[35d]. Chương II – Tập IV – Tương Ưng Thọ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

Division III THE THIRD FIFTY – Phần Ba – Năm Mươi Kinh Thứ Ba

I. SECURE FROM BONDAGE – Phẩm An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách.

 

104 (1) Secure from Bondage – Người Ðược An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách

 

1-2) At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, I will teach you a Dhamma exposition on the theme of the one who declares the exertion to become secure from bondage. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the Dhamma exposition on the theme of the one who declares the exertion to become secure from bondage?

4-8) There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. These have been abandoned by the Tathāgata, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that they are no more subject to future arising. He declares an exertion [should be made] for their abandoning. Therefore, the Tathāgata is called one who declares the exertion to become secure from bondage.

9) “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. These have been abandoned by the Tathāgata, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that they are no more subject to future arising. He declares an exertion [should be made] for their abandoning. Therefore, the Tathāgata is called one who declares the exertion to become secure from bondage.

10) “This, bhikkhus, is the Dhamma exposition on the theme of the one who declares the exertion to become secure from bondage.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách, pháp môn đúng pháp. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách?

4-8) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Ðể đoạn tận chúng, Như Lai tuyên bố cái ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách… có những tiếng… có những hương… có những vị… có những xúc…

9) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những pháp ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Ðể đoạn tận chúng, Như Lai tuyên bố cái ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách.

10) Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách, là pháp môn đúng pháp.

 

105 (2) By Clinging – Chấp Thủ

 

1-2) “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, do pleasure and pain arise internally?”

3) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

4) “When there is the eye, bhikkhus, by clinging to the eye, pleasure and pain arise internally. When there is the ear … the mind, by clinging to the mind, pleasure and pain arise internally.

5) “What do you think, bhikkhus, is the eye permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”

— “No, venerable sir.”

“Is the ear … the mind permanent or impermanent? … But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”

— “No, venerable sir.”

6) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye … the mind. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, do có mặt cái gì, do chấp thủ cái gì khởi lên nội lạc, nội khổ?

3) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

4) — Này các Tỷ-kheo, do mắt có mặt, do chấp thủ mắt nên khởi lên nội lạc, nội khổ… tai… mũi… lưỡi… thân… Do ý có mặt, do chấp thủ ý nên khởi lên nội lạc, nội khổ.

5) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy thời có thể khởi lên nội khổ, nội lạc không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

6) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

106 (3) The Origin of Suffering – Khổ

 

(Identical with 12:43.)

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về khổ tập khởi và khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ tập khởi?

4-9) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Ðây là khổ tập khởi. Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân… Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Ðây là khổ tập khởi, này các Tỷ-kheo.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?

11) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Ðây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Ðây là khổ chấm dứt.

12-13) Do duyên tai… Do duyên mũi…

14-15) Do duyên lưỡi… Do duyên thân…

16) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, ưu, não diệt. Ðây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Ðây là khổ chấm dứt.

 

107 (4) The Origin of the World

 

(Identical with 12:44.).

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?

4) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.

5-7) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…

8) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới tập khởi.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?

10-15) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

16) Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.

 

108 (5) I Am Superior – Thắng

 

1-2) “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does the thought occur: ‘I am superior’ or ‘I am equal’ or ‘I am inferior’?”

3) — “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” 

4-9) “When there is the eye, bhikkhus, by clinging to the eye, by adhering to the eye, the thought occurs: ‘I am superior’ or ‘I am equal’ or ‘I am inferior.’ When there is the ear … When there is the mind, by clinging to the mind, by adhering to the mind, the thought occurs: ‘I am superior’ or ‘I am equal’ or ‘I am inferior.’

10-15) “What do you think, bhikkhus, is the eye … the mind permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.” …

— “But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could the thought occur: ‘I am superior’ or ‘I am equal’ or ‘I am inferior’?”

— “No, venerable sir.”

16) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”?

3) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

4-9) — Này các Tỷ-kheo, do có mắt, do chấp thủ mắt, do thiên chấp mắt nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”… Do có ý, do chấp thủ ý, do thiên chấp ý nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”.

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái vì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi”, hay “Thấp kém là tôi” không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11) — Tai là thường hay vô thường…

12) Mũi là thường hay vô thường…

13) Lưỡi là thường hay vô thường…

14) Thân là thường hay vô thường…

15) Ý là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi” không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

16) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

109 (6) Things That Fetter – Kiết Sử

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you the things that fetter and the fetter. Listen to that…

3) “And what, bhikkhus, are the things that fetter, and what is the fetter?

4-9) The eye, bhikkhus, is a thing that fetters; the desire and lust for it is the fetter there. The ear is a thing that fetters … The mind is a thing that fetters; the desire and lust for it is the fetter there.

10) These are called the things that fetter, and this the fetter.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử. Hãy lắng nghe. Thế nào là kiết sử?

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử và… kiết sử?

4-9) Này các Tỷ-kheo, mắt là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử… Ý là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử.

10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị kiết sử và kiết sử.

 

110 (7) Things That Can Be Clung To – Chấp Thủ

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you the things that can be clung to and the clinging. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, are the things that can be clung to, and what is the clinging?

4-9) The eye, bhikkhus, is a thing that can be clung to; the desire and lust for it is the clinging there. The ear is a thing that can be clung to … The mind is a thing that can be clung to; the desire and lust for it is the clinging there.

10) These are called the things that can be clung to, and this the clinging.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, và thế nào là chấp thủ?

4-9) Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ… Ý là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ.

10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị chấp thủ, và chấp thủ.

 

111 (8) Fully Understanding (1) – Tuệ Tri (1)

 

1-7) “Bhikkhus, without directly knowing and fully understanding the eye, without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering. Without directly knowing and fully understanding the ear … the mind, without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering.

8-13) But by directly knowing and fully understanding the eye … the mind, by developing dispassion towards it and abandoning it, one is capable of destroying suffering.”

1-7) — Này các Tỷ-kheo, do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt nên không thể đoạn tận khổ đau… tai… mũi… lưỡi… thân… Do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý nên không thể đoạn tận khổ đau.

8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ mắt nên có thể đoạn tận khổ đau… tai… mũi… lưỡi… thân… Do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ ý nên có thể đoạn tận khổ đau.

 

112 (9) Fully Understanding (2) – Tuệ Tri (2)

 

(Identical with §111, but stated by way of the six external sense bases.)

1-7) — Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc nên không thể đoạn tận khổ đau… các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp nên không thể đoạn tận khổ đau.

8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các sắc, nên có thể đoạn tận khổ đau… các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các pháp nên có thể đoạn tận khổ đau.

 

 

113 (10) Listening In – Nghe Trộm (upassuti)

 

(Identical with 12:45.)[91]

1) Một thời Thế Tôn trú tại Nàtika, trong ngôi nhà bằng gạch.

2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, nói lên lời pháp giáo này (dhammapariyàyam):

3) — Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4-7) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…

8) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được tập khởi.

9) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.

10-13) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…

14) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.

15) Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo đứng nghe trộm Thế Tôn.

16) Thế Tôn thấy Tỷ-kheo ấy đứng nghe trộm.

17) Thấy vậy, Thế Tôn liền nói với Tỷ-kheo ấy:

— Này Tỷ-kheo, Ông có nghe pháp giáo này không?

— Thưa có nghe, bạch Thế Tôn.

— Này Tỷ-kheo, hãy học pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy học thuộc lòng pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, pháp giáo này liên hệ đến mục đích, là cứu cánh Phạm hạnh.

 

  1. THE WORLD AND CORDS OF SENSUAL PLEASURE – Phẩm Thế Giới Dục Công Ðức

 

114 (1) Māra’s (1) – Màra (Ma) Lưới Bẫy (1)

 

1-7) “Bhikkhus, there are forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, he is called a bhikkhu who has entered Māra’s lair, who has come under Māra’s control; Māra’s snare has been fastened to him so that he is bound by the bondage of Māra and the Evil One can do with him as he wishes.

8-13) “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them … the Evil One can do with him as he wishes. “There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, he is called a bhikkhu who has not entered Māra’s lair, who has not come under Māra’s control; Māra’s snare has been unfastened from him so that he is not bound by the bondage of Māra and the Evil One cannot do with him as he wishes. “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them … the Evil One cannot do with him as he wishes.”

1-7) — Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.

8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.

 

115 (2) Māra’s Snare (2) – Màra (Ma) Lưới Bẫy

 

1-7) “Bhikkhus, there are forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, he is called a bhikkhu who is bound among forms cognizable by the eye, who has entered Māra’s lair, who has come under Māra’s control; [Māra’s snare has been fastened to him so that he is bound by the bondage of Māra] and the Evil One can do with him as he wishes. “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them … the Evil One can do with him as he wishes.

8-13) “There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, he is called a bhikkhu who is free among forms cognizable by the eye, who has not entered Māra’s lair, who has not come under Māra’s control; [Māra’s snare has been unfastened from him so that he is not bound by the bondage of Māra] and the Evil One cannot do with him as he wishes.

“There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them … the Evil One cannot do with him as he wishes.”

1-7) — Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các sắc do mắt nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức… tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các pháp do ý nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.

8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức, khả lạc… hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các sắc do mắt nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các pháp do ý nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

 

116 (3) Going to the End of the World – Thế Giới Dục Công Ðức

 

1-2) “Bhikkhus, I say that the end of the world cannot be known, seen, or reached by travelling. Yet, bhikkhus, I also say that without reaching the end of the world there is no making an end to suffering.”

Having said this, the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling.

3) Then, soon after the Blessed One had left, the bhikkhus considered: “Now, friends, the Blessed One has risen from his seat and entered his dwelling after reciting a synopsis in brief without expounding the meaning in detail. Now who will expound in detail the meaning of the synopsis that the Blessed One recited in brief?”

4) Then they considered: “The Venerable Ānanda is praised by the Teacher and esteemed by his wise brothers in the holy life; the Venerable Ānanda is capable of expounding in detail the meaning of this synopsis recited in brief by the Blessed One without expounding the meaning in detail. Let us approach him and ask him the meaning of this.”

5-6) Then those bhikkhus approached the Venerable Ānanda and exchanged greetings with him, after which they sat down to one side and told him what had taken place, adding: “Let the Venerable Ānanda expound it to us.”

7) [The Venerable Ānanda replied:]

— “Friends, it is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, would pass over the root and trunk of a great tree standing possessed of heartwood, thinking that heartwood should be sought among the branches and foliage. And so it is with you venerable ones: when you were face to face with the Teacher you passed by the Blessed One, thinking that I should be asked about the meaning. For, friends, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision, he has become knowledge, he has become the Dhamma, he has become the holy one; he is the expounder, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the lord of the Dhamma, the Tathāgata. That was the time when you should have asked the Blessed One the meaning.  As he explained it to you, so you should have remembered it.”

8) “Surely, friend Ānanda, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision … the Tathāgata. That was the time when we should have asked the Blessed One the meaning, and as he explained it to us, so we should have remembered it. Yet the Venerable Ānanda is praised by the Teacher and esteemed by his wise brothers in the holy life; the Venerable Ānanda is capable of expounding the detailed meaning of this synopsis recited in brief by the Blessed One without expounding the meaning in detail. Let the Venerable Ānanda expound it without finding it troublesome.”

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới.

Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.

3) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, khởi lên tư tưởng sau đây: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời nói vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi”?

4) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này”.

5) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

6) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ananda:

— Thưa Hiền giả Ananda, sau khi thuyết giảng lời vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách không đạt đến sự tận cùng thế giới”. Thưa Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời tuyên bố vắn tắt này cho chúng ta, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”. Rồi thưa Hiền giả, chúng tôi lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này”. Mong Tôn giả Ananda hãy phân tích cho.

7) — Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc chư Tôn giả làm… Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

8) — Thưa Hiền giả Ananda, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Ananda có thể giải thích một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn chưa được phân tích rộng rãi. Mong Tôn giả Ananda phân tích cho, nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức (agarum katvà).

 

9) “Then listen, friends, and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, friend,” the bhikkhus replied.

10) The Venerable Ānanda said this:

— “Friends, when the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling after reciting a synopsis in brief without expounding the meaning in detail, that is: ‘Bhikkhus, I say that the end of the world cannot be known, seen, or reached by travelling. Yet, bhikkhus, I also say that without reaching the end of the world there is no making an end to suffering.’

11) I understand the detailed meaning of this synopsis as follows:

— That in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world—this is called the world in the Noble One’s Discipline. And what, friends, is that in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world? The eye is that in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world . The ear … The nose … The tongue … The body … The mind is that in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world. That in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world—this is called the world in the Noble One’s Discipline.

9) — Vậy chư Hiền hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda.

10) Tôn giả Ananda nói như sau:

— Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ” Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới”. Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu một cách rộng rãi như sau:

11) Này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới, đây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới? Do con mắt, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Do tai, này chư Hiền… Do mũi, này chư Hiền… Do lưỡi, này chư Hiền… Do thân, này chư Hiền… Do ý, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Ðây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh.

 

12-14) “Friends, when the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling after reciting a synopsis in brief without expounding the meaning in detail, that is: ‘Bhikkhus, I say that the end of the world cannot be known, seen, or reached by travelling. Yet, bhikkhus, I also say that without reaching the end of the world there is no making an end to suffering,’ I understand the meaning of this synopsis in detail to be thus. Now, friends, if you wish, go to the Blessed One and ask him about the meaning of this. As the Blessed One explains it to you, so you should remember it.”

— “Yes, friends,” those bhikkhus replied, and having risen from their seats, they went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down to one side and told the Blessed One all that had taken place after he had left, adding: “Then, venerable sir, we approached the Venerable Ānanda and asked him about the meaning.

15) The Venerable Ānanda expounded the meaning to us in these ways, with these terms, with these phrases.”

— “Ānanda is wise, bhikkhus, Ānanda has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that it has been explained by Ānanda. Such is the meaning of this, and so you should remember it.”

12) Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt cho chư Hiền, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới”. Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nhưng nếu muốn, chư Tôn giả hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

13) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng… sự tận cùng thế giới”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không được bao lâu, chúng con khởi lên ý nghĩ này: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng… sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”

14) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này”. Và, bạch Thế Tôn, chúng con đã đi đến Tôn giả Ananda và hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này.

15) Bạch Thế Tôn, với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, ý nghĩa được Tôn giả Ananda giải thích cho chúng con…

— Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là Ananda. Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông có hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như Ananda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy. Hãy thọ trì như vậy.

 

117 (4) Cords of Sensual Pleasure – Thế Giới Dục Công Ðức

 

1-2) “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, the thought occurred to me: ‘My mind may often stray towards those five cords of sensual pleasure that have already left their impression on the heart but which have passed, ceased, and changed, or towards those that are present, or slightly towards those in the future.’ Then it occurred to me: ‘Being set on my own welfare, I should practise diligence, mindfulness, and guarding of the mind in regard to those five cords of sensual pleasure that have already left their impression on the heart, which have passed, ceased, and changed.’

3) “Therefore, bhikkhus, in your case too your minds may often stray towards those five cords of sensual pleasure that have already left their impression on the heart but which have passed, ceased, and changed, or towards those that are present, or slightly towards those in the future. Therefore, bhikkhus, being set on your own welfare, you should practise diligence, mindfulness, and guarding of the mind in regard to those five cords of sensual pleasure that have already left their impression on the heart but which have passed, ceased, and changed.

1-2) — Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta chưa giác ngộ, chưa thành Chánh đẳng Chánh giác, còn là Bồ-tát, Ta khởi lên ý nghĩ như sau: “Năm dục công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm Ta đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai”. Rồi, này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Năm dục công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính Ta, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm chánh niệm”.

3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm các Ông đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính các Ông, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm chánh niệm.

 

4) “Therefore, bhikkhus, that base should be understood, where the eye ceases and perception of forms fades away. That base should be understood, where the ear ceases and perception of sounds fades away.… That base should be understood, where the mind ceases and perception of mental phenomena fades away. That base should be understood.”

5) Having said this, the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling. 6-12) Then, soon after the Blessed One had left, the bhikkhus considered … (all as in preceding sutta down to:) [99–100] …

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: “Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu”. Các xứ cần phải được hiểu như vậy.

5) Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.

6) Rồi các Tỷ-kheo, sau khi Thế Tôn ra đi chẳng bao lâu, khởi lên ý nghĩ sau đây: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt… Ai có thể phân tích ý nghĩa lời tuyên bố một cách rộng rãi?”

7) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán..”..

8-11) (Như kinh trên, từ số 5 đến số 9, chỉ khác về lời tuyên bố của Thế Tôn)

12) — Vậy chư Hiền, hãy lắng và suy nghiệm kỹ. Tôi sẽ nói.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda.

 

13) The Venerable Ānanda said this:

— “Friends, when the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling after reciting a synopsis in brief without expounding the meaning in detail—that is: ‘Therefore, bhikkhus, that base should be understood, where the eye ceases and perception of forms fades away…. That base should be understood, where the mind ceases and perception of mental phenomena fades away. That base should be understood’—I understand the detailed meaning of this synopsis as follows: This was stated by the Blessed One, friends, with reference to the cessation of the six sense bases.

14-16) “Friends, when the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling after reciting a synopsis in brief without expounding the meaning in detail … I understand the meaning of this synopsis in detail to be thus. Now, friends, if you wish, go to the Blessed One and ask him about the meaning of this. As the Blessed One explains it to you, so you should remember it.”

— “Yes, friends,” those bhikkhus replied, and having risen from their seats, they went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down to one side and told the Blessed One all that had taken place after he had left, adding:

17) “Then, venerable sir, we approached the Venerable Ānanda and asked him about the meaning. The Venerable Ānanda expounded the meaning to us in these ways, with these terms, with these phrases.”

— “Ānanda is wise, bhikkhus, Ānanda has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that it has been explained by Ānanda. Such is the meaning of this, and so you should remember it.”

13) Tôn giả Ananda nói như sau:

— Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: “Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’”. Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt này, không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Lời Thế Tôn nói, này chư Hiền, là thuộc về đoạn diệt sáu xứ. Do vậy, này chư Hiền, các xứ cần phải hiểu: “Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu biết”. Các xứ cần phải được hiểu như vậy.

14) Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, ý nghĩa không được phân tích một cách rõ ràng, ý nghĩa ấy tôi hiểu một cách rõ ràng như vậy. Nếu muốn, chư Hiền hãy đi đến Thế Tôn và hỏi về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

15) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt cho chúng con, không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, Thế Tôn đi vào tịnh xá: “Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu. ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy pháp tưởng được ly tham, các xứ phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này cho chúng ta, nhưng không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: `Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy’, nhưng ý nghĩa không được phân tích một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”.

16) Bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được bậc Ðạo Sư tán thán và được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Với lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, nhưng không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này”.

17) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, đã phân tích ý nghĩa.

— Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng sẽ trả lời như vậy, như Ananda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.

 

118 (5) Sakka’s Questin – Sakka

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak.

2-3) Then Sakka, lord of the devas, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to him:

— “Venerable sir, what is the cause and reason why some beings here do not attain Nibbāna in this very life? And what is the cause and reason why some beings here attain Nibbāna in this very life?”

4) — “There are, lord of the devas, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, his consciousness becomes dependent upon them and clings to them. A bhikkhu with clinging does not attain Nibbāna.

5-9) “There are, lord of the devas, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, his consciousness becomes dependent upon them and clings to them. A bhikkhu with clinging does not attain Nibbāna.

10) “This is the cause and reason, lord of the devas, why some beings here do not attain Nibbāna in this very life.

1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakùta (Linh Thứu).

2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập được Niết-bàn?

4) — Này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Vì có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.

5-8) Này Thiên chủ, có những tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân cảm giác…

9) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú. Do Tỷ-kheo ấy hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Do có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.

10) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, ở đây một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn.

 

11-17) “There are, lord of the devas, forms cognizable by the eye … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, his consciousness does not become dependent upon them or cling to them. A bhikkhu without clinging attains Nibbāna.

18) “This is the cause and reason, lord of the devas, why some beings here attain Nibbāna in this very life.”

11-16) Và này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Do không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo nhập Niết-bàn. Có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân cảm giác…

17) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ vào cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy nhập Niết-bàn.

18) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập Niết-bàn.

 

119 (6) Pañcasikha – Pancasikha

 

(The same except that the interlocutor is Pañcasikha, son of the gandhabbas.)

1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).

2) Rồi Pancasikha, con vị vua Gandhabba, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.

3) Ðứng một bên, Pancasikha, con Gandhabba, bạch Thế Tôn: “…(giống như kinh trước, câu hỏi và câu đáp giống như kinh trước)”.

 

120 (7) Sāriputta – Sàriputta 

 

1) On one occasion the Venerable Sāriputta was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2-3) Then a certain bhikkhu approached the Venerable Sāriputta and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Venerable Sāriputta:

— “Friend Sāriputta, a bhikkhu who was my co-resident has given up the training and returned to the lower life.”

4) — “So it is, friend, when one does not guard the doors of the sense faculties, is immoderate in eating, and is not devoted to wakefulness. That a bhikkhu who does not guard the doors of the sense faculties, who is immoderate in eating, and who is not devoted to wakefulness will maintain all his life the complete and pure holy life—this is impossible.

5) But, friend, that a bhikkhu who guards the doors of the sense faculties, who is moderate in eating, and who is devoted to wakefulness will maintain all his life the complete and pure holy life—this is possible.

6) “And how, friend, does one guard the doors of the sense faculties? Here, having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its signs and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear … Having smelt an odour with the nose … Having savoured a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its signs and features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. It is in this way, friend, that one guards the doors of the sense faculties.

1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Jetanvana, vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Sàriputta:

— Tỷ-kheo đồng trú, thưa Tôn giả Sàriputta, đã từ bỏ học pháp và hoàn tục.

4) — Này Hiền giả, như vậy xẩy đến cho vị nào không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy không xảy ra.

5) Này Hiền giả, một Tỷ-kheo hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy có xảy ra.

6) Và này Hiền giả, thế nào là hộ trì các căn? Này Hiền giả, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này Hiền giả, là sự hộ trì các căn.

 

7) “And how, friend, is one moderate in eating? Here, reflecting carefully, a bhikkhu takes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and live in comfort.’ It is in this way, friend, that one is moderate in eating.

8) “And how, friend, is one devoted to wakefulness? Here, during the day, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive states. In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. [105] In the middle watch of the night he lies down on his right side in the lion’s posture with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising. After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. It is in this way, friend, that one is devoted to wakefulness.

9) “Therefore, friend, you should train yourself thus: ‘We will guard the doors of the sense faculties; we will be moderate in eating; we will be devoted to wakefulness.’

Thus, friend, should you train yourself.”

7) Này Hiền giả, thế nào là tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng các món ăn. Không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự mình làm đẹp mình mà chỉ để thân này được duy trì và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này Hiền giả, là tiết độ trong ăn uống.

8) Và này Hiền giả, như thế nào là chú tâm tỉnh giác? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con sư tử, chân này đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy. Ban đêm trong canh cuối, khi vị ấy đi kinh hành và trong khi ngồi, tâm gột sạch khỏi các pháp triền cái. Như vậy, này Hiền giả, là chú tâm tỉnh giác.

9) Do vậy, này Hiền giả, cần phải học tập như sau: “Chúng tôi sẽ hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác”.

Như vậy, này Hiền giả, ông cần phải học tập.

 

121 (8) Exhortation to Rāhula – Cổ Vũ Ràhula

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2) Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “The states that ripen in liberation have come to maturity in Rāhula. Let me lead him on further to the destruction of the taints.”

3) Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, walked for alms in Sāvatthı̄. When he had returned from the alms round, after his meal he addressed the Venerable Rāhula thus:

— “Take a sitting cloth, Rāhula. Let us go to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding.”

— “Yes, venerable sir,” the Venerable Rāhula replied and, having taken a sitting cloth, he followed close behind the Blessed One.

4) Now on that occasion many thousands of devatās followed the Blessed One, thinking: “Today the Blessed One will lead the Venerable Rāhula on further to the destruction of the taints.”

5) Then the Blessed One plunged into the Blind Men’s Grove and sat down at the foot of a certain tree on a seat that was prepared for him. The Venerable Rāhula paid homage to the Blessed One and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

1) Một thời Thế Tôn ở trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, các tư niệm sau đây được khởi lên: “Ðã thuần thục là các pháp đưa đến giải thoát được chín muồi cho Ràhula. Vậy Ta hãy giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.

3) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực, khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, gọi Tôn giả Ràhula:

— Này Ràhula, hãy cầm tọa cụ đi đến rừng Andha để nghỉ trưa.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ràhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ, và đi sau lưng Thế Tôn.

4) Lúc bấy giờ, rất nhiều ngàn Thiên nhân đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: “Hôm nay, Thế Tôn sẽ giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.

5) Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andha và ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới gốc cây. Rồi Tôn giả Ràhula, sau khi đảnh lễ Thế Tôn liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:

 

6-11) — “What do you think, Rāhula, is the eye permanent or impermanent?”

— “Impermanent, venerable sir.”

— “Is what is impermanent suffering or happiness?”

— “Suffering, venerable sir.”

— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

“Are forms permanent or impermanent? … Is eyeconsciousness … Is eye-contact … Is anything included in feeling, perception, volitional formations, and consciousness arisen with eye-contact as condition permanent or impermanent?”– “Impermanent, venerable sir.” (The rest as in the preceding paragraph.)

7-11) “Is the ear … the mind permanent or impermanent?… [107] … Are mental phenomena … Is mindconsciousness … Is mind-contact … Is anything included in feeling, perception, volitional formations, and consciousness arisen with mind-contact as condition permanent or impermanent?”–“Impermanent, venerable sir.”–“Is what is impermanent suffering or happiness?”–“Suffering, venerable sir.”–“Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”–“No, venerable sir.”

6) — Ông nghĩ thế nào, này Ràhula, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chánh quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Sắc là thường hay vô thường?…

Nhãn thức là thường hay vô thường?…

Nhãn xúc là thường hay vô thường?…

Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

7-8) — Tai… Mũi…

9-10) Lưỡi… Thân…

11) Ý là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Các pháp là thường hay vô thường?…

Ý thức là thường hay vô thường?…

Ý xúc là thường hay vô thường?…

Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

 

12) “Seeing thus, Rāhula, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, revulsion towards forms, revulsion towards eye-consciousness, revulsion towards eye-contact; revulsion towards anything included in feeling, perception, volitional formations, and consciousness arisen with eye-contact as condition. He experiences revulsion towards the ear … towards the mind … towards anything included in feeling, perception, volitional formations, and consciousness arisen with mind-contact as condition.

“Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

13) This is what the Blessed One said. Elated, the Venerable Rāhula delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, the Venerable Rāhula’s mind was liberated from the taints by nonclinging, and in those many thousands of devatās there arose the dust-free, stainless vision of the Dhamma: “Whatever is subject to origination is all subject to cessation.”

12) — Thấy vậy, này Ràhula, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Phàm duyên nhãn xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì; nhàm chán đối với pháp ấy… nhàm chán đối với tai… nhàm chán đối với mũi… nhàm chán đối với lưỡi… nhàm chán đối với thân… nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, nhàm chán đối với pháp ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

13) Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả Ràhula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời thuyết giảng này được nói lên, tâm Tôn giả Ràhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và hàng nhiều ngàn chư Thiên khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: “Phàm các pháp gì được sanh khởi, tất cả đều bị đoạn diệt”.

 

122 (9) Things That Fetter – Kiết Sử

 

(Identical with §109, but by way of the six external sense bases.)

1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử, Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử, thế nào là kiết sử?

3) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.

4-7) Này các Tỷ-kheo, có các tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân cảm giác…

8) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các pháp bị kiết sử. Chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.

 

123 (10) Things That Can Be Clung To – Chấp Thủ

 

(Identical with §110, but by way of the six external sense bases.)

1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, thế nào là chấp thủ?

3-8) Này các Tỷ-kheo… (Giống như từ số 3 đến số 8 của kinh trên).

 

III. THE HOUSEHOLDER – Phẩm Gia Chủ

 

124 (1) At Vesālī – Vesàli

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesālı̄ in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof.

Then the householder Ugga of Vesālı̄ approached the Blessed One … and said to him… (The question and the reply are exactly the same as in §118.)

1) Một thời Thế Tôn ở tại Vesàli, rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường.

2) Rồi gia chủ Ugga, người Vesàli, đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người Vesàli, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh (parinibbàyanti). Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?

4-9) — Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn… (giống như kinh 118) … Này Gia chủ, Tỷ-kheo có chấp thủ, không được hoàn toàn tịch tịnh…

10) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số các loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh.

11-16) Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn… (giống như kinh 118) … Này Gia chủ, Tỷ-kheo không có chấp thủ, được hoàn toàn tịch tịnh…

17) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.

 

125 (2) Among the Vajjians –  Vajji

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Vajjians at Hatthigāma. Then the householder Ugga of Hatthigāma approached the Blessed One … and said to him…. (As in §118.)

1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Vajji tại làng Hatthi.

2) Rồi gia chủ Ugga, người làng Hatthi, đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người làng Hatthi, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?

4-16) (Giống như kinh trước) …

17) — Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, có một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.

 

126 (3) At Nālandā – Nàlanda

 

On one occasion the Blessed One was dwelling at Nālandā in Pāvārika’s Mango Grove. Then the householder Upāli approached the Blessed One … and said to him… (As in §118.)

1) Một thời Thế Tôn ở tại Nàlanda, tại rừng Pàvàrikamba.

2) Rồi gia chủ Upàli đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Upàli bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?…

4-16) … (Như kinh trước)

17) — Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.

 

127 (4) Bhāradvāja – Bhàradvàja

 

1) On one occasion the Venerable Piṇḍola Bhāradvāja was dwelling at Kosambı̄ in Ghosita’s Park.

2-3) Then King Udena approached the Venerable Piṇḍola Bhāradvāja and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

— “Master Bhāradvāja, what is the cause and reason why these young bhikkhus, lads with black hair, endowed with the blessing of youth, in the prime of life, who have not dallied with sensual pleasures, lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously?”

4) — “Great king, this was said by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Fully Enlightened One: ‘Come, bhikkhus, towards women old enough to be your mother set up the idea that they are your mother; towards those of an age to be your sisters set up the idea that they are your sisters; towards those young enough to be your daughters set up the idea that they are your daughters.’ This is a cause and reason, great king, why these young bhikkhus … lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously.”

1) Một thời Tôn giả Pindolabhàradvàja trú ở Kosambi, tại vườn Ghosità.

2) Rồi vua Udena đi đến Tôn giả Pindolabhàradvàja; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Pindolabhàradvàja những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, vua Udena thưa với Tôn giả Pindolabhàradvàja:

— Thưa Bhàradvàja, do nhân gì, do duyên gì, những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn (addhànam apàdenti)?

4) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, đối với những người chỉ là mẹ, hãy an trú tâm người mẹ. Ðối với những người chỉ là chị, hãy an trú tâm người chị. Ðối với người chỉ là con gái, hãy an trú tâm người con gái. Thưa Ðại Vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

 

5) “The mind is wanton, Master Bhāradvāja. Sometimes states of lust arise even towards women old enough to be one’s mother; sometimes they arise towards women of an age to be one’s sister; sometimes they arise towards women young enough to be one’s daughter. Is there any other cause and reason why these young bhikkhus … lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously?”

6) “Great king, this was said by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Fully Enlightened One: ‘Come, bhikkhus, review this very body upwards from the soles of the feet, downwards from the tips of the hairs, enclosed in skin, as full of many kinds of impurities: “There are in this body head-hairs, bodyhairs, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bonemarrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, intestines, mesentery, contents of the stomach, excrement, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, saliva, snot, fluid of the joints, urine.”’ This too, great king, is a cause and reason why these young bhikkhus … lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously.”

7) “That is easy, Master Bhāradvāja, for those bhikkhus who are developed in body, developed in virtue, developed in mind, developed in wisdom. But it is difficult for those bhikkhus who are undeveloped in body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in wisdom. Sometimes, though one thinks, ‘I will attend to the body as foul,’ one beholds it as beautiful. Is there any other cause and reason why these young bhikkhus … lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously?”

5) — Tham vọng (loba), này Bhàradvàja, là tâm. Ðôi khi đối với những người chỉ là mẹ, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là chị, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là con gái, tham pháp khởi lên. Này Bhàradvàja, có một nhân khác, có một duyên khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… một cách hoàn mãn?

6) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đảnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

7) — Này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân có tu tập, giới có tu tập, tâm có tu tập, tuệ có tu tập, thời như vậy thật là dễ dàng. Và này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân không có tu tập, giới không có tu tập, tâm không có tu tập, tuệ không có tu tập thời như vậy thật là khó khăn. Ðôi khi, này Bhàradvàja, có người nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ tác ý bất tịnh”, nhưng lại đi đến tịnh (tướng). Này Bhàradvàja, có nhân nào khác, duyên nào khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn?

 

8) “Great king, this was said by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Fully Enlightened One: ‘Come, bhikkhus, dwell guarding the doors of the sense faculties. Having seen a form with the eye, do not grasp its signs and features. Since, if you leave the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade you, practise the way of its restraint, guard the eye faculty, undertake the restraint of the eye faculty. Having heard a sound with the ear… Having smelt an odour with the nose … Having savoured a taste with the tongue … Having felt a tactile object with the body … Having cognized a mental phenomenon with the mind, do not grasp its signs and features. Since, if you leave the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade you, practise the way of its restraint, guard the mind faculty, undertake the restraint of the mind faculty.’ This too, great king, is a cause and reason why these young bhikkhus … lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously.”

9) “It is wonderful, Master Bhāradvāja! It is amazing, Master Bhāradvāja! How well this has been stated by the Blessed One who knows and sees, the Arahant, the Fully Enlightened One. So, this is the cause and reason why these young bhikkhus, lads with black hair, endowed with the blessing of youth, in the prime of life, who have not dallied with sensual pleasures, lead the complete and pure holy life all their lives and maintain it continuously.

10) In my case too, when I enter my harem unguarded in body, speech, and mind, without setting up mindfulness, unrestrained in the sense faculties, on that occasion states of lust assail me forcefully. But when I enter my harem guarded in body, speech, and mind, with mindfulness set up, restrained in the sense faculties, on that occasion states of lust do not assail me in such a way.

11) “Magnificent, Master Bhāradvāja! Magnificent, Master Bhāradvāja! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Bhāradvāja, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. Master Bhāradvāja, I go for refuge to the Blessed One, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Saṅgha. From today let Master Bhāradvāja remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.”

8) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì các căn. Sau khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy những Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

9) — Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, là lời khéo nói này của Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính nhân này, thưa Tôn giả Bhàradvàja, chính duyên này, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

10) Tôi cũng vậy, thưa Tôn giả Bhàradvàja, khi nào tôi vào trong nội cung với thân không phòng hộ, với lời nói không phòng hộ, với tâm không phòng hộ, với niệm không an trú, với các căn không chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp chinh phục tôi. Nhưng thưa Tôn giả Bhàradvàja, trong khi tôi vào nội cung, với thân được phòng hộ, với lời nói được phòng hộ, với tâm được phòng hộ, với niệm được an trú, với các căn được chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp không chinh phục tôi.

11) Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thưa Tôn giả Bhàradvàja, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Bhàradvàja dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Bhàradvàja hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

128 (5) Soṇa – Sona

 

On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then the householder’s son Soṇa approached the Blessed One … and said to him.… (As in §118.)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Sona, con người gia chủ Sona, đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Sona, con người gia chủ, bạch Thế Tôn:

— Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, không được hoàn toàn tịch tịnh? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh? (… Giống như kinh trước…)

— Này Sona, đây là nhân, đây là duyên… do vậy, ở đây, một số loài hữu tình… ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.

 

129 (6) Ghosita – Ghosita

 

1) On one occasion the Venerable Ānanda was dwelling at Kosambı̄ in Ghosita’s Park.

2-3) Then the householder Ghosita approached the Venerable Ānanda … and said to him:

— “Venerable Ānanda, it is said, ‘diversity of elements, diversity of elements.’ In what way, venerable sir, has the diversity of elements been spoken of by the Blessed One?”

4-8) — “Householder, there exists the eye element, and forms that are greeable, and eye-consciousness: in dependence on a contact to be experienced as pleasant, a pleasant feeling arises. There exists the eye element, and forms that are disagreeable, and eye-consciousness: in dependence on a contact to be experienced as painful, a painful feeling arises. There exists the eye element, and forms that are a basis for equanimity, and eyeconsciousness: in dependence on a contact to be experienced as neither-painful-nor-pleasant, a eitherpainful-nor-pleasant feeling arises.

9) “Householder, there exists the ear element … the nose element … the tongue element … the body element … the mind element, and mental phenomena that are agreeable, and mind-consciousness: in dependence on a contact to be experienced as pleasant, a pleasant feeling arises. There exists the mind element, and mental phenomena that are disagreeable, and indconsciousness: in dependence on a contact to be experienced as painful, a painful feeling arises. There exists the mind element, and mental phenomena that are a basis for equanimity, and mind-consciousness: in dependence on a contact to be experienced as neitherpainful-nor-pleasant, a neither-painful-nor-pleasant feeling arises.

10) “It is in this way, householder, that the diversity of elements has been spoken of by the Blessed One.”

1) Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại vườn Ghosita.

2) Rồi gia chủ Ghosita đi đến Tôn giả Ananda…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ghosita thưa với Tôn giả Ananda:

— “Sai biệt về giới, sai biệt về giới”, thưa Tôn giả Ananda, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói đến sai biệt về giới?

4) — Này Gia chủ, khi nào nhãn giới, sắc khả ý, và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Này Gia chủ, khi nào nhãn giới, sắc không khả ý, và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Này Gia chủ, khi nào nhãn giới sắc trú xả và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.

5) Này Gia chủ, khi nào nhĩ giới…

6) Này Gia chủ, khi nào tỷ giới…

7) Này Gia chủ, khi nào thiệt giới…

8) Này Gia chủ, khi nào thân giới…

9) Này Gia chủ, khi nào ý giới, pháp khả ý, và ý thức cùng khởi lên; do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Này Gia chủ, khi nào ý giới… pháp không khả ý và ý thức cùng khởi lên; do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Này Gia chủ, khi nào ý giới, pháp giới trú xả và ý thức cùng khởi lên; do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.

10) Cho đến như vậy, này Gia chủ, Thế Tôn đã nói đến về sai biệt các giới.

 

130 (7) Hāliddakāni – Haliddhaka

 

1) Thus, have I heard. On one occasion the Venerable Mahākaccāna was dwelling among the people of Avantı̄ on Mount Papāta at Kuraraghara.

2-3) Then the householder Hāliddakāni approached the Venerable Mahākaccāna

… and said to him:

— “Venerable sir, it was said by the Blessed One: ‘It is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts; in dependence on the diversity of contacts that there arises the diversity of feelings.’ How is this so, venerable sir?” 

4) — “Here, householder, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands an agreeable one thus: ‘Such it is!’ There is eye-consciousness, and in dependence on a contact to be experienced as pleasant there arises a pleasant feeling. Then, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands a disagreeable one thus: ‘Such it is!’ There is eye-consciousness, and in dependence on a contact to be experienced as painful there arises a painful feeling. Then, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands one that is a basis for equanimity thus: ‘Such it is!’ There is eyeconsciousness, and in dependence on a contact to be experienced as neither-painful-nor-pleasant there arises a neither-painful-nor-pleasant feeling.

1) Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna trú giữa dân chúng Avanti, tại Kuraraghara, trong một hang núi.

2) Rồi gia chủ Hàliddikàni đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Hàliddikàni thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna:

— Thưa Tôn giả, Thế Tôn nói như sau: “Do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc. Do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ”. Như thế nào, thưa Tôn giả, do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc; do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ?

4) — Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có lạc xúc. Do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Khi mắt thấy sắc bất khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có khổ xúc. Do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Khi mắt thấy sắc trú xả, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có bất khổ bất lạc xúc. Do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.

 

5-9) “Further, householder, having heard a sound with the ear … having smelt an odour with the nose … having savoured a taste with the tongue … having felt a tactile object with the body … having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu understands an agreeable one thus … a disagreeable one thus … one that is a basis for equanimity thus: ‘Such it is!’ There is mind-consciousness, and in dependence on a contact to be experienced as neither-painful-norpleasant there arises a neither-painful-nor-pleasant feeling.

10) “It is in this way, householder, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts, and in dependence on the diversity of contacts there arises the diversity of feelings.”

5-9) Lại nữa, này Gia chủ, khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết pháp khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có lạc xúc. Do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Khi ý biết pháp bất khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có khổ xúc. Do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Khi ý biết pháp trú xả, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có bất khổ bất lạc xúc. Do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.

10) Như vậy, này Gia chủ, do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc. Do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ.

 

131 (8) Nakulapitā – Nakulapità

 

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Bhaggas at Suṃsumāragira in the Bhesakaḷā Grove, the Deer Park. Then the householder Nakulapitā approached the Blessed One … and said to him… (As in §118.)

1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, vườn Lộc Uyển.

2) Rồi gia chủ Nakulapità…

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?

4-9) — Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức… (như kinh 118)

10) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, không được hoàn toàn tịch tịnh.

11-16) Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức…

17) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, được hoàn toàn tịch tịnh.

 

132 (9) Lohicca – Lohicca

 

1) On one occasion the Venerable Mahākaccāna was dwelling among the people of Avantı̄ in a forest hut at Makkarakaṭa.

2) Then a number of brahmin youths, students of the brahmin Lohicca, while collecting firewood, approached the Venerable Mahākaccāna’s forest hut. Having approached, they stomped and trampled all around the hut, and in a boisterous and noisy manner they played various pranks, saying: “These shaveling ascetics, menials, swarthy offspring of the Lord’s feet, are honoured, respected, esteemed, worshipped, and venerated by their servile devotees.”

3) Then the Venerable Mahākaccāna came out of his dwelling and said to those brahmin youths:

— “Don’t make any noise, boys. I will speak to you on the Dhamma.” When this was said, those youths became silent.

1) Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở giữa dân chúng Avanti, tại Makkarakata, tại một chòi lá trong rừng.

2) Rồi một số đông đệ tử của Bà-la-môn Lohicca, là những thanh niên lượm củi, đi đến chòi lá trong rừng của Tôn giả Mahà Kaccàna; sau khi đến, đi qua đi lại, đi vòng quanh chòi lá, cao tiếng, lớn tiếng, và làm đủ loại trò chơi nghịch ngợm: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân này, lại được các kẻ nô tì khuân vác cung kính, tôn trọng, cúng dường, lễ bái”.

3) Rồi Tôn giả Mahà Kaccàna từ trong nhà bước ra và nói với các thanh niên ấy:

— Này các Thanh niên, chớ có làm ồn. Ta sẽ thuyết pháp cho các Ông.

Khi nghe nói vậy, các thanh niên đều im lặng.

 

4) Then the Venerable Mahākaccāna addressed those youths with verses:

 

  1. “Those men of old who excelled in virtue,

Those brahmins who recalled the ancient rules,

Their sense doors guarded, well protected,

Dwelt having vanquished wrath within.

 

  1. They took delight in Dhamma and meditation,

Those brahmins who recalled the ancient rules.

“But these have fallen, claiming ‘We recite.’

Puffed up by clan, faring unrighteously,

 

  1. Overcome by anger, armed with diverse weapons,

They molest both frail and firm.

“For one with sense doors unguarded

[All the vows he undertakes] are vain

 

  1. Just like the wealth a man gains in a dream:

Fasting and sleeping on the ground,

Bathing at dawn, [study of] the three Vedas,

 

  1. Rough hides, matted locks, and dirt;

Hymns, rules and vows, austerities,

Hypocrisy, bent staffs, ablutions:

These emblems of the brahmins

Are used to increase their worldly gains.

 

  1. “A mind that is well concentrated,

Clear and free from blemish,

Tender towards all sentient beings—

That is the path for attaining Brahmā.”

4) Rồi Tôn giả Mahà Kaccàna nói lên những bài kệ với các thanh niên ấy:

  1. Những bậc cổ nhân xưa,
    Tối thắng trong giới hạnh,
    Các bậc Bà-la-môn,
    Ghi nhớ các cổ luật.
    Các căn được hộ trì,
    Ðược khéo léo chế ngự,
    Họ nhiếp phục đoạn tận
    Mọi tức giận phẫn nộ.
  2. Họ hân hoan trong pháp,
    Họ hân hoan trong Thiền,
    Họ là Bà-la-môn,
    Ghi nhớ các cổ luật.
    Còn kẻ trốn luật này,
    Chỉ lắp bắp tụng đọc,
    Say mê trong giai cấp,
    Họ bước đi khập khểnh.
  3. Bị phẫn nộ nhiếp phục,
    Dùng nhiều loại gậy gộc,
    Họ rơi vào nguy hại,
    Giữa kẻ tham, bậc Thánh,
    Rỗng không là giới cấm,
    Khi căn không chế ngự,
    Như người được tài sản,
    Trong cơn mộng nằm mơ.
  4. Không ăn, quyết nhịn đói,
    Nằm ngủ trên đất trần,
    Sáng dậy, tắm sạch tội,
    Tụng đọc ba Vệ-đà,
    Mặc da thú thô cứng,
    Bện tóc, da dính bùn,
    Tụng đọc các thần chú,
    Giới cấm thủ, khổ hạnh.
  5. Giả dối và lừa đảo,
    Sử dụng các gậy gộc,
    Dùng nước để tắm rửa,
    Dùng nước để súc miệng,
    Ðó là những sắc tướng,
    Các hàng Bà-la-môn,
    Họ làm và thực hiện,
    Mong hưởng những lợi nhỏ.
  6. Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
    Trong sáng, không cấu uế,
    Nhu thuận mọi chúng sanh,
    Con đường đạt tối thượng.

 

5) Then those brahmin youths, angry and displeased, approached the brahmin Lohicca and told him:

— “See now, sir, you should know that the ascetic Mahākaccāna categorically denigrates and scorns the hymns of the brahmins.”

When this was said, the brahmin Lohicca was angry and displeased.

6) But then it occurred to him: “It is not proper for me to abuse and revile the ascetic Mahākaccāna solely on the basis of what I have heard from these youths. Let me approach him and inquire.”

7-8) Then the brahmin Lohicca, together with those brahmin youths, approached the Venerable Mahākaccāna.  He exchanged greetings with the Venerable Mahākaccāna and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

— “Master Kaccāna, did a number of brahmin youths, my students, come this way while collecting firewood?”

— “They did, brahmin.”

— “Did Master Kaccāna have any conversation with them?”

— “I did have a conversation with them, brahmin.”

— “What kind of conversation did you have with them, Master Kaccāna?” 

“The conversation I had with those youths was like this:

 

  1. “‘Those men of old who excelled in virtue,

Those brahmins who recalled the ancient rules, …

Tender towards all sentient beings—

That is the path for attaining Brahmā.’

 2-6) …

Such was the conversation that I had with those youths.” 

5) Rồi các thanh niên ấy, tức giận và không vui, đi đến Bà-la-môn Lohicca; sau khi đến, thưa với Bà-la-môn Lohicca:

— Mong Tôn giả biết rằng, Sa-môn Mahà Kaccàna đang một mạch chỉ trích và mạ lị thần chú của các Bà-la-môn.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Lohicca tức giận và không vui.

6) Rồi Bà-la-môn Lohicca suy nghĩ: “Thật không thích đáng cho ta khi ta nghe một mình các thanh niên Bà-la-môn, rồi phỉ báng và công kích Sa-môn Mahà Kaccàna. Vậy, ta hãy đi đến và hỏi vị ấy”.

7) Rồi Bà-la-môn Lohicca cùng với các thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

8) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Lohicca nói với Tôn giả Mahà Kaccàna:

— Tôn giả Kaccàna, có phải có một số đông đệ tử của chúng tôi, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi đã đến đây?

— Này Bà-la-môn, một số đông đệ tử của Ông, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi có đến tại đây.

— Thưa Tôn giả Kaccàna, Tôn giả có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy không?

— Này Bà-la-môn, tôi có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy.

— Như thế nào là câu chuyện giữa Tôn giả Kaccàna với những thanh niên Bà-la-môn ấy?

— Này Bà-la-môn, như thế nầy là câu chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy:

1) Những bậc cổ nhân xưa
Tối thắng trong giới hạnh,
Các bậc Bà-la-môn
Ghi nhớ các cổ luật.

2-5) …

6) Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Trong sáng, không cấu uế,
Nhu thuận mọi chúng sanh,
Con đường đạt tối thượng.

Như vậy, này Bà-la-môn, là cuộc nói chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy.

 

9) “Master Kaccāna said ‘with sense doors unguarded.’ In what way, Master Kaccāna, is one ‘with sense doors unguarded’?”

10-15) “Here, brahmin, having seen a form with the eye, someone is intent upon a pleasing form and repelled by a displeasing form. He dwells without having set up mindfulness of the body, with a limited mind, and he does not understand as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, someone is intent upon a pleasing mental phenomenon and repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells without having set up mindfulness of the body … cease without remainder.

16) It is in such a way, brahmin, that one is ‘with sense doors unguarded.’”

9) — Tôn giả Kaccàna có nói đến hộ trì các căn. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Kaccàna, là hộ trì các căn?

10) — Ở đây, này Bà-la-môn, có người sau khi mắt thấy sắc, có tâm hướng đến các sắc khả ái, có tâm ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt không có dư tàn.

11-14) … sau khi tai nghe tiếng… sau khi mũi ngửi hương… sau khi lưỡi nếm vị… sau khi thân cảm xúc…

15) … sau khi ý biết các pháp, tâm hướng đến các pháp khả ái, tâm ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt không có dư tàn.

16) Như vậy, này Bà-la-môn, là các căn không có hộ trì.

 

17-23) “It is wonderful, Master Kaccāna! It is amazing, Master Kaccāna! How Master Kaccāna has declared one whose sense doors are actually unguarded to be one ‘with sense doors unguarded’! But Master Kaccāna said ‘with sense doors guarded.’ In what way, Master

Kaccāna, is one ‘with sense doors guarded’?” 

“Here, brahmin, having seen a form with the eye, someone is not intent upon a pleasing form and not repelled by a displeasing form. He dwells having set up mindfulness of the body, with a measureless mind, and he understands as it really is that liberation of mind, liberation by wisdom, wherein those evil unwholesome states cease without remainder. Having heard a sound with the ear … Having cognized a mental phenomenon with the mind, someone is not intent upon a pleasing mental phenomenon and not repelled by a displeasing mental phenomenon. He dwells having set up mindfulness of the body … cease without remainder.

24) It is in such a way, brahmin, that one is ‘with sense doors guarded.’”

17) — Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Kaccàna, thật là hy hữu, thưa Tôn giả Kaccàna, cách thức Tôn giả Kaccàna đã định nghĩa các căn không hộ trì. Các căn có hộ trì, các căn có hộ trì, Tôn giả Kaccàna đã nói như vậy; cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Kaccàna, là các căn có hộ trì?

18) — Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo sau khi mắt thấy sắc, tâm không hướng đến các sắc khả ái, tâm không ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.

19-22) … sau khi tai nghe tiếng… sau khi mũi ngửi hương… sau khi lưỡi nếm vị… sau khi thân cảm xúc…

23) … sau khi ý nhận biết các pháp, tâm không hướng đến các pháp khả ái, tâm không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.

24) Như vậy, này Bà-la-môn, là các căn được hộ trì.

 

25) “It is wonderful, Master Kaccāna! It is amazing, Master Kaccāna! [121] How Master Kaccāna has declared one whose sense doors are actually guarded to be one ‘with sense doors guarded’! Magnificent, Master Kaccāna! Magnificent, Master Kaccāna! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Kaccāna … (as in §127) … From today let Master Kaccāna remember me as a lay follower who has gone for refuge for life. “Let Master Kaccāna approach the Lohicca family just as he approaches the families of the lay followers in Makkarakaṭa. The brahmin youths and maidens there will pay homage to Master Kaccāna, they will stand up for him out of respect, they will offer him a seat and water, and that will lead to their welfare and happiness for a long time.”

25) — Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Kaccàna, thật là hy hữu, thưa Tôn giả Kaccàna, cách thức Tôn giả Kaccàna đã định nghĩa các căn được hộ trì. Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccàna! Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccàna! Thưa Tôn giả Kaccàna, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt được thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Kaccàna dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn giả Kaccàna, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Kaccàna hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng. Và như Tôn giả Kaccàna đi đến viếng các gia đình cư sĩ, cũng vậy, cũng vậy, mong Tôn giả Kaccàna hãy đến viếng các gia đình Lohicca. Tại đấy, các thanh niên và thanh nữ sẽ đảnh lễ Tôn giả Kaccàna, sẽ soạn chỗ ngồi, hay cúng dường nước cho Tôn giả Kaccàna, và như vậy, họ sẽ được hạnh phúc, an lạc trong một thời gian dài.

 

133 (10) Verahaccāni – Verahaccàni

 

1) On one occasion the Venerable Udāyı̄ was living at Kāmaṇḍā in the brahmin Todeyya’s Mango Grove.

2-3) Then a brahmin youth, a student of the brahmin lady of the Verahaccāni clan, approached the Venerable Udāyı̄ and greeted him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side, and the Venerable Udāyı̄ instructed, exhorted, inspired, and gladdened him with a Dhamma talk. Having been instructed, exhorted, inspired, and gladdened by the Dhamma talk, the brahmin youth rose from his seat, approached the brahmin lady of the Verahaccāni clan, and said to her:

— “See now, madam, you should know that the ascetic Udāyı̄ teaches a Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals a holy life that is perfectly complete and pure.”

1) Một thời Tôn giả Udàyi trú ở Kàmandàya, tại vườn xoài của Bà-la-môn Todeyya.

2) Rồi một đệ tử thanh niên của nữ Bà-la-môn, thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

3) Rồi Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn ấy đang ngồi xuống một bên.

4) Rồi thanh niên ấy, sau khi được Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:

— Mong nữ Tôn giả biết cho, Sa-môn Udàyi thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn, và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.

 

5) — “In that case, young man, invite the ascetic Udāyı̄ in my name for tomorrow’s meal.”

— “Yes, madam,” the youth replied.

Then he went to the Venerable Udāyı̄ and said to him:

— “Let Master Udāyı̄ consent to accept tomorrow’s meal from our revered teacher, the brahmin lady of the Verahaccāni clan.”

The Venerable Udāyı̄ consented by silence.

6) Then, when the night had passed, in the morning the Venerable Udāyı̄ dressed, took his bowl and outer robe, and went to the residence of the brahmin lady of the Verahaccāni clan. There he sat down in the appointed seat. 7) Then, with her own hands, the brahmin lady served and satisfied the Venerable Udāyı̄ with various kinds of delicious food. When the Venerable Udāyı̄ had finished eating and had put away his bowl, the brahmin lady put on her sandals, sat down on a high seat, covered her head, and told him:

— “Preach the Dhamma, ascetic.” Having said,

— “There will be an occasion for that, sister,” he rose from his seat and departed.

5) — Vậy này Thanh niên, hãy nhân danh ta, mời Sa-môn Udàyi ngày mai đến dùng cơm.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến thưa với Tôn giả Udàyi:

— Tôn giả Udàyi, hãy nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.

Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.

6) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

7) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

8) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni sau khi thấy Tôn giả Udàyi đã dùng cơm xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền mang dép, ngồi trên chỗ ngồi cao, trùm đầu, và thưa với Tôn giả Udàyi:

— Này Sa-môn, hãy thuyết pháp.

— Này Chị, thời gian ấy sẽ đến.

Nói xong, Tôn giả Udàyi từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

 

9-10) A second time that brahmin youth approached the Venerable Udāyı̄ … (as above down to:) … “See now, madam, you should know that the ascetic Udāyı̄ teaches a Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing; he reveals a holy life that is perfectly complete and pure.”

11) “In such a way, young man, you keep on praising the ascetic Udāyı̄, but when I told him, ‘Preach the Dhamma, ascetic,’ he said, ‘There will be an occasion for that, sister,’ and he rose from his seat and departed.”

12) “That, madam, was because you put on your sandals, sat down on a high seat, covered your head, and told him: ‘Preach the Dhamma, ascetic.’ For these worthies respect and revere the Dhamma.”

9) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Udàyi với lời pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn đang ngồi xuống một bên.

10) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy sau khi được Tôn giả Udàyi với pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:

— Nữ Tôn giả hãy biết, Sa-môn Udàyi thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh.

11) — Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nói lời tán thán Sa-môn Udàyi. Nhưng Sa-môn Udàyi khi được nói: “Này Sa-môn, hãy thuyết pháp”, sau khi trả lời: “Này Chị, thời ấy sẽ đến”, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi về tịnh xá.

12) — Thưa nữ Tôn giả, vì rằng nữ Tôn giả đã đi dép, ngồi trên chỗ cao, trùm đầu và nói: “Này Sa-môn, hãy thuyết pháp”, các bậc Tôn giả ấy cung kính pháp, tôn trọng pháp.

 

13-15) “In that case, young man, invite the ascetic Udāyı̄ in my name for tomorrow’s meal.”

— “Yes, madam,” he replied.

Then he went to the Venerable Udāyı̄ … (all as above ) …

16) When the Venerable Udāyı̄ had finished eating and had put away his bowl, the brahmin lady removed her sandals, sat down on a low seat, uncovered her head, and said to him:

— “Venerable sir, what do the arahants maintain must exist for there to be pleasure and pain? And what is it that the arahants maintain must cease to exist for there to be no pleasure and pain?”

17) “Sister, the arahants maintain that when the eye exists there is pleasure and pain, and when the eye does not exist there is no pleasure and pain. The arahants maintain that when the ear exists there is pleasure and pain, and when the ear does not exist there is no pleasure and pain…. The arahants maintain that when the mind exists there is pleasure and pain, and when the mind does not exist there is no pleasure and pain.”

13) — Vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nhân danh ta, ngày mai mời Sa-môn Udàyi đến dùng cơm.

— Thưa vâng, nữ Tôn giả.

Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi:

— Tôn giả Udàyi, hãy chấp nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.

Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.

14) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

15) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

16) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, sau khi thấy Tôn giả ăn xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền cởi dép, ngồi trên chỗ ngồi thấp, cởi khăn trùm đầu, rồi thưa Tôn giả Udàyi:

— Thưa Tôn giả, do cái gì hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày về lạc khổ? Do cái gì không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ?

17) — Này Chị, do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ… Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.

 

18) When this was said, the brahmin lady of the Verahaccāni clan said to the Venerable Udāyı̄:

— “Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir!

The Dhamma has been made clear in many ways by Master Udāyı̄ … (as in §127) … From today let Master Udāyı̄ remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.”

18) Khi được nói vậy, nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni thưa với Tôn giả Udàyi:

— Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Udàyi dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay, thưa Tôn giả Udàyi, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Tôn giả Udàyi nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35d.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf