable forms and disagreeable forms are repulsive; the ear pulls in the direction of agreeable sounds and disagreeable sounds are repulsive; the nose pulls in the direction of agreeable odours and disagreeable odours are repulsive; the tongue pulls in the direction of agreeable tastes and disagreeable tastes are repulsive; the body pulls in the direction of agreeable tactile objects and disagreeable tactile objects are repulsive; the mind pulls in the direction of agreeable mental phenomena and disagreeable mental phenomena are repulsive.

“It is in such a way that there is nonrestraint.

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bắt được sáu sinh vật, giới loại khác nhau, chỗ tìm món ăn khác nhau, và cột chúng với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con rắn, người ấy cột với sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con cá sấu, người ấy cột một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con chim, người ấy cột với sợi dây vững chắc… Sau khi bắt được con chó, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con giả can, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con khỉ, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi cột chúng với những sợi dây vững chắc, người ấy cột một cái gút ở chính giữa và thả chúng đi. Này các Tỷ-kheo, sáu con sinh vật ấy, với giới loại sai khác, với chỗ tìm món ăn sai khác, mỗi con sẽ lôi kéo tùy theo chỗ tìm món ăn và giới loại sai biệt của mình. Con rắn lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào gò mối”. Con cá sấu lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào trong nước”. Con chim lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ bay lên trời”.Con chó lôi kéo, nghĩ rằng: ” Ta sẽ đi vào làng”. Con giả can lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào nghĩa địa”. Con khỉ lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào rừng”. Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu con sinh vật ấy trở thành mệt mỏi, khi ấy, con sinh vật nào mạnh hơn các sinh vật còn lại, được chúng đi theo, chúng tuân theo, chúng phục tùng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo thân niệm không tu tập, không làm cho sung mãn, con mắt sẽ lôi cuốn nó đối với các sắc khả ái và ghét bỏ đối với các sắc không khả ái… Ý sẽ lôi cuốn nó đối với các pháp khả ái và ghét bỏ đối với các pháp không khả ái.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hộ trì.

 

6) “And how, bhikkhus, is there restraint?

Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu is not intent upon a pleasing form and not repelled by a displeasing form. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, he is not intent upon a pleasing mental phenomenon and not repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. It is in such a way that there is restraint.

7) “Suppose, bhikkhus, a man would catch six animals— with different domains and different feeding grounds— and tie them by a strong rope. He would catch a snake, a crocodile, a bird, a dog, a jackal, and a monkey, and tie each by a strong rope. Having done so, he would bind them to a strong post or pillar. Then those six animals with different domains and different feeding grounds would each pull in the direction of its own feeding ground and domain. The snake would pull one way, thinking, ‘Let me enter an anthill’ … (as above) … The monkey would pull another way, thinking, ‘Let me enter a forest.’

“Now when these six animals become worn out and fatigued, they would stand close to that post or pillar, they would sit down there, they would lie down there. So too, bhikkhus, when a bhikkhu has developed and cultivated mindfulness directed to the body, the eye does not pull in the direction of agreeable forms nor are disagreeable forms repulsive; the ear does not pull in the direction of agreeable sounds nor are disagreeable sounds repulsive; the nose does not pull in the direction of agreeable odours nor are disagreeable odours repulsive; the tongue does not pull in the direction of agreeable tastes nor are disagreeable tastes repulsive; the body does not pull in the direction of agreeable tactile objects nor are disagreeable tactile objects repulsive; the mind does not pull in the direction of agreeable mental phenomena nor are disagreeable mental phenomena repulsive.

“It is in such a way that there is restraint.

8) “‘A strong post or pillar’: this, bhikkhus, is a designation for mindfulness directed to the body. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will develop and cultivate mindfulness directed to the body, make it our vehicle, make it our basis, stabilize it, exercise ourselves in it, and fully perfect it.’ Thus, should you train yourselves.”

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hộ trì?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không thiên chấp các sắc khả ái, không ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn… khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết các pháp, không thiên chấp các pháp khả ái, không ghét bỏ các pháp không khả ái, an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây các ác bất thiện pháp ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.

7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bắt được sáu con sinh vật, giới loại khác nhau, chỗ tìm món ăn khác nhau, và cột chúng với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con rắn, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con cá sấu… Sau khi bắt được con chim… Sau khi bắt được con chó… Sau khi bắt được con giả can… Sau khi bắt được con khỉ, người ấy cột với sợi dây vững chắc. Sau khi cột chúng với sợi dây vững chắc, người ấy cột vào một cái cột hay cái trụ vững chắc. Rồi, này các Tỷ-kheo, sáu con sinh vật ấy, với giới loại sai khác, với chỗ tìm món ăn sai khác, mỗi con sẽ lôi kéo, tùy theo chỗ tìm món ăn và giới loại sai biệt của mình. Con rắn lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào gò mối”. Con cá sấu lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào trong nước”. Con chim lôi kéo nghĩ rằng: “Ta sẽ bay lên trời”. Con chó lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào làng”. Con giả can lôi kéo nghĩ rằng: “Ta sẽ đi đến nghĩa địa”. Con khỉ lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào rừng”. Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu con sinh vật ấy trở thành mệt mỏi, chúng sẽ đứng gần bên, ngồi gần bên, nằm gần bên cái cột ấy hay cái trụ ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo thân niệm được tu tập, được làm sung mãn, con mắt không lôi kéo vị ấy theo các sắc khả ái, đối với các sắc không khả ái, không ghét bỏ… lưỡi không lôi kéo vị ấy theo các vị khả ái, đối với vị không khả ái, không có ghét bỏ… ý không lôi kéo vị ấy theo các pháp khả ái, đối với pháp không khả ái, không có ghét bỏ.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hộ trì.

8) Cái cột hay cái trụ vững chắc, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân niệm. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng ta sẽ tu tập thân niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành cơ sở, an trú, tích tập, khéo nỗ lực”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

 

248 (11) The Sheaf of Barley – Bó Lúa

 

1-3) — “Bhikkhus, suppose a sheaf of barley were set down at a crossroads. Then six men would come along with flails in their hands, and they would strike that sheaf of barley with the six flails.

Thus, that sheaf of barley would be well struck, having been struck by the six flails. Then a seventh man would come along with a flail in his hand and he would strike that sheaf of barley with the seventh flail.

Thus, that sheaf of barley would be struck even still more thoroughly, having been struck by the seventh flail.

4) “So too, bhikkhus, the uninstructed worldling is struck in the eye by agreeable and disagreeable forms; struck in the ear by agreeable and disagreeable sounds; struck in the nose by agreeable and disagreeable odours; struck in the tongue by agreeable and disagreeable tastes; struck in the body by agreeable and disagreeable tactile objects; struck in the mind by agreeable and disagreeable mental phenomena. If that uninstructed worldling sets his mind upon future renewed existence, then that senseless man is struck even still more thoroughly, just like the sheaf of barley struck by the seventh flail.

1-3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một bó lúa quăng tại ngã tư đường, rồi sáu người đến, tay cầm cái đập và họ đập bó lúa ấy với sáu cái đập (vyàkggì)

Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy được khéo đập với sáu cái đập ấy. Rồi một người thứ bảy đến, tay cầm cái đập, và người ấy đập bó lúa ấy với cái đập thứ bảy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại càng được khéo đập với cái đập thứ bảy.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu bị đập trong con mắt bởi những sắc khả ái và không khả ái… bị đập trong lưỡi bởi những vị khả ái và không khả ái… bị đập trong ý bởi những pháp khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, nếu kẻ vô văn phàm phu ấy lại nghĩ đến tái sanh trong tương lai, như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si ấy lại càng bị khéo đập hơn nữa. Ví như, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại được đập với cái đập thứ bảy nữa.

 

5) “Once in the past, bhikkhus, the devas and the asuras were arrayed for battle.

Then Vepacitti, lord of the asuras, addressed the asuras thus: ‘Good sirs, if in this impending battle the asuras win and the devas are defeated, bind Sakka, lord of the devas, by his four limbs and neck and bring him to me in the city of the asuras.’ And Sakka, lord of the devas, addressed the Tāvatiṃsa devas: ‘Good sirs, if in this impending battle the devas win and the asuras are defeated, bind Vepacitti, lord of the asuras, by his four limbs and neck and bring him to me in Sudhamma, the assembly hall of the devas.’

6) “In that battle, the devas won and the asuras were defeated. Then the Tāvatiṃsa devas bound Vepacitti by his four limbs and neck and brought him to Sakka in Sudhamma, the assembly hall of the devas.

7) And there Vepacitti, lord of the asuras, was bound by his four limbs and neck.

“When it occurred to Vepacitti: ‘The devas are righteous, the asuras are unrighteous; now right here I have gone to the city of the devas,’ he then saw himself freed from the bonds around his limbs and neck and he enjoyed himself furnished and endowed with the five cords of divine sensual pleasure. But when it occurred to him: ‘The asuras are righteous, the devas are unrighteous; now I will go there to the city of the asuras,’ then he saw himself bound by his four limbs and neck and he was deprived of the five cords of divine sensual pleasure.

5) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, cuộc chiến xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la rất là khốc liệt.

Này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua A-tu-la gọi các A-tu-la: “Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la rất là khốc liệt, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vua ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A-tu-la”. Còn Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba: “Này Thân hữu, trong trận chiến giữa chư Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất là khốc liệt, nếu chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại, hãy trói vua A-tu-la Vepacitti, hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vua ấy đến trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp)”.

6) Nhưng trận chiến ấy, chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại. Rồi, này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba trói vua A-tu-la Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka trong giảng đường Sudhamma.

7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua A-tu-la Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua A-tu-la Vepacitti suy nghĩ như sau: “Chư Thiên theo Chánh pháp, còn A-tu-la theo phi pháp. Nay ta đi đến thành của chư Thiên”, thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy mình được cởi trói hai chân, hai tay và thứ năm là cổ, và được hưởng thọ, được thưởng thức đầy đủ năm dục công đức cõi trời. Và này các Tỷ-kheo, khi vua A-tu-la suy nghĩ như sau: “Các A-tu-la theo Chánh pháp, chư Thiên theo phi pháp. Ở đây, ta sẽ đi đến thành của các A-tu-la”, thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy mình bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và bị tước bỏ năm dục công đức cõi trời.

 

8) “So, subtle, bhikkhus, was the bondage of Vepacitti, but even subtler than that is the bondage of Māra. In conceiving, one is bound by Māra; by not conceiving, one is freed from the Evil One. “Bhikkhus, ‘I am’ is a conceiving; ‘I am this’ is a conceiving; ‘I shall be’ is a conceiving; ‘I shall not be’ is a conceiving; ‘I shall consist of form’ is a conceiving; ‘I shall be formless’ is a conceiving; ‘I shall be percipient’ is a conceiving; ‘I shall be nonpercipient’ is a conceiving; ‘I shall be neither percipient nor nonpercipient’ is a conceiving. Conceiving is a disease, conceiving is a tumour, conceiving is a dart. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell with a mind devoid of conceiving.’

8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, thật tế nhị là sự trói buộc của Vepacitti, và còn tế nhị hơn là sự trói buộc của Màra. Ai có tư tưởng (Mannamàna), người ấy bị Màra trói buộc. Ai không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Cái này là tôi”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không là”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một tư tưởng. Có tư tưởng, này các Tỷ-kheo, là tham. Có tư tưởng là mụt nhọt. Có tư tưởng là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng”.

 

9) “Bhikkhus, ‘I am’ is a perturbation; ‘I am this’ is a perturbation; ‘I shall be’ is a perturbation … ‘I shall be neither percipient nor nonpercipient’ is a perturbation. Perturbation is a disease, perturbation is a tumour, perturbation is a dart. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell with an imperturbable mind.’

10) “Bhikkhus, ‘I am’ is a palpitation; ‘I am this’ is a palpitation; ‘I shall be’ is a palpitation … ‘I shall be neither percipient nor nonpercipient’ is a palpitation. Palpitation is a disease, palpitation is a tumour, palpitation is a dart. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell with a mind devoid of palpitation.’

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một động chuyển (injitam). “Cái này là tôi”, là một động chuyển. “Tôi sẽ là”, là một động chuyển. “Tôi sẽ không là”, là một động chuyển. “Tôi sẽ có sắc”, là một động chuyển. “Tôi sẽ có tưởng”, là một động chuyển. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một động chuyển. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một động chuyển. Ðộng chuyển, này các Tỷ-kheo, là tham. Ðộng chuyển là mụt nhọt. Ðộng chuyển là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm không có động chuyển”.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một chấn động (phanditam). “Cái này là tôi”, là một chấn động. “Tôi sẽ là”, là một chấn động. “Tôi sẽ không là”, là một chấn động. “Tôi sẽ có sắc”, là một chấn động. “Tôi sẽ không có sắc”, là một chấn động. “Tôi sẽ có tưởng”, là một chấn động. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một chấn động. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một chấn động. Chấn động, này các Tỷ-kheo, là tham. Chấn động là mụt nhọt. Chấn động là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm không chấn động”.

 

11) “Bhikkhus, ‘I am’ is a proliferation; ‘I am this’ is a proliferation; ‘I shall be’ is a proliferation … ‘I shall be neither percipient nor nonpercipient’ is a proliferation. Proliferation is a disease, proliferation is a tumour, proliferation is a dart. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell with a mind devoid of proliferation.’

12) “Bhikkhus, ‘I am’ is an involvement with conceit; ‘I am this’ is an involvement with conceit; ‘I shall be’ is an involvement with conceit; ‘I shall not be’ is an involvement with conceit; ‘I shall consist of form’ is an involvement with conceit; ‘I shall be formless’ is an involvement with conceit ; ‘I shall be percipient’ is an involvement with conceit; ‘I shall be nonpercipient’ is an involvement with conceit; ‘I shall be neither percipient nor nonpercipient’ is an involvement with conceit. Involvement with conceit is a disease, involvement with conceit is a tumour, involvement with conceit is a dart. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell with a mind in which conceit has been struck down.’ Thus, should you train yourselves.”

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một hý luận (papancitam). “Cái này là tôi”, là một hý luận. “Tôi sẽ là”, là một hý luận. “Tôi sẽ không là”, là một hý luận. “Tôi sẽ có sắc”, là một hý luận. “Tôi sẽ không có sắc”, là một hý luận. “Tôi sẽ có tưởng”, là một hý luận. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một hý luận. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một hý luận. Hý luận, này các Tỷ-kheo, là tham. Hý luận là mụt nhọt. Hý luận là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm không có hý luận”.

12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một ngã mạn. “Cái này là tôi”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ là”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ không là”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ có sắc”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ không có sắc”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ có tưởng”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một ngã mạn. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một ngã mạn. Ngã mạn, này các Tỷ-kheo, là tham. Ngã mạn là mụt nhọt. Ngã mạn là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm trừ bỏ ngã mạn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35g.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf