[35a] Chương I – Tập IV – Tương Ưng Sáu Xứ – Connected Discourses on the Six Sense Bases – Song ngữ

The Connected Discourses of the Buddha

Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

Division I THE ROOT FIFTY – Phần Một – Năm Mươi Kinh Thứ Nhất.

 

I. THE IMPERMANENT – Phẩm Vô Thường – (10 Lessons).

II. THE PAIRS – Phẩm Song Ðôi – (10 Lessons).

III. THE ALL – Phẩm Tất Cả (10 Lessons)

IV. SUBJECT TO BIRTH – Phẩm Sanh Pháp (10 lessons)

V. IMPERMANENT – Phẩm Vô Thường (10 Lessons)

 

I. THE IMPERMANENT – Phẩm Vô Thường

 

1 (1) The Internal as Impermanent (1) – Vô Thường (1)

 

1) Thus, have I heard.

On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove,

Anāthapiṇḍika’s Park.

2) There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!” –“Venerable sir!” those bhikkhus replied.

3) The Blessed One said this:

— “Bhikkhus, the eye is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering being nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “The ear is impermanent…. The nose is impermanent…. The tongue is impermanent…. The body is impermanent….

8) The mind is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering being nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

“Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, revulsion towards the ear, revulsion towards the nose, revulsion towards the tongue, revulsion towards the body, revulsion towards the mind. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “– Này các Tỷ-kheo” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

— Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4) Tai là vô thường…

5) Mũi là vô thường…

6) Lưỡi là vô thường…

7) Thân là vô thường…

8) Ý là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

2 (2) The Internal as Suffering – Khổ (1) Nội

 

1-2)…

3) — “Bhikkhus, the eye is suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “The ear is suffering…. The nose is suffering…. The tongue is suffering…. The body is suffering….

8) The mind is suffering. What is suffering being nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Tai là khổ… Mũi là khổ… Lưỡi là khổ… Thân là khổ….

8) Ý là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo… “… không còn trở lại trạng thái này nữa”.

 

  1. (3) The Internal as Nonself – Vô Ngã (1) Nội 

 

1-2) …

3) — “Bhikkhus, the eye is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “The ear is nonself…. The nose is nonself…. The tongue is nonself…. The body is nonself….

8) The mind is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Tai là vô ngã… Mũi là vô ngã… Lưỡi là vô ngã… Thân là vô ngã…

8) Ý là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

  1. (4) The External as Impermanent – Vô Thường (2) Ngoại

 

1-2) …

3) — “Bhikkhus, forms are impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering being nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “Sounds … Odors … Tastes … Tactile objects …

8) Mental phenomena are impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

9) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards forms, revulsion towards sounds, revulsion towards odours, revulsion towards tastes, revulsion towards tactile objects, revulsion towards mental phenomena. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

1-2) …

3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với các tiếng, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với các pháp. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

5 (5) The External as Suffering – Khổ (2) Ngoại

 

1-2) …

3) — “Bhikkhus, forms are suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “Sounds … Odors … Tastes … Tactile objects …

8) Mental phenomena are suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái nầy nữa”.

 

  1. (6) The External as Nonself – Vô Ngã (2) Ngoại

 

1-2) …

3) — “Bhikkhus, forms are nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

4-7) “Sounds … Odours … Tastes … Tactile objects …

8) Mental phenomena are nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not myself.’

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

  1. (7) The Internal as Impermanent in the Three Times – Vô Thường (3) Nội.

 

1-2) At Sāvatthī…

3) — “Bhikkhus, the eye is impermanent, both of the past and the future, not to speak of the present. Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple is indifferent towards the eye of the past; he does not seek delight in the eye of the future; and he is practicing for revulsion towards the eye of the present, for its fading away and cessation.

4-7) “The ear is impermanent … The nose is impermanent … The tongue is impermanent … The body is impermanent … The mind is impermanent, both of the past and the future, not to speak of the present.

8) Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple is indifferent towards the mind of the past … for its fading away and cessation.”

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không còn hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Tai là vô thường… Mũi là vô thường… Lưỡi là vô thường… Thân là vô thường….

8) Ý là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

 

  1. (8) The Internal as Suffering in the Three Times – Khổ (3) Nội 

 

1-2) At Sāvatthī…

3-7) — “Bhikkhus, the eye is suffering, both of the past and the future, not to speak of the present.

8) Seeing thus … The mind is suffering … for its fading away and cessation.”

1-2) …

3-7) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt…

Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

8) Ý là khổ, kể cả ý quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

 

  1. (9) The Internal as Nonself in the Three Times – Vô Ngã (3) Nội

 

1-2) At Sāvatthī….

3-7) — “Bhikkhus, the eye is nonself, both of the past and the future, not to speak of the present.

8) Seeing thus … [5] … The mind is nonself … for its fading away and cessation.”

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không có tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không có hoan hỷ đối với mắt vị lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân….

8) Ý là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không hoan hỷ đối với ý vị lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

 

  1. (10)-12 (12) The External as Impermanent in theThree Times, Etc.

                             Vô Thường (4) Ngoại.

 

(These three suttas are identical with §§7-9, but by way of the six external sense bases.)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

11.XI. Khổ (4) Ngoại (S.iv,5)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với các sắc tương lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

12.XII. Vô Ngã (4) Ngoại (S.iv,6)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

  

  1. THE PAIRS – Phẩm Song Ðôi

 

13 (1) Before My Enlightenment (1)

 

1) At Sāvatthī…

2) — “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, it occurred to me: ‘What is the gratification, what is the danger, what is the escape in the case of the eye? What is the gratification, what is the danger, what is the escape in the case of the ear … the nose … the tongue … the body … the mind?’

3-7) “Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘The pleasure and joy that arise in dependence on the eye: this is the gratification in the eye. That the eye is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in the eye. The removal and abandonment of desire and lust for the eye: this is the escape from the eye.

8) “‘The pleasure and joy that arise in dependence on the ear … the nose … the tongue … the body … the mind: this is the gratification in the mind. That the mind is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in the mind. The removal and abandonment of desire and lust for the mind: this is the escape from the mind.’

9-10) “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six internal sense bases, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans.

11) “The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”

1) Sàvatthi…

2) — Thuở trước, này các Tỷ-kheo, khi Ta chưa giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của mắt? Cái gì là vị ngọt… của tai? Cái gì là vị ngọt… của mũi? Cái gì là vị ngọt… của lưỡi? Cái gì là vị ngọt… của thân? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của ý?”

3-7) Này các Tỷ-kheo, về vấn đề này Ta suy nghĩ như sau: “Do duyên với mắt, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của mắt. Mắt vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của mắt. Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với mắt là xuất ly của mắt… của tai… của mũi… của lưỡi… của thân…

8) Do duyên với ý, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của ý. Ý vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của ý. Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với ý là xuất ly của ý”.

9) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu nội xứ này, Ta chưa như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với các thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm có Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng Ta đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

10) Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu nội xứ này, Ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm và xuất ly là xuất ly, thời khi ấy, đối với các thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm có Sa-môn, Bà-la-môn chư Thiên và loài Người, Ta xác chứng Ta đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

11) Và tri kiến này khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

 

  1. (2) Before My Enlightenment (2) – Chánh Giác (2)

 

(The same is repeated for the six external sense bases.)

1) …

2) — Thuở trước, này các Tỷ-kheo, khi Ta chưa giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của các sắc?… của các tiếng… của các hương… của các vị… của các xúc? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của các pháp?”

3) Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Do duyên các sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của các sắc. Các sắc vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của các sắc. Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với các sắc, đấy là xuất ly của các sắc.

4-7) … các tiếng… các hương… các vị… các xúc…

8) Do duyên các pháp, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của các pháp. Các pháp vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của các pháp. Nhiếp phục dục tham, đoạn tận dục tham đối với các pháp, đấy là xuất ly của các pháp”.

9-10) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu ngoại xứ này, Ta không như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với các thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với quần chúng gồm có Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng Ta đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác… Ta xác chứng Ta đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

11) Và tri kiến này khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

 

  1. (3) Seeking Gratification (1) – Vị Ngọt (1) 

 

2) — “Bhikkhus, I set out seeking the gratification in the eye. Whatever gratification there is in the eye—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the gratification in the eye extends. “Bhikkhus, I set out seeking the danger in the eye. Whatever danger there is in the eye—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the danger in the eye extends.

3-7) “Bhikkhus, I set out seeking the escape from the eye. Whatever escape there is from the eye—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the eye extends. “Bhikkhus, I set out seeking the gratification in … the danger in … the escape from the ear … the nose … the tongue … the body … the mind. Whatever escape there is from the mind—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the mind extends.

8-9) “So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six internal sense bases, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans.

10) “The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu vị ngọt của mắt. Có vị ngọt nào của mắt, Ta đều thực nghiệm. Vị ngọt của mắt như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu nguy hiểm của mắt. Có nguy hiểm nào của mắt, Ta đều thực nghiệm. Nguy hiểm của mắt như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ- kheo, Ta đã sống tìm cầu xuất ly của mắt. Có xuất ly nào của mắt, Ta đều thực nghiệm. Xuất ly của mắt như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.

3-6) Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu vị ngọt của tai… của mũi… của lưỡi… của thân…

7) Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu vị ngọt của ý. Có vị ngọt nào của ý, Ta đều thực nghiệm. Vị ngọt của ý như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu nguy hiểm của ý. Có nguy hiểm nào của ý, Ta đều thực nghiệm. Nguy hiểm của ý như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu xuất ly của ý. Có xuất ly nào của ý, Ta đều thực nghiệm. Xuất ly của ý như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.

8-9) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu nội xứ này, Ta chưa như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là sự xuất ly…

10) Và tri kiến này khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

 

  1. (4) Seeking Gratification (2) – Vị Ngọt (2)

 

(The same for the six external sense bases.) [10]

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu vị ngọt của các sắc. Có vị ngọt nào của các sắc, Ta đều thực nghiệm. Vị ngọt của các sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu nguy hiểm của các sắc. Có nguy hiểm nào của các sắc, Ta đều thực nghiệm. Xuất ly của các sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.

3-6) …các tiếng… các hương… các vị… các xúc…

7) Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu vị ngọt của các pháp. Có vị ngọt nào của các pháp, Ta đều thực nghiệm. Vị ngọt của các pháp như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, Ta đã sống tìm cầu nguy hiểm của các pháp. Có nguy hiểm nào của các pháp, Ta đều thực nghiệm. Xuất ly của pháp như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.

8-9) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu ngoại xứ này, Ta chưa như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly…

10) Và tri kiến này khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

 

  1. (5) If There Were No (1) – Nếu Không Có (1) 

 

2) — “Bhikkhus, if there were no gratification in the eye, beings would not become enamoured with it; but because there is gratification in the eye, beings become enamoured with it.

3) If there were no danger in the eye, beings would not experience revulsion towards it; but because there is danger in the eye, beings experience revulsion towards it.

4) If there were no escape from the eye, beings would not escape from it; but because there is an escape from the eye, beings escape from it.

5-20) “Bhikkhus, if there were no gratification in the ear … [11] … in the nose … in the tongue … in the body … in the mind, beings would not become enamoured with it … but because there is an escape from the mind, beings escape from it.

21) “So long, bhikkhus, as beings have not directly known as they really are the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of these six internal sense bases, they have not escaped from this world with its devas, Māra, and Brahmā, from this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans; they have not become detached from it, released from it, nor do they dwell with a mind rid of barriers. But when beings have directly known all this as it really is, then they have escaped from this world with its devas and humans … they have become detached from it, released from it, and they dwell with a mind rid of barriers.”

1) …

2) — Nếu mắt không có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, chúng sanh có thể không tham luyến mắt. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, mắt có vị ngọt nên chúng sanh tham luyến mắt.

3) Nếu mắt không có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không nhàm chán đối với mắt. Và vì rằng mắt có nguy hiểm nên chúng sanh nhàm chán đối với mắt.

4) Nếu mắt không có xuất ly, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh không có thể xuất ly khỏi mắt. Và vì rằng mắt có xuất ly nên chúng sanh có xuất ly khỏi mắt.

5-7) Nếu tai không có vị ngọt…

8-10) Nếu mũi không có vị ngọt…

11-13) Nếu lưỡi không có vị ngọt…

14-16) Nếu thân không có vị ngọt…

17) Nếu ý không có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không tham luyến đối với ý. Và vì rằng ý có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh có tham luyến đối với ý.

18) Nếu ý không có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không nhàm chán đối với ý. Và vì rằng ý có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh có nhàm chán đối với ý.

19) Nếu ý không có xuất ly, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh không xuất ly ra khỏi ý. Và vì rằng ý có sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh xuất ly ra khỏi ý.

20) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, chúng sanh đối với sáu nội xứ này không như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh ấy cùng với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, đã không sống với tâm được ly chấp trước, ly hệ phược, được giải thoát, không bị giới hạn.

21) Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, chúng sanh đối với sáu nội xứ này đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly; cho nên, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh cùng với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, đã sống với tâm được ly chấp trước, ly hệ phược, được giải thoát, không bị giới hạn.

 

  1. (6) If There Were No (2) – Nếu Không Có (2)

 

(The same for the six external sense bases.)

(Như Kinh trước, chỉ thế vào sáu ngoại xứ: sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp, thay cho sáu nội xứ của Kinh trước)

 

  1. (7) Delight (1) – Với Ưa Thích (1) 

 

2) — “Bhikkhus, one who seeks delight in the eye seeks delight in suffering. One who seeks delight in suffering, I say, is not freed from suffering. One who seeks delight in the ear … in the nose … in the tongue … in the body … in the mind seeks delight in suffering. One who seeks delight in suffering, I say, is not freed from suffering.

3) “One who does not seek delight in the eye … in the mind does not seek delight in suffering. One who does not seek delight in suffering, I say, is freed from suffering.”

1) …

2) — Ai ưa thích mắt, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

Ai ưa thích tai… mũi… lưỡi… thân… Ai ưa thích ý, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

3) Và ai không ưa thích mắt, này các Tỷ-kheo, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

Ai không ưa thích tai… mũi… lưỡi… thân… Ai không ưa thích ý, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

 

  1. (8) Delight (2) – Ưa Thích (2)

 

(The same for the six external sense bases.)

1) …

2)– Ai ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

Ai ưa thích các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Ai ưa thích các pháp, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

3) Ai không ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

Ai không ưa thích các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Ai không ưa thích các pháp, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

 

  1. (9) Arising of Suffering (1) – Sự Sanh Khởi (1)

 

2-8) — “Bhikkhus, the arising, continuation, production, and manifestation of the eye is the arising of suffering, the continuation of disease, the manifestation of aging-anddeath. The arising of the ear … the nose … the tongue … the body … the mind is the arising of suffering, the continuation of disease, the manifestation of aging-anddeath.

9-13) “The cessation, subsiding, and passing away of the eye … the mind is the cessation of suffering, the subsiding of disease, the passing away of aging-anddeath.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, mắt sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, tật bệnh chỉ trú, già chết xuất hiện.

3-6) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

7) Ý sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, tật bệnh chỉ trú, già chết xuất hiện.

8) Và này các Tỷ-kheo, mắt đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

9-13)… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

 

  1. (10) Arising of Suffering (2) – Sự Sanh Khởi (2)

 

(The same for the six external sense bases.)

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, các sắc sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, bệnh tật chỉ trú, già chết xuất hiện.

3-4) Các tiếng… Các hương…

5-6) Các vị… Các xúc…

7) Các pháp sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, bệnh tật chỉ trú, già chết xuất hiện.

8) Và này các Tỷ-kheo, các sắc đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết tận diệt.

9-12) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

13) Các pháp đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

  

III. THE ALL – Phẩm Tất Cả

 

  1. (1) The All – Tất Cả

 

  • At Sāvatthī…
  • — “Bhikkhus, I will teach you the all. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the all? The eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and tastes, the body and tactile objects, the mind and mental phenomena. This is called the all.

4) “If anyone, bhikkhus, should speak thus: ‘Having rejected this all, I shall make known another all’—that would be a mere empty boast on his part. If he were questioned he would not be able to reply and, further, he would meet with vexation. For what reason? Because, bhikkhus, that would not be within his domain.”

1) Sàvatthi…

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng ; mũi và các hương; lưỡi và các vị ; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.

4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!

 

  1. (2) Abandonment (1) – Ðoạn Tận (1) 

 

  • “Bhikkhus, I will teach you the Dhamma for abandoning all. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the Dhamma for abandoning all?

4-6) The eye is to be abandoned, forms are to be abandoned, eye-consciousness is to be abandoned, eyecontact is to be abandoned, and whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is to be abandoned.

7-9) “The ear is to be abandoned … The mind is to be abandoned, mental phenomena are to be abandoned, mind-consciousness is to be abandoned, mind-contact is to be abandoned, and whatever feeling arises with mindcontact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is to be abandoned.

10) “This, bhikkhus, is the Dhamma for abandoning all.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp đưa đến đoạn tận tất cả?

4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận. Các sắc cần phải đoạn tận. Nhãn thức cần phải đoạn tận. Nhãn xúc cần phải đoạn tận. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận. Tai… Mũi…

7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận. Các vị cần phải đoạn tận. Thiệt thức cần phải đoạn tận, thiệt xúc cần phải đoạn tận. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả.

 

25 (3) Abandonment (2) – Ðoạn Tận (2)

 

2) — “Bhikkhus, I will teach you the Dhamma for abandoning all through direct knowledge and full understanding. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the Dhamma for abandoning all through direct knowledge and full understanding?

4-8) The eye is to be abandoned through direct knowledge and full understanding, forms are to be so abandoned, eyeconsciousness is to be so abandoned, eye-contact is to be so abandoned, and whatever feeling arises with eyecontact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is to be abandoned through direct knowledge and full understanding.

9) “The ear is to be abandoned through direct knowledge and full understanding … The mind is to be abandoned through direct knowledge and full understanding, mental phenomena are to be so abandoned, mind-consciousness is to be so abandoned, mind-contact is to be so abandoned, and whatever feeling arises with mind-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—that too is to be abandoned through direct knowledge and full understanding.

10) “This, bhikkhus, is the Dhamma for abandoning all through direct knowledge and full understanding.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri (abhinnàparinnà). Hãy lắng nghe.

3) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri?

4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các sắc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Tai… Mũi…

7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các vị cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.

9) Ý cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các pháp cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri.

 

26 (4) Full Understanding (1) – Liễu Tri (1) 

 

1) At Sāvatthī…

2) — “Bhikkhus, without directly knowing and fully understanding the all, without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering.

3) “And what, bhikkhus, is that all without directly knowing and fully understanding which, without developing dispassion towards which and abandoning which, one is incapable of destroying suffering?

4-9) “Without directly knowing and fully understanding the eye, without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering. Without directly knowing and fully understanding forms … eye-consciousness … eye-contact … and whatever feeling arises with eye-contact as condition … without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering. “Without directly knowing and fully understanding the ear … the mind … and whatever feeling arises with mind-contact as condition … without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering.

10-12) “This, bhikkhus, is the all without directly knowing and fully understanding which … one is incapable of destroying suffering. “Bhikkhus, by directly knowing and fully understanding the all, by developing dispassion towards it and abandoning it, one is capable of destroying suffering. “And what, bhikkhus, is that all by directly knowing and fully understanding which, by developing dispassion towards which and abandoning which, one is capable of destroying suffering?

13-18) “By directly knowing and fully understanding the eye … the mind … and whatever feeling arises with mindcontact as condition … by developing dispassion towards it and abandoning it, one is capable of destroying suffering.

19)“This, bhikkhus, is the all by directly knowing and fully understanding which … one is capable of destroying suffering.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không có thể đoạn tận khổ đau.

3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không có thể đoạn tận khổ đau?

4-6) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt, thời không có thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc, thời không có thể đoạn tận khổ đau… nhãn thức… nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau… tai… mũi…

7-8) … lưỡi… thân…

9) Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý, thời không có thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp… ý thức… ý xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau.

10) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, thời không có thể đoạn tận khổ đau.

11) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả, thời có thể đoạn tận khổ đau.

12) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?

13-15) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ mắt, thời có thể đoạn tận khổ đau ; thắng tri, liễu tri… các sắc… nhãn thức… nhãn xúc… có thể đoạn tận khổ đau. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau… tai… các tiếng… tỷ thức… tỷ xúc… Cảm thọ do duyên tỷ xúc…

16-17)… lưỡi… các vị… thiệt thức… thiệt xúc… cảm thọ do duyên thiệt xúc… thân… các xúc… thân thức… thân xúc… cảm thọ do duyên thân xúc…

18) Thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ ý, thời có thể đoạn tận khổ đau… các pháp… ý thức… ý xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

19) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

 

27 (5) Full Understanding (2) – Liễu Tri (2)

 

2) — “Bhikkhus, without directly knowing and fully understanding the all, without developing dispassion towards it and abandoning it, one is incapable of destroying suffering.

3) “And what, bhikkhus, is the all…?

4-6) “The eye and forms and eye-consciousness and things to be cognized by eye-consciousness. The ear and sounds and ear-consciousness and things to be cognized by ear-consciousness…. The mind and mental phenomena and mind-consciousness and things to be cognized by mind-consciousness.

11) “This, bhikkhus, is the all without directly knowing and fully understanding which, without developing dispassion towards which and abandoning which, one is incapable of destroying suffering.

12) “But, bhikkhus, by directly knowing and fully understanding the all, by developing dispassion towards it and abandoning it, one is capable of destroying suffering.

13-18) “And what, bhikkhus, is the all…? (as above)

19) “This, bhikkhus, is the all by directly knowing and fully understanding which, by developing dispassion towards which and abandoning which, one is capable of destroying suffering.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không có thể đoạn tận khổ đau.

3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không có thể đoạn tận khổ đau?

4-6) Chính là mắt, là các sắc, là nhãn thức, là các pháp do nhãn thức nhận biết… tai… mũi…

7-8) Chính là lưỡi, là các vị, là thiệt thức, là các pháp do thiệt thức nhận biết…

9) Chính là thân, là các xúc, là thân thức, là các pháp do thân thức nhận biết…

10) Và chính là ý, là các pháp, là ý thức, là các pháp do ý thức nhận biết…

11) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, nên không có thể đoạn tận khổ đau.

12) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?

13-15) Chính là mắt, chính là các sắc, chính là nhãn thức, chính là các pháp do nhãn thức nhận biết… chính là tai… chính là mũi…

16-17) Chính là lưỡi, chính là các vị, chính là thiệt thức, chính là các pháp do thiệt thức nhận biết…

18) Chính là ý, chính là các pháp, chính là ý thức, chính là các pháp do ý thức nhận biết.

19) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

 

28 (6) Burning – Bị Bốc Cháy

 

1) On one occasion the Blessed One was dwelling at Gayā, at Gayā’s Head, together with a thousand bhikkhus.

2) There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: 

— “Bhikkhus, all is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The eye is burning, forms are burning, eye-consciousness is burning, eye-contact is burning, and whatever feeling arises with eye-contact as condition —whether pleasant or painful or neither-painful-norpleasant—that too is burning. Burning with what?

3-5) Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, aging, and death; with sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair, I say.

4-8) “The ear is burning … The mind is burning … and whatever feeling arises with mind-contact as condition—whether pleasant or painful or neitherpainful-nor-pleasant—that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, aging, and death; with sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair, I say.

9) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, towards forms, towards eye-consciousness, towards eye-contact, towards whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neitherpainful-nor-pleasant; experiences revulsion towards the ear … towards the mind … towards whatever feeling arises with mind-contact as condition…. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands:

‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”

10-11) This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, the minds of the thousand bhikkhus were liberated from the taints by nonclinging.

1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasiisa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… Tai… Mũi…

6-7) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… Thân…

8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy… đối với tai… đối với mũi… đối với lưỡi… đối với thân… nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa”.

10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

29 (7) Weighed Down – Mù Lòa

 

1) Thus, have I heard.

On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

  • There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

— “Bhikkhus, all is weighed down. And what, bhikkhus, is the all that is weighed down?

3-5) The eye is weighed down, forms are weighed down, eyeconsciousness is weighed down, eye-contact is weighed down, and whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neitherpainful-nor-pleasant—that too is weighed down. Weighed down by what? Weighed down by birth, aging, and death; by sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair, I say.

6-8) “The ear is weighed down … The mind is weighed down … Weighed down by what? Weighed down by birth … by despair, I say.

9) “Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, là mù lòa. Và này các Tỷ-kheo, cái gì mù lòa?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, là mù lòa. Các sắc là mù lòa. Nhãn thức là mù lòa. Nhãn xúc là mù lòa. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… Tai… Mũi…

6) Lưỡi là mù lòa. Các vị là mù lòa. Thiệt thức là mù lòa. Thiệt xúc là mù lòa. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

7) Thân là mù lòa…

8) Ý là mù lòa. Các pháp là mù lòa. Ý thức là mù lòa. Ý xúc là mù lòa. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là mù lòa. Mù lòa bởi cái gì? Ta nói rằng mù lòa bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

30 (8) Appropriate for Uprooting (1) – Thích Hợp (1)

 

2) — “Bhikkhus, I will teach you the way that is appropriate for uprooting all conceivings. Listen to that and attend closely, I will speak….

3) “And what, bhikkhus, is the way that is appropriate for uprooting all conceivings?

4-9) Here, bhikkhus, a bhikkhu does not conceive the eye, does not conceive in the eye, does not conceive from the eye, does not conceive, ‘The eye is mine.’ He does not conceive forms … eye-consciousness … eye-contact … and as to whatever feeling arises with eye-contact as condition —whether pleasant or painful or neither-painful-norpleasant—he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive,

‘That is mine.’

“He does not conceive the ear … He does not conceive the mind … mental phenomena … mindconsciousness … mind-contact … [23] and as to whatever feeling arises with mind-contact as condition … he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive, ‘That is mine.’

“He does not conceive all, does not conceive in all, does not conceive from all, does not conceive, ‘All is mine.’

10) “Since he does not conceive anything thus, he does not cling to anything in the world. Not clinging, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

11) “This, bhikkhus, is the way that is appropriate for uprooting all conceivings.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường (sabbamannità). Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?

4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: “Con mắt là của ta”. Vị ấy không tư lường các sắc, không tư lường trên các sắc, không tư lường từ các sắc, không tư lường: “Các sắc là của ta”. Vị ấy không tư lường nhãn thức, không tư lường trên nhãn thức, không tư lường từ nhãn thức, không tư lường: “Nhãn thức là của ta”. Vị ấy không tư lường nhãn xúc, không tư lường trên nhãn xúc, không tư lường từ nhãn xúc, không tư lường: “Nhãn xúc là của ta”. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy của ta”…. Tai… Mũi…

7-8) … Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: “Lưỡi là của ta”. Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường trên các vị, không tư lường từ các vị, không tư lường: “Các vị là của ta”. Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: “Thiệt thức là của ta”. Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư lường: “Thiệt xúc là của ta”. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”.

9) … Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: “Ý là của ta”. Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường: “Các pháp là của ta”. Vị ấy không tư lường ý thức, không tư lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường: “Ý thức là của ta”. Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: “Ý xúc là của ta”. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác, bám víu vào tái sanh, thế giới ưa thích tái sanh.

10) Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỷ-kheo, vị ấy không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: “Pháp ấy là của ta”. Vị ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

 

31 (9) Suitable for Uprooting (2) – Thích Hợp (2)

 

2) — “Bhikkhus, I will teach you the way that is suitable for uprooting all conceivings. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the way that is suitable for uprooting all conceivings? 4-9) Here, bhikkhus, a bhikkhu does not conceive the eye, does not conceive in the eye, does not conceive from the eye, does not conceive, ‘The eye is mine.’ He does not conceive forms … eyeconsciousness … eye-contact … and as to whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive, ‘That is mine.’ For, bhikkhus, whatever one conceives, whatever one conceives in, whatever one conceives from, whatever one conceives as ‘mine’—that is otherwise. The world, becoming otherwise, attached to becoming, seeks delight only in becoming.

“He does not conceive the ear … [24] … He does not conceive the mind … and as to whatever feeling arises with mind-contact as condition … he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive, ‘That is mine.’ For, bhikkhus, whatever one conceives, whatever one conceives in, whatever one conceives from, whatever one conceives as ‘mine’—that is otherwise. The world, becoming otherwise, attached to becoming, seeks delight only in becoming.

“Whatever, bhikkhus, is the extent of the aggregates, the elements, and the sense bases, he does not conceive that, does not conceive in that, does not conceive from that, does not conceive, ‘That is mine.’

10) “Since he does not conceive anything thus, he does not cling to anything in the world. Not clinging, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

11) “This, bhikkhus, is the way that is suitable for uprooting all conceivings.”20

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?

4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: “Con mắt là của ta”. Vị ấy không tư lường các sắc… không tư lường nhãn thức… không tư lường nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu (bhavasatto), vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu…

7-8) … Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: “Lưỡi là của ta”. Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường thiệt thức, không tư lường thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.

9) … Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: “Ý là của ta”. Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường ý thức, không tư lường ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: “Cảm thọ ấy là của ta”. Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.

10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: “Pháp ấy là của ta”. Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được tịch tịnh (parinibbàyati). Vị ấy tuệ tri (pajànati): “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

 

 

32 (10) Suitable for Uprooting (3) – Thích Hợp (3)

 

2) — “Bhikkhus, I will teach you the way that is suitable for uprooting all conceivings. Listen to that….

3) “And what, bhikkhus, is the way that is suitable for uprooting all conceivings? 4-9) What do you think, bhikkhus, is the eye permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” – “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

“Are forms permanent or impermanent? … Is eyeconsciousness … Is eye-contact … Is any feeling that arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant—permanent or impermanent? …

“Is the ear permanent or impermanent?… Is the mind … Is any feeling that arises with mind-contact as condition permanent or impermanent?” – “Impermanent, venerable sir.” – “Is what is impermanent suffering or happiness?” – “Suffering, venerable sir.” – “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” – “No, venerable sir.”

10) — “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, towards forms, towards eye-consciousness, towards eye-contact, towards whatever feeling arises with eye-contact as condition—whether pleasant or painful or neitherpainful-nor-pleasant. He experiences revulsion towards the ear … towards the mind … towards whatever feeling arises with mind-contact as condition…. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’

11) “This, bhikkhus, is the way that is suitable for uprooting all conceivings.”

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?

4-6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Các sắc… Nhãn thức… Nhãn xúc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

–… Tai… Các tiếng… Nhĩ thức… Nhĩ xúc…

… Mũi… Các hương… Tỷ thức… Tỷ xúc…

7-8) … Thiệt… Các vị… Thiệt thức… Thiệt xúc…

… Thân… Các xúc… Thân thức… Thân xúc…

9) Ý là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy… đối với tai… đối với mũi… đối với với lưỡi… đối với thân… nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa”.

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

 

IV. SUBJECT TO BIRTH – Phẩm Sanh Pháp

 

33 (1) Subject to Birth – Sanh

 

1) At Sāvatthī…

2) — “Bhikkhus, all is subject to birth. And what, bhikkhus, is the all that is subject to birth?

3-8) The eye is subject to birth. Forms … Eye-consciousness … Eyecontact … Whatever feeling arises with eye-contact as condition … that too is subject to birth. “The ear … The tongue … The body … The mind … Whatever feeling arises with mind-contact as condition … that too is subject to birth.

 

9) “Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards the eye, towards forms, towards eye-consciousness, towards eye-contact … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

1) Sàvatthi. Tại đấy…

2) — Này các Tỷ-kheo, tất cả phải bị sanh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả phải bị sanh?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, phải bị sanh. Các sắc phải bị sanh. Nhãn thức phải bị sanh. Nhãn xúc phải bị sanh. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy phải bị sanh… Tai… Mũi…

6-7) … Lưỡi… Thân…

8) Ý phải bị sanh. Các pháp phải bị sanh. Ý thức phải bị sanh. Ý xúc phải bị sanh. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy phải bị sanh.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

 

34 (2)- 42 (10) Subject to Aging, Etc. – Bị Già…

 

— “Bhikkhus, all is subject to aging…. All is subject to sickness…. All is subject to death…. All is subject to sorrow…. All is subject to defilement…. All is subject to destruction…. All is subject to vanishing…. All is subject to origination…. All is subject to cessation….” (Each is to be completed as above.)

34.II. Bị Già (S.iv,27)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị già…

35.III. Bị Bệnh (S.iv,27)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị bệnh…

36.IV. Bị Chết (S.iv,27)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị chết…

37.V. Bị Sầu (S.iv,27)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị sầu…

38.VI. Bị Phiền Não (S.iv,27)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị phiền não…

39.VII. Bị Ðoạn Tận(khaya) (S.iv,28)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị đoạn tận…

40.VIII. Bị Tiêu Diệt (Vaya) (S.iv,28)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị tiêu diệt…

41.IX. Tập Khởi (S.iv,28)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị tập khởi…

42.X. Ðoạn Diệt (S.iv,28)

— Tất cả, này các Tỷ-kheo, phải bị đoạn diệt…

 

V. IMPERMANENT – Phẩm Vô Thường

 

43 (1)-52 (10) Impermanent, Etc. – Vô Thường

 

  • At Sāvatthī…

3-8) — “Bhikkhus, all is impermanent…. All is suffering…. All is nonself…. All is to be directly known…. All is to be fully understood…. All is to be abandoned…. All is to be realized…. All is to be fully understood through direct knowledge…. All is oppressed…. All is stricken….” (Each to be completed as in §33.)

1) At Sāvatthī……

2) — Tất cả, này các Tỷ-kheo, bị áp đảo. Và này các Tỷ-kheo, cái gì bị áp đảo?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị áp đảo. Các sắc bị áp đảo. Nhãn thức bị áp đảo. Nhãn xúc bị áp đảo. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị áp đảo… Tai… Mũi…

5-6) Lưỡi… Thân…

7) Ý bị áp đảo. Các pháp bị áp đảo. Ý thức bị áp đảo. Ý xúc bị áp đảo. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị áp đảo.

8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

44.II. Khổ… (S.iv,28)

45.III. Vô Ngã… (S.iv,28)

46.IV. Cần Phải Thắng Tri… (abhinneyyam) (S.iv,29)

47.V. Cần Phải Liễu Tri… (parinneyyam) (S.iv,29)

48.VI. Cần Phải Ðoạn Tận… (S.iv,29)

  1. VII. Cần Phải Chứng Ngộ…(sacchikàtabbam)(S.iv,29)

50.VIII. Cần Phải Thắng Tri, Liễu Tri… (abhinnà parinneyyam) (S.iv,29)

51.IX. Bị Phiền Lụy… (upadduta) (S.iv,29)

52.X. Bị Áp Ðảo… (upassattha) (S.iv,29)

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35a.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf