[35c]. Chương I – Tập IV – Tương Ưng Sáu Xứ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

Division II THE ROOT FIFTY – Phần Hai – Năm Mươi Kinh Thứ Hai.

V. THE SIXES – Phẩm Từ Bỏ

 

94 (1) Untamed, Unguarded (1) – Thâu Nhiếp (1)

 

1-2) At Sāvatthī. “Bhikkhus, these six bases for contact—if untamed, unguarded, unprotected, unrestrained—are bringers of suffering.  What six?

3-9) “The eye, bhikkhus, as a base for contact—if untamed, unguarded, unprotected, unrestrained—is a bringer of suffering. The ear as a base for contact … The mind as a base for contact … is a bringer of suffering. These six bases for contact—if untamed, unguarded, unprotected, unrestrained—are bringers of suffering.

10) “Bhikkhus, these six bases for contact—if well tamed, well-guarded, well protected, well restrained—are bringers of happiness.  What six?

11-17) “The eye, bhikkhus, as a base for contact—if well tamed, well-guarded, well protected, well restrained—is a bringer of happiness. The ear as a base for contact … The mind as a base for contact … is a bringer of happiness. These six bases for contact—if well tamed, well-guarded, well protected, well restrained—are bringers of happiness.”

1-2) — Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ. Thế nào là sáu?

3-5) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ… Tai… Mũi…

6-7) … Lưỡi… Thân…

8) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.

9) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.

10) Có sáu xúc này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc. Thế nào là sáu?

11-13) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc… Tai… Mũi…

14-15) … Lưỡi… Thân…

16) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.

17) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.

 

18) This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

 

1) “Just six, O bhikkhus, are the bases for contact,

Where one unrestrained meets with suffering.

Those who know how to restrain them

Dwell uncorrupted, with faith their partner.

 

2) “Having seen forms that delight the mind

And having seen those that give no delight,

Dispel the path of lust towards the delightful

And do not soil the mind by thinking,

‘[The other] is displeasing to me.’

 

3) “Having heard sounds both pleasant and raucous,

Do not be enthralled with pleasant sound.

Dispel the course of hate towards the raucous,

And do not soil the mind by thinking,

‘[This one] is displeasing to me.’

 

4) “Having smelt a fragrant, delightful scent,

And having smelt a putrid stench,

Dispel aversion towards the stench

And do not yield to desire for the lovely.

 

5) “Having enjoyed a sweet delicious taste,

And having sometimes tasted what is bitter,

Do not greedily enjoy the sweet taste,

Do not feel aversion towards the bitter.

 

6) “When touched by pleasant contact do not be enthralled,

Do not tremble when touched by pain.

Look evenly on both the pleasant and painful,

Not drawn or repelled by anything.

 

7) “When common people of proliferated perception

Perceive and proliferate they become engaged.

Having dispelled every mind-state bound to the home life,

One travels on the road of renunciation.

 

8) “When the mind is thus well developed in six,

If touched, one’s mind never flutters anywhere.

Having vanquished both lust and hate,

O bhikkhus, Go to the far shore beyond birth and death!”

18) Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

1) Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.

2) Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Ðối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối sắc, ta không thích”.

3) Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối tiếng, ta không thích”.

4) Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Ðối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.

5) Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.

6) Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Ðối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.

7) Ðối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.

8) Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ-kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.

 

95 (2) Māluṅkyaputta – Thâu Nhiếp (2)

 

1-3) Then the Venerable Māluṅkyaputta approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4) — “Here now, Māluṅkyaputta, what should I say to the young bhikkhus when a bhikkhu like you—old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage—asks me for an exhortation in brief?”

5) — “Although, venerable sir, I am old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage, let the Blessed One teach me the Dhamma in brief, let the Fortunate One teach me the Dhamma in brief. Perhaps I may understand the meaning of the Blessed One’s statement, perhaps I may become an heir to the Blessed One’s statement.” 

6) “What do you think, Māluṅkyaputta, do you have any desire, lust, or affection for those forms cognizable by the eye that you have not seen and never saw before, that you do not see and would not think might be seen?”

— “No, venerable sir.”

7) — “Do you have any desire, lust, or affection for those sounds cognizable by the ear … for those odors cognizable by the nose … for those tastes cognizable by the tongue … for those tactile objects cognizable by the body … for those mental phenomena cognizable by the mind that you have not cognized and never cognized before, that you do not cognize and would not think might be cognized?”

— “No, venerable sir.”

1-2) Rồi Tôn giả Màlukyaputta đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Màlukyaputta bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4) — Ở đây, này Màlukyaputta, nay Ta nói gì với các Tỷ-kheo trẻ tuổi, khi Ông là một Tỷ-kheo già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, lại yêu cầu Ta giáo giới một cách vắn tắt?

5) — Bạch Thế Tôn, dầu cho con già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, mong Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Mong Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Chắc chắn con sẽ hiểu ý nghĩa lời Thế Tôn giảng. Chắc chắn con sẽ trở thành người thừa tự pháp của Thế Tôn.

6) — Ông nghĩ thế nào, này Màlukyaputta? Các sắc do mắt nhận thức, Ông không thấy, trước đây Ông không thấy, nay Ông không thấy, và Ông không muốn thấy; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

7) — Các tiếng do tai nhận thức, Ông không nghe, trước đây Ông không nghe, nay Ông không nghe, và Ông không muốn nghe; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái hay không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) — Các hương do mũi nhận thức, Ông không ngửi, trước đây Ông không ngửi, nay Ông không ngửi, và Ông không muốn ngửi; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

9) — Các vị do lưỡi nhận thức, Ông không nếm, trước đây Ông không nếm, nay Ông không nếm, và Ông không muốn nếm; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Các xúc do thân nhận thức, Ông không cảm thọ, trước đây Ông không cảm thọ, nay Ông không cảm thọ, và Ông không muốn cảm thọ; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

11) — Các pháp do ý thức nhận thức, Ông không nhận thức, trước đây Ông không nhận thức, và Ông không muốn nhận thức;ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

 

12) — “Here, Māluṅkyaputta, regarding things seen, heard, sensed, and cognized by you: in the seen there will be merely the seen; in the heard there will be merely the heard; in the sensed there will be merely the sensed; in the cognized there will be merely the cognized.

12) — Và ở đây, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, sẽ chỉ nghe được với những vật nghe được, sẽ chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, sẽ chỉ nhận biết được đối với những vật có thể nhận biết được.

 

13) “When, Māluṅkyaputta, regarding things seen, heard, sensed, and cognized by you, in the seen there will be merely the seen, in the heard there will be merely the heard, in the sensed there will be merely the sensed, in the cognized there will be merely the cognized, then, Māluṅkyaputta, you will not be ‘by that.’ When, Māluṅkyaputta, you are not ‘by that,’ then you will not be ‘therein.’ When, Māluṅkyaputta, you are not ‘therein,’ then you will be neither here nor beyond nor in between the two. This itself is the end of suffering.”

13) Vì rằng, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, chỉ nghe được với những vật nghe được, chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, chỉ nhận biết được đối với những vật nhận biết được. Cho nên, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy. Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy, nên Ông không có: “Ở nơi đây”. Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có: “Ở nơi đây”, do vậy, này Màlukyaputta, Ông sẽ không có đời này, đời sau, và giữa hai đời ấy. Ðây là sự chấm dứt khổ đau.

 

14) “I understand in detail, venerable sir, the meaning of what was stated by the Blessed One in brief:

 

  • “Having seen a form with mindfulness muddled,

Attending to the pleasing sign,

One experiences it with infatuated mind

And remains tightly holding to it.

 

  • “Many feelings flourish within,

Originating from the visible form,

Covetousness and annoyance as well

By which one’s mind becomes disturbed.

For one who accumulates suffering

Thus, Nibbāna is said to be far away.

 

3) “Having heard a sound with mindfulness muddled …

“Having smelt an odor with mindfulness muddled …

“Having enjoyed a taste with mindfulness muddled …

“Having felt a contact with mindfulness muddled …

“Having known an object with mindfulness muddled …

 

4) For one who accumulates suffering

Thus, Nibbāna is said to be far away.

 

  • “When, firmly mindful, one sees a form,

One is not inflamed by lust for forms;

One experiences it with dispassionate mind

And does not remain holding it tightly.

 

  • “One fares mindfully in such a way

That even as one sees the form,

And while one undergoes a feeling,

[Suffering] is exhausted, not built up.

 

7) For one dismantling suffering

Thus, Nibbāna is said to be close by.

 

  • “When, firmly mindful, one hears a sound,

One is not inflamed by lust for sounds; …

 

9) “When, firmly mindful, one smells odors,

One is not inflamed by lust for odors; …

 

10) “When, firmly mindful, one enjoys a taste,

One is not inflamed by lust for tastes; …

 

11) “When, firmly mindful, one feels a contact,

One is not inflamed by lust for contacts; …

 

12) “When, firmly mindful, one knows an object,

One is not inflamed by lust for objects; …

For one diminishing suffering

Thus, Nibbāna is said to be close by.

 

“It is in such a way, venerable sir, that I understand in detail the meaning of what was stated by the Blessed One in brief.” 

14) — Bạch Thế Tôn, lời giảng vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như sau:

1) Thấy sắc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến sắc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ sắc sinh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết – bàn.

2) Nghe tiếng, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến tiếng an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ tiếng sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðựơc gọi xa Niết-bàn.

3) Ngửi hương, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến tiếng an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ tiếng sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết-bàn.

4) Nếm vị, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến vị an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ vị sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết-bàn.

5) Cảm xúc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến xúc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ xúc sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết-bàn.

6) Biết pháp, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến pháp an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ pháp sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết-bàn

7) Vị ấy không tham sắc,
Thấy sắc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến sắc an trú.
Theo sắc, vị ấy thấy,
Tùy sắc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết-bàn

8) Vị ấy không tham tiếng,
Nghe tiếng, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến tiếng an trú.
Theo tiếng, vị ấy nghe,
Tùy tiếng, thọ cảm giác.
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết-bàn.

9) Vị ấy không tham hương,
Ngửi hương, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến hương an trú.
Theo hương, vị ấy ngửi,
Tùy hương, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết-bàn.

10) Vị ấy không tham vị,
Nếm vị, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến vị an trú.
Theo vị, vị ấy nếm.
Tùy vị, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết-bàn.

11) Vị ấy không tham xúc,
Cảm xúc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến xúc an trú,
Theo xúc, vị ấy cảm,
Tùy xúc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết-bàn.

12) Vị ấy không tham pháp,
Biết pháp, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến pháp an trú.
Theo pháp, vị ấy cảm,
Tùy pháp, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết-bàn.

Bạch Thế Tôn, lời Thế Tôn nói vắn tắt này, con hiểu một cách rộng rãi như vậy.

 

15) — “Good, good, Māluṅkyaputta! It is good that you understand in detail the meaning of what was stated by me in brief.

(The Buddha here repeats the above verses in full.)

“It is in such a way, Māluṅkyaputta, that the meaning of what was stated by me in brief should be understood in detail.”

16) Then the Venerable Māluṅkyaputta, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.

15) — Lành thay, lành thay, này Màlukyaputta! Lành thay, này Màlukyaputta, lời nói vắn tắt của Ta, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi:

1) Thấy sắc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến sắc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ sắc sanh.
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết-bàn.

2) – 11) …

12) Vị ấy không tham pháp,
Biết pháp, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến pháp an trú.
Theo pháp, vị ấy cảm,
Tùy pháp, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết-bàn.

Lời nói vắn tắt này của Ta, này Màlukyaputta, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

16) Rồi Tôn giả Màlukyaputta, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi ra đi.

 

17) Then, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Māluṅkyaputta, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.”

18) And the Venerable Māluṅkyaputta became one of the arahants.

17) Rồi Tôn giả Màlukyaputta sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, chứng được mục đích mà các thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

18) Và Tôn giả Màlukyaputta trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

96 (3) Decline – Thối Ðọa

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you about one who is subject to decline, about one who is not subject to decline, and about the six mastered bases. Listen to that….

3) “And how, bhikkhus, is one subject to decline?

4-6) Here, bhikkhus, when a bhikkhu has seen a form with the eye, there arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. If the bhikkhu tolerates them and does not abandon them, dispel them, put an end to them, and obliterate them, he should understand this thus: ‘I am declining away from wholesome states. For this has been called decline by the Blessed One.’

7-9) “Further, bhikkhus, when a bhikkhu has heard a sound with the ear … cognized a mental phenomenon with the mind, there arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. If the bhikkhu tolerates them and does not abandon them, dispel them, put an end to them, and obliterate them, he should understand this thus: ‘I am declining away from wholesome states. For this has been called decline by the Blessed One.’

  • “It is in such a way, bhikkhus, that one is subject to decline.

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp thối đọa, pháp bất thối đọa và sáu thắng xứ.

 

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp thối đọa?

 

4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi mắt thấy sắc, các ác, bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử được khởi lên. Nếu Tỷ-kheo đón nhận chúng (adhivàseti), không từ bỏ, không đoạn trừ, không tiêu diệt, không khiến chúng không thể sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta làm thối thất các thiện pháp”. Ðây Như Lai gọi là pháp thối đọa,… tai nghe tiếng… mũi ngửi hương…

 

7-8) … lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…

 

9) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sau khi ý nhận thức pháp, các ác, bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử được khởi lên. Nếu Tỷ-kheo đón nhận chúng, không từ bỏ, không đoạn trừ, không tiêu diệt, không khiến chúng không thể sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta làm thối thất các thiện pháp”. Ðây Như Lai gọi là pháp thối đọa.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp thối đọa.

 

11) “And how, bhikkhus, is one not subject to decline?

12-14) Here, bhikkhus, when a bhikkhu has seen a form with the eye, there arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. If the bhikkhu does not tolerate them, but abandons them, dispels them, puts on end to them, and obliterates them, he should understand this thus: ‘I am not declining away from wholesome states. For this has been called nondecline by the Blessed One.’

15-17) “Further, bhikkhus, when a bhikkhu has heard a sound with the ear … cognized a mental phenomenon with the mind, there arise in him evil unwholesome states, memories and intentions connected with the fetters. If the bhikkhu does not tolerate them, but abandons them, dispels them, puts an end to them, and obliterates them, he should understand this thus: ‘I am not declining away from wholesome states. For this has been called nondecline by the Blessed One.’

18) “It is in such a way, bhikkhus, that one is not subject to decline.

11) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là pháp bất thối đọa?

12-24) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi mắt thấy sắc, các ác, bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử được khởi lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không có đón nhận chúng, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, khiến chúng không thể sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta không làm thối thất các thiện pháp”. Ðây Như Lai gọi là pháp bất thối đọa…. tai nghe tiếng… mũi ngửi hương…

15-16) … lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…

17) Ở đây, này các Tỷ-kheo, sau khi ý nhận thức pháp, các ác, bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử được khởi lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không có đón nhận chúng, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, khiến chúng không thể sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta không làm thối thất các thiện pháp”. Ðây Như Lai gọi là pháp bất thối đọa.

18) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp bất thối đọa.

 

19) “And what, bhikkhus, are the six mastered bases?

20-24) Here, bhikkhus, when a bhikkhu has seen a form with the eye, there do not arise in him evil unwholesome states, nor any memories and intentions connected with the fetters. The bhikkhu should understand this thus: ‘This base has been mastered. For this has been called a mastered base by the Blessed One.’

25) “Further, bhikkhus, when a bhikkhu has heard a sound with the ear … cognized a mental phenomenon with the mind, there do not arise in him evil unwholesome states, nor any memories and intentions connected with the fetters. The bhikkhu should understand this thus: ‘This base has been mastered. For this has been called a mastered base by the Blessed One.’ These, bhikkhus, are called the six mastered bases.”

19) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu thắng xứ?

20-24) Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo sau khi mắt thấy sắc, các ác, bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử không khởi lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Xứ này đã được nhiếp phục”. Và Như Lai gọi đây là thắng xứ… tai…mũi… lưỡi… thân…

25) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo sau khi ý nhận thức pháp, các ác bất thiện pháp; các ức niệm tư duy liên hệ đến kiết sử không khởi lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Xứ này đã được nhiếp phục”. Và Như Lai gọi đây là thắng xứ.

 

97 (4) Dwelling Negligently – Sống Phóng Dật

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you about one who dwells negligently, and about one who dwells diligently. Listen to that….

3) “And how, bhikkhus, does one dwell negligently?

4-6) If one dwells without restraint over the eye faculty, the mind is soiled among forms cognizable by the eye. If the mind is soiled, there is no gladness. When there is no gladness, there is no rapture. When there is no rapture, there is no tranquillity. When there is no tranquillity, one dwells in suffering. The mind of one who suffers does not become concentrated. When the mind is not concentrated, phenomena do not become manifest. Because phenomena do not become manifest, one is reckoned as ‘one who dwells negligently.’

7-9) “If one dwells without restraint over the ear faculty, the mind is soiled among sounds cognizable by the ear…. If one dwells without restraint over the mind faculty, the mind is soiled among mental phenomena cognizable by the mind…. Because phenomena do not become manifest, one is reckoned as ‘one who dwells negligently.’

  • “It is in such a way, bhikkhus, that one dwells negligently.

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về trú phóng dật và trú không phóng dật. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trú phóng dật?

4-6) Ai sống không nhiếp hộ nhãn căn, này các Tỷ-kheo, thời tâm người ấy bị nhiễm ô (vyàsincati) đối với các sắc do mắt nhận biết. Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan. Do không có hân hoan nên không có hỷ. Do không có hỷ nên không có khinh an. Do không khinh an nên khổ an trú. Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ. Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật… nhĩ căn… tỷ căn…

7-8) … thiệt căn… thân căn…

9) Ai sống không nhiếp hộ ý căn, tâm bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết. Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan. Do không hân hoan nên không có hỷ. Do không có hỷ nên không có khinh an. Do không có khinh an nên khổ an trú. Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ. Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là an trú phóng dật.

 

11) “And how, bhikkhus, does one dwell diligently?

12-14) If one dwells with restraint over the eye faculty, the mind is not soiled among forms cognizable by the eye. If the mind is not soiled, gladness is born. When one is gladdened, rapture is born. When the mind is uplifted by rapture, the body becomes tranquil. One tranquil in body experiences happiness. The mind of one who is happy becomes concentrated. When the mind is concentrated, phenomena become manifest. Because phenomena become manifest, one is reckoned as ‘one who dwells diligently.’

15-17) “If one dwells with restraint over the ear faculty, the mind is not soiled among sounds cognizable by the ear…. If one dwells with restraint over the mind faculty, the mind is not soiled among mental phenomena cognizable by the mind…. Because phenomena become manifest, one is reckoned as ‘one who dwells diligently.’

18) “It is in such a way, bhikkhus, that one dwells diligently.”

11) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là an trú không phóng dật?

12-14) Ai sống nhiếp hộ nhãn căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các sắc do mắt nhận biết. Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh. Do có hân hoan nên hỷ sanh. Do có hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên cảm lạc thọ. Với người an lạc, tâm được định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ. Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật… nhĩ căn… tỷ căn…

15-16) … thiệt căn… thân căn…

17) Ai sống nhiếp hộ ý căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết. Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh. Do có hân hoan nên hỷ sanh. Do có hỷ tâm nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên cảm lạc thọ. Với người an lạc, tâm được định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ. Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật.

18) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là trú không phóng dật.

 

98 (5) Restraint – Nhiếp Hộ

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you restraint and nonrestraint. Listen to that….

3) “And how, bhikkhus, is there nonrestraint?

4-6) There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, he should understand this thus: ‘I am declining away from wholesome states. For this has been called decline by the Blessed One.’

7-9) “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, he should understand this thus: ‘I am declining away from wholesome states. For this has been called decline by the Blessed One.’ 

10) “Such, bhikkhus, is nonrestraint.

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về nhiếp hộ và không nhiếp hộ. Hãy lắng nghe.

3) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là không nhiếp hộ?

4-6) Và này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương và an trú với tâm tham luyến; thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta đã làm thối thất các thiện pháp”. Như Lai gọi đây là pháp thối đọa… Có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức…

7-8) Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân cảm giác…

9) Có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương và an trú với tâm tham luyến; thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta đã làm thối thất các thiện pháp”. Và Như Lai gọi đây là thối thất.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không nhiếp hộ.

 

11) “And how, bhikkhus, is there restraint?

12-14) There are, bhikkhus, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, he should understand this thus: ‘I am not declining away from wholesome states. For this has been called nondecline by the Blessed One.’

15-17) “There are, bhikkhus, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, he should understand this thus: ‘I am not declining away from wholesome states. For this has been called nondecline by the Blessed One.’

18) “Such, bhikkhus, is restraint.”

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nhiếp hộ?

12-14) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương và an trú với tâm không tham luyến; thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta không làm thối thất các thiện pháp”. Và Như Lai gọi đây là không thối thất… Có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức…

15-16) Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân cảm giác…

17) Và này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương và an trú với tâm không tham luyến; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: “Ta không làm thối thất các thiện pháp”. Và Như Lai gọi đây là không thối thất.

18) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là có nhiếp hộ.

 

99 (6) Concentration – Thiền Ðịnh 

 

1-2) “Bhikkhus, develop concentration. A bhikkhu who is concentrated understands things as they really are.

3) “And what does he understand as they really are?

4-8) He understands as it really is: ‘The eye is impermanent.’ He understands as it really is: ‘Forms are impermanent.’… ‘Eye-consciousness is impermanent. ’… ‘Eye-contact is impermanent.’… ‘Whatever feeling arises with eyecontact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is impermanent.’…

9) “He understand as it really is: ‘The mind is impermanent.’… He understand as it really is: ‘Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is impermanent.’

10) “Bhikkhus, develop concentration. A bhikkhu who is concentrated understands things as they really are.”

2) — Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.

3) Và hiểu rõ như thật cái gì?

4-8)– Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường… tai… mũi… lưỡi… thân…

9) Như thật hiểu rõ ý là vô thường, như thật hiểu rõ các pháp là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường.

10) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.

 

100 (7) Seclusion – Thiền Tịnh (Patisallàna)

 

1-2) “Bhikkhus, make an exertion in seclusion. A secluded bhikkhu understands things as they really are.”

3-10) (The rest is identical with the preceding sutta.)

1-2 ) — Này các Tỷ-kheo, hãy hành trì hạnh Thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Thiền tịnh, hiểu rõ như thật.

3) Và hiểu rõ gì như thật?

4-9) Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường… tai… lưỡi… thân… ý…

10) Này các Tỷ-kheo, hãy hành trì hạnh Thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Thiền tịnh, hiểu rõ như thật.

 

101 (8) Not Yours (1) – Không Phải Của Các Ông (1)

 

1-2) “Bhikkhus, whatever is not yours, abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.

3) And what is it, bhikkhus, that is not yours?

4-6) The eye is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness. Forms are not yours … Eye-consciousness is not yours … Eye-contact is not yours … Whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.

7-9) “The ear is not yours … The mind is not yours … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.

10) “Suppose, bhikkhus, people were to carry off the grass, sticks, branches, and foliage in this Jeta’s Grove, or to burn them, or to do with them as they wish. Would you think: ‘People are carrying us off, or burning us, or doing with us as they wish’?”

— “No, venerable sir.

— For what reason? Because, venerable sir, that is neither our self nor what belongs to our self.”

11-16) “So too, bhikkhus, the eye is not yours … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.”

1-2) — Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc an lạc cho các Ông.

3) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?

4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các sắc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Nhãn thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Nhãn xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông… Tai… Mũi…

7-8) … Lưỡi… Thân…

9) Ý không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các pháp không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Ý thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Ý xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

10) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Thắng Lâm này có người mang đi, hay mang đốt, hay làm theo những gì người ấy muốn, tất cả cỏ, củi, nhánh cây hay lá, thời các Ông có nghĩ như sau: “Người ấy mang chúng tôi đi, hay đốt chúng tôi, hay làm gì chúng tôi theo ý người ấy muốn”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Vì sao? Vì chúng không phải tự ngã hay không thuộc về tự ngã.

11-16) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mắt không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Các sắc không phải của các Ông… Nhãn thức không phải của các Ông… Nhãn xúc không phải của các Ông… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

 

102 (9) Not Yours (2) – Không Phải Của Các Ông (2)

 

(This sutta is identical with the preceding one except that it omits the simile.)

(Như kinh trên từ 2 đến 9, không có ví dụ).

 

103 (10) Uddaka – Uddaka

 

1-2) “Bhikkhus, Uddaka Rāmaputta used to make this declaration:

 

“‘This, surely a knowledge-master—

This, surely a universal conqueror—

This, surely, he has excised

The tumour’s root not excised before!’

 

“Bhikkhus, though Uddaka Rāmaputta was not himself a knowledge-master, he declared: ‘I am a knowledge-master.’ Though he was not himself a universal conqueror, he declared: ‘I am a universal conqueror.’ Though he had not excised the tumour’s root, he declared: ‘I have excised the tumour’s root.’

 

  • But here, bhikkhus, a bhikkhu speaking rightly might say:

 

“‘This, surely a knowledge-master—

This, surely a universal conqueror—

This, surely, he has excised

The tumour’s root not excised before!’

1-2) — Uddaka Ràmaputta, này các Tỷ-kheo, có nói như sau:

“Ta là bậc minh trí,
Ta chiến thắng tất cả,
Ta đào lên khổ căn,
Trước kia chưa từng đào”.

Này các Tỷ-kheo, Uddaka Ràmaputta không phải bậc minh trí, lại tự nói: “Ta là bậc minh trí”; không chiến thắng tất cả, lại nói: “Ta chiến thắng tất cả”; không đào lên khổ căn, lại nói: “Ðã đào lên khổ căn”.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo nói một cách chân chánh, có thể nói như sau:

Ta là bậc minh trí,
Ta chiến thắng tất cả,
Ta đào lên khổ căn,
Trước kia, chưa từng đào.

 

4) “And how, bhikkhus, is one a knowledge-master? When a bhikkhu understands as they really are the origin, the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to the six bases for contact, such a bhikkhu is a knowledge-master.

5) “And how, bhikkhus, is a bhikkhu a universal conqueror? When, having understood as they really are the origin, the passing away, the gratification, the danger, and the escape in regard to the six bases for contact, a bhikkhu is liberated by nonclinging, such a bhikkhu is a universal conqueror.

6-7) “And how, bhikkhus, does a bhikkhu excise the tumour’s root not excised before? ‘The tumour,’ bhikkhus: this is a designation for this body consisting of the four great elements, originating from mother and father, built up out of rice and gruel, subject to impermanence, to rubbing and pressing, to breaking apart and dispersal.87 ‘The tumour’s root’: this is a designation for craving. When craving has been abandoned by a bhikkhu, cut off at the root, [84] made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising, in such a case the bhikkhu has excised the tumour’s root not excised before. “Bhikkhus, though Uddaka Rāmaputta was not himself a knowledge-master, he declared: ‘I am a knowledge-master.’…

 

8) But here, bhikkhus, a bhikkhu speaking rightly might say:

 

“‘This, surely a knowledge-master—

This, surely a universal conqueror—

This, surely, he has excised

The tumour’s root not excised before!’”

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo minh trí (vedagù)? Này các Tỷ-kheo, khi nào một Tỷ-kheo đối với sáu xúc xứ như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo minh trí.

5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo chiến thắng tất cả? Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đối với sáu xúc xứ, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly, được giải thoát không có chấp thủ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chiến thắng tất cả.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đào lên khổ căn trước kia chưa được đào? Mụt nhọt, này các Tỷ-kheo, là một danh từ chỉ cho cái thân do bốn đại tạo thành này, sanh ra từ cha mẹ, do cơm cháo nuôi dưỡng, tự tánh là vô thường, biến hoại, mai một, hủy hoại, hủy diệt. Gốc rễ của mụt nhọt, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với khát ái. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đoạn tận khát ái, chặt đứt đến gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai; như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đào lên khổ căn từ trước chưa được đào lên.

7) Này các Tỷ-kheo, chính là Uddaka Ràmaputta đã nói lên lời nói như sau:

Ta là bậc minh trí,
Ta chiến thắng tất cả,
Ta đào lên khổ căn,
Trước kia chưa từng đào.

Này các Tỷ-kheo, Uddaka không phải là bậc minh trí, lại tự nói: “Ta là bậc minh trí”; không chiến thắng tất cả, lại nói: “Ta chiến thắng tất cả”; không đào lên khổ căn, lại nói: “Ðã đào lên khổ căn”.

8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo nói một cách chân chánh, có thể nói như sau:

Ta là bậc minh trí,
Ta chiến thắng tất cả,
Ta đào lên khổ căn,
Trước kia chưa từng đào.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35c.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf