[35b] Chương I – Tập IV – Tương Ưng Sáu Xứ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

Division II THE ROOT FIFTY – Phần Hai – Năm Mươi Kinh Thứ Hai.

I. IGNORANCE – Phẩm Vô Minh (10 lessons).

II. MIGAJĀLA – Phẩm Migajàla (11 lessons).

III. SICK – Phẩm Bệnh (10 lessons).

IV. CHANNA – Phẩm Channa (10 lessons).

 

I. IGNORANCE – Phẩm Vô Minh

 

53 (1) Abandoning Ignorance – Vô Minh (1)

 

1-3) At Sāvatthī. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, how should one know, how should one see, for ignorance to be abandoned and true knowledge to arise?”

4-9) — “Bhikkhu, when one knows and sees the eye as impermanent, ignorance is abandoned and true knowledge arises. When one knows and sees forms as impermanent … When one knows and sees as impermanent whatever feeling arises with mind-contact as condition—whether pleasant or painful or neither- painful-nor-pleasant—ignorance is abandoned and true knowledge arises.

10) When one knows and sees thus, bhikkhu, ignorance is abandoned and true knowledge arises.”

1) Nhân duyên ở Sàtthi. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi?

4) — Này Tỷ-kheo, do biết, do thấy mắt là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi. Do biết, do thấy các sắc là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi… nhãn thức… nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

 

 

54 (2) Abandoning the Fetters (1) – Kiết Sử (1) 

 

1-3) … “Venerable sir, how should one know, how should one see, for the fetters to be abandoned?”

4-10) (The Buddha’s reply is as above.)

1-3)– Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, các kiết sử được đoạn tận?

4-9) — Này các Tỷ-kheo, do biết, do thấy mắt là vô thường, các kiết sử được đoạn tận… Các sắc… Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, các kiết sử được đoạn tận.

10) Do biết như vậy, này các Tỷ-kheo, do thấy như vậy, các kiết sử được đoạn tận.

 

55 (3) Uprooting the Fetters (2) – Kiết Sử (2)

 

1-3) … “Venerable sir, how should one know, how should one see, for the fetters to be uprooted?”

4-9) “Bhikkhu, when one knows and sees the eye as nonself, the fetters are uprooted. When one knows and sees forms as nonself … (all as above) …

10) When one knows and sees thus, bhikkhu, the fetters are uprooted.”

1-3) — Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, các kiết sử được nhổ sạch?

4-6) — Này các Tỷ-kheo, do biết, do thấy mắt là vô ngã, các kiết sử được nhổ sạch… Các sắc… Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô ngã, các kiết sử được nhổ sạch.

10) Do biết như vậy, này các Tỷ-kheo, do thấy như vậy, các kiết sử được nhổ sạch.

 

56 (4)-59 (7) Abandoning the Taints, Etc. – Các Lậu Hoặc (1-2)

 

1-3) … “Venerable sir, how should one know, how should one see, for the taints to be abandoned? … for the taints to be uprooted? … for the underlying tendencies to be abandoned? … for the underlying tendencies to be uprooted?”

4-9) “Bhikkhu, when one knows and sees the eye as nonself, the underlying tendencies are uprooted. When one knows and sees forms as nonself … (all as above) …

10) When one knows and sees thus, bhikkhu, the underlying tendencies are uprooted.”

(Như hai kinh trên, chỉ thế vào các lậu hoặc).

 

60 (8) The Full Understanding of All Clinging – Các Tùy Miên

 

“Bhikkhus, I will teach you the Dhamma for the full understanding of all clinging. Listen to that….

“And what, bhikkhus, is the Dhamma for the full understanding of all clinging? In dependence on the eye and forms, eye-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as condition, feeling [comes to be]. [33] Seeing thus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, towards forms, towards eye-consciousness, towards eye-contact, towards feeling. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [the mind] is liberated. With its deliverance he understands:

‘Clinging has been fully understood by me.’

“In dependence on the ear and sounds … In dependence on the mind and mental phenomena, mind- consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as condition, feeling [comes to be]. Seeing thus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the mind, towards mental phenomena, towards mind-consciousness, towards mind-contact, towards feeling. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [the mind] is liberated. With its deliverance, he understands: ‘Clinging has been fully understood by me.’

“This, bhikkhus, is the Dhamma for the full understanding of all clinging.”

(Như hai kinh trên, chỉ thế vào các tùy miên).

 

61 (9) The Exhaustion of All Clinging (1)

 

Bhikkhus, I will teach you the Dhamma for the exhaustion of all clinging. Listen to that….

“And what, bhikkhus, is the Dhamma for the exhaustion of all clinging? In dependence on the eye and forms, eye-consciousness arises…. (as above) … With its deliverance, he understands: ‘Clinging has been exhausted by me.’

“In dependence on the ear and sounds … the mind and mental phenomena, mind-consciousness arises … With its deliverance he understands: ‘Clinging has been exhausted by me.’

“This, bhikkhus, is the Dhamma for the exhaustion of all clinging.”

(Như hai kinh trên, chỉ thế vào các tùy miên).

 

62 (10) The Exhaustion of All Clinging (2) –  Ðược Chấm Dứt (2) 

 

1-2) — “Bhikkhus, I will teach you the Dhamma for the exhaustion of all clinging. Listen to that….”

3) “And what, bhikkhus, is the Dhamma for the exhaustion of all clinging?

4-10) What do you think, bhikkhus, is the eye permanent or impermanent?”

… (To be completed as in §32) …

11) “This, bhikkhus, is the Dhamma for the exhaustion of all clinging.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ?

4) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Sắc… Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì…

5-8) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý… Các pháp… Ý thức… Ý xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường…

— Là vô thường, bạch Thế Tôn….

10) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy…

Ðối với tai… Ðối với mũi… Ðối với lưỡi… Ðối với thân…

Vị ấy nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

11) Ðây, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ.

 

 II. MIGAJĀLA – Phẩm Migajàla

 

63 (1) Migajāla (1) – Bởi Migajàla

 

1) At Sāvatthī…

2-3) Then the Venerable Migajāla approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘a lone dweller, a lone dweller.’ In what way, venerable sir, is one a lone dweller, and in what way is one dwelling with a partner?”

4) — “There are, Migajāla, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, delight arises. When there is delight, there is infatuation. When there is infatuation, there is bondage. Bound by the fetter of delight, Migajāla, a bhikkhu is called one dwelling with a partner.

5-9) … “There are, Migajāla, sounds cognizable by the ear … odors cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them … he is called one dwelling with a partner.

10) “Migajāla, even though a bhikkhu who dwells thus resorts to forests and groves, to remote lodgings where there are few sounds and little noise, desolate, hidden from people, appropriate for seclusion, he is still called one dwelling with a partner.

11) For what reason? Because craving is his partner, and he has not abandoned it; therefore, he is called one dwelling with a partner.

12-14) “There are, Migajāla, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, delight ceases. When there is no delight, there is no infatuation. When there is no infatuation, there is no bondage. Released from the fetter of delight, Migajāla, a bhikkhu is called a lone dweller.

15-17) “There are, Migajāla, sounds cognizable by the ear … odors cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them … he is called a lone dweller.

18) “Migajāla, even though a bhikkhu who dwells thus lives in the vicinity of a village, associating with bhikkhus and bhikkhunīs, with male and female lay followers, with kings and royal ministers, with sectarian teachers and their disciples, he is still called a lone dweller.

19) For what reason? Because craving is his partner, and he has abandoned it; therefore, he is called a lone dweller.”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:

— “Sống một mình! Sống một mình!”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?

4) — Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy nên hỷ (nandi) khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham (sàràgo) có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.

5-8) … có những tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân nhận thức…

9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.

10) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu cho đến ở các trú xứ xa vắng, các khóm rừng, các khu rừng, ít tiếng động, ít ồn ào, khỏi hơi thở quần chúng (vijanavàtàni), vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.

11) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, chưa được đoạn tận cho nên được gọi là sống có người thứ hai.

12-14) Và này Migajala, có các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy, nên hỷ đoạn diệt; thời do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.

15-16) …Này Migajàla, có những vị do lưỡi nhận thức…

17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.

18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.

19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình.

 

64 (2) Migajāla (2) – Migajàla (2)

 

1-3) Then the Venerable Migajāla approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4-6) “There are, Migajāla, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, delight arises. With the arising of delight, I say, Migajāla, there is the arising of suffering.

7-8) “There are, Migajāla, sounds cognizable by the ear … odours cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, … delight arises. With the arising of delight, I say, Migajāla, there is the arising of suffering.

9) “There are, Migajāla, forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, delight ceases. With the cessation of delight, I say, Migajāla, comes the cessation of suffering.

10-15) “There are, Migajāla, sounds cognizable by the ear … odours cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them … delight ceases. With the cessation of delight, I say,

Migajāla, comes the cessation of suffering.” 

16) Then the Venerable Migajāla, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.

17) Then, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Migajāla, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.”

18) And the Venerable Migajāla became one of the arahants.

1-2) Rồi Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp ấy con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-6) — Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi… Các tiếng… Các hương…

7-8)… Các vị… Các xúc…

9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương sống với tâm tham luyến pháp ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi.

10-12) Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến sắc ấy ; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến, không an trú tham luyến sắc ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hoan hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt… Các tiếng… Các hương…

13-14)… Các vị… Các xúc…

15) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt.

16) Rồi Tôn giả Migajàla, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

17) Rồi Tôn giả Migajàla sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là mục đích cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

18) Và Tôn giả Migajàla trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

65 (3) Samiddhi (1) – Samiddhi (1)

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2-3) Then the Venerable Samiddhi approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘Māra, Māra.’ In what way, venerable sir, might there be Māra or the description of Māra?”

4) “Where there is the eye, Samiddhi, where there are forms, eye-consciousness, things to be cognized by eye-consciousness, there Māra exists or the description of Māra.

5-9) “Where there is the ear … the mind, where there are mental phenomena, mind-consciousness, things to be cognized by mind-consciousness, there Māra exists or the description of Māra.

10-15) “Where there is no eye, Samiddhi, no forms, no eyeconsciousness, no things to be cognized by eyeconsciousness, there Māra does not exist nor any description of Māra.

“Where there is no ear … no mind, no mental phenomena, no mind-consciousness, no things to be cognized by mind-consciousness, there Māra does not exist nor any description of Māra.”

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2-3) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn… và bạch Thế Tôn:

— “Màra, Màra”, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Màra, hay là danh nghĩa Màra (Màrapannatti)?

4) — Này Samiddhi, chỗ nào có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.

5-6)… có tai… có mũi…

7-8)… có lưỡi… có thân…

9) Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.

10-12) Và này Samiddhi, chỗ nào không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra… tai… mũi…

13-14) Chỗ nào không có lưỡi… không có thân…

15) Chỗ nào không có ý, không có các pháp, không có ý thức, không có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra.

 

66 (4) Samiddhi (2) – Samiddhi (2)

 

1-15) “Venerable sir, it is said, ‘a being, a being.’ In what way, venerable sir, might there be a being or the description of a being?”

(The reply is as in the preceding sutta.)

1-15) — “Hữu tình, hữu tình (Satta)”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu tình, hay danh nghĩa hữu tình?… (như trên) …

 

67 (5) Samiddhi (3) – Samiddhi (3)

 

“Venerable sir, it is said, ‘suffering, suffering.’ In what way, venerable sir, might there be suffering or the description of suffering?” …

1-15) — “Khổ, khổ”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là khổ, hay là danh nghĩa của khổ?… (như trên) …

 

68 (6) Samiddhi (4) – Samiddhi (4)

 

1-3) “Venerable sir, it is said, ‘the world, the world.’ In what way, venerable sir, might there be the world or the description of the world?”

4-9) “Where there is the eye, Samiddhi, where there are forms, eye-consciousness, things to be cognized by eyeconsciousness, there the world exists or the description of the world.

10-15) “Where there is the ear … the mind, where there are mental phenomena, mind-consciousness, things to be cognized by mind-consciousness, there the world exists or the description of the world.

“Where there is no eye, Samiddhi, no forms, no eyeconsciousness, no things to be cognized by eyeconsciousness, there the world does not exist nor any description of the world.

“Where there is no ear … no mind, no mental phenomena, no mind-consciousness, no things to be cognized by mind-consciousness, there the world does not exist nor any description of the world.”

1-3)… “Thế giới, thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thế giới, hay là danh nghĩa thế giới?

4-9) — Chỗ nào, này Samiddhi, có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới, hay danh nghĩa thế giới… (như trên)… Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới hay có danh nghĩa thế giới.

10-15) Và tại chỗ nào, này Samiddhi, không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có thế giới, hay không có danh nghĩa thế giới… không có ý… tại chỗ ấy, không có thế giới hay không có danh nghĩa thế giới.

 

69 (7) Upasena – Upasena 

 

1) On one occasion the Venerable Sāriputta and the Venerable Upasena were dwelling at Rājagaha in the Cool Grove, in the Snake’s Hood Grotto.

2) Now on that occasion a viper had fallen on the Venerable Upasena’s body.

3) Then the Venerable Upasena addressed the bhikkhus thus:

— “Come, friends, lift this body of mine on to the bed and carry it outside before it is scattered right here like a handful of chaff.”

4-5) When this was said, the Venerable Sāriputta said to the Venerable Upasena:

–“We do not see any alteration in the Venerable Upasena’s body nor any change in his faculties; yet the Venerable Upasena says:

— ‘Come, friends, lift this body of mine on to the bed and carry it outside before it is scattered right here like a handful of chaff.’”

6) “Friend Sāriputta, for one who thinks, ‘I am the eye’ or ‘The eye is mine’; ‘I am the ear’ or ‘The ear is mine’ … ‘I am the mind’ or ‘The mind is mine,’ there might be alteration of the body or a change of the faculties. But, friend Sāriputta, [41] it does not occur to me, ‘I am the eye’ or ‘The eye is mine’; ‘I am the ear’ or ‘The ear is mine’ … ‘I am the mind’ or ‘The mind is mine,’ so why should there be any alteration in my body or any change in my faculties?”

7) “It must be because I-making, mine-making, and the underlying tendency to conceit have been thoroughly uprooted in the Venerable Upasena for a long time that it does not occur to him, ‘I am the eye’ or ‘The eye is mine’; ‘I am the ear’ or ‘The ear is mine’ … ‘I am the mind’ or ‘The mind is mine.’”

8) Then those bhikkhus lifted the Venerable Upasena’s body on to the bed and carried it outside.

9) Then the Venerable Upasena’s body was scattered right there just like a handful of chaff.

1) Một thời Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Upasena trú ở Ràjagaha (Vương Xá), rừng Sitavana (Hàn Lâm), tại hang Ðầu Con Rắn (Sappapon-dikapabbàra).

2) Lúc bấy giờ, một con rắn độc rơi trên thân Tôn giả Upasena.

3) Rồi Tôn giả Upasena gọi các Tỷ-kheo:

— Chư Hiền, hãy đến và nhắc cái giường cùng với cái thân này của tôi đưa ra ngoài, trước khi thân này ở đây phân tán như một nắm rơm.

4) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Upasena:

— Nhưng chúng tôi không thấy thân Tôn giả Upasena đổi khác hay các căn bị biến hoại.

5) Nhưng Tôn giả Upasena nói như sau:

— Này chư Hiền, hãy đến và nhắc cái giường cùng với cái thân này của tôi đưa ra ngoài, trước khi thân này ở đây bị phân tán như một nắm rơm…

6) Này Hiền giả Sàriputta, đối với ai nghĩ rằng: “Tôi là con mắt”, hay: “Con mắt là của tôi”… “Tôi là cái lưỡi”, hay: “Cái lưỡi là của tôi”… “Tôi là ý”, hay: “Ý là của tôi”, thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sàriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sàriputta, tôi không nghĩ như sau: “Tôi là con mắt”, hay: “Con mắt là của tôi”… “Tôi là cái lưỡi”, hay: “Cái lưỡi là của tôi”… hay: “Tôi là ý”, hay: “Ý là của tôi”, thời này Hiền giả Sàriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại.

7) Vì rằng trong một thời gian dài, Tôn giả Upasena đã khéo nhổ tận gốc ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, cho nên Tôn giả Upasena không có những tư tưởng như: “Tôi là con mắt”, hay: “Con mắt là của tôi”… hay: “Tôi là cái lưỡi”, hay: “Lưỡi là của tôi”… hay: “Tôi là ý”, hay: “Ý là của tôi”.

8) Rồi các Tỷ-kheo ấy nhắc cái giường cùng với Tôn giả Upasena ra ngoài.

9) Rồi thân của Tôn giả Upasena, ngay tại chỗ ấy phân tán như một nắm rơm.

 

70 (8) Upavāṇa – Upavàna

 

1-3) Then the Venerable Upavāṇa approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘the directly visible Dhamma, the directly visible Dhamma.’ In what way, venerable sir, is the Dhamma directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”

4) “Here, Upavāṇa, having seen a form with the eye, a bhikkhu experiences the form as well as lust for the form. He understands that lust for forms exists internally thus: ‘There is in me lust for forms internally.’ Since that is so, Upavāṇa, the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

5-10) “Further, Upavāṇa, having heard a sound with the ear … having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu experiences the mental phenomenon as well as lust for the mental phenomenon. He understands that lust for mental phenomena exists internally thus: ‘There is in me lust for mental phenomena internally.’ Since that is so, Upavāṇa, the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

11-14) “But here, Upavāṇa, having seen a form with the eye, a bhikkhu experiences the form without experiencing lust for the form. He understands that lust for forms does not exist internally thus: ‘There is in me no lust for forms internally.’ Since that is so, Upavāṇa, the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.

15) “Further, Upavāṇa, having heard a sound with the ear … having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu experiences the mental phenomenon without experiencing lust for the mental phenomenon. He understands that lust for mental phenomena does not exist internally thus: ‘There is in me no lust for mental phenomena internally.’ Since that is so, Upavāṇa, the Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”

1-2) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upavàna bạch Thế Tôn:

— “Thiết thực hiện tại, thiết thực hiện tại (Sanditthika)”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người có trí tự mình giác hiểu?

4) — Ở đây, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc và cảm thọ tham sắc có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: “Tôi có nội tham đối với các sắc”. Cho đến chừng nào sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc và cảm thọ tham sắc, và có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: “Tôi có nội tham đối với các sắc”. Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.

5-6) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng… sau khi mũi ngửi hương…

7-8) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…

9) Lại nữa, này Upavàna, sau khi ý nhận biết pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp và cảm thọ tham pháp, và có nội tham đối với các pháp; vị ấy biết rõ: “Tôi có nội tham đối với các pháp”. Cho đến chừng nào sau khi ý nhận biết pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp và cảm thọ tham pháp, và có nội tham đối với các pháp; vị ấy biết rõ: “Tôi có nội tham đối với các pháp”. Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.

10) Ở đấy, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc, nhưng không cảm thọ tham sắc, và không có nội tham đối với sắc; vị ấy biết rõ: “Tôi không có nội tham đối với sắc”. Cho đến chừng nào, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc, nhưng không cảm thọ tham sắc, và không có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: “Tôi không có nội tham đối với các sắc”. Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.

11-14) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc…

15) Lại nữa, này Upavàna, sau khi ý nhận thức pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp nhưng không cảm thọ tham pháp, và không có nội tham đối với pháp; vị ấy biết rõ: “Tôi không có nội tham đối với pháp”. Cho đến chừng nào, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi ý nhận thức pháp, cảm thọ pháp nhưng không cảm thọ tham pháp, và không có nội tham đối với pháp; vị ấy biết rõ: “Tôi không có nội tham đối với pháp”. Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có trí tự mình giác hiểu.

 

71 (9) The Six Bases for Contact (1) – Sáu Xúc Xứ (1)

 

1-2) “Bhikkhus, if a bhikkhu does not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape, in the case of these six bases for contact, then he has not lived the holy life; he is far away from this Dhamma and Discipline.”

3) When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One:

— “Here, venerable sir, I am lost, for I do not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape, in the case of these six bases for contact.”

4-8) “What do you think, bhikkhu, do you regard the eye thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

— Good, bhikkhu! And here, bhikkhu, you should clearly see the eye as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ This itself is the end of suffering.

9) “Do you regard the ear thus…? Do you regard the mind thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”

— “No, venerable sir.”

— “Good, bhikkhu! And here, bhikkhu, you should clearly see the mind as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ This itself is the end of suffering.”

1-2) — Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.

3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, con đã thất vọng (anassàsim). Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.

4-6) — Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán con mắt: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy con mắt với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”; như vậy là khéo thấy. Ðây là khổ được đoạn tận… tai… mũi…

7-8) … lưỡi… thân…

9) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán ý: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy ý với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”; như vậy là khéo thấy. Ðây là khổ được đoạn tận.

 

72 (10) The Six Bases for Contact (2)

 

1-3) (The first two paragraphs as in the preceding sutta.)

4-6) “What do you think, bhikkhu, do you regard the eye thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self’?”

— “Yes, venerable sir.”

 — “Good, bhikkhu! And here, bhikkhu, you should clearly see the eye as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ Thus, this first base for contact will be abandoned by you for no future renewed existence.

7-8) “Do you regard the ear thus…? Thus, this second base for contact will be abandoned by you for no future renewed existence….

9) “Do you regard the mind thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self’?”

— “Yes, venerable sir.”

— “Good, bhikkhu! And here, bhikkhu, you should clearly see the mind as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ Thus, this sixth base for contact will be abandoned by you for no future renewed existence.”

1-2) — Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.

3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, con thất vọng. Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.

4-6) — Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán con mắt: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy con mắt với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Như vậy là khéo thấy; như vậy xúc xứ thứ nhứt này sẽ được Ông đoạn tận, không còn tái sanh nữa trong tương lai… tai… mũi…

7-8)… lưỡi… thân…

9) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán ý: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”?

— Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy ý với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”; như vậy là khéo thấy. Như vậy xúc xứ thứ sáu này sẽ được Ông đoạn tận, không còn tái sanh nữa trong tương lai.

 

73 (11) The Six Bases for Contact (3) – Sáu Xúc Xứ (3) 

 

1-3) (The first two paragraphs as in §71.)

4) “What do you think, bhikkhu, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

5-9) “Is the ear … the mind permanent or impermanent?” “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” – “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

10) “Seeing thus, bhikkhu, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye … revulsion towards the mind. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1-2) — Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.

3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, con thất vọng. Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.

4-6) — Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

5-8) — Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Thấy vậy, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

III. SICK – Phẩm Bệnh

 

74 (1) Sick (1) – Bệnh (1)

 

1) At Sāvatthī…

2-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, in such and such a dwelling there is a certain newly ordained bhikkhu, not well known, who is sick, afflicted, gravely ill. It would be good, venerable sir, if the Blessed One would approach that bhikkhu out of compassion.”

4) Then, when the Blessed One heard the words “newly ordained” and “sick,” and understood that he was not a well-known bhikkhu, he went to him.

5) That bhikkhu saw the Blessed One coming in the distance and stirred on his bed.

6) The Blessed One said to him:

— “Enough, bhikkhu, do not stir on your bed. There are these seats ready, I will sit down there.”

7) The Blessed One then sat down on the appointed seat and said to that bhikkhu:

— “I hope you are bearing up, bhikkhu, I hope you are getting better. I hope that your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be discerned.”

— “Venerable sir, I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned.”

8) — “I hope then, bhikkhu, that you are not troubled by remorse and regret.”

— “Indeed, venerable sir, I have quite a lot of remorse and regret.”

9) “I hope, bhikkhu, that you have nothing for which to reproach yourself in regard to virtue.”

— “I have nothing, venerable sir, for which to reproach myself in regard to virtue.”

10) “Then, bhikkhu, if you have nothing for which to reproach yourself in regard to virtue, why are you troubled by remorse and regret?”

— “I understand, venerable sir, that it is not for the sake of purification of virtue that the Dhamma has been taught by the Blessed One.”

11) “If, bhikkhu, you understand that the Dhamma has not been taught by me for the sake of purification of virtue, then for what purpose do you understand the Dhamma to have been taught by me?”

— “Venerable sir, I understand the Dhamma to have been taught by the Blessed One for the sake of the fading away of lust.”

12) — “Good, good, bhikkhu! It is good that you understand the Dhamma to have been taught by me for the sake of the fading away of lust. For the Dhamma is taught by me for the sake of the fading away of lust.

13) “What do you think, bhikkhu, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” … “Is the ear … the mind permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” – “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

14) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

15) This is what the Blessed One said. Elated, that bhikkhu delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, there arose in that bhikkhu the dust-free, stainless vision of the Dhamma: “Whatever is subject to origination is all subject to cessation.”

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Trong tịnh xá của chúng con, bạch Thế Tôn, có một tân Tỷ-kheo ít người biết đến, bị bệnh hoạn, đau đớn, bị trọng bệnh. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến Tỷ-kheo ấy vì lòng từ mẫn.

4) Rồi Thế Tôn sau khi nghe tiếng “Mới”, nghe tiếng “Bệnh”, khi biết được: “Tỷ-kheo ấy ít được người biết đến” liền đi đến Tỷ-kheo ấy.

5) Tỷ-kheo ấy thấy đức Phật từ xa đi đến, sau khi thấy, liền gượng dậy trên giường.

6) Thế Tôn liền nói với Tỷ-kheo ấy:

— Thôi! Này Tỷ-kheo, Ông chớ có gượng dậy trên giường. Có những chỗ ngồi đã soạn sẵn, tại đấy Ta sẽ ngồi.

Rồi Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn.

7) Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo ấy:

— Này Tỷ-kheo, Ông có kham nhẫn được không? Ông có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không phải tăng trưởng?

— Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, không thể chịu đựng. Mãnh liệt là khổ thọ con cảm giác! Chúng tăng trưởng, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không phải giảm thiểu.

8) — Này Tỷ-kheo, mong rằng Ông không có gì nghi ngờ, không có gì hối hận.

— Bạch Thế Tôn, chắc chắn con không có gì nghi ngờ, không có gì hối hận.

9) — Nhưng đối với giới của mình, Ông có gì tự khiển trách không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Này Tỷ-kheo, nếu đối với giới của mình Ông không có gì để khiển trách, thời này Tỷ-kheo, Ông thế nào cũng có nghi ngờ đối với vấn đề gì, cũng có hối hận gì.

— Bạch Thế Tôn, con không hiểu pháp Thế Tôn dạy về mục đích thanh tịnh trì giới.

11) — Này Tỷ-kheo, nếu Ông không hiểu pháp Ta dạy về mục đích thanh tịnh trì giới, thời này Tỷ-kheo, Ông hiểu pháp Ta dạy như thế nào?

— Bạch Thế Tôn, con hiểu pháp do Thế Tôn dạy là tham và đoạn tham.

12) — Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Ông hiểu pháp Ta dạy là tham và đoạn tham. Với mục đích tham và đoạn tham, này Tỷ-kheo, là pháp Ta dạy.

13) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn…

— Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

14) — Thấy vậy, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

15) Thế Tôn thuyết như vậy, Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và trong khi lời dạy này được nói lên, Tỷ-kheo ấy khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: “Phàm cái gì sanh khởi, tất cả đều chịu sự đoạn diệt”.

 

75 (2) Sick (2) – Bệnh (2)

 

1-10) (As above down to:)

11) “If, bhikkhu you understand that the Dhamma has not been taught by me for the sake of purification of virtue, then for what purpose do you understand the Dhamma to have been taught by me?”

— “Venerable sir, I understand the Dhamma to have been taught by the Blessed One for the sake of final Nibbāna without clinging.” 

12) — “Good, good, bhikkhu! It is good that you understand the Dhamma to have been taught by me for the sake of final Nibbāna without clinging. For the Dhamma is taught by me for the sake of final Nibbāna without clinging.

13-14) “What do you think, bhikkhu, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.”… “Is the ear … the nose … the tongue … the body … the mind … mind-consciousness … mind-contact … whatever feeling arises with mind-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant— permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

15) This is what the Blessed One said. Elated, that bhikkhu delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, that bhikkhu’s mind was liberated from the taints by nonclinging.

1-10) (Hoàn toàn giống như kinh trước).

11) — Này Tỷ-kheo, nếu Ông không hiểu pháp Ta dạy về mục đích thanh tịnh trì giới, thời này Tỷ-kheo, Ông hiểu pháp Ta dạy như thế nào?

— Bạch Thế Tôn, con hiểu pháp Thế Tôn dạy là với mục đích tịch tịnh hoàn toàn, không chấp thủ.

12) — Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Ông hiểu pháp Ta dạy là với mục đích tịch tịnh hoàn toàn, không có chấp thủ.

13-14) (Như kinh trước)

15) Thế Tôn thuyết như vậy. Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tán thán lời Thế Tôn dạy. Và trong khi lời dạy này được nói lên, tâm Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

76 (3) Rādha (1) – Ràdha (1)

 

1-3) Then the Venerable Rādha approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4-10) — “Rādha, you should abandon desire for whatever is impermanent. And what is impermanent? The eye is impermanent; you should abandon desire for it. Forms are impermanent … Eye-consciousness is impermanent … Eye-contact is impermanent … Whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is impermanent; you should abandon desire for it. “The ear … The mind is impermanent … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is impermanent; you should abandon desire for it.

11) Rādha, you should abandon desire for whatever is impermanent.”

1-2) Rồi Tôn giả Ràdha…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4) — Cái gì vô thường, này Ràdha, ở đây Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

5-7) Và này Ràdha, cái gì là vô thường? Mắt, này Ràdha, là vô thường, ở đây Ông cần phải đoạn tận lòng dục. Các sắc là vô thường… Nhãn thức là vô thường… Nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. Ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục… Tai… Mũi…

8-9) … Lưỡi… Thân…

10) Ý là vô thường, ở đây Ông cần phải đoạn tận lòng dục. Các pháp… Ý thức… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. Ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

11) Phàm cái gì là vô thường, này Ràdha, ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục

 

77 (4) Rādha (2) – Ràdha (2)

 

… “Rādha, you should abandon desire for whatever is suffering.” …

1-4) — Phàm cái gì là khổ, này Ràdha, ở đây Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

5-10) Và này Ràdha, cái gì là khổ? Mắt, này Ràdha, là khổ; ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục. Các pháp… Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

11) Phàm cái gì là khổ, này Ràdha, ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

 

78 (5) Rādha (3)

 

1-11) … “Rādha, you should abandon desire for whatever is nonself.” …

1-4) — Phàm cái gì là vô ngã, này Ràdha, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

5-9) Và này Ràdha, cái gì là vô ngã? Mắt, này Ràdha, là vô ngã; ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục. Các sắc… Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên ý xúc…

10) Ý là vô ngã… Các pháp… Ý thức… Ý xúc… Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô ngã. Ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

11) Phàm cái gì là vô ngã, này Ràdha, ở đây, Ông cần phải đoạn tận lòng dục.

 

79 (6) Abandoning Ignorance (1) – Vô Minh (1) 

 

1-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:

–“Venerable sir, is there one thing through the abandoning of which ignorance is abandoned by a bhikkhu and true knowledge arises?”

— “There is one thing, bhikkhu, through the abandoning of which ignorance is abandoned by a bhikkhu and true knowledge arises.”

4) — “And what is that one thing, venerable sir?”

— “Ignorance, bhikkhu, is that one thing through the abandoning of which ignorance is abandoned by a bhikkhu and true knowledge arises.”

5) “But, venerable sir, how should a bhikkhu know, how should he see, for ignorance to be abandoned by him and true knowledge to arise?”

6-11) — “Bhikkhu, when a bhikkhu knows and sees the eye as impermanent, ignorance is abandoned by him and true knowledge arises. When he knows and sees forms as impermanent … When he knows and sees as impermanent whatever feeling arises with mind-contact as condition … ignorance is abandoned by him and true knowledge arises.

12) “When, bhikkhu, a bhikkhu knows and sees thus, ignorance is abandoned by him and true knowledge arises.”

1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Có một pháp gì, bạch Thế Tôn, nếu Tỷ-kheo đoạn tận pháp ấy, thời vô minh được đoạn tận và minh sanh khởi?

— Có một pháp, này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận pháp ấy, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi.

4) — Một pháp ấy là gì, bạch Thế Tôn, nếu Tỷ-kheo đoạn tận pháp ấy, vô minh được đoạn tận và minh sanh khởi?

— Vô minh, này Tỷ-kheo, là một pháp, nếu Tỷ-kheo đoạn tận pháp ấy, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi.

5) — Tỷ-kheo biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi?

6) — Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết mắt, thấy mắt là vô thường nên vô minh đoạn tận, minh sanh khởi… tai… mũi…

7-11) … lưỡi… thân… ý…

12) Này Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo biết như vậy, thấy như vậy nên vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

 

80 (7) Abandoning Ignorance (2) – Vô Minh (2)

 

1-5) (As above down to:)

“But, venerable sir, how should a bhikkhu know, how should he see, for ignorance to be abandoned by him and true knowledge to arise?”

6) “Here, bhikkhu, a bhikkhu has heard, ‘Nothing is worth adhering to.’ When a bhikkhu has heard, ‘Nothing is worth adhering to,’ he directly knows everything. Having directly known everything, he fully understands everything. Having fully understood everything, he sees all signs differently. He sees the eye differently, he sees forms differently … whatever feeling arises with mindcontact as condition … that too he sees differently.

7) “When, bhikkhu, a bhikkhu knows and sees thus, ignorance is abandoned by him and true knowledge arises.”

1-5) (Như kinh trước)

6) — Ở đây, này Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có nghe: “Các pháp không nên thiên chấp”. Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy nghe như sau: “Tất cả các pháp không nên thiên chấp”, vị ấy thắng tri tất cả các pháp. Do liễu tri tất cả pháp nên thấy tất cả tướng có thể thay đổi… Vị ấy thấy con mắt có thể thay đổi… các sắc… nhãn thức… nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy thấy cảm thọ ấy có thể thay đổi.

7) Này Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo biết vậy, thấy vậy nên vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

 

81 (8) A Number of Bhikkhus – Tỷ Kheo

 

1-2) Then a number of bhikkhus approached the Blessed One … and said to him: — “Here, venerable sir, wanderers of other sects ask us: ‘For what purpose, friends, is the holy life lived under the ascetic Gotama?’ When we are asked thus, venerable sir, we answer those wanderers thus: ‘It is, friends, for the full understanding of suffering that the holy life is lived under the Blessed One.’ We hope, venerable sir, that when we answer thus we state what has been said by the Blessed One and do not misrepresent him with what is contrary to fact; that we explain in accordance with the Dhamma, and that no reasonable consequence of our assertion gives ground for criticism.”

4) — “For sure, bhikkhus, when you answer thus you state what has been said by me and do not misrepresent me with what is contrary to fact; you explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of your assertion gives ground for criticism. For, bhikkhus, it is for the full understanding of suffering that the holy life is lived under me.

5) “But, bhikkhus, if wanderers of other sects ask you: ‘What, friends, is that suffering for the full understanding of which the holy life is lived under the ascetic Gotama?’—being asked thus, you should answer them thus:

6-11) ‘The eye, friends, is suffering: it is for the full understanding of this that the holy life is lived under the Blessed One. Forms are suffering … Whatever feeling arises with eye-contact as condition … that too is suffering … The mind is suffering … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is suffering: it is for the full understanding of this that the holy life is lived under the Blessed One. This, friends, is that suffering for the full understanding of which the holy life is lived under the Blessed One.’

12) “Being asked thus, bhikkhus, you should answer those wanderers of other sects in such a way.”

1-2) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, có những du sĩ ngoại đạo hỏi chúng con: “Do mục đích gì, này các Hiền giả, các người sống Phạm hạnh dưới Sa-môn Gotama?” Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, chúng con trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy: “Vì mục đích liễu tri đau khổ, này chư Hiền, chúng tôi sống Phạm hạnh dưới Sa-môn Gotama”. Ðược hỏi vậy và được trả lời vậy, bạch Thế Tôn, có phải chúng con đã nói lên quan điểm của Thế Tôn? Và có phải chúng con không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thực? Có phải chúng con trả lời thuận pháp và đúng pháp? Và ai là người đồng pháp nói đúng pháp không tìm được lý do để chỉ trích?

4) — Thật vậy, này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy và được trả lời vậy, các Ông đã nói lên quan điểm của Ta. Và các Ông không xuyên tạc Ta với điều không thực. Các Ông trả lời thuận pháp và đúng pháp. Và không có người đồng pháp nói đúng pháp nào tìm được lý do để chỉ trích. Với mục đích liễu tri đau khổ, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống dưới Ta.

5) Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi các Ông như sau: “Này Hiền giả, thế nào là vì mục đích liễu tri đau khổ ấy, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông có thể trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:

6-11) “Mắt, này chư Hiền, là khổ. Vì liễu tri như vậy, Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Các sắc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vì liễu tri cảm thọ ấy là khổ, nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn… Ý là khổ, vì liễu tri như vậy, Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vì liễu tri cảm thọ ấy là khổ, nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Ðây, này chư Hiền, là khổ ấy. Vì liễu tri khổ ấy, Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn”.

12) Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông có thể trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

 

82 (9) The World – Thế Giới 

 

1-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him:

4-6) — “Venerable sir, it is said, ‘the world, the world.’ In what way, venerable sir, is it said ‘the world’?”

7-15) “It is disintegrating, bhikkhu, therefore it is called the world. And what is disintegrating? The eye, bhikkhu, is disintegrating, forms are disintegrating, eyeconsciousness is disintegrating, eye-contact is disintegrating, and whatever feeling arises with eyecontact as condition … that too is disintegrating. The ear is disintegrating … The mind is disintegrating … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is disintegrating. It is disintegrating, bhikkhu, therefore it is called the world.”

 

83 (10) Phagguna – Phagguna

 

1-3) Then the Venerable Phagguna approached the Blessed One … and said to him:

4-9) — “Venerable sir, is there any eye by means of which one describing the Buddhas of the past could describe them—those who have attained final Nibbāna, cut through proliferation, cut through the rut, exhausted the round, and transcended all suffering? Is there any ear by way of which one describing the Buddhas of the past could describe them? … Is there any mind by way of which one describing the Buddhas of the past could describe them—those who have attained final Nibbāna, cut through proliferation, cut through the rut, exhausted the round, and transcended all suffering?”

10-14) “There is no eye, Phagguna, by means of which one describing the Buddhas of the past could describe them —those who have attained final Nibbāna, cut through proliferation, cut through the rut, exhausted the round, and transcended all suffering. There is no ear by means of which one describing the Buddhas of the past could describe them…. 

15) There is no mind by means of which one describing the Buddhas of the past could describe them—those who have attained final Nibbāna, cut through proliferation, cut through the rut, exhausted the round, and transcended all suffering.”

1-2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Phagguna bạch Thế Tôn:

4-6) — Có con mắt nào, bạch Thế Tôn, do con mắt ấy, có thể biết và tuyên bố về chư Phật quá khứ đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các hành tung khát ái, đã chấm dứt luân hồi, đã vượt qua mọi khổ đau?… tai… mũi…

7-8) … lưỡi… thân…

9) Có ý nào, bạch Thế Tôn, do ý ấy, có thể biết và tuyên bố về chư Phật quá khứ đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các hành tung khát ái, đã chấm dứt luân hồi, đã vượt qua mọi khổ đau?

10-12) — Không có con mắt nào, này Phagguna, do con mắt ấy, có thể biết và tuyên bố về chư Phật quá khứ đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các hành tung khát ái, đã chấm dứt luân hồi, đã vượt mọi khổ đau… tai… mũi…

13-14) … Không có lưỡi… Không có thân…

15) Không có ý nào, này Phagguna, do ý ấy, có thể biết và tuyên bố về chư Phật quá khứ đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các hành tung khát ái, đã chấm dứt luân hồi, đã vượt qua mọi khổ đau.

 

IV. CHANNA – Phẩm Channa

 

84 (1) Subject to Disintegration – Biến Hoại (Paloka)

 

1-3) At Sāvatthī. Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it is said, ‘the world, the world.’ In what way, venerable sir, is it said ‘the world’?”

4) — “Whatever is subject to disintegration, Ānanda, is called the world in the Noble One’s Discipline. And what is subject to disintegration?

5-9) The eye, Ānanda, is subject to disintegration, forms … eye-consciousness … eye-contact … whatever feeling arises with eye-contact as condition … that too is subject to disintegration. The ear is subject to disintegration …

10) The mind is subject to disintegration … Whatever feeling arises with mindcontact as condition … that too is subject to disintegration. Whatever is subject to disintegration,

11) Ānanda, is called the world in the Noble One’s Discipline.”

1-2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— “Thế giới, thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là thế giới?

4) — Cái gì chịu sự biến hoại (palokadhamma), này Ananda, đây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này Ananda, cái gì chịu sự biến hoại?

5-7) Mắt, này Ananda, chịu sự biến hoại. Các sắc chịu sự biến hoại. Nhãn thức chịu sự biến hoại. Nhãn xúc chịu sự biến hoại. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến hoại… Tai… Mũi…

8-9)… Lưỡi… Thân…

10) Ý chịu sự biến hoại. Các pháp chịu sự biến hoại. Ý thức chịu sự biến hoại. Ý xúc chịu sự biến hoại. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến hoại.

11) Cái gì chịu sự biến hoại, này Ananda, cái ấy gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh.

 

85 (2) Empty Is the World – Trống Không

 

1-3) Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One … and said to him: — “Venerable sir, it is said, ‘Empty is the world, empty is the world.’ In what way, venerable sir, is it said, ‘Empty is the world’?”

4) — “It is, Ānanda, because it is empty of self and of what belongs to self that it is said, ‘Empty is the world.’ And what is empty of self and of what belongs to self?

5-10) The eye, Ānanda, is empty of self and of what belongs to self. Forms are empty of self and of what belongs to self. Eye-consciousness is empty of self and of what belongs to self. Eye-contact is empty of self and of what belongs to self…. Whatever feeling arises with mind-contact as condition—whether pleasant or painful or neitherpainful-nor-pleasant—that too is empty of self and of what belongs to self.

11) “It is, Ānanda, because it is empty of self and of what belongs to self that it is said, ‘Empty is the world.’”

1-3) Rồi Tôn giả Ananda… bạch Thế Tôn:

— “Trống không là thế giới, trống không là thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?

4) — Vì rằng, này Ananda, thế giới là không tự ngã, và không thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là trống không. Và cái gì, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã?

5-6) Mắt, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã. Các sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.

11) Và vì rằng, này Ananda, không có tự ngã, hay không thuộc tự ngã nên được gọi trống không là thế giới này.

 

86 (3) The Dhamma in Brief – Vắn Tắt

 

1-3) Sitting to one side, the Venerable Ānanda said to the Blessed One:

–“Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4-6) “What do you think, Ānanda, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.”

7-10) (Complete as in §32, down to “there is no more for this state of being.”)

1-3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda… bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-6) — Ông nghĩ thế nào, này Ananda, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Các sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— … Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn… Tai… Mũi…

7-9) … Lưỡi… Thân… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Thấy vậy, này Ananda, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

87 (4) Channa – Channa 

 

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2-3) Now on that occasion the Venerable Sāriputta, the Venerable Mahācunda, and the Venerable Channa were dwelling on Mount Vulture Peak, and the Venerable Channa was sick, afflicted, gravely ill.

4) Then, in the evening, the Venerable Sāriputta emerged from seclusion, approached the Venerable Mahācunda, and said to him:

— “Come, friend Cunda, let us approach the Venerable Channa and ask about his illness.” 

— “Yes, friend,” the Venerable Mahācunda replied.

5) Then the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahācunda approached the Venerable Channa and exchanged greetings with him, after which they sat down in the appointed seats.

6-7) The Venerable Sāriputta then said to the Venerable Channa:

— “I hope you are bearing up, friend Channa, I hope you are getting better. I hope that your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is to be discerned.”

— “Friend Sāriputta, I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned.

1) Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Mahà Cunda và Tôn giả Channa trú ở núi Gijjhakù.

3) Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

4) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Cunda; sau khi đến nói với Tôn giả Mahà Cunda:

— Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm về bệnh hoạn.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Mahà Cunda vâng đáp Tôn giả Sàriputta.

5) Rồi Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Cunda đi đến Tôn giả Channa, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

6-7) Sau khi ngồi, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Channa:

— Này Hiền giả Channa, Hiền giả có kham nhẫn được chăng? Có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không phải tăng trưởng?

— Thưa Hiền giả Sàriputta tôi không có thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng. Mãnh liệt là các khổ thọ tôi cảm giác! Chúng tăng trưởng, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không phải giảm thiểu.

 

8) Just as if a strong man were to split my head open with a sharp sword, so too violent winds cut through my head. I am not bearing up….

9) Just as if a strong man were to tighten a tough leather strap around my head as a headband, so too there are violent pains in my head. I am not bearing up…. 10) Just as if a skilled butcher or his apprentice were to carve up an ox’s belly with a sharp butcher’s knife, so too violent winds are carving up my belly. I am not bearing up….

11-13) Just as if two strong men were to seize a weaker man by both arms and roast him over a pit of hot coals, so too there is a violent burning in my body. I am not bearing up, I am not getting better. Strong painful feelings are increasing in me, not subsiding, and their increase, not their subsiding, is to be discerned. I will use the knife, friend Sāriputta, I have no desire to live.” 

“Let the Venerable Channa not use the knife. Let the Venerable Channa live. We want the Venerable Channa to live.

14) If the Venerable Channa lacks suitable food, I will go in search of suitable food for him; if he lacks suitable medicine, I will go in search of suitable medicine for him; if he lacks a proper attendant, I will attend on him. Let the Venerable Channa not use the knife. Let the Venerable Channa live. We want the Venerable Channa to live.”

“Friend Sāriputta, it is not that I lack suitable food; I have suitable food. It is not that I lack suitable medicine; I have suitable medicine. It is not that I lack proper attendants; I have proper attendants. Moreover, friend, for a long time the Teacher has been served by me in an agreeable way, not in a disagreeable way; for it is proper for a disciple to serve the Teacher in an agreeable way, not in a disagreeable way. Remember this, friend Sāriputta: the bhikkhu Channa will use the knife blamelessly.”

8) Này Hiền giả, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc. Cũng vậy, này Hiền giả, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu tôi. Thưa Hiền giả, tôi không có thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng… không phải giảm thiểu.

9) Này Hiền giả, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết mạnh. Cũng vậy, này Hiền giả, tôi cảm thấy đau đầu một cách kinh khủng. Này Hiền giả, tôi không thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng… không phải giảm thiểu.

10) Này Hiền giả, ví như một người đồ tể thiện xảo hay một đệ tử người đồ tể mổ bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén. Cũng vậy, này Hiền giả, những ngọn gió kinh khủng cắt mổ bụng của tôi. Thưa Hiền giả, tôi không có thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng… không phải giảm thiểu.

11) Này Hiền giả, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm một người yếu hơn với những cánh tay của mình, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Hiền giả, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân tôi. Này Hiền giả, tôi không có thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng. Mãnh liệt là các khổ thọ tôi cảm giác! Chúng tăng trưởng, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không phải giảm thiểu.

12) Thưa Hiền giả Sàriputta, tôi sẽ đem lại con dao. Tôi không muốn sống nữa.

13) — Tôn giả Channa, chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa, hãy chịu đựng! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa chịu đựng. Nếu Tôn giả Channa không có các món ăn, không có các dược phẩm thích hợp, thời tôi sẽ tìm các dược phẩm thích hợp cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có người hầu hạ thích ứng, thời tôi sẽ hầu hạ Tôn giả Channa. Tôn giả Channa chớ có đem lại con dao. Tôn giả Channa hãy chịu đựng. Chúng tôi muốn Tôn giả Channa chịu đựng.

14) — Thưa Hiền giả Sàriputta, không phải tôi không có các món ăn thích hợp, tôi có các món ăn thích hợp. Không phải tôi không có các dược phẩm thích hợp, tôi có các dược phẩm thích hợp. Không phải tôi không có những người hầu hạ thích ứng, tôi có những người hầu hạ thích ứng. Ðã lâu ngày tôi hầu hạ bậc Ðạo Sư với tâm thích thú, không phải không thích thú. Ðây, thưa Hiền giả, là xứng đáng với người đệ tử. Vì rằng đã hầu hạ bậc Ðạo Sư với tâm thích thú, không phải không thích thú. Không có phạm tội, nếu Tỷ-kheo Channa đem lại con dao. Này Hiền giả Sàriputta, Hiền giả hãy thọ trì như vậy.

 

15) “We would ask the Venerable Channa about a certain point, if he would grant us the favour of answering our question.”

— “Ask, friend Sāriputta. When I have heard I shall know.”

16) — “Friend Channa, do you regard the eye, eyeconsciousness, and things cognizable with eyeconsciousness thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’? Do you regard the ear, ear-consciousness, and things cognizable with ear-consciousness thus…? Do you regard the mind, mind-consciousness, and things cognizable with mind-consciousness thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?

17) “Friend Sāriputta, I regard the eye, eyeconsciousness, and things cognizable with eyeconsciousness thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ I regard the ear, ear-consciousness, and things cognizable with ear-consciousness thus…I regard the mind, mind-consciousness, and things cognizable with mind-consciousness thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’”

18) “Friend Channa, what have you seen and directly known in the eye, in eye-consciousness, and in things cognizable with eye-consciousness, that you regard them thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self’? What have you seen and directly known in the ear … in the mind, in mind-consciousness, and in things cognizable with mind-consciousness, that you regard them thus:

‘This is not mine, this I am not, this is not my self’?”

19) — “Friend Sāriputta, it is because I have seen and directly known cessation in the eye, in eyeconsciousness, and in things cognizable with eyeconsciousness, that I regard them thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ It is because I have seen and directly known cessation in the ear … in the mind, in mind-consciousness, and in things cognizable with mind-consciousness, that I regard them thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’”

15) — Chúng tôi sẽ hỏi Tôn giả Channa một câu, nếu Tôn giả Channa kham nhẫn được hỏi và trả lời.

— Hãy hỏi đi, Hiền giả Sàriputta, sau khi nghe, chúng ta sẽ biết.

16) — Này Hiền giả Channa, mắt, nhãn thức, những pháp do nhãn thức nhận biết, Hiền giả có quán: ” Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Này Hiền giả Channa, ý, ý thức, các pháp do ý thức nhận biết, Hiền giả có quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

17) — Này Hiền giả Sàriputta, mắt, nhãn thức, các pháp do nhãn thức nhận biết, tôi quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

18) — Này Hiền giả Channa, trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp do nhãn thức nhận biết, do thấy gì, do thắng tri gì mà Hiền giả quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?

19) — Thưa Hiền giả Sàriputta, trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp do nhãn thức nhận biết, sau khi thấy đoạn diệt, sau khi thắng tri đoạn diệt, tôi quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Trong tai… Trong mũi… Trong lưỡi… Trong thân.. Thưa Hiền giả… Trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý thức nhận biết, sau khi thấy đoạn diệt, sau khi thắng tri đoạn diệt, tôi quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

20) Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahà Cunda nói với Tôn giả Channa:

— Hiền giả Channa, Hiền giả cần phải luôn luôn chú ý đến lời dạy này của Thế Tôn: “Ai còn tham luyến, thời có dao động; ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an, thời không thiên chấp. Ai không thiên chấp (nati), thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này, đời sau, không có giữa hai đời. Ðây là sự đoạn tận đau khổ”.

 

20) When this was said, the Venerable Mahācunda said to the Venerable Channa:

— “Therefore, friend Channa, this teaching of the Blessed One is to be constantly given close attention: ‘For one who is dependent there is wavering; for one who is independent there is no wavering. When there is no wavering, there is tranquillity; when there is tranquillity, there is no inclination; when there is no inclination, there is no coming and going; when there is no coming and going, there is no passing away and being reborn; when there is no passing away and being reborn, there is neither here nor beyond nor in between the two. This itself is the end of suffering.’”

20) Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahà Cunda nói với Tôn giả Channa:

— Hiền giả Channa, Hiền giả cần phải luôn luôn chú ý đến lời dạy này của Thế Tôn: “Ai còn tham luyến, thời có dao động; ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an, thời không thiên chấp. Ai không thiên chấp (nati), thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này, đời sau, không có giữa hai đời. Ðây là sự đoạn tận đau khổ”.

 

21) Then, when the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahācunda had given the Venerable Channa this exhortation, they rose from their seats and departed.

22) Then, soon after they had left, the Venerable Channa used the knife.

23-24) Then the Venerable Sāriputta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

— “Venerable sir, the Venerable Channa has used the knife. What is his destination, what is his future bourn?”

— “Sāriputta, didn’t the bhikkhu Channa declare his blameless-ness right in your presence?”

25) “Venerable sir, there is a Vajjian village named Pubbavijjhana. There the Venerable Channa had friendly families, intimate families, hospitable families.”

26) “The Venerable Channa did indeed have these friendly families, Sāriputta, intimate families, hospitable families; but I do not [60] say that to this extent one is blameworthy. Sāriputta, when one lays down this body and takes up another body, then I say one is blameworthy. This did not happen in the case of the bhikkhu Channa. The bhikkhu Channa used the knife blamelessly. Thus, Sāriputta, should you remember it.”

21) Rồi Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Cunda, sau khi giáo giới Tôn giả Channa với lời giáo giới này, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi.

22) Tôn giả Channa, sau khi hai vị Tôn giả ấy đi không bao lâu, liền đem lại con dao.

23) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

24) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đã đem lại con dao. Sanh thú của vị ấy là gì? Ðời sau vị ấy sẽ như thế nào?

— Có phải trước mặt Ông, này Sàriputta, Tỷ-kheo Channa đã tuyên bố là không phạm tội?

25) — Thưa có, bạch Thế Tôn. Có một làng của dân tộc Vajji tên là Pubbavijjhamam; tại đấy, có những gia đình thân hữu, có những gia đình thân thích với Tôn giả Channa, chính những gia đình ấy mới có lỗi.

26) — Này Sàriputta, những gia đình thân hữu và những gia đình thân thích ấy của Tôn giả Channa là những gia đình có lỗi. Tuy vậy, này Sàriputta, với sự việc như vậy, Ta không nói Channa là có lỗi. Này Sàriputta, ai bỏ thân này và chấp thủ thân khác; người ấy, Ta nói là có lỗi. Nhưng Tỷ-kheo Channa thời không vậy. Tỷ-kheo Channa không có tội lỗi khi đem lại con dao. Này Sàriputtra, Ông cần phải thọ trì như vậy.

 

88 (5) Puṇṇa – Punna

 

1-3) Then the Venerable Puṇṇa approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4) — “Puṇṇa, there are forms cognizable by the eye that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, delight arises in him. With the arising of delight, Puṇṇa, there is the arising of suffering, I say. There are, Puṇṇa, sounds cognizable by the ear … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu seeks delight in them, welcomes them, and remains holding to them, delight arises in him. With the arising of delight, Puṇṇa, there is the arising of suffering, I say.

5) “Puṇṇa, there are forms cognizable by the eye … mental phenomena cognizable by the mind that are desirable, lovely, agreeable, pleasing, sensually enticing, tantalizing. If a bhikkhu does not seek delight in them, does not welcome them, and does not remain holding to them, delight ceases in him. With the cessation of delight, Puṇṇa, there is the cessation of suffering, I say.

1-2) Rồi Tôn giả Punna đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4) — Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, an trú luyến trước; do vị ấy hoan hỷ sắc ấy, tán dương, an trú luyến trước, hỷ (nandì) sanh. Này Punna, Ta nói rằng: “Do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi”. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức.. Có những xúc do thân nhận thức… Này Punna, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, an trú luyến trước; do vị ấy hoan hỷ pháp ấy, tán dương, an trú luyến trước nên hỷ sanh. Này Punna, Ta nói rằng: “Do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi”.

5) Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không an trú luyến trước; do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không an trú luyến trước nên hỷ đoạn diệt. Này Punna, Ta nói rằng: “Do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt”… Này Punna, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không an trú luyến trước; do vị ấy không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không an trú luyến trước nên hỷ đoạn diệt. Này Punna, Ta nói rằng: “Do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt”.

 

6) “Now that you have received this brief exhortation from me, Puṇṇa, in which country will you dwell?”

— “There is, venerable sir, a country named Sunāparanta. I will dwell there.” 

7) “Puṇṇa, the people of Sunāparanta are wild and rough. If they abuse and revile you, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta abuse and revile me, then I will think: ‘These people of Sunāparanta are excellent, truly excellent, in that they do not give me a blow with the fist.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.”

8) “But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with the fist, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta give me a blow with the fist, then I will think: ‘These people of Sunāparanta are excellent, truly excellent, in that they do not give me a blow with a clod.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.” 

9) “But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with a clod, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta give me a blow with a clod, then I will think: ‘These people of Sunāparanta are excellent, truly excellent, in that they do not give me a blow with a rod.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.”

10) “But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with a rod, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta give me a blow with a rod, then I will think: ‘These people of Sunāparanta are excellent, truly excellent, in that they do not stab me with a knife.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.” 

6) Này Punna, sau khi được nghe giáo giới với lời giáo giới vắn tắt này của Ta, Ông sẽ trú tại quốc độ nào?

— Bạch Thế Tôn, có một quốc độ tên là Sunàparanta, tại đấy con sẽ ở.

7) — Thô bạo, này Punna, là người xứ Sunàparanta. Ðộc ác, này Punna, là người xứ Sunàparanta. Nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, chửi bới, nhiếc mắng Ông, thời này Punna, ở đây, Ông nghĩ thế nào?

— Nếu người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, chửi bới, nhiếc mắng con, ở đây, con sẽ nghĩ: “Thật là hiền thiện, người xứ Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không lấy tay đánh đập ta”. Như vậy, ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Như vậy, ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

8) — Nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đánh đập Ông bằng tay, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ thế nào?

— Nếu người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con bằng tay, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: “Thật là hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không đánh đập ta bằng cục đất”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

9) — Nhưng nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, đánh đập Ông bằng cục đất, thời ở đây, này Punna, Ông nghĩ thế nào?

— Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con bằng cục đất, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: “Thật là hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không đánh đập ta bằng gậy”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

10) — Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đánh đập Ông với gậy, thời ở đây, này Punna, Ông nghĩ thế nào?

— Nếu những người xứ Sunàparanta này, bạch Thế Tôn, sẽ đánh đập con với gậy, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: “Thật là hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không đánh đập ta bằng kiếm”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

 

11) “But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do stab you with a knife, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta stab me with a knife, then I will think: ‘These people of Sunāparanta are excellent, truly excellent, in that they do not take my life with a sharp knife.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.” 

12) “But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do take your life with a sharp knife, what will you think about that?”

— “Venerable sir, if the people of Sunāparanta take my life with a sharp knife, then I will think: ‘There have been disciples of the Blessed One who, being repelled, humiliated, and disgusted by the body and by life, sought for an assailant.59 But I have come upon this assailant even without a search.’ Then I will think thus, Blessed One; then I will think thus, Fortunate One.” 

13) — “Good, good, Puṇṇa! Endowed with such self-control and peacefulness, you will be able to dwell in the Sunāparanta country. Now, Puṇṇa, you may go at your own convenience.”

14) Then, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, the Venerable Puṇṇa rose from his seat, paid homage to the Blessed One, and departed, keeping him on his right. He then set his lodging in order, took his bowl and outer robe, and set out to wander towards the Sunāparanta country. 15) Wandering by stages, he eventually arrived in the Sunāparanta country, where he dwelt. Then, during that rains, the Venerable Puṇṇa established five hundred male lay followers and five hundred female lay followers in the practice, and he himself, during that same rains, realized the three true knowledges. And during that same rains he attained final Nibbāna.

16-17) Then a number of bhikkhus approached the Blessed One … and said to him:

— “Venerable sir, the clansman named Puṇṇa, who was given a brief exhortation by the Blessed One, has died. What is his destination? What is his future bourn?”

— “Bhikkhus, the clansman Puṇṇa was wise. He practised in accordance with the Dhamma and did not trouble me on account of the Dhamma. The clansman

Puṇṇa has attained final Nibbāna.”

11) — Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, lại đánh đập Ông bằng kiếm, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ thế nào?

— Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con với cây kiếm, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: “Thật là hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không đoạn mạng ta với cây kiếm sắc bén”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

12) — Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đoạn mạng Ông với lưỡi kiếm sắc bén, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ như thế nào?

— Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, sẽ đoạn mạng con với lưỡi kiếm sắc bén, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: “Có những đệ tử của Thế Tôn, khi phiền não, tủi hổ và ghê tởm bởi thân và sinh mạng đã sử dụng đến con dao. Nay dầu không tìm đến ta vẫn được sử dụng con dao”. Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.

13) — Lành thay, lành thay, này Punna! Ðầy đủ với sự an tịnh tự điều này, Ông có thể sống tại quốc độ Sunàparanta. Này Punna, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

14) Rồi Tôn giả Punna hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, rồi bộ hành đi đến xứ Sunàparanta. Ngài tuần tự bộ hành và đến xứ Sunàparanta. Tại đây, Tôn giả Punna trú tại xứ Sunàparanta.

15) Và trong mùa mưa ấy, Tôn giả Punna độ cho khoảng 500 cư sĩ. Cũng trong mùa mưa ấy, Tôn giả chứng được ba minh. Và cũng trong mùa mưa ấy Tôn giả Punna viên tịch.

16) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

17) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, thiện gia nam tử Punna, sau khi được Thế Tôn giáo giới một cách vắn tắt, đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì? Ðời sau của vị ấy thế nào?

— Bậc Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là thiện nam tử Punna. Sở hành là đúng pháp và thuận pháp. Vị ấy không làm phiền não Ta với những kiện tụng về pháp. Hoàn toàn tịch diệt, này các Tỷ-kheo, là thiện nam tử Punna.

 

89 (6) Bāhiya – Bàhiya

 

1-3) Then the Venerable Bāhiya approached the Blessed One … and said to him: — “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”

4-9) “What do you think, Bāhiya, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” … (as in §32 down to:) … “He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’” Then the Venerable Bāhiya, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.

10) Then, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Bāhiya, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.”

11) And the Venerable Bāhiya became one of the arahants.

1-2) Rồi Tôn giả Bàhiya đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bàhiya bạch Thế Tôn:

— Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-8) — Ông nghĩ thế nào, này Bàhiya, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Các sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Nhãn thức… Nhãn xúc….

9)… Do duyên ý xúc này khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Thấy vậy, này Bàhiya, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

11) Và Tôn giả Bàhiya trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

90 (7) Being Stirred (1) – Ái Nhiễm (1)

 

1-2) “Bhikkhus, being stirred is a disease, being stirred is a tumour, being stirred is a dart. Therefore, bhikkhus, the Tathāgata dwells unstirred, with the dart removed.

3) Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu should wish, ‘May I dwell unstirred, with the dart removed!’

4) He should not conceive the eye, should not conceive in the eye, should not conceive from the eye, should not conceive, ‘The eye is mine.’ “He should not conceive forms … eye-consciousness … eye-contact … and as to whatever feeling arises with eye-contact as condition … he should not conceive that, should not conceive in that, should not conceive from that, should not conceive, ‘That is mine.’

5-9) “He should not conceive the ear … He should not conceive the mind … mental phenomena … mindconsciousness … mind-contact … and as to whatever feeling arises with mind-contact as condition … he should not conceive that, should not conceive in that, should not conceive from that, should not conceive,

‘That is mine.’

10) “He should not conceive all, should not conceive in all, should not conceive from all, should not conceive, ‘All is mine.’

11) “Since he does not conceive anything thus, he does not cling to anything in the world. Not clinging, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1-2) — Ái nhiễm, này các Tỷ-kheo, là bệnh tật; ái nhiễm là mụt nhọt; ái nhiễm là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.

3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước vọng gì, hãy ước sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.

4) Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ đến từ mắt, chớ có nghĩ đến: “Mắt là của tôi”. Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có nghĩ đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: “Các sắc là của tôi”. Chớ có nghĩ đến nhãn thức, chớ có nghĩ đến trong nhãn thức, chớ có nghĩ đến từ nhãn thức, chớ có nghĩ đến: “Nhãn thức là của tôi”. Chớ có nghĩ đến nhãn xúc, chớ có nghĩ đến trong nhãn xúc, chớ có nghĩ đến từ nhãn xúc, chớ có nghĩ đến: “Nhãn xúc là của tôi”. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: “Cảm thọ ấy là tôi”.

5-6) Chớ có nghĩ đến tai… Chớ có nghĩ đến mũi…

7-8) Chớ có nghĩ đến lưỡi… Chớ có nghĩ đến thân…

9) Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ ý, chớ có nghĩ đến: “Ý là của tôi”. Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: “Các pháp là của tôi”. Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý thức, chớ có nghĩ đến: “Ý thức là của tôi”. Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: “Ý xúc là của tôi”. Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: “Cảm thọ ấy là của tôi”.

10) Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: “Tất cả là của tôi”.

11) Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động (paritassati). Do không dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

91 (8) Being Stirred (2) – Ái Nhiễm (2)

 

1-2) “Bhikkhus, being stirred is a disease, being stirred is a tumour, being stirred is a dart. Therefore, bhikkhus, the Tathāgata dwells unstirred, with the dart removed.

3) Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu should wish, ‘May I dwell unstirred, with the dart removed!’

4-6) He should not conceive the eye … forms … eye-consciousness … eye-contact … and as to whatever feeling arises with eye-contact as condition … he should not conceive that, should not conceive in that, should not conceive from that, should not conceive, ‘That is mine.’ For whatever one conceives, bhikkhus, whatever one conceives in, whatever one conceives from, whatever one conceives as ‘mine’—that is otherwise. The world, becoming otherwise, attached to existence, seeks delight only in existence.

7-8) “He should not conceive the ear … He should not conceive the mind … mental phenomena … mindconsciousness … mind-contact … and as to whatever feeling arises with mind-contact as condition …

9) He should not conceive that, should not conceive in that, should not conceive from that, should not conceive, ‘That is mine.’ For whatever one conceives, bhikkhus, whatever one conceives in,  whatever one conceives from, whatever one conceives as ‘mine’—that is otherwise. The world, becoming otherwise, attached to existence, seeks delight only in existence.

“Whatever, bhikkhus, is the extent of the aggregates, the elements, and the sense bases, he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive, ‘That is mine.’

“Since he does not conceive anything thus, he does not cling to anything in the world. Not clinging, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1-2) — Ái nhiễm, này các Tỷ-kheo, là bệnh tật, ái nhiễm là mụt nhọt, ái nhiễm là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống không ái nhiễm, không bị mũi tên bắn.

3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có mong ước, hãy mong ước không ái nhiễm, không bị mũi tên bắn.

4-6) Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ đến từ mắt, chớ có nghĩ đến: “Mắt là của ta”. Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có nghĩ đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: “Các sắc là của ta”. Chớ có nghĩ đến nhãn thức… Chớ có nghĩ đến nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, nghĩ đến cái gì, nghĩ đến trong cái gì, nghĩ đến từ cái gì, nghĩ đến: “Cái gì là của ta”, từ đấy cái ấy đổi khác. Vì rằng bị đổi khác, vì chấp trước tái sanh (Bhavasatto), nên thế giới hoan hỷ tái sanh… tai… mũi…

7-8) … lưỡi… thân…

9) Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ ý, chớ có nghĩ đến: “Ý là của ta”. Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: “Các pháp là của ta”. Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý thức, chớ có nghĩ đến: “Ý thức là của ta”. Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: “Ý xúc là của ta”. Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, nghĩ đến cái gì, nghĩ đến trong cái gì, nghĩ đến từ cái gì, nghĩ đến: “Cái gì là của ta”, từ đấy cái ấy đổi khác. Vì rằng bị đổi khác, vì chấp trước tái sanh, nên thế giới hoan hỷ tái sanh.

Này các Tỷ-kheo, cho đến uẩn, giới, xứ… chớ có nghĩ đến cái ấy, chớ có nghĩ đến trong cái ấy, chớ có nghĩ đến từ cái ấy, chớ có nghĩ đến: “Cái ấy là của ta”. Vị ấy không nghĩ đến như vậy nên không chấp thủ một cái gì trong đời. Do không chấp thủ nên không có dao động. Do không có dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

92 (9) The Dyad (1) – Cả Hai (1)

 

1-2) “Bhikkhus, I will teach you the dyad. Listen to that… “And what, bhikkhus, is the dyad?

3) The eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and tastes, the body and tactile objects, the mind and mental phenomena. This is called the dyad.

4) “If anyone, bhikkhus, should speak thus: ‘Having rejected this dyad, I shall make known another dyad’— that would be a mere empty boast on his part. If he was questioned he would not be able to reply and, further, he would meet with vexation.

5) For what reason? Because, bhikkhus, that would not be within his domain.”

1-2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về cả hai. Hãy lắng nghe. Này các Tỷ-kheo, thế nào là cả hai?

3) Mắt và các sắc, tai và các tiếng, mũi và các hương, lưỡi và các vị, thân và các xúc, ý và các pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là cả hai.

4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi đoạn tận hai cái này, tôi sẽ trình bày hai cái khác”; thời người ấy chỉ nói suông, nếu hỏi, người ấy không có thể chứng minh, còn có thể rơi vào ách nạn.

5) Vì sao? Vì rằng vấn đề ấy vượt ngoài phạm vi của người ấy.

 

93 (10) The Dyad (2) – Cả Hai (2)

 

1-2) “Bhikkhus, consciousness comes to be in dependence on a dyad. And how, bhikkhus, does consciousness come to be in dependence on a dyad?

3) In dependence on the eye and forms there arises eye-consciousness. The eye is impermanent, changing, becoming otherwise; forms are impermanent, changing, becoming otherwise. Thus this dyad is moving and tottering, impermanent, changing, becoming otherwise.

4) “Eye-consciousness is impermanent, changing, becoming otherwise. The cause and condition for the arising of eye-consciousness is also impermanent, changing, becoming otherwise. When, bhikkhus, eyeconsciousness has arisen in dependence on a condition that is impermanent, how could it be permanent?

5-7) “The meeting, the encounter, the concurrence of these three things is called eye-contact. Eye-contact too is impermanent, changing, becoming otherwise. The cause and condition for the arising of eye-contact is also impermanent, changing, becoming otherwise. When, bhikkhus, eye-contact has arisen in dependence on a condition that is impermanent, how could it be permanent?

“Contacted, bhikkhus, one feels, contacted one intends, contacted one perceives. Thus, these things too are moving and tottering, impermanent, changing, becoming otherwise.

“In dependence on the ear and sounds there arises ear-consciousness … In dependence on the mind and mental phenomena there arises mindconsciousness. The mind is impermanent, changing, becoming otherwise; mental phenomena are impermanent, changing, becoming otherwise. Thus, this dyad is moving and tottering, impermanent, changing, becoming otherwise.

8) “Mind-consciousness is impermanent, changing, becoming otherwise. The cause and condition for the arising of mind-consciousness is also impermanent, changing, becoming otherwise. When, bhikkhus, mindconsciousness has arisen in dependence on a condition that is impermanent, how could it be permanent?

“The meeting, the encounter, the concurrence of these three things is called mind-contact. Mind-contact too is impermanent, changing, becoming otherwise. The cause and condition for the arising of mind-contact is also impermanent, changing, becoming otherwise. When, bhikkhus, mind-contact has arisen in dependence on a condition that is impermanent, how could it be permanent? “Contacted, bhikkhus, one feels, contacted one intends, contacted one perceives. Thus, these things too are moving and tottering, impermanent, changing, becoming otherwise.

9) “It is in such a way, bhikkhus, that consciousness comes to be in dependence on a dyad.”

2) — Do duyên cả hai, này các Tỷ-kheo, thức hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, thế nào là do duyên cả hai, thức hiện hữu?

3) Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Mắt là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Các sắc là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Như vậy, cả hai này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Nhãn thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên nào, nhãn thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn thức này khởi lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ thành thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đây gọi là nhãn xúc. Nhãn xúc cũng vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên nào, nhãn xúc khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn xúc này khởi lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ trở thành thường còn được? Do xúc nên có cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác.

4) Và do duyên tai và các tiếng khởi lên nhĩ thức…

5) Và do duyên mũi và các hương khởi lên tỷ thức…

6) Và do duyên lưỡi và các vị khởi lên thiệt thức…

7) Và do duyên thân và các xúc khởi lên thân thức…

8) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Ý là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Các pháp là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Ở đây, cả hai cái này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Ý thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho ý thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý thức khởi lên do duyên vô thường, thời từ đâu sẽ thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý xúc. Ý xúc cũng vô thường, biến hoại, tự tánh là đổi khác. Do nhân gì, duyên gì khiến ý xúc sanh khởi; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý xúc khởi lên do duyên vô thường, từ đâu sẽ là thường còn được? Này các Tỷ-kheo, do xúc nên có cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động, tiêu tan, vô thường biến hoại, tự tánh đổi khác.

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên cả hai, thức hiện hữu.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35b.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf