[35e]. Chương I – Tập IV – Tương Ưng Sáu Xứ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ
The Connected Discourses of the Buddha
Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)
Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.
Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.
Compile: Lotus group
Division III THE THIRD FIFTY – Phần Ba – Năm Mươi Kinh Thứ Ba.
IV. DEVADAHA – Phẩm Devadaha (10 lessons).
V. NEW AND OLD – Mới Và Cũ (10 lessons).
IV. DEVADAHA – Phẩm Devadaha
134 (1) At Devadaha – Sát Na Ở Devadaha
1) On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans where there was a town of the Sakyans named Devadaha.
2) There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
— “Bhikkhus, I do not say of all bhikkhus that they still have work to do with diligence in regard to the six bases for contact, nor do I say of all bhikkhus that they do not have work to do with diligence in regard to the six bases for contact.
3) “I do not say of those bhikkhus who are arahants, whose taints are destroyed, who have lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, utterly destroyed the fetters of existence, and are completely liberated through final knowledge, that they still have work to do with diligence in regard to the six bases for contact. Why is that? They have done their work with diligence; they are incapable of being negligent.
“But I say of those bhikkhus who are trainees, who have not attained their mind’s ideal, who dwell aspiring for the unsurpassed security from bondage, that they still have work to do with diligence in regard to the six bases for contact. Why is that?
4) There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are agreeable and those that are disagreeable. [One should train so that] these do not persist obsessing one’s mind even when they are repeatedly experienced.
5) When the mind is not obsessed, tireless energy is aroused, unmuddled mindfulness is set up, the body becomes tranquil and untroubled, the mind becomes concentrated and one-pointed. Seeing this fruit of diligence, bhikkhus, I say that those bhikkhus still have work to do with diligence in regard to the six bases for contact.
1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka, tên là Devadaha.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.
3) Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí; thời này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao?
4) Vì các vị ấy đã hành trì không phóng dật, đến nỗi họ không thể trở thành phóng dật.
5) Này các Tỷ-kheo, còn những Tỷ-kheo nào còn là hữu học, sở nguyện chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; thời này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng họ cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao?
6-11) “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are agreeable and those that are disagreeable. [One should train so that] these do not persist obsessing one’s mind even when they are repeatedly experienced. When the mind is not obsessed, tireless energy is aroused, unmuddled mindfulness is set up, the body becomes tranquil and untroubled, the mind becomes concentrated and one-pointed. Seeing this fruit of diligence, bhikkhus, I say that those bhikkhus still have work to do with diligence in regard to the six bases for contact.”
6) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy. Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.
7-10) Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân nhận thức…
11) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.
135 (2) The Opportunity – Thâu Nhiếp
1-2) “Bhikkhus, it is a gain for you, it is well gained by you, that you have obtained the opportunity for living the holy life.
3) I have seen, bhikkhus, the hell named ‘Contact’s Sixfold Base.’ There whatever form one sees with the eye is undesirable, never desirable; unlovely, never lovely; disagreeable, never agreeable. Whatever sound one hears with the ear … Whatever odor one smells with the nose … Whatever taste one savours with the tongue … Whatever tactile object one feels with the body … Whatever mental phenomenon one cognizes with the mind is undesirable, never desirable; unlovely, never lovely; disagreeable, never agreeable.
“It is a gain for you, bhikkhus, it is well gained by you, that you have obtained the opportunity for living the holy life.
4) I have seen, bhikkhus, the heaven named ‘Contact’s Sixfold Base.’ There whatever form one sees with the eye is desirable, never undesirable; lovely, never unlovely; agreeable, never disagreeable. Whatever sound one hears with the ear … Whatever odor one smells with the nose … Whatever taste one savors with the tongue … Whatever tactile object one feels with the body … Whatever mental phenomenon one cognizes with the mind is desirable, never undesirable; lovely, never unlovely; agreeable, never disagreeable.
“It is a gain for you, bhikkhus, it is well gained by you, that you have obtained the opportunity for living the holy life.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội (khana) để sống Phạm hạnh.
3) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các địa ngục gọi là sáu xúc xứ địa ngục. Ở đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc không khả lạc, không phải sắc khả lạc; thấy sắc không khả hỷ, không phải sắc khả hỷ; thấy sắc không khả ý, không phải sắc khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì… Phàm mũi ngửi hương gì… Phàm lưỡi nếm vị gì… Phàm thân cảm xúc gì… Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp không khả lạc, không phải pháp khả lạc; nhận thức không phải khả hỷ, không phải pháp khả hỷ; nhận thức pháp không khả ý, không phải pháp khả ý.
Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh.
4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các Thiên giới gọi là sáu xúc xứ Thiên giới. Tại đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc khả lạc, không phải sắc không lạc; thấy sắc khả hỷ, không phải sắc không khả hỷ; thấy sắc khả ý, không phải sắc không khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì… Phàm mũi ngửi hương gì… Phàm lưỡi nếm vị gì… Phàm thân cảm xúc gì… Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp khả lạc, không phải không khả lạc; nhận thức pháp khả hỷ, không phải không khả hỷ; nhận thức pháp khả ý, không phải pháp không khả ý.
Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh.
136 (3) Delight in Forms (1) – Không Thâu Nhiếp (1)
1-2) “Bhikkhus, devas and humans delight in forms, take delight in forms, rejoice in forms. With the change, fading away, and cessation of forms, devas and humans dwell in suffering. Devas and humans delight in sounds … delight in odours … delight in tastes … delight in tactile objects … delight in mental phenomena, take delight in mental phenomena, rejoice in mental phenomena. With the change, fading away, and cessation of mental phenomena, devas and humans dwell in suffering.
3) “But, bhikkhus, the Tathāgata, the Arahant, the Fully Enlightened One, has understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of forms. He does not delight in forms, does not take delight in forms, does not rejoice in forms. With the change, fading away, and cessation of forms, the Tathāgata dwells happily.
“He has understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of sounds … odors … tastes … tactile objects … mental phenomena. He does not delight in mental phenomena, does not take delight in mental phenomena, does not rejoice in mental phenomena. With the change, fading away, and cessation of mental phenomena, the Tathāgata dwells happily.”
1-2) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ… thích thú tiếng… thích thú hương… thích thú vị… thích thú xúc… Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
3) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của sắc, không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc… không thích thú tiếng… không thích thú hương… không thích thú vị… không thích thú xúc…
Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc.
4) This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
- “Forms, sounds, odours, tastes,
Tactiles and all objects of mind—
Desirable, lovely, agreeable,
So long as it’s said: ‘They are.’
- “These are considered happiness
By the world with its devas;
But where these cease,
That they consider suffering.
- “The noble ones have seen as happiness
The ceasing of identity.
This [view] of those who clearly see
Runs counter to the entire world.
- “What others speak of as happiness,
That the noble ones say is suffering;
What others speak of as suffering,
That the noble ones know as bliss.
- “Behold this Dhamma hard to comprehend:
Here the foolish are bewildered.
For those with blocked minds it is obscure,
Sheer darkness for those who do not see.
- “But for the good it is disclosed,
It is light here for those who see.
The dullards unskilled in the Dhamma
Don’t understand it in its presence.
- “This Dhamma isn’t easily understood
By those afflicted with lust for existence,
Who, flow along in the stream of existence,
Deeply mired in Māra’s realm.
- “Who else apart from the noble ones
Are able to understand this state?
When they have rightly known that state,
The taintless ones are fully quenched.”
4) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
- Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Và toàn thể các pháp,
Khả lạc, hỷ, khả ý,
Như vậy, chúng được gọi. - Chư Thiên và Người đời,
Xem chúng là khả lạc,
Chỗ nào chúng đoạn diệt,
Thiên, Nhân thấy đau khổ. - Bậc Thánh thấy an lạc,
Khi thân kiến đoạn diệt,
Bậc Thánh xem trái ngược,
Mọi quan điểm của đời. - Ðiều người gọi là lạc,
Bậc Thánh gọi là khổ.
Ðiều người gọi là khổ,
Thánh nhân biết là lạc. - Thấy pháp khó nhận biết,
Kẻ vô trí mê loạn,
Tối tăm đối vô minh,
Mù lòa đối không thấy. - Thiện nhân mắt rộng mở,
Thấy rõ ràng ánh sáng,
Sống gần, biết rõ ràng,
Thuần thục trong pháp lớn. - Bị tham sanh chinh phục,
Bị dòng hữu cuốn trôi,
Bị Ác ma chi phối,
Không giác ngộ pháp này. - Ngoài Thánh không có ai,
Giác ngộ con đường này,
Con đường đạt Niết-bàn,
Chánh trí thoát lậu hoặc.
5) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ… thích thú tiếng… thích thú hương… thích thú vị… thích thú xúc… Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
6) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, không thích thú sắc, không ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc… không thích thú tiếng… không thích thú hương… không thích thú vị… không thích thú xúc… Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị các pháp kích thích. Khi các pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc.
137 (4) Delight in Forms (2) – Không Thâu Nhiếp (1)
(Identical with the preceding sutta, but without the verses.)
1-2) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ… thích thú tiếng… thích thú hương… thích thú vị… thích thú xúc… Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
3) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của sắc, không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc… không thích thú tiếng… không thích thú hương… không thích thú vị… không thích thú xúc…
Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc.
4) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
- Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Và toàn thể các pháp,
Khả lạc, hỷ, khả ý,
Như vậy, chúng được gọi. - Chư Thiên và Người đời,
Xem chúng là khả lạc,
Chỗ nào chúng đoạn diệt,
Thiên, Nhân thấy đau khổ. - Bậc Thánh thấy an lạc,
Khi thân kiến đoạn diệt,
Bậc Thánh xem trái ngược,
Mọi quan điểm của đời. - Ðiều người gọi là lạc,
Bậc Thánh gọi là khổ.
Ðiều người gọi là khổ,
Thánh nhân biết là lạc. - Thấy pháp khó nhận biết,
Kẻ vô trí mê loạn,
Tối tăm đối vô minh,
Mù lòa đối không thấy. - Thiện nhân mắt rộng mở,
Thấy rõ ràng ánh sáng,
Sống gần, biết rõ ràng,
Thuần thục trong pháp lớn. - Bị tham sanh chinh phục,
Bị dòng hữu cuốn trôi,
Bị Ác ma chi phối,
Không giác ngộ pháp này. - Ngoài Thánh không có ai,
Giác ngộ con đường này,
Con đường đạt Niết-bàn,
Chánh trí thoát lậu hoặc.
5) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ… thích thú tiếng… thích thú hương… thích thú vị… thích thú xúc… Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ.
6) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, không thích thú sắc, không ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc… không thích thú tiếng… không thích thú hương… không thích thú vị… không thích thú xúc… Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị các pháp kích thích. Khi các pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc.
138 (5) Not Yours (1) – Các Lậu
1-2) “Bhikkhus, whatever is not yours, abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness. And what is it, bhikkhus, that is not yours?
3-8) The eye is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness. The ear is not yours … [129] … The mind is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.
9) “Suppose, bhikkhus, people were to carry off the grass, sticks, branches, and foliage in this Jeta’s Grove, or to burn them, or to do with them as they wish. Would you think: ‘People are carrying us off, or burning us, or doing with us as they wish’?”
— “No, venerable sir.
— For what reason?
— Because, venerable sir, that is neither our self nor what belongs to our self.”
10) “So too, bhikkhus, the eye is not yours … The ear … The mind is not yours … When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.”
1-2) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Jeta này, có người mang đi, hoặc đem đốt, hoặc tùy duyên làm một việc gì đối với cỏ, củi, cành và lá, thời các Ông có vì vậy mà nghĩ rằng người ấy mang các Ông đi, đốt các Ông, hay tùy duyên làm một việc gì với các Ông?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Vì sao?
— Bạch Thế Tôn, vì cái ấy không phải tự ngã, không thuộc tự ngã.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Mắt không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
139 (6) Not Yours (2) – Các Lậu (2)
(Identical with the preceding sutta, but stated by way of the six external bases.)
1-2) — Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng… (Như kinh trước, chỉ khác là thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, và các pháp).
140 (7) Impermanent with Cause (Internal) – Nội Căn Do Nhân (1)
1-3) — “Bhikkhus, the eye is impermanent. The cause and condition for the arising of the eye is also impermanent. As the eye has originated from what is impermanent, how could it be permanent?
4-8) “The ear is impermanent…. The mind is impermanent. The cause and condition for the arising of the mind is also impermanent. As the mind has originated from what is impermanent, how could it be permanent?
9) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye … towards the mind. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến mắt khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, mắt do nhân vô thường khởi lên, từ đâu sẽ thường còn được?
4-7) … tai… mũi… lưỡi… thân…
8) Này các Tỷ-kheo, ý là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến ý khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, ý do nhân vô thường khởi lên, từ đâu có thể thường được?
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
141 (8) Suffering with Cause (Internal) – Nội Căn Do Nhân (2)
“Bhikkhus, the eye is suffering. The cause and condition for the arising of the eye is also suffering. As the eye has originated from what is suffering, how could it be happiness?
“The ear is suffering…. The mind is suffering. The cause and condition for the arising of the mind is also suffering. As the mind has originated from what is suffering, how could it be happiness?
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(Như kinh trên, chỉ khác khổ thế cho vô thường) …
142 (9) Nonself with Cause (Internal) – Nội Căn Do Nhân (3)
“Bhikkhus, the eye is nonself. The cause and condition for the arising of the eye is also nonself. As the eye has originated from what is nonself, how could it be self?
“The ear is nonself…. The mind is nonself. The cause and condition for the arising of the mind [131] is also nonself. As the mind has originated from what is nonself, how could it be self?
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(Như kinh trên, chỉ khác vô ngã thế cho vô thường) …
143 (10)-145 (12) Impermanent with Cause, Etc. (External) – Ngoại Căn Do Nhân
These three suttas are identical with §§140-42, but are stated by way of the six external sense bases.)
(Như các kinh trước, chỉ thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, các pháp) …
- NEW AND OLD – Mới Và Cũ
146 (1) Kamma – Nghiệp
1-2) “Bhikkhus, I will teach you new and old kamma, the cessation of kamma, and the way leading to the cessation of kamma. Listen to that and attend closely, I will speak….
3) “And what, bhikkhus, is old kamma?
The eye is old kamma, to be seen as generated and fashioned by volition, as something to be felt. The ear is old kamma … The mind is old kamma, to be seen as generated and fashioned by volition, as something to be felt.
This is called old kamma.
1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ?
Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp cũ.
4) “And what, bhikkhus is new kamma? Whatever action one does now by body, speech, or mind. This is called new kamma.
5) “And what, bhikkhus, is the cessation of kamma? When one reaches liberation through the cessation of bodily action, verbal action, and mental action, this is called the cessation of kamma.
6) “And what, bhikkhus, is the way leading to the cessation of kamma? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.
7) “Thus, bhikkhus, I have taught old kamma, I have taught new kamma, I have taught the cessation of kamma, I have taught the way leading to the cessation of kamma.
8) Whatever should be done, bhikkhus, by a compassionate teacher out of compassion for his disciples, desiring their welfare, that I have done for you.
9) These are the feet of trees, bhikkhus, these are empty huts. Meditate, bhikkhus, do not be negligent, lest you regret it later. This is our instruction to you.”
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp mới? Này các Tỷ-kheo, hiện tại phàm làm việc gì với thân, với lời nói, hay với ý. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp mới.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp đoạn diệt.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã giảng cho các Ông nghiệp cũ, đã giảng nghiệp mới, đã giảng nghiệp đoạn diệt, đã giảng con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
8) Này các Tỷ-kheo, phàm những gì bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương đệ tử, những việc ấy Ta đã làm cho các Ông, vì lòng thương tưởng các Ông.
9) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
147 (2) Suitable for Attaining Nibbāna (1) – Thích ứng (1)
1-2) “Bhikkhus, I will teach you the way that is suitable for attaining Nibbāna. Listen to that… “And what, bhikkhus, is the way that is suitable for attaining Nibbāna?
3) Here, a bhikkhu sees the eye as impermanent, he sees forms as impermanent, he sees eye-consciousness as impermanent, he sees eye-contact as impermanent, he sees as impermanent whatever feeling arises with eye-contact as condition, whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
4-8) “He sees the ear as impermanent … He sees the mind as impermanent, he sees mental phenomena as impermanent, he sees mind-consciousness as impermanent, he sees mind-contact as impermanent, he sees as impermanent whatever feeling arises with mindcontact as condition, whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
9) “This, bhikkhus, is the way that is suitable for attaining Nibbāna.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường.
4-5) … tai… mũi…
6-7) … lưỡi… thân…
8) .. thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường.
9) Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn.
148 (3)–149 (4) Suitable for Attaining Nibbāna (2–3)
(Same as preceding sutta, with “suffering” and “nonself” substituted for “impermanent.”)
(Như kinh trên, chỉ khác là thế vào khổ và vô ngã)
150 (5) Suitable for Attaining Nibbāna (4) – Thích ứng (4)
“Bhikkhus, I will teach the way that is suitable for attaining Nibbāna. Listen to that….
“What do you think, bhikkhus, is the eye permanent or impermanent?” … (all as in §32) …
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’
“This, bhikkhus, is the way that is suitable for attaining Nibbāna.”
1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn?
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
— Là vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn…
(Như kinh 32)
151 (6) A Student – Ðệ Tử Nội Trú
1-3) “Bhikkhus, this holy life is lived without students and without a teacher.
4) A bhikkhu who has students and a teacher dwells in suffering, not in comfort. A bhikkhu who has no students and no teacher dwells happily, in comfort.
5) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu who has students and a teacher dwell in suffering, not in comfort?
6) Here, bhikkhus, when a bhikkhu has seen a form with the eye, there arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. They dwell within him. Since those evil unwholesome states dwell within him, he is called ‘one who has students.’ They assail him. Since evil unwholesome states assail him, he is called ‘one who has a teacher.’
1-3) — Này các Tỷ-kheo, không có các đệ tử nội trú, không có Ðạo Sư. Phạm hạnh này được sống.
4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư là sống an lạc, thoải mái.
5) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái?
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị khởi lên trói buộc, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát (Samudàcaranti) vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là Ðạo sư.
7-11) “Further, when a bhikkhu has heard a sound with the ear … cognized a mental phenomenon with the mind … he is called ‘one who has a teacher.’
12) “It is in this way that a bhikkhu who has students and a teacher dwells in suffering, not in comfort.
7-10) … khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc…
11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc khởi lên, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là có Ðạo sư.
12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư, là sống đau khổ, không có thoải mái.
13) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu who has no students and no teacher dwell happily, in comfort?
14) Here, bhikkhus, when a bhikkhu has seen a form with the eye, there do not arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. They do not dwell within him. Since those evil unwholesome states do not dwell within him, he is called ‘one who has no students.’ They do not assail him. Since evil unwholesome states do not assail him, he is called ‘one who has no teacher.’
15-20) “Further, when a bhikkhu has heard a sound with the ear … cognized a mental phenomenon with the mind … he is called ‘one who has no teacher.’
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu who has no students and no teacher dwells happily, in comfort.
21) “Bhikkhus, this holy life is lived without students and without a teacher. A bhikkhu who has students and a teacher dwells in suffering, not in comfort. A bhikkhu who has no students and no teacher dwells happily, in comfort.”
13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc thoải mái?
14) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú trong vị ấy. Cho nên, vị ấy được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư.
15-18) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc…
19) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư.
20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư.
Ðây, này các Tỷ-kheo, được gọi là Phạm hạnh không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư.
21) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc, thoải mái.
152 (7) For What Purpose the Holy Life? – Với Mục Ðích Gì?
1-3) “Bhikkhus, if wanderers of other sects ask you: ‘For what purpose, friends, is the holy life lived under the ascetic Gotama?’—being asked thus, you should answer those wanderers thus:
4) — ‘It is, friends, for the full understanding of suffering that the holy life is lived under the Blessed One.’
5) Then, bhikkhus, if those wanderers ask you: ‘What, friends, is that suffering for the full understanding of which the holy life is lived under the ascetic Gotama?’—being asked thus, you should answer those wanderers thus:
6-11) “‘The eye, friends, is suffering: it is for the full understanding of this that the holy life is lived under the Blessed One. Forms are suffering: it is for the full understanding of them that the holy life is lived under the Blessed One. Eye-consciousness is suffering … Eyecontact is suffering … Whatever feeling arises with eyecontact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is suffering: it is for the full understanding of this that the holy life is lived under the Blessed One. The ear is suffering … The mind is suffering … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is suffering: it is for the full understanding of this that the holy life is lived under the Blessed One.
12) This, friends, is the suffering for the full understanding of which the holy life is lived under the Blessed One.’
13) “Being asked thus, bhikkhus, you should answer those wanderers of other sects in such a way.”
1-3) — Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: “Có cái gì, này chư Hiền, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?”; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
4) “Này chư Hiền, vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn”.
5) Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: “Thế nào, này chư Hiền, là vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?”; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
6-11) “Mắt, này chư Hiền, là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Nhãn xúc là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn… Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.
12) Ðây là khổ, này chư Hiền, vì liễu tri khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn”.
13) Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời như vậy cho những du sĩ ngoại đạo ấy.
153 (8) Is There a Method? – Có Pháp Môn Nào?
1-3) “Is there a method of exposition, bhikkhus, by means of which a bhikkhu—apart from faith, apart from personal preference, apart from oral tradition, apart from reasoned reflection, apart from acceptance of a view after pondering it – can declare final knowledge thus: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being’?”
4-6) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it.”
“Then listen and attend closely, bhikkhus, I will speak.”
“Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:
“There is a method of exposition by means of which a bhikkhu—apart from faith … apart from acceptance of a view after pondering it—can declare final knowledge thus: ‘Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’
1-3) — Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàra-paritakkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti), có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”?
4) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, Pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
5) — Có một pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận… trạng thái này nữa”.
6) Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy… “…không còn trở lui trạng thái này nữa”?
7-11) And what is that method of exposition? Here, bhikkhus, having seen a form with the eye, if there is lust, hatred, or delusion internally, a bhikkhu understands: ‘There is lust, hatred, or delusion internally’; or, if there is no lust, hatred, or delusion internally, he understands:
‘There is no lust, hatred, or delusion internally.’ Since this is so, are these things to be understood by faith, or by personal preference, or by oral tradition, or by reasoned reflection, or by acceptance of a view after pondering it?”
— “No, venerable sir.”
— “Aren’t these things to be understood by seeing them with wisdom?”
— “Yes, venerable sir.”
— “This, bhikkhus, is the method of exposition by means of which a bhikkhu can declare final knowledge thus: ‘Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
— Thưa phải, bạch Thế Tôn.
— Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
8-11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc…
12) “Further, bhikkhus, having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, if there is lust, hatred, or delusion internally, a bhikkhu understands: ‘There is lust, hatred, or delusion internally’; or, if there is no lust, hatred, or delusion internally, he understands: ‘There is no lust, hatred, or delusion internally.’ Since this is so, are these things to be understood by faith, or by personal preference, or by oral tradition, or by reasoned reflection, or by acceptance of a view after pondering it?”
“No, venerable sir.”
— “Aren’t these things to be understood by seeing them with wisdom?”
— “Yes, venerable sir.”
13) “This, bhikkhus, is the method of exposition by means of which a bhikkhu—apart from faith, apart from personal preference, apart from oral tradition, apart from reasoned reflection, apart from acceptance of a view after pondering it—can declare final knowledge thus: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
12) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: “Nội tâm ta có tham, sân, si”, hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
— Thưa phải, bạch Thế Tôn.
13) — Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
154 (9) Equipped with Faculties – Căn
1-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:
–“Venerable sir, it is said, ‘equipped with faculties, equipped with faculties.’ In what way, venerable sir, is one equipped with faculties?”
4) — “If, bhikkhu, while one dwells contemplating rise and fall in the eye faculty, one experiences revulsion towards the eye faculty; if, while one dwells contemplating rise and fall in the ear faculty, one experiences revulsion towards the ear faculty; … if, while one dwells contemplating rise and fall in the mind faculty, one experiences revulsion towards the mind faculty, then, experiencing revulsion, one becomes dispassionate…. When [the mind] is liberated, there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ One understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’
5) It is in this way, bhikkhu, that one is equipped with faculties.”
1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— “Các căn được thành tựu”, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, các căn được thành tựu?
4) — Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong nhãn căn, vị ấy nhàm chán đối với nhãn căn… trong nhĩ căn… trong tỷ căn… trong thiệt căn… trong thân căn… Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong ý căn, vị ấy nhàm chán đối với ý căn. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
5) Cho đến như vậy, Tỷ-kheo thành tựu các căn.
155 (10) A Speaker on the Dhamma – Vị Thuyết Pháp
1-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:
–“Venerable sir, it is said, ‘a speaker on the Dhamma, a speaker on the Dhamma.’ In what way, venerable sir, is one a speaker on the Dhamma?”
4-8) — “Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards the eye, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma. If one is practising for the purpose of revulsion towards the eye, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma. If, through revulsion towards the eye, through its fading away and cessation, one is liberated by nonclinging, one can be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.
9) “Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards the ear … for the purpose of revulsion towards the mind, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma. If one is practising for the purpose of revulsion towards the mind, for its fading away and cessation, one can be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma. If, through revulsion towards the mind, through its fading away and cessation, one is liberated by nonclinging, one can be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.”
1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— “Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là vị thuyết pháp?
4) — Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thành tựu pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo chứng được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
5-8) … tai… mũi… lưỡi… thân…
9) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35e.htm
- http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf