Five period’s Buddha Dharma
Ngũ Thời Phật Pháp
The 5 Periods of Shakyamuni Buddha’s teachings.
Ngũ Thời Phật Pháp
English: Master Hsuan Hua (H.T. Tuyên Hóa)
Việt Ngữ: Vạn Phật Thánh Thành – The City of Ten Thousand Buddhas
Compile: Middle Way Group
- Ngũ Thời Phật Pháp – The 5 Periods of Shakyamuni Buddha’s teachings – Song ngữ.
Ngũ Thời Phật Pháp – Song ngữ
Ngũ Thời Phật Pháp – The 5 Periods of Shakyamuni Buddha’s teachings.
Photo above: Chan Master Hsuan Hua, center, with
American monastic disciples. Gold Mountain
Monastery, Mission District, San Francisco, 1973.
The following are some notes from Master Hsuan Hua’s lectures on the Lotus Sutra on how the Buddha’s teaching can be classified into 5 different periods:
Sau đây là một số lưu ý từ các bài giảng Kinh Pháp Hoa của Hòa Thượng Tuyên Hóa, thời gian giảng dạy của Đức Phật có thể được phân thành 5 giai đoạn khác nhau:
The T’ien T’ai School (1 of the 2 great Teachings schools of Chinese Buddhism – the other being the Hsien Shou school) was systematized by Great Master Chih Che (also called Master Zhi yi) who divided the Buddha’s teaching into 5 periods – like the:
Theo Ngài Trí Giả Đại Sư – Tông Thiên Thai (1 trong 2 giáo trường lớn của Phật giáo Trung Quốc) đã chia một đời thuyết pháp của Đức Phật ra làm năm thời kỳ như sau:
- Journey of milk from being raw and unprocessed being turned into clarified butter – the finest and most subtle of all tastes.
Như hành trình của sữa là nguyên liệu chưa qua chế biến và được biến thành bơ – tốt nhất, tinh tế nhất và có sự hấp dẫn cho tất cả các thị hiếu.
- The path that the sun travels from when it rises in the early morning until it reaches its full glory at midday.
Như mặt trời chiếu sáng từ lúc bình minh vừa ló dạng vào buổi sáng sớm cho đến khi đứng bóng lúc giữa trưa.
-
- Avatamsaka Period/The Sudden Teaching:
Thời kỳ Hoa nghiêm (Avatamsaka) (Nhũ Vị): Ksira
-
-
- Whole milk – raw and unprocessed.
- Newly rising Sun hitting the high mountain peaks (the Bodhisattvas who are the highest amongst living beings).
- Spoken immediately after the Buddha’s enlightenment was the Avatamsaka Sutra. But only the Bodhisattvas could hear it. So, this Sutra was spoken to teach the Great Bodhisattvas, Mahasattvas of the 10 directions. It’s said that Nagarjuna (Dragon tree Bodhisattva), having mastered worldly literature, went to the Dragon Palace and memorized the last volume of this Sutra after having read it only once. So only this volume exists in the human realm, the other 2 volumes are in the Dragon Palace.
-
Thời kỳ Hoa nghiêm (Avatamsaka) (Nhũ Vị): Ksira Sau khi Phật thành Đạo trong 21 ngày liền Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm. Đó là theo tên Kinh mà đặt tên.
Fresh milk—Buddha’s first preaching. This period is called Avatamsaka (Hoa Nghiêm) for sravakas and pratyeka-buddhas.
Sau khi mới thành đạo, Đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị Đại Bồ Tát và các bậc căn trí Đại thừa đã thuần thục, nên Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những bậc Tiểu thừa ngồi nghe, nhưng lại chẳng hiểu Đức Phật nói gì cả.
2. Agama (Incomparable) Period/Storehouse Teaching:
Thời kỳ A Hàm (Agamas)
-
-
- Coagulated milk – good for children.
- Sun has risen a little and starting to light the darkness of the valleys that the initial sun couldn’t reach.
- Here, the small vehicle (seeking Nirvana for yourself) teaching was set forth. It is called incomparable because it’s said that none of the non-Buddhist teachings can compare to it.
-
Thời kỳ A Hàm (Agamas) Lạc vị (dadhi)—Sữa cô đặc được chế ra từ sữa tươi: Thời kỳ Đức Phật nói Kinh “Tứ A Hàm”:
- Dirghàgamas sùtra (Trường A Hàm)
- Madhyamàgamas sùtra (Trung A Hàm)
- Ekottarikàgamas sùtra (Tăng Nhất A Hàm)
- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và
Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm).
Tạp Tạng thì gọi là “Ngũ A Hàm“. Bộ kinh này đầu tiên Đức Phật giảng tại vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là thời kỳ Lộc Uyển Sau khi thuyết Kinh Hoa Nghiêm trong khoảng 12 năm Phật thuyết Kinh A Hàm Tiểu Thừa tại vườn Lộc dã. Đó là lấy tên đất mà đặt tên Kinh, vì căn cơ của các hàng Thanh Văn (thuộc Tiểu Thừa) còn thấp kém nên Ngài nói pháp “Tứ Diệu Đế” (Catuariyasaca: Khổ, Tập, Diệt, Đạo); diễn giảng trong bốn bộ kinh thuộc về A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.
3. Vaipulya (Extensive) Period/Pervasive Teaching:
Thời kỳ Phương đẳng (Vaipulya):
-
-
- This teaching pervades the teachings that become before and after it (the Agama and the Prajna).
- Curdled milk – good for children and adults – so both people studying the small and great vehicles can study it.
- Sun is between 9 and 10 am – it shines both on the ground and the high peaks.
-
“Phương đẳng” Sanh tô vị (navanita) for the Mahayana Thuyết Kinh A Hàm xong, trong vòng tám năm Phật thuyết Kinh Đại Thừa, bàn rộng bốn khoa giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên. Đó là theo pháp Ngài thuyết mà đặt tên có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sanh, gồm có bốn giáo Tạng – Thông – Biệt – Viên. Về thời kỳ này, Đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật), để giáo hóa các bậc Tiểu thừa, rằng giáo pháp thuộc Tiểu Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Ngài có ý gián tiếp quở trách để họ biết tự hối mà ham mộ giáo lý Đại thừa.
- Tạng giáo, tức Tam Tạng giáo pháp của Tiểu thừa, như Đức Phật nói kinh Tứ A Hàm….
- Thông giáo, tức có nghĩa là Đức Phật thuyết pháp cho cả Đại – Tiểu Thừa đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì “thông” vào Tạng giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được “thông” vào Biệt giáo và Viên giáo, nên gọi là Thông giáo.
- Biệt giáo, tức là Đức Phật nói pháp cho hàng Bồ Tát, khác với Tạng giáo, Thông giáo kể trên và Viên giáo sau này, nên gọi là Biệt giáo.
- Viên giáo, Đức Phật đối với các bậc Bồ Tát có căn trí thông tuệ mà nói ra giáo pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Đốn cho nên gọi là Viên giáo.
- Trong bốn giáo pháp nói trên, TẠNG, THÔNG, BIỆT là ba giáo thuộc về Quyền giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật giáo.
4. Prajna Period/Separate Teaching:
Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãpàramità):
- It is separate because it is separate from the teaching that comes before and after it.
- Butter – which has just been extracted from the curdled milk before it – suitable for adults.
- Sun is from 10 to 11 am where it shines upon the entire earth and is approaching but has not reached its peak just yet.
- Is a means of entry into the Great Vehicle.
Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãpàramità) Thục tô vị (ghola or butter) for the Mahayana Tới 22 năm sau Phật thuyết các bộ Kinh Bát Nhã. Đó là theo tên của Kinh mà đặt tên, tức thời kỳ Đức Phật nói các kinh về Bát Nhã để mở mang Kiến, Văn, giải, cho hàng Tiểu thừa, có khuynh hướng Đại thừa; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Ngài nói Pháp “Bát Nhã không tuệ” để phá chấp, giúp cho họ thông đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các “pháp” (Đấy chẳng qua là “giả tướng”, chứ thực ra không có cái gì là thực thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu thừa sớm đạt được Giải thoát.
5. Dharma Flower and Mahaparinirvana periods
(also called the Lotus-Nirvana period) /Perfect Teaching
Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharma pundarikam – Nirvàna)
- Perfect because it is pure and complete in itself and not mixed with the previous 3 teachings.
- The Ultimate Teaching of the Buddha – the most final Dharma door. The teachings of all 4 periods before this were taught for the sake of this. So, the first 4 periods were preparing the ground – manifesting the provisional for the sake of the real. The Lotus Sutra and the Maha Parinirvana Sutra (also called the Nirvana Sutra) annuls the provisional and establishes the real, thus dispensing with all former expedient Dharma doors. This was the final goal of the Buddha’s life.
- The Lotus and Nirvana Sutras are the Buddha’s True Mind, his True Body – his true Dharma body, true Reward body and true Response body. This is the genuine taste of the Dharma, the genuine meaning of the Dharma – therefore the Lotus Sutra is called a “wonderful Dharma”.
- Clarified butter – the finest and most wonderful and subtle of tastes – nothing tastes better!
- 2 Sutras were spoken in this period:
i. The Lotus Sutra (also called the Dharma Flower Sutra) – took 8 years to speak.
ii. The Nirvana Sutra – took 1 day and 1 night right before the Buddha’s Parinirvana.
- The blazing sun at its highest – shining on absolutely everything – all living beings.
Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharma pundarikam – Nirvàna), Đề hồ vị (sarpirmanda or clarified butter) for the Mahayana. Đó là theo tên của Kinh mà đặt tên.
- Sau 22 năm thuyết Kinh Bát Nhã, tức thời kỳ Đức Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tám năm và Kinh Niết Bàn một ngày một đêm cho mọi căn cơ, mọi loài người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ đến trung căn, bậc căn trí trung bình, và hạ căn, bậc căn trí thấp kém), tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh cũng gọi là ” hội tam qui nhất” khi đã thuần thục, nên Đức Phật trực chỉ nghĩa Khai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng thật tánh, thật tướng của các “Pháp”; không ngoài mục đích = Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến” cho chúng sinh đều được chứng đạo quả “Vô Thượng Bồ Đề” (Anuttara Samyak Sambodhi). Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Đức Phật giảng kinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể “đại hải thanh tịnh” chứng đạo quả “giác ngộ” và “giải thoát”.
- Theo Niết Bàn tông, khoa giáo năm thời kỳ được phân ra như sau:
- 1. Tam thừa Biệt giáo: Đối với những Kinh A Hàm riêng thuyết bốn đế, mười hai nhân duyên sau hợp ba sở: Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát.
- 2. Tam thừa Thông giáo: Chuyên thuyết các Kinh Bát Nhã, gião hóa luôn cả ba thừa.
- 3. Ức vật giáo: Thuyết các Kinh Duy Ma Tư ích,tán dương Bồ Tát, đánh đổ Thanh Văn.
- 4. Đồng qui giáo: Thuyết Kinh Pháp Hoa, khiến cho ba thừa đồng theo vô một nơi cùng cực.
- 5. Thường trụ giáo: Thuyết giáo Niết Bàn giải rõ tánh Phật quả thường trụ.
- + Theo Lưu Câu lập ra khoa giáo năm thời kỳ như sau : Về đời Tần nhà ẩn sĩ núi Võ Đô là Lưu Câu, mới phân ra hai khoa giáo : Đốn ( vắn tắt ), Tiệm ( lần lượt ), lấy Kinh Hoa Nghiêm làm đốn giáo, còn ngoài ra làm Tiệm giáo, Trong đó phân ra làm năm thời kỳ :
- 1. Trước hết Phật thuyết Kinh Đề Vị, khai ra khoa giáo nhơn Thiên ngũ giới, Thập thiện.
- 2. Sau khi thành Đạo, trong khoảng mười hai năm Phật thuyết những Kinh A Hàm, khai ra giáo ba thừa khác nhau từng bậc.
- 3. Sau khi Đức Phật thành Đạo trong khoảng ba mươi năm. Ngài thuyết những Kinh Bát Nhã, Duy ma, thuyết cái lý, “không” đặng cho ba thừa cùng nhau quán xét.
- 4. Sau khi Đức Phật thành Đạo khoảng 40 năm, kế đó trong tám năm. Ngài thuyết Kinh Pháp Hoa biện minh Nhứt thừa.
- 5. Lúc Đức Phật sắp diệt độ, trong khoảng một ngày một đêm Ngài thuyết Kinh Niết Bàn tỏ lẽ ai ai cũng đều có tánh Phật thường trụ.
- + Theo Khuê Phong ngũ giáo lập ra dạy từ Pháp thế gian đến pháp xuất thế gian.
- 1. Nhơn Thiên giáo.
- 2. Tiểu thừa giáo.
- 3. Đại thừa tướng giáo.
- 4. Đại thừa phá tướng giáo.
- 5. Nhứt thừa hiển tánh giáo.
- Có lẽ đây là thuyết cuối cùng.
Sources:
Tài liệu tham khảo: